Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012


PHẬT HỌC CƠ BẢN

33. Kinh Phúng tụng
(Sangìti sutta)

 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong33.htm

Như vầy tôi nghe.
Tụng phẩm I
1. Một thời Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại thành của dân chúng Mallà tên là Pàvà và trú tại đấy. Thế Tôn trú tại Pàvà trong rừng xoài của thợ rèn Cunda.
2. Lúc bấy giờ, một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallà, trú ở Pàvà, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Dân chúng Mallà ở Pàvà được nghe: "Thế Tôn du hành giữa dân tộc Mallà, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Ngài đến tại Pàvà, trú tại đấy, trong rừng xoài của thợ rèn Cunda". Rồi các vị Mallà ở Pàvà đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các vị Mallà ở Pàvà bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ở đây một hội trường tên là Ubbhataka mới được dựng lên giữa dân chúng Mallà ở Pàvà, và hội trường này chưa có vị Sa-môn, Bà-la-môn, hay một người nào khác an trú. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn là người đến dùng hội trường này trước tiên. Nhờ Thế Tôn dùng trước tiên, dân chúng Mallà ở Pàvà sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.
Thế Tôn im lặng nhận lời.
3. Rồi các vị Mallà ở Pàvà, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng đến Ngài, từ tạ đi đến hội trường. Sau khi đến, liền dùng đệm trải khắp tất cả, sửa soạn các ghế ngồi, đặt sẵn một ghè nước, treo cây đèn dầu, rồi đến chỗ Thế Tôn ở. Sau khi đến, các vị này đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, các vị Mallà ở Pàvà bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, hội trường đã được trải nệm tất cả, các ghế ngồi đã được sửa soạn, ghè nước đã được đặt sẵn, cây đèn dầu đã được treo lên, Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời.
4. Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát cùng với chúng Tỷ-kheo đến tại hội trường. Khi đến xong Ngài rửa chân và vào hội trường. Thế Tôn ngồi dựa trên cột chính giữa, mặt hướng về phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo sau khi rửa chân, vào hội trường, ngồi dựa trên bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, sau lưng Thế Tôn. Các vị Mallà ở Pàvà cũng rửa chân, đi vào hội trường, và ngồi xuống, dựa vào bức tường phía Ðông, mặt hướng phía Tây, trước mặt có Thế Tôn. Rồi Thế Tôn, cho đến đêm thật khuya, thuyết pháp cho dân Mallà ở Pàvà, giảng dạy, giải thích, khích lệ, làm cho hứng khởi rồi bảo các vị ấy về:
- Này Vàsetthà, đêm đã quá khuya. Các Ngươi hãy làm những gì các Ngươi xem là phải thời.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các vị Mallà ở Pàvà vâng lời Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và ra đi.
5. Thế Tôn, khi dân Mallà đi chưa bao lâu, nhìn chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, rồi bảo tôn giả Sàriputta:
- Này Sàriputta, chúng Tỷ-kheo không có hôn trầm thụy miên. Này Sàriputta, hãy thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo. Ta cảm thấy đau lưng! Ta muốn nằm nghỉ.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn! - Tôn giả Sàriputta vâng lời Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn, xếp y Sanghàti (Tăng-già-lê) gấp bốn và nằm xuống như cách nằm con sư tử, thân phía hữu, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, với tâm nghĩ đến lúc ngồi dậy.
6. Lúc bấy giờ, Niganthà Nàthaputta vừa mới tạ thế ở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Niganthà chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng: "Ngươi không biết Pháp và Luật này, ta biết Pháp và Luật này. Sao Ngươi có thể biết Pháp và Luật này? Người theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày đã bị đảo lộn. Quan niệm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được". Hình như các đệ tử của Niganthà Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm và phản đối các vị Nigantha, vì Pháp và Luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, tháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.
7. Rồi tôn giả Sàriputta bảo các Tỷ-kheo:
- Này Hiền giả, Niganthà Nàthaputta vừa mới từ trần không bao lâu. Sau khi vị này từ trần, các Nigantha (Ni-kiền-tử) chia làm hai phe... và không có chỗ y chỉ.
Nhưng với chúng ta, này các Hiền giả, pháp này được Thế Tôn khéo giảng dạy, khéo trình bày, một Chánh pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác trình bày. Ở đây, tất cả mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Này các Hiền giả, thế nào là Pháp được Thế Tôn chúng ta khéo giảng dạy, khéo trình bày, một pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh do vị Chánh Ðẳng Giác trình bày? Ở đây, tất cả cần phải cùng nhau tụng đọc không cãi cọ nhau, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Này các Hiền giả, có một pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị này đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Một pháp
8. Thế nào là một pháp? Tất cả loài hữu tình do các món ăn (àhàra) mà an trú, tất cả loài hữu tình do các hành (samkhàrà) mà an trú. Này các Hiền giả, đó là một pháp được Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuyết giảng một cách chơn chánh. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Hai pháp
9. Này các Hiền giả, có hai pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là hai pháp?
i) Danh và sắc.
ii) Vô minh và hữu ái.
iii) Hữu kiến và vô hữu kiến.
iv) Vô tàm và vô quý.
v) Tàm và quý.
vi) Ác ngôn và ác hữu.
vii) Thiện ngôn và thiện hữu.
viii) Nhập tội thiện xảo và xuất tội thiện xảo.
ix) Ðẳng chí thiện xảo và xuất khởi đẳng chí thiện xảo.
x) Giới thiện xảo và tác ý thiện xảo.
xi) Xứ thiện xảo và duyên khởi thiện xảo.
xii) Thiện xảo về xứ và thiện xảo về phi xứ.
xii) Chơn trực và tàm quý.
xiv) Kham nhẫn và nhu hòa.
xv) Lời nói nhu thuần và tiếp đón thân tình.
xvi) Vô hại và từ ái.
xvii) Thất niệm và bất chánh tri.
xvii) Chánh niệm và tỉnh giác.
xix) Các căn không được chế ngự và ăn uống không tiết độ.
xx) Các căn được chế ngự và ăn uống có tiết độ.
xxi) Tư duy lực và tu tập lực.
xxii) Niệm lực và định lực.
xxiii) Chỉ và quán.
xxiv) Chỉ tướng và tinh cần tướng.
xxv) Tinh cần và không dao động.
xxvi) Giới thành tựu và kiến thành tựu.
xxvii) Giới suy khuyết và kiến suy khuyết.
xxxiii) Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh.
xxix) Kiến thanh tịnh và tinh cần theo tri kiến ấy.
xxx) Dao động đối với các pháp bị dao động và chánh tinh cần của người bị dao động ấy.
xxxi) Không tri túc với các thiện pháp và không thối thất trong tinh cần.
xxxii) Minh tri và giải thoát.
xxxiii) Tận tri và vô sanh trí.
Này các Hiền giả, hai pháp này được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

