Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Bài học ngày 31-08-2013
THẦN LỰC
CHÍNH Ở TÂM LỰC
9. Uttarakurukādigamanapañho
9. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, atthi koci, yo iminā sarīrena
uttarakuruṃ vā gaccheyya, brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā pana dīpa’’nti? ‘‘Atthi,
mahārāja, yo iminā cātummahābhūtikena kāyena uttarakuruṃ vā gaccheyya,
brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā pana dīpa’’nti.
‘‘Kathaṃ, bhante nāgasena, iminā
cātummahābhūtikena kāyena uttarakuruṃ vā gaccheyya, brahmalokaṃ vā, aññaṃ vā
pana dīpa’’nti?
‘‘Abhijānāsi nu, tvaṃ mahārāja, imissā pathaviyā vidatthiṃ vā ratanaṃ vā laṅghitā’’ti?
‘‘Āma, bhante, abhijānāmi ‘ahaṃ, bhante nāgasena, aṭṭhapi rataniyo laṅghemī’’’ti.
‘‘Kathaṃ, tvaṃ mahārāja, aṭṭhapi rataniyo laṅghesī’’ti? ‘‘Ahañhi, bhante, cittaṃ
uppādemi ‘ettha nipatissāmī’ti saha cittuppādena kāyo me lahuko hotī’’ti.
‘‘Evameva kho, mahārāja, iddhimā bhikkhu cetovasippatto kāyaṃ citte samāropetvā
cittavasena vehāsaṃ gacchatī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Uttarakurukādigamanapañho
navamo.
9. Đức vua đã nói rằng:
“Thưa ngài Nāgasena, có người nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm
Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng cách phân thân này không?”
“Tâu đại vương, có người
có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng thân tứ
đại này.”
“Thưa ngài Nāgasena, làm
thế nào có thể đi đến xứ Uttarakuru, hoặc cõi Phạm Thiên, hoặc hòn đảo khác bằng
thân tứ đại này?”
“Tâu đại vương, chắc
ngài biết rõ là đã nhảy lên khỏi trái đất này một gang tay hoặc một ratana?”[3]
“Thưa ngài, trẫm biết
rõ. Thưa ngài Nāgasena, trẫm nhảy lên đến tám ratana.”
“Tâu đại vương, làm thế
nào ngài nhảy lên đến tám ratana?”
“Thưa ngài, chính vì trẫm
lập tâm rằng: ‘Ta sẽ rơi xuống ở chỗ này.’ Với sự lập tâm ấy, thân thể của trẫm
trở thành nhẹ.”
“Tâu đại vương, tương tợ
y như thế vị tỳ khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, sau khi đặt
thân vào tâm rồi di chuyển ở không trung bằng năng lực của tâm.”
“Thưa ngài Nāgasena,
ngài thật khôn khéo.”
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Bài học ngày 30-08-2013
HÀNH ĐỘNG
VÀ SỰ HIỂU BIẾT
8. Jānantājānantapāpakaraṇapañho
8. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, yo jānanto pāpakammaṃ karoti, yo
ajānanto pāpakammaṃ karoti, kassa bahutaraṃ apuñña’’nti? Thero āha ‘‘yo kho,
mahārāja, ajānanto pāpakammaṃ karoti, tassa bahutaraṃ apuñña’’nti. ‘‘Tena hi,
bhante nāgasena, yo amhākaṃ rājaputto vā rājamahāmatto vā ajānanto pāpakammaṃ
karoti, taṃ mayaṃ diguṇaṃ daṇḍemā’’ti? ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, tattaṃ
ayoguḷaṃ ādittaṃ sampajjalitaṃ sajotibhūtaṃ eko jānanto gaṇheyya, eko ajānanto
gaṇheyya, katamo [kassa (ka.)] balavataraṃ ḍayheyyā’’ti.
‘‘Yo kho, bhante, ajānanto gaṇheyya, so [tassa (pī. ka.)] balavataraṃ ḍayheyyā’’ti.
