Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014
10. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI TRĂN
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài trăn nên được hành trì,’
một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài trăn có thân hình to lớn khổng lồ, thậm chí trong nhiều ngày có
bao tử thiếu thốn, hơn cả đáng thương, không đạt được vật thực làm đầy bụng, mặc
dầu không được đầy đủ, nó tiếp tục sống dầu chỉ là duy trì cơ thể được tồn tại.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế đối với vị hành giả thiết tha tu tập bị ràng
buộc với hạnh khất thực, bị đi đến với đồ ăn khất thực ở những người khác, là người
trông đợi vật bố thí từ những người khác, đã từ bỏ việc tự mình đoạt lấy, có vật
thực làm đầy bao tử là việc khó đạt được, thêm nữa người con trai gia đình danh
giá có sự đeo đuổi mục đích nên ngưng không ăn bốn năm vắt cơm (sau cùng), và
nên làm đầy chỗ trống còn lại (của bao tử) bằng nước. Tâu đại vương, điều này
là một tính chất của loài trăn nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng
đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:[10]
‘Trong khi thọ dụng
đồ ăn ướt và đồ ăn khô, không nên thỏa mãn một cách quá độ. Vị tỳ khưu du hành
với bao tử thiếu thốn, với vật thực chừng mực, có niệm.
Nên ngưng không
ăn bốn, năm vắt cơm (sau cùng) và nên uống nước. Vậy là đủ cho sự sống thoải
mái đối với vị tỳ khưu có bản tánh cương quyết.’”
Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014
9. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI RẮN
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài rắn nên được hành trì,’
ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài rắn di chuyển bằng ngực. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị
hành giả thiết tha tu tập nên cư xử bằng tuệ. Tâu đại vương, tâm của vị hành giả
cư xử bằng tuệ di chuyển ở trong khuôn khổ, tránh xa hiện tướng sai trái, phát
triển hiện tướng tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của
loài rắn nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài rắn trong khi di chuyển thì di chuyển tránh xa loại
dược thảo. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên
hành xử, trong khi tránh xa ác hạnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ
nhì của loài rắn nên được hành trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài rắn sau khi nhìn thấy loài người thì bực bội, sầu muộn,
suy nghĩ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau
khi suy tầm về sự suy tầm xấu xa, sau khi làm sanh khởi sự không thích thú, nên
bực bội, nên sầu muộn, nên suy nghĩ rằng: ‘Do ta bị xao lãng, mà ngày đã trôi
qua, nó không thể đạt lại được nữa.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ
ba của loài rắn nên được hành trì.
Tâu đại vương,
điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến ở Bổn Sanh Bhallāṭiya về hai kinnara
(loài có chim đầu người):[9]
‘Này người thợ
săn, vào cái đêm chúng tôi đã sống cách biệt,
không như ý muốn,
luôn tưởng nhớ nhau,
cả một đêm ấy,
trong khi hối tiếc,
chúng tôi sầu muộn;
đêm ấy sẽ không có lần nữa.’”
Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014
8. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI ĐỈA
“Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài đỉa nên được hành trì,’
một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài đỉa bám vào nơi nào thì bám chặt ngay tại nơi ấy rồi hút máu.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên khiến cho đối
tượng mà tâm bám vào được thiết lập một cách chắc chắn theo màu sắc, theo vị
trí, theo phương hướng, theo khoảng cách, theo ranh giới, theo đặc điểm, theo dấu
hiệu, rồi nhờ vào chính đối tượng ấy nên uống trọn vẹn vị chất của sự giải
thoát. Tâu đại vương, điều này là một tính chất của loài đỉa nên được hành trì.
Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Anuruddha nói đến:
‘Nên thiết lập ở
đối tượng bằng tâm thanh tịnh, nên uống vị chất trọn vẹn của sự giải thoát bằng
tâm ấy.’”
Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
7. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI DƠI
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài dơi nên được hành trì,’
hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài dơi sau khi đi vào nhà, bay quanh, rồi đi ra, không chần chờ ở
nơi ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi
đi vào làng để khất thực, nên đi theo tuần tự, khi đã nhận được phần thì rời khỏi
thật nhanh chóng, không nên chần chờ ở nơi ấy. Tâu đại vương, điều này là tính
chất thứ nhất của loài dơi nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài dơi trong khi sống ở nhà của những người khác thì
không làm việc phá hoại đến họ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả
thiết tha tu tập sau khi đi đến những gia đình, không nên gây ra cho họ bất cứ
điều gì hối tiếc do sự xin xỏ quá mức, hoặc do nhiều sự yêu cầu, hoặc do nhiều
sự sai trái của thân, hoặc do trạng thái nói quá nhiều, hoặc do trạng thái của
lạc và khổ là tương đồng, cũng không nên khiến họ bỏ bê công việc căn bản của họ,
nên ước muốn chỉ mỗi sự tiến triển về mọi mặt. Tâu đại vương, điều này là tính
chất thứ nhì của loài dơi nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được
đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Trường Bộ quý báu, bài
Kinh Lakkhaṇa:[8]
Vì niềm tin, vì
giới, vì sự nghe, vì sự thông minh,
vì sự xả thí, vì
Giáo Pháp, vì các điều tốt đẹp,
vì tài sản, vì
lúa gạo, và vì ruộng vườn đất đai,
vì các con, vì
những người vợ, và vì các gia súc,
vì các thân quyến,
vì các bạn bè, và vì các bà con,
vì sức mạnh, vì
sắc đẹp, và vì sự an lạc ở cả hai trường hợp,
ước muốn: ‘Làm
thế nào để các kẻ khác không thoái hóa?’
và còn mong mỏi
về sự thành tựu của mục đích.”
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
6. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI CHIM GÕ KIẾN
“Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài chim gõ kiến nên được
hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài chim gõ kiến kêu réo báo hiệu sự an toàn hoặc sợ hãi cho những kẻ
khác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập trong khi
thuyết giảng Giáo Pháp cho những người khác nên chỉ cho thấy đọa xứ là sự sợ
hãi, nên chỉ cho thấy Niết Bàn là sự an toàn. Tâu đại vương, điều này là một
tính chất của loài chim gõ kiến nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng
đã được trưởng lão Piṇḍolabhāradvāja nói đến:
‘Ở địa ngục có sự
sợ hãi và run sợ, ở Niết Bàn có sự an lạc bao la, vị hành giả nên chỉ cho thấy
cả hai ý nghĩa này.’”
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Chùa Pháp Luân
Buddhist Culture Center
13913 S. Post Oak Rd Houston TX 77045 Tel. (713)433-4364 Fax (713)456-2606 Website: www.phapluan.net , email: phapluan@yahoo.com
Thư Mời
Đại Lễ Thượng Nguyên và Đêm Tu Học Rằm Tháng Giêng
Nhân ngày Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ, Chùa
Pháp Luân sẽ tổ chức đêm tu học trong ý nghĩa của NGÀY PHÁP BẢO vào tối thứ Bảy 15-2-2014. Chương trình tu
học năm nay sẽ mang nội dung hướng dẫn 37 pháp bồ đề phần.
Chương
trình bắt đầu lúc 7:30 tối với Pháp ngữ lễ thượng
nguyên, tụng kinh lễ Tam bảo, phát nguyện thọ trì hạnh đầu đà, hướng dẫn pháp
tu tứ niệm xứ, cúng đèn thượng nguyên, hướng dẫn tu tứ chánh cần, chiếu phim “
Duyên Khởi và Đời sống”, hướng dẫn pháp tu tứ thần túc, thiền toạ, hướng dẫn
pháp tu ngũ căn, kinh hành, hướng dẫn pháp tu ngũ lực, tụng Kệ Phật sử, hướng dẫn
tu thất giác chi, nghi thức cúng chư thiên, hướng dẫn tu bát chánh đạo, hồi hướng
hoàn mãn lúc 5 giờ sáng.
Mời quý Phật tử xa gần về chùa tham dự khoá tu
nhân ngày rằm đầu tiên trong năm để vun bồi phúc lành và cầu nguyện cho gia đạo
cùng pháp giới hữu tình. Nguyện Tam Bảo chứng minh và gia hộ tất cả chúng ta.
Trụ trì
Tỳ Kheo
Giác Đẳng
5. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI CHIM CÚ
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài chim cú nên được hành
trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài chim cú chống đối lại các con quạ, ban đêm đi đến bầy quạ, rồi
còn giết chết nhiều con quạ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết
tha tu tập nên thể hiện sự chống đối lại sự thiếu trí, nên ngồi xuống một mình ở
nơi vắng vẻ rồi nên nghiền nát hoàn toàn sự thiếu trí, nên cắt đứt tận gốc rễ.
Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài chim cú nên được hành
trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài chim cú là vô cùng cô tịch. Tâu đại vương, tương tợ
y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự ưa thích thiền tịnh, được
thích thú thiền tịnh. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài
chim cú nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị
Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:
‘Này các tỳ
khưu, ở đây vị tỳ khưu có sự ưa thích thiền tịnh, được thích thú thiền tịnh, nhận
biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng:
‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận
Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận
Khổ.’”
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
3. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI SẾU CÁI
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài sếu cái nên được hành
trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài sếu cái không nuôi dưỡng các chim con vì sự ghen ghét với chồng
của mình (sếu đực). Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu
tập nên ghen ghét các phiền não đã sanh lên ở tâm của mình, nên bỏ chúng vào
cái hốc của sự thu thúc đúng đắn bằng sự thiết lập niệm, nên tu tập niệm đặt ở
thân tại cánh cửa của ý (ý môn). Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất
của loài sếu cái nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sếu cái sau khi đi lại vào ban ngày ở khu vực kiếm
ăn trong rừng, buổi chiều đi đến với bầy chim nhằm sự bảo vệ cho bản thân. Tâu
đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên lui tới nơi
thanh vắng mỗi một mình nhằm sự giải thoát hoàn toàn khỏi các sự trói buộc, khi
không còn thích thú nơi ấy thì nên trở về hội chúng nhằm hộ trì nỗi sợ hãi vì sự
chê trách, và nên sống với sự bảo vệ của hội chúng. Tâu đại vương, điều này là
tính chất thứ nhì của loài sếu cái nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng
đã được Phạm Thiên Sahampati nói đến trong sự hiện diện của đức Thế Tôn:[6]
‘Nên lui tới các
chỗ trú ngụ xa vắng.
Nên thực hành việc
thoát khỏi các sự trói buộc.
Nếu không đạt được
sự thích thú tại nơi ấy,
thì nên sống ở hội
chúng, bản thân được bảo vệ, có niệm.’”
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
2. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI NGỖNG ĐỎ
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài ngỗng đỏ nên được hành
trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài ngỗng đỏ cho đến lúc chấm dứt mạng sống không lìa bỏ bạn tình.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập cho đến lúc chấm
dứt mạng sống không nên lìa bỏ sự tác ý đúng đường lối. Tâu đại vương, điều này
là tính chất thứ nhất của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ có vật thực là rong rêu ở nước, và đạt được
sự vừa lòng với điều ấy. Và nhờ vào sự vừa lòng ấy nó không suy giảm về sức lực
và sắc đẹp. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên
thể hiện sự hài lòng với lợi lộc có được. Tâu đại vương, được hài lòng với lợi
lộc có được, vị hành giả thiết tha tu tập không suy giảm về giới, không suy giảm
về định, không suy giảm về tuệ, không suy giảm về giải thoát, không suy giảm sự
nhận thức về giải thoát, không suy giảm tất cả các thiện pháp. Tâu đại vương,
điều này là tính chất thứ nhì của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài ngỗng đỏ không hãm hại các sinh mạng. Tâu đại vương,
tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập có gậy đã được bỏ xuống, có dao
đã được bỏ xuống, có liêm sỉ, đã đạt được lòng trắc ẩn, có lòng thương tưởng đến
sự lợi ích của tất cả các chủng loại có sinh mạng. Tâu đại vương, điều này là
tính chất thứ ba của loài ngỗng đỏ nên được hành trì.
Tâu đại vương,
điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Bổn
Sanh Cakkavāka:[5]
‘Người nào không
giết hại, không bảo giết hại, không thống trị, không bảo thống trị, do sự không
hãm hại đối với tất cả chúng sanh, người ấy không có oán thù với bất cứ ai.’”
