Thứ Tư, 31 tháng 8, 2005

Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Giảng Sư: TT Giác Đẳng



Bài 4: Bước Đầu Con Đường Hoằng Pháp (tt)





2. Khai Thị Ba Mươi Công Tử Bên Dòng Sông Niranja



Lời dẫn

Trong buổi sơ thời của buóc đường hoằng hoá Đức Thế Tôn thường sống ngoài thiên nhiên trong rừng hoặc dưới cội cây. Lúc bấy giờ chưa có chùa chiền. Những đệ tử xuất gia được thu nhận vào tăng chúng bằng một lời chấp thuận đơn giản của Đức Phật. Theo sớ giải thì hầu hết những đệ tử xuất gia trong giai đoạn nầy rất ưu tú. Họ là những vị có túc duyên đầy đủ, có tư cách trong uy nghi tế hạnh, xuất gia bằng trọn vẹn tâm thoát tục. Câu chuyện dưới đây gihi chép về một hình ảnh điển hình của giai đoạn nầy.

Sử liệu

Đức Thế Tôn đi về Uruvelà gần sông Neranjarà. Lúc bấy giờ có ba mươi công tử giàu có đang du ngoạn bên bờ sông. Tất cả đều đi chung với vợ của mình ngoại trừ một người độc thân dẫn theo một kỷ nữ. Trong lúc mọi người đang mãi mê vui đùa thì nàng kỷ nữ bỏ trốn đi với tư trang đánh cắp của những người trong nhóm. Khi biết chuyện các công tử cùng nhau đi tìm kiếm. Khi họ đi ngang một cội cây gặp Đức Phật đang ngồi đó nên tiến đến hỏi thăm xem Đức Phật có trong thấy một nữ nhân từng đi ngang đây không. Đức Phật trả lời bằng một câu hỏi: Đi tìm một nữ nhân và đi tìm chính mình thì điều nào quan trọng hơn. Tất cả đều bị bất ngờ trước câu hỏi nầy và ngồi xuống nghe Đức Phật giảng dạy. Đức Phật giảng cho họ nghe về đề tài "tuần tự pháp thoại" gồm lợi của bố trí, hạnh phúc của thiên giới, nguy hiểm của ngũ trần, đời sống phạm hạnh cao quí và quả giải thoát Niết Bàn. Nghe xong tất cả chứng ngộ thánh trí và xin xuất gia. Đức Thế Tôn thu nhận họ vào hội chúng Tăng lữ bằng lời: hãy đến đây tỳ khưu. Cả ba mươi người trở thành ba mươi thánh đệ tử xuất gia của Đức Phật.



Thảo luận

1. Tại sao có sự khác biệt giữa cách truyền giới pháp xuất gia thuở ban đầu so với hình thức về sau nầy trong thời Phật trụ thế.

2. Tại sao gọi là "tuần tự pháp thoại"?

3. Phải chăng trong giai đoạn đầu Đức Phật chỉ lựa những cá nhân xuất sắc để thu nhận vào Tăng Chúng?




___________________________________________________________


Đố Vui

1. Có nhiều phương pháp gây dựng niềm tin và sự tu tập. Phương pháp nào dưới đây được Đức Phật khuyến khích nên dùng như là căn bản của sự hoằng pháp:

a. Huyền thuật

b. Học thuật

c. Phép thuật

d. Nghệ thuật



2. Đức Phật đặc biệt khuyến khích sự xuất gia, có thể nói là bởi vì lý do nào dưới đây:

a. Đó là đời sống thích hợp cho sự tu tập

b. Chỉ có hàng xuất gia mới là đệ tử thật sự của Đức Phật

c. Để tránh nạn nhân mãn

d. Cả ba câu trên đều sai



3. Bill Coppland nói rằng: Cũng hàng rào đó người khác không cho vào, cũng hàng rào đó ngăn không cho bạn ra. Câu nào dưới đây mang hàm ý tương tự:

1. Sự hiềm hận không phải chỉ tạo nên một nạn nhân là kẻ bị hiềm hận mà luôn cả người mang tâm hiềm hận

2. Cái nhìn thiển cận về cuộc đời, trước hết, làm thế giới mình trở nên nhỏ bé

3. Ranh giới không chỉ có ảnh hưởng một bên

4. Cả ba câu trên.

_______________________________________________________


TIN TỨC

No. 0480 NEW( Hạt Cát dịch)

Bùa chú không phải là Phật Giáo


Tu sĩ trưởng lão cảnh cáo quần chúng
Story by WASSAYOS NGAMKHAM


Bản tin đăng trên tờ Bangkokpost số ra ngày 21 tháng 08, 2005- Palat khik, một loại phù chú. Một tu sĩ trưởng lão nói rằng trong khi nhiều người đi truy tìm thì nó lại không quan hệ gì tới Phật giáo.

Sư Sripariyatimoli, Giám hiệu đặc trách ngoại vụ của trường Ðại Học Phật Giáo Mahachulalongkorn Ratchawithayalai, nói rằng bùa chú biểu tượng nam căn không được nhắc nhở gì đến trong Tam Tạng Kinh và thờ phượng nó không phải phương hướng chứng tỏ tôn kính trong Phật giáo.

Tu sĩ chế tạo palat khik để lưu hành trong quần chúng là điều không đúng. Quan trọng nhất, đó không phải là cách phổ biến Phật pháp và nó vi phạm giới luật tu sĩ. Tăng chúng đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về vấn đề này. Sư Sripariyatimoli nói như trên.

Nếu một khi xảy ra vấn đề tăng chúng chế tạo bùa chú cho mục đích thương mại, đại học Phật giáo có thể giải thích sự thật cho quần chúng hiểu, nhưng vấn đề này khó giải quyết ở chỗ nó liên hệ đến tiền bạc và nó là một phương cách tổng quát tạo nguồn tài chánh để chùa chiền có thể trang trải chi phí cho các hoạt động.

Giáo hội nên ban hành một chính sách là không trợ giúp chùa chiền sản xuất bùa chú. “Làm công việc này là vi phạm vào giới luật. Phạm nhân nên được cảnh cáo hoặc ít nhất là trì hoãn việc thăng cấp,” Vị trưởng lão nói.

Sư Sripariyatimoli cũng nói thêm rằng quần chúng không nên để ý đến những sinh hoạt không thuộc Phật giáo và tạo phước mà không màng đến quả phước.

Sư cũng khuyến cáo các cơ sở truyền thông hãy nên thận trọng nhiều hơn khi đăng tải quảng cáo các loại phù chú nói rằng đã được xác nhận là xuất phát từ trong các buổi lễ có hằng trăm cao tăng tham dự với chủ ý gia trì cho phúc lợi trong thương mại.

Sản phẩm phù chú hiện nay là một nghiệp vụ thương mại hằng triệu baht liên hệ đến cơ sở sản xuất, báo chí, công ty mậu dịch và tăng chúng. Ða số lợi nhuận thu được do buôn bán phù chú đều đi vào tủ tiền của các công ty hơn là vào nhà chùa.

Trên trang web chùa Luang Pho Sot Dhammakayaram ở tỉnh Ratchaburi, Sư Pawanawisuthikhun nói rằng chùa của ông tuyệt đối cấm nhặt nghiên cứu huyền thuật, chế tạo, sở hữu và chuyển tải phù chú cũng như tất cả các loại võ trang khác. Tăng chúng cũng đã được khuyến cáo không được tiết lộ kết quả sổ số hoặc bói toán.

Tuy nhiên, nếu có ai đó sử dụng bùa chú như là dùng ma thuật hoặc trấn ếm để buôn bán, khách hàng nào cảm thấy bị lừa dối có thể đệ đơn thưa với cảnh sát. Người bán có thể bị khép vào tội lường gạt công chúng, sẽ bị phạt và bị giam giữ ba năm. Hình phạt có thể nặng nề hơn nếu sự gian dối liên hệ đến số đông quần chúng.
_______________________________________________

No. 0492 NEW( Khánh Văn dịch)

Khảo cổ Ấn Ðộ đã tìm ra được nguyên quán của đại đệ tử Đức Phật

Bản tin đăng trên trang Web Mid-day.com, số ra ngày 27 tháng 08, 2005, Được viết bởi Amlan Home Chowdhury.

Nalanda, Bihar (India) --Cuối cùng thì ngôi làng, nơi mà đại đệ tử của Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất (Sariputra) ra đời đã được xác nhận là làng Sarilchakgaon thuộc khu Nalanda, tỉnh Bihar. Ngài Xá lợi Phất chào đời nơi này đã được gần 26 thế kỷ. Những nhà khảo cổ đã ra công tìm kiếm kể từ năm 1830.

Nalanda, một trong những trung tâm học hỏi lớn lao nhất thời xa xưa, nằm về hướng đông của tiểu bang Bihar, hiện nay nó chỉ là một thành phố nhỏ, cách thành phố Patna, thủ phủ tiểu bang Bihar 72 km, Nalanda là một phần của mạng mạch Phật Giáo, kể cả Bodh Gaya và Rajgir.

Ngôi làng đặc biệt này nằm cách phế tích trường đại học cổ xưa Nalanda khoảng vài cây số.
Cùng với một đồng đạo, và cũng là một đệ tử khác của Đức Phật, Ngài Mục Kiền Liên (Moggallana), Ngài Xá Lợi Phất rất nổi tiếng ở Nalanda và những vùng khác trong tỉnh Bihar. Ngài cũng đã dựng nên ngôi tháp tại Nalanda, và cuối cùng ngài qua đời ở Sarilchakgaon.

Theo lời phát ngôn viên của ủy ban thống kê khảo cổ Ấn-Độ (ASI), một toán khảo cổ gia được dẫn đầu bởi ông Brajesh Kumar, đã khai quật vùng Sarilchakgaon trong suốt 2 tháng để xác nhận nơi ra đời của ngài Xá Lợi Phất.

Nơi đây, họ tìm ra được một cái nồi bằng đất, trong đó có tàn tro của ngài Xá Lợi Phất.


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 08 năm 2005

Tri chúng: Khanh Van

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học: Lớp Lịch Sử Phật Giáo


Bài học: Bài 4: Bước Đầu Con Đường Hoằng Pháp (tt)

Giảng sư chính: TT Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: Nguồn Đức Hạnh,Tinh Tấn, Hạt Cát, anitya, Trí Đạt, Nhu Phuc,


Xướng ngôn viên cho bài học: Phần 1:..đk:... // Hoi Hướng:..., đk: http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Tin tức :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Anitya


Người post bài cho Room: Nhu Phuc


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc


Thông báo (nếu có):

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 08 năm 2005

Tri chúng: Duong Tieu

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học: Lớp Phật Học Cơ Bản


Bài học: 4.4C


Giảng sư chính: sc Lieu Phap

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: Nguồn Đức Hạnh,Tinh Tấn, Hạt Cát, anitya, Trí Đạt, Nhu Phuc, Khanh Vang


Xướng ngôn viên cho bài học: Phần 1:..đk:... // Hoi Hướng:..., đk: http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Tin tức :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Anitya


Người post bài cho Room: Nhu Phuc


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc


Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Học Cơ Bản

Giảng Sư: Sư cô Liễu Pháp


C. How to Eliminate Mental Hindrances -
Phương pháp đoạn trừ triền cái


Chánh Kinh:

Trong chú giải, những lời daỵ của Đức Phật về 6 phương pháp diệt triền cái được sắp xếp và trình bày một cách có hệ thống.