THIÊN ĐÀNG AI BIẾT ĐÂU LÀ NẺO?
 (tiếp theo)

13. Kinh Tevijja (Tam minh)
(Tevijja sutta)
 

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong13.htm

31. Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe những Bà-la-môn niên cao lạp trưởng, tôn sư và đại tôn sư cùng nhau nói chuyện không? Phạm thiên có dục ái hay không dục ái?
- Tôn giả Gotama, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Tôn giả Gotama, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không sân tâm?
- Tôn giả Gotama, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gotama, có tự tại.
32. - Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà có dục ái hay không dục ái?
- Tôn giả Gotama, có dục ái.
- Có hận tâm hay không hận tâm?
- Tôn giả Gotama, có hận tâm.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Tôn giả Gotama, có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gotama, không có tự tại.
33. - Này Vàsettha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là có tham ái, Phạm thiên không có tham ái. Giữa các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là có tham ái với Phạm thiên không có tham ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, không thể có được.
34. - Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà có dục ái ấy sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.
35. - Này Vàsettha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà có hận tâm, Phạm thiên không có hận tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là có sân tâm, Phạm thiên không có sân tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là có nhiễm tâm, Phạm thiên không có nhiễm tâm... các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không có tự tại, Phạm thiên có tự tại.
Giữa các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, không có tự tại với Phạm thiên có tự tại có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, không thể có được.
36. - Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.
Này Vàsettha, ở đời các Bà-la-môn dầu có tinh thông ba tập Vedà, khi các vị này ngồi (với sự tự tín), thật sự đang chìm (trong bùn lầy), và khi đang chìm (trong bùn lầy) phải sống trong thất vọng, lầm tưởng rằng đã đến cảnh giới an lạc hơn. Do vậy đối với những Bà-la-môn tinh thông Vedà sự tinh thông ấy được gọi là bãi sa mạc không có nước, sự tinh thông ấy cũng được gọi là rừng rậm không có đường lối, sự tinh thông ấy cũng được gọi là sự bất hạnh.
37. Khi nghe vậy, thanh niên Bà-la-môn Vàsettha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, tôi có nghe nói Sa-môn Gotama biết con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.
- Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Ở đây có người sinh trưởng ở Manasàkata, nhưng chưa bao giờ rời khỏi chỗ này. Có người hỏi con đường đưa đến Manasàkata. Này Vàsettha, đối với người ấy đã sinh trưởng ở Manasàkata, chắc không có gì nghi ngờ hay khó khăn thì phải?
- Tôn giả Gotama, thật không có gì nghi ngờ hay khó khăn. Vì cớ sao? Tôn giả Gotama, người ấy sinh trưởng ở Manasàkata đều biết rõ tất cả con đường đưa đến Manasàkata.
38. - Này Vàsettha, đối với người ấy đã sinh trưởng Manasàkata, còn có thể nghi ngờ và có khó khăn hỏi đến con đường đưa đến Manasàkata nhưng đối với Như Lai thì không có nghi ngờ hay khó khăn gì khi hỏi đến Phạm thiên giới hay con đường đưa đến Phạm thiên giới! Này Vàsettha, Ta biết đến Phạm thiên, Phạm thiên giới và con đường đưa đến Phạm thiên giới.
39. Khi nghe nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Vàsettha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, tôi đã nghe: "Sa-môn Gotama, giảng dạy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên". Lành thay, nếu Sa-môn Gotama thuyết dạy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên! Mong Tôn giả Gotama tế độ chúng Bà-la-môn!
- Này Vàsettha, vậy hãy lóng nghe và khéo tác ý kỹ? Ta sẽ nói:
40. Này Vàsettha, nay ở đời đức Như Lai xuất hiện, là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ðức Như Lai sau khi tự mình chứng ngộ với thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Trời, Người lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
41. Người gia trưởng hay con vị gia trưởng, hay một người sinh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tin ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình". Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
42. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp, thân nghiệp, ngữ nghiệp, thanh tịnh. Mạng sống trong sạch, giới hạnh đầy đủ, thủ hộ các căn, chánh niệm, tỉnh giác và biết tri túc.
43. Này Vàsettha, thế nào là Tỷ-kheo giới hạnh cụ túc?
Ở đây, này Vàsettha, Tỷ-kheo từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh...   do lạc thọ, tâm được định tĩnh... chứng và trú thiền thứ nhất, ... (như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 43-75).
76. Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
77. Này Vàsettha, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Vàsettha, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, câu hữu với từ. Này Vàsettha, đó là con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.
78. Lại nữa, này Vàsettha, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.
79. Này Vàsettha, như người lực sĩ thổi tù và khiến tiếng được nghe khắp bốn phương, không có gì khó khăn, cũng vậy này Vàsettha, đối với mọi hình thức của sự sống, không có ai là vị ấy bỏ qua hay bỏ sót mà không biến mãn với tâm giải thoát, cùng khởi với xả. Này Vàsettha, đó là con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên.
80. Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Tỷ-kheo an trú như vậy là có dục ái hay không dục ái?
- Tôn giả Gotama, không có dục ái.
- Có hận tâm hay không có hận tâm?
- Tôn giả Gotama, không có hận tâm.
- Có sân tâm hay không có sân tâm?
- Tôn giả Gotama, không có sân tâm.
- Có nhiễm tâm hay không có nhiễm tâm?
- Tôn giả Gotama, không có nhiễm tâm.
- Có tự tại hay không có tự tại?
- Tôn giả Gomata, có tự tại.
81. Này Vàsettha, Ngươi nói Tỷ-kheo không có dục ái, Phạm thiên không có dục ái. Giữa Tỷ-kheo không có dục ái với Phạm thiên không có dục ái, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, có thể có được.
- Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, Tỷ-kheo sau khi tâm thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Thật có thể có sự kiện ấy.
Này Vàsettha, Ngươi nói Tỷ-kheo không có hận tâm, Phạm thiên không có hận tâm... Tỷ-kheo không có nhiễm tâm, Phạm thiên không có nhiễm tâm. Tỷ-kheo có tự tại, Phạm Thiên có tự tại. Giữa Tỷ-kheo có tự tại với Phạm thiên có tự tại, có thể có một sự cọng hành, cọng trú không?
- Tôn giả Gotama, có thể có được.
- Lành thay, Vàsettha. Này Vàsettha, Tỷ-kheo sau khi thân hoại mạng chung sẽ cọng trú với Phạm thiên. Sự kiện ấy thật có thể có.
82. Khi nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Vàsettha và Bharadvàja bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày.
Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012


THIÊN ĐÀNG AI BIẾT ĐÂU LÀ NẺO?

