Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2006

No. 1026 NEW (Hạt Cát dịch)

Ðể tạo phước, Phật tử Thái Lan vận động

không uống rượu trong mùa an cư

Các Vận động viên nói bia rượu làm mất mát nặng nề nhất trong giới nghèo khổ.

Sat, July 1, 2006 : The Nation: Last updated 11:03 am (Thai local time)

Bangkok -- Các thức uống có chất say làm tốn kém ngân sách Thái Lan 1000 tỷ Baht một năm qua sự tổn thất vì tai nạn, tội phạm và sức khỏe, chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Sức Khỏe, Suchai Charoenratanakul nói như trên hôm thứ Hai.

Bộ Thể Dục báo cáo rằng năm ngoái, dân chúng Thái đã tiêu thụ 10 ngàn triệu lít (10,000 million) thức uống có chất alcoho và đã tiêu tốn 187 tỷ Baht cho bia rượu, Ông Suchai, cũng là Quyền Phó Thủ Tướng đã nói như trên. Tuy nhiên tổn thất về kinh tế chưa được lượng định một cách chính xác, nó phải là con số giữa năm trăm ngàn tỷ baht (Bt500,000 billion) tới một triệu tỷ Baht một năm.

Trung tâm nghiên cứu về những vấn đề liên hệ đến bia rượu nối liền sự tốn kém với nghèo khổ nói rằng những người có thu nhập thấp tiêu phí cho bia rượu trên một tỷ lệ rất cao so sánh với những người có đồng lương khả quan hơn.

Ðề nghị của Ông Suchai đã được nêu ra trong phiên họp khởi xướng chiến dịch kêu gọi dân chúng Thái không uống rượu trong suốt ba tháng An Cư Kiết Hạ Phật Giáo bắt đầu từ 11 tháng 07 để tỏ lòng tôn kính đến Ðương Kim Quốc Vương nhân dịp kỷ niệm 60 năm lên ngôi của Ngài.

Ðệ Nhị Phó Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Sức Khỏe, ông Udomsil Srisangnam, nói rằng một vật chứng để nhắc nhở việc không uống rượu trong mùa An Cư năm nay đã được dệt thành một chiếc cẩm nang có 2 ngăn, một ngăn chứa đựng bưu thiếp có bức ảnh Ðức Vua khi Ngài còn là một tu sĩ và một ngăn kia chứa một quyển sổ tay dành cho tín chúng ghi chép lại những các món tiền chi dụng trong mùa chiến dịch để kiểm sóat tiêu phí - hoặc là tiết kiệm trên bia rượu .

Cẩm nang này sẽ được phân phối đến 10,155 y xá khắp nơi trong nước và các văn phòng của những tổ chức phi chính phủ.

Chiến dịch cũng sẽ hợp tác với Văn Phòng Phật Giáo Quốc Gia để gửi lời kêu gọi đến 30,000 ngôi chùa trong khắp nước để thúc đẩy - tạm thời hoặc vĩnh viễn - Cắt giảm bia rượu.

Chiến dịch cũng kết hợp lực lượng với 19 tổ hợp vận động cho phong trào “White taxis” nhằm mục đích kêu gọi chống uống rượu trong giới tài xế taxi.

Tài xế Wichai nói “các bạn đồng sự của anh tiêu pha vào khoảng từ 35 đến 150 baht cho rượu trà. Khi họ say thì không thể làm việc và gây phiền toái cho gia đình của họ”.

ALCOHOL ABUSE
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1028 NEW (ĐĐ Đức Hiền tường trình)

Tích Lan: Lễ Thọ Giới Tỳ Kheo 500 vị


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Tinh Tấn

Tri chúng điền khuyết: Upekha

Môn học: Lớp A Tỳ Đàm

Bài học: Pháp tổng trì đầu đề tam “ Tam đề cảnh hy thiểu ”

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Dẫn Nhập hay MC1: Hat Cat, Karuna.
Tin Tức: TC & TC dk, Nguon Đuc Hanh, Sangkhaly, Upekha. (ĐK: Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Tinh Tan

Người mở nhạc và kinh tụng: Tinh Tan, Hat Cat, Upekha, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nhu Phuc, NguonĐucHanh (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, Karuna.

Thông báo (nếu có): Su Co Dieu Tinh nằm viện nên không vào room được.

Bich Thu xin nghỉ phép ngày 30, 1, 2 tháng 6, 7.

Sangkhaly xin nghỉ phép ngày hôm nay 30 tháng 6.

Lớp A Tỳ Đàm

Pháp tổng trì đầu đề tam “ Tam đề cảnh hy thiểu ”
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính

Tam đề cảnh hy thiểu là đề tài chiết bán hữu dư, gồm 3 câu pháp:

a. Các pháp biết cảnh hy thiểu

b. Các pháp biết cảnh đáo đại.

c. Các pháp biết cảnh vô lượng.

II. Nội dung chính

Tam đề cảnh hy thiểu (parittāramma nattika) là đề tài chiết bán, hữu dư, gồm có 3 câu pháp:

1. Các pháp biết cảnh hy thiểu (parittārammanā dhammā) chi pháp là 54 tâm dục giới, 2 tâm thông, cùng với 50 tâm sở phối hợp (trừ 2 vô lượng phần).

2. Các pháp biết cảnh đáo đại (mahaggatā rammanā dhammā) chi pháp là 3 tâm thức vô biên xứ, 3 tâm phi tưởng phi phi tưởng xứ, 2 tâm thông, tâm khai ý môn, 8 đổng lực dục giới hợp trí, cùng 33 tâm sở phối hợp (trừ 3 giới phần và 2 vô lượng phần).

3. Các pháp biết cảnh vô lượng (appamanārammanā dhammā) chi pháp là 40 tâm siêu thế, 2 tâm thông, tâm khai ý môn, 8 đổng lực dục giới hợp trí, cùng với 36 tâm sở phối hợp (trừ 2 vô lượng phần.

Giải thích, cảnh là đối tượng bị tâm biết, có 3 cảnh được nói đến ở đây là cảnh hy thiểu, cảnh đáo đại, cảnh vô lượng.

Cảnh hy thiểu là pháp dục giới.

Cảnh đáo đại là pháp sắc giới và pháp vô sắc giới.

Cảnh siêu thế là pháp đạo quả và níp bàn.

Tâm biết cảnh luôn luôn có phần biết nhất định, có phần biết bất định.

III. Câu đố

1. Tâm bất thiện biết được cảnh gì dưới đây:

a. Cảnh hy thiểu
b. Cảnh đáo đại
c. Cảnh vô lượng
d. Gồm cả ba cảnh.

2. Tâm phàm phu không biết được cảnh đáo đại. Điều đó nói đúng không ?

a. Đúng, vì tâm phàm phu thấp kém không biết được cảnh giới cao.
b. Sai, vì phàm nhân vẫn có thể đắc thiền hiệp thế, do đó vẫn có thể biết cảnh đáo đại.
c. Phàm phu có tâm thiền thiện vô sắc mới biết được cảnh đáo đại, ngoài ra thì không.
d. Cả 3 câu đều sai.

3. Tâm dục giới của bậc thánh biết được cảnh siêu thế trong trường hợp nào ?

a. Trường hợp phản khán đạo quả hoặc níp bàn.
b. Trường hợp bậc thánh hữu học đang đắc đạo tiến bậc.
c. Tất cả mọi trường hợp tâm bậc thánh đều biết cảnh siêu thế.
d. Câu a và b đúng.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2006

No. 1025 NEW (Hạt Cát lược dịch)

Con đường Tơ Lụa nổi tiếng

dẫn đến Tây Tạng được tái sử dụng

by Amrit Dhillon, The Age, June 27, 2006

New Delhi, India -- Khi mùa trao đổi mậu dịch trên các mặt hàng như gốm sứ Trung Quốc, da dê, đường mật, đuôi trâu yak v.v..lại bắt đầu rộn rịp vào đầu tháng tới ở vùng cao Hy Mã Lạp Sơn tại biên giới Trung Ấn, nó sẽ đánh dấu cho sự phục hưng một mảng lịch sử cổ xưa – Con đường Tơ Lụa nổi tiếng nối liền Trung Quốc và Ấn Ðộ trong cả ngàn năm.

Kể từ khi Trung Quốc mở một cuộc tấn công bất ngờ đáng ngạc nhiên vào Ấn Ðộ hồi năm 1962, đoạn đường Nathu La Pass thuộc tỉnh bang Sikkim, đã bị ngăn cấm ở cả hai bên.

Quân đội, đồn bót và rào gai vẫn còn đó, nhưng, thời gian này, các loại xe ủi đất đang san bằng vùng đất đầy núi đồi bên phía Ấn Ðộ. Nó cần được bằng phẳng để nối liền với đường cao tốc mà Trung Quốc mở mang bên phía họ, ở Tây Tạng, phía nam Trung Hoa.

Con đường bên phía Ấn Ðộ từ Nathu La đến Sikkim, thủ phủ của Gantok, quá nhỏ hẹp và sự bảo trì kém cỏi đã không cho phép một lưu lượng giao thông nhộn nhịp.

Một số cơ sở nhà tiền chế dành cho những dịch vụ pháp lý di trú, ngân hàng, hải quan v.v…đã được dựng lên. Còn có một nhà kho cũng được dựng lên dành cho các tay thương buôn trao đổi và lưu trữ hàng hóa.

Như chuyện mậu dịch, sự khai thông đoạn đường Nathu La Pass là một điều hết sức ý nghĩa. Con đường xuyên qua núi non giữa Sikkim và Tây Tạng đã từng là một phần của con đường Tơ Lụa. Và nó cho thấy xa xa, sự lập lại mối quan hệ giữa hai khổng lồ Châu Á sẽ thành hình.

Sự khai thông con đường Nathu La Pass, con đường nằm trên...mái nhà của thế giới với độ cao 4310 met, trở thành cụ thể sau khi Trung Quốc tỏ ý với Tân Ðề Ly trong năm 2003 rằng họ đã bỏ qua yêu sách đối với Sikkim, một vương quốc Phật Giáo đã sáp nhập với Ấn Ðộ năm 1975.