Nivarana (Ni + var) xuất phát từ động từ căn var có nghĩa là ngăn chặn, cản trở. Đó là những pháp ngăn ngaị cho sự tấn hóa của mỗi người; làm trở ngaị cho con đường sanh lên cõi trời hay đi đến sự giải thoát giác ngộ. Nivarana cũng được giải thích là những pháp làm cản trở, ngăn che, hay hạn chế tâm.

Có 5 loaị triền cái:
1. Dục ái
2. Sân
3. Hôn trầm thuỵ miên
4. Traọ hối
5. Nghi

1. Dục ái là những tham muốn dục lạc hay sự dính mắc đối với các đối tượng dễ chịu như sắc, thanh, hương, vị và xúc. Dục ái cũng được xem như một kiết sử, trói buộc chúng sanh vào sanh tử luân hồi.Phàm phu thường bị bị quyến rũ bởi những đối tượng giác quan dễ chịu. Thiếu sự thu thúc sẽ đưa đến kết quả không thể tránh khỏi là sự phát sanh của tham dục. Triền cài này được đối trị bằng Định, một trong năm thiền chi. Dục ái được giảm nhẹ khi chứng đắc quả Nhất Lai và hoàn toàn được diệt tận khi chứng đắc quả Bất Lai. Những dạng vi tế hơn của tham ái như là Sắc ái và Vô sắc ái chỉ được diệt tận khi chứng đắc A la hán.

Sáu điều kiện đưa đến sự diệt tận Dục ái:

*Nhận thức sự bất tịnh của đối tượng
*Thường xuyên quán niệm về sự bất tịnh
*Thu thúc lục căn
*Tiết chế trong vật thực
*Gần gũi bạn lành
*Nói những điều lợi ích

2. Sân là sự giận dữ hay thù ghét. Trong khi một đối tượng dễ chịu dẫn đến dự dính mắc, thì một đối tượng không dễ chịu dẫn đến sự sân hận. Đây là hai ngọn lửa lớn nhất đốt cháy toàn bộ thế giới này. Cùng với sự trợ giúp của vô minh, hai pháp cái này sản sinh ra toàn bộ đau khổ trong cuộc đời.

Sân được đối trị bằng Hỷ, một trong 5 thiền chi. Sân được giảm thiểu khi chứng quả Nhất Lai và được đoạn tận khi chứng quả Bất Lai. Sáu điều kiện đưa đến sự diệt tận Sân:

*Nhận thức đối tượng với thiện chí.
*Thường tu tập pháp thiền Tâm Từ.
*Suy niệm rằng Nghiệp chính là tài sản của mỗi chúng sanh.
*Tin tưởng vào Định luật về Nghiệp báo.
*Gần gũi bạn lành
*Nói những điều lợi ích

Hôn trầm là trạng thái dã dượi, không tích cực của tâm và thụy miên là trạng thái dã dượi của các tâm sở. Tâm thụ động giống như "con dơi treo lơ lửng trên cây, như nước đường dính vào đũa, hay như một miếng bơ quá cứng không thể phết đều ra.

Hôn trầm thụy miên không nên hiểu như là trạng thái buồn ngủ của thân, vì các vị A la hán, những người đã diệt tận 2 pháp cái này vẫn còn cảm nhận sự mệt mỏi của thân thể." Hai pháp này làm cho tâm trở nên thụ động và đối nghịch với tinh tấn (viriya). Chúng được đoạn trừ bởi Tầm, một trong 5 thiền chi và được diệt tận ki chứng quả A la hán.

Sáu điều kiện dẫn đến sự đoạn diệt hôn trầm thuỵ miện:

*Tiết chế trong vật thực
*Thay đổi oai nghi
*Niệm đề mục ánh sáng
*Ở ngoài trời
*Gần gũi bạn lành
*Nói những điều lợi ích

4. Traọ cử là trạng thái phóng dật của tâm và kích động của thân. Đó là một tâm sở có mặt trong tất cả các tâm bất thiện. Thừờng các hành vi bất thiện được thực hiện khi có sự kích động hay phóng dật.

Hối là sữ lo lắn, tiếc nuối. Đó có thể là hối tiếc về những điều bất thện đã làm hay những diều thiện không được làm. Hối tiếc về những điều ác đã làm không thể giúp người ta thoát khỏi những quả bất thiện đã tạo. Cách sám hối hay nhất là quyết tâm không lặp laị những hành vi bất thiện đó.

Cả hai pháp cái này được đối trị bởi thiền chi Lạc. Phóng dật được đoạn diệt khi chứng quả A la hán và Hối được đoạn diệt khi chứng quả Bất Lai.

Sáu điều kiện dẫn đến sự đoạn diệt traọ hối:

*Học hỏi giáo pháp
*Đặt câu hỏi hay thảo luận
*Hiểu rõ bản chất của giới luật
*Thân cận các bậc trưởng lão
*Gần gũi bạn lành
*Nói những điều lợi ích

5. Nghi (Vickicchà) là nghi ngờ hay thiếu sự quyết định. "Vi" co nghĩa là không có, "cikicchà" nghĩa là trí tuệ, nên Nghi được hiểu là thiếu sự hiểu biết. Nghi cũng còn được giải thích là sự phiền toái của tâm do những suy nghĩ rối ren tạo nên. O đây Nghi không được dùng trong nghĩa nghi ngờ Phật v.v... vì ngay cả một người ngoại đaọ cũng có thể dẹp bỏ nghi ngờ và đắc thiền định.

Là một kiết sử thì Nghi là nghi ngờ Phật Pháp Tăng v.v...nhưng nếu là một triền cái thì Nghi chỉ cho sự do dự, lưỡng lự đối với việc mình đang làm. Chú giải giải thích Nghi là không có khả năng quyết định bất cứ cái gì một cách rõ ràng minh bạch. Nói cách khác, Nghi là sự do dự, thiếu quả quyết.

Nghi được đối trị bởi Tứ và được đọan diệt hoàn toàn khi chứng quả Nhập Lưu.

Sáu điều kiện dẫn đến sự đoạn diệt Nghi:

*Có kiến thức về Phật pháp và giới luật
*Đặt câu hỏi hay thảo luận
*Hiểu rõ bản chất của giới luật
*Có đức tin
*Gần gũi bạn lành
*Nói những điều lợi ích

Thảo Luận:




_________________________________________________


TIN TỨC

No. 0487 NEW( Hạt Cát dịch)

Phật tử Ấn Ðộ “Chúng tôi sẽ không để xảy ra một trường hợp thứ hai như Ayodhya: biến chùa Phật Giáo thành chùa Ấn Giáo”.

Web posted at: 8/23/2005 1:27:4
Source ::: IANS

Bản tin đăng trên tờ IANS số ra ngày 23 tháng 08, 2005
Patna, Ấn Ðộ - Với sự bất bình, Chư Tăng Phật Giáo đã khuyến cáo rằng sẽ vạch trần mưu đồ của đảng Bharatiya Janat trong sự việc xảy ra tại chùa Ðại Bồ Ðề. Chư Tăng tuyên bố sẽ không để xảy ra sự kiện khác giống như trường hợp Ayodhya là biến chùa Phật Giáo thành chùa Ấn Giáo.

Nhắc lại sự kiện này xin nói rõ thêm một chút vài chi tiết nằm trong một bản tin ngắn khác được đăng trên website The Buddhist Channel, số ra ngày 19 tháng 08, 2005, một nhóm 10 lãnh đạo đảng Bharatiya Janata Party's viết tắt là BJP và một cựu nghị viên, đã toan xâm nhập vào ngôi chùa Ðại Bồ Ðề nổi tiếng của Phật Giáo ở Bồ Ðề Ðạo Tràng với mưu đồ được nói rằng họ muốn dâng cúng nước thánh theo nghi thức Ấn Giáo vì họ cho rằng Ðức Phật là một vị thần của Ấn Giáo tái sanh nên ngôi chùa cũng thuộc về Ấn Giáo, nhóm người này đã bị cảnh sát bắt giữ về tội phá rối an ninh.

Bhante Anand, chủ tịch giáo hội Phật giáo có uy tín ABBM ngày hôm qua, 22 tháng 08, 2005 đã tuyên bố “Chúng tôi sẽ phát động một chiến dịch phơi bày âm mưu biến Ðại Bồ Ðề tự thiêng liêng Phật Giáo thành chùa Ấn Giáo của đảng BJP và sẽ vận động toàn quốc cùng hải ngoại phản đối vấn đề này.”

Tăng sĩ Phật Giáo đã vô cùng kinh ngạc bởi mưu toan xâm nhập của đảng BJP và công nhân, kể cả cựu nghị viên Prem Kumar, đã dùng vũ lực toan xâm nhập ngôi chùa để thực hiện nghi thức dâng nước thánh tại bệ thờ bị hư hỏng.

Phật tử tin tưởng rằng bệ thờ là một bộ phận của một tôn tượng Ðức Phật bị vỡ, vật mà nhóm Ấn giáo cho rằng đó là “linga” của thần Shiva.

Họ nói “Ðức Phật là hậu thân của thần Vishnu thuộc Ấn giáo thì tháp Ðại Bồ Ðề cũng thuộc về Ấn giáo và họ muốn vào dâng nước thánh nhưng đã không được phép”. Ông Kumar nói “Ðó là điều bất công đối với Ấn Giáo và chúng tôi sẽ còn đến nữa để dâng nước thánh”.

Ngài Anand nói đảng BJP toan dùng bạo lực để xâm nhập chùa Ðại Bồ Ðề đã làm tổn thương Phật tử trên thế giới và đó là một hành động có tính tóan của đảng phái này.

Các đảng phái khác như Vishwa Hindu Parishad (VHP), Bajrang Dal và BJP đã từng mạo nhận Ðức Phật như là hậu thân của thần Vishnu nhưng đây là lần đầu tiên một mưu toan xâm nhập được thực hiện khiến có thể xảy ra việc tranh cãi giống như trường hợp Ayodhya.

Ngài Anand cảnh cáo đảng BJP rằng Phật tử sẽ hy sinh mạng sống vì ngôi chùa 1,500 tuổi Ðại Bồ Ðề.

Bhadant Nagarjun Surai Sasai, chủ tịch của Hội Ðồng Toàn Ấn Ðộ Ðại Bồ Ðề Tự Tự Do Hành Ðộng cũng diễn tả sự kinh ngạc của ông và lên án thái độ của đảng BJP.

Mưu toan dâng lễ vật của họ(BJP) là một phần trong âm mưu với phương pháp cũ rích mà họ đã áp dụng để thực hiện việc chiếm hữu ngôi chùa trong danh nghĩa. Ông Roy PC, một lãnh đạo Phật giáo tại Bồ Ðề Ðạo Tràng nói như trên.

Ông Roy nói thêm, tuy nhiên, phải ca ngợi nỗ lực của cảnh sát và chính quyền khu vực đã kịp thời ngăn chận sự toan tính xâm nhập ngôi chùa.

Nhóm lãnh đạo đảng BJP đã bị giam giữ vì tội vi phạm lệnh cấm phá rối an ninh công cộng.

