Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2006


Nhật Hành

Ngày: 01 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Lớp Phật Giáo Sử

Bài học: CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO

Giảng Sư Chính: ĐĐ Siêu Minh

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Phuc, Anitya, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Upekha, Bich Thu, Karuna, Gioi Huong (tin tức), Minh Chau54, Duong Tieu, Sangkhaly (rời room đúng giờ).
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Anitya, Upekha.

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Anitya.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk).

Người post bài cho Room: Bich Thu - NguonDucHanh - Upekha (Bài Học, Đố Vui, Tin Tức & Post End).

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh (đk).

Trực room (op): Upekha, Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu xin nghỉ phép 1 tháng.

Bài Đọc ngày thứ 2 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ hai, ngày 01 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị, lớp Lịch Sử Phật Giáo hôm nay chúng ta sẽ học bài CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO do ÐÐ Siêu Minh giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---


CÁC TRƯỜNG PHÁI CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO

A. TẠI ẤN ĐỘ

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

____________

I. Đại lược

Có lẽ trong thuở sinh tiền của Đức Phật, đã có những người không chịu chấp nhận quyền uy của Ngài. Người anh em họ của Ngài, Đề-bà-đạt-đa (Devadatta), do lòng ganh tỵ với Đức Phật đã âm mưu cùng vua A-xà-thế (Ajatashatru) nhiều lần muốn ám hại Ngài. Ông ta còn tìm mọi cách chia rẽ Tăng già (Sangha) Phật giáo qua việc đòi hỏi các tu sĩ Phật giáo phải sống quanh năm dưới bóng cây, không được ăn các thứ thịt cá, từ chối tất cả mọi lời mời của các tín đồ sùng đạo. Lại có những tu sĩ như Upananda, Channa, Mettiya-Bhummajaka, hay Sadvargiya (tiếng Pali là Chabbaggiya), chỉ thừa cơ để vi phạm các quy định của Luật tạng (Vinaya). Ngoài ra có khuynh hướng kỳ quặc của một số người là chống lại một quy định mà đơn giản chỉ vì qui định đó đã được đặt ra. Một số người muốn cuộc sống đầy đủ, tiện nghi nên ngờ vực mọi sự hạn chế tự do cá nhân. Chẳng hạn Tu-đạt-ta (Subhadra) khi nghe tin Đức Phật nhập diệt đã thở phào nhẹ nhõm cho rằng từ nay mình không bị buộc phải “làm thế này, không làm thế kia” nữa.

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài đã không chỉ định người nào thay thế Ngài ở ngôi vị tối cao. Thực ra, Ngài có nói với thị giả thân tín là A-nan-đà (Ananda) rằng Chánh Pháp (Dharma) và Luật tạng (Vinaya) là người giữ quyền hành tối cao trong tương lai. Tất cả những lời nói được cho là của các Tỳ kheo uyên bác, của Tăng già hoặc ngay của Đức Phật đi nữa, đều phải được đối chiếu trực tiếp với những lời Phật được ghi trong Kinh và Luật.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại lược bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

A. Khi có hội nghị kết tập (sangiti) đầu tiên các văn bản của Phật giáo tại Vương-xá (Rajagrha) dưới sự chủ trì của Đại-ca-diếp (Mahakaspyapa), và với sự tham dự của năm trăm Tỳ kheo, thì có một số người như Purana hoặc theo các tài liệu Tây Tạng, Gavampati, đã không tán thành vì họ cảm thấy những gì được ghi chép lại trong hội nghị không phù hợp với những điều họ được nghe từ chính Đức Phật. Những mối bận tâm thường có, sinh ra từ sự gắn bó cá nhân với một người hay một nhóm người nào, hoặc được tạo ra do nhiều nguyên nhân như liên tưởng, tìm hiểu, hoàn cảnh địa dư cũng như những khác biệt tự nhiên về ý kiến ngày càng thêm sâu sắc, có lẽ đã dẫn đến sự hình thành nhiều hệ phái hay trường phái khác nhau.

Lời của Đức Phật cùng các luận giải được các vị thầy truyền lại cho học trò bằng miệng. Tuy nhiên, khác với các bài kinh Vệ đà, người ta đã không thận trọng đúng mức trong việc gìn giữ những lời thực sự của Giáo chủ, chứ chưa nói đến việc bình giải. Trong Kinh Đại bát Niết bàn (Mahaparinibbana-sutta), Giáo chủ đã e ngại những lời mình nói có thể bị bóp méo cho nên, như trên đã nói, Ngài đã lưu ý các đệ tử về bốn cách phải theo để kiểm chứng những lời răn dạy của Ngài. Một thế kỷ là một khoảng thời gian dài và khoảng một trăm năm sau khi Ngài diệt độ, đã nảy sinh dị biệt giữa các Tỳ kheo về lời thực sự của Giáo chủ cùng cách luận giải những lời này. Một khi các Tỳ kheo mặc tình gây chia rẽ trong Tăng đoàn thì mức độ chia rẽ ngày càng gia tăng đến con số mười tám hệ phái trong các thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau khi Đức Phật qua đời. Sự phân phái đầu tiên gây ra bởi các tu sĩ Bạt-kỳ (Vajjian) ở Tỳ-xá-lị (Vaisali). Trong Luật tạng (Vinaya) (Cullavagga) và trong Biên niên sử Tích lan có nói rằng Nghị hội thứ hai được triệu tập tại Tỳ-xá-lị một thế kỷ sau ngày Đại Bát Niết bàn (parinirvana) của Đức Phật để thảo luận về mười giới luật (dasa vatthuni) cải cách của các tu sĩ Bạt-kỳ.

B. Trong các bản dịch tiếng Tây Tạng và chữ Hán của ngài Thế hữu (Vasumitra) cùng các vị khác, người ta thấy có sự tường thuật khác hẳn. Ở đây nói rằng Nghị hội được tất cả do những ý kiến khác biệt giữa các Tỳ kheo về năm giới điều, do Mahadeva khởi xướng.

