Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Chương Bốn - Phẩm Tám

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

(I) Kinh về Dục (Sn 151)

766. Ai ao ước được dục,
Nếu dục được thành tựu,
Chắc tâm ý hoan hỷ,
Ðược điều con người muốn.

767. Nếu người có dục ấy,
Ước muốn được sanh khởi,
Các dục ấy bị diệt,
Bị khổ như tên đâm.

768. Ai tránh né các dục
Như chân tránh đầu rắn,
Chánh niệm vượt thoát được,
Ái triền này ở đời.

769. Người nào tham đắm dục,
Ruộng đất, vàng, bò, ngựa,
Người nô tỳ, phục vụ,
Nữ nhân và bà con.

770. Như người không sức lực,
Bị các dục chinh phục,
Tai họa dẫm đạp nó,
Khổ đau bước theo nó,
Như nước ùa tràn vào,
Chiếc thuyền bị vỡ nát.

771. Do vậy người thường niệm,
Từ bỏ các loài dục,
Bỏ dục, vượt bộc lưu,
Tát thuyền đến bờ kia.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

PARIS, ngày 30.10.2014 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ Sáu, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 4 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay. Nhưng đã có những bàn tay phá hoại việc tạo mãi, không muốn cho Giáo hội có chùa, không muốn cho Phật tử sinh hoạt tôn giáo, không muốn cho Giáo hội chuyển vận ước mơ và ngưỡng vọng thiết tha của người dân Việt ra toàn thế giới. Xin mời Bạn đọc vào Trang Thư thứ Sáu :