Chủ quyền của ngôi chùa thuộc về chính phủ trong khi được điều hành bởi một hội đồng gồm chín thành viên được chính phủ chỉ định với một vị thẩm phán thuộc Ấn giáo ngồi ghế chủ tịch. Tăng sĩ Phật giáo đã từng đòi hỏi rằng toàn bộ quyền điều hành ngôi chùa nên trao lại cho Phật tử thay vì được một người thuộc Ấn giáo đứng đầu. Theo Ðiều Khoản Hiến Pháp về quyền Ðiều Hành Tự Viện, một Phật tử không thể trở thành chủ tịch của hội đồng, vì nó đã được để dành cho một người Ấn Giáo. Nếu vị thẩm phán khu vực không phải là một người Ấn giáo thì chính phủ sẽ chỉ định một người Ấn giáo khác.
__________________________________________________

No. 0493 NEW(Trí Ðạt dịch)

Hãng Mcorp Global thực hiện phim về Cuộc Đời Đức Phật, sẽ được trình chiếu trong năm 2006.

By Bhuvan Lall, Business Standard, August 24, 2005

Bản tin đăng trên tờ Business Standard số ra ngày 24 tháng 8, 2005.
New Delhi, Ấn Ðộ- Đầu năm nay ở phim trường Hollywood có một công bố bất ngờ do ông Bhupendra Kima Modi, chủ tịch sáng lập hãng ModiCorp.

Từ bao lơn của khách sạn Carlton trông ra bờ biển Địa Trung Hải Mediterranean, ông Modi đã lẵng lặng tuyên bố kế hoạch bỏ ra 120 triệu Mỹ kim để làm phim nói về cuộc đời của đức Phật Thích Ca do hãng Mcorp Global thực hiện.

Ông Modi làm chủ công ty ModiCorp với tài sản lên đến 1.2 tỷ (tức 1200 triệu) Mỹ kim. ModiCorp là công ty chuyên về những lảnh vực thông tin, tài liệu điện toán, viễn thông, phone cầm tay, và các dịch vu. Internet.

Ông Modi kiêm luôn chủ tịch của công ty HinduNet Inc, cùng Hội Đại Bồ Đề của Ấn Độ ( The Maha Bodhi Society of India). Ông cũng là tác giả của quyển sách về Ấn Độ giáo như quyển : Sự Thật Của Vũ Trụ.Và tác phẩm "Một Sự Thử Thách của Người Chỉ Huy Điều Hành". Những quyển sách đó đã đưa ông đạt giải thưởng Hoà Bình Thế Giới do Hội Thân Hữu Nhật Bản và Anh Quốc trao tặng.

Từ chức vụ chủ tịch của nhiều lãnh vực kỹ nghệ, giờ đây ông Modi là người đầu tiên đi vào thương trường điện ảnh quốc tế Hollywood. Ông ta đã mở một văn phòng tại Beverly Hills, Hollywood trong chương trình thực hiện phim.

Ông Modi nói : "Tôi hằng ôm ấp ý muốn làm một phim về đức Phật trong 17 năm qua". Đồng thời ông Shekhar Kapur đã liên lạc với ông Modi dự tính thực hiện phim này. Cả hai đều đã thỉnh ý kiến của Ngài Dalai Lama.
Ông Modi nói rằng Ngài Dalai Lama không những cho nhiều ý kiến rất quí giá chi tiết về truyện phim, mà còn kêu gọi vài Phật tử nổi danh của ngài đang làm việc tại Hollywood hãy giúp đỡ dự án thực hiện phim.

Vị thầy Tây Tạng nhiệt tình là thầy Deepak Chopra đang viết phần chi tiết đối thoại, diễn tiến, và dẫn truyện trong phim. Trong khi đó ông Patrick De Bokay là nhà sản suất phim, cùng với ông Pascal Borno là cố vấn về việc tìm thị trường quốc tế cho phim trình chiếu.

Cuộc đời đức Phật đã là một đề tài phổ thông trong những nhà làm phim ở Ấn Độ trong nhiều thế hệ qua. Nhưng gần đây, trong tất cả những câu truyện, bài viết kéo dài nhiều kỳ, Thái Tử Tất Đạt Đa tu thành đạo vẫn chưa từng được đem lên màn ảnh lớn.

Ông Modi cho biết : "Công ty MCorp Global sẽ nhắm tới làm một cuốn phim mô tả thật sự về cuộc đời đức Phật từ thuở niên thiếu của Thái Tử Tất Đạt Đa, rồi Thái Tửi đi tu, trở thành Sa Môn và sau cùng Ngài đạt được giác ngộ đạo quả, trở thành Phật - Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác"

"Vai chính trong phim sẽ là một nam tài tử quốc tế đang nổi tiếng, trong khi vai nữ chính sẽ do một nữ tài tử Ấn Độ thủ diễn." - Ông Modi tiết lộ thêm, ông đang ước muốn nhưng chưa có quyết định, là một trong hai hoa hậu Ấn Độ hoặc cô Aishwarya Rai , hay là cô Priyanka Chopra sẽ có thể thủ vai công chúa Da Du Đà La, vợ của Thái Tử Tất Đạt Đa.

Quần chúng dùng để dàn dựng cảnh trong phim khoảng từ 15 đến 25 tuổi. Phim sẽ được quay cảnh tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, và Ắn Độ. Theo ông Modi thì cuốn phim này đưa đức Phật làm hình ảnh tiêu biểu cho xứ Ấn Độ

Đăc biệt là phim được chuyển âm ra nhiều thứ tiếng. Đồng thời phim sẽ được cố gắng hoàn tất để ra mắt trình chiếu ngay ngày kỹ niệm 2550 đức Phật đản sanh, tức năm 2006 Tây Lịch. ./. THE END.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2005

Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 08 năm 2005

Tri chúng: anitya

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học: Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Bài học: Bài 6: Ân Đức Tăng Bảo


Giảng sư chính: Sư Pháp Đăng

Giảng sư điền khuyết: TT Giac Dang


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: Nguồn Đức Hạnh,Tinh Tấn, Hạt Cát, Khanh Van, Nhu Phuc
, Tri Dat,

Xướng ngôn viên cho bài học: Phần 1:..đk:... // Hoi Hướng:..... đk: http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Tin tức :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát,mindvox


Người post bài cho Room: mindvox


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng:

Trực room (op):


Thông báo (nếu có):
Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Giảng Sư: Tỳ Kheo Pháp Đăng



Bài 6: Ân Đức Tăng Bảo



Tài liệu trích từ Thanh Tịnh Đạo - Bản dịch của Thích Nữ Trí Hải



93. Bốn đôi: người có đạo thứ nhất và quả thứ nhất là một đôi, theo cách ấy có bốn đôi. Tám vị kể từng người thì đứng ở quả vị thứ nhất là một người, như vậy có tám vị.

94. Ðáng cúng dường: Những gì đáng được mang (ànotvà) và cho (hunitabha) là một tặng vật (àhuna: vật tế lễ), có nghĩa là những vật được mang từ xa đến và tặng cho những người có giới hạnh. Ðấy là một danh từ chỉ tứ sự cúng dường. Chúng tăng đáng được những tặng vật vì làm cho tặng phẩm có kết quả lớn, nên gọi là đáng cúng dường (àhuneyya).

95. Cũng như ngọn lửa của Bà-la-môn thờ lửa được gọi là đáng dâng lễ cũng, vì những người này tin tưởng rằng sự cúng tế cho ngọn lửa ấy mang lại kết quả lớn. Chúng tăng cũng vậy, đáng được cúng dường bởi vì những gì cúng dường cho chúng tăng được kết quả lớn.

Dù trải một trăm năm
Thờ lửa tại rừng sâu
Chẳng bằng trong giây lát
Cúng duờng bậc chân tu (Dh. 107)

96. Xứng đáng sự mời thỉnh (pahuneyya): pàhuna là danh từ chỉ tặng phẩm dành cho khách phương xa đến. Nhưng không có đối tượng nào xứng đáng nhận sự thỉnh mời hơn là tăng chúng, vì Tăng là những vị được gặp trong thời gian giữa hai vị Phật, và Tăng có những đức tính hoàn toàn đáng mến mộ.

97 Cúng dường (dakkhina): tặng phẩm vì lòng tin ở đời sau, gọi là đồ cúng dường. Chúng tăng đáng cúng dường vì làm thanh tịnh những thứ cúng thí bằng cách đem lại quả báo lớn.

Chúng tăng đáng cho toàn thể thế gian chào kính: (anjali- kamma) bằng cách chấp tay lên đầu cho nên gọi là đáng tôn trọng kính chào (anjalikaranìya).

98. Là ruộng phước vô thượng của thế gian: một nơi không có gì sánh bằng có thế gian, để gieo trồng phước đức. Vì các loại công đức thế gian đưa đến an lạc và hạnh phúc, nếu y cứ vào thánh chúng để tăng trưởng nên chúng tăng là "ruộng phước vô thượng của thế gian".

________________________________________________________

TIN TỨC

No. 0485 NEW( Trí Ðạt dịch)

Biến đổi ngôi nhà thành ngôi chùa: sự phấn đấu tâm linh của tôi ở nước Úc.

Ở Úc Châu hiện nay chùa chiền gia tăng một cách nhanh chóng như một hiện tượng lạ, hiện có tới 150 ngôi chùa Phật giáo. Tuy nhiên trongkhi những ngôi chùa to lớn đang cố gắng quyên góp tiền bạc để trang trải những thủ tục hành chánh khó khăn phức tạp, thì có nhiều ngôi nhà đang được biến đổi thành chùa, còn gọi là Niệm Phật Đường đang có nhiều vấn đề khó khăn. Thí dụ như láng giềng khu đó phàn nàn về sự ồn ào, chỗ đậu xe, và mùi nhang khói mà họ không quen. Tháng sáu vừa qua, Andrew Lâm, tác giả của quyển sách "Giấc Mộng Ngát Hương: Phản Ảnh Cảnh Đời Lưu Lạc Của Người Việt Nam" đã nói chuyện với Sư Cô Thích Nữ Phước Hoan, đang trụ trì chùa Thiện Hoa ở Tây Nam Sydney. Cuộc nói chuyện bằng tiếng Việt đại ý như sau :

SYDNEY, Australia- Để biến căn nhà thành ngôi chùa ở nước Úc Đại Lợi là một chuyện khó khăn ví như dọn một hòn núi. Tại sao vậy ? Vì lẽ bạn phải đương đầu với rất nhiều vấn đề khi bạn bắt tay vào việc. Tôi mua căn nhà hoang tàn đổ nát này và tôi đã làm việc đầu tắt mặt mặt tối thật vất vả để biến nó thành ngôi chùa. Lúc khởi sự chỉ có tôi và con chó, sau đó có một vài người đã đến giúp.

Tôi làm cái vòi nước uống, xây dựng tượng Phật, xây tường, và lót thảm, biến nhà đậu xe thành thiền đường, và xây thêm 2 phòng ngủ cho khách thập phương nơi xa đến tu học. Vài tôn tượng tôi đặt làm ở Việt Nam. Tôi cũng làm một vòi phun nước trong khu vườn. Tâm bạn dễ dàng tĩnh lặng khi bạn nghe tiếng nước đang tuôn chảy.