Quyết định của Nghị hội đã thiên về phía các tu sĩ chính thống. Các tu sĩ Bạt-kỳ không chịu tuân theo quyết định của đa số nên đã bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn. Do đó, Nghị hội đã đi đến một kết cục bất ngờ, sự manh nha chia rẽ từ lâu nay đã thành hiện thực, sự đoàn kết của Tăng đoàn bị đe dọa. Các tu sĩ không tuân phục các quan điểm của phe chính thống tổ chức một Nghị hội khác với sự tham dự của mười nghìn tu sĩ. Thực vậy, đấy là một cuộc tập họp lớn của các tu sĩ cho nên họ được gọi là Đại Chúng bộ (Mahasanghika) để phân biệt với các tu sĩ chính thống được gọi là Thượng Tọa bộ (Theravadin hay Sthaviravadin). Những người ly khai đồng thanh nhất trí tôn trọng quyết định lịch sử của hội nghị của họ. Họ tin tưởng rằng quyết định của họ là phù hợp với giáo lý của Đại bổn sư và tự cho mình là chính thống hơn phái Thượng Tọa bộ. Sự phân phái đầu tiên trong Tăng đoàn đã diễn ra như thế, và đây là nguồn gốc phát sinh hai hệ phái - Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ. Sự phân phái ngày càng rộng thêm và sau một thời gian thì ngoài hai trường phái nguyên thủy còn xuất hiện nhiều hệ phái khác nữa.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ (TT Giác Đẳng biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Đại Thiên (Mahadeva) ?

Đáp: Mahadeva (Đại Thiên) là con của một người Bà la môn ở Mathura, một nhà uyên bác, thông tuệ. Ông được thọ giới ở Kukkutarama, Hoa-thị thành (Pataliputra), rồi sau trở thành người đứng đầu Tăng đoàn được nhà vua bảo trợ. Năm điều đề xướng của ông là:

(1) Một A-la-hán có thể phạm tội lỗi do bị cám dỗ không hay biết.

(2) Người ta có thể là một A-la-hán mà không biết về điều đó.

(3) Một A-la-hán có thể không biết chắc về những vấn đề trong giáo lý.

(4) Không thể đắc quả A-la-hán nếu không có thầy dạy.

(5) A-la-hán cũng có vị ngộ đạo nhờ vào âm thanh thuyết pháp, trong đó có sự thuyết khổ và than khổ.

Các truyền thuyết về nguyên nhân triệu tập Nghị hội thứ hai không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ghi nhận rằng đã xảy ra một sự phân phái khoảng một thế kỷ sau khi Đức Phật diệt độ, vì một số tu sĩ tìm cách nới lỏng các giới luật nghiêm nhặt mà các tu sĩ chính thống phải tuân thủ. Các tu sĩ đi chệch ra ngoài giới luật về sau được gọi là “Đại Chúng bộ” (Mahasanghika), còn các tu sĩ chính thống được gọi phân biệt là “Thượng Tọa bộ” (Theravadin hay Sthaviravadin). Đó là “sự phân chia giữa phe bảo thủ và phe tự do, giữa phe phân biệt tôn ti và phe dân chủ”. Điều chắc chắn là Nghị hội này đánh dấu sự ra đời của những trường phái tư tưởng mới.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Từ Pháp và Luật (Dhammavinaya) bao gồm những gì ?

Ðáp:
Danh từ Pháp và Luật được dùng từ thời Đức Phật, không như danh từ Tam tạng mới có sau này. Chữ Pháp (Dhamma) bình thường khi xài riêng thì hàm ý là toàn bộ giáo lý cho Đức Phật thuyết như nói Dhammaratana (Pháp bảo) nhưng khi chữ Dhamma được dùng chung với chữ Vinaya thì chữ Dhamma (Pháp) ở đây chỉ cho giáo lý phần kinh tạng và vi diệu pháp, và chữ Vinaya thì chỉ cho phần luật tạng.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Sự ra đời của những tông phái Phật giáo có phải là kết tinh của những sáng tạo đáng ca ngợi chăng ?

Ðáp:
Sự ra đời của các tông phái Phật giáo là do bất đồng tri kiến. Sự phân chia như vậy càng làm cho giáo lý của Đức Phật "méo mó", chẳng những không giúp người tu Phật tăng tiến mà càng làm tăng hoài nghi giữa các quan điểm của các tông phái.

Nên người tu Phật khi tìm hiểu giáo Pháp phải chiếu theo kinh, y theo luật. Khi đối chiếu ta mới tìm được lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

VI. Đố Vui (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Lý do nào dưới đây tạo nên sự phân hóa Phật Giáo lúc ban đầu ?

a. Sự giải thích sai lạc chánh pháp truyền thống.
b. Do nhu cầu thích hợp văn hóa địa phương.
c. Do địa phương không chấp nhận thống thuộc trung ương.
d. Do sự chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

2. Điều nào dưới đây khiến Phật Pháp được hưng thịnh ?

a. Xây cất cơ sở Phật giáo to lớn.
b. Tìm cách gia tăng số lượng tín đồ.
c. Củng cố sự hiểu biết chân chánh đối với Phật Pháp.
d. Bắt kịp với trào lưu của thời đại.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Ngôn Ngữ Thiền Môn do TT Giác Đẳng đảm trách phần II Nội Dung ChínhChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các Ops MC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1304 NEW (Hạt Cát dịch)

Tích Lan: chùa Phật Giáo ở vùng bị

ảnh hưởng tsunami được Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng

Hurriyet, Dec 29, 2006

Istanbul, Turkey -- Ở giữa con số 450 ngôi nhà được xây dựng theo lệnh của Thủ Tướng Turkey Recep Tayyip Erdogan ở một khu cư dân Phật Giáo bị ảnh hưởng nặng nề của trận tsunami hồi hai năm trước, một ngôi chùa cũng được xây dựng từ ngân quỹ yểm trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thủ hiến Mehmet Ali Sahin ngày hôm qua đã kể lại ấn tượng của ông về công trình đã hoàn tất tại Tích Lan sau trận tsunami đến cho Hội Ðồng Bộ Trưởng.

