Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015


PARIS, ngày 26.2.2015 (PTTPGQT) – Văn phòng II Viện Hoá Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến “Thông bạch Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt, Viện trưởng Viện Hoá Đạo vừa Viên tịch”,Lá Thư Trong Tuần số 14. Kính xin mời chư liệt vị xem toàn văn hai văn kiện ấy sau đây :
Chân dung Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt, Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
Chân dung Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt,
Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN


GHPGVNTN, Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, Chùa Pháp Luân 13913 S. Post Oak Rd - Houston TX 77045 USA, Tel. (713)433-4364. Email. ghpgvntn@outlook.com



Phật lịch 2558                                                                                        Số 75 /VP2VHĐ/CT

KHẤP BÁO

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐẠT
VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO VỪA VIÊN TỊCH

Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt, Viện trưởng Viện Hoá Đạo vừa viên tịch vào lúc 6 giờ sáng ngày mồng 8 tháng giêng năm Ất Mùi nhằm ngày 26/02/2015 (theo ngày giờ Việt Nam) thế thọ 87 năm, lạp thọ 58 năm.

Tang lễ được tổ chức tại chùa Long Quang, Huế.

Lễ nhập kim quan vào lúc 8 giờ sáng ngày 27.2.2015.

Lễ nhập tháp vào lúc 8 giờ sáng 3.3.2015.

Văn Phòng II Viện Hoá Đạo sẽ tổ chức Lễ Thọ Tang ngày Chủ Nhật 1.3.2015 tại chùa Pháp Luân 13913 South Post Oak Rd – Houston TX 77045. Lễ Chung Thất tổ chức tại chùa Phật Quang 17101 A Lane – Huntington Beach CA 92647. Những tuần thất khác sẽ tổ chức tại nhiều địa phương tại Hoa Kỳ sẽ được thông báo sau.

Sự ra đi của Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo là mất mát lớn lao đối với Phật giáo Việt Nam. Ngài là bậc lãnh đạo lèo lái con thuyền Giáo Hội trong giai đoạn cực kỳ tế nhị và nhiều thay đổi.
Văn Phòng II Viện Hoá Đạo kêu gọi tất cả đơn vị cơ sở Giáo Hội ở hải ngoại tổ chức lễ Thọ Tang và Cầu Nguyện để cảm niệm Giác linh Hoà thượng. Kính nguyện Hoà thượng Viện Trưởng viên thành đại nguyện tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.


Phật Lịch 2558, Chùa Pháp Luân
ngày 26 tháng 02 năm 2015
Quyền Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo
kiêm Chủ tịch GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ
Tỳ Kheo Thích Giác Đẳng

bodhi1

Lá Thư Tuần thứ 14 :
Hoà Thượng Viện Trưởng
Vừa Viên Tịch


Hôm nay, Thứ Tư 25.2.2015, nhận được tin Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt – Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN vừa viên tịch. Một cái tang lớn cho Giáo Hội, cho Phật giáo đồ Việt Nam. Sự ra đi của Ngài vốn đã được báo trước nhiều tuần lễ qua với sức khoẻ ngày càng suy kiệt. Ngài từ giả chúng ta ngày mùng Tám tháng Giêng năm Ất mùi có lẽ như một sự cố gắng để không chi phối sinh hoạt tân xuân của những người quen biết xa gần. Cách đây ba hôm chính Ngài cùng với Đức Tăng Thống ban đạo từ đầu năm cho những thành viên trong Giáo hội ở hải ngoại, kể cả các uỷ viên công cán. Mặc dù sức khoẻ cạn kiệt Ngài vẫn cố gắng để nói, giọng nói một cách yếu ớt nhưng rõ ràng, để chúc tết và sách tấn Tăng Ni Phật tử hải ngoại.

Đồng hành với Đức Tăng Thống

Hoà thượng Viện trưởng sanh năm Kỷ Tỵ, kém đức Tăng Thống 1 tuổi. Có thể nói không lầm là sau Đức Đệ tứ Tăng Thống ĐLHT Thích Huyền Quang, Đức Phó Tăng Thống ĐLHT Thích Hộ Giác thì ĐLHT Thích Như Đạt là hình ảnh nổi bật thứ ba chia sẻ những thăng trầm khổ nạn với Đức Đệ ngũ Tăng Thống. Trong quyết tâm chấn chỉnh nội bộ của Đức Tăng Thống với giáo chỉ số 10 đã cho thấy hình ảnh của một bậc trưởng lão khẳng khái và đầy trách nhiệm trước muôn ngàn khó khăn dù tuổi già sức yếu. Hình ảnh đó là Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt. Tuổi già sức yếu lẽ ra cần sự tịnh dưỡng cho bản thân. Nhưng Giáo hội cần thì kê vai gánh vác. Ngài đã đồng hành với Đức Tăng Thống trong những giờ phút khó khăn nhất của Giáo Hội. Chỉ nghe qua những chuyến ra vào giữa Huế và Sài Gòn để giải quyết các vấn đề gay go thì có thể hiều được tấm lòng của Ngài với Giáo Hội, với Đức Tăng Thống. Khó tưởng tượng được Giáo Hội sẽ ra sao nếu không có Ngài trong giai đoạn nầy. Sự thương và hiểu của Ngài đối với Đức Tăng Thống góp phần to lớn giải quyết vấn nạn nội bộ mà nhiều năm rồi tưởng chừng như sẽ không bao giờ giải quyết được.

Nhiệm kỳ tuy ngắn nhưng vô cùng quan trọng

Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt nhận vai trò viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN chỉ trong vòng một năm nhưng thời gian ngắn ngủi ấy đã có nhiều Phật sự mang tính quyết định được thực hiện với sự chỉ đạo của Ngài. Từ việc đăng bạ pháp lý của Giáo Hội tại Hoa Kỳ cho đến sự thành lập ngôi chùa chung, chùa Phật Quang, tại thủ đô của Người Việt tỵ nạn tại nam Cali. Hoà thượng viện trưởng cũng có những khẳng định về quyết tâm cải tổ cơ cấu, nhân sự Giáo hội cho phù hợp với nhu cầu Phật sự hiện tại. Niềm tin của Ngài đặt để ở thế hệ tiếp nối là năng lực vô song cho những tấm lòng dấn thân vì đại cuộc. Trước bao thăng trầm nghiệt ngã của pháp nạn hiện nay thì sự lãnh đạo của Ngài mở ra bao thắng duyên cho những con người tha thiết với sự tồn tại của Giáo hội. Không có tinh thần bao dung, rộng mở, chân thành thì khó tìm động lực bền bĩ để cải tổ và duy trì. Ảnh hưởng của Hoà thượng Viện Trưởng khó thấy được bởi người ngoại cuộc vì thời gian Ngài lãnh đạo Viện Hoá Đạo quá ngắn nhưng với nội bộ Giáo Hội thì vô cùng hệ trọng. Một giai đoạn mà tất cả cơ cấu trong và ngoài nước đồng lòng đi tới ; một giai đoạn mà tất cả không bị vướng vấp bởi vấn đề cá nhân. Đức độ và phong thái của Ngài đã là chỗ nương tựa cho tất cả thành viên Giáo hội. Thời gian một năm tuy không dài nhưng chính Ngài đã lưu lại dấu ấn của bao nhiêu thay đổi quan trọng trong và ngoài nước.