bodhi1

Lá Thư Trong Tuần – Tuần 6 :THẮP SÁNG Ý THỨC
và lời kêu gọi KHẨN


Bắc bán cầu đang bước vào mùa thu. Đông phương thường nhìn mùa thu ảm đạm, sầu mị. Tây phương thì thấy mùa thu rực rỡ những chiếc lá thay màu, của thu hoạch mùa màng và lễ hội. Cũng hình ảnh rừng thu pha sắc vàng và đỏ nhưng hai nền văn hoá đông, tây có hai cảm quan riêng biệt. Cũng hình ảnh đó người ta thấy là khởi sắc cũng có người nghĩ là ảm đạm. Cũng khí thu lành lạnh mà khiến kẻ thấy cô liêu, còn có người vui thoát được cái oi bức của mùa hè. Tất cả đến từ nhận thức chủ quan. Mùa thu năm nay Giáo Hội tạo lập ngôi chùa chung. Ngày hoàn tất thủ tục tạo mãi cũng trong khoảng thời gian đại tường Đức Phó Tăng Thống (1). Tối nay Hoà thượng Thích Trí Hoà gọi điện thoại hỏi han chuyện vận động tài chánh. Ngài là cố vấn của Văn Phòng II Viện Hoá Đạo. Sức khoẻ kém nhưng vẫn lo lắng nhiều cho Phật sự tạo mãi ngôi chùa Phật Quang. Mấy ngày trước, một Phật tử từ Atlanta gởi text với dòng chữ nầy : Ngày cũng như đêm, chuyện GHPGVNTN ở trong tâm trí của con. Đọc chừng đó chữ, chúng tôi tự hỏi những thăng trầm của cuộc sống mang lại những điên đảo vọng tưởng hay những tấm lòng cao khiết. Có thể cả hai. Giống như mùa thu cho chúng ta cả hai cách nghĩ hoặc vui hoặc buồn.
TRONG KHỔ NẠN THẤY ĐƯỢC THẾ NÀO LÀ VÔ SỞ UÝ.
Những tháng ngày đầu sau 30 tháng 4 năm 1975 cả miền nam Việt Nam run rẩy trước sự đàn áp bạo tàn. Ai cũng có thể bị tù đày. Tài sản có thể bị tịch biên bất cứ lúc nào. Một lời vô ý cũng có thể là nguyên nhân bị bắt đi biệt tích. Thế mà khi Cô nhi viện Quách Thị Trang bị nhà cầm quyền ngang nhiên chiếm dụng thì vị Tổng thư ký Viện Hoá Đạo (2) đã ra thông tư số 2 phản đối hành động vô pháp, vô cương. Phải sống ở Miền Nam trong giai đoạn đó mới cảm nhận sự quả cảm của một bậc tu hành tay không tấc sắt chỉ tin vào lẽ phải và lên tiếng vì lẽ phải cho dù phải đối mặt với muôn ngàn khổ nạn. Lịch sử Phật giáo mai hậu sẽ ghi lại chính giai đoạn đầy đau thương khổ nạn của Giáo Hội sau năm 1975 đã có những bậc lãnh đạo dám xem nhẹ an nguy của mình để đối diện với bạo lực một cách can đảm. Người ta đã tìm mọi cách dìm các ngài xuống nhưng sẽ không ai xoá đi được sự thật.
CHẤP NHẬN HÀNH TRÌNH ĐƠN ĐỘC
Một thực trạng mà nhiều Phật tử Việt Nam vẫn không mấy quan tâm là cho dù Đạo Phật là một tôn giáo lớn của dân tộc nhưng hiện nay không có được một cơ cấu tổ chức độc lập với nhà nước. Nói cách khác là tổ chức Phật giáo dân lập bị đặt ra ngoài vòng luật pháp. Sự việc rõ nét từ năm 1980 khi nhà cầm quyền thành lập Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo. Năm 1981 cơ cấu mang tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời trực thuộc sự quản chế của Ban Tôn Giáo nhà nước và là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc. Tất cả tổ chức Phật giáo tại Miền Nam đều phải “tự nguyện giải tán và gia nhập”. Dễ hiểu thôi. Bất tuân là bị đàn áp, tù đày. Một lần nữa hai bậc lãnh đạo (3) của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ chối gia nhập. Lại tiếp tục tù đày. Cả hai trải qua nhiều nhà tù rồi cuối cùng bị an trí trong ngôi chùa tại sanh quán của mình. Thái độ như vậy vào thời điểm đó không phải là lựa chọn của số đông. Các Ngài nằm trong số rất ít ỏi quên đi sự an nguy của bản thân chỉ vì đại nghĩa. Những năm tháng kế tiếp là tù đày nối tiếp tù đày. Hành trình đó tuy cô độc nhưng làm toả sáng hùng tâm đại nguyện của người con Phật.
HÀNH ĐỘNG CHÂN CHÍNH PHẢI DỰA TRÊN CÁI NHÌN TOÀN DIỆN
Chiến tranh Việt Nam là một cục diện phức tạp. Tương lai của dân tộc chứa đầy những nan đề. Năm 2001 Hoà thượng viện trưởng Viện Hoá Đạo gởi đi Lời Kêu Gọi Dân Chủ Cho Việt Nam. Bản văn đó không những đề cập đến thực trạng đau thương của đất nước mà còn nêu rõ những nguyên nhân chính yếu và giải pháp cho sự bế tắc. Nói thuần lý thì lời kêu gọi nầy là biểu đạt của hệ luận tứ diệu đế : Đau khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và hành trình dẫn đến sự diệt khổ. Cái nhìn toàn diện ở đây rất quan trọng. Ai cũng biết cuộc sống có vấn đề. Nhưng vấn đề thật sự là gì ? Đâu là nguyên nhân ? Đâu là giải pháp ? Đâu là phương cách đạt đến giải pháp đó ? Ba nguyên nhân tạo nên một đất nước nghèo khó, lạc hậu và 8 tám đề nghị cụ thể là nội dung chính của văn kiện. Cái nhìn toàn diện đó rất quan trọng. Những vấn đề được nêu ra không từ quan niệm phe nhóm chống đối mà là đề xuất mang tính xây dựng thực tiễn. Lời kêu gọi cũng nhắm vào người Phật tử Việt Nam với tinh thần vô úy thắp sáng ý thức hộ quốc — hộ dân — hộ pháp. Tôn chỉ đó không phải chỉ mới ghi trong Hiến chương GHPGVNTN đương đại mà xuyên suốt trong giòng lịch sử Phật giáo Việt Nam.
VAI TRÒ DẪN ĐẠO ĐÒI HỎI KHẢ NĂNG TIÊN LIỆU
Tháng 3 năm 2009 vị lãnh đạo GHPGVNTN (4) đưa ra lời phản đối khai thác quặng mỏ bô-xít ở Tây Nguyên. Bên cạnh sự quan tâm về môi trường là lời cảnh báo về nạn ngoại xâm Bắc phương. Nhiều người, kể cả người Việt ở hải ngoại, không tin về một sự xâm lăng mới của Trung Quốc đối với Việt Nam. Có lẽ người ta tin là với sự nhượng bộ tối đa của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như giao thương mật thiết giữa hai quốc gia thì sự xâm lăng bằng vũ lực sẽ rất khó xẩy ra. Bây giờ thì đó không phải là điều đáng lo mà là sự thật hiển nhiên. Đây là một trong nhiều thí dụ cho thấy về cái nhìn xa của chư tôn lãnh đạo Hội Đồng Lưỡng Viện. Tất cả những tiên liệu về vận nước và nội tình Giáo Hội đều cho thấy mức chính xác đáng kinh ngạc. Dự đoán được những tình huống xấu sắp xẩy ra và cương quyết có biện pháp cụ thể không phải là điều dễ dàng trong cương vị lãnh đạo. Sự khẳng khái chấp nhận búa rìu của công luận để giữ vững con thuyền Giáo Hội chưa bao giờ gặp nhiều thách thức như trong mười năm qua.
HÌNH ẢNH CỦA MỘT CỘI TÙNG
Có những lần đi dọc miền duyên hải bắc California nhìn thấy những cây tùng, cây bách trơ gan cùng phong ba tuế nguyệt. Bỗng nhiên nhớ tới những con người trong cơn bão loạn vẫn kiên cường gìn giữ những giá trị cao đẹp. Lịch sử của Giáo Hội trong bốn thập kỷ qua đầy những cuồng phong bão tố. Thấp thoáng trong đó là hình ảnh của Hoà thượng Thích Huyền Quang và Hoà thượng Thích Quảng Độ. Bây giờ Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã đi rồi chỉ còn Đức Đệ Ngũ Tăng Thống. Cuộc đời của Đức đương kim Tăng thống không đơn giản để điểm xuyến bằng chức vị, bằng những công trình sọan dịch trước tác to lớn, bằng tiếng nói ảnh hưởng sâu rộng trên các diễn đàn quốc tế. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu quên đi sự chánh trực, bất khuất, trí tuệ sắc bén của Ngài. Để thấy rõ điều đó chỉ cần nhìn lại những biến cố trên sẽ thấy được phần nào tâm thái của một người sống vì lẽ phải, vì lợi lạc của nhân quần. Sự nghiệp tinh thần của Ngài chính là tài sản vô giá của tất cả chúng ta.
CON SỐ CỦA TUẦN NẦY
Khởi sự viết lá thư số 6 thì riêng đoạn nầy thay đổi vào phút chót. Phía bên bán vừa có yêu cầu là trong tuần nầy Giáo Hội phải có giấy tờ chứng minh là đã có đủ một triệu Mỹ kim trong chương mục. Mặc dù theo khế ước mua bán thì tới cuối tháng 11-2014 mới là ngày phải giao đủ số tiền. Trong lịch trình vận động tài chánh thì chúng ta mới hoàn tất hai nơi trong số mười một điểm gây quỹ và còn 4 tuần lễ để tiếp tục kêu gọi sự đóng góp. Chúng ta hoàn toàn tin là sẽ đủ số tiền sau bốn tuần lễ nữa. Nhưng phía bên bán đang bị tác động bởi những người nào đó cho thấy là Giáo Hội sẽ không bao giờ hoàn tất việc tạo mãi với số tiền đã hứa. Ở đây, phải chăng “những người nào đó” là những kẻ mong cầu cho Giáo hội không có chùa, Phật tử không có nơi sinh hoạt tôn giáo, và chuyển vận ngưỡng vọng thiết tha của người dân Việt ra thế giới ? Vấn đề trở nên cấp bách. Xin khẩn thiết kêu gọi tất cả những cơ sở đơn vị, những Phật tử hữu tâm đã hứa cúng dường hoặc cho mượn, xin nhanh chóng gởi về văn phòng Giáo Hội hay deposit thẳng vào chương mục của Văn Phòng II Viện Hoá Đạo (5). Đồng thời xin kêu gọi khắp nơi mạnh mẽ hơn nữa trong sự tiếp tay vận động tạo mãi ngôi chùa chung. Chúng ta sẽ vượt qua khó khăn to lớn nhưng nhất thời nầy bằng sự thắp sáng ý thức. Cũng như nhân loại có nhiều cách nhìn về mùa thu. Đối với chúng ta tất cả trở lực chỉ là cơ hội tôi luyện thiện tâm, vun bồi phước hạnh.
Houston 29.10.2014
Tỳ Kheo Thích Giác Đẳng

Mọi sự giúp đỡ tài chánh xin gởi về :
Trong nước : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn xin gởi về :
  • HT. Thích Nguyên Lý
    Chùa Từ Hiếu, 59 lô D, đường Dương Bá Trạc, P1. Q8
    Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại : 0908 217 533
    Email :
     nguyenly2550@yahoo.com
Ở Hải ngoi : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn, xin viết Ngân phiếu đề tên“Van Phong II Vien Hoa Dao”và gửi về địa chỉ :
  • Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
    Chùa Pháp Luân
    13913 S. Post Oak Blvd, Suite B
    Houston, TX 77045
    Hoa Kỳ / USA
    Tel : (281) 216 3588
    Email : ghpgvntn@gmail.com
    (Tất cả mọi ngân phiếu nhận được sẽ có hồi báo để làm bằng)
Tiền đóng góp của chư liệt vị sẽ được trừ thuế theo quy chế “Non-profit – Bất vụ lợi” của tổ chức GHPGVNTN.
Hoặc trực tiếp gởi vào chương mục của Giáo hội :
  • VAN PHONG II VIEN HOA DAO
    CHASE BANK
    ACC. 610595337
    SWIFT code CHASUS33
    ROUTING No. 111000614

KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương Ba- Đại Phẩm 

(VI) Kinh Sabhiya (Sn 91)

528. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì
Ðược gọi bậc có trí?
Nhờ gì, gọi tùy trí?
Thế nào xưng tinh tấn?
Thế nào được danh xưng,
Là vị đã thuần thục?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời.
Thế Tôn:

529. Thế Tôn liền đáp lại:
Hỡi này Sabhiya,
Ai quán sát Vệ-đà,
Hoàn toàn và toàn diện,
Ðược Sa-môn, Phạm chí,
Ðạt được rất đầy đủ,
Vị ấy gọi ly tham,
Trong tất cả cảm thọ,
Do vượt qua Vệ-đà,
Ðược gọi bậc Vệ-đà?

