Thứ Tư, 31 tháng 5, 2006

No. 0966 NEW (Hạt Cát dịch)

Tổ chức Phật Giáo Từ Tế

gửi 500 tấn gạo cứu trợ đến Nam Dương


ReliefWeb (Source: Taiwan Buddhist Tzu Chi Foundation), May 28, 2006

Jogjakarta, Indonesia -- Tổ chức Thiện Nguyện Cứu Trợ Phật Giáo Từ Tế đang gửi 100 tấn gạo đầu tiên trong số 500 tấn gạo cứu trợ đến nạn nhân động đất ở Nam Dương vào ngày 29 tháng 05, 2006. Hiện nay toán nhân viên y tế Từ Tế đang cung cấp phương tiện cứu trợ y khoa tại nhiều địa điểm khác nhau ở Bantul cũng như lượng định tình hình cho việc phân phối cứu trợ.

Sau khi tới Yogyakarta vào trưa hôm 28 tháng 05, toán cứu trợ và toán y tế đã họp mặt quận trưởng quận hạt Bantul để bàn bạc về những chương trình cứu trợ có thể thực hiện. Toán y tế gồm có 5 bác sĩ, 6 y tá, 1 dược sĩ và 39 tình nguyện viên.

Ðể phẩm vật cứu trợ kịp thời đến nơi đáp ứng cho nhu cầu khẩn cấp, Từ Tế đã gửi phẩm vật qua cả hai đường hàng không và đường bộ gồm có các thứ như chăn, lều, túi tử thi, túi vệ sinh, thuốc men, quần áo v.v...Thêm vào đó là 17 tấn gạo đã được gửi tới nhà bếp trung ương. Ðợt 100 tấn gạo đầu tiên sẽ lên đường vào ngày 29 tháng 05, 2006.

Một toán tình nguyện viên bổ sung có 60 người cũng được sắp xếp tham gia vào các toán đã đến trước đó vào ngày 29 tháng 05.

Nhà chức trách địa phương quận hạt Bantul đã yêu cầu Từ Tế cung cấp cứu trợ tại Bệnh Viện RS Baru và 6 địa phương khác.

Rất nhiều cư dân đã rời bỏ khu vực thiên tai Bantul, để lại những người không thể bỏ đi vì nhiều lý do. Với mưa liên tục, mặt đất bùn lầy đã gây trở ngại không ít trong việc cứu tế kể cả việc cứu cấp các nạn nhân đang còn bị chôn vùi đâu đó cũng như việc dựng lên lều trại tạm cư.

Từ Tế hy vọng rằng sự cung ứng phẩm vật cứu trợ nhanh chóng đến khu vực động đất có thể giúp nạn nhân hồi phục từ cơn thiên tai tàn hại càng sớm càng tốt.

Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Hat Cat

Môn học: Chương Trình Ðặc Biệt

Bài học: Lễ Húy Nhật Ngài Trưởng Lão Tịnh Sự


Ðiều Hợp Chương Trình: TT Giác Ðẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Khanh, Tinh Tan, Chanh Hanh (ĐK: Nhi Đo Mai, Mindvox, Sangkhaly (roi room dung gio), Nguon Đuc Hanh, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com/

Người mở room: Mindvox, Hat Cat, Nhi Do Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hat Cat (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk) Mindvox

Người post bài cho Room: Mindvox - NguonĐucHanh - TinhTan - NhiDoMai.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonĐucHanh, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Tinh Tan, NguonDucHanh, NhiDoMai.

Thông báo (nếu có): Xin các Ops nào có Googletalk hoan hỷ nhớ online để truyền thanh cho Chư Tăng khi Net yếu.
Thứ Tư 31 tháng 05, 2006
Chương Trình Ðặc Biệt

LỄ HÚY NHẬT
NGÀI TRƯỞNG LÃO TỊNH SỰ

--oo0oo--

Chương trình chi tiết

1- Lễ Tam Bảo.
2- Lời trình bạch.
3- Tuyên đọc tiểu sử Ngài Tịnh Sự.
4- Ðạo từ của Pháp Sư Giác Chánh.
5- Những suy tư về Ngài Tịnh Sự của các đệ tử.
6- Phước sự hồi hướng.
7- Lời nguyện.
8- Hoàn mãn.
Namo Buddhaya.
--oo0oo--

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2006

Tiểu sử Đức Tịnh Sự Santakicco

(1913-1984)
__________

Ngài TỊNH SỰ, thế danh là VÕ VĂN ĐĂNG, sanh năm 1913 tại xã Hòa Long, Quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp).

Thân phụ của Ngài là cụ Ông VÕ VĂN TỔ, thân mẫu của Ngài là cụ Bà TRẦN THỊ THÔNG.

Ngài được sanh trong một gia đình Nho giáo, với bản chất thông minh, nên vừa Bảy (7) tuổi, Thân phụ Ngài cho học vỡ lòng chữ Nho. Ngài tiếp thu rất lẹ, lãnh hội rất mau. Những người thân tộc vui tánh gọi Ngài là "Thần Đồng Lê Quí Đôn".

Khi Mười Hai (12) tuổi, Ngài vào chùa Bửu Hưng (cùng xã Hòa Long) tu và học Kinh Luật Sa di thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Thấy Ngài quá thông minh nên Thầy của Ngài bấy giờ đặt Pháp danh cho Ngài là HUỆ LỰC.

Lúc Hai Mươi (20) tuổi, Ngài sang Chùa Kim Huê (tại Sa Đéc) tu và học Kinh Luật Tỳ Kheo.

Đến Hai Mươi Lăm (25) tuổi, Ngài về trụ trì Chùa Phước Định ở Chợ Lách.

Khi Ba Mươi (30) tuổi, Ngài sang trụ trì Chùa Viên Giác tại Long Hồ - Vĩnh Long.

Lúc Ba Mươi Lăm (35) tuổi, Ngài sang nước Campuchia (Cao Miên) thọ giới Sa Di tại chùa Kùm-Pung (Treyloko) ở Trà Pét, thuộc Phật Giáo Nam Tông.

Đến Ba Mươi Tám (38) tuổi, Ngài lại sang nước Thái Lan, thọ giới Tỳ Khưu tại chùa Pakkham ở Bangkok. Vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo, nên Vị Thầy tế độ đặt Pháp danh Ngài là TỊNH SỰ. Nơi đây, Ngài đi Đầu Đà (Dhutanga), hành Thiền Chỉ (Samatha), tu Thiền Quán (Vipassana) và học Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma) đến sáu năm bảy tháng mới trở về Việt Nam.

Khi bốn mươi lăm (45) tuổi, Ngài về trụ trì Chùa Viên Giác lại như trước, nhưng bây giờ, Ngài thay đổi hoàn toàn từ hình thức lẫn nội dung, đều theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông. Thời gian trụ trì tại chùa Viên Giác, Ngài dịch Tạng Luật, các bộ A Hàm, dạy Pháp Học Siêu Lý và Pháp Hành Tứ Niệm Xứ.

Lúc Năm Mươi Chín (59) tuổi, Ngài về trụ trì Chùa Siêu Lý tại Sài Gòn. Tại đây, Ngài mở Trường Phật Học - chuyên dạy môn Abhidhamma và dịch các sách giáo khoa Phật học như Vô Tỷ Pháp sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng và Tạng Luận.

Đến Bảy Mươi (70) tuổi, Ngài mới hoàn thành các dịch phẩm nói trên.

Qua năm Bảy Mươi Mốt (71) tuổi, Ngài thọ bệnh tại Chùa Siêu Lý ở Sài Gòn, rồi về Chùa Viên Giác ở Vĩnh Long dưỡng bệnh.

Đêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh kiết lỵ. Đến nữa đêm, Ngài gọi Chư Tăng đến ban lời di huấn và gởi lời sám hối phổ thông đến toàn thể Chư Tăng trong Giáo Hội, rồi gom tâm an trú trong Chánh niệm, Tỉnh giác. Lúc 6 giờ 15 phút, sáng ngày mùng 7 tháng 5 ÂL (nhằm ngày 5 tháng 6) năm 1984, Ngài đang ngồi với Sư Giác Tâm, bỗng Ngài ngước lên nhìn trần nhà và mĩm cười rồi tịch.

Sự nghiệp Đạo pháp của Ngài có thể kể tóm lược như sau :

A. DỊCH PHẨM

1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasan°gini)

2. Bộ Phân tích (Vibhan°ga)

3. Bộ Chất Ngữ (Dhātukāthā)

4. Bộ Nhơn Chế Định (Puggalapaññatti)

5. Bộ Ngữ Tông (Kāthā Vat.t.hu)

6. Bộ Song Đối (Yamakam.)

7. Bộ Vị Trí (Pat.t.hāna)

8. Diệu Pháp Lý Hợp (Abhidhammat.t.hasan°gahā)

9. Vô Tỷ Pháp Sơ Đẳng

10. Vô Tỷ Pháp Trung Đẳng

11. Vô Tỷ Pháp Cao Đẳng

12. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga).

B. TẠO TỰ

- Chùa Viên Giác

- Chùa Pháp Độ

- Chùa Long Linh

- Chùa Trúc Lâm

- Chùa Giác Phước

- Chùa Siêu Lý (Vĩnh Long, Sài Gòn)

- Chùa Thiền Quang I

- Chùa Thiền Quang II

- Chùa Tứ Phương Tăng …

C. TẠO TĂNG

Ngài cho xuất gia hằng trăm Vị Tăng Sư. Vị Đệ tử đầu tiên là Sư Hòa Thiện, Vị Đệ tử cuối cùng là Sa di Chánh Tâm.

Sự ra đi của Ngài đã để lại cho toàn thể Tăng Tín đồ một niềm kính tiếc vô biên.

Xưng tán Tăng Bảo

Hòa hợp chúng Tăng Già thanh tịnh
Ðức vô song tứ thánh sa môn
Thừa hành di giáo Thế Tôn
Ðời đời tương tục bốn phương phổ hoằng
Từ quá khứ vô vàn Tăng Chúng
Ở tương lai vô lượng thánh hiền
Hiện tiền Tăng Bảo phước điền
Con xin kính lễ gieo duyên Niết bàn

Bậc diệu hạnh thinh văn Thích Tử
Bậc trực hạnh pháp lữ thiền gia
Bậc như lý hạnh Tăng Già
Bậc chơn chánh hạnh dưới tòa Thế Tôn
Thành đạo quả bốn đôi tám chúng
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm
Cung nghinh kính lễ một niềm
Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian

Tăng là nơi nương nhờ tối thượng
Cho chúng con vô lượng an lành
Qui y Tăng Bảo tịnh thanh
Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên
Gieo năm vóc trọn niềm sám hối
Những sở hành lầm lỗi vô minh
Từ thân khẩu ý khởi sanh
Ngưỡng mong Tăng Bảo đức lành từ dung (lạy)

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Karuna

Tri chúng điền khuyết: Nhi Đo Mai

Môn học: Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: PHẬT GIÁO MANG LẠI HÒA BÌNH

Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Dharma10, Anitya, Nguon Duc Hanh, Nhu Phuc) http://baidocmc.blogspot.comhttp://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): Xin các Ops nào có Googletalk hoan hỷ nhớ online để truyền thanh cho Chư Tăng khi Net yếu.
Lớp Phật Pháp Phổ Thông

PHẬT GIÁO MANG LẠI HÒA BÌNH
______________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát Yếu: Những điểm chính


- Con người không có hòa bình do tâm ô nhiễm, sân hận và chiến tranh khởi đầu bằng sự ác tâm và cố ý làm hại kẻ khác.

