Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 24 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Diệu Quang


Tri chúng điền khuyết: anitya


Môn học: Kinh Pháp Cú


Bài học: Kệ Ngôn 179, 180 Phật Giới Bất Khả Tư Nghì


Giảng sư chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Trí Đạt, anitya, Hạt Cát, Minh Lạc ,

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học:Phần 1: Minh Lạc , đk:..// Hoi Hướng: ..., đk: .. http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: ĐĐ Tuệ Quyền


Người mở room: Hạt Cát, Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: anitya, Diệu Quang


Người post bài cho Room: Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát


Trực room (op): Hạt Cát
Lớp giảng Kinh Pháp Cú
Giảng sư: TK Tuệ Quyền

Phẩm 14: Bậc Ðạo Sư - Phẩm Phật Ðà (Buddhavagga) - Kệ Ngôn 179, 180



Phật Giới Bất Khả Tư Nghì



Bản Việt Văn của Tỳ khưu Giác Đẳng

Ðến đi không dấu tích
Bậc chiến thắng bất bại
Phật giới thật vô lường
Ai tầm được vị ấy

Ðã thoát khỏi lưới tham
Khát ái thôi đưa đường
Phật giới thật vô lượng
Ai tầm được vị ấy



Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa


Yassa jita n’āvajīyati

jitamassa no yāti koci loke

Ta buddham anantagocara

apada kena padena nessatha.

Yassa jālinī visattikā

tahā natthi kuhiñci netave

Ta buddham anantagocara

apada kena padena nessatha.



Yassa: bởi bậc ấy; jitam: những gì đã được chiến thắng; loke nà avajìyati: không thể bị đánh bại trong đời; assa: bởi Ðức Phật; koci: bởi phiền não khác; no yàti: không thể theo dấu; ananagocaram: cảnh giới vô lượng; apadam: không lưu dấu tích; tam Buddham: bậc giác ngộ ấy; kena padena: bằng con đường nào; nessatha: người có thể theo được? kunhici netave: bị bắt giữ;jàlinì: như mạng lưới; visattikà: như độc dược; tanhà: ái dục; natthi: không có;



Bản Anh văn của Phra Khantipàlo

That Buddha traceless of infinite range
whose victory none may e'er undo,
whose vanquished follow to no world,
then by which track will you trace him?

That Buddha traceless of infinite range
in whom's no entangling craving
and no ensnaring not anywhere leading,
then by which track will you trace him?


Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh

Dĩ thắng bất thụ ác,
Nhất thiết thắng thế-gian.
Duệ trí khuếch vô-cương.
Khai mông linh nhập đạo.

Quyết võng vô quải ngại,
Ái tận vô sở tích.
Phật trí thâm vô cực,
Vị tiễn tích linh tiễn.



DUYÊN SỰ

Một lần Ðức Phật đang đi ngang thị trấn Kuru. Lúc bấy giờ một người Bà La Môn tên Magandhiya nhìn thấy tướng hảo phi phàm của Ngài. Vị Bà La Môn nghĩ rằng đây là một bậc kỳ tài xứng đáng đưọc chọn làm người chồng tương lai cho đứa con gái thiên kiều bá mị của mình. Ông bà la môn vội vã về nhà gọi người vợ và con gái cùng đi với mình đến chỗ Phật đang ngồi. Sau khi nghe đề nghị của Ông Bà La Môn, Ðức Phật kể lại câu chuyện 3 người con gái Ma vương đã đến cám dỗ Ngài như thế nào và Phật dạy kệ ngôn trên. Nghe xong ông bà chứng pháp nhãn.


Ý CHÍNH
Cảnh giới của Phật là bất khả tư nghì. Ngài không còn nằm trong sự chi phối của bất cứ khát ái nào nên không ai có thể truy ra hướng đi của Ngài.


______________________________________________________________________________

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson
2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
THẢO LUẬN


1. Những gì chúng ta có thể biết và không thể biết về Ðức Phật?


2. Tại sao sở hành của Phật là vô tích?

3. Tại sao có rất nhiều thứ phiền não mà ở đây đặc biệt đề cập đến ái dục?
Đố vui

1. Ý nghĩa nào dưới đây mô tả hình ảnh của một vị Phật?
a. Một vị đã từ bỏ hạnh phúc trên thế gian để tầm cầu chân lý
b. Một vị đã chinh phục được thế gian này
c. Một vị đã từ mình chiến thắng mọi dục vọng phiền não
d. Một vị sống với tất cả chúng sanh bằng tình thương bao la

2. Đức Phật đã tự nhận là bậc Chánh giác, do vì:
a. Ngài đã chiến thắng ma quân
b. Ngài đã giác ngộ bốn chân lý
c. Ngài được chư thiên và loài người tôn kính
d. Ngài có được một hội chúng lớn là đệ tử

3. Các vị A-la-hán Thinh văn không được gọi là bậc Chánh giác, vì:
a. Các vị ấy chứng đắc quả vị thấp hơn đức Phật
b. Các vị ấy là đệ tử của đức Phật
c. Các vị ấy không tự mình giác ngộ mà phải nhờ đức Phật giáo hóa
d. Câu b và c đúng
Tin Tức

No. 0436 NEW(Hạt Cát dịch// Minh Lạc đọc)

Chùa Phật Giáo tại ngoại ô quận hạt Lonoke, tiểu bang Arkansas

Quận hạt Lonoke có lẽ được biết đến nhiều nhất vì nông nghiệp của nó nhưng nông trại không phải là những gì dẫn đầu một nhóm cư dân Akansas tại đó. Tại Furlow, họ đã tìm thấy một nơi chốn tôn nghiêm hoàn hảo để tu học Phật pháp.
Nhóm người này từng tụ họp nhau tại Jacksonville. Khi dự án nơi đó không thành công, họ được sự giúp đỡ của một cặp vợ chồng ở Furlow, là những người đã mở rộng tấm lòng và cánh cửa nhà của họ.
Fred và vợ anh, Lek, sinh sống ở Furlow nhiều năm. Họ nói hiện nay bất động sản của họ tại tâm điểm vùng ngoại ô quận hạt Lonoke là một nơi chốn thiêng liêng. Ðấy là chỗ mà Phật tử địa phương có thể đến và mang cung phẩm đến dâng cho người mà họ tin rằng là một bậc giác ngộ.
Fred nói rằng “ Họ mang thực phẩm đến cúng dường Ðức Phật, mỗi ngày Ðức Phật đều có cái gì đó để thọ dụng”. Thực phẩm được dâng đến cho cả năm tu sĩ ở tại chùa. Các vị đệ tử này của Ðức Phật nói rằng họ được kêu gọi dẫn dắt người khác trên con đường giác ngộ. Nhưng đây là công việc không được trả lương. Bà Lek giải thích “Họ không thể tới ngân hàng để vay bởi vì họ không có tiền” Ðấy là lý do tại sao ông Fred đồng ý cho chư tăng ở lại và biến nhà để xe của họ trở thành một ngôi chùa.
Bà Lek nói thêm “Bạn biết đấy, bạn thương yêu, chăm sóc và chia sẻ lẫn nhau- đấy là phương cách mà tôi nghĩ bạn thừa biết.
Và bà Lek, người đã đến nước Mỹ từ TháiLan 35 năm về trước, nói rằng đó cũng là phương pháp mà bà và thân hữu đã thực hành để duy trì sự sống còn của văn hóa.
Pongsai Hill là một trong những người đến hội họp tại đây vào mỗi chúa nhật để bái sám. Bà cũng nói rằng đó là tất cả những gì trong một giấc mộng đã thành sự thật.
Ðã có một ngôi chùa ở Ft. Smith, nhưng chúng tôi có sự riêng biệt của mình tại đây. Cám ơn Fred và Lek, không có điều này chúng tôi vẫn còn không có gì cả.
Gia đình của Fred và Lek hiện đang sống với bạn bè nhưng họ có kế hoạch trở về Thái Lan trong vài tháng tới. Họ đã giàn xếp để ngôi nhà của họ được nhóm tổ chức mua lại để phát triển ngôi chùa bằng tiền cúng dường của Phật tử.
_______________________________________________________________

No. 0441 NEW (Hạt Cát dịch)

Học giả Phật giáo Thái Lan, Sulak được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình.


Published on July 30, 2005

Ngày 30 tháng 07 năm 2005 - Nhà phê bình xã hội và là một học giả Phật giáo, Sulak Sivaraksa đã được đề cử cho Giải Nobel Hòa Bình năm nay.

Ðây là lần thứ ba tên tuổi của ông Sulak đã được nhắc tới cho những giải thưởng quí giá, những nhìn nhận sự cống hiến phi thường cho hòa bình thế giới của ông.

Hội đồng chấm giải NoBel sẽ quyết định về việc này trong vòng hai tháng.

Một bức thư gủi đến Hội Ðồng Giải Nobel ở Oslo Na Uy ủng hộ sự đề cử Sulak được viết bởi Giáo Sư Meridel Rubenstein từ Smith College, Massachusetts, ca ngợi Sulak như một lãnh đạo sáng lập phong trào kết hợp Phật pháp, sinh thái học và hoạt động hòa bình trên đất Mỹ và hậu phương.

Sulak là một cái gai nhọn đối với chính quyền Thái Lan bởi vì ông luôn nhắc nhở họ về quyền lực trong khuynh hướng lãnh đạo anh minh theo Giáo Lý Phật Giáo.

Trong việc thiếu vắng sự chính trị, ông đã chứng minh bằng hành động và các bài phê bình trong hơn ba thập niên về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo chân chính.

Ông từng bị lưu đày, tù tội và hiện nay trong tình trạng tại ngoại hầu tra vì sự nhấn mạnh đến việc bất công đối với nhiều nhân vật Thái Lan.

Ông Sulak ở trong tình trạng tại ngoại hầu tra từ năm 1998 về tội phản đối sự thành lập đường ống dẫn dầu xuyên qua khu rừng Kanchana-buri giữa Thái và Miến Ðiện. Ông còn là một nhà ủng hộ trung thành của dân chủ Miến Ðiện và Tây Tạng, thoạt đầu ông ủng hộ Thaksin Shinawatra trong nhiệm kỳ Thủ Tướng Thái Lan nhưng sau đó ông trở nên thất vọng.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết:


Môn học: Thiền Học

Bài học:


Giảng sư chính: TT Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TN Diệu Tịnh, anitya, Trí Ðạt

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học: http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: Trí Ðạt


Người mở room: Hạt Cát,mindvox, Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Dieu Quang

Người post bài cho Room: Mindvox , Như Phúc

Người post bài riêng cho chư Tăng: Như Phúc


Trực room (op):
Lớp Thiền Học

Giảng sư: TT Giác Đẳng


Bài 12: Quán Thọ (tiếp theo)



Chánh kinh Tứ Niệm Xứ:

Nầy các Tỳ kheo, thế nào là quán thọ trên thọ?
Nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi cảm thọ lạc, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc; khi cảm thọ khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ; khi cảm thọ không lạc không khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ.

Khi cảm thọ lạc thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc thuộc vật chất; Khi cảm thọ lạc không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc không thuộc vật chất.
Khi cảm thọ khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ thuộc vật chất; Khi cảm thọ khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ không thuộc vật chất.
Khi cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất; khi cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất.

Như vậy vị ấy quán thọ bằng nội thọ hay ngoại thọ hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thọ, quán tánh hoại diệt trên thọ hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thọ. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thọ với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thọ quán thọ.


Thảo luận

Sẽ có một số câu thảo luận giữa chư Tăng
Câu đố trắc nghiệm

Cách trả lời câu đố sẽ được giải thích trong giờ học

1. Có chăng một thứ hanh phúc không tùy thuộc ở cảm thọ?

2. Một chút suy tư về câu chuyện Ngài Anurddha

3. Thử nhìn vào trạng thái được gọi là "hào hứng"
Tin Tức

No. 0418 NEW(Hạt Cát dịch)
Ấn Ðộ phục hồi di sản Văn Hóa Phật Giáo

Express News Service

Kolkata, Ngày 18 tháng 07 năm 2005: Như một phần của bộ văn hóa trong chiều hướng cảnh báo con người và đồng thời để bảo tồn truyền thống văn hóa ở Ấn Ðộ, Hội Nghị Chuyên Ðề Quốc Gia về Di Sản Văn Học Phật Giáo tại Ấn Ðộ: “Kinh Văn và Ngữ Cảnh ” đã được loan báo trong ngày hôm nay tại viện bảo tàng Hiệp Hội Châu Á.

