No. 2141 (Dương Tiêu dịch) Phật Giáo Phải Tiến Hóa
Để Xã Hội Châu Á Được Cân Bằng.
IANS, November 21, 2008.
Tin từ Tân Đề Li, Ấn Độ:
Phật Giáo sẽ phải đẩy mạnh triển khai nghi thức nghi lễ để xã hội Châu Á trở nên cân bằng hơn, đặc biệt là Ấn Độ, nơi trộn lẫn nhiều tôn giáo được dân chúng tôn sùng, vốn được biểu hiện qua hình thức cầu nguyện nghi lễ; theo lời học giả Phật Học Lokesh Chandra.
“Phật Giáo là một giáo lý tụ điểm cao thâm và không có sự ràng buộc xã hội tôn giáo nhất định nào. Phần lớn hình thức nghi lễ chỉ diễn ra ở các thiền viện, chùa chiền bởi vì các tu sĩ Phật giáo sống hòa nhập trong cộng đồng xã hội. Tại Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Giáo, hình thức nghi lễ sẽ đem lại sự cân bằng giữa tôn giáo và xã hội”, Đây là câu trả lời của Chandra với phóng viên báo chí IANS về vấn đề tại sao Phật giáo vốn xuất phát từ Ấn Độ lại trở thành tôn giáo nhỏ trên đất nước này.
Cũng theo lời học giả Chandra thì nền tôn giáo phổ thông chính thống tại Ấn Độ chia ra 3 bộ phận chính – hình thức nghi lễ, kiến thức hiểu biết tôn giáo, và tu sĩ giữ vai trò trọng yếu trong các buổi nghi lễ nghi thức.
Tu sĩ Ấn giáo là một người đàn ông lập gia đình, vợ tu sĩ Ấn giáo giữ trọng trách to lớn trong các cuộc lễ nghi, nhưng các tu sĩ Phật giáo thì tuyệt đối không được lập gia đình.
Học giả Phật giáo lão thành 81 tuổi, Lokesh Chandra, người đoạt giải thưởng Dayawati Modi về văn hóa nghệ thuật và giáo dục năm nay, cùng với lãnh tụ tâm linh Tây Tạng: Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Theo Chandra thì Phật giáo không bao giờ tồn tại trong xã hội Ấn Độ được nếu tôn giáo này không tự tạo ra các hình thức nghi lễ thích hợp trong xã hội, sau khi các thiền viện Phật Giáo bị tàn phá bởi Hồi Giáo, không có gì còn lại cho các nhà sư Ấn Độ để họ có thể truyền bá cho dân chúng. Đền thờ bị bỏ hoang, tượng Phật cùng các kinh điển được bảo quản hàng thế kỷ bị tiêu diệt. Phật Pháp ngày nay tại Ấn Độ không còn sách vở lưu truyền, không còn nghi lễ nghi thức để tồn tại và phát triển.
Phần lớn tu sĩ Phật giáo đã định cư ở các nước khác, và dĩ nhiên lòng tin phải trở thành phương tiện duy nhất của các nghi lễ nghi thức thiền viện chùa chiền thực hiện trong khuôn viên nhà chùa, theo lời giảng dạy của Chandra.
Để chứng minh và hậu thuẩn cho ý kiến của mình, Chandra đưa ra những ví dụ thực tế hàng ngày: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 1 đôi nam nữ Phật tử thuần thành muổn tổ chức đám cưới ? Ở Chùa chiền, Thiền viện hay ở nhà ? Chùa chiền, Thiền viện không hề có một nghi lễ đám cưới chính thức cho các Phật tử tại gia, và điều này dễ dàng đánh mất lòng tin của họ”.
Phật Pháp là một tôn giáo tập trung để giải tỏa, giải thích những vấn đề xung quanh loài người, hoàn toàn ngược lại với các tôn giáo khác chuyên tập trung chung quanh các vấn đề của vị khai sinh ra tôn giáo đó.
Phật Pháp luôn luôn mở rộng cho mọi người, không bắt buộc ai và không từ bỏ ai, Phật tử tự nguyện tự do thi hành, san sẻ giáo Pháp trong xã hội không vướng mắc vào hình thức câu nệ và nghi lễ, cũng như luật lệ, mà không bị ràng buộc bởi các tu sĩ hoặc hệ thống tôn giáo chặt chẽ nào. Điều này đôi khi đã tạo ra nhiều khe hở giữa sự cân bằng giáo pháp và xã hội cho cộng đồng Phật giáo hiện nay, đặc biệt là tại Ấn Độ.
