Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014
VĂN PHÒNG II VIỆN HÓA ĐẠO
Chùa Pháp Luân 13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045 USA
Tel.
(713)433-4364. Email. ghpgvntn@outlook.com
PL 2558
Số 20/VHĐ/VT/TT
Thông báo
ĐẠI HỌC HÈ PHẬT GIÁO 2014
Văn Phòng II Viện
Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm nay tổ chức Đại Học Hè Phật
Giáo tại chùa Pháp Luân, Houston, từ ngày thứ hai 30 tháng 6 đến chủ nhật 6 tháng
7 năm 2014.
Giáo trình Phật học căn bản gồm những giáo lý trọng yếu của hai truyền
thống Nam tông và Bắc tông. Một số so sánh dị đồng giữa hai tông phái chính của
Đạo Phật.
Giáo trình Phật Pháp ứng dụng hướng dẫn thiền tập tứ niệm xứ vipassana,
phương pháp thư giãn, giáo dục tinh thần cho thanh thiếu niên, nghi thức phổ thông,
hướng dẫn để trở thành một tu sĩ Phật giáo và hoạt động giáo hội.
Giáo trình hướng dẫn kỹ năng sinh hoạt bao gồm truyền thông, vận động chính giới,
điều hành tổ chức bất vụ lợi theo luật pháp Hoa Kỳ, áp dụng tin học, sinh hoạt
văn nghệ trong tinh thần dĩ văn tải đạo.
Lớp học được tổ chức
theo hình thức hội thảo tại giảng đường và hướng dẫn thực tập. Mọi lứa tuổi, mọi
trình độ đều có thể tham dự. Có chỗ cư trú tại chùa cho học viên suốt tuần lễ Đại
Học Hè. Những người muốn dự thính có thể tham dự bất cứ lúc nào trong tuần.
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc Đạo hữu
Nguyễn Cương điện thoại 713-377-1439 hay Đạo hữu Trần Long 832-289-5510.
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Con Đường Chuyển Hoá
I) Kinh Rắn (Sn 1)
1. Ai nhiếp phục phẫn nộ
Ðang được dấy khởi lên,
Như dùng chất linh dược,
Ngăn độc rắn lan rộng
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
2. Ái cắt đứt tham dục,
Không còn chút dư tàn,
Như kẻ hái hoa sen
Sanh ra từ ao hồ.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
3. Ai cắt đứt tham ái,
Không còn chút dư tàn,
Làm cho nước cạn khô,
Dòng nước chảy nhanh mạnh
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
4. Ai phá hoại kiêu mạn
Không còn chút dư tàn,
Như nước mạnh tàn phá
Cây cỏ lau yếu hèn,
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
5. Ai trong các sanh hữu,
Không tìm thấy lõi cây,
Như kẻ đi hái hoa,
Trên cây sung không hoa.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
6. Với ai trong nội tâm,
Không còn có phẫn hận,
Ðã vượt thoát ra khỏi,
Cả hữu và phi hữu.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
7. Với ai những tầm tư,
Ðược làm cho tan biến
Nội tâm khéo sửa soạn,
Không còn chút dư tàn.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
8. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Ðã nhiếp phục toàn diện,
Hý luận chướng ngại này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
9. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Biết rõ được ở đời,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
10. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, không có tham,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
11. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, không tham dục,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
12. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, ly sân hận,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
13. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, ly si ám,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
14. Với ai, các tùy miên,
Hoàn toàn không hiện hữu,
Các nguồn gốc bất thiện
Ðược nhổ lên trừ sạch.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
15. Với ai, không có gì,
Do phiền não sanh khởi,
Làm duyên trở lui lại,
Về lại bờ bên này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
16. Với ai, không có gì,
Do rừng ái sanh khởi,
Tạo nhân khiến trói buộc
Con người vào tái sanh.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
17. Ai đoạn năm triền cái,
Không sầu khổ bực phiền,
Vượt qua được nghi hoặc,
Thoát mũi tên phiền não.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014
Học Lời Phật Dạy theo Kinh Như Thị Thuyết (Itivuttaka)
Bản dịch của HT Thích Minh Châu
AI LÀ NGƯỜI THẬT SỰ BIẾT, THẬT SỰ THẤY?
(XCIX) (Tik. V,10) (It. 98)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và
tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng: "Một Bà-la-môn có được ba
minh, một cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ vì người
này bập bẹ nói lên". Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Ta tuyên bố rằng một
Bà-la-môn có được ba minh một cách đúng pháp, không phải người nào khác được
gọi vậy chỉ vì người này bập bẹ nói lên?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nhớ đến người đời quá khứ, ví
như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi
đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một
trăm ngàn đời, nhiều thành kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Vị ấy
nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai
cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi
chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ
đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như
vậy, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các
chi tiết. Ðây là minh thứ nhất, vị ấy chứng đạt; vô minh diệt, minh sanh; tối
tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với Thiên nhãn thuần tịnh siêu
nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người
hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều
do hạnh nghiệp của chúng. Các vị chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về
lời, về ý, phỉ báng các bậc Thánh theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến.
Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ
xứ, địa ngục. Còn những vị chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời,
về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh
kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú,
Thiên giới, cõi đời này. Như vậy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự
sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ
cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh
nghiệp của chúng. Ðây là minh thứ hai vị ấy chứng đạt; vô minh diệt, minh sanh;
tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh
cần.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do diệt tận các lậu hoặc, ngay
trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu
tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây là minh thứ ba, vị ấy chứng đạt, vô minh
diệt, minh sanh; tối tăm diệt, ánh sáng sanh, do vị ấy sống không phóng dật,
nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng một Bà-la-môn
có được ba minh một cách đúng pháp, không phải người nào khác được gọi vậy chỉ
vì người này bập bẹ nói lên.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ai biết được đời trước,
Với Thiên giới đọa xứ,
Người ấy, Ta tuyên bố,
Là vị Bà-la-môn,
Chớ không phải ai khác,
Chỉ mở miệng bập bẹ.
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa xứ,
Vị ấy đạt sanh diệt,
Thật là bậc ẩn sĩ,
Ðã thành tựu thắng trí.
Ba minh này thành tựu,
Là Phạm chí ba minh,
Ta gọi vị như vậy,
Chính là bậc Ba minh,
Chớ không phải ai khác,
Do nói lời bập bẹ.
Với Thiên giới đọa xứ,
Người ấy, Ta tuyên bố,
Là vị Bà-la-môn,
Chớ không phải ai khác,
Chỉ mở miệng bập bẹ.
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa xứ,
Vị ấy đạt sanh diệt,
Thật là bậc ẩn sĩ,
Ðã thành tựu thắng trí.
Ba minh này thành tựu,
Là Phạm chí ba minh,
Ta gọi vị như vậy,
Chính là bậc Ba minh,
Chớ không phải ai khác,
Do nói lời bập bẹ.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)