530. Do quán sát, quán triệt,
Các hý luận, danh sắc,
Kể cả nội và ngoại,
Về cội gốc bệnh hoạn,
Vị ấy thoát trói buộc,
Cội gốc các bệnh hoạn,
Vị đức tánh như vậy
Ðược gọi vị rõ biết

531. Vị ở đời từ bỏ
Tất cả các pháp ác,
Với tinh tấn vượt qua,
Mọi khổ đau địa ngục,
Vị ấy có tinh tấn,
Có tinh cần, siêng năng,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi vị có trí.

532. Với ai các trói buộc,
Bị bựt đứt, huỷ hoại,
Nguồn gốc các tham ái,
Vị ấy được giải thoát,
Khỏi tất cả gốc tham,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi vị thuần thục.
Rồi du sĩ Sabhiya.. lại hỏi Thế Tôn thêm câu hỏi nữa:
Sahiya:
533. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì,
Ðược gọi vị được nghe?
Nhờ gì, gọi bậc Thánh?
Sở hành như thế nào,
Như thế nào được tên,
Là một người du sĩ?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời.
Thế Tôn:

534. Thế Tôn bèn đáp lại:
Hỡi này Sabhiya!
Do ở đời được nghe,
Thắng tri tất cả pháp,
Pháp có lỗi, không lỗi,
Phàm mọi pháp ở đời,
Là vị đã chiến thắng,
Ðoạn nghi, được giải thoát,
Trọn vẹn không dao động,
Ðược gọi, vị có nghe.

535. Sau khi đoạn, chặt đứt,
Mọi lậu hoăc chấp trước,
Vị ấy sau khi biết
Không đi đến thai tạng,
Ðoạn trừ và từ bỏ,
Ba loại tưởng bùn nhơ,
Không đi vào thời kiếp,
Ðược gọi là bậc Thánh.

536. Vị nào ở nơi đây,
Thành tựu các giới hạnh,
Thiện xảo mọi lãnh vực,
Rõ biết được Chánh Pháp,
Cùng khắp cả mọi nơi,
Không chấp trước, giải thoát,
Không sân hận một ai,
Ðược gọi là có hạnh.

537. Ai không làm các nghiệp
Ðưa đến quả đau khổ
Phía trên và phía dưới,
Bề ngang và chặng giữa,
Sống với sự liễu tri,
Từ bỏ, không chấp nhận,
Man trá và kiêu mạn,
Tham ái và phẫn nộ,
Làm cho đến cùng tận,
Cả danh và cả sắc,
Vị này đã đạt được,
Tên gọi là du sĩ.
Rồi du sĩ Sabhiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy; hoan hỷ, hân hoan, phấn chấn, hỷ duyệt sanh khởi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thương y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn, trước mặt Thế Tôn, thốt lên những câu kệ thích đáng:

538. Ôi, bậc tuệ rộng lớn!
Nhiếp phục sự tụ họp,
Các Sa-môn tranh luận,
Có đến sáu (mươi) ba thuyết,
Các ngôn thuyết văn tự,
Y đây các tưởng khởi,
Vị ấy vượt qua được,
Dòng nước mạnh sanh tử.

539. Ngài đi đến tận cùng,
Ðến bờ kia đau khổ,
Bậc La-hán, Chánh Giác,
Con nghĩ Ngài lậu tận,
Ngài chói sáng, thông minh.
Với trí tuệ rộng lớn,
Ngài đoạn tận đau khổ,
Ðưa con qua bờ kia.

540. Ngài thấy, Ngài biết rõ
Những điều con nghi ngờ,
Ngài giúp con vượt qua,
Con xin đảnh lễ Ngài,
Bậc ẩn sĩ đạt được,
Con đường thật an tịnh,
Ôi, bà con mặt trời!
Không hoang vu, nhu hòa.

541. Ðiều xưa con nghi ngờ,
Ðều được Ngài giải đáp,
Ôi, bậc có Pháp nhân!
Ngài thật là ẩn sĩ
Bậc Chánh Ðẳng, Chánh Giác,
Ngài không còn triền cái.

542. Với Ngài, mọi ưu não,
Ðược phá tan, đoạn diệt,
Ngài tịnh tịch, chế ngự,
Tâm kiên trì, thành thực.

543. Ngài là bậc long tượng,
Trong các hàng long tượng,
Ngài là đại anh hùng
Chư Thiên đều hoan hỷ,
Cả hai Nàrada,
Và cả Pabbatà,
Ðều hoan hỷ tín thọ,
Lời thuyết giảng của Ngài.
544. Chúng con xin đảnh lễ,
Con người thuần thục nhất,
Chúng con xin đảnh lễ,
Con người tối thượng nhất,
Trong cảnh giới Trời, Người,
Không ai sánh được Ngài,
545. Ngài chính là Ðức Phật,
Ngài chính là Ðạo Sư,
Ngài là bậc ẩn sĩ,
Ðã chiến thắng Ác ma,
Ngài chặt đứt tuỳ miên,
Ðã vượt qua sanh tử,
Ngài giúp chúng sanh này,
Vượt qua bể sanh tử.
546. Ngài vượt khỏi sanh y,
Ngài phá tan lậu hoặc,
Ngài là bậc sư tử,
Không chấp thủ, chấp trước,
Mọi sợ hãi, hoảng hốt,
Ngài đoạn tận, trừ diệt.

547. Như hoa sen tươi đẹp.
Nước không thể dính vào,
Cũng vậy cả thiện ác,
Cả hai không dính Ngài,
Ôi anh hùng vĩ đại,
Xin Ngài duỗi chân ra,
Sabhiya chúng con,
Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư.
Rồi du sĩ Sabhiya lấy đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Con xin quy y Thế Tôn, Pháp và chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.
- Này Sabhiya, ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này cần phải sống biệt trú trong bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng ở đây, Ta biết sự sai biệt giữa các chúng sanh.
- Bạch Thế Tôn, nếu những ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này, sống biệt trú bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo, con sẽ sống biệt trú bốn năm. Sau bốn năm, nếu tâm con thỏa thuận hãy cho xuất gia, cho con thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo.