Ông thủ hiến gần đây mới trở về từ một buổi lễ trao tặng những ngôi nhà mới cho các nạn nhân tsunami tại cả hai nơi Tích Lan và Nam Dương.

Ông Sahin nói trong ngày hôm qua " Trong nét đặc thù, ngôi chùa Phật Giáo được chính phủ Terkỳ xây dựng ở Tích Lan đã thu hút được rất nhiều người hứng thú. Trên thực tế, chư Tăngchư tăng Phật Giáo đã đến hai ngôi thánh đường hồi giáo ở Colombo để tạ ơn các vị chức sắc về công trình đầu tiên này của họ.

Ông Sahin nói thêm rằng tại Tích Lan và Nam Dương lòng biết ơn đối với Thỗ Nhĩ Kỳ về việc họ đã giữ đúng lời hứa sau thảm họa tsunami lúc nào cũng cao.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1306 NEW (Minh Châu dịch)

Ngôi chùa Pha That Luang, Vạn Tượng - Lào

Ngôi chùa Pha That Luang (còn gọi là Ngôi tháp vĩ đại hay Tháp xá lợi linh thiêng) là một đài tưởng niệm tôn giáo tiêu biểu nhất của quốc gia Lào, tọa lạc trên một ngọn đồi cách trung tâm Vạn Tượng khoảng 3 cây số về hướng Bắc.

Thời điểm thành lập của ngôi chùa được ghi chú từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên Các nhà truyền giáo Asoka đã dựng lập một đền thờ tại đây để tôn trí xá lợi của Ðức Phật. Tuy nhiên, phần kiến trúc tôn giáo sớm nhất còn duy trì trên khu đất này, dường như đươc ghi chú tại một tu viện Khmer vào khoảng thế kỷ 12.

Vào giữa thế kỷ 16, vua Setthathirat đã dời kinh đô từ Luang Prabang về Vạn Tượng, và đã ra lệnh xây cất chùa That Luang. Công trình bắt đầu vào năm 1566. Vì được bao phủ bằng vàng, ngôi chùa đã liên tục bị xâm chiếm bởi Miến Ðiện, Thái và Trung Hoa. Cuộc xâm lăng của Thái vào năm 1828 đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh đô và That Luang đã thực sự bị bỏ rơi. Kiến trúc hiện nay là sự tu sửa trực tiếp của người Pháp từ những năm 1930- được thực hiện để thay thế cấu trúc không hoàn chỉnh trước kia của Pháp vào năm 1900- và dựa theo những bản vẽ chi tiết từ những năm cuối 1860 của danh tài kiến trúc kiêm thám hiểm người Pháp Louis Delaporte.

Mỗi tầng của kiến trúc ba tầng này đều phản ảnh một phần của giáo lý Phật đà. Tầng thứ nhất dài 226 ft ngang 223 ft, tầng thứ hai mỗi cạnh dài 157 ft, tầng thứ ba mỗi cạnh dài 98 ft. Từ mặt đất lên tới chóp của ngôi tháp có độ cao 147.6 ft. Các thành vách chung quanh tu viện mỗi cạnh dài gần 279 ft với một số lớn những nét chạm trỗ của Lào và Khmer.

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2006

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 31 tháng 12 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp học hôm nay chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt "Đón mừng Tết Dương lịch 2007" do TT Giác Đẳng hướng dẫn chương trình.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Chương trình đặc biệt

ĐÓN MỪNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2007
____________



________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Giáo Sử do ÐÐ Siêu Minh đảm trách phần II Nội Dung ChínhChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 12 năm 2006

Tri chúng: Giới Hương

Tri chúng điền khuyết: Nguon Duc Hanh

Môn học: Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: NGHI THỨC LỄ CẦU AN


Giảng Sư Chính: NS Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, TCđk, Karuna, Hat Cat, Tinh Tan, Nhu Phuc, Upekha, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54, VoThuong09
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc.

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): Anitya, Upekha, Karuna, Bich Thu, Tinh Tan và các ops khác.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu xin nghỉ phép 15/12 - 15/1/07.

________________ Cô Tinh Tấn xin nghỉ phép 24 - 31/12.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2006

Bài Đọc ngày thứ 7 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Luật Nghi Cư Sĩ chúng ta sẽ học bài Nghi thức Lễ Cầu an do NS Liễu Pháp giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


NGHI THỨC LỄ CẦU AN
____________

I. Đại cương

Thuở Đức Phật hiện tiền, có một lúc ở xứ Vajjī thành Vesāli xảy ra nạn đói, người chết nhiều, ô nhiễm sanh ra dịch bệnh. Vương tộc Licchavī đã sang Sāvatthī để cung thỉnh Đức Phật ngự về thành Vesāli, mong nhờ uy lực của Đức Phật giải trừ thiên tai. Đức Phật cùng chư Tăng ngự về thành Vesāli, Đức Phật dạy đại đức Ānanda đi ba vòng thành tụng kinh Pāritta xưng tán ân đức Tam bảo, nhờ oai lực kinh Pāritta mà quốc độ Vajjī được thoát tai ách. Theo tích ấy mới có nghi thức thỉnh chư Tăng tụng kinh an lành, kinh gia trì, thường gọi là kinh cầu an.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

IV. 7. NGHI THỨC LỄ CẦU AN

Nghi thức tụng kinh cầu an được cử hành trong nhiều trường hợp lễ trai tăng, lễ chúc thọ, lễ cưới hỏi, lễ khánh thành, lễ khởi công, lễ khai trương ... ở tại những xứ Phật giáo bất kỳ lễ hội nào người ta cũng thỉnh chư Tăng tụng kinh Pāritta, để mong nhờ oai lực Tam bảo thành tựu mọi sự an lành, tránh khỏi những tai ương tật bệnh. Tất nhiên không phải luôn luôn tụng kinh an lành là được thành tựu hạnh phúc; còn tùy thuộc niềm tin và nghiệp lành mà người ấy đã làm. Nghi thức lễ cầu an có thể cử hành tại chùa, hoặc ở tư gia, hay ở nơi công cộng hội trường.