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014
V. PHẨM SƯ TỬ
TÓM LƯỢC:
“Loài mối, và
loài mèo, loài chuột, và với loài bò cạp, loài chồn, loài chó rừng, loài nai,
loài bò, loài heo, với loài voi là mười.”
1. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI SƯ TỬ
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bảy tính chất của loài sư tử nên được hành
trì,’ bảy tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài sư tử là (con thú) màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ,
trong sạch. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên
có tâm màu vàng nhạt, trắng trẻo, không vết nhơ, trong sạch, nên xa lìa nỗi
nghi hoặc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài sư tử nên được
hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử có bốn chân, có sự đi lại hùng dũng. Tâu đại
vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự thực hành về bốn
nền tảng của thần thông. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài
sư tử nên được hành trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử có bờm lông xinh đẹp, ưng ý. Tâu đại vương, tương
tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có bờm lông là giới, xinh đẹp, ưng
ý. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài sư tử nên được hành
trì.
4. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử, dầu ở vào trường hợp chấm dứt mạng sống, cũng
không hạ mình đối với bất cứ ai. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả
thiết tha tu tập, dầu ở vào trường hợp chấm dứt các vật dụng về y phục vật thực
chỗ trú ngụ và thuốc men chữa bệnh, cũng không nên hạ mình đối với bất cứ người
nào. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài sư tử nên được hành
trì.
5. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử có sự ăn vật thực theo tuần tự, (con mồi) rơi
xuống ở chỗ nào, thì nó ăn cho đủ theo nhu cầu ngay tại chỗ ấy, không chọn lựa
phần thịt ngon nhất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu
tập nên có vật thực theo tuần tự, không nên chọn lựa các gia đình, không nên đi
đến các gia đình sau khi đã bỏ qua căn nhà trước đó, không nên chọn lựa thức
ăn, vắt cơm được để xuống ở chỗ nào thì nên thọ thực chỉ vừa đủ cho việc duy
trì cơ thể ở ngay tại chỗ ấy, không nên chọn lựa thức ăn cao sang. Tâu đại
vương, điều này là tính chất thứ năm của loài sư tử nên được hành trì.
6. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử có thói không ăn đồ ăn tích trữ, sau khi ăn ở
khu vực kiếm ăn một lần thì không đi đến nơi ấy lần nữa. Tâu đại vương, tương tợ
y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự không thọ dụng vật tích trữ.
Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ sáu của loài sư tử nên được hành trì.
7. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài sư tử không lo âu do đã không đạt được thức ăn, còn
khi đã đạt được thức ăn thì thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không
bị phạm tội. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập
không nên lo âu do đã không nhận được thức ăn, còn khi đã nhận được thức ăn thì
nên thọ dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn
thấy điều bất lợi, có tuệ về sự thoát ly. Tâu đại vương, điều này là tính chất
thứ bảy của loài sư tử nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được
đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý
trong khi tán dương trưởng lão Mahākassapa:
‘Này các tỳ
khưu, vị Kassapa này tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, là vị
nói lời ca ngợi về sự tự biết đủ với đồ ăn khất thực loại này loại khác, không
vì nguyên nhân đồ ăn khất thực mà phạm vào việc tầm cầu sai trái, không thích hợp,
không lo âu do đã không nhận được thức ăn, và khi đã nhận được thức ăn thì thọ
dụng không bị vướng mắc, không bị mê mẩn, không bị phạm tội, có sự nhìn thấy điều
bất lợi, có tuệ về sự thoát ly.’”
Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014
10. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI VOI
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của loài voi nên được hành trì,’
năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài voi nghiền nát đất ngay trong khi đang di chuyển. Tâu đại vương,
tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên nghiền nát tất cả phiền não
ngay trong khi đang quán sát về thân. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ
nhất của loài voi nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài voi nhìn quay đi với cả toàn bộ thân hình, chỉ ngước
nhìn thẳng, không nhìn soi mói hướng này hướng khác. Tâu đại vương, tương tợ y
như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có sự nhìn quay đi với toàn bộ thân
hình, không nên nhìn soi mói hướng này hướng khác, không nên ngước nhìn lên,
không nên cúi nhìn xuống, nên có tầm nhìn khoảng cách bằng cái cày.[3] Tâu đại
vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài voi nên được hành trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài voi có chỗ ngủ không cố định, sau khi đi đến chỗ kiếm
ăn thì không đi đến tại khu vực ấy vì mục đích chỗ ngụ, nó không có chỗ trú ngụ
được thiết lập dài hạn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha
tu tập nên có chỗ ngủ không cố định, nên đi khất thực với sự không lưu luyến. Nếu
vị hành minh sát nhìn thấy chỗ ngụ vừa lòng, phù hợp ở khu vực thích ý, là mái
che, hoặc gốc cây, hoặc hang động, hoặc sườn núi, thì vị ấy nên đi đến chỗ trú
ngụ ở ngay tại nơi ấy, không nên làm chỗ trú ngụ được thiết lập dài hạn. Tâu đại
vương, điều này là tính chất thứ ba của loài voi nên được hành trì.
4. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài voi sau khi lặn xuống nước, sau khi lặn xuống hồ sen
to lớn khổng lồ, được tràn đầy nước tinh khiết, không bợn nhơ, mát lạnh, được
che phủ bởi các loài súng trắng, sen xanh, sen hồng, sen trắng, rồi đùa giỡn
trò chơi cao quý của loài voi. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả
thiết tha tu tập, sau khi lặn xuống hồ sen to lớn là các sự thiết lập niệm, được
đầy đủ nước cao quý là Giáo Pháp tinh khiết, không bợn nhơ, trong sạch, không bị
vẩn đục, được che phủ bởi bông hoa giải thoát, thì nên rũ xuống, nên rũ sạch
các pháp tạo tác nhờ vào trí tuệ, nên đùa giỡn trò chơi cao quý của người hành
giả thiết tha tu tập. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài voi
nên được hành trì.
5. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài voi dở bàn chân lên có niệm, đặt bàn chân xuống có
niệm. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên dở bàn
chân lên có niệm có sự nhận biết rõ, đặt bàn chân xuống có niệm có sự nhận biết
rõ, trong việc đi tới đi lui, trong việc co tay duỗi tay, nên có niệm có sự nhận
biết rõ ở mọi nơi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của loài voi
nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt
trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ cao quý:[4]
‘Lành thay sự
thu thúc thân! Lành thay sự thu thúc lời nói!
Lành thay sự thu
thúc ý! Lành thay sự thu thúc tất cả.
Người có liêm sỉ,
đã phòng hộ tất cả, được gọi là: Vị đã được bảo vệ.’”
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
9. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI HEO
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài heo nên được hành trì,’
hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài heo, khi mùa nóng đã đến, khi bị đốt nóng bị nóng bỏng, thì đi đến
gần chỗ có nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập
khi tâm bị kích động, bị chao đảo, bị tán loạn, bị đốt nóng bởi sân hận thì nên
tiến đến sự tu tập về từ ái mát lạnh, bất tử, hảo hạng. Tâu đại vương, điều này
là tính chất thứ nhất của loài heo nên được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài heo sau khi đi đến đầm nước lầy thì đào đất bằng cái
mũi làm thành hố trũng rồi nằm ở hố trũng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị
hành giả thiết tha tu tập nên đặt thân vào ở tâm, (có tâm) đã đi vào bên trong
đối tượng thì nên nằm xuống. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của
loài heo nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Piṇḍolabhāradvāja
nói đến:
‘Sau khi nhìn và
xem xét bản thể ở thân, vị hành minh sát, (có tâm) ở bên trong đối tượng, nằm
xuống mỗi một mình, không người thứ hai.’”
4. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI BỒ CÂU NHÀ
“Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của loài bồ câu nhà nên được hành
trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài bồ câu nhà, trong khi cư ngụ tại nhà của những người khác, không
nắm giữ đặc điểm của bất cứ đồ đạc nào của họ, dửng dưng, sống có nhiều suy tưởng.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đi đến gia đình
của người khác, không nên nắm giữ đặc điểm của những người nữ, hoặc của những
người nam, hoặc (đặc điểm) ở giường, hoặc ở ghế, hoặc về vải vóc, hoặc về đồ
trang sức, hoặc về vật tiêu khiển, hoặc về vật sử dụng, hoặc về nhiều loại thức
ăn ở gia đình ấy, nên dửng dưng, nên thiết lập sự suy tưởng của vị Sa-môn. Tâu
đại vương, điều này là một tính chất của loài bồ câu nhà nên được hành trì. Tâu
đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời,
nói đến ở Bổn Sanh Cullanārada:[7]
‘Sau khi đi vào
gia đình của người khác, nên ăn chừng mực, nên thọ dụng chừng mực về các thức uống
hoặc các thức ăn, không nên để tâm đến cảnh sắc.’”
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014
8. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI BÒ
1. “Thưa ngài Nāgasena,
điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của loài bò nên được hành trì,’ bốn tính chất
nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài bò không buông bỏ chuồng của mình. Tâu đại vương, tương tợ y như
thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên buông bỏ thân của mình (nghĩ rằng):
‘Thân này có pháp tự nhiên là vô thường, có sự kỳ cọ, xoa bóp, tan rã, phân
tán, tiêu hoại.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài bò nên
được hành trì.
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài bò, đã nhận lãnh cái ách, vận chuyển cái ách một
cách thoải mái hoặc khổ sở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết
tha tu tập đã nhận lãnh việc thực hành Phạm hạnh, nên thực hành Phạm hạnh một
cách thoải mái hoặc khổ sở cho đến lúc chấm dứt mạng sống, đến điểm cuối cùng của
hơi thở. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài bò nên được hành
trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài bò, trong khi khao khát, uống nước với sự ham muốn.
Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, trong khi khao
khát, nên tiếp nhận lời chỉ dạy của các vị thầy dạy học và thầy tế độ với sự
ham muốn, với sự yêu quý, với sự tịnh tín. Tâu đại vương, điều này là tính chất
thứ ba của loài bò nên được hành trì.
4. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài bò, trong khi bị người nào đó bắt vận chuyển vật gì,
thì nó vận chuyển. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập
nên cúi đầu tiếp thu lời giáo huấn chỉ dạy của các vị tỳ khưu trưởng lão, mới
tu, hoặc trung niên, thậm chí là của các người tại gia và các người cận sự. Tâu
đại vương, điều này là tính chất thứ tư của loài bò nên được hành trì.
Tâu đại vương,
điều này cũng đã được trưởng lão cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng
Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Vị bảy tuổi
tính từ lúc sanh, đang được xuất gia vào ngày ấy, nếu vị ấy chỉ dạy tôi, tôi (sẽ)
tiếp nhận bằng đầu óc.
Sau khi nhìn thấy,
tôi có thể thiết lập sự mong muốn sắc bén và lòng yêu mến ở vị ấy. Tôi có thể đặt
vị ấy ở vị thế thầy dạy học một cách nghiêm chỉnh lần này lần khác.’”
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
7. VÍ DỤ VỀ ĐẶC
TÍNH CỦA LOÀI NAI
1. “Thưa ngài
Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của loài nai nên được hành trì,’
ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương,
giống như loài nai ban ngày sống ở rừng, ban đêm ở khoảng không. Tâu đại vương,
tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập ban ngày nên trú ở rừng, ban
đêm ở khoảng không. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài nai
nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt
trội các vị Trời, nói đến ở bài giảng về việc nổi da gà:
‘Này Sāriputta,
Ta đây trong khoảng thời gian tám đêm của mùa đông lạnh lẽo vào thời điểm tuyết
rơi, trong những đêm có trạng thái như thế, ban đêm Ta trú ở khoảng không, ban
ngày ở rừng rậm; vào tháng cuối của mùa nóng, ban ngày Ta trú ở khoảng không,
ban đêm ở rừng rậm.’
2. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài nai, khi cây thương hay mũi tên đang lao xuống thì
tránh né, tẩu thoát, không đem thân lại gần. Tâu đại vương, tương tợ y như thế
vị hành giả thiết tha tu tập khi các phiền não đang giáng xuống thì nên tránh
né. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài nai nên được hành
trì.
3. Tâu đại vương,
còn có điều khác nữa, loài nai sau khi nhìn thấy những con người thì tẩu thoát
hướng này hoặc hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy
ta.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sau khi
nhìn thấy những kẻ thích thú với sự tụ hội, có thói quen xung đột, cãi cọ,
tranh luận, tranh cãi, có giới tồi, biếng nhác, thì nên tẩu thoát hướng này hoặc
hướng khác (nghĩ rằng): ‘Mong sao những người ấy chớ nhìn thấy ta. Và mong sao
ta chớ nhìn thấy họ.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của loài nai
nên được hành trì.