Nhưng khi bạn nghèo thì mọi sự không dễ dàng đâu. Những ngôi chùa giàu có như chùa Mingyue của người Trung Hoa ở gần nơi đây thì có nguồn tài trợ dồi dào vì ở nước Úc dân số người Hoa có cuộc sống rất ổn định. Họ có thể hùn tiền bỏ ra 2 hay 3 triệu Mỹ kim để mướn luật sư đương đầu với thủ tục pháp lý rắc rối, mua đất, xây chùa chiền lớn chẳng khác những cung điện. Nhưng nếu bạn là một người Việt Nam tỵ nạn, và bạn mua một căn nhà để biến đổi ra thành một niệm Phật đường cho đồng bào tỵ nạn; chắc chắn bạn sẽ phải gặp nhiều khó khăn dài lâu.

Tiếng Anh của tôi rất ít ỏi. Tôi không hiểu nhiều luật lệ phức tạp. Tôi cứ tiếp tục viết thỉnh nguyện thư để xin phép chánh quyền cho hợp pháp hoá ngôi chùa, nhưng người ta không cho phép tôi làm. Lý do chánh là sợ làm chùa sẽ gây ra hoả hoạn. Căn nhà này đã cũ khoảng nửa thế kỹ. Nhưng tôi không đủ tiền để đập phá ra xây lại. Tôi có gắn một hệ thống báo động phòng cháy theo luật định, cùng với những khoảng cần thiết khác. Chánh quyền thành phố sau cùng cho tôi giấy phép được xử dụng ngôi nhà này, nhưng họ không đề cập gì đến cho phép việc xử dụng ngôi nhà để làm nơi tín ngưỡng. Vì thế khi có nhiều người đến nơi đây cùng một lúc, tôi vẫn bị phạt va. Thật là một tình trạng rất ư là khó xử. Dù hàng xóm chung quanh không phàn nàn gì cả, nhưng chánh quyền vẫn tiếp tục phạt vạ vì cho rằng vi phạm luật lệ ..

Phật tử đến chùa tham thiền, và nghe tôi giảng Phật pháp. Trong nhiều năm qua, nhiều người biết nơi này, và cứ đến ngày cuối tuần thì có nhiều người Việt Nam đến đây tìm sự bình an. Rất nhiều người đến vì họ cảm thấy ngôi chùa nơi đây quen thuộc như là nhà của họ, như những ngôi chùa thân thương trên quê hương ngày nào. Hiện nay ni chúng trong chùa gồm có 3 tỳ kheo ni.

Còn việc quyên góp thì sao ? Quí Phật tử cùng nhau bỏ ra chút thì giờ, và tiền bạc đóng góp, đồng thời phần chúng tôi thỉnh thoảng làm thức ăn chay bán gây quỹ cho chùa. Nhờ thế chùa vừa đủ tịnh tài để chi phí điều hành. Tôi cũng làm một số CD về Phật pháp, thời tụng kinh của tôi, và chư ni, cho quí Phật tử thỉnh miễn phí , nhưng chúng tôi vẫn nhận được tiền cúng dường. Những thời tụng kinh rất là quan trọng vì mang đến niềm an tịnh cho tất cả. Con chó của tôi thường nghe kinh tụng về đêm, tôi tin rằng nó đã trở thành một Phật tử từ lâu rồi. Khi con chó chết tôi đã chôn nó trong vườn chùa, để cho nó nghe băng tụng kinh kế ngôi mộ nhỏ của nó. Hi vọng rằng con chó sẽ sanh về cõi lành.

Tôi cũng hướng dẫn cách hành thiền, có nghĩa là đi bộ chầm chậm quanh chánh điện, vừa đi vừa tụng kinh trong 3 phút. Thiền hành giúp xua tan mọi lo lắng đang có trong bạn.

Càng ngày càng có thêm Phật tử VN đến chùa lễ bái cầu nguyện. Thỉnh thoảng cũng có những thiếu niên có vấn đề bỏ nhà đến đây xin trú ngụ. Vì là chùa Ni nên tôi không thể cho các thanh niên này ở. Tôi giúp họ bữa ăn rồi liên lạc với cơ quan xã hội, nhưng những thanh thiếu niên này cứ nài nĩ xin ở chùa, vì thích sự yên tĩnh trong chùa.

Có lần một em khoảng 15, 16 tuổi đến chùa rồi ngủ ở đây mà không xin phép chúng tôi. Tôi đành phải gọi cảnh sát nhưng yêu cầu cảnh sát hứa là không bắt tội em này. Em sau đó cứ tiếp tục đến chùa ban ngày. Ban ngày thì không sao cả. Nhưng em không thể ở qua đêm được.

Chúng tôi trình bày những điều trên để chứng tỏ cộng đồng người Việt rất tha thiết có những ngôi chùa. Người Phật tử Việt ở khắp nơi định cư tại Úc ngày nghỉ thường đến chùa nghe pháp, và tụng kinh. Chúng tôi chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh khổ đau của đa số thuyền nhân đi tị nạn. Họ đã bỏ lại tất cả, và rồi đang cố gắng sống thích hợp, và tồn tại nơi xứ người. Tuy nhiên thiết nghĩ đời sống vật chất dư thừa cũng không thể gọi là đủ nếu thiếu đời sống tâm linh bình yên trong của mỗi chúng ta.
_________________________________________________________


No. 0477 NEW(Hạt Cát dịch)

Phiên bản mẫu tự la tinh của Tam Tạng Thánh Ðiển

Bản tin được đăng trên tờ The Nation, Thái Lan, số ra ngày 17 tháng 08, 2005.

Thái Lan- Phiên bản hiếm quý mẫu tự la tinh của Thánh Ðiển Pali lịch sử được hiến tặng đến Thụy Ðiển trong dự án kế tục công trình của Vua RamaV., được giám sát bởi Quận Chúa Galyani Vadhana, hoàng tỷ của đương kim quốc vương Thái Lan.

Ðúng 112 năm trước, Ðức Vua Chulalongkorn ra lệnh xuất bản Tam Tạng Thánh Ðiển để làm tặng phẩm cho các quốc gia thân hữu với Xiêm Quốc trong thời gian nước này ở dưới sự đe dọa của các quốc gia thực dân Tây Phương.

Trong vai trò bảo vệ niềm tin Phật Giáo, Quốc Vương Xiêm quốc đã gửi tặng 260 bản Tam Tạng Thánh Ðiển Phật Giáo đến 25 quốc gia.

Với sự tôn kính Ðức Vua Chulalongkorn, Quận Chúa Galyani Vadhana đồng ý nhận lãnh chiếc ghế danh dự trong dự án đồ sộ liên hệ đến việc xuất bản bộ Tam Tạng Thánh Ðiển Pali đầu tiên trên thế giới bằng mẫu tự la tinh. Bộ Tam Tạng Thánh Ðiển Pali đã được ấn hành nhưng bằng mẫu tự Thái Lan.

Quỹ Pháp Hội, chủ tịch là Siri Phetchai, đảm nhận dự án la tinh hóa Tam Tạng Pali quan trọng này hồi năm năm trước. Cho đến nay, dự án đã thực hiện giới hạn chỉ ba phiên bản hiếm quý của Tam Tạm Thánh Ðiển, mỗi phiên bản gồm 40 quyển bằng văn tự la tinh.

Ba phiên bản Tam Tạng Kinh này được hiến tặng đến Nội Các của Thái Lan một bộ, một cho quần chúng Tích Lan và một đến Vương quốc Thụy Ðiển.

Ðầu năm nay, Quận Chúa Galyani Vadhana đã trao tặng phiên bản la tinh Tam Tạng cho quần chúng Tích Lan. Bộ này hiện được cất giữ tại Văn Phòng Tổng Thống Tích Lan.

Là một quốc gia Phật Giáo, Tích Lan có một quan hệ rất gần gũi với Thái Lan, đặt biệt là mối tương quan tôn giáo.

Hôm thứ hai ngày 16 tháng 08 Quận chúa Galyani Vadhana đã chủ tọa một buổi lễ tại Khách Sạn Park Nai ở Băng Cốc để trao tặng bộ 40 quyển Tam Tạng Thánh Ðiển văn tự la tinh này đến Thụy Ðiển.

Jan Wihlborg và Johan AfKlimt, cả hai đều là cựu thương gia từ Thụy Ðiển và là thân hữu lâu năm của Thái Lan, góp mặt trong buổi lễ, chính thức nhận lãnh trách nhiệm chuyển giao bộ Tam Tạng Kinh sẽ được gửi trở lại Thụy Ðiển, và sẽ được lưu trữ tại Ðại học Uppsala.

Thụy Ðiển là một trong những quốc gia mà Ðức Vua Chulalongkorn đã ghé viếng thăm trong chuyến du hành Âu Châu hồi cuối thế kỷ 19. Ðây cũng là một nước đã tiếp nhận ba bộ Tam Tạng chính gốc tiếng Pali được quốc vương Thái Lan xuất bản. Bộ thứ nhất được giữ tại Ðại Học Uppasala, bộ thứ nhì tại ThưViện Hoàng Gia và bộ thứ ba tại Ðại học Lund.

Ðại học Uppasala sẽ tiếp nhận phiên bản Tam Tạng kinh mới tiếng la tinh vào mùa thu năm nay.

Phiên bản la tinh của Tam tạng Thánh Ðiển được căn cứ trên phiên bản đã hiệu đính biên soạn bởi chư Tăng hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy ở Ðông Nam Á trong cuộc kết tập kinh tạng lần thứ sáu, đã làm việc từ khoảng năm 1953 đến 1956 trong công trình hiệu đính.

Phiên bản hiệu đính được hoàn tất năm 1957 đúng vào thời điểm kỷ niệm 2,500 năm khai sáng Phật giáo của Ðức Thích Ca. Ðấy là một năm đặc biệt đầy ý nghĩa bởi vì nó đánh dấu thời điểm một nửa đoạn đường của Phật giáo theo truyền thuyết giáo pháp tồn tại 5000 năm sau khi Bồ Tát đản sinh.

Af Klimt, người đã dành hết cuộc đời nghiên cứu Phật pháp nói “ Chúng tôi rất lấy làm vinh dự tiếp nhận bộ Tam Tạng, cũng là một nền tảng tốt đẹp của sự phát triển trí tuệ và văn hóa tại Thái Lan. Ðiều này cũng phản ảnh quan hệ thân hữu gần gũi giữa Vương quốc Thái Lan và Vương quốc Thụy Sĩ”.

Af Klimt nói thêm rằng có khoảng 50,000 Phật tử tại Thụy Ðiển, trong đó 20,000 người Thái, con số còn lại là người Tích Lan lẫn các dân tộc và các nền văn hóa khác đang sinh sống tại Nordic. Wihlborg nói thêm rằng hứng thú của quần chúng đối với Phật giáo đang trên đà tăng gia, không chỉ ở Thụy Ðiển mà còn ở những nơi khác tại Âu Châu.


Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2005

Nhật Hành

Ngày: 28 Tháng 08 năm 2005

Tri chúng: Diệu Quang


Tri chúng điền khuyết: Khanh Van


Môn học: Lớp Pháp Số Trích Giảng


Bài học: Khéo Lắng Nghe


Giảng sư chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Trí Đạt, Khanh Van, Tinh Tan, Nguonduchanh, Hạt Cát, Minh Lạc ,

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học:Phần 1: Minh Lạc , đk:..// Hoi Hướng: ..., đk: .. http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: Trí Đạt


Xướng ngôn viên và điền khuyết cho Bản Tin: 489: Minh Lạc, đk: Hạt Cát // 478: nguonduchanh, đk:

Người mở room: Hạt Cát, Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Diệu Quang


Người post bài cho Room: Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát


Trực room (op): Hạt Cát
Lớp Pháp Số Trích Giảng

Giảng Sư: Tỳ Khưu Tuệ Quyền



Anguttara Nikaya VI.88


Sussusa Sutta

Listening Well / Khéo Lắng Nghe



Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu./ bản dịch tiếng Vi Minh Châu



1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, dầu được nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

2. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng, không ưa nghe, không có lóng tai, không có an trú tâm liễu giải, nắm giữ điều không lợi ích, bỏ qua điều lợi ích, không thành tựu tùy thuận nhẫn nhục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

4. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng, có ưa nghe, có lóng tai, có an trú tâm liễu giải, nắm giữ điều lợi ích, bỏ qua điều không lợi ích, thành tựu tùy thuận nhẫn nhục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.




___________________________________________________________


"Endowed with these six qualities, a person is incapable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even when listening to the true Dhamma. Which six?
"When the Doctrine & Discipline declared by the Tathagata is being taught, he does not listen well, does not give ear, does not apply his mind to gnosis, grabs hold of what is worthless, rejects what is worthwhile, and is not endowed with the patience to conform with the teaching.

"Endowed with these six qualities, a person is incapable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even when listening to the true Dhamma.

"Endowed with these six qualities, a person is capable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even while listening to the true Dhamma. Which six?

"When the Doctrine & Discipline declared by the Tathagata is being taught, he listens well, gives ear, applies his mind to gnosis, rejects what is worthless, grabs hold of what is worthwhile, and is endowed with the patience to conform with the teaching.

"Endowed with these six qualities, a person is capable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even while listening to the true Dhamma."

http://www.accesstoinsight.org/canon/sutta/anguttara/an06-088.html


http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0612.htm




___________________________________________________________

Thảo Luận

1. Pháp số là gì?

2. Giới hạn các con số dựa trên văn hay nghĩa?

3. Khả năng thính pháp tuỳ vào căn duyên quá khứ hay điều kiện hiện tại?

___________________________________________________________

Đố vui

1. Thời Đức Phật tại thế người ta tu nhiều hơn học bây giờ học nhiều hơn tu.

a. Đúng

b. Sai



2. Nói về lượng thì tạng nào trong tam tạng nhiều nhất:

a. Kinh

b. Luật

c. A Tỳ Đàm



3. Trong hàng tỳ khưu đệ tử Phật vị được xem là tối thắng về đa văn là:

a. Sariputta (Xá Lợi Phất)

b. Punna (Phú Lâu Na)

c. Ananda (A nan)


____________________________________________________

TIN TỨC

No. 0489 NEW(Hạt Cát dịch)

Học sinh ngất xỉu trong lúc hành thiền

SURACHAI PIRAGSA

Bản tin đăng trên tờ Bangkok Post số ra ngày 26 tháng 08, 2005
Buri Ram- Thái lan- Khoảng 30 em học sinh trung học bị ngất xỉu trong khi thực tập thiền định ở một ngôi chùa tại khu vực Satuk hôm tối thứ tư trong một đợt cắm trại Phật Giáo.

Sự việc xảy ra khiến giới phụ huynh vội vã chạy đến chùa đón con em khoảng 200 học sinh tham dự cắm trại, họ nghĩ rằng con em họ bị trừng phạt vì xúc phạm đến thần linh nên bị bệnh.

Khoảng 260 học sinh từ trường Ban Muang Bua Witthaya thuộc khu Surin Tha Tum đang ở trong ngày cuối cùng của ba ngày cắm trại tại trung tâm thực hành giáo pháp chùa Thart Champa Thong.

Khoảng 30 học sinh bị co giật và ngất xỉu gần như cùng một lúc trong khi đang hành thiền trong chánh điện lúc 11 giờ đêm

Các học sinh khác, giáo chức và chư tăng lấy làm kinh ngạc nhưng nhanh chóng cứu cấp và liên hệ với bệnh viện địa phương để kịp thời chữa trị.

Khi nghe sự việc xảy ra, hằng trăm phụ huynh kéo tới chùa, e ngại rằng con em họ có thể gặp nguy hiểm và mong muốn đưa con em họ về nhà. Nhưng giới giáo chức và chư tăng từ chối, nói rằng triệu chứng này rất phổ thông đối với các học viên thiền tập và sức khỏe sẽ trở lại bình thường.

Chakkrit Paengma, giám thị nhà trường nói rằng có lẽ học sinh bị ngất xỉu vì kiệt sức do ăn uống không đầy đủ trong buổi sáng và buổi trưa trong khi hành thiền quá lâu.

Nhưng một vài bậc phụ huynh nghĩ rằng học sinh bị trừng phạt vì có thái độ không đúng hoặc xúc phạm đến các loài phi nhân trong khuôn viên ngôi chùa.

Chư tăng chịu trách nhiệm nghĩ rằng học sinh bất tỉnh có lẽ vì tâm thức các em yếu ớt nên đã không thể định tâm trở lại.

Montri Laithong, 55, nói rằng ông đến để đón cô cháu gái trong số 30 học sinh bất tỉnh nhưng giới giáo chức từ chối và yêu cầu ông hãy chờ đến ngày chấm dứt đợt cắm trại. Ông nói y tá cho biết cháu gái ông bị ngất xỉu vì kiệt sức.

Somboon, 52, nói rằng cháu trai ông không ở trong nhóm học sinh bị bệnh nhưng ông cũng muốn đưa cháu về vì ông sợ rằng rồi cháu sẽ cũng bị như vậy.

________________________________________________________________

No. 0478 NEW(Như Hạnh dịch)

Tu Viện Phật Giáo ở Botswana - Phi Châu


Bản tin đăng trên tờ DailyNews, Tích Lan số ra ngày 10 tháng 08, 2005

GABORONE (BOTSWANA)----------Cộng Hòa Botswana là một đất nước nhỏ giáp ranh với các nước Zimbabwe, Namibia, Zambia và Nam Phi. Trước kia là xứ bảo hộ của người Anh có tên là Bechuanaland, dân số hiện nay là 1.6 triệu người.

Hầu hết đất nước Botswana buồn thảm này có tỷ lệ nhiễm bệnh HIV/AIDS cao nhất. Tuy nhiên lại có nền kỷ nghệ xuất cảng kim cương và thịt bò vượt bực.Thủ đô là Gaborone. Ðất nước này có nhiều cao ốc, đường sá và phương tiện dễ dàng với đủ cả tính chất nghệ thuật tân tiến.

Về lãnh vực thương mại thì người da trắng, Ấn Ðộ và Trung Hoa chiếm độc quyền. Có năm gia đình Phật tử Miến Ðiện ở Gaborone đã được nhập tịch ở quê hương mới này của họ.Khí hậu xứ này thay đổi từ nóng oi ả đến khô cằn và lạnh buốt.

Có một Tu Viện Phật Giáo nhỏ ở miền Tây Gaborone nhưng không có chư tăng thường trú. Một vị tu sĩ Miến Ðiện đến từ Pretoria, Nam Phi hướng dẫn các sinh hoạt Phật sự và hành thiền trong các ngày lễ đặc biệt như Phật Ðản và ngày Tết.

Tu Viện hình thành được là do sự nỗ lực của các Phật tử Tích Lan, cư dân ở Gaborone và một số ít Phật tử người Thái và Miến. Cộng đồng Tích Lan được khoảng 1000 người, và nhờ nơi tính hào phóng mà họ đã mua khu đất và xây dựng nên tu viện này.

Tu viện có một tháp thờ Xá Lợi theo truyền thống Tích Lan, một chánh điện thoáng đãng với tượng Phật bằng cẩm thạch và một cái chuông cân năng 76 ký được đúc ở Tampawaddy thuộc thành phố Mandalay, Miến Ðiện do thành viên người Miến của Giáo Hội Phật Giáo Botswana dâng cúng. Trong khu vực của chùa có hai cây Bồ Ðề, một cây do Phật tử Tích Lan và một cây do Phật tử Miến Ðiện trồng. Ðây là một tu viện thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy. Miến Ðiện cũng như Tích Lan đều là nước Phật Giáo Nguyên Thủy.
__________________________________________________________

VƯỜN HOA ĐẠO

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 Tháng 08 năm 2005

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết:


Môn học: Thiền Học

Bài học: Bài 14: Quán Pháp


Giảng sư chính: TT Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TN Diệu Tịnh, Khanh Van, Trí Ðạt, Nguonduchanh, Tinh Tan,

Xướng ngôn viên và điền khuyết cho bài học: http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: Trí Ðạt


Người mở room: Hạt Cát,mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox


Người post bài cho Room: Mindvox , Như Phúc

Người post bài riêng cho chư Tăng: Như Phúc


Trực room (op):
Lớp Thiền Học

Giảng sư: TT Giác Đẳng



Bài 14: Quán Pháp



Chánh kinh Tứ Niệm Xứ:

[Quán pháp - quán năm thủ uẩn]

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua năm thủ uẩn. Vị ấy quán sát: đây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc; đây là thọ, đây là tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ; đây là tưởng, đây là tập khởi của tưởng, đây là sự đoạn diệt của tưởng; đây là hành, đây là tập khởi của hành, đây là sự đoạn diệt của hành; đây là thức, đây là tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức. Như vậy vị ấy tu tập quán pháp qua năm thủ uẩn.

Như vậy vị ấy quán pháp bằng pháp. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên pháp, quán tánh hoại diệt trên pháp hoặc cả hai tánh sanh diệt trên pháp. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của pháp với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy pháp quán pháp.


Lưu ý: Phần đố vui và thảo luận sẽ được nêu ra vào giờ học

_______________________________________________

TIN TỨC

No. 0473 NEW( Hạt Cát dịch)

Tu Viện Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu tái an vị “Bức Tường Kinh Ðiển”.
www.chinaview.cn 2005-08-17 18:51:40

Lhasa – Tây Tạng -Tân Hoa Net, ngày 17 tháng 08, 2005. Khu Tự Trị Tây Tạng thuộc miền Tây Nam Trung Quốc đã tung ra một dự án hứng khởi là tái an vị ít nhất 80,000 bản Kinh Phật Giáo từ nơi đã được dựng lên hơn 7 thế kỷ.

“Bức Tường Kinh Ðiển” cao 10 thước tại Tu Viện Sagya, Tây Tạng, bức tường để trưng bày kinh văn mà con số bản kinh và nội dung còn trong vòng bí mật, sẽ được di chuyển tới một viện bảo tàng di sản mới xây dựng gần đó và sẽ được đưa trở lại vị trí cũ sau khi tu viện Sagya được tân trang. Gesang, một viên chức trông nom dự án tân trang cho biết như trên.
Sẽ mất sáu tuần lễ để di chuyển tất cả số kinh văn đến viện bảo tàng.