Thường thấy lễ cầu an có nghi thức như sau:

Người cư sĩ đối diện trước chư tăng, đảnh lễ Tam bảo rồi xin thọ trì ngũ giới hay bát quan trai giới; xong tác bạch thỉnh chư Tăng tụng kinh cầu an.

Cư sĩ đọc:

Vipattippatibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbadukkhavināsāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.

Vipattippatibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbabhayavinasāya parittaṃ brūtha maṅgalaṃ.

Vipattippatibāhāya sabbasampattisiddhiyā sabbarogavināsāya parittam brūtha maṅgalaṃ.

Bạch đại đức tăng, cầu xin các ngài tụng kinh an lành, để ngăn ngừa tránh khỏi các điều rủi ro tai hại, cho đặng thành tựu những hạnh phúc, khiến cho tất cả sự khổ não, kinh sợ và bệnh hoạn đều tiêu tan. Lần thứ nhì. Lần thứ ba.


Kế đến chư Tăng bắt đầu tụng các bài kinh an lành Pāritta, thời gian và nội dung nhiều ít tùy theo vị trưởng lão xướng kinh, có thể có nghi thức rảy nước nếu các cư sĩ có đặt sẵn bát tịnh thủy với nhánh hoa trước mặt chư Tăng, sự rảy nước tượng trưng sự ban rải phước, ban rảy uy lực kinh Pāritta. Vị trưởng lão sẽ thực hiện nghi thức này, hoặc một vị sư nào do vị trưởng lão chỉ định. Vừa tụng kinh vừa rảy nước.

Sau khi chấm dứt thời kinh, các cư sĩ đồng thanh Sādhu Lành thay. Rồi tụng kinh sám hối Tam bảo; chư Tăng chúc phúc ngắn; cuối cùng các cư sĩ tụng kinh hồi hướng công đức bài "Phước căn tôi đã tạo thành ...", hoặc bài "Chư thiên ngự trên hư không ..." v.v...
Đến đây hoàn mãn khóa lễ cầu an.

[Trích "Cư Sĩ Giới Pháp" của Tỳ Kheo Giác Giới]

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ (NS Liễu Pháp biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Tín nữ Uttarā Nandamātā ?

Đáp:
Nàng Uttarā là con gái của Puṇṇasīha (Puṇṇaka), nô bộc của trưởng giả Sumana ở thành Rājagaha. Về sau, Puṇṇasīha trở thành trưởng giả giàu vó nhờ gia tài vĩ đại do quả phước ông thành tâm cúng dường một bữa ăn đến Ngài Sārīputta. Rồi ông xin trai tăng đến Đức Phật và Chư Tăng trong 7 ngày. Qua ngày thứ 7, sau bài thuyết pháp của Đức Phật, Puṇṇasīha, vợ và con đều chứng quả Dự Lưu.

Khi trưởng giả Sumana hỏi nàng Uttarā cho con trai của ông, lời yêu cầu của Sumana bị từ chối vì gia đình Sumana không có đức tin với Tam bảo. Puṇṇasīha trả lời Sumana rằng nàng Uttarā là đệ tử của Đức Phật và hằng ngày cúng dường hoa đến Đức Phật với giá một kahāpaṇa. Tuy nhiên, về sau Sumana hứa cho nàng Uttarā cúng dường hoa đến Phật với giá gấp đôi, Puṇṇasīha đồng ý gả con gái mình. Sau vài lần xin chồng thọ bát quan trai như nàng đã thọ trì trước khi lập gia đình, nhưng không được, nàng Uttarā mua một kỹ nữ tên Sirimā cho chồng và với sự bằng lòng của chồng, nàng Uttarā xin thọ Bồ tát mười lăm ngày. Ngày cuối cùng thọ giới, trong khi nàng Uttarā bận rộn sửa soạn đặt bát đến Đức Phật, chồng nàng cùng đi với Sirimā và nhìn thấy nàng đang làm việc cực nhọc nên mỉm cười, chồng nàng nghỉ rằng nàng thật ngu dốt vì không tận hưởng gia tài của nàng. Nàng Uttarā nhìn thấy chồng, nàng mỉm cười về sự suy nghĩ điên rồ của chồng là không biết sử dụng gia tài đúng chỗ. Trong khi đó, kỹ nữ Sirimā nghĩ rằng hai vợ chồng cười với nhau mà không chú ý đến nàng. Trong cơn giận dữ, nàng Sirimā chụp lấy bình dầu sôi và thảy vào đầu nàng Uttarā. Nhưng lúc đó nàng Uttarā đầy lòng từ bi với Sirimā, do đó dầu sôi không ảnh hưởng gì đến nàng Uttarā cả. Kỹ nữ Sirimā nhận thấy lỗi lầm điên rồ của mình, xin nàng Uttarā thứ lỗi. Nàng Uttarā dẫn Sirimā đến Đức Phật thuật lại mọi chuyện và xin Đức Bổn Sư xá tội cho Sirimā. Đức Thế Tôn thuyết một thời pháp cho Sirimā và nàng chứng quả Dự Lưu.

Trong Kinh Pháp cú có ghi lại sau thời pháp của Đức Phật giảng cho Sirimā, nàng Uttarā chứng quả Tư Đà Hàm, chồng nàng và cha chồng chứng quả Dự Lưu. Nàng Uttarā Nandamātā là tín nữ đệ nhất nhập thiền.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của từ Pāritta ?