Tâu đại vương,
điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp nói đến:
‘Vào bất cứ lúc
nào và ở bất cứ nơi đâu, mong rằng kẻ có ước muốn xấu xa, biếng nhác, có sự
tinh tấn kém cỏi, ít học hỏi, có hành vi sai trái, chớ đến gần tôi.’” [2]
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
West denounces repression of bloggers, religions in Vietnam
http://www.reuters.com/article/2014/02/05/us-vietnam-un-rights-idUSBREA141W020140205
2 Comments
Related Topics
Britain's diplomat Ruth Tumer told the Geneva-based U.N. Human Rights Council that her country regretted "recent trends to control the Internet" and, with diplomats from France and Australia, called for reducing the number of crimes punishable by death and for a moratorium on executions.
"Vietnam still harasses and detains those who exercise universal rights and freedoms, such as freedoms of expression and association," acting U.S. Ambassador Peter Mulrean said in a debate that was part of the 47-member forum's scrutiny of the record of all U.N. member states every four years.
The United States was also concerned at restrictions placed on religious freedoms and on forming independent trade unions, the use of child labor and the government's use of compulsory labor, he said.
Vietnam should "revise vague national security laws that are used to suppress universal rights and unconditionally release all political prisoners", he said.
Benjamin Ismail of Reporters Without Borders said journalist Pham Chi Dung had been prevented from coming to the U.N. talks, stopped at Saigon airport on Saturday and his passport taken.
"There is a worsening trend, with much more violence and collateral reprisals when families or relatives of bloggers are also targeted in order to dissuade bloggers from discussing activities. Currently we count 34 jailed bloggers," Ismail said.
But two prominent Vietnamese under house arrest gave testimony in audio messages recorded in secret and aired at an event sponsored by major rights groups in Geneva on Tuesday. Reuters could not verify their authenticity.
Thich Quang Do, patriarch of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam, said that he remained under house arrest at Thanh Minh Zen Monastery in Saigon and wanted to speak out for all those whose dissenting opinions were being stifled.
"I have spent the past three decades under different forms of detention - 10 years in internal exile, 7 years in prison and the rest under house arrest without charge," he said.
"What is my 'crime'? That of calling on Vietnam to respect its people's rights to freedom of expression, association, peaceful assembly, religion and belief," he said.
"But I am not alone. In Vietnam today, hundreds of dissidents and human rights defenders are subjected to the torture of house arrest without any due process of law."
Le Cong Cau, the head of a Buddhist youth movement with 300,000 members, said he had been stopped by police at the airport near Hue in central Vietnam on January 1.
"I am launching this message at the United Nations today as a cry of alarm," he said. "This may be my last opportunity to speak out, as I am told that I may be arrested in the coming days."
Some 160 people in Vietnam have been sentenced to a total 1,062 years in prison between May 2009 and June 2013 under "vaguely-worded national security provisions in the criminal code", the Vietnam Committee on Human Rights said.
"In Vietnam today, planting a bomb or sending an e-mail abroad carries the same punishment," Vo Van Ai, president of the Paris-based exile group, told reporters.
Vice Foreign Minister Ha Kim Ngoc told the Geneva forum that Vietnam's policy had always been to protect and promote freedoms, citing booming Internet use, with 30.8 million users and 3 million bloggers.
(Editing by Sonya Hepinstall)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 6.2.2014
Cuộc Hội luận của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tổ chức tại LHQ ở Genève về “Tiếng nói các Xã hội dân sự bị ngăn cấm” – Hãng Reuters tường thuật cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam
http://queme.net/vie/index_detail.php?numb=2228
Youtube:
- http://m.youtube.com/watch?feature=youtube_gdata_player&v=AfxjflS_BUg&desktop_uri=%2Fwatch%3Fv%3DAfxjflS_BUg%26feature%3Dyoutube_gdata_player
- http://www.youtube.com/watch?v=rO9fsnu4Wf8
2014-02-06 | | Quê Mẹ
Cuộc Hội luận của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tổ chức tại LHQ ở Genève về “Tiếng nói các Xã hội dân sự bị ngăn cấm” – Hãng Reuters tường thuật cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam
http://queme.net/vie/index_detail.php?numb=2228
Youtube:
- http://m.youtube.com/watch?feature=youtube_gdata_player&v=AfxjflS_BUg&desktop_uri=%2Fwatch%3Fv%3DAfxjflS_BUg%26feature%3Dyoutube_gdata_player
- http://www.youtube.com/watch?v=rO9fsnu4Wf8
2014-02-06 | | Quê Mẹ
GENÈVE, ngày
6.2.2014 (QUÊ MẸ) - Nhân cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát về nhân quyền
của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 5.2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch tổ chức cuộc Hội luận “Những tiếng nói của Xã hội dân sự bị cấm đoán” tại Phòng XXIV trong Điện Quốc liên, trụ sở của LHQ ở Genève, ngày 4.2.2014 từ 13 giờ đến 14 giờ 30.
Ông Nicolas Agostini đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền giới thiệu 4 diễn giả. Đặc biệt là hai diễn giả vắng mặt vì hiện bị quản thúc tại Việt Nam, quyền đi lại của họ ngay chính trên đất nước Việt Nam cũng bị cấm đoán, Đó là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ. Ngoài ra còn phát biểu của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đồng thời cũng là Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tân Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ.
Ông Agostini cho biết cho tới nay đã có Báo cáo viên Đặc nhiệm về Tự do ngôn luận yêu sách đến Việt Nam điều tra từ năm 2002, và Báo cáo viên Đặc nhiệm về những Người đấu tranh Bảo vệ nhân quyền yêu sách đến Việt Nam đều tra từ năm 2012. Nhưng nhà cầm quyền Hà Bội không đáp ứng. Trái lại Báo cáo viên Đặc nhiệm về Tự do tôn giáo tuy đã được Hà Nội chấp thuận nhưng chưa ấn định thời điểm thăm viếng.
Hội trường bao gồm nhiều phái đoàn Phi chính phủ, trong đó có một phái đoàn đến từ Kampuchia, một số Phật tử Việt Nam đến từ Đức và Thụy sĩ, ông Nguyễn Hoàng Bảo Việt đại diện Văn Bút Quốc tế. Đặc biệt có sự quan tâm tham dự của 12 Phái đoàn các Chính phủ Âu Mỹ : Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy sĩ, Ireland, Hòa Lan, Tây Ban Nha, và Liên Âu.
Theo thứ tự thuyết trình là ông Võ Văn Ái, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, rồi Huynh trưởng Lê Công Cầu.
“Tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất năm 2009, Việt Nam chấp nhận 93 khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ và bác bỏ 45 khuyến nghị vốn là những đề nghị cụ thể, cần thiết và đặc thù cho sự thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên Việt Nam hứa sẽ bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Nhưng bốn năm qua Việt Nam làm ngược lại các lời hứa hẹn. Chính quyền biến Việt Nam thành một xã hội đóng kín để bảo vệ quyền lực cho Đảng. Vì vậy mà thành thích nhân quyền 4 năm qua hết sức thê thảm cho nhân quyền, đặc biệt cho người công dân.
“Việt Nam đã trắng trợn thi hành một chính sách bạo hành chống nhân quyền, đặc biệt chống tự do ngôn luận. Trong bản Phúc trình Nhân quyền Việt Nam mà chúng tôi đệ nạp Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đưa ra con số, tính từ năm 2009, có 160 Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền hay hoạt động bất bạo động bị kết án tù tổng cộng 1052 năm. Gần đây xem có vẻ lắng dịu bề ngoài, vì cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát sắp diễn ra. Song cường độ bạo hành không thay đổi.
“Những ai tìm cách nói lên ngưỡng vọng mình trên Internet hoặc các kênh truyền thống đều bị bắt giam tùy tiện, kết án, biệt giam, sách nhiễu, hành hung, có khi xâm phạm thân thể phụ nữ. Blogger Điếu Cày bị kết án hai lần, lần đầu 19 tháng tù vì tội “trốn thuế”, lần hai 12 năm tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN”. Hai ca sĩ sáng tác nhạc Võ Minh Trí và Trần Vũ An Bình bị tù vì đưa các bài hát lên YouTube… Công an sử dụng bọn côn đồ để dằn mặt mọi người chống kháng. Trong các trại giam, tù chính trị có sắc phục riêng, bị giam giữ khắc nghiệt so với tù thường phạm.
“Bản báo cáo của Việt Nam khoe khoang tự do ngôn luận bằng một loạt sắc luật ban hành, với sự bùng nổ về truyền thông (số lượng kếch sù về báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trang nhà). Nhưng đây chỉ là kế toán chỉ tiêu của một thứ luật pháp vô hiệu, mà điều thấy rõ là tất cả các cơ quan báo chí truyền thông đều bị nhà nước kiểm soát.
“Ưu tiên của chính quyền Hà Nội không là tự do ngôn luận, mà là dùng mọi phương tiện để chận đứng những phát biểu của người dân trên các lĩnh vực, kể cả những phê phán mà chính quyền không ưa. Hiện nay diễn đàn chính là Internet được thấy qua sự bùng nổ của các trang nhà, các blogs. Công dân mạng chiếm một phần ba dân số, tức 34 triệu dân, càng lúc càng sử dụng Internet để nói lên ý kiến mình và tìm thông tin, vì họ không tin vào báo chí nhà nước.
“Chính quyền kiểm soát gắt gao các trang nhà hay blogs để ngăn chận, đóng cửa hay phá rối khi các trang nhà hay blogs nằm ở nước ngoài. Năm 2010 Ủy ban Nhân dân Hà Nội bắt buộc các quán cà phê Internet cài đặt chương trình gián điệp để kiểm soát mọi hoạt động của công dân mạng. Dĩ nhiên chính quyền nại cớ bảo vệ chống các trang nhà “hủ hóa”, nhưng theo các cuộc nghiên cứu thì hầu hết các trang nhà phê phán chính quyền đều bị ngăn chận, trái lại những trang nhà khiêu dâm thì mặc sức hoạt động.
“Đã có những sắc luật cấm loan tải tin tức thời sự trên các mạng xã hội như Facebook. Chính quyền lấy cớ bảo vệ tác quyền của các cơ quan báo chí.
“Nói tới báo chí, thì năm 2009 Việt Nam chấp nhận cải cách luật báo chí nói là mở rộng tự do ngôn luận, nhưng sắc luật số 2 ban hành năm 2011 chỉ đưa ra các điều luật mơ hồ khiến các nhà báo cảm thấy tự mình phải kiểm duyệt mình. Tiền phạt rất cao cho những ai viết bài không phù hợp với “quyền lợi của nhà nước và nhân dân”. Ở đây cần hiểu “quyền lợi của nhà nước và nhân dân” là quyền lợi cho ai.
“Từ khi sắc luật này được áp dụng, các cuộc điều tra về nạn tham nhũng cạn dần. Các nhà báo muốn hành nghề một cách trung thực đều bị sa thải.
“Nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ bị bắt năm 2012 vì những bài viết về công an tham nhũng, và bị kết án 4 năm tù, khôi hài thay lại vì tội tham nhũng. Gần đây hồi tháng 8 nhà báo Võ Thanh Tùng viết bài chống tham nhũng cũng bị bắt giam.
“Thưa quý bà, quý ông,
“Hầu hết tất cả các văn kiện được chấp nhận qua cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát năm 2009 của Việt Nam đều chống lại tự do ngôn luận, và hỗ trợ quyền lực cho cấp lãnh đạo quốc gia. Những văn kiện này khá mơ hồ nhằm ngăn chận mọi hành xử kể cả những hành xử hợp pháp và bất chấp quyền dân.
“Đồng thời Việt Nam chẳng thay đổi các luật pháp độc đoán. Chúng tôi muốn nói tới các điều luật trong bộ Luật Hình sự liên quan tới “an ninh quốc gia”. Từ lâu các chuyên gia LHQ và các tổ chức Phi chính phủ tố cáo những điều luật hổ lốn này. Nhưng Việt Nam vẫn lưu giữ như thứ vũ khí tối hậu và hữu hiệu cho việc đàn áp tự do ngôn luận. Bộ Luật Hình sự xử tội những ai “tuyên truyền chống đối Nhà nước XHCN Việt Nam” nghĩa là bất cứ một sự phê phán nào ; làm “gián điệp” nghĩa là gửi ra nước ngoài những tin tức có thể gây nguy hại cho giới lãnh đạo ; những “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ; hay sự kiện “phá hoại chính sách đoàn kết, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” nghĩa là nhắm đề cao sự khác biệt… Tất cả các “tội phạm” này bị lãnh những án tù nặng nề, kể cả chung thân hay án tử hình.