Kiên định và khẳng khái

Có lẽ hình ảnh quan trọng nhất mà Hoà thượng Viện trưởng để lại cho chúng ta là hùng tâm đối diện với nghịch cảnh. Tấm lòng của Ngài đối với Giáo hội, đối với Đức Tăng Thống, đối với trách nhiệm hoằng hoá thủy chung vẫn vậy. Qua những văn kiện và lời nói trực tiếp của Ngài toát ra phong thái của một bậc đức độ, nói làm nhất quán. Ngài biểu đạt ý tưởng trực tiếp, rõ ràng, chân thành không xã giao hay tránh né. Đọc lại những đạo từ của Ngài dù là đối với công việc hành chánh hay khích lệ các thành viên thì luôn luôn thể hiện sự dứt khoát, quyết tâm. Điều đó có lẽ liên hệ đến tinh thần thực tiễn, không câu nệ lề thói. Ngài lắng nghe và thúc đẩy những thay đổi trong cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành Giáo Hội. Sự cho phép của Ngài đã ảnh hưởng nhanh chóng những cải cách ở hải ngoại tiêu biểu là đạo từ cho Đại Hội Thường Niên năm 2014. Trong lúc một số lớn thiếu rõ ràng với những chấn chỉnh nội bộ cần thiết thì Ngài không chút do dự nói lên quyết tâm của mình và khâm tuân quyết định của Đức Tăng Thống bằng sự kiên định tuyệt đối. Khi cần mở rộng cánh cửa cho tứ chúng tham gia sinh hoạt Giáo Hội thì Ngài tuỳ hỷ chân thành với sự linh động trong tư thế lãnh đạo. Nếu không có phong cách lãnh đạo đó của Ngài thì những Phật sự quan trọng trong năm vừa qua của Giáo Hội khó lòng thực hiện.

Hy hiến đến hơi thở cuối cùng

Ba tháng trước khi Hoà thượng Viện trưởng ra đi đã có nhiều quan ngại về sức khoẻ giảm sút mỗi ngày của Ngài. Dù vậy sự lưu tâm và sinh hoạt Giáo Hội của Ngài không giảm bớt. Dù là tại trụ xứ chùa Long Quang ở Huế hay trong bệnh viện ở Sài gòn ; dù trong am thất của Ngài hay trên giường bệnh thì vẫn tiếp tục lo toan cho Giáo hội. Tôn tượng Phật thờ tại chùa Phật Quang hiện tại do Ngài gởi sang cúng dường cùng với những câu đối do chính Ngài thực hiện. Trong sự kham nhẫn với bệnh trạng bản thân Ngài không quên gởi lời chúc mừng và huấn thị cho những thành viên của Giáo Hội nhất là những Uỷ viên công cán khắp nơi. Ba ngày trước khi viên tịch, vào mùng ba Tết xuân Ất Mùi, Ngài đem tất cả tàn hơi để ban đạo từ cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và toàn thể thành viên Giáo Hội ở hải ngoại. Phần lớn những thành viên có mặt hôm đó là lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe đạo từ của Đức Tăng Thống và Hoà thượng Viện Trưởng. Nghĩ tưởng về một bậc trưởng lão lãnh đạo thể hiện trách nhiệm cho đến những giờ phút sau cùng của cuộc đời chúng ta tìm thấy ở đó sự sách tấn lớn lao. Có những con người như vậy, có những hy sinh như vậy khẳng định được giá trị tồn tại của Giáo Hội trong lịch sử. Đó là di sản vô giá. Bao nhiêu con người đã, đang và sẽ tiếp tục hy hiến trọn cuộc đời cho sự phụng sự Tam Bảo, phụng sự chúng sanh tạo thành giá trị dẫn đạo cho nhiều thế hệ tiếp nối.

Đại lão Hoà thượng Thích Như Đạt đã làm tất cả những gì có thể làm được cho Giáo hội, cho Phật giáo Việt Nam suốt trọn cuộc đời của Ngài. Một năm trong trọng trách của viện trưởng Viện Hoá Đạo Ngài đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động Giáo hội. Tuy vậy, có sự cống hiến lớn nhất mà Ngài để lại cho chúng ta là tấm lòng chân thành và tận tuỵ dám sống chết với lẽ phải cho dù phải đối diện bao nhiêu nghịch cảnh chung quanh cũng như sức cùng lực kiệt của thân xác. Chỉ riêng hùng tâm tráng chí đó đã là ngọn đuốc soi đường cho bao thế hệ mai hậu.

Xin Ôn phù hộ cho Giáo Hội. Đảnh lễ Ôn.

Pháp Luân, 26.2.2015
Tỳ kheo Thích Giác Đẳng
 


Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)
Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 

Chương Sáu

Phẩm Sanh Ra Ðã Mù-Jaccandhavaggo


 BÀI 7 KINH SUBHŪTI-Subhūtisuttaṃ
(VII) (Ud 71)

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn Giả Subhùti ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn thấy Tôn giả Subhùti ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nỗi lên lời cảm hứng:
7. Với ai, tầm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn
Vượt qua ái nhiễm ấy,
Ðạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Không đi đến thọ sanh.

Chương Sáu Phẩm Sanh Ra Ðã Mù-Jaccandhavaggo. BÀI 8. KINH NGƯỜI KỸ NỮ

Gaṇikāsuttaṃ

(VIII) (Ud 71)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, ở Vương xá, có hai nhóm say đắm một ngưòi kỹ nữ, tâm bị ám ảnh, họ cạnh tranh, đấu tranh nhau. Họ đi đến đánh nhau bằng nắm tay, đánh nhau bằng cục đất, đánh nhau bằng gậy gộc, đánh nhau bằng kiếm. Họ đi đến chết, đi đến đau khổ gần như chết. Rồi nhiều Tỷ-kheo, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ở Vương Xá có hai nhóm say đắm một người kỷ nữ... họ đi đến chết, đi đến đâu khổ gần như chết.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
8. Phàm cái gì đạt được,
Cái gì cần phải đạt,
Cả hai vướng bụi trần,
Với kẻ bị bệnh hoạn,
Học tập chưa thuần thục,
Kẻ tinh chuyên học tập,
Sống giữ gìn giới cấm,
Tinh chuyên chú Phạm hạnh,
Ðây là một cực đoan,
Ðây là một chủ thuyết,
Trong dục không lỗi lầm,
Là cực đoan thứ hai,
Cả hai cực đoan này,
Làm mộ phần tăng trưởng,
Chính do các tà kiến,
Làm tăng trưởng mộ phần.
Những ai không thắng tri,
Cả hai cực đoan này,
Có kẻ bị chìm đắm,
Có kẻ chạy quá mau,
Những ai thắng tri chúng,
Không có suy tư vậy,
Không có tự quá mạn,
Họ không có luân chuyển,
Ðể được tuyên bố lên.

