Thứ Sáu, 29 tháng 2, 2008


Nhật Hành


Ngày: 29 tháng 02 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Đăng

Điều hợp thảo luận:
TT Tuệ Siêu

Tri chúng: PT Bích Thu

Bài học: VÔ THƯỢNG Y SĨ

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Thuong09, Nguon Duc Hanh, Dieu Nghiem (tin tức), Sangkhaly, Vo Bat Phi, Mina215 và các Ops.
http://www.phapluan.net &
http://dieuphap.info

Người mở room: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen, Anitya.

Người mở nhạc và kinh tụng: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen, Mina.

Người hoán chuyển bài và làm banner cho Room: TN Nhu Nguyen, Nguon Duc Hanh.

Người post bài cho Room: Mina, NguonDucHanh (Các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: NguonDucHanh, TN Nhu Nguyen.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Anitya, xin nghỉ phép 18/02 đến 05/03.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 29 tháng 02 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 9:30 sáng, NY 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng bài VÔ THƯỢNG Y SĨ, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

VÔ THƯỢNG Y SĨ

(Bản Anh Ngữ: The Incomparable Physician, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tieubo1/tb14-ptnv3.htm
)

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Biên soạn toát yếu: Như Quang)

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, Ta là Bà-la-môn, người được đến yêu cầu, tay luôn luôn thanh tịnh, mang thân cuối cùng, vô thượng y sĩ chữa trị, y sĩ giải phẫu. Các Thầy thật là con của Ta từ miệng sanh, từ Pháp sanh, từ Pháp tạo thành, thừa tự Pháp, không thừa tự tài vật.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

Thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Xin so sánh sự khác biệt giữa một Y Vương và Đấng Tiên Tri.

2. Xin so sánh sự khác biệt giữa điều học và điều răn.

3. Xin so sánh sự khác biệt giữa người bệnh và người cần được cứu chữa theo ý nghĩa của Tôn giáo.

4. Xin so sánh sự khác biệt giữa bệnh phiền não và tội tổ tông.

5. Xin so sánh sự khác biệt giữa một hành giả và một tín hữu.



D. Đố vui

Người nào dưới đây được xem là người "Thừa tự Pháp" ?

a. Người có qui y.
b. Người học Phật.
c. Người có niềm tin ở Tam Bảo.
d. Người có thành tựu cả ba phương diện Pháp học, Pháp hành và Pháp thành.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng bài CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH, chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1770 (Minh Châu dịch)

Một chương trình tu học

Phật giáo Theravada được tổ chức tại Nga

Ngày 28 tháng 2, 2008

Kursk, Russia -- Sinh viên của Đại Học Y Khoa Kursk (KSMU) tại Nga đã tổ chức một chương trình tu học theo Phật giáo Theravada vào ngày 10 tháng 2 tại khuôn viên đại học. Đây là một chương trình đầu tiên cho bất cứ một thành phố nào của Nga sau Moscow, và sự kiện này đã diễn ra tại Kursk, thành phố với số sinh viên Tích Lan đông nhất tại Nga, con số hiện nay là 240 người.

Tham gia chương trình có Sư Sevanagala Jinarasa, hiện là sinh viên tại Peoples Friendship University, Moscow cùng với ông Rupasiri Thalpawila, cũng đến từ Moscow. Thêm vào đó, một nhóm sinh viên từ Smolensk Medical University cũng đã đến tham dự.

Sư Sevanagala Jinarasa đã thuyết một bài pháp bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Tiếp theo đó là lễ ‘Pahan jujawa’ được điều hợp bởi Gayan Javawardene từ Smolensk Medical University. Chương trình đã chấm dứt với một loạt các buổi tọa thiền do ông Rupasiri hướng dẫn.

Chương trình đã kết thúc mỹ mãn và để lại trong lòng các sinh viên lòng mộ đạo sâu xa cùng nổi nhớ quê hương.

Đây là công trạng của chủ nhiệm Liên Hiệp Sinh viên Tích Lan của KSMU, Jagath Prasanna Gunawardana đã tổ chức thành công một chương trình như thế. Thêm vào đó là sự trợ giúp tài tình cûa Indika Prasad và Lahiru Rambukwella.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1771 (Hạt Cát lược dịch)

Ấn Độ: Đại Học Gautam Buddha cống hiến

chương trình MBA - Quản Trị Kinh Doanh - mùa hè

Feb 25, 2008

Greater Noida, Uttar Pradesh -- Trong vùng ngoại vi thành phố Delhi rộn ràng náo nhiệt, một dự án đã sẵn sàng để cống hiến một chương trình giáo dục theo phong cách Âu Mỹ, kể cả các chương trình quản trị.