Ðáp: Danh từ Pāritta hay Pārittā được dịch là kinh hộ trì, hộ kinh. Danh từ này xuất phát từ ngữ căn "tā", có hình thức động từ là tāyati, hình thức danh động từ tāṇa (sự bảo vệ, sự hộ trì, sự gia trì); khi có tiếp đầu ngữ "pari" ghép với căn "tā" hình thành một từ ngữ parittā (đôi khi được viết là paritta); danh từ này được dùng để chỉ cho tất cả những bài kinh có uy lực hộ trì đến người tụng kinh hay nghe kinh ấy; theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông, tụng kinh Pāritta tức là tụng kinh để đem lại sự an lành, để phòng ngừa những tai hại do uy lực kinh Pāritta, như bài kinh Ratanasutta (Kinh Châu Báu) ...

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Phật giáo chủ trương dựa vào tự lực chứ không trông cậy vào tha lực, vậy việc cầu an có đi ngược lại với chủ trương này chăng ?

Đáp: Việc tu tập phải dựa vào tự thân, khi bản thân tu tập thuần thục thì mới đem kinh nghiệm tu tập xan sẻ cho tha nhân.

Phật Giáo không chấp nhận sự ban ơn cứu khổ của đấng siêu hình. Việc cầu an, sự phúc chúc qua lời kinh của Tăng chỉ thuộc về yếu tố tâm lý, chủ yếu là người cần cầu an họ đang, sẽ làm công đức thiện sự gì ? Chính công đức thiện sự ấy nâng đỡ họ trong đời sống.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Điều nào dưới đây được xem là một trong những năng lực của cầu an:

a. Năng lực của Phật ngôn.
b. Năng lực của thiện tâm.
c. Năng lực của phước lành.
d. Cả ba điều trên.

2. Kinh Pāritta được ghi nhận có từ lúc nào trong Phật giáo ?

a. Từ lúc Đức Phật còn tại thế.
b. Sau khi Đức Phật viên tịch 100 năm.
c. Từ thời vua A Dục.
d. 500 năm sau khi Đức Phật viên tịch.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt: Đón mừng Tết dương lịch 2007 do TT Giác Đẳng hướng dẫn, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1298 NEW (Upekha dịch)

Tái tạo Tượng Phật, một biểu tượng tái thiết A Phú Hãn

by Peter Schurmann, New America Media, Dec 17, 2006

Hai tượng Phật cao lớn được xây dựng lại tại thung lũng Pamir thuộc Afghanistan đã bị phá hủy bởi người Taliban là biểu tượng bước đầu tiên tu chỉnh lại sự đổ nát đất nước vừa qua và hướng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Kabul, Afghanistan -- Hơn một ngàn năm qua thung lũng xanh Pamir thuộc Afghanistan phô trương một khung cảnh đẹp mắt tương xứng thuộc về tôn giáo văn hóa và với hai pho tượng Phật đứng to lớn, những đền đài với giá trị lịch sử cho người hành hương và những thương gia. Vào năm 2001 những pho tượng này đã bị phá hủy bởi thể chế Taliban, một vài người cho là tôn giáo cuồng tín, mặt khác, như là những guồng máy chính trị chống đối phương Tây. Chỉ còn lại những mảnh đá vỡ và gỗ rải rác qua cuộc chiến tranh khốc liệt đất nước bị phân tán tột độ một lần vừa qua.

Những pho tượng được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6 như một phần của các tu viện lớn Phật Giáo, là trung tâm của các tôn giáo và mậu dịch lớn trên Con Đường Tơ Lụa nối liền từ Âu Châu đến kinh đô Triều Đại nhà Ðường Trung Quốc. Nhiều khu vực, hiện nay như Pakistan và nhiều khu vực thuộc Miền Bắc Ấn Độ trực thuộc quyền cai trị của đế quốc Kushan, Indo tổ tiên người dân Châu Âu hiện tại Pashtuns đang sinh sống tại thung lũng. Triều đại Kushan được thịnh vượng nhờ vào văn hóa phát triển và thương mại xuyên qua Con Đường Tơ Lụa.

Không giống như ngày nay, Đạo Phật vào thế kỷ thứ 6 cũng là một tín ngưỡng vững mạnh, người theo đạo đông đảo, người truyền giáo khắp mọi nơi nhằm cải thiện thể chế và đi sâu vào quần chúng. Vua chúa và hoàng đế trong Phật giáo đều được nhìn như một công cụ đầy đủ uy quyền để thống nhất và chinh phục bằng nhiều phương cách, từ người dân bình thường cho đến dòng dõi quí tộc. Về điều này thì đã không còn chút nghi ngờ nào nữa đối với Đế quốc Kushan, và việc xây dựng những pho tượng Phật đá lớn vĩ đại sẽ phục vụ như là kinh điển cho tôn giáo và quyền lực chính trị quốc gia. Đó là kế hoạch sáng tạo cho tín ngưỡng và chính trị, quốc gia và tôn giáo.

Vào năm 2001, khi Taliban cho nổ bom các pho tượng, gương mặt thanh thản của hai pho tượng đứng trên thế giới như bị xúc phạm, tổn thương, kinh hoàng, chính thể Taliban nhẫn tâm và vô cớ phá hủy kho tàng giá trị quí báu của thời tiền sử trong lịch sử nhân loại. Hãy còn rất nhiều dữ kiện vô nhân đạo của chế độ chuyên quyền Hồi Giáo thuộc Afghanistan.

Vô lương tâm, vâng, phi nhân bản, có thể vậy. Nhớ vào khi 2001 Afghanistan đã hạn hán khốc liệt, cùng với hàng ngàn người phải chịu đói khát. Vào năm 2003 tờ báo New York Times tường trình trong tình trạng đói khát, một phái đoàn nước ngoài đã trao tặng tịnh tài đến sửa chữa những pho tượng Bamyan.