13. Kinh Tevijja (Tam minh)
(Tevijja sutta)
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-truongbo/truong13.htm

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành ở Kosala (Câu-tát-la) cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đi đến một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Manasàkata. Tại đây, ở Manasakata, Thế Tôn trú tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravati (A-trí-la-phạt-để), phía Bắc làng Manasàkata. 2. Lúc bấy giờ, nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào ở tại Manasàkata như Bà-la-môn Canki (Thường-già), Bà-la-môn Tàrukkha (Ða-lê-xa) Bà-la-môn Pokkharasàti (Phí-già-la-bà-la), Bà-la-môn Jànussoni (Sanh Lậu), Bà-la-môn Todeyya (Ðạo-đề-da) và nhiều Bà-la-môn trứ danh, đại phú hào khác.
3. Lúc bấy giờ, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa Vàsettha (Bà-tất-sá) và Bhàradvàja (Bạt-la-đà-phạn-xà) trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng, vừa đi vừa suy nghĩ tư duy.
4. Thanh niên Bà-la-môn Vàsettha nói:
- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy;
5. Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja nói:
- Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy.
6. Thanh niên Bà-la-môn Vàsettha không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja và thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja, cũng không thể thuyết phục được thanh niên Bà-la-môn Vàsettha.
7. Khi ấy thanh niên Bà-la-môn Vàsettha nói với thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja:
- Này Bhàradvàja, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay trú ở Manasàkata, tại một vườn xoài trên bờ sông Aciravati, phía Bắc làng Manasàkata. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Này Bhàradvàja, hãy đến Sa-môn Gotama và hỏi Sa-môn Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
- Tôn giả, xin vâng!
Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja trả lời với thanh niên Bà-la-môn Vàsettha.
8. Lúc bấy giờ hai thanh niên Bà-la-môn Vàsettha và Bhàradvàja đến Thế Tôn, khi đã đến liền nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn và ngồi xuống một bên, khi ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Vàsettha bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, một cuộc nghị luận về chánh đạo và tà đạo khởi lên giữa hai chúng tôi trong khi đi bách bộ để tĩnh dưỡng vừa đi vừa suy nghĩ, tư duy. Tôi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy". Thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy". Tôn giả Gotama , đó là sự tranh luận, sự luận chấp, đó là sự bất đồng ý kiến.
9. Này Vàsettha, Ngươi nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo, hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Ðó là con đường do Bà-la-môn Pokkharasàti giảng dạy". Còn thanh niên Bà-la-môn Bhàradvàja nói như vầy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng , dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo, đó là con đường do Bà-la-môn Tàrukkha giảng dạy". Này Vàsettha, ở nơi đây tranh biện về vấn đề gì, luận chấp về vấn đề gì và bất đồng ý kiến về vấn đề gì?
10. - Tôn giả Gotama, về vấn đề chánh đạo và tà đạo. Tôn giả Gotama, nhiều Bà-la-môn thuyết dạy nhiều con đường sai khác như các vị Bà-la-môn Addhàriyà, các vị Bà-la-môn Tittiriyà, và các vị Bà-la-môn Chandokà, các vị Bà-la-môn Chandavà, các vị Bà-la-môn Bràhmacariyà - tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo. Tôn giả Gotama, như gần làng hay gần trị trấn có nhiều con đường sai khác, nhưng tất cả con đường này đều dẫn đến làng. Cũng vậy, Tôn giả Gotama, nhiều Bà-la-môn thuyết dạy nhiều con đường sai khác - như các Bà-la-môn Addhariyà, các vị Bà-la-môn Tittiriyà, các vị Bà-la-môn Chandokà, các vị Bà-la-môn Chandàvà, các vị Bà-la-môn Bràhmacariyà. Tất cả con đường này hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo.
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến?"
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn đến".
- Này Vàsettha, có phải Ngươi nói: "Chúng dẫn đến".
- Tôn giả Gotama, vâng, tôi nói: "Chúng dẫn dến".
12. - Thế nào Vàsettha? Có Bà-la-môn nào trong những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà tận mặt đã thấy Phạm thiên?
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Thế nào Vàsettha? Có tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên?
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
- Thế nào Vàsettha? Có Bà-la-môn nào cho đến bảy đời tôn sư và đại tôn sư của những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt nhìn thấy Phạm thiên?
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
13. - Thế nào, này Vàsettha. Những vị tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những vị Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và ngâm giảng như các vị Atthaka (A-sá-ca) Vàmaka (Bà-ma), Vàmadeva (Bà-ma-đề-bà), Angirasa (Ương-kỳ-sá), Bhàradvàja (Bạt-la-đà-phan-xà), Vàsettha (Bà-tất-sá), Kassapa (Ca-diếp), Bhagu (Bà-cữu), những vị này có nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy chỗ ở Phạm thiên, chỗ đến Phạm thiên, chỗ đi Phạm thiên?"
- Tôn giả Gotama, không có vị nào.
14. - Này Vàsettha, như vậy Ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên, không có một đại tôn sư nào của ác Bà-la-môn tinh thông ba tập và đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmita, Yamataggi, Angirasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo".
Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
15. - Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không thể có sự kiện ấy. Này Vàsettha, ví như một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Như vậy, này Vàsettha lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, người đầu không thấy, giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy, giống như lời nói mù quáng. Lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như vậy là lời nói đáng chê cười, là lời nói suông, là lời nói không tưởng, là lời nói trống rỗng.
16. - Này Vàsettha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như phần đông nhiều người khác - có thể thấy mặt trăng, mặt trời không, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn?
- Thưa vâng, Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như phần đông nhiều người khác có thể thấy mặt trăng, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn.
17. - Này Vàsettha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà - như phần đông nhiều người khác thấy mặt trăng, mặt trời, trong khi các vị này cầu khẩn, tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng mặt trời mọc và lặn, những vị này có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với mặt trăng mặt trời không? Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với mặt trăng, mặt trời cho những ai thực hành theo?
- Tôn giả Gotama, không thể được!
18. - Này Vàsettha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà như phần đông nhiều người khác, thấy mặt trăng, mặt trời trong khi các vị này cầu khẩn tán thán, vừa đi xung quanh, vừa chấp tay và đảnh lễ chỗ mặt trăng, mặt trời mọc và lặn, những vị này không có thể thuyết dạy con đường đưa đến sự cộng trú với mặt trăng mặt trời: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cọng trú với mặt trăng, mặt trời cho những ai thực hành theo". Ngươi cũng nói các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên. Ngươi cũng nói trong những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Anigirasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Này Vàsettha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?"
