Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Phật Pháp Vấn Đáp 29-1-2010
VỊ KỶ

1
Hỏi: Không nghĩ gì về bản thân có phải là sống với giáo lý vô ngã?

Giáo lý vô ngã rất tế nhị. Ứng dụng giáo lý vô ngã vào cuộc sống đòi hỏi sự hiểu biết căn bản về Phật Pháp. Thử đọc câu nầy: không làm các nghiệp ác, tu tập hạnh lành, thanh lọc tâm ý là lời dạy của chư Phật. Ba câu đó có nói là mình hoàn toàn không nghĩ gì về bản thân?


Hỏi: Vị kỷ và ích kỷ có giống nhau không?

Vị kỷ là vì mình. Ích kỷ là vì bản thân mà không cân biết đến than nhân. Sống nghĩ sự lợi ích, tiến hoá của bản thân không phải là đi ngược lại Phật Pháp nhưng nếu ai chỉ biết lợi của mìn bất chấp sự đau khổ cho người chung quanh đó là sự ích kỷ



Hỏi: Phải chăng tinh thần vị tha của người Phật tử là sống quên đi lợi ích của bản thân?
Đức Phật dạy rõ: những gì lợ người, lợi mình, lợi cả hai là điều nên làm. Những gì hại người, hại mình và hại cả hai là điều nên tránh.
Phật Pháp Vấn Đáp 30-1-2010
TÁNH PHỔ QUÁT CỦA KHỔ

1
Tại sao cảm thọ vui cũng là khổ?

Cảm xúc vui tùy thuộc vào một số điều kiện. Do tùy thuộc nên không thể tồn tại theo ý muốn đưọc nên niềm vui thường kéo theo những phiền muộn.

2
Tại sao cái gì vô thường là khổ?

Cái gì thay đổi thiếu tính an lập. Không an lập thì tâm bất an. Đây là một thí dụ tại sao cái gì vô thường cái đó là là khổ.

3
Từ vựng nào trong tiếng Việt dịch chữ "dukkha" sát nghĩa nhất?

Chữ dukkha có nghĩa là không toại nguyện, không mãn nguyện, không thoả mãn. Chữ khổ thường được cổ đức dùng để dịch chữ dukkha. Ngày nay chúng ta thường hiểu chữ khổ theo thường thứng hẹp nghĩa hơn từ dukkha trong kinh điển.

Câu chuyện trong ngày 31-1-2010
TUỔI TÁC KHÔNG THỂ LÀ THƯỚC ĐO CỦA TRÍ GIÁC
"Hãy coi chừng những luận cứ rất phổ cập nhưng rất sai lầm"

I. Tuổi Trẻ (S.i,68)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

2) Rồi vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) nước Kosala (Kiều-tát-la) đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Tôn giả Gotama có tự cho mình đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác không?

4) -- Thưa Ðại vương, nếu có ai có thể nói một cách chơn chánh là mình đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, thời người ấy phải chính là Ta. Thưa Ðại vương, Ta đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

5) -- Thưa Tôn giả Gotama, có những vị Sa-môn, Bà-la-môn là vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng. Như ngài Purana Kassapa, Makkali Gosàla, Nigantha Nàtaputta, Sanjaya Belatthiputta, Kakudha Kaccàyana, Ajita Kesakambala. Khi con hỏi các vị ấy: "Có tự xem là đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?", thời họ đã trả lời, không tự xem mình đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vậy làm sao Tôn giả Gotama, trẻ tuổi, sanh sau đẻ muộn, và chỉ mới xuất gia lại tự cho mình như vậy?

6) -- Thưa Ðại vương, có bốn loại trẻ tuổi không nên khinh thường, hay không nên miệt thị vì họ là trẻ. Thế nào là bốn?

-- Thưa Ðại vương, Khattiya trẻ tuổi không nên khinh thường hay không nên miệt thị vì họ là trẻ. Thưa Ðại vương, con rắn trẻ tuổi không nên khinh thường hay không nên miệt thị vì chúng là trẻ. Thưa Ðại vương, ngọn lửa trẻ tuổi không nên khinh thường hay không nên miệt thị vì chúng là trẻ. Thưa Ðại vương, Tỷ-kheo trẻ tuổi không nên khinh thường hay không nên miệt thị vì họ là trẻ.

Thưa Ðại vương, bốn loại trẻ tuổi này không nên khinh thường hay không nên miệt thị vì chúng là trẻ.

7) Thế Tôn nói như vậy. Nói xong, bậc Thiện Thệ lại nói thêm như sau:

8)

Sanh dòng Sát-đế-lỵ,
Thuộc quý tộc, danh xưng,
Chớ khinh thường là trẻ,
Chớ miệt thị là nhỏ.
Vị Sát-đế-lỵ ấy,
Ðến thời lên ngôi vua,
Làm chúa tể loài Người,
Trị vì cả quốc độ.
Vị ấy nếu phẫn nộ,
Dùng vương phạt gia hình,
Ai bảo tồn mạng mình,
Hãy tránh né vị ấy.

9)

Ở làng hay là rừng,
Có thấy rắn bò qua,
Chớ khinh thường rắn trẻ,
Chớ miệt thị rắn nhỏ,
Cao thấp hình sai biệt.
Rắn sống đầy nhiệt khí,
Bị tấn công, nó cắn,
Kẻ ngu cả nam nữ,
Ai bảo tồn mạng mình,
Hãy tránh né loài rắn.

10)

Lửa cháy đầy khát vọng,
Lửa đốt thiêu, đốt cháy,
Chớ khinh thường lửa trẻ,
Chớ miệt thị lửa nhỏ.
Lửa được đồ bén cháy,
Liền cháy to, cháy lớn,
Bị tấn công, lửa đốt,
Kẻ ngu cả nam nữ,
Ai bảo tồn mạng mình,
Hãy tránh né lửa cháy.

11)

Khu rừng bị lửa đốt,
Lửa đốt thiêu, đốt cháy,
Sau nhiều đêm và ngày,
Rễ mầm lại mọc lên.