Ðiều làm cho tôi kinh ngạc như là một sự mỉa mai, kể từ thế kỷ qua những người Âu Châu đã chỉ huy cướp phá di vật văn hóa của Afghanistan, đã mang trở lại đầu và tượng Phật cẩm thạch để trưng bày, là một biểu tượng tính ưu việt của Châu Âu trong tất cả mọi việc, quá khứ và hiện tại. Và còn những kho của quý bị đánh cắp lần đầu giới thiệu đến người phương Tây, sự sang trọng và quí phái trong nghệ thuật Phật Giáo của Afghanistan. Điều này đã mang chúng tôi trở lại Bamyan.

Một thu hút quyến rũ đặc thù của hai pho tượng là sự ảnh hưởng của Hy Lạp, một phản ảnh thế giới của Con Đường Tơ Lụa. Những pho tượng đã kết hợp đường nét nghệ thuật phương Tây và phương Đông. Ngày nay, Người Âu Châu và Afghan làm việc nhằm cải đổi sự vinh quang đem đến nền hòa bình cho Bamyan, thận trọng đặt để trở lại tất cả việc đổ nát của thời kỳ qua, có thể những pho tượng sẽ đánh dấu một Afghanistan mới.


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 12 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Upekha

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA) - Nhị đề Thường Kiến (Chiết, Hữu dư)

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, Tinh Tan , Hat Cat, Nhu Phuc, Nguon Duc Hanh, Upekha, Karuna, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54 http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat, Anitya.

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, NguonDucHanh, Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu xin nghỉ phép 15/12 - 15/1/07.

________________ Cô Tinh Tấn xin nghỉ phép 24 - 31/12.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2006

Bài Đọc ngày thứ 6 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 29 tháng 12 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp A Tỳ Đàm hôm nay chúng ta sẽ học bài Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA) - Nhị Ðề Thường Kiến (Chiết, Hữu dư) do TT Tuệ Siêu giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA)

Thường Kiến (Chiết, Hữu dư)

- Thường Kiến (Sassatadiṭṭhica).

- Ðoạn Kiến (Ucchedadiṭṭhica).

____________

I. Đại cương

Không hiểu được lẽ thật là điều tự nhiên của chúng sanh. Nhưng vấn đề là do không thấy được sự thật đưa đến kiến chấp. Sự thật cần được hiểu là lý duyên khởi: cái nầy có cái kia có, cái nầy diệt cái kia diệt. Các pháp sanh diệt nối nhau theo luật duyên khởi. Điều nầy không dễ lãnh hội. Con người thường rơi vào hai cái nhìn cực đoan là chấp thường hay chấp đoạn. Quan niệm đầu thấy rằng có cái hằng cữu. Quan niệm sau cho rằng chết là diệt hết. Đối với A Tỳ Đàm tuy hai kiến chấp nầy đối chọi nhau nhưng chung quy chỉ có một bản thể là thuộc tánh tà kiến.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại cương bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

A. Tà kiến theo Tạng Kinh: (Trích từ Kho Tàng Pháp Học - TK Giác Giới)

Hai loại tà kiến (Diṭṭhi, micchādiṭṭhi, diṭṭhigata):

1. Thường kiến (Sasatadiṭṭhi), nhận thấy có bản ngã thường hằng, hay nhận thấy thế gian trường tồn.

2. Đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi),
nhận thấy thế gian đoạn diệt, chúng sanh không còn sau khi chết, hoặc nhận thấy không có nghiệp báo tái sanh.[S.III.97].

B. Tà kiến theo Tạng A Tỳ Đàm: (Trích Siêu Lý Học - Pháp Sư Giác Chánh)

I. Sassatadiṭṭhica hay Diệc Viết Thường Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng Thường Kiến, bản thể pháp là thuộc tánh Tà Kiến.

II. Ucchedadiṭṭhica hay Diệc Viết Ðoạn Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng Ðoạn Kiến bản thể cũng là thuộc tánh Tà kiến.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ (NS Liễu Pháp biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết câu chuyện của Tôn giả Ramnīyavihārim ?

Ðáp: Tôn giả Ramnīyavihārim sanh ở Rājagaha (Vương Xá), là con một công dân có tên tuổi và sống đời sống tuổi trẻ trác táng. Một hôm, ngài thấy các quân lính nhà vua bắt một người thông dâm, ngài sanh tâm dao động, nghe lời Phật dạy và xuất gia. Là Tỷ-kheo, ngài vẫn còn những ái dục về thân, ngài sắp đặt phòng ngài thật đầy đủ bàn ghế, đầy đủ đồ ăn, đồ uống, đồ nằm và sống như vậy. Do vậy, ngài được tên là Ramnīyavihārim (người sống trong lạc dục). Nhưng đời sống cũ của ngài làm ngài khó sống đời sống Tỷ-kheo, ngài cảm thấy không xứng đáng để nhận đồ cúng dường, ngài bỏ đi, bộ hành lang thang đó đây.

Trên đường đi, khi ngồi nghỉ dưới gốc cây, ngài thấy các xe bò đi ngang qua, một con bò vì mệt mỏi nên vấp ngã, người đánh xe cởi dây cho con bò, cho nó rơm và nước, và làm cho nó đỡ mệt, xong lại cột con bò vào xe và bắt nó kéo xe đi. Ngài suy nghĩ: 'Con bò này đã vấp ngã nhưng đã đứng dậy và kéo đi gánh nặng của mình. Vậy ta phải tinh tấn, sau khi rơi vào rừng nhục dục, cần phải đứng dậy và làm tròn bổn phận của người tu hành'. Rồi ngài trở về, kể lại câu chuyện cho Trưởng lão Upāli và được Upāli chấp nhận cho sám hối các lỗi lầm, và giúp ngài trở lại nếp sống chơn chánh. Không bao lâu, ngài chứng quả A-la-hán.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Chánh kiến có đồng nghĩa với chánh trí không ?