Ông Gesang nói một nghi lễ đã được cử hành vào hôm 8 tháng Năm, một ngày may mắn theo truyền thống Tây Tạng để đánh dấu ngày khởi xướng dự án tái an vị.

“Chúng tôi đã ghi mã số mỗi bản Kinh và ngăn kệ tương ứng suốt từ đầu” Ông Gesang đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Net hôm Thứ Tư. “Năm mươi ba công nhân đang di chuyển Kinh Văn và khoảng 10% công việc được hoàn tất.

Nhưng bản kinh lớn nhất hãy còn chưa di chuyển, bản này dài 1.8m và rộng 1.1m. “Theo truyền thuyết, ngay cả tám người đàn ông mạnh khỏe cũng không thể nâng bản kinh khổng lồ này lên”. Ông Gesang, người đã tiên đoán sự khó khăn trong việc di chuyển vì tu viện không có thiết bị thích ứng.

Công nhân phải đeo găng tay và khẩu trang vì loại giấy in đa số kinh văn được chế tạo từ lá cây có độc tính để ngăn ngừa côn trùng. Bên cạnh đó, các bản kinh còn được gói gém cẩn thận với hai lớp vải, vàng bên trong và đen bên ngoài để tránh tia nắng mặt trời.

Mặc dù những ngăn kệ mới chưng bày kinh văn chỉ cách chỗ cũ 80 km nhưng tu viện đã điều hành việc di chuyển một cách chặt chẽ để tránh thất thoát hư hại những tài liệu quý giá này.

"Chúng tôi có một nhóm Lạt Ma kiểm soát việc di chuyển với một quyển sổ ghi chép số mục của mỗi bản Kinh đã được di chuyển với chữ ký của mỗi cá nhân liên can trong tiến trình di chuyển." Ông Gesang cho biết như trên.

Gesang và những người cộng tác đã áp dụng kỹ xảo bảo vệ tác phẩm nghệ thuật để duy trì nhiệt độ tại viện bảo tàng để bảo đảm rằng môi trường mới có cùng một nhiệt độ với chỗ cũ. Ông nói “ Nhiệt độ vẫn còn khác biệt một chút, hai tới ba độ Celsius là nhiều nhất, độ ẩm thì không khác biệt lắm”
“Bức Tường Kinh Ðiển” tại Tu viện Sagya được biết là dùng chưng bày những thủ bản chuyển tải tư tưởng trên các ngành chiêm tinh, lịch sử, triết học và tôn giáo nhưng không ai biết bất cứ chi tiết nào về nội dung của nó.

Xây dựng năm 1073, Tu Viện Sagya tọa lạc ở hướng Tây cách Lhasa 450 km, cùng uy thế với động Ðôn Hoàng ở Cam Túc Trung Quốc về con số kinh văn Phật Giáo sưu tập được, cùng sản phẩm đồ gốm với giáo điển sâu sắc được ghi nhận chế tạo từ 1000 năm trước. Người ta tin tưởng rằng Tu Viện Sagya là nơi khai sinh của giáo phái Sagyapa, Phật Giáo Tây Tạng.
Tu viện Lạt Ma là một trong ba tòa nhà cổ xưa của Tây Tạng, kể cả tòa nhà với chương trình tân trang tốn kém 40 triệu Mỹ kim bắt đầu hồi năm 2002.
_____________________________________________________________
No. 0470 NEW( Nhị Độ Mai dịch)

Nhà nghiên cứu tôn giáo: “Vì sao Đức Đạt Lai thu hút quần chúng Thụy Sĩ”

Nhà nghiên cứu Tôn Giáo nổi tiếng, bà Klara Obermiller nói với giới truyền thông Thụy Sĩ vì sao Đức Đạt Lai Lạt Ma thu hút hàng ngàn thính giả trong khi con số nguơì đi nhà thờ tiếp tục giảm ở quốc gia này.

Bản tin đăng trên tờ Swissinfo Truyền thông Thuỵ Sĩ - ngày 15/8/2005

Bà nói giáo hội Ki Tô cần tìm hiểu lại sự huyền bí chung quanh niềm tin, nếu không muốn những chiếc ghế nhà thờ này lại mất lần nữa.

Hỏi: Xin cho biết Bà có biết Phật Giáo từ trước không?
Bà Klara Obermuller đáp: Tôi không có một sự liên hệ nào với niềm tin của Phương Đông. Tôi hoàn toàn thuộc về Chính Thống Giáo Tây Phương.


Hỏi: Tôn giáo ngày nay tập trung nặng nề vào “hiện tượng”. Có phải các tôn giáo cảm nhận ra điều gì đó mà nó chỉ có thể được kinh nghiệm khi Đức Giáo Hoàng Paul qua đời hay là do sự hiện diện của Đức Lạt Ma tại Thụy Sĩ?

Đáp: Không, tất nhiên là không phải, mặc dù đó là một thông điệp từ giới truyền thông. Trong những năm gần đây, những sự kiện như thế xảy ra ngày càng nhiều đầy ý nghĩa, bởi vì những hiện tượng nầy đã khiến quần chúng có một cảm giác mạnh mẽ về cộng đồng, và bởi vì những nhân vật chính - Đức Tân Giáo Hoàng và Ngài Đạt Lai Lạt Ma rất thu hút nhân loại.

Hỏi:Suốt thời gian viếng thăm Zurich, Đức Đạt Ma đã thu hút 10 ngàn dân chúng mỗi ngày. Vì sao Phật Giáo Tây Tạng được nhiều người biết đến tại Thụy Sĩ như thế?

Đáp: Nếu tôi thật sự muốn nhấn mạnh điều này, tôi có thể nói rằng, dân chúng Thuỵ Sĩ biết rất ít về Phật Giáo Tây Tạng. Và những gì họ biết rất là lôi cuốn.Phật Giáo có thể được thấy như một sự tha thứ, nó đánh thức chúng sanh bằng hỷ xả, từ bi, và lòng nhân ái ban rải đến cho các loài chúng sanh.

Những giá trị này, những điều mà mỗi người chúng ta giữ gìn bằng một sự kính cẩn. Những giá trị này cũng là tôn chỉ trong mỗi tín đồ Thiên Chúa, Do Thái và Hồi Giáo. Nhưng chỉ có riêng Phật giáo là công nhận nó là một sự bình đẳng quan trọng. Đồng thời nó cũng là những yếu tố tuyệt vời : tất cả đối với Phật Giáo dường như là hoan hỷ, an lạc và thắm tươi. Mà kết quả là một sự cảm nhận tốt đẹp.

Hỏi:Theo bà thì những giáo hội thiên chúa ở Thụy Sĩ cần phải làm gì để giành lại vị trí cuả họ trong lòng tín đồ Ki Tô giáo?

Đáp: Hiện tượng kỳ lạ như là một số rất đông người đã đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thể hiện một sự thách thức to lớn đối với hệ thống nhà thờ ở Thụy Sĩ, bởi vì họ biểu lộ sự đến gần với đức tin đối với Ngài . Họ không thỏa mãn được nhu cầu của họ từ Giáo hội Ki Tô và họ cũng còn có những vấn đề nội tâm khác cần giải tỏa. Trong nhà thờ thì chỉ chú trọng đến lời răn của Thượng Đế. Buổi lễ Chủ Nhật gồm vài bài thánh ca, một thời giảng và trích đọc vài đoạn Thánh kinh. Một buổi lễ quan trọng còn có vẻ thiêng liêng hơn một chút, người ta còn có chút cảm xúc, nhưng Thiên Chúa giáo gần đây trở nên cứng rắn, đã không còn uyển chuyển hoặc nên thơ làm rung động con tim quần chúng.

Hẳn nhiên đây không phải là một khuyến cáo rằng giáo hội tại Thụy Sĩ kết nên hợp giáo lý Phật Giáo vào việc phụng sự của họ, nhưng họ cần nghĩ đến việc làm cách nào để gây dựng và duy trì cảm giác của quần chúng.

Điều khó khăn nhất là ngôn ngữ. Tại Zurich, Đức Đạt Lai cống hiến thông điệp với ngôn ngữ đơn giản mà mọi người đều hiểu được. Ngài không nói điều gì đặc biệt nhưng những lời của Ngài đi thẳng vào lòng người.

Hỏi:Lịch sử có giữ một vai trò nào không?
Đáp: Chắc chắn. Giáo đường Cơ Đốc trải qua hằng bao thế kỷ hăm dọa và buộc tội. Rất nhiều người có cảm giác rằng Ki Tô giáo chỉ bao gồm có bắt buộc và cấm đoán. Và sứ điệp là “Nếu ngươi không vâng lời, ngươi sẽ bị trừng phạt và bị đày vào hỏa ngục”. Phật giáo không có hình tượng Thượng Đế hoặc giáo điều, và điều này khiến Phật giáo khoan hòa hơn, ít nhất là dấu hiệu đầu tiên. Đó sẽ là điều tuyệt vời nếu giáo hội Ki Tô có thể nhận ra điều này.



_______________________________________________________




Help / Home » Tipitaka » Sutta Pitaka » Digha Nikaya » Context of this sutta

Digha Nikaya 22


Maha-satipatthana Sutta

The Great Frames of Reference



Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu.
For free distribution only.



______________________________________________________________

Translator's Introduction

The word "satipatthana" is the name for an approach to meditation aimed at establishing sati, or mindfulness. The term sati is related to the verb sarati, to remember or to keep in mind. It is sometimes translated as non-reactive awareness, free from agendas, simply present with whatever arises, but the formula for satipatthana doesn't support that translation. Non-reactive awareness is actually an aspect of equanimity, a quality fostered in the course of satipatthana. The activity of satipatthana, however, definitely has a motivating agenda: the desire for Awakening, which is classed not as a cause of suffering, but as part of the path to its ending (see SN LI.15). The role of mindfulness is to keep the mind properly grounded in the present moment in a way that will keep it on the path. To make an analogy, Awakening is like a mountain on the horizon, the destination to which you are driving a car. Mindfulness is what remembers to keep attention focused on the road to the mountain, rather than letting it stay focused on glimpses of the mountain or get distracted by other paths leading away from the road.

As a compound term, satipatthana can be broken down in two ways, either as sati-patthana, foundation of mindfulness; or as sati-upatthana, establishing of mindfulness. Scholars debate as to which is the proper interpretation, but in practice both provide useful food for thought.

The first interpretation focuses on the objects of the meditation practice, the focal points that provide mindfulness with a foundation — or, to use the more idiomatic English phrase adopted here, a frame of reference. Altogether there are four: the body in and of itself; feelings in and of themselves; mind in and of itself; and mental qualities in and of themselves. The "in and of itself" here is crucial. In the case of the body, for instance, it means viewing the body on its own terms rather than in terms of its function in the context of the world (for in that case the world would be the frame of reference). Dropping any concern for how the body's beauty, agility, or strength fits into the world, the meditator simply stays with the direct experience of its breathing, its movements, its postures, its elementary properties, and its inevitable decay. A similar principle applies to the other frames of reference.

The second interpretation of satipatthana — sati-upatthana — focuses on the process of the meditation practice, on how a frame of reference is established. This sutta gives three stages for this process, applied to each frame of reference. The first stage, as applied to the body, is this:

The monk remains focused on the body in and of itself — ardent, alert, and mindful — putting aside greed and distress with reference to the world.