Chương Sáu Phẩm Sanh Ra Ðã Mù-Jaccandhavaggo. BÀI 9. KINH ĐẾN GẦN RỒI VƯỢT QUA

Upātidhāvantisuttaṃ

(IX) (Ud 72)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, trong đêm tối mù mịt, với những cây đèn dầu đang chói sáng. Lúc bấy giờ, nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào trong những đèn dầu ấy và gặp phải tai nạn, gặp phải hoại diệt, gặp phải tai nạn hoại diệt. Thế Tôn thấy nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào...
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng:
9. Họ chạy gấp vượt qua,
Nhưng bỏ mất lối cây,
Họ làm cho tăng trưởng,
Các trói buộc mới mẻ,
Như các loại côn trùng,
Rơi vào trong ánh sáng,
Có người sống dựa vào
Ðiều được thấy được nghe.

Chương Sáu Phẩm Sanh Ra Ðã Mù-Jaccandhavaggo. BÀI 10. KINH SỰ HIỆN KHỞI CỦA NHƯ LAI

Uppajjantisuttaṃ

(X) (Ud 73)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavena, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến khi nào, các Như Lai không hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng-Giác, cho đến khi ấy các du sĩ ngoại đạo được cung kính, được tôn trọng, được đảnh lễ, được cúng dường, được tôn kính, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng-Giác, cho đến khi ấy, các du sĩ ngoại đạo, không được cung kính, không được tôn trọng, không được đảnh lễ, không được cúng dường, không nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn trọng, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; chúng Tỷ-kheo cũng như vậy.
- Ðúng như vậy, này Ananda. Cho đến khi nào, các Như Lai không xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Này Ananda nay Thế Tôn được cung kính... chúng Tỷ-kheo cũng vậy.
Sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, Thế Tôn nói lên lời cảm hứng:

10. Con đôm đốm chiếu sáng,
Khi mặt trời chưa mọc,
Khi mặt trời mọc lên,
Ánh sáng đôm đốm diệt,
Cũng vậy là ánh sáng,
Của các nhà ngoại đạo,
Khi bậc Chánh Ðẳng Giác
Chưa xuất hiện ở đời,
Các nhà ưa biện luận.
Không có được ánh sáng,
Cũng vậy đệ tử chúng,
Còn các nhà tà kiến,
Họ không được giải thoát,
Khỏi các sự đau khổ.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Sáu:Phẩm Sanh Ra Ðã Mù-Jaccandhavaggo

 BÀI 3. KINH QUÁN XÉT LẠI - Paccavekkhaṇasuttaṃ

(III) (Ud 65)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Thế Tôn ngồi quán sát của pháp bất thiện của mình được trừ diệt, và các pháp thiện của mình được tu tập, làm cho tăng trưởng. Rồi Thế Tôn sau khi biết các pháp bất thiện của mình đã được trừ diệt và các pháp thiện của mình được tu tập, được làm cho sung mãn, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
3. Trước có nay không có,
Trước không có nay có,
Ðã không và sẽ không,
Và nay hiện không có.

4. KINH NGOẠI ĐẠO - THỨ NHẤT

Paṭhamanānātitthiyasuttaṃ

(IV) (Ud 66)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ một số đông các ngoại đạo sai khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: "Thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".
Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi, để khất thực, Khất thực ở Sàvatthi xong sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực..."... như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".
- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh... như thế này là pháp. Này các Tỷ-kheo, thưở xưa tại thành Sàvatthi này, có một ông vua. Này các Tỷ-kheo, ông vua ấy bảo một người: "Này người kia, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi hãy nhóm lại một chỗ tất cả " - "Thưa vâng, Ðại vương". Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi, người ấy giữ lại tất cả, rồi đi đến ông vua ấy, sau khi đến thưa với vị vua: "Thưa Ðại vương, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi đã được tụ tập lại".
- Này khanh, hãy đưa ra một con voi cho những người mù.
Thưa vâng, Ðại vương. Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, đưa ra một con voi cho những người mù: "Này các người mù, đây là con voi". Với một số người mù, ông ta đưa cái đầu và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lỗ tai con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa các ngà con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái vòi con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái thân con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái chân... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lưng... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái đuôi... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lông đuôi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Này các Tỷ-kheo, rồi người ấy sau khi đưa con voi cho các người mù, đi đến ông vua ấy, sau khi đến tâu với vua: "Thưa Ðại vương, con voi đã được các người mù thấy, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời! " Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua đi đến các người mù ấy, sau khi đến nói với họ: "Này các người mù, các ông đã thấy con voi chưa? " - "Thưa Ðại vương, chúng tôi đã thấy con voi". - Này các người mù, hãy nói con voi là như thế nào? " Này các Tỷ-kheo, những ai thấy đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái ghè! " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo. " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày. " Những ai... được thấy cái vòi..."... như cái cày". Những ai... được thấy cái thân..."... như cái kho chứa. " Những ai... được thấy cái chân..."... như cái cột. " Những ai... được thấy cái lưng..."... như cái cối. " Những ai... được thấy cái đuôi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái chày". Những ai được thấy cái nhóm lông đuôi, chúng nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái chổi " - "Con voi các ông nói như vậy không phải là con voi. Con voi không phải như vậy. Con voi không phải vậy. Như thế này là con voi". Cho đến khi họ đánh lộn nhau bằng tay. Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua ấy hoan hỷ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt... như vậy là pháp.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
4. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.

