Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2007


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 06 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tân

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Mi Yoen


Môn học: Kinh Pháp Cú

Bài học: Kinh Pháp Cú 109 - Thường tôn trọng kính lễ


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Gioi Huong, Nguon Duc Hanh, Minh Chau54, Vo Bat Phi, Sangkhaly.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Mi Yoen / Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Mi Yoen / Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh / Bich Thu.

Người post bài cho Room: Bich Thu.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, Bich Thu.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Bảy của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Bảy, ngày 30 tháng 06 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng bài Kinh Pháp Cú 109 - Thường tôn trọng kính lễ. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Kinh Pháp Cú 109 - Thường tôn trọng kính lễ
____________


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Lá Bối từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh

THƯỜNG TÔN TRỌNG KÍNH LỄ
BẬC KỲ LÃO TRƯỞNG THƯỢNG
BỐN PHÁP ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG
THỌ, SẮC, LẠC, SỨC MẠNH.
[P.C. 109]

Đức Thế Tôn thuyết bài Kinh Pháp Cú này tại rừng Arannakutikā câu chuyện về Dìghayu (Trường Thọ).

Hai ông bà Bà La Môn ngoại đạo với cậu bé trai tên Dìghayu đến thăm một vị du sĩ ban.

Sau khi hai ông bà đảnh lễ, vị du sĩ phúc chúc trường thọ cho cha mẹ, nhưng khi đến lượt cậu bé đảnh lễ, vị du sĩ lặng thinh. Ông bà thắc mắc và được đạo sĩ cho biết bảy ngày nữa cậu bé sẽ lâm đại nạn. Vị ngoại đạo sư khuyên vị Bà La Môn đem vợ con đến gặp Đức Phật, bậc Toàn Giác sẽ cứu độ đứa bé này.

Nghe lời đạo sĩ, Bà La Môn đem vợ con đến gặp Đức Thế Tôn. Tương tư, sau khi hai ông bà đảnh lễ Đức Phật, Ngài chỉ phúc chúc cho hai ông bà và lặng im khi đến lượt cậu bé. Ông Bà La Môn van xin Đức Phật chỉ bày cứu độ đứa bé, vì lòng từ ái, Đức Phật khuyên dạy:

- “Nầy Bà La Môn! Ông phải làm theo cách nầy: "Trước cửa nhà, ông cho che rạp và cho kê một chiếc ghế dài. Chung quanh ghế ấy, ông cho đặt sẵn 8 hay 16 chỗ ngồi và thỉnh Chư Thinh Văn đệ tử của ta ngồi tại đó tụng Kinh Pāritta liên tục 7 ngày đêm, như vậy đứa bé sẽ thoát tai nạn”.

Hai ông bà vâng lời Đức Phật và thỉnh Chư Tăng đến tụng kinh Paritta bảy ngày đêm liên tục. Vào ngày thứ 7, Đức Phật ngự đến, Chư Thiên khắp nơi bay xuống và một Dạ Xoa sau một thời gian 12 năm hầu hạ Thiên Vương Vessavana để xin ân huệ bắt đứa bé nầy cũng đến trước cổng nhà hai ông bà. Đức Phật tuyên bố:

- “Những Thiên Nhân nào có đầy đủ năng lực của 5 Giới hãy tụ hội lại đây, riêng Thiên Nhân nào kém đức hạnh hãy lui ra”.

Vì không tìm đươc chỗ trống nên Chư Thiên đến sau phải lui ra xa 12 do tuần, và Dạ Xoa ấy cũng phải lui ra xa.

Sau đó, Đức Phật đọc kinh Paritta (An lành) suốt đêm và sáng rạng đông ngày thứ 8, cậu bé được trả tự do khỏi tay Dạ Xoa. Đức Phật phúc chúc cho đứa bé sẽ được trường thọ 120 tuổi.

Chư Tỳ Khưu thắc mắc sự việc đến thỉnh cầu Đức Thế Tôn giảng giải vì sao đứa bé được cứu sống, Đức Bổn Sư giảng rằng:

- “Nầy Chư Tỳ khưu! Không phải duy nhất về tuổi thọ, nếu tất cả chúng sanh trong đời đều biết tôn kính những người có Giới Đức sẽ được tăng trưởng cả bốn Pháp: "Tuổi thọ, Dung sắc, Hạnh Phúc và Sức Khỏe".

Bậc Đạo Sư giải thích về phước báu lớn của người tôn kính "Bậc đáng Tôn Kính". Cuối bài Pháp, Cậu bé và 500 cận sự nam đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

B. Xuất xứ và tên bài kinh

Đây là bài kệ số 109 trong Pháp Cú Kinh. Kệ ngôn nầy Bậc Đạo Sư thuyết tại rừng Arannakutikā, đề cập đến Dīghayu (Trường thọ).