Đại Học Gautam Buddha viết tắt GBU, với sự tài trợ của chính phủ tỉnh bang Uttar Pradesh, đã hòan tất hồ sơ để gia nhập chương trình giáo dục quốc gia với dự án đầu tiên là chương trình Quản Trị Kinh Doanh - MBA 2 năm. Chương trình này sẽ thu nhận sinh viên qua cuộc thi Khảo Nghiệm Tài Năng ngành Quản Trị được thực hiện vào ngày 01 tháng 06, 2008.

GBU đã đưa ra thông báo thu nhận sinh viên ghi danh dự thi Khảo Nghiệm Tài Năng cho năm 2008. Nhà trường dự trù khóa học đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 08, 2008 tại Greater Noida.

Chương Trình Giáo Dục Quản Trị của Đại Học GUB với các phân khoa đặc biệt về Tài Chánh, Nhân Lực, Chiến Lược, Thị Trường cũng như về Phật học v..v... được phát triển ngang tầm mức với các Đại Học Thương Mại dẫn đầu tại Âu Châu, Gia Nã Đại và Hoa Kỳ.

Đại Học Gautam Buddha thành lập năm 2002 với Điều Khoản Hiến Pháp số 9 tại tỉnh bang Uttar Pradesh và được phê chuẩn bởi Cơ quan Lập Pháp của tỉnh bang và được tài trợ bởi các Cơ quan Hữu Trách Phát Triển, đồng thời cũng được sự yểm trợ của Chính Phủ tỉnh bang Uttar Pradesh. GBU được lãnh đạo bởi Giáo Sư R.S. Nirjar, Phó Viện Trưởng Đại Học hiện nay.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 02 năm 2008

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng


Tri chúng: PT Karuna / TN Như Nguyện

Bài học: VÌ SAO DIỆU PHÁP KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI THẾ TÔN TỊCH DIỆT

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Anitya, Sangkhaly, Vo Bat Phi, TN Nhu Nguyen,
Vo Thuong09, Mina, và các Ops http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nguon Duc Hanh, Bich Thu, Mina. (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh, Bich Thu, Mina. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: TN Nhu Nguyen, Nguon Duc Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Mina. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, TN Nhu Nguyen. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Anitya, xin nghỉ phép 18/02 đến 05/03.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 28 tháng 02 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 9:30 sáng, NY 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Tuệ Siêu thuyết giảng bài VÌ SAO DIỆU PHÁP KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI THẾ TÔN TỊCH DIỆT, với sự điều hợp của TT Giác Đẳng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

VÌ SAO DIỆU PHÁP

KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI THẾ TÔN TỊCH DIỆT

(Bản Anh Ngữ: Why the Good Norm Will not Endure, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1926.htm
)

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Biên soạn toát yếu: Như Quang)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

2. - Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp không được an trú lâu ngày ?

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn trọng, không vâng lời bậc Ðạo sư; sống không tôn trọng, không vâng lời Pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời chúng Tăng; sống không tôn trọng, không vâng lời học pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời lẫn nhau. Do nhân này, do duyên này, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được an trú lâu ngày.

3. Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp được an trú lâu ngày ?

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và vâng lời bậc Ðạo sư; sống tôn trọng và vâng lời Pháp; sống tôn trọng và vâng lời chúng Tăng; sống tôn trọng và vâng lời học pháp; sống tôn trọng và vâng lời lẫn nhau. Ðây là nhân, đây là duyên, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài.

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

Thảo luận cho bài học hôm nay: (... biên soạn)

...



D. Đố vui

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng bài VÔ THƯỢNG Y SĨ, chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1768 (Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: Làng Du Lịch Phật Giáo tại Sanchi

Raisen, MP, Feb 26 -- "Làng Du Lịch Phật Giáo" đầu tiên của quốc gia Ấn Độ sẽ được thành lập tại trung tâm du lịch nổi tiếng thế giới Sanchi tại khu vực này.

Với đồ án Làng Du Lịch Phật giáo này, một sự hợp tác sơ khởi giữa Bộ Khảo Cổ và Phân bộ Du Lịch tỉnh bang Madhya Pradesh, ngôi làng sẽ được phát triển tại một địa điểm cách khoảng 100 mét từ ngôi bảo tháp nổi tiếng Sanchi.

"Ngôi làng sẽ được bố trí theo một quần thể mà Phật tử có thể tham quan các loại bảo tháp Phật Giáo từ khắp nơi trên thế giới tại một địa điểm".