"Remaining focused" refers to the element of concentration in the practice, as the meditator holds to one particular frame of reference amid the conflicting currents of experience. "Ardent" refers to the effort put into the practice, trying to abandon unskillful states of mind and develop skillful ones in their stead, all the while trying to discern the difference between the two. "Alert" means being clearly aware of what is happening in the present. "Mindful," as mentioned above, means being able to keep the frame of reference continually in mind. As these qualities work together, they bring the mind to a solid state of concentration. Although satipatthana practice is often said to be separate from the practice of jhana, a number of suttas — such as MN 125 (not in this collection) and AN VIII.63 — equate the successful completion of this first stage with the attainment of the first level of jhana. This point is confirmed by the many suttas — MN 118 among them — describing how the practice of satipatthana brings to completion the factors for Awakening, which coincide with the factors of jhana.

The second stage of satipatthana practice is this:

One remains focused on the phenomenon of origination with regard to the body, on the phenomenon of passing away with regard to the body, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to the body.
The "phenomena of origination and passing away" covers events either directly or indirectly related to one's chosen frame of reference. "Directly" means changes in the frame of reference itself. For instance, when focused on the body, one may notice the arising and passing away of breath sensations within it. "Indirectly," here, means events in any of the other three frames of reference as they relate to the body. For example, one might notice the arising and passing away of feelings of pleasure or mental states of irritation in connection to events in the body. Or one might notice lapses of mindfulness in one's focus on the body.

In each of these cases, if the origination and passing away is of neutral events such as the aggregates, one is directed simply to be aware of them as events, and to let them follow their natural course so as to see what factors accompany them and lead to their comings and goings. However, when skillful or unskillful mental qualities — such as the factors for Awakening or the Hindrances — arise and pass away, one is encouraged to foster the factors that strengthen jhana and eliminate the factors that weaken it. This means actively getting engaged in maximizing skillful mental qualities and minimizing unskillful ones. One thus develops insight into the process of origination and passing away by taking an active and sensitive role in the process, just as you learn about eggs by trying to cook with them, gathering experience from your successes and failures in attempting increasingly difficult dishes.

As this process leads to stronger and more refined states of concentration, it makes one sensitive to the fact that the grosser one's participation in the process of origination and passing away in the mind, the grosser the level of stress that results. This leads one to let go of increasingly refined levels of participation as one is able to detect them, leading to the third and final stage in satipatthana practice:

Or his mindfulness that 'There is a body (feeling, mind, mental quality)' is maintained [simply] to the extent of knowledge & recollection. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world.

This stage corresponds to a mode of perception that the Buddha in MN 121 terms "entry into emptiness":
Thus he regards it [this mode of perception] as empty of whatever is not there. Whatever remains, he discerns as present: "there is this."
This is the culminating equipoise where the path of the practice opens to a state of non-fashioning and from there to the fruit of Awakening and release.

At first glance, the four frames of reference for satipatthana practice sound like four different meditation exercises, but MN 118 makes clear that they can all center on a single practice: keeping the breath in mind. When the mind is with the breath, all four frames of reference are right there. The difference lies simply in the subtlety of one's focus. It's like learning to play the piano. As you get more proficient at playing, you also become sensitive in listening to ever more subtle levels in the music. This allows you to play even more skillfully. In the same way, as a meditator get more skilled in staying with the breath, the practice of satipatthana gives greater sensitivity in peeling away ever more subtle layers of participation in the present moment until nothing is left standing in the way of total release.


____________________________________________________________

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in the Kuru country. Now there is a town of the Kurus called Kammasadhamma. There the Blessed One addressed the monks, "Monks."

"Lord," the monks replied.

The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow & lamentation, for the disappearance of pain & distress, for the attainment of the right method, & for the realization of Unbinding — in other words, the four frames of reference. Which four?

"There is the case where a monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. He remains focused on feelings... mind... mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world.

(A. Body)
"And how does a monk remain focused on the body in & of itself?

[1] "There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — sits down folding his legs crosswise, holding his body erect and setting mindfulness to the fore [lit: the front of the chest]. Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out.

"Breathing in long, he discerns that he is breathing in long; or breathing out long, he discerns that he is breathing out long. Or breathing in short, he discerns that he is breathing in short; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short. He trains himself to breathe in sensitive to the entire body and to breathe out sensitive to the entire body. He trains himself to breathe in calming bodily fabrication and to breathe out calming bodily fabrication. Just as a skilled turner or his apprentice, when making a long turn, discerns that he is making a long turn, or when making a short turn discerns that he is making a short turn; in the same way the monk, when breathing in long, discerns that he is breathing in long; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short... He trains himself to breathe in calming bodily fabrication, and to breathe out calming bodily fabrication.

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or externally on the body in & of itself, or both internally & externally on the body in & of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the body, on the phenomenon of passing away with regard to the body, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to the body. Or his mindfulness that 'There is a body' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

[2] "Furthermore, when walking, the monk discerns that he is walking. When standing, he discerns that he is standing. When sitting, he discerns that he is sitting. When lying down, he discerns that he is lying down. Or however his body is disposed, that is how he discerns it.

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

[3] "Furthermore, when going forward & returning, he makes himself fully alert; when looking toward & looking away... when bending & extending his limbs... when carrying his outer cloak, his upper robe & his bowl... when eating, drinking, chewing, & savoring... when urinating & defecating... when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, & remaining silent, he makes himself fully alert.

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

[4] "Furthermore... just as if a sack with openings at both ends were full of various kinds of grain — wheat, rice, mung beans, kidney beans, sesame seeds, husked rice — and a man with good eyesight, pouring it out, were to reflect, 'This is wheat. This is rice. These are mung beans. These are kidney beans. These are sesame seeds. This is husked rice,' in the same way, monks, a monk reflects on this very body from the soles of the feet on up, from the crown of the head on down, surrounded by skin and full of various kinds of unclean things: 'In this body there are head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, skin-oil, saliva, mucus, fluid in the joints, urine.'

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

[5] "Furthermore... just as a skilled butcher or his apprentice, having killed a cow, would sit at a crossroads cutting it up into pieces, the monk contemplates this very body — however it stands, however it is disposed — in terms of properties: 'In this body there is the earth property, the liquid property, the fire property, & the wind property.'

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

[6] "Furthermore, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground — one day, two days, three days dead — bloated, livid, & festering, he applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate'...

"Or again, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground, picked at by crows, vultures, & hawks, by dogs, hyenas, & various other creatures... a skeleton smeared with flesh & blood, connected with tendons... a fleshless skeleton smeared with blood, connected with tendons... a skeleton without flesh or blood, connected with tendons... bones detached from their tendons, scattered in all directions — here a hand bone, there a foot bone, here a shin bone, there a thigh bone, here a hip bone, there a back bone, here a rib, there a chest bone, here a shoulder bone, there a neck bone, here a jaw bone, there a tooth, here a skull... the bones whitened, somewhat like the color of shells... piled up, more than a year old... decomposed into a powder: He applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate.'

"In this way he remains focused internally on the body in & of itself, or externally on the body in & of itself, or both internally & externally on the body in & of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the body, on the phenomenon of passing away with regard to the body, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to the body. Or his mindfulness that 'There is a body' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in & of itself.

(B. Feelings)

"And how does a monk remain focused on feelings in & of themselves? There is the case where a monk, when feeling a painful feeling, discerns that he is feeling a painful feeling. When feeling a pleasant feeling, he discerns that he is feeling a pleasant feeling. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling.

"When feeling a painful feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a painful feeling of the flesh. When feeling a painful feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a painful feeling not of the flesh. When feeling a pleasant feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a pleasant feeling of the flesh. When feeling a pleasant feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a pleasant feeling not of the flesh. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling of the flesh. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling not of the flesh.

"In this way he remains focused internally on feelings in & of themselves, or externally on feelings in & of themselves, or both internally & externally on feelings in & of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to feelings, on the phenomenon of passing away with regard to feelings, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to feelings. Or his mindfulness that 'There are feelings' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on feelings in & of themselves.

(C. Mind)

"And how does a monk remain focused on the mind in & of itself? There is the case where a monk, when the mind has passion, discerns that the mind has passion. When the mind is without passion, he discerns that the mind is without passion. When the mind has aversion, he discerns that the mind has aversion. When the mind is without aversion, he discerns that the mind is without aversion. When the mind has delusion, he discerns that the mind has delusion. When the mind is without delusion, he discerns that the mind is without delusion.

"When the mind is restricted, he discerns that the mind is restricted. When the mind is scattered, he discerns that the mind is scattered. When the mind is enlarged, he discerns that the mind is enlarged. When the mind is not enlarged, he discerns that the mind is not enlarged. When the mind is surpassed, he discerns that the mind is surpassed. When the mind is unsurpassed, he discerns that the mind is unsurpassed. When the mind is concentrated, he discerns that the mind is concentrated. When the mind is not concentrated, he discerns that the mind is not concentrated. When the mind is released, he discerns that the mind is released. When the mind is not released, he discerns that the mind is not released.

"In this way he remains focused internally on the mind in & of itself, or externally on the mind in & of itself, or both internally & externally on the mind in & of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the mind, on the phenomenon of passing away with regard to the mind, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to the mind. Or his mindfulness that 'There is a mind' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the mind in & of itself.

(D. Mental Qualities)

"And how does a monk remain focused on mental qualities in & of themselves?

[1] "There is the case where a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five hindrances. And how does a monk remain focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five hindrances? There is the case where, there being sensual desire present within, a monk discerns that 'There is sensual desire present within me.' Or, there being no sensual desire present within, he discerns that 'There is no sensual desire present within me.' He discerns how there is the arising of unarisen sensual desire. And he discerns how there is the abandoning of sensual desire once it has arisen. And he discerns how there is no further appearance in the future of sensual desire that has been abandoned. (The same formula is repeated for the remaining hindrances: ill will, sloth & drowsiness, restlessness & anxiety, and uncertainty.)

"In this way he remains focused internally on mental qualities in & of themselves, or externally on mental qualities in & of themselves, or both internally & externally on mental qualities in & of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to mental qualities, on the phenomenon of passing away with regard to mental qualities, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to mental qualities. Or his mindfulness that 'There are mental qualities' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five hindrances.

[2] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five clinging-aggregates. And how does he remain focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five clinging-aggregates? There is the case where a monk [discerns]: 'Such is form, such its origination, such its disappearance. Such is feeling... Such is perception... Such are fabrications... Such is consciousness, such its origination, such its disappearance.'

"In this way he remains focused internally on the mental qualities in & of themselves, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the five clinging-aggregates.

[3] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the sixfold internal & external sense media. And how does he remain focused on mental qualities in & of themselves with reference to the sixfold internal & external sense media? There is the case where he discerns the eye, he discerns forms, he discerns the fetter that arises dependent on both. He discerns how there is the arising of an unarisen fetter. And he discerns how there is the abandoning of a fetter once it has arisen. And he discerns how there is no further appearance in the future of a fetter that has been abandoned. (The same formula is repeated for the remaining sense media: ear, nose, tongue, body, & intellect.)

"In this way he remains focused internally on the mental qualities in & of themselves, or focused externally... unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the sixfold internal & external sense media.