‘‘Evameva kho, mahārāja, yo ajānanto pāpakammaṃ karoti, tassa bahutaraṃ
apuñña’’nti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Jānantājānantapāpakaraṇapañho
aṭṭhamo.
8. Đức vua đã nói rằng:
“Thưa ngài Nāgasena, người làm nghiệp ác mà biết và người làm nghiệp ác mà
không biết, người nào có tội nhiều hơn?”
Vị trưởng lão đã nói rằng:
“Tâu đại vương, người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều
hơn.”
“Thưa ngài Nāgasena,
chính vì điều ấy hoàng tử nào hoặc quan đại thần nào của chúng tôi làm nghiệp
ác mà không biết, có phải chúng tôi phạt người ấy gấp đôi?”
“Tâu đại vương, đại
vương nghĩ gì về điều này? Một người cầm lấy cục sắt được nung nóng, đốt nóng,
cháy rực, có ngọn lửa mà không biết, một người cầm lấy mà biết, người nào bị phỏng
với mức độ trầm trọng hơn?”
“Thưa ngài, người nào cầm
lấy mà không biết, người ấy bị phỏng với mức độ trầm trọng hơn.”
“Tâu đại vương, tương tợ
y như thế người nào làm nghiệp ác mà không biết, người ấy có tội nhiều hơn.”
“Thưa ngài Nāgasena,
ngài thật khôn khéo.”
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Bài học ngày 29-08-2013
PHƯỚC BÁU
THÌ VÔ LƯỢNG
7. Pāpapuññānaṃ appānappabhāvapañho
7. Rājā āha
‘‘bhante nāgasena, kataraṃ nu kho bahutaraṃ puññaṃ vā apuññaṃ vā’’ti? ‘‘Puññaṃ
kho, mahārāja ,
bahutaraṃ, apuññaṃ thoka’’nti. ‘‘Kena kāraṇenā’’ti? ‘‘Apuññaṃ kho, mahārāja,
karonto vippaṭisārī hoti ‘pāpakammaṃ mayā kata’nti, tena pāpaṃ na vaḍḍhati. Puññaṃ kho,
mahārāja, karonto avippaṭisārī hoti, avippaṭisārino pāmojjaṃ jāyati,
pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ
vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati, samāhito yathābhūtaṃ pajānāti, tena kāraṇena
puññaṃ vaḍḍhati. Puriso kho, mahārāja, chinnahatthapādo bhagavato ekaṃ
uppalahatthaṃ datvā ekanavutikappāni vinipātaṃ na gacchissati. Imināpi,
mahārāja, kāraṇena bhaṇāmi ‘puññaṃ bahutaraṃ, apuññaṃ thoka’’’nti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Pāpapuññānaṃ appānappabhāvapañho
sattamo.
7. Đức vua đã nói rằng:
“Thưa ngài Nāgasena, phước và tội cái nào nhiều hơn?”
“Tâu đại vương, phước
thì nhiều hơn, tội thì ít.”
“Vì lý do gì?”
“Tâu đại vương, trong
khi làm tội thì có sự ân hận rằng: ‘Nghiệp ác được ta làm,’ do đó ác không tăng
trưởng. Tâu đại vương, trong khi làm phước thì không có sự ân hận. Đối với người
không có sự ân hận, hân hoan sanh khởi; đối với người được hân hoan, hỷ sanh khởi;
đối với người có tâm hỷ, thân khinh an; thân được khinh an thì cảm giác sự an lạc;
có sự an lạc, tâm được định tĩnh; đã được định tĩnh, thì nhận biết đúng theo thực
thể. Vì lý do ấy, phước tăng trưởng. Tâu đại vương, người có chân tay bị chặt đứt
sau khi dâng lên đức Thế Tôn một bó hoa sen thì sẽ không rơi vào đọa xứ chín
mươi mốt kiếp. Tâu đại vương, cũng vì lý do này mà tôi nói rằng: ‘phước thì nhiều
hơn, tội thì ít.’”
