Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 23-2-2011
THÍ DỤ ĐỨA TRẺ CẦN ĐƯỢC CỨU
Người tu tập nên hiểu đại bi tâm của Đức Phật
(VII) (7) Dục Vọng
1. - Phần lớn, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình tìm được lạc thú trong các dục. Với thiện nam tử, này các Tỷ-kheo, đã bỏ một bên lưỡi liềm và đòn gánh, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy vừa đủ để được gọi: "Vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia". Vì cớ sao?
2. Các dục, này các Tỷ-kheo, được tìm thấy với tuổi trẻ, các dục này hay các dục khác. Và này các Tỷ-kheo, các dục hạ liệt, các dục trung đẳng, và các dục tối thắng, tất cả dục đều được chấp nhận là các dục.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có đứa con nít, trẻ nhỏ, ngây thơ đang nằm ngửa, do người vú vô ý, đứa nhỏ cầm một cây que hay hòn sạn cho vào miệng. Người vú hầu ấy phải mau chóng tác ý. Sau khi mau chóng tác ý, phải mau chóng móc cho ra. Nếu không có thể mau chóng móc ra được, thời với tay trái nắm đầu nó, với tay mặt, lấy ngón tay làm như cái móc, móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, làm như vậy, có hại cho đứa trẻ. Ta nói rằng không phải không có hại. Như vậy, này các Tỷ kheo, người vú hầu phải làm như vậy vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn (đứa trẻ). Nhưng này các Tỷ-kheo, khi đứa trẻ ấy đã lớn lên, và có đủ trí khôn, người vú hầu ấy không săn sóc nó nữa, nghĩ rằng: "Nay đứa trẻ đã biết tự bảo vệ mình, không phóng dật nữa".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào vị Tỷ-kheo chưa gây được lòng tin đối với các thiện pháp, chưa gây được lòng hổ thẹn đối với các bất thiện pháp, chưa gây được lòng sợ hãi đối với các bất thiện pháp, chưa gây được tinh tấn đối với các thiện pháp; chưa gây được trí tuệ đối với các thiện pháp, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta cần phải phòng hộ Tỷ-kheo ấy. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gây được lòng tin đối với các thiện pháp, gây được lòng hổ thẹn đối với các bất thiện pháp, gây được lòng sợ hãi đối với các bất thiện pháp, gây được lòng tinh tấn đối với các thiện pháp; gây được trí tuệ đối với các thiện pháp, thời khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không còn săn sóc Tỷ-kheo ấy, nghĩ rằng: "Nay Tỷ-kheo ấy đã biết tự bảo vệ mình, không còn phóng dật nữa".
TĂNG CHI BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
THÍ DỤ ĐỨA TRẺ CẦN ĐƯỢC CỨU
Người tu tập nên hiểu đại bi tâm của Đức Phật
(VII) (7) Dục Vọng
1. - Phần lớn, này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình tìm được lạc thú trong các dục. Với thiện nam tử, này các Tỷ-kheo, đã bỏ một bên lưỡi liềm và đòn gánh, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy vừa đủ để được gọi: "Vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia". Vì cớ sao?
2. Các dục, này các Tỷ-kheo, được tìm thấy với tuổi trẻ, các dục này hay các dục khác. Và này các Tỷ-kheo, các dục hạ liệt, các dục trung đẳng, và các dục tối thắng, tất cả dục đều được chấp nhận là các dục.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có đứa con nít, trẻ nhỏ, ngây thơ đang nằm ngửa, do người vú vô ý, đứa nhỏ cầm một cây que hay hòn sạn cho vào miệng. Người vú hầu ấy phải mau chóng tác ý. Sau khi mau chóng tác ý, phải mau chóng móc cho ra. Nếu không có thể mau chóng móc ra được, thời với tay trái nắm đầu nó, với tay mặt, lấy ngón tay làm như cái móc, móc cho vật ấy ra, dầu có phải chảy máu. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, làm như vậy, có hại cho đứa trẻ. Ta nói rằng không phải không có hại. Như vậy, này các Tỷ kheo, người vú hầu phải làm như vậy vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn (đứa trẻ). Nhưng này các Tỷ-kheo, khi đứa trẻ ấy đã lớn lên, và có đủ trí khôn, người vú hầu ấy không săn sóc nó nữa, nghĩ rằng: "Nay đứa trẻ đã biết tự bảo vệ mình, không phóng dật nữa".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào vị Tỷ-kheo chưa gây được lòng tin đối với các thiện pháp, chưa gây được lòng hổ thẹn đối với các bất thiện pháp, chưa gây được lòng sợ hãi đối với các bất thiện pháp, chưa gây được tinh tấn đối với các thiện pháp; chưa gây được trí tuệ đối với các thiện pháp, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta cần phải phòng hộ Tỷ-kheo ấy. Khi nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gây được lòng tin đối với các thiện pháp, gây được lòng hổ thẹn đối với các bất thiện pháp, gây được lòng sợ hãi đối với các bất thiện pháp, gây được lòng tinh tấn đối với các thiện pháp; gây được trí tuệ đối với các thiện pháp, thời khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không còn săn sóc Tỷ-kheo ấy, nghĩ rằng: "Nay Tỷ-kheo ấy đã biết tự bảo vệ mình, không còn phóng dật nữa".
TĂNG CHI BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
NGHĨA DỤ PHÁP 22-02-2011
BÀI KINH MANG NHIỀU THÍ DỤ
Tâm tính con người không dễ thuần hoá
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
66. Kinh Ví dụ Con chim cáy
(Latukikopama sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở tại Anguttarapa (Ương-già Bắc Phương Thủy). Apana là một thị tứ của Anguttarapa.
Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Thế Tôn đi sâu vào khu rừng này, ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Tôn giả Udayi (Ưu-đa-di) buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Tôn giả đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Tôn giả đi sâu vào khu rừng này, và ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Rồi Tôn giả Udayi, trong khi độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí Tôn giả: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".
Rồi Tôn giả Udayi vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Udayi bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí con: "Như Lai thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta... Như Lai thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta". Bạch Thế Tôn, thuở trước chúng con thường ăn buổi chiều, buổi sáng, ban ngày và phi thời. Bạch Thế Tôn, thời ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban ngày phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, các tín chủ cúng dường cho chúng ta ban ngày và phi thời. Nay Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ". Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban ngày phi thời.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con thường ăn buổi chiều và buổi sáng. Bạch Thế Tôn, thời ấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban đêm phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Buổi ăn này gọi là có thượng vị hơn trong hai buổi ăn này của chúng ta. Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ". Bạch Thế Tôn, thuở xưa có người được một món ăn cúng ban ngày bèn nói: "Hãy để món ăn này một bên, và ban đêm tất cả chúng ta cùng ăn với nhau". Bạch Thế Tôn, phàm mọi sự nấu nướng, tất cả đều làm ban đêm, rất ít làm ban ngày. Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban đêm phi thời.
Thuở trước, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo thường đi khất thực trong đêm đen tối tăm, họ bước lầm vào vũng nước nhớp, rơi vào vũng nước nhớp, đi lầm vào hàng rào gai, đi lầm vào chỗ con bò cái đang ngủ, gặp các loại đạo tặc đã hành sự hay chưa hành sự, gặp các người đàn bà mời mọc một cách bất chánh. Thuở trước, bạch Thế Tôn, con đi khất thực trong đêm đen tối tăm. Một người đàn bà đang rửa chén bát, thấy con trong khi trời chớp nhoáng, liền hoảng sợ và hét lớn: "Ôi kinh khủng thay cho tôi, có con quỷ (chạy) theo tôi!" Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, con nói với người đàn bà ấy: "Này chị, không phải quỷ đâu. Ðây là Tỷ-kheo đang đứng khất thực". "Cha Tỷ-kheo hãy chết đi! Mẹ Tỷ-kheo hãy chết đi! Này Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho Ông nếu Ông lấy con dao sắc bén của người đồ tể cắt bụng của Ông, còn hơn là vì lỗ bụng đi khất thực trong ban đêm tối tăm". Bạch Thế Tôn, khi con nhớ như vậy, con suy nghĩ như sau: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".