Ðáp:
Chánh kiến (Sammādiṭṭhi) là sự hiểu thấy đúng; danh từ chánh kiến thường được dùng để nói đến tri kiến, quan điểm, quan niệm.

Chánh trí (Sammadaññā) nghĩa là sự nhận thức đúng đắn, danh từ chánh trí dùng để chỉ cho sự giác ngộ.

Cả hai từ này có ví dụ như là: "Một người học sinh giỏi và một bác sĩ giỏi". Sự giỏi của sinh viên y khoa là sự học hỏi thu thập lý thuyết y học một cách tinh tường, đây ví dụ như Chánh kiến. Sự giỏi của một bác sĩ nghĩa là giàu kinh nghiệm về y học và có khả năng trị lành bệnh của người khác, đây ví dụ như Chánh Trí.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Học và hỏi

Hỏi: Sự học hỏi không cần tu tập có giúp loại bỏ được tà kiến không ?


Ðáp:
Người tu Phật học tập giáo lý là rất cần thiết nhưng quan trọng nhất là sự tu tập. Có tu tập ta mới loại bỏ được cấu uế nơi tâm, loại bỏ được tà kiến mà ta đã hiểu sai và hành sai. Ví như người nông dân có được kinh nghiệm ruộng đồng và nỗ lực chăm sóc mảnh ruộng thì mới có năng suất khi thu hoạch.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và Hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Giác Đẳng biên soạn)

...
________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Luật Nghi Cư Sĩ do NS Liễu Pháp đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 12 năm 2006

Tri chúng: Chánh Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Nhu Khanh

Môn học: Thiền Học

Bài học: CÁC VÔ SẮC XỨ: 4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (tt)

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, Nhu Phuc, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54 (Tinh Tan xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Anitya

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Anitya, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Bich Thu (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk, Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu xin nghỉ phép 1 tháng.

________________ Cô Tinh Tấn xin nghỉ phép 24 - 31/12.
Bài Đọc ngày thứ 5 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 28 tháng 12 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Lớp Thiền Học chúng ta sẽ học bài Mô tả định "Tưởng về bất tịnh trong thức ăn" do TT Giác Đẳng giảng giải phần II nội dung chính. Chương trình tiếp tục với phần câu đố và bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Mô tả định "Tưởng về bất tịnh trong thức ăn"
(Trích Thanh Tịnh Ðạo do Ni Sư Trí Hải dịch)
I. Đại lược

(Tưởng về Bất-tịnh trong thức ăn)

1. Bây giờ, đến phần trình bày về sự tu tập Bất-tịnh tưởng đối với thức ăn, được liệt vào "Một tưởng" tiếp theo các vô sắc xứ. (Ch. III, đ.105)
Ở đây, đồ ăn (àhàra) là cái gì nuôi sống (àharati: mang lại, phát sinh). Nó thuộc bốn loại: thức ăn vật lý (đoàn thực), xúc thực, hành thực (tư niệm thực), và thức thực.

2. Nhưng ở đây, cái gì nuôi cái gì? Ðoàn thực nuôi cái sắc chất gồm tám thứ mà dưỡng chất là thứ tám (Xem Ch.XVIII, đ.5 trở đi). Xúc thực nuôi ba thứ cảm thọ. Hành thực nuôi sự tái sinh trong ba loại hữu. Còn thức thực nuôi danh-sắc vào lúc tái sinh.

3. Khi có đoàn thực thì có chấp thủ (bám víu), đem lại nguy hiểm? Khi có xúc thực thì có ái, đem lại nguy hiểm? Khi có hành thực thì có tái sinh, đem lại nguy hiểm? Khi thức thực thì có kiết sanh (nối kết với sự tái sinh) đem lại nguy hiểm. Ðể chứng minh chúng gây ra sự khủng khiếp như thế nào, đoàn thực cần được sáng tỏ với ví dụ ăn thịt con,(S. ii, 98) xúc thực như bò cái bị lột da, (S. ii, 99),hành thực với ví dụ hố than hừng (S. ii, 99) và thức thực với ví dụ một trăm cái cọc nhọn (S. ii, 100).

4. Nhưng về bốn loại thức ăn này, thì chỉ có đoàn thực, những gì được ăn, uống, nhai, nếm, là được kể ở đây như là "thức ăn" trong ý nghĩa này. Tưởng khởi lên như là sự nhận rõ khía cạnh bất tịnh trong thứ đồ ăn này gọi là "tưởng về thức ăn bất tịnh".

II. Nội dung chính

5. Một người muốn tu tập tưởng bất tịnh về thức ăn, cần phải học đề mục thiền và chắc chắn mình không còn nghi về một chữ nào trong những gì đã học. Rồi vị ấy nên đi vào độc cư và quán sát mười khía cạnh bất tịnh trong đoàn thực là về việc ra đi, tìm kiếm, sử dụng, sự tiết lậu, chỗ chứa, vật không tiêu hóa, vật được tiêu hóa, kết quả, sự tuôn ra, sự vấy bẩn.

6. 1. Ở đây, về việc ra đi: ngay cả khi một người đã xuất gia trong một giáo pháp vĩ đại như thế, mà sau khi đọc tụng kinh điển hoặc tu tập có thể là suốt đêm, sau khi dậy sớm làm các phận sự trong sân điện thờ, hay quét sân có cây bồ đề, lấy nước uống và nước rửa, sau khi làm vệ sinh cá nhân, rồi ngồi xuống mà quán đề mục thiền hai ba chục lần và đứng lên, thì lại phải lấy y bát, bỏ lại sau lưng núi rừng vắng vẻ của tu viện đem lại hạnh phúc độc cư, nơi có bóng mát, nước trong, với những chỗ sạch sẽ, im mát, khả ái, phải gác lại niềm ái lạc độc cư của các bậc thánh, để dấn thân đi vào làng mạc mà kiếm thức ăn, như một chú dã can (chồn hoang), hướng đến nghĩa địa.