“Tại Việt Nam, “an ninh quốc gia” là cớ cho việc bắt bớ tùy tiện. Với Pháp lệnh số 44 ban hành năm 2002 nhà cầm quyền Việt Nam có thể tạm giam 2 năm bất cứ ai bị nghi ngờ xâm phạm “an ninh quốc gia”. Cuộc giam giữ này thực hiện bằng quản chế, gửi vào các trại cải huấn hay các nhà thương điên, giống như thời đại đen tối nhất bên Liên Xô cũ. Kể từ năm 2009, nhiều người bị đưa vào nhà thương điên vì viết bài trên Inernet, như trường hợp Lê Anh Hùng vào tháng giêng 2013.
“Thưa quý Bà và quý Ông,
“Vào lúc Việt Nam mở chiến dịch ve vãn cộng đồng thế giới, nhất là vào năm Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, thật là điều trọng yếu cho Cộng đồng thế giới áp lực nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt cuộc đàn áp dã man tự do ngôn luận đang diễn ra dưới mắt chúng ta. Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam vào ngày mai, là cơ hội cho các Quốc gia đối tác với Việt Nam yêu sách các biện pháp cụ thể sau đây :
- “Trả tự do cho các bloggers, các nhà bất đồng chính kiến, các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền bị cấm cố vì biểu tỏ ôn hòa ý kiến hay những phê phán của họ, hoặc hành động bảo vệ nhân quyền của họ. Tôi nghĩ tới các tù nhân vì lương thức như Ngyễn Công Cầu, Đinh Đăng Định, Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày, hay Thích Quảng Độ ;
- “Chấm dứt những cuộc bắt bớ tùy tiện, sách nhiễu, hăm dọa và những cuộc tấn kích vào những ai hành xử chính đáng và ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ ;
- “Hủy bỏ hay xét lại các điều luật liên quan đến “an ninh quốc gia”, cũng như bảo đảm theo tiêu chuẩn luật quốc tế. Ưu tiên là các điều tại chương “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự và Pháp lệnh 44 ban hành năm 2002 ;
- “Hủy bỏ sự lên án “lợi dụng các tự do, dân chủ gây hại cho quyền lợi Nhà nước” trong Hiến Pháp, điều 258 trong bộ Luật Hình sự cùng tất cả những điều luật khác quy chiếu từ đây.
- “Cải cách trong nghĩa tôn trọng tối ưu tự do ngôn luận như Cộng đồng thế giới công nhận trước các luật pháp hạn chế sự thi hành tự do ngôn luận, như Nghị định số 2 ban hành năm 2011 trong luật báo chí, hay Nghị định 72 về Internet ban hành năm 2013.
“Thưa quý liệt vị,
“Thật là hân hạnh cho tôi phát biểu hôm nay tại LHQ. Tôi tên là Thích Quảng Độ, Tăng sĩ Phật giáo ở Việt Nam. Tôi lấy làm tiếc không có mặt cùng quý vị - tôi hiện bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Thông điệp này được thu băng bí mật, và nhờ sự dũng cảm của nhiều người mới đến tay quý vị trong cuôc Hội luận hôm nay.
“Ngày mai, Việt Nam sẽ được xem xét lần thứ hai trước Hội đồng Nhân quyền LHQ. Quý vị sẽ nghe báo cáo của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên quý vị sẽ không nghe được tiếng nói của các nạn nhân. Nên hôm nay tôi muốn nói lên cho những tiếng nói bị khóa miệng tại Việt Nam chỉ vì họ bất đồng chính kiến hay tôn giáo.
“Tôi là một trường hợp đặc thù. Tôi đã trải qua ba thập niên dưới nhiều hình thức cấm cố - 10 năm lưu đày, 7 năm trong tù ngục rồi sau đó bị quản thúc không lý do.”
“Tôi bị tội gì đây ? Chỉ vì kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền mà người dân phải được tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự hội họp, tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“Khi tôi bị quản chế ngay sau khi ra tù, tôi tự nói “Mình đang rời nhà tù nhỏ để bước vào nhà tù lớn”. Bây giờ đây tôi sống như tên tù ngay trong chùa viện của mình. Ngòai cổng chùa, công an theo dõi ngày đêm, điện thoại của tôi bị ghi âm và tôi không có quyền đi lại. Nhiều người đến thăm tôi bị sách nhiễu hay ngăn chận. Tôi không được quyền thuyết pháp. Tháng giêng vừa qua, người phụ tá tôi là Hòa thượng Thích Chơn Tâm bị tấn công và công an ra lệnh phải rời Saigon. Nhà cầm quyền Việt Nam cô lập tôi toàn diện, cắt đứt mọi liên lạc tôi với thế giới bên ngoài, và quyết liệt khóa miệng tôi.
“Dưới bất cứ hoàn cảnh nào, mất tự do là không thể chấp nhận. Bị quản chế không lý do, bị cô lập mà chẳng biết ngày nào được tự do, là hình thức tra tấn khủng khiếp nhất cho tâm thần và thể xác. Tôi sống như vậy từ 10 năm qua.
“Nhưng tôi không cô đơn. Tại Việt Nam ngày nay, hàng trăm nhà bất đồng chính kiến và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền là đối tượng cho sự tra tấn vì bị quản thúc không thông qua tòa án xét xử. Việt Nam vừa ký kết Công ước LHQ Chống Tra tấn. chúng tôi hy vọng đây là bước tiến mới. Nhưng trọng thực tế chẳng có gì đổi thay.
“Vì sao Việt Nam khổ công bịt miệng chúng tôi ? Ấy là bởi vì chế độ Cộng sản không khoan nhượng với bất cứ phê phán nào đối với Đảng độc tôn. Kể từ cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất trước đây, Việt Nam hứa hẹn thực thi nhân quyền. Nhưng trái lại, Việt Nam tung chiến dịch leo thang đàn áp như chưa từng các nhà bất đống chính kiến, và những ai phê phán chính quyền. Các bloggers trẻ, nhà báo, những người đấu tranh bảo vệ quyền công nhân, quyền phụ nữ và thiếu nhi đã không ngừng bị sách nhiễu hay bị giam cầm chưa từng thấy xưa nay.
“Cuộc đàn áp cũng nhắm vào các cộng đồng tôn giáo. Bất cứ ở đâu trên thế giới này, tự do tôn giáo đều quan trọng - được ghi rõ tại điều 18 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cũng như trong Hiến Pháp Việt Nam. Là quyền không thể chối bỏ, ngay cả trong thời chiến. Trong hoàn cảnh không hiện hữu những đảng phái chính trị đối lập, các công đoàn tự do hay các tổ chức phi chính phủ độc lập, các tôn giáo là những tiếng nói trọng yếu cho xã hội dân sự, nói lên nỗi bất bình của nhân dân và áp lực cho sự cải cách.
“Là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện không được nhà cầm quyền thừa nhận. Tôi không chỉ kêu gọi riêng cho tự do tôn giáo, mà còn cho quyền dân chủ đa nguyên, quyền ra báo độc lập, quyền được tự do biểu tình, quyền được biểu tỏ ý kiến của mình mà không phải sợ hãi. Tôi đã từng kêu gọi hủy bỏ án tử hình, bình đẳng xã hội, và chấm dứt cơ chế “hộ khẩu” hiện được sử dụng để phân biệt đối xử và kiểm soát dân. Tôi sẽ còn tiếp tục áp lực cho quyền con người và tự do, dân chủ cho Việt Nam, dù phải trả bất cứ giá nào.
“Ngày mai là cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát. Tôi thúc đẩy quý liệt vị hãy làm áp lực cho những cải tiến cụ thể, như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tôn giáo khác không được thừa nhận, trả tự do cho tất cả các tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị, và hủy bỏ vĩnh viễn hành xử tùy tiện quản chế người không thông qua sự xét xử của tòa án”.
Đến từ Hoa Kỳ, Thượng tọa là Tân Chủ tịch Hội đồng Điều Hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ trình bày thảm trạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), những Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là tình trạng giam giữ khắc nghiệt tại các nhà tù và trại giam. Thượng tọa nói :
“Tôi là Tăng sĩ Phật giáo thuộc GHPGVNTN là giáo hội bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm hoạt động. Các thành viên Giáo hội không ngừng bi sách nhiễu và đàn áp trong mọi lĩnh vực của đời sống hằng ngày - quản chế, mất quyền thông tin và cấm đi lại. Công an hăm dọa Phật tử sẽ mất việc làm hay con cái họ bị đuổi khỏi trường học nếu họ tiếp tục họ hỗ trợ tổ chức “phản động” là GHPGVNTN.
“Nhưng hôm nay tôi đến đây không nói riêng vấn đề tự do tôn giáo. Là Tăng sĩ Phật giáo, tôi tin vào sự thực hành từ bi. Dưới một chế độ độc tài như Việt Nam, nơi người dân không có những quyền cơ bản, cách thực hiện lòng từ bi duy nhất là trở thành người đấu tranh bảo vệ nhân quyền để dấn thân trong cuộc đấu tranh bảo vệ và thăng tiến quyền con người cho mọi người.
“Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam phải trả một giá rất đắt cho lý tưởng của họ. Họ bị sách nhiễu, đánh đập, công an theo dõi. Nhiều người bị kết án bất công và hiện đang bị cấm cố lâu năm trong tù ngục hay tại trại lao động trong những điều kiện giam giữ khắc nghiệt.
“Tôi muốn nói về họ, những tù nhân của Việt Nam, và những điều kiện khắc nghiệt mà họ phải cam chịu, họ mong muốn được lên tiếng tại đây hôm nay, với niềm hy vọng được quý vị nói lên hoàn cảnh họ tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam vào ngày mai.
“Tại cuộc Kiểm điểm lần trước, Việt Nam đã khước từ những khuyến nghị thay đổi hoàn cảnh giam giữ. Thế mà các tù nhân chính trị và gia đình họ cho biết điều kiện giam giữ không thể chịu nổi. Ví dụ :
- “Lương thực thiếu thốn. Có những nhu cầu cấp thiết phải bỏ tiền ra mua, như xà phòng, mền, và ngay cả nước uống. Tù nhân đành nhờ vào tiền do thân nhân cung cấp để mua thực phẩm hay đồ thực dụng với giá cắt cổ do quản lý nhà tù bán ;
- “ Lao động bị cưỡng bức, ai già yếu hay mắc bệnh không làm đủ theo tiêu chuẩn sẽ bị phạt còng tay hay biệt giam trong phòng tối không đèn, không lổ thoáng gió ;
- “ Y tế chỉ chăm lo cho những ai chịu trả tiền, nhiều tù nhân đau nặng bị đánh đập, kiệt sức và không được chăm sóc ;
- “ Đặc biệt các tù nhân chính trị bị đối xử theo chế độ khắc nghiệt. Trên áo quần họ có in hai chữ CT có nghĩa là tù chính trị. Khác với tù thường phạm, tù chính trị không được cấp bút, giấy, không được thăm nuôi thường xuyên hay nhận quà thực phẩm, và phần ăn bị giảm thiểu ;
- “Tù chính trị thường bị phạt biệt giam trong các phòng kín không đèn và không gió thông hơi ngày cũng như đêm.
“Xin nêu một số trường hợp, vào tháng giêng năm 2014 tù chính trị tại Phân đội 2 ở nhà tù Z20A Xuân Lộc đã tuyệt thực phản đối việc đối xử khắc nghiệt. Bà vợ của nhà hoạt động Đoàn Huy Chương cho biết chồng bà rất yếu và đi đứng khó khăn sau thời gian biệt giam. Mẹ của ca sĩ Việt Khang người bị kết án 4 năm tù, đã không nhận ra con mình ốm như cây sậy.
“Một bà mẹ của tù nhân chính trị nói thay cho các tù nhân chính trị khác rằng con bà nài xin 7 lọc nước để lọc bớt phèn trong nước uống. Một lọc nước như thế giá lên tới 25 Mỹ kim.