-- Tuy vậy, này Udayi, ở đây có một số người ngu si; khi Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán đoạn giảm". Họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc ấy, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, có con chim cáy mái nhỏ bị tấm lưới bằng dây leo trói chặt, ở đây con chim có thể bị hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đây, con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Tuy vậy đối với con chim kia, lưới ấy không có chắc mạnh, lưới ấy yếu ớt, lưới ấy bị mục nát, lưới ấy không có cứng chắc". Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đấy con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Ðối với con chim kia, lưới ấy là mạnh mẽ, lưới ấy là vững chắc, lưới ấy là kiên cường, lưới ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì việc tiểu tiết, nhỏ mọn này! Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm", và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Nhưng này Udayi, một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự từ bỏ việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!". Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một con voi của vua, có ngà dài như cán cày, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Tuy vậy đối với con voi kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Ðối với con voi kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có kiên cường.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây có một số Thiện gia nam tử khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá chi việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ ! " Họ từ bỏ việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một người nghèo khổ, không có vật sở hữu, khốn cùng, có một chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, có một giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, và một bà vợ không đẹp mắt chút nào. Người ấy thấy một Tỷ-kheo trong tịnh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn buổi cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Người ấy suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Nhưng người ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ cái giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Người kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát... không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc", thời này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chân chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không thể từ bỏ chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ giường nằm hư nát không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si khi được Ta nói ra: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm!" Và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, một gia chủ hay con người gia chủ, giàu có, tài sản lớn, tiền của lớn, vô số vàng bạc, vô số gạo thóc, vô số ruộng nương, vô số đất đai, vô số thê thiếp, vô số đầy tớ nam, vô số nữ tỳ. Vị này thấy một Tỷ-kheo trong một tinh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn bữa cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Vị này suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Người gia chủ hay con người gia chủ kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy, có thể từ bỏ vô số vàng bạc... có thể từ bỏ vô số nữ tỳ để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udayi, ai nói như vậy, có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá chi sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!" Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ sự việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với họ, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Này Udayi, có bốn hạng người có mặt trên đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Vị này chấp nhận chúng, không đoạn trừ chúng, không từ bỏ chúng, không chấm dứt chúng, không tiêu diệt chúng. Này Udayi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Nhưng vị này không chấp nhận chúng, đoạn trừ chúng, từ bỏ chúng, chấm dứt chúng, tiêu diệt chúng, Này Udayi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y, tùy lúc tùy thời hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, ví như một người nhỏ hai hay ba giọt nước vào một ấm nước đun sôi cả ngày. Này Udayi giọt nước rơi một cách chậm chạp như bị tiêu diệt, tiêu mất một cách mau chóng. Cũng vậy, này Udayi, có người sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y tùy lúc, tùy thời, hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, Ta nói: "Người này cũng bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người nghĩ rằng: "Sanh y là nguồn gốc của đau khổ", sau khi biết như vậy, vị ấy thành vô sanh y, giải thoát với sự đoạn diệt sanh y. Này Udayi, Ta nói: "Người này không bị trói buộc, không phải bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Này Udayi, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức,... hương do mũi nhận thức,... vị do lưỡi nhận thức,... xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Những pháp này, này Udayi, là năm dục trưởng dưỡng.
Này Udayi, phàm có lạc gì, hỷ gì khởi lên, do duyên năm dục trưởng dưỡng này, lạc hỷ ấy được gọi là dục lạc, ô uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, không nên thực hiện, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy đáng phải sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.
Như vậy được gọi là yếm ly lạc, độc trú lạc, tịch tịnh lạc, chánh giác lạc, cần phải thực hiện, cần phải tu tập, cần làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy không đáng sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là tầm tứ chưa đoạn diệt, chính tầm tứ này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Các Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây chính là hỷ lạc chưa được đoạn diệt, chính hỷ lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba. Thiền này, này Udayi, Ta nói ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là xả lạc chưa được đoạn diệt, chính xả lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Thiền này, này Udayi, Ta nói là không ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này, Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn, Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" Và này Udayi, vị ấy cần phải vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua, Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Chính vì định này, này Udayi, mà Ta nói sự đoạn diệt của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Udayi, Ông có thấy chăng, có kiết sử gì, nhỏ hay lớn mà Ta chưa nói đến sự đoạn diệt?
-- Bạch Thế Tôn, không.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Udayi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
BÀI KINH MANG NHIỀU THÍ DỤ
Tâm tính con người không dễ thuần hoá
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
66. Kinh Ví dụ Con chim cáy
(Latukikopama sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở tại Anguttarapa (Ương-già Bắc Phương Thủy). Apana là một thị tứ của Anguttarapa.
Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Thế Tôn đi sâu vào khu rừng này, ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Tôn giả Udayi (Ưu-đa-di) buổi sáng cũng đắp y, cầm y bát đi vào Apana để khất thực. Khất thực ở Apana xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Tôn giả đi đến một khu rừng để trú ban ngày. Tôn giả đi sâu vào khu rừng này, và ngồi dưới một gốc cây để trú ban ngày.
Rồi Tôn giả Udayi, trong khi độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí Tôn giả: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".
Rồi Tôn giả Udayi vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Udayi bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con đang độc cư Thiền tịnh, sự suy tư sau đây đã khởi lên trong tâm trí con: "Như Lai thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta... Như Lai thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta". Bạch Thế Tôn, thuở trước chúng con thường ăn buổi chiều, buổi sáng, ban ngày và phi thời. Bạch Thế Tôn, thời ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban ngày phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, các tín chủ cúng dường cho chúng ta ban ngày và phi thời. Nay Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ". Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban ngày phi thời.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con thường ăn buổi chiều và buổi sáng. Bạch Thế Tôn, thời ấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và bảo: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ ăn ban đêm phi thời". Bạch Thế Tôn, do vậy con cảm thấy thất vọng, con cảm thấy sầu muộn, nghĩ rằng: "Buổi ăn này gọi là có thượng vị hơn trong hai buổi ăn này của chúng ta. Thế Tôn dạy chúng ta phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng ta phải từ bỏ". Bạch Thế Tôn, thuở xưa có người được một món ăn cúng ban ngày bèn nói: "Hãy để món ăn này một bên, và ban đêm tất cả chúng ta cùng ăn với nhau". Bạch Thế Tôn, phàm mọi sự nấu nướng, tất cả đều làm ban đêm, rất ít làm ban ngày. Bạch Thế Tôn, giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với lòng tàm quý, liền từ bỏ ăn ban đêm phi thời.
Thuở trước, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo thường đi khất thực trong đêm đen tối tăm, họ bước lầm vào vũng nước nhớp, rơi vào vũng nước nhớp, đi lầm vào hàng rào gai, đi lầm vào chỗ con bò cái đang ngủ, gặp các loại đạo tặc đã hành sự hay chưa hành sự, gặp các người đàn bà mời mọc một cách bất chánh. Thuở trước, bạch Thế Tôn, con đi khất thực trong đêm đen tối tăm. Một người đàn bà đang rửa chén bát, thấy con trong khi trời chớp nhoáng, liền hoảng sợ và hét lớn: "Ôi kinh khủng thay cho tôi, có con quỷ (chạy) theo tôi!" Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, con nói với người đàn bà ấy: "Này chị, không phải quỷ đâu. Ðây là Tỷ-kheo đang đứng khất thực". "Cha Tỷ-kheo hãy chết đi! Mẹ Tỷ-kheo hãy chết đi! Này Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho Ông nếu Ông lấy con dao sắc bén của người đồ tể cắt bụng của Ông, còn hơn là vì lỗ bụng đi khất thực trong ban đêm tối tăm". Bạch Thế Tôn, khi con nhớ như vậy, con suy nghĩ như sau: "Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta".