[4] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the seven factors for Awakening. And how does he remain focused on mental qualities in & of themselves with reference to the seven factors for Awakening? There is the case where, there being mindfulness as a factor for Awakening present within, he discerns that 'Mindfulness as a factor for Awakening is present within me.' Or, there being no mindfulness as a factor for Awakening present within, he discerns that 'Mindfulness as a factor for Awakening is not present within me.' He discerns how there is the arising of unarisen mindfulness as a factor for Awakening. And he discerns how there is the culmination of the development of mindfulness as a factor for Awakening once it has arisen. (The same formula is repeated for the remaining factors for Awakening: analysis of qualities, persistence, rapture, serenity, concentration, & equanimity.)

"In this way he remains focused internally on mental qualities in & of themselves, or externally... unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the seven factors for Awakening.

[5] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the four noble truths. And how does he remain focused on mental qualities in & of themselves with reference to the four noble truths? There is the case where he discerns, as it is actually present, that 'This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the way leading to the cessation of stress.'

[a] "Now what is the noble truth of stress? Birth is stressful, aging is stressful, death is stressful; sorrow, lamentation, pain, distress, & despair are stressful; association with the unbeloved is stressful; separation from the loved is stressful; not getting what one wants is stressful. In short, the five clinging-aggregates are stressful.

"And what is birth? Whatever birth, taking birth, descent, coming-to-be, coming-forth, appearance of aggregates, & acquisition of [sense] spheres of the various beings in this or that group of beings, that is called birth.

"And what is aging? Whatever aging, decrepitude, brokenness, graying, wrinkling, decline of life-force, weakening of the faculties of the various beings in this or that group of beings, that is called aging.

"And what is death? Whatever deceasing, passing away, breaking up, disappearance, dying, death, completion of time, break up of the aggregates, casting off of the body, interruption in the life faculty of the various beings in this or that group of beings, that is called death.

"And what is sorrow? Whatever sorrow, sorrowing, sadness, inward sorrow, inward sadness of anyone suffering from misfortune, touched by a painful thing, that is called sorrow.

"And what is lamentation? Whatever crying, grieving, lamenting, weeping, wailing, lamentation of anyone suffering from misfortune, touched by a painful thing, that is called lamentation.

"And what is pain? Whatever is experienced as bodily pain, bodily discomfort, pain or discomfort born of bodily contact, that is called pain.

"And what is distress? Whatever is experienced as mental pain, mental discomfort, pain or discomfort born of mental contact, that is called distress.

"And what is despair? Whatever despair, despondency, desperation of anyone suffering from misfortune, touched by a painful thing, that is called despair.

"And what is the stress of association with the unbeloved? There is the case where undesirable, unpleasing, unattractive sights, sounds, aromas, flavors, or tactile sensations occur to one; or one has connection, contact, relationship, interaction with those who wish one ill, who wish for one's harm, who wish for one's discomfort, who wish one no security from the yoke. This is called the stress of association with the unbeloved.

"And what is the stress of separation from the loved? There is the case where desirable, pleasing, attractive sights, sounds, aromas, flavors, or tactile sensations do not occur to one; or one has no connection, no contact, no relationship, no interaction with those who wish one well, who wish for one's benefit, who wish for one's comfort, who wish one security from the yoke, nor with one's mother, father, brother, sister, friends, companions, or relatives. This is called the stress of separation from the loved.

"And what is the stress of not getting what one wants? In beings subject to birth, the wish arises, 'O, may we not be subject to birth, and may birth not come to us.' But this is not to be achieved by wishing. This is the stress of not getting what one wants. In beings subject to aging... illness... death... sorrow, lamentation, pain, distress, & despair, the wish arises, 'O, may we not be subject to aging... illness... death... sorrow, lamentation, pain, distress, & despair, and may aging... illness... death... sorrow, lamentation, pain, distress, & despair not come to us.' But this is not to be achieved by wishing. This is the stress of not getting what one wants.

"And what are the five clinging-aggregates that, in short, are stress? Form as a clinging-aggregate, feeling as a clinging-aggregate, perception as a clinging-aggregate, fabrications as a clinging-aggregate, consciousness as a clinging-aggregate: These are called the five clinging-aggregates that, in short, are stress.

"This is called the noble truth of stress.

[b] "And what is the noble truth of the origination of stress? The craving that makes for further becoming — accompanied by passion & delight, relishing now here & now there — i.e., craving for sensuality, craving for becoming, craving for non-becoming.

"And where does this craving, when arising, arise? And where, when dwelling, does it dwell? Whatever is endearing & alluring in terms of the world: that is where this craving, when arising, arises. That is where, when dwelling, it dwells.

"And what is endearing & alluring in terms of the world? The eye is endearing & alluring in terms of the world. That is where this craving, when arising, arises. That is where, when dwelling, it dwells.

"The ear... The nose... The tongue... The body... The intellect...

"Forms... Sounds... Smells... Tastes... Tactile sensations... Ideas...

"Eye-consciousness... Ear-consciousness... Nose-consciousness... Tongue-consciousness... Body-consciousness... Intellect-consciousness...

"Eye-contact... Ear-contact... Nose-contact... Tongue-contact... Body-contact... Intellect-contact...

"Feeling born of eye-contact... Feeling born of ear-contact... Feeling born of nose-contact... Feeling born of tongue-contact... Feeling born of body-contact... Feeling born of intellect-contact...

"Perception of forms... Perception of sounds... Perception of smells... Perception of tastes... Perception of tactile sensations... Perception of ideas...

"Intention for forms... Intention for sounds... Intention for smells... Intention for tastes... Intention for tactile sensations... Intention for ideas...

"Craving for forms... Craving for sounds... Craving for smells... Craving for tastes... Craving for tactile sensations... Craving for ideas...

"Thought directed at forms... Thought directed at sounds... Thought directed at smells... Thought directed at tastes... Thought directed at tactile sensations... Thought directed at ideas...

"Evaluation of forms... Evaluation of sounds... Evaluation of smells... Evaluation of tastes... Evaluation of tactile sensations... Evaluation of ideas is endearing & alluring in terms of the world. That is where this craving, when arising, arises. That is where, when dwelling, it dwells.

"This is called the noble truth of the origination of stress.

[c] "And what is the noble truth of the cessation of stress? The remainderless fading & cessation, renunciation, relinquishment, release, & letting go of that very craving.

"And where, when being abandoned, is this craving abandoned? And where, when ceasing, does it cease? Whatever is endearing & alluring in terms of the world: that is where, when being abandoned, this craving is abandoned. That is where, when ceasing, it ceases.

"And what is endearing & alluring in terms of the world? The eye is endearing & alluring in terms of the world. That is where, when being abandoned, this craving is abandoned. That is where, when ceasing, it ceases.

"The ear... The nose... The tongue... The body... The intellect...

"Forms... Sounds... Smells... Tastes... Tactile sensations... Ideas...

"Eye-consciousness... Ear-consciousness... Nose-consciousness... Tongue-consciousness... Body-consciousness... Intellect-consciousness...

"Eye-contact... Ear-contact... Nose-contact... Tongue-contact... Body-contact... Intellect-contact...

"Feeling born of eye-contact... Feeling born of ear-contact... Feeling born of nose-contact... Feeling born of tongue-contact... Feeling born of body-contact... Feeling born of intellect-contact...

"Perception of forms... Perception of sounds... Perception of smells... Perception of tastes... Perception of tactile sensations... Perception of ideas...

"Intention for forms... Intention for sounds... Intention for smells... Intention for tastes... Intention for tactile sensations... Intention for ideas...

"Craving for forms... Craving for sounds... Craving for smells... Craving for tastes... Craving for tactile sensations... Craving for ideas...

"Thought directed at forms... Thought directed at sounds... Thought directed at smells... Thought directed at tastes... Thought directed at tactile sensations... Thought directed at ideas...

"Evaluation of forms... Evaluation of sounds... Evaluation of smells... Evaluation of tastes... Evaluation of tactile sensations... Evaluation of ideas is endearing & alluring in terms of the world. That is where, when being abandoned, this craving is abandoned. That is where, when ceasing, it ceases.

"This is called the noble truth of the cessation of stress.

[d] "And what is the noble truth of the path of practice leading to the cessation of stress? Just this very noble eightfold path: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.

"And what is right view? Knowledge with regard to stress, knowledge with regard to the origination of stress, knowledge with regard to the cessation of stress, knowledge with regard to the way of practice leading to the cessation of stress: This is called right view.

"And what is right resolve? Aspiring to renunciation, to freedom from ill will, to harmlessness: This is called right resolve.

"And what is right speech? Abstaining from lying, from divisive speech, from abusive speech, & from idle chatter: This is called right speech.

"And what is right action? Abstaining from taking life, from stealing, & from illicit sex. This is called right action.

"And what is right livelihood? There is the case where a disciple of the noble ones, having abandoned dishonest livelihood, keeps his life going with right livelihood: This is called right livelihood.

"And what is right effort? There is the case where a monk generates desire, endeavors, arouses persistence, upholds & exerts his intent for the sake of the non-arising of evil, unskillful qualities that have not yet arisen... for the sake of the abandoning of evil, unskillful qualities that have arisen... for the sake of the arising of skillful qualities that have not yet arisen... (and) for the maintenance, non-confusion, increase, plenitude, development, & culmination of skillful qualities that have arisen: This is called right effort.

"And what is right mindfulness? There is the case where a monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. He remains focused on feelings in & of themselves... the mind in & of itself... mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. This is called right mindfulness.

"And what is right concentration? There is the case where a monk — quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful (mental) qualities — enters & remains in the first jhana: rapture & pleasure born from withdrawal, accompanied by directed thought & evaluation. With the stilling of directed thought & evaluation, he enters & remains in the second jhana: rapture & pleasure born of composure, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance. With the fading of rapture he remains in equanimity, mindful & alert, physically sensitive of pleasure. He enters & remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasurable abiding.' With the abandoning of pleasure & pain — as with the earlier disappearance of elation & distress — he enters & remains in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither pleasure nor pain. This is called right concentration.

"This is called the noble truth of the path of practice leading to the cessation of stress.

"In this way he remains focused internally on mental qualities in & of themselves, or externally on mental qualities in & of themselves, or both internally & externally on mental qualities in & of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to mental qualities, on the phenomenon of passing away with regard to mental qualities, or on the phenomenon of origination & passing away with regard to mental qualities. Or his mindfulness that 'There are mental qualities' is maintained to the extent of knowledge & remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in & of themselves with reference to the four noble truths...

(E. Conclusion)

"Now, if anyone would develop these four frames of reference in this way for seven years, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here & now, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — nonreturn.

"Let alone seven years. If anyone would develop these four frames of reference in this way for six years... five... four... three... two years... one year... seven months... six months... five... four... three... two months... one month... half a month, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here & now, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — nonreturn.

"Let alone half a month. If anyone would develop these four frames of reference in this way for seven days, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here & now, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — nonreturn.

"'This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow & lamentation, for the disappearance of pain & distress, for the attainment of the right method, & for the realization of Unbinding — in other words, the four frames of reference.' Thus was it said, and in reference to this was it said."

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.


_____________________________________________________
Revised: Monday 2005-08-22
http://www.accesstoinsight.org/canon/sutta/digha/dn-22-tb0.html