- Giáo pháp trong Đạo Phật lấy tình thương xóa bỏ hận thù, lời khuyên của Đức Phật: "Sân hận không chấm dứt được sân hận, chỉ có tình thương mới chấm dứt được sân hận". (Kinh Pháp Cú)

- Hòa Bình được thể hiện bằng sự khoan dung và từ bi trong Đạo Phật. Các Quốc gia nên tương trợ lẫn nhau trong tình hữu nghị.

II. Nội dung chính

TẠI SAO KHÔNG CÓ HÒA BÌNH ?


Con người đã quên đi mình có một trái tim. Con người quên là nếu đối xử tốt với đời, thì đời sẽ đối xử tốt lại với mình.

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều mâu thuẫn thật lạ lùng Một mặt, con người sợ chiến tranh; mặt khác, họ lại chuẩn bị chiến tranh đến điên cuồng. Họ sản xuất thừa thãi nhưng lại phân phát bỏn xẻn. Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập sau những kinh hoàng của Thế Chiến Thứ Hai, những nhà lãnh đạo các quốc gia đã tập hợp lại ký bản hiến chương mà học cùng đồng ý là nên có lời mở đầu như sau: "Vì chiến tranh khởi đi nơi tâm con người, thì chính cũng từ tâm con người phải nên xây dựng thành trì bảo vệ hòa bình "Chính ngụ ý này đã âm vang trong câu kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú như sau:

"Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm chủ tâm tạo tác
Nói năng hay hành động với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta, như xe theo vật kéo".

Tin rằng cách duy nhất chống lại sức mạnh bằng cách dùng nhiều sức mạnh hơn nữa đã dẫn đến sự tranh đua vũ khí giữa những cường quốc. Và sự leo thang vũ khí chiến tranh đã mang nhân loại đến bên bên bờ tự hủy diệt hoàn toàn. Nếu ta không làm gì cho việc này, cuộc chiến tranh kế tới sẽ sẽ là ngày tận thế cho cả kẻ thắng lẫn người bại: sẽ chỉ toàn là xác chết mà thôi.

"Sân hận không chấm dứt được sân hận, chỉ có tình thương mới chấm dứt được sân hận". Đó là lời khuyên của Đức Phật cho những ai ban truyền chủ nghĩa thù địch và ác tâm, cho những ai đẩy nhân loại vào chiến tranh và nội loạn chống phá lẫn nhau. Nhiều người nói rằng lời khuyên đem ân trả oán của Đức Phật không thể nào áp dụng được. Hiện nay, đó là phương pháp đúng duy nhất để giải quyết bất cứ khó khăn nào. Đức Đại Đạo Sư chủ trương phương pháp này do từ kinh nghiệm của chính Ngài. Vì chúng ta kiêu ngạo và ích kỷ, không thích lấy ân trả oán, nghĩ rằng công chúng có thể coi chúng ta là người hèn nhát. Cũng có một số người nghĩ rằng tử tế và hiền lành là nhu nhược, không "hùng"! Nhưng có hại gì đâu nếu chúng ta giải quyết các khó khăn, và đem hòa bình và hạnh phúc bằng cách áp dụng thái độ có văn hóa này, và bằng sự hy sinh tính cao ngạo nguy hiểm của chúng ta ?

Ta phải thể hiện lòng độ lượng nếu muốn có hòa bình trên trái đất này. Sức mạnh và áp bức chỉ tạo thêm cố chấp mà thôi. Muốn xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa nhân loại, mỗi và mọi người trước tiên phải học những cách thức dẫn đến dập tắt sân hận, tham lam và si mê, gốc rễ của những năng lực tội lỗi. Nếu con người có thể nhổ hết gốc rễ những sức mạnh tội lỗi ấy thì khoan dung và hòa bình sẽ tới trên trái đất đầy biến động này.

Ngày nay những tín đồ của Đấng từ bi nhất, có bổn phận đặc biệt là phải xây dựng hòa bình trên thế giới, và làm gương cho những người khác theo lời dạy của Vị Đạo Sư mình: "Ai cũng run sợ trước hình phạt; ai cũng sợ chết; lấy ta suy ra lòng người, ta không nên giết hại và cũng chẳng nên gây ra giết hại ". (Kinh Pháp Cú, Câu 129)

Hòa Bình lúc nào cũng có thể đạt được. Nhưng con đường đến hòa bình không chỉ do cầu nguyện và nghi lễ. Hòa bình là kết quả của sự hòa hợp giữa người với đồng chủng, với môi trường chung quanh. Hòa bình áp dụng bằng võ lực không phải là một hòa bình trường cửu. Đó chỉ là khoảng giữa của cái mâu thuẫn tham dục vị kỷ và những điều kiện thế gian. Hòa bình không thể hiện hữu trên trái đất này nếu không thực hành hạnh khoan dung. Muốn khoan dung, ta không được để lòng sân hận và ganh ghét chế ngự tâm ý ta. Đức Phật dạy: "Không có kẻ thù nào làm hại ta bằng chính những tư tưởng tham dục, sân hận và ganh ghét của mình". (Kinh Pháp Cú, Câu 42)

Phật Giáo là một tôn giáo quảng đại vì Phật Giáo giảng dạy một cuộc sống biết kiềm chế. Phật Giáo dạy một cách sống căn cứ không trên luật lệ mà trên những nguyên lý. Tâm con người quá gian trá đến nỗi họ không chịu chấp nhận nhược điểm của mình. Họ luôn cố gắng bào chữa để chứng minh hành động của mình, tạo ảo tưởng mình vô tội. Nếu con người thực sự muốn tự do, con người phải can đảm thừa nhận những khuyết điểm của mình. Đức Phật dạy:

"Tìm thấy lỗi người thì dễ, nhưng tìm thấy lỗi mình thì quả là khó". (Vì Sao Tin Phật)

CÓ BIỆN HỘ CHO CHIẾN TRANH ĐƯỢC KHÔNG ?

Sự khác biệt giữa một trận ẩu đả và một cuộc chiến tranh hay khác biệt giữa hai nhóm người chỉ ở nơi mặt tổ chức.

Mặc dầu loài người đã khám phá và phát minh nhiều thứ rất quan trọng, nhưng họ cũng đạt nhiều tiến bộ vĩ đại về phá hoại đồng loại mình. Đó là lý do tại sao nhiều nền văn minh đã hoàn toàn bị xóa bỏ trên trái đất này. Con người hiện đại đã trở nên tinh vi trong nghệ thuật và kỹ thuật chiến tranh mà hiện nay chỉ trong vài giây có thể làm cho toàn thế giới thành đống tro tàn. Thế giới đã trở thành kho chứa vũ khí quân sự, kết quả của cái trò chơi gọi là "Ưu Thế Quân Sự".

Con người không nên để bản năng hiếu chiến thúc đẩy. Con người nên duy trì những giáo huấn đức hạnh của các vị đạo sư tôn giáo và thể hiện công bằng trong luân lý để có thể phát triển hòa bình. Công thức về hiệp ước, công ước và hòa bình đã được áp dụng, và cả triệu lời của không biết bao nhiêu các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới tuyên bố rằng đã tìm thấy con đường để duy trì và xúc tiến hòa bình trên trái đất. Nhưng với tất cả những nỗ lực, họ vẫn không thành công trong việc loại bỏ mối đe dọa nhân loại. Lý do là chúng ta đã thất bại trong việc giáo dục giới trẻ để chúng hiểu biết và kính trọng tinh thần phục vụ vị tha và hiểu được cái nguy hiểm của sự vị kỷ. Để bảo đảm hòa bình thực sự, chúng ta phải sử dụng mọi phương pháp có thể có được của chúng ta để giáo dục giới trẻ thể hiện tình thương, thiện chí, và khoan dung với người khác. (Vì Sao Tin Phật)

THÁI ĐỘ NGƯỜI PHẬT TỬ


Nếu mọi người đều theo lời khuyên của Đức Phật, không có lý do nào để chiến tranh có thể xẩy ra trên thế giới này. Bổn phận của mọi người có văn hóa là phải tìm mọi đường lối và phương cách giải quyết những tranh chấp trong đường lối hòa bình, mà không cần phải tuyên chiến để giết hại đồng loại.

Hòa bình chỉ có thể đạt được khi tất cả các quốc gia muốn cùng nhau chia sẻ và chia sẻ hợp lý, người giàu giúp người nghèo, người khỏe giúp người yếu, như vậy tạo tình thiện chí quốc tế. Chỉ khi những điều kiện trên đây có được, chúng ta mới có thể hình thành một thế giới không chấp nhận chiến tranh. Cuộc chạy đua vũ khí điên rồ phải chấm dứt! Hãy nỗ lực xây dựng trường học thay vì chiến hạm, bệnh viện thay vì vũ khí hạch nhân. Tiền bạc và mạng sống con người mà bao nhiêu chính phủ đã đổ ra trên bãi chiến trường phải được chuyển hướng vào công cuộc kiến thiết kinh tế nâng cao mức sống con người.

Thế giới không thể có hòa bình cho đến khi nào con người và các quốc gia từ bỏ những tham muốn vị lợi, xóa tan được óc kiêu ngạo về giống nòi, và nhổ tận gốc rễ khát vọng ích kỷ để chiếm đoạt sở hữu và quyền uy. Của cải không bảo đảm hạnh phúc. Chỉ tôn giáo mới mong ảnh hưởng được sự chuyển hóa thiết yếu cho con tim nhân loại và thực hiện giải trừ vũ trang đúng nghĩa đối với tâm ý con người.

Tất cả tôn giáo đều dạy ta không được giết hại; nhưng bất hạnh thay giới luật quan trọng này bị lờ đi vì phương tiện. Ngày nay, với vũ trang tân tiến, con người có thể sát hại cả triệu nhân mạng trong một giây, nhiều hơn những bộ lạc cổ xưa chém giết nhau trong một thế kỷ.

Bất hạnh thay nhiều nguời trong trong nhiều xứ đã mang các nhãn hiệu, khẩu hiệu, biểu ngữ tôn giáo lại vào chiến trường. Họ không hiểu rằng họ đang làm ô nhục danh nghĩa đẹp đẽ của tôn giáo. Đức Phật nói " Này các Thầy, do tham dục, quốc vương đánh nhau với quốc vương, hoàng tử với hoàng tử, thầy tu với thầy tu, công dân với công dân, mẹ tranh cãi với con, con tranh cãi với cha, anh em với anh em, anh với chị, em gái với anh trai, bạn với bạn ". (Trung Bộ Kinh).

Chúng ta có thể sung sướng nói rằng trong 2500 qua chưa bao giờ người con Phật gây ra xích mích hay xung đột trầm trọng dẫn đến chiến tranh dưới danh nghĩa của tôn giáo này. Đó là kết quả tích cực của đặc tính năng động về quan niệm khoan dung bao hàm trong Phật Pháp. (Vì Sao Tin Phật)

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO HÒA BÌNH CHỦ NGHĨA ?

Theo bản chất của Phật giáo mà nói, dựa vào lịch sử Phật giáo mà nói thì Phật giáo là tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất. Phật giáo chủ trương thuyết từ bi. Từ là đem lại cái vui cho mọi người, mọi chúng sinh. Bi là cứu khổ cho mọi người, mọi chúng sinh. Trong thực tiễn của thuyết từ bi thì không thấy có người nào đáng giận đáng ghét, mà chỉ có người đáng thương, đáng yêu. Vì vậy, Phật tử xem chiến tranh là chuyện tàn nhẫn hết sức. Phật tử thà hy sinh, cống hiến sinh mạng của mình để cảm hóa kẻ cường bạo, giành lấy hòa bình, còn hơn là chấp nhận chiến tranh. (Phật Giáo Chính Tín)

III. Câu đố

1. Nhân loại nói nhiều về hòa bình nhưng thường tạo nên chiến tranh. Ðiều này xảy ra bởi vì:


a. Con người vốn không thành thật khi nói về hòa bình
b. Người ta thành thật mong cầu hòa bình nhưng nguyện vọng đó không thực tế
c. Phiền não phải được giảm thiểu hay đoạn diệt do tu tập chứ không thể chi có hoàn cảnh xã hội
d. Chiến tranh là một nhu cầu cần thiết để xã hội phát triển.

2. Sống hòa bình theo tinh thần của người Phật tử có nghĩa nào dưới đây:

a. Sống với lòng từ
b. Xử thế với tinh thần bất hại
c. Không tạo ác nghiệp bằng cách gìn giữ năm giới
d. Cả ba điều trên.

3. Có câu "Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh" đối với người Phật tử có hợp lý không ?

a. Rất hợp lý. Là một kẻ yếu đuối khó xây dựng điều gì ? Nhất là bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài
b. Phi lý. Hận thù không diệt được hận thù
c. Hợp lý. Chuẩn bị chiến tranh là cách ngăn ngừa kẻ địch. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
d. Vô lý. Con người khi có sức mạnh trong tay thường bị cám dỗ để sử dụng sức mạnh.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2006


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học: Thanh Tịnh Đạo - Phần Thứ Năm: ÐỊNH - QUÁN BẤT TỊNH NHỮNG ĐỀ MỤC KHÁC
Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Dharma10, Bich Thu, Tinh Tan, Hat Cat, Gioi Huong (tin tức). (ĐK: Sangkhaly (rời room đúng giờ), Nguon Duc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu).
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk & Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2006

Lớp Thiền Học

THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOÁT YẾU

(Trích dẫn tài liệu do TT Thích Phước Sơn biên soạn)

PHẦN THỨ HAI - ÐỊNH (tiếp theo)


--ooOoo--

CHƯƠNG VI

ÐỊNH - QUÁN BẤT TỊNH
______________

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Quán bất tịnh là pháp quán mười đề mục bất tịnh trong 40 đề mục thiền quán gồm: Thây phình trướng, thây bầm xanh, thây máu mủ, thây nứt nẻ, thây thú ăn, thây phân lìa, thây rã rời, thây chảy máu, thây sâu đục, bộ xương.

II. Nội dung bài học

1. Ðịnh nghĩa tổng quát

Theo luận chủ, 10 thứ bất tịnh nơi thây chết không còn thần thức được kể như sau: 1. Tướng phình trương; 2. Tướng xanh bầm; 3. Tướng máu mủ; 4. Tướng nứt nẻ; 5. Bị gậm nhấm; 6. Bị rã rời; 7. Bị phân tán; 8. Bị chảy máu; 9. Bị trùng ăn; 10. Tướng bộ xương. (Ch. III, 105)

2. Tướng phình trương

Khi một thiền giả muốn tu tập phép quán bất tịnh về một tử thi phình trương, cần phải thọ giáo với một vị thầy am tường về đề tài này. Lúc đi đến bãi tha ma hay nơi có tử thi, hành giả phải thưa với một vị thượng tọa hay một tỳ kheo khác biết việc mình làm, và nên đi theo chiều xuôi gió để tránh hôi thối làm cho mình nôn mửa. Tử thi thích hợp phải là tử thi của người cùng phái. Vì nếu thi thể của một phụ nữ thì không thích hợp cho một hành giả phái nam. Thậm chí, nếu thây mới chết, nó còn có thể trông đẹp nữa là khác, và do đó có thể nguy hiểm cho đời sống phạm hạnh. Khi đã đến nơi, hành giả phải đứng đối diện với tử thi ở một khoảng cách vừa tầm nhìn rõ, không xa quá, cũng không gần quá. Thế rồi, hành giả chú tâm trên đối tượng ấy với các yếu tố: 1/ Theo màu sắc của nó; 2/ Theo đặc điểm của nó; 3/ Theo hình dáng; 4/ Phương hướng; 5/ Ðịnh xứ; 6/ Giới hạn của nó. Nhưng nếu quán tưởng theo các cách trên mà tợ tướng không xuất hiện, thì hành giả nên quán tưởng theo 5 cách khác nữa: 7/ Những khớp xương; 8/ Những chỗ mở ra; 9/Những chỗ lồi; 10/ Những chỗ lõm; 11/ Xung quanh 4 phía. Theo những cách này, hành giả chú tâm vào tử thi, thầm nhủ: "Tướng phình trương, tướng phình trương", cho đến khi nào hình ảnh tử thi hiện rõ trong tâm hành giả. Nếu tướng ấy vẫn chưa hiện rõ, hành giả phải lập đi lập lại nhiều lần: "Bất tịnh là tướng phình trương, bất tịnh là tướng phình trương", và nhắm mắt lại tưởng đến tướng ấy cho đến khi nào tướng ấy hiện ra trước mắt, dù hành giả mở mắt nhìn hay nhắm mắt quán.

Khi hành giả luyện tập đến độ nhuần nhuyễn, tợ tướng sẽ khởi lên, và khi luyện tập tâm đối với tợ tướng, hành giả sẽ đắc định an chỉ. Khi đã vững chắc với an chỉ, hành giả tu tập tuệ giác và đắc quả A la hán.

Tướng tử thi phình trương được tu tập như trên thì các tướng bầm xanh v.v... cũng áp dụng tương tự như thế, chỉ cần đổi danh từ "phình trương" bằng danh từ thích hợp với tình trạng tử thi mà mình đang quán tưởng.

3. Bàn tổng quát

Một người đã đắc thiền nhờ bất cứ pháp quán bất tịnh nào trên đây thì thoát khỏi tham dục. Vì khi tâm đã được tập trung vào đề mục quán tưởng thì không còn chú ý đến các đối tượng bên ngoài.

Khi khảo sát bản tính của từng người để tìm một pháp quán bất tịnh thích hợp, ta thấy như sau: Tướng thây phình trương thích hợp cho mẫu người tham hình dáng, vì nó làm hiện rõ sự xấu xí của hình dáng tử thi. Thây bầm xanh thích hợp cho vị nào tham màu da, vì nó hiện rõ sự xấu xí dị hình của màu da. Thây có mủ thích hợp cho một người tham mùi thơm toát ra từ thân thể ướp hương, vì vết thương này làm hiện rõ mùi thối tha liên hệ đến thân thể. Thây bị chặt thích hợp cho một người tham sự chắc chắn của thân thể, vì nó làm hiện rõ những lỗ hổng trong thân. Thây bị gặm nhấm thích hợp cho một người tham sự tích tụ của thịt ở những thân phần như bộ ngực, vì nó làm hiện rõ sự tích tụ thịt đi đến tan rã. Thây rã rời thích hợp cho một người tham dáng kiều diễm của tay chân, vì nó làm hiện rõ tay chân bị rã rời như thế nào. Thây phân tán thích hợp cho một người tham toàn bộ một thân hình đẹp, vì nó làm hiện rõ sự phân tán và đổi khác của toàn bộ thân thể. Thây chảy máu thích hợp cho một người tham cái vẻ yểu điệu do đồ trang sức, vì nó làm hiện rõ vẻ ghê tởm của thây chết cả mình đầy máu. Thây bị trùng ăn thích hợp cho một người tham sở hữu thân thể, vì nó làm hiện rõ thân này là chỗ ở của nhiều loại trùng bọ. Một bộ xương thích hợp với người tham răng đẹp, vì nó làm hiện rõ tính cách ghê tởm của những cái xương trong cơ thể. Ðây là cách phân loại bất tịnh có 10 thứ tùy theo tính tham.

Pháp quán bất tịnh này chỉ ở trong phạm vi Sơ thiền, Nhị thiền và những thiền khác không có. Mặc dù đối tượng này đáng ghê tởm, nhưng nó lại là một động cơ khích lệ cho những người bị sự bức bách của các triền cái, họ có thể quyết tâm tuyên bố: "Chắc chắn bằng cách này ta sẽ thoát khỏi già chết". Tác dụng của pháp quán này cũng giống như thuốc xổ đối với một người đau bụng.

Tuy pháp quán bất tịnh này được chia thành 10 loại, nhưng đều có cùng một đặc tính, đó là trạng thái không sạch, hôi hám, đáng ghê tởm. Không những tử thi mới gọi là bất tịnh, mà một xác sống cũng mang đầy đủ tính chất bất tịnh như một xác chết, chỉ khác một điều là tính chất bất tịnh nơi xác sống không được rõ rệt, vì nó may mắn được che dấu dưới những lớp trang sức khả ái.

Ðây là bản chất đích thực của thân xác: Nó là sự tích tụ của hơn 300 cái xương được nối lại với nhau bởi 180 khớp dính liền nhờ 900 cái gân, trét đầy khắp với 900 miếng thịt, được bọc bằng lớp da trong ẩm ướt, bao ngoài với lớp da có những lỗ rải rác đó đây, luôn luôn tiết ra như một cái bình dầu mà trong đó cả một tập thể vi trùng cư trú. Ðó là cái nhà của tật bệnh, nền tảng của những trạng thái đau khổ, luôn luôn rỉ ra từ 9 lỗ như một ung nhọt kinh niên. Nơi 2 con mắt ghèn chảy, nơi 2 lỗ tai thì cứt ráy, từ 2 lỗ mũi là nước mũi, từ miệng là thức ăn, mật, đàm, máu; từ 2 lỗ bài tiết bên dưới là phân và nước tiểu, và từ 99. 000 lỗ chân lông tiết ra một chất mồ hôi vô vị, với ruồi nhặng bu quanh. Cái thân xác này, nếu không được tắm rửa, chăm sóc, khoác y phục bên ngoài, thì xét về tính chất đáng tởm, một ông vua cũng không khác gì người hốt rác. Nhưng nhờ đánh răng, súc miệng, nhờ thoa ướp bằng những hương hoa mà nó biến thành một trạng thái được xem là tôi và của tôi. Cứ thế, đàn ông say đắm đàn bà, đàn bà say đắm đàn ông, mà không nhận thức cái thực chất dơ bẩn của cơ thể được che đậy bằng những trang sức mong manh. Trong ý nghĩa tối hậu thật không có một chỗ nào trên thân xác, dù nhỏ như hạt bụi, đáng để mà tham đắm.

Khi có một mẫu nhỏ nào nơi thân xác như tóc, lông, răng, móng rơi ra, thì người ta sẽ không dám động tới, mà còn cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã, ghê tởm. Vậy mà, khi chúng còn ở trong thân xác - thì mặc dù vẫn đáng ghê tởm - người ta lại xem là dễ chịu, đáng ham muốn, trường cửu, khả ái, tự ngã v.v.... Bởi vì bị trùm kín trong màn tối vô minh, bị nhuốm đầy tham ái đối với tự ngã, mà người ta đã nhận thức sai lạc như thế. Chẳng khác chi con chồn già trông thấy cái hoa đỏ trên cây mà tưởng lầm là miếng thịt:

"Xưa có con chồn già
Thấy cây rừng trổ hoa
Vội vàng chạy đến, nghĩ:
Ðây thịt, cây sinh ra !

Chồn ta nhai hoa rụng
Chả thấy nước nôi gì
Tưởng thịt trên cây khác
Thịt rụng có ngon chi."

Thế nhưng, người trí sẽ quán sát thân này như sau:

"Thân xác thối tha này
Như phân, như nhà xí
Khó ưa với người trí
Nhưng kẻ ngu say mê.

Như vết thương chín lỗ
Bọc trong lớp áo da
Rỉ bất tịnh mọi chỗ
Uế khí, mùi bay xa."

Do vậy, một tỳ kheo có khả năng nên nắm lấy bất cứ tướng bất tịnh nào khi thấy chúng hiển lộ, để làm một đề mục thiền quán, hầu đạt đến định tâm.

No. 0964 NEW (Hạt Cát dịch)

Nam Dương: Ngôi chùa lớn nhất thế giới

thoát được cơn địa chấn


YOGYAKARTA, Indonesia - May 27, 2006 -- Ngôi chùa Borobudur, một ngôi đền Phật Giáo lớn nhất trên địa cầu, đã không bị ảnh hưởng bởi cơn động đất tàn phá kinh khủng ở mức 6.2 độ khiến hơn 3000 người tử vong hôm thứ Bảy, viên chức địa phương cho biết như trên.

Với một khối tổng thể huyền thạch trông xấu xí, ngôi chùa Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 7 bởi triều đại Syailentra thuộc tộc Javanese, là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhất với hàng triệu du khách thăm viếng mỗi năm.

Tọa lạc cách cố đô Yogyakarta khoảng 25 km về hướng Tây Bắc, thành phố bị cơn địa chấn quét qua khiến bị hư hại nặng nhưng ngôi chùa Borobudur thì thoát khỏi tầm ảnh hưởng của cơn địa chấn.

Nhưng một số nhiều ngôi đền khác trong tổng thể ngôi chùa Prambanan, cách 22 dặm về phía đông nam thì bị thiệt hại nặng nề, một viên chức cảnh sát địa phương và giới truyền thông cho biết như trên nhưng không nói rõ là mức thiệt hại là bao nhiêu.

Borobudur đã bị lãng quên hàng thế kỷ, lý do bị lãng quên hãy còn nằm trong vòng bí mật, và nó bị lớp này chồng lên lớp nọ với tro núi lửa và rừng rậm bao phủ cho đến khi được khám phá bởi Sir Thomas Stamford Raffles trong thời gian nước Anh chiếm đóng đảo Java, một trung tâm văn hóa của Nam Dương hiện đại.

Một công trình tái tạo lớn lao đã được thực hiện hồi năm 1970 dưới sự yểm trợ và hướng dẫn của cơ quan UNESCO.

Chùa Prambanan được xây dựng vào năm 850 trước Công nguyên, là ngôi chùa Ấn giáo lớn nhất tại Nam Duong. Không lâu sau khi được xây dựng thì nó cũng bị bỏ quên và bắt đầu bị xuống cấp. Chùa Prambanan cũng là một địa điểm thuộc Di Sản Văn Hóa Liên Hiệp Quốc.

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: SC Diệu Tịnh

Tri chúng điền khuyết: Dieu Quang

Môn học: Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bài học: Bốn loại mưa và bốn loại người

Giảng Sư Chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TC đk, Minh Lạc, Giới Hương, Sangkhaly, Tri Đat (ĐK: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, Tieu Long Nu) http://bandieuhanh.blogspot.com & http://baidocmc.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya, Diệu Quang, Hạt Cát

Người hoan chuyen bài cho Room: Dieu Quang, Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Dieu Quang, Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Dieu Quang, Hat Cat, Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk).

Trực room (op): TC dk & NguonDucHanh, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2006

Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bốn loại mưa và bốn loại người
______________

Giảng sư: ĐĐ Tuệ Quyền

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Đức Thế Tôn thuyết về bốn loại mưa tượng trưng cho bốn hạng người:

- Có sấm không có mưa là người có nói, không có làm.

- Có mưa không có sấm là người có làm, không có nói.

- Không có sấm cũng không có mưa là người không có nói, không có làm.

- Có sấm và có mưa là người có nói và có làm.

II. Nội dung chính

Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anāthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này. Thế nào là bốn ? Có sấm, không có mưa; có mưa, không có sấm; không có sấm, cũng không có mưa; có sấm và có mưa. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví dụ với các loại mây mưa này, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn ? Hạng người có sấm, không có mưa; hạng người có mưa, không có sấm; hạng người không có sấm, không có mưa; hạng người có sấm và có mưa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có sấm, không có mưa ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói, không có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có sấm không có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây có sấm, không có mưa ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có mưa, không có sấm ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có làm, không có nói. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có mưa, không có sấm. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây chỉ có mưa, không có sấm ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người không có sấm, cũng không có mưa ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không có nói, không có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không có sấm, không có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây không có sấm, không có mưa ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người có sấm và có mưa ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói và có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có sấm và có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây có sấm và có mưa ấy, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, hạng người này giống như ví dụ ấy.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người giống như các loại mây này có mặt, hiện hữu ở đời. (Tăng Chi Bộ Kinh - Chương 4 Pháp - Phẩm XI Mây Mưa).

III. Đố vui:

1. Câu tục ngữ "mười voi không được bát nước xáo" chỉ cho hạng người nào dưới đây ?

a. Người có sấm, không có mưa
b. Người có mưa, không có sấm
c. Người không có sấm, không có mưa
d. Người có sấm và có mưa.

2. Hạng người không có sấm, không có mưa hay là người không có nói cũng không có làm có thể được xem là người theo tinh thần “vô vi” của Lão Tử chăng ?

a. Được, vì “vô vi” tức là không làm gì hết
b. Được, vì hạng người này không làm ích lợi gì cho ai
c. Không, vì tinh thần “vô vi” của Lão Tử không có nghĩa tiêu cực, thụ động
d. Không, vì tinh thần “vô vi” của Lão Tử là “vô vi nhi vô bất vi” tức là không làm mà làm tất cả”.

3. Tâm duy tác (kiriyacitta) của một vị A la hán có thể xem là “có làm mà không có nói” chăng ?

a. Có, vì “duy tác” có nghĩa đen là “chỉ là hành động”
b. Có, vì các bậc thánh thích sự yên tĩnh
c. Không, vì bậc thánh A la hán không còn bị “trầm không trệ tịch”
d. Không, vì tâm duy tác vẫn có thể sinh khởi khi các bậc thánh A la hán hành động nói năng.

No. 0962 NEW (Hạt Cát dịch)

Thượng viện Hoa Kỳ trao tặng

huy chương vàng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

Fri May 26, 10:42 AM ET

WASHINGTON (AFP) -- Thượng Viện Hoa Kỳ đã chấp nhận đề nghị trao tặng một Huy Chương Vàng Danh Dự đến cho vị lãnh đạo tâm linh lưu vong Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, các nhà lập pháp cho biết như trên.

Giải thưởng huy chương này dành tặng cho các lãnh đạo quân đội, nó cũng đã được tặng cho những cá nhân khác nhau như Cựu Thủ Tướng Anh Quốc Sir Winton Churchill, Ðức Giáo Hoàng Pope John Paul II, Mẹ Teresa và lãnh tụ đấu tranh Phi Châu Nelson Mandela.

Huy chương được trao tặng cho Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trong danh nghĩa “công nhận một sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, hòa hợp, nhân quyền, bất bạo động và từ bi trải rộng khắp thế giới”, căn cứ theo một đạo luật chiếm ưu thế trong lưỡng đảng Thượng Viện.

Dự luật tương tự cũng đã được đệ trình lên Hạ Viện. Theo luật lệ, loại huy chương danh dự này đòi hỏi sự ủng hộ của ít nhất hai phần ba thành viên của cả Thượng lẫn Hạ Viện trước khi được tổng thống ấn ký.

“Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã tranh đấu trong nửa thế kỷ cho những đời sống tốt đẹp hơn của người dân Tây Tạng – với võ trang chỉ có lòng từ bi, can đảm và sức thuyết phục”. Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Dianna Feinstein từ California, người đề xuất dự án.

“Với sự nghiệp như thế , Ngài là một ánh đèn soi sáng cho tất cả những ai đấu tranh cho dân chủ trên khắp thế giới”

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, người nhận được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1989 vì công cuộc đấu tranh mang lại tự do dân chủ cho dân tộc của Ngài. Chạy khỏi Tây Tạng năm 1959, Ngài thiết lập một văn phòng chính phủ lưu vong tại đồi Dharamsala, Ấn Ðộ và cật lực truyền bá Phật Giáo Tây Tạng đến các quốc gia Tây Phương.

Bắc Kinh gần đây đã tỏ ra nhượng bộ ít nhiều và ngỏ ý nếu Ngài chịu từ bỏ hoàn toàn ý định dành độc lập cho dân Tây Tạng thì Trung Quốc sẽ cho phép Ngài trở về thăm quê hương.

Tổng thống Bush của Hoa Kỳ, người từng gặp gỡ Ðức Ðạt Lai tại Bạch Cung hồi tháng 11 năm ngoái, vẫn thường đưa thỉnh cầu của dân Tây Tạng với lãnh tụ Trung Quốc, nói rằng nhà lãnh đạo tâm linh vốn không đòi hỏi cho một Tây Tạng độc lập.
No. 0965 NEW Tiểu Ký (Báo Người Việt)

Thiền Sư Nhất Hạnh ký hợp đồng

phim “Ðường xưa mây trắng”

mà không lấy tiền bản quyền!

Friday, May 26, 2006

Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy báo chí loan tin về đại Hội Ðiện Ảnh Cannes (Pháp Quốc), ngày 23 Tháng Năm, 2006 có đăng hình Thiền Sư Nhất Hạnh và các vị đệ tử đứng tươi cười, đằng sau là hình các tài tử, đạo diễn v.v.. quần áo lộng lẫy. Tăng đoàn đã được mời tới Cannes trong buổi công bố việc ký kết hợp đồng cho phép làm phim về cuộc đời Ðức Phật dựa trên cuốn Ðường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn phim sẽ do một nhà tư bản Ấn Ðộ, ông Bhupendra Kumar Modi, bỏ vốn. Nhưng chưa có báo nào nói về hợp đồng lạ lùng giữa Thiền Sư Nhất Hạnh và nhà đầu tư B.K. Modi, vì tác giả không lấy tiền bản quyền.

Ðây là một hợp đồng rất đặc biệt vì không những tác giả Nhất Hạnh không nhận tiền bản quyền như thông lệ, vị thầy tu già 81 tuổi chỉ đòi hỏi một điều kiện - có lẽ duy nhất trong lịch sử phim ảnh thế giới: Từ người bỏ vốn (ông B.K. Modi), đến giám đốc sản xuất, người viết phim, phân cảnh, cho tới các tài tử, tất cả phải dự một khóa tu tập cùng thiền sư và tăng đoàn Làng Mai (tại làng hay tại một tu viện của Làng Mai, hoặc ở Pháp, hoặc ở Hoa Kỳ (California, Vermont) hay ở Việt Nam, nếu tình cờ thiền sư có mặt ở xứ nào đúng thời gian mà nhóm làm phim đã chọn xong người, muốn tới thực tập.)

Riêng ông giám đốc sản xuất Michel Shane (từ Hollywood) và người viết phân cảnh (script writer) từ cuốn Ðường Xưa Mây Trắng sẽ phải tới Làng Mai ở hai tuần lễ để biên soạn và đưa tác giả duyệt ngõ hầu diễn tả đúng với của ý của người viết cuốn sách. Michel Shane cho báo chí biết ông muốn làm cuốn phim thành một thiên “anh hùng ca vĩ đại.” Thiền Sư Nhất Hạnh đề nghị nhóm người thực hiện cuốn phim sẽ sinh hoạt với tăng đoàn Làng Mai như một gia đình lớn, tập hạnh lắng nghe và dùng ái ngữ để thông đạt những ý kiến bất đồng nếu có. “Khi có thể hiểu nhau, thương nhau và chung sức làm phim, chúng ta mới có thể cống hiến cho thế hệ tương lai những tuệ giác của Bụt, Buddha.”