-- Tuy vậy, này Udayi, ở đây có một số người ngu si; khi Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán đoạn giảm". Họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc ấy, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, có con chim cáy mái nhỏ bị tấm lưới bằng dây leo trói chặt, ở đây con chim có thể bị hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đây, con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Tuy vậy đối với con chim kia, lưới ấy không có chắc mạnh, lưới ấy yếu ớt, lưới ấy bị mục nát, lưới ấy không có cứng chắc". Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con chim cáy mái nhỏ ấy bị tấm lưới làm bằng dây leo trói chặt, ở đấy con chim có thể bị sát hại, hay bị bắt nhốt, hay bị chết. Ðối với con chim kia, lưới ấy là mạnh mẽ, lưới ấy là vững chắc, lưới ấy là kiên cường, lưới ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì việc tiểu tiết, nhỏ mọn này! Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm", và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Nhưng này Udayi, một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự từ bỏ việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!". Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một con voi của vua, có ngà dài như cán cày, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Tuy vậy đối với con voi kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, con voi của vua có ngà dài như một cán cày ấy, to lớn, thuộc loại giống tốt, lấy bãi chiến trường làm nhà, nếu bị trói buộc bởi sự trói buộc bằng da nịt vững chắc, chỉ cần chuyển thân một cách dễ dàng, sau khi cắt đứt, bứt đứt những trói buộc ấy, có thể muốn đi chỗ nào nó muốn. Ðối với con voi kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có kiên cường.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây có một số Thiện gia nam tử khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ sự việc này", liền nói như sau: "Có sá chi việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ ! " Họ từ bỏ việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với các vị kia sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Ví như, này Udayi, một người nghèo khổ, không có vật sở hữu, khốn cùng, có một chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, có một giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, và một bà vợ không đẹp mắt chút nào. Người ấy thấy một Tỷ-kheo trong tịnh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn buổi cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Người ấy suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Nhưng người ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ cái giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Người kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát... không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc", thời này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chân chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không thể từ bỏ chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ giường nằm hư nát không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số người ngu si khi được Ta nói ra: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá gì sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này. Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm!" Và họ không chịu từ bỏ và gây lên bất mãn chống Ta và chống những Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sự việc này, này Udayi, đối với họ, trở thành một trói buộc mạnh mẽ, một trói buộc vững chắc, một trói buộc kiên cường, một trói buộc không mục nát, một khúc gỗ to lớn.
Ví như, này Udayi, một gia chủ hay con người gia chủ, giàu có, tài sản lớn, tiền của lớn, vô số vàng bạc, vô số gạo thóc, vô số ruộng nương, vô số đất đai, vô số thê thiếp, vô số đầy tớ nam, vô số nữ tỳ. Vị này thấy một Tỷ-kheo trong một tinh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn bữa cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Vị này suy nghĩ: "An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Vị này có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: "Người gia chủ hay con người gia chủ kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy, có thể từ bỏ vô số vàng bạc... có thể từ bỏ vô số nữ tỳ để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn". Này Udayi, ai nói như vậy, có phải nói một cách chơn chánh không?
-- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy có thể từ bỏ vô số vàng bạc, có thể từ bỏ vô số gạo thóc, có thể từ bỏ vô số ruộng nương, có thể từ bỏ vô số đất đai, có thể từ bỏ vô số thê thiếp, có thể từ bỏ vô số đầy tớ nam, có thể từ bỏ vô số nữ tỳ, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
-- Cũng vậy, này Udayi, ở đây, có một số Thiện gia nam tử, khi được Ta nói: "Hãy từ bỏ việc này", liền nói như sau: "Có sá chi sự việc tiểu tiết, nhỏ mọn này mà Thế Tôn dạy chúng con phải đoạn trừ, bậc Thiện Thệ dạy chúng con phải từ bỏ!" Họ từ bỏ sự việc ấy, và không gây lên bất mãn chống Ta và chống các Tỷ-kheo muốn (thực hành) học giới. Sau khi từ bỏ sự việc ấy, họ sống ít lăng xăng, lắng dịu, tùy thuộc những người khác (bố thí), sống với một tâm như con thú rừng. Này Udayi, như vậy đối với họ, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc.
Này Udayi, có bốn hạng người có mặt trên đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Vị này chấp nhận chúng, không đoạn trừ chúng, không từ bỏ chúng, không chấm dứt chúng, không tiêu diệt chúng. Này Udayi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, những tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y hiện hành khởi lên. Nhưng vị này không chấp nhận chúng, đoạn trừ chúng, từ bỏ chúng, chấm dứt chúng, tiêu diệt chúng, Này Udayi, Ta nói: "Người này bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người sống, hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y, tùy lúc tùy thời hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, ví như một người nhỏ hai hay ba giọt nước vào một ấm nước đun sôi cả ngày. Này Udayi giọt nước rơi một cách chậm chạp như bị tiêu diệt, tiêu mất một cách mau chóng. Cũng vậy, này Udayi, có người sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y. Nhưng trong khi vị này sống hướng đến sự đoạn trừ sanh y, sự từ bỏ sanh y, các tư niệm điên đảo, các tư niệm, tư duy liên hệ đến sanh y tùy lúc, tùy thời, hiện hành khởi lên. Này Udayi, niệm khởi lên chậm chạp và vị này đoạn trừ niệm ấy một cách mau chóng, từ bỏ, chấm dứt, tiêu diệt (niệm ấy). Này Udayi, Ta nói: "Người này cũng bị trói buộc, không phải không bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Nhưng ở đây, này Udayi, có người nghĩ rằng: "Sanh y là nguồn gốc của đau khổ", sau khi biết như vậy, vị ấy thành vô sanh y, giải thoát với sự đoạn diệt sanh y. Này Udayi, Ta nói: "Người này không bị trói buộc, không phải bị trói buộc". Vì sao vậy? Này Udayi, sự sai biệt về căn tánh trong người này đã được Ta biết rõ.
Này Udayi, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức,... hương do mũi nhận thức,... vị do lưỡi nhận thức,... xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Những pháp này, này Udayi, là năm dục trưởng dưỡng.
Này Udayi, phàm có lạc gì, hỷ gì khởi lên, do duyên năm dục trưởng dưỡng này, lạc hỷ ấy được gọi là dục lạc, ô uế lạc, phàm phu lạc, phi Thánh lạc, không nên thực hiện, không nên tu tập, không nên làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy đáng phải sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.
Như vậy được gọi là yếm ly lạc, độc trú lạc, tịch tịnh lạc, chánh giác lạc, cần phải thực hiện, cần phải tu tập, cần làm cho sung mãn. Ta nói rằng lạc ấy không đáng sợ hãi.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là tầm tứ chưa đoạn diệt, chính tầm tứ này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Các Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây chính là hỷ lạc chưa được đoạn diệt, chính hỷ lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba. Thiền này, này Udayi, Ta nói ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là xả lạc chưa được đoạn diệt, chính xả lạc này ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Thiền này, này Udayi, Ta nói là không ở trong tình trạng dao động.
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này, Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả... chứng và trú Thiền thứ ba, đây là điều vị ấy cần vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn, Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ... chứng và trú Thiền thứ tư. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi" Và này Udayi, vị ấy cần phải vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua, Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Thiền này, này Udayi, Ta nói: "Chưa được hoàn toàn", Ta nói: "Hãy từ bỏ đi", Ta nói: "Hãy vượt qua đi". Và này Udayi, vị ấy cần vượt qua cái gì?
Ở đây, này Udayi, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng. Ðây là điều vị ấy cần phải vượt qua. Chính vì định này, này Udayi, mà Ta nói sự đoạn diệt của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Udayi, Ông có thấy chăng, có kiết sử gì, nhỏ hay lớn mà Ta chưa nói đến sự đoạn diệt?
-- Bạch Thế Tôn, không.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Udayi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 20-2-2011
THÍ DỤ NGỌN CỜ ĐẾ THÍCH
Có những biểu tượng có giá trị vượt xa tưởng tượng thông thường
III. Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ (S.i,218)
1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
" -- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
6) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
7) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
8) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
9) Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
10) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."
14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
18) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.
TƯƠNG ƯNG BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
THÍ DỤ NGỌN CỜ ĐẾ THÍCH
Có những biểu tượng có giá trị vượt xa tưởng tượng thông thường
III. Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ (S.i,218)
1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
" -- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
6) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
7) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
8) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
9) Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
10) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."
14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
18) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.