“Thưa ngài Nāgasena,
ngài thật khôn khéo.”
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Bài học ngày 28-08-2013
NẮM MỘT
GÓC LÀ NẮM TẤT CẢ
6. Bojjhaṅgapañho
6. Rājā āha ‘‘kati nu kho, bhante nāgasena, bojjhaṅgā’’ti? ‘‘Satta
kho, mahārāja, bojjhaṅgā’’ti. ‘‘Katihi pana, bhante, bojjhaṅgehi bujjhatī’’ti?
‘‘Ekena kho, mahārāja, bojjhaṅgena bujjhati dhammavicayasambojjhaṅgenā’’ti.
‘‘Atha kissa nu kho, bhante, vuccanti ‘satta bojjhaṅgā’’’ti? ‘‘Taṃ kiṃ maññasi,
mahārāja, asi kosiyā pakkhitto aggahito hatthena ussahati chejjaṃ
chinditu’’nti. ‘‘Na hi, bhante’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja,
dhammavicayasambojjhaṅgena vinā chahi bojjhaṅgehi na bujjhatī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Bojjhaṅgapañho chaṭṭho.
6. Đức vua đã nói rằng:
“Thưa ngài Nāgasena, có bao nhiêu giác chi (chi phần đưa đến giác ngộ)?”
“Tâu đại vương, có bảy
giác chi.”
“Thưa ngài, được giác ngộ
với bao nhiêu giác chi?”
“Tâu đại vương, được giác
ngộ với một giác chi là với trạch pháp giác chi.”
“Thưa ngài, vậy thì tại
sao lại được nói là ‘bảy giác chi’?”
“Tâu đại vương, đại
vương nghĩ gì về điều này? Cây gươm đã được tra vào vỏ, không được nắm bằng
tay, có thể cắt được vật cần phải cắt?”
“Thưa ngài, không thể.”
“Tâu đại vương, tương tợ
y như thế thiếu đi trạch pháp giác chi thì không được giác ngộ bằng sáu chi phần
(còn lại).”
“Thưa ngài Nāgasena,
ngài thật khôn khéo.”
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Bài học ngày 27-08-2013
TÂM THỨC
KHÔNG CÓ HẠN CUỘC CỦA KHÔNG GIAN
5. Dvinnaṃ
lokuppannānaṃ samakabhāvapañho
5. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, yo idha kālaṅkato brahmaloke
uppajjeyya, yo ca idha kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, ko cirataraṃ ko
sīghatara’’nti? ‘‘Samakaṃ, mahārājā’’ti.
‘‘Opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Kuhiṃ pana, mahārāja, tava jātanagara’’nti? ‘‘Atthi,
bhante, kalasigāmo nāma, tatthāhaṃ jāto’’ti. ‘‘Kīva dūro, mahārāja, ito
kalasigāmo hotī’’ti. ‘‘Dvimattāni, bhante, yojanasatānī’’ti. ‘‘Kīva dūraṃ,
mahārāja, ito kasmīraṃ hotī’’ti? ‘‘Dvādasa, bhante, yojanānī’’ti. ‘‘Iṅgha, tvaṃ
mahārāja, kalasigāmaṃ cintehī’’ti. ‘‘Cintito, bhante’’ti. ‘‘Iṅgha, tvaṃ
mahārāja, kasmīraṃ cintehī’’ti. ‘‘Cintitaṃ bhante’’ti. ‘‘Katamaṃ nu kho,
mahārāja, cirena cintitaṃ, katamaṃ sīghatara’’nti? ‘‘Samakaṃ bhante’’ti.