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy, thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
- Lành thay, này Vàsettha! Những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cọng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.
19. Này Vàsettha, như có người nói: "Tôi yêu và ái luyến một cô gái đẹp trong nước này". Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp mà Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết là người giai cấp nào, là Sát-đế-lỵ, hay Bà-la-môn, hay Phệ-xá, hay Thủ-đà?" Khi được hỏi, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, cô gái đẹp Ông yêu và ái luyến ấy, Ông có biết tên gì, họ gì, lớn người, thấp người hay người bậc trung? Da đen sẩm, da ngăm ngăm đen hay da hồng hào? Ở tại làng nào, ấp nào, hay thành phố nào?" Khi được hỏi vậy, người ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông đã yêu và đã ái luyến một người Ông không biết, không thấy?" Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý?
- Vâng phải, Tôn giả Gotama. Sự kiện là như vậy, thời lời nói của người kia không chánh xác, hợp lý.
20. - Cũng vậy, này Vàsettha, Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, không thể tận mắt thấy được Phạm thiên. Ngươi cũng nói những tu sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia các thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, cũng trì tụng và giảng dạy như các vị Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu". Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú với Phạm thiên nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý.
- Lành thay, Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo", thật không có sự kiện ấy.
21. Này Vàsettha, như một người muốn xây tại ngã tư đường một cái thang để leo lên lầu. Có người hỏi: "Này bạn, Ông muốn xây một cái thang để leo lên lầu, vậy Ông có biết lầu ấy là về hướng Ðông, hay về hướng Tây, hay về hướng Bắc, hay về hướng Nam? Nhà lầu ấy cao hay thấp, hay trung bình?". Ðược hỏi vậy, vị ấy trả lời không biết. Có người hỏi: "Này bạn, như vậy có phải Ông xây một cái thang để leo lên một cái lầu mà Ông không biết, không thấy?". Hỏi vậy, vị ấy trả lời phải. Này Vàsettha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, thời có phải lời nói người kia không chánh xác, hợp lý?
- Vâng phải, bạch Thế Tôn. Sự kiện là như vậy thời lời nói của người kia là không chánh xác, hợp lý.
22. - Cũng vậy, này Vàsettha. Ngươi nói rằng các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các đại tôn sư các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên, các Bà-la-môn cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không thể tận mắt thấy được Phạm thiên. Người cũng nói trong những ẩn sĩ thời cổ trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được bình tán và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy - như các vị Atthaka, Vamaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angirasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu, không có một vị nào đã nói: "Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm thiên sẽ đi đâu?" Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: "Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến sự cộng trú với Phạm thiên nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Này Vàsettha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý?
- Tôn giả Gotama, sự kiện là như vậy thời lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chính xác hợp lý.
23. - Lành thay, Vàsettha. Những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà không biết, không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên mà thuyết dạy: "Ðây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo". Thật không có sự kiện ấy.
24. Này Vàsettha, như sông Aciravati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người đứng bờ bên này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia, hãy lại đây! Bờ bên kia, hãy lại đây". Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravati đến bờ bên này không?
- Tôn giả Gotama, không thể vậy.
25. - Cũng vậy, này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, những vị này đã nói: "Chúng tôi cầu khẩn Indra (Nhân-đà-la), chúng tôi cầu khẩn Soma (Tô-ma), chúng tôi cầu khẩn Vanena (Bà-lưu-va), chúng tôi cầu khẩn Isàna (Y-sa-na), chúng tôi cầu khẩn Pajàpati (Sanh chủ), chúng tôi cầu khẩn Brahmà (Phạm thiên), chúng tôi cầu khẩn Mahiddhi (Ma-hi-đề), chúng tôi cầu khẩn Yama (Dạ-ma). Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà ấy, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn - vì kêu gọi, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán, sau khi thân hoại mạng chung, những vị ấy sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không có sự kiện ấy.
26. - Này Vàsettha, như sông Aciravati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tiến đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia, và muốn lội qua bờ bên kia. Người này đứng bên bờ này kêu bờ bên kia và nói: "Bờ bên kia hãy lại đây! Bờ bên kia hãy lại đây!" Này Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Có phải vì người kia kêu gọi bờ bên kia, vì cầu khẩn, vì hy vọng, vì tán thán mà bờ bên kia của sông Aciravati đến bờ bên này không?
- Tôn giả Gotama, không thể vậy.
27. - Cũng vậy, này Vàsettha, có năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh. Năm pháp này được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Những sắc pháp do mắt cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục, ái lạc; những tiếng do tai cảm nhận... những hương do mũi cảm nhận... những vị do lưỡi cảm nhận.. những xúc do thân cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục lạc. Này Vàsettha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, được xem là sợi dây chuyền, sợi dây thắng trong giới luật của bậc Thánh. Này Vàsettha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, đã tận hưởng năm pháp ấy.
28. - Này Vàsettha, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, tận hưởng chúng, bị trói buộc bởi sự trói buộc của dục lạc, sau khi thân hoại mạng chung sẽ cộng trú với Phạm thiên, thật không có sự kiện ấy.
29. - Này Vàsettha, như sông Acivarati này, đầy tràn cho đến bờ khiến con quạ có thể uống được. Có người đến, có sự việc bên bờ bên kia, tìm đến bờ bên kia, hướng đến bờ bên kia và muốn lội qua bờ bên kia. Người này ở bên bờ này trùm đầu và nằm ngủ. Này Vàsettha, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Người ấy có thể từ bên này của sông Aciravati đến bờ bên kia không?
- Tôn giả Gotama, không có thể được.
30. - Cũng vậy, này Vàsettha, có năm triền cái được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Dục cái, sân cái, hôn trầm thụy miên cái, trạo hối cái, nghi cái. Này Vàsettha, năm triền cái này được gọi là chướng ngại, cũng được gọi là triền cái, cũng được gọi là màn che, cũng được gọi là triền phược. Này Vàsettha, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái này, Này Vàsettha, thật vậy, những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, loại bỏ những pháp tác thành người Bà-la-môn, tuân theo những pháp không tác thành người Bà-la-môn, bị chướng ngại, bị triền phược, bị che đậy, bị trói buộc bởi năm triền cái, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ cộng trú với Phạm thiên - Thật không thể có sự kiện ấy.