“Nhiều tù nhân chính trị không được chăm sóc y tế, kể cả những người bị đau yếu. Xin cho tôi trình bày một vài trường hợp :
“Người tù bị giam giữ lâu năm Nguyễn Hữu Cầu đã bị hầu như hoàn toàn điếc và mù. Ông bị giam suốt 35 năm chỉ vì tội viết những bài thơ phê phán nạn tham nhũng. Ông đã viết 500 ức thư khiếu nại sự vô tội của ông và đòi hỏi được chữa trị, nhưng không bao giờ được hồi âm. Ông hiện ở trại Xuân Lộc.
“Hai nữ tín đồ Hòa Hảo, Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh vừa chuyển ra trại Thanh Xuân gần Hà Nội, cách xa nơi cư trú ở miền Nam 1700 cây số khiến cho việc thăm nuôi khó khăn. Hiện bà Mai Thị Dung bị liệt hai chân, nhưng không được chữa trị. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hung trong tù, sức khỏe rất yếu kém.
“Blogger Điếu Cày đã trải qua 35 ngày tuyệt thực vào tháng 7 vừa qua để phản đối điều kiện giam giữ tại nhà tù tỉnh Nghệ An. Năm ngoái tù nhân chính trị dấy loạn tại nhà tù Z30A ở Xuân Lộc và nhà tù A 20 tỉnh Phú Yên để phản đối điều kiện giam giữ bất nhân.
“Tù nhân chính trị Đỗ Văn Tài, ở trại Xuân Lộc, bị bệnh AID sau khi dùng chung lưỡi dao cạo với các tù nhân.
“Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị kết án 6 năm tại nhà tù số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN”, sức khỏe sa sút vì không được chữa trị và ăn uống thiếu thốn. Ông bị bệnh trĩ nặng và được đưa đi giải phẫu ở bệnh viện hôm 15.11.2012, ông bị còng hai chân cho tới khi bắt đầu khâu phẫu thuật, và khi xong bị công an còng chân trở lại. Quá đau đớn ông phải thét lên. Vợ ông lên tiếng phản đối và yêu cầu tháo còng cho chồng, nhưng công an chẳng đoái hoài chở thẳng về trại giam. Tổ hành động LHQ Chống bắt bớ tùy tiện đã vinh danh ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt bớ tùy tiện (Ý kiến 1.2009) và kêu gọi trả tự do cho ông.
Kết luận, Thượng tọa Thích Giác Đẳng “Kêu gọi các phái đoàn Chính phủ áp lưc Việt Nam khẩn cấp thay đổi các điều kiện giam giữ bất nhân trên đây đối với các tù nhân chính trị tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát trong khóa họp lần này”.
“Tôi tên là Lê Công Cầu, hiện sống tại Huế, một tỉnh miền Trung Việt Nam, tôi là người đấu tranh bảo vệ nhân quyền suốt hơn 30 năm nay, và hiện là Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, Gia Đình Phật tử Việt Nam, trực thuộc GHPGVNTN, đây là một phong trào giáo dục trẻ phần nào ảnh hưởng phương pháp Hướng đạo của Baden Powell. Tổ chức của chúng tôi lấy tinh thần Từ bi và Trí tuệ của đạo Phật để hướng dẫn các em và có mặt tại đất nước này kể từ năm 1940, tức có trước năm 1975. Số lượng có khoảng 300 ngàn đoàn viên. Vì lý do giáo dục thanh thiếu nhi nên chúng tôi còn được hiện hữu cho đến ngày hôm nay.
“Mới đây, chúng tôi đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình giáo dục tại khóa học mùa hè năm nay tổ chức tại một tỉnh miền Trung, chúng tôi dẫn nhập vấn đề Tự do Internet và thảo luận vấn đề kỹ thuật để phổ biến các kiến thức hiện đại. Việt Nam đã ký kết nhiều công ước về nhân quyền LHQ, như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam nhân quyền cũng được công nhận. Nên chúng tôi tin rằng giới trẻ tại Việt Nam cần mở rộng kiến thức trên vấn đề nhân quyền để trở thành người công dân tốt.
“Nhưng cũng vì vậy, nhà cầm quyền bắt đầu đàn áp chúng tôi, mà tôi là mục tiêu chính mà họ nhắm đến. Tháng 3 năm ngoái tôi bị công an bắt đi làm việc 3 ngày ròng rã. Công an tố cáo tôi đã viết những bài về nhân quyền đưa lên mạng, trong những bài viết đó phê phán nhà nước. Vì vậy cho nên họ dọa sẽ bỏ tù tôi vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng sản”, tội này có thể dẫn tới 15, 20 năm tù.
“Năm nay, ngày 1.1.2014, tôi bị bắt tại phi trường Phú Bài Huế khi tôi lấy máy bay vào Saigon thăm viếng Đức Tăng Thống của tôi là Ngài Thích Quảng Độ. Đã ngồi trên máy bay nhưng công an lên bắt xuống lấy cớ tôi mang theo “chất khủng bố” trong hành lý. Hiển nhiên họ chẳng tìm thấy gì trong hành lý của tôi, ngoài việc họ tịch thu máy laptop của tôi, các giao diện USB và điện thoại cầm tay, rồi thẩm vấn tôi căng thẳng suốt 13 tiếng đồng hồ ngày hôm đó. Mặc dù tôi không phạm bất cứ tội gì, công an ra khẩu lệnh quản thúc tôi tại nhà không có lý do cho đến hôm nay. Nhiều công an canh gác ngày đêm trước nhà tôi không cho tôi đi đâu, không cho ai đến thăm, và công an tiếp tục làm việc với tôi tại nhà mấy lần nữa. Trong buổi làm việc gần đây, họ bảo rằng : “Chỉ cần một cú điện thoại của họ là tôi vào nhà đá !”.
“Cùng với việc bắt bớ, quản thúc tôi, nhiều Huynh trưởng trong phong trào của tôi cũng bị sách nhiễu, bắt đi làm việc, ví dụ như anh Nguyễn Tất Trực bị công an làm việc trong các ngày 6, 7, 8 và 9.1.14, bị tố cáo vi phạm pháp luật” vì anh có tên và chức vụ trong Gia Đình Phật tử, và bị quản thúc tại gia. Kết quả là gia đình anh gặp khó khăn tài chính, vì việc buôn bán của vợ anh bị đình trệ do anh không thể hằng ngày chở vợ anh ra chợ. Một huynh trưởng khác, anh Hoàng Như Đào, cũng bị công an bắt đi làm việc, bị tố cáo “hoạt động bất hợp pháp”, bị quản chế tại gia. Sự canh gác của công an làm con cháu và vợ con trong nhà sợ hãi. Đây là một sự khủng bố không thể cãi chối được. Vào lúc tôi trình bày sự việc hôm nay, tôi kiểm tra lại gần 100 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử ở Huế và các tỉnh miền Trung bị quản chế không lý do, chỉ vì họ sử dụng quyền chính đáng hội họp ôn hòa để học tập và tu tập mà thôi.
“Vậy cho nên hôm nay, tôi xin báo động đến Hội đồng Nhân quyền LHQ là những tiếng cầu cứu nguy kịch của tôi. Có thể đây là lần cuối cùng tôi còn được phát biểu, vì công an hăm dọa sẽ bắt tôi vào nhà tù. Tôi không sợ nhà tù, tôi sẵn sàng đối diện mọi hậu quả cho những hành động ôn hòa và chính đáng của tôi, mặc chuyện gì phải đến cứ đến. Hôm 20.1.14, sau 20 ngày bị quản thúc, tôi đã viết thư khiếu tố gửi công an yêu cầu giải chế cho tôi, nếu tôi có tội cứ đưa ra tòa án xét xử. Nhưng họ chẳng hồi âm. Thật khủng khiếp cung cách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối xử với người công dân như thế. Nên tôi không thể cúi đầu im lặng trước bất công.
“Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam ngày nay đang đối diện trước sự khủng bố, sách nhiễu, bắt giam của công an chỉ vì hành xử ôn hòa các quyền cơ bản của mình được quy định trong Hiến Pháp và các Cộng ước quốc tế. Chúng tôi bị vu cáo là “chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, nhưng trong thực tế chúng tôi chỉ bảo vệ và thăng tiến nhân quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
“Phong trào giáo dục trẻ của chúng tôi mong ước mở rộng kiến thức và sự hiểu biết thế giới trên căn bản một xã hội tiến bộ và năng nỗ. Quyền giáo dục được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa mà Việt Nam tham gia ký kết. Qua sự việc đàn áp các thành viên của chúng tôi cũng như việc cấm đoán các hoạt động giáo dục của chúng tôi, Việt Nam đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế đối với người công dân cũng như đối với cộng đồng thế giới.
“Quý vị đang nghe Việt Nam báo cáo lần thứ hai qua cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, tôi xin kêu gọi quý phái đoàn các Chính phủ hãy lưu tâm tới những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, và áp lực Việt Nam thực hiện những bước cụ thể thực thi nhân quyền, không bằng lời hứa mà bằng hành động. Đặc biệt, Việt Nam phải đưa luật pháp quốc gia mình tuân thủ các tiêu chuẩn luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết theo văn bản Hòa điệu luật pháp (tức Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế) ký kết năm 2005.
“Trong bộ Luật Hình sự của Việt Nam, chương về “An ninh Quốc gia” định nghĩa rất mơ hồ, như điều 88 quy định về “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa” cần phải bãi bỏ. Vì đây là một đều luật muốn bắt bớ ai thì bắt bớ, rất là mơ hồ. Cho nên Nhân quyền cần được bảo vệ song song với luật pháp. Được như vậy, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam mới được hoạt động để thăng tiến Quyền Con Người. Còn nếu không, thì nhân quyền tại Việt Nam sẽ bị thui chột và người Việt Nam trở thành nô lệ cho một Đảng phái độc tài toàn trị. Tôi xin thưa như vậy để quý vị lưu tâm. Tôi phát biểu lúc 15 giờ ngày 25.1.2014.
Hãng thông tấn Reuters thường trực tại LHQ Genève đã làm bài tường thuật về cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam cùng hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tại LHQ. Sau đây là bản dịch từ Anh ngữ bài viết ấy :
Bản tin Reuters từ Genève 5.2.14 – Hôm thứ tư, 5.2, các quốc gia Tây phương tố cáo Việt Nam bắt giam nhiều bloggers và kiểm soát Internet cũng như kêu gọi chính quyền Cộng sản tôn trọng những tự do cơ bản cho tín ngưỡng và ngôn luận.
Nhà ngoại giao Vương quốc Anh, Ruth Tumer, tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng nước bà lấy làm tiếc cho “những chiều hướng kiểm soát Internet”, cùng với các nhà ngoại giao Pháp và Úc kêu gọi giảm thiểu các tội đưa tới án án tử hình, đồng thời kêu gọi Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình.
“Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu những ai hành xử các quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luận và tự do lập hội”, ông Quyền Đại sứ Hoa kỳ, Peter Mulrean, nói trong cuộc Kiểm điểm trước 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ cùng với các quốc gia thành viên LHQ xem xét các quốc gia mỗi 4 năm một lần.
Ông cũng nói, Hoa Kỳ quan ngại cho việc hạn chế tự do tôn giáo, việc thành lập công đoàn độc lập, sử dụng trẻ em lao động và việc chính quyền cưỡng bức lao động.
Việt Nam phải “xét lại các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia được dùng để đàn áp các quyền tự do cơ bản, đồng thời trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị”
Ông Benjamen Ismail của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng nhà báo Phạm Chí Dũng không được phép đến cuộc Kiểm điểm ở LHQ, ông bị ngăn chận tại phi trường Saigon hôm thứ bảy và bị tịch thu hộ chiếu.
“Còn có những chiều hướng trầm trọng, rất bạo động và trả thù bên cạnh đối với gia đình hay thân nhân của các bloggers nhằm can ngăn các bloggers có hành động tranh cãi. Hiện có 34 bloggers bị cầm tù” ông Ismail cho biết.
Tuy nhiên, hai người Việt Nam nổi danh hiện bị quản chế làm nhân chứng, gửi sang hai băng thu bằng đường bí mật và được phát ra trong một cuộc hội luận do các tổ chức nhân quyền quan trọng công bố tại Genève hôm thứ Ba. Hãng thông tấn Reuters không kiểm chứng được tính xác thực.
Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ nói rằng ngài bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon và muốn nói thay cho những người bất đồng chính kiến bị khóa miệng.