12)

Còn Tỷ-kheo trẻ giới,
Nồng cháy với nhiệt tình,
Nhưng không con, không cái,
Không của cải truyền thừa,
Không con, không thừa tự,
Như thân cây tala.

13)

Do vậy, người hiền trí,
Tự thấy hạnh phúc mình,
Ðối với rắn và lửa
Danh xưng Sát-đế-lỵ,
Vị Tỷ-kheo trì giới,
Với bốn vị kể trên,
Hãy biết cách cư xử,
Chơn chánh và tốt đẹp.

14) Khi nghe nói vậy, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Câu chuyện trong ngày 30-1-2010
THUYỀN AI NGƯỢC GIÓ AI XUÔI GIÓ
NHÌN LẠI CÙNG TRONG BỄ KHỔ THÔI
"Còn nằm trong hạn cuộc của trần gian thì đi đâu để thoát khổ ách?"

VI. Rohita (S.i,61)

1) Tại Sàvatthi (Xá-vệ).

2) Ðứng một bên, Thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, làm sao, bạch Thế Tôn, với bộ hành, có thể biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới?

3) -- Này Hiền giả, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành, biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới.

4) -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: "Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới".

5) Bạch Thế Tôn, thuở trước, con tên là Rohita con của Bhoja, có thần thông, có thể đi giữa hư không. Bạch Thế Tôn, tốc lực con mau lẹ cho đến con có thể bay, như người thợ bắn cung lão luyện, khéo tập, khéo luyện, thuần thục, thiện xảo, với một cây cung chắc mạnh không gì khó khăn, có thể bắn một mũi tên nhẹ bay vượt qua bóng tối của cây tala.

6) Và bạch Thế Tôn, bước đi của con dài cho đến con có thể bước từ biển phía Ðông qua biển phía Tây. Và ở nơi con, bạch Thế Tôn, khởi lên sự ước muốn như sau: "Với bộ hành, ta có thể đạt đến được sự tận cùng của thế giới".

7) Và bạch Thế Tôn, dầu cho tốc lực của con mau đến như vậy, và dầu cho con có bước dài đến như vậy, và dầu cho con không có dừng để ăn, hay uống, hay nhai, hay nếm, dầu cho con không có đại tiện, tiểu tiện, dầu cho con không ngủ, không bị mệt nhọc, không trừ cấu uế, dầu cho trăm năm là tuổi thọ thường tình, dầu cho trăm năm là mạng sống thường tình, tuy con đi hơn trăm năm và bị mệnh chung, con cũng không thể đạt đến sự tận cùng của thế giới.

8) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: "Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể bộ hành, biết được hay thấy được sự tận cùng của thế giới. Ta nói như vậy".

9) -- Này Hiền giả, nhưng Ta cũng không nói rằng không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc khổ đau. Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.

10)

Bộ hành không bao giờ
Ðạt được thế giới tận,
Không đạt thế giới tận,
Không thể thoát khỏi khổ.
Do vậy, bậc Hiền thiện,
Thế gian giải, Thiện tuệ,
Ðạt đến thế giới tận,
Phạm hạnh được viên thành.
Với tâm tư định tĩnh,
Biết được thế giới tận,
Không ước vọng đời này,
Không ước vọng đời sau.

Phật Pháp Vấn Đáp 29-1-2010
QUÂN BÌNH CẢM XÚC
1.
Phải chăng người dể vui thì cũng dể buồn?
Đúng vậy. Sự tương quan giữa hai cảm xúc nầy kể luôn cả mức độ. Một người dể vui thích với lời khen tặng thì cũng dể bị tổn thương khi bị chỉ trích. Vui thích càng nhiều thì sầu muộn cũng nhiều.
2
Làm sao để tâm tính được điềm đạm trước buồn vui?
Nuôi dưỡng chánh niệm khi có chuyện buồn vui. Thấy được sự sanh diệt đến đi của mọi vật thì tâm càng ngày càng ít bị chi phối trước những đổi thay.
3
Không vui không buồn có phải là vô vị không?
Thiếu vắng sự vui buồn là vô vị nhưng vượt lên cảm xúc bình thường là một điều tự tại.
Câu chuyện trong ngày 29-1-2010
HAI MẶT CỦA ĐỒNG TIỀN
"Lạc thú thường không phải chỉ có một mặt mà bề trái kia là sự sầu muộn"

VIII. Kakudha (S.i,54)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi Thiên tử Kokudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

2) Ðứng một bên, Thiên tử Kakudha bạch Thế Tôn:

-- Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?

-- Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?

-- Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?

-- Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?

-- Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?

-- Thật như vậy, này Hiền giả.

3)

Làm sao, này Tỷ-kheo,
Ngài không có sầu muộn,
Tuy vậy, Ngài cũng không
Có được sự hoan hỷ?
Làm sao nay Ngài lại,
Ngồi cô độc một mình,
Không có được hoan hỷ,
Cũng không bị dao động?
4)
Thật sự, này Dạ-xoa,
Ta không có sầu muộn,
Tuy vậy ở nơi Ta,
Hoan hỷ không khởi lên,
Dầu nay Ta có ngồi,
Riêng một mình cô độc,
Ta không có hoan hỷ,
Cũng không bị dao động.
5)
Làm sao, này Tỷ-kheo,
Ngài không có sầu muộn,
Làm sao ở nơi Ngài,
Hoan hỷ không khởi lên?
Làm sao nay Ngài lại,
Ngồi cô độc một mình,
Không có được hoan hỷ,
Cũng không bị dao động?

6)

Hoan hỷ chỉ có đến,
Với người tâm sầu muộn,
Sầu muộn chỉ có đến,
Với người tâm hoan hỷ.
Do vậy, vị Tỷ-kheo,
Không hoan hỷ, sầu muộn.
Vậy nên, này Hiền giả,
Ông phải biết như vậy.