‘‘Evameva kho, mahārāja, yo idha kālaṅkato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha
kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, samakaṃ yeva uppajjantī’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohī’’ti. ‘‘Taṃ
kiṃ maññasi, mahārāja, dve sakuṇā ākāsena gaccheyyuṃ , tesu eko ucce rukkhe nisīdeyya, eko nīce rukkhe nisīdeyya,
tesaṃ samakaṃ patiṭṭhitānaṃ katamassa chāyā paṭhamataraṃ pathaviyaṃ patiṭṭhaheyya,
katamassa chāyā cirena pathaviyaṃ patiṭṭhaheyyā’’ti? ‘‘Samakaṃ, bhante’’ti.
‘‘Evameva kho, mahārāja, yo idha kālaṅkato brahmaloke uppajjeyya, yo ca idha
kālaṅkato kasmīre uppajjeyya, samakaṃ yeva uppajjantī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Dvinnaṃ lokuppannānaṃ
samakabhāvapañho pañcamo.
5. Đức vua đã nói rằng:
“Thưa ngài Nāgasena, người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người
từ trần ở đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, ai là lâu hơn, ai là mau hơn?”
“Tâu đại vương, bằng
nhau.”
“Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, thành phố
quê hương của ngài ở đâu?”
“Thưa ngài, có ngôi làng
tên là Kalasi. Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”
“Tâu đại vương, ngôi
làng Kalasi cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, khoảng cách
hai trăm do-tuần.”
“Tâu đại vương, Kasmīra
cách đây bao xa?”
“Thưa ngài, mười hai
do-tuần.”
“Tâu đại vương, đại
vương hãy nghĩ đến ngôi làng Kalasi đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến
rồi.”
“Tâu đại vương, đại
vương hãy nghĩ đến Kasmīra đi?”
“Thưa ngài, đã nghĩ đến
rồi.”
“Tâu đại vương, cái nào
đã được suy nghĩ lâu, cái nào mau hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ
y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở
đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại
vương nghĩ gì về điều này? Hai con chim bay ở không trung, một con trong số đó
đậu xuống ở cây cao, một con đậu ở cây thấp. Khi chúng đồng thời đáp xuống,
bóng của con nào thành lập ở mặt đất trước, bóng của con nào thành lập ở mặt đất
lâu hơn?”
“Thưa ngài, bằng nhau.”
“Tâu đại vương, tương tợ
y như thế người từ trần ở đây rồi sanh vào cõi Phạm Thiên, và người từ trần ở
đây rồi sanh vào xứ Kasmīra, họ sanh lên đều bằng nhau.”
“Thưa ngài Nāgasena,
ngài thật khôn khéo.”
Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013
Bài học ngày 26-08-2013
TÂM VÀ VẬN
TỐC
4. Brahmalokapañho
4. Rājā āha
‘‘bhante nāgasena, kīvadūro ito brahmaloko’’ti? ‘‘Dūro kho, mahārāja, ito
brahmaloko kūṭāgāramattā
silā tamhā patitā ahorattena aṭṭhacattālīsayojanasahassāni bhassamānā catūhi māsehi
pathaviyaṃ patiṭṭhaheyyā’’ti.
‘‘Bhante
nāgasena, tumhe evaṃ bhaṇatha ‘seyyathāpi balavā puriso samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya , pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya, evameva iddhimā
bhikkhu cetovasippatto jambudīpe antarahito brahmaloke pātubhaveyyā’ti etaṃ vacanaṃ na saddahāmi, evaṃ atisīghaṃ tāva bahūni yojanasatāni
gacchissatī’’ti.
Thero āha ‘‘kuhiṃ pana, mahārāja, tava
jātabhūmī’’ti? ‘‘Atthi, bhante, alasando nāma dīpo, tatthāhaṃ jāto’’ti. ‘‘Kīva dūro,
mahārāja, ito alasando hotī’’ti? ‘‘Dvimattāni, bhante, yojanasatānī’’ti.