Chương trình hội nghị hai ngày được tổ chức bởi Cơ Quan Chính Phủ Ðặc Trách Kinh Tạng Chính Phủ Ấn Ðộ hợp tác với Trung Tâm Chuyên Khoa Kinh Tạng Ðại Học Calcutta. “Mục đích của hội nghị này là để truyền trao văn hóa quốc gia từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kinh điển văn học Phật giáo là thành phần lớn của nền văn hóa này, và cuộc thảo luận trên vấn đề của chủ đề cùng với tình trạng của nó sẽ là một hành trình dài đem con người đến gần với di sản của họ hơn. “Chúng ta phải lập đi lập lại, tôn vinh và tái tôn vinh kho tàng tri thức mà tổ tiên chúng ta đã giành được qua sự kiên gan trì chí mãnh liệt”.

Dr. Ratna thuộc trung tâm chuyên khoa kinh tạng Ðại Học Calcutta nói như trên. Hội nghị được yểm trợ tài chánh bởi bộ văn hóa , và đây là đợt đầu tiên trong một loạt các buổi diễn thuyết và hội nghị đã hoạch định sẽ tổ chức đó đây trên toàn quốc.

Hai mươi học giả xuất sắc thuộc lãnh vực văn hóa văn học Phật Giáo, từ ngoại quốc và tại Ấn Ðộ sẽ diễn thuyết trong suốt hai ngày hội nghị. Một vài chủ đề trong hội nghị sẽ được khai triển như “Ảnh hưởng văn hóa của di sản Phật giáo tại Ấn Ðộ”, “Văn học tiêu chuẩn Phật Giáo và các phụ chú” và “ Văn học Phật giáo qua kinh điển ít được biết đến”.

Những học giả tham dự hội nghị hy vọng sẽ làm được việc ngữ cảnh hóa văn học Phật Giáo Anurag Chowdhury của Trung Tâm Thiền Minh Sát Igatpuri nói “Kinh điển văn học Phật giáo mở ra một cánh cửa đi vào một nền văn hóa sống động. Nó thấm đẫm triết lý bất diệt qua nhiều thời đại”.

---------------------------------------------------------------

No. 0422 NEW( Khánh Văn dịch)

Một phương pháp diệt ngã

Viết bởi Kelly Hawes, The Galveston County Daily News, July 18, 2005

Galveston, TX (USA)—Một giảng sư thuộc hệ phái Phật Giáo Tây Tạng, ông Tenzin Chophak, đã trình bày với một nhóm hơn 40 người tụ họp trong nhà thờ Galveston tuần trước làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lòng từ.

“Bản ngã là căn gốc tạo ra nhiều vấn đề”, ông nói “Thiền là phương pháp để diệt ngã.”
Tonglen, tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Cho và Nhận" là tên gọi một phương pháp thiền mà ông ta so sánh như là làn sóng biển.

Từng dợn sóng lùa vào bờ, và trở ra. Tư tưởng của chúng ta cũng vậy, nó đi vào tâm và lại trở ra.

Từng đợt, từng đợt sóng, ra vào nhưng không chồng chất lên nhau. Ý tưởng của ta cũng vậy. Trước và sau không chồng chất lẫn nhau.

Ở giữa hai luồng tư tưởng, ta thấy có 1 khoảng trống, rất ngắn có thể là 1 giây. Thiền là khoảng trống giữa hai ý tưởng đó, và chìa khóa để đi vào thiền là kéo dài khoảng trống đó.

Có một sức mạnh huyền diệu trong lời cầu nguyện, ông nói, và Tonglen là cách thức để gom tụ sức mạnh đó.

“Bạn có thể tập trung vào một người hoặc cả thế giới. Cho những bạn vừa bắt đầu, tôi đề nghị là nên chỉ tập trung vào một người.”

Ông hướng dẫn học viên của ông rằng lúc hít hơi vào mũi, hãy tưởng tượng là đang hít vào những làn khói đen đau khổ, buồn phiền và thở ra bằng miệng những luồn khói trắng hoặc là ánh sáng trắng. Những làn khói đen được thanh lọc, ông nói, qua lòng từ thiêng liêng được tìm thấy trong mỗi chúng ta.

Ông Chophak còn nói Tonglen là một phương pháp rất dễ luyện tập và có thể luyện tập bất cứ nơi nào và giờ phút nào luôn cả trong lúc bạn đang lái xe.
Tonglen rất có công hiệu đối với những tài xế cẩu thả, bạn sẽ kinh ngạc nhận ra nổi sân hận trong lòng bạn biến mất một cách nhanh chóng.

Và khi bạn thuần thành với Tonglen, thì hầu như nó trở thành một thói quen tự động. Khi lái xe ngang qua bệnh viện, ông nói ông thường thấy mình đang luyện tập Tonglen cho những bệnh nhân trong bệnh viện.

Tenzin Chophak có tên cha mẹ đặt cho là Michael P. McManus, lúc còn bé ông đã từng học truờng Cơ đốc giáo. Những bà xơ thường xem ông như kẻ phá rối vì ông hay đặt ra những câu hỏi khó trả lời và thường nêu lên những điểm mâu thuẩn trong thánh kinh.
Ông bắt đầu học kinh Phật vào đầu thập niên 80 khi vẫn còn là học sinh trung học, và từ đó, ông du học ở Ấn-Độ và Thái-Lan. Ông ta chính thức thọ giới với Dat-Lai Lat-Ma vào năm 1996.
Tuy nhiên, ông vẫn không phủ nhận ông xuất thân từ Cơ đốc giáo.
Ông nói;” Thục ra, có nhiều điểm tương đồng hơn là điểm bất đồng giữa Thiên chua giáo và Phật giáo.
Và bạn cũng không cần thiết phải là Phật tử để tập Tonglen. Tonglen cho tất cả mọi người, cho tín đồ Phật giáo cũng như Cơ đốc giáo, cho người theo đạo cũng như người theo chủ nghĩa vô thần.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 29 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Chanh Hanh

Tri chúng điền khuyết:


Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Sắc Pháp (rūpa), Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa)


Giảng sư chính: TT Trí Siêu

Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh


Xướng ngôn viên: TN Diệu Tịnh, Hạt Cát, Minh Hạnh, KristieN

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1a: .., đk: .//Hoi Huong: Chanh Hanh,đk: .. http://baidocmc.blogspot.com

Xướng ngôn viên cho phần Tin tức: .

Người mở room: mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: , mindvox và anitya

Người post bài cho Room: Như Phúc, mindvox , Hạt Cát

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát

Trực room (op): Hạt Cát

Thông báo (nếu có):

A Tỳ Đàm

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu



Sắc Pháp (rūpa), Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa)


Tài liệu của Pháp Sư Giác Chánh

Sắc tứ đại là sắc pháp căn bản, là nguyên lý của sắc khác; gọi là sắc tứ đại, bởi các sắc này biến mãn cùng khắp cõi dục giới và sắc giới. Là sắc có bản tướng “to lớn” và “rõ ràng” nổi bật trong các tổng hợp sinh vật và phi sinh vật. Không thể có một loại sắc nào có thể thiếu bốn sắc căn bản ấy, và gọi là sắc tứ đại, bởi bốn sắc này hằng biến đổi khác nhau, tương phản nhau, nhưng vẫn đồng một thể chất.

Sắc tứ đại gồm có 4 thứ:

1. Địa đại hay địa giới (pahavīdhātu) là thể vật chất đông đặc có phận sự nâng đỡ các sắc khác, có trạng thái cứng và mềm.
Sắc địa đại ở đây là nói theo bản thể chân đế, chớ không phải là đất theo thường thức như đất sét, đất bùn... cũng không phải nói theo khái niệm về đề mục đất trong thiền quán như đất trong thân này gồm tóc, lông, móng, răng, da...

2. Thủy đại hay thủy giới (āpodhātu) là chất lỏng, có đặc tính thấm, rịn và kết dính, tức là chất làm cho các sắc pháp đồng sanh được kết thành khối.
Sắc thuỷ đại ở đây là nói đến ý nghĩa chân đế chớ không phải là nước nói theo thường thức như nước ao, nước hồ, nước sông, nước biển... cũng không phải là thủy đại theo khái niệm đề mục của thiền quán như trong thân này có mật, đàm, mủ, máu...

3. Hỏa đại hay hỏa giới (tejodhātu) là nguyên tố vật chất có đặc tính nóng hoặc lạnh, làm cho nhu nhuyến các thành phần vật chất khác.
Sắc hỏa đại ở đây là nói đến ý nghĩa chân đế chớ không phải là lửa nói theo thường thức như lửa than, lửa củi... cũng không phải là hỏa đại theo đề mục của thiền quán như thân nhiệt đốt cháy tế bào, hoặc tiêu hóa vật thực.

4. Phong đại hay phong giới (vāyodhātu) là nguyên tố vật chất có đặc tính chuyển động, làm cho các phân tử vật chất được giãn nở hoặc đàn hồi.
Sắc phong đại ở đây cũng là nói đến ý nghĩa chân đế chớ không phải là gió theo ý nghĩa tục đế như gió bấc, gió nồm... cũng không phải là ý nghĩa gió trong đề mục thiền quán là hơi thở...

Thảo luận: chư Tăng đảm trách
Câu đố trắc nghiệm

1. Nói đến yếu tố căn bản của vật chất là đất, nước, lửa, gió. Do vậy bất kỳ một vật chất nào thậm chí là hạt bụi cũng có đủ bốn đại. Điều đó:
a. Đúng. Vì bốn đại nói theo nghĩa chân đế phân tử vật chất nào cũng có bốn đặc tính như vậy
b. Sai. Vì không nhận thức được hạt bụi có tính năng đất, nước, lửa, gió
c. Sự nhận thức bốn đại trong vật chất là phải hiểu bằng trực giác trí tuệ chớ không phải bằng giác quan.
d. Câu a và c đúng

2. Trong đề mục thiền, bốn đại được tách riêng từng phần chớ không nói chung cả bốn, bởi vì:
a. Bốn đại thuộc đề mục thiền là nói theo ý nghĩa tục đế chớ không phải nghĩa bản thể chân đế
b. Dù tục đế hay chân đế nhưng khi thẩm sát ý nghĩa thì phải nói đến từng phần
c. Mỗi một đại làm đề mục tu thiền có một sự thành tựu khác biệt
d. Cả ba câu trên đều sai

3. Vật chất được hình thành từ bốn đại nên trong sự tu tập cần phải quán vô thường từ nơi bốn đại. Điều đó:
a. Đúng. Vì chỉ có vật chất mới hiển lộ được tánh vô thường
b. Không hẳn đúng. Vì có thể quán sự vô thường qua danh và sắc
c. Tùy trình độ của mỗi hành giả tu tập mà quán vật chất là vô thường hay tâm thức là vô thường
d. Câu b và c đúng
Tin Tức

No. 0419 NEW( Tinh Tấn dịch)

Tu viện Wat Kamala với khu vườn chớp nhoáng trong vòng 48 giờ

Thứ Ba, ngày 19 tháng 7, 2005

Hiện tại thì chưa được bao nhiêu, nhưng hãy chờ đợi chương trình chớp nhoáng : Bà Jacq Brophy trên vùng đất tu viện Wat Kamala.

KAMALA: Chương trình TV Phổ thông Úc châu chuyên đề làm vườn có tên Hậu Viên Chớp Nhoáng đang làm một việc bất ngờ để cúng dường buổi Lễ Nhập Hạ tại tu viện Wat Kamala nơi bị sóng thần tsunami đánh vào – cảnh quang của một khu vườn mới trong chớp nhoáng .

