Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

TÁM QUYẾT ĐỊNH TRONG CUỘC ĐỜI HOẰNG ĐẠO

CỦA ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG

 
 
Sau đấy, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, người được Đức Phó Tăng Thống chỉ định kế thừa các Phật sự còn dang dở, cung tuyên hành trạng Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác. Bài nói ứng khẩu dài trên 20 phút, chúng tôi xin tóm gọn những nét tổng quan chính yếu. Thượng tọa phát biểu :

« Khi nhắc tới tiểu sử thông thường người ta ghi lại niên lịch, biến cố trong đời người. Nhưng hôm nay xin phép nói về một khía cạnh trong cuộc đời Ngài : Đó là một con người đã sống với sự lựa chọn nhiều khi chẳng dễ dàng chút nào.

« Ngài sinh ngày 14 tháng Giêng Mậu Thìn, tức ngày 5.2.1928 dương lịch, tại Sa Đéc, Nam Việt. Rồi theo gia đình lên Kamphuchia sinh sống, với một tuổi thơ không mấy bình thường. Mẹ mất sớm, năm 5 tuổi Ngài theo thân phụ vào chùa tu, học tiếng Kampuchia, tụng kinh Phạn ngữ và Pali. Từ tuổi 13, 14 còn là Sa di nhưng Ngài đã có tài thuyết pháp, tụng kinh hay, thân còn nhỏ nên mỗi lần chư Tăng phải bồng Ngài đưa lên Pháp tòa ngồi giảng. Ai nấy xem Ngài như viên ngọc qúy, một pháp bảo.

« Nhưng năm 17, 18 tuổi, Ngài tự nghĩ không thể sống mãi hoài với sự hâm mộ. Muốn phục vụ đời phải tiến xa hơn. Trong khi thân phụ Ngài mà cũng là Sư phụ chỉ mong Ngài trở thành một Pháp sư, hành đạo với tín đồ.

« Đây là lần lựa chọn ray rức đầu đời, Ngài đành đảnh lễ và ra đi lên Nam Vang ghi tên vào trường Cao Đẳng Phạn ngữ. Tứ cố vô thân giữa hàng trăm Tăng sinh xa lạ.

« Năm 1954, một biến cố hy hữu khi Miến Điện thỉnh mời chư Tăng trong thế giới vể thủ đô Rangoon kiết tập kinh điển tại Chùa Hòa bình. Gần ba nghìn năm qua, từ cuộc kiết tập lần thứ nhất một trăm ngày sau khi Phật Niết Bàn. Nay là lần Kiết tập thứ 6 dưới sự chủ trì của hai vị Cao tăng Miến Mahasi Sayadaw và Mingun Sayadaw. Tăng hoàng Kampuchia tức Vua Sải Choonat tuyển chọn 10 Tăng sĩ xuất sắc nhất, trong số này Ngài là một, sang Rangoon tham gia. Tại đây, Hòa thượng Bửu Chơn là vị Tăng duy nhất đại diện cho Việt Nam. Do Hòa thượng Bửu Chơn không rành rẽ ngoại ngữ Phạn và Pali, nên đến gặp Ngài mời tháp tùng trợ tá Phái đoàn Việt Nam.

« Ngài về đảnh lễ Vua Sải nói lên ước nguyện giúp phái đoàn Việt Nam. Ngài Choonat xưa nay hiền từ, thương qúy người học trò sáng rạng tương lai, nhưng nay bỗng buồn giận khi nghĩ đến sự chia tay người học trò yếu dấu.

« Thế nhưng với sự khẩn khoản thiết tha giúp Việt Nam. Vua Sải đành khứng nhận. Đây là lần lựa chọn đau xót thứ hai trong đời Ngài Hộ Giác mà Ngài tự xem như sự cất bước sang ngang.

« Sau đó Ngài sang Tích Lan cầu học với Đạo sư Sumangala là một học giả uyên thâm mà cũng là một trong những người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Tích Lan thoát khỏi đế chế Anh. Ngài thông thạo thêm tiếng Pali, tiếng Anh, và ngày sắp ra trường thì một biến cố mới xẩy ra. Quốc trưởng Norodom Sihanouk đến công du và cần một thông dịch viên. Do Ngài thông thạo tiếng Kampuchia nên Ngài được giới thiệu. Sau nhiều ngày làm việc, Quốc trưởng Sihanouk hết lòng ưu ái với vị Tăng trẻ thông minh, linh lợi, ăn nói hoạt bát. Quốc trưởng khẩn khoản mời Ngài cộng tác với chính phủ Kampuchia mới thu hồi độc lập, hiện đang thiếu một vị Đại sứ tài ba như Ngài. Ông còn tế nhị nói rằng Tôn giả đã được Kampuchia nuôi dưỡng từ tấm bé, nay là lúc Ngài trả nghĩa với quốc gia cưu mang Ngài. Xa gần lại hứa hẹn gả công chúa cho Ngài. Chấp nhận tức Ngài phải xả y, hoàn tục.

« Đây là lần thứ ba Ngài đứng trước một sự chọn lựa đầy cám dỗ : Xả y làm đại sứ, con đường thế tục thênh thang mở rộng, hay về Việt Nam sống lặng lẽ trong ngôi chùa nơi thôn xóm, chẳng ai biết tới thân phận ẩn tu ? Trước sự thất vọng của Quốc trưởng Sihanouk, Ngài chọn theo bước chân Thái từ Tất Đạt Đa dấn thân vào cuộc đời đạo sĩ.

« Về Saigon dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, thời Phật giáo không được ưu đãi. Nhưng Ngài lại được ưu đãi. Do khoác áo Nam tông, lại giỏi các thứ tiếng Kampuchia, Thái, Miến, Anh, Phạn, Pali, gặp lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm có chính sách Miên vận, nên Ngài được trọng dụng đi Lục tỉnh thuyết giảng, thăm viếng tạo tình cảm trong các vùng đông đảo người Khmers. Ngài đã nhiều lần được Tổng thống Diệm mời vào Dinh Độc lập hội kiến.

« Thế rồi cuộc tranh đấu đòi hỏi bình bẳng tôn giáo, chống kỳ thị của Phật giáo nổ ra giữa năm 1963. Ngài lại đứng trước một cuộc chọn lựa sinh tử thứ năm : Theo phe thế quyền hùng mạnh, hay đứng vào hàng ngũ người đồng đạo thế cô ? Lương tri Ngài lại đẩy Ngài về phía đoạn trường của trùng trùng người Phật giáo đấu tranh. Đây là lần lựa chọn thứ năm.

Thượng tọa Thích Giác Đẳng nói về tiểu sử và hành trạng Đức Phó Tăng Thống – Hình PTTPGQT
« Năm 1964, Dụ số 10 từ thời thực dân Pháp bị hủy bỏ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời. Nhưng vận nước lại bồng bềnh, thời thế đảo điên khi Ngài được giao phó chức vụ Phó Giám đốc Tuyên úy Phật giáo quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây là lúc Ngài có những giao tình sâu nặng với hai Hòa thượng Thích Tâm Giác, Thích Tâm Châu và tướng Nguyễn Cao Kỳ.

« Nhưng rồi vào ngày 18.7.1967, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc luật công nhận Hiến chương của Hòa thượng Thích Tâm Châu. Vô hình trung phủ nhận Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quy tụ đại đa số Tăng Ni, Phật giáo đồ toàn quốc.

« Ngài lại đứng trước ngã ba đường chọn lựa lần thứ sáu : Nhưng từ đáy tâm tư, Ngài đã biết đâu phải đâu trái, nên Ngài chọn con đường tuân thủ lòng dân và ý nước dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Dù những nghiệt ngã của Phật giáo và cá nhân Ngài đeo đẳng, tiếp tục. Trong đêm khuya vắng, lòng Ngài dậy lên mối quan hoài, Ngài nhẩm đọc mấy câu thơ của một thi sĩ :

« Thệ khách một đời dõi bóng nhau
« Lạnh lùng chi thế hỡi bể dâu
« Ta người sứ giả thưa dâu bể
« Chả lẽ hờn nhau đến bạc đầu ? »

«Sau năm 1975, Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, công việc đầu tiên nhắm tới là giải tán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để dựng lên Giáo hội Phật giáo Nhà Nước làm công cụ chính trị cho Đảng. Hầu hết hàng giáo phẩm bị nài ép, khuyến dụ, lôi kéo, hăm dọa. Chỉ riêng hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ cương quyết đi theo con đường Phật giáo dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu.

« Ngày Cộng sản tra tấn Hòa thượng Thích Thiện Minh đến chết ở Trại Nguyễn Trãi, Saigon, rồi để che mắt thế gian, chở thi hài Hòa thượng ra Trại Cải tạo Hàm Tân. Chỉ hai người được đến đây nhìn lần cuối di thể Hòa thượng Thích Thiện Minh nằm trong chiếc quan tài nửa kín nủa hở dưới ánh sáng nhờ nhờ hiu hắt, nhưng khách viếng thăm cũng đủ nhận ra bộ mặt bầm tím vì tra tấn. Đó là Hòa thượng Thích Trí Thủ và Hòa thượng Thích Hộ Giác.

« Năm 1981, nhà cầm quyền Hà Nội chuẩn bị Đại hội thống nhất Phật giáo dưới chiếc thòng lọng của Đảng. Ngài được mời gọi vào Ban Vận động Thống nhất Phật giáo. Vé máy bay đã sẵn, vài người phụ tá Ngài đã được chỉ định. Chỉ cần Ngài gật đầu tuân lệnh như bao vị khác, thì con đường áo mũ, lọng che sẽ đưa Ngài về nơi thênh thang quyền qúy. Nhưng lương tâm thời đại lại thúc giục Ngài tỉnh thức. Khó có thể nói không với Cộng sản. Gương Hòa thượng Thiện Minh còn tươi rói. Nhưng ở lại hợp tác với Cộng sản là tự mình thảm sát tâm linh mình, lương thức mình, lại phụ lòng với hàng triệu Phật giáo đồ đang bị bánh xe chế độ đay nghiến. Phải ra đi thôi. Ra đi để giữ danh khí và tiết khái với Giáo hội. Ngài gọi Hòa thượng Bửu Phương căn dặn đôi lời rồi nhờ đưa Ngài ra bến xe. Từ đó âm thầm rời Saigon như một hành giả vượt biên sang Kampuchia, đến trại tị nạn Thái Lan.

« Đây là lần thứ bảy Ngài phải chọn lựa cho chính bản thân mình và Đạo.

« Đến Hoa Kỳ tạm dung từ năm 1982 đến 1992, Ngài không ngừng tham gia với chư Tăng để giữ gìn nền đạo nơi quê người. Kết hợp chư Tăng Nam tông, kết hợp chư Tăng Bắc tông trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Sang năm 1991 nhận được Tâm thư của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu kêu gọi thống nhất Phật giáo để làm chỗ dựa cho Phật giáo trong nước. Ngài lại cùng với chư Tăng kết hợp thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, rồi được Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ký Quyết định năm 1992 công cử Giáo hội Hoa Kỳ thành lập Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.
 
Lễ Tịch điện – Y Phật y Tổ trong đêm 15.12 – Hình PTTPGQT
Lễ Tịch điện – Y Phật y Tổ tại Chánh điện chùa Pháp Luân trong đêm 15.12 – Hình PTTPGQT
 
« Năm 2006, Hòa thượng Thích Minh Tâm tại Pháp ra một thư mời để thành lập tổ chức « Tăng Ni Hải ngoại ». Hòa thượng Hộ Giác Ngài hiểu là việc đó không nằm trong ý chí của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) trong nước. Nhất là Hội đồng Lưỡng Viện không được thông báo điều này, mà bản thân của Hòa thượng Minh Tâm còn là một thành viên của Văn phòng II Viện Hóa Đạo. Ngài đã cử chúng tôi sang Paris ba lần để thuyết phục, cốt làm sao sự việc ấy đừng diễn ra. Nhưng việc bất thành.

« Từ Đại hội Tăng Ni Hải ngoại của Hòa thượng Thích Minh Tâm tổ chức hai ngày 6 và 7.1.2007 tại thành phố Toronto ở Canada, cho đến Đại hội Về Nguồn ngày 21.9.2007, chúng tôi nhớ hai cú điện thọai cuối cùng, một Ngài gọi Hòa thượng Thắng Hoan, một Ngài gọi Hòa thượng Trí Chơn để nói về điều này hầu ngăn cản sự phân ly không mấy tốt đẹp vào lúc nhà cầm quyền Cộng sản còn đàn áp khốc liệt Giáo hội trong nước. Nhưng việc cũng không thành.

« Và cuối cùng Ngài làm một quyết định lớn, đó là tuân thủ sự chỉ định của Đức Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong việc duy trì Văn phòng II Viện Hóa Đạo theo tinh thần Giáo chỉ số 9 ban hành ngày 8.9.2007.

«Cuộc lựa chọn thứ tám và là cuộc lựa chọn cuối cùng trong đời Ngài.

« Thưa qúy vị, việc nói trên không dễ dàng chút nào hết. Đứng trên mặt tình cảm mà nói, thì chư Tăng trong tổ chức « Tăng Ni Hải ngoại » thật sự dành cho Ngài sự thương mến rất nhiều. Có thể là nhiều hơn các vị trong Văn phòng II do Giáo chỉ số 9 thành lập. Nhưng Ngài đã nói với chúng tôi rằng : Bằng giá nào cũng phải tiếp tục con đường mà Nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ đã đi, đó là con đường dân tộc và đạo pháp đúng chính nhất. Và đó là lý do tại sao Ngài đã lựa chọn tuân hành các quyết định của Giáo chỉ số 9. Đây là lần lựa chọn cam go thứ tám trong cuộc đời lưu xứ nơi xa cách quê hương và Thầy Tổ.

« Thay vì đọc tiểu sử của Ngài, chúng con xin được nhắc lại từ những quyết định không dễ dàng trong cuộc đời của cố Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, từ lúc niên thiếu cho đến khi đi du học, cho đến lúc trở về Việt Nam rồi sang Hoa Kỳ.

« Từ đó chúng ta chiêm nghiệm rằng ở trong kiếp phù sinh này, ngay cả đời sống của một vị Tăng sĩ, một người dấn thân, nhưng khi quyết định phải lựa chọn thật không dễ dàng. Nhưng Hòa thượng đã quyết định, Ngài đã làm sự lựa chọn, và bản thân những lần lựa chọn đó là những dấu ấn nói lên cuộc đời và công hạnh của Ngài”.
The Flag Of The United States Of America



QUỐC HỘI HOA KỲ TREO CỜ VINH DANH ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG

 

Web : http://www.queme.net


Kim quan Đức Phó Tăng Thống tại lễ di quan
Hình PTTPGQT
Xe hoa tới Nhà quàn Vĩnh Phước
Hình PTTPGQT
Phái đoàn cựu Quân nhân VNCH phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT
Phái đoàn GĐPT phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT

Trước khi cung tiễn  Kim quan vào trưa ngày chủ nhật 16.12, trên 200 Tăng Ni, và trên 2000 Phật tử tề tựu tại Nguyện đường làm Lễ Tưởng nguyện Công hạnh vào lúc 10 giờ 30 sáng. Đến tham dự có Dân biểu Liên bang Quốc hội Hoa Kỳ, Al Green. Ông cho biết hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành 365 lá quốc kỳ để mỗi ngày vinh danh một nhân vật kỳ vĩ do các Đại biểu Quốc hội đề xuất. Dân biểu Al Green đã đề nghị và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận treo cờ vinh danh Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác trên nóc nhà Quốc hội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn suốt một ngày khi Ngài viên tịch. Hôm nay Dân biểu Al Green mang lá cờ ấy đến tặng Môn đồ pháp quyến trước linh đài cùng bản in Điệp văn Tưởng nguyện của Quốc hội. Dân biểu nói rằng :

“Tất cả chúng ta cho dù sang hèn, qúy tiện, đến từ giai cấp nào, chủng tộc nào, thì đều có đồng một điểm giống nhau, đó là tất cả chúng ta đều phải chết. Nhưng không phải cái chết nào cũng được tưởng nhớ, được vinh danh. Rất ít người trong cộng đồng nhân loại khi ra đi, mà được người ta tưởng tiếc. Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác là một trong số người hiếm hoi đó.

“Tôi đến đây không phải để vinh danh một người đã sống rất lâu trên cõi đời này, 85 năm. Tôi đến đây để nói lên những phẩm chất, những giá trị. Không phải chúng ta sống lâu bao nhiêu, mà chúng ta đã tận dụng thời gian chúng ta sống như thế nào. Tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng, ngài có một cuộc đời đúng nghĩa của một người đáng để tưởng nhớ. Đó là sự hy sinh, đánh đổi. Ngài đã hy sinh, đánh đổi, để làm thế nào xây dựng, duy trì những giá trị tốt đẹp, bảo vệ những gì tốt đẹp, và để làm những lựa chọn đó, Ngài đã phải hy sinh rất nhiều, đánh đổi rất nhiều.

“Trong tư cách của một người Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, tôi có một đặc quyền là tôi đã yêu cầu một lá cờ treo lên trên trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Nhân danh Quốc hội Hoa Kỳ để vinh danh Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, và lá cờ đó đã được tung bay trên nóc Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi đem lá cờ đó về đây trao lại cho Môn đồ pháp quyến như một nghĩa cử nói lên sự cảm nhận sâu xa của tôi đối với Đại lão Hòa thượng”.

Chư Tăng tụng niệm trước Linh đài – Hình PTTPGQT
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Al Green phát biểu – Hình PTTPGQT

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

********************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************************************************

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 22.12.2012
Trên 5000 người tham d Pháp hi “Hoa Khai Kiến Pht” và Tang l Đc Phó Tăng Thng Thích H Giác

Hinh_HT_HoGiac
Cố Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác 1928 - 2012

PARIS, Ngày 22.12.2012 (PTTPGQT) - Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, đã thanh thản xả báo thân lúc 6 giờ 19 phút, ngày 05.12.2012, tức 22 tháng 10 Nhâm Thìn, tại chùa Pháp Luân, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, 85 năm trụ-thế, Hạ-lạp 65.
 
Trên 5000 Phật tử đã lần lượt đến chùa Pháp Luân tham dự Pháp hội “Hoa Khai Kiến Phật” cùng Lễ Viếng Đức Phó Tăng Thống trong thời gian từ Lễ Nhập Kim quan ngày 12.12 cho đến Lễ Cung tiễn Kim Quan ngày 16.12.

Trời mưa như trút nước, sấm sét nổi ầm ầm suốt buổi sáng hôm chủ nhật 16 tháng 12, khi chư Tăng Ni và Phật tử làm lễ Tưởng nguyện Công hạnh tại Nguyện đường chùa. Thế nhưng, vào lúc cung tiễn Kim quan hồi 12 giờ 30 trưa, trời bỗng tạnh ráo. Trên hai nghìn Phật tử cùng chư Tăng Ni nối nhau trên những chiếc xe bus và xe con suốt khoảng đường dài năm cây số chạy về Nhà quàn Vĩnh Phước với sự tháp tùng của 14 xe moto cảnh sát Mỹ dọn đường. Đến nơi thì trời trở nắng, trái với sở khí tượng dự báo sẽ mưa tầm tã suốt ngày. Ai cũng cho là sự nhiệm mầu hiển hiện giữa đời thường.


Chùa Pháp Luân ở Houston, Hoa Kỳ
Hình PTTPGQT
Kim quan Đức Phó Tăng Thống tại Nguyện đường
Hình PTTPGQT

HOA KHAI KIẾN PHẬT


Sự nhớ tưởng và tiếc thương Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác đã được trên năm nghìn lượt Phật tử đến tham dự các Pháp hội “Hoa Khai Kiến Phật” nghe 18 vị Giảng sư Nam và Bắc tông trong thời gian 5 ngày để tiến sâu vào sự học hỏi giáo pháp Phật đà cùng sự truyền thừa đạo Phật vào quốc độ Việt Nam, với 4 Pháp thoại : Thấy Phật Bằng Mắt, Thấy Phật Bằng Tâm / Thấy Pháp Là Thấy Phật / Thấy Bằng Kiến Chấp, Thấy Bằng Kiến Giải / Cái Nhìn của Thị Giác và Cái Nhìn của Tuệ Giác; 4 Huân tu : Hành Giả và Sự Chết / Phép Niệm Hơi Thở trong Thiền Quán / Niệm Phật Bằng Sự Cảm Nhận Ân Đức Phật / Quán Niệm Vô Thường; 3 lần Chiêm nghiệm về : Nhịp Cầu Sanh Tử / Thế Tình Và Đạo Tình / Sự Mất Còn Trong Kiếp Phù Sinh; và 4 đề tài Tìm hiểu: Người Phật tử Việt và con đường hộ đạo hộ quốc / Phật giáo Việt Nam 100 năm qua / Phật giáo và Tương lai Nhân loại / Sự Dung Hợp Hai Truyền Thống Nam, Bắc Tông.

Linh đài Đức Phó Tăng Thống – Hình PTTQGQT
Chư Tăng Ni, Phật tử làm Lễ Cung tiễn – Hình PTTPGQT

HÀNG TRĂM PHÁI ĐOÀN PHÚNG ĐIẾU


Xen kẽ giữa các Pháp hội, suốt trong 5 ngày nói trên đã có hàng trăm Phái đoàn chư Tăng đến từ Châu Úc, Châu Âu, Canada và trên toàn quốc Hoa Kỳ, cùng nhiều Đại diện các Tổ chức, Đoàn thể, Đảng phái hay Nhân sĩ trong Cộng đồng mang hàng trăm vòng hoa đến trước Linh đài phúng điếu.

QUỐC HỘI HOA KỲ TREO CỜ VINH DANH ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG


Kim quan Đức Phó Tăng Thống tại lễ di quan
Hình PTTPGQT
Xe hoa tới Nhà quàn Vĩnh Phước
Hình PTTPGQT
Phái đoàn cựu Quân nhân VNCH phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT
Phái đoàn GĐPT phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT

Trước khi cung tiễn  Kim quan vào trưa ngày chủ nhật 16.12, trên 200 Tăng Ni, và trên 2000 Phật tử tề tựu tại Nguyện đường làm Lễ Tưởng nguyện Công hạnh vào lúc 10 giờ 30 sáng. Đến tham dự có Dân biểu Liên bang Quốc hội Hoa Kỳ, Al Green. Ông cho biết hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành 365 lá quốc kỳ để mỗi ngày vinh danh một nhân vật kỳ vĩ do các Đại biểu Quốc hội đề xuất. Dân biểu Al Green đã đề nghị và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận treo cờ vinh danh Đức Phó Tăng Thống Thích Hộ Giác trên nóc nhà Quốc hội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn suốt một ngày khi Ngài viên tịch. Hôm nay Dân biểu Al Green mang lá cờ ấy đến tặng Môn đồ pháp quyến trước linh đài cùng bản in Điệp văn Tưởng nguyện của Quốc hội. Dân biểu nói rằng :

“Tất cả chúng ta cho dù sang hèn, qúy tiện, đến từ giai cấp nào, chủng tộc nào, thì đều có đồng một điểm giống nhau, đó là tất cả chúng ta đều phải chết. Nhưng không phải cái chết nào cũng được tưởng nhớ, được vinh danh. Rất ít người trong cộng đồng nhân loại khi ra đi, mà được người ta tưởng tiếc. Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác là một trong số người hiếm hoi đó.

“Tôi đến đây không phải để vinh danh một người đã sống rất lâu trên cõi đời này, 85 năm. Tôi đến đây để nói lên những phẩm chất, những giá trị. Không phải chúng ta sống lâu bao nhiêu, mà chúng ta đã tận dụng thời gian chúng ta sống như thế nào. Tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng, ngài có một cuộc đời đúng nghĩa của một người đáng để tưởng nhớ. Đó là sự hy sinh, đánh đổi. Ngài đã hy sinh, đánh đổi, để làm thế nào xây dựng, duy trì những giá trị tốt đẹp, bảo vệ những gì tốt đẹp, và để làm những lựa chọn đó, Ngài đã phải hy sinh rất nhiều, đánh đổi rất nhiều.

“Trong tư cách của một người Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, tôi có một đặc quyền là tôi đã yêu cầu một lá cờ treo lên trên trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Nhân danh Quốc hội Hoa Kỳ để vinh danh Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, và lá cờ đó đã được tung bay trên nóc Quốc hội Hoa Kỳ. Tôi đem lá cờ đó về đây trao lại cho Môn đồ pháp quyến như một nghĩa cử nói lên sự cảm nhận sâu xa của tôi đối với Đại lão Hòa thượng”.

Chư Tăng tụng niệm trước Linh đài – Hình PTTPGQT
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Al Green phát biểu – Hình PTTPGQT

NHỮNG NGƯỜI CỦA THỜI ĐẤU TRANH NĂM 1963


Cựu Trung tướng Tôn Thất Đính tưởng niệm Đức Phó Tăng Thống  Hình PTTPGQT
Một số Cư sĩ nay đã an cư lạc nghiệp, nhưng trước kia là những Sinh viên hay Huynh trưởng Gia Đình Phật tử dẫn đạo giới trẻ đấu tranh trong phong trào Phật giáo đòi hỏi bình đẳng tôn giáo năm 1963, trong hay ngoài nước, cũng đến phúng điếu trước linh đài như Ông bà Chánh án Nguyễn Trọng Nho, Giáo sư Đặng Đình Khiết, Nhà báo Nguyên Trung Ngô Văn Bằng, Cư sĩ Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, đến từ Paris, v.v…

Cựu Trung tướng Tôn Thất Đính, vị tướng lãnh duy nhất còn sống từ Chính biến 1963, dù thân bệnh vẫn lấy máy bay từ thành phố Westminster, miền Nam California, ngồi xe lăn đến trước Linh đài, thắp hương tưởng niệm Giác linh Đức Phó Tăng Thống. Trung tướng Đính nói :

“Phật tử Quảng Huy Tôn Thất Đính, tướng lãnh duy nhất của cuộc Cách mạng 1963 còn tại thế, vô cùng xúc động được tin Đại lão Hòa thượng Phó Tăng Thống GHPGVNTN vừa viên tịch. Ngài Phó Tăng Thống ra đi là một mất mát to lớn đối với Phật tử Việt Nam trên toàn thế giới. Suốt cuộc đời cống hiến cho đạo pháp và dân tộc của Ngài đã làm gương sáng ngời cho thế giới noi theo. Xin nhất tâm nguyện cầu Giác linh Ngài cao đăng Phật quốc”.

ĐIẾU VĂN CUNG TIỄN TRƯỞNG LÃO THÍCH HỘ GIÁC


Hòa thượng Thích Pháp Nhẫn, Tăng trưởng Giáo hội Nguyên Thủy, qùy đọc Điếu Văn Cung tiễn Trưởng lão Thích Hộ Gíác, thống thiết ngẹn ngào, nhưng bi hùng thiền vị :

Hòa thượng Thích Pháp Nhẫn đọc Điếu Văn – Hình
Minh Đăng
Ngưỡng bạch giác linh ngài,
Hỡi ôi!
Vầng nguyệt đã lặn mây !
Hoa đàm vừa rụng suối !
Khoảng lặng tâm hồn chợt mịt mù tăm tối
Một đóa hương hiu hắt rụng đài khô
Có phải chăng cơn gió hư vô ?
Thần tán
Thân tan
Sao mờ
Trăng lạnh
Nước về đông, biệt nguồn cô quạnh!
Lá bỏ cành, lìa cội nhớ thương!
Ôi!
Đã thức tri, sinh tử thị thường!
Đành kham nhẫn, khứ lai như mộng!
Cay xót mắt, ân trùm biển rộng
Đớn đau lòng, đức phủ non cao
Ôi!
Di quan về Nhà quàn Vĩnh Phước – Hình PTTPGQT
Tâm sa-môn rạng chiếu muôn sao
Trí bát-nhã ngời soi vạn lối
Thanh thản đến, mây sương để dấu!
Rỗng rang về, cát bụi xoa tay!
Giáo hóa xuân thu, đất Phật trời Tây
Cơm bánh ngàn nhà,
Biết mấy khó khăn, lúc duyên tàn, pháp mạt
Có thực tại hiện tiền
Chẳng phân chia bỉ, thử
Đạo và đời, trái hoa giác ngộ chia chung
Ví như đám mây trắng thung dung
Vì giác liễu mệnh, thời mà xả thân tứ đại?
Bỏ ngoài tai, đếm đo khôn, dại
Quẳng giữa triền, toan tính cạn, sâu
Ôi!
Đoàn xe dài 5 cây số chạy về Nhà quàn – Hình PTTPGQT
Hàng hàng giáo phẩm
Trưởng lão, Tăng Ni
Tứ chúng, môn sinh
Tùng trúc cúi đầu
Suối sông rỉ lệ
Tin truyền báo năm châu, bốn bể
Tu viện già-lam hoa trắng kết khăn sô
Bậc long tượng đời nay như sao lạnh đêm nhờ
Dần rơi rụng, thế gian buồn thêm nữa
Hạnh ngoài cõi, mấy người nhen lửa
Thuyền giữa dòng, ai kẻ tiếp duyên
Dông bão hung hăng, thiết thạch không sờn
Mưa gió phủ phàng, Tăng bào chẳng động  
Chèo mật độ, trời mây lồng lộng
Gậy bồ-đề, phố chợ thong dong
Thế mà hôm nay,
Địa chấn bàng hoàng
Bửu quyến, môn sinh nghẹn ngào, bối rối
Chẳng lẽ chân dung một đời hương bối
Để từ nay đại chúng bơ vơ?
Hỡi ôi!
Hạnh sa-môn
Đâu bến, đâu bờ?
Hỏi chi chuyện cạnh tranh thua được
Sinh tử cuốn, mù mù ác trược!
Thế thời xao, mịt mịt lương tri!
Đuốc tuệ minh, chông vực bước đi
Đèn từ ái, hố gai dò lối

Phái đoàn Canada phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT
Nhớ giác linh xưa,
Thế danh Ngô Bửu Đạt
Quán quê Sa Đéc
Di trú Nam Vang
Từ tuổi thơ, duyên gặp đạo vàng
Bởi căn trí, phúc đưa kinh ngọc
Mới 5 tuổi, đến chùa tu học
Giữ nếp nề, phép tắc, giới nghi
Tập ăn nói, học đứng đi
12 tuổi, thọ sa-di giới pháp
Khất thực xóm làng, tháng ngày ôm bát
Và sớm hôm, kinh chữ chăm chuyên
Học một biết hai, tấn hóa đạo thiền
Đường lớn rộng, duyên đời thắp nến
Mềm mỏng nói năng, thầy cảm mến
Hiền hòa lui tới, bạn yêu thương
Lửa trong ghè cháy đỏ dị thường
Do nhiều kiếp huân tu mật độ
Lưỡi gươm bén rèn tâm gian khổ
Khối đá thô mài ngọc cầm tay
Chí cao vời, hồng hạc vút bay
Không hổ thẹn chức năng sĩ tử
Sách và bút miệt mài kinh sử
Bát với y rong ruổi đó đây
Rồi pháp học, bảng vàng, lần lượt bắt thang mây...

Phái đoàn Cư sĩ đến từ San Jose – Hình Minh Đăng
 Hôm kia,
Tuổi đủ 20, thầy cho thọ đại giới
Từ đó,
Biển lớn rộng, kình ngư thỏa chí
Trời xa cao, linh điểu bền hơi
Ưu hạng Cao đẳng Phạn, Pāi khó nuốt, khó trôi
Tiếng Miên, Thái bắt đầu vững chãi
Miến với Anh ngày thêm sành sõi
Vài năm sau tất thảy khá thông
Du học Tích Lan bền sức ra công
Thêm ngữ pháp Pāi văn, nghiên tầm ba tạng
26 tuổi, tâm thông, trí rạng
Đãy ta-bà tạm đủ tư lương
Được Trưởng lão Narāda ưu ái, mến thương
Theo thông dịch những kỳ thuyết pháp
Dù tiếng Anh, dù Pāi, đã chuyển ngôn lưu loát
Giáo hội Tăng-già góp sức dựng xây
Tại trụ sở Kỳ Viên, rồng hổ cuộn mây
Mở trang sử cho Theravāda đất Việt
Tại Rangoon, Tam Tạng thánh kinh kết tập
Ngài là học giả Tăng
Đại diện Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đến từ Paris, hai Cư sĩ Võ Văn Ái và Ỷ Lan phát biểu về Con Người Đức Phó Tăng Thống trong thời gian cùng ngài đi vận động khắp năm châu cho tự do tôn giáo và nhân quyền Việt Nam – Hình Minh Đăng
 Được thỉnh cử vào ban vấn, đáp Phật ngôn
Là một vinh dự tối cao, khó gặp, khó bàn
Cùng đứng thẳng ngang hàng với Tăng-già thế giới
Phật giáo từ đây, tân kỷ nguyên, tân vận hội!
Di giáo kế thừa, kinh chữ cận nguồn hơn   
Ngài cũng là vị Tổng thư ký đầu tiên
Của Giáo hội Tăng-già Nguyên Thuỷ
Tuổi trẻ, tài cao – trí tâm bén rễ
Mẫn cán thừa hành trăm việc làu thông
Thế là chiếc thuyền nan lội thác, vượt dòng
Cùng chư vị tôn túc
Phá thạch khai sơn ươm trồng tùng bách
Năm 1958, học viện Pháp Quang kiến lập
Ngài chuyên tâm đào tạo Tăng tài
Biến cố 1963, tham gia phản kháng Ngô triều
Liên phái uỷ ban - đấu tranh bất khuất
Giáo hội thống nhất, ngài là một yếu nhân tích cực
Chẳng Bắc, Nam, phân biệt hệ tông
Con Phật Thích Ca - chỉ một giống dòng
Chỉ cốt bồ-đề vươn chồi, nảy nhánh,
Vầng trán sử kinh, tuệ minh lấp lánh
Ăn nói có tài, lại sẵn bụng kinh văn
Ngài là một tia cực quang bên cạnh những vầng dương
Xua tan những trở ngăn tối ám
Thắp bình minh cho căn nhà Nguyên Thủy Việt Nam
Còn là trợ duyên cho đại Trưởng lão Minh Châu
Vào buổi đầu,
chuyển dịch những Nikāya, Pāi tạng.
Ôi!
Kim quan tiến vào nơi làm Lễ Trà Tỳ - Hình PTTPGQT
 Ai liễu thông mưa nắng tiết, thời?
Ai giác tri bão dông nghiệp, mệnh?
Người xưa nói,
Tận nhân lực, tri thiên mạng!
Trong cộng nghiệp có vô vàn biệt nghiệp
Phải biến quyền, lựa cảnh, tìm cơ
Duyên trời Tây, trăm việc sẵn chờ
Bỏ lời tiếng thị phi
Bỏ đàm tiếu khen chê
Lên đường, cưu mang sứ mệnh
Năm 1982, đến Hoa Kỳ trú cư
Do tứ chúng yêu cầu, thỉnh nguyện
Ngài đảm nhận vai trò đầu sóng chèo khơi
Bao khó khăn, nghịch cảnh ngút trời
Vẫn tự tại, an nhiên, nụ cười như thị
Trong thăng trầm, được mất
Giữa sinh diệt, biến thiên
Chẳng nề hà thời thế đảo điên
Lái thuyền lớn trạm nhiên, vô úy
Giáo hội thuở xưa, vẫn một lòng chung thuỷ
Ngồi ghế cao trụ trượng, hoằng dương
Uy đức của ngài, ma quỷ kính nhường
Những trận bát phong
Hóa thành sen vàng cúng Phật
Thời thế ngẫm, làn trăng dọi nước
Nhân tâm suy, bóng trúc vờn sân
Xao xác bay muôn mảnh bụi trần
Phất phơ rụng vạn màu hoa đốm
Chim không cánh hạo nhiên tung lượn
Cá chẳng vây hào sảng vẫy vùng
Ôi!
Phái đoàn chư Ni phúng điếu trước Linh đài – Hình PTTPGQT
 Suốt một đời xem nhẹ tai ương
Đạo pháp trọng, tợ đầu lông vũ trụ
Như rồng ẩn giữa loạn cuồng tinh tú
Như đuốc đêm soi tỏ mặt người
Ngót trăm năm tư cách cao vời
Hạnh muôn việc chẳng bàn vô, hữu
Con chữ, câu văn bình dân dễ hiểu
Giảng pháp, dạy thiền như uống nước, ăn cơm
Nụ cười trong tâm dịu nhẹ lan thơm
Mà đạo nghiệp bền sâu thiết thạch
Dẫu cuồng vọng đốt kinh, đốt sách
Tìm tàn tro xá-lợi ở nơi đâu?
Lửa tắt rồi, giá lạnh cả tinh cầu
Buông ngọn bút, muốn xóa ngay hàng chữ
Thiền công án, chỉ một bàn tay cũng vỗ
Bịt miệng nói năng, lời chân đế không hoa
Huyễn mộng còn cả gan trêu cợt sa-bà
Bập bùng cháy thức tri cát bụi
Tâm trung đại đạo, nào thưng đấu?
Thế ngoại cao nhân, há xét lường?
Biết bao người khôn xiết vấn vương
Hoa cỏ núi, rừng ngàn sương ướt
Xót xa lắm, cỗi tùng già bật gốc
Tàn tán che đất Phật biết tìm ai?
Cầu nguyện giác linh, ba-la-mật kết đài
Trăm trượng buông tay, duyên tùy vô ngại
Hàng hàng hậu học sa-môn
bi thương khấp bái!

KHẢI BẠCH CỦA MÔN ĐỒ PHÁP QUYỀN


Thich Chon Tri
Hòa thượng Thích Chơn Trí dâng lờ Khải bạch  Hình Minh Đăng
Hòa thượng Thích Chơn Trí, Trưởng ban Tổ chức Tang lễ, thay mặt Môn đồ Pháp quyến dâng lời Khải bạch :

“Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni,
“Kính thưa liệt vị quan khách,
“Kính thưa quí đồng hương, đồng bào Phật tử,

“Cố Đại Lão Hoà Thượng bình sinh là người khiêm cung giản dị trong lối sống và đặt nặng tình người trong sự giao tiếp. Bây giờ Ngài ra đi môn đồ hiếu quyến mong được tổ chức tang lễ thể theo với đức tánh của Cố Hoà Thượng. Quý Ngài đã đến đây từ nhiều giáo hội, nhiều tổ chức, nhiều châu lục. Môn đồ pháp quyến kính mong chư tôn đức nhận nơi đây lòng tri ân và cảm kích vô hạn.  Bản thân của cố Trưởng Lão Hoà Thượng là Tăng thống Phật Giáo Nam Tông và Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhưng tình của Ngài chan hoà tất cả; tâm của Ngài quý trọng tất cả không phân tông phái, giáo hội. Tang lễ Cố Trưởng Lão Hoà Thượng được sự hỗ trợ góp phần của nhiều chùa, nhiều chư tăng, nhiều tổ chức Phật giáo xa gần. Quí Ngài đã đến đây tụng kinh cầu nguyện, thuyết giảng trong pháp hội, hầu kim quan, trần thiết lễ tang trong ngoài. Tất cả nói lên tấm lòng dung hợp vô phân biệt.

“Môn đồ Pháp Quyến sẽ xây tháp thờ di cốt và Kỷ Niệm Đường trong khuôn viên chùa Pháp Luân. Lễ nhập tháp sẽ được tổ chức vào ngày Chung Thất, Chủ Nhật 20-1-2013. Lễ Tiểu Tường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 17-11-2013.

“Năm tác phẩm chưa ấn hành của Hoà Thượng sẽ được tuần tự xuất bản trong vòng 3 năm tới. Khởi đầu là Chú Thích Đại Kinh Tứ Niệm Xứ.

“Thượng toạ Thích Giác Đẳng là người được cố Hoà thượng chỉ định để thừa tiếp những công việc còn dang dở của Ngài.

« Sinh thời cố Trưởng lão Hoà thượng có ba niềm tin tiêu biểu cho hành hoạt  của Ngài : Hoà thượng luôn tin vào sự dung hợp cả hai truyền thống Nam Bắc Tông là điều tốt đẹp và cần thiết cho đạo Phật Việt Nam. Ngài cũng tin tưởng là sự tự do dân chủ thật sự trên quê hương là nền tảng hạnh phúc lớn nhất cho tất cả người dân Việt dù Phật tử hay không phải Phật tử. Sau cùng là niềm tin vào sức mạnh của Tình người. Bất cứ con người nào cũng cần sự tôn trọng và tình thương. Ai cũng có những giá trị cao quý nếu nhìn từ góc cạnh khách quan.

« Niềm tin của Ngài là vậy, cuộc đời của Ngài là vậy. Hôm nay Hoà thượng ra đi, trong giờ phút cung tiễn kim quan Ngài, chúng con toàn thể môn đồ pháp quyến nguyện tuân thủ di ngôn và sống theo tinh thần xử thế mà tôn sư chúng con thường huấn thị thuở sinh tiền.

« Kính đãnh lễ chư tôn đức và cảm tạ chư liệt vị ».

TÁM QUYẾT ĐỊNH TRONG CUỘC ĐỜI HOẰNG ĐẠO
CỦA ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG


Sau đấy, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, người được Đức Phó Tăng Thống chỉ định kế thừa các Phật sự còn dang dở, cung tuyên hành trạng Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác. Bài nói ứng khẩu dài trên 20 phút, chúng tôi xin tóm gọn những nét tổng quan chính yếu. Thượng tọa phát biểu :

« Khi nhắc tới tiểu sử thông thường người ta ghi lại niên lịch, biến cố trong đời người. Nhưng hôm nay xin phép nói về một khía cạnh trong cuộc đời Ngài : Đó là một con người đã sống với sự lựa chọn nhiều khi chẳng dễ dàng chút nào.

« Ngài sinh ngày 14 tháng Giêng Mậu Thìn, tức ngày 5.2.1928 dương lịch, tại Sa Đéc, Nam Việt. Rồi theo gia đình lên Kamphuchia sinh sống, với một tuổi thơ không mấy bình thường. Mẹ mất sớm, năm 5 tuổi Ngài theo thân phụ vào chùa tu, học tiếng Kampuchia, tụng kinh Phạn ngữ và Pali. Từ tuổi 13, 14 còn là Sa di nhưng Ngài đã có tài thuyết pháp, tụng kinh hay, thân còn nhỏ nên mỗi lần chư Tăng phải bồng Ngài đưa lên Pháp tòa ngồi giảng. Ai nấy xem Ngài như viên ngọc qúy, một pháp bảo.

« Nhưng năm 17, 18 tuổi, Ngài tự nghĩ không thể sống mãi hoài với sự hâm mộ. Muốn phục vụ đời phải tiến xa hơn. Trong khi thân phụ Ngài mà cũng là Sư phụ chỉ mong Ngài trở thành một Pháp sư, hành đạo với tín đồ.

« Đây là lần lựa chọn ray rức đầu đời, Ngài đành đảnh lễ và ra đi lên Nam Vang ghi tên vào trường Cao Đẳng Phạn ngữ. Tứ cố vô thân giữa hàng trăm Tăng sinh xa lạ.

« Năm 1954, một biến cố hy hữu khi Miến Điện thỉnh mời chư Tăng trong thế giới vể thủ đô Rangoon kiết tập kinh điển tại Chùa Hòa bình. Gần ba nghìn năm qua, từ cuộc kiết tập lần thứ nhất một trăm ngày sau khi Phật Niết Bàn. Nay là lần Kiết tập thứ 6 dưới sự chủ trì của hai vị Cao tăng Miến Mahasi Sayadaw và Mingun Sayadaw. Tăng hoàng Kampuchia tức Vua Sải Choonat tuyển chọn 10 Tăng sĩ xuất sắc nhất, trong số này Ngài là một, sang Rangoon tham gia. Tại đây, Hòa thượng Bửu Chơn là vị Tăng duy nhất đại diện cho Việt Nam. Do Hòa thượng Bửu Chơn không rành rẽ ngoại ngữ Phạn và Pali, nên đến gặp Ngài mời tháp tùng trợ tá Phái đoàn Việt Nam.

« Ngài về đảnh lễ Vua Sải nói lên ước nguyện giúp phái đoàn Việt Nam. Ngài Choonat xưa nay hiền từ, thương qúy người học trò sáng rạng tương lai, nhưng nay bỗng buồn giận khi nghĩ đến sự chia tay người học trò yếu dấu.

« Thế nhưng với sự khẩn khoản thiết tha giúp Việt Nam. Vua Sải đành khứng nhận. Đây là lần lựa chọn đau xót thứ hai trong đời Ngài Hộ Giác mà Ngài tự xem như sự cất bước sang ngang.

« Sau đó Ngài sang Tích Lan cầu học với Đạo sư Sumangala là một học giả uyên thâm mà cũng là một trong những người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Tích Lan thoát khỏi đế chế Anh. Ngài thông thạo thêm tiếng Pali, tiếng Anh, và ngày sắp ra trường thì một biến cố mới xẩy ra. Quốc trưởng Norodom Sihanouk đến công du và cần một thông dịch viên. Do Ngài thông thạo tiếng Kampuchia nên Ngài được giới thiệu. Sau nhiều ngày làm việc, Quốc trưởng Sihanouk hết lòng ưu ái với vị Tăng trẻ thông minh, linh lợi, ăn nói hoạt bát. Quốc trưởng khẩn khoản mời Ngài cộng tác với chính phủ Kampuchia mới thu hồi độc lập, hiện đang thiếu một vị Đại sứ tài ba như Ngài. Ông còn tế nhị nói rằng Tôn giả đã được Kampuchia nuôi dưỡng từ tấm bé, nay là lúc Ngài trả nghĩa với quốc gia cưu mang Ngài. Xa gần lại hứa hẹn gả công chúa cho Ngài. Chấp nhận tức Ngài phải xả y, hoàn tục.

« Đây là lần thứ ba Ngài đứng trước một sự chọn lựa đầy cám dỗ : Xả y làm đại sứ, con đường thế tục thênh thang mở rộng, hay về Việt Nam sống lặng lẽ trong ngôi chùa nơi thôn xóm, chẳng ai biết tới thân phận ẩn tu ? Trước sự thất vọng của Quốc trưởng Sihanouk, Ngài chọn theo bước chân Thái từ Tất Đạt Đa dấn thân vào cuộc đời đạo sĩ.

« Về Saigon dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, thời Phật giáo không được ưu đãi. Nhưng Ngài lại được ưu đãi. Do khoác áo Nam tông, lại giỏi các thứ tiếng Kampuchia, Thái, Miến, Anh, Phạn, Pali, gặp lúc Tổng thống Ngô Đình Diệm có chính sách Miên vận, nên Ngài được trọng dụng đi Lục tỉnh thuyết giảng, thăm viếng tạo tình cảm trong các vùng đông đảo người Khmers. Ngài đã nhiều lần được Tổng thống Diệm mời vào Dinh Độc lập hội kiến.

« Thế rồi cuộc tranh đấu đòi hỏi bình bẳng tôn giáo, chống kỳ thị của Phật giáo nổ ra giữa năm 1963. Ngài lại đứng trước một cuộc chọn lựa sinh tử thứ năm : Theo phe thế quyền hùng mạnh, hay đứng vào hàng ngũ người đồng đạo thế cô ? Lương tri Ngài lại đẩy Ngài về phía đoạn trường của trùng trùng người Phật giáo đấu tranh. Đây là lần lựa chọn thứ năm.

Thượng tọa Thích Giác Đẳng nói về tiểu sử và hành trạng Đức Phó Tăng Thống – Hình PTTPGQT
« Năm 1964, Dụ số 10 từ thời thực dân Pháp bị hủy bỏ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời. Nhưng vận nước lại bồng bềnh, thời thế đảo điên khi Ngài được giao phó chức vụ Phó Giám đốc Tuyên úy Phật giáo quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây là lúc Ngài có những giao tình sâu nặng với hai Hòa thượng Thích Tâm Giác, Thích Tâm Châu và tướng Nguyễn Cao Kỳ.

« Nhưng rồi vào ngày 18.7.1967, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc luật công nhận Hiến chương của Hòa thượng Thích Tâm Châu. Vô hình trung phủ nhận Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quy tụ đại đa số Tăng Ni, Phật giáo đồ toàn quốc.

« Ngài lại đứng trước ngã ba đường chọn lựa lần thứ sáu : Nhưng từ đáy tâm tư, Ngài đã biết đâu phải đâu trái, nên Ngài chọn con đường tuân thủ lòng dân và ý nước dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Dù những nghiệt ngã của Phật giáo và cá nhân Ngài đeo đẳng, tiếp tục. Trong đêm khuya vắng, lòng Ngài dậy lên mối quan hoài, Ngài nhẩm đọc mấy câu thơ của một thi sĩ :

« Thệ khách một đời dõi bóng nhau
« Lạnh lùng chi thế hỡi bể dâu
« Ta người sứ giả thưa dâu bể
« Chả lẽ hờn nhau đến bạc đầu ? »

«Sau năm 1975, Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, công việc đầu tiên nhắm tới là giải tán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để dựng lên Giáo hội Phật giáo Nhà Nước làm công cụ chính trị cho Đảng. Hầu hết hàng giáo phẩm bị nài ép, khuyến dụ, lôi kéo, hăm dọa. Chỉ riêng hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ cương quyết đi theo con đường Phật giáo dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu.

« Ngày Cộng sản tra tấn Hòa thượng Thích Thiện Minh đến chết ở Trại Nguyễn Trãi, Saigon, rồi để che mắt thế gian, chở thi hài Hòa thượng ra Trại Cải tạo Hàm Tân. Chỉ hai người được đến đây nhìn lần cuối di thể Hòa thượng Thích Thiện Minh nằm trong chiếc quan tài nửa kín nủa hở dưới ánh sáng nhờ nhờ hiu hắt, nhưng khách viếng thăm cũng đủ nhận ra bộ mặt bầm tím vì tra tấn. Đó là Hòa thượng Thích Trí Thủ và Hòa thượng Thích Hộ Giác.

« Năm 1981, nhà cầm quyền Hà Nội chuẩn bị Đại hội thống nhất Phật giáo dưới chiếc thòng lọng của Đảng. Ngài được mời gọi vào Ban Vận động Thống nhất Phật giáo. Vé máy bay đã sẵn, vài người phụ tá Ngài đã được chỉ định. Chỉ cần Ngài gật đầu tuân lệnh như bao vị khác, thì con đường áo mũ, lọng che sẽ đưa Ngài về nơi thênh thang quyền qúy. Nhưng lương tâm thời đại lại thúc giục Ngài tỉnh thức. Khó có thể nói không với Cộng sản. Gương Hòa thượng Thiện Minh còn tươi rói. Nhưng ở lại hợp tác với Cộng sản là tự mình thảm sát tâm linh mình, lương thức mình, lại phụ lòng với hàng triệu Phật giáo đồ đang bị bánh xe chế độ đay nghiến. Phải ra đi thôi. Ra đi để giữ danh khí và tiết khái với Giáo hội. Ngài gọi Hòa thượng Bửu Phương căn dặn đôi lời rồi nhờ đưa Ngài ra bến xe. Từ đó âm thầm rời Saigon như một hành giả vượt biên sang Kampuchia, đến trại tị nạn Thái Lan.

« Đây là lần thứ bảy Ngài phải chọn lựa cho chính bản thân mình và Đạo.

« Đến Hoa Kỳ tạm dung từ năm 1982 đến 1992, Ngài không ngừng tham gia với chư Tăng để giữ gìn nền đạo nơi quê người. Kết hợp chư Tăng Nam tông, kết hợp chư Tăng Bắc tông trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Sang năm 1991 nhận được Tâm thư của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu kêu gọi thống nhất Phật giáo để làm chỗ dựa cho Phật giáo trong nước. Ngài lại cùng với chư Tăng kết hợp thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ, rồi được Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ký Quyết định năm 1992 công cử Giáo hội Hoa Kỳ thành lập Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.
 
Lễ Tịch điện – Y Phật y Tổ trong đêm 15.12 – Hình PTTPGQT
Lễ Tịch điện – Y Phật y Tổ tại Chánh điện chùa Pháp Luân trong đêm 15.12 – Hình PTTPGQT
 
« Năm 2006, Hòa thượng Thích Minh Tâm tại Pháp ra một thư mời để thành lập tổ chức « Tăng Ni Hải ngoại ». Hòa thượng Hộ Giác Ngài hiểu là việc đó không nằm trong ý chí của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) trong nước. Nhất là Hội đồng Lưỡng Viện không được thông báo điều này, mà bản thân của Hòa thượng Minh Tâm còn là một thành viên của Văn phòng II Viện Hóa Đạo. Ngài đã cử chúng tôi sang Paris ba lần để thuyết phục, cốt làm sao sự việc ấy đừng diễn ra. Nhưng việc bất thành.

« Từ Đại hội Tăng Ni Hải ngoại của Hòa thượng Thích Minh Tâm tổ chức hai ngày 6 và 7.1.2007 tại thành phố Toronto ở Canada, cho đến Đại hội Về Nguồn ngày 21.9.2007, chúng tôi nhớ hai cú điện thọai cuối cùng, một Ngài gọi Hòa thượng Thắng Hoan, một Ngài gọi Hòa thượng Trí Chơn để nói về điều này hầu ngăn cản sự phân ly không mấy tốt đẹp vào lúc nhà cầm quyền Cộng sản còn đàn áp khốc liệt Giáo hội trong nước. Nhưng việc cũng không thành.

« Và cuối cùng Ngài làm một quyết định lớn, đó là tuân thủ sự chỉ định của Đức Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ trong việc duy trì Văn phòng II Viện Hóa Đạo theo tinh thần Giáo chỉ số 9 ban hành ngày 8.9.2007.

«Cuộc lựa chọn thứ tám và là cuộc lựa chọn cuối cùng trong đời Ngài.

« Thưa qúy vị, việc nói trên không dễ dàng chút nào hết. Đứng trên mặt tình cảm mà nói, thì chư Tăng trong tổ chức « Tăng Ni Hải ngoại » thật sự dành cho Ngài sự thương mến rất nhiều. Có thể là nhiều hơn các vị trong Văn phòng II do Giáo chỉ số 9 thành lập. Nhưng Ngài đã nói với chúng tôi rằng : Bằng giá nào cũng phải tiếp tục con đường mà Nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ đã đi, đó là con đường dân tộc và đạo pháp đúng chính nhất. Và đó là lý do tại sao Ngài đã lựa chọn tuân hành các quyết định của Giáo chỉ số 9. Đây là lần lựa chọn cam go thứ tám trong cuộc đời lưu xứ nơi xa cách quê hương và Thầy Tổ.

« Thay vì đọc tiểu sử của Ngài, chúng con xin được nhắc lại từ những quyết định không dễ dàng trong cuộc đời của cố Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, từ lúc niên thiếu cho đến khi đi du học, cho đến lúc trở về Việt Nam rồi sang Hoa Kỳ.

« Từ đó chúng ta chiêm nghiệm rằng ở trong kiếp phù sinh này, ngay cả đời sống của một vị Tăng sĩ, một người dấn thân, nhưng khi quyết định phải lựa chọn thật không dễ dàng. Nhưng Hòa thượng đã quyết định, Ngài đã làm sự lựa chọn, và bản thân những lần lựa chọn đó là những dấu ấn nói lên cuộc đời và công hạnh của Ngài”.

CẢM NIỆM, TƯỞNG NIỆM VÀ CẢM TẠ


Hòa thượng Thích Viên Lý
Tiếp theo phần phát biểu của Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Hòa thượng Thích Chánh Lạc, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo, đọc lời cảm niệm. Và Hòa thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ tuyên đọc “Thư Tưởng niệm của Hội đồng Lưỡng Viện” trong nước do Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống ký gửi :

 « Vì niên cao lạp trưởng, đã thanh thản xả báo thân lúc 06 giờ 19 phút, ngày 05.12.2012 (22.10.Nhâm Thìn) tại chùa Pháp Luân, Houston – Texas – Hoa Kỳ, 85 năm trụ thế, Hạ lạp 65.

« Sự ra đi của Đại Lão Hòa thượng trong lúc nầy là một mất mát vô cùng to lớn cho Giáo Hội, để lại vô vàn thương tiếc, trống vắng trong lòng Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước.

« Thành kính vọng bái Giác linh Đức Phó Tăng Thống.
« Chân thành phân ưu cùng môn đồ pháp quyến.
« Nguyện cầu Giác linh Đức Phó Tăng Thống cao đăng Phật quốc.

« Chúng ta, những người còn lại, hãy cố gắng noi theo công hạnh của Đức Cố Phó Tăng Thống để báo đáp công ân tiền nhân và giải trừ quốc nạn, pháp nạn.

« Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ».

Kết thúc Lễ Tưởng nguyện Công hạnh, Hòa thượng Thích Trí Minh, Phó Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo thay mặt GHPGVNTN Hải ngoại đọc lời cảm tạ chư Tăng Ni, các vị quan khách và đồng bào Phật tử trên khắp năm châu không quản ngại đường xa về tham dự lễ tang.

ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG
THÍCH QUẢNG ĐỘ TIẾC THƯƠNG TIỄN BIỆT


Hòa thượng Thích Trí Minh đọc lời cảm tạ - Hình PTTPGQT
Qua băng thu của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ góp lời nguyện cầu và tiễn đưa Đức Phó Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng, và xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để tiếp dẫn Giác Linh ngài vào lúc cung tiễn Kim quan rời chùa Pháp Luân đến Nhà quàn :

« Nam Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

« Kính bạch Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại Đức Tăng Ni cùng qúy Cư sĩ Phật tử,

« Thưa qúy Liệt vị,

« Sự ra đi vĩnh viễn của Đức Phó Tăng Thống GHPGVNTN là sự mất mát lớn lao đối với Giáo hội, khó có thể bù đắp được. Tuy nhiên, Đức Phật đã dạy, tất cả các pháp đều vô thường. Chúng ta là hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia phải nhận chân điều đó để tiếp tục tiến tu và hoàn thành các Phật sự mà Đức Phó Tăng Thống đã theo đuổi suốt cuộc đời. Đó mới là thương tưởng kính nhớ Ngài.

Lễ Di quan – Hình PTTPGQT

« Tôi rất tiếc vì xa cách nghìn trùng, không thể hiện diện nơi đây để cùng qúy liệt vị góp lời nguyện cầu và tiễn đưa Đức Phó Tăng Thống đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vậy xin qúy vị, qua làn sóng điện, cùng tôi xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để tiếp dẫn Giác Linh Đức Phó Tăng Thống về thế giới An Vui :

« Nam Mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật / Nam Mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật / Nam Mô Tây phương Cực Lạc Thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật ».

Chư Tăng và Phật tử đồng trầm hùng tụng theo.

Sau nghi lễ tại Nhà quàn Vĩnh Phước, Lễ Trà tỳ cử hành lúc 1 giờ 30 trưa. Đạo ca Phật giáo Việt Nam đã được Kim Bằng và ban hợp ca Hương Lan cất lên ba lần khi Kim quan đưa vào lò thiêu, rồi chấm dứt với bài Biết Ơn Thầy qua dọng hát của Ca sĩ Nhật Lê, một Huynh trưởng Gia Đình Phật tử.

2012-1222z1.jpg
2012-1222z2.jpg
                Gia Đình Phật tử rước phướng – Hình PTTPGQT
Di quan vào :Lễ Trả Tỳ - Hình Minh Đăng
Trên đường vào Lễ Trà Tỳ - Hình Minh Đăng
Lễ Trà Tỳ lúc 13 giờ 30 ngày 16.12.2012 tại Nhà quàn Vĩnh Phước - Hình PTTPGQT

XÁ LỢI ĐỨC PHÓ TĂNG THỐNG


Hai hôm sau, sáng ngày 18.12, khi chư Tăng đến nhận di cốt, thấy rất nhiều Xá Lợi đủ màu, nào hỗ hoàng, ngọc bích, nào xanh lơ, tím ngát, hay đỏ ong, có Xá lợi hiện lên như chữ Phạn thật nhiệm mầu, hiếm thấy.

Xá Lợi của Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác đủ màu sắc – Hình Minh Đăng
Những nét như chữ Phạn trên xương trán của Ngài – Hình Minh Đăng