Giám Sát Viên Khảo Cổ K K Mohammed nói thêm rằng các khách sạn - được mở mang trong ngôi làng - sẽ triển lãm văn hóa Phật Giáo với các loại đồng phục, phục trang của các nhân viên khách sạn, và những dụng cụ gia đình giống như thời đại Asoka.

Nằm trải dài qua 132 acre trong vùng đồi núi, các bảo tháp Sanchi được chọn lựa cho "Giải thưởng Du Lịch Quốc Gia" 'National Tourism Award' năm nay. Thủ Tướng Manmohan Singh sẽ trao tặng giải thưởng tại Trung Tâm Khoa Học ở New Delhi vào ngày mai 27 tháng 02, 2008.

Một con số lớn du khách nước ngoài và trong nước viếng thăm các ngôi bảo tháp có xuất xứ vào khoảng 300 năm trước Tây Lịch. Hơn 1 lakh (10 vạn) du khách trong nước và khoảng 23,000 du khách nước ngoài đã đến viếng thăm Sanchi trong năm nay.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1769 (Minh Châu dịch)

Tích Lan: đảng Phật giáo

chỉ trích phong trào đối lập với Ấn Độ

Ngày 26 tháng 2, 2007

Colombo, Tích Lan -- Một đảng Phật giáo Tích Lan đã lên án chiến dịch đối lập với Ấn Độ của nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan Janatha Vimukthi Peramuna (JVP), cho rằng chiến dịch này sẽ khiến Ấn Độ không còn yểm trợ cuộc chiến của đảo quốc này chống lại nhóm phân lập Tamil.

Đảng Jathika Hela Urumaya (JHU), với một số đông tu sĩ Phật giáo, hôm thứ hai đã nói rằng với việc thúc đẩy Tích Lan tẩy chay sản phẩm của Ấn Độ, nhóm JVP đã cách ly với chính phủ Ấn, mà sự yểm trợ của họ rất cần trong cuộc chiến chống lại chính sách phân lập và khủng bố bởi nhóm Liberation Tigers of Tamil Ealam (LTTE).

‘Chúng ta cần sự yểm trợ của Ấn Độ chứ không phải sự đối lập’, ông Nishantha Sri Warnashinghe đã nói với tờ nhật báo The Island.

Mới đây, lãnh tụ nhóm JVP Somawansa Amarasinghe đã kêu gọi tẩy chay sản phẩm Ấn, nếu Ấn Độ không ngừng ‘can thiệp’ vào nội bộ của Tích Lan bằng cách ‘áp lực’ chính phủ Tích Lan trao quyền cho nhóm thiểu số Tamil, đang hùng cứ tại miền Bắc và miền Đông của đảo quốc này.

Nhóm JVP đã tổ chức các cuộc họp để khơi động tâm tư quần chúng chống lại ý đồ của Ấn Độ muốn phục hồi quyền lãnh đạo của họ đối với Tích Lan.

Sri Warnasinghe cho rằng nhóm JVP đã ‘phóng đại’ vai trò của quyền lực nước ngoài tại Tích Lan. Ông vạch ra rằng mặc dù Ấn Độ đã đưa quân vào đây năm 1987, họ đã rút quân về năm 1990, sau khi tổng thống Tích Lan lúc bấy giờ, R. Premadasa, yêu cầu họ rút đi.

Cũng như thế, các nhân vật hòa giải người Na Uy cũng đã êm ái rời khỏi Tích Lan, khi tổng thống Rajapaksa bảo rằng họ không còn vai trò gì ở đây, khi mà cuộc chiến với nhóm Tamil Tiger đã chấm dứt.

Ông Warnashinghe lại cho rằng các chiến dịch khởi động quần chúng mạnh mẽ do nhóm JVP tổ chức sẽ không ngăn được sự can thiệp của nước ngoài, mà chỉ có thuật ngoại giao trầm tĩnh.

Ông nói ‘Nỗi ám ảnh của nhóm JVP đối với sự can thiệp của nước ngoài chỉ cho thấy’ sự cạn kiệt về tư tưởng chính trị’ và sự thiển cận của nó mà thôi.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 02 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Huyền Vân

Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng

Tri chúng: PT Nguồn Đức Hạnh

Bài học: THÀNH LẬP GIÁO ĐOÀN TỲ KHEO NI


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Dieu Nghiem, Karuna, VoBatPhi, Mina, Sangkhaly và quý Ops (tin tức),
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh.

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Nguon Duc Hanh.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu / TN Nhu Nguyen.

