Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 03 năm 2008

Giảng Sư:
TT Giác Đẳng

Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng


Tri chúng: TN Như Nguyện

Bài học: CÔNG ĐỨC -- CHỚ SỢ HÃI CÁC CÔNG ĐỨC

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Lang Gia Nguyet, Bich Thu, Anitya, Nguon Duc Hanh, Mina215, Karuna, Duong Tieu (tin tức), Sangkhaly, Vo Thuong09, Tri Dat
. http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Mina, Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Mina, Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Bich Thu (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ ĐĐ Huyền Vân bệnh, không giảng được hôm nay.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Hai của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Hai, ngày 31 tháng 03 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Giác Đẳng thuyết giảng bài CÔNG ĐỨC -- CHỚ SỢ HÃI CÁC CÔNG ĐỨC, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

CÔNG ĐỨC -- CHỚ SỢ HÃI CÁC CÔNG ĐỨC

(Bản Anh Ngữ: Good Works I, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tieubo1/tb14-ptnv1.htm#chuong1)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Soạn dịch: Như Quang)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy ?". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự".

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Hãy để cho vị ấy,

Học tập về công đức,

Công đức là lạc căn,

Tối thượng trong tương lai,

Hãy tu tập bố thí,

Sống nếp sống an tịnh,

Và tu tập từ tâm.

Sau khi đã tu tập,

Các pháp này như vậy,

Tức là cả ba pháp,

Khiến an lạc sanh khởi,

Bậc Hiền trí được sanh

Trong thế giới an lạc,

Thế giới không sân hận.


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay: (... biên soạn)

...



D. Đố vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Công đức và phước báu có khác nhau không ?

2. Người đời khi nói đến công đức thường nghĩ đến việc làm bố thí, điều đó đúng không ? hay công đức là những gì ?

3. Công đức dẫn đến luân hồi cõi Nhân Thiên vậy tại sao ở đây Đức Phật thuyết rằng "Chớ có sợ hãi công đức" ? Điều đó có ý nghĩa gì ?

4. Chúng sanh được đại thần lực, đại uy lực do Bố thí, Nhiếp phục, Chế ngự. Sự nhiếp phục và Chế ngự có ý nghĩa gì ? và tạo ra những công đức gì ?

5. Đức Phật thuyết Pháp để Giác ngộ nhưng ở đoạn kinh này dường như Đức Phật chỉ tán thán về công đức hữu lậu, tại sao vậy ?

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng bài kinh "BUỔI SÁNG TỐT ĐẸP", chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1807 (Bảo Phán dịch)

Vài Điều Nên Biết Về Đất Nước Tây Tạng

Đất nước Tây Tạng tọa lạc ngay giữa trung tâm Châu Á giáp giới Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Bhutan và Miến Điện, thủ đô là Lhasa,với diện tích khoảng 2.5 triệu kilomét vuông. Với dân số khoảng 6 triệu dân đa số theo phật giáo, đất nước này nằm trên vùng núi cao nhất thế giới Hy Mã Lạp Sơn, với những vùng thảo nguyên bao la và những thung lũng nước to lớn bao quanh, nằm cách mặt biển khoãng 13,000 feet.

Tây Tạng bao gồm 3 quận hạt lớn Amdo (vùng đất Đông Bắc), Kham (vùng đất Đông Nam), và U-Tsang (vùng đất Trung Tâm):

Quân hạt Amdo hiện nay bị chính quyền Trung Quốc chia làm 3 tỉnh: Qinghai, Gansu và Sichuan.

Quận hạt Kham phần lớn nhập vào 3 tĩnh của Trung Quốc: Sichan, Yunnan và Qinghai

Quận hạt U-Tsang cùng vùng đất phiá tây Quận hạt Kham, ngày nay Trung Quốc gọi là vùng đất tự trị dưới sự giám sát và bảo hộ của chính phủ Trung Quốc.

Dưới con mắt của chính quyền Trung Quốc, Tây Tạng chỉ bao gồm Quận Hạt U-Tsang và vùng đất phía tây Quân hạt Kham viết tắt là TAR nhỏ hơn phân nữa đất nước Tây Tạng trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm vào năm 1949-1950. Khi Trung Quốc dùng 2 chữ “Tibet” đối với thế giới là họ chỉ ám chỉ vùng đất nhỏ bé này.

Dưới con mắt của người dân lưu vong Tây Tạng, danh từ “Tibet” bao gồm cả 3 quân hạt Amdo, Kham, và U-Tsang. chúng ta cần phân biệt rõ ràng điễm quan trọng này.