Trong Budsas:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-phapcu-ev/dhp_ev08.htm

Nhân danh và địa danh

Thiên vương Vessavana Vessavana là một tên khác của Thiên Vương Kuvera. tên này được đặt cho Ngài bởi vì vương quốc của Ngài được gọi là Visànà. Ngài là một trong tứ đại thiên vương và cai trị chúng Dạ xoa. Vương quốc của Ngài tọa lạc tại phương Bắc. Trong bài kinh Ātānātiya, Ngài là vị tuyên ngôn, và Ngài thuật lại kinh Ātānātiya để bảo vệ Đức Phật và Chư Tăng từ các vị Dạ xoa không có lòng tin nơi Đức Phật. Thiên vương Vessavana là vị tuyên ngôn bởi vì “Ngài có mối quan hệ gần gũi với Đức Phật, thông thạo luận đàm, và được huấn luyện kỹ càng”.

Thiên vương Vessavana đi dạo bằng cỗ xe Nārīvāhana dài mười hai do tuần (yojanas), chỗ ngồi của Ngài được làm bằng san hô. Đoàn tùy tùng của Ngài gồm có một trăm tỷ Chư Thiên. Thiên vương Vessavana là một bậc Tu Đà Hườn và tuổi thọ của Ngài là chín mươi ngàn năm.

C. Thảo Luận

...




D. Đố vui

1. Cõi trời Tứ Ðại Thiên Vương thuộc cảnh giới nào dưới đây ?

a. Dục giới.
b. Sắc giới.
c. Vô sắc giới.
d. Cả ba đều sai.

2. Vì sao cậu bé Dīghayu (Trường Thọ) được tăng tuổi thọ ?

a. Vì cậu biết cúng dường đến chư Tăng.
b. Vì cậu có lòng tôn kính đảnh lễ Đức Phật và Chư Tăng.
c. Vì cha mẹ cậu hết lòng cầu nguyện cho cậu.
d. Vì Đức Phật ban phước cho cậu bé.

3. Tôn kính đảnh lễ Tam Bảo đem lại phước báu gì ?

a. Phát triển hạnh khiêm cung.
b. Dẹp bớt lòng ngã mạn.
c. Được tăng trưởng cả bốn pháp: "Tuổi thọ, Dung sắc, Hạnh phúc, và Sức khỏe".
d. Cả ba điều trên.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương Trình Giải Đáp Thắc Mắc do Chư Tăng thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1463 NEW (Nhã Uyên dịch)

Động đất tại Chiangmai

gây thêm nhiều hư hại cho những ngôi chùa cổ

TNA, 21/6/2007

Chiang Mai, Thailand -- Những vết nứt đã được tìm thấy tại ngôi đền cổ có niên đại lịch sử khoảng 400 năm ở tỉnh phía bắc Chiangmai sau vài trận động đất gần đây, những chấn động không lớn lắm nhưng đã làm gia tăng những thiệt hại do đã xảy ra nhiều lần.

Những vết nứt được tìm thấy là của bức tường của ngôi đại sảnh liên hợp và của bức tượng Phật chính ở Chùa Saohin đã có trên 400 năm sau một trận động đất 4.5 độ làm rung chuyển toàn tỉnh vào hôm Thứ ba.

Những bức bích họa trên tường được vẽ cách đây hơn một thế kỷ kể lại những chuyện tiền thân của Đức Phật cũng đã bị hư hại.

Vị trụ trì Boonsong Kantathammo đã nói rằng những vết nứt đã có từ những trận động đất trước đây với thời gian 4 thế kỷ mà ngôi đền tồn tại, nhưng những vết nứt đã lan rộng thêm trong những đợt rung chuyển của năm nay.

Ngôi chùa đã có yêu cầu chính thức đến Viện Mỹ Thuật về việc cho phục hồi lại kiến trúc của ngôi đền bởi vì hiện nay những vết nứt này đang có nguy cơ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong những trận động đất tới và thậm chí có thể làm đổ sập ngôi đại sảnh.

Ở nơi khác trong tỉnh, Bộ tưới tiêu Hoàng Gia đã cho kiểm tra hai đập nước và đã không có tổn thất nào xảy ra.

Tuy nhiên, những vật thể kiến trúc có tính lịch sử trước thời Vương quốc Chiang Saen có niên đại cách đây 700 năm, theo Tổng Giám đốc Theerawat Kunwanit của Sở Giao Thông Công Chánh và Sở Kế hoạch đã bị hư tổn sau khi cho kiểm tra ngôi chùa cổ Phrathat ở Chiang Rai, Quận Chiang Saen, dọc theo sông Mekong.