Người post bài cho Room: Mina / Bich Thu.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu / Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Anitya, xin nghỉ phép 18/02 đến 05/03.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Tư của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Tư, ngày 27 tháng 02 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 9:30 sáng, NY 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do NS Liễu Pháp thuyết giảng bài THÀNH LẬP GIÁO ĐOÀN TỲ KHEO NI, với sự điều hợp của ĐĐ Pháp Đăng
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

THÀNH LẬP GIÁO ĐOÀN TỲ KHEO NI

(The Admission of Women to the Order, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-luat-tieupham/tp-10.htm
)

____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Biên soạn toát yếu: TT Giác Đẳng)

MC1: [513] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự trong lãnh thổ của dòng Sākya (Thích Ca) ở thành Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ), tu viện Nigrodha. Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, bà Mahāpajāpati Gotamī đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này Gotamī, thôi đi! Bà chớ có nghĩ đến việc nữ nhân rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố nữa.

Đến lần thứ nhì, … (như trên) …

Đến lần thứ ba, bà Mahāpajāpati Gotamī đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này Gotamī, thôi đi! Bà chớ có nghĩ đến việc nữ nhân rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố nữa.

Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép người nữ việc rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố” nên khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, vừa khóc lóc, vừa đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[514] Sau đó, đức Thế Tôn khi đã ngự tại thành Kapilavatthu theo như ý thích đã ra đi du hành đi về phía thành Vesālī. Trong khi tuần du hành, ngài đã ngự đến thành Vesālī. Tại nơi đó, trong thành Vesālī, đức Thế Tôn ngự tại Mahāvana (Đại Lâm), giảng đường Kūṭāgāra.

Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī đã nhờ người cạo tóc, khoác y phục màu ca-sa cùng với nhiều người nữ dòng Sākya đã ra đi về hướng thành Vesālī, tuần tự đã đi đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī với hai bàn chân sưng vù, thân hình phủ đầy bụi bặm, khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, đang đứng khóc lóc ở bên ngoài cổng ra vào. Đại đức Ānanda đã nhìn thấy bà Mahāpajāpati Gotamī với hai bàn chân sưng vù, thân hình phủ đầy bụi bặm, khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, đang đứng khóc lóc ở bên ngoài cổng ra vào, sau khi nhìn thấy đã nói với bà Mahāpajāpati Gotamī điều này:

- Này bà Gotamī, tại sao bà lại có hai bàn chân sưng vù, thân hình phủ đầy bụi bặm, khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, đứng khóc lóc ở bên ngoài cổng ra vào vậy ?

- Thưa ngài Ānanda, như thế này bởi vì đức Thế Tôn không cho phép người nữ việc rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này bà Gotamī, nếu vì chuyện đó thì bà hãy ở ngay tại đây trong chốc lát để tôi cầu xin đức Thế Tôn việc người nữ rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

[515] Sau đó, đại đức Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, bà Mahāpajāpati Gotamī này với hai bàn chân sưng vù, thân hình phủ đầy bụi bặm, khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, đang đứng khóc lóc ở bên ngoài cổng ra vào (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép người nữ việc rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố”. Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này Ānanda, thôi đi! Ngươi chớ có nghĩ đến việc nữ nhân rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố nữa.

Đến lần thứ nhì, đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này Ānanda, thôi đi! Ngươi chớ có nghĩ đến việc nữ nhân rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố nữa.

Đến lần thứ ba, đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

- Này Ānanda, thôi đi! Ngươi chớ có nghĩ đến việc nữ nhân rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố nữa.

Khi ấy, đại đức Ānanda (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn không cho phép việc người nữ rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố; có lẽ ta nên cầu xin đức Thế Tôn việc người nữ rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố bằng một phương thức khác ?”. Sau đó, đại đức Ānanda đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, sau khi rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, người nữ có khả năng chứng đạt quả vị Nhập Lưu, hoặc quả vị Nhất Lai, hoặc quả vị Bất Lai, hoặc quả vị A-la-hán hay không ?

- Này Ānanda, sau khi rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, nữ nhân có khả năng chứng đạt quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, luôn cả quả vị A-la-hán.

- Bạch ngài, nếu sau khi rời nhà xuất gia sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, người nữ có khả năng chứng đạt quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, luôn cả quả vị A-la-hán nữa; bạch ngài, bà Mahāpajāpati Gotamī có nhiều công đức đối với đức Thế Tôn, là dì ruột, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng, là người cho sữa, bà đã cho đức Thế Tôn bú sữa khi người mẹ ruột qua đời. Bạch ngài, tốt đẹp thay người nữ có thể đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố.