Mặc dù hơn 50 năm chiếm đóng cai trị đầy kỳ thị phân biệt và cố gắng đồng hóa Đất nước Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc, người dân Tây Tạng vẫn tiếp tục duy trì và bảo tồn nền văn hóa của họ và từ chối sự xâm nhập của Trung Quốc về Văn Hóa Chính trị Tôn Giáo trên đất nước của họ.

Ngày nay, dân số Người Hán đã chiếm đa số tại các vùng đất Tây Tạng.

Tây Tạng hiện đang sống dưới sự cai trị của Trung Quốc kể từ cuối năm 1949 tới nay.

Chính Phủ Lưu vong Tây Tạng hiện nay định cư tại vùng đất phía Bắc Ấn Độ Dharamsala, dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.

[Người dịch: Dương Tiêu].

------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1808 (Hạt Cát dịch)

Thêm nhiều cuộc biểu tình

mới xảy ra ở thủ đô Tây Tạng

Posted on: Sunday, 30 March 2008, 12:00 CDT

By Scott McDonald Associated Press

BEIJING -- Những cuộc biểu tình mới đã nổi lên tại hai tu viện ở thủ đô Lhasa, Tây Tạng, các nhà hoạt động xã hội và văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng nói như trên trong khi Trung Quốc cố gắng đè bẹp các lời chỉ trích về việc đàn áp của họ.

Một cuộc biểu tình xảy ra tại tu viện Lhasa' Ramoche, nơi mà các cuộc biểu tình xảy ra hôm 14 tháng 03 đã đưa đến đợt đàn áp đầu tiên, Kate Saunders thuộc tổ chức Chiến Dịch Quốc Tế cho Tây Tạng trụ sở Washington nói như trên.

Trích dẫn lời của một số nhân chứng trong thành phố, Cô Saunders nói có một vài báo cáo về việc đánh nhau", nhưng cô không có thêm thông tin nào khác.

Người ta cũng báo cáo về cuộc biểu tình ở chùa Jokhang, một ngôi chùa quan trọng tại Lhasa, lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như trên trong trang nhà của Ngài. Chính phủ lưu vong Tây Tạng tại ấn Độ không cho thêm bất cứ chi tiết nào.

Một cơ quan truyền thông của nhà cầm quyền TQ hôm thứ Bảy đã cho biết Bắc Kinh sẽ bồi thường cho các nạn nhân của phe biểu tình chống chính phủ tại Tây Tạng. Gia đình của 18 nạn nhân dân sự sẽ nhận được một số tiền, thông tấn xã Tân Hoa nói như trên trích dẫn một bố cáo bởi Bắc kinh - chính quyền Tây tạng do Băc Kinh dựng lên - rằng những thường dân bị thương sẽ nhận được trị liệu miễn phí và chủ nhân các cơ sở và tư gia bị phá hại sẽ được giúp đỡ để xây dựng lại.

Nhà cầm quyền cộng sản muốn nhanh chóng xóa tan những hình ảnh tang thương sau những cuộc nổi dậy, điều thu hút sự chú ý của các tổ chức nhân quyền để làm bằng chứng chuẩn bị cho Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh.

Khoảng hơn 20 nhà ngoại giao từ các quốc gia gồm có Hoa Kỳ, Anh Quốc và Nhật Bản đã đến Tây Tạng hôm thứ Bảy trong một chuyến đi do nhà cầm quyền hướng dẫn.

Chuyến tham quan này được thực hiện sau một chuyến viếng thăm tương tự của các phóng viên báo chí, một màn phản tác dụng đã xảy ra khi có 30 tu sĩ xông ra khóc lóc kêu gào và hô to rằng Tây Tạng không có tự do tôn giáo.

Thông tấn xã Tân Hoa hôm thứ Bảy không cho biết sẽ có bồi thường hay không cho 4 người thiệt mạng - một sĩ quan cảnh sát và 3 người khác mà chánh quyền nói là chạy trốn.

Nhà cầm quyền TQ nói rằng có 382 thường dân và 241 cảnh sát đã bị thương. Các cuộc biểu tình, dẫn đầu bởi chư Tăng, bắt đầu một cách ôn hòa hôm 10 tháng 03 nhưng sau đó thì bị biên chất. Bắc Kinh cáo buộc rằng các biến động này do Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ mưu.

Hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án Trung quốc về việc "tấn công nhân khẩu" trong chương trình khuyến khích định cư các sắc tộc Hán đến từ Trung Quốc.

Ngài nói con số người định cư tại Tây Tạng dự trù tăng gia đến con số hơn một triệu sau Thế Vận Hội nhưng không cho biết Ngài đã dựa vào nguồn tin nào.

Ngài nói "Đã có những bằng chứng về con số người Hán mỗi tháng mỗi gia tăng tại Tây tạng". Vị lãnh đạo tâm linh Tây tạng đã nói với các phóng viên AP như trên.