Ông Theerawat đã cho biết những đỉnh chóp của ngôi bửu tháp cũng đã bị đổ sập trong trận động đất vào ngày 16 tháng 5 vừa qua, với cường độ 6.1 Richter đã làm rung chuyển cả vùng đất liền khu vực Tam giác vàng Đông Nam Á.

Ông ta cho biết công tác phục hồi ngôi bửu tháp đã hoàn tất được phân nữa, và cho biết rằng Bộ đã khuyến cáo các tỉnh lân cận về việc dễ xảy ra tổn thất trong những trận động đất có mức độ vừa phải và vì thế các công trình xây dựng nên tính đến ảnh hưởng khi xảy ra động đất.

Một trận động đất 5.1độ Richter đã làm rung chuyển cả Quận Mae Rim ở Chiang Mai vào ngày 19 tháng 12 năm ngoái và tiếp theo là ở Tỉnh Mai Hong Son tại biên giới Myanmar với Thái Lan với cường độ 4.2 vào thứ hai.

------------------------------------------------------------

No. 1464 NEW (Minh Châu dịch)

Tu viện Bá Linh,

cửa ngõ cho Phật giáo hội nhập vào nước Đức

By Ramani D. Wickramaratne

Asian Tribune, 24 tháng 6, 2007

Berlin, Germany -- 50 năm là một thời gian dài và rất đáng tán dương, khi mà Das Buddhistische Haus (Tu viện Bá Linh) đã chống chọi với thời gian và những thăng trầm, thử thách, cũng như tiếp tục phục vụ cho lý tưởng cao cả của những người được cho là ‘không thực tế’ muốn vào đây để lắp đầy khoảng trống, một khoảng trống tâm linh trong lòng người dân Đức ngay sau những đau thương của Thế chiến thứ hai.

Trong một thế giới hiện đại và đầy tranh đua của chủ nghĩa tư bản, rất nhiều người mong muốn vượt thoát ra ngoài và tìm sự bình yên của tâm hồn. Tu viện Bá Linh phải vượt qua thử thách và duy trì mục đích cao cả này thêm 50-100 năm nữa!

Trong nỗ lực này, chúng ta mong rằng Hội Hoằng Pháp Đức sẽ gắng sức nhiều hơn để khiến Das Buddhistische Haus hay Tu viện Bá Linh thành một môi trường tốt hơn cho việc học hỏi và nghiên cứu, tu tập, đồng thời phổ biến Phật Pháp rộng rãi trong nước Đức.

Một điều đáng buồn được ghi nhận trong những quan điểm được đăng trên trang web của phát ngôn viên Lakshman Perera của ‘Diễn đàn Phật giáo Bá Linh’ (mới thành lập vào tháng 3, 2007), mong muốn, hoặc công khai hoặc ngấm ngầm, biến Tu viện Bá Linh thành một trung tâm đa văn hóa/đa tôn giáo. ‘Đa văn hóa’ có nghĩa là trung tâm sẽ được xử dụng cho nhiều sinh hoạt tôn giáo khác nhau.

Các ‘diễn đàn’ có thể được thành lập và cũng có thể bị giải tán, nhưng Tu viện Bá Linh và Hội Hoằng Pháp Đức đã hiện hữu từ 50 năm nay. Phải mất nhiều năm để cho một hạt giống nẩy mầm thành cây, rồi từ đó lớn dần lên và đơm hoa kết trái. Không một cá nhân hay một ‘diễn đàn’ nào với những nghị trình mờ ám được quyền ‘chặt bỏ thân cây’ và huỷ diệt cả cây! Nhiệm vụ lớn lao để bảo vệ và chăm sóc cơ sở này nằm trong tay các Phật tử thuần thành Đức và các vị học giả phải liên kết với Hội Hoằng Pháp Đức trong việc tiến lên xây xựng một môi trường tốt hơn và vững chắc hơn cho sự học tập và nghiên cứu đạo Phật. Những nổ lực chân thành sẽ mang lại thành quả với sự gia hộ của Tam Bảo.

Tu viện Bá Linh phải tiếp tục làm cửa ngõ để cho Phật giáo được phổ biến trong cộng đồng người Đức trong nhiều năm sắp tới - có thể là 50 năm hoặc lâu hơn nữa!

BÀI GIẢNG CHO TUẦN LỄ

TỪ 25/06/0 ĐẾN 29/06/07


1. Kinh Chánh Tri Kiến [Trung bộ]

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm

Tôn giả Xá lợi phất giảng về 16 pháp môn nhờ đó một thánh đệ tử được gọi là có sự thấy biết chân chính.

