No. 1945 (Dương Tiêu dịch)
Thái Lan: Công Trình Xây Dựng Tượng Phật
Khổng Lồ Trị Giá 3.3 Triệu Dollars
Phuket Gazette, July 21, 2008
Tin từ Chalong, Thái Lan -- Bức tượng Phật khổng lồ đang được xây dựng tại đảo Phuket nằm trên ngọn đồi Nakkerd, giữa Kata-Karon và Chalong dự đoán sẽ tốn kém khoảng 100 triệu baht tương đương với 3.3 triệu US dollars, theo lời của ông Suporn Vanichkul, chủ tịch của chiến dịch gây quỹ cho công trình xây dựng này.
Bức tượng Phật Khổng lồ đã được hoàn tất khoảng 80% với những điêu khắc chạm trổ bằng ngọc phía trước bức tượng, và 20% còn lại sẽ được hoàn thành phía sau bức tượng.
Theo lời ông Suporn: "Chúng tôi đã bắt đầu chạm trổ những miếng ngọc được nhập cảng từ Miến Điện, mỗi miếng ngọc diện tích khoảng 15cm vuông và 2cm bề dày.
Bức tượng Phật này khi hoàn thành sẽ có chiều cao 45 mét và 25 mét bán kính nền, sau khi bao bọc bức tượng Phật hoàn toàn bằng ngọc, 40 hình hoa sen sẽ được chạm trổ và điêu khắc bên trên nền của bức tượng".
“Mỗi miếng chạm trổ hoa sen dài 6 cm, và được bao bọc bằng ngọc quý nhập từ quận Saraburi. Giai đoạn này mất khoảng 1 năm để hoàn tất. Ngoài ra vật liệu xây dựng cần phải chuyên chở lên đồi 1 đoạn đường dốc dài 4 kilo mét, vì vậy đoạn đường này cần phải tu bổ sữa chữa để công trình vận chuyển được an toàn lên đỉnh ngọn đồi, cho tới nay phân nửa đoạn đường đã được tân trang xây dựng, nửa đoạn còn lại sẽ hoàn thành trong 1 thời gian rất ngắn. Hiện nay công trình xây dựng tốn kém 60 triệu baht” cũng theo lời ông K.Suporn.
Bên trong bức tượng Phật khổng lồ sẽ xây dựng 1 bảo tàng viện Phật Giáo rộng khoảng 436 mét vuông, và 1 công viên thiền định cũng như khu đất đầy cỏ dùng để cầu nguyện sau khi bức tượng Phật được xây dựng hoàn chỉnh.
“Để hoàn thành mỹ mãn tất cả các dự án trên, chúng tôi cần thêm 20 triệu baht để xây dựng mỹ mãn bức tượng Phật, đường dẫn lên đồi, và viện bảo tàng, thêm 20 triệu baht để hoàn tất công việc xây dựng công viên thiền định cũng như khu vực cầu nguyện. Tổng cộng chi phí lên tới 100 triệu baht, khoảng 3.3 triệu US dollars. Công trình vĩ đại này được sự ủng hộ và giúp đỡ của hầu như mọi Phật tử trên toàn thế giới, cũng như các chuyên gia kiến trúc xây dựng, chãng hạn 2 Kỹ sư Prasit Lubliam và Burapa”. Ông Suporn nói thêm.
Hiện nay mặc dù công trình chưa hoàn tất, nhưng hàng ngày có khoảng 400 đến 500 du khách tham quan và ủng hộ tài chánh.
Bức tượng Phật khổng lồ nằm trên 400 mét so với mực nước biển, trong tư thế Đức Phật thiền định.
-------------------------------------------------------------------
No. 1946 (Hạt Cát dịch)
Không dễ dàng
tìm kiếm giải pháp cho Tây Tạng
The Aspen Times
Aspen, CO Colorado
Friday, July 25, 2008
ASPEN -- Tìm kiếm một giải pháp "trung dung" cho các vấn đề của Tây Tạng sẽ là điều không dễ dàng
Đó là kết luận mà một nhóm hội thảo đã đưa ra hôm tối Thứ Năm như một phần của hội nghị chuyên đề chào mừng văn hóa Tây Tạng tại Học Viện The Aspen Institute, Colorado. Ba ngày hội nghị thượng đỉnh với sự xuất hiện của Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm thứ Bảy.
Nhóm hội thảo gồm có hai người Hoa Kỳ, một người Tây Tạng và một giáo sư từ Trung quốc, đã không thấy có nhiều lạc quan.
Lodi Gyaltsen Gyari, một đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma người Tây Tạng, thêm vào đó là Shi Yinhong, một giáo sư từ Trung quốc, trên diễn đàn với hai người Tây Phương: Orvill Schell, giám đốc Trung Tâm Tương Quan US-China tại Cơ Quan Asia Society ở New York, và Richard Blum, phu quân của nữ nghị sĩ Dianne Feinstein, nhà đầu tư và chuyên gia về Trung quốc.
Ông Shi mở đầu cuộc hội luận từ góc cạnh quan điểm Trung quốc, nói về lịch sử Tây Tạng như một quốc gia phong kiến vào năm 1950, một nơi hưởng lợi lộc nhờ viện trợ từ Trung quốc và là nơi mà giai cấp nông nô và giáo quyền cai trị, cách biệt từ 'Shangri La" của Phương Tây lý tưởng".
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo chính trị mưu lược, người biết áp dụng tư tưởng của mình vào sự nhạy cảm của Phương Tây", Ông Shi nói.
Và ông ta nói thêm rằng người Tây phương không nên soi mói vào các vấn đề khó khăn của Tây Tạng và phá hoại quan hệ lành mạnh đang tăng trưởng giữa Trung Quốc và phương Tây
Gyari nói rằng tương lai Tây Tạng sẽ được đặt dưới Hiến Pháp Trung quốc nhưng nó phải được bảo vệ và phải có không gian cho con người và văn hóa Tây Tạng nữa.
"Sự tồn tại của nền văn minh này không chỉ quan trọng đối với chúng tôi mà còn là cho tất cả các ông nữa, đặc biệt là đối với Trung quốc".
Ông Gyari nói tùy vào Tây Tạng và Trung cộng trong việc gạt bỏ những khác biệt của họ, nhưng không có nhà lãnh đạo Trung cộng nào chịu sẵn sàng ngồi xuống bàn cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy có sự thay đổi trong thể chế Trung cộng lúc gần đây, có nghĩa là họ sẵn sàng đàm phán nhiều hơn.
Hai người Tây phương trong nhóm hội thảo còn cho thấy nhiều khía cạnh bi quan hơn.
Schell nói 50 năm chủ quyền Tây Tạng không giải quyết được là kết quả của một mối liên hệ tay ba nhập nhằng giữa Trung cộng, Tây Tạng và Phương Tây.
Người Tây phương đã lâu gieo rắt tư tưởng của họ trên mảnh đất bí ẩn Tây Tạng và đã lâu đấu tranh cho Tây tạng lưu vong, người Tây Phương bênh vực cho Tây Tạng là một điều đe dọa đến Trung cộng.
Schell nói "Chìa khóa của vấn đề là phá vỡ "khái niệm sai lầm" cũ trong việc tìm kiếm ra giải pháp nào không làm giảm uy tín của Trung quốc".
"Đó là điều vô cùng khó khăn" Schell thêm.
Đến lượt Blum, một nhân vật có một lịch sử lâu dài về du hành sang Trung quốc, nói "Bạn không thể nào thương lượng gì hết nếu bạn không thể ít nhất làm cho đôi bên sẵn sàng chấp nhận một lần".
Blum nói thêm "Rằng Trung quốc không chịu sẵn sàng ngồi xuống với Tây Tạng, là điều không thể tha thứ được".
"Trung quốc nên hiểu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là một vấn đề mà giải pháp mới là vấn đề".
"Giới trẻ Tây Tạng nhìn thấy không có giải pháp nào, đang trở thành bạo động như đã thực hiện những cuộc biểu tình quy mô khắp nơi trong nước cũng như ở nước ngoài hồi tháng Ba. Blum nói ràng các giải pháp chỉ có thể xảy ra chỉ khi nào cả Trung quốc lẫn Tây Tạng trong tiến trình quan hệ xã hội nhận thức được những vấn đề căng thẳng thuộc về chủng tộc và tôn giáo".
Gyari hy vọng rằng "Cuối cùng, các giải pháp sẽ được tìm thấy giữa Trung cộng và Tây Tạng, Trung cộng phải làm thế nào để cho người Tây Tạng cảm thấy rằng đó là quê hương của họ".