5. KINH NGOẠI ĐẠO - THỨ NHÌ

Dutiyanānātitthiyasuttaṃ

(V) (Ud 69)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các di sĩ trú ở Sàvatthi. Họ có quan điểm khác nhau. Họ có kham nhẫn khác nhau. Họ có sở thích khác nhau. Họ y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn... "Tự ngã và thế giới là vô thường"... "Tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường... " "Tự ngã và thế giới do tự mình tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do tự mình và người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do không tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do vô nhân sanh, tự nhiên"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường"... Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không tự mình tạo ra, không người khác tạo ra do vô nhân sanh". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau, bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải là pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".
Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, có nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ, trú ở Sàvatthi... họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".
- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết không phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đã thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này là pháp".
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
5. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ bị chìm đắm xuống,
Khi đang còn giữa dòng,
Họ không đạt đến được,
Ðất cứng trên bờ kia.
(VI) (Ud 70)
(Giống như kinh VI, 5, tức là kinh trước, với đoạn kết luận khác nhau như sau:)
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
6. Có người ở đời này,
Chấp người làm là ta,
Trói buộc với tư tưởng,
Người làm là người khác,
Họ không biết sự này,
Họ thấy là mũi tên,
Ai nhìn mũi tên này,
Với thận trọng cần thiết,
Người ấy không còn chấp,
"Người làm chính là ta",
Người ấy cũng không chấp,
"Người làm là người khác",
Loài người ở đời này,
Bị kiêu nạn khiếp phục,
Bị cột bởi kiêu mạn,
Bị trói bởi kiêu mạn,
Trong các loài chủ thuyết,
Họ cạnh tranh, luận tranh,
Họ không thể vượt qua,
Luân chuyển trong sanh tử.
(VII) (Ud 71)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn Giả Subhùti ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn thấy Tôn giả Subhùti ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nỗi lên lời cảm hứng:
7. Với ai, tầm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn
Vượt qua ái nhiễm ấy,
Ðạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Không đi đến thọ sanh.
(VIII) (Ud 71)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, ở Vương xá, có hai nhóm say đắm một ngưòi kỹ nữ, tâm bị ám ảnh, họ cạnh tranh, đấu tranh nhau. Họ đi đến đánh nhau bằng nắm tay, đánh nhau bằng cục đất, đánh nhau bằng gậy gộc, đánh nhau bằng kiếm. Họ đi đến chết, đi đến đau khổ gần như chết. Rồi nhiều Tỷ-kheo, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ở Vương Xá có hai nhóm say đắm một người kỷ nữ... họ đi đến chết, đi đến đâu khổ gần như chết.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
8. Phàm cái gì đạt được,
Cái gì cần phải đạt,
Cả hai vướng bụi trần,
Với kẻ bị bệnh hoạn,
Học tập chưa thuần thục,
Kẻ tinh chuyên học tập,
Sống giữ gìn giới cấm,
Tinh chuyên chú Phạm hạnh,
Ðây là một cực đoan,
Ðây là một chủ thuyết,
Trong dục không lỗi lầm,
Là cực đoan thứ hai,
Cả hai cực đoan này,
Làm mộ phần tăng trưởng,
Chính do các tà kiến,
Làm tăng trưởng mộ phần.
Những ai không thắng tri,
Cả hai cực đoan này,
Có kẻ bị chìm đắm,
Có kẻ chạy quá mau,
Những ai thắng tri chúng,
Không có suy tư vậy,
Không có tự quá mạn,
Họ không có luân chuyển,
Ðể được tuyên bố lên.
(IX) (Ud 72)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, trong đêm tối mù mịt, với những cây đèn dầu đang chói sáng. Lúc bấy giờ, nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào trong những đèn dầu ấy và gặp phải tai nạn, gặp phải hoại diệt, gặp phải tai nạn hoại diệt. Thế Tôn thấy nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào...
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng:
9. Họ chạy gấp vượt qua,
Nhưng bỏ mất lối cây,
Họ làm cho tăng trưởng,
Các trói buộc mới mẻ,
Như các loại côn trùng,
Rơi vào trong ánh sáng,
Có người sống dựa vào
Ðiều được thấy được nghe.
(X) (Ud 73)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavena, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến khi nào, các Như Lai không hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng-Giác, cho đến khi ấy các du sĩ ngoại đạo được cung kính, được tôn trọng, được đảnh lễ, được cúng dường, được tôn kính, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai hiện hữu ở đời, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng-Giác, cho đến khi ấy, các du sĩ ngoại đạo, không được cung kính, không được tôn trọng, không được đảnh lễ, không được cúng dường, không nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn trọng, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; chúng Tỷ-kheo cũng như vậy.
- Ðúng như vậy, này Ananda. Cho đến khi nào, các Như Lai không xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Nhưng đến khi các Như Lai xuất hiện ở đời... dược phẩm trị bệnh. Này Ananda nay Thế Tôn được cung kính... chúng Tỷ-kheo cũng vậy.
Sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, Thế Tôn nói lên lời cảm hứng:

10. Con đôm đốm chiếu sáng,
Khi mặt trời chưa mọc,
Khi mặt trời mọc lên,
Ánh sáng đôm đốm diệt,
Cũng vậy là ánh sáng,
Của các nhà ngoại đạo,
Khi bậc Chánh Ðẳng Giác
Chưa xuất hiện ở đời,
Các nhà ưa biện luận.
Không có được ánh sáng,
Cũng vậy đệ tử chúng,
Còn các nhà tà kiến,
Họ không được giải thoát,
Khỏi các sự đau khổ.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

LÁ THƯ XUÂN
Vạn Vật Hồi Sinh

Mùa xuân thường được liên tưởng tới muôn hoa rộn nở, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc sau giấc ngủ đông dài. Một thi sĩ viết: bởi người vui muôn vật phải vui theo. Nhưng với mùa xuân thì ngược lại. Thiên nhiên với bao thứ hồi sinh làm cho tâm hồn con người hân hoan, hy vọng. Có lẽ vì vậy nền văn hoá nào cũng chọn dịp xuân về là khởi đầu năm mới. Người Việt chúng ta không thể ăn tết mà không có hoa. Ngoài những thứ hoa lúc nào cũng có như hoa cúc, hoa lan .. thì có những thứ hoa chỉ có vào dịp xuân về nên trở thành tiêu biểu như hoa mai, hoa đào. Có những người khéo léo có thể khiến hoa nở vào đúng ba ngày tới như hoa thủy tiên chẳng hạn. Nếu xuân về với không khí ấm áp mang lại sự bừng dậy của cây cỏ thì con người cũng có nhiều lý do để nói thông điệp của tân niên là hy vọng.

Sự bắt đầu từ cái rất nhỏ bé


Hồi nhỏ có đọc đâu đó nói về sự bí ẩn và mầu nhiệm của những hạt giống. Dù rất nhỏ bé nhưng chứa đựng một công thức của thiên nhiên mang tính quyết định về màu sắc, chiều kích, hương vị của cái cây lớn lên sau nầy. Kiến thức về DNA cho biết những quyết định tánh hàm tàng trong những tế bào cực vi. Theo thói thường thì chúng ta thường đáng giá sự vật qua chiều kích ngoại hình. Kỳ thực chính bản chất, nói rõ hơn là chủng tử, mới là yếu tố mang quyết định quan trọng. Đức Phật khi nói về sự hưng thịnh của giáo pháp đã đạy rằng: Ngày nào còn có những tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ thông hiểu tinh tường lời dạy của Như Lai thì ngày đó giáo pháp còn hưng thịnh. Ngài không nói về số lượng mà nói về phẩm chất. Trong nỗ lực tái lập cơ sở của Giáo Hội tại miền nam California, chùa Phật Quang, mặc dù một số lớn người bi quan là rất khó khăn chung cuộc thành tựu nhờ vào những Phật tử phát tâm dõng mãnh. Đa số những người nầy có điểm giống nhau: có ý thức rất rõ về Giáo hội. Không phải ở sự lôi kéo, vận động nhất thời mà chính cái nhìn rất chân xác của những người nầy đã cho họ quyết định tiếp tục hành trình dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống. Điều nầy nhắc nhở một điểm rất quan trọng: thời nào cũng vậy sự hiểu biết sâu sắc vẫn quan trọng hơn khuynh hướng bè phái. Trọng tâm của Giáo Hội là truyền đạt những thông điệp rõ ràng về đường hộ pháp, hộ dân và hộ quốc chức không phải chỉ có hình thức bên ngoài.