Ngài nói : “Tôi đã trải qua ba thập niên dưới nhiều hình thức cấm cố - 10 năm lưu đày, 7 năm trong tù ngục rồi sau đó bị quản thúc không lý do.”
“Tôi bị tội gì đây ? Chỉ vì kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền mà người dân phải được tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự hội họp, tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“Nhưng tôi không cô đơn. Tại Việt Nam ngày nay, hàng trăm nhà bất đồng chính kiến và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền là đối tượng cho sự tra tấn vì bị quản thúc không thông qua tòa án xét xử”.
Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, một phong trào thuộc giới trẻ có 300,000 đoàn viên, cho biết đã bị công an bắt tại phi trường gần thành phố Huế hôm Một tháng Giêng.
“Tôi xin báo động đến Hội đồng Nhân quyền LHQ là những tiếng cầu cứu nguy kịch của tôi. Có thể đây là lần cuối cùng tôi còn được phát biểu vì công an hăm dọa sẽ bắt tôi vào tù”.
160 người bị kết án tổng cộng 1052 năm tù kể từ tháng 5 năm 2009 đến tháng Sáu năm 2013 “chiếu theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia trong bộ Luật Hình sự”, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho biết.
“Tại Việt Nam ngày nay đặt bom hay gửi Email ra nước ngoài đều phạm tội như nhau”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris cho các ký giả biết như thế.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại hội trường Genève rằng chính sách của Việt Nam là luôn luôn bảo vệ và thăng tiến các tự do, ông trích dẫn sự bùng nổ Internet, với 30,8 triệu người sử dụng và 3 triệu bloggers.
Ông Nicolas Agostini đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền giới thiệu 4 diễn giả. Đặc biệt là hai diễn giả vắng mặt vì hiện bị quản thúc tại Việt Nam, quyền đi lại của họ ngay chính trên đất nước Việt Nam cũng bị cấm đoán, Đó là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ. Ngoài ra còn phát biểu của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đồng thời cũng là Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước, và Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tân Chủ tịch Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ.
Các diễn giả trên bàn thuyết trình tại Hội luận ở LHQ
|
Ông Agostini cho biết cho tới nay đã có Báo cáo viên Đặc nhiệm về Tự do ngôn luận yêu sách đến Việt Nam điều tra từ năm 2002, và Báo cáo viên Đặc nhiệm về những Người đấu tranh Bảo vệ nhân quyền yêu sách đến Việt Nam đều tra từ năm 2012. Nhưng nhà cầm quyền Hà Bội không đáp ứng. Trái lại Báo cáo viên Đặc nhiệm về Tự do tôn giáo tuy đã được Hà Nội chấp thuận nhưng chưa ấn định thời điểm thăm viếng.
Hội trường bao gồm nhiều phái đoàn Phi chính phủ, trong đó có một phái đoàn đến từ Kampuchia, một số Phật tử Việt Nam đến từ Đức và Thụy sĩ, ông Nguyễn Hoàng Bảo Việt đại diện Văn Bút Quốc tế. Đặc biệt có sự quan tâm tham dự của 12 Phái đoàn các Chính phủ Âu Mỹ : Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy sĩ, Ireland, Hòa Lan, Tây Ban Nha, và Liên Âu.
Theo thứ tự thuyết trình là ông Võ Văn Ái, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, rồi Huynh trưởng Lê Công Cầu.
Ông Võ Văn Ái nói về đề tài Tự do Ngôn luận bịp bóp nghẹt tại Việt Nam
“Tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất năm 2009, Việt Nam chấp nhận 93 khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ và bác bỏ 45 khuyến nghị vốn là những đề nghị cụ thể, cần thiết và đặc thù cho sự thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên Việt Nam hứa sẽ bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Nhưng bốn năm qua Việt Nam làm ngược lại các lời hứa hẹn. Chính quyền biến Việt Nam thành một xã hội đóng kín để bảo vệ quyền lực cho Đảng. Vì vậy mà thành thích nhân quyền 4 năm qua hết sức thê thảm cho nhân quyền, đặc biệt cho người công dân.
Bàn thuyết trình Hội luận tại LHQ
|
“Việt Nam đã trắng trợn thi hành một chính sách bạo hành chống nhân quyền, đặc biệt chống tự do ngôn luận. Trong bản Phúc trình Nhân quyền Việt Nam mà chúng tôi đệ nạp Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đưa ra con số, tính từ năm 2009, có 160 Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền hay hoạt động bất bạo động bị kết án tù tổng cộng 1052 năm. Gần đây xem có vẻ lắng dịu bề ngoài, vì cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát sắp diễn ra. Song cường độ bạo hành không thay đổi.
“Những ai tìm cách nói lên ngưỡng vọng mình trên Internet hoặc các kênh truyền thống đều bị bắt giam tùy tiện, kết án, biệt giam, sách nhiễu, hành hung, có khi xâm phạm thân thể phụ nữ. Blogger Điếu Cày bị kết án hai lần, lần đầu 19 tháng tù vì tội “trốn thuế”, lần hai 12 năm tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN”. Hai ca sĩ sáng tác nhạc Võ Minh Trí và Trần Vũ An Bình bị tù vì đưa các bài hát lên YouTube… Công an sử dụng bọn côn đồ để dằn mặt mọi người chống kháng. Trong các trại giam, tù chính trị có sắc phục riêng, bị giam giữ khắc nghiệt so với tù thường phạm.
“Bản báo cáo của Việt Nam khoe khoang tự do ngôn luận bằng một loạt sắc luật ban hành, với sự bùng nổ về truyền thông (số lượng kếch sù về báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trang nhà). Nhưng đây chỉ là kế toán chỉ tiêu của một thứ luật pháp vô hiệu, mà điều thấy rõ là tất cả các cơ quan báo chí truyền thông đều bị nhà nước kiểm soát.
“Ưu tiên của chính quyền Hà Nội không là tự do ngôn luận, mà là dùng mọi phương tiện để chận đứng những phát biểu của người dân trên các lĩnh vực, kể cả những phê phán mà chính quyền không ưa. Hiện nay diễn đàn chính là Internet được thấy qua sự bùng nổ của các trang nhà, các blogs. Công dân mạng chiếm một phần ba dân số, tức 34 triệu dân, càng lúc càng sử dụng Internet để nói lên ý kiến mình và tìm thông tin, vì họ không tin vào báo chí nhà nước.
“Chính quyền kiểm soát gắt gao các trang nhà hay blogs để ngăn chận, đóng cửa hay phá rối khi các trang nhà hay blogs nằm ở nước ngoài. Năm 2010 Ủy ban Nhân dân Hà Nội bắt buộc các quán cà phê Internet cài đặt chương trình gián điệp để kiểm soát mọi hoạt động của công dân mạng. Dĩ nhiên chính quyền nại cớ bảo vệ chống các trang nhà “hủ hóa”, nhưng theo các cuộc nghiên cứu thì hầu hết các trang nhà phê phán chính quyền đều bị ngăn chận, trái lại những trang nhà khiêu dâm thì mặc sức hoạt động.
“Đã có những sắc luật cấm loan tải tin tức thời sự trên các mạng xã hội như Facebook. Chính quyền lấy cớ bảo vệ tác quyền của các cơ quan báo chí.
Các Phái đoàn Chính phủ chăm chú theo dõi tại Hội trường LHQ
|
“Nói tới báo chí, thì năm 2009 Việt Nam chấp nhận cải cách luật báo chí nói là mở rộng tự do ngôn luận, nhưng sắc luật số 2 ban hành năm 2011 chỉ đưa ra các điều luật mơ hồ khiến các nhà báo cảm thấy tự mình phải kiểm duyệt mình. Tiền phạt rất cao cho những ai viết bài không phù hợp với “quyền lợi của nhà nước và nhân dân”. Ở đây cần hiểu “quyền lợi của nhà nước và nhân dân” là quyền lợi cho ai.
“Từ khi sắc luật này được áp dụng, các cuộc điều tra về nạn tham nhũng cạn dần. Các nhà báo muốn hành nghề một cách trung thực đều bị sa thải.
“Nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi Trẻ bị bắt năm 2012 vì những bài viết về công an tham nhũng, và bị kết án 4 năm tù, khôi hài thay lại vì tội tham nhũng. Gần đây hồi tháng 8 nhà báo Võ Thanh Tùng viết bài chống tham nhũng cũng bị bắt giam.
Các Phái đoàn Chính phủ theo dõi cuộc Hội luận tại LHQ
|
“Thưa quý bà, quý ông,
“Hầu hết tất cả các văn kiện được chấp nhận qua cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát năm 2009 của Việt Nam đều chống lại tự do ngôn luận, và hỗ trợ quyền lực cho cấp lãnh đạo quốc gia. Những văn kiện này khá mơ hồ nhằm ngăn chận mọi hành xử kể cả những hành xử hợp pháp và bất chấp quyền dân.
“Đồng thời Việt Nam chẳng thay đổi các luật pháp độc đoán. Chúng tôi muốn nói tới các điều luật trong bộ Luật Hình sự liên quan tới “an ninh quốc gia”. Từ lâu các chuyên gia LHQ và các tổ chức Phi chính phủ tố cáo những điều luật hổ lốn này. Nhưng Việt Nam vẫn lưu giữ như thứ vũ khí tối hậu và hữu hiệu cho việc đàn áp tự do ngôn luận. Bộ Luật Hình sự xử tội những ai “tuyên truyền chống đối Nhà nước XHCN Việt Nam” nghĩa là bất cứ một sự phê phán nào ; làm “gián điệp” nghĩa là gửi ra nước ngoài những tin tức có thể gây nguy hại cho giới lãnh đạo ; những “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ; hay sự kiện “phá hoại chính sách đoàn kết, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” nghĩa là nhắm đề cao sự khác biệt… Tất cả các “tội phạm” này bị lãnh những án tù nặng nề, kể cả chung thân hay án tử hình.
“Tại Việt Nam, “an ninh quốc gia” là cớ cho việc bắt bớ tùy tiện. Với Pháp lệnh số 44 ban hành năm 2002 nhà cầm quyền Việt Nam có thể tạm giam 2 năm bất cứ ai bị nghi ngờ xâm phạm “an ninh quốc gia”. Cuộc giam giữ này thực hiện bằng quản chế, gửi vào các trại cải huấn hay các nhà thương điên, giống như thời đại đen tối nhất bên Liên Xô cũ. Kể từ năm 2009, nhiều người bị đưa vào nhà thương điên vì viết bài trên Inernet, như trường hợp Lê Anh Hùng vào tháng giêng 2013.
“Thưa quý Bà và quý Ông,
“Vào lúc Việt Nam mở chiến dịch ve vãn cộng đồng thế giới, nhất là vào năm Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, thật là điều trọng yếu cho Cộng đồng thế giới áp lực nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt cuộc đàn áp dã man tự do ngôn luận đang diễn ra dưới mắt chúng ta. Cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam vào ngày mai, là cơ hội cho các Quốc gia đối tác với Việt Nam yêu sách các biện pháp cụ thể sau đây :
Ông Võ Văn Ái thuyết trình tại cuộc Hội luận LHQ
|
- “Trả tự do cho các bloggers, các nhà bất đồng chính kiến, các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền bị cấm cố vì biểu tỏ ôn hòa ý kiến hay những phê phán của họ, hoặc hành động bảo vệ nhân quyền của họ. Tôi nghĩ tới các tù nhân vì lương thức như Ngyễn Công Cầu, Đinh Đăng Định, Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày, hay Thích Quảng Độ ;
- “Chấm dứt những cuộc bắt bớ tùy tiện, sách nhiễu, hăm dọa và những cuộc tấn kích vào những ai hành xử chính đáng và ôn hòa quyền tự do ngôn luận của họ ;
- “Hủy bỏ hay xét lại các điều luật liên quan đến “an ninh quốc gia”, cũng như bảo đảm theo tiêu chuẩn luật quốc tế. Ưu tiên là các điều tại chương “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự và Pháp lệnh 44 ban hành năm 2002 ;
- “Hủy bỏ sự lên án “lợi dụng các tự do, dân chủ gây hại cho quyền lợi Nhà nước” trong Hiến Pháp, điều 258 trong bộ Luật Hình sự cùng tất cả những điều luật khác quy chiếu từ đây.
- “Cải cách trong nghĩa tôn trọng tối ưu tự do ngôn luận như Cộng đồng thế giới công nhận trước các luật pháp hạn chế sự thi hành tự do ngôn luận, như Nghị định số 2 ban hành năm 2011 trong luật báo chí, hay Nghị định 72 về Internet ban hành năm 2013.