Chương trình đặc biệt của TV Úc Châu nhằm hướng dẫn việc cải tiến những khu vườn cho khán giả là một chương trình phổ thông đêm Chủ Nhật. Đây là lần đầu tiên một tiết mục được thâu tại hải ngoại.

Bà Jacq Brophy, giám đốc sản xuất, đã nói với báo địa phương Phuket Gazette rằng ngày hôm qua Cơ quan hữu trách Du Lịch Thái Lan (TAT) tại Úc Châu đã đến thăm viếng và mời nhóm này làm một chương trình chớp nhoáng 48 giờ trên khu vườn bị tàn phá trong cơn sóng thần tsunami ở Phuket.

“Chúng tôi đến đây vào tháng Năm và ở lại sáu ngày quan sát tình hình. Cuối cùng, chúng tôi quyết định dùng ngôi tu viện này làm trung tâm cho cộng đồng.”

“Phải mất sáu tuần lễ trở về Úc Châu để phác họa sơ đồ khu vườn. Vị Trụ trì giúp đỡ rất nhiều khi Ngài giải thích ý nghĩa của nhiều biểu tượng Phật Giáo nên chúng tôi có thể kết hợp những biểu tượng này vào trong toàn bộ sơ đồ khu vườn.”

Nhóm khởi sự công việc vào ngày 18 tháng 7. Dự án được hoàn thành trong vòng 48 giờ, đúng thời hạn cho ngày Hội Lễ Nhập Hạ.

Bà Brophy tiếp tục nói: “Chúng tôi đưa một nhóm gồm 17 hội viên từ Úc châu sang và mướn khoảng 60 nhân công địa phương. Khi chương trình của chúng tôi đã chặt chẽ chúng tôi làm việc theo phiên.

Chúng tôi hơi lo lắng vì thời tiết dường như đang đe dọa và gió thổi mạnh vào sáng hôm qua, nhưng chúng tôi may mắn là không sao cả. Thật tuyệt diệu làm ngạc nhiên mọi người bởi sự hiện diện của tu viện Wat Kamala với một khu vườn mới trong ngày lễ Nhập Hạ.

Bà Brophy giải thích rằng tất cả các cây trồng dùng trong chương trình “Chớp Nhoáng ” được mua tại Phuket, với thêm một số vật liệu thu được tại Bangkok.

Bà nói: “Chúng tôi cung ứng một số ngân sách và TAT giúp đỡ, cũng như vài vị bảo trợ Úc Châu. Ngày Lễ Qantas cho chúng tôi một chương trình quảng cáo đặc biệt với một chuyến bay hợp đồng trực tiếp từ Sydney đến Phuket.”

----------------------------------------

No.0429 NEW( Hạt Cát dịch)

Sinh viên Phật tử nhắm mục đích sống đời đơn giản của một tu sĩ.

THE FLINT JOURNAL FIRST EDITION
By George Jaksa
gjaksa@flintjournal.com • 810.766.6332

GRAND BLANC TWP, Michigan -Saturday, July 23, 2005 - Josh Behan là một sinh viên chuyên ngành nhân chủng học tại Ðại học Michigan ở Ann Arbor, nhưng anh đã có một quan kiến về hoạt động của một đời sống khác: trở thành một tăng sĩ Phật giáo.

Behan, 21 tuổi, có thể có cơ hội trải nghiệm một đời sống bình nhật của một tu sĩ Phật giáo nếu anh giành được việc làm ba tháng đảm trách nhiệm vụ trai soạn cho 8 hoặc 9 tăng sĩ tại Tu Viện Bodhi ở Lafayette, New Jersey. Với việc làm này, Behan có thể trả dứt phí khoản $6,000 cho quá trình học kỳ của anh ta .

Và nếu như anh sinh viên tốt nghiệp Mott Middle College năm 2002 được chấp nhận ứng tuyển là một tu sĩ Phật giáo thì anh sẽ bỏ qua việc hoàn tất đại học để bước vào đời sống của một tu sĩ Phật Giáo.

Dưới đây là một số câu đối đáp của anh Behan với phóng viên tờ Flint Journal

Hỏi: Nếu được chấp nhận, những thủ tục để trở thành một tu sĩ sẽ là gì?

Ðáp: Ðiều này tùy theo truyền thống .Tôi sẽ trở thành một sa di có thể là trong một năm và sau đó tôi sẽ phải quyết định tôi có thực sự muốn trở thành một tu sĩ thọ cụ túc giới hay không.

Hỏi: Anh quy ngưỡng Phật pháp từ lúc nào ?

Ðáp: Chính thức là khoảng hai năm trước nhưng tôi đã từng nghĩ đến việc này trước thời điểm đó. Tôi trở nên hứng thú với Phật pháp lúc 18 tuổi như là một nhận thức nhưng một năm sau đó tôi trở nên gắn bó với Phật pháp sâu xa hơn.

Hỏi: Ðiều gì đã lôi cuốn anh đến với Phật Giáo?

Ðáp: Sự khác thường và quý giá của giáo pháp. Tôi lớn lên là một người Thiên chúa giáo nhưng tôi thích học hỏi về những tôn giáo khác. Sau đó Ken và Visakha của Trung Tâm Cứu Trợ Phật giáo tại đây đã đưa tôi đến chùa để hành thiền với họ.

Hỏi: Còn điều gì khác lôi cuốn anh nữa chăng?

Ðáp: Phật giáo không có khuynh hướng cầu nguyện van xin nhiều ở bất cứ con người hay đấng thần linh nào mà chỉ là sự hành trì luyện tập trên chính bản thân mình để sửa đổi những vấn đề tiêu cực trở thành tích cực hơn. Ví dụ nếu như bạn bị mất cắp vật gì đó, thay vì giận dữ, bạn nỗ lực sửa đổi để trở thành khoan hòa hoặc nếu bạn bị người dối trá, bạn cố gắng giảm thiểu sự thương tổn và thận trọng hơn.

Ðáp: Gia đình anh phản ứng như thế nào khi biết rằng anh có thể trở thành một tu sĩ Phật giáo ?

Ðáp: Mẹ tôi, Beth Meadows, người thường hay đi New Community Church of God, rất thích thú và nói: “Ô! Con sẽ được an lạc với chư tăng”

Hỏi: Ðiều gì sẽ xảy ra nếu anh không được chấp nhận vào tu viện ?

Ðáp: Tôi sẽ trở lại Ðại học Michigan để lấy một mảnh bằng và làm việc để hoàn trả món nợ $25,000 cho học trình của tôi. Sẽ mất ít nhất là 10 năm trước khi tôi có thể trở thành một tu sĩ nếu điều này xảy ra, nghĩa là nếu tôi không được chấp nhận vào tu viện bây giờ.

Hỏi: Anh đã từng có kinh nghiệm gì với chư tăng chưa ?

Ðáp: tôi đã từng đến Toronto để hành thiền trong một tu viện Miến Ðiện và mới đây tôi vừa trở về từ một khóa tu học tại tu viện New Jersey.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 21 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Nhu Khanh

Tri chúng điền khuyết:

Môn học: Lớp Phật Pháp Phổ Thông


Bài học: Bài 7: Tái Sanh


Giảng sư chính: TT Giác Đẳng


Giảng sư điền khuyết:


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Hat Cat, anitya, Ly Khổ, Chánh Hạnh,

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học:Phần 1: .., đk: ..// Hoi Hướng: Nhu Khanh , đk: .. http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui:


Người mở room: mindvox,

Người mở nhạc và kinh tụng: mindvox, anitya


Người post bài cho Room: Nhu Phuc

Người post bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc


Trực room (op):


Thông báo (nếu có): Hôm nay vì bài học dài nên không có bản tin và đố vui
Phật Pháp Phổ Thông

Giảng sư điền khuyết: TK Giác Đẳng




Bài 7: Tái Sanh


Trích từ "Đức Phật Và Phật Pháp" - Narada - bản dịch của Phạm Kim Khánh

1

Do đâu ta tin có tái sanh?

Đối với người Phật tử, Đức Phật có đủ uy quyền nhất để thuyết minh vấn đề Tái Sanh. Chính trong đêm Ngài đắc Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, lúc canh một, Đức Phật chứng ngộ Túc Mạng Minh là tuệ biết rỏ những kiếp quá khứ .

Ngài nói: "Như Lai đã nhớ lại nhiều kiếp sống trong quá khứ như thế nầy: trước hết một kiếp, rồi hai kiếp, rồi ba, bốn, năm, mười, hai mươi, đến năm mươi, rồi một trăm, một ngàn, một trăm ngàn kiếp v.v... " [1]

Vào canh hai, Đức Phật chứng đắc Thiên Nhãn Minh, nhận thấy chúng sanh chết từ kiếp sống nầy tái sanh vào một kiếp sống khác. Ngài chứng kiến cảnh tượng "kẻ sang người hèn, kẻ đẹp người xấu, kẻ hạnh phúc người khốn khổ, chúng sanh hoại diệt và tái sanh, tùy hành vi tạo tác của mỗi người".

Đó là những Phật ngôn đề cập đến vấn đề tái sanh. Những đoạn kinh tham khảo trong kinh điển liên quan đến thuyết tái sanh chứng tỏ rằng Đức Phật không dựa vào một nguồn hiểu biết nào sẳn có để giải thích chân lý hiển nhiên nầy. Ngài chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân và nhận thức cá nhân của chính Ngài, một nhận thức tuy siêu phàm nhưng mỗi chúng ta đều có thể thành đạt nếu trau giồi rèn luyện đúng mức.

Trong bài kệ hoan hỷ (Udana) đầu tiên, Đức Phật tuyên ngôn:

"Xuyên qua kiếp sống nầy (anekajati), Như Lai lang thang đi, đi mãi, để tìm người thợ cất cái nhà nầy. Phiền muộn thay những kiếp sống triền miên lặp đi lặp lại (dukkha jati punappunam)." [2]

Trong bài kinh Pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka sutta) [3] Đức Phật đề cập đến chân lý thâm diệu thứ nhì như sau: "Chính Ái Dục dẫn dắt chúng sanh đi tái sanh"(yayam tanha ponobhavika). Và Đức Phật kết luận bài Pháp: "Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai. Từ đây Như Lai không còn tái sanh nữa (ayam anyima jati natthi dani punabbhavo)."

Trong bộ Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, có ghi rằng, sau khi thành tựu Đạo Quả Phật, vì lòng thương chúng sanh, Ngài dùng tuệ nhãn quan sát chúng sanh trước khi quyết định hoằng dương Giáo Pháp. Ngài nhận thấy rằng có những chúng sanh biết tội lỗi, sợ tái sanh, sợ mãi mãi sanh-tử, tử-sanh trong vòng luân hồi (paralokavajjabhaya-dassavino). [4]

Trong nhiều đoạn kinh khác nhau, Đức Phật dạy rỏ ràng rằng có những kẻ phải bị sanh vào cảnh khổ vì đã sống cuộc đời tội lỗi ô trược và có người, nhờ hành thiện, tạo nghiệp lành, được tái sanh vào nhàn cảnh.

Ngoài những tích truyện thú vị trong Túc Sanh Truyện (Jataka), một bộ truyện có giá trị luân lý quan trọng ghi lại các tiền kiếp của Đức Phật, hai bộ Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) và Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt A Hàm) thỉnh thoảng cũng đề cập đến những kiếp sống quá khứ của Đức Phật.

Trong kinh Ghatikara sutta [5], Đức Phật cũng thuật lại cho Đại Đức Ananda rằng trong một tiền kiếp, vào thời Đức Phật Kassapa, ngài là Jotipala. Kinh Anathapindikovada sutta [6] cũng ghi rằng liền sau khi tái sanh vào cảnh trời, nhà triệu phú Anathapindika (Cấp Cô Độc) trở về viếng Đức Phật đêm sau. Trong bộ Anguttara Nikaya [7], Tăng Nhứt A Hàm, Đức Phật nhắc đến một kiếp sống quá khứ Ngài có tên Pacetana. Trong bộ Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, Đức Phật kể tên vài vị Phật đã thị hiện trên thế gian trước Ngài.