MC2: [516] - Này Ānanda, nếu bà Mahāpajāpati Gotamī thọ nhận tám Trọng Pháp, hãy xem chính điều ấy là sự tu lên bậc trên đối với bà:

Tỳ khưu ni đã tu lên bậc trên được một trăm năm nên thực hiện sự đảnh lễ, sự đứng dậy chào, sự chắp tay, (và) hành động thích hợp đến vị tỳ khưu vừa tu lên bậc trên vào ngày hôm ấy. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Tỳ khưu ni không nên an cư mùa mưa ở trú xứ không có tỳ khưu. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Tỳ khưu ni vào mỗi nửa tháng nên mong mỏi hai việc từ hội chúng tỳ khưu là việc hỏi ngày lễ Uposatha và việc đi đến (để nghe) giáo giới. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Tỳ khưu ni đã trải qua mùa (an cư) mưa nên yêu cầu [1] ở cả hai hội chúng dựa trên ba yếu tố: do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Tỳ khưu ni vi phạm tội nghiêm trọng nên thực hành hành phạt mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Cô ni tu tập sự (sikkhamānā) đã thực hành sự học tập về sáu pháp trong hai năm nên tầm cầu sự tu lên bậc trên ở cả hai hội chúng. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Tỳ khưu ni không vì bất cứ nguyên do gì được phép mắng chửi nói xấu tỳ khưu. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Kể từ hôm nay, việc khuyên bảo của các tỳ khưu ni đến các tỳ khưu bị ngăn cấm, việc khuyên bảo của các tỳ khưu đến các tỳ khưu ni không bị ngăn cấm. Đây cũng là pháp cần được trọng vọng, cung kỉnh, tôn kính, cúng dường, và không được vi phạm cho đến trọn đời.

Này Ānanda, nếu bà Mahāpajāpati Gotamī thọ nhận tám Trọng Pháp, hãy xem chính điều ấy là sự tu lên bậc trên đối với bà.

[517] Sau đó, đại đức Ānanda đã học tám Trọng Pháp từ đức Thế Tôn rồi đã đi đến gặp bà Mahāpajāpati Gotamī, sau khi đến đã nói với bà Mahāpajāpati Gotamī điều này:

- Này bà Gotamī, nếu bà có thể thọ nhận tám Trọng Pháp thì chính điều ấy sẽ là sự tu lên bậc trên đối với bà.

- Thưa đại đức Ānanda, cũng giống như người nữ hoặc người nam còn trẻ, ở tuổi thanh niên, ưa thích trang điểm, vừa mới gội đầu sau khi nhận được tràng hoa sen, hoặc tràng hoa nhài, hoặc tràng hoa đủ loại nên thọ lãnh bằng hai tay rồi đặt lên ở đỉnh đầu; thưa đại đức Ānanda, cũng tương tợ như vậy, tôi thọ nhận tám Trọng Pháp này cho đến trọn đời không vi phạm.

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

Thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Nếu sự việc người nữ xuất gia trong Giáo Pháp là điều có thể thực hiện thì tại sao Đức Phật từ chối ngay từ ban đầu ?

2. Phải chăng Đạo Phật chủ trương người nữ kém hơn người nam về nhiều phương diện ?

3. Sự tiên tri của Đức Phật về sự tồn tại của Giáo Pháp có thật sự xảy ra chăng ?

4. Sự thành lập giáo đoàn tỳ kheo ni phải chờ có sự xung đột giữa tình và lý ?

5. Cái gì là trở ngại thật sự trong việc xuất gia của người nữ ?



D. Đố vui

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe TT Tuệ Siêu thuyết giảng bài VÌ SAO DIỆU PHÁP KHÔNG TỒN TẠI SAU KHI THẾ TÔN TỊCH DIỆT ?, chúng con kính thỉnh ĐĐ Pháp Đăng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1766 (Minh Châu dịch)

Tích Lan: phải đương đầu với đàn khỉ

để bảo vệ cây Bồ đề thiêng liêng

Ngày 27 tháng 2, 2007

Anuradhapura, Tích Lan -- Cội cây thiêng liêng Phật giáo tại cố đô của Tích Lan, đã được chư tăng và lực lượng an ninh canh phòng nghiêm nhặt sau khi nhóm phiến loạn Tamil tấn công 23 năm về trước, lại bị đe dọa - lần này là do đàn khỉ. Khách hành hương bị khám xét và phải qua máy rà khí giới trước khi được phép lễ lạy cây ‘Sri Maha Bodi’, lớn lên từ cây con của một cội cây tại Ấn Độ đã từng che chở Đức Phật khi ngài đắc đạo quả cách nay hơn 2550 năm.