Du sĩ Sabhiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới... rồi Tôn giả Sabhiya trở thành một vị A-la-hán.
PARIS, ngày 24.10.2014 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ Năm, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang,làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 5 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay. Đồng thời Lá Thư loan báo sơ khởi tiền đóng góp của đồng bào hảo tâm đến từ nhiều châu lục. Xin mời Bạn đọc vào Trang Thư thứ Năm :
bodhi1

Lá Thư Trong Tuần – Tuần 5 :QUÃNG ĐƯỜNG TRƯỚC MẮT


Chỉ còn 5 tuần lễ nữa là chúng ta đến thời điểm quyết định. Nói là năm tuần thực tế chỉ có ba tuần để vận động. Hai tuần còn lại là để chuẩn bị hoàn tất. Mỗi ngày chúng tôi đều nhận được những lá thư hỏi thăm về việc tạo lập ngôi chùa chung. Đã có một số hỏi về sinh hoạt của ngôi chùa Phật Quang trong tương lai thế nào. Ngôi chùa chung sẽ thể hiện được tôn chỉ và chủ trương của Giáo Hội. Và hơn thế nữa cũng được điều hành trong sự quan tâm của toàn thể thành viên Giáo Hội.
TÔN CHỈ CỦA SỰ THỐNG NHẤT
Lịch sử của tất cả tôn giáo lâu đời đều mang một điểm chung là phân hoá theo thời gian. Từ một khởi điểm hợp nhất ban đầu dần dà có những dị biệt nội tại đưa đến phân hoá. Nếu nói khách quan thì sự chia cách thành nhiều tông, nhiều phái vốn tự nhiên. Con người là vậy, thế tình là vậy. Tách ra thì dễ mà hợp lại thì khó. Phật giáo Việt Nam đã tạo thành một sự kiện đặc thù trong lịch sử Phật giáo là kết hợp hai tông phái chủ lưu thành một cơ cấu có tên là là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nỗ lực nầy đã có những thành tựu nhất định. Dù vậy tinh thần thống nhất không dừng lại ở đó mà còn đòi hỏi những cố gắng xa hơn. Làm thế nào những người con Phật không phân tông phái, giới tính, tuổi tác, phe phái có thể cùng ngồi lại trong tinh thần chung, vì lợi ích chung, trong giá trị chung là thừa kế truyền thống ngàn đời của Phật Pháp. Đó không phải là chuyện đơn giản. Những bất đồng vốn thường do sự dị biệt cá nhân hơn là lý tưởng và tôn chỉ. Người ta thường đổ lỗi sự chia rẽ bắt nguồn từ bên ngoài. Thật ra trung thực mà nói thì cũng do chính mỗi chúng ta. Để phát huy tinh thần thống nhất trước hết phải thể hiện được sự kiên nhẫn chấp nhận trong hiểu biết cảm thông. Không nuôi dưỡng hiềm hận đả kích mà thay vào đó là sự ôn hoà, tự chế và thông cảm. Tinh thần chính của đại bi tâm là đặt mình vào vị trí của người.
ĐẠI BIỂU CHO MỌI THÀNH PHẦN
Nhân đại hội thường niên năm nay của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, Hội Đồng Lưỡng Viện đã ủy nhiệm Văn Phòng II Viện Hoá Đạo tổ chức Đại Hội Khoáng Đại X trong và ngoài nước vào tháng 10 năm 2015. Đại hội sẽ thông qua bản tu chỉnh hiến chương, cơ cấu tổ chức, thành phần nhân sự và ngân sách cho nhiệm kỳ mới. Bản phác thảo tu chỉnh hiến chương và nội quy của Giáo Hội cần được góp ý của nhiều thành phần trước khi đệ trình Hội Đồng Lưỡng Viện duyệt y và phê chuẩn. Với trọng trách nầy Văn Phòng II Viện Hoá Đạo mong mỏi sự đóng góp sáng kiến và đề nghị từ nhiều thành phần khác nhau đại biểu cho đại đa số Phật giáo đồ Việt Nam. Hành hoạt của Giáo Hội nên là sự kết tinh tâm huyết của đại đa số trong đó có hai giới xuất gia và tại gia, nam nữ, nhiều thế hệ trong tuổi tác, những người thuộc chuyên môn khác nhau từ luật pháp, kinh tế, hành chánh, giáo dục đến sự đại diện các địa phương với nhu cầu dị biệt. Sự đại diện cho mọi tầng lớp rất quan trọng. Đức Phật chưa bao giờ có chủ trương thiết lập ngôi nhà giáo pháp dành riêng cho một cá nhân, một thành phần. Tất cả chúng sanh đều có thể ân triêm lợi lạc.
SỨC MẠNH THẬT SỰ ĐẾN TỪ TỨ CHÚNG
Sự tồn tại vững mạnh của Giáo Hội chính ở khả năng kết hợp. Mỗi chúng ta đều có những dị biệt. Nếu khéo đóng góp thì sự sai khác tạo nên sự đa dạng, phong phú, và thế hỗ tương cần thiết. Ngôi chùa chung, chùa Phật Quang, không đơn giản là ngôi chùa theo nghĩa vật chất hay bất động sản mà còn nói lên tinh thần kết hợp của nhiều thành phần. Một điểm rất đáng hoan hỷ là ban đầu có nhiều người ngờ vực về việc tạo lập một ngôi chùa không mang bản sắc tông phái hay chủ quyền cá nhân mà là ngôi chùa chung. Bây giờ càng lúc càng thêm nhiều người tin tưởng một ngôi chùa chung có thể thực hiện. Việc chùa là vậy, việc Phật sự cũng thế. Nếu trong một tháng nữa chúng ta phải vận động đủ số tài chánh tạo mãi ngôi chùa chung thì trong vòng 12 tháng tới chúng ta phải làm thế nào có được sự góp ý của nhiều tầng lớp tăng, ni, nam nữ cư sĩ về hiến chương và đường hướng hoạt động của Giáo Hội. Những đề xuất hoạt động không nên chỉ một chiều từ chủ trương của trung ương mà cần có sự yêu cầu và đề nghị nhiều đại diện cho nhiều địa phương, nhiều tầng lớp, nhiều chuyên môn. Chúng ta cần nỗ lực thật nhiều hơn nữa để mời thỉnh sự chung vai góp sức của nhiều người. Điều rất đáng hoan hỷ là sau đại hội thường niên có nhiều chư vị tăng ni và Phật tử khắp nơi tiếp tục chia sẻ những thao thức và ý kiến về sinh hoạt Giáo Hội.
CON SỐ CỦA TUẦN NẦY
Cuối tuần qua, có hai bữa cơm gây quỹ ở California. Số tiền cúng dường và cho mượn tổng cộng là 149 ngàn Mỹ kim. Như vậy tổng cộng số tài chánh cúng dường và cho mượn tới nay là 619 ngàn. Lần đầu tiên con số vượt qua mức hơn nữa triệu. Mặc dù mới có nửa cuộc hành trình và chỉ mới có hai nơi trong số 11 nơi gây quỹ mà đã có hơn phân nữa số tiền thì cũng tạm gọi là khả quan nhưng thật ra chúng ta không có trọn 5 tuần lễ vì hai tuần sau cùng phải hoàn tất bằng mọi giá trước khi việc tạo mãi hoàn tất. Nói như vậy có nghĩa là trong ba tuần lễ tới phải đẩy mạnh việc vận động bằng nhiều phương cách. Xin khẩn thiết kêu gọi sự tiếp tục hỗ trợ và vận động cho việc mua chùa. Có rất nhiều người chưa biết được vì không theo dõi qua báo chí và internet. Xin hãy thay mặt Giáo Hội chuyển lời vận động đến thân nhân bạn bè. Sự cổ động từ nhiều cá nhân rất quan trọng. Mai hậu chúng ta sẽ hoan hỷ nhìn lại những tháng ngày hôm nay với một ngôi chùa chung được hình thành mà mỗi phiến ngói, mỗi viên gạch là do sự chung góp của bốn phương Phật tử trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
Ngưỡng nguyện Phật Pháp soi sáng cho mỗi bước đi trên đường tu tập và phụng sự của tất cả chúng ta.
Houston 23.10.2014
Tỳ Kheo Thích Giác Đẳng