7)

Ðã lâu, con mới thấy,
Bà-la-môn tịch tịnh,
Vị Tỷ-kheo không sầu,
Cũng không có hoan hỷ,
Ðã an toàn vượt khỏi,
Chỗ người đời đắm say.

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Câu chuyện trong ngày 28-1-2010
NÊN BIẾT THƯƠNG MÌNH ĐÚNG CÁCH
"Ai cũng yêu thương bản thân nhưng ít người thương mình đúng cách"

IV. Thân Ái (S.i,71)
1) Ở tại Sàvatthi.
2) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

3) "Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

4) Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

5) -- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

6)
Nếu những ai biết được,
Tự ngã là thân ái,
Họ sẽ không liên hệ,
Với các điều ác hạnh.
Kẻ làm điều ác hạnh,
Khó được chơn hạnh phúc,
Bị thần chết cầm tù,
Từ bỏ thân làm người.
Kẻ có nghiệp như vậy,
Cái gì là của mình?
Lấy cái gì đem đi?
Cái gì theo dõi họ,
Như bóng theo dõi hình?
Ở đây kẻ bị chết,
Làm các nghiệp công đức,
Làm các nghiệp ác đức,
Lấy cả hai đem đi.
Cả hai của kẻ ấy,
Như bóng theo dõi hình.
Cả hai theo kẻ ấy,
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Là hậu cứ cho người.

Phật Pháp Vấn Đáp: 28-1-2010
MA QUỶ CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?
1
Hỏi: Phải chăng từ ngữ "phi nhân" trong kinh điển chỉ cho ma quỷ?
Phi nhân thường được dùng chỉ cho các hạng hóa sanh không phải loại người. Trong đó kể cả chư thiên, dạ xoa, a tu la, ngạ quỹ sống trên địa cầu giữa nhân loại.

Hỏi: Phi nhân có thể hại người không?
Có thể và cũng không thể. Tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân. Câu hỏi nầy giống như hỏi chúng ta đi đường có thể bị trộm cướp không. Thông thường chuyện đó ít xẩy ra nhưng không phải là không xẩy ra.

Hỏi: Làm sao để ma quỷ khỏi nhiễu hại?
Không nên tự ám ảnh chính mình. Trong kinh điển thường nói đến ba cách ngăn ngừa phi nhân quấy nhiễu: thường niệm tưởng ân đức Phật, tu tập tâm từ, năng hồi hướng phước cho chư thiên.

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP 27-1-2010

Những Hiểu Biết sai lạc về hàng Thinh Văn Đệ Tử Phật

1.
Hỏi: Phải chăng cộng đồng Tăng chúng hay Tăng Bảo chỉ cho hàng thinh văn đệ tử Phật?

Đáp: Đúng vậy. Những ai được Đức Chánh Đẳng Giác khai thị dù trực tiếp (được diện kiến nghe pháp) hay gián tiếp (như tất cả tăng sĩ ngày nay) đều là bậc thinh văn. Chữ thinh văn - savaka - có nghĩa là bậc giác ngộ nhờ lắng nghe, hay bậc biết lắng nghe, bậc có khả năng hấp thụ diệu pháp. Tất cả thành viên Tăng già hay Tăng bảo có thành tựu đạo quả đều là bậc thinh văn đệ tử Phật (Bhagavato savaka sangho). Những quan niệm ngược lại điều nầy thường do sự thiếu hiểu biết. Trong trường hợp nầy là sự thiếu hiểu biết tai hại.

2
Hỏi: Phải chăng hàng thinh văn chỉ tu cho mình mà không có hạnh nguyện độ sanh?

Đáp: Đây là sự thiếu hiểu biết nông nổi khác. Vai trò hoằng pháp của Tăng bảo được Đức Phật xem là rộng lớn lâu dài không ai so sánh được. Không có tinh thần hoằng pháp độ sanh của Tăng bảo thì Phật giáo không tồn tại đến hôm nay. Đọc những lời trình bạch của Ngài Đại Ca Diếp trước Đức Phật thì hiểu được điều nầy.

3
Hỏi: phải chăng người Phật tử tu hạnh thượng thừa không nên qui ngưỡng hàng thinh văn?

Đáp: Có một điều ít người biết đến là chính bản thân Đức Phật cũng tôn kính Pháp Bảo và Tăng Bảo nói gì đến những người Phật tử. Không may là Bà La Môn giáo đã thành công trong việc tạo nên sự khinh thị trong một số truyền thống Phật giáo đối với chư thinh văn đệ tử Phật.

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP, THỨ BA 26-1-2010

SỰ VÔ THƯỜNG NÊN ĐƯỢC NHẬN THỨC THẾ NÀO

1
Hỏi: Chiều kích của thời gian và không gian ảnh hưởng sự nhận thức về vô thường ra sao?
Đáp: Sự thay đổi mau chậm của sự vật ảnh hưởng lớn sự nhận thức của tâm về trạng thái vô thường. Thí dụ những biến đổi địa chất thường quá chậm khiến người ta cảm thấy núi non dường như luôn luôn bất động; hay sự tuôn chảy không ngừng nghỉ của dòng sông khiến chúng ta cảm giác như giòng nước lúc nào cũng vậy. Thiền quán và tuệ quán giúp hành giả nhận thức sự vô thường chân xác hơn.

2
Hỏi: Sự "nhàm chán đối với các hành" trong các bản dịch Việt ngữ nên được hiểu như thế nào?
Đáp: Nói một cách khác là không ái chấp, dính mắc với các pháp hữu vi. Chữ nhàm chán trong tiếng Việt thường mang tính tiêu cực. Trong ngữ cảnh của kinh văn nên hiểu là "không nên tha thiết với điều không đáng tha thiết"

3
Hỏi: Phải chăng khi nhận thức về vô thường chỉ nên nhận thức trực tiếp thí dụ như quán sát hơn thở, sự thay đổi của các oai nghi (tư thế).. hơn là suy diễn?
Không hẳn như vậy. Trong pháp quán niệm xứ có nhiều phần dựa trên sự suy luận. Trí tuệ có thể sắc bén do cả ba phương diện: học hỏi, suy tư và quán chiếu. Giống như trong khoa học vật lý ngày nay có rất nhiều định lý dựa trên tư duy chứ không thể bằng dụng cụ đo đạt.



Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Câu chuyện trong ngày, 28-1-2010

ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH


V. Cây Lao (Satti) (Tạp, Ðại 2, 344c) Sakti, S.(Hoernh, 1.44-45) (S.ii,265)

1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây lao có lưỡi sắc bén. Rồi một người đến và nói: "Với tay hay với nắm tay, tôi sẽ bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, tôi sẽ đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, tôi sẽ uốn cong nó lại".

3) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể với tay hay nắm tay bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, uốn cong nó lại không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

4) Vì sao?

Bạch Thế Tôn, không dễ gì, với tay hay nắm tay bẻ gập đôi lưỡi sắc bén của cây lao này, đánh phía cạnh cho nó quặp dài lại, uống cong nó lại, mà không khiến cho người ấy mệt nhọc và bị não hại.

5) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi một ai (vị Tỷ-kheo) tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện, thời một phi nhân nào nghĩ rằng, có thể đánh ngã một tâm như vậy, kẻ phi nhân ấy ở đây sẽ mệt nhọc và bị não hại.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng tôi sẽ tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, an trú, tích lũy và khéo thực hiện".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Câu chuyện trong ngày, 27-1-2010

NGHĨ CHO HẬU THẾ XÁ GÌ HUYỄN THÂN

V. Trở Về Già (Tạp 41.23, Lực Lão, Ðại 2, 301c Tăng 41.5, Ðại 2, 746a Biệt Tạp 6.10, Ðại 2, 416b) (S.ii,202)

1) Như vầy tôi nghe.

Tại Ràjagaha, Veluvana...

2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa đang ngồi một bên:

-- Này Kassapa, Ông đã già rồi. Ðã cũ nát là những vải gai thô phấn tảo này của Ông đáng được quăng bỏ. Vậy này Kassapa, hãy mang những y áo do các gia chủ cúng, thọ dụng các món ăn được mời và ở gần bên Ta.

4) -- Bạch Thế Tôn, con là người đã lâu ngày sống ở rừng, và tán thán hạnh ở rừng; con là người đi khất thực và tán thán hạnh khất thực; con là người mang y phấn tảo và tán thán hạnh mang y phấn tảo; con là người mang ba y và tán thán hạnh mang ba y; con là người thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; con là người tri túc và tán thán hạnh tri túc; con là người sống viễn ly và tán thán hạnh viễn ly; con là người sống không giao thiệp và tán thán hạnh không giao thiệp; con là người tinh cần và tán thán hạnh tinh cần.

5) -- Này Kassapa, Ông thấy có lợi ích gì mà ông đã lâu ngày sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng... đi khất thực.. mang y phấn tảo... mang ba y... thiểu dục... tri túc... sống viễn ly... sống không giao thiệp... tinh cần và tán thán hạnh tinh cần?

6) -- Bạch Thế Tôn, con thấy có hai lợi ích nên đã lâu ngày con sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng... con đi khất thực... con mang y phấn tảo... con mang ba y... con thiểu dục... con tri túc... con sống viễn ly... con sống không giao thiệp... con sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần.

7) Con thấy tự mình được hiện tại an lạc trú và vì lòng từ mẫn đối với chúng sanh sắp đến, mong rằng các chúng sanh sắp đến sẽ bắt chước (ditthanugatim): "Ðối với các đệ tử Phật và tùy Phật (Buddhànubuddhasàvakà), mong họ trong một thời gian dài trở thành những vị sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng... những vị đi khất thực... những vị mang y phấn tảo... những vị mang ba y... những vị thiểu dục... những vị tri túc... những vị viễn ly... những vị không giao thiệp... những vị tinh cần và tán thán hạnh tinh cần... họ sẽ thực hành như vậy, và như vậy trong một thời gian dài họ sống hạnh phúc an lạc".

8) Bạch Thế Tôn, thấy được hai lợi ích này, con sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng... con đi khất thực và tán thán hạnh khất thực... mang y phấn tảo... mang ba y... thiểu dục... tri túc... viễn ly... không giao thiệp... sống tinh cần và tán thán hạnh tinh cần.

9) -- Lành thay, lành thay, Kassapa! Thật vì hạnh phúc cho quần sanh, này Kassapa, Ông đã thực hành như vậy, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng từ mẫn với đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

10) Do vậy, này Kassapa, hãy mang vải gai thô, phấn tảo đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng!


Câu chuyện trong ngày, 26-1-2010

BÃI BỄ NƯƠNG DÂU

X. Núi Vepulla (Tạp, Ðại 2,243b) (Biệt Tạp 16.21, Ðại 2,488c) (S.ii,190)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).

2) Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

4) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Pàcìnavamsa. Lúc bấy giờ, dân chúng được biết với tên là Tivàrà. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Tivàrà có tuổi thọ đến 40.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Tivàrà phải bốn ngày để leo lên núi Pàcìnavamsa, phải bốn ngày để leo xuống.

5) Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Vidhura và Sajìva.

6) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt.

7) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.

8) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Vànkaka. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, dân chúng được biết với tên là Rohita. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Rohita có tuổi thọ đến 30.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Rohita phải ba ngày để leo lên núi Vànkaka, phải ba ngày để leo xuống.

9) Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Bhìyya và Suttara.

10) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt. Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.

11) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Supassa. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, dân chúng được biết với tên là Suppiya. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Suppiya có tuổi thọ đến 20.000 năm. Này các Tỷ-kheo, dân chúng Suppiya phải hai ngày để leo núi Supassa, phải hai ngày để leo xuống.

12) Lúc bấy giờ, Thế Tôn Kassapa, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Tissa và Bhàradvàja.

13) Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt.

14) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành... là vừa đủ để được giải thoát đối với tất cả các hành.