1. Tuệ tri bất thiện và gốc rễ của bất thiện; thiện và gốc rễ của thiện:

Khi tuệ tri như trên, vị thánh đệ tử đoạn trừ tất cả tùy miên tham, sân, nhổ tận gốc kiến chấp và kiêu mạn "tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Như thế vị ấy được gọi là người có tri kiến chính trực, có lòng tin tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.

2. Tuệ tri thức ăn, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt thức ăn.

Ở đây cần hiểu "thức ăn" theo nghĩa rộng, là yếu tố chính làm cho sinh tử tiếp nối không dứt.

3. Tuệ tri Khổ: Khổ, Tập khởi của khổ, đoạn diệt của khổ và con đường đưa đến đoạn diệt khổ.

Khổ là sinh, già, bệnh, chết, và tất cả khổ đau trong cuộc tồn sinh khi đã có ra năm uẩn.

Tập khởi của khổ là ái đưa đến tái sinh, cùng với hỷ và tham, tìm cầu khoái lạc chỗ này chỗ kia. Đoạn diệt của khổ là ly tham, không còn dư tàn các loại ái. Con đường đưa đến đoạn diệt khổ là thánh đạo tám ngành.

4. Tuệ tri Già chết: tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Già chết.

Từ tập khởi của Sinh, có tập khởi của Già chết; từ đoạn diệt của Sinh, có đoạn diệt của Già chết. Con đường đưa đến đoạn diệt của Già chết là thánh đạo tám ngành.

5. Tuệ tri Sinh, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Sinh.

Từ tập khởi của Hữu, có tập khởi của Sinh; từ đoạn diệt của Hữu, có đoạn diệt của Sinh. Con đường đưa đến đoạn diệt của Sinh là thánh đạo tám ngành.

6. Tuệ tri Hữu, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Hữu.

Từ tập khởi của Thủ, có tập khởu của Hữu; từ đoạn diệt của Thủ, có đoạn diệt của Hữu. Con đường đưa đến đoạn diệt của Hữu là thánh đạo tám ngành.

7. Tuệ tri Thủ, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Thủ.

Từ tập khởi của Ái, có tập khởi của Thủ; từ đoạn diệt của Ái, có đoạn diệt của Thủ. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thủ là thánh đạo tám ngành.

8. Tuệ tri Ái, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Ái.

Từ tập khởi của Thọ, có tập khởi của Ái; từ đoạn diệt của thọ, có đoạn diệt của Ái. Con đường đưa đến đoạn diệt của Ái là thánh đạo tám ngành.

9. Tuệ tri Thọ, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của Thọ.

Từ tập khởi của Xúc, có tập khởi của Thọ; từ đoạn diệt của Xúc, có đoạn diệt của Thọ. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thọ là thánh đạo tám ngành.

10. Tuệ tri Xúc, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt của xúc.

Từ tập khởi của Sáu nhập, có tập khởi của Xúc; từ đoạn diệt của Sáu nhập, có đoạn diệt của Xúc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Xúc là thánh đạo tám ngành.

11. Tuệ tri Sáu nhập, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Sáu nhập.

Từ tập khởi của Danh-sắc, có tập khởi của Sáu nhập; từ đoạn diệt của Danh-sắc, có đoạn diệt của Sáu nhập. Con đường đưa đến đoạn diệt của Sáu nhập là thánh đạo tám ngành.

12. Tuệ tri Danh-sắc, tập khởi, đoạn diệt và đường đưa đến đoạn diệt Danh-sắc.

Từ tập khởi của Thức, có tập khởi của Danh-sắc; từ đoạn diệt của Thức, có đoạn diệt của Danh-sắc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Danh-sắc là thánh đạo tám ngành.

13. Tuệ tri Thức, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Thức.

Từ tập khởi của Hành, có tập khởi của Thức; từ đoạn diệt của Hành, có đoạn diệt của Thức. Con đường đưa đến đoạn diệt của Thức là thánh đạo tám ngành.

14. Tuệ tri Hành, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Hành.

Từ tập khởi của Vô minh, có tập khởi của Hành; từ đoạn diệt của Vô minh, có đoạn diệt của Hành. Con đường đưa đến đoạn diệt của Hành là thánh đạo tám ngành.

15. Tuệ tri Vô minh, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Vô minh.

Từ tập khởi của Lậu hoặc, có tập khởi của Vô minh; từ đoạn diệt của Lậu hoặc, có đoạn diệt của Vô minh. Con đường đưa đến đoạn diệt của Vô minh là thánh đạo tám ngành.

16. Tuệ tri Lậu hoặc, tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt Lậu hoặc.

Từ tập khởi của Vô minh, có tập khởi của Lậu hoặc; từ đoạn diệt của Vô minh, có đoạn diệt của Lậu hoặc. Con đường đưa đến đoạn diệt của Lậu hoặc là thánh đạo tám ngành.