(còn tiếp)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

HÃY KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NỘI TẠI


(V) (45) Rohitassa (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thiên tử Rohitassa sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chiếu sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:
- Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?
- Này Hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.
2. - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: "Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể đạt được tận cùng của thế giới, nhưng giữa đường con đã chết. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới".
3. - Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt.
4.
Với đi, không bao giờ,
Ðạt tận cùng thế giới.
Nếu không, không đạt được,
Chỗ tận cùng thế giới,
Thời không có giải thoát,
Ra khỏi ngoài khổ đau.
Do vậy, bậc có trí,
Hiểu biết rõ thế giới,
Ði tận cùng thế giới,
Với Phạm hạnh thành tựu,
Bậc đạt được an tịnh,
Biết tận cùng thế giới,
Không mong cầu đời này,
Không mong cầu đời sau.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012


VÀNG THẬT KHÔNG SỢ LỬA

(VIII ) (8) Vô Sở Úy
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0103.htm

- Có bốn vô sở úy của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân. Thế nào là bốn?
Ngài tự nhận là Chánh Ðẳng Giác, nhưng những pháp này không được Ngài Chánh Ðẳng Giác. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội Ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi.
Như Lai tự nhận là Ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc, nhưng các lậu hoặc này chưa được đoạn trừ. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội Ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi.
Các pháp Như Lai nói là các chướng ngại pháp, ai có thọ dụng chúng không đủ có chướng ngại gì. Ở đấy, nếu có Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội Ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này. Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi.
Pháp và mục đích mà Như Lai tuyên bố, không được Người chơn chánh thực hành đoạn diệt khổ đau. Ở đấy, nếu có vị Bà-la-môn, Sa-môn, hay Thiên, Nhân, hay Ma vương, hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời buộc tội Ta đúng pháp như vậy; này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có trường hợp này.
Này các Tỷ-kheo, do Ta không thấy có trường hợp này, nên Ta trú, đạt an ổn, đạt được không run sợ, đạt được không sợ hãi.
Bốn pháp không sợ hãi này của Như Lai, này các Tỷ-kheo, do thành tựu bốn vô sở úy này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và chuyển pháp luân.
Các loại luận đàm này,
Ðược y chỉ rộng rãi
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nương tựa, y chỉ họ
Khi họ đến Như Lai
Họ không còn tồn tại
Các luận đàm được nói
Họ run sợ, sợ hãi
Ai chinh phục tất cả
Chuyển vận được Pháp luân
Vì lòng thương tất cả
Mọi chúng sanh hữu tình
Với những bậc như vậy
Tối thắng giữa Thiên nhân
Mọi chúng sanh đảnh lễ
Bậc vượt quan sanh hữu
.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012


NHỮNG KẾT QUẢ TẤT NHIÊN


(X) (30) Tôn Giả Nàgita
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-0106.htm

1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn bộ hành giữa các người Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn tên là Icchànangalam. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Icchànangalam, trong khóm rừng Icchànangalam.

Các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangalam được nghe: "Sa-môn Tôn giả Gotama là Thích tử xuất gia từ gia đình họ Thích, đã đến Icchànangalam, trú ở Icchànanagalam trong khóm rừng Icchànangalam. Về Tôn giả Gotama ấy, tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi: "Ðây là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn các loài Trời và Người. Sau khi đã chứng ngộ, Ngài tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Tốt đẹp thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!""

Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Icchànangalam, sau khi đêm ấy đã mãn, cầm theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm, đi đến khóm rừng Icchànangalam, sau khi đến, đứng ở ngoài cổng vào, và lớn tiếng làm huyên náo.

2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgita là thị giả của Thế Tôn. rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Nàgita:
- Này Nàgita, những ai đã đến, và làm ồn ào như những hàng cá với đống cá lớn?
- Các người ấy, bạch Thế Tôn, là các Ba-la-môn gia chủ ở Icchànangalam, đang đứng ở ngoài cổng vào, đem theo rất nhiều đồ ăn loại cứng và loại mềm cho Thế Tôn và chúng Tăng.
- Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức, tìm được an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức. Hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc.

3. - Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn  chấp nhận! mong Thiện Thệ  chấp nhận! Nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Bà-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ cũng sẽ đi đến với tâm hướng về cúng dường. Ví như trời mưa nặng hạt, và nước mưa được chảy tùy theo chiều dốc. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn sẽ đi đến chỗ nào, tại chỗ ấy các Ba-la-môn gia chủ ở thị trấn và ở quốc độ họ cũng sẽ đi đến, với tâm hướng về cúng đường. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn, do vì giới hạnh và trí tuệ của Thế Tôn

4. - Này Nàgita, Ta không có liên hệ gì với danh vọng, và danh vọng không có liên hệ gì với Ta. Này Nàgita, những ai tìm được không có khó khăn, tìm được không có mệt nhọc, tìm được không có phí sức, tìm được an ổn lạc, viễn ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc, mà Ta đã tìm được không có khó khăn, tìm được không phí sức. Hãy để họ thọ hưởng lạc như phân ấy, thụy miên lạc, lợi dưỡng, cung kính, danh văn lạc. Này Nàgita, với ai ăn, uống, nhai, nếm, thời đại tiện, tiểu tiện, là kết quả tất nhiên cho người ấy. Với những ai nặng nề về ái lạc, này Nàgita, sự biến hoại, đổi khác, sầu bi khổ ưu não khởi lên. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Những ai chuyên chú tâm về tướng bất tịnh, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với tịnh tướng được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Ai sống tùy quán vô thường trong sáu xúc xứ, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với xúc được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy. Ai sống tùy quán sanh diệt đối với năm thủ uẩn, này Nàgita, thời sự nhàm chán đối với chấp thủ được an trú. Ðấy là kết quả tất nhiên cho người ấy.

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012


BỐ THÍ CÁCH NÀO CÓ NHIỀU PHƯỚC BÁU

(IX) (49) Bố Thí
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0406.htm

1. Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ ấy thưa với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Tôn giả, đã lâu lắm, chúng con không được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn. Lành thay, thưa Tôn giả, nếu nay chúng con được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn!

- Vậy này chư Hiền, hãy đến trong ngày lễ Trai giới (uposatha), các Thầy sẽ được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn.

- Thưa vâng, thưa Tôn giả!

Các nam cư sĩ ở Campà ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta, thân bên hữu hướng về Tôn giả rồi ra đi. Rồi các nam cư sĩ ở Campà, đến ngày lễ Trai giới, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi đứng một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta cùng với các nam cư sĩ ở Campà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

2. - Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

- Này Sàriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sàriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

3. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy cho các Sa-môn, Bà-la-môn, bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, những trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây có thể có hạng người bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành "vị trở lui lại", trở lui trạng thái này.

4. Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây, có hạng người có thể bố thí như vậy không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sàriputta, ở đây, ai bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, khiến cho ở đây, một hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Này Sàriputta, nhưng đây cũng là nhân, là duyên khiến cho ở đây, có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012


ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP


(IX) (99) Con Sư Tử.
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1318.htm

1. - Con sư tử, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, từ hang đi ra, sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân; sau khi nó duỗi chân, nó ngó xung quanh cả bốn phương; sau khi nó ngó xung quanh cả bốn phương, ba lần nó rống tiếng rống con sư tử; sau khi ba lần rống tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Nếu nó vồ bắt con voi, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt con thủy ngưu, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt con báo, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu nó vồ bắt các con vật nhỏ khác như thỏ hay mèo, nó vồ bắt rất cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Vì cớ sao? "Mong rằng uy lực của ta không có thất bại".
2. Con sư tử, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác. Khi Như Lai thuyết pháp cho hội chúng, tức là rống tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, nếu Như Lai thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo Ni, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng nam cư sĩ, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng nữ cư sĩ, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Nếu Như Lai thuyết pháp cho các hàng phàm phu , cho các người bắt chim hay xin ăn, Như Lai thuyết pháp hết sức cẩn thận, chu đáo, không phải không cẩn thận, chu đáo. Vì cớ sao? Vì Như Lai là bậc tôn trọng Pháp, này các Tỷ-kheo, là bậc tôn kính Pháp.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012


ƯU ĐIỂM CỦA CHIẾN TƯỢNG


(X) (140) Biết Nghe
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-1318.htm

1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng cho vua, là tài sản của vua, và được xem là một biểu tượng của vua. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết nghe?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài sai làm một công tác hoặc đã làm từ trước, hoặc chưa làm từ trước, nhiệt tâm tác ý, hoàn toàn chú tâm, lóng tai và nghe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết sát hại?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua đi đến chiến trận, giết voi, giết kẻ cưỡi voi, giết ngựa, giết kẻ cưỡi ngựa, phá xe, giết kẻ cưỡi xe, giết các bộ binh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con voi của vua biết sát hại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết phòng hộ?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đi đến chiến trận, con voi của vua phòng hộ phần thân trước, phòng hộ phần thân sau, phòng hộ đầu, phòng hộ tai, phòng hộ ngà, phòng hộ vòi, phòng hộ đuôi, phòng hộ người cưỡi voi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết kham nhẫn?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua khi lâm trận, kham nhẫn bị thương đâm, kham nhẫn bị kiếm đâm, kham nhẫn bị trúng tên, kham nhẫn các thứ tiếng, như tiếng trống lớn, tiếng thanh la, tiếng tù và, tiếng trống nhỏ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết kham nhẫn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là con voi của vua biết đi đến?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, con voi của vua, khi người nài (huấn luyện voi) sai đi về hướng nào, hoặc trước kia đã có đi, hay trước kia chưa có đi, liền mau mắn đi về chỗ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con voi của vua biết đi đến.
Thành tựu năm chi phần này, này các Tỷ-kheo, con voi của vua xứng đáng là của vua, là tài sản của vua, và được gọi là một biểu tượng của vua. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu năm pháp, vị Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính, xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Thế nào là năm?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người biết nghe, biết sát hại, biết phòng hộ, biết kham nhẫn, biết đi đến. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết nghe?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi Pháp và Luật do Như Lai thuyết được thuyết giảng, nhiệt tâm, tác ý, hoàn toàn chú tâm lắng tai nghe pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết sát hại?
10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các dục tầm đã khởi lên, không có gìn giữ, nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu; đối với sân tầm đã sanh...đối với các hại tầm đã sanh...đối với các pháp ác, bất thiện đã sanh hay chưa sanh, không có gìn giữ nhưng từ bỏ, gột sạch, làm cho hoại diệt, làm cho đi đến không hiện hữu. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết sát hại. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết phòng hộ?
11. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì nhãn căn không được bảo vệ, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng...khi mũi ngửi hương...khi lưỡi nếm vị...khi thân cảm xúc...khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết phòng hộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết kham nhẫn?
12. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kham nhẫn lạnh, nóng, đói khát, sự xúc phạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, những cách nói mạ lỵ, phỉ báng, các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, nhói đau, chói đau, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo kham nhẫn. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo biết đi đến?
13. Ở đây, này các Tỷ-kheo, phương hướng nào trước kia chưa từng đi, tại đây mọi hành được chỉ tịnh, mọi sanh y được từ bỏ, ái được đoạn diệt, ly tham, hoại diệt, Niết-bàn, vị ấy đi đến chỗ ấy một cách mau chóng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là vị Tỷ-kheo biết đi đến.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012


 QUÁN VÔ THƯỜNG ĐỂ TINH TẤN


(VIII) (78) Sợ Hãi Trong Tương Lai (2)
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi05-0712.htm


1. - Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sự sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay ta còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong buổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời. Nhưng rồi đến thời già sẽ xúc chạm thân này. Khi đã già yếu, và bị già chinh phục, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị già, ta sẽ sống được thoải mái".
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ nhất này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay ta ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không lạnh quá, không nóng quá, trung bình, hợp với tinh tấn, nhưng rồi đến thời bệnh sẽ xúc chạm thân này. Khi đã bị bệnh và bị bệnh chinh phục, thật không dễ gì tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, dầu có bị bệnh, ta sẽ sống được thoải mái".
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ hai này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực nỗ lực được, không dễ gì nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái".
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay các loài Người sống với nhau thuận hòa, hoan hỷ với nhau, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Nhưng rồi đến thời có sự sợ hãi về nạn cướp rừng, dân chúng trong nước leo lên xe để đi trốn tại nơi nào có sự sợ hãi, dân chúng di động đến chỗ có sự an ổn. Tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ với quần chúng, sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng.. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta phải hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có gặp sự sợ hãi, ta sẽ sống được thoải mái".
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ tư này về tương lai, như vậy là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như sau: " Nay chúng Tăng hòa hợp, cùng nhau hoan hỷ, không tranh luận nhau, sống thoải mái cùng chung một lời dạy... nhưng rồi đến thời chúng Tăng chia rẽ. Khi chúng Tăng chia rẽ, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật. Thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi, cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, chúng Tăng có chia rẽ, ta sẽ sống được thoải mái".
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ năm này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sợ hãi này về tương lai, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012


HÃY TÁN THÁN NHỮNG BẬC TỊNH TU


(IV) (46) Mahàcunda
  http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0405.htm