Tuy nhiên các chú khỉ trong khuôn viên chùa lại tự do chuyền từ cây này sang cây khác, chộp lấy những phẩm vật ngon ngọt và đang trong tiến trình gây nguy hiểm cho cái mà Phật tử Tích lan cho là côi cây mang đầy ý nghĩa tôn giáo lâu đời nhất thế giới, một giống cây Banyan được chống đỡ bằng sắt tại những đổ nát của ngôi chùa cổ 2,300 năm.

Trong đất nước đa số cư dân là Phật tử này, cây bồ đề không những là một vật để tôn thờ, mà còn là một biểu tượng của chủ quyền quốc gia. Tín đồ Phật giáo từ Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Đại Hàn và Nhật Bản đến để bày tỏ lòng tôn kính, trong khi du khách cũng lũ lượt kéo đến bất chấp những thủ tục an ninh. Vị sư trưởng của Tích Lan, Sư Pallegama Sirinivasa, 54 tuổi, cho biết hiện nay Sư lo ngại nhiều hơn về những tác hại gây nên do đàn khỉ hơn là nhóm phiến loạn Tamil Tiger. Năm 1985, nhóm Tiger đã bắn chết 3 tu sĩ, 25 tín đồ và 117 khách hành hương tại chùa. Sư nói ‘Bọn khủng bố đã có ý muốn tiêu diệt cây này vì đây là một vật có sức lôi cuốn về tâm linh, ... Ngay trong cuộc tấn công năm 1985, cây này đã không bị trúng một viên đạn nào’.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1767 (Hạt Cát dịch)

Úc Châu: Phật Giáo Tây Tạng đón mừng năm mới

by Leah Odgers, Star News Group, Feb 26, 2008

Melbourne, Australia -- Có lẽ hơi ... kỳ cục để đón mừng năm mới vào tháng Ba, nhưng đối với Phật Giáo Tây Tạng thì đó là thời điểm ý nghĩa nhất trong năm.

Hàng trăm người dự trù sẽ chạy về Peaceful Land thuộc Trung Tâm Joy Meditation ở Yuroke trong cuối tuần này để tham gia lễ hội đón mừng năm mới của Phật Giáo Tây Tạng.

Giám đốc ban tổ chức, Michael Joseph, nói rằng thời điểm cử hành lễ hội là ngày tháng quan trọng nhất trong niên lịch Tây Tạng, nó đánh dấu sự bắt đầu một năm mới cho Phật tử.

Chương trình chính yếu vào cuối tuần sẽ là một loạt các bài pháp dài một giờ giảng dạy về quán chiếu và kỹ thuật hành thiền trong Phật Giáo, sẽ được các giảng sư và hành giả tiếng tăm từ những truyền thống Tây Tạng, Thái Lan, Nhật Bản và Đại Hàn thuyết giảng và hướng dẫn, Ông Joseph nói.

Cơ ngơi 10 acre đất trên đường Mickleham là khuôn viên trụ sở của ngôi chùa Tây Tạng duy nhất thuộc khu Nam Hemisphere ngập tràn các bức thanka truyền thống và những cổ vật Phật giáo quý giá.

Vào thời điểm này trong năm, du khách cũng còn được thưởng thức hàng mẫu vườn hoa hồng đang nở rộ vô cùng ngoạn mục trong thời tiết tốt đẹp.

Lễ hội sẽ được khai mạc vào sáng Thứ Bảy và gồm có các chương trình, các tiết mục như hội chợ thủ công nghệ Đông phương và Tây Phương, tham quan vòng quanh các vườn hoa, giảng giải ý nghĩa của các bảo vật nghệ thuật tôn giáo, thưởng thức các món ăn trai soạn và một phiên triển lãm ảnh nghệ thuật. Lễ hội bắt đầu lúc 10 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều vào hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2008



Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 02 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền / TT Giác Đẳng

Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Siêu / NS Liễu Pháp

Tri chúng: PT Nguồn Đức Hạnh


Bài học: TẤM Y PHẤN TẢO CỦA ĐỨC THẾ TÔN

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Mi Yoen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly, và các Ops khác.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: TN Nhu Nguyen, Mina, Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: TN Nhu Nguyen, Mina, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Thien Tam / TN Nhu Nguyen, Bich Thu (đk).