Ðối với Trung Quốc cũng thế, sự khai thông biên giới ở Tây Tạng phù hợp với chính sách cải thiện mối quan hệ của Tây Tạng với các địa phương còn lại trên toàn lãnh thổ.

Các viên chức địa phương hy vọng rằng tỉnh bang Sikkim sẽ là tâm điểm của một trung tâm mạng mạch hành hương Phật Giáo thế giới, nơi mà Bộ Du Lịch hiện nay đang kêu giá bán cho người ngoại quốc.


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Chanh Hanh

Môn học: TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 61

Bài học: GIÁO GIỚI RĀHULA Ở RỪNG AMBALA


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan (xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Tinh Tan (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Tinh Tan, Anitya (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: NguonDucHanh - Chanh Hanh - Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Upekha, Karuna.

Thông báo (nếu có):

TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 61

Cularahulovada Sutta – Right speech

Giáo giới Rāhula ở rừng Ambala

______________

Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. TOÁT YẾU


Ambalatthikārāhulovāda Sutta - Advice to Rāhula at Ambalatthikā.

The Buddha admonishes his son, the novice Rāhula, on the dangers in lying and stresses the importance of constant reflection on one’s motives.

Lời khuyên Rāhula, người ở rừng Ambala

Phật khuyến cáo con trai của Ngài là chú tiểu Rāhula về những nguy hiểm trong sự nói dối, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thường xuyên tư duy về những hành động của mình.


II. TÓM TẮT

Phật đến thăm Rāhula [1], và khi tôn giả bưng chậu nước cho Ngài rửa chân, Ngài đã dùng ví dụ chậu nước để giáo giới. Trước hết Ngài chừa lại một ít nước trong chậu, chỉ cho Rāhula và nói: "Sa môn hạnh của kẻ cố ý nói dối cũng ít oi như vậy."

Kế đến Phật đổ hắt chút nước đó và bảo: "Sa môn hạnh của kẻ cố nói dối cũng đáng đổ đi như vậy."

Rồi Ngài lật úp chậu, chỉ cho Rāhula thấy mà bảo: "Sa môn hạnh của kẻ cố ý nói dối cũng bị lật úp như cái chậu này."

Cuối cùng, Ngài lật ngửa cái chậu, chỉ cho Rāhula thấy sự trống rỗng mà bảo: "Cũng trống rỗng như vậy, sa môn hạnh của kẻ cố ý nói dối. Như con voi lâm trận biết bảo vệ cái vòi là biết giữ mạng sống; nếu nó dùng luôn cả cái vòi tức đã thí mạng, không có gì nó không làm. Cũng vậy, kẻ cố ý nói dối thì không còn chừa điều ác nào. Do vậy, cần phải quyết định: Ta sẽ không nói dối, dù nói để đùa chơi."

Phật lại lấy ví dụ, như tấm gương dùng để phản chiếu, người tu hành cũng phải phản tỉnh khi sắp làm, đang làm, hoặc đã làm một thân hành, ngữ hành, ý hành nào, xem nó có đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, biết nó bất thiện, đưa đến đau khổ, thì nhất định không làm, hoặc đình chỉ và phát lộ sám hối để chừa bỏ [2]. Nếu sau khi phản tỉnh, biết thân hành, ngữ hành, ý hành [3] ấy không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, biết nó là thiện, đưa đến an lạc, thì hãy hoan hỷ tiếp tục. Ðấy là đường lối phản tỉnh của tất cả sa môn bà la môn trong quá khứ, hiện tại và vị lai để tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý.

III. CHÚ GIẢI

1. Rāhula là con trai duy nhất của Phật, ra đời khi Ngài rời cung vua đi tìm giác ngộ. Năm 7 tuổi, ông được tôn giả Xá Lợi Phất cho thọ giới làm Sa di nhân Phật về thăm Ca Tỳ La Vệ lần đầu tiên sau khi đạt giác ngộ. Phật tuyên bố Rāhula là đệ tử bậc nhất về hạnh ham tu. Theo Luận, kinh này được giảng cho Rāhula lúc 7 tuổi, tức lúc ông vừa thọ giới xuất gia không lâu. Theo kinh 147, Rāhula đắc quả A la Hán sau khi nghe Phật thuyết giảng về cách tu tuệ quán.

2. Có lỗi mà phát lộ, sám hối và phát nguyện chừa bỏ trong tương lai thì sẽ đưa đến sự tăng trưởng trong giới luật của bậc thánh. Xem kinh 65.

3. Tư tưởng hay ý hành bất thiện, mà chưa thực hành, thì chỉ cần từ bỏ, không cần phải phát lộ sám hối như những sự vi phạm về thân và lời.

IV. PHÁP SỐ

Ba nghiệp

V. KỆ TỤNG

Phật thăm Rāhula
Cứ trú trong rừng xoài
Tôn giả đem chậu nước
Cho cha mình rửa chân.
Phật chừa chút ít nước
Chỉ dạy Rāhula:
"Ít thay, Sa môn hạnh
Nơi kẻ cố nói dối."
Ngài đổ nước và bảo:
"Ðáng đổ đi như vậy,
Ấy là hạnh sa môn
Nơi kẻ cố nói dối."
Rồi Ngài lật úp chậu:
"Cũng lật úp như vậy
Ấy là hạnh sa môn
Nơi kẻ cố nói dối."
Lật chậu lên, Phật bảo:
"Cũng trống không như vậy
Ấy là hạnh sa môn
Nơi kẻ cố nói dối
Như con voi lâm trận
Dùng tất cả thân phần
Nhưng bảo vệ cái vòi
Vì biết giữ mạng sống
Nếu dùng luôn cả vòi
Tức nó đem thí mạng
Với con voi như vậy
Không việc gì không làm.
Như con voi liều mạng
Kẻ cố ý nói dối
Thì không điều ác nào
Người ấy không dám làm.
Do vậy, Rāhula
Ngươi cần phải quyết định :
Ta sẽ không nói dối
Dù chỉ để đùa chơi."
Phật lấy dụ tấm gương
Ðể dạy Rāhula :
"Ngươi hãy luôn phản tỉnh
Như người ta soi gương.
Khi sắp làm hay nói
Nếu đưa đến tự hại
Hại người, hại cả hai
Bất thiện, không nên làm.
Việc đang làm, đã làm
Cũng phản tỉnh như vậy
Ðiều ác hãy phát lộ
Ðể chừa bỏ về sau.
Nếu sau khi phản tỉnh,
Một thân ngữ ý hành
Không tự hại, hại người
Hãy hoan hỷ tiến lên.
Ðây đường lối phản tỉnh
Của những bậc tu hành
Trong quá, hiện, vị lai
Ðể tịnh hóa ba nghiệp."

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2006

No. 1019 NEW (Upekha dịch)

Bãi mìn ở khu vực thánh tích Phật Giáo

Afghanistan được giải tỏa

Wednesday June 21, 2006(0125 PST)

Kabul -- Chương Trình Hoạt Ðộng Bom Mìn thuộc chính phủ Afghanistan (viết tắt MAPA) đang làm việc để giải tỏa một trong những nơi có truyền thống văn hóa nổi tiếng và địa danh du lịch tại Afghanistan, nơi có hai pho tượng khổng lồ cổ xưa 2,000 năm tuổi bị chính phủ cựu trào Taliban phá hủy hồi tháng 3 / 2001 tại Bamyan.

Cơ Quan MAPA, được yểm trợ bởi Trung Tâm Hoạt Ðộng Bom Mìn Liên Hiệp Quốc vùng Afghanistan (United Nations Mine Action Center, viết tắt UNMACA) thay mặt cho Chính Phủ Afghan, đã giải tỏa những bãi mìn chung quanh các hang động mà các pho tượng đã từng được tôn trí trong mấy năm nay. Cơ quan MAPA đã giải tỏa được 3 bãi mìn chung quanh khu vực Phật tượng và hiện đang làm việc tại nhiều nơi khác.

Cơ Quan Kế Hoạch Giải Tỏa Bom Mìn (Mine Clearance Plannning Agency, thường được biết đến với cái tên viết tắt là MCPA) là một cơ quan bổ sung của chính phủ Afghan, hợp tác với MAPA với nhiệm vụ hàng đầu nghiên cứu địa hình. Công việc nghiên cứu địa hình bao gồm đánh dấu những khoảnh đất có bom mìn để mọi người có thể nhận biết và tránh xa, và bao gồm chuẩn bị cho khu vực giải tỏa.

Cơ Quan Cố Vấn Kỹ Thuật Afghan, hoặc ATC, một cơ quan làm việc bổ sung khác của Afghan, đang làm việc để dọn dẹp những bãi mìn chung quanh các hang động tại Bamyan.

Những chuyên viên tháo gỡ bom mìn của MAPA đã giải tỏa hơn một tỷ thước vuông những khu đất có mìn xuyên qua Afghanistan từ 1990, nhưng vẫn còn hơn 700 triệu thước vuông những khu vưc có bãi mìn còn lại. Những khu đất còn lại này gây ảnh hưởng đời sống tổng số 2 triệu người dân Afghan.

Hai chuyên viên tháo gỡ bom mìn làm việc cho MAPA đã mất mạng sống trong tuần qua tại hai nơi bất ngờ - một liên can đến một vụ bị đánh chất nổ (IDE) và một người bị tai nạn trong lúc tháo gỡ.

Chuyên viên tháo gỡ từ OMAR., một cơ quan bổ sung khác cuả MAPA, khi di chuyển trên đoạn đường từ Kandahar đến Heart, đã bị hệ thống viễn khiển nổ tung khiến một chuyên viên hy sinh, và hai người kaác đã bị thương. Trong một bi kịch khác xảy ra vào thứ năm, một chuyên viên khác từ ATC mất đi cuộc sống trong một tai nạn khi tháo gỡ tại tỉnh Paktia.