Người dân Tây tạng ở tại Lhasa có khoảng 100,000 nhưng các sắc tộc khác lại có con số gấp đôi mà đa số là người Hán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như trên.

Tại Hongkong, một cựu chiến binh hoạt động xã hội gần đây từng gặp gỡ các viên chức nhà nước Hoa lục, nói rằng các viên chức đã cho biết Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ Tây Tạng bất chấp bất cứ biến động nào nhằm phá hoại Thế Vận Hội.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2008


Nhật Hành


Ngày: 30 tháng 03 năm 2008

Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng


Tri chúng: PT Lăng Già Nguyệt

Bài học: Chương trình hàng tuần

Bài học: Giải Đáp Thắc Mắc

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học:
ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Bat Phi, Minh Lac.
http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Thien Tam, Mi Yoen, TN Nhu Nguyen.

Người post bài cho Room: Thien Tam, Mina (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Thien Tam, Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Tinh Tấn bận, xin nghỉ một thời gian.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhāya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 30 tháng 03 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 9:30 sáng, NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:30 đến 5:00 chiều, Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay chúng ta sẽ có Chương trình hàng tuần: Giải Đáp Thắc Mắc do Chư Tăng thuyết giảng. Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhāya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Chương trình hằng tuần

Giải Đáp Thắc Mắc

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:




A. Toát yếu bài kinh

...


Chúng con kính cung thỉnh ... từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh


...

Trong Budsas:

...

Nhân danh và địa danh

...



C. Những câu hỏi giải đáp thắc mắc:

...



D. Đố vui


...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe TT Giác Đẳng thuyết giảng bài CÔNG ĐỨC -- CHỚ SỢ HÃI CÁC CÔNG ĐỨC, chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2008


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 03 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tân


Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng


Tri chúng: PT Thiện Tâm

Bài học: BA HẠNG NGƯỜI

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Minh Chau, Sangkhaly,
Vo Thuong09, Tri Dat, Dieu Nghiem, và các ops. http://www.phapluan.net & http://dieuphap.info

Người mở room: Mina, Nguon Duc Hanh. (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Mina, Nguon Duc Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen. (đk).

Người post bài cho Room: Mi Yoen, Mina, Nguon Duc Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, Mi Yoen. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Tinh Tấn xin nghỉ phép, nghỉ một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Bảy của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Bảy, ngày 29 tháng 03 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 1:30 đến 4:00 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng bài BA HẠNG NGƯỜI, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

BA HẠNG NGƯỜI

(Bản Anh Ngữ: Types of Listeners, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0104.htm)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Soạn dịch: Như Quang)

Đức Thế Tôn dạy: Có ba hạng người xuất hiện ở đời:

Hạng trí tuệ lộn ngược
Không thông minh, không mắt
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Họ không học được gì,
Họ không có trí tuệ
Hạng trí tuệ bắp vế
Ðược gọi là tốt hơn
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Ðứng dậy không hiểu rõ
Quên mất điều đã nắm
Bậc trí tuệ rộng lớn
Ðược gọi tốt hơn cả
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Thọ trì điều được nghe
Suy tư điều tối thắng
Với ý không dao động
Là hạng người như vậy
Thực hành pháp, tùy pháp
Có thể đoạn khổ đau.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Thế nào là một người "biết lắng nghe" khi thính Pháp ?

2. Sự thuyết giảng của chư Tăng ni ngày nay thường giảng rộng các bài kinh trích từ chánh tạng. Sự quãng diễn đó có những ưu và khuyết điểm nào so với lời giảng cô đọng ngày xưa ?

3. Nếu nói khách quan, sự tiến bộ trong việc học hỏi nằm ở phương pháp giảng dạy hay thái độ học tập ?

4. Một người học rất nhanh về môn này mà học rất chậm về môn khác thì người đó là người có trí tuệ hay thiếu trí ?

5. Học Phật Pháp qua kinh sách hoặc nghe Pháp tại các buổi giảng, hoặc tự nghiên cứu thì cách nào thường cho kết quả tốt hơn ?