1. Như vậy tôi nghe:
Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sahajàti. Tại đấy, Tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả Tỷ-kheo!
- Thưa Hiền giả!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:
2. - Ở đây, này chư Hiền, một số Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ-kheo tu Thiền, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi tu Thiền, chúng tôi tu Thiền'. Họ tu Thiền, họ hành Thiền. Những người này Thiền cái gì? Những người này Thiền có lợi ích gì? Những người này Thiền như thế nào? '". Ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ, và các Tỷ-kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
3. Ở đây, này chư hiền, một số Tỷ-kheo tu thiền không ưa thích các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi chuyên tâm về Pháp, chúng tôi chuyên tâm về Pháp". Họ tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Những người này chuyên tâm về Pháp cái gì? Những người này chuyên tâm về Pháp có lợi ích gì? Những người này chuyên tâm về Pháp như thế nào? '". Ở đây, này các Tỷ-kheo tu Thiền không có hoan hỷ, và các Tỷ-kheo, chuyên tu về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
4. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, chỉ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, không tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền. Và ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ. Hành đông như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
5. Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo tu Thiền chỉ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền, không tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp. Và ở đây, các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ. Sở hành như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều nguời, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người.
6. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:
"Chúng ta là những người chuyên tâm về Pháp, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền ". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người cảm giác bất tử giới với thân và an trú.
7. Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau:
"Chúng ta là những người tu thiền, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người với trí tuệ thể nhập và thấy con đường thâm sâu hướng dẫn đến đích.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

ĐÃ LÀ THẾ NẦY KHÔNG THỂ THẾ KIA


(III) (13) Xuất Ly Giới
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0103.htm

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp xuất ly giới này. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy, trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập từ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, sân tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện như vậy không xảy ra, này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát sân tâm, tức là từ tâm giải thoát".
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập, bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Ai tu tập bi tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, hại tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát hại tâm, tức là bi tâm giải thoát".
4. Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy. Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập hỷ tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, bất lạc tâm vẫn ngự trị, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát bất lạc tâm, tức là hỷ tâm giải thoát".
5. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, tham tâm vẫn ngự trị tâm ta". Vị ấy cần được nói: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập xả tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, tham tâm vẫn ngự trị an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát tham tâm, tức là xả tâm giải thoát".
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nói như sau: "Ta đã tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, tuy vậy, thức của ta vẫn tùy niệm tướng". Vị ấy cần phải được nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Nếu tu tập vô tướng tâm giải thoát, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ, an trú, chất chứa và khéo léo tinh cần, thức vẫn sẽ tùy niệm tướng, an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát tất cả tướng, tức là vô tướng tâm giải thoát".
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nói như sau: "Tôi đã từ bỏ tư tưởng "Tôi là". Tôi không có tùy quán "Cái này là tôi", tuy vậy, mũi tên nghi ngờ, do sự xâm chiếm tâm tôi và an trú". Vị ấy cần được nói như sau: "Chớ có như vậy, Hiền giả chớ có nói như vậy. Chớ có xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn như vậy thật không tốt. Thế Tôn không nói như vậy. Này Hiền giả, sự kiện không phải như vậy. Trường hợp không phải như vậy. Với ai đã từ bỏ tư tưởng "Tôi là", với ai không có tùy quán "Cái này là tôi", tuy vậy, mũi tên nghi ngờ, do sự xâm chiếm tâm người ấy và an trú; sự kiện không xảy ra như vậy. Này Hiền giả, cái này có khả năng giải thoát mũi tên nghi hoặc do dự, tức là sự nhổ lên kiêu mạn "Tôi là"".
Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp xuất ly giới.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012



 TRÙNG TRÙNG LƯỚI ÁI


(IX) (199) Ái 
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-1921.htm

1.- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ái, lưới triền khiến cho lưu chuyển được rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. Hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
2.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái, thế nào là lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử?
Này các Tỷ-kheo, có mười tám ái hành này, liên hệ đến nội tâm, có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.
3. Thế nào là mười tám ái hành liên hệ đến nội tâm?
Này các Tỷ-kheo, khi nào có ý nghĩ: "Ta có mặt", thời có những ý nghĩ: "Ta có mặt trong đời này"; "Ta có mặt như vậy"; "Ta có mặt khác như vậy"; "Ta không phải thường hằng"; "Ta là thường hằng"; "Ta phải có mặt hay không?"; "Ta phải có mặt trong đời này?"; "Ta phải có mặt như vậy"; "Ta phải có mặt khác như vậy"; "Mong rằng ta có mặt"; "Mong rằng ta có mặt trong đời này"; "Mong rằng ta có mặt như vậy!"; "Mong rằng ta có mặt khác như vậy!"; "Ta sẽ có mặt"; "Ta sẽ có mặt trong đời này"; "Ta sẽ có mặt như vậy"; "Ta sẽ có mặt khác như vậy". Có mười tám ái hành này liên hệ với nội tâm.
4. Thế nào là mười tám ái hành liên hệ đến ngoại cảnh?
Khi nào có tư tưởng: "Với cái này, Ta có mặt", thời có những tư tưởng như sau: "Với cái này, Ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, Ta không phải thường hằng"; "Với cái này, Ta là thường hằng"; "Với cái này, Ta phải có mặt hay không?"; "Với cái này, Ta phải có mặt trong thế giới này?"; "Với cái này, Ta có mặt như vậy"; "Với cái này, Ta có mặt khác như vậy"; "Với cái này, mong rằng Ta có mặt"; "Với cái này, mong rằng Ta có mặt trong đời này"; "Với cái này, mong rằng ta có mặt như vậy!"; "Với cái này, mong rằng Ta có mặt khác như vậy!";" Với cái này, Ta sẽ có mặt"; "Với cái này, Ta sẽ có mặt trong đời này";" Với cái này, Ta sẽ có mặt như vậy";" Với cái này, Ta sẽ có mặt khác như vậy".
Có mười tám ái hành này liên hệ với ngoại cảnh.
5. Mười tám ái hành này liên hệ đến nội tâm, và mười tám ái hành này liên hệ đến ngoại cảnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ba mươi sáu ái hành. Ba mươi sáu ái hành quá khứ như vậy; ba mươi sáu ái hành vị lai như vậy; ba mươi sáu ái hành hiện tại như vậy. Như vậy là một trăm lẻ tám ái hành.
6. Này các Tỷ-kheo, đây là ái này, lưới triền, khiến cho lưu chuyển, được trải rộng ra, bám dính vào; chính do ái ấy, thế giới này bị hoại vong, trói buộc, rối loạn như một cuộn chỉ, rối ren như một ổ kén, quyện lại như cỏ mujia và lau sậy babbaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012