15) Hiện tại, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Vepulla. Hiện tại, này các Tỷ-kheo, dân chúng ấy được biết với tên là Magadhaka. Tuổi thọ dân chúng Magadhaka ấy, này các Tỷ-kheo, là ít, nhẹ, không bao nhiêu, họ sống lâu cho đến 100 tuổi hay hơn một chút. Dân chúng Magadhaka, này các Tỷ-kheo, leo lên núi Vepulla này trong một thời gian ngắn, leo xuống trong một thời gian ngắn.

16) Hiện tại, này các Tỷ-kheo, Ta, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Ta có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Sàriputta và Moggallàna.

17) Một thời sẽ đến, này các Tỷ-kheo, tên của ngọn núi này sẽ biến mất, dân chúng sẽ mệnh chung, và Ta sẽ nhập diệt.

18) Vô thường như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để được nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.

19) Thế Tôn nói như vậy, bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Pacinavamsa,
Với dân Tivàra.
Tên núi Vankaka
Với dân Rohita.
Tên núi Supassa
Với dân Suppiyà.
Tên núi Vepulla
Với dân Magadha,

Chư hành là vô thường,
Phải sanh rồi phải diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Chúng tịnh là an lạc.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010

Tin tức: 11 NGÀN NGƯỜI CẢI ĐẠO VỚI LỄ QUI Y TAM BẢO TẠI ẤN ĐỘ

11,000 people convert to Buddhism in Ahmedabad
Post Comment Larger | Smaller
Express News Service
Tags : region converted
Posted: Monday , Jan 25, 2010 at 0543 hrs
Ahmedabad:


Close to 11,000 people, including those from the Koli and Kshatriya communities as well as Christian families, embraced Buddhism at a function in Saijpur Bogha here on Sunday. Buddhist monks from Bhante Pragnyasheel administered the pledges to the new converts. The Ahmedabad district collector, however, said no conversion could be effective unless an official permission was granted.

“Five Hindu Dalit families that had earlier converted to Christianity also converted to Buddhism at the function,” said Balkrishna Anand, convenor of the Bauddh Dhamma Deeksha Angikar Abhiyan (Gujarat). “We were working on the event for the last few months, touring many districts and conducting meetings to mobilise people,” he said, adding that in all, 350 meetings were held to spread the message across the state.

Maintaining that nearly 11,000 people converted to Buddhism at the function, Anand said the neo-converts had come from places as far as Patan, Surendranagar, Rajkot, Vadodara, Junagadh and Mehsana. Renowned Buddhist leader Kalpana Saroj was the chief guest at the function, which was presided over by five Buddhist monks from various parts of the country.
Phật Pháp Vấn Đáp, 23-1-2010

KHUYNH HƯỚNG CÁ NHÂN

Hỏi: Trong Phật Pháp có lời dạy nào tương đồng với câu "nhân chi sơ, tánh bổn thiện" không?

Giáo lý nghiệp báo cho thấy mỗi chúng sanh chào đời đều thừa hưởng nghiệp quá khứ, kể cả thói quen thô tế. Hai em bé cùng tuổi sanh ra trong một gia đình với bối cảnh giống nhau nhưng vẫn có nhiều cá tánh sai biệt. Không có bằng cớ nào xác định là lúc mới sinh ra con người có cá tính và khuynh hướng giống nhau.

Hỏi: Trong mỗi con người đều có cả hai phần thiện và bất thiện vậy thì cái nào là khuynh hướng thật sự?

Mặc dù trong tâm của chúng sanh có cả tánh thiện, tánh bất thiện và những trạng thái ngoài hai thiện ác nhưng vẫn có những pháp vượt trội. Thí dụ trong A Tỳ Đàm nói đến "tứ trưởng" hay các Quyền (indriya).


Hỏi: Nếu một người không thích gần người thiện thì sự miễn cưỡng, dù bằng thiện chí, có "phản tác dụng" chăng?

Không phải chỉ có hai khuynh hướng duy nhất là thiện hay bất thiện. Trong khuynh hướng thiện cũng có nhiều ý hướng cá biệt. Nên nhớ rằng "môi trường thoải mái" và "môi trường lơi lạc" không nhất thiết là một. Nên tự vấn là hoàn cảnh mình hướng đến có lợi ích lâu dài cho sự tu tập bản thân hay không.
Câu chuyện trong ngày, 23-1-2010
MÃ TẦM MÃ, NGƯU TẦM NGƯU

V. Nghiệp (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155) TƯƠNG ƯNG BỘ, HT Thích Minh Châu dịch

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakùta (Linh Thứu) .

2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

3) Tôn giả Mahàmoggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

4) Tôn giả Mahà Kassapa cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.

5) Tôn giả Anuruddha cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.

6) Tôn giả Punna Mantàniputta cùng với... bao nhiêu.

7) Tôn giả Upàli cùng với... bao nhiêu.

8) Tôn giả Ananda cùng với... bao nhiêu.

9) Tôn giả Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

10) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại trí tuệ.

11) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Moggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại thần thông.

12) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy chủ trương hạnh đầu đà.

13) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc có thiên nhãn.

14) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Punna Mantàniputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc thuyết pháp.

15) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Upàli cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc trì luật.

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đa văn.

17) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là ác dục.

18) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

19) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

20) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

21) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Chương trình: PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA sẽ được chánh thức khai giảng ngày Chủ Nhật 24-1-2012 trên liên mạng Paltalk.

Chương trình Phật học nầy được chuyển đổi từ room Diệu Pháp đã thực hiện từ hơn 6 năm qua. Thành phần giảng sư và ban điều hành vẫn như trước. Tuy nhiên giáo trình và phương tiện kỷ thuật quảng bá sẽ khác.