D. Đố vui (TT Giác Đẳng biên soạn)

Nhiều người nghe Pháp thì không nhớ nhiều mà xem phim thì nhớ từng chi tiết. Lý do nào dưới đây được xem là hợp lý nhất ?

a. Người nghe Pháp không nhớ được nhiều vì thiếu niềm tin.
b. Vì xem phim bao giờ cũng hấp dẫn hơn nghe Pháp.
c. Phật Pháp khó khăn lại nghiêm túc nên khó có cảm giác gần gủi dễ nhớ.
d. Vì chưa khám phá ra được hương vị của Chánh Pháp.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình hằng tuần: Giải Đáp Thắc Mắc do Chư Tăng thuyết giảng. Chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng giới thiệu chương trình ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1806 (Bảo Phán dịch)

Tiếng khóc của Tây Tạng

Theo Bình Luận Gia WANG LIXIONG)

Bảo Phán và Khánh Đặng lược dịch ( University of Nevada Las Vegas):
Tin từ Princeton University, Hoa Kỳ, The Wall Street Journal 28/3/08:


Những rắc rối vừa qua tại Tây Tạng là một sự lập lại của những gì đã xảy ra cách đây hai thập niên. Vào ngày 01/10/1987, khi các nhà sư Phật giáo đang biểu tình ôn hòa tại Bakor – khu chợ trời nổi tiếng chung quanh ngôi đền thờ trung ương Tsuklakhang ở Lhasa -- thì công an bắt đầu đánh đập và bắt giữ họ. Ðối với những người dân Tây Tạng bình thường, thì họ coi các nhà sư như những “kho tàng”, và cảnh tượng (đánh đập) đó không thể chịu đựng được – không chỉ ở trong hoàn cảnh lúc đó, nhưng vì cảnh tượng đó đã khơi dậy những ký ức không vui sướng gì mà những Phật tử Tây Tạng đã cưu mang trong lòng nhiều năm trời.

Rồi thì vài thanh thiếu niên giận dữ bắt đầu ném đá vào đồn công an Bakor. Thêm nhiều người nữa tham dự, rồi họ đốt lửa, lật úp xe cộ, và bắt đầu la lớn: “Ðộc lập cho Tây Tạng!”. Ðây hầu như chính xác là những gì mà chúng ta đã nhìn thấy tại Lhasa cách nay 2 tuần.

Nguyên nhân cơ bản của những sự kiện được tái diễn này là một tình trạng nhức nhối khó xử vẫn còn nằm trong tiềm thức các nhà sư Tây Tạng. Khi nhà nước Trung Quốc đòi hỏi họ phải chối bỏ vị lãnh đạo tinh thần của họ là Ðức Ðạt lai Lạt ma, thì các nhà sư bị bắt buộc phải chọn lựa giữa đức vâng lời, điều này xúc phạm sâu xa đến niềm tin tinh thần mạnh mẽ của họ, và sự chống đối, có thể đưa đến việc bị mất quyền đăng ký với nhà nước và bị đuổi ra khỏi các tu viện.

Thỉnh thoảng các nhà sư hay dùng các cuộc biểu tình ôn hòa để bày tỏ những nỗi thống khổ của họ. Khi họ làm như vậy, thì một nhà nước Trung Quốc cảm thấy bị giao động, liền quay sang “tiêu diệt những phần tử quấy rối” trong “lúc chúng vừa mới ló ra”, phản ứng với những đợt đàn áp bằng bạo lực. Và điều này làm phát động ra những vụ bạo động từ người dân Tây Tạng.

Trong những thập niên vừa qua, chính sách của nhà nước Trung Quốc để làm nguôi ngoai sự phẫn nộ tại Tây Tạng là trộn lẫn sự phát triển kinh tế đầy lôi cuốn về mặt này, với sự đe doạ dùng bạo lực trên mặt khác. Kinh nghiệm cho thấy cái lối gạ gẫm này không có hiệu quả.

Con đường hiệu nghiệm nhất để tiến đến hoà bình tại Tây Tạng là qua Ðức Ðạt lai Lạt ma, với sự hồi hương của ngài về Tây Tạng sẽ loại trừ bớt một số vấn đề khó khăn. Dù sao thì phần lớn những ác cảm hiện tại là một hậu quả trực tiếp từ những lời nhục mạ của nhà nước Trung Quốc về cá nhân Ðức Ðạt lai Lạt ma, là người mà đối với các nhà sư Tây Tạng, có một uy thế cao trọng không thể nào so sánh được. Ðòi hỏi các nhà sư phải lên án ngài thì trên thực tế cũng giống như yêu cầu họ phải lăng mạ chính cha mẹ của họ.

Do đó không nên ngạc nhiên rằng việc đánh đập các nhà sư và đóng cửa các tu viện sẽ tự nhiên kích thích tình trạng bất ổn trong quần chúng, hoặc tình trạng bất ổn đó, vì nẩy sinh ra từ lối này, có thể quay sang bạo động.