TƯƠNG ƯNG BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 19-2-2011
THÍ DỤ TÂM NHƯ KIM CƯƠNG
Tâm tuy vô hình như có nhiều dị biệt
25.- Vết Thương Làm Mủ
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người phẫn nộ và bực tức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật rõ biết: "Ðây là khổ",.. như thật rõ biết "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người như thật rõ biết: "Ðây là khổ", ... như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người với tâm được ví như chớp sáng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
KINH TĂNG CHI. HT MINH CHÂU dịch
THÍ DỤ TÂM NHƯ KIM CƯƠNG
Tâm tuy vô hình như có nhiều dị biệt
25.- Vết Thương Làm Mủ
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người phẫn nộ và bực tức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người được ví dụ với vết thương đang làm mủ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật rõ biết: "Ðây là khổ",.. như thật rõ biết "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người như thật rõ biết: "Ðây là khổ", ... như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hạng người với tâm được ví như chớp sáng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
KINH TĂNG CHI. HT MINH CHÂU dịch
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 18-2-2011
DỤ NGÔN ĐỨC PHẬT NHƯ VỊ THẦY THUỐC
Cần hiểu đích xác cứu cánh của Phật Pháp là gì
63. Tiểu kinh Màlunkyà
(Cula Màlunkyà sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi Tôn giả Malunkyaputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Rồi Tôn giả Malunkyaputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi độc trú tịnh cư, con khởi lên ý nghĩ như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là thường còn", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là thường còn". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô thường". Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô thường". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là hữu biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là hữu biên". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô biên". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là hữu biên" hay "Thế giới là vô biên", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là một", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là một". Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là khác," Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là khác". Nếu Thế Tôn không biết: "Sinh mạng này và thân này là một" hay "Sinh mạng này và thân này là khác", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết," hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
-- Này Malunkyaputta, Ta có nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Hay Ông có nói với Ta như sau: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Như vậy, này Malunkyaputta, Ta không nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", và Ông cũng không nói với Ta: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì?
Này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời. Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Cũng vậy, này Malunkyaputta, ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là thường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là hữu biên". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô biên". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là hữu biên", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô biên", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một", hay dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vào quan điểm "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại".
Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời? "Thế giới là thường còn", này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là hữu biên" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô biên" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này là một" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này khác" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", này Malunkyaputta là điều Ta trả lời". "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời. Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Malunkyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
DỤ NGÔN ĐỨC PHẬT NHƯ VỊ THẦY THUỐC
Cần hiểu đích xác cứu cánh của Phật Pháp là gì
63. Tiểu kinh Màlunkyà
(Cula Màlunkyà sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi Tôn giả Malunkyaputta, trong khi độc trú tịnh cư, khởi lên sự suy tư như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn, và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết; Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Rồi Tôn giả Malunkyaputta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi độc trú tịnh cư, con khởi lên ý nghĩ như sau: Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên loại bỏ ra: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy. Vì Thế Tôn không trả lời cho ta những vấn đề ấy, nên ta không được hài lòng, không được thỏa mãn. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và sẽ hỏi ý nghĩa này. Nếu Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ sống Phạm hạnh dưới (sự chỉ dẫn của) Thế Tôn. Còn nếu Thế Tôn không trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời ta sẽ bỏ học pháp và hoàn tục.
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là thường còn", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là thường còn". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô thường". Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô thường". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là hữu biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là hữu biên". Nếu Thế Tôn biết: "Thế giới là vô biên", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Thế giới là vô biên". Nếu Thế Tôn không biết: "Thế giới là hữu biên" hay "Thế giới là vô biên", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là một", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là một". Nếu Thế Tôn biết: "Sinh mạng này và thân này là khác," Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Sinh mạng này và thân này là khác". Nếu Thế Tôn không biết: "Sinh mạng này và thân này là một" hay "Sinh mạng này và thân này là khác", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn biết: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", Thế Tôn hãy trả lời cho con: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Nếu Thế Tôn không biết: "Như Lai tồn tại và không tồn tại sau khi chết," hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời không biết, không thấy, hãy thẳng thắn trả lời: "Ta không biết, Ta không thấy".
-- Này Malunkyaputta, Ta có nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta, Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Hay Ông có nói với Ta như sau: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Như vậy, này Malunkyaputta, Ta không nói với Ông: Này Malunkyaputta, hãy đến và sống Phạm hạnh theo Ta và Ta sẽ trả lời cho Ông: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", và Ông cũng không nói với Ta: Bạch Thế Tôn, con sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn, nếu Thế Tôn sẽ trả lời cho con: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Sự tình là như vậy, thời này kẻ ngu kia, Ông là ai, và Ông phủ nhận cái gì?
Này Malunkyaputta, nếu có ai nói như sau: Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn sẽ trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "Thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời. Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?" Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa". Người ấy có thể nói như sau: "Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai". Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì.
Cũng vậy, này Malunkyaputta, ai nói như sau: "Ta sẽ sống Phạm hạnh theo Thế Tôn khi nào Thế Tôn trả lời cho ta: "Thế giới là thường còn" hay "thế giới là vô thường... (như trên)... Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được Như Lai trả lời.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là thường còn". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô thường". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là thường còn", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô thường", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não, mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là hữu biên". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Thế giới là vô biên". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Thế giới là hữu biên", hay dầu cho có quan điểm "Thế giới là vô biên", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là một", hay dầu cho có quan điểm "Sinh mạng này và thân này là khác", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại sau khi chết" hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại.
Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc vào quan điểm "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, đời sống Phạm hạnh không thể nói là tùy thuộc với quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Này Malunkyaputta, dầu cho có quan điểm "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết", hay dầu cho có quan điểm "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết", thời vẫn có sanh, có già, có chết, có sầu, bi, khổ, ưu, não mà Ta giảng dạy sự đoạn trừ ngay trong hiện tại".
Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những gì Ta không trả lời. Hãy thọ trì là có trả lời những gì Ta có trả lời. Và này Malunkyaputta, điều gì Ta không trả lời? "Thế giới là thường còn", này Malunkyaputta là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô thường" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là hữu biên" là điều Ta không trả lời. "Thế giới là vô biên" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này là một" là điều Ta không trả lời. "Sinh mạng này và thân này khác" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời. "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết" là điều Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.
Và này Malunkyaputta, điều gì Ta trả lời? "Ðây là khổ", này Malunkyaputta là điều Ta trả lời". "Ðây là khổ tập" là điều Ta trả lời. "Ðây là khổ diệt" là điều Ta trả lời. "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt" là điều Ta trả lời.
Và này Malunkyaputta,vì sao điều ấy Ta trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy có liên hệ đến mục đích, điều ấy là căn bản Phạm hạnh, điều ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, vì vậy điều ấy Ta trả lời. Do vậy, này Malunkyaputta, hãy thọ trì là không trả lời những điều Ta không trả lời. Hãy thọ trì là trả lời những điều Ta có trả lời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Malunkyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 17-2-2011
DỤ NGÔN TRỐNG ANAKA
Có những cái hay nhưng lại dở
VII. Cái Chốt Trống (Tạp 47.18, Cổ, Ðại 2, 315b) (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2)-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasàrahà có một cái trống tên là Anaka.
3) Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasàrahà đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai.
5) Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.
6) Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
TƯƠNG ƯNG BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
DỤ NGÔN TRỐNG ANAKA
Có những cái hay nhưng lại dở
VII. Cái Chốt Trống (Tạp 47.18, Cổ, Ðại 2, 315b) (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2)-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, dân chúng Dasàrahà có một cái trống tên là Anaka.
3) Khi cái trống Anaka bắt đầu nứt ra, dân chúng Dasàrahà đóng vào một cái chốt khác. Cho đến một thời gian, này các Tỷ-kheo, cả cái thùng ván của trống Anaka biến mất và chỉ còn lại những cái chốt tụ tập lại.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai.
5) Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo.
6) Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
TƯƠNG ƯNG BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 16-02-2011
THÍ DỤ NẾU CÂY SALA ÐƯỢC HÓA ÐỘ
Có nhiều vấn đề phải nhìn từ góc cạnh khác với thường tình
III) (193) Bhaddiya
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo", những người ấy, bạch Thế Tôn, có phải nói đúng ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật. Có phải họ trả lời về pháp hợp với chánh pháp? Và ai là vị đồng pháp, theo đồng môt quan điểm, không có lý do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn".