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

        KINH TẬP SUTTANIPÀTA
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương Hai- Tiểu Phẩm 

(X) Kinh Ðứng Dậy (Sn 57)


331. Hãy đứng dậy, ngồi dậy,
Với người mộng ích gì?
Kẻ bệnh ngủ làm gì?
Khi mũi tên phiền lụy.
332. Hãy đứng dậy, ngồi dậy,
Hãy kiên trì học tập,
Ðạt cho được an tịnh,
Ðừng để cho thần chết,
Biết Ông là phóng dật,
Mê hoặc, chinh phục Ông.
333. Chư Thiên và loài Người,
Sống y chỉ tầm cầu,
Hãy vượt ái dục này,
Chớ để thời khắc qua,
Khi thời khắc đã qua,
Bị sầu khổ địa ngụ.
334. Phóng dật là bụi nhơ,
Bụi do phóng dật khởi,
Với minh, không phóng dật,
Tự mình rút mũi tên

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014


KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương Ba - Đại Phẩm 

(IV) Kinh Sundarika Bhàradvàja (Sn 80)

478. Với ai không còn nữa,
Nguyên nhân của si mê,
Biết rõ và thấy rõ,
Ðối với hết thảy pháp,
Và mang nặng thân này,
Thân này thân cuối cùng.
Chứng đạt Chánh Ðẳng Giác,
Vô thượng an ổn xứ,
Ðạt cho đến như vậy,
Bậc Dạ-xoa thanh tịnh.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.
Bà-la-môn:

479. Ðây đồ con cúng dường,
Ðồ cúng dường chân thật,
Con đã tìm thấy được,
Bậc trí đức như vậy,
Phạm thiên hãy chứng giám,
Thế Tôn hãy chấp nhận,
Thế Tôn hãy thọ hưởng,
Ðồ cúng dường của con.
Thế Tôn:

480. Ta không có thọ dụng
Ðồ ăn từ kệ tụng,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðây không phải là pháp,
Của những người có trí,
Chư Phật đều từ bỏ,
Ca hát các bài kệ,
Chỗ nào pháp an trú,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðấy chính là truyền thống.

481. Ông cần phải cúng dường,
Ðồ ăn, đồ uống khác,
Bậc Ðại sĩ toàn vẹn,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Ðã đoạn tận trao hối,
Không còn bị dao động,
Ngài chính là thửa ruộng,
Cho người cầu công đức.
Bà-la-môn:
482. Thế Tôn, con muốn biết,
Người có tin như con,
Ai có thể hưởng thọ,
Ðồ cúng dường của con,
Trong khi lễ tế đàn,
Con phải tìm đến ai?
Lời Ngài dạy thế nào,
Con sẽ đạt cho được
.
Thế Tôn:

483. Với ai, không xông xáo,
Với ai, tâm không động,
Giải thoát khỏi các dục,
Với ai bỏ hôn trầm,

484. Lãnh đạo kẻ biên giới,
Thiện xảo trong sanh tử,
Ẫn sĩ đầy đủ tuệ,
Ðã đến lễ tế đàn.

485. Nhiếp phục kiêu ngạo xong,
Hãy chắp tay đảnh lễ,
Cúng dường đồ ăn uống,
Cúng dường vậy tăng trưởng.
Bà-la-môn:
486. Ngài là bậc Giác Ngộ,
Xứng đáng được cúng dường,
Ngài là ruộng phước đức,
Vô thượng, không gì hơn,
Vị tiếp nhận cúng dường,
Xứng đáng toàn thế giới.
Bố thí cho Tôn giả,
Kết quả thật to lớn
.
Rồi Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, hay phơi bày ra những gì bị che kín, hay chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mặt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Hãy cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama. Hãy cho con thọ đại giới.


Và Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja... trở thành một vị A-la-hán.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

GIÁO TRÌNH KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Chương Hai - Tiểu Phẩm

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

(VIII) Kinh Mũi Tên (Sn 112)


592. Ai tự tìm hạnh phúc,
Hãy tự mình rút tên,
Mũi tên là than khóc,
Tham cầu tư ưu sầu.

593. Ai đã rút mũi tên,
Không nương tựa nhờ cậy,
Tâm vị ấy đạt được,
Sự an lành an tịnh,
Vượt khỏi mọi ưu sầu,
Tâm không sầu, tịch tịnh.

PARIS, ngày 17.10.2014 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọc Lá Thư Trong Tuần – Tuần thứ Bốn, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 6 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay. Đồng thời loan báo sơ khởi tiền đóng góp tại Đại hội Thường niên ở thành phố Arlington, Texas cuối tuần vừa qua. Xin mời Bạn đọc vào Trang Thư thứ Bốn :