2. Ngụ ngôn Con Chim Ưng (Sakunagghi) (S.v,146) > thiền học

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một con chim ưng cái thình lình vồ xuống và chụp lấy một con chim cút.

4) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim cút bị con chim ưng cái bắt, than khóc như sau:

"-- Như thế này, thật bất hạnh cho tôi! Thật thiếu công đức cho tôi! Vì rằng tôi đã đi không phải chỗ hành xứ của mình, đi vào cảnh giới của người khác. Nếu tôi đi trong chỗ hành xứ của tôi, trong cảnh giới của cha mẹ tôi, thời con chim ưng này không thể hơn tôi, nếu phải đánh nhau".

"-- Này Chim cút, thế nào là chỗ hành xứ của ngươi, thế nào là cảnh giới của cha mẹ ngươi ?".

-- "Là vạt đất được lưỡi cày xới lên".

5) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái không có siết mạnh sức mạnh của mình, không có bóp chặt sức mạnh của mình, thả con chim cút rồi nói:

-- "Hãy đi, này Chim cút. Sau khi đi tại chỗ ấy, ta sẽ không thả cho ngươi".

6) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim cút đi đến vạt đất được lưỡi cày xới lên, leo lên một hòn đất lớn, đứng trên ấy và nói với con chim ưng:

"-- Này, hãy đến ta, Chim ưng! Này, hãy đến ta, này Chim ưng!".

7) Rồi này các Tỷ-kheo, con chim ưng cái siết mạnh sức mạnh của mình, bóp chặt sức mạnh của mình, xếp cả hai cánh, thình lình vồ lấy con chim cút. Này các Tỷ-kheo, khi con chim cút biết được: "Con chim ưng này đang vồ mạnh xuống ta", liền nấp sau hòn đất ấy. Này các Tỷ-kheo, ở đây, con chim ưng bị bể ngực.

8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với ai đi tới chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác. Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng.

9) Này các Tỷ-kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỷ-kheo ? Chỗ nào là cảnh giới của người khác ? Chính là năm dục công đức. Thế nào là năm ?

10) Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận thức... Có các hương do mũi nhận thức... Có các vị do lưỡi nhận thức... Có các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỷ-kheo, chỗ cảnh giới của người khác.

11) Này các Tỷ-kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.

12) Và này các Tỷ-kheo, chỗ nào là chỗ hành xứ của Tỷ-kheo ? Chỗ nào là cảnh giới của cha mẹ ? Chính là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn ?

13) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; trú, quán thọ trên các thọ...; trú, quán tâm trên tâm...; trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình.

3. 10 Tâm Ðược Tu Tập

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi01-0114.htm

1. - Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.

2. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều có được tu tập.

3. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phát từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

4-5. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập từ tâm ... tác ý từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

6. Phàm những pháp nào, này các Tỷ-kheo, là bất thiện, thuộc thành phần bất thiện, đứng về phía bất thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp bất thiện theo sau.

7. Phàm những pháp nào, này các Tỷ-kheo, là thiện, thuộc thành phần thiện, đứng về phía thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp thiện theo sau.

8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như phóng dật. Với người phóng dật, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như không phóng dật. Với người không phóng dật, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như biếng nhác. Với người biếng nhác, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

4. Pháp cú trích giảng

50- THƯỜNG TÔN TRỌNG KÍNH LỄ
BẬC KỲ LÃO TRƯỞNG THƯỢNG
BỐN PHÁP ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG
THỌ, SẮC, LẠC, SỨC MẠNH
(P.C. 109)

Kệ ngôn nầy, Bậc Đạo Sư thuyết tại rừng Arannakutikā, đề cập đến Dīghayu (Trường thọ).

Dīghayu là con trai của Bà La Môn ngoại đạo, được Cha Mẹ đưa đến viếng thăm một du sĩ bạn. Sau khi hai ông bà đảnh lễ, vị du sĩ cầu chúc cho hai ông bà được trường thọ, đến lượt đứa bé lễ ông, du sĩ im lặng không nói gì, Bà La Môn thắc mắc:

- Bạch Ngài, sao Ngài không phúc chúc cho cháu bé nầy ?
- Đứa bé nầy sắp lâm đại nạn.
- Bạch Ngài, trong bao lâu ?
- Bảy ngày nữa.
- Ngài có phép nào ngăn cản giúp cho con chúng tôi không
- Tôi chẳng biết, ông bà hãy đến Sa Môn Gotama, chắc vị ấy sẽ biết.

Vì Ngoại Đạo Sư không có Trí Tuệ Toàn Giác, sự biết của ông chỉ dựa theo chú thuật của Bà La Môn mà thôi.