Người post bài cho Room: Mina, Thien Tam / TN Nhu Nguyen,
(các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Thien Tam
.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Lá Bối bận, nghỉ một thời gian.

________________ PT Anitya, xin nghỉ phép 18/02 đến 05/03.

________________ PT Tinh Tấn, xin nghỉ phép một thời gian.
Bài Đọc ngày Thứ Ba của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Ba, ngày 26 tháng 02 năm 2008 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, Houston 7:00 đến 9:30 sáng, NY 8:00 đến 10:30 sáng, Cali 5:00 đến 7:30 sáng, Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do TT Giác Đẳng thuyết giảng bài TẤM Y PHẤN TẢO CỦA ĐỨC THẾ TÔN, với sự điều hợp của NS Liễu Pháp
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

TẤM Y PHẤN TẢO CỦA ĐỨC THẾ TÔN

(Bản Anh Ngữ: The Master’s Robes of Rags, trích từ
Some Sayings of the Buddha, dịch giả Woodward, F.L. Nguồn:
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-16.htm
)

____________

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Biên soạn toát yếu: Như Quang)

Rồi Tôn giả Mahā Kassapa nói với Tôn giả Ananda:

- Này Hiền giả Ananda, lời nói của Tỷ-kheo-ni Thullatissā thật là đường đột, không đắn đo suy nghĩ! Này Hiền giả, vì rằng ta là người cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, ta không chấp nhận một Ðạo Sư nào khác ngoài Thế Tôn, bậc ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác.

Rồi Tôn giả Mahā Kassapa nói với Tôn giả Ananda quá trình tu tập của mình từ khi còn là một gia chủ cho đến khi tự lấy vải cắt làm áo Tăng-già-lê, và theo thông lệ các vị Ứng Cúng ở đời, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trở thành đệ tử của Đức Thế Tôn. Trong khi đang đi trên đường, tôn giả thấy Thế Tôn ngồi tại ngôi đền Bahaputta giữa Rājagaha và Nālandā. Tôn giả đảnh lễ Đức Thế Tôn và được ngài dạy cho các bài học như sau:

- Một tàm quý thật sắc sảo sẽ phải được thiết lập giữa các vị Trưởng lão, niên thiếu và trung niên.

- Phàm pháp gì tôi nghe, liên hệ đến thiện, sau khi đặc biệt chú ý, tác ý, tập trung tất cả tâm (lực), tất cả pháp ấy tôi đều lóng tai nghe.

- Phàm niệm gì thuộc về thân hành, câu hữu với hỷ, ta sẽ không bỏ niệm ấy.

Trong bảy ngày, ngài ăn món ăn của quốc độ, đến ngày thứ tám, chánh trí khởi lên.

Tôn giả Kassapa dâng cúng cho Thế Tôn tấm y Tăng Già Lê làm bằng vải cắt và nhận tấm y làm bằng vải gai thô đáng được quăng bỏ của Đức Thế Tôn. Ngài được xem là con ruột Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do pháp sanh, do pháp hóa sanh, thừa tự Chánh pháp và đã nhận được tấm y phấn tảo, làm bằng vải gai thô, đáng được quăng bỏ.

Rồi Tôn giả chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ, sau đó do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại ngài tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Ngài nói với Tôn giả Ananda:

- Này Hiền giả, ai nghĩ rằng có thể che đậy sáu thắng trí của ta được, thời không khác gì nghĩ rằng có thể lấy một lá cây ta-la mà che đậy một con voi lớn đến bảy hay tám khuỷu tay rưởi bề cao.

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

...


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

Thảo luận cho bài học hôm nay: (TT Giác Đẳng biên soạn)

1. Đức Phật có nhìn nhận giá trị của những thứ mang tính "biểu tượng" không ?



D. Đố vui

1. Ngày nay có hệ phái Phật Giáo chủ trương may y "bá nạp", y đó khác với y phấn tảo thời Phật trụ thế như thế nào ?

a. Để may y bá nạp, người ta cắt vải ra từng mảnh nhỏ. Cách làm y phấn tảo không như vậy.
b. Y phấn tảo may bằng vải nhặt từ bãi tha ma hay đống rác. Y bá nạp may bằng vải từ tiệm vải.
c. Y bá nạp may bằng vải sạch. Y phấn tảo may bằng vải quăng bỏ.
d. Cả ba điều trên đều đúng.