bodhi1

Lá Thư Trong Tuần – Tuần 4 :TẤT CẢ BẮT ĐẦU TỪ LÒNG THÀNH


Đúng ra thư nầy phải gởi đi vào tuần rồi. Tuy muộn nhưng là một tuần lễ nhiều phấn đấu, đầy hoan hỷ. Đại Hội Thường Niên 2014 của Giáo Hội diễn ra trong không khí hoà ái và đầy trách nhiệm của toàn thể đại biểu từ xa về phó hội. Ban tổ chức địa phương, Chùa Từ Bi Arlington Texas, đã chu toàn trọng trách một cách đáng tán thán. Các tổ chức cộng đồng người Việt trong vùng cũng đến tham dự và cất lên lời kêu gọi thiết tha cho việc kiến tạo ngôi chùa chung của Giáo Hội. Quý đại biểu đóng góp nhiệt tình cả tim óc và tiền bạc. Nếu phải nói ngắn gọn về đại hội năm nay thì có nói là đó là sự quy tụ của những tấm lòng chân thành.
TINH THẦN XÂY DỰNG
Thế giới của chúng ta vốn bất toàn. Phê phán thì dễ. Phê phán mang tính xây dựng thì chuyện không đơn giản. Thói quen chỉ trích thiếu trách nhiệm có thể thay đổi bằng tinh thần xây dựng. Hiện tình Phật giáo Việt Nam rất cần những đóng góp mang tính xây dựng hơn là đập đổ. Có một lần về Utah chúng tôi có nghe một Phật tử phê bình đài Phát Thanh Phật giáo của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế. Vị đó nói với thái độ chỉ trích là Đài Phát Thanh và Queme.net không đăng tải những sinh hoạt Phật sự đó đây của các ngôi chùa mà chỉ đăng những tin tức tranh đấu. Hôm sau chúng tôi bay về San Jose lại nghe một Phật tử khác nói rằng tội nghiệp GS Ái và chị Ỷ Lan bôn ba để duy trì đài phát thanh. Hai vị đó là cư sĩ không có cơ sở chùa chiền lại kiên trì gìn giữ tiếng nói của Giáo Hội cho sự vận động cho dân chủ, nhân quyền gần hai mươi năm qua không phải là chuyện dễ. Lắng nghe những ý kiến chúng tôi hiểu được thiện chí của cả hai vị. Đôi khi đòi hỏi, trách móc cũng là sự trân trọng. Nhưng phải nói rằng với sự chân thành chúng ta dễ dàng nhận ra giá trị của những đóng góp và góp ý với thái độ xây dựng.
NỖI ĐAU CỦA SỰ CHẤP NHẬN
Chính sự chân thành cho chúng ta những nghị lực và nhẫn nại đáng quý. Giữa những khó khăn, phiền luỵ người ta thường trách móc nhau. Thậm chí có thể dùng đến ngôn ngữ nặng nề nhất. Nhưng nếu chúng ta thật sự thương đạo, thương Giáo Hội thì cần thái độ tự chế. Kinh Jataka thuộc Tiểu Bộ Kinh kể câu chuyện một phụ nữ đi đường bồng con dừng lại tại một giếng nước ven làng. Trong lúc đang lấy nước thì một người đàn bà khác chụp lấy đứa bé và bảo rằng đây là con của mình. Người đàn bà có dã tâm cướp đoạt hài nhi rất xuất sắc trong việc đóng vai một bà mẹ thật đến đỗi người trong làng không phân được ai chính là mẹ của đứa bé. Cuối cùng người ta đưa cả hai người phụ nữ và đứa bé đến gặp một vị niên trưởng trong làng vốn được biết là một bậc thiện trí. Sau khi lắng nghe hai bên vị nầy đưa một đề nghị là để có thể tìm ra chân tướng thì phải xem ai dám liều mình giành giựt cho được đứa con. Sau cuộc tranh sức diễn ra thì vị niên trưởng phán quyết chính người thua cuộc là mẹ thật của đứa bé vì không nở làm con đau thậm chí mất mạng. Cái đẹp của câu chuyện đó là trong cuộc sống nầy không phải chỉ có hơn thua mà còn có tấm lòng thật sự. Chính ý thức đó cho chúng ta nghị lực vượt lên trên những tự ái cá nhân để gìn giữ cái thiêng liêng nhất, cái quan trọng nhất cần bảo dưỡng.
XIN ĐỪNG CÔ PHỤ NHỮNG TẤM LÒNG THÀNH
Loài người thường sống với nghịch lý. Thường bận tâm những người mình ghét và hờ hững với người thật sự tốt với mình. Một thi sĩ viết câu nầy : Ngó lên còn Phật mĩm cười, nhìn trong bốn biển bao người anh em. Một câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ nhiều người là liệu có chạy đủ số tiền mua chùa khi thời hạn tới ? Chúng tôi hoàn toàn hiểu và trân trọng những lo lắng đó. Phải chi tất cả những vị nầy có mặt trong đại hội thường niên thì sẽ bớt lo vì thấy được sự quyết tâm của Phật tử trong việc tạo lập ngôi chùa chung. Đó là một Phật tử cao niên đến từ vùng đất lạnh Calgary, Canada mang theo một tấm chi phiếu cúng dường với cử chỉ nắm tay thật chặt bảo rằng thấy giáo hội tạo ngôi chùa chung mừng quá. Đó là Phật tử bảo rằng ai tu cũng có hạnh riêng và hạnh của tôi là hạnh đi xin tiền, xin tiền cho Giáo Hội. Đó là một vị trưởng lão gởi tiền về cúng dường mà còn nhắn nếu giờ chót “kẹt quá” thì phải cho hay để gởi thêm. Đó là một huynh trưởng mắt rưng ngấn lệ nói rằng nếu Đức Tăng Thống có mặt ở đây Ngài sẽ vui lắm. Đó là những bàn tay đưa lên và tiếp tục đưa lên để góp phần xây chùa dùng thì giờ đã trễ và bụng thì rất đói. Chúng ta không nên quá bận lòng với những người chống đối, bất đồng. Chính những tấm lòng cao đẹp cho chúng ta ý nghĩa nhiệm mầu của cuộc sống và sức mạnh để đi tới.
CON SỐ CỦA TUẦN NẦY
Nhiều vị đọc thư hằng tuần điện thoại về nôn nóng muốn biết sự vận động tới đâu rồi. Tuần nầy xin có hai con số. Chỉ riêng trong đại hội thường niên số tiền cúng dường và cho mượn là 143,500.00 US. Một con số rất đáng hoan hỷ. Tính đến nay tổng cộng đã có 470 ngàn. Phải, chúng ta còn đoạn đường dài để đi. Cuối tuần nầy bắc và nam Cali tổ chức gây quỹ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những tấm lòng chân thành vì đạo, vì đời sớm có được trọn niềm hoan hỷ khi thấy rằng ngôi chùa chung được thành tựu và là kết tinh của nhiều bày tay của Phật tử bốn phương.
Anaheim 16/10/2014
Tỳ kheo Thích Giác Đẳng



Mọi sự giúp đỡ tài chánh xin gởi về :
Trong nước : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn xin gởi về :
  • HT. Thích Nguyên Lý
    Chùa Từ Hiếu, 59 lô D, đường Dương Bá Trạc, P1. Q8
    Thành phố Hồ Chí Minh
    Điện thoại : 0908 217 533
    Email :
     nguyenly2550@yahoo.com
Ở Hải ngoi : Tiền bạc ủng hộ hay cho mượn, xin viết Ngân phiếu đề tên“Van Phong II Vien Hoa Dao”và gửi về địa chỉ :
  • Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
    Chùa Pháp Luân
    13913 S. Post Oak Blvd, Suite B
    Houston, TX 77045
    Hoa Kỳ / USA
    Tel : (281) 216 3588
    Email : ghpgvntn@gmail.com
    (Tất cả mọi ngân phiếu nhận được sẽ có hồi báo để làm bằng)
Tiền đóng góp của chư liệt vị sẽ được trừ thuế theo quy chế “Non-profit – Bất vụ lợi” của tổ chức GHPGVNTN.
Hoặc trực tiếp gởi vào chương mục của Giáo hội :
  • VAN PHONG II VIEN HOA DAO
    CHASE BANK
    ACC. 610595337
    SWIFT code CHASUS33
    ROUTING No. 111000614

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014


        KINH TẬP SUTTANIPÀTA

Chương Hai - Tiểu Phẩm

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(IV) Kinh Ðiềm Lành Lớn (Kinh Ðại Hạnh Phúc) - Mahamangala Sutta (Sn 46)




267. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế,
Giác ngộ quả Niết bàn
Là điềm lành tối thượng.
 
268. Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn
Là điềm lành tối thượng.
 

269. Làm sự việc như vậy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng
.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014


KINH TẬP SUTTANIPÀTA
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương Hai - Tiểu Phẩm

(XIII) Kinh Chánh xuất gia (Sn 63)

Người hỏi:

359. Tôi hỏi bậc ẩn sĩ,
Có trí tuệ rộng lớn,
Ðã vượt qua bờ kia,
Tịch tịnh, tự an trú.
Làm sao một Tỷ-kheo,
Bỏ nhà, bỏ các dục,
Lại có thể chơn chánh
Du hành ở trên đời?
Thế Tôn:

360. Ai nhổ lên điềm lành,
Như vậy, Thế Tôn đáp
Các sao băng mộng mị,
Và các tướng lành dữ,
Vị ấy đoạn trừ được,
Các lỗi lầm điềm lành;
Tỷ kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
361. Tỷ-kheo nhiếp phục tham,
Ðối với các dục vọng,
Tại thiên giới, nhân giới,
Vượt hữu, chứng tri pháp;
Tỷ kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
362. Tỷ kheo bỏ hai lưỡi,
Bỏ phẩn nộ, xan tham,
Với tùy thuộc chống đối,
Ðoạn tận thật hoàn toàn,
Tỷ kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
363. Sau khi đã từ bỏ,
Cả ái và phi ái,
Không chấp thủ một ai,
Không y chỉ chỗ nào,
Giải thoát được hoàn toàn
Các kiết sử trói buộc,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
364. Ai không tìm lõi cây,
Ðối với các sanh y,
Có thể nhiếp phục tham,
Ðối với các chấp thủ,
Vị ấy không y chỉ,
Không để ai dắt dẫn,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
365. Với lời và với ý,
Và với cả nghiệp làm,
Không chống đối một ai,
Chơn chánh biết diệu pháp,
Thường cố gắng hướng đến,
Ðường Niết bàn tịch tịnh,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
366. Tỷ-kheo không tự cao,
Khi người đảnh lễ mình,
Dầu có bị nhiếc mắng,
Không khởi tâm tức tối,
Ðược đồ ăn của người,
Không có sự tham đắm,
Tỷ kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
367. Tỷ-kheo sau khi đoạn,
Tham dục và sanh hữu,
Từ bỏ, không làm hại,
Không trói buộc một ai,
Vị ấy vượt nghi hoặc,
Ðã rút ra mũi tên,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
368. Tỷ-kheo sau khi biết,
Ðiều thích đáng cho mình,
Không làm hại một ai,
Có mặt ở trên đời,
Sau khi đã biết pháp
Như thật, như thế nào,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
369. Với ai, các tuỳ miên,
Không còn có tồn tại,
Và cội gốc bất thiện,
Ðược nhổ lên tận trừ,
Vị ấy không tham dục,
Không có hy cầu gì.
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
370. Ai đoạn tận lậu hoặc,
Ðoạn trừ cả kiêu mạn,
Mọi con đường tham dục,
Ðược chế ngự nhiếp phục,
Ðược nhiếp phục tịch tịnh,
Tự ngã được an lập,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
371. Có lòng tin, nghe pháp,
Thấy được quyết định tánh,
Bậc hiền không phe phái,
Giữa rất nhiều phe phái,
Có thể nhiếp phục được,
Tham, sân và hận thù,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
372. Thanh tịnh và chiến thắng,
Kéo lên màn che kín,
Tự tại trong các pháp,
Ðến bờ kia, bất động,
Ðoạn diệt các sở hành,
Thiện xảo trong chánh trí,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
373. Trong những thời quá khứ,
Trong những thời vị lai,
Vượt qua các chủ thuyết,
Trí tuệ thật thanh tịnh,
Với tất cả mọi xứ,
Ðược hoàn toàn giải thoát.
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.

374. Rõ biết được Pháp cú,
Chứng tri được Chánh pháp,
Thấy được sự mở rộng,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Ðối tất cả sanh y,
Ðược trừ diệt hoàn toàn,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời
.
Người hỏi:



375. Bạch Thế Tôn, chắc chắn,
Thực sự là như vậy,
Tỷ-kheo được chế ngự,
Ðã an trú như vậy,
Ðã nhiếp phục hoàn toàn,
Tất cả các kiết sử,
Tỷ-kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

PARIS, ngày 3.10.2014 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin hân hạnh giới thiệu Bạn đọcLá Thư Trong Tuần – Tuần thứ Ba, trình bày về diễn tiến việc tạo mãi Ngôi Chùa Phật Quang, làm cơ sở sinh hoạt cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ. Giáo hội đã đặt cọc mua với số tiền 220 nghìn Mỹ kim. Chùa nằm trên đại lộ Beach, cách Bolsa năm phút lái xe. Từ đây đến 7 tuần lễ, Giáo hội phải chồng thêm Một Triệu Mỹ kim để kết thúc việc tạo mãi và có nơi sinh hoạt ngay. Đồng thời loan báo sơ khởi tiền đóng góp của đồng bào hảo tâm đến từ nhiều châu lục. Xin mời Bạn đọc vào Trang Thư thứ Ba :

bodhi1

Lá Thư Trong Tuần – Tuần 3 :