Maha-Parinibbana sutta (Kinh Đại Niết Bàn) [8] ghi rằng một hôm Đại Đức Ananda đến bạch với Đức Phật, hỏi thăm về số phận của một số người chết trong làng nọ. Đức Phật nhẫn nại diễn tả trường hợp từng người, từng hoàn cảnh.

Những trường hợp tương tợ rất nhiều trong Tam Tạng Kinh, chứng tỏ Đức Phật giảng giải giáo thuyết tái sanh như một chân lý có thể kiểm chứng. [9]



2

Theo lời chỉ dạy của Đức Phật, trong hàng đệ tử của Ngài có nhiều vị tu hành đúng đắn, trau giồi và phát triển trí tuệ đúng mức, đã được biết ít nhiều về tiền kiếp của mình trong vô lượng kiếp sống. Tuệ giác của Đức Phật vô hạn định.

Trước thời Đức Phật, một vị nọ người Ấn Độ Rishis, cũng nổi tiếng nhờ những phép thần thông như thiên nhãn, thiên nhĩ, thần giao cánh cảm, viễn giác, viễn cảm v.v...

Mặc dầu khoa học chưa tiến đến mức am hiểu những pháp siêu thường, theo Phật Giáo, người trau giồi thiền tập và phát triển tâm lực đầy đủ có thể nhớ những việc xảy ra trong các kiếp quá khứ cũng như một việc đã xảy diễn vào lúc nào trong kiếp sống nầy. Xuyên qua những người ấy, ta có thể giao cảm trực tiếp với những cảnh giới khác bằng tư tưởng và tri giác, không phải bằng năm giác quan thường.

Cũng có một vài người khác thường, nhất là các em bé, do luật phối hợp tư tưởng bất ngờ, sực nhớ lại đoạn nào hoặc một vài chi tiết trong những kiếp sống quá khứ [10]. Sách có chép rằng Pythagoras đã nhớ lại tường tận cái nhẫn mà ông đã dùng trong một tiền kiếp, lúc ấy ông vây hãm thành Troy. Trong kiếp tái sanh làm Pythagoras, cái nhẫn ấy vẫn còn để trong một đền thờ Hy Lạp. [11]

Có một em bé, nhờ cách nọ hay cách kia, nhớ lại kiếp trước. Nhưng đến khi lớn lên thì em không còn nhớ nữa. Do những thí nghiệm của các nhà tâm linh học trứ danh, những hiện tượng ma quỷ, những sự giao cảm giữa hai cảnh âm dương, những sự kiện mà ta thường gọi là có một số âm linh nhập v.v... cũng đem lại một vài tia sáng cho vấn đề tái sanh. [12]

Trong trạng thái thôi miên, có vài người đã thuật lại những kinh nghiệm của mình ở kiếp quá khứ. Cũng có một ít người khác, như trường hợp Edgar Casey ở Mỹ Quốc, chẳng những thấy được kiếp trước của người khác nhờ đó mà còn có thể chữa bệnh cho họ.

Ta có thể giải thích những hiện tượng ấy rằng đó là nhờ người kia nhớ lại những kinh nghiệm ở kiếp trước, hoặc có một âm linh nhập. Cách giải thích thứ nhất có vẽ hợp lý hơn nhưng ta cũng không hoàn toàn bác bỏ cách giải thích thứ nhì. [13]

Bao nhiêu lần tình cờ mà ta gặp một người trước kia chưa từng gặp, nhưng trong trí vẫn nhớ hình như đã quen biết đâu đây? Bao nhiêu lần ta mục kích một cảnh lạ chưa từng đến, nhưng tự nhiên có cảm giác đã quen thuộc một lúc nào [14].

Trong Chú Giải Kinh Pháp Cú có ghi lại câu truyện hai vợ chồng người kia, khi gặp Đức Phật thì quỳ dưới chân Ngài, bạch rằng:

"Nầy con yêu dấu, có phải chăng phận sự con là phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già? Tại sao bấy lâu nay con không đến thăm viếng cha mẹ? Đây là lần đầu tiên mà cha mẹ gặp lại con."

Đức Phật giải thích rằng sở dĩ có sự bộc khởi mối thâm tình một cách đột ngột và bất ngờ như vậy là vì trong nhiều kiếp sống quá khứ hai ông bà đã làm cha mẹ Ngài, và Đức Phật dạy:

"Do hoàn cảnh thân cận trong quá khứ hay thuận lợi trong hiện tại.
Tình thâm ở thời xa xôi ấy mọc lên trở lại như hoa sen mọc trong nước. [15]"

Trên thế gian có những nhân vật cao siêu xuất chúng, những bậc toàn giác như Đức Phật. Có thể nào chỉ trong một thời gian của một kiếp sống mà có thể trau giồi trí tuệ đến mức cao siêu toàn thiện như vậy chăng? Có thể nào có tình trạng tiến hóa đột ngột như vậy chăng?

Ta giải thích thế nào về trường hợp của những nhân vật như Đức Khổng Tử, Homer, Panini, Buddhaghosa, và Plato, những bậc thiên tài xuất chúng như Kalidasa, Shakespeare, và những hạng thần đồng như Ramanujan, Pascal, Mozart, Beethoven v.v...?

Các bậc cao siêu xuất chúng như vậy, dĩ nhiên đã trãi qua nhiều kiếp sống cao thượng trong quá khứ và đã từng thâu thập những kinh nghiệm tương tợ. Phải chăng là sự ngẫu nhiên hay hoàn cảnh thuận lợi đã đưa các vị ấy vào trong gia đình họ?

Trong trường hợp các thần đồng hình như cũng tạo nên những thắc mắc cho các nhà khoa học. Vài nhân vật trong ngành y học giải thích rằng những hiện tượng như thần đồng, phát sanh do sự phát triển khác thường của những hạch tuyến như hạch màn mũi, từng quả tuyến và hạch thận tuyến. Nguyên nhân sự phát triển khác thường của các hạch tuyến ấy bên trong vài cá nhân nhất định cũng có thể là do nghiệp quá khứ. Tuy nhiên, nếu chỉ một vài hạch tuyến phát triển khác thường, làm sao Christian Heineken có thể nói chuyện ngay vài tiếng đồng hồ sau khi được sanh ra, đọc lại nhiều đoạn trong thánh kinh lúc lên một, trả lời những câu hỏi về địa dư lúc lên hai, nói được tiếng Pháp và tiếng La Tinh lúc lên ba, và khi lên bốn đã theo học các lớp triết? Nếu chỉ vì có một vài hạch tuyến phát triển khác thường thì làm sao John Stuart Mill có thể đọc chữ Hy Lạp lúc mới ba tuổi, làm sao Macaulay có thể viết Thế Giới Sử lúc vừa sáu tuổi, làm sao William James Sidis đọc và viết rành chữ mẹ đẻ (Hoa Kỳ) lúc mới lên hai, đã đọc và viết những tiếng Pháp, Nga, Anh, Đức và chút ít La Tinh và Hy Lạp khi lên tám, làm sao Charles Bennet ở Manchester có thể nói được nhiều thứ tiếng lúc mới ba tuổi? Những người không phải trong giới khoa học có giải thích được chăng các sự kiện lạ lùng ấy? [16] Các nhà khoa học có giải thích được chăng vì sao các hạch tuyến ấy lại phát triển khác thường trong một vài người mà không phát triển trong người khác, hay tất cả mọi người? Vấn đề thực sự còn chưa được giải quyết.

Thuyết truyền thống riêng rẽ không đủ để giải thích các trường hợp thần đồng.

"Phải chi trong ông bà cha mẹ hay trong hàng con cháu các vị ấy cũng có những thần đồng, dầu kém hơn, thì cũng là những sự kiện để chứng minh thuyết truyền thống."

Để giải thích vấn đề phức tạp ấy một cách thỏa đáng ta phải thêm vào thuyết truyền thống lý Nghiệp Báo và Tái Sanh.

Có lý do nào để tin rằng chỉ vỏn vẹn kiếp sống hiện tại nầy mà đủ có thể quyết định hạnh phúc vĩnh cửu hay cảnh khốn cùng vô tận trong tương lai không? Bao nhiêu cố gắng trong kiếp sống ngắn ngủi nhiều lắm là một trăm năm có thể là sự chuẩn bị thích nghi cho cuộc sống vĩnh cửu không?

Nếu chúng ta tin có hiện tại và tương lai, tất nhiên chúng ta tin có quá khứ.

Nếu có những lý do để tin rằng có những kiếp sống trong quá khứ thì cố nhiên chúng ta không có lý do nào để không tin rằng sau khi kiếp hiện tại tạm thời chấm dứt chúng ta vẫn tiếp tục sống. [17]

Chính những kiếp sống quá khứ và vị lai giải thích vì sao trong đời, lắm khi người hiền lương đạo đức phải chịu gian lao khốn khổ và có những người gian ác tàn bạo lại được giàu sang may mắn. [18]

Chúng ta sanh ra trong trạng thái mà chính hành động của ta trong quá khứ đã tạo nên. Nếu trong kiếp hiện tại, mặc dầu sống trong sạch, mà ta gặp phải những điều bất hạnh thì nên biết rằng đó là do nghiệp xấu của ta trong quá khứ. Trái lại, nếu đời sống nhơ bẩn tội lỗi mà ta vẫn được an vui hạnh phúc, giàu sang, may mắn, thì đó cũng do nghiệp tốt của ta đã tạo trong quá khứ. Hành động tốt và xấu của ta trong hiện tại cũng sẽ tạo quả ngay khi cơ duyên hội đủ.

Mộ văn hào Tây Phương nói:

"Dầu tin có những kiếp sống quá khứ hay không, niềm tin nầy là giả thuyết hợp lý duy nhất khả dĩ bắt nhịp cầu để vượt qua những cái hố trong sự hiểu biết của chúng ta về các sự kiện trong đời sống hằng ngày. Lý trí cho ta biết rằng ý niệm về đời sống quá khứ và lý nghiệp báo có thể giải thích chẳng hạn như mức độ khác biệt giữa hai đứa trẻ sanh đôi, như làm thế nào có người như Shakespeare, với kinh nghiệm ít ỏi, giới hạn trong một kiếp sống, có thể mô tả chính xác một cách kỳ diệu bao nhiêu nhân vật, thuộc nhiều loại rất khác nhau, những cảnh tượng v.v... mà thực ra ông không thể biết được. Nó giải thích tại sao các tác phẩm của các bậc vĩ nhân vượt lên khỏi rất xa kinh nghiệm mà các vị ấy có thể có. Nó giải thích hiện tượng thần đồng và sự khác biệt sâu xa giữa người nầy và người khác, trên phương diện tâm trí, đạo đức, tinh thần và vật chất, điều kiện, hoàn cảnh v.v... mà ta có thể quan sát ở khắp nơi trên thế gian."



3

Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích những gì?

Thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích:

1.- Vấn đề đau khổ mà chính ta phải chịu trách nhiệm;

2.- Tình trạng chênh lệch tựa hồ như bất công giữa người và người;

3.- Sự hiện hữu của những bậc vĩ nhân và những thần đồng;

4.- Tại sao hai trẻ sanh đôi giống nhau y hệt về mặt vật chất, được nuôi dưỡng y như nhau, mà lại có những đặc tính hoàn toàn khác biệt về mặt tinh thần, đạo đức và trí tuệ;

5.- Tại sao trong một gia đình, nếu theo định luật truyền thống thì con cái phải giống nhau hết, mà trong thực tế thì lại khác;

6.- Tại sao có những người có khiếu đặc biệt:

7.- Tại sao cha mẹ và con cái lại có những đặc tính khác nhau về mặt đạo đức và trí tuệ;

8.- Tại sao trẻ con lại có những tật xấu như tham lam, sân hận, ganh tỵ;

9.- Tại sao khi gặp một người nào lần đầu tiên, ta đã có thiện cảm hay ác cảm;

10.- Tại sao trong mỗi người lại có tiềm tàng ngủ thầm "một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu";

11.- Tại sao có sự thay đổi bất ngờ, bậc thiện trí thức trở thành tầm thường hay kẻ sát nhân bổng nhiên đổi tánh, sống như bậc thánh;

12.- Tại sao có trường hợp cha mẹ hiền lương mà sanh con hung ác, trái lại cha mẹ hung dữ lạisanh con nhân từ;

13.- Tại sao, một đàng, ta như thế nào trong hiện tại là do ta đã như thế nào trong quá khứ, và ta sẽ như thế nào trong tương lai là do ta như thế nào trong hiện tại; theo một đàng khác, trong hiện tại ta như thế nào không hoàn toàn bởi vì trong quá khứ ta đã như thế nào và trong tương lai ta sẽ như thế nào cũng không hoàn toàn tùy thuộc nơi chúng ta như thế nào trong hiện tại;

14.- Tại sao có những cái chết đột ngột và có sự thay đổi bất ngờ về tài sản sự nghiệp;

15.- Và trên tất cả, thuyết Nghiệp Báo và Tái Sanh giải thích vì sao có bậc toàn giác, những bậc giáo chủ toàn thiện như chư Phật, với đầy đủ đức tánh vật lý, tinh thần và trí tuệ




Hôm nay vì bài học dài nên không có bản tin và đố vui

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: anitya

Tri chúngđiền khuyết:

Môn học: Phật Giáo Sử


Bài học: Bài 7: Chuyển Pháp Luân


Giảng sư chính: TT Giác Đẳng


Giảng sư điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh


Xướng ngôn viên: Như Khanh, Tinh Tấn, anitya, Hạt Cát

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: ..., đk: ... // Hoi Huong: http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức:

Người mở room: Diệu Quang va mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
, anitya và Nhu Phuc

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc

Thông báo (nếu có):




Lịch Sử Phật Giáo

Giảng sư: TK Giác Đẳng



Bài 7: Chuyển Pháp Luân

Trích từ Nghi Thức Tụng Niệm, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Tỳ khưu Giác Đẳng phụng dịch


Kinh Chuyển Pháp Luân


1) Như vầy tôi nghe
Một thời Thế Tôn ngự tại Lộc Uyển, ở I Si Pa Ta Na gần Ba Ra Na Si. Ðức Phật giảng cho năm thầy Tỳ kheo nghe như vầy:

2) Nầy các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà bậc xuất gia phải tránh: một là lợi dưỡng vốn hạ liệt, tục luỵ, phàm phu, không thánh thiện, không lợi lạc; hai là khổ hạnh cũng không thánh thiện, không lợi lạc lại khổ đau.

Từ bỏ hai cực đoan nầy, Như Lai thực hành Trung Ðạo chứng đạt pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.

Nầy các Tỳ kheo, Trung Ðạo đó là gì?
Chính là thánh đạo tám chi phần: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là thánh đạo được Như Lai liễu ngộ vơí pháp nhãn, tuệ giác, tịnh trí, thắng trí, giác ngộ, niết bàn.

3) Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về sự khổ: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ ưu não là khổ, ghét phải gần là khổ, thương phải xa là khổ, muốn không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về nhân sanh khổ: khát ái dẫn đến tái sanh, cùng với hỷ và tham, tầm cầu dục lạc đó đây. Chính là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về diệt khổ: yểm ly đọan diệt các dục, chấm dứt hệ luỵ, không còn dư y, hoàn toàn giải thoát mọi thằng thúc.

Nầy các Tỳ kheo, đây là diệu đế về con đường dẫn đến diệt khổ: chính là thánh đạo tám chi phần tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

4) "Ðây là sự thật về khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Khổ đế cần được lãnh hội" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Khổ đế đã được lãnh hội" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về nhân sanh khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Tập đế cần được đoạn diệt" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Tập đế đã được đoạn diệt" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về diệt khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Diệt đế cần được chứng ngộ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Diệt đế đã được chứng ngộ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðây là sự thật về con đường diệt khổ" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðạo đế cần được tu tập" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

"Ðạo đế đã được tu tập" là điều mà Như Lai chưa từng được nghe nay khởi lên với sự thấy, biết, hiểu, xác chứng và thấu triệt.

5) Nầy các Tỳ kheo, cho đến khi nào bốn diệu đế nầy chưa được Như Lai hoàn toàn giác ngộ với ba luân, mười hai chuyển thì Như Lai không tự nhận cùng thiên giới, ma vương giới, phạm thiên giới, hội chúng sa môn, bà la môn, chư thiên và nhân loại rằng ta đã chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nầy các Tỳ kheo, chính khi bốn diệu đế nầy được Như Lai hoàn toàn giác ngộ với ba luân, mười hai chuyển nên Như Lai tự nhận cùng thiên giới, ma vương giới, phạm thiên giới, hội chúng sa môn, bà la môn, chư thiên và nhân loại rằng ta đã chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Và nhận thức nầy khởi lên trong Như Lai: sự giải thoát của ta không lay chuyển. Ðây là kiếp chót, không còn luân hồi nữa.

6) Ðức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, năm thầy Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ. Khi pháp thoại nầy được tuyên thuyết, Tôn giả Kon Ðan Nha khởi sanh pháp nhãn thanh tịnh vô cấu hiểu rằng: phàm vật gì do nhân tập khởi tất cả pháp ấy đều bị hoại diệt.

Khi đức Phật chuyển Pháp luân nầy thì chư thiên trên địa cầu reo mừng: Pháp luân vi diệu! Những điều nầy chưa bao giờ được giảng dạy bởi bất cứ ai dù là sa môn, bà la môn, chư thiên, ma vương, phạm thiên nay được Thế Tôn tuyên thuyết tại Lộc Uyển, ở I Si Pa Ta Na gần Ba Ra Na Si.

7) Ðược nghe vậy chư thiên cõi tứ thiên vương, đạo lợi, dạ ma, đấu suất, hoá lạc, tha hoá tự tại cùng các cõi phạm thiên đồng thanh vui mừng.

Trong phút chốc cả mười ngàn thế giới chấn động. Một hào quang vô lượng vượt xa hào quang của chư thiên chiếu diệu cùng khắp thế giới. Ngay khi ấy đức Phật lên tiếng: Kon Ðan Nha đã liễu ngộ, Kon Ðan Nha đã liễu ngộ. Từ ấy Tôn giả Kon Ðan Nha được gọi là An Nha Kon Ðan Nha. (lạy)



Tạng Luật - Đại Phẩm 1:6, Kinh Tương Ưng Bộ V:11


Thảo Luận

a) Tại sao Pháp Luân là biểu tượng của Phật Pháp?

b) Ngoài Bát Chánh Đạo còn có con đường nào khác gọi là Trung Đạo không?

c) Nếu nhìn vào ba luân, 12 chuyển thì sự giác ngộ tự nó có đầy đủ chăng?
Đố vui trong ngày


1. Trung đạo trong kinh Chuyển Pháp Luân hàm nghĩa là:

a. Nằm giữa mức độ khổ hạnh và lợi dưỡng

b. Phân nũa khổ hạnh, phân nữa lợi dưỡng

c. Không khổ hạnh cũng không lợi dưỡng

d. Cái nào cũng đúng, tuỳ theo mỗi cá nhân



2. Khi Đức Thế Tôn nói: Kondanna (Kiều Trần Như) liễu ngộ, Kondanna (Kiều Trần Như) liễu ngộ, điều nầy mang một ý nghĩa lịch sử bởi vì:

a. Ngài Kondanna là người đầu tiên chứng ngộ đạo quả trong giáo Pháp của Đức Phật

b. Ngài Kondanna chứng được quả vị cao nhất trong hàng thinh văn giác

c. Ngài Kondanna lãnh hội được những gì giảng giải trong bài pháp đầu tiên

d. Câu a và c đúng



3. Câu nào dưới đây mô tả chân xác Kinh Chuyển Pháp Luân

a. Đó là những Phật ngôn đầu tiên sau khi Phật thành đạo

b. Đó là những suy tư đầu tiên của Đức Phật

c. Đó là bài pháp đầu tiên

d. Đó là lời dạy cho những đệ tử đầu tiên
Tin Tức

No. 0423 NEW (Chánh Hạnh dịch)

Người Mẫu Nepal, Kohinoor, trở thành tu nữ Phật giáo

Kantipur Online, July 19, 2005

Kohinoor (Before)
KATHMANDU, Nepal -- Người mẫu Nepal nổi tiếng Kohinoor Singh đã quyết định xuất gia trở thành tu nữ Phật giáo. Cô nổi tiếng nhờ vào các video ca nhạc thực hiện bởi trung tâm âm nhạc Nepal cách đây vài năm. Cô nói cô muốn xuất gia từ hồi thưở bé.

Ani Losang Dolma 25 tuổi không kiêu hãnh cũng không hối tiếc về quá khứ của mình . Cô nói trên đài truyền hình Kantipur hôm thứ ba “Hôm qua tôi như thế nào thì tôi vẫn như vậy trong tương lai. Chỉ những người thấy và biết tôi với diện mạo bên ngoài mới ngạc nhiên với sự thay đổi của tôi. Kohinoor bây giờ là Ani Losang”
Kohinor nói cô quyết định trở thành tu nữ bởi ảnh hưởng cuả một vị trưởng lão.


Kohinoor (After, now known as Ani Losang)
Cô được biết đến với cái tên Deepa Singh trước khi trở thành người mẫu nổi tiếng Kohinoor. Cha cô đến từ Ấn Độ và quyết định ở lại Nepal luôn sau khi kết hôn với một người Nepal
Cô bắt đầu vươn lên ở tuổi 15 và từ đó cô củng cố địa vị của mình với nghệ danh Kohinoor.
Sau đó cô trở thành xướng ngôn viên đài truyền hình và nổi tiếng nhờ video ca nhạc được sản xuất bởi trung tâm ca nhạc Nepal Music. Sống gần Swayambhu, cô luôn chứng kiến đời sống của các tu sĩ . Hiện cô đang sống tại gia nhưng cô sẽ vào tu viện khi cô được Viện Trưởng gọi vào tháng tới.

-------------------------------------------------------------
No.0429 NEW( Hạt Cát dịch)

Sinh viên Phật tử nhắm mục đích sống đời đơn giản của một tu sĩ.

THE FLINT JOURNAL FIRST EDITION
By George Jaksa
gjaksa@flintjournal.com • 810.766.6332

GRAND BLANC TWP, Michigan -Saturday, July 23, 2005 - Josh Behan là một sinh viên chuyên ngành nhân chủng học tại Ðại học Michigan ở Ann Arbor, nhưng anh đã có một quan kiến về hoạt động của một đời sống khác: trở thành một tăng sĩ Phật giáo.

Behan, 21 tuổi, có thể có cơ hội trải nghiệm một đời sống bình nhật của một tu sĩ Phật giáo nếu anh giành được việc làm ba tháng đảm trách nhiệm vụ trai soạn cho 8 hoặc 9 tăng sĩ tại Tu Viện Bodhi ở Lafayette, New Jersey. Với việc làm này, Behan có thể trả dứt phí khoản $6,000 cho quá trình học kỳ của anh ta .

Và nếu như anh sinh viên tốt nghiệp Mott Middle College năm 2002 được chấp nhận ứng tuyển là một tu sĩ Phật giáo thì anh sẽ bỏ qua việc hoàn tất đại học để bước vào đời sống của một tu sĩ Phật Giáo.

Dưới đây là một số câu đối đáp của anh Behan với phóng viên tờ Flint Journal

Hỏi: Nếu được chấp nhận, những thủ tục để trở thành một tu sĩ sẽ là gì?

Ðáp: Ðiều này tùy theo truyền thống .Tôi sẽ trở thành một sa di có thể là trong một năm và sau đó tôi sẽ phải quyết định tôi có thực sự muốn trở thành một tu sĩ thọ cụ túc giới hay không.

Hỏi: Anh quy ngưỡng Phật pháp từ lúc nào ?

Ðáp: Chính thức là khoảng hai năm trước nhưng tôi đã từng nghĩ đến việc này trước thời điểm đó. Tôi trở nên hứng thú với Phật pháp lúc 18 tuổi như là một nhận thức nhưng một năm sau đó tôi trở nên gắn bó với Phật pháp sâu xa hơn.