Chương trình khai giảng:

- Lời giới thiệu
- Suy nghiệm lời Phật dạy phần I
- Đạo từ của Sư Trưởng
- Suy nghiệm lời Phật dạy phần II
- Pháp thoại của TT Tuệ Siêu
- Suy nghiệm lời Phật dạy phần III
- Phát biểu của chư vị giảng sư
- Cảm tưởng của chư Phật tử
- Hoàn mãn


Suy nghiệm Phật ngôn nhân ngày khai giảng lớp
PHẬT PHÁP - BUDDHADHAMMA

ĐỨC PHẬT DẠY CHÚNG TA NÊN HỢP QUẦN NHƯ THẾ NÀO

TĂNG CHI BỘ (ANGUTTARA NIKÀYA) Phẩm Hội Chúng, HT Thích Minh Châu dịch

1-10

1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng nông nổi và hội chúng thâm sâu. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng nông nổi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo tháo động, kiêu căng, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng nông nổi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thâm sâu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo, không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, không thất niệm, tỉnh giác, có định tĩnh, có nhất tâm, có các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thâm sâu.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thâm sâu.

2. Có hai loại hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Hội chúng bất hòa và hội chúng hòa hợp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bất hòa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bất hòa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo hòa hợp, hòa kính, không có đấu tranh, hòa hợp như sữa với nước, sống nhìn nhau với cặp mắt từ ái, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng hòa hợp.

3. Có hai loại hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Hội chúng không thù thắng và hội chúng thù thắng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không thù thắng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt đến những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuận hậu kiến của họ, sống trong sự đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không thù thắng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thù thắng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt đến những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuận hậu kiến của họ, không sống trong sự đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thù thắng.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không phải Thánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; không như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; không như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; không như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không phải Thánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bậc Thánh? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bậc Thánh.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng bậc Thánh.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng cặn bã và hội chúng tinh ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng cặn bã? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đi đến con đường dục, đi đến con đường sân, đi đến con đường si, đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng cặn bã.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tinh ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không đi đến con đường dục, không đi đến con đường sân, không đi đến con đường si, không đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tinh ba.

Này các Tỷ-kheo, đây là hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tinh ba.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn và hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, họ lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như: "Cái này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ không mở rộng những gì được che kín, họ không phơi bày những gì không được phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, họ không lóng tai, họ không an trú tâm để hiểu biết chúng, họ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ hỏi đi hỏi lại cùng nhau, họ mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như sau : "Cái này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ mở rộng những gì được che kín, họ phơi bày những gì không được phơi bày, họ giải nghi về các điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp và hội chúng tôn trong diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, tự tán thán lẫn nhau như sau: "Tỷ-kheo này là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo này là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo này là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo này là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo này là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo này là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng. Sau khi được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng, bị trói buộc, mê say, đắm trước, không thấy các sự nguy hại, không hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, không tự tán thán lẫn nhau như sau: "Tỷ-kheo này là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo này là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo này là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo này là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo này là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo này là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng các lợi dưỡng ấy, không bị trói buộc, không bị mê say, không đắm trước, thấy các sự nguy hại, hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không đồng đẳng và hội chúng đồng đẳng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không đồng đẳng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp phi pháp được thi hành, nghiệp đúng pháp không được thi hành, nghiệp phi luật được thi hành, nghiệp đúng luật không được thi hành, nghiệp phi pháp được phát huy, nghiệp đúng pháp không được phát huy, nghiệp phi luật được phát huy, nghiệp đúng luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không đồng đẳng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng đồng đẳng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp đúng pháp được thi hành, nghiệp phi pháp không được thi hành, nghiệp đúng luật được thi hành, nghiệp phi luật không được thi hành, nghiệp đúng pháp được phát huy, nghiệp phi pháp không được phát huy, nghiệp đúng luật được phát huy, nghiệp phi luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng đồng đẳng. Này các Tỷ Kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này tức là hội chúng đồng đẳng.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng phi pháp và hội chúng đúng pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng đúng pháp.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng thuyết phi pháp và hội chúng thuyết đúng pháp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết phi pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi sự tranh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tranh tụng ấy, họ không tin cho nhau biết và không tìm cách tin cho nhau biết, họ không hòa giải cùng nhau và không tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết không tin cho nhau biết, họ cương quyết không hòa giải với nhau, họ không từ bỏ tranh tụng ấy, họ kiên trì tranh tụng ấy, chấp thủ, thiên chấp và tuyên bố: "Chỉ có đây mới là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết phi pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết đúng pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi lên sự tranh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tranh tụng ấy, họ tin cho nhau biết và tìm cách tin cho nhau biết, họ hòa giải cùng nhau và tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết tin cho nhau biết và cương quyết hòa giải với nhau, họ từ bỏ tranh tụng ấy, họ không kiên trì tranh tụng ấy, không chấp thủ, không thiên chấp và không tuyên bố: "Chỉ có đây là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết đúng pháp.

Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, tức là hội chúng thuyết đúng pháp.

Bài học thứ bảy 23-1-2010

TUẦN LỄ 25: MAY RỦI
VI. ĐỌC KINH PHÁP CÚ NGHIỆM CHUYỆN RỦI MAY

Phẩm Phật Ðà


Vượt ngoài thắng bại mới thật là cao cả


179. Vị chiến thắng không bại,
Vị bước đi trên đời,
Không dấu tích chiến thắng,
Phật giới rộng mênh mông,
Ai dùng chân theo dõi
Bậc không để dấu tích?


180. Ai giải tỏa lưới tham,
Ái phược hết dắt dẫn,
Phật giới rộng mênh mông,
Ai dùng chân theo dõi
Bậc không để dấu tích?

Chư thiên quí kính bậc thiềng đức



181. Người trí chuyên thiền định,
Thích an tịnh viễn ly,
Chư thiên đều ái kính,
Bậc chánh giác, chánh niệm.

Những diễm phúc lớn đôi khi không nhận biết

182. Khó thay, được làm người,
Khó thay, được sống còn,
Khó thay, nghe Diệu Pháp,
Khó thay, Phật ra đời!

Những điều đáng lưu tâm hơn sự may rủi

183. Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.