- Thưa Ngài, nếu chúng tôi đi đến chỗ Sa Môn Gotama, e rằng giới hạnh của đạo Bà La Môn của chúng tôi sẽ bị đứt.
- Nầy bạn, nếu vì con, bạn không nên chấp thủ.

Rồi ông Bà La Môn đi với vợ con đến gặp Đức Phật. Sau khi ông bà đảnh lễ Đức Phật, Ngài cũng phúc chúc ông bà trường thọ. Riêng đứa bé đảnh lễ, Thế Tôn lặng im. Ông Bà La Môn hỏi câu tương tự như trên. Sau khi nghe Đức Phật trả lời, ông van xin Đức Phật giúp đỡ con mình.

Với lòng từ ái Ngài nói:

- Nầy Bà La Môn! Ông phải làm theo cách nầy: "Trước cửa nhà, ông cho che rạp và cho kê một chiếc ghế dài. Chung quanh ghế ấy, ông cho đặt sẵn 8 hay 16 chỗ ngồi và thỉnh Chư Thinh Văn đệ tử của ta ngồi tại đó tụng Kinh Pāritta liên tục 7 ngày đêm, như vậy đứa bé sẽ thoát tai nạn.

Hai ông bà vâng lời Đức Thế Tôn.

Chư Tỳ khưu đến tụng Kinh suốt bảy ngày đêm không gián đoạn. Vào ngày cuối, Đức Thế Tôn tự thân ngự đến. Chư Thiên khắp thế giới cũng tụ hợp đông đảo trước cổng nhà của ông bà Bà La Môn.

Lúc bấy giờ, có một Dạ Xoa, sau một thời gian 12 năm hầu hạ Thiên Vương Vessavana để xin một ân huệ, được phép bắt đứa bé nầy. Vì lý do đó, nó cũng đến đứng nơi cổng chờ đợi. Khi ấy Đức Thế Tôn vừa ngự đến, Ngài đã tuyên bố:

- Những Thiên Nhân nào có đầy đủ năng lực của 5 Giới hãy tụ hội lại đây, riêng Thiên Nhân nào kém đức hạnh hãy lui ra.

Có những Vị Chư Thiên đến sau, không tìm đươc chỗ trống, lui ra xa 12 do tuần, Dạ Xoa ấy cũng lui ra xa.

Đức Phật đọc được những bài Kinh Pāritta (An lành) suốt cả đêm. Kết quả buộc Dạ Xoa phải trả tự do cho đứa bé vào lúc rạng đông của ngày thứ 8.

Mặt trời vừa mọc, Đức Phật chúc lành cho đứa bé "Trường Thọ".

Cha của đứa bé hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Đứa bé trường thọ đến bao lâu ?
- Nầy Bà La Môn! Đứa bé trường thọ được 120 năm.

Rồi qua một ngày khác, Chư Tỳ khưu luận bàn:

- Thật lạ! Đúng ra đứa bé phải chết trong ngày thứ bảy, nhưng bây giờ hóa ra nó sống được 120 tuổi.

Đức Phật biết được, Ngài giảng rằng:

- Nầy Chư Tỳ khưu! Không phải duy nhất về tuổi thọ, nếu tất cả chúng sanh trong đời đều biết tôn kính những người có Giới Đức sẽ được tăng trưởng cả bốn Pháp: "Tuổi thọ, Dung sắc, Hạnh Phúc và Sức Khỏe".

Bậc Đạo Sư giải thích về phước báu lớn của người tôn kính "Bậc đáng Tôn Kính". Cuối bài Pháp, Cậu bé và 500 cận sự nam đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn.

5. Tiểu Bộ Kinh - Chuyện Tiền Thân: Chuyện Cây Kim (Số 387- Tiền thân Suci)

"Xâu nhanh, trơn láng, thẳng ngay"…

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên, về sự thành tựu Tối thắng trí [1]. Hoàn cảnh câu chuyện sẽ được kể trong Tiền thân Mahàummagga, số 546. Bậc Đạo Sư bảo chư Tăng: Này các Tỳ kheo, đây không phải lần đầu tiên Như Lai [2] trí tuệ và nhiều phương tiện thiện xảo. Rồi Ngài kể câu chuyện quá khứ.
*
Ngày xưa, khi vua Brahmadatta (Phạm Thọ) trị vì tại Benares (Ba La Nại), Bồ tát [3] được sinh ra ở quốc độ Kàsi (Ca Thi) trong nhà một thợ rèn và khi lớn lên, ngài rất tinh thông nghề này. Cha mẹ ngài rất nghèo. Không xa làng này có một làng khác gồm một ngàn nhà. Người trưởng nghiệp đoàn của cả ngàn thợ rèn này là người được vua ân sủng, giàu tiền của và thế lực. Con gái vị này cực kỳ diễm lệ, chẳng khác nào một thiên nữ, đầy đủ mọi hảo tướng cát tường của một mệnh phụ phu nhân. Nhiều người từ các làng chung quanh đến nhờ rèn dao kiếm, rìu búa, lưỡi cày, gậy nhọn… đều trông thấy nàng…