Các tai nạn bất ngờ đem đến con số chuyên viên tháo gỡ bom mìn bị hy sinh theo tính cách bị tấn công lên đến 7 người và những chuyên viên bị mất mạng theo tính cách bị tai nạn lên đến 8 từ khi bắt đầu vào năm 2005.

MAPA đang kế hoạch tái kiến thiết sẽ được thực hiện vào mùa hè này trong một tình trạng thiếu thốn ngân quỹ. Cơ Quan MAPA cũng có kế hoạch cắt giảm công nhân viên chức, cơ quan mà hiện nay có số nhân viên hơn 10,000 người ở khắp đó đây trong nước, và với mục đích tăng dần năng suất để có thể phù hợp với tiêu chuẩn Hiệp Ước Chống Bom Mìn. Căn cứ theo tinh thần của hiệp ước, Người dân Afghan sẽ được thoát khỏi nỗi lo sợ sự đe dọa của bom mìn vào năm 2013.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1023 NEW (Hạt Cát dịch)

Tổng Thống Tích Lan: Khánh thành Tu Viện Minnesota

Buddhist Vihara, Hoa Kỳ là một sự kiện đáng ghi nhớ

By Walter Jayawardhana, Lanka Web, June 26, 2006

Los Angeles, USA -- “Trong một kỷ nguyên khi mà giáo lý Phật Giáo được ưa chuộng nhất trên thế giới, tôi cho rằng sự khánh thành Tu Viện Minnnesota là một sự kiện đáng ghi nhớ. Tôi hy vọng rằng sự chuyển vận truyền bá giáo pháp cao thượng này của Ðức Phật bởi vị khai mạc của ngôi tu viện sẽ được thành công”. Tổng Thống Tích Lan, Mahinda Rajapaksa, trong một thông điệp đặc biệt nhân buổi lễ khánh thành Tu Viện Minnesota Buddhist Vihara ở Hoa Kỳ đã nói như trên.

Ngôi chùa Phật Giáo thứ 31 được điều hành bởi chư Tăng Tích Lan ở Hoa Kỳ sẽ được khánh thành ngày 24 tháng 06, 2006, trong phong cảnh dòng sông Mississippi giữa một sự tập họp các Tăng sĩ xuất sắc của thành phố Minneapolis.

Ông Tổng Thống nói thêm “Ðây là một bằng chứng cho thấy ngày nay triết lý Phật Giáo đang dần chiếm lĩnh địa bàn nơi mà đa số các quốc gia Tây Phương đã bị chủ nghĩa vật chất ngự trị trước đó. Tôi lấy làm hoan hỷ khi biết rằng Tu Viện Minnesota Buddhist ở Hoa Kỳ, tu viện mà cho đến nay vẫn chia sẻ chung một khuôn viên với một ngôi chùa Việt Nam - sẽ được di dời đến địa điểm mới của riêng nó. Tôi hoàn toàn nhìn nhận rằng nếu không phải do những nỗ lực vô ngã và phụng sự vị tha mà Ngài Mahasangha đã truyền bá giáo pháp tại hải ngoại thì các diễn biến như hiện nay không thể nào thực hiện được".

ÐÐ Witiyala Seewalie, Sư Cả và là Trụ Trì Tu Viện Minnnesota , nói: “Ngôi chùa Phật Giáo do người Tích Lan điều hành đầu tiên tại Minnesota sẽ được khánh thành ngày 24, 06, 2006 tại khu đất mới sở hữu số 3401 đường số 4”.

Tu sĩ học giả, ÐÐ Seewali, cũng là người lãnh đạo Hội Paramadhamma Chethiya Pirivena ở Tích Lan nói ngôi chùa sẽ mở cửa rộng đón tất cả mọi hệ phái Phật Giáo như Theravada, Mahayana và Mật Tông và những hệ phái khácmà không có sự kỳ thị nào, Sư nói “Một nỗ lực đặc biệt, sẽ được thực hiện để mang giáo pháp cao thượng của Ðức Phật đến với người Mỹ”

Tham dự buổi lễ khai mạc khánh thành ngôi chùa gồm có đông đảo Tăng Sĩ xuất sắc, lãnh đạo các hội đoàn, các tự viện Tích Lan ở khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ và ở nước ngoài như Tích Lan, Tân Gia Ba , Anh Quốc v.v.. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Ðại Sứ Tích Lan ở Washington DC, Mr. Bernard Goonetilleke.


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Hat Cat

Môn học: Lớp Phật Giáo Sử

Bài học: Ấn Độ và Phật giáo (tt) - NGUYÊN NHÂN SỰ SUY TÀN Ở ẤN ĐỘ


Ðiều Hợp Chương Trình: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: MC1: Tinh Tan, Karuna, Hat Cat, Anitya
_______________Tin Tức: TC dk, Nguon Đuc Hanh, Sangkhaly, Karuna. http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com/


Người mở room: Hat Cat, Upekha

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Upekha, Anitya (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Nhu Phuc - NguonĐucHanh.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonĐucHanh, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, Karuna.

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Giáo Sử

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---


Chương I: India And Buddhism - Ấn Độ và Phật Giáo

Nguyên Nhân Sự Suy Tàn Ở Ấn Độ

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính

Nguyên nhân sự suy tàn ở Ấn Ðộ

a. Sự pha trộn với giáo lý các tôn giáo khác.

b. Huyền thuật của Ðại Thừa Mật Tông

c. Sự tấn công của Hồi Giáo.

II. Nội dung chính

I - 11: Thái độ phóng khoáng của Phật giáo trong việc mở rộng cánh cửa đối với tất cả những ai muốn theo đạo này hầu như đã nhận được sự hoan nghênh của nhiều người như đã được nói rõ trong Thế Tôn ca. Việc thờ cúng những hình tượng thiên thần đã trở thành một đặc điểm chung của các nghi lễ tôn giáo thuộc đạo Phật và cả không thuộc đạo Phật. Không có điều gì trong đời sống của một Phật tử mà người không phải Phật tử có thể bài bác.

Thế nên, nhiều khía cạnh của đạo Phật đã được các đạo khác chấp nhận và dần dần không còn có sự phân biệt nào nữa. Cùng với thời gian, đạo Phật đã được đồng hóa vào trong Ấn Độ giáo (Hinduism) cải cách.

I -12: Tuy nhiên, không phải tất cả chỉ có thế, Phái Đại thừa (Hahayana) của Phật giáo, có lẽ dưới ảnh hưởng của những sự thờ cúng không phải Aryan hoặc thuộc về người bản địa phổ biến các tầng lớp thấp hèn của xã hội, dần dần đi đến chổ tự khoác cho mình một hình thức Mật tông (Tantrism) bí hiểm hơn và lệch lạc hơn. Điều này có thể sinh ra từ sự ngộ nhận ngôn ngữ tượng trưng trong các bài kinh của trường thuộc phái Mật tông. Những nghi lễ mang tính cách ma thuật, phù phép và bí hiểm của Mật tông đưa vào trong đạo Phật đã khiến cho quần chúng xa rời đạo này. Do đó không đáng ngạc nhiên là người ta cảm thấy khó chịu trước một số việc làm tệ hại của Mật tông. Sự phát triển không lành mạnh cũng đã góp phần đáng kể vào việc làm cho Phật giáo suy đồi. Hình thái này của Phật giáo đã từng có sự thăng hoa và đã được nghiên cứu tại các trường Đại học Phật giáo Nalanda và Vikramasila cho đến thế kỷ thứ 12.

I - 13: Thời gian đầu thế kỷ thứ 13 đã đem lại những ngày đen tối cho Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì cú đấm có vẻ nặng nề hơn. Các tu viện ở Bihar bị cướp phá, nhiều tu sĩ phải trốn qua Nepal, Tây Tạng. Các Phật tử tại gia bị hụt hẫng, không có sự dìu dắt nào cả trên đường tu tập khiến họ dễ bị thu hút vào cộng đồng không Phật giáo và cũng không còn có sự phân biệt đáng kể giữa cách sống của người theo đạo Phật và những người không theo đạo Phật. Thế nhưng, một vài nhóm Phật tử biệt lập vẫn còn tồn tại ở Orisssa, Bengal, Assam và một vài nơi khác ở Nam Ấn. Một tài liệu mới được tìm thấy ở Triều Tiên cho chúng ta biết là tu sĩ Ấn Độ, tên Dhyanabhadra, vào thế kỷ thứ 14 có đến viếng Kanchipura, tại đây ông đã nghe một buổi thuyết giảng về kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka-sutta). Tiếp theo đó là cả một thời kỳ không người lèo lái kéo dài trong lịch sử Phật giáo mãi cho đến nữa thế kỷ 19, các nhà học giả châu Âu mới chú ý đến việc nghiên cứu về Đức Phật cùng tôn giáo của Ngài.

I - 14: Độc giả sẽ tìm thấy trong các trang sau đây lịch sử Phật giáo không chỉ ở Ấn Độ (chương II – IV) mà còn ở các nước phương Đông khác, sự bành trướng của đạo Phật (chương V), sự phân chia ra làm nhiều trường phái và bộ phái khác nhau (chương VI), các kinh thư của Phật giáo, nhất là sách vở nói về cuộc đời của Đức Phật, giáo lý cùng các giới luật của Ngài (chương VII). Ngoài ra, còn có những chương nói về tư tưởng Phật giáo đối với vấn đề giáo dục (chương VIII), một số nhân vật nổi tiếng trong hàng Phật tử, cả trong giới cầm quyền và giới văn sĩ (chương IX). Sự phồn thịnh của đạo Phật được thấy qua ghi nhận của các vị khách hành hương Trung Hoa đến Ấn Độ và nước ngoài (chương XI), các thánh địa Phật giáo tại Ấn Độ (chương XII) và những điều chỉnh về sau của Phật giáo để mở đường cho đạo này hội nhập trong Ấn Độ giáo (chương XIII). Độc giả hẳn sẽ chú ý nhiều đến sự hồi sinh của những công trình nghiên cứu Phật giáo cả ở phương Đông lẫn phương Tây, cùng những học giả xuất chúng đã đảm đương các công việc này (chương XIV). Cũng không thể không nhắc đến công trình của Hội Đại Bồ đề (Maha Bodhi Society) cũng trong mục đích này, hoặc không thể không nhận ra những ý nghĩa văn hóa, chính trị trong sự hồi sinh của tinh thần Đức Phật cùng các giáo lý của Ngài vì mục đích phục vụ cho hòa bình thế giới.