Hỏi: Ðiều gì đã lôi cuốn anh đến với Phật Giáo?

Ðáp: Sự khác thường và quý giá của giáo pháp. Tôi lớn lên là một người Thiên chúa giáo nhưng tôi thích học hỏi về những tôn giáo khác. Sau đó Ken và Visakha của Trung Tâm Cứu Trợ Phật giáo tại đây đã đưa tôi đến chùa để hành thiền với họ.

Hỏi: Còn điều gì khác lôi cuốn anh nữa chăng?

Ðáp: Phật giáo không có khuynh hướng cầu nguyện van xin nhiều ở bất cứ con người hay đấng thần linh nào mà chỉ là sự hành trì luyện tập trên chính bản thân mình để sửa đổi những vấn đề tiêu cực trở thành tích cực hơn. Ví dụ nếu như bạn bị mất cắp vật gì đó, thay vì giận dữ, bạn nỗ lực sửa đổi để trở thành khoan hòa hoặc nếu bạn bị người dối trá, bạn cố gắng giảm thiểu sự thương tổn và thận trọng hơn.

Ðáp: Gia đình anh phản ứng như thế nào khi biết rằng anh có thể trở thành một tu sĩ Phật giáo ?

Ðáp: Mẹ tôi, Beth Meadows, người thường hay đi New Community Church of God, rất thích thú và nói: “Ô! Con sẽ được an lạc với chư tăng”

Hỏi: Ðiều gì sẽ xảy ra nếu anh không được chấp nhận vào tu viện ?

Ðáp: Tôi sẽ trở lại Ðại học Michigan để lấy một mảnh bằng và làm việc để hoàn trả món nợ $25,000 cho học trình của tôi. Sẽ mất ít nhất là 10 năm trước khi tôi có thể trở thành một tu sĩ nếu điều này xảy ra, nghĩa là nếu tôi không được chấp nhận vào tu viện bây giờ.

Hỏi: Anh đã từng có kinh nghiệm gì với chư tăng chưa ?

Ðáp: tôi đã từng đến Toronto để hành thiền trong một tu viện Miến Ðiện và mới đây tôi vừa trở về từ một khóa tu học tại tu viện New Jersey.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Duong Tieu

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học: Lớp Phật Học Cơ Bản

Bài học: Tâm ô nhiễm tạo nên quả bất thiện


Giảng sư chính: Sư cô Liễu Pháp

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ minh hanh


Xướng ngôn viên: Anitya, Hat Cat, Nguồn Đức Hạnh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: .. đk: ..// Hoi Huong va cam ta: Duong Tieu http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang,mindvox
, anitya

Người post bài cho Room:
mindvox

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Như Phúc

Trực room (op):


Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Học Cơ Bản
Chương IV: The Mind / Tâm
4.3 An Untrained Mind Is Defiled / Tâm Không Tu Tập Là Tâm Ô Nhiễm

Giảng Sư: Sư cô Liễu Pháp


B. Tâm ô nhiễm tạo nên quả bất thiện / A Stained Mind Produces Evil Effects


Dẫn Nhập

Tâm cấu uế là tâm bị chi phối bởi các phiền não. Khi tâm của một chúng sanh câú uế thì người đó suy nghĩ, noí năng và hành động sai lầm. Một khi, do tác động của phiền não mà nghiêp bất thiện đã được taọ nên thì những kết quả tai haị cũng sẽ chờ đợi chúng sanh đó. Tương lai của những kẻ có tâm ô nhiễm là một tương lai mờ mịt, đầy bất trắc và không vừa ý. Hiểu rõ như vậy, chúng ta nên thường xuyên kiểm soát tâm ý của mình.


Chánh Kinh

"Monks, as a cloth that is stained and dirty would be dyed a bad color...a bad realm of existence is to be expected when the mind is stained." -M.I: 36, Page 101

Này các Tỷ-kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, vải ấy sẽ được màu nhuộm không tốt đẹp, cũng vậy cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế.

Đố vui:

1. Cõi ác chờ đợi tâm câu uế bởi vì:
a. đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
b. tâm cấu uế là đầu mối của các bất thiện nghiệp
c. tâm cấu uế là một yếu tố tạo nên cõi ác.
d. cả 3 câu trên đều đúng.


2. Chúng sanh có thể tránh được việc sanh vào các cõi ác bằng cách:
a. diệt trừ phiền não
b. nguyện sanh vaò cảnh giới tốt đẹp
c. nhờ vào lòng từ bi của chư Phật
d. cả 3 câu trên


3. Đứng trên quan điểm Phật giáo, câu thơ “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”
a. Đúng, bởi vì mỗi con người đều có một số mệnh
b. Phần nào đúng, vì “có trời mà cũng taị ta”
c. Sai, không có một năng lực siêu nhiên nào để ban phước giáng hoạ cho mỗi người
d. Sai, không thể biết được yếu tố nào quyết định phước hay hoạ của mỗi người.
Thảo luận:

1. Khi noí cõi ác chờ đợi một tâm cấu uế, cõi ác đó là do nghiệp ác của chúng sanh taọ nên hay do những nguyên nhân nào khác?

2. Có trường hợp nào chúng sanh đang có tâm cậu uế mà vẫn taọ thiện nghiệp chăng?

3. Có phương pháp nào để vô hiệu hoá những nghiệp bất thiện đã taọ trong quá khứ không? Những thiện nghiệp chúng ta làm sau naỳ có thể “bù trừ” cho những nghiệp bất thiện chúng ta đã taọ trong quá khứ chăng?

Tin tức Phật giáo


No. 0406 NEW(TinhTấn dịch)

Dự án đào đường hầm xuyên qua núi Cheonseong, Ðại Hàn, bị chống đối làm trì hoãn lần nữa.

Ngày 14 tháng 7, 2005 – Theo nguồn tin của chính phủ Đại Hàn thì chính quyền đã bị tổn thất gần 2 ngàn tỷ won (2 tỷ Mỹ kim) vì một dự án đào đường hầm tàu hỏa tốc hành bị ngưng trệ do một Ni Sư đã tuyệt thực để chống đối. Sự trì hoãn này có vẻ sẽ tiếp diễn vì sự cộng tác giữa các chuyên gia môi trường học và chính phủ đang tạm ngừng lại.

Vào khoảng cuối năm qua, Ni Sư Jiyul liên tục chống đối bằng tuyệt thực 100 ngày để phản kháng việc đào một đường hầm xuyên qua núi Cheonseong ở Busan. Ni Sư nói rằng dự án này tàn phá môi trường sống của một loại kỳ nhông hiếm có ở núi Cheonseong.

Cuộc tuyệt thực để chống đối đã kết thúc vào tháng Hai, khi một thỏa thuận được đạt đến để hướng dẫn một cuộc nghiên cứu tổng hợp về ảnh hưởng của công cuộc đào núi gây tác động vào môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không được thực hiện.

Vào tháng Tư, các đại diện từ Cơ Quan Hữu Trách Thiết Lộ Đại Hàn cùng với Ni Sư Jiyul và các chuyên gia môi trường học đồng ý hình thành một hội đồng gồm 14 thành viên để tiến hành cuộc nghiên cứu được sắp xếp bắt đầu vào tháng Sáu.

Nhưng Ni Sư Jiyul và các chuyên gia môi trường học chống đối sự phân phối một văn bản 90 trang về việc đào đường hầm của chính phủ. Các chuyên gia môi trường học cho rằng quyển sách quy trách nhiệm về sự trì hoãn của dự án và liên quan đến thiệt hại kinh tế vào Ni Sư vì “yêu cầu toàn bộ dự án phải ngừng lại.”

Họ đòi hỏi chính phủ phải xin lỗi. Các viên chức chính quyền đã từ chối và nói rằng văn bản đó là “một biên bản đơn giản của sự kiện.”

Seo Jae-cheol, một viên chức từ Green Korea, trong nhóm môi trường học, đã nói, “Chúng tôi sẽ không công nhận văn bản của chính phủ là bản đối chiếu cho cuộc đối thọai.”

Công trình đào đường hầm mong rằng làm giảm thời gian du hành bằng tàu hỏa tốc giữa Seoul và Busan gần một tiếng đồng hồ.

Các viên chức Chính Phủ xác nhận rằng sự đình trệ lâu hơn nữa sẽ gây ra thất thoát 7 tỷ won (7 triệu Mỹ Kim) mỗi ngày. Nếu cả hai bên bất đồng để đạt đến một thỏa thuận, Tối Cao Pháp Viện sẽ có quyết định đúng đắn cho số phận của dự án này.

--------------------------------------------

No. 0424 NEW(Hạt Cát dịch)

Phật tử đồng loạt hành thiền trên 470 thành phố.

LONDON, July 20 /PRNewswire/ --

Từ 24 đến 27 tháng 7, Phật tử khắp nơi trên thế giới sẽ đồng loạt hành thiền ban rải Tâm Từ - Có 16 địa điểm trên đất nước Anh tham gia chương trình hành thiền này. Mười ngàn Phật tử tại trên hơn 45 quốc gia sẽ đồng loạt hành thiền để kết hợp tâm từ và cảm thông giữa nhân loại.

Căn cứ theo Hiệp Hội Phật Giáo Kim Cang Ðạo (Diamond Way) Anh Quốc, khoảng 470 trung tâm của hiệp hội trên thế giới sẽ tham gia vào hoạt động này. Tại Anh Quốc, Phật Giáo Tây phương trên hơn 15 địa phương sẽ hành thiền đồng loạt cho một thế giới tốt đẹp hơn “ Chúng tôi muốn thiết lập một từ trường năng lực khả dĩ có ích lợi cho tất cả mọi người”, Dr Stephen James thuộc trung tâm Phật giáo Luân Ðôn nói như trên.

Ðợt sơ khởi chiến dịch hành thiền đồng loạt được tổ chức tại thành phố German thuộc Kassel, và tiếp theo đó, cuộc gặp gỡ Phật Tử hàng năm lớn nhất Âu Châu với vài ngàn người tham dự cũng đang được xúc tiến. Một số người nghỉ cả làm việc để có thể tham gia hành thiền. Thật là hạnh phúc khi cùng nhau làm một việc đầy ý nghĩa.

Thiền định Từ Vô Lượng của Ðức Phật đã được thực hành theo truyền thống Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng là một hình thức quen thuộc từ thế kỷ thứ 12. Khởi sự vào tối Chủ Nhật, tham dự viên của chiến dịch sẽ niệm chú từ bi “Om Mani Peme Hung” trong ba ngày và đêm nhằm đạt được con số 100 triệu lần.

Phong trào được khởi xướng bởi Lama Ole Nydahl. Vị Lama người Ðan Mạch đã được Ngài Karmapa, lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng truyền thống Kagyu huấn luyện trở thành một Thầy Lạt Ma 35 năm trước. Kể từ đó ông đã du hành khắp nơi trên thế giới, thực hiện hoài bảo của đạo sư, thành lập các trung tâm Phật Giáo. Hiệp hội Phật Giáo Tây Tạng Kim Cương Ðạo Anh Quốc thuộc hệ phái Kagyu là một hiệp hội có 16 trung tâm thiền tập, một trong những cộng đồng Phật Giáo lớn nhất Anh Quốc.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2005

Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Giảng Sư: Tỳ Kheo Pháp Đăng


Bài 5: Ân Đức Pháp Bảo (tt)

Tài liệu trích từ Thanh Tịnh Đạo - Bản dịch của Thích Nữ Trí Hải


Thiết thực hiện tại

Thiết thực hiện tại, trước hết thánh đạo là "thiết thực hiện tại" vì có thể thấy được bởi một con người cao quý khi đã xa lìa tham dục v.v... Nơi bản thân: "Này Bà-la-môn, khi một người bị nhuốm bởi tham, bị tràn ngập, tâm bị ám ảnh bởi tham, thì nó suy nghĩ hại mình, hại người, hại cả hai, và cảm thọ đau khổ về tâm. Khi tham đã được trừ diệt, nó không suy nghĩ hại mình, hại người, hại cả hai, và không cảm thọ đau khổ về tâm. Ðây, này Bà-la-môn, là pháp thiết thực hiện tại (A. i, 156)

Lại nữa, pháp xuất thế có chín loại cũng là thiết thực hiện tại vì khi một người đã đạt đến đấy, thì pháp ấy tự người này thấy được người tri kiến thẩm sát, không cần nương tựa người khác.