Khi họ trở về làng, họ ca tụng sắc đẹp của nàng ở những nơi có đàn ông tụ tập và nhiều nơi khác. Chỉ mới nghe nói về nàng thôi, Bồ tát đã cảm thấy say mê và nghĩ thầm: "Ta sẽ lấy nàng làm vợ". Vì thế, ngài lựa thứ sắt tốt nhất, làm một cây kim thật cứng và mảnh có thể đâm thủng con súc sắc và nổi trên nước. Rồi ngài làm một cái bao bọc ngoài nó cùng thứ sắt ấy và cũng đâm thủng con súc sắc với bao kim kia.

Theo cách ấy, ngài làm bảy cái bao kim, phương pháp ngài làm chúng ra sao không được tiết lộ, vì việc ấy thành tựu nhờ trí tuệ hiểu biết vĩ đại của ngài. Sau đó ngài đặt kim vào ống và để ống vào một cái hộp, ngài đi vào làng kia, hỏi đường đến nhà người trưởng phường thợ rèn. Rồi đứng tại cửa nhà ấy, ngài hỏi:

-- Ai muốn mua cây kim loại đặc biệt này của tôi đổi lấy tiền chăng ?

Và vừa đứng cạnh nhà ông trưởng phường thợ rèn, ngài ngâm vần kệ đầu tiên miêu tả cây kim:

1. Xâu nhanh, trơn láng, thẳng ngay
Được bôi lóng nhoáng bột mài xanh xanh,
Đầu kim sắc nhọn, thanh thanh,
Kim đây, ai muốn mua mình bán cho ?

Sau đó ngài lại ca tụng cây kim lần nữa qua vần kệ thứ hai:

2. Xâu nhanh, vững mạnh, thẳng ngay,
Thân kim khéo luyện tròn đầy đẹp sao!
Sắt kia cũng sẽ xuyên vào.
Kim đây! Ai muốn mua nào ai ơi!

Lúc ấy cô gái đang quạt cho cha bằng chiếc quạt lá thốt nốt trong lúc ông nằm trên chõng tre để được thoải mái sau buổi điểm tâm. Khi nghe giọng ngọt ngào của Bồ tát, nàng đã cảm thấy buồn nôn như thể nuốt một miếng thịt sống, và phải làm cho sự khó chịu ấy tan biến bằng cả ngàn ấm nước, nàng bảo:

-- Người nào đây lại có thể rao bán kim với giọng ngọt ngào như thế trong một làng thợ rèn ? Người ấy đến đây vì việc gì ? Ta phải tìm xem sự việc ra sao.

Vì thế, nàng đặt cây quạt xuống và bước ra nói chuyện với ngài bên ngoài, đứng ở hành lang. Mục đích của chư Bồ tát luôn đạt thành tựu: chính vì nàng mà ngài đã đến ngôi làng này. Nàng bảo ngài:

-- Này cậu, dân chúng trong nước đều đến làng này mua kim và các vật dụng tương tự. Còn cậu lại muốn bán kim trong làng thợ rèn thật là điên rồ! Dù cậu có ca tụng kim của cậu suốt ngày, cũng không ai mua hàng của cậu đâu! Nếu cậu muốn được giá thì qua làng khác. Thế rồi nàng ngâm hai vần kệ:

3. Móc câu ta đã bán rồi,
Làng trên xóm dưới ai người chẳng hay,
Thợ rèn ta ở thành này,
Còn ai bán được kim may nữa à ?

4. Nghề rèn nổi tiếng chúng ta,
Việc làm khí cụ ai mà sánh ngang ?
Thợ rèn ta ở trong làng,
Ai còn đem bán kim mang tới mình ?

Bồ tát nghe lời nàng, vội đáp:

-- Thưa cô nương, cô nói vậy là do không hiểu biết gì cả đó.

Rồi ngài ngâm hai vần kệ tiếp theo:

5. Thợ rèn ở cả trong thành,
Nhưng người tài bán kim mình mới hay!
Tổ sư nghề sẵn trong tay,
Món hàng đệ nhất mua ngay kẻo hoài!

6. Một khi nghiêm phụ biết rồi
Cây kim này đã do tôi tự làm,
Tôn ông chắc chắn sẽ ban
Gia tài sản nghiệp cùng nàng cho tôi.