Hãy tạo môi trường thích hợp hơn là đòi hỏi

Những người làm vườn cho chúng ta một bài học rất quan trọng: bàn tay con người có thể gieo trồng, vun phân, tưới nước nhưng cây nở hoa, kết trái còn tuỳ thuộc ở thiên nhiên. Chúng ta không thể bắt thiên nhiên hoàn toàn theo ý mình và cũng không thể nói là tất cả cố gắng của con người đều giá trị. Krisnamurti chia sẽ quan quan điểm: giáo dục là đặt để con người đúng vị trí để thấy biết sự vật chứ không phải là nhồi nhét bắt buộc người ta phải suy nghĩ như mình. Có qua nhiều những đòi hỏi: quý thầy phải thế nầy, phật tử phải thế kia. Nói cho cùng không ai có thể bắt buộc ai. Tạo một môi trường lành mạnh, hoan hỷ,  lợi lạc thì những hạt giống lành sẽ đơm hoa kết trái.

Chúng ta hãy thử thay đổi quan niệm thay vì nghĩ ra Giáo hội phải nhồi nặn các thành viên hay Phật tử thành những mẫu người thế nầy hay thế kia thì nên quan niệm là làm thế nào những con người thiện trí qua cơ cấu tổ chức của giáo hội có thể hiện được thiện chí và khả năng của mình. Những hạt giống lành sẽ lớn mạnh nhanh chóng và tự kết thành hoa trái nếu có môi trường thích hợp.

Hoa nở không trọng khinh giàu nghèo.

Người xưa nói rằng:

Hoa khai bất trạch bần gia địa
Tiết trúng lai thời viên mãn khai.

Hoa nở không chọn nhà nghèo (giàu), đúng thời đúng tiết thì hoa nở.

Cái đẹp đó của đại tự nhiên cũng là cái đẹp của đạo lý.  Ở đâu có thành tâm, thiện ý thì ở đó có thành tựu đáng hoan hỷ. Con người thường quen nhìn mọi thứ theo lề thói: phải như vậy mới được như vậy. Lâu ngày thành đóng khung, chủ quan tạo ra bao nhiêu ngăn ngại cho sự phát triển. Một xã hội cởi mở, công bằng, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả thì luôn luôn phát triển nhanh chóng. Thời bình minh của Đạo Phật chỉ trong gian hai thế kỷ đã bao trùm khắp Nam Á và những quốc gia lân cận vì sự bao dung rộng mở của một nền đạo bao dung rộng mở cho tất cả. Một ngàn bảy trăm năm sau Đạo Phật biến mất tại Ấn Độ không phải đơn giản vì Hồi Giáo xâm lăng mà do sự cố chấp cực đoan, xa rời quần chúng của giới Tăng sĩ.
Sức mạnh thật sự của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nằm ở điểm đây là một cơ cấu giáo hội rộng mở cho tất cả từ sự dung thông hai truyền thống chủ lưu của Phật giáo. Đánh mất yếu tính đó tạo thành sự thiếu vắng của cốt lõi tồn tại. Tất cả thành viên của Giáo hội phải tự nhận trách nhiệm thể hiện sự thân thiện, hoà ái, kính trọng với tất cả vì đó là bản sắc của tinh thần hoà hợp.

Tất cả chỉ nằm trong luật tuần hoàn

Bài học lịch sử của nhân loại cho thấy một điều hiển nhiên là sự thịnh suy là một định luật tuần hoàn. Hết thịnh tới suy, hết suy tới thịnh. Cũng nhưng bốn mùa luân chuyển xuân, hạ, thu, đông. Ý nghĩa quan trọng nhất của định luật vô thường là vạn hữu không đứng yên mà sanh diệt vần xoay. Thiền sư Vạn Hạnh đời Lý để lại câu thơ truyền đời:

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Xá chi suy thịnh việc đời
Thịnh suy như giọt sương rơi đầu cành (Võ Đình dịch)


Sự hưng thịnh không nên là điều ru ngủ. Sự suy vi không nên là lý do để nản lòng. Tiếp tục và tiếp tục hành trình là phương châm của tất cả người con Phật. Cho đến thời điểm nầy, trải qua nhiều thăng trầm, có lẽ ai cũng có đủ bình tâm để cười nhẹ trước những bể dâu. Nụ cười đó trong những ngày đầu năm có thể xua tan những phiền não trong lòng và cho tâm tư hoà nhịp cùng muôn hoa đang thắm nở.

Xin cho mùa xuân trở về, vạn vật hồi sinh khởi từ chủng tử bồ đề trong tâm của mỗi chúng ta.

Tỳ Kheo Thích Giác Đẳng

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(I) (Ud 62) 1. KINH BUÔNG BỎ THỌ HÀNH

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli tại Ðại Lâm chỗ ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm bát, đi vào Vesàli để khất thực. Khất thực ở Vesàli xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, Thế Tôn gọi Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy cầm tọa cụ, Ta sẽ đi đến điện Càpàla để nghỉ ban ngày.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, cầm tọa cụ và đi sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn đi đến đền Càpàla, khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Sattambaka! Khả ái thay đền Bahuputta! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla!

Này Ananda, những ai đã tụ tập Bốn như ý túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được an trú, tích lũy, khéo thực hành, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu tập Bốn như ý túc, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được an trú, tích lũy, khéo thực hành. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần còn lại!

Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp! Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người". Vì tâm Tôn giả bị Ma vương ám ảnh. Lần thứ hai... Lần thứ ba Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda: "Này Ananda, khả ái thay Vesàli! Khả ái thay đền Udena! Khả ái thay đền Gotamaka! Khả ái thay đền Sattambaka! Khả ái thay đền Bahyputta! Khả ái thay đền Sàrandada! Khả ái thay đền Càpàla!... " Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, không thỉnh cầu Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp! Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người!". Vì tâm Tôn giả bị Ma vương ám ảnh. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, hãy đi và làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời!.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ngồi xuống một gốc cây không xa bao nhiêu.

Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Ác ma nói với Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ! Thiện thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ. Bạch Thế Tôn, đấy là lời Thế Tôn đã nói:

- Này Ác ma, Ta sẽ chưa diệt độ, khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tử có tài năng được huấn luyện, đạt được tự tín, an ổn khỏi các khổ ách, nghe nhiều, trì pháp, thực hành Chánh pháp và tuỳ pháp, sống chánh hạnh, sống tùy pháp, sau khi học hỏi giáo lý từ Thầy của mình; khi nào họ chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai mở, phân tích rõ ràng Chánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, họ chưa có thể, sau khi chất vấn, khéo hàng phục một cách đúng pháp, chưa có thể thuyết pháp thần diệu.

- Bạch Thế Tôn, nay có những Tỷ-kheo, đệ tử của Thế Tôn có tài năng, được huấn luyện, đạt được tự tín, an ổn khỏi các khổ ách, nghe nhiều, trì pháp, thực hành Chánh pháp và tùy pháp, sống chánh hạnh, sống tùy pháp; sau khi học hỏi giáo lý từ Thầy của mình, họ tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai mở, phân tích và giải thích rõ ràng Chánh pháp. Khi có tà đạo khởi lên, sau khi chất vấn, họ khéo hàng phục một cách đúng pháp, thuyết pháp thần diệu. Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ; Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói.

- Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta... Những nam cư sĩ của Ta... Những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử có tài năng... chưa có thể thuyết pháp thần diệu.

- Bạch Thế Tôn, nay có những Tỷ-kheo ni... Những nam cư sĩ... Những nữ cư sĩ đệ tử của Thế Tôn có tài năng, được huấn luyện, đạt được tự tín... có thể thuyết pháp thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn,nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ! Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói.

- Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào Phạm hạnh Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thành đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy, cho chư Thiên và loài Người.

- Bạch Thế Tôn, nay Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa được khéo giảng dạy cho chư Thiên và loài Người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ; Thiện Thệ hãy diệt độ! Bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ! Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Ác ma:

- Này Ác ma, hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.

Và tại đền Càpàla, Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, từ bỏ thọ hành, không duy trì mạng sống lâu hơn nữa. Khi Thế Tôn từ bỏ thọ hành, thời đại địa chấn động, ghê rợn, lông tóc dựng ngược, sấm trời vang dậy.

Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

1. Bậc ẩn sĩ từ bỏ,
Các hành động sanh hữu,
Sanh hữu có cân lượng,
Sanh hữu không cân lượng,
Ưa thích hướng nội tâm,
Thật định tỉnh an tịnh,
Phá đổ ngã sanh hữu,
Như cởi thoát áo giáp.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)
Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Năm

PHẨM TRƯỞNG LÃO  SOṆA- Soṇavaggo

     

BÀI 9. KINH NHẠO BÁNG-Sadhāyamānasuttaṃ
(IX) (Ud 60)
Như vậy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nhiều thanh niên Bà-la-môn, không xa Thế Tôn bao nhiêu, dùng những lời nhiếc mắng vượt đà quá xa. Thế Tôn thấy nhiều thanh niên, không xa bao nhiêu, dùng những lời nhiếc mắng, vượt đà quá xa.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
9. Lời nói của kẻ trí,
Khi bối rối luống cuống,
Rơi vào nhiều đề tài,
Nhiều lãnh vực sai khác,
Họ muốn miệng mở rộng,
Cái gì dắt dẫn họ,
Họ đâu có biết rõ.
Chương Năm - PHẨM TRƯỞNG LÃO  SOṆA - BÀI 10. KINH PANTHAKA

Cūḷapanthakasuttaṃ

(X) (Ud 61)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Cùlapanthaka ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt. Thế Tôn thấy Tôn giả Cùlapanthaka ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt.
Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

10. Với thân, tâm an trú,
Ðứng, ngồi hay nằm xuống,
Tỷ-kheo an trú niệm,
Trước sau được thù thắng,
Trước sau được thù thắng,
Vượt tầm mắt ác ma.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)
Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Năm

PHẨM TRƯỞNG LÃO  SOṆA- Soṇavaggo

 