Hoặc, kiến (ditthi) thích hợp (pasattha quá khứ của ngữ căn: sams) gọi là sanditthi pháp chinh phục người ta nhờ tính cách có thể thấy được kết quả ngay trong hiện tại, nên gọi là thiết thực hiện tại. Thánh đạo chinh phục được những phiền não nhờ thấy đúng, thánh quả và niết bàn cũng chinh phục phiền não nhờ chánh kiến làm nhân.

Hoặc, cũng có thể giải thích rằng, vì pháp xuất thế (luật) làm ngưng cái vòng khủng khiếp nghiệp v.v... Ngay khi nó vừa được trông thấy nhờ tuệ thể nhập, nên pháp là thiết thực hiện tại vì đáng được thấy.
THẢO LUẬN

1. Có cơ sở nào từ kinh điển cho thấy là bất cứ ai cũng có thể đắc đạo chứng quả trong kiếp hiện tại không?

2. Nếu một người chứng thiền định sau đó bị hoại thiền thì cái gì là quả còn lại của sự hành thiền trước kia?

3. Người tu Phật có cần tha thiết để "chứng ngộ" thiền định giải thoát không?
Đố Vui Trong Ngày

1. Chữ "hiện tại" trong kinh Phật có thể chỉ thời gian nào dưới đây?

a. Cái đang xẩy ra

b. Cái vừa xẩy ra

c. Cái xẩy ra trong kiếp nầy

d. Cả ba câu trên



2. Nếu một người chỉ chuyên hưởng thụ dục lạc trong đời nầy và một người khác chuyên tâm huân tập phúc nghiệp cho đời sau. Hai người đó ai là người thật sự sống trong hiên tại?

a. Người nào tận dụng đời sống mình cho việc hữu ích thì là biết sống trong hiện tại

b. Người nào không nghĩ xa xôi là sống trong hiện tại

c. Người nào chỉ biết có hiện tại là người sống trọn với hiện tại

d. Câu b và c đúng



3. Chánh pháp có đặc tính là thiết thực hiện tại. Như vậy phải chăng những gì không có kết quả hiện tại đều không phải là chánh pháp?

a. Đúng. Chánh pháp là cái gì có thể chứng nghiệm được chớ không viễn vông

b. Sai. Tu hành phải nhiều đời nhiều kiếp

c. Đặc tính không có nghĩa là chuẩn mực

d. Người tu hành không nên nghĩ về sự đắc chứng
Tin tức Phật giáo

No. 0421 NEW( Hạt Cát dịch)

Thêm một Ðại Học Phật Giáo tại Thái Lan

BY IAN MCINTRYE, The Star, July 18, 2005

SADAO, Thailand – Ðại học Phật giáo tư nhân duy nhất toàn vùng Asean Ðông Nam Á đã chính thức khai trương để đáp ứng nhu cầu giáo dục Phật Giáo cơ bản đang gia tăng. Ðại Học Phật Giáo Quốc Tế tọa lạc tại Khu Thung Mo ở Amphoe Sadao, tỉnh Songkhla, cách 37 km từ biên giới Bukit Kayu Hitam.

Bộ Phó Bộ Giáo Dục Piyabutr khai mạc trước sự hiện diện của chư tăng và các nhà ngoại giao kể cả quan khách được mời từ Tích Lan và Ấn Ðộ.

Dự án thành lập học viện tư nhân cao cấp mới mẻ này được đưa ra thảo luận vào năm 1999, được sáng lập bởi ÐÐ Duy Ngộ (Wei Wu) trụ trì chùa Ðàn Hương (Than Hsiang) tại Penang cùng với vài tu sĩ Phật giáo khác trên thế giới. ÐÐ Duy Ngộ (Wei Wu) hiện nay là giám đốc hội đồng điều hành.

Ðại học giảng dạy, hướng dẫn bằng Anh Ngữ, bắt đầu thu nhận sinh viên hồi khoảng giữa năm vừa rồi. Trường thu nhận học viên bất kể giới tính, sắc tộc, quốc tịch và tôn giáo nào.

Ngân khoản tài trợ do thành viên của Hiệp hội chùa Ðàn Hương và Phật tử khắp nơi trên thế giới đóng góp. Viện trưởng , Dr Somboom nói rằng hiện thời có khoảng 100 sinh viên quốc tế từ các nước như Thái Lan, Ấn Ðộ, Tích Lan, Ðài Loan và Ðại Hàn Trường sẽ cấp văn bằng tốt nghiệp căn bản trong Nghệ Thuật Tự Do, Nghiên Cứu Phật Giáo, Nghiên Cứu Ðiện Não và Anh Văn.

Có một số phái đoàn đại biểu từ các tổ chức Phật Giáo Mã Lai như Hiệp Hội Phật Giáo Sitiawan, Học Viện Phật Giáo Malaysian, Hiệp Hội Phật Giáo Kedah và Ðàm Hoa Uyển Tự tham dự buổi lễ khai mạc.

----------------------------------
No. 0422 NEW( Khánh Văn dịch)

Một phương pháp diệt ngã

Viết bởi Kelly Hawes, The Galveston County Daily News, July 18, 2005

Galveston, TX (USA)—Một giảng sư thuộc hệ phái Phật Giáo Tây Tạng, ông Tenzin Chophak, đã trình bày với một nhóm hơn 40 người tụ họp trong nhà thờ Galveston tuần trước làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lòng từ.

“Bản ngã là căn gốc tạo ra nhiều vấn đề”, ông nói “Thiền là phương pháp để diệt ngã.”
Tonglen, tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Cho và Nhận" là tên gọi một phương pháp thiền mà ông ta so sánh như là làn sóng biển.

Từng dợn sóng lùa vào bờ, và trở ra. Tư tưởng của chúng ta cũng vậy, nó đi vào tâm và lại trở ra.

Từng đợt, từng đợt sóng, ra vào nhưng không chồng chất lên nhau. Ý tưởng của ta cũng vậy. Trước và sau không chồng chất lẫn nhau.

Ở giữa hai luồng tư tưởng, ta thấy có 1 khoảng trống, rất ngắn có thể là 1 giây. Thiền là khoảng trống giữa hai ý tưởng đó, và chìa khóa để đi vào thiền là kéo dài khoảng trống đó.

Có một sức mạnh huyền diệu trong lời cầu nguyện, ông nói, và Tonglen là cách thức để gom tụ sức mạnh đó.

“Bạn có thể tập trung vào một người hoặc cả thế giới. Cho những bạn vừa bắt đầu, tôi đề nghị là nên chỉ tập trung vào một người.”

Ông hướng dẫn học viên của ông rằng lúc hít hơi vào mũi, hãy tưởng tượng là đang hít vào những làn khói đen đau khổ, buồn phiền và thở ra bằng miệng những luồn khói trắng hoặc là ánh sáng trắng. Những làn khói đen được thanh lọc, ông nói, qua lòng từ thiêng liêng được tìm thấy trong mỗi chúng ta.

Ông Chophak còn nói Tonglen là một phương pháp rất dễ luyện tập và có thể luyện tập bất cứ nơi nào và giờ phút nào luôn cả trong lúc bạn đang lái xe.
Tonglen rất có công hiệu đối với những tài xế cẩu thả, bạn sẽ kinh ngạc nhận ra nổi sân hận trong lòng bạn biến mất một cách nhanh chóng.

Và khi bạn thuần thành với Tonglen, thì hầu như nó trở thành một thói quen tự động. Khi lái xe ngang qua bệnh viện, ông nói ông thường thấy mình đang luyện tập Tonglen cho những bệnh nhân trong bệnh viện.

Tenzin Chophak có tên cha mẹ đặt cho là Michael P. McManus, lúc còn bé ông đã từng học truờng Cơ đốc giáo. Những bà xơ thường xem ông như kẻ phá rối vì ông hay đặt ra những câu hỏi khó trả lời và thường nêu lên những điểm mâu thuẩn trong thánh kinh.
Ông bắt đầu học kinh Phật vào đầu thập niên 80 khi vẫn còn là học sinh trung học, và từ đó, ông du học ở Ấn-Độ và Thái-Lan. Ông ta chính thức thọ giới với Dat-Lai Lat-Ma vào năm 1996.
Tuy nhiên, ông vẫn không phủ nhận ông xuất thân từ Cơ đốc giáo.
Ông nói;” Thục ra, có nhiều điểm tương đồng hơn là điểm bất đồng giữa Thiên chua giáo và Phật giáo.
Và bạn cũng không cần thiết phải là Phật tử để tập Tonglen. Tonglen cho tất cả mọi người, cho tín đồ Phật giáo cũng như Cơ đốc giáo, cho người theo đạo cũng như người theo chủ nghĩa vô thần.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2005

Nhật Hành

Ngày: 24 Tháng 07 năm 2005

Tri chúng: Diệu Quang


Tri chúng điền khuyết: Khanh Van


Môn học: Kinh Pháp Cú


Bài học: Kệ ngôn 164 - Người Ðộc Hiểm Tự Hủy Chính Mình


Giảng sư chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Trí Đạt, Khánh Văn, Hạt Cát, Minh Lạc ,

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học:Phần 1: Minh Lạc , đk:kv // Hoi Hướng: Trí Đạt, đk: DQ http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: Trí Đạt

Người mở room: Hạt Cát, Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Diệu Quang


Người post bài cho Room: Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát


Trực room (op): Khánh Văn
Lớp Kinh Pháp Cú
Phẩm 12 : Tự Thân - Phẩm Tự Ngã (Atta Vagga) - Kệ ngôn 164

Giảng sư: ĐĐ Tuệ Quyền


Người Ðộc Hiểm Tự Hủy Chính Mình


Bản Việt văn của Tỳ khưu Giác Đẳng:

Kẻ mê lầm hủy báng
Giáo pháp bậc La Hán,
Bậc Thánh đức, chánh mạng.
Chính do ác kiến này,
Dẫn đến tự hủy diệt
Như quả của phi lau



Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa


Yo sāsanaṃ arahataṃ

ariyānaṃ dhammajīvinaṃ

Paṭikkosati dummedho

diṭṭhiṃ nissāya pāpikaṃ

Phalāni kaṭṭhakass-eva

attaghaññāya phallati.


Yo dummedho: người thiếu hiêu biết;
pàpikam ditthim nissàya: dựa vào ác kiến
arahatam: Bậc Ứng Cúng, Bậc La Hán;

ariyànam: Bậc Thánh;
dhammajìvinam: Bậc Chánh Mạng;
sàsanam: lời dạy, giáo pháp;
patikkosati: miệt thị, hủy báng;
Katthakassa: sở hành; phalàni iva: tựa như trái cây;
attaghannàya: tự hủy; phallati: dẫn đến.


Bản Anh văn của Phra Khantipàlo

Whatever man unwise relies
on evil views and so condemns
the Teaching of the Arahants,
or Noble Ones who Dhamma live,
he, as a bamboo fruiting,
fruits to self-destruction.



Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh

Như chân-nhân giáo,
Dĩ đạo hoạt thân.
Ngu giả tật chi,
Kiến nhi vi ác.
Hành ác đắc ác,
Như chủng khổ chủng.


DUYÊN SỰ

Kàla là một tỳ kheo sống ở thành Xá Vệ. Vị nầy nhận được sự chu cấp đều đặn của một bà cụ xem thầy như con ruột của mình. Ngày kia bà nghe người láng giềng nói về Ðức Phật, bà phát tâm hoan hỳ mong mỏi được bái kiến Ngài. Thầy Kàla biết được điều nầy liền cản ngăn. Ba lần bà cụ tỏ ý muốn đi , lần thứ tư bà tự quyết định mà không cần hỏi ý kiến. Khi Thầy Kàla đến nhà không thấy bà liền đi đến Kỳ Viên Tịnh Xá và tìm vào giảng đường thấy bà cụ đang ngồi nghe Phật thuyết pháp. Bằng một thái độ hết sức vô phép thầy bước tới bạch Phật rằng bà cụ ấy căn tánh vốn si độn, xin Ngài đừng thuyết pháp cao siêu mà chỉ nên nói bố thí trì giới mà thôi. Ðức Phật đã nghiêm huấn vị tỳ kheo hạnh đức bất xứng ấy và dạy rằng người thiểu trỉ với kiến chấp sai lạc xúc phạm đến giáo pháp của bậc thán nhân ứng cúng là đang tụ hủy diệt chính mình, Rồi Ngài kết luận bằng kệ ngôn trên. Bà cụ nghe xong bài pháp chứng quả Dự lưu.


Ý CHÍNH

Tự đào luyện bản thân thành nơi nương tưạ của mình là điều khó, nhưng nếu không thì ai mới là nơi nương tựa của mình?


_______________________________________________________________

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện



THẢO LUẬN

1. Trong truyền thống Lạt Mạ giáo có quan niệm Phật thì xa mà thầy (guru) thì gần do vậy trước phải thờ kính thầy điều nầy Phật giáo truyền thống quan niệm thế nào?

2. Người ta nói sự canh tranh mang lại tiến bộ. Trong nếp sống tu tập điều ấy có giúp gì không?

3. Tà kiến và ác kiến có giống nhau không?
Đố Vui Trong Ngày

1. Thái độ nào dưới đây được xem là phỉ báng Phật pháp:
a. Hiểu sai kinh điển
b. Nói sai kinh điển
c. Thực hành sai kinh điển
d. Câu a và b đúng

2. Một người có thái độ phỉ báng Phật Pháp, đối với người ấy:
a. Trong kiếp hiện tại không thể đắc thánh quả
b. Nếu sửa cải tri kiến thì vẫn có thể đắc thánh quả
c. Nếu với thái độ ấy và hành động phạm đại nghịch với Phật Pháp Tăng thì không thể đắc đạo quả
d. Cả ba câu đều đúng

3. Vào thời đức Phật, có những vị tỳ-khưu hành động sai lạc với chánh pháp. Điều đó xảy ra bởi:
a. Thời ấy không có trường lớp đào tạo kinh điển cho các tỳ-khưu
b. Tăng chúng không có hệ thống giáo dục chặt chẽ
c. Chúng sanh tâm dể duôi thời kỳ nào cũng có
d. Chúng sanh có hạnh nghiệp riêng
Tin tức Phật giáo

No. 0414 NEW( Chánh Hạnh dịch)

Một ngôi chùa được thành lập ở Nicosia, đảo quốc Cyprus, Ðịa Trung Hải

By Jean Christou
On July 17, 2005 the Cyprus Mail reported,

Chủ Nhật vừa qua văn phòng giáo hội đã chính thức khánh thành ngôi chùa đầu tiên ở Nicosia. Cuối cùng thì cũng có một nơi thờ phượng cho số lớn công nhân người nước ngoài, những người theo tôn giáo Phương Đông làm việc tại đảo quốc Cyprus thuộc vùng biển Ðịa Trung Hải.

Có khoảng 376 triệu người theo đạo Phật, đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Triết lý đạo Phật dựa trên giáo huấn của Đức Phật, Siddhartha Gautama, người đã sống giữa năm 563 và 483 trước Tây lịch. Khởi nguồn ở Ấn Độ, đạo Phật đã lan rộng xuyên qua Châu Á, đến Trung Á, Sri Lanka, Tây Tạng, Ðông Nam Á cũng như Ðông Á với Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Bhante Anavaddha Tuero là một nhà sư Sri Lanka, từ Switzerland, nơi mà ngài sống từ năm 2000, đã đến Nicosia tuần qua làm lễ lạc thành ngôi chùa. Ngài nói rằng, tuy rằng ngài phải trở lại Switzerland nhưng sẽ có 2 sư khác từ Sri Lanka sẽ thường trú tại quốc đảo này để hướng dẫn những tâm linh cho các Phật tử. Phật giáo dạy cho con người thực hành các thiện pháp, tránh xa các ác pháp nhiễu hại chúng sanh, khéo thanh tịnh và huấn luyện tâm. Mục đích cứu cánh là để chấm dứt sanh tử luân hồi, các hành giả nhận thức được sự thật, chứng đạt Niết bàn. Đạo Phật củng cố nguồn gốc của tính vô hại và sự thiểu dục. Huấn luyện tập trung trí óc trên phương pháp rèn luyện phẩm hạnh (giới), thiền (định), và sự sáng suốt( tuệ)

“Phật tử Tích Lan, những người làm việc ở đây không có nơi để tu tập, điều đó làm cho họ cảm thấy thiếu thốn và họ sẽ theo đạo khác vì gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.” Ngài nói như trên.
Ngài ước tính khoảng hơn 15,000 người Tích Lan sống và làm việc ở Cyprus, 86 phần trăm là đạo Phật. “Hầu hết là họ đọc kinh thánh bởi vì khi họ mất cái gì đó thì họ sẽ tìm nó ở nơi khác, đó là chuyện bình thường,” Ngài nói thêm khi đề cập đến những người đọc kinh thánh ở nhà thờ Thiên chúa giáo như là một sự thay thế.

“Bây giờ các Phật tử đã tụ họp tại đây. Trước kia họ thường gặp nhau ở công viên mỗi tháng một lần. Họ đã tụ họp lại và thành lập trung tâm bây giờ là ngôi chùa. Lý do chính mà họ đi nhà thờ bởi vì họ không có chùa và họ đã sẵn sàng bắt đầu theo đạo chúa,” Ngài Bhante Anavaddha nói.

Phật tử thường đến hàng đêm vào lúc 8pm tối, sau giờ làm việc, để hành thiền.” Thêm vào đó để bố trí một nơi cho các Phật tử, nhà chùa đã dạy cách thiền cho bất cứ ai quan tâm tìm hiểu hoàn toàn miễn phí. “Dharma không có tốn kém chi cả”, Bhante Anavaddha nói.

Dharma là tiếng phạn và là một khái niệm của tôn giáo phương đông. Giải thích một cách đơn giản đó là chân lý cao cả, một lối sống dẫn đến giảm thiểu sự chất chồng của bất thiện nghiệp và đó là con đường duy nhất để giải thoát.

“Bất cứ ai quan tâm có thể liên lạc với chúng tôi để được tu tập”, Ngài nói. “Chúng tôi hướng dẫn những kỹ thuật cá nhân bởi vì kinh nghiệm cá nhân thì khác nhau, nó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của họ. Chúng tôi nói chuyện với họ và quyết định nên sử dụng pháp thiền nào. Đó là thiền cá nhân. Họ có thể học hỏi, thực tập và sử dụng nó” Cũng như hầu hết các hành giả, Bhante Anavaddha tin rằng có một tâm thứức an lạc rất là quan trọng.

“Vì vậy bạn sẽ học hỏi cách giữ gìn đầu óc bình thản, cách phát triển tâm thức. Bạn phải thanh lọc tâm thức. Thiền có nghiã là phát triển và trau dồi trí tuệ. Có một số tư tưởng lành mạnh và một số tư tưởng không lành mạnh như là giận dữ, thù hận v.v…ở trong tâm thức bạn .
Đó là những tư tưởng tiêu cực. Nếu bạn không biết cách đối phó với chúng như thế nào thì bạn sẽ giữ lấy chúng thay vì để chúng đi. Bạn hãy học cách yêu thương trìu mến thay vì giận dữ, bạn hãy yêu chính bản thân bạn và những người khác. Bạn phát triển tâm thức, làm cho chúng được thanh tịnh bằng cách thực tập thiền. Đó là cách có thể giúp được cho xã hội giữ được tâm thức an lạc. Nó giúp cho con người có cuộc sống tốt hơn. Bạn hãy rải tâm từ cho chính bản thân mình trước, rồi hãy ban rải đến muôn loài .” Bhante Anavaddha đã biết điều đó . Ngài xuất gia lúc lên 8 tuổi, nơi mà ngài sống 4 năm cho đến khi được thọ giới sa di vào năm 12 tuổi. Ðó là chuyện 22 năm về trước

---------------------------------------

No. 0422 NEW( Khánh Văn dịch)

Một phương pháp diệt ngã

Viết bởi Kelly Hawes, The Galveston County Daily News, July 18, 2005

Galveston, TX (USA)—Một giảng sư thuộc hệ phái Phật Giáo Tây Tạng, ông Tenzin Chophak, đã trình bày với một nhóm hơn 40 người tụ họp trong nhà thờ Galveston tuần trước làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lòng từ.

“Bản ngã là căn gốc tạo ra nhiều vấn đề”, ông nói “Thiền là phương pháp để diệt ngã.”
Tonglen, tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Cho và Nhận" là tên gọi một phương pháp thiền mà ông ta so sánh như là làn sóng biển.

Từng dợn sóng lùa vào bờ, và trở ra. Tư tưởng của chúng ta cũng vậy, nó đi vào tâm và lại trở ra.

Từng đợt, từng đợt sóng, ra vào nhưng không chồng chất lên nhau. Ý tưởng của ta cũng vậy. Trước và sau không chồng chất lẫn nhau.

Ở giữa hai luồng tư tưởng, ta thấy có 1 khoảng trống, rất ngắn có thể là 1 giây. Thiền là khoảng trống giữa hai ý tưởng đó, và chìa khóa để đi vào thiền là kéo dài khoảng trống đó.

Có một sức mạnh huyền diệu trong lời cầu nguyện, ông nói, và Tonglen là cách thức để gom tụ sức mạnh đó.

“Bạn có thể tập trung vào một người hoặc cả thế giới. Cho những bạn vừa bắt đầu, tôi đề nghị là nên chỉ tập trung vào một người.”

Ông hướng dẫn học viên của ông rằng lúc hít hơi vào mũi, hãy tưởng tượng là đang hít vào những làn khói đen đau khổ, buồn phiền và thở ra bằng miệng những luồn khói trắng hoặc là ánh sáng trắng. Những làn khói đen được thanh lọc, ông nói, qua lòng từ thiêng liêng được tìm thấy trong mỗi chúng ta.

Ông Chophak còn nói Tonglen là một phương pháp rất dễ luyện tập và có thể luyện tập bất cứ nơi nào và giờ phút nào luôn cả trong lúc bạn đang lái xe.
Tonglen rất có công hiệu đối với những tài xế cẩu thả, bạn sẽ kinh ngạc nhận ra nổi sân hận trong lòng bạn biến mất một cách nhanh chóng.

Và khi bạn thuần thành với Tonglen, thì hầu như nó trở thành một thói quen tự động. Khi lái xe ngang qua bệnh viện, ông nói ông thường thấy mình đang luyện tập Tonglen cho những bệnh nhân trong bệnh viện.

Tenzin Chophak có tên cha mẹ đặt cho là Michael P. McManus, lúc còn bé ông đã từng học truờng Cơ đốc giáo. Những bà xơ thường xem ông như kẻ phá rối vì ông hay đặt ra những câu hỏi khó trả lời và thường nêu lên những điểm mâu thuẩn trong thánh kinh.
Ông bắt đầu học kinh Phật vào đầu thập niên 80 khi vẫn còn là học sinh trung học, và từ đó, ông du học ở Ấn-Độ và Thái-Lan. Ông ta chính thức thọ giới với Dat-Lai Lat-Ma vào năm 1996.
Tuy nhiên, ông vẫn không phủ nhận ông xuất thân từ Cơ đốc giáo.
Ông nói;” Thục ra, có nhiều điểm tương đồng hơn là điểm bất đồng giữa Thiên chua giáo và Phật giáo.
Và bạn cũng không cần thiết phải là Phật tử để tập Tonglen. Tonglen cho tất cả mọi người, cho tín đồ Phật giáo cũng như Cơ đốc giáo, cho người theo đạo cũng như người theo chủ nghĩa vô thần.