Mong mình có đức kham nhẫn hơn là chỉ cầu may


184. Chư Phật thường giảng dạy;
Nhẫn, khổ hạnh tối thượng;
Niết bàn quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người.

185. Không phỉ báng, phá hoại,
Hộ trì giới căn bản,
Ăn uống có tiết độ,
Sàng tọa chỗ nhàn tịnh
Chuyên chú tăng thượng tâm,
Chính lời chư Phật dạy.

Cầu may, nhưng bao nhiêu thì đủ?


186. Dầu mưa bằng tiền vàng,
Các dục khó thỏa mãn.
Dục đắng nhiều ngọt ít,
Biết vậy là bậc trí.


187. Ðệ tử bậc chánh giác,
Không tìm cầu dục lạc,
Dầu là dục chư thiên,
Chỉ ưa thích ái diệt

Ân đức thiêng liêng


188. Loài người sợ hoảng hốt,
Tìm nhiều chỗ quy y,
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp.


189. Quy y ấy không ổn,

Không quy y tối thượng.

Quy y các chỗ ấy,

Không thoát mọi khổ đau?


190. Ai quy y Ðức Phật,

Chánh Pháp và chư Tăng,

Ai dùng chánh tri kiến,

Thấy được bốn Thánh đế.


191. Thấy khổ và khổ tập,

Thấy sự khổ vượt qua,

Thấy đường Thánh tám ngành,

Ðưa đến khổ não tận.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

AJAHN SUMEDHO TRẢ LỜI VIỆC TÁI LẬP NI BỘ PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ

On Gratitude
by Lim Kooi Fong, The Buddhist Channel, January 20, 2010

In this exclusive interview with the Buddhist Channel, Ajahn Sumedho – the foremost western disciple of the late Ajahn Chah – talks about how gratitude and respect for tradition have preserved and sustained his training as a monk. And in the process, he explains how these values have preserved the Thai forest tradition, the Buddha’s pristine Dhamma and its spread throughout the world.


Đây là bài phỏng vấn của Buddhist Channel và Ngài Ajahn Sumedho - người đệ tử Tây phương lớn nhất của Ngài Ajahn Chah - nói về lòng tri ân và tôn kính đối với truyền thống đã giúp Ngài duy trì cuộc sống tu tập. Từ đó Ngài đã đánh giá và duy trì nếp sống hành đầu đà của Phật giáo Thái Lan cũng như hoằng truyền Phật Pháp trên thế giới.

[lòng tri ân và sự tôn kính đối với truyền thống là điều quan trọng với Tăng sĩ]

Gratitude seems to be a virtue that is seldom emphasized. How important is it in our practice?

In our training as monks, we are taught to reflect on the four requisites. As samanas, or alms mendicant, we volunteer to live in a way that requires us to be content with just the basics. This means giving up rights to do what we want, giving up relationships and the desire to live within conventional structures. Especially so when we were practicing in the North East region of Thailand in the 70’s, these “basics” were actually very low level material conditions.

Life with Luang Poh Mun and Luang Poh Chah was very traditional. Conditions were not ideal. The people were very poor. Sometimes we had to walk miles and at the end of it we were just given coarse food by the villagers. Yet living with Luang Poh Chah under strict Vinaya rules was an excellent way of training.


Luang Poh Chah was always pointing out to emptiness, of Dhamma nature. And when conditions were less than ideal, we were taught to be aware and be mindful about conceit, about how the mind reacts to less than ideal conditions.
Being American, naturally it is not part of our culture to think like this, more so coming from a Southern Californian, Christian liberal environment. Of course, any environment tends to bring about cultural conditioning that fosters the establishment of underlying attitudes and assumptions. These attitudes are so subtle that it makes it difficult for us to consciously recognize their traits, especially with a “thinking mind”.

[Có những sai biệt giữa văn hoá Tây Phương và Phật giáo về sự bình đẳng và quyền sống của con người]

As a westerner, we have a tendency to feel more advanced than others. Not that we look down on people, its’ just that natural tendency to feel that perhaps there were better ways to get things done.

And yet, despite all these advantages, I still felt that I was manipulating my life to attain goals which I deemed as desirable. Personally speaking, I do have a strong will, and this has led me to accomplish many things. But I didn’t find this a particularly useful way to live. It did not seem to bring peace, and certainly was not liberating.

When I first came to live in Wat Pah Pong, one of the first things that I had to give up was this cultural attitude, these western based views. Living in poor districts like the Thai Northeastern region forced the mind to be more grounded, to make it continuously look at the basics.

Luang Poh Chah would always talk about observing the mind in such “less than ideal” situations.

Conversely, when we go to more prosperous regions like Chonburi, where richer devotees would serve glorious, sumptuous foods, we were again taught to observe the mind, to see the nature of greed, to observe the guilty feeling that arises from consuming such luxurious meals.

These kind of training are actually good psychology. In moments when there is anger, we can watch the mind, and note what is feeling and what is ideal. To have a mind trained to view things “as they are” is a very helpful method to improve things. Being a much grounded teacher, Luang Poh Chah’s great strength lies in his ability to be aware of human limitations, and not being judgmental.

As Luang Poh Chah’s fame grew over the years, many more western students came to Wat Pah Pong to become monks. As the senior western monk who not only lived in Thailand for many years, but one who had adjusted to Thai life, it was natural that I became an interpreter. But it was something I didn’t really want to do.

[sự biết ơn không phải là gánh nặng mà là một niềm hoan hỷ]

"The Buddhist word in Pali for gratitude is Kataññuta. Understanding it deeply means not just repaying debt but to give with joy, not thinking of “I”, myself. And it is on this basis that I have been operating ever since." - Ajahn Sumedho >>

It was then after the 6th Vassa, that I decided to leave Wat Pah Pong and go to India and see if I could live there. I always had strong interests in Asia and had completed my BA in Chinese studies and MA in South Asian studies so India was a natural choice, not just because it was the birth place of Buddhism.