PHÁP LÝ CỦA GIÁO HỘI
VÀ NGÔI CHÙA CHUNG


Lại một tuần lễ vô cùng bận rộn. Từ câu hỏi có thể làm được gì quý Phật tử nhiều nơi đang bắt tay vào việc tổ chức gây quỹ. Những tấm lòng, những bàn tay không phải chỉ cho riêng một địa phương, một tổ chức mà cho ngôi chùa chung của Giáo Hội. Chữ chung đó nói lên cả hai phương diện trừu tượng và cụ thể.
Mạng mạch của Phật Pháp
Phật giáo được truyền đến Việt Nam trước Trung Quốc. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu ra đời trước ngôi chùa Bạch Mã ở Lạc Dương bên Tàu. Nhiều giai đoạn thăng trầm tạo nên những khúc quanh quan trọng của lịch sử Đạo Phật trong lòng dân tộc Việt. Sự tồn tại của Phật Pháp là sự hiện hữu của ba tạng kinh điển và bốn chúng đệ tử Phật. Từ một nền đạo được xây dựng hơn hai mươi thế kỷ tới phong trào chấn hưng ở tiền bán thế kỷ hai mươi làm cơ sở thành lập các tổ chức Phật giáo tại ba miền Bắc, Nam, Trung để rồi kết hợp thành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Đó là tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN). Đại lão Hoà thượng Thích Tịnh Khiết từ vai trò hội chủ của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam trở thành vị tăng thống đầu tiên của GHPGVNTN là một biểu tượng nối tiếp dòng mạng mạch. Bản Hiến chương của GHPGVNTN ra đời đầu năm 1964 trở thành văn kiện quan trọng về cơ cấu tổ chức cũng như về tính đặc thù của đạo Phật Việt.
Những hy sinh cho sự sống còn của Giáo Hội
Vận nước ngửa nghiêng hơn nửa thế kỷ qua đã ảnh hưởng không nhỏ sự tồn tại của GHPGVNTN. Từ nỗ lực bảo vệ Hiến chương năm 1966 tới bao nhiêu khổ nạn từ biến cố 1975. Khi nhà cầm quyền Cọng sản đưa ra chính sách gom tất cả tổ chức Phật giáo thành một cơ chế dưới sự quản trị của Ban Tôn Giáo nhà nước năm 1980 thì chư tôn giáo phẩm dưới sự lãnh đạo của HT Thích Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ đã khẳng định sự tồn tại của một giáo hội dân lập không thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Thái độ đã đưa quý Ngài vào lao tù quản thúc hằng mấy mươi năm sau đó. Vị thế và đường hướng của Giáo Hội — đặc biệt là lập trường đối với tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc — đã tạo nên bao nghiệt ngã đánh phá từ trong ra ngoài. Đã có những giai đoạn đầy xáo trộn, nguy nan cho Giáo Hội trong lẫn ngoài nước. Chư tôn lãnh đạo tối cao kiên trì bảo vệ sự tồn tại một Giáo hội đồng hành với dân tộc nhưng không bị thế tục hoá ; độc lập với chế độ đương quyền nhưng không quay lưng với nỗi đau thương của dân tộc ; kêu gọi sự đồng tâm hợp lực của một liên minh dân tộc đồng thời duy trì một thực thể tôn giáo thiêng liêng không mang màu sắc đảng phái.
Trách nhiệm của chúng ta
Hiện tình đất nước và hoàn cảnh của Giáo Hội bắt buộc người Phật tử Việt Nam hải ngoại phải đặt rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Giáo Hội. Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và giáo hội các châu, đặc biệt tại Hoa Kỳ, phải theo đuổi những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động chung. Trước hết là tuân thủ sự chỉ đạo của Hội Đồng Lưỡng Viện trong nước dưới lãnh đạo tối cao của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Một tổ chức mang danh nghĩa của giáo hội mà không thừa hành sự lãnh đạo của Giáo Hội trong nước là hữu danh vô thực. Thứ đến là nuôi dưỡng một nhận thức rõ ràng về những giá trị của Phật Pháp, của tinh thần dân tộc chân chính và thế nào là quyền làm người trong ý nghĩa phổ quát. Không có sự hiểu biết đầy đủ những trọng điểm đó rất dễ bị sai lạc. Sau cùng, chúng ta cần ý thức sự tồn tại của Giáo Hội phải vượt lên trên những quan niệm cá nhân và lấy cái chung làm nền tảng. Khả năng tồn tại miên tục của Giáo Hội cho nhiều thế hệ mai hậu chỉ có thể có khi chúng ta xây dựng được một cơ cấu mà nhân sự có thể thỉnh cử, hoán chuyển theo các nhiệm kỳ.
Pháp lý giáo hội và Ngôi chùa chung
Trước Phật Đản năm 2014, Hoà thượng Viện Trưởng Viện Hoá Đạo trong một chỉ thị đã nêu ra hai Phật sự trọng yếu là kiến tạo một ngôi chùa chung của Giáo Hội và xác lập cơ sở pháp lý của Giáo Hội đối với luật pháp địa phương. Hai điều đó tuy khác nhau hoàn toàn nhưng lại liên hệ mật thiết. Không có pháp lý rõ ràng thì không thể nói cái gì thật sự thuộc chủ quyền chung của Giáo Hội. Nỗ lực kiến tạo cơ sở chung – chùa Phật Quang – là sự cụ thể hoá chủ quyền chung của giáo hội. Chính vì điểm nầy mà Tăng Ni, Phật tử nhiều nơi đồng thanh hưởng ứng lời kêu gọi tài chánh tạo mãi cơ sở Giáo hội tại miền nam Cali. Sự nhiệt tình của các chùa viện, quý Phật tử xa gần cho thấy niềm tin tưởng vào pháp lý, vào nguyên tắc, vào tinh thần chung chứ không phải ở cá nhân nào. Điều đó tự nó đã nói lên quan niệm rõ ràng của các thành viên Giáo Hội và những Phật tử hữu tâm. Chúng ta phải học được bài học quá khứ và quyết tâm cải thiện những gì cần thay đổi.
Sự tạo lập ngôi chùa Phật Quang tại miền nam Cali không còn là một công trình xây chùa bình thường mà là một khẳng định rõ về nguyên tắc chung, tinh thần chung và trách nhiệm chung của Văn Phòng II Viện Hoá Đạo và Phật tử Việt Nam khắp năm châu.
Con số tuần nầy
Chiều chủ nhật vừa qua cùng lúc Văn Phòng II nhận hai khoản tiền cúng dường. Đầu tiên là 2000 Mỹ kim do Phật tử từ Việt Nam cúng dường và do HT Thích Nguyên Lý chuyển giao. Số tiền thứ hai 50,000 Mỹ kim của một Phật tử ẩn danh ở Houston cúng dường. Hai con số rất sai biệt nhưng khó so sánh giá trị. Tất cả là ở tấm lòng và đều mang ý nghĩa quan trọng. Một Phật tử tại Pháp gởi cho mượn 10,000 Euro với một bức thư ngắn cảm động. Một ngôi chùa ở miền đông bắc Hoa Kỳ không có trong danh sách liên lạc của Giáo Hội đứng ra vận động gởi về số tiền 4750 Mỹ kim. Một gia đình Phật tử ở Montreal, Canada đứng ra vận động người thân gởi về cúng dường 1200 Gia kim. Và nhiều nơi nữa. Tất cả không vì quen biết cá nhân mà vì giáo hội, vì ngôi chùa chung.
Chúng ta còn một quãng đường dài để đi. Nhưng cần nhắc nhở nhau rằng nếu có một cố gắng nào đó vượt ngoài sự vị kỷ cá nhân và nói lên được tinh thần trách chung với đạo với đời thì đây là cơ hội để thể hiện. Nguyện cầu những tấm lòng cao đẹp của Phật tử bốn phương sẽ là nhân tố chính để ngôi chùa chung của Giáo Hội được sớm hoàn thành.
Dallas 2.10.2014
Tỳ kheo Thích Giác Đẳng