2. Trong câu chuyện "Chiếc y phấn tảo của Đức Thế Tôn", điều nào dưới đây được xem là xác thực:

a. Đức Thế Tôn đổi y với Ngài Kassapa biểu lộ lòng ưu ái với một bậc thượng thủ Thinh Văn.
b. Đức Thế Tôn đổi y với Ngài Kassapa như một biểu thị của sự phó chúc.
c. Đức Thế Tôn đổi y với Ngài Kassapa như là một khuyến khích hạnh đầu đà.
d. Cả ba điều trên đều đúng.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe NS Liễu Pháp thuyết giảng bài TÁM TRỌNG PHÁP, chúng con kính thỉnh TT Giác Đẳng giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 1764 (Minh Châu dịch)

Đoàn chư Tăng Phật tử Nam Hàn

viếng thăm Nepal

Xinhua, ngày 24 tháng 2, 2008

Kathmandu, Nepal -- Một phái đoàn chư Tăng Phật tử Nam Hàn đã đến Nepal trong chuyến tuần du 5 ngày, Cơ quan Ngôn luận Quốc gia RSS đã tường trình hôm Chủ Nhật.

Đoàn đã đến nơi hôm thứ Bảy và đã được Thủ tướng Girija Prasad Koirala nghinh đón.

Phái đoàn 300 người dẫn đầu bởi vị thầy Phật giáo Nam Hàn, Sư Sun Mook Hye Ja, sẽ đi thăm Lâm Tỳ Ni, nơi đản sanh của đức Phật Gautama tại miền Nam Nepal, và thủ đô Kathmandu, theo RSS.

Trong một chương trình cung nghinh phái đoàn, thủ tướng Koirala đã phát biểu rằng Nepal hân hoan với tình hữu nghị rất gắn bó với dân chúng và chính phủ Nam Hàn, và cho rằng Nam Hàn là một người bạn thân thiết của Nepal.

Ông nói rằng Nepal hiện đang phấn đấu cho một nền hòa bình dài lâu và sẽ hết lòng ủng hộ bất cứ nỗ lực nào nhằm kiến tạo hòa bình.

Trong cuộc viếng thăm tại Lâm Tỳ Ni, chư Tăng Nam Hàn và các vị Lạt Ma tại Nepal sẽ tổ chức một khóa lễ đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình vào ngày 2 5 tháng 2, theo chương trình được đề ra.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1765 (Hạt Cát dịch)

Tân Gia Ba: Chùa phải dời đi cội bồ đề còn được ở lại

Posted : Tue, 26 Feb 2008 01:31:01 GMT

Author : DPA

Singapore -- Tòa Thượng Thẩm Singapore vừa bác bỏ một đơn kiện xin bảo lưu một ngôi chùa 65 năm tuổi từ một khu quy hoạch của chính phủ, nhưng một cội Bồ đề vốn được công nhận là thiêng liêng sẽ không bị đốn bỏ, các nguồn tin báo chí cho hay hôm Thứ Ba. Các tín chúng của ngôi chùa đã đệ đạt một đơn kiện phản đối dự án quy hoạch, nghe nói là vi phạm hiến pháp.

Phán quyết của tòa án được công bố trên tờ The Straits Times gia hạn cho tín chúng di dời Kim Long Tự đến một địa điểm tạm thời trong vòng hai tháng. Chánh Án Tan Lee Meng nói rằng chính phủ đã không có vi phạm hiến pháp như đơn kiện hôm thứ Hai.

Địa điểm ngôi chùa tọa lạc là một khu vực nằm trong kế hoạch tái phát triển của chính phủ hồi năm 2003 nhằm vào việc mở rộng khu dân cư. Mái chùa lợp kẽm Kim Long được lệnh phải dời đi cho đến ngày 31 tháng Giêng, 2008 nhưng đã bị trì hoãn vì vụ kiện.

Chính phủ đã dành cho ngôi chùa những khoảnh đất khác. Hội trưởng hội đồng điều hành ngôi chùa, Tan Poh Heong nói ông sẽ tham vấn với luật sư của nhà chùa.

Được giữ lại trên mảnh đất ấy là cội Bồ Đề khổng lồ, được tin tưởng là phải hơn cả trăm năm. Cội cây có đường kính khoảng 8 mét và cao khoảng 30 mét rưỡi.

Bộ Tư Pháp cho biết là cội Bồ Đề sẽ được giữ lại trên khu đất và các nhà quy hoạch công trình được đòi hỏi phải có các giải pháp thiết yếu để bảo đảm sự an toàn của cội bồ đề.

Cả hai giới yêu chuộng thiên nhiên và tín chúng ngôi chùa đã yêu cầu chính phủ hãy để cho cội cây được giữ lại một cách nguyên vẹn.