Bản Anh Ngữ

I - 11: The Liberal attitude shown by the Buddhists in throwing the doors wide open to all who wished to participate in religious life seems to have found general acceptance as the Gita indicates. 8 The worship of the images of deities became a common feature of both Buddhist and non-Buddhist religious practice. There was nothing in the practical life of a follower of the Buddha to which a non-Buddhist could take exception.

Thus, many aspects of the Buddhist religion came to be accepted by others and gradually no distinction remained. In the course of time, Buddhism was absorbed by the reformed religion of Hinduism.

I - 12: This, however, is not all. The Mahayana form of Buddhism, perhaps under the influence of non-Aryan or aboriginal popular cults in the lower strata of society, came to assume a darker and debased form of tantrism. This might have resulted from a misunderstanding of the symbolic language of the esoteric text of the Tantric school. Magic and sorcery and secret rites and rituals introduced into later Buddhism, particularly in respect of the female deities, no doubt, alienated the people. It was therefore not surprising that people were antagonized by some of the corrupt practices of the Tantric. This unhealthy development, too, must have contributed considerably to the decline of Buddhism. This form of Buddhism was in the ascendant and was studied at the Buddhist universities of Nalanda and Vikramasila until the end of the 12th century A.D.

I - 13: The beginning of the 13th century brought evil days both for Buddhism and Hinduism. For the former, however, the blow proved to be more severe. The monasteries of Bihar were despoiled and many of the monks fled to Nepal and Tibet. The lay Buddhists were left without any religious guidance, which made it easier for them to be absorbed in the non-Buddhist community as there was little distinction left between the lives led by the Buddhist and non-Buddhists. Nevertheless, a few isolated groups of Buddhists remained in Orissa, Bengal, Assam and parts of South India. An inscription 9 recently discovered in Korea tells us of an Indian monk called Dhyanabhadra who visited Kanchipura where he listened to a discourse on an Avatamsaka-sutra in the 14th century A.D. There followed a long interregnum in the history of Buddhism until in the later half of the 19th century the attention of European scholars was drawn to the study of the Buddha and his religion.

I - 14: The reader will find in the following pages the story of Buddhism not only in India (II-IV) but in other countries of the East-its expansion (V), its ramifications into different schools and sects (VI), its literature, particularly the literature bearing on the life of the Buddha, his teachings and his disciplinary code (VII). Chapters have also been devoted to the discussion of Buddhist ideas on education (VIII), some great men among the Buddhists, both rulers and writers (IX), the prevailing state of Buddhism as revealed by the records of the Chinese pilgrims who came to India in the period between the fifth and the seventh centuries A.D. (X). Buddhist art in India and abroad (XI), places of Buddhist interest in India (XII), and later modifications in Buddhism which paved the way for its absorption into Hinduism (Xiii). The reader will undoubtedly be interested in the revival of Buddhist studies, both in the East and the West, and the eminent scholars who were responsible for it (XIV). Nor can he forget the work of the Mahabodhi Society to the same end, nor remain blind to the cultural and political implications of this revival of the spirit of the Buddha and his teachings in the cause of peace in the world.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2006


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Upekha

Tri chúng điền khuyết: Karuna

Môn học: Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: THẦN THÔNG


Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Nhu Phuc) http://baidocmc.blogspot.comhttp://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Tinh Tan.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Tinh Tan

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): Dhamma10 xin nghỉ làm MC từ bây giờ cho đến tháng 9.
Lớp Phật Pháp Phổ Thông

THẦN THÔNG
_____________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát Yếu: Những điểm chính


- Đức Phật chứng đắc 3 Minh và 6 Thông: Túc Mạng Minh (Nhớ những kiếp sống quá khứ), Thiên Nhãn Minh (Hiểu biết sự sanh diệt của chúng sanh) và Lậu Tận Minh (Diệt tận lậu hoặc) và 6 Thông là Túc Mạng Thông, Thiên Nhãn Thông, Tha Tâm Thông, Thiên Nhĩ Thông, Thần Túc Thông và Lậu Tận Thông.

- Đức Phật khuyên các đệ tử không nên dùng thần thông để thâu phục đức tin, nên hướng dẫn người bằng trí tuệ phán xét của họ. Nhiều người lệch ra khỏi chánh đạo vì phát triển thần thông mà không phát triển trí tuệ.

- Thần đạo không phải là Phật giáo và chỉ là tín ngưỡng dân gian.

II. Nội dung chính

Thần Thông Phép Lạ

Theo Phật Giáo, nếu một kẻ độc ác có thể trở thành một người thánh thiện, đó mới chính là phép mầu.

Trong mọi tôn giáo chúng ta thường nghe về những phép lạ thi triển bởi các nhà khai sáng hay các đệ tử của họ. Trường hợp của Đức Phật, nhiều hiện tượng mầu nhiệm xảy ra từ ngày Đản Sanh cho đến ngày Nhập Niết Bàn của Ngài. Nhiều sức mạnh tâm linh (được gọi là thần thông phép lạ ở những tôn giáo khác) của Đức Phật đã đạt được trong suốt thời gian Đức Phật tu tập thiền định. Đức Phật đã qua những bậc thiền tập cao thâm nhất và tiến tới tự đạt được trí tuệ tối thượng. Sự chứng đắc ấy qua thiền định không phải là phép mầu mà là sức mạnh của bất cứ một nhà tu hành khổ hạnh nào cũng có thể đạt được.

Dùng thiền định trong đêm Giác Ngộ, Ngài đã nhìn thấy những kiếp trước của Ngài, nhiều cuộc sống trong quá khứ với tất cả những chi tiết, Ngài nhớ tới những kiếp trước, đã hành hoạt gì trong những kiếp ấy để đạt giác Ngộ. Rồi trong lần nhập định thứ nhì, Ngài nhìn thấy tất cả vũ trụ, hệ thống của Nghiệp và Tái sanh. Ngài thấy thế gian tạo nên bởi các chúng sanh cao quí và các chúng sanh tội lỗi, hạnh phúc và bất hạnh. Ngài nhìn thấy họ liên tục đi đến cái " chết do các hành động của họ" biến từ một kiếp này sang một kiếp khác. Cuối cùng, Ngài thấu rõ bản chất của Khổ đau, Nguyên nhân của Khổ, và con Đường đi đến diệt Khổ. Và trong lần nhập định thứ ba, Ngài thấy Ngài hoàn toàn thoát khỏi các ràng buộc của thế nhân hay thần thánh. Ngài hiểu rõ Ngài đã làm xong những gì cần phải làm. Ngài thấy rõ Ngài không còn phải chịu tái sanh nữa và đây là thân xác cuối cùng của Ngài. Hiểu biết đạt được trên đây dẹp tan vô minh, tăm tối và ánh sáng ngời tỏa trong Ngài. Ngài đạt được sức mạnh tâm linh và trí tuệ này trong lúc ngồi tham thiền dưới cội bồ đề. Đức Phật sanh ra bình thường và sống bình thường. Nhưng Ngài là một người phi thường, Ngài quan tâm đến Giác Ngộ.

Đức Phật hiểu rõ thần thông có thể đắc được do sự rèn luyện tâm trí của con người. Ngài cũng biết đệ tử của Ngài có thể đạt được thần thông ấy qua việc phát triển tinh thần. Cho nên Đức Phật khuyên các đệ tử không nên dùng thần thông phép lạ để quy nạp các người thiếu hiểu biết. Ngài nhắc đến những thần công lực như đi trên mặt nước, phù phép, làm người chết đứng dạy, và thi triển những cái gọi là phi thường. Ngài cũng muốn nhắc đến những cách đoán thần thông như tha tâm thông, tiên tri, bói toán, vân vân ... Khi những người kém hiểu biết nhìn thấy những phép lạ ấy, cho rằng là thật nên càng tin tưởng.

Nhưng những người cải đạo chỉ trên danh nghĩa này bị một tôn giáo hấp dẫn bởi những loại thần thông trên, chỉ ôm ấp một đức tin, đức tin không phải do họ chứng ngộ đuợc chân lý mà do họ nuôi dưỡng ảo giác. Ngoài ra một số người cho rằng các thần thông phép lạ ấy là do bùa phép. Thật sự khi Đức Phật hướng dẫn mọi người nghe Pháp, Ngài chỉ kêu gọi khả năng phán đoán của họ.

Đức Phật dạy rằng một người có thể đắc thần thông mà không đạt được trí tuệ. Đức Phật dạy nếu trước tiên chúng ta đạt được trí tuệ nhiên hậu chúng ta sẽ được phép lạ và cả thần thông về tâm linh. Nhưng nếu chúng ta phát triển thần thông mà không phát triển trí tuệ, chúng ta sẽ bị nguy hiểm. Chúng ta có thể lạm dụng thần thông vào những lợi lộc thế gian. Có nhiều người đã đi lệch ra khỏi chánh đạo vì dùng thần thông mà không phát triển trí tuệ. Nhiều người đắc được một vài thần thông phép lạ, đã gục ngã vì danh vọng hão huyền khi thu được một vài lợi lạc thế gian.

Đức Phật cũng cấm các đệ tử của Ngài dùng thần thông để chứng minh sự ưu việt của giáo lý của Ngài. Trong một dịp Ngài nói dùng các phép lạ để quy nạp ngoại đạo thì chẳng khác gì dùng vũ nữ để mê hoặc người khác làm một điều gì. Bất cứ ai với sự rèn luyện tinh thần đúng cách cũng có thể thi triển thần thông vì chúng chỉ là sự biểu lộ của một tâm trí vượt trên vật chất. (Vì Sao Tin Phật)

Quan điểm của Phật giáo đối với thần thông và quyền năng siêu nhân

Phật giáo thừa nhận có phép thần thông. Phàm phu cũng có thể chứng được năm phép thần thông. Bậc Thánh xuất thế chứng được sáu phép thần thông (lục thông). Đức Phật có ba minh, sáu thông.

Năm thần thông là: Túc mạng thông, biết được đời sống quá khứ. Hai là Thiên nhãn thông, biết được đời vị lai, thấy được xa ngoài tầm nhìn của mắt thịt. Ba là Tha tâm thông, biết được hoạt động tâm niệm của người khác. Bốn là Thiên nhĩ thông, nghe được những âm thanh ngoài tầm nghe bình thường. Năm là Thần túc thông, tức là có thể bay nhanh, bay xa, đi lại trong nháy mắt. Năm phép thần thông nói trên đều là phép hữu vị, hữu lậu, do trình độ dụng công mà phạm vi hoạt động có thể rộng hẹp, thời gian duy trì có thể dài hay ngắn khác nhau. Năm thần thông không có quan hệ với đạo giải thoát, tất nhiên đó cũng không phải là đạo Bồ Tát. Vì vậy, bậc Thánh phải cầu cho được Lậu tận thông.

Chỉ có Phật là chứng được ba minh tức là Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh. Đó là vì chỉ duy nhất có sức mạnh thần thông của Phật là triệt để, cứu cánh, viên mãn, vô ngại, là phương tiện để độ chúng sinh chứ không phải để thi thố phép lạ. Vì vậy, khi còn tại thế, Đức Phật không cho phép đệ tử lạm dụng phép thần thông. Các đệ tử A-la-hán, không phải vị nào cũng có thần thông. Dùng thần thông có thể nhất thời cảm hóa chúng sinh, nhưng không thể nhiếp hóa chúng sinh lâu dài được. (Học Phật Quần Nghi)

Thần đạo có phải là Phật giáo không ?

Không ! Không phải ! Thế nhưng rất nhiều người không biết phân biệt Phật với Thần, cho rằng tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng Phật giáo là một, cho nên dễ xen lẫn hiện tượng tín ngưỡng dân gian vào tín ngưỡng Phật giáo, khiến cho Phật giáo dần dần biến thành một chi nhánh phụ của tín ngưỡng Thần đạo dân gian. (Học Phật Quần Nghi).

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2006

No. 1015 NEW (Upekha dịch)

Phát hiện thêm di tích Phật Giáo tại Orissa

Bhubaneswar, june 23 -- Có ít nhất 9 tháp Phật Giáo và 5 tu viện được tin tưởng là từ 2,300 đến 2,600 năm tuổi , được khám phá tại khu vực Orissas Jajpur. Viện Hàng Hải và Nghiên Cứu Nam Á Orissa tình cờ gặp được những ngôi tháp và các ngôi chùa trong một cuộc khai quật gần đây trên nhiều vùng đồi núi trong khu vực.

Các ngôi tháp và tu viện mới khám phá được phát hiện tại khu vực có ít nhất 9 ngọn đồi trong phạm vi 10 km bên dưới khu đất Dharmasala. Bộ trưởng bộ văn hóa Orissa Suryanravan Patra, người đã xem xét lai dự án khảo cổ tiến hành kế hoạch khai quật tại khu vực Jajpur, nói với phóng viên rằng bên cạnh nhiều ngôi tháp và tu viện, các vật dụng như những cây kiếm gãy và bia đá được phát hiện từ những nơi đó

Bộ trưởng, trích dẫn lời nhiều nhà khảo cổ liên can trong việc khai quật, nói rằng những giám nghiệm ban đầu về các di vật được phát hiện cho thấy có lẽ Hoàng Đế Ashok, sau cuộc chiến Kalinga vào năm 261 trước Tây Lịch, bắt đầu truyền bá Đạo Phật từ nơi này.

“Ở 9 đồi cao, Deuli là một trung tâm hoạt động Phật Giáo phổ thông nhất. Một ngôi tháp rộng lớn, một cung điện hoặc là tu viện được khai quật tại đây. Trong phần này cũng có 13 hang động được khám phá nơi đây. Nhiều sử gia tin tưởng rằng số đông Chư Tăng đã sống tại những hang động đó,” Ông bộ trưởng nói như trên. Một it bia văn tìm được trong thời kỳ khai quật đề cập đến nhiều tên như Tisa, Guhadev và Bhalluka.Tisa là anh của Ashok.

Ông trú ngụ tại Kalinga (Orissa) sau cuộc chiến tranh và có liên hệ đến quá trình truyền bá Đạo Phật xuyên qua các nước và biên giới, trong khi đó, Guhadev, một số sử gia chỉ rõ, là vì Vua của Kalinga trong thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Căn cứ theo kinh điển Phật Giáo, Tapasu và Bhalluka là 2 môn đồ gần gũi nhất của Đức Phật. Một bia văn khác tìm được từ đỉnh Tarapur, cạnh Deuli, được đề cập trong văn bản tiếng Brahmi kesathupa, nghĩa là tóc. Nhiều Sử gia chuyên về bia văn tin tưởng rằng sau khi Đức Phật nhập diệt, hai đệ tử Tapasu và Bhalluka đã mang tóc của Ðức Phật đến đây.

Những di vật khác tìm được từ ngọn đồi Tarapur cho thấy khu vực đó là trung tâm chánh của mọi hoạt động tôn giáo từ thế kỷ 6 trước Tây Lịch đến thế kỷ 15 trước Tây Lịch và Chư Tăng sống tại đây có nhiều liên hệ chặt chẽ với nước ngoài, bao gồm Japan, Korea và Sri Lanka. Ông Patra nói ông đã yêu cầu ông thanh tra địa hạt Aurobinda Padhi đến thăm tất cả các ngọn đồi và đòi hỏi các sử gia xuất sắc cho một công việc nghiên cứu hoàn bị các di vật.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1022 NEW (Hạt Cát dịch)

Hòa Thượng Tinh Vân Phật Giáo Ðài Loan

gặp gỡ Ðức Giáo Hoàng

Taiwan News, June 23, 2006

Taipei, Taiwan -- Ðức Giáo Hoàng Benedict XVI đã gặp gỡ Hòa Thượng Tinh Vân, vị sáng lập Phật Giáo Phật Quang Sơn Ðài Loan hôm thứ Tư trong một cuộc hội họp đại chúng tại giáo đường St. Peter’s Basilica ở Vatican. Trong suốt cuộc gặp gỡ, Ðức Giáo Hoàng diễn đạt sự tôn trọng của Ngài đối với quần chúng Ðài Loan và nói Ngài xin chúc phúc cho họ, Ngài cũng nói rằng Ngài hy vọng sẽ được gặp gỡ quần chúng Ðài Loan nếu có cơ hội.

HT Tinh Vân đã tới La Mã hôm Thứ Ba. Với sự tháp tùng của Ðại Sứ Ðỗ Trúc Sanh thuộc chính phủ Ðài Loan, HT Tinh Vân đã thay mặt dân chúng Ðài Loan gửi lời vấn an đến Ðức Giáo Hoàng và mời Ngài viếng thăm Ðài Loan bất cứ lúc nào Ngài mong muốn.

Tự cho mình là một khách hành hương trong chuyến du hành đến Rome, HT Tinh Vân nói Ngài hy vọng chuyến đi sẽ có tác dụng hỗ trợ cho việc cảm thông song phương và hợp tác giữa Phật Giáo và Ki Tô Giáo.

Hòa Thượng Tinh Vân, người sáng lập tổ chức Phật Giáo Phật Quang Sơn Tu Viện vào năm 1967 ở miền nam Ðài Loan, tổ chức mà kể từ đó đến nay đã trở thành một tổ chức tu viện Phật Giáo lớn nhất Ðài Loan.

Hiện nay, Phật Quang Sơn đã có hơn 200 ngôi chùa chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới với mục đích đề cao Phật Giáo nhân gian.

Hòa Thượng Tinh Vân, đang dẫn đầu một nhóm đệ tử, hiện đang trong tua du lịch đến chi nhánh Phật Quang Sơn ở Âu Châu. Ngài dự trù sẽ đến Geneva vào tối thứ Tư để tham dự buổi lễ khai mạc một ngôi chùa chi nhánh mới của Phật Quang Sơn ở thành phố Swiss.


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Tinh Tan

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học: Thanh Tịnh Đạo - Chương VII: Sáu Tùy Niệm - Niệm Giới

Giảng Sư Chính: Sư Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Bich Thu, Tinh Tan, Hat Cat (tin tức). (ĐK: Sangkhaly (rời room đúng giờ), Nguon Duc Hanh, Upekha, Karuna).
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Tinh Tan

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Tinh Tan

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Upekha, Tinh Tan

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha

Trực room (op): TC đk & Upekha, NguonDucHanh, Bich Thu.

Thông báo (nếu có): Anitya xin được vắng mặt từ thứ năm 8/6/2006 và sẽ vô room trở lại ngày thứ ba 27/6/2006.

Dhamma10 xin nghỉ làm MC từ bây giờ cho đến tháng 9.
Lớp Thiền Học

THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOÁT YẾU

(Trích dẫn tài liệu do TT Thích Phước Sơn biên soạn)

PHẦN THỨ HAI - ÐỊNH (tiếp theo)


--ooOoo--

CHƯƠNG VII

SÁU TÙY NIỆM - NIỆM GIỚI
______________

Giảng Sư: Sư Pháp Đăng

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ giới, gọi là Niệm Giới. Giới là nền tảng đưa đến giải thoát, giải tỏa khỏi sự nô lệ cho dục ái, được người trí tán thán, không liên hệ đến tham dục và tà kiến, có khả năng đưa đến thiền định.

II. Nội dung bài học

Thông thường pháp Tùy niệm gồm có 6 thứ, nhưng nếu nói đủ thì có 10 tùy niệm, đó là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Tử, niệm Thân, niệm Tức, niệm Diệt.

1) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ đấng giác ngộ, gọi là Niệm Phật.
2) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ pháp, gọi là Niệm Pháp.
3) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ tăng, gọi là Niệm Tăng.
4) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ giới, gọi là Niệm Giới.
5) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ bố thí, gọi là Niệm Thí.
6) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ cái chết, gọi là Niệm Tử.
7) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ chư thiên, gọi là Niệm Thiên.
8) Tùy niệm khởi lên có cảm hứng từ thân thể, gọi là Niệm Thân hay Thân hành niệm.
9) Tùy niệm bắt nguồn từ hơi thở ra vào, gọi là Niệm tức, hay Niệm hơi thở (anāpanāsati).
10) Tùy niệm có cảm hứng từ sự bình an, gọi là Niệm diệt.

NIỆM GIỚI

Người muốn tu pháp niệm giới nên đi vào độc cư tại một nơi thanh vắng và tưởng niệm đến những loại giới khác nhau của chính mình. Nếu giới pháp mà người xuất gia hay tại gia đã lãnh thọ, không bị phá hủy ở chặng đầu, hay chặng cuối, như miếng vải vị xé rách ở hai đầu thì giới ấy gọi là không bị rách. Nếu giới không bị phá hủy ở chặng giữa, thì gọi là giới không bị lủng, như miếng vải bị đâm lủng ở giữa. Nếu học giới không bị vi phạm 2, 3, lần liên tiếp, gọi là giới không bị vá. Nếu giới không bị phá cùng khắp, cách nhau từng thời khoảng, thì gọi là giới không bị lốm đốm, như con bò có những đốm trên lưng.

Chính những giới ấy là nền tảng đưa đến giải thoát, vì chúng giải tỏa khỏi sự nô lệ cho dục ái. Chúng được người trí tán thán. Chúng không liên hệ đến tham dục và tà kiến. Chúng có khả năng đưa đến thiền định.

Khi chuyên tâm vào việc niệm giới, hành giả có sự tôn trọng đối với học pháp. Vị nầy sống hòa hợp với những bạn đồng phạm hạnh, không sợ bị lương tâm cắn rứt. Vị nầy thấy sự sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, đạt đến lòng tin viên mãn. Vị nầy sẽ sống an lạc, dù không đạt được đạo quả gì cao hơn, thì cũng đang trên đường tiến đến những thiện thú tươi đẹp. Thế nên:

"Người thật sự có trí
Sẽ thường xuyên niệm giới".


III. Đố vui

1. Trong “tuần tự Pháp thoại”, Pháp nào đưa đến cõi trời ?


a. Bố thí
b. Trì giới
c. Bố thí và trì giới
d. Cả ba câu trên.

2. Một người trong lúc cướp đoạt sanh mạng của chúng sanh là do hành động của:

a. Thân và Khẩu
b. Khẩu và Ý
c. Thân và Ý
d. Thân, Khẩu và Ý.

3. Sanh ra trong gia đình không hiểu Phật Pháp nhưng nỗ lực làm các công đức, tu trì các học giới. Trong hạng chúng sanh này Đức Phật chỉ cho hạng người nào dưới đây ?

a. Từ chổ tối đi đến chổ tối
b. Từ chổ tối đi đến chổ sáng
c. Từ chổ sáng đi đến chổ tối
d. Từ chổ sáng đi đến chổ sáng.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2006


Nhật Hành

Ngày: 25 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Diệu Quang

Tri chúng điền khuyết: Upekha

Môn học: Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bài học: Không Phải Của Các Ông

Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hanh

Xướng ngôn viên: MC Phần 1: Minh Lac, đk: Upekha
_______________MC Bản tin: Bản tin 1: Gioi Huong, Dieu Quang (đk) // Bản tin 2: Tri Ðat, NguonDucHanh (đk) http://bandieuhanh.blogspot.com & http://baidocmc.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hạt Cát

Người hoán chuyển bài cho Room: Dieu Quang, Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: NguonDucHanh, Nhu Phuc (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: TC đk, NguonDucHanh.

Trực room (op): TC đk & NguonDucHanh (clean và trực room), Karuna (coi sau nick mới vào room), Upekha (trực mic giảng sư). Các ops khác bounce nếu cần thì remove all mic

Thông báo (nếu có): SC Diệu Tịnh nhập viện nên xin vắng mặt.

Anitya xin được vắng mặt từ thứ năm 8/6/2006 và sẽ vô room trở lại ngày thứ ba 27/6/2006.

Bich Thu có thể vắng mặt ngày Chủ Nhật 25/6/2006.
Lớp Phật Học Chuyên Đề

Không Phải Của Các Ông
______________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Đức Thế Tôn thuyết về vô ngã cho các vị Tỳ Kheo:

“Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.”

II. Nội dung chính

Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông ?

Sắc, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

Thọ, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông... Tưởng, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...

Thức, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

(Tương Ưng Bộ Kinh – Tập III Thiên Uẩn – Chương I Tương Ưng Uẩn (B) – Phẩm không phải của các Ông)

III. Đố vui

1. Chấp ngũ uẩn cho là “ta” hay “của ta” là biểu hiện của:

a. Vô minh
b. Tà kiến
c. Giới cấm thủ
d. Ngã mạn.

2. Người nào dưới đây là hạng người không còn tà kiến đối với ngũ uẩn ?

a. Người thông hiểu Phật Pháp
b. Người có hành thiền định
c. Người có hành thiền quán
d. Người đã chứng đắc đạo quả.

3. Trong ngũ uẩn, cái gì khả dĩ có thể gọi là “của ta” ?

a. Thân
b. Tâm
c. Hành nghiệp
d. Không có cái gì
.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2006

No. 1014 NEW (Tinh Tấn dịch)

Trên 6.5 triệu đồng baht Thái Lan được quyên góp

tại tỉnh Phuket cho sự giáo dục của Chư Tăng Phật giáo

ThaisNews, ngày 20 tháng 06, 2006.

Phuket, ThaiLand -- Một ngân quỹ khoảng 6.5 triệu đồng tiền baht Thái (khoảng 169 ngàn Mỹ Kim) đã được quyên góp và trình đến Ủy viên hội đồng cơ mật Ông Kamthon Sinthawanond là người đã viếng thăm tỉnh Phuket vào thứ Bảy.

Ủy viên hội đồng cơ mật Ông Kamthon là chủ tịch của quỹ Giáo dục Hoàng gia cho Chư Tăng Phật giáo. Quỹ này được đóng góp từ 17 quỹ trong tỉnh Phuket như Hội Phật Giáo, Trường Khajornkiatseksa và quỹ Anchalee Vanit Theppabutra.

Quyên góp này được tiến hành dưới sự cộng tác của Tổ chức Chính quyền Tỉnh Phuket, Văn phòng Phật giáo tại Phuket và điện thờ Jui Tui đã tổ chức quyên góp từ thiện từ tháng Năm.

Chương trình hoàng gia ủng hộ Phật học cho Chư Tăng đã được đề xướng bởi Quốc Vương HM (HM the King Bhumibol Adulyadej) để khuyến tấn sự tu học chính đáng cho Chư Tăng và Sadi Phật giáo.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1018 NEW (Hạt Cát dịch)

Thăm viếng Trung Quốc

cần thiết cho dự thảo xây chùa tại Úc Châu

Australian Broadcasting Corp, June 19, 2006

Shoalhaven, Australia -- Thị Trưởng thành phố Shoalhaven Greg Watson đã trở về từ Trung Quốc với hợp đồng về dự án một ngôi chùa tại thành phố miền duyên hải phía nam Shoalhaven. Ngôi chùa Phật giáo Thiền Tông đã ký kết hợp đồng mua 1,200 hectares đất tại Comberton Grange miền nam Nowra.

Dự án được quy hoạch xây dựng một tổng thể ngôi chùa ba tầng với hai ngôi tháp, một khách sạn 500 phòng, một Viện Võ Học, một sân golf và một khu gia cư.

Tuy nhiên, dự án vẫn còn chờ chính phủ phê chuẩn việc tái phân vùng của khu vực này từ nông thôn thành khu dân cư.

Thị Trưởng Watson nói rằng , bỏ qua việc này, chuyến du hành của ông là thiết yếu.

Ông nói “Có quá nhiều cơ sở công chính địa phương phải viếng thăm, sự ký kết văn kiện v.v… Là cả một sự mất thể diện kinh khủng nếu như ông không cùng đi với dự án đó”.


Nhật Hành

Ngày: 24 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: “ Mười phước nghiệp sự ”


Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Bich Thu, Upekha, Hat Cat, Chanh Hanh ( ĐK: Nhu Phuc, Sangkhaly, Karuna )
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Tinh Tan, Upekha (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Tinh Tan, Upekha (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan, Nhu Phuc

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Upekha, Karuna.

Thông báo (nếu có): SC Diệu Tịnh nhập viện nên xin vắng mặt.

Anitya xin được vắng mặt từ thứ năm 8/6/2006 và sẽ vô room trở lại ngày thứ ba 27/6/2006.
Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

“ Mười phước nghiệp sự ”

Trích “Cư Sĩ Giới Pháp” của TK. Giác Giới
______________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát yếu: Những điểm chính

Mười phước nghiệp sự là những cơ sở để tạo phước vật, phước đức và phước trí, gồm:

a. Bố thí, hồi hướng và tùy hỷ là nhóm pháp tạo phước vật.

b. Trì giới, cung kính và phục vụ là nhóm tạo phước đức.

c. Tu tiến, thính pháp và thuyết pháp là nhóm pháp tạo phước trí.

d. Cải chánh tri kiến là pháp hỗ trợ chín pháp kia.

II. Nội dung chính

Đức Phật đã giảng về phước nghiệp sự (Puñña-kiriyavatthu), là những cơ sở để tạo phước vật, phước đức và phước trí nhưng Ngài chỉ dạy căn bản có ba điều là cơ sở bố thí (dānamaya), cơ sở trì giới (sīlamaya) và cơ sở tu tiến (bhāvanāya) - D.III.218; A.IV.239; It.51.

Trong các bộ chú giải đã giải thích rộng thành mười điều tạo phước, thập hạnh phúc, đó là:

1- Bố thí (Dānamagga), là tạo phước bằng cách bố thí xả tài.

2- Trì giới (Sīlamaya), là tạo phước, bằng cách giữ giới, thọ trì những giới cấm.

3- Tu tiến (Bhāvanāmaya), là tạo phước bằng cách tu tập thiền định, chỉ và quán.

4- Cung kính (Apacāyanamaya), là tạo phước bằng cách kính lễ bậc trưởng thượng.

5- Phục vụ (Veyyāvaccamaya), là tạo phước bằng cách làm lợi ích cho người khác với công sức của mình.

6- Hồi hướng (Pattidānamaya), là tạo phước bằng cách hướng nguyện công đức đã làm, để tạo điều kiện cho người khác sanh tâm thiện.

7- Tùy hỷ (Pattānumodanāmaya), là tạo phước bằng cách vui thích theo công đức của người khác đã làm.

8- Thính pháp (Dhammassavanamaya), là tạo phước bằng cách nghe pháp của Đức Phật thuyết, hay các đệ tử của Ngài thuyết, thậm chí là nghe những bậc thiện trí dạy bảo.

9- Thuyết pháp (Dhammadesanāmaya), là tạo phước bằng cách nói pháp chân chánh cho người khác nghe, thậm chí chỉ là bàn luận Phật pháp, hoặc nói những lời hay lẽ phải.

10- Cải chánh kiến thức (Ditthujukamma), là tạo phước bằng cách trau giồi kiến thức, làm cho tri kiến được ngay thẳng, chánh kiến.

Trong mười điều tạo phước ấy, điều bố thí, hồi hướng và tùy hỷ là chung một nhóm pháp tạo phước vật; điều trì giới, cung kính và phục vụ là chung một nhóm pháp tạo phưóc đức; điều tu tiến, thính pháp và thuyết pháp là chung một nhóm pháp tạo phước trí; riêng về điều cải chánh kiến thức là pháp hỗ trợ chín pháp kia và tạo được ba loại phước. [D.A.III.999; Comp.146]

III. Câu đố

1. Sự thí nào dưới đây là nghiệp đạo phước đức:


a. Tài thí
b. Pháp thí
c. Vô úy thí
d. Ba la mật thí.

2. Ý nghĩa nào dưới đây giải thích đúng với pháp tuỳ hỷ trong phước nghiệp sự:

a. Tùy lòng hảo tâm bố thí
b. Vui theo hạnh phúc của người khác
c. Vui thích với thiện sự người khác làm
d. Hoan hỷ với thiện sự mình đã làm.

3. Điều “cải chánh kiến thức” trong mười phước nghiệp sự, là điều kiện tạo thành phước gì ?

a. Phước vật
b. Phước đức
c. Phước trí
d. Gồm ba loại phước.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2006

No. 1011 NEW (Nhị Độ Mai dịch)

Những kẻ phá hoại đánh cắp cả tài sản của chùa miếu

Published on June 20, 2006
By Katy Brandenburg
Newa-Post Staf

BUCKEYSTOWN - Maryland, Hoa Kỳ -- Trọng tâm giáo lý của Đạo Phật gồm bất bạo động, thiểu dục và thanh tịnh tâm ý.

Đối với những ai bất kính và có chủ ý phá hoại tài sản của trung tâm thiền định Phật Giáo như Chùa Xá Lợi theo Tatiana Robinson, là một cái tát vào mặt.

Cô Robison, chủ tịch The Eternal Spring Association, tổ chức từ thiện trông nom ngôi chùa, nói những kẻ xấu lợi dụng trung tâm thiền định như một nơi để mở hội từ khi khí hậu trở nên ấm áp.

“Họ xâm nhập bất hợp pháp và coi nơi này như là nhà của họ”. Cô nói, họ bất chấp mọi giới hạn và qui tắc, vứt bỏ rác rưới và lon beer khắp nơi. Những điều mà hầu như không thể xảy ra khi bạn làm chủ căn nhà của bạn”.

Tín chúng đến hành thiền hay lễ bái tại một trong các hang động của chùa đều phải quét dọn rác rưới hay sắp xếp đồ vật về lại chỗ cũ……..

Trong tháng vừa qua, những kẻ xâm nhập càng liều lĩnh hơn , Cô nói “Họ đập phá cửa sổ vỡ tung để xâm nhập trung tâm thiền định - một trang trại mới sửa sang với lối đi chung quanh, nhiều pho tượng và vườn hoa công viên - và đánh cắp hoặc phá hủy các vật tượng tôn giáo, tranh ảnh, đèn nến, và các loại dụng cụ .

Ðiều tệ hại nhất, cô Robinson nói, những kẻ xâm nhập bất hợp pháp gần đây đập vỡ và đánh cắp pho tượng Phật bằng đá hoa, nhập cảng từ Việt Nam và được mua bởi những Phật Tử cúng dường cho ngôi chùa.Với giá $200 , Cô nói.

Cô Robinson đã đệ trình đơn từ thưa kiện đến Văn phòng Quận Hạt Frederick, treo bảng thông cáo và thuê an ninh bảo vệ. Hệ thống giám sát chụp ảnh được thiết kế chung quanh 33 acre bất động sản, nhưng Phật Tử thì … xấu hổ cho việc bắt buộc phải làm những công việc ngăn ngừa này. Cô nói.

“ Những kẻ phá hoại này trước kia hẳn là đau khổ rất nhiều”, Cô nói. “Con người với tinh thần lành mạnh không thể có hành động như vậy. Thật mỉa mai họ lại đến một trung tâm Phật Giáo, bởi vì Đức Phật là một nhà chuyên môn trong việc giúp đỡ cho những người đau khổ.

Cô Robinson nói cô hy vọng các thủ phạm sẽ nhìn lại và suy nghĩ điều mình đã làm. Láng giềng và cha mẹ của họ cũng cần cảnh giác trong trường hợp họ tìm được đồ vật tài sản của chùa chiền.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1017 NEW (Bản tin từ Trang Nhà Quảng Ðức)

Chùa Thiện Minh tại Lyon, Pháp quốc, đã bị cháy

(Chùa Thiện Minh, HT Thích Tánh Thiệt, 51 Rue Cuzieu, 69110 Ste Foy Les Lyon,Tel: 04 7859 7147, Fax: 04 7859 6607)

Trang nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc châu, vừa hay tin Chùa Thiện Minh tại Lyon, Pháp Quốc, đã bị cháy rụi vào rạng sáng ngày Chủ Nhật 18-6-2006.

Chùa Thiện Minh tọa lạc trên một ngọn đồi rộng sáu nghìn thước vuông đối mặt với dãy núi Alpes tại Ste Foy Les Lyon thuộc vùng phụ cận thành phố Lyon ở Pháp. Chùa khởi công xây dựng từ năm 1984 do công lao của biết bao tấm lòng thành và mồ hôi nước mắt của đồng bào tị nạn quyên góp, mãi đến năm 1990 mới làm lễ khánh thành, trị giá trên năm triệu Euros.

Xem hình Chùa lúc chưa bị cháy:

http://www.gdptthienminh.dyndns.org/photos/PhDan2006/album.php

TT Thích Tâm Phương (Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức) đã điện thoại thăm Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, người khai sơn và tạo dựng ngôi phạm vũ này. HT Tánh Thiệt cho hay, chùa Thiên Minh đã bốc cháy vào khoảng 1 giờ 30 giờ (giờ điạ phương tại Lyon,) hôm nay, lúc đó Hòa Thượng cùng với 3 đệ tử cư sĩ đang ngủ tại chùa, khi thức giấc thì ngọn lửa đã bốc lên cao, không thể cứu chữa kịp nữa, chùa bị cháy trong tình trạng hư hoại 100 % . Hiện tại chưa biết nguyên nhân vì sao tạo nên cuộc hỏa hoạn này.

www.quangduc.com


Nhật Hành

Ngày: 23 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Tinh Tan

Môn học: Lớp A Tỳ Đàm

Bài học: " Tam đề hy thiểu "

Giảng Sư Chính: Sư Tuệ Minh

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Dẫn Nhập hay MC1: Karuna, Hat Cat, Nhu Phuc, Bich Thu.
Tin Tức: TC dk, Nguon Đuc Hanh, Sangkhaly, Upekha, Bich Thu.
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Upekha

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Upekha.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonĐucHanh (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, Karuna.

Thông báo (nếu có): SC Diệu Tịnh nhập viện nên xin vắng mặt.

Anitya xin được vắng mặt từ thứ năm 8/6/2006 và sẽ vô room trở lại ngày thứ ba 27/6/2006.
Lớp A Tỳ Đàm

Pháp tổng trì đầu đề tam

“ Tam đề hy thiểu ”

______________

Giảng sư: Sư Tuệ Minh

I. Toát yếu: Những điểm chính


Tam đề hy thiểu là đầu đề chiết bán vô dư, gồm 3 câu pháp:

a. Các pháp hy thiểu

b. Các pháp đáo đại

c. Các pháp vô lượng.

II. Nội dung chính

Tam đề hy thiểu (parittattika) là đầu đề chiết bán, vô dư. Gồm ba câu pháp :

1. Các pháp hy thiểu (parittā dhammā) là 54 tâm dục giới, 52 tâm sở hợp, 28 sắc pháp.

2. Các pháp đáo đại (mahaggatā dhammā) là 27 tâm đáo đại, 35 tâm sở hợp.

3. Các pháp vô lượng (appamānā dhammā) là 40 tâm siêu thế, 36 tâm sở hợp và níp bàn.

Giải thích, pháp dục giới được gọi là pháp hy thiểu, vì chúng không có năng lực lớn, hạn chế tâm sanh trong lộ trình.

Pháp sắc giới và vô sắc giới được gọi là pháp đáo đại vì chúng có năng lực lớn, đạt đến sự kiên cố tâm sanh và đạt đến cảnh giới rộng lớn, vì chúng là trạng thái thiền.

Pháp siêu thế được gọi là pháp vô lượng vì tính cách thanh tịnh, không bị chi phối bởi bất cứ sự ô nhiễm nào, không thành cảnh của phiền não.

III. Câu đố

1. Tâm tố dục giới của vị A-la-hán còn thuộc về pháp hy thiểu, bởi vì:

a. Tâm tố dục giới vẫn còn là cảnh phiền não.
b. Tâm tố dục giới vẫn còn hạn chế tâm lộ trong diễn trình
c. Tâm tố dục giới còn biết cảnh hạn hẹp như cảnh sắc, cảnh thinh …v.v…
d. Cả ba câu trên đúng.

2. Gọi là pháp đáo đại, là dựa theo tính chất:

a. Cảnh rộng lớn
b. Tâm rộng lớn
c. Cả tâm và cảnh rộng lớn
d. Cả ba câu đều sai.

3. Níp bàn gọi là pháp vô lượng, ý nghĩa nào dưới đây là hợp lý:

a. Vì níp bàn là pháp tuyệt đối.
b. Vì níp bàn không hệ lụy
c. Vì níp bàn vượt ngoài pháp hạn lượng
d. Gồm cả ba câu trên.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2006

No. 1007 NEW (Tinh Tấn dịch)

Chuyên gia được giải thưởng về

nghiên cứu đức tin Phật Giáo

Chủ Nhật, ngày 18 tháng 06, 2006.

Các chuyên gia tại Bristol đã lãnh giải thưởng 400,000 Anh kim cho sự nghiên cứu về các nghi lễ Phật giáo tại Đông Nam Á Châu và Trung Quốc.

Trung tâm nghiên cứu Phật giáo của Đại học Bristol đã lãnh giải thưởng về Hội Nghệ Thuật và Nghiên Cứu Khoa Học Nhân Văn.

Giải thưởng này sẽ gây quỹ cho một dự án ba năm về nghiên cứu các tang lễ Phật Giáo.

Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ được công bố và cũng tổ chức cuộc triển lãm đã được họach định chương trình cho những ai thích thú về Phật giáo.

“Chúng tôi hoan hỷ và thích thú bởi giải thưởng lớn lao này từ Hội Nghiên Cứu Khoa Học Nhân Văn”, ông Dr. Gavin D’Costa, khoa trưởng của Phân Khoa Thần Học và nghiên cứu tôn giáo của đại học đã nói trên như trên.

------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1012 NEW (Hạt Cát dịch)

World Cup khiến tu sĩ Thái Lan

bỏ bê nghi lễ khất thực buổi sáng

June 22, 2006

Bangkok -- Chư Tăng Thái Lan mệt mỏi vì thức khuya theo dõi World Cup đã bỏ bê đi bát buổi sáng khiến Phật tử … phiền lòng, một tờ nhật báo Thái Lan tường trình như trên.

Tờ báo Nation có ghi lại câu chuyện của một nữ Phật tử dấu tên ở miền Bắc Chang Mai, Cô nói buổi lễ mừng sinh nhật của Cô bị thất bại bởi vì chư Tăng ở một ngôi chùa trong thành phố không thức dậy đi bát như thường lệ để nhận cúng dường mà cô đã chuẩn bị.

Người phụ nữ, không muốn cho báo chí biết tên, nói rằng một vị trưởng lão cho Cô biết rằng đa số tu sĩ trẻ đồng đạo với ông hãy còn ngủ bởi vì họ đã thức khuya để theo dõi World Cup được trực tiếp truyền hình kéo dài đến quá nửa đêm.

Hội Ðồng Tăng Già, bộ phận quản lý khoảng 10,000 ngôi chùa Phật giáo tại Thái Lan, không cấm chư Tăng xem World Cup nhưng nói rằng không nên để nó làm trở ngại cho các sinh hoạt tôn giáo.

Vị Sư Cả ở Chiang Mai, Sư Thep Wisuthikhun nói ông nhận được nhiều than phiền về “Thái độ bất xứng” tại bảy ngôi chùa trong tỉnh.

Sư nói thêm với Reuters rằng “Giám sát thái độ của tu sĩ trẻ, đảm bảo rằng các hoạt động tôn giáo không bị ảnh hưởng bởi World Cup là trách nhiệm của vị trụ trì mỗi ngôi chùa”.

Ở quốc gia lân cận Cambodia, môt số khoảng 40,000 tu sĩ đã bị cảnh cáo rằng họ có thể bị trục xuất ra khỏi chùa nếu họ quá sôi nổi với World Cup.

Nếu họ gây ra tiếng động hoặc cổ võ khi đang xem thì sẽ bị mất đi tăng vị. Ðức Tăng Thống Non Nget đã nói với hãng thông tấn Reuters như trên trong tháng này.


Nhật Hành

Ngày: 22 tháng 06 năm 2006

Tri chúng: Chánh Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Nhu Khanh

Môn học: TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 41 - 42

Bài học: SĀLEYYAKA - VERANJAKA (tt)


Giảng Sư Chính: Sư Tuệ Lạc

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Bich Thu, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Karuna, Tinh Tan (xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Tinh Tan (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: NguonDucHanh, Chanh Hanh, Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Karuna.

Thông báo (nếu có): Anitya xin được vắng mặt từ thứ năm 8/6/2006 và sẽ vô room trở lại ngày thứ ba 27/6/2006.
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 41 - 42

Sāleyyaka - Veranjaka (tt)
______________

Giảng sư: Sư Tuệ Lạc

I. TOÁT YẾU


The brahmins of Sāla and of Veranja.

In these two nearly identical suttas, the Buddha explains to the groups of brahmin householders the courses of conduct leading to rebirth in lower realms and the courses leading to higher rebirth and deliverance.

Các bà la môn ở Sāla và ở Veranja.

Trong hai kinh gần giống nhau này, Phật giảng cho các nhóm gia chủ Bà la môn về các nghiệp đạo đưa đến tái sinh ở các cõi thấp, và các nghiệp đạo đưa đến tái sinh cao cấp và đưa đến giải thoát.

II. TÓM TẮT

Phật giảng tại thôn Sāla cho dân chúng nước Kosala, và tại Xá vệ cho dân Veranja đến viếng, về mười ác nghiệp và 10 thiện nghiệp, khi được hỏi do nhân gì sau khi chết có hữu tình sinh vào đọa xứ, có hữu tình vào cõi lành. Sinh vào đọa xứ là do ba ác nghiệp về thân: sát sinh, trộm cắp, tà dâm; bốn ác nghiệp về khẩu: nói láo, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời vô ích; và ba ác nghiệp về ý: tham, sân, tà kiến. Ai từ bỏ mười ác nghiệp này, hành đúng chính đạo, thì tùy ý muốn, có thể sinh vào các dòng họ cao quý trong loài người, hoặc sinh vào các cõi trời dục giới hay sắc giới, vô sắc giới.

III. CHÚ GIẢI

Có tà kiến "Không có bố thí" nghĩa là tà kiến phủ nhận quả báo của bố thí. "Không đời này, đời sau" phủ nhận tái sinh. "Không mẹ, không cha" phủ nhận quả báo của sự bất hiếu hay có hiếu với cha mẹ. "Không có sa môn..." phủ nhận hiện hữu của Phật và các bậc A la hán. Đây toàn là những loại chấp "không tưởng" của chủ nghĩa duy vật.

"Hành đúng pháp, đúng chính đạo" được nói trong Kinh, là điều kiện cần để tái sinh vào các cõi trời và diệt tận lậu hoặc, nhưng chưa phải là đủ. Ví dụ, muốn tái sinh vào cõi Phạm thiện trở lên, cần phải đắc các thiền chứng. Muốn tái sinh vào các cõi Tịnh cư [ngũ tịnh cư thiên] thì phải đắc quả Bất hoàn. Muốn tái sinh vào các cõi vô sắc, phải đắc các thiền chứng vô sắc tương ứng, như Không vô biên, Thức vô biên, vv. Muốn đạt đến Diệt tận lậu hoặc, cần phải thực hành trọn vẹn thánh đạo tám ngành cho đến A la hán đạo.

IV. PHÁP SỐ

Ba thân hành, ba ý hành, bốn khẩu hành, mười ác nghiệp, mười thiện nghiệp, 28 cõi trời.

V. KỆ TỤNG

Phật đến làng Sa la
Trong xứ Kosala
Dân chúng nghe tin đồn
Đi đến yết kiến Phật
- Bạch tôn giả, nhân gì
Hữu tình sinh cõi dữ
Lại do nhân duyên gì
Được sinh cõi tốt lành ?
- Do nhân hành phi pháp
Hữu tình sinh cõi ác
Do nhân hành đúng pháp
Một số sinh cõi lành.
Ba thân hành phi pháp
Là sát sinh, trộm cắp
Tà hạnh trong dâm dục.
Bốn khẩu hành phi pháp
Nói láo và hai lưỡi
Lời thô, lời vô ích.
Ba ý hành phi pháp
Là tham, sân, tà kiến.
Từ bỏ mười ác pháp
Sống đúng theo chính đạo
Biết thương xót hữu tình
Không trộm cắp tài vật
Không tà hạnh dâm dục:
Ba thân hành đúng pháp.
Tránh nói dối, hai lưỡi,
Tránh lời ác, phù phiếm:
Bốn ngữ hành đúng pháp.
Không tham lam sân hận
Và lại có chính kiến:
Ba ý hành đúng pháp.
Ai loại trừ mười ác
Và thực hành mười thiện
Có thể tùy ý muốn
Sinh vào các cõi lành.

VI. Đố vui

1. Ý nghĩa nào sau đây chỉ cho “tà kiến” ?

a. Không tin có luân hồi
b. Không tin có nghiệp báo
c. Không tin có tái sinh
d. Cả 3 câu đều đúng.

2. Khi tạo nghiệp “thiện” hay “bất thiện” kết quả tạo ra nhanh nhất là do:

a. Thân nghiệp
b. Khẩu nghiệp
c. Ý nghiệp
d. Cả 3 câu trên.

3. Mười bất thiện nghiệp đạo là:

a. Thân tứ, khẩu tam, ý tam
b. Thân tam, khẩu tứ, ý tam
c. Thân tam, khẩu tam, ý tứ
d. Cả 3 câu đều đúng
.