It was during the separation of East Pakistan (later to be known as Bangladesh) from West Pakistan when I arrived in Calcutta. There were a lot of refugees streaming into the city. And beggars were everywhere. Then a thought occurred to me: I was just one of them. An alms seeking monk was no different than a beggar on the street.

But even in the land of the Buddha’s birth, there was not much opportunity for the locals to support a monk, what more a monk from the forest tradition. For proper support, I had to travel from Calcutta to Bodh Gaya, and devotees of the Mahabodhi temple there arranged for pindapata (alms giving), the first time since I arrived India.

After five or six months in India, I had this sudden realization recalling all that was given to me by Luang Poh Chah, the Thai people and the Thai immigration (who gave me a permanent Visa). There was this overwhelming sense of gratitude for all the requisites, encouragement and respect given to me by the people of Thailand. It was a realization that who – and all - that I had become then was a result of the generosity and kindness of others. So in a way, this was not just any realization, but an opening of the heart, of giving up self-centeredness.
This was a breakthrough somewhat because even when I was in samatha (concentrated state) where there was tranquility, it was not truly liberating. It was because there was still this continued thinking of “I”, “myself”, this self-centeredness despite the many vassas spent as a full time meditating monk.

The Buddhist word in Pali for gratitude is Kataññuta. Understanding it deeply means not just repaying debt but to give with joy, not thinking of “I”, myself. And it is on this basis that I have been operating ever since.

I then decided to go back to Thailand to help Luang Poh Chah and to fulfill his wish to help the western monks. This was when Wat Pah Nanachat was founded, a monastery set up primarily to assist the training of Western monks.

Today there are more than 300 forest tradition monasteries all over the world. All these development were made possible with support from Luang Poh Chah, who was first invited to go to England in 1977 to meet with the English Sangha Trust.

The Thai Sangha, Mahatherasamakom was also incredibly generous and helpful in the establishment of these monasteries. Such generosity gave rise to strong, unifying bonds of gratitude and respect among Luang Poh Chah’s disciples that laid the foundation of the forest tradition of the Western Sangha to be what it is today.

The practice of the forest tradition is about attaining personal release (from samsara). If there is a conflict between personal practice and social conventions, such as Bhikkuni Ordination, what would Luang Poh's advise be?

In the Thai Forest Tradition, there are many views with regards to Bhikkuni Ordination. Not everyone is in agreement with one another. Speaking of myself coming from a western society, it can be said that most western Buddhists do not really understand (Thai Sangha) tradition. Many have asked what could possibly be wrong with helping women to become nuns.

But this is the very gist of the dichotomy between tradition and social conventions. Western views hold on to notions of individual rights, gender equality and social justice. But in the Sangha tradition, it’s about giving up rights, of performing specified duties as stated in the Vinaya. This is not something that is new, as the Vinaya has withstood 2,552 years of facing change and challenges, be it politics, economics and social conditions.

[hành trì và gìn giữ sự uyên nguyên của Phật Pháp là điều hết sức quan trọng]

The Buddha left us just two legacies, Dhamma and Vinaya. The Dhamma is about letting go, about personal liberation. The Vinaya is about rules and how we relate to the world as renunciates. Many westerners see the Vinaya as restrictive, and have always tried to make changes to the Vinaya so that it meets modern challenges. And yet, duties (as to how the Sangha relate to the world) are not always given due mention.

The initial Sangha structure that we inherited from the Buddha is based on the Bhikkhu Sangha. But based on western views, this is patriarchal structure. A patriarchal structure is deemed as hierarchical, which is bad, as it goes against the norm of social equality, which is good.

As we allay ourselves to these ideals, we continue to struggle with the world. This is not what the Vinaya is all about, which is about giving up rights and performing duties as members of the Sangha.

To say that all is equal is not true, as this is not the way all things are. Conditions are all about differences. The structure of language, thinking, social norms are dualistic conditions. Dualistic conditions are more about less equality and more about more inequality.

In our practice, we train the mind to go beyond dualistic thinking. As we are not culturally conditioned to do this, we have to go for training, in deep practice, to transform our consciousness so that we become mindful before we think and act and before we become emotional.

This is the path to liberation. It’s not about making anything becoming equal. This teaching is not restricted to any views, and is available to all.

Unfortunately, conventional structures – between what is traditional and what is modern - is what people argue over all the time. We are constantly facing pressure to change tradition so that it falls in line with modern society.


So in this sense, I can’t really see myself how I could go about engaging in Bhikkhuni Ordination. It is beyond my ability even if I wanted to. I just can’t. It’s like me being a violin player and being asked to teach another to play the piano. I just not be able to do it. So

the best that we could do is perhaps play our own instruments in our own way and perform in harmony together. The best I could do was to form the Siladhara order *, where women renunciates also live depending on alms and obtain the same teachings made available to all.

This brings us back to the matter of Bhikkhuni Ordination. The attitude in Thailand is that women can become Bhikkhunis, but if they wanted to do so they will have to do it in the Mahayana tradition.

[Đối trước những quan niệm khác biệt chúng ta cần tỉnh táo và hiểu biết trong phản ứng]

In light of the issue of the Perth incident, and the Thai Sangha's opposition to Bhikkuni Ordination, what advice can Luang Poh give to lay people so that the situation is not further aggravated?

We need to watch and reflect on our thoughts, speech and action. We need to be aware and mindful, not to create divisions, like choosing sides. These are dualistic actions, and are based on ignorance.

Part of our process of learning and understanding is to open up and to listen. These are important, so that we may not go on and create even more dualistic views.

----------
* Note: While still officially novices in the eyes of the Thai Sangha heirarchy, and thus not as controversial as Bhikkhuni Ordination, this form of discipline included a training and discipline in more than 100 precepts, and became known as the Siladhara ordination, and the community of nuns in England following this discipline, the Siladhara Sangha.

Ajahn Sumedho was in Malaysia for two weeks in January and participated in the “Ajahn Chah Remembrance Day” event on January 16, 2010.