Người trưởng phường rèn nghe toàn thể câu chuyện, bèn gọi con gái vào hỏi:

-- Con đang nói chuyện với ai đó ?
-- Thưa cha, một cậu trai bán kim.
-- Thế cho gọi cậu ấy vào đây.

Nàng ra gọi ngài vào. Bố tát cung kính chào vị trưởng phường rèn xong, đứng sang một bên. Vị ấy hỏi:

-- Cậu ở làng nào ?
-- Thưa tôn ông, tôi ở làng nọ, là con trai gia đình thợ rèn kia.
-- Tại sao cậu đến đây ?
-- Thưa, để bán kim.
-- Nào, đưa ta xem thử kim của cậu.

Bồ tát mong muốn công bố mọi đặc tính của ngài giữa nhiều người, bèn nói:

-- Một vật được nhiều người xem lại chẳng tốt hơn chỉ được một người xem hay sao ?
-- Này anh bạn, đúng lắm.

Vì thế, vị phường trưởng tập họp tất cả thợ rèn lại, và đứng giữa đám đông, ông bảo:

-- Nào anh bạn, hãy lấy kim ra đây.
-- Thưa tôn ông, xin hãy bảo lấy một cái đe và một cái đĩa bằng đồng đựng đầy nước ra đây.

Việc ấy được thực hiện ngay. Bồ tát lấy cây kim ra khỏi hộp đưa cho đám kia xem. Ông trưởng phường rèn cầm lấy và hỏi:

-- Đây là cái kim chăng ?
-- Không, đó không phải là cái kim, mà là cái cái bao.

Ông phường trưởng quan sát kỹ cũng không thấy đầu duôi gì cả. Bồ tát lấy lại, dùng móng tay rút cái bao ra và chỉ cho mọi người:

-- Đây là cây kim, đây là cái bao.

Ngài đặt cây kim trong tay ông phường trưởng và cái bao dưới chân. Ông phường trưởng lại bảo:

-- Ta chắc đây là cây kim rồi.

Ngài đáp:

-- Đây cũng chỉ là cái bao kim.

Rồi ngài lấy móc tay đánh bật nó ra và cứ thế ngài đặt sáu cái bao liên tiếp dưới chân vị phường trưởng và nói:

-- Đây là cây kim, và đặt kim vào tay vị kia.

Cả ngàn người thợ rèn búng ngón tay một cách thích thú và bắt đầu vẫy khăn tung hô. Sau đó vị trưởng phường hỏi:

-- Này anh bạn, thế cây kim này có sức mạnh thế nào ?
-- Thưa tôn ông, hãy bảo một người lực lưỡng nâng nghiêng cái đe này lên và đặt chậu nước dưới cái đe. Sau đó đâm thẳng cây kim vào đe.

Vị ấy bảo làm đúng như vậy và đâm đầu nhọn của kim vào cái đe. Cây kim xuyên thủng cái đe và nằm ngang mặt nước không nhếch lên hay lệch xuống tí nào dù chỉ bằng một sợi tóc.

Mọi người thợ rèn đồng thanh bảo:

-- Chúng ta chưa từng bao giờ nghe, thậm chí qua lời đồn đại, rằng hiện có những người thợ rèn như thế này!

Như thế họ lại búng ngón tay và tung vẫy cả ngàn chiếc khăn.

Ông phường trưởng gọi cô con gái vào, và đứng giữa đám đông, ông bảo:

-- Đây là cô gái xứng đôi với cậu.

Ông liền rót nước giao kết trên tay hai vị và trao nàng cho ngài đem đi.

Về sau, khi vị trưởng phường qua đời, Bồ tát trở thành trưởng phường rèn trong làng ấy.

* Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo Sư tuyên thuyết các Thánh đế và nhận diện tiền thân: "Thời ấy, con gái người trưởng phường rèn là mẫu thân Ràhula [4], chàng thợ rèn thông minh chính là Ta vậy".

6. TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 18: Mật hoàn

Gậy cầm tay, một người dòng Sakka, đến hỏi Phật có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Phật dạy, Ngài giảng cái thuyết "không tranh luận với bất cứ ai, vì các tưởng (nhận thức) không còn ám ảnh vị bà la môn sống không có tham dục, hoài nghi, trạo hối, không có tham ái đối với hữu hay phi hữu".

Khi nghe vậy, người kia không hiểu, tỏ vẻ bất mãn bỏ về. Các tỳ kheo xin Phật giải thích, Ngài dạy thêm: "Nếu một người không có thái độ hoan hỷ, đón mừng, chấp trước đối với những hý luận vọng tưởng, thì đấy là đoạn tận các tùy miên tham, sân, nghi, kiