Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

THƯ MỜI TIỆC GÂY QUỸ CỨU TRỢ NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT NEPAL

Trận động đất kinh hoàng mới đây tại Nepal khiến hàng ngàn người thiệt mạng, một con số lớn dân chúng sống cảnh màn trời chiếu đất. Văn phòng II Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ tổ chức tiệc gây quỹ cứu trợ vào chủ nhật 10.5.2015 lúc 5 giờ chiều tại nhà hàng Kim Sơn 10603 Bellaire Blvd Houston, Texas 77072.

Chương trình có bài nói chuyện về Đất nước kỳ bí Nepal và thảm trạng thiên tai, tiệc chay và văn nghệ do các anh chị em ca, nghệ sĩ: Như Sương, Thanh Thanh, Thu Vân, Thanh Diệp, Trần Lai, Lệ Hằng, Kim Sa, Tinh Đô, Hồng Lan và Chi Huệ góp mặt.

Vé vào cửa tuỳ tâm ủng hộ. Để nhận vé xin liên lạc: Đạo hữu Bùi Lang: 281-530-8899, Cô Bích Thuận: 713-367-5136, Cô Từ Hạnh: 832-474-6800, Elegance Flower: 281-541- 7970. Vùng South 45, Kim Jewelers: 281-922-8264.

Quý vị có lòng từ tâm muốn ủng hộ nhưng không có điều kiện tham dự hoặc ở xa, xin gởi chi phiếu về chùa Pháp Luân 13913 S. Post Oak Rd, Houston Texas 77045 USA. Memo xin ghi Cứu trợ Nepal.

Mỗi bàn tay cứu trợ của chúng ta sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau thương vô hạn không lời nào nói hết của những nạn nhận thiên tai. Nguyện cầu thế giới an bình.

TM Ban tổ chức

Tỳ Kheo Giác Đẳng
Quyền chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN




THÔNG TƯ KÊU GỌI - CỨU TRỢ NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT NEPAL 


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VĂN PHÒNG II VIỆN HOÁ ĐẠO
Chùa Pháp Luân 13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045 USA
Tel. (713)433-4364 - Email. ghpgvntn@outlook.com
PL 2558 Số 23/ VHĐ/VT/TT



Nepal là quốc gia nhỏ nằm dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn. Tại vùng đất nầy có thánh địa Lumbini nơi đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Trận động đất kinh hoàng lớn nhất trong 80 năm qua đã tàn phá thủ đô Kathmandu và gây ra tổn thất to lớn về nhân mạng cũng như tài sản cho dân chúng.

Con số tổn thất nhân mạng có thể lên tới hằng chục ngàn người trong khi những người sống cảnh màn trời chiếu đất lớn hơn nhiều lần. Với địa dư hiểm trở và hạ tầng cơ sở thiếu kém khiến các nạn nhân thiên tai khổ sở vô cùng vì sự cứu trợ chậm chạp. Trong sự đau xót chung của thế giới trước thảm hoạ nầy Giáo Hội kêu gọi toàn thể các thành viên, các cơ sở đơn vị tích cực tổ chức hay tham gia các nỗ lực gây quỹ cứu trợ.

Văn Phòng II Viện Hoá Đạo sẽ có phái đoàn đi cứu trợ tới Nepal trong mùa Phật đản.

Mọi đóng góp có thể gởi về : Văn Phòng II Viện Hóa Đạo - Chùa Pháp Luân 13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045 USA. Chi phiếu xin đề : Văn Phòng II Viện Hoá Đạo / Nepal.

Nguyện cầu đại bi tâm trãi rộng thế gian đau khổ để muôn loài ân triêm lợi lạc.

Houston May 1, 2015

(đã ký)Tỳ kheo Giác Đẳng
Quyền chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo
GHPGVNT

Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
Chùa Pháp Luân
13913 S. Post Oak Rd, Suite B
Houston, TX 77045
Hoa Kỳ / USA
Tel : (281) 216 3588
Email : ghpgvntn@gmail.com



VAN PHONG II VIEN HOA DAO
CHASE BANK
ACC. 610595337
SWIFT code CHASUS33
ROUTING No. 111000614



Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
KINH TIỂU TỤNG-KHUDDAKAPÀTHA

BÀI  V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta) Điềm lành thứ nhất : Không thân cận kẻ ngu- Bahū devā manussā ca, 
Pháp số 31: Hành Phạm Hạnh

Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
5. Maṅgalasuttaṃ
1. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
2.‘‘Bahū devā manussā ca, maṅgalāni acintayuṃ;Ākaṅkhamānā sotthānaṃ, brūhi maṅgalamuttamaṃ’’.
3.‘‘Asevanā ca bālānaṃ, paṇḍitānañca sevanā;Pūjā ca pūjaneyyānaṃ [pūjanīyānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
4.‘‘Patirūpadesavāso ca, pubbe ca katapuññatā;Attasammāpaṇidhi [atthasammāpaṇīdhī (katthaci)] ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
5.‘‘Bāhusaccañca sippañca, vinayo ca susikkhito;Subhāsitā ca yā vācā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
6.‘‘Mātāpitu upaṭṭhānaṃ, puttadārassa saṅgaho;Anākulā ca kammantā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
7.‘‘Dānañca dhammacariyā ca, ñātakānañca saṅgaho;Anavajjāni kammāni, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
8.‘‘Āratī viratī pāpā, majjapānā ca saṃyamo;Appamādo ca dhammesu, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
9.‘‘Gāravo ca nivāto ca, santuṭṭhi ca kataññutā;Kālena dhammassavanaṃ [dhammassāvaṇaṃ (ka. sī.), dhammasavanaṃ (ka. sī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
10.‘‘Khantī ca sovacassatā, samaṇānañca dassanaṃ;Kālena dhammasākacchā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
11.‘‘Tapo ca brahmacariyañca, ariyasaccāna dassanaṃ;Nibbānasacchikiriyā ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
12.‘‘Phuṭṭhassa lokadhammehi, cittaṃ yassa na kampati;Asokaṃ virajaṃ khemaṃ, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
13.‘‘Etādisāni katvāna, sabbatthamaparājitā;Sabbattha sotthiṃ gacchanti, taṃ tesaṃ maṅgalamuttama’’nti.
Maṅgalasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
VI. Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)
1. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Mong rằng mọi sanh linh,
Ðược đẹp ý vui lòng,
Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.
2. Do vậy các sanh linh,
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Ðối với thảy mọi loài,
Ban ngày và ban đêm,
Họ đem vật cúng dường,
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì họ.
3. Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới,
Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
4. Ðoạn diệt và ly tham,
Bất tử và thù diệu.
Phật Thích-ca Mâu-ni,
Chứng Pháp ấy trong thiền,
Không gì sánh bằng được,
Với Pháp thù diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
5. Phật, Thế Tôn thù thắng,
Nói lên lời tán thán,
Pháp thù diệu trong sạch,
Liên tục không gián đoạn,
Không gì sánh bằng được,
Pháp thiền vi diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
6. Tám vị bốn đôi này,
Ðược bậc thiện tán thán.
Chúng đệ tử Thiện Thệ,
Xứng đáng được cúng dường.
Bố thí các vị ấy,
Ðược kết quả to lớn.
Như vậy, nơi tăng chúng,
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
7. Các vị lòng ít dục,
Với ý thật kiên trì,
Khéo liên hệ mật thiết,
Lời dạy Gô-ta-ma!
Họ đạt được quả vị,
Họ thể nhập bất tử,
Họ chứng đắc dễ dàng,
Hưởng thọ sự tịch tịnh,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
8. Như cây trụ cột đá,
Khéo y tựa lòng đất.
Dầu có gió bốn phương,
Cũng không thể dao động.
Ta nói bậc Chơn nhân,
Giống như thí dụ này,
Vị thể nhập với tuệ,
Thấy được những Thánh đế,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
9. Những vị khéo giải thích,
Những sự thật Thánh đế,
Những vị khéo thuyết giảng,
Với trí tuệ thâm sâu.
Dầu họ có hết sức,
Phóng dật không chế ngự,
Họ cũng không đến nỗi,
Sanh hữu lần thứ tám,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Ðược hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,
Ðối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
11. Dầu vị ấy có làm,
Ðiều gì ác đi nữa,
Với thân hay với lời,
Kể cả với tâm ý,
Vị ấy không có thể,
Che đậy việc làm ấy,
Việc ấy được nói rằng,
Không thể thấy ác đạo.
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
12. Ðẹp là những cây rừng,
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng hạ nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên,
Pháp thù thắng thuyết giảng,
Ðược ví dụ như vậy.
Pháp đưa đến Niết Bàn,
Pháp hạnh phúc tối thượng,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
13. Cao thượng biết cao thượng,
Cho đem lại cao thượng,
Bậc Vô thượng thuyết giảng,
Pháp cao thượng thù thắng,
Như vậy nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
14. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
Nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ,
Trong sanh hữu tương lai,
Các hột giống đoạn tận,
Ước muốn không tăng trưởng
Bậc trí chứng Niết Bàn,
Ví như ngọn đèn này,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
15. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Ðức Phật,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng, với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
16. Phàm ở tại nơi này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Chánh pháp,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,;
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
17. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ chúng Tăng,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
VII. Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta)
1. Ở bên ngoài bức tường,
Bọn họ đứng chờ đợi,
Giao lộ, ngã ba đường,
Trở về mái nhà xưa,
Ðợi chờ bên cạnh cổng.
2. Nhưng khi tiệc thịnh soạn,
Ðược bày biện sẵn sàng,
Ðủ mọi thức uống ăn,
Không một ai nhớ họ.
Sự kiện này phát sinh
Từ nghiệp xưa của họ.
3. Vậy ai có từ tâm,
Nhớ cho các thân nhân,
Thức uống ăn thanh tịnh,
Tốt đẹp và đúng thời.
4. Món này cho bà con,
Mong bà con an lạc,
Ðám ngạ quỷ thân bằng,
Ðã tề tựu chỗ đó.
5. Sẽ mong muốn chúc lành,
Vì thực phẩm đầy đủ,
Mong quyến thuộc sống lâu,
Nhờ người, ta hưởng lợi,.
6. Vì đã kính lễ ta,
Thí chủ không thiếu quả
Tại đó không cấy cày,
Cũng không nuôi súc vật.
7. Cũng không có buôn bán,
Không trao đổi tiền vàng,
Các ngạ quỷ họ hàng,
Chỉ sống nhờ bố thí.
8. Như nước đổ xuống đồi,
Chảy xuống tận vực sâu,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.
9. Như lòng sông tràn đầy,
Ðưa nước đổ xuống biển,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.
10. Người ấy đã cho ta,
Ðã làm việc vì ta,
Người ấy là quyến thuộc,
Người ấy chính thân bằng.
Hãy bố thí ngạ quỷ,
Nhớ việc xưa chúng làm.
11. Không khóc than, sầu muộn,
Không thương tiếc cách gì,
Giúp ích loài ngạ quỷ,
Quyến thuộc làm như vầy,
Không lợi cho ngạ quỷ.
12. Nhưng khi vật cúng dường,
Khéo đặt vào chư Tăng
Ích lợi chúng lâu dài,
Bây giờ, về sau nữa.
13 Chánh pháp được giảng bày,
Như vậy cho quyến thuộc,
Kính trọng biết chừng nào,
Ðối với người đã khuất,
Chư Tăng được cúng dường,
Cũng tăng thêm dõng mãnh,
Người tích tụ công đức,
Thật to lớn biết bao.
VIII. Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta)
1. Một người cất kho báu,
Ở tận dưới giếng sâu,
Nghĩ: "Nếu cần giúp đỡ,
Nó ích lợi cho ta".
2. Nếu bị vua kết án,
Hoặc trả các nợ nần,
Hoặc bị cướp giam cầm,
Và đòi tiền chuộc mạng,
Khi mất mùa, tai nạn,
Với mục đích như vầy,
Ở trên cõi đời này,
Sẽ đến giành kho báu.
3. Dẫu nó không bao giờ,
Ðược cất kỹ như vậy,
Ở tận dưới giếng sâu,
Vẫn không đủ hoàn toàn,
Giúp ích người mọi lúc.
4. Kho báu bị dời chỗ,
Hoặc người quên dấu vết,
Hoặc rắn thần lấy đi,
Hoặc thần linh tẩu tán,
5. Hoặc đám người thừa kế,
Kẻ ấy không chấp nhận,
Di chuyển kho báu đi,
Khi kẻ ấy không thấy.
Và khi phước đức tận,
Tất cả đều tiêu tan.
6. Những khi người nam, nữ,
Có bố thí, trì giới
Hoặc thiền định, trí tuệ,
Kho báu khéo để dành.
7. Trong chùa, tháp, Tăng đoàn,
Một cá nhân, lữ khách,
Hoặc người mẹ, người cha,
Hoặc là người anh nữa.
8. Kho này khéo để dành,
Ði theo người, không mất,
Giữa mọi vật phải rời,
Người cùng đi với nó.
9. Không ai khác chia phần,
Không cướp nào lấy được.
Vậy những kẻ tinh cần,
Hãy làm việc phước đức,
Kho báu ấy theo người,
Sẽ không bao giờ mất.
10. Ðây là một kho báu,
Có thể làm thỏa mãn,
Mọi ước vọng thiên, nhân,
Dù họ mong muốn gì,
Ðều đạt được tất cả,
Nhờ công đức phước nghiệp.
11. Vẻ đẹp của màu da,
Vẻ đẹp của âm thanh,
Vẻ đẹp của dáng hình,
Vẻ đẹp của toàn thân,
Ðịa vị thật cao sang,
Cùng với đoàn hầu cận,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
12. Ngôi đế vương một cõi,
Cực lạc Chuyển luân vương,
Và ngự trên Thiên đường,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
13. Vẻ tối thắng của người,
Mọi hoan lạc cõi trời,
Hay tịch diệt tối thắng,
Tất cả đều đạt được
Nhờ phước nghiệp công đức.
14. Ðạt tối thắng bằng hữu,
Chuyên tu tập chánh chân,
Ðạt minh trí giải thoát,
Tất cả đều đạt được.
Nhờ phước nghiệp công đức.
15. Tứ vô ngại giải đạo,
Tám cấp độ giải thoát,
Viên mãn trí Thanh văn,
Cả hai cách giác ngộ:
Ðộc giác, Chánh Ðẳng giác,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
16. Phước báo thật lớn lao,
Do công đức thù thắng,
Vì thế kẻ tinh cần,
Và những người có trí,
Ðã tạo nện kho tàng.
Công đức nhờ phước nghiệp.
IX. Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)
1. Vị thiện xảo mục đích,
Cần phải làm như sau:
Sau khi hiểu thông suốt,
Con đường an tịnh ấy,
Có khả năng trực tánh,
Thật sự, khéo chân trực,
Dễ nói và nhu hòa,
Không có gì cao mạn.
2. Sống cảm thấy vừa đủ,
Nuôi sống thật dễ dàng,
Ít có sự rộn ràng,
Sống đạm bạc, giản dị.
Các căn được tịnh lạc,
Khôn ngoan và thận trọng,
Không xông xáo gia đình,
Không tham ái, tham vọng.
3. Các hành sở của mình,
Không nhỏ nhen, vụn vặt,
Khiến người khác có trí,
Có thể sanh chỉ trích,
Mong mọi loài chúng sanh,
Ðược an lạc, an ổn,
Mong chúng chứng đạt được,
Hạnh phúc và an lạc.
4. Mong tất cả những ai,
Hữu tình có mạng sống,
Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
Không bỏ sót một ai,
Kẻ dài hay kẻ lớn,
Trung thấp, loài lớn, nhỏ.
5. Loài được thấy, không thấy,
Loài sống xa, không xa,
Các loài hiện đang sống,
Các loài sẽ được sanh,
Mong mọi loài chúng sanh,
Sống hạnh phúc an lạc.
6. Mong rằng không có ai,
Lường gạt, lừa dối ai,
Không có ai khinh mạn,
Tại bất cứ chỗ nào,
Không vì giận hờn nhau,,
Không vì tưởng chống đối.
Lại có người mong muốn,
Làm đau khổ cho nhau.
7. Như tấm lòng người mẹ,
Ðối với con của mình,
Trọn đời lo che chở,
Con độc nhất mình sanh.
Cũng vậy, đối tất cả
Các hữu tình chúng sanh,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng, rộng lớn.
8. Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng, rộng lớn,
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế, trói buộc,
Không hận, không thù địch.
9. Khi đứng hay khi ngồi,
Khi ngồi hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy.
Ðược đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng.
10. Ai từ bỏ tà kiến,
Giữ giới, đủ chánh kiến,
Nhiếp phục được tham ái,
Ðối với các dục vọng,
Không còn phải tái sanh,
Ði đến thai tạng nữa.
http://www.tipitaka.org/romn/

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015



Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Khánh Đản Tại Chùa Pháp Luân


Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045   Tel. (713)433-4364  Fax (713)456-2606
Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com


THÔNG BÁO KHOÁ TU HỌC MÙA KHÁNH ĐẢN

Nhân mùa Khánh Đản Vesak năm nay, Chùa Pháp Luân sẽ tổ chức tuần lễ tu học được hướng dẫn bởi năm vị pháp sư của lớp Phật Pháp Buddhadhamma với nội dung ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG LỜI DẠY CHO CUỘC SỐNG dựa trên 7 bài kinh tiêu biểu từ Tam Tạng giáo điển.

Chương trình kéo dài một tuần lễ khởi đầu từ ngày Chủ Nhật 3-5-2015 kết thúc vào Thứ Bảy 9-5-2015. Thời biểu tu học mỗi ngày bắt đầu từ 6 giờ sáng tới 9 giờ tối với bốn thời khoá sáng, trưa, chiều, tối. Mỗi thời khoá gồm tụng niệm, bài giảng và thiền tập.

Quý Phật tử muốn lưu trú tại chùa có thể ghi danh trước để giữ chỗ. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc đạo hữu Tran Long 832-289-5510 , đạo hữu Nguyễn Cương 713-377-1439,  Phật tử Từ Hạnh 832-474-6800


Sự tìm hiểu hiểu và hành trì lời Phật dạy là sự cúng dường Đức Phật bằng cách cao quý nhất.  Nguyện cầu Phật pháp trường tồn, tất cả chúng sanh đồng ân triêm lợi lạc.

Trụ trì
Tỳ kheo Giác Đẳng

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập I

KINH TIỂU TỤNG-KHUDDAKAPÀTHA


IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)
Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn.
Thế nào là hai? - Danh và sắc.
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ.
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.
4. Kumārapañhā
1. ‘‘Ekaṃ nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’.
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.
10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.

Kumārapañhā niṭṭhitā.


V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
VI. Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)
1. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Mong rằng mọi sanh linh,
Ðược đẹp ý vui lòng,
Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.
2. Do vậy các sanh linh,
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Ðối với thảy mọi loài,
Ban ngày và ban đêm,
Họ đem vật cúng dường,
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì họ.
3. Phàm có tài sản gì,
Ðời này hay đời sau,
Hay ở tại thiên giới,
Có châu báu thù thắng,
Không gì sánh bằng được,
Với Như Lai Thiện Thệ,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
4. Ðoạn diệt và ly tham,
Bất tử và thù diệu.
Phật Thích-ca Mâu-ni,
Chứng Pháp ấy trong thiền,
Không gì sánh bằng được,
Với Pháp thù diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
5. Phật, Thế Tôn thù thắng,
Nói lên lời tán thán,
Pháp thù diệu trong sạch,
Liên tục không gián đoạn,
Không gì sánh bằng được,
Pháp thiền vi diệu ấy.
Như vậy, nơi Chánh Pháp,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
6. Tám vị bốn đôi này,
Ðược bậc thiện tán thán.
Chúng đệ tử Thiện Thệ,
Xứng đáng được cúng dường.
Bố thí các vị ấy,
Ðược kết quả to lớn.
Như vậy, nơi tăng chúng,
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
7. Các vị lòng ít dục,
Với ý thật kiên trì,
Khéo liên hệ mật thiết,
Lời dạy Gô-ta-ma!
Họ đạt được quả vị,
Họ thể nhập bất tử,
Họ chứng đắc dễ dàng,
Hưởng thọ sự tịch tịnh,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
8. Như cây trụ cột đá,
Khéo y tựa lòng đất.
Dầu có gió bốn phương,
Cũng không thể dao động.
Ta nói bậc Chơn nhân,
Giống như thí dụ này,
Vị thể nhập với tuệ,
Thấy được những Thánh đế,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
9. Những vị khéo giải thích,
Những sự thật Thánh đế,
Những vị khéo thuyết giảng,
Với trí tuệ thâm sâu.
Dầu họ có hết sức,
Phóng dật không chế ngự,
Họ cũng không đến nỗi,
Sanh hữu lần thứ tám,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
10. Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt,
Do vậy có ba pháp,
Ðược hoàn toàn từ bỏ,
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không,
Ðối với bốn đọa xứ,
Hoàn toàn được giải thoát.
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
11. Dầu vị ấy có làm,
Ðiều gì ác đi nữa,
Với thân hay với lời,
Kể cả với tâm ý,
Vị ấy không có thể,
Che đậy việc làm ấy,
Việc ấy được nói rằng,
Không thể thấy ác đạo.
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
12. Ðẹp là những cây rừng,
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng hạ nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên,
Pháp thù thắng thuyết giảng,
Ðược ví dụ như vậy.
Pháp đưa đến Niết Bàn,
Pháp hạnh phúc tối thượng,
Như vậy, nơi Ðức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
13. Cao thượng biết cao thượng,
Cho đem lại cao thượng,
Bậc Vô thượng thuyết giảng,
Pháp cao thượng thù thắng,
Như vậy nơi đức Phật,
Là châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
14. Nghiệp cũ đã đoạn tận,
Nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ,
Trong sanh hữu tương lai,
Các hột giống đoạn tận,
Ước muốn không tăng trưởng
Bậc trí chứng Niết Bàn,
Ví như ngọn đèn này,
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.
15. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Ðức Phật,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng, với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
16. Phàm ở tại nơi này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ Chánh pháp,
Ðã như thực đến đây,
Ðược loài Trời, loài Người,;
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
17. Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội
Hoặc trên cõi đất này,
Hoặc chính giữa hư không,
Hãy đảnh lễ chúng Tăng,
Ðảnh lễ và cúng dường,
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc.
VII. Kinh Ngoài Bức Tường (Tirokudda Sutta)
1. Ở bên ngoài bức tường,
Bọn họ đứng chờ đợi,
Giao lộ, ngã ba đường,
Trở về mái nhà xưa,
Ðợi chờ bên cạnh cổng.
2. Nhưng khi tiệc thịnh soạn,
Ðược bày biện sẵn sàng,
Ðủ mọi thức uống ăn,
Không một ai nhớ họ.
Sự kiện này phát sinh
Từ nghiệp xưa của họ.
3. Vậy ai có từ tâm,
Nhớ cho các thân nhân,
Thức uống ăn thanh tịnh,
Tốt đẹp và đúng thời.
4. Món này cho bà con,
Mong bà con an lạc,
Ðám ngạ quỷ thân bằng,
Ðã tề tựu chỗ đó.
5. Sẽ mong muốn chúc lành,
Vì thực phẩm đầy đủ,
Mong quyến thuộc sống lâu,
Nhờ người, ta hưởng lợi,.
6. Vì đã kính lễ ta,
Thí chủ không thiếu quả
Tại đó không cấy cày,
Cũng không nuôi súc vật.
7. Cũng không có buôn bán,
Không trao đổi tiền vàng,
Các ngạ quỷ họ hàng,
Chỉ sống nhờ bố thí.
8. Như nước đổ xuống đồi,
Chảy xuống tận vực sâu,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.
9. Như lòng sông tràn đầy,
Ðưa nước đổ xuống biển,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.
10. Người ấy đã cho ta,
Ðã làm việc vì ta,
Người ấy là quyến thuộc,
Người ấy chính thân bằng.
Hãy bố thí ngạ quỷ,
Nhớ việc xưa chúng làm.
11. Không khóc than, sầu muộn,
Không thương tiếc cách gì,
Giúp ích loài ngạ quỷ,
Quyến thuộc làm như vầy,
Không lợi cho ngạ quỷ.
12. Nhưng khi vật cúng dường,
Khéo đặt vào chư Tăng
Ích lợi chúng lâu dài,
Bây giờ, về sau nữa.
13 Chánh pháp được giảng bày,
Như vậy cho quyến thuộc,
Kính trọng biết chừng nào,
Ðối với người đã khuất,
Chư Tăng được cúng dường,
Cũng tăng thêm dõng mãnh,
Người tích tụ công đức,
Thật to lớn biết bao.
VIII. Kinh Bảo Tàng (Nidhikanda Sutta)
1. Một người cất kho báu,
Ở tận dưới giếng sâu,
Nghĩ: "Nếu cần giúp đỡ,
Nó ích lợi cho ta".
2. Nếu bị vua kết án,
Hoặc trả các nợ nần,
Hoặc bị cướp giam cầm,
Và đòi tiền chuộc mạng,
Khi mất mùa, tai nạn,
Với mục đích như vầy,
Ở trên cõi đời này,
Sẽ đến giành kho báu.
3. Dẫu nó không bao giờ,
Ðược cất kỹ như vậy,
Ở tận dưới giếng sâu,
Vẫn không đủ hoàn toàn,
Giúp ích người mọi lúc.
4. Kho báu bị dời chỗ,
Hoặc người quên dấu vết,
Hoặc rắn thần lấy đi,
Hoặc thần linh tẩu tán,
5. Hoặc đám người thừa kế,
Kẻ ấy không chấp nhận,
Di chuyển kho báu đi,
Khi kẻ ấy không thấy.
Và khi phước đức tận,
Tất cả đều tiêu tan.
6. Những khi người nam, nữ,
Có bố thí, trì giới
Hoặc thiền định, trí tuệ,
Kho báu khéo để dành.
7. Trong chùa, tháp, Tăng đoàn,
Một cá nhân, lữ khách,
Hoặc người mẹ, người cha,
Hoặc là người anh nữa.
8. Kho này khéo để dành,
Ði theo người, không mất,
Giữa mọi vật phải rời,
Người cùng đi với nó.
9. Không ai khác chia phần,
Không cướp nào lấy được.
Vậy những kẻ tinh cần,
Hãy làm việc phước đức,
Kho báu ấy theo người,
Sẽ không bao giờ mất.
10. Ðây là một kho báu,
Có thể làm thỏa mãn,
Mọi ước vọng thiên, nhân,
Dù họ mong muốn gì,
Ðều đạt được tất cả,
Nhờ công đức phước nghiệp.
11. Vẻ đẹp của màu da,
Vẻ đẹp của âm thanh,
Vẻ đẹp của dáng hình,
Vẻ đẹp của toàn thân,
Ðịa vị thật cao sang,
Cùng với đoàn hầu cận,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
12. Ngôi đế vương một cõi,
Cực lạc Chuyển luân vương,
Và ngự trên Thiên đường,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
13. Vẻ tối thắng của người,
Mọi hoan lạc cõi trời,
Hay tịch diệt tối thắng,
Tất cả đều đạt được
Nhờ phước nghiệp công đức.
14. Ðạt tối thắng bằng hữu,
Chuyên tu tập chánh chân,
Ðạt minh trí giải thoát,
Tất cả đều đạt được.
Nhờ phước nghiệp công đức.
15. Tứ vô ngại giải đạo,
Tám cấp độ giải thoát,
Viên mãn trí Thanh văn,
Cả hai cách giác ngộ:
Ðộc giác, Chánh Ðẳng giác,
Tất cả đều đạt được,
Nhờ phước nghiệp công đức.
16. Phước báo thật lớn lao,
Do công đức thù thắng,
Vì thế kẻ tinh cần,
Và những người có trí,
Ðã tạo nện kho tàng.
Công đức nhờ phước nghiệp.
IX. Kinh Lòng Từ (Mettà Sutta)
1. Vị thiện xảo mục đích,
Cần phải làm như sau:
Sau khi hiểu thông suốt,
Con đường an tịnh ấy,
Có khả năng trực tánh,
Thật sự, khéo chân trực,
Dễ nói và nhu hòa,
Không có gì cao mạn.
2. Sống cảm thấy vừa đủ,
Nuôi sống thật dễ dàng,
Ít có sự rộn ràng,
Sống đạm bạc, giản dị.
Các căn được tịnh lạc,
Khôn ngoan và thận trọng,
Không xông xáo gia đình,
Không tham ái, tham vọng.
3. Các hành sở của mình,
Không nhỏ nhen, vụn vặt,
Khiến người khác có trí,
Có thể sanh chỉ trích,
Mong mọi loài chúng sanh,
Ðược an lạc, an ổn,
Mong chúng chứng đạt được,
Hạnh phúc và an lạc.
4. Mong tất cả những ai,
Hữu tình có mạng sống,
Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
Không bỏ sót một ai,
Kẻ dài hay kẻ lớn,
Trung thấp, loài lớn, nhỏ.
5. Loài được thấy, không thấy,
Loài sống xa, không xa,
Các loài hiện đang sống,
Các loài sẽ được sanh,
Mong mọi loài chúng sanh,
Sống hạnh phúc an lạc.
6. Mong rằng không có ai,
Lường gạt, lừa dối ai,
Không có ai khinh mạn,
Tại bất cứ chỗ nào,
Không vì giận hờn nhau,,
Không vì tưởng chống đối.
Lại có người mong muốn,
Làm đau khổ cho nhau.
7. Như tấm lòng người mẹ,
Ðối với con của mình,
Trọn đời lo che chở,
Con độc nhất mình sanh.
Cũng vậy, đối tất cả
Các hữu tình chúng sanh,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng, rộng lớn.
8. Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng, rộng lớn,
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế, trói buộc,
Không hận, không thù địch.
9. Khi đứng hay khi ngồi,
Khi ngồi hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy.
Ðược đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng.
10. Ai từ bỏ tà kiến,
Giữ giới, đủ chánh kiến,
Nhiếp phục được tham ái,
Ðối với các dục vọng,
Không còn phải tái sanh,
Ði đến thai tạng nữa.
http://www.tipitaka.org/romn/

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015


Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Tám: PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI -  Pāṭaligāmiyavaggo

BÀI  10. KINH DABBA THỨ HAI- Dutiyadabbasuttaṃ

(X) (Ud 93)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, Dabbha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn... hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu... hay có tro có thể thấy được... không còn có tro có thể thấy được.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:


10. Như tia lửa cháy sáng,
Phát từ búa sắt đập,
Dần dần được nguội lạnh,
Sanh thú không biết được,
Cũng vậy là những bậc
Ðã chân chánh giải thoát,
Ðã vượt qua thác nước,
Trói buộc bởi các dục,
Họ đạt được an lạc,
Không có bị dao động,
Họ không có sanh thú,
Ðể có thể chỉ bày.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ)Udàna

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Tám: PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI -  Pāṭaligāmiyavaggo

BÀI 7. Dvidhāpathasuttaṃ

(VII) (Ud 90)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn đang đi giữa đường cùng với Tôn giả Nàgasamàla là Sa-môn tuỳ tùng. Tôn giả Nàgasamàla giữa đường thấy một con đường rẽ, thấy vậy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, đây là con đường, chúng ta đi con đường này.
Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Nàgasamàla:
- Này Nàgasasmàla, đây là con đường. Chúng ta sẽ đi con đường này.
Lần thứ ba, Tôn giả Nàgasamàla bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, đây là con đường, chúng ta hãy đi con đường này.
Lần thứ ba, Thế Tôn nói:
- Này Nàgasamàla, đây là con đường. Chúng ta đi con đường này.
Rồi Tôn giả Nàgasamàla đặt xuống đất y và bát của Thế Tôn, bỏ đi và nói:
- Bạch Thế Tôn, đây là y bát của Thế Tôn.
Rồi Tôn giả Nàgassamàla đi theo con đường ấy, giữa đường bị các tên cướp xuất hiện đánh bằng tay hay chân, đập vỡ bình bát và xé rách thượng y của Tôn giả. Rồi Tôn giả Nàgasamàla với bình bát bị vỡ, với thương y bị xé rách đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Nàgasamàla bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi con đường ấy các tên cướp xuất hiện, đánh con bằng tay hay bằng chân, đập vỡ bình bát và xé rách thượng y.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
7. Cùng đi với kẻ ngu,
Kẻ trí phải chen vai,
Khi biết nó là ác,
Lập tức từ bỏ nó,
Như con bò bỏ nước,
Ðược nuôi ăn với sữa.

Chương Tám - PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI - Pàtaligàmiya BÀI  8. Visākhāsuttaṃ

(VIII) (Ud 91)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:
- Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?
- Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.
- Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?
- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.
- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?
- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!
- Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!
- Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi người thân yêu, những người ấy có chín mươi sự đau khổ! Những ai có tám mươi người thân yêu, những người ấy có tám mươi sự đau khổ! Những ai có bảy mươi.. có sáu mươi... có năm mươi... có bốn mươi... có ba mươi.. có hai mươi... có mười.. có chín... có tám... có bảy..có sáu.. có năm... có bốn... có ba... có hai... có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.
8. Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Ðược không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.

Chương Tám - PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI - Pàtaligàmiya BÀI  9. Paṭhamadabbasuttaṃ

(IX) (Ud 92)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Tôn giả Dabha Mallputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Dabha Mallaputta bạch Thế Tôn:
- Nay đã đến thời, con nhập Niết Bàn, bạch Thiện Thệ.
- Này Dabba, Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời!.
Rồi Tôn giả Dabha Mallaputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn. Khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu được cháy, được đốt, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Cũng vậy, khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
9. Thân bị hoại, tưởng diệt,
Mọi thọ được nguội lạnh,
Các hành được lắng dịu,
Thức đạt được mục đích.

 

Chương Tám - PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI - Pàtaligàmiya BÀI  10. Dutiyadabbasuttaṃ

(X) (Ud 93)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
- Này các Tỷ-kheo, Dabbha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn... hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu... hay có tro có thể thấy được... không còn có tro có thể thấy được.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

10. Như tia lửa cháy sáng,
Phát từ búa sắt đập,
Dần dần được nguội lạnh,
Sanh thú không biết được,
Cũng vậy là những bậc
Ðã chân chánh giải thoát,
Ðã vượt qua thác nước,
Trói buộc bởi các dục,
Họ đạt được an lạc,
Không có bị dao động,
Họ không có sanh thú,
Ðể có thể chỉ bày.