Tại sao những sự thật đơn giản này không được rõ ràng hơn? Ông Phuntsog Wanggyal, một người Tây Tạng bây giờ đã về hưu ở Bắc Kinh, là người qua nhiều năm từng là một cán bộ cộng sản cao cấp tại Tây Tạng, đã quan sát thấy rằng một tư tưởng “chống chủ nghĩa ly khai” đã ăn sâu vào đầu óc các viên chức nhà nước Trung Quốc, là những thành phần phải đối phó với các vấn đề tôn giáo và sắc tộc, ở cả các văn phòng trung ương tại Bắc Kinh lẫn Tây Tạng.

Vì đã dành trọn cả sự nghiệp của mình vào việc chống chủ nghĩa ly khai, những người này không thể thú nhận được rằng cái ý kiến chống ly khai đã hoàn toàn bị sai lầm mà không bị mất mặt và, họ sợ hãi rằng, họ sẽ mất hết quyền lực và cả chức tước nữa.

Cái khuôn mẫu đã làm sẵn của họ được dùng cho tất cả mọi thứ khi bị thất bại là “các thế lực thù địch từ bên ngoài” – một kẻ thù để nguỵ biện chống chế cho bất cứ sự đàn áp tàn bạo vô lý nào. Khi được nhắc đi nhắc lại, việc chống chủ nghĩa ly khai, mặc dù đã sáo rỗng ngay từ lúc ban đầu, thì nó trở nên một kiểu bền chắc.Sự nghiệp được tạo ra từ đó, và đối phó với nó thì không thể được.

Tôi là môt người ủng hộ đường lối “trung đạo” của Ðức Ðạt lai Lạt ma, có nghĩa là quyền tự trị cho Tây Tạng về tất cả mọi vấn đề, ngoại trừ mặt ngoại giao và quốc phòng. Sự xếp đặt này có nghĩa rằng cuối cùng thì người dân Tây Tạng sẽ chọn lựa người lãnh đạo cho riêng họ -- và đó là một sự thay đổi lớn lao so với những gì trong hiện tại. Tây Tạng được gọi là “vùng tự trị”, nhưng thật ra tất cả các viên chức chính quyền Tây Tạng đều do Bắc Kinh đưa ra, và tất cả các viên chức này đều chú tâm chặt chẽ vào các quyền lợi riêng của cá nhân họ và của Ðảng cộng sản. Người dân Tây Tạng có thể thấy rõ ràng sự khác nhau giữa loại chính phủ này và chính phủ tự trị, và không còn cách nào khác, họ sẽ không ủng hộ một nền tự trị giả mạo.

Theo sau đó -- thậm chí nếu đây là một điều kiện khó đạt được -- giải pháp cuối cùng cho vấn đề Tây Tạng phải là việc dân chủ hóa hệ thống chính trị Trung Quốc. Nền tự trị thật sự không thể đến bằng bất cứ lối nào khác.

Ðây là lúc cho nhà nước Trung Quốc lấy lại uy tín về việc tại sao kế hoạch lâu dài tại Tây Tạng đã không thực hiện được, và hãy thử làm cái khác. Những rắc rối cũ vẫn còn, và chắc chắn nó sẽ còn tiếp tục, có lẽ tại những nơi như “vùng tự trị Tân Cương” thuộc tỉnh Xinjiang, nếu một phương cách hợp lý không được thử đề ra.

Ông Wang, một nhà sáng lập bình luận dân chủ tại Bắc kinh, Người đưa ra đề nghị 12 điểm về vấn đề Tây Tạng cùng với 30 nhà dân chủ khác với chính quyền Trung Quốc. Bài này được chuyển ra Anh ngữ từ Tiếng Hoa bởi Giáo Sư Perry Link Đại Học Princeton, Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008


Nhật Hành


Ngày: 28 tháng 03 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Đăng

Điều hợp thảo luận:
TT Tuệ Siêu / NS Liễu Pháp

Tri chúng: PT Bích Thu / TN Như Nguyện

Bài học: CHƯ THIÊN ĐỘ TRÌ NGƯỜI TRÍ

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Thuong09, Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Sangkhaly, Vo Bat Phi, Mina215 và các Ops.
http://www.phapluan.net &
http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen, Anitya.

Người mở nhạc và kinh tụng: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen, Mina.

Người hoán chuyển bài và làm banner cho Room: TN Nhu Nguyen, Nguon Duc Hanh.

Người post bài cho Room: Mina, NguonDucHanh (Các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 28 tháng 03 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 1:30 đến 4:00 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng bài CHƯ THIÊN ĐỘ TRÌ NGƯỜI TRÍ, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / NS Liễu Pháp
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

CHƯ THIÊN ĐỘ TRÌ NGƯỜI TRÍ

(Bản Anh Ngữ: The Devas Emcompass the Prudent Man, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-truongbo/truong31.htm)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Soạn dịch: Như Quang)

1.

Tại chỗ nào người sáng suốt lấy làm chỗ trú xứ.