2.- Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!
3. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Lòng tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có tham, này Bhaddiya, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
4. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, lòng sân ... lòng si ... lòng hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có lòng hung bạo, này Bhaddiya, bị hung bạo chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây là thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, chúng đem lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
6.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt với những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!". Như vậy, đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
7. Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết ... chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào ông tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này là không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú.
8. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Không tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không tham, này Bhaddiya, không bị tham chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
9. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, không sân ... không si ... không hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không có lòng hung bạo, này Bhaddiya, không bị hung bạo chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
10. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là thiện, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Không có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
- Ðược người có trí tán thán, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đem lại hạnh phúc an lạc không, hay ở đây là thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, Bạch Thế Tôn. chúng đem lại hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
11.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc và an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú". Ðiều này đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
12. Này Bhaddiya, tất cả những bậc Chân nhân tịch tịnh ở đời, khích lệ đệ tử như sau: "Hãy đến, này bạn! hãy nhiếp phục tham, hãy sống nhiếp phục tham! Do sống nhiếp phục tham, bạn sẽ không làm nghiệp do tham sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục sân! Hãy nhiếp phục sân! Do sống nhiếp phục sân, bạn sẽ không làm nghiệp do sân sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục si! Hãy nhiếp phục si! Do sống nhiếp phục si, bạn sẽ không làm nghiệp do si sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục hung bạo! Hãy nhiếp phục hung bạo! Do sống nhiếp phục hung bạo, bạn sẽ không làm nghiệp do hung bạo sanh, về thân, về lời, về ý!".
13. Khi được nói như vậy, Bhaddiya người Licchavi bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, ... Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
- Này Bhaddiya, Ta có nói với Ông như sau: "Hãy đến, này Bhaddiya; hãy đến làm đệ tử của Ta, này Bhaddiya! Ta sẽ là Ðạo sư (của Ông)" không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Như vậy, này Bhaddiya, những Sa-môn, Bà-la-môn nói như sau, tuyên bố như sau, những vị ấy là không thiện, trống không, nói láo, xuyên tạc với điều không thật: "Là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo!".
- Bạch Thế Tôn, hiền thiện là huyễn thuật dụ dỗ này. Bạch Thế Tôn, hiền lành là huyễn thuật dụ dỗ này. Con mong rằng, bạch Thế Tôn, các bà con huyết thống thân ái của con được huyễn thuật dụ dỗ này dụ dỗ. Như vậy, những bà con huyết thống của con tất cả được hạnh phúc an lạc lâu dài! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả người Bà-la-môn ... tất cả người Phệ xá ... tất cả Thủ đà được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Thủ đà ấy được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
- Như vậy là phải, này Bhaddiya! Như vậy là phải, này Bhaddiya! Này Bhadiya, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Này Bhàddiya, nếu tất cả người Bà-la-môn ... tất cả người Phệ xá ... tất cả mọi người Thủ đà được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Thủ đà được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu thế giới cùng với chư Thiên, Màra, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy chúng được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu các cây sala to lớn này được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả cây sala to lớn này được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài nếu chúng có thể suy nghĩ được, còn nói gì với con người!
TANG CHI BO. HT THICH MINH CHAU dich
THÍ DỤ NẾU CÂY SALA ÐƯỢC HÓA ÐỘ
Có nhiều vấn đề phải nhìn từ góc cạnh khác với thường tình
III) (193) Bhaddiya
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli tại Mahàvana trong ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Licchavii Bhaddiya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Licchavii Bhaddiya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Là một nhà huyễn thuật, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư, biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo", những người ấy, bạch Thế Tôn, có phải nói đúng ý kiến của Thế Tôn, không có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật. Có phải họ trả lời về pháp hợp với chánh pháp? Và ai là vị đồng pháp, theo đồng môt quan điểm, không có lý do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn".
2.- Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!
3. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Lòng tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có tham, này Bhaddiya, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
4. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, lòng sân ... lòng si ... lòng hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.
- Người này có lòng hung bạo, này Bhaddiya, bị hung bạo chinh phục, tâm mất tự chủ, giết loài hữu tình, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây là thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, chúng đem lại bất hạnh đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
6.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt với những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau", thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng!". Như vậy, đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
7. Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết ... chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào ông tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; các pháp này không có tội; các pháp này là không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú.
8. Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya! Không tham khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không tham, này Bhaddiya, không bị tham chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
9. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, không sân ... không si ... không hung bạo khi khởi lên trong một nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?
- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
- Người này không có lòng hung bạo, này Bhaddiya, không bị hung bạo chinh phục, tâm không mất tự chủ, không giết loài hữu tình, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cùng làm như vậy, như vậy có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
10. - Ông nghĩ như thế nào, này Bhaddiya, các pháp này là thiện hay bất thiện?
- Là thiện, bạch Thế Tôn.
- Có tội hay không có tội?
- Không có tội, bạch Thế Tôn.
- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?
- Ðược người có trí tán thán, bạch Thế Tôn.
- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đem lại hạnh phúc an lạc không, hay ở đây là thế nào?
- Ðược thực hiện, được chấp nhận, Bạch Thế Tôn. chúng đem lại hạnh phúc an lạc. Ở đây, đối với chúng con là như vậy.
11.- Như vậy, này Bhaddiya, điều ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Ðạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình ông biết rõ như sau: "Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc và an lạc", thời này Bhaddiya, Ông hãy chứng đạt và an trú". Ðiều này đã được nói lên, chính do duyên này được nói lên như vậy.
12. Này Bhaddiya, tất cả những bậc Chân nhân tịch tịnh ở đời, khích lệ đệ tử như sau: "Hãy đến, này bạn! hãy nhiếp phục tham, hãy sống nhiếp phục tham! Do sống nhiếp phục tham, bạn sẽ không làm nghiệp do tham sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục sân! Hãy nhiếp phục sân! Do sống nhiếp phục sân, bạn sẽ không làm nghiệp do sân sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục si! Hãy nhiếp phục si! Do sống nhiếp phục si, bạn sẽ không làm nghiệp do si sanh, về thân, về lời, về ý! Hãy nhiếp phục hung bạo! Hãy nhiếp phục hung bạo! Do sống nhiếp phục hung bạo, bạn sẽ không làm nghiệp do hung bạo sanh, về thân, về lời, về ý!".
13. Khi được nói như vậy, Bhaddiya người Licchavi bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, ... Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
- Này Bhaddiya, Ta có nói với Ông như sau: "Hãy đến, này Bhaddiya; hãy đến làm đệ tử của Ta, này Bhaddiya! Ta sẽ là Ðạo sư (của Ông)" không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Như vậy, này Bhaddiya, những Sa-môn, Bà-la-môn nói như sau, tuyên bố như sau, những vị ấy là không thiện, trống không, nói láo, xuyên tạc với điều không thật: "Là một huyễn thuật sư, Sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo!".
- Bạch Thế Tôn, hiền thiện là huyễn thuật dụ dỗ này. Bạch Thế Tôn, hiền lành là huyễn thuật dụ dỗ này. Con mong rằng, bạch Thế Tôn, các bà con huyết thống thân ái của con được huyễn thuật dụ dỗ này dụ dỗ. Như vậy, những bà con huyết thống của con tất cả được hạnh phúc an lạc lâu dài! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Bạch Thế Tôn, nếu tất cả người Bà-la-môn ... tất cả người Phệ xá ... tất cả Thủ đà được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, tất cả các Thủ đà ấy được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
- Như vậy là phải, này Bhaddiya! Như vậy là phải, này Bhaddiya! Này Bhadiya, nếu tất cả những người Sát-đế-lỵ được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Sát-đế-lỵ được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài! Này Bhàddiya, nếu tất cả người Bà-la-môn ... tất cả người Phệ xá ... tất cả mọi người Thủ đà được cám dỗ (với sự dụ dỗ này) để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả các Thủ đà được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu thế giới cùng với chư Thiên, Màra, Phạm thiên, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy chúng được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài!