7. Và khi vị ấy ra đi như vậy, từ lúc bước xuống khỏi giường hay ghế, vị ấy phải bước dẫm lên một tấm thảm đầy bụi và phân chim v.v... Tiếp đến, vị ấy phải coi chừng cái bậc cửa, còn bất tịnh hơn trong phòng, vì nó thường bị bẩn vì phân dơi, phân chuột v.v... Tiếp đến là cái sân dưới lại còn đáng tởm hơn sân phía trên, vì nó ngấm đầy những thứ phân cú, phân bồ câu, v.v... Kế đến là đất, còn ghê tởm hơn sân dưới vì nó đầy cỏ úa, lá rụng bay tứ tung, nước tiểu, phân, đờm dãi của những chú tiểu bị bệnh và về mùa nmưa thì nó dơ dáy vì nước và bùn, v.v... Và vị ấy phải xem con đường đến tu viện, lại còn đáng tởm hơn cái vườn.

8. Rồi, sau khi đảnh lễ Cây Bồ đề và điện Phật, khi đứng nơi mà hành giả thường đứng để suy nghĩ nên đi khất thực hướng nào thì hành giả khởi sự nghĩ: "Thay vì chiêm ngưỡng điện thờ như chòm ngọc trai này, và chiêm ngưỡng cây Giác ngộ khả ái như một chòm đuôi công này, và trú xứ đẹp như lâu đài chư thiên này, bây giờ ta phải quay lưng với một nơi mê hồn như vậy để ra đi vì miếng ăn". Và trên đường đi đến làng, cảnh tượng một con đường đầy cả gai góc, con đường gập ghềnh vì nước xoáy, đang đợi hành giả.

9. Kế tiếp, sau khi vị ấy đã mặc áo trong như kẻ che đậy một mụt ghẻ, thắt dây ngang lưng như người băng bó một vế thương, m?c thượng y như người che dấu một bộ xương, lấy ra cái bình bát như người cầm đồ đựng dược phẩm, khi vị ấy đến gần cổng làng, thì có thể cảnh tượng một thi thể của voi, của ngựa, của trâu, của người, của rắn, của chó đang chờ đợi, và chẳng những phải nhìn thấy chúng, mà hành giả còn phải chịu cho lỗ mũi bị tấn công bởi mùi thối tha của chúng.
Kế tiếp, khi hành giả đứng nơi cổng làng, vị ấy còn phải dò xét những đường làng để tránh nguy hiểm của voi dữ, ngựa dữ v.v...

10. Như vậy, kinh nghiệm về bất tịnh này, khởi từ khi dẫm lên tấm thảm và kết thúc với đủ loại thây chết phải nhìn, phải ngửi, hành giả phải trải qua vì đoàn thực. "Ôi đoàn thực quả thực là một điều bất tịnh!"
Ðó là quán xét tính chất bất tịnh của đoàn thực về khía cạnh ra đi.

III. Người Xưa Chốn Cũ (Ni Sư Liễu Pháp biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết về tôn giả Gavampati?

Ðáp: Tôn giả Gavampati là một trong bốn người bạn của công tử Yasa (Da-xá). Khi họ nghe Yasa xuất gia, tất cả đều xuất gia và chứng quả A-la-hán. Rồi ngài sống ở rừng Anjana tại Sàkela, và hưởng lạc giải thoát. Khi bấy giờ, Thế Tôn đến với một số đông Tỷ-kheo tại Anjana. Chỗ ngủ không đầy đủ và một số Tỷ-kheo ngủ xung quanh tinh xá, trên bãi cát sông Sarabhà. Nửa đêm, nước sông dâng lên và các Tỷ-kheo trẻ la lớn. Thế Tôn nghe vậy, bảo Gavampati can thiệp, ngăn sông không cho dâng cao, khiến các Tỷ-kheo yên tâm. Vị Trưởng lão với thần túc thông của mình, làm theo lời Phật dạy, dừng dòng sông lại từ xa, khiến dòng sông dựng đứng lại như ngọn núi, do vậy ngài được mọi người biết là có thần thông. Một ngày kia, Thế Tôn đang thuyết pháp giữa một số đông người, thấy Gavampati vì lòng từ bi nghĩ đến đời, đức Phật đã tán thán các công hạnh của tôn giả trước thính chúng. (Trích Trưởng Lão Tăng Kệ)

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn)

Hỏi: Chữ Thực (āhāra) trong bốn thực có nghĩa như thế nào ?
Đáp: Danh từ āhāra nghĩa thường thức là thức ăn, cái gì người ta dùng để nuôi sống. Nhưng ở đây theo kinh điển Phật Giáo thì danh từ āhāra vừa có nghĩa cụ thể là thức ăn nhai nếm mà còn có nghĩa trừu tượng tức là cái gì làm duyên trợ cho pháp khác được sanh trưởng; ở đây xúc xem là vật thực của thọ vì nó duyên thọ, tư được xem là vật thực cho tâm quả vì nó duyên cho quả dị thục; thức được xem là vật thực vì nó duyên cho tâm sở đồng sanh.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)
Hỏi: Khi đề cập đến sự tu tập về tưởng đối với thức ăn sao chỉ tưởng đối với đoàn thực mà không tưởng đối với xúc thực, tư niệm thực và thức thực ?

Ðáp: Tưởng (saññā) là nhận biết cảnh do trạng lại. Khi tu tập về tưởng đối với thức ăn chỉ tưởng với đoàn thực vì có đối tượng hiện bày. Còn các loại thức ăn như xúc thực, tư niệm thực, và thức thực không có cảnh hiện bày để vị hành giả liên tưởng mà tu tập.


VI. Đố Vui (TT Giác Ðẳng biên soạn)
____________



________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp A Tỳ Đàm do TT Tuệ Siêu đảm trách phần II Nội Dung ChínhChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.