CHẾT ĐƯỢC HIỀN THIỆN


 105.- Nóc Nhọn (1) 
 http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-1116.htm

Rồi gia chủ Anathapindika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; Thế Tôn nói với gia chủ Anathapindika đang ngồi xuống một bên:
- Này gia chủ, khi tâm không phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không phòng hộ, khẩu nghiệp cũng không phòng hộ, ý nghiệp cũng không phòng hộ. Với ai thân nghiệp không phòng hộ, khẩu nghiệp không phòng hộ, ý nghiệp không phòng hộ, thời thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại. Với ai thân nghiệp bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp bị hủ bại, sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn vụng lợp, thời nóc nhọn không được phòng hộ, rui kèo không được phòng hộ, vách tường không được phòng hộ; nóc nhọn bị đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo bị đầy ứ rỉ nước, các vách tường bị đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn bị hủ bại, rui kèo bị hủ bại, vách tường bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm không được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng không được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp ... sự chết không được hiền thiện, mạng chung không được hiền thiện.
Này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp cũng được phòng hộ. Với ai thân nghiệp được phòng hộ, khẩu nghiệp được phòng hộ, ý nghiệp được phòng hộ, thời thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy; Với ai thân nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, khẩu nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, ý nghiệp không đầy ứ tham dục và rỉ chảy, thời thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại. Với ai thân nghiệp không bị hủ bại, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện ...
Này gia chủ, ví như ngôi nhà nóc nhọn khéo lợp, thời nóc nhọn được phòng hộ, rui kèo được phòng hộ, vách tường được phòng hộ; nóc nhọn không đầy ứ, rỉ nước, các rui kèo không đầy ứ, rỉ nước, các vách tường không đầy ứ, rỉ nước, nóc nhọn không bị hủ bại, rui kèo không bị hủ bại, vách tường không bị hủ bại. Cũng vậy, này gia chủ, khi tâm được phòng hộ, thời thân nghiệp cũng được phòng hộ, khẩu nghiệp ... ý nghiệp không bị hủ bại, thời sự chết được hiền thiện, mạng chung được hiền thiện.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012


THƯ MỜI

LỄ HUÝ NHẬT ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG VÀ PHÁP HỘI THÁNG BẢY

Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là bậc lãnh đạo thiết lập nền tảng tổ chức của Giáo Hội cũng là bậc cao tăng dẫn đầu trong nỗ lực vận động cho nhân quyền dân chủ tại Việt Nam. Cùng với Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, đương kim Tăng Thống, Ngài đã xả thân cho sự tồn tại của Giáo Hội trong giai đoạn cực kỳ đen tối sau năm 1975 tại Việt Nam.  Năm nay Văn Phòng II Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức Lễ Huý Nhật của Ngài vào ngày Chủ Nhật 15 - 7 -2012 tại chùa Pháp Luân. Chương trình bắt đầu lúc 10:30 sáng: Lễ trai tăng hướng nguyện công đức - văn tưởng niệm - nghi thức nguyện cầu - thuyết trình về hành hoạt, ảnh hưởng và di sản tinh thần của Đức Đệ tứ Tăng Thống.
Cũng trong cuối tuần nầy chùa Pháp Luân tổ chức Pháp Hội Tháng Bảy trong năm Lạc Thành chùa Pháp Luân với chủ đề: Ứng dụng kỹ thuật tin học trong học Phật vào trọn ngày thứ Bảy 14-7-2012 từ 10 giờ sáng tới 9 giờ tối. Đây là nỗ lực kết hợp với Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế và Tổng Vụ Truyền Thông Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ. Phần đầu của Pháp hội nói về "Truyền Thông và Công Cuộc Giải Trừ Pháp Nạn"; phần thứ hai dành cho sự hướng dẫn "Ứng Dụng Kỹ Thuật Tin Tọc Trong Việc Học Phật".
Trân trọng kính mời quý đồng hương, đồng bào Phật tử xa gần về chùa tham dự lễ Huý nhật để tưởng nhớ và suy niệm về  một bậc cao tăng đương đại đã trọn hiến cuộc đời cho Phật giáo và dân tộc.
Nguyện cầu ánh sáng của từ bi và trí tuệ mãi soi sáng thế gian.
Tổng Thư Ký GHPGVNTN-Hk
Trụ Trì Chùa Pháp Luân


Tỳ Kheo Giác Đẳng



Chương Trình
THỨ BẢY 14-7-2012
PHÁP HỘI THÁNG BẢY: NGÀY TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO
10 giờ sáng
Phần I: Hội thảo Truyền Thông và Công Cuộc Giải Trừ Pháp Nạn (Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế)
1. Con dao hai lưỡi của kỹ thuật truyền thông hôm nay
2. Tiềm lực và trở lực trong ngành truyền thông Phật giáo Việt Nam Hải Ngoại
3. Nhu cầu truyền thông trong công cuộc giải trừ pháp nạn, quốc nạn.
4. Vấn đề pháp lý trong truyền thông

3 giờ chiều
Phần II: Ứng dụng Kỹ Thuật Tin Học Trong Việc Học Phật (Tổng Vụ Truyền Thông GHPGVNTN-HK  và Chùa Pháp Luân)
1. Những website hữu ích cho sự nghiên cứu Phật giáo
2. Thư viện e-book Phật học
3. Những tiện lợi cho việc nghiên cứu Phật Pháp của điện thoại thông minh (smart phone), máy tính bảng (tablet), và máy vi tính. 
4. Ứng dụng cho ngồi thiền
5. Ứng dụng cho tụng niệm
6. Ứng dụng cho đọc kinh sách
7. Ứng dụng cho trình chiếu phim ảnh
8. Ứng dụng cho việc thu thập tài liệu
9. Ứng dụng cho hành hương
10. Ứng dụng sinh hoạt chùa
11. Vài so sánh về các "dòng" điện thoại thông minh chủ yếu: iphone, Android phone, Blackberry và Windows phone


LỄ HUÝ NHẬT ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG

10:30 sáng
Trai Tăng
Chánh lễ:
Giới thiệu chư Tôn Đức và quan khách
Lời mở đầu của Hoà thượng Chủ Tịch Văn Phòng II
Văn tưởng niệm
Nghi thức huý nhật
Đạo từ của Đức Phó Tăng Thống
Thuyết trình I: Cuộc đời Đức Đệ Tứ Tăng Thống
Thuyết trình II: Sự song hành của ĐLHT Thích Huyền Quang và ĐLHT Thích Quảng Độ
Thuyết trình II: Di sản của Đức Đệ Tứ Tăng Thống và hướng đi của GHPGVNTN