No. 2182 (Dương Tiêu dịch) Đại Hàn: Kho Tàng Phật Giáo
Bị Thất Thoát Trên Đường Trở Về
By Chung Ah-Young, The Korea Times, Dec 24, 2008
Tin Từ Seoul, Nam Hàn:
Những kho tàng Phật giáo quý báu từ thời đại đế quốc Silla (668-935) đã được tìm thấy và đưa trở lại trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia Nam Hàn.
Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng quốc gia dưới tiêu đề “Âm Vang của Cuộc Đời”, trưng bày khoảng 200 đồ cổ Phật giáo quý giá đặc biệt truyền thống dưới triều đại đế chế Silla, bao gồm 19 đồ cổ cực kỳ quí báu của Nam Hàn, và 17 đồ cổ văn hóa cổ đại được mượn từ Viện bảo tàng quốc gia Tokyo và Viện bảo Tàng Quốc Gia Nara.
Đặc biệt, 5 đồ cổ Phật giáo Đại Hàn quý báu làm bằng tay vốn được các nghệ nhân điêu khắc sáng tác vào triều đại thuộc địa Nhật Bản ( 1910-1945) - 4 tượng Phật và một hộp đựng thánh tích, được lấy ra từ bộ sưu tập "Ogura" của Viện bảo tàng Quốc Gia Tokyo đã được đem ra triển lãm trong kỳ này.
Nhà kinh doanh Nhật Bản Takenosuke Ogura (1870-1964) đã sưu tập khoảng 1,100 các hiện vật văn hoá Đại Hàn, trong khi ông ta đang sống tại Đại Hàn và đem về Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhiều chính quyền Đại Hàn trong quá khứ đã tố cáo người Nhật đánh cắp nhiều di vật văn hoá và tôn giáo quý báu của họ, phần lớn trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2.
Vào năm 1964, chính quyền Đại Hàn đòi hỏi Nhật Bản phải giao trả lại các đồ cổ đã bị cướp hoặc đánh cắp, nhưng Nhật Bản đã từ chối, với lý do bộ sưu tập là sở hửu cá nhân của ông Ogura, hoàn toàn không dính dáng gì tới chính phủ Nhật Bản.
Bộ sưu tập Ogura đã được hiến tặng cho viện bảo tàng quốc gia Tokyo vào năm 1980.
Bộ sưu tập Ogura phần lớn bao gồm các hiện vật và đồ cổ quí giá từ Đại Hàn, hơn 1,000 di vật bằng vàng, đồng, và các kim loại đặc biệt, cũng như nhiều xá lợi của các thiền sư Đại Hàn, 4,800 di vật nghệ thuật chạm trổ, trong đó hơn 2,000 đồ cổ được xem như là di sản quí báu, được trưng bày phần lớn trong viện bảo tàng quốc gia Tokyo, vốn được thu thập từ Đại Hàn.
Triều đại Silla cai trị các vùng Baekje, Goruryeo và đã để lại nhiều di sản văn hóa Phật giáo vô cùng quí báu.
Cuộc triển lãm bao gồm các bộ sưu tập từ những hộp đựng thánh tích bằng đồng của các chùa chiền phía Tây như thiền viện Gameun, Gyeongju, miền bắc quận hạt Gyeongsang còn có một đồ cổ vô cùng quí giá là tượng Phật bằng đồng cao 179 centimét bằng đồng thuộc thiền viện cổ Baengnyulsa.
Phần thứ nhất của cuộc triển lãm bao gồm nhiều di vật và đồ cổ Phật giáo nhiều loại và kích thước quý báu khác nhau vào cuối thế kỹ thứ 7.
Phần thứ hai trưng bày hầu hết nhiều di vật quí giá thuộc triều đại Silla vào thế kỹ thứ 7 và thứ 8.
Phần thứ ba trưng bày những đồ cổ quí giá có một không hai vào thời đại cực thịnh Silla thế kỹ thứ 8.
Phần thứ tư triển lãm nghệ thuật điêu khắc của các tượng Phật và sự sáng tạo của các nghệ nhân thuộc triều đại Silla.
Phần thứ năm trưng bày những chiếc hòm điêu khắc chạm trổ và những ngôi sao tượng trưng cho đời sống kiếp sau của con người.