Mong ước của tác giả Nhất Hạnh là các tài tử có cơ hội học được hạnh đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười trong ý thức chánh niệm và đạt được một chút thực chất của hiểu biết, thương yêu thấm nhuần trong lòng họ. Như vậy, khi đóng vai Bụt hay các nhân vật chung quanh ngài, các tài tử có thể thực sự biểu lộ được uy nghi, chánh niệm và lòng từ ái, chứ không chỉ đóng “giả bộ” là diễn tả được cách hành xử của người tu (pretend to be mindful, compassionate, pretend to respect fine manners). “Mấy người viết truyện phim, đạo diễn, người điều hành v.v.. cũng cần có những phẩm chất tu tập trong họ mới có thể đóng góp về phương diện này cho công trình thực hiện cuốn phim.” Vì vậy, cả đoàn người làm phim sẽ phải vừa tu tập vừa thực hiện công tác nghệ thuật này.

Modi rất đồng ý với Thiền Sư Nhất Hạnh về điểm này. Ông cũng có ý làm một phim về cuộc đời Ðức Phật để nhân loại nhìn vào tấm gương “từ bi trí tuệ” của ngài mà giảm được các khổ đau, bớt chiến tranh, khủng bố.

Nhà tỷ phú Ấn Ðộ B.K. Modi đã có ý định làm một phim về Ðức Phật từ 17 năm nay, theo lời ông nói. Ông đã bái yết Ðức Ðạt Lai Lạt Ma để thỉnh ý, cũng như đã tham khảo nhiều Phật tử khác, người Ấn Ðộ cũng như người ngoại quốc. Ông đã quyết định bỏ ra 120 triệu Mỹ kim để quay cuốn phim căn cứ trên cuốn Ðường Xưa Mây Trắng, sau khi ông được đọc cuốn sách này bằng tiếng Hindi (ngôn ngữ chính của Ấn Ðộ), cách đây hai năm. Ông cho biết cuốn sách đã chuyển hóa cuộc đời ông, một người theo Ấn Giáo - Hinduism; cho nên dù gia đình ông phản đối, ông cũng nhất quyết biến cuốn sách thành một cuốn phim có “giá trị để đời”, mong giúp nhiều thế hệ tương lai biết cách sống từ bi và trí tuệ.

Sau khi biết tác giả Thích Nhất Hạnh vẫn còn tại thế, ông Modi đã liên lạc với nhà xuất bản Paralax lấy địa chỉ và gửi một luật sư tới Làng Mai (miền Tây Nam nước Pháp) để thương thuyết về bản quyền. Thiền Sư Nhất Hạnh đã từ chối không thảo luận những con số từ nửa triệu Mỹ kim được đưa ra, nhưng tỏ ý muốn gặp người có ý làm phim. Vì vậy ông Modi đã đến gặp ông thầy trong ba ngày, từ 27 tới 29 Tháng Ba vừa qua (2006). Sau cuộc gặp gỡ, Thiền Sư Nhất Hạnh tỏ ý muốn cúng dường chư Phật, không lấy tác quyền, chỉ đề nghị ông tặng một phần tiền thu lợi (1%) giúp cho các trẻ em đói khổ của xứ Ấn. Hiểu và cảm thông sâu xa được tâm nguyện này ông Modi rất cảm động, nên đã xin được góp thêm 1% nữa vào quỹ từ thiện giúp trẻ em đói ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam.

Ðường Xưa Mây Trắng là cuốn sách kể chuyện đời Ðức Phật Thích Ca qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti, sau xuất gia, trở thành một vị đệ tử của Phật. Ðó là chú bé cúng dường cỏ bồ đề cho sa môn Tất Ðạt Ða tĩnh tọa suốt 49 ngày trước khi thành đạo. Nhiều độc giả Việt Nam cho rằng Ðường Xưa Mây Trắng kể chuyện đời Ðức Phật mà hấp dẫn không thua gì truyện chưởng! Các độc giả quốc tế coi đó là cuốn sách đầy phẩm chất tâm linh khiến người ta phải đọc liền, trang này sang trang khác và thấy lòng chuyển hóa.

Xuất bản lần đầu tiên bằng Việt ngữ năm 1988, sách Ðường Xưa Mây Trắng tiếp tục thuộc vào loại sách bán chạy nhất tại Bắc Mỹ và các xứ Âu, Á khác, đã dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau. Tại Trung Quốc, nhà nước Cộng Sản đã cho phép in và tái bản nhiều lần cuốn sách này bằng Hoa ngữ, từ khi họ chính thức thỉnh mời Thiền Sư Nhất Hạnh qua giảng dạy cho các tăng ni từ năm 1997 và nhiều lần các năm sau đó.

Tờ báo chuyên điểm sách Library Journal viết: “Ðó là cuốn sách tác giả viết bằng trái tim của mình, dùng các nguồn tài liệu quan trọng (bằng tiếng Phạn và tiếng Hán) về cuộc đời Ðức Phật. Văn phong mới mẻ, đầy chất thơ của ông có thể làm say mê các độc giả sơ cơ cũng như các Phật tử thuần thành...”

Tiến Sĩ B.K. Modi từ 31 năm qua, đã được coi là một công dân thế giới sau khi cơ sở của ông thiết lập nhiều hệ thống thông tin cao cấp cho Ấn Ðộ và quốc tế. Không chỉ góp phần vào việc phát triển kinh doanh, Modi có nguyện vọng phục vụ nhân loại qua những cơ sở kinh tế chú ý tới đạo đức nghề nghiệp và phục vụ cộng đồng. Là chủ tịch hội Maha Bodhi Society và nhiều tổ chức từ thiện khác, Modi mong gây dựng niềm tự tin cho dân Ấn, đồng thời cổ võ tình huynh đệ quốc tế, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc.

Ông Modi rất năng động trong việc cổ võ sự hợp tác giữa những người khác văn hóa, khác tôn giáo và truyền thống, mong góp phần sớm chấm dứt các bạo động của xã hội ngày nay. Ông đã tổ chức nhiều hội luận khắp thế giới về hòa bình, chân lý, từ bi và bất hại. Modi được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma coi là một người bạn tốt của ngài. Dự án cuốn phim về cuộc đời Ðức Phật đã được ngài ban phép lành, và ngài sẽ có mặt tại Hollywood vào ngày 11 Tháng Chín năm nay, khi cuốn phim về Ðường Xưa Mây Trắng chính thức được khởi công. Modi mời tác giả tham dự buổi ra mắt sắp tới đó nhưng không chắc Thiền Sư Nhất Hạnh qua dự được vì đã hứa hướng dẫn cho một khóa tu khác tại Âu Châu trong thời gian đó.

Là một nhà kinh doanh tỷ phú Ấn Ðộ, có tài sản khoảng 2.4 tỷ Mỹ kim, Modi muốn làm cuốn phim về cuộc đời Ðức Phật từ nhiều năm qua. Ông tuyên bố với báo Hollywood Reporter: “Sau nhiều năm nuôi ý làm cuốn phim về Buddha, nay tôi mới có thể thực hiện mộng ước của mình. Tôi tìm được cuốn Ðường Xưa Mây Trắng từ hai năm qua, cuốn sách này đã thay đổi đời tôi và nay tôi nghĩ, phải chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi với cả thế giới.” Ðược biết cuốn phim này sẽ nhắm vào lớp khán giả 15 đến 25 tuổi.

Tuy theo Ấn Ðộ Giáo nhưng ông Modi rất kính phục Bụt Thích Ca, là nhân vật có thật trong lịch sử, một đại sư của xứ Ấn Ðộ được loài người vô cùng tôn kính. Ông Modi đã từng được nhiều nhà Phật học danh tiếng đề nghị các “kịch bản” về cuộc đời Ðức Phật, theo truyền thống Nam tông có, Bắc tông có, nhưng cho tới nay, ông mới tìm được cuốn sách ưng ý làm nền cho tác phẩm điện ảnh đầu tiên do ông sản xuất. Ðây là lần đầu tiên ông bỏ vốn làm phim và ông đã sang ở Hollywood, lập một công ty, Buddha Films.

Thiền Sư Nhất Hạnh nói với báo chí: “Bụt có thể không vui vì bị thần thoại hóa quá nhiều trong những thế kỷ qua. Cuốn phim này có thể giúp ngài trở lại hình ảnh một Con Người như chúng ta.”

Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: “ Bốn nhân kết hợp vợ chồng ”


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, SC Dieu Tinh, Nhi Do Mai, Hat Cat, Chanh Hanh, Khanh Van ( ĐK: Nhu Phuc, Sangkhaly, TieuLongNu )
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan, NguonĐucHanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

“ Bốn nhân kết hợp vợ chồng ”

Trích “Cư Sĩ Giới Pháp” của TK. Giác Giới
______________

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng

I. Toát yếu: Những điểm chính


Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng là

a. Đồng có đức tin (Samasaddhā).

b. Đồng có giới hạnh (Samasīla),

c. Đồng có bố thí (Samacāgā),

d. Đồng có trí tuệ (Samapaññā)

II. Nội dung chính:

Đức Phật đã thuyết pháp thoại này cho vợ chồng của gia chủ, cha mẹ Nakulā. Khi Đức Thế Tôn ngụ tại khu rừng Bhesakalā ở Bhagga, vào buổi sáng Ngài đi khất thực đến trú xứ của hai người ấy. Cả hai người đã bày tỏ rằng họ rất thương yêu nhau và hài lòng về nhau, họ muốn gặp mặt nhau ở đời sau nữa. Đức Phật đã dạy rằng, nếu họ muốn gặp nhau từ đời này đến đời sau, yêu thương và hạnh phúc, cả hai người phải đồng tín, đồng giới, đồng thí và đồng trí tuệ, như vậy sẽ gặp nhau nữa. Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng là :

1- Đồng có đức tin (Samasaddhā), nghĩa là cả hai người đều có chánh tín, tin tưởng tam bảo, tin lý nghiệp báo.

2- Đồng có giới hạnh (Samasīla), nghĩa là cả hai người đều giữ giới, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

3- Đồng có bố thí (Samacāgā), nghĩa là cả hai người đều có tâm rộng rãi, xả tài, thích phân phát tài sản đến người nghèo khó, biết cúng dường đến các sa môn.

4- Đồng có trí tuệ (Samapaññā) nghĩa là cả hai người đều có trí hiểu biết chân chánh, có chánh kiến, thấy biết nhân quả, thấy biết bản chất cuộc đời, nhận thức được bốn sự thật khổ - tập - diệt - đạo. [A.II.61] (Trích Cư Sĩ Giới Pháp _ TK Giác Giới)

III. Câu đố:

1. Điều nào dưới đây nói về lương duyên kết hợp, mà không đúng với Phật pháp

a. Do nịch ái với nhau
b. Do ông tơ bà nguyệt se duyên
c. Do cộng nghiệp thiện ác
d. Do nguyện ước.

2. Người nam và người nữ kết hợp với nhau sẽ có hạnh phúc an lạc, nếu do:

a. Ái luyến nhau
b. Cộng nghiệp phước
c. Đồng chí hướng
d. Gồm ba nhân trên.

3. Đạo Phật đã dạy người cư sĩ pháp nhập thế trong khi tôn chỉ của Đạo Phật là đời đau khổ cần phải đạt đến siêu thế ?

a. Đạo Phật dạy pháp nhập thế chẳng qua là tùy phương pháp giáo hóa.
b. Vì dạy cư sĩ không thể đạt đến siêu thế
c. Có hạnh phúc nhập thế mới tiến đến hạnh phúc siêu thế
d. Ba điều trên không đúng.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2006


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Tinh Tan

Môn học: Lớp A Tỳ Đàm

Bài học: 8. Pháp tổng trì đầu đề tam “Tam đề kiến đạo”

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Dẫn Nhập hay MC1: SC Dieu Tinh, Tieu Long Nu, Hat Cat.
Tin Tức: TC dk, Nguon Đuc Hanh, Sangkhaly, Nhi Do Mai. (ĐK: Mindvox, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Dieu Quang, Nhi Đo Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Nhi Đo Mai, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Nhu Phuc, NguonĐucHanh (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, TieuLongNu.

Thông báo (nếu có):
Lớp A Tỳ Đàm

8. Pháp tổng trì đầu đề tam

“Tam đề kiến đạo”
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính


Tam đề kiến đạo (dassanattika) là đầu đề chiết bán, vô dư. Gồm ba câu pháp:

1. Các pháp kiến đạo ưng trừ .

2. Các pháp tiến đạo ưng trừ .

3. Các pháp phi kiến đạo tiến đạo ưng trừ .

II. Nội dung chính

Tam đề kiến đạo (dassanattika) là đầu đề chiết bán, vô dư. Gồm ba câu pháp:

1. Các pháp kiến đạo ưng trừ (dassanena pahātabbā dhammā)

2. Các pháp tiến đạo ưng trừ (bhāvanāya bahātabbā dhammā)

3. Các pháp phi kiến đạo tiến đạo ưng trừ (nevadassanena na bhāvanā ya pahātabbā dhammā).

Trong tam đề này, danh từ kiến đạo (dassana) được hiểu là tâm sơ đạo (Pat.hamamagga) hay đạo dự lưu (sotāpattimagga). Danh từ tiến đạo (bhāvanā) được chỉ cho ba thánh đạo cao là nhị đạo, tam đạo, tứ đạo hay đạo nhất lai, đạo bất lai, đạo ưng cúng.

“Các pháp kiến đạo ưng trừ” là nói đến những pháp bất thiện mà bị sát trừ bởi thánh đạo Tu-đà-hườn. Chi pháp câu này là: 4 tham tương ưng tà kiến và si hoài nghi cùng với 22 tâm sở phối hợp những tâm này.

“Các pháp tiến đạo ưng trừ” tức là những pháp bất thiện mà đáng bị sát trừ bởi ba thánh đạo cao. Chi pháp câu này là 4 tham ly tà, 2 tâm sân và tâm si phóng dật, cùng với 25 tâm sở phối hợp với những tâm này.

“Các pháp phi kiến đạo tiến đạo ưng trừ” tức là nói đến những pháp mà không đáng bị bốn thánh đạo sát trừ. Chi pháp ở đây là 18 tâm vô nhân, 91 tâm tịnh hảo cùng với 38 tâm sở phối hợp với những tâm này, luôn cả 28 sắc pháp và níp-bàn.

III. Câu đố:

1. Phiền não tham được đoạn trừ bởi thánh đạo nào ?


a. Tu-đà-hườn đạo
b. A-na-hàm đạo
c. A-la-hán đạo
d. Gồm b và câu c.

2. Bốn thánh đạo được gọi là bậc hữu học. Điều đó đúng hay sai ?

a. Đúng, vì bốn thánh đạo vẫn còn tiến bậc đến thánh quả.
b. Sai, vì thánh A-la-hán là bậc vô học.
c. Cả hai câu trên điều không đúng.
d. Có thể đúng cũng có thể sai.

3. Những phiền não nào chưa được thánh đạo đoạn trừ, những phiền não ấy vẫn không nguy hiểm cho sự tái sanh khổ cảnh đối với bậc hữu học.

a. Đúng, vì các phiền não ấy đã bị suy yếu bởi thánh trí.
b. Sai, vì phiền não chưa được đoạn trừ vẫn còn khả năng thối đọa.
c. Đối với các bậc thánh thì không bị đọa sanh khổ cảnh.
d. Câu a và c đúng.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2006

No. 0958 NEW (Hạt Cát lược dịch)

Kỷ niệm 10 năm kho báu ẩn tàng

của thị trấn Ukia – Tu Viện Vô Úy Sơn

By Tony Anthony, Ukiah Daily Journal, May 23, 2006.

Ukiah, CA (USA) -- Chỉ cần một chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến Abhayagiri Buddhist Monastery – Tu Viện Vô Úy Sơn ở Redwood Valley - tiểu bang California, thì chắn chắn sẽ xua đuổi được những ấn tượng cho rằng tu viện là một xã hội khép kín chỉ dành cho các nhà tu khổ hạnh sống xa lánh quay lưng với thế giới bên ngoài. Tu Viện Vô Úy Sơn thì không phải như thế.

Mặc dù đó là trú xứ của khoảng hơn 12 tu sĩ, những người thực hành nghiêm chỉnh giới luật nhà Phật, tu viện Vô Úy Sơn là một nơi luôn mở rộng cửa hoan nghênh mọi người trong một phong thái phóng khoáng, vừa là một trung tâm tu học, một ngôi chùa và là một trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Hơn 2,500 năm về trước, Ðức Phật đã thiết lập một hệ thống mà trong đó chư Tăng không thể sống tách rời với xã hội mà phải sinh hoạt phụ thuộc lẫn nhau với cộng đồng địa phương. Trong trường hợp của tu viện Vô Úy Sơn, điều này bao gồm cư dân tại vùng Ukiah.

Người ta có thể trông thấy chư Tăng mỗi tuần một lần, trong tăng y màu vàng nghệ, mang bát bộ hành trong phố nhận lễ phẩm cúng dường từ quần chúng. Ðể đáp lại, chư Tăng ban bố cho cộng đồng kiến thức về tâm linh đã được gìn giữ hằng bao thế kỷ nay. Và lần kỷ niệm năm thứ 10 ngày thành lập tu viện vào tháng Sáu tới đây, tu viện Vô Úy Sơn kính mời tất cả mọi người đến tham dự.

Ukiah rất may mắn đã có được sự hiện diện của chư Tăng theo truyền thống Theravada cổ xưa sinh sống giữa chúng ta. Chư tăng không chỉ ban bố pháp nhũ vô vụ lợi mà tu viện còn cống hiến một nơi để nương tựa , để an trú và lắng động từ những náo nhiệt của việc làm hằng ngày.

Khi được hỏi tại sao tu viện lại có một buổi lễ kỷ niệm mở ra cho công chúng, phó trụ trì Ajahn Amaro nói đùa “Ðấy là một bữa tiệc sinh nhật, chúng ta đã được 10 tuổi rồi”.

Ajahn Amaro, vị tu sĩ gốc người Anh, là một trong hai tu sĩ đầu tiên định cư trên mảnh đất này , mảnh đất mà hiện nay đã tăng lên thành 280 acres. Sư giải thích ý nghĩ quan trọng hơn đằng sau sự kiện rằng “Chúng ta là thành phần của cả hai cộng đồng Phật Giáo và cộng đồng quật hạt Mendocino, vì vậy chúng ta sẽ tổ chức một lễ hội hai ngày, thứ Bảy dành cho cộng đồng địa phương, Chủ Nhật là Ngày Cộng Ðồng Phật Tử với nhiều sinh hoạt trong Phật Giáo truyền thống, nhưng tất cả mọi người đều được hoan nghênh đến tham dự một hoặc cả hai.

Một chương trình nổi bật trong ngày cuối tuần sẽ là những buổi trình chiếu cuốn phim tài liệu dài một tiếng về Vô Úy Sơn”, cuốn phim dàn dựng cho một khái niệm về tu viện và đi sâu vào Phật Giáo Theravada, hệ phái cổ xưa nhất của Phật Giáo. Quan khách tham dự buổi lễ sẽ có nhiều cơ hội nêu lên những câu hỏi vấn đạo, tham gia lễ trai tăng, sớt bát và thọ thực vào lúc 11 giờ am mỗi ngày.

Abhayagiri – trong từ cổ Pāli có nghĩa là Fearless Mountain, Vô Úy Sơn, đã có một liên hệ chặt chẽ với địa phương Ukiah này. Tu Viện được xây dựng trên mảnh đất được hiến tặng bởi Hòa Thượng Tuyên Hóa, trụ trì chùa Vạn Phật Thành.

Mặc dù hai cộng đồng Phật Giáo khác nhau về hệ phái nhưng họ hỗ trợ lẫn nhau và chia sẻ kiến thức với nhau. Sinh viên từ Vạn Phật Thành đến thăm viếng Vô Úy Sơn để học hỏi về truyền thống Theravada.

Giữa những cái “đầu tiên” mà Vô Úy Sơn có được là buổi thọ giới của một tu sĩ người Mỹ đầu tiên trong truyền thống lâm trú Thái Lan trên đất Mỹ. Ðó là ÐÐ Karunadhammo, cư dân North Carolina. Tu viện cũng đã cung nghinh rất nhiều danh tăng trên khắp thế giới, kể cả Luang Por Sumetho từ Anh Quốc, vị Sư lão thành nhất trong hệ phái Theravada ở phương Tây.

Buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Vô Úy Sơn là một cơ hội tuyệt vời cho cư dân Ukiah và các vùng phụ cận làm quen với một trong những tài nguyên quý giá nhất của Quận Hạt Mendocino, một nơi chốn tâm linh tôn nghiêm cho tất cả mọi người, một nơi chốn an bình vô tận.

------------------------------------------------------------------------------------------

No. 0961 NEW (Sưu tầm Internet)

Miến Ðiện: Chùa Núi Vàng - kiệt tác nhân văn

Miến Ðiện -- Bàn tay sáng tạo của con người kết hợp với tuyệt tác thiên nhiên đã tạo nên điều kỳ diệu. Chùa Núi Vàng là điểm đến đầu tiên của tất cả những ai ghé thăm Myanmar.

Tĩnh lặng đến mức từng giọt nước rơi rất nhẹ cũng được nghe thấy, tâm hồn con người trở nên thanh thoát hơn khi đến chùa Kyaikhtiyo.

Đến Myanmar là bước vào một thế giới khác với hương vị, cảnh quan, và cảm giác hết sức quyến rũ, với một bầu không khí thật sự khác thường.

Yangon, thủ đô của Myanmar, là một nơi kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa một bên là một nền văn hóa Miến Điện thực thụ hòa cùng với những di sản thời thuộc địa sót lại, vẫn còn tồn tại hàng thập kỷ sau khi Anh quốc rút lui.

Nhịp đập của thành phố hòa nhịp cùng những con đường rộn rã của nó, tạo nên một nét rất riêng của đất nước: người Myanmar.

Những bãi biển của Myanmar có lẽ là những nơi độc nhất vô nhị trên trái đất này chưa bị ngành du lịch khai phá, và điển hình nhất có lẽ là bãi biển mang tên Ngapali.

Nơi ấy, khách du lịch có thể thư giãn dưới bóng râm của hàng cọ, thả bộ trên dải cát bàng bạc, ngắm nhìn ngư dân đánh cá buổi sớm tinh sương, hay chỉ đơn thuần là để cho những cơn gió từ vịnh Bengal thổi vào làm cho trí não được tuệ minh.

Chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar. Chùa Kyaikhtiyo tọa lạc gần thị trấn Kyaikhto, quận Thaton và nhiều người tin rằng nó được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, trên 2.500 năm trước.