‘‘Abhijānāsi nu tvaṃ, mahārāja, tattha kiñcideva karaṇīyaṃ karitvā saritā’’ti? ‘‘Āma,
bhante, sarāmī’’ti. ‘‘Lahuṃ kho tvaṃ, mahārāja, gatosi dvimattāni yojanasatānī’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
4. Đức
vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, cõi Phạm Thiên cách đây bao xa?”
“Tâu
đại vương, cõi Phạm Thiên cách đây xa lắm. Tảng đá kích thước bằng ngôi nhà mái
nhọn bị rơi từ nơi ấy, trong khi rơi xuống ngày đêm bốn mươi tám ngàn do-tuần
thì bốn tháng mới có thể đến được trái đất.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài nói như vầy:
‘Cũng giống như người đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co
lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương tợ y như thế, vị tỳ
khưu có thần thông, đã đạt đến năng lực của tâm, biến mất ở Jambudīpa có thể
hiện ra ở cõi Phạm Thiên.’ Trẫm không tin lời nói này. Như vậy vị ấy sẽ di
chuyển cực kỳ nhanh đến cả nhiều trăm do-tuần?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương,
sanh quán của ngài ở đâu?”
“Thưa ngài, có hòn đảo tên là Alasandā.
Trẫm sanh ra tại nơi ấy.”
“Tâu đại vương, Alasandā cách đây bao xa?”
“Thưa
ngài, khoảng cách hai trăm do-tuần.”
“Tâu
đại vương, phải chăng ngài biết rõ là ngài đã làm một việc cần làm nào đó ở tại
nơi ấy và ngài vẫn còn nhớ?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm nhớ.”
“Tâu đại
vương, quả là ngài đã di chuyển khoảng cách hai trăm do-tuần một cách nhẹ
nhàng.”
“Thưa
ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013
Bài học ngày 25-08-2013
NGỪA BỆNH HƠN TRỊ BỆNH
3.
Dukkhappahānavāyamapañho
3. Rājā āha
‘‘bhante nāgasena, kiṃ tumhe atītassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi,
mahārājā’’ti. ‘‘Kiṃ pana, bhante, anāgatassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti?
‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Kiṃ pana paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Yadi tumhe na
atītassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, na anāgatassa dukkhassa pahānāya
vāyamatha, na paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, atha kimatthāya
vāyamathā’’ti. Thero āha ‘kinti, mahārāja, idañca dukkhaṃ nirujjheyya, aññañca dukkhaṃ nuppajjeyyā’ti etadatthāya
vāyamāmā’’ti.
‘‘Atthi pana te, bhante nāgasena,
anāgataṃ dukkha’’nti?
‘‘Natthi [kathā. 828, 829 passitabbaṃ], mahārājā’’ti
‘‘tumhe kho, bhante nāgasena, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ dukkhānaṃ pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Atthi pana te, mahārāja, keci paṭirājāno paccatthikā paccāmittā
paccupaṭṭhitā
hontī’’ti? ‘‘Āma, bhante, atthī’’ti. ‘‘Kiṃnu kho, mahārāja, tadā tumhe parikhaṃ khaṇāpeyyātha, pākāraṃ cināpeyyātha gopuraṃ kārāpeyyātha, aṭṭālakaṃ kārāpeyyātha, dhaññaṃ atiharāpeyyāthā’’ti? ‘‘Na hi,
bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kiṃ tumhe, mahārāja, tadā hatthismiṃ sikkheyyātha, assasmiṃ sikkheyyātha, rathasmiṃ sikkheyyātha, dhanusmiṃ sikkheyyātha, tharusmiṃ sikkheyyāthā’’ti? ‘‘Na hi,
bhante, paṭikacceva taṃ sikkhitaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti?