Trích dẫn từ một đoạn kinh, Chandra nói rằng: "Trước khi Đức Phật nhập diệt, vị đại đệ tử Ananda đã hỏi rằng sau khi Ngài mất ai sẽ là người dẫn dắt Phật tử, Đức Phật đã trả lời: “Hãy nương tựa vào giáo Pháp”.
Học giả Chandra hiện nay đang nghiên cứu tiến trình phát triển Phật Giáo vào thế kỷ thứ 15 dưới thời nhà Minh Trung Quốc, ngoài ra ông ta đã có hơn 360 công trình nghiên cứu, dịch thuật, sách vở, trong đó bao gồm bộ Tự Điển cổ xưa “Tây Tạng – Sanskrit” , Tập sách 20 cuốn “Hình tượng Phật Giáo tại Tây Tạng”, và tập sách “Ứng Dụng Cho Lịch Sử Văn Học Tây Tạng”.
-------------------------------------------------------------------No. 2142 (Hạt Cát dịch)
Ấn Độ: Triển lãm tượng Phật hiếm quý
trở về sau 1400 năm
November 28, 2008
New Delhi -- Một tượng Phật hiếm quý và vô giá được đưa đến Nhật hồi năm 552 sau Tây lịch trong triều đại hoàng đế Kinmei khi Phật giáo được giới thiệu và Nhật Bản, hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Delhi.
Nhà bảo trợ VikasMandal, lãnh đạo, Japan Desk, Fox Mandal Little, nói với tờ Hindustan Times rằng "Thực hiện cuộc triển lãm này coi như là tượng trưng cho sự trở về của pho tượng Phật A Di Đà, về nơi chốn đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Giáo hồi 2,500 năm trước.
Giám đốc công trình Triển Lãm của Viện Bảo Tàng, ông RRS Chauhan nói cuộc triển lãm cũng là đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của chương trình giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ và Nhật Bản.
Ông nói "Pho tượng gốc chưa bao giờ được tìm thấy ở Ấn Độ và đó vẫn còn là một bí mật nếu đây là pho tượng gốc hoặc là một bản sao".
Chùa Zenkoji tại thị trấn Nagano, Nhật Bản, nơi tôn trí pho tượng đã thu hút nhiều khách hành hương từ Nhật bản cũng như từ khắp nơi trên trế giới.
"Chùa Zenko được nhìn nhận là cửa ngõ đi vào thiên đàng và người ta cũng tin tưởng có sự tái sanh", ông Chauhan nói thêm.
Jawaharlal Nehru đã trao tặng cho chùa hai con bạch ngưu như là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Nhật Bản, trong thời gian ông cựu thủ tướng viếng thăm Nhật Bản hồi năm 1957. Hai bạch ngưu đã được giữ tại chùa Zenkoji.
Cuộc triển lãm độc nhất cũng trưng bày hơn 160 vật phẩm khác, kể cả một số cổ ngoạn thuộc về Tướng quân Toku Gawa, người bảo hộ cho ngôi chùa và trở thành vị sứ quân quyền lực nhất tại Nhật Bản.
Theo tự điển Wikipedia, pho tượng Phật chính của ngôi chùa Zenkoji - Phổ Quang Tự là một pho tượng bí mật, không được trưng bày trước công chúng. Pho tượng này được đồn đãi rằng là pho tượng Phật được mang vào Nhật Bản lần đầu tiên. Các điều răn của ngôi chùa đòi hỏi sự tuyệt đối bí mật của pho tượng, cấm chỉ không để cho bất cứ ai trông thấy, kể cả vị sư trưởng của ngôi chùa. Tuy nhiên, một bản sao khác của pho tượng đã được tác tạo để có thể trưng bày trước công chúng mỗi 6 hoặc 7 năm một lần, trong một lễ hội gọi là Gokaichō. Sự kiện này thu hút nhiều tín chúng và du khách. Pho tượng được trưng bày trước công chúng lần cuối hồi năm 2003, lần trưng bày tới sẽ thực hiện vào năm 2009.