Bài phát biểu của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ qua băng ghi âm bằng Anh ngữ :
“Thưa quý liệt vị,
“Thật là hân hạnh cho tôi phát biểu hôm nay tại LHQ. Tôi tên là Thích Quảng Độ, Tăng sĩ Phật giáo ở Việt Nam. Tôi lấy làm tiếc không có mặt cùng quý vị - tôi hiện bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon. Thông điệp này được thu băng bí mật, và nhờ sự dũng cảm của nhiều người mới đến tay quý vị trong cuôc Hội luận hôm nay.
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trên băng hình phát tại LHQ
|
“Ngày mai, Việt Nam sẽ được xem xét lần thứ hai trước Hội đồng Nhân quyền LHQ. Quý vị sẽ nghe báo cáo của chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên quý vị sẽ không nghe được tiếng nói của các nạn nhân. Nên hôm nay tôi muốn nói lên cho những tiếng nói bị khóa miệng tại Việt Nam chỉ vì họ bất đồng chính kiến hay tôn giáo.
“Tôi là một trường hợp đặc thù. Tôi đã trải qua ba thập niên dưới nhiều hình thức cấm cố - 10 năm lưu đày, 7 năm trong tù ngục rồi sau đó bị quản thúc không lý do.”
“Tôi bị tội gì đây ? Chỉ vì kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền mà người dân phải được tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự hội họp, tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“Khi tôi bị quản chế ngay sau khi ra tù, tôi tự nói “Mình đang rời nhà tù nhỏ để bước vào nhà tù lớn”. Bây giờ đây tôi sống như tên tù ngay trong chùa viện của mình. Ngòai cổng chùa, công an theo dõi ngày đêm, điện thoại của tôi bị ghi âm và tôi không có quyền đi lại. Nhiều người đến thăm tôi bị sách nhiễu hay ngăn chận. Tôi không được quyền thuyết pháp. Tháng giêng vừa qua, người phụ tá tôi là Hòa thượng Thích Chơn Tâm bị tấn công và công an ra lệnh phải rời Saigon. Nhà cầm quyền Việt Nam cô lập tôi toàn diện, cắt đứt mọi liên lạc tôi với thế giới bên ngoài, và quyết liệt khóa miệng tôi.
“Dưới bất cứ hoàn cảnh nào, mất tự do là không thể chấp nhận. Bị quản chế không lý do, bị cô lập mà chẳng biết ngày nào được tự do, là hình thức tra tấn khủng khiếp nhất cho tâm thần và thể xác. Tôi sống như vậy từ 10 năm qua.
“Nhưng tôi không cô đơn. Tại Việt Nam ngày nay, hàng trăm nhà bất đồng chính kiến và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền là đối tượng cho sự tra tấn vì bị quản thúc không thông qua tòa án xét xử. Việt Nam vừa ký kết Công ước LHQ Chống Tra tấn. chúng tôi hy vọng đây là bước tiến mới. Nhưng trọng thực tế chẳng có gì đổi thay.
“Vì sao Việt Nam khổ công bịt miệng chúng tôi ? Ấy là bởi vì chế độ Cộng sản không khoan nhượng với bất cứ phê phán nào đối với Đảng độc tôn. Kể từ cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất trước đây, Việt Nam hứa hẹn thực thi nhân quyền. Nhưng trái lại, Việt Nam tung chiến dịch leo thang đàn áp như chưa từng các nhà bất đống chính kiến, và những ai phê phán chính quyền. Các bloggers trẻ, nhà báo, những người đấu tranh bảo vệ quyền công nhân, quyền phụ nữ và thiếu nhi đã không ngừng bị sách nhiễu hay bị giam cầm chưa từng thấy xưa nay.
“Cuộc đàn áp cũng nhắm vào các cộng đồng tôn giáo. Bất cứ ở đâu trên thế giới này, tự do tôn giáo đều quan trọng - được ghi rõ tại điều 18 trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cũng như trong Hiến Pháp Việt Nam. Là quyền không thể chối bỏ, ngay cả trong thời chiến. Trong hoàn cảnh không hiện hữu những đảng phái chính trị đối lập, các công đoàn tự do hay các tổ chức phi chính phủ độc lập, các tôn giáo là những tiếng nói trọng yếu cho xã hội dân sự, nói lên nỗi bất bình của nhân dân và áp lực cho sự cải cách.
“Là người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện không được nhà cầm quyền thừa nhận. Tôi không chỉ kêu gọi riêng cho tự do tôn giáo, mà còn cho quyền dân chủ đa nguyên, quyền ra báo độc lập, quyền được tự do biểu tình, quyền được biểu tỏ ý kiến của mình mà không phải sợ hãi. Tôi đã từng kêu gọi hủy bỏ án tử hình, bình đẳng xã hội, và chấm dứt cơ chế “hộ khẩu” hiện được sử dụng để phân biệt đối xử và kiểm soát dân. Tôi sẽ còn tiếp tục áp lực cho quyền con người và tự do, dân chủ cho Việt Nam, dù phải trả bất cứ giá nào.
“Ngày mai là cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát. Tôi thúc đẩy quý liệt vị hãy làm áp lực cho những cải tiến cụ thể, như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các tôn giáo khác không được thừa nhận, trả tự do cho tất cả các tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị, và hủy bỏ vĩnh viễn hành xử tùy tiện quản chế người không thông qua sự xét xử của tòa án”.
Tăng Thống Thích Quảng Độ
Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon
Ngày 1 tháng 2 năm 2014
Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon
Ngày 1 tháng 2 năm 2014
Lời Phát biểu của Thượng tọa Thích Giác Đẳng
Thượng tọa Thích Giác Đẳng thuyết trình tại Hội luận LHQ
|
Đến từ Hoa Kỳ, Thượng tọa là Tân Chủ tịch Hội đồng Điều Hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ trình bày thảm trạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), những Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là tình trạng giam giữ khắc nghiệt tại các nhà tù và trại giam. Thượng tọa nói :
“Tôi là Tăng sĩ Phật giáo thuộc GHPGVNTN là giáo hội bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm hoạt động. Các thành viên Giáo hội không ngừng bi sách nhiễu và đàn áp trong mọi lĩnh vực của đời sống hằng ngày - quản chế, mất quyền thông tin và cấm đi lại. Công an hăm dọa Phật tử sẽ mất việc làm hay con cái họ bị đuổi khỏi trường học nếu họ tiếp tục họ hỗ trợ tổ chức “phản động” là GHPGVNTN.
“Nhưng hôm nay tôi đến đây không nói riêng vấn đề tự do tôn giáo. Là Tăng sĩ Phật giáo, tôi tin vào sự thực hành từ bi. Dưới một chế độ độc tài như Việt Nam, nơi người dân không có những quyền cơ bản, cách thực hiện lòng từ bi duy nhất là trở thành người đấu tranh bảo vệ nhân quyền để dấn thân trong cuộc đấu tranh bảo vệ và thăng tiến quyền con người cho mọi người.
“Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam phải trả một giá rất đắt cho lý tưởng của họ. Họ bị sách nhiễu, đánh đập, công an theo dõi. Nhiều người bị kết án bất công và hiện đang bị cấm cố lâu năm trong tù ngục hay tại trại lao động trong những điều kiện giam giữ khắc nghiệt.
“Tôi muốn nói về họ, những tù nhân của Việt Nam, và những điều kiện khắc nghiệt mà họ phải cam chịu, họ mong muốn được lên tiếng tại đây hôm nay, với niềm hy vọng được quý vị nói lên hoàn cảnh họ tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam vào ngày mai.
“Tại cuộc Kiểm điểm lần trước, Việt Nam đã khước từ những khuyến nghị thay đổi hoàn cảnh giam giữ. Thế mà các tù nhân chính trị và gia đình họ cho biết điều kiện giam giữ không thể chịu nổi. Ví dụ :
- “Lương thực thiếu thốn. Có những nhu cầu cấp thiết phải bỏ tiền ra mua, như xà phòng, mền, và ngay cả nước uống. Tù nhân đành nhờ vào tiền do thân nhân cung cấp để mua thực phẩm hay đồ thực dụng với giá cắt cổ do quản lý nhà tù bán ;
- “ Lao động bị cưỡng bức, ai già yếu hay mắc bệnh không làm đủ theo tiêu chuẩn sẽ bị phạt còng tay hay biệt giam trong phòng tối không đèn, không lổ thoáng gió ;
- “ Y tế chỉ chăm lo cho những ai chịu trả tiền, nhiều tù nhân đau nặng bị đánh đập, kiệt sức và không được chăm sóc ;
- “ Đặc biệt các tù nhân chính trị bị đối xử theo chế độ khắc nghiệt. Trên áo quần họ có in hai chữ CT có nghĩa là tù chính trị. Khác với tù thường phạm, tù chính trị không được cấp bút, giấy, không được thăm nuôi thường xuyên hay nhận quà thực phẩm, và phần ăn bị giảm thiểu ;
- “Tù chính trị thường bị phạt biệt giam trong các phòng kín không đèn và không gió thông hơi ngày cũng như đêm.
“Xin nêu một số trường hợp, vào tháng giêng năm 2014 tù chính trị tại Phân đội 2 ở nhà tù Z20A Xuân Lộc đã tuyệt thực phản đối việc đối xử khắc nghiệt. Bà vợ của nhà hoạt động Đoàn Huy Chương cho biết chồng bà rất yếu và đi đứng khó khăn sau thời gian biệt giam. Mẹ của ca sĩ Việt Khang người bị kết án 4 năm tù, đã không nhận ra con mình ốm như cây sậy.
“Một bà mẹ của tù nhân chính trị nói thay cho các tù nhân chính trị khác rằng con bà nài xin 7 lọc nước để lọc bớt phèn trong nước uống. Một lọc nước như thế giá lên tới 25 Mỹ kim.
“Nhiều tù nhân chính trị không được chăm sóc y tế, kể cả những người bị đau yếu. Xin cho tôi trình bày một vài trường hợp :
“Người tù bị giam giữ lâu năm Nguyễn Hữu Cầu đã bị hầu như hoàn toàn điếc và mù. Ông bị giam suốt 35 năm chỉ vì tội viết những bài thơ phê phán nạn tham nhũng. Ông đã viết 500 ức thư khiếu nại sự vô tội của ông và đòi hỏi được chữa trị, nhưng không bao giờ được hồi âm. Ông hiện ở trại Xuân Lộc.
“Hai nữ tín đồ Hòa Hảo, Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh vừa chuyển ra trại Thanh Xuân gần Hà Nội, cách xa nơi cư trú ở miền Nam 1700 cây số khiến cho việc thăm nuôi khó khăn. Hiện bà Mai Thị Dung bị liệt hai chân, nhưng không được chữa trị. Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hung trong tù, sức khỏe rất yếu kém.
“Blogger Điếu Cày đã trải qua 35 ngày tuyệt thực vào tháng 7 vừa qua để phản đối điều kiện giam giữ tại nhà tù tỉnh Nghệ An. Năm ngoái tù nhân chính trị dấy loạn tại nhà tù Z30A ở Xuân Lộc và nhà tù A 20 tỉnh Phú Yên để phản đối điều kiện giam giữ bất nhân.
“Tù nhân chính trị Đỗ Văn Tài, ở trại Xuân Lộc, bị bệnh AID sau khi dùng chung lưỡi dao cạo với các tù nhân.
“Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị kết án 6 năm tại nhà tù số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước XHCN”, sức khỏe sa sút vì không được chữa trị và ăn uống thiếu thốn. Ông bị bệnh trĩ nặng và được đưa đi giải phẫu ở bệnh viện hôm 15.11.2012, ông bị còng hai chân cho tới khi bắt đầu khâu phẫu thuật, và khi xong bị công an còng chân trở lại. Quá đau đớn ông phải thét lên. Vợ ông lên tiếng phản đối và yêu cầu tháo còng cho chồng, nhưng công an chẳng đoái hoài chở thẳng về trại giam. Tổ hành động LHQ Chống bắt bớ tùy tiện đã vinh danh ông Nguyễn Xuân Nghĩa bị bắt bớ tùy tiện (Ý kiến 1.2009) và kêu gọi trả tự do cho ông.
Kết luận, Thượng tọa Thích Giác Đẳng “Kêu gọi các phái đoàn Chính phủ áp lưc Việt Nam khẩn cấp thay đổi các điều kiện giam giữ bất nhân trên đây đối với các tù nhân chính trị tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát trong khóa họp lần này”.