Phần thứ sáu trình bày công trình tái tạo các cung điện thờ Phật, với những lời diễn giải của các học giả đương thời.
Cuộc triển lãm là cơ hội ngàn vàng để người xem có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật văn hoá Phật giáo triều đại Silla về mặt lịch sử, cũng như tôn giáo. Ngoài ra cuộc trưng bày tầm cỡ quốc tế này sẽ giúp cho khách du lịch và các nhà nghiên cứu khảo cổ, văn hóa quốc tế có cơ hội tìm hiểu về phong tục tập quán truyền thừa của Đại Hàn. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài cho đến 1 tháng 3 năm 2009.
-------------------------------------------------------------------
No. 2183 (Hạt Cát dịch)
Hoa Kỳ: Tu sĩ Phật Giáo người Mỹ
đem thiền vào nhà giam
By COLIN GUY, Beaumont Enterprise, December, 26, 2008
Beaumont, Texas (USA) -- Tiếng đóng một cánh cửa của ngục tù rất đặc biệt và dứt khoát, theo lời của Tỳ Kheo Kassapa, một tu sĩ Phật Giáo, người đã đến nhà tù liên bang ở Beaumont mỗi tuần.
Nhưng với việc đi vào cánh cửa đó trong năm qua, nhà sư đã nuôi dưỡng một mối liên hệ tuy nhỏ bé nhưng đã mang lợi lạc đến cho nhiều tù nhân, những người muốn tham gia vào các chương trình hành thiền hàng tuần. Nhóm người đã gia tăng từ 7 đến 15 và đôi khi nhiều hơn, Sư Kassapa, một tu sĩ Phật Giáo người Mỹ sống và tu tập tại chùa Bửu Môn ở Port Arthur, nói như trên.
"Tôi không nghĩ rằng nhiều người trong số họ từng là Phật tử trước khi đến đây", Ngài nói.
Các tù nhân có nhiều thời gian để thực tập, điều đã khuyến khích một số khám phá lý tưởng và niềm tin mới. Bất cứ niềm tin nào, Ngài nhấn mạnh, có lẽ để làm cho chuyện bị giam hãm trở nên dễ chịu đựng hơn, nhưng một số phát giác ra rằng sự cô độc, tương tự tính chất của Phật giáo, thích hợp với hoàn cảnh của họ một cách đặc biệt.
"Sự cô độc và tĩnh mịch được tìm thấy trong Phật Giáo", Ngài nói.
"Một trong những lý do mà tôi nghĩ tại sao nó hiệu quả đối với họ rằng là trong buổi đầu, Đức Phật đã tự mình sống cách ly với xã hội trong nhiều năm trong khi khám phá mình là ai và những tù nhân này cũng ở trong một tình trạng tương tự".
Sư Kassapa nói Ngài từng tham dự một hội nghị ở Oregon nơi mà một trong những chủ đề thảo luận là "Phật Giáo sau vành móng ngựa".
Ngài nói tại Ấn Độ, các viên chức phát hiện rằng các tù nhân được động viên thực hành thiền định đã có một kết quả là họ trở nên bình tỉnh hơn.
Các nghiên cứu nói rằng qua cái nhìn tổng quát, những tù nhân thực hành Thiền định Phật giáo thường có tỷ lệ tái phạm rất thấp - ít hơn 40% - thấp hơn tỷ lệ trung bình so sánh với những trường hợp bình thường, Ngài Kassapa nói.
Các nghi thức phục vụ bắt đầu lúc 6:00 chiều ngày Thứ Ba, gồm các nghi lễ, thiền định và thảo luận về giáo pháp, các giáo lý, giới luật căn bản trong Phật giáo.
Ngài Kassapa ước đoán có thể từ 20 đến 25% những quan khách viếng thăm chùa Bửu Môn được xem như chuyển đổi tín ngưỡng sang Phật Giáo. Ngược lại, có thể chỉ một hay hai tù nhân trong nhóm thiền tập tại trại giam là không hứng thú với lãnh vực tâm linh của chương trình.
Trong nhiều năm tôi ở đây (Port Arthur) khoảng 15 người trở thành Phật tử đã đến đây thường xuyên. Nhưng ở trại giam thì trái ngược, người ta cho chuyện trở thành Phật tử là một điều nghiêm trọng.