Hãy nuôi dưỡng người giữ giới và người phạm hạnh.

Và san sẽ công đức với Chư Thiên trú tại chỗ ấy.

Ðược tôn kính, chúng sẽ tôn kính lại.

Được trọng vọng, chúng sẽ trọng vọng lại.

Chúng sẽ mến thương người ấy như người mẹ thương mến con.

Và những ai được thiên thần thân mến luôn luôn được thấy may mắn.

DUYÊN SỰ:

Lúc bấy giờ Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha đang dựng thành trì để ngăn chặn dân Vajjī. Một số rất lớn các thiên thần tụ họp hàng ngàn tại các trú địa ở Pātaligāma. Chỗ nào có thiên thần có đại oai lực tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần có đại oai lực, hướng đến sự xây dựng các trú xá. Tại chỗ nào các thiên thần bậc trung tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc trung hướng đến sự xây dựng các trú xá. Tại chỗ nào các thiên thần bậc hạ đẳng tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc hạ đẳng hướng đến sự xây dựng các trú xá.

Thế Tôn với thiên nhãn, thanh tịnh, siêu nhân thấy hàng ngàn các thiên thần tụ họp tại các trú địa ở Pātaligāma, Thế Tôn thức dậy khi đêm chưa tàn hỏi tôn giả Ānanda ai đang xây dựng thành trì ở Pātaligāma. Tôn giả Ānanda trả lời.

- Sunidha và Vassakara, bạch Thế Tôn, hai vị đại thần xứ Magadha, đang xây dựng thành trì ở Pātaligāma để ngăn chận dân Vajjī.

Này Ānanda, thật giống như đã hỏi ý kiến các vị thiên thần ở cõi trời Ba mươi ba, các đại thần ở Magadha, Sunidha và Vassakara đang xây thành trì ở Pātaligāma để ngăn chận dân Vajjì. Này Ānanda ở đây với thiên nhãn, thanh tịnh, siêu nhân Ta thấy hàng ngàn thiên thần tụ họp tại các trú địa ở Pātaligāma. Chỗ nào có thiên thần có đại oai lực tụ họp, các vị ấy khiến tâm các vua chúa, các đại thần có đại oai lực, hướng đến sự xây dựng các trú xá. Chỗ nào các thiên thần bậc trung tụ họp, các vị ấy khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc trung hướng đến sự xây dựng các trú xá. Chỗ nào các thiên thần bậc hạ đẳng tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc hạ đẳng hướng đến sự xây dựng các trú xá. Này Ānanda, chỗ nào các vị Ariyans an trú, chỗ nào các nhà thương mãi qua lại, chỗ ấy sẽ thiết lập một thành thị bậc nhất tên gọi là Pātaliputta, một trung tâm thương mãi. Nhưng này Ānanda, Pātaliputta sẽ bị ba hiểm nạn về lửa, về nước hay chia rẽ bất hòa.

Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần nước Magadha, đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong liền nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara bạch Thế Tôn: "Mong Thế Tôn nhận lời mời dùng cơm tại nhà chúng con hôm nay cùng với đại chúng Tỷ-kheo". Thế Tôn im lặng nhận lời.

Hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời liền đi về nhà ở, cho soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi cử người đến tin Thế Tôn: "Tôn giả Gotama, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng".

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theo y bát cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến trú sở của hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara, sau khi đi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara tự tay mời chúng Tỷ-kheo với Thế Tôn là thượng thủ, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Sau khi Thế Tôn dùng cơm xong và cất tay khỏi bình bát, Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha liền lấy chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên.

Sau khi Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha đã ngồi xuống một bên, Thế Tôn đọc bài kệ cảm tạ như trên.

2.

Như núi đá sừng sững
Trong rừng sâu rừng rậm
Các cây lớn dựa vào
Lớn lên những thần rừng
Cũng vậy, thiện nam tử
Có lòng tin giới đức
Vợ con và gia quyến
Dựa vào để lớn mạnh
Với tùy tùng bà con
Nhờ cậy để sinh sống
Thấy vị giới hạnh làm
Giới, bố thí, thiện hành
Nếu chúng có mắt sáng
Chúng làm theo vị ấy
Ở đây, làm đúng pháp
Con đường đến cõi lành
Trong Thiên giới hỷ lạc
Ước muốn được hoan hỷ.


http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Chư thiên dục giới nào sống cộng trú giữa loài người ?