‘‘Anāgatānaṃ, bhante,
bhayānaṃ paṭibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Kiṃ nu kho, mahārāja, atthi anāgataṃ bhaya’’nti? ‘‘Natthi,
bhante’’ti . ‘‘Tumhe
ca kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ bhayānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo opammaṃ karohīti. ‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, yadā tvaṃ pipāsito bhaveyyāsi, tadā tvaṃ udapānaṃ khaṇāpeyyāsi, pokkharaṇiṃ khaṇāpeyyāsi, taḷākaṃ khaṇāpeyyāsi ‘pānīyaṃ pivissāmī’’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti?
‘‘Anāgatānaṃ, bhante,
pipāsānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Atthi pana,
mahārāja, anāgatā pipāsā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja,
atipaṇḍitā , ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ pipāsānaṃ paṭibāhanatthāya taṃ paṭiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo
opammaṃ karohī’’ti.
‘‘Taṃ kiṃ maññasi, mahārāja, yadā tvaṃ bubhukkhito bhaveyyāsi, tadā
tvaṃ khettaṃ kasāpeyyāsi, sāliṃ vapāpeyyāsi ‘bhattaṃ bhuñjissāmī’’’ti? ‘‘Na hi,
bhante, paṭikacceva taṃ paṭiyattaṃ hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti.
‘‘Anāgatānaṃ, bhante,
bubhukkhānaṃ paṭibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Atthi pana,
mahārāja, anāgatā bubhukkhā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantānaṃ anāgatānaṃ bubhukkhānaṃ paṭibāhanatthāya paṭiyādethā’’ti.
‘‘Kallosi,
bhante nāgasenā’’ti.
Dukkhappahānavāyamapañho tatiyo
3. Đức
vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc
quá khứ?”
“Tâu đại
vương, không phải.”
“Vậy có
phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai?”
“Tâu đại
vương, không phải.”
“Vậy có
phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại?”
“Tâu đại
vương, không phải.”
“Nếu
ngài không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ, không tinh tấn nhằm loại bỏ
khổ thuộc vị lai, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại, vậy ngài tinh
tấn nhằm mục đích gì?”
Vị
trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và
khổ khác không thể sanh lên? Chúng tôi tinh tấn nhằm mục đích này.”
“Thưa
ngài Nāgasena, vậy (bây giờ) có khổ thuộc vị lai không?”
“Tâu đại
vương, không có.”
“Thưa
ngài Nāgasena, ngài quả là quá sáng trí khi ngài tinh tấn nhằm loại bỏ các khổ
không hiện hữu!”
“Tâu đại
vương, vậy có những vị vua đối nghịch, những kẻ thù đối nghịch, những bạn bè
đối nghịch chống đối lại ngài không?”
“Thưa
ngài, đúng vậy. Có.”
“Tâu đại
vương, phải chăng khi ấy ngài mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây
cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc?”
“Thưa
ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Tâu đại
vương, phải chăng khi ấy ngài mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới
rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”
“Thưa
ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm
mục đích gì?”
“Thưa
ngài, nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai.”
“Tâu đại
vương, phải chăng (bây giờ) có nỗi lo sợ thuộc vị lai?”
“Thưa
ngài, không có.”
“Tâu đại
vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn
các nỗi lo sợ thuộc vị lai!”
“Xin
ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại
vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài bị khát thì khi
ấy ngài mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào ao nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ
rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”
“Thưa
ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm
mục đích gì?”
“Thưa
ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước còn chưa đến.”
“Tâu đại
vương, phải chăng (bây giờ) có sự khát nước ở vị lai?”
“Thưa
ngài, không có.”
“Tâu đại
vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích
ngăn chặn các sự khát nước ở vị lai!”
“Xin
ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại
vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài thèm ăn thì khi
ấy ngài mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng
bữa ăn’?”
“Thưa
ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm
mục đích gì?”
“Thưa
ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn ở vị lai.”
“Tâu đại
vương, phải chăng (bây giờ) có sự thèm ăn ở vị lai?”
“Thưa
ngài, không có.”
“Tâu đại
vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích
ngăn chặn các sự thèm ăn không hiện hữu ở vị lai!”
“Thưa
ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)