5. KINH LỄ UPOSATHA-Uposathasuttaṃ

(V) (Ud 51)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Dubbarà, trong lầu mẹ của Migàra. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày trai giới đang ngồi có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi đêm đã gần mãn, canh một sắp qua, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng dẫn đến Thế Tôn, và Bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh một đã sắp qua, chúng Tỷ-kheo ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết giới bổn Pàtimokkha cho chúng Tỷ-kheo.
Khi được nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ hai, Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, canh giữa đã sắp qua. Chúng Tỳ-kheo ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết giới bổn Pàtimokkha cho chúng Tỷ-kheo.
Lần thứ hai, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, canh cuối đã sắp qua, rạng đông đã ló dạng đêm đã nở nụ cười, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng dẫn đến rồi bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh cuối đã sắp qua, rạng đông đã ló dạng, đêm đã nở nụ cười, chúng Tỷ-kheo ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết giới Pàtimokkha cho chúng Tỷ-kheo.
- Này Ananda, hội chứng không thanh tịnh. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna suy nghĩ: "Vì người nào mà Thế Tôn nói: 'Này Ananda, hội chúng này không thanh tịnh'?" Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna với tâm của mình tác ý đến tâm toàn thể chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Mahà Moggallàna thấy một người ác giới, theo ác pháp, không thanh tịnh, sở hành đáng nghi ngờ, hành động được che đậy, không phải Sa-môn tự xưng là Sa-môn, không theo Phạm hạnh tự xưng là Phạm hạnh, nội tâm hủ hóa, đầy ứ dục vọng, một đống rác ô uế đang ngồi giữa chúng Tỷ-kheo, thấy vậy từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến người ấy, sau khi đến nói với người ấy:
- Hiền giả hãy đứng dậy, Thế Tôn đã thấy Hiền giả. Hiền giả không được cộng trú với chúng Tỷ-kheo.
Người ấy giữ im lặng. Lần thứ hai, Tôn giả Moggallàna nói với người ấy:
- Hiền giã hãy đứng dậy. Thế Tôn đã thấy Hiền giả. Hiền giả không được cộng trú với chúng Tỷ-kheo.
Lần thứ hai, người ấy im lặng. Lần thứ ba, Tôn giả Mahà Moggallàna. Lần thứ ba, Hiền giả ấy im lặng. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna nắm tay người ấy, dắt tay khỏi ngoài cửa, gài then cửa lại, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Hiền giả ấy đã bị con đuổi ra rồi. Hội chúng nay thanh tịnh Bạch Thế Tôn. Thế Tôn hãy thuyết giảng giới bổn Pàtimokkha cho chúng Tỷ-kheo.
- Thật vi diệu thay, Moggallàna! Thật hy hữu thay, Moggallàna! Cho đến khi bị cầm tay, người ngu si mới đi ra.
Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, bắt đầu từ nay Ta sẽ không làm Uposastha nữa, Ta sẽ không tụng đọc giới bổn Pàtimokkha nữa. Bắt đầu từ nay, các Thầy hãy làm Uposastha, các Thầy hãy tụng đọc giới bổn. Sự kiện không có được. Này các Tỷ-kheo, cơ hội không có được là Như Lai có thể làm Uposastha với hội chúng không thanh tịnh, có thể đọc giới bổn. Này các Tỷ-kheo, biển lớn có tám pháp vi diệu hy hữu này, do thấy chúng như vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn. Thế nào là tám?
Này các Tỷ-kheo, biển lớn tuần tự xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẩm. Này các Tỷ-kheo, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ nhất. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Này các Tỷ-kheo, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ hai. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, biển lớn không có chứa chấp xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng trên bờ hay vất lên đất liền. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, biển lớn không có chứa chấp xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ ba. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravati, sông Mahi, các con sông ấy khi chảy đến biển liền bỏ tên họ cũ, trở thành biển lớn. Vì rằng phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravati, sông Mahi, các con sông ấy khi chảy đến biển liền bỏ tên họ cũ, trở thành biển lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ tư. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có giảm tăng. Này các Tỷ-kheo vì rằng, phàm có dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy mà biển lớn được thấy có giảm tăng. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ năm. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu, chưa từng có thứ sáu. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này như trân châu, ma ni châu, lưu ly, xa-cừ, ngọc bích, san-hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những loại châu báu này như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy. Do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, biển lớn là trú xứ các loài sinh vật lớn. Tại đây có những sinh vật này như các con timi, timingalà, timiramingalà. Những loại A-tu-la, các loại Nàgà, các loại Gandhabhà. Trong biển lớn có các loại hữu tình dài một trăm do-tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do-tuần. Vì rằng, này các Tỳ-kheo, biển lớn là trú xứ các sanh vật lớn. Tại đây có những sinh vật này như các con timi, timingalà, timiramingalà. Những loại A-tu-la, các loại Nàgà, các loại Gandhabhà. Trong biển lớn có các loại hữu tình dài một trăm do-tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do-tuần. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám. Do thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có tám pháp, vi diệu chưa từng có trong Pháp và Luật này, do thấy chúng, thấy chúng, các Tỳ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. Thế nào là tám?
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, các học pháp và tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí, thình lình. Này Paharada, vì rằng trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thực là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình. Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhứt. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn đứng một chỗ không có vượt qua bờ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua. Này các Tỷ-kheo, vì rằng các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua. Này các Tỷ kheo trong Pháp và Luật này, đây là Pháp vi diệu chưa từng có thứ hai. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú, trong Pháp và Luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn không có chứa chấp xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng trên bờ hay vất lên đất liền. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn nhưng tự nhận là Sa-môn, không sống Phạm hạnh nhưng tự nhận là có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất định. Chúng Tăng không sống chung với người ấy, lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi. Dầu cho người ấy có ngồi giữa chúng Tỷ-kheo tăng, nhưng người ấy sống xa chúng Tăng và chúng Tăng sống xa người ấy. Vì rằng này các Tỷ-kheo, người ấy là ác giới, theo ác pháp... tánh tình bất định... và chúng Tăng sống xa vị ấy. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciracati, sông Sarabhù, sông Mahi, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn giai cấp này: Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố sau này, chúng từ bỏ tên và họ của chúng từ trước, và chúng trở thành những Sa môn Thích tử. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và luật này.
Ví` như, này các Tỷ kheo, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy mà biển lớn có giảm tăng. Cũng vậy này các Tỷ Kheo, nếu có những vị Tỷ kheo nhập vào Niết Bàn giới, không có dư y, Niết bàn giới cũng không vì vậy được thấy có giảm tăng. Này các Tỳ Kheo, nếu có nhiều vị Tỷ kheo nhập vào Niết Bàn giới không có dư y, Niết bàn giới cũng không vì vậy, được thấy có giảm tăng. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu thứ năm. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, pháp này cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ sáu. Do thấy vậy, thấy vậy, Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn có nhiều châu báu, ở đấy có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xà-cừ, ngọc bích, san-hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã-não. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những loại châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Này các Tỷ-kheo, vì rằng Pháp và Luật này có nhiều châu báu này như Bốn niệm xứ... Thánh đạo tám ngành. Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy. Do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn là trú xứ các loại sinh vật lớn, tại đấy có những sinh vật như các con timi, timigalà, timiramingalà, những loại Asurà, các loài Nàgà, các loài Gandhabbà. Trong biển lớn có các loài hữu tình dài một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do-tuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Pháp và Luật này là trú xứ của các loại sinh vật lớn. Ở đấy có những sinh vật này. Bậc Dự lưu, bậc đang hướng đến chứng ngộ Dự lưu quả; bậc Nhất lai, bậc đang hướng đến chứng Nhất lai quả; bậc Bất lai, bậc đang hướng đến chứng Bất lai quả;bậc A-la-hán, bậc đang hướng đến chứng ngộ quả A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vì rằng Pháp và Luật này là trú xứ của các sinh vật lớn. Ở đấy có những sinh vật này... quả A-la-hán.
Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám. Do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám pháp vi diệu, chưa từng có trong Pháp và Luật này, do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong khi ấy, nói lên lời cảm hứng:
5. Che kín, trời có mưa,
Mở rộng, trời không mưa,
Do vậy, hãy mở rộng
Cái gì bị che kín,
Như vậy sẽ không mưa.
(VI) (Ud 57)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàkaccàna trú ở giữa dân chúng Avanti, gần Kuraraghara, trên ngọn núi tên Pavatta. Lúc bấy giờ nam cư sĩ Sona Kotikanna là thị giả của Tôn giả Mahàkaccàna. Rồi nam cư sĩ Sona Kotikanna trong khi độc cư thiền định, tư tưởng như sau được khởi lên: "Như Tôn giả Mahàkaccàna thuyết pháp, thật không dễ dàng cho một người sống trong gia đình có thể thực hành một cách viên mãn Phạm hạnh thuần tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta hãy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Nam cư sĩ Sona Kotikanna đi đến Tôn giả Mahàkaccàna, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nam cư sĩ Sona Kotikanna thưa Tôn giả Mahàakaccàna.
- Thưa Tôn giả, ở đây trong khi con độc cư thiền tịnh... sống không gia đình. Thưa Tôn giả, Tôn giả hãy cho con xuất gia.
Nghe nói vậy, Tôn giả Mahàkaccàna nói với nam cư sĩ Sona Kotikanna:
- Này Sona, thật khó thay đời sống Phạm hạnh, ăn một bữa ăn, nằm một mình cho đến trọn đời. Này Sona, tại đây hãy sống trong gia đình, chú tâm vào lời dạy của chư Phật, tạm thời hiện tại sống Phạm hạnh, ăn một ngày một bữa, nằm ngủ một mình. Như vậy lòng ham muốn xuất gia của nam cư sĩ Sona Kotikanna được giảm nhẹ bớt.
Lần thứ hai, trong khi độc cư thiền định... sống không gia đình. Lần thứ hai nam cư sĩ Sona Kotikanna đi đến Tôn giả Mahàkaccàna..."... Hãy cho con xuất gia". Lần thứ hai, Tôn giả Mahàkaccàna nói với nam cư sĩ Sona Kotipanna:
- Này Sona, thật khó thay... được giảm nhẹ bớt. Lần thứ ba, nam cư sĩ Sona Kotikanna trong khi độc cư thiền định... sống không gia đình.
Lần thứ ba, nam cư sĩ Sona Kotikanna đi đến Tôn giả Mahàkaccàna và thưa "... Hãy cho con xuất gia". Rồi Tôn giả Mahàkaccàna cho nam cư sĩ Sona Kotikanna xuất gia. Lúc bấy giờ, tại Avantisudakhhinàpatha, có ít Tỷ-kheo. Rồi Tôn giả Mahàkaccàna, sau ba kỳ an cư mùa mưa, một cách khó khăn, một cách mệt nhọc tụ tập được một nhóm mười Tỷ-kheo và trao Ðại giới cho Tôn giả Sona.
Tôn giả Sona sau khi an cư mùa mưa cô độc thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Ta chưa được thấy tận mắt Thế Tôn, tuy rằng ta có nghe Thế Tôn là vị như vậy, như vậy. Nếu vị Giáo thọ sư của ta cho phép ta sẽ đi đến yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác". Rồi Tôn giả Sona vào buổi chiều từ độc cư thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahàkaccàna, sau khi đảnh lễ Tôn giả Mahàkacàna rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Sona thưa với Tôn giả Mahàkaccàna:
- Thưa Tôn giả, trong khi con độc cư thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Ta chưa được thấy tận mặt Thế Tôn... Chánh Ðẳng Giác".
- Lành thay, lành thay Sona! Hãy đi này Sona, để yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng-Giác. Này Sona, người sẽ thấy Thế Tôn khả ái, khởi dậy lòng tin, các căn an tịnh, tâm ý thanh tịnh, đã đạt được an chỉ chế ngự tối thượng, bậc long tượng được điều phục, hộ trì, các căn nhiếp phục. Sau khi thấy, hãy nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh, ít não nhẹ nhàng, khoẻ mạnh, an ổn không!.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Tôn giả Sona hoan hỷ tín thọ lời dạy của Tôn giả Mahàkaccàna, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Mahàkaccàna, thân bên hữu hướng về Tôn giả dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát bộ hành hướng về Tôn giả dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát bộ hành hướng đến Sàvatthi, tiếp tục bộ hành đi đến Sàvatthi,Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika, đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sona bạch Thế Tôn:
- Bậc giáo thọ sư của con, bạch Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ, hỏi thăm... có an ổn không?
- Này Tỷ-kheo, Thầy có kham nhẫn được không? Thầy có sống dễ dàng không? Ði đường đến đây có mệt mỏi không? Khất thực có mệt mỏi không?
- Bạch Thế Tôn, con có thể kham nhẫn! Bạch Thế Tôn, con có thể sống dễ dàng. Bạch Thế Tôn, con đi đường không có mệt nhọc! Khất thực không có mệt nhọc.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy sửa soạn sàng tọa cho Tỷ-kheo mới đến này.
Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Thế Tôn bảo ta: "Này Ananda, hãy sửa soạn sàng tọa cho Tỷ-kheo mới đến này". Như vậy Thế Tôn muốn ở chung một chỗ với Tỷ-kheo ấy. Như vậy Thế Tôn muốn ở chung với Tôn giả Sona ấy". Nên chỗ nào Thế Tôn ở, tại chỗ ấy Tôn giả Ananda sửa soạn sàng tọa cho Tôn giả Sona. Rồi Thế Tôn, sau khi ngồi ở ngoài trời đã quá khuya, rửa chân và đi vào tịnh xá. Tôn giả Sona, sau khi ngồi ngoài trời đã quá khuya, rửa chân và đi vào Tịnh xá. Rồi Thế Tôn, khi đêm đã gần sáng, thức dậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Sona:
- Hãy nói pháp cho các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Sona vâng đáp Thế Tôn, đọc thuộc lòng mười sáu phần của phẩm tám một cách đầy đủ. Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn giả Sona chấm dứt tụng đọc của mình, Thế Tôn cám ơn và nói:
- Lành thay, lành thay Tỷ-kheo! Tỷ-kheo đã khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì toàn bộ mười sáu phần trong phẩm thứ tám. Người được đầy đủ thiện ngôn, minh bạch, phát ngôn rõ ràng, ý nghĩa minh xác. Này Tỷ-kheo, Thầy có bao nhiêu tuổi an cư mùa mưa?
- Bạch Thế Tôn, con có một tuổi an cư mùa mưa.
- Này Tỷ-kheo, vì sao Thầy lại để chậm như thế?
- Bạch Thế Tôn, đã lâu con thấy sự nguy hại trong các dục, sự bó buộc của đời sống gia đình, nhiều phận sự, nhiều công việc phải làm.
Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
6. Thấy nguy hại ở đời,
Biết pháp không sanh y,
Bậc Thánh không ưa ác,
Bậc tịnh không ưa ác!
(VII) (Ud 58)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kankharevata ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già, lưng thẳng, tự mình quán sát sự thanh tịnh do vượt qua được nghi ngờ. Thế Tôn thấy Tôn giả Kankharevata ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già, lưng thẳng tự mình quán sát sự thanh tịnh do vượt qua được nghi ngờ.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
7. Phàm những nghi hoặc gì,
Ðời này hay đời sau,
Tự mình chưa cảm thọ,
Hay người khác cảm thọ,
Người hành thiền từ bỏ,
Hoàn toàn tất cả chúng,
Nhiệt tâm hành Phạm hạnh.
(VIII) (Ud 59)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana chỗ nuôi các con sóc. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda trong ngày trai giới, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Ràjagaha để khất thực. Devadatta thấy Tôn giả Ananda đi khất thực ở Ràjagaha, sau khi thấy, đi đến Tôn giả Ananda và nói với Tôn giả Ananda.
- Bắt đầu từ hôm nay, Hiền giả Ananda, ta sẽ làm lễ trai giới và sẽ tác thành các tăng sự, khác với Thế Tôn, khác với chúng Tỷ-kheo.
Tôn giả Ananda, sau khi đi khất thực ở Ràjagaha, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Theá Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con vào buổi sáng đắp y, cầm bát, vào Ràjagaha để khất thực. Bạch Thế Tôn, Devadatta thấy con đi khất thực ở Ràjagaha, thấy vậy liền đi đến con và nói: "Bắt đầu từ hôm nay, Hiền giả Ananda.. khác với chúng Tỷ-kheo!". Hôm nay, bạch Thế Tôn, Devadatta sẽ phá hòa hợp Tăng, làm lễ trai giới và hành các tăng sự.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
8. Dễ làm là việc lành,
Ðối với kẻ làm lành;
Khó làm là việc ác,
Ðối với kẻ làm lành;
Dễ làm là việc ác,
Ðối với kẻ làm ác;
Khó làm là việc ác,
Ðối với các bậc Thánh.
(IX) (Ud 60)
Như vậy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn bộ hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nhiều thanh niên Bà-la-môn, không xa Thế Tôn bao nhiêu, dùng những lời nhiếc mắng vượt đà quá xa. Thế Tôn thấy nhiều thanh niên, không xa bao nhiêu, dùng những lời nhiếc mắng, vượt đà quá xa.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
9. Lời nói của kẻ trí,
Khi bối rối luống cuống,
Rơi vào nhiều đề tài,
Nhiều lãnh vực sai khác,
Họ muốn miệng mở rộng,
Cái gì dắt dẫn họ,
Họ đâu có biết rõ.
(X) (Ud 61)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Cùlapanthaka ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt. Thế Tôn thấy Tôn giả Cùlapanthaka ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt.
Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

10. Với thân, tâm an trú,
Ðứng, ngồi hay nằm xuống,
Tỷ-kheo an trú niệm,
Trước sau được thù thắng,
Trước sau được thù thắng,
Vượt tầm mắt ác ma.