2. Cái gì chư thiên có thể làm và không thể làm đối với loài người ?

3. Người Phật tử đối với chư thiên như thế nào gọi là hợp theo lẽ đạo ?

4. Trong Phật Pháp có đề cập những vị chư thiên chuyên làm một số việc nào đó như thần tài, thần độ mạng, thần mưa ... ?

5. Một người tu tập không tin chư thiên thì thái độ có ảnh hưởng thế nào với đời sống của mình ?



D. Đố vui (NS Liễu Pháp biên soạn)

Quan niệm nào dưới đây về chư thiên được xem thích hợp với tinh thần Phật Pháp ?

a. Luôn luôn tin tưởng và cầu nguyện chư thiên.
b. Thường hồi hướng phước lành cho chư thiên khi làm các phước sự.
c. Không cần nghĩ gì về chư thiên vì mỗi chúng sanh có nghiệp riêng.
d. Tin tưởng chư thiên là điều mê tín.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng bài BA HẠNG NGƯỜI, chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu / NS Liễu Pháp giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1804 (Hạt Cát dịch)

Tây Tạng: Chư Tăng trong nước mắt kêu gào

tự do trước phóng viên báo chí ngoại quốc

AsiaNews, March 27, 2008

Lhasa, Tibet (China) -- Một nhóm tu sĩ đã đột ngột xông ra trước một nhóm 26 phóng viên ngoại quốc được nhà cầm quyền cho phép vào thăm viếng Lhasa, để kêu gào lên sự thật rằng không có tự do tại Tây Tạng và bạo động xảy ra tại đây không liên can gì đến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số sau khi hô to "Tây Tạng không có tự do, Tây Tạng không có tự do!" đã khóc sướt mướt.

Phản ứng gây kinh ngạc xảy ra khi nhóm phóng viên báo chí viếng thăm ngôi chùa Jokhang. Chư Tăng đã cắt ngang bài nói chuyện của nhà sư quốc doanh trụ trì ngôi chùa. Các đại diện chính quyền đã vội vàng kéo nhóm phóng viên đi nơi khác. Tuy nhiên, một số phóng viên đã thành công trong việc trao đổi vài câu hỏi với chư Tăng.

Nhóm phóng viên ngoại quốc 26 người viếng thăm Lhasa do chính quyền Trung Quốc tổ chức cho phép họ được vào Tây Tạng trong nỗ lực cho thế giới thấy trật tự đã trở lại Lhasa, sau đợt bạo động bùng lên hôm 14 tháng Tư khi người dân Tây Tạng đụng độ với cảnh sát và quân đội Trung Quốc.

Chuyến viếng thăm của nhóm phóng viên ngoại quốc vào Tây Tạng là nhóm đầu tiên kể từ khi sự kiện bạo động xảy ra, đã được nhà tổ chức ... ca bài ca con cá, rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là người chịu trách nhiệm trong cuộc bạo động mà nạn nhân là những người Trung Quốc, và rằng Trung Quốc đang làm công việc phát triển đất nước này.

Vào buổi sáng này nhóm phóng viên báo chí - những người được khuyến cáo là không nên đi đây đó một mình vì lý do an ninh- đã được đưa đi thăm một bệnh viện nói rằng bị tấn công trong thời gian nổi lên bạo loạn cũng như cửa hàng bị đốt phá, nơi có 5 nữ công nhân bị thiệt mạng. Trước khi được đưa đi thăm, các phóng viên đã được cho xem phim tài liệu bằng chứng bạo động.

Bắc Kinh cho rằng đã có 22 người Trung Quốc thiệt mạng và chính phủ lưu vong Tây Tạng xác định rằng đã có ít nhất 140 người Tây Tạng bị sát hại.

Chư tăng Tây Tạng đã thành công trong việc trao đổi với các phóng viên bằng tiếng phổ thông. Một số nói họ bất chấp hậu quả để nói lên sự thật. Một nhà sư nói với phóng viên báo Usa Today rằng "Đừng tin họ - họ lừa gạt, họ nói láo với bạn".
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1805 (Hạt Cát dịch)

Tây Tạng: tu sĩ Phật Giáo

tử vong vì bị cắt nguồn nước uống

DPA, March 27, 2008

Beijing, China -- Một nguồn tin từ văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng ngày hôm qua cho biết một nhà sư tại Lhasa đã bị tử vong vì nguồn thực phẩm và nước uống bị cắt đứt từ 12 ngày nay.

Lạt Ma Thokmey qua đời hôm thứ Hai tại tu viện Ramoche ở Lhasa, căn cứ theo nguồn tin của Trung Tâm Nhân Quyền Tây Tạng và Dân Chủ (TCHRD).

Quân đội Trung Quốc đã không cho phép vận chuyển thực phẩm và nước uống vào tu viện kể từ hôm 14 tháng 03, và thường xuyên bắn hơi cay vào tu viện, một nguồn tin đáng tin cậy, TCHRD, cho biết như trên.

Rất nhiều nhà chùa ở Tây Tạng đang có nguy cơ thiếu hụt thức ăn và nước uống cũng như dược phẩm trong tình trạng bị kìm kẹp.

Trung Tâm Nhân Quyền TCHRD nói tình hình càng ngày càng trở nên khó khăn để tìm hiểu cặn kẽ chi tiết do tình trạng thông tin bị bưng bít bởi nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trung Quốc cấm chỉ các phóng viên báo chí ngoại quốc hành nghề ở các vùng có xảy ra biểu tình làm cho việc phối kiểm thông tin cực kỳ khó khăn.

Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Ba đã thúc hối Trung Quốc chấm dứt dùng bạo lực đàn áp biểu tình Tây Tạng và nới lỏng di chuyển và thông tin.

Đại sứ nước Slovenia’s, ông Andrej Logar, tại Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ nỗi quan tâm sâu sắc của ông khi tường trình về những cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra và nói rằng các cuộc biểu tình nên thực hiện trong ôn hòa.

"Chúng tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy tự chế trong việc sử dụng bạo lực đàn áp những kẻ tham gia các cuộc biểu tình và đồng thời ông cũng kêu gọi những người biểu tình hãy dừng lại bạo động" Ông Logar nói với Ủy ban nhân quyền Liên hiệp Quốc tại Geneva như trên.

Cảnh sát Trung quốc ngày hôm đã công bố danh sách 53 người Tây Tạng đang bị nhà cầm quyền truy nã trong cuộc bạo động xảy ra tại Lhasa hồi giữa tháng Ba và đã ban hành án lệnh bắt giữ 29 người tại đó, hãng thông tấn chính thức của nhà nước, Tân Hoa Xã tường trình như trên.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 03 năm 2008

Giảng Sư: NS Liễu Pháp


Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng


Tri chúng: PT Karuna / TN Như Nguyện

Bài học: QUẢ CỦA ÁC NGHIỆP

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Anitya, Sangkhaly, Vo Bat Phi, TN Nhu Nguyen, Bich Thu,
Vo Thuong09, Mina, và các Ops http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen, Mina. (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen, Mina. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Mina. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 27 tháng 03 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, Houston 7:30 đến 10:00 sáng, NY 8:30 đến 11:00 sáng, Cali 5:30 đến 8:00 sáng, Paris 1:30 đến 4:00 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do NS Liễu Pháp thuyết giảng bài QUẢ CỦA ÁC NGHIỆP, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / ĐĐ Pháp Đăng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

QUẢ CỦA ÁC NGHIỆP

(Bản Anh Ngữ: Retribution, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-truongbo/truong31.htm)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Soạn dịch: Như Quang)

Kinh Pháp Cú số 136 đến 140:

136. "Người ngu làm điều ác,
Không ý thức việc làm.
Do tự nghiệp, người ngu
Bị nung nấu, như lửa".

137. "Dùng trượng phạt không trượng,
Làm ác người không ác.
Trong mười loại khổ đau,
Chịu gấp một loại khổ".

138. "Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm".

139. "Hoặc tai họa từ vua,
Hay bị vu trọng tội;
Bà con phải ly tán,
Tài sản bị nát tan".

140. "Hoặc phòng ốc nhà cửa
Bị hỏa tai thiêu đốt.
Khi thân hoại mạng chung,
Ác tuệ sanh địa ngục".

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Trong cuộc đời này có sự đau khổ nào không phải là quả của ác nghiệp chăng ?

2. Theo Phật Giáo, Đức Phật có dạy phương pháp gì để tránh được quả của ác nghiệp không ?

3. Phải chăng một người làm nghiệp bất thiện thì phải chắc chắn chịu quả của ác nghiệp không ?

4. Chúng sanh tạo ác nghiệp do nguyên nhân nào ?

5. Chúng sanh tạo ác nghiệp bị quả báo khổ đau, vậy thì phải chăng tạo thiện nghiệp thì được hạnh phúc ?



D. Đố vui (NS Liễu Pháp biên soạn)

1. Câu nào dưới đây đúng với tinh thần Phật Pháp ?

a. Người tốt là người không bao giờ làm điều ác.
b. Người tốt là người biết nhận ra điều ác.
c. Người tốt là người biết bỏ ác làm lành.
d. Cả ba điều trên.

2. Câu nào dưới đây miêu tả đúng sự thật ?

a. Người ác là người chuyên làm điều ác.
b. Người ác là người thích đem lại sự đau khổ cho người khác.
c. Không có người ác, chỉ có tâm ác.
d. Cả ba điều trên.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng bài CHƯ THIÊN ĐỘ TRÌ NGƯỜI TRÍ, chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.