Theo truyền thống của đạo Phật, tên ngôi chùa này được bắt nguồn từ "Kyaik" có nghĩa là "chùa" và "yo" có nghĩa là "ngự trên đầu của nhà ẩn dật"; còn trong tiếng Pāli thì "ithi" nghĩa là "một nhà ẩn dật" và vì thế Kyaikhtiyo hàm ý "ngôi chùa mang đầu của nhà ẩn dật". Bởi vì truyền thuyết kể rằng sau khi một người tu hành xuống tóc vì Đức Phật thì không còn quyến luyến gì trần đời và toàn tâm đi tìm miền cực lạc.

Nơi đây có một tảng đá thiêng, được bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá. Truyền thuyết kể rằng, sở dĩ tảng đá giữ vững được vị trí của nó là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở một vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3m nằm trên khối đá này.

Ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá tròn, hình quả trứng rất to lớn trên độ cao 1.100m so với mặt biển. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hóa khổng lồ của nhân loại.

Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại. Quần thể kiến trúc to lớn này tọa lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại.

Từ dưới chân núi, bạn chỉ nhìn thấy duy nhất chởm đá nhô ra phía ngoài; nhưng khi lên đến đỉnh, cảnh quan diễn ra trước mắt là một quần thể kiến trúc thống nhất.

Ngôi chùa Kyaikhtiyo cao gần đến 30 mét với vô vàn tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách, đặc biệt có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng.

Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, cao hơn mặt bằng thành phố 20 mét. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.

Để leo lên đến được đỉnh núi dài 12 km tính từ vùng Kimmunsakhan, du khách phải leo bộ qua 20 trạm nghỉ khác nhau với các quán cóc nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây.

Tuy nhiên, điểm hấp dẫn mọi người nhất là trong suốt quãng đường dài như thế, không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá cây rộng lớn có thể che mát mọi người.

(Sưu tầm Internet)

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2006


Nhật Hành

Ngày: 25 tháng 05 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Mindvox

Môn học: TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 57

Bài học: HẠNH CON CHÓ (tt)


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, Chanh Hanh, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu, Anitya, Tinh Tan (xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox - Chanh Hanh, SC Diệu Tịnh (nếu có vào được sẽ phụ post những câu Pāli trong TBK), Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có): Xin các Ops nào có Googletalk hoan hỷ nhớ online để truyền thanh cho Chư Tăng khi Net yếu.
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 57

Hạnh con chó (tt)
______________

Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. TOÁT YẾU


Kukkuravatika Sutta - The dog-duty Ascetic.

The Buddha meets two ascetics, one who imitates the behaviour of a dog, the other who imitates the behaviour of an ox. He reveals to them, the futility of their practices and gives them a discourse on kamma and its fruit.

Khổ hạnh Chó.

Phật gặp hai nhà khổ hạnh, một người bắt chước lối sống của chó, một người bắt chước lối sống của bò. Ngài cho họ biết sự vô ích của lối tu ấy, và giảng cho họ nghe về nghiệp và quả báo.

II. TÓM TẮT

Khổ hạnh chó và khổ hạnh bò [1] đến gặp Phật, hỏi về chỗ tái sinh tương lai của các hạnh như thế nào. Phật cho biết có hai hậu quả chờ đợi: Một là được sinh và loài chó, bò, nếu bắt chước giống hệt; hai là sinh vào địa ngục [2] nếu bắt chước không giống, mà lại có tà kiến cho rằng làm vậy sẽ được lên trời. Họ xin Phật giảng Pháp để từ bỏ được khổ hạnh sai lạc.

Phật giảng về bốn loại nghiệp và quả báo:

1. Nghiệp đen có quả báo đen, như sau khi làm những thân ngữ ý hành có tổn hại [3], sẽ sinh vào thế giới có tổn hại [4], và do xúc những tổn hại nên cảm thọ khổ.

2. Nghiệp trắng có quả báo trắng, như sau khi làm các thân ngữ ý hành không có tổn hại [5], sẽ sinh vào thế giới không có tổn hại [6] ; do xúc những xúc không tổn hại mà cảm thọ lạc.

3. Nghiệp nửa đen nửa trắng [7], là một phần tốt một phần xấu, sinh vào cõi dữ có lành có, như cõi người. Do vậy Phật dạy, sự sinh ra của một hữu tình tùy thuộc vào chính nó; hữu tình là kẻ thừa tự hạnh nghiệp mình [8].

4. Nghiệp không đen không trắng [9], đưa đến quả báo không đen trắng, tức sự đoạn tận các loại nghiệp, đó là tư tâm sở hay ý chí đoạn tận các loại nghiệp đen, trắng và hỗn hợp đã nói trên.

Hai khổ hạnh nghe xong tán thán Phật, Khổ hạnh Bò xin quy y, khổ hạnh Chó xin xuất gia thọ giới cụ túc. Phật dạy ngoại đạo cần trải qua bốn tháng thử thách trước khi xuất gia, nhưng Ngài biết rõ căn tính các hạng người [10]. Khổ hạnh Chó chấp nhận dù có phải trải qua bốn năm thử thách để được xuất gia. Sau khi thọ giới cụ túc không bao lâu, Khổ hạnh Chó Seniya chứng quả A la hán.

III. CHÚ GIẢI

1. Punna tu hạnh bò bằng cách mang sừng trên đầu, cột đuôi sau lưng và ăn cỏ cùng với những con bò. Seniya thực hành tất cả hạnh của 1 con chó.

2. Sinh địa ngục là do tà kiến cho rằng khổ hạnh ấy sẽ dẫn đến tái sinh cõi trời. Cần chú ý rằng sự tu tập khổ hạnh sai lầm có hậu quả ít nghiêm trọng khi nó được thực hành không kèm theo tà kiến hơn là khi có kèm theo tà kiến. Mặc dù ngày nay ít ai thực hành khổ hạnh chó, bò, song nhiều kiểu sống lạc hướng đã thành phổ biến và lại được biện minh bằng một tà thuyết, do vậy hậu quả của những lối sống này càng tai hại hơn nữa.

3. Thân ngữ (ngữ hành, ý hành ) "có hại" có thể hiểu là 10 bất thiện hành trái với 10 thiện nghiệp đạo: về 3 thân, 4 về ngữ và 3 về ý. Xem kinh số 9.

4. Thế giới có tổn hại là như 1 trong các đọa xứ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

5. Ở đây muốn nói đến các ý hành chịu trách nhiệm về 10 nghiệp thiện và ý hành thuộc các cõi thiền.

6. Vị ấy được tái sinh vào cõi trời.

7. Nói 1 cách chân chính, thì không có ý hành nào có thể đồng thời vừa thiện vừa bất thiện, vì ý hành chịu trách nhiệm về hành vi phải làm thì hoặc thiện, hoặc bất thiện. Ở đây ta nên hiểu hữu tình vướng vào những hành động thiện có ác có, nhưng không 1 hành động nào đặc biệt nổi bật.

8. Hữu tình tái sinh tùy theo nghiệp đã làm và theo những cách phù hợp với những nghiệp ấy. Những ngụ ý của thuyết này được diễn rộng trong kinh 135-136.

9. Chính là ý hành thuộc 4 đạo lộ siêu thế mà tột cùng là A la hán quả. Mặc dù vị a la hán cũng làm các hành vi, nhưng những hành vi của vị ấy không còn tác dụng của nghiệp để phát sinh hiệu hữu mới hoặc để đem lại kết quả ngay trong kiếp này.

10. Phật có thể quyết định: "Người này cần qua thời gian thử thách, người này không cần."

IV. PHÁP SỐ

Ba thọ, bốn loại nghiệp (đen, trắng, vừa đen vừa trắng, không đen không trắng), năm thú ( cõi tái sinh ): trời, người, địa ngục, quỷ, súc.

V. KỆ TỤNG

Punna Khổ hạnh Bò
Seniya khổ hạnh Chó
Cùng đi đến gặp Phật,
Hỏi tái sinh tương lai
"Nếu hành trì viên mãn
Chó, bò là chỗ sinh
Hoặc sinh vào địa ngục
Nếu không làm như in."
Hai khổ hạnh khóc lóc:
Chúng con tu hạnh ấy
Nay xin Phật chỉ đường
Tu hành theo chính đạo.
Phật dạy bốn loại nghiệp:
Nghiệp toàn đen, toàn trắng
Nghiệp nửa đen nửa trắng
Và nghiệp không trắng đen.
Ðen là nghiệp tổn hại
Sinh cõi có tổn hại
Phải cảm thọ khổ đau
Như địa ngục, quỷ, súc.
Vô hại là nghiệp trắng
Sinh cõi không tổn hại
Nên cảm thọ an vui
Như ở trên thiên giới
Nghiệp vừa đen vừa trắng
Sinh cõi có dữ lành
Thọ có vui có khổ
Như trong cõi người ta
Nghiệp không đen không trắng
Không quả báo trắng đen
Là do tư tâm sở
Ý chí đoạn tận nghiệp
Như khi vị la hán
Dù có làm việc lành
Cũng không ham quả báo
Tương lai khỏi thọ sinh.
Do vậy các hữu tình
Sinh ra do chính nó
Thọ vui hay thọ khổ
Thừa tự hạnh nghiệp mình
Hạnh Bò xin quy y
Hạnh Chó xin thọ cụ
Dù phải qua thử thách
Vì ngoại đạo xuất gia
Phật biết rõ căn cơ
Nên độ cho Seniya
Thọ giới không bao lâu
Ông chứng thành La hán.

VI. Câu đố

1. Một người vì ham ăn mà tạo thành bất thiện nghiệp thì đó là khẩu nghiệp, thân nghiệp, hay ý nghiệp ?

a. Thân nghiệp và ý nghiệp
b. Khẩu nghiệp và ý nghiệp
c. Thân nghiệp và khẩu nghiệp
d. Cả ba thân, khẩu và ý.

2. Từ nào dưới đây không có ý nghĩa đúng với thuật ngữ "tư - cetana" ?

a. Chủ tâm tạo tác
b. Tư duy
c. Cố ý hành động
d. Liệu toan.

No. 0957 NEW (Hạt Cát dịch)

Phim phóng sự về Tu Viện Abhayagiri - Vô Úy Sơn

Ukiah Daily Journal Staff, May 23, 2006

Ukiah, CA (USA) -- “Fearless Mountain – Vô Úy Sơn” là một cuốn phim tài liệu dài 60 phút khám phá thế giới lâm trú của chư Tăng Tu Viện Abhayagiri ở Thung Lũng Redwood, California. Cuốn phim do ông Tony Anthony đạo diễn và con trai ông Andrew Anthony biên tập.

Andrew Anthony giải thích “Cuốn phim tuy thuộc lãnh vực Phật Giáo, nhưng nó thiên trọng nhiều hơn về con người, và người Tây Phương bị thu hút bởi nếp sống Phật giáo và sống với nó trong thế giới hôm nay như thế nào. Phim Vô Úy Sơn sẽ là cửa ngỏ đưa người Mỹ đi sâu vào căn nhà Phật Giáo nhiều hơn. Khán giả sẽ được nhìn thấy chư Tăng như một con người thực, những người có một niềm khao khát về tâm linh, trái với điều mà đa số mọi người vẫn tưởng rằng chư Tăng là những nhà tu khổ hạnh biệt cư”.

Tony Anthony nói thêm “Chúng tôi tập trung vào việc thực hiện một câu chuyện phim theo chiều hướng gần gũi nhất mà chúng tôi có thể về đời sống của chư Tăng. Họ cởi mở tuyệt vời và sẵn sàng cho con đường mà họ đã chọn lựa. Trong đó, chư Tăng xuất hiện với một trạng thái rất hoan hỷ và hài hòa – đó là tính chất của họ.