Trình phát băng thulời phát biểu của Huynh trưởng Lê Công Cầu từ Huế
“Tôi tên là Lê Công Cầu, hiện sống tại Huế, một tỉnh miền Trung Việt Nam, tôi là người đấu tranh bảo vệ nhân quyền suốt hơn 30 năm nay, và hiện là Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, Gia Đình Phật tử Việt Nam, trực thuộc GHPGVNTN, đây là một phong trào giáo dục trẻ phần nào ảnh hưởng phương pháp Hướng đạo của Baden Powell. Tổ chức của chúng tôi lấy tinh thần Từ bi và Trí tuệ của đạo Phật để hướng dẫn các em và có mặt tại đất nước này kể từ năm 1940, tức có trước năm 1975. Số lượng có khoảng 300 ngàn đoàn viên. Vì lý do giáo dục thanh thiếu nhi nên chúng tôi còn được hiện hữu cho đến ngày hôm nay.
“Mới đây, chúng tôi đưa vấn đề nhân quyền vào chương trình giáo dục tại khóa học mùa hè năm nay tổ chức tại một tỉnh miền Trung, chúng tôi dẫn nhập vấn đề Tự do Internet và thảo luận vấn đề kỹ thuật để phổ biến các kiến thức hiện đại. Việt Nam đã ký kết nhiều công ước về nhân quyền LHQ, như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngay trong bản Hiến pháp Việt Nam nhân quyền cũng được công nhận. Nên chúng tôi tin rằng giới trẻ tại Việt Nam cần mở rộng kiến thức trên vấn đề nhân quyền để trở thành người công dân tốt.
“Nhưng cũng vì vậy, nhà cầm quyền bắt đầu đàn áp chúng tôi, mà tôi là mục tiêu chính mà họ nhắm đến. Tháng 3 năm ngoái tôi bị công an bắt đi làm việc 3 ngày ròng rã. Công an tố cáo tôi đã viết những bài về nhân quyền đưa lên mạng, trong những bài viết đó phê phán nhà nước. Vì vậy cho nên họ dọa sẽ bỏ tù tôi vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng sản”, tội này có thể dẫn tới 15, 20 năm tù.
“Năm nay, ngày 1.1.2014, tôi bị bắt tại phi trường Phú Bài Huế khi tôi lấy máy bay vào Saigon thăm viếng Đức Tăng Thống của tôi là Ngài Thích Quảng Độ. Đã ngồi trên máy bay nhưng công an lên bắt xuống lấy cớ tôi mang theo “chất khủng bố” trong hành lý. Hiển nhiên họ chẳng tìm thấy gì trong hành lý của tôi, ngoài việc họ tịch thu máy laptop của tôi, các giao diện USB và điện thoại cầm tay, rồi thẩm vấn tôi căng thẳng suốt 13 tiếng đồng hồ ngày hôm đó. Mặc dù tôi không phạm bất cứ tội gì, công an ra khẩu lệnh quản thúc tôi tại nhà không có lý do cho đến hôm nay. Nhiều công an canh gác ngày đêm trước nhà tôi không cho tôi đi đâu, không cho ai đến thăm, và công an tiếp tục làm việc với tôi tại nhà mấy lần nữa. Trong buổi làm việc gần đây, họ bảo rằng : “Chỉ cần một cú điện thoại của họ là tôi vào nhà đá !”.
“Cùng với việc bắt bớ, quản thúc tôi, nhiều Huynh trưởng trong phong trào của tôi cũng bị sách nhiễu, bắt đi làm việc, ví dụ như anh Nguyễn Tất Trực bị công an làm việc trong các ngày 6, 7, 8 và 9.1.14, bị tố cáo vi phạm pháp luật” vì anh có tên và chức vụ trong Gia Đình Phật tử, và bị quản thúc tại gia. Kết quả là gia đình anh gặp khó khăn tài chính, vì việc buôn bán của vợ anh bị đình trệ do anh không thể hằng ngày chở vợ anh ra chợ. Một huynh trưởng khác, anh Hoàng Như Đào, cũng bị công an bắt đi làm việc, bị tố cáo “hoạt động bất hợp pháp”, bị quản chế tại gia. Sự canh gác của công an làm con cháu và vợ con trong nhà sợ hãi. Đây là một sự khủng bố không thể cãi chối được. Vào lúc tôi trình bày sự việc hôm nay, tôi kiểm tra lại gần 100 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử ở Huế và các tỉnh miền Trung bị quản chế không lý do, chỉ vì họ sử dụng quyền chính đáng hội họp ôn hòa để học tập và tu tập mà thôi.
Huynh trưởng Lê Công Cầu trên băng hình audio tại Hội luận LHQ
|
“Vậy cho nên hôm nay, tôi xin báo động đến Hội đồng Nhân quyền LHQ là những tiếng cầu cứu nguy kịch của tôi. Có thể đây là lần cuối cùng tôi còn được phát biểu, vì công an hăm dọa sẽ bắt tôi vào nhà tù. Tôi không sợ nhà tù, tôi sẵn sàng đối diện mọi hậu quả cho những hành động ôn hòa và chính đáng của tôi, mặc chuyện gì phải đến cứ đến. Hôm 20.1.14, sau 20 ngày bị quản thúc, tôi đã viết thư khiếu tố gửi công an yêu cầu giải chế cho tôi, nếu tôi có tội cứ đưa ra tòa án xét xử. Nhưng họ chẳng hồi âm. Thật khủng khiếp cung cách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối xử với người công dân như thế. Nên tôi không thể cúi đầu im lặng trước bất công.
“Người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam ngày nay đang đối diện trước sự khủng bố, sách nhiễu, bắt giam của công an chỉ vì hành xử ôn hòa các quyền cơ bản của mình được quy định trong Hiến Pháp và các Cộng ước quốc tế. Chúng tôi bị vu cáo là “chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, nhưng trong thực tế chúng tôi chỉ bảo vệ và thăng tiến nhân quyền được bảo đảm trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
“Phong trào giáo dục trẻ của chúng tôi mong ước mở rộng kiến thức và sự hiểu biết thế giới trên căn bản một xã hội tiến bộ và năng nỗ. Quyền giáo dục được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa mà Việt Nam tham gia ký kết. Qua sự việc đàn áp các thành viên của chúng tôi cũng như việc cấm đoán các hoạt động giáo dục của chúng tôi, Việt Nam đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế đối với người công dân cũng như đối với cộng đồng thế giới.
“Quý vị đang nghe Việt Nam báo cáo lần thứ hai qua cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, tôi xin kêu gọi quý phái đoàn các Chính phủ hãy lưu tâm tới những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, và áp lực Việt Nam thực hiện những bước cụ thể thực thi nhân quyền, không bằng lời hứa mà bằng hành động. Đặc biệt, Việt Nam phải đưa luật pháp quốc gia mình tuân thủ các tiêu chuẩn luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết theo văn bản Hòa điệu luật pháp (tức Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế) ký kết năm 2005.
“Trong bộ Luật Hình sự của Việt Nam, chương về “An ninh Quốc gia” định nghĩa rất mơ hồ, như điều 88 quy định về “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa” cần phải bãi bỏ. Vì đây là một đều luật muốn bắt bớ ai thì bắt bớ, rất là mơ hồ. Cho nên Nhân quyền cần được bảo vệ song song với luật pháp. Được như vậy, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam mới được hoạt động để thăng tiến Quyền Con Người. Còn nếu không, thì nhân quyền tại Việt Nam sẽ bị thui chột và người Việt Nam trở thành nô lệ cho một Đảng phái độc tài toàn trị. Tôi xin thưa như vậy để quý vị lưu tâm. Tôi phát biểu lúc 15 giờ ngày 25.1.2014.
Huế ngày 25.1.2014
Lê Công Cầu
Lê Công Cầu
Hãng thông tấn Reuters tường thuật cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát của Việt Nam
Hãng thông tấn Reuters thường trực tại LHQ Genève đã làm bài tường thuật về cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát Việt Nam cùng hoạt động của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tại LHQ. Sau đây là bản dịch từ Anh ngữ bài viết ấy :
Tại Hội đồng Nhân quyền LHQ :
Tây phương tố cáo cuộc đàn áp bloggers và các tôn giáo tại Việt Nam
Reuters, Ngày 5 tháng 2 năm 2014, 20:30
Bài viết của Stephanie Nebehay
Reuters, Ngày 5 tháng 2 năm 2014, 20:30
Bài viết của Stephanie Nebehay
Bản tin Reuters từ Genève 5.2.14 – Hôm thứ tư, 5.2, các quốc gia Tây phương tố cáo Việt Nam bắt giam nhiều bloggers và kiểm soát Internet cũng như kêu gọi chính quyền Cộng sản tôn trọng những tự do cơ bản cho tín ngưỡng và ngôn luận.
Nhà ngoại giao Vương quốc Anh, Ruth Tumer, tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng nước bà lấy làm tiếc cho “những chiều hướng kiểm soát Internet”, cùng với các nhà ngoại giao Pháp và Úc kêu gọi giảm thiểu các tội đưa tới án án tử hình, đồng thời kêu gọi Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình.
“Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu những ai hành xử các quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luận và tự do lập hội”, ông Quyền Đại sứ Hoa kỳ, Peter Mulrean, nói trong cuộc Kiểm điểm trước 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ cùng với các quốc gia thành viên LHQ xem xét các quốc gia mỗi 4 năm một lần.
Ông cũng nói, Hoa Kỳ quan ngại cho việc hạn chế tự do tôn giáo, việc thành lập công đoàn độc lập, sử dụng trẻ em lao động và việc chính quyền cưỡng bức lao động.
Việt Nam phải “xét lại các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia được dùng để đàn áp các quyền tự do cơ bản, đồng thời trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị”
Ông Benjamen Ismail của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói rằng nhà báo Phạm Chí Dũng không được phép đến cuộc Kiểm điểm ở LHQ, ông bị ngăn chận tại phi trường Saigon hôm thứ bảy và bị tịch thu hộ chiếu.
“Còn có những chiều hướng trầm trọng, rất bạo động và trả thù bên cạnh đối với gia đình hay thân nhân của các bloggers nhằm can ngăn các bloggers có hành động tranh cãi. Hiện có 34 bloggers bị cầm tù” ông Ismail cho biết.
Tuy nhiên, hai người Việt Nam nổi danh hiện bị quản chế làm nhân chứng, gửi sang hai băng thu bằng đường bí mật và được phát ra trong một cuộc hội luận do các tổ chức nhân quyền quan trọng công bố tại Genève hôm thứ Ba. Hãng thông tấn Reuters không kiểm chứng được tính xác thực.
Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ nói rằng ngài bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon và muốn nói thay cho những người bất đồng chính kiến bị khóa miệng.
Ngài nói : “Tôi đã trải qua ba thập niên dưới nhiều hình thức cấm cố - 10 năm lưu đày, 7 năm trong tù ngục rồi sau đó bị quản thúc không lý do.”
“Tôi bị tội gì đây ? Chỉ vì kêu gọi Việt Nam tôn trọng các quyền mà người dân phải được tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự hội họp, tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
“Nhưng tôi không cô đơn. Tại Việt Nam ngày nay, hàng trăm nhà bất đồng chính kiến và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền là đối tượng cho sự tra tấn vì bị quản thúc không thông qua tòa án xét xử”.
Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, một phong trào thuộc giới trẻ có 300,000 đoàn viên, cho biết đã bị công an bắt tại phi trường gần thành phố Huế hôm Một tháng Giêng.
“Tôi xin báo động đến Hội đồng Nhân quyền LHQ là những tiếng cầu cứu nguy kịch của tôi. Có thể đây là lần cuối cùng tôi còn được phát biểu vì công an hăm dọa sẽ bắt tôi vào tù”.
160 người bị kết án tổng cộng 1052 năm tù kể từ tháng 5 năm 2009 đến tháng Sáu năm 2013 “chiếu theo các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia trong bộ Luật Hình sự”, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho biết.
“Tại Việt Nam ngày nay đặt bom hay gửi Email ra nước ngoài đều phạm tội như nhau”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris cho các ký giả biết như thế.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại hội trường Genève rằng chính sách của Việt Nam là luôn luôn bảo vệ và thăng tiến các tự do, ông trích dẫn sự bùng nổ Internet, với 30,8 triệu người sử dụng và 3 triệu bloggers.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)