Này Bhaddiya, nếu các cây sala to lớn này được huyễn thuật dụ dỗ này cám dỗ, để đoạn tận các pháp bất thiện, để đầy đủ các pháp thiện, như vậy tất cả cây sala to lớn này được hạnh phúc an lạc trong một thời gian dài nếu chúng có thể suy nghĩ được, còn nói gì với con người!
TANG CHI BO. HT THICH MINH CHAU dich
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 15-2-2011
THÍ DỤ TRĂNG THOÁT MÂY CHE
Đời sống có thể thay đồi
5. Thầy Tỳ Kheo Và Cây Chổi
Ai sống trước buông lung ...
Câu chuyện này được kể lại khi đức Phật ở Kỳ Viên, liên quan đến Trưởng lão Sammùnjani.
Trưởng lão Sammùnjani luôn luôn quét dọn từ sáng đến chiều không kể giờ giấc. Một ngày nọ, người cầm chổi đến thất của Trưởng lão Revata (Ly-bà-đa), thấy vị này vẫn tĩnh tọa như thường lệ. Trưởng lão nghĩ thầm: "Nhà thầy này ăn không ngồi rồi, chỉ nhận thức ăn của thiện tín, rồi trở về ngồi trong thất mình. Sao thầy không cầm lấy chổi, quét dọn ít ra cũng được cái thất của mình?".
Trưởng lão Ly-bà-đa nghĩ thầm: "Ta sẽ cho thầy một lời khuyên". Ngài gọi Sammùnjani:
- Này huynh, hãy đến đây.
- Chuyện gì thế, thưa Tôn giả?
- Hãy đi tắm rồi trở lại đây với tôi.
Trưởng lão Sammùnjani vâng lời, sau đó đến ngồi một cách kính cẩn bên cạnh Trưởng lão Ly-bà-đa. Ngài Ly-bà-đa nói:
- Này huynh! Một vị Tỳ-kheo không phải lúc nào cũng quét dọn. Sáng sớm thầy Tỳ-kheo có thể quét dọn phòng xá, sau đó đi khất thực. Khất thực xong về tinh xá, ngồi tĩnh tọa một phần đêm hoặc một phần ngày, quán tưởng về ba mươi hai vật trong thân, biết rõ thân thể bất tịnh. Vào buổi chiều, thầy có thể xả thiền và quét phòng một lần nữa. Nhưng không bao giờ nên tiêu phí suốt ngày chỉ để quét dọn, hoặc tự cho phép mình có thời gian rảnh rỗi.
Trưởng lão Sammùnjani cẩn trọng vâng lời Tôn giả Ly-bà-đa, chẳng bao lâu chứng A-la-hán.
Sau đó, tuy nhiên, khắp các phòng đều đầy rác. Các Tỳ-kheo nói với Sammùnjani:
- Thưa huynh! Các phòng đều đầy rác sao thầy không quét đi?
- Thưa chư Tôn giả! Trước đây tôi buông lung nên thường quét dọn. Bây giờ tôi đã trở nên tinh cần, nên không quét.
Các Tỳ-kheo thuật lại với đức Phật:
- Trưởng lão ấy nói một đàng làm một nẻo.
Nhưng, đức Phật đáp:
- Này các Tỳ-kheo! Thầy ấy nói đúng. Trước kia, trong những ngày phóng dật buông lung, thầy ấy để hết thì giờ trong việc quét dọn. Nhưng bây giờ, thầy dành trọn thời gian trong niềm vui đạo quả, và không quét dọn nữa.
Thế Tôn nói kệ:
(172) Ai sống trước buông lung,
Sau sống không phóng dật,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che.
TÍCH CHUYỆN PHÁP CÚ, TU VIỆN VIÊN CHIẾU dich
THÍ DỤ TRĂNG THOÁT MÂY CHE
Đời sống có thể thay đồi
5. Thầy Tỳ Kheo Và Cây Chổi
Ai sống trước buông lung ...
Câu chuyện này được kể lại khi đức Phật ở Kỳ Viên, liên quan đến Trưởng lão Sammùnjani.
Trưởng lão Sammùnjani luôn luôn quét dọn từ sáng đến chiều không kể giờ giấc. Một ngày nọ, người cầm chổi đến thất của Trưởng lão Revata (Ly-bà-đa), thấy vị này vẫn tĩnh tọa như thường lệ. Trưởng lão nghĩ thầm: "Nhà thầy này ăn không ngồi rồi, chỉ nhận thức ăn của thiện tín, rồi trở về ngồi trong thất mình. Sao thầy không cầm lấy chổi, quét dọn ít ra cũng được cái thất của mình?".
Trưởng lão Ly-bà-đa nghĩ thầm: "Ta sẽ cho thầy một lời khuyên". Ngài gọi Sammùnjani:
- Này huynh, hãy đến đây.
- Chuyện gì thế, thưa Tôn giả?
- Hãy đi tắm rồi trở lại đây với tôi.
Trưởng lão Sammùnjani vâng lời, sau đó đến ngồi một cách kính cẩn bên cạnh Trưởng lão Ly-bà-đa. Ngài Ly-bà-đa nói:
- Này huynh! Một vị Tỳ-kheo không phải lúc nào cũng quét dọn. Sáng sớm thầy Tỳ-kheo có thể quét dọn phòng xá, sau đó đi khất thực. Khất thực xong về tinh xá, ngồi tĩnh tọa một phần đêm hoặc một phần ngày, quán tưởng về ba mươi hai vật trong thân, biết rõ thân thể bất tịnh. Vào buổi chiều, thầy có thể xả thiền và quét phòng một lần nữa. Nhưng không bao giờ nên tiêu phí suốt ngày chỉ để quét dọn, hoặc tự cho phép mình có thời gian rảnh rỗi.
Trưởng lão Sammùnjani cẩn trọng vâng lời Tôn giả Ly-bà-đa, chẳng bao lâu chứng A-la-hán.
Sau đó, tuy nhiên, khắp các phòng đều đầy rác. Các Tỳ-kheo nói với Sammùnjani:
- Thưa huynh! Các phòng đều đầy rác sao thầy không quét đi?
- Thưa chư Tôn giả! Trước đây tôi buông lung nên thường quét dọn. Bây giờ tôi đã trở nên tinh cần, nên không quét.
Các Tỳ-kheo thuật lại với đức Phật:
- Trưởng lão ấy nói một đàng làm một nẻo.
Nhưng, đức Phật đáp:
- Này các Tỳ-kheo! Thầy ấy nói đúng. Trước kia, trong những ngày phóng dật buông lung, thầy ấy để hết thì giờ trong việc quét dọn. Nhưng bây giờ, thầy dành trọn thời gian trong niềm vui đạo quả, và không quét dọn nữa.
Thế Tôn nói kệ:
(172) Ai sống trước buông lung,
Sau sống không phóng dật,
Chói sáng rực đời này,
Như trăng thoát mây che.
TÍCH CHUYỆN PHÁP CÚ, TU VIỆN VIÊN CHIẾU dich
Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 14-2-2011
Thí dụ Đại Quân Thần Chết
Hãy sống trong hiện tại
133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
(Mahàkaccànabhaddekaratta sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi:
-- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đêm ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn :
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình mình đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, ... và là căn bản Phạm hạnh". Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả!
-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá,
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này".
Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahakaccana những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana :
-- Thưa Hiền giả Kaccana, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahakaccana này đã được Thế Tôn tán thán ... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này". Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích cho.
-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
-- Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai.. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.
-- Vậy chư hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana nói như sau :
-- Này Hiền giả, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau :
Này chư Hiền, thế nào là truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy"... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy"... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy"... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy"... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy",... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy",... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. Như vậy, này chư Hiền, là không truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy",... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy",... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy", ... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là không ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... nếu mũi và các hương ... nếu lưỡi và các vị... nếu thân và các xúc... Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... Này chư Hiền, nếu mũi và các hương... Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc... Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahakaccana giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau : "Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau : "Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca chiên diên) này... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. "Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những chữ ấy đã được Tôn giả Mahakaccana giải thích cho chúng con với những phương pháp này, các những câu này, với những chữ này.
-- Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Ðại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahakaccana đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Thí dụ Đại Quân Thần Chết
Hãy sống trong hiện tại
133. Kinh Ðại Ca-chiên-diên Nhất dạ hiền giả
(Mahàkaccànabhaddekaratta sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại Tinh xá Tapoda.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn giả Samiddhi:
-- Này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Tỷ-kheo, Ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Hiền giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Nhưng này Hiền giả, Hiền giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả không?
-- Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Rồi Tôn giả Samiddhi sau khi đêm ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn :
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình mình đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, ... và là căn bản Phạm hạnh". Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền Giả!
-- Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá,
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: "Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn giả Mahakaccana có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này".
Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến nói lên với Tôn giả Mahakaccana những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana :
-- Thưa Hiền giả Kaccana, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Rồi này Hiền giả Kaccana, chúng tôi suy nghĩ như sau: "Tôn giả Mahakaccana này đã được Thế Tôn tán thán ... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này". Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích cho.
-- Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn giả... Chư Tôn giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
-- Thưa Hiền giả Kaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai.. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho nếu Tôn giả không cảm thấy phiền phức.
-- Vậy chư hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana nói như sau :
-- Này Hiền giả, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau :
Này chư Hiền, thế nào là truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy"... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy"... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy"... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy"... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ? "Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. "Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy",... "Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy",... "Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy", và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ. Như vậy, này chư Hiền, là không truy tìm quá khứ.
Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy",... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy",... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai? "Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. "Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy",... "Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy", ... "Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy",... "Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy", ... "Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy", vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai. Như vậy, này chư Hiền, là không ước vọng tương lai.
Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... nếu mũi và các hương ... nếu lưỡi và các vị... nếu thân và các xúc... Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng... Này chư Hiền, nếu mũi và các hương... Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị... Này chư Hiền, nếu thân và các xúc... Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải thích các Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Mahakaccana giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau : "Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tinh xá :
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi".
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau : "Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca chiên diên) này... chúng ta hãy hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. "Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn giả Mahakaccana, sau khi đến chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những chữ ấy đã được Tôn giả Mahakaccana giải thích cho chúng con với những phương pháp này, các những câu này, với những chữ này.
-- Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahakaccana là bậc Ðại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các Ông như vậy, như Mahakaccana đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các Ông hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 13-2-2011
DỤ NGÔN HẰNG HÀ SA SỐ
Vô thỉ là luân hồi
VIII. Sông Hằng (Tạp, Ðại 2, 242) (Biệt Tạp 16.10, Ðại 2, 487b) (S.ii,183)
1) ... Trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm).
2) Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
-- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn đã đi qua, đã vượt qua?
4) -- Rất nhiều, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được, là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) -- Tôn giả Gotama có thể cho một ví dụ được không?
6) -- Có thể được, này Bà-la-môn. Ví như, này Bà-la-môn, sông Hằng này từ chỗ nguồn bắt đầu đến chỗ nó chảy nhập vào biển. Số cát nằm ở giữa chặng ấy, thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một số hột cát, là số trăm hột cát, là số ngàn hột cát, là số trăm ngàn hột cát.
7) Nhiều hơn vậy, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì có thể đếm chúng được, là một số kiếp, một trăm kiếp, là một ngàn kiếp, là một số trăm ngàn kiếp.
8) Ví sao? Vô thỉ là luân hồi này, này Bà-la-môn, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
9) Cũng vậy, đã lâu ngày, này Bà-la-môn, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày một lớn lên. Cho đến như vậy, này Bà-la-môn, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
10) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
DỤ NGÔN HẰNG HÀ SA SỐ
Vô thỉ là luân hồi
VIII. Sông Hằng (Tạp, Ðại 2, 242) (Biệt Tạp 16.10, Ðại 2, 487b) (S.ii,183)
1) ... Trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm).
2) Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
-- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn đã đi qua, đã vượt qua?
4) -- Rất nhiều, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được, là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.
5) -- Tôn giả Gotama có thể cho một ví dụ được không?
6) -- Có thể được, này Bà-la-môn. Ví như, này Bà-la-môn, sông Hằng này từ chỗ nguồn bắt đầu đến chỗ nó chảy nhập vào biển. Số cát nằm ở giữa chặng ấy, thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một số hột cát, là số trăm hột cát, là số ngàn hột cát, là số trăm ngàn hột cát.
7) Nhiều hơn vậy, này Bà-la-môn, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì có thể đếm chúng được, là một số kiếp, một trăm kiếp, là một ngàn kiếp, là một số trăm ngàn kiếp.
8) Ví sao? Vô thỉ là luân hồi này, này Bà-la-môn, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
9) Cũng vậy, đã lâu ngày, này Bà-la-môn, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày một lớn lên. Cho đến như vậy, này Bà-la-môn, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
10) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
Chùa Pháp Luân
13913 SOUTH POST OAK RD
HOUSTON TX 77045
Phone: 713-433-4364
THƯ MỜI ĐẠI LỄ THƯỢNG NGUYÊN
Đại lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng tại chùa Pháp Luân năm nay sẽ được tổ chức vào tối Thứ Bảy 12-2-2011 với trọn đêm tu học thọ trì hạnh đầu đà.
Chương trình bắt đầu từ 7 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng.
Cúng đèn Thượng nguyên
Nghi thức thọ đầu đà
Tuyên sớ cầu an
Pháp thoại và thực tập Niệm Giác Chi
Lễ qui y Tam Bảo
Pháp thoại và thực tập Trạch Pháp Giác Chi
Tuyên đọc ý nghĩa Ngày Pháp Bảo
Pháp thoại và thực tập Cần Giác Chi
Tọa thiền
Pháp thoại và thực tập Hỷ Giác Chi
Trì niệm Phật ân đức
Pháp thoại và thực tập Tịnh Giác Chi
Kinh hành
Pháp thoại và thực tập Định Giác Chi
Luận đạo
Pháp thoại và thực tập Xả Giác Chi
Hồi hướng - hoàn mãn
Kính mời quý Phật tử xa gần về chùa tham dự Đại lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng để tạo phước và vun bồi căn lành nhân đầu năm Tân Mão và thắp sáng truyền thống Pháp Bảo của Đức Từ Phụ. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc 713-433-4364. Nguyện cầu uy lực Tam Bảo gia hộ tất cả chúng ta.
Trụ Trì
Tỳ kheo Giác Đẳng
13913 SOUTH POST OAK RD
HOUSTON TX 77045
Phone: 713-433-4364
THƯ MỜI ĐẠI LỄ THƯỢNG NGUYÊN
Đại lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng tại chùa Pháp Luân năm nay sẽ được tổ chức vào tối Thứ Bảy 12-2-2011 với trọn đêm tu học thọ trì hạnh đầu đà.
Chương trình bắt đầu từ 7 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng.
Cúng đèn Thượng nguyên
Nghi thức thọ đầu đà
Tuyên sớ cầu an
Pháp thoại và thực tập Niệm Giác Chi
Lễ qui y Tam Bảo
Pháp thoại và thực tập Trạch Pháp Giác Chi
Tuyên đọc ý nghĩa Ngày Pháp Bảo
Pháp thoại và thực tập Cần Giác Chi
Tọa thiền
Pháp thoại và thực tập Hỷ Giác Chi
Trì niệm Phật ân đức
Pháp thoại và thực tập Tịnh Giác Chi
Kinh hành
Pháp thoại và thực tập Định Giác Chi
Luận đạo
Pháp thoại và thực tập Xả Giác Chi
Hồi hướng - hoàn mãn
Kính mời quý Phật tử xa gần về chùa tham dự Đại lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng để tạo phước và vun bồi căn lành nhân đầu năm Tân Mão và thắp sáng truyền thống Pháp Bảo của Đức Từ Phụ. Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc 713-433-4364. Nguyện cầu uy lực Tam Bảo gia hộ tất cả chúng ta.
Trụ Trì
Tỳ kheo Giác Đẳng
Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011
NGHĨA DỤ PHÁP 12-2-2011
THÍ DỤ GIỌT SƯƠNG
Kiếp sống quả thật phù du
X) (70) Araka
1. - Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có Ðạo sư tên là Araka thuộc ngoại đạo đã ly tham đối với các dục. Này các Tỷ-kheo, Ðạo sư Araka có đến hàng trăm đệ tử. Ðạo sư Araka thuyết pháp cho các đệ tử như sau:
2. " Này Bà-la-môn, ít oi là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như giọt sương là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, con sông trên núi chảy xa, dòng nước chảy nhanh, lôi cuốn theo vật này vật khác, không có sát-na nào, không có giây phút nào, không có thời khắc nào có dừng nghỉ, nó phải chảy tới, cuồn cuộn chảy, thúc đẩy chảy tới. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví như con sông ấy là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, người lực sĩ tụ lại một cục nước miếng trên đầu lưỡi và nhổ đi không có phí sức. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví dụ với cục nước miếng là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, một miếng thịt được quăng vào một nồi sắt được hâm nóng cả ngày, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví như miếng thịt là đời sống con người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, con bò cái sắp bị giết, được dắt đến lò thịt, mỗi bước chân giơ lên là bước gần đến bị giết, gần đến chết. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví dụ với con bò cái sắp bị giết là đời sống con người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ, hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh. Với người đã sanh, không có bất tử".
3. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ của loài Người lên đến 60.000 năm. Người con gái 500 tuổi có thể đến tuổi lấy chồng. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, loài Người có sáu loại bệnh: lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện. Này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư Araka ấy, với loài Người thọ mạng dài như vậy, sống lâu như vậy, ít bệnh như vậy, lại thuyết pháp cho các đệ tử như vậy: "Ít oi, này Bà-la-môn, là đời sống loài Người, nhỏ bé không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử". Nay, này các Tỷ-kheo, ai nói một cách chơn chánh, phải nói như sau: "Ít oi, là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với trí tuệ, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử". Nay, này các Tỷ-kheo, ai sống lâu, vị ấy sống một trăm tuổi, ít hơn hay nhiều hơn. Mạng sống 100 tuổi, này các Tỷ-kheo, được chia thành 300 mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hạ, một trăm mùa mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống ba trăm mùa, người ấy sống 12 lần 100 tháng: 400 tháng lạnh, 400 tháng nóng, 400 tháng mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 12 lần 100 tháng, người ấy sống 24 lần một trăm nửa tháng: 800 nửa tháng lạnh, 800 nửa tháng nóng, 800 nửa tháng mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 24 lần một trăm nửa tháng, người ấy sống 36 lần 1000 đêm: 12.000 đêm lạnh, 12.000 đêm nóng, 12.000 đêm mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 36 lần 1000 đêm, người ấy ăn chỉ có 72 ngàn bữa cơm: 24 ngàn bữa cơm vào mùa lạnh, 24 ngàn bữa cơm vào mùa nóng, 24 ngàn bữa cơm vào mùa mưa. Ðây gồm có với sữa mẹ và thời gian không có đồ ăn. Ở đây, có những khi không có bữa ăn này, nghĩa là tức giận không ăn cơm, khổ đau không ăn cơm, bịnh hoạn không ăn cơm, trai giới không ăn cơm, không thâu hoạch được, không ăn cơm.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ một trăm năm của loài Người được Ta gọi là tuổi thọ, được gọi là lượng của tuổi thọ, được gọi là thời tiết, được gọi là năm, được gọi là tháng, được gọi là nửa tháng, được gọi là đêm, được gọi là đêm ngày, được gọi là bữa ăn, được gọi là giữa bữa ăn.
4. Này các Tỷ-kheo, những gì bậc Ðạo sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Thầy. Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà không tịnh. Này các Tỷ-kheo, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Thầy.
TĂNG CHI BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
THÍ DỤ GIỌT SƯƠNG
Kiếp sống quả thật phù du
X) (70) Araka
1. - Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có Ðạo sư tên là Araka thuộc ngoại đạo đã ly tham đối với các dục. Này các Tỷ-kheo, Ðạo sư Araka có đến hàng trăm đệ tử. Ðạo sư Araka thuyết pháp cho các đệ tử như sau:
2. " Này Bà-la-môn, ít oi là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, giọt sương trên đầu ngọn cỏ, khi mặt trời mọc, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như giọt sương là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, khi trời mưa nặng hạt, bong bóng nước trên nước mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, như bong bóng nước là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, con sông trên núi chảy xa, dòng nước chảy nhanh, lôi cuốn theo vật này vật khác, không có sát-na nào, không có giây phút nào, không có thời khắc nào có dừng nghỉ, nó phải chảy tới, cuồn cuộn chảy, thúc đẩy chảy tới. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví như con sông ấy là đời sống của loài Người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, người lực sĩ tụ lại một cục nước miếng trên đầu lưỡi và nhổ đi không có phí sức. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví dụ với cục nước miếng là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, một miếng thịt được quăng vào một nồi sắt được hâm nóng cả ngày, mau chóng biến mất, không tồn tại lâu dài. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví như miếng thịt là đời sống con người, nhỏ bé, không đáng kể... Với người đã sanh, không có bất tử. Ví như, này Bà-la-môn, con bò cái sắp bị giết, được dắt đến lò thịt, mỗi bước chân giơ lên là bước gần đến bị giết, gần đến chết. Cũng vậy, này Bà-la-môn, ví dụ với con bò cái sắp bị giết là đời sống con người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ, hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh. Với người đã sanh, không có bất tử".
3. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ của loài Người lên đến 60.000 năm. Người con gái 500 tuổi có thể đến tuổi lấy chồng. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, loài Người có sáu loại bệnh: lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện. Này các Tỷ-kheo, bậc Ðạo sư Araka ấy, với loài Người thọ mạng dài như vậy, sống lâu như vậy, ít bệnh như vậy, lại thuyết pháp cho các đệ tử như vậy: "Ít oi, này Bà-la-môn, là đời sống loài Người, nhỏ bé không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với bùa chú, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, sống đời Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử". Nay, này các Tỷ-kheo, ai nói một cách chơn chánh, phải nói như sau: "Ít oi, là đời sống loài Người, nhỏ bé, không đáng kể, nhiều khổ đau, nhiều ưu não. Với trí tuệ, hãy giác ngộ! Hãy làm điều lành, hãy sống Phạm hạnh! Với người đã sanh, không có bất tử". Nay, này các Tỷ-kheo, ai sống lâu, vị ấy sống một trăm tuổi, ít hơn hay nhiều hơn. Mạng sống 100 tuổi, này các Tỷ-kheo, được chia thành 300 mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hạ, một trăm mùa mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống ba trăm mùa, người ấy sống 12 lần 100 tháng: 400 tháng lạnh, 400 tháng nóng, 400 tháng mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 12 lần 100 tháng, người ấy sống 24 lần một trăm nửa tháng: 800 nửa tháng lạnh, 800 nửa tháng nóng, 800 nửa tháng mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 24 lần một trăm nửa tháng, người ấy sống 36 lần 1000 đêm: 12.000 đêm lạnh, 12.000 đêm nóng, 12.000 đêm mưa. Này các Tỷ-kheo, dầu cho sống 36 lần 1000 đêm, người ấy ăn chỉ có 72 ngàn bữa cơm: 24 ngàn bữa cơm vào mùa lạnh, 24 ngàn bữa cơm vào mùa nóng, 24 ngàn bữa cơm vào mùa mưa. Ðây gồm có với sữa mẹ và thời gian không có đồ ăn. Ở đây, có những khi không có bữa ăn này, nghĩa là tức giận không ăn cơm, khổ đau không ăn cơm, bịnh hoạn không ăn cơm, trai giới không ăn cơm, không thâu hoạch được, không ăn cơm.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, tuổi thọ một trăm năm của loài Người được Ta gọi là tuổi thọ, được gọi là lượng của tuổi thọ, được gọi là thời tiết, được gọi là năm, được gọi là tháng, được gọi là nửa tháng, được gọi là đêm, được gọi là đêm ngày, được gọi là bữa ăn, được gọi là giữa bữa ăn.
4. Này các Tỷ-kheo, những gì bậc Ðạo sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Thầy. Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà không tịnh. Này các Tỷ-kheo, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Thầy.
TĂNG CHI BỘ. HT THÍCH MINH CHÂU dịch
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)