Cái ý tưởng làm cuốn phim này nảy ra từ một lần viếng thăm tu viện trong một đêm trăng tròn giá lạnh của Tony. Ông kể lại “ Tôi đã ở trong sự sợ hãi về cái khả năng của chư tăng qua việc ngồi hàng giờ trên chiếc tọa cụ mỏnh manh, lưng thẳng , không cử động trong khi một cơn gió lạnh thổi qua những cội cây trong khu rừng chung quanh họ. Họ vẫn giữ trạng thái bất động và nét thanh thản trên khuôn mặt trong một đêm nhiệt độ xuống khá thấp trong suốt hơn ba giờ liền tụng kinh, đọc sách và hành thiền. Sự thanh thản và tĩnh lặng sâu lắng của sự kiện này đã khiến tôi muốn biết nhiều hơn về những người đàn ông phi thường này”.

Tony thêm “Tôi bắt đầu dự án “Vô Úy Sơn với một tinh thần cởi mở, chuẩn bị trải qua một thế giới duy nhất rất khác biệt với chúng tôi. Chúng tôi hủy bỏ kịch bản ban đầu và bắt đầu đi sâu vào kinh nghiệm đời sống hằng ngày của chư Tăng như những khi họ ăn uống, chặt củi, đàm đạo, giặt giũ tăng y và phơi ngoài trời cho khô- để thực sự chứng kiến tận mắt những kinh nghiệm sống động về nếp sống của chư Tăng”.

Gia đình Anthony nhìn nhận rằng họ may mắn có được Will Siegel viết nhạc đệm cho phim. Will là một nhạc sĩ cư dân Ukiah được ưa chuộng thường xuyên phục vụ tại Himalayan Inn và Potter Valley Café. Will chơi nhạc từ lúc mới 11 tuổi và hiện nay dạy về guitar tại Mendocino College.

Tony giải thích “Will xem phim và nắm bắt ngay lần thứ nhất. Các nốt nhạc guitar êm dịu của Will thích hợp với mỗi góc độ của cuốn phim thật hoàn hảo”.

Tu viện Vo Úy Sơn gần gũi hơn tôi tưởng tượng nhiều. Sự an lạc của chư tăng tỏa ra chung quanh, những câu chuyện hài hước nhẹ nhàng, họ sống ra sao v.v… làm cho một người tò mò muốn biết cái bí mật của đời sống họ có được, cái bí mật mà chúng ta muốn biết cho chính bản thân mình. Mục đích của cuốn phim là để trả lời cho câu hỏi này”

------------------------------------------------------------------------------------------

No. 0960 NEW (ĐĐ Nguyên Tạng)

PHILIP KAPLEAU - MỘT THIỀN SƯ NGƯỜI MỸ

(1912-2004)

Ông Philip Kapleau, được xem là một trong những Thiền sư người Mỹ đầu tiên, một Thiền sư người phương Tây nổi tiếng ở khắp nước Mỹ và các nước ở châu Âu. Ông sinh năm 1912 trong một gia đình theo đạo Tin Lành; ông học ngành luật và sau khi ra trường làm thư ký nhiều năm ở Tòa án Liên bang Mỹ. Trong thế chiến thứ II (1939-1945), ông được chỉ định làm báo cáo viên tại hai phiên tòa xử tội ác chiến tranh Tòa án Quân sự Quốc tế tại Nuremberg - Đức và tại Tokyo - Nhật Bản. Đây cũng là nhân duyên đẩy đưa ông đến với Phật giáo (PG).

Tháng 3 năm 1947, ông cùng với người bạn trẻ Richarch Demartino đến làm việc tại Tòa án Quân sự Quốc tế tại Tokyo. Khác với phiên xử những tội phạm khủng bố của phe trục phát xít ở Nuremberg, phiên xử ở Tokyo dễ chịu hơn, ít căng thẳng hơn. Vì người Nhật nhìn chung biết chấp nhận hậu quả chiến tranh với sự điềm tĩnh và tự kiềm chế mình. Qua tìm hiểu, Kapleau biết rằng người Nhật chấp nhận quả khổ này là dựa trên "Luật nghiệp quả báo ứng" (The law of karmic retribution). Khái niệm về luật nhân quả này được hoạt động trên bình diện đạo đức kích thích sự chú ý của Kapleau, vì nó ngược lại hoàn toàn với sự tự bào chữa rất thường nghe ở Đức. Với sự tò mò về vấn đề nghiệp lực, cuối cùng Kapleau được người ta đưa đến gặp Đại sư Suzuki. Tại Kamakura, ông gặp và tiếp xúc với Suzuki, nghe giảng giải về cốt lõi của nghiệp quả và giáo lý thiền Đại thừa. Kapleau rất vui mừng và bắt đầu quan tâm đến PG.

Năm 1950, tiến sĩ Suzuki đến Mỹ, nhóm ngòi nổ mà sau này làm nổ ra "sự bùng nổ thiền" (Zen boom). Philip Kapleau liền ghi danh học triết lý Phật giáo thiền cùng với 20 họa sĩ, nhà sáng tác, nhà thơ, bác sĩ tâm lý, các giáo sư triết học tại Đại học Columbia. Suzuki nhắc nhở các học trò : "Thiền không phải là triết học mà là một lối sống. Nếu các vị muốn học thiền nên đến thẳng Nhật Bản, các vị phải sống với nó và cuộc đời của các vị sẽ thay đổi".

Năm 1953, ở tuổi 44, Kapleau bỏ việc làm và đến xin xuất gia tu học. Trước tiên ông đã gặp chướng ngại, hai Thiền sư Nhật Bản không nhận ông làm đệ tử, vì ông không biết nói tiếng Nhật. Tuy nhiên, với lòng nhiệt thành cầu đạo, cuối cùng Lão sư Soen đã tiếp nhận Kapleau ở tu tại chùa Phát Tâm (Hosshinji). Ông tu ở đây được 3 năm, sức khỏe của ông ngày càng một tệ đi vì bầu không khí căng thẳng, giới luật khắc nghiệt và chế độ ăn uống thiếu thốn. Theo lời giới thiệu của Lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với Thiền sư Bạch Vân (Yasutani), người thừa tự pháp của Lão sư Đại Vân (Harada), lúc bấy giờ Thiền sư Bạch Vân không có tu viện, điều kiện tu học rất khó khăn. Thiền sư Bạch Vân khuyên Kapleau: "Sứ mệnh của con là đem thiền sang truyền bá ở phương Tây, nên con phải kham nhẫn đối với mọi thứ ở đây". Nhờ sự nỗ lực thiền tập mà trong khóa tu thứ 20 (mùa Hè năm 1958) với TS Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ, được Thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" - Lão sư (một danh hiệu khó đạt được, chỉ được ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý).

Với khả năng ghi tốc ký của người báo cáo viên cộng với khả năng thành thạo Nhật ngữ của mình, thiền nhân Philip Kapleau được Lão sư Bạch Vân cho phép ghi lại hầu hết các bài giảng về thiền, đặc biệt là những bài giảng nhập môn tu thiền. Cuối cùng Kapleau đã biên soạn thành cuốn sách với tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillars of Zen), in tại Nhật Bản vào năm 1965. Điều đáng chú ý, đây là quyển sách tiếng Anh viết chi tiết về cách thức thực tập thiền. Trong phần lời nói đầu, Kapleau nói rõ mục tiêu của ông: "Người phương Tây thích tu thiền, nhưng gặp một chướng ngại lớn là không có tài liệu chỉ dẫn. Sự thiếu thốn này không những hạn chế trong tiếng Anh mà còn cả trong những ngôn ngữ châu Âu khác nữa (...). Do đó, họ cần có một bản đồ mà tâm trí của họ có thể tin tưởng được, đây là một phác họa lộ trình tâm linh mà họ có thể tin được trước khi khởi hành".

Một trăm năm mươi ngàn (150.000) bản tiếng Anh (quyển Ba Trụ Thiền) được phát hành đi khắp thế giới, đến nay nó được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ba Lan, Việt Nam (Do Đỗ Đình Hồng dịch)... Rõ ràng đây là loại sách kinh điển của thiền và nó sẽ tiếp tục được sử dụng như cuốn sách hướng dẫn cho những ai muốn tu thiền trong tương lai, năm 1980 tại Mỹ lại tái bản cuốn sách này.

Sau 13 năm tu học tại Nhật, năm 1965, Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền giáo. Khởi đầu Ngài được thỉnh về Rochester, một vùng thuộc miền Tây tiểu bang New York, nơi đã có nhiều tôn giáo phát sinh trong quá khứ. Năm 1966, Ngài cho xây dựng Trung tâm thiền Rochester và liên tục mở những khóa tu nhiếp tâm cho thiền sinh Mỹ đến dự. Bấy giờ cuốn "Ba Trụ Thiền" đã gây được tiếng vang lớn. Từ giữa thập niên sáu mươi đến giữa thập niên bảy mươi, Lão sư Kapleau đi khắp nước Mỹ để thuyết giảng cho mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ. Ngài nói chuyện ở trường cao đẳng, viện đại học, trung tâm phát triển và các hội nghị chuyên đề, Ngài xuất hiện trước những tổ chức tôn giáo và những nhóm tham vấn. Ngài cũng được mời đến Canada, Mexico, Costa Rica, Đức, Pháp và Ba Lan. Sự hiện diện của Ngài, phong cách bình dị, kinh nghiệm và đầy khôi hài, đã khẳng định thêm những giá trị mà Ngài đã hứa hẹn trong tác phẩm "Ba Trụ Thiền". Ngài là người phương Tây hoàn toàn tự nhiên quen thuộc với thiền. Hơn nữa, qua phong thái, hành động, cử chỉ cho thấy Ngài đã tiến sâu vào lãnh vực của thiền, Ngài đã vượt qua và giải quyết rất nhiều điều từng làm cản trở và làm thất vọng ở nhiều người đang lắng nghe Ngài. Kết quả trước tiên là dòng chảy, rồi đến một dòng suối rồi một biển người đổ về Trung tâm thiền Rochester để được Ngài hướng dẫn tu học.

Mặc dù được xem là người có tư tưởng tự do, phóng khoáng, nhưng Lão sư Kapleau rất khắt khe đối với những ai bước vào Trung tâm Thiền của Ngài. Những đòi hỏi của Ngài đối với người đệ tử cũng lớn như những đòi hỏi được thực hiện ở chùa Phát Tâm khi xưa ở Nhật Bản. Ngài không tha thứ cho sự buông thả và tự ti, Ngài cũng không chấp nhận các lời xin lỗi hoặc lời cầu xin đặc biệt, Ngài chỉ mong đợi sự thành tâm và tinh tấn ở mọi đệ tử. Ngài từng nhắc nhở học trò của mình rằng: "Nếu trò không bằng thầy hoặc hơn thầy, thì đều xem là thất bại". Lão sư Philip Kapleau rõ ràng là một người Tây phương vừa đạt ngộ, vừa là một Pháp sư, một Thiền sư nổi tiếng tại Mỹ, người biết được những nghi ngờ, những mối quan tâm và những hy vọng của những người thiên về kỹ thuật thời hiện đại. Thật hiếm thấy một con người có được sự kết hợp các phẩm chất độc đáo như vậy.

Vào đầu tháng 5 năm 2004, Lão sư Philip Kapleau cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử tận tình chăm sóc chữa trị, nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân lúc chiểu ngày thứ năm, 6 tháng năm 2004 (nhằm ngày 18 tháng 3 năm Giáp Thân, trụ thế 92 tuổi đời, 49 tuổi đạo.

Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Lão sư Philip Kapleau đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiễn dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng ni và Phật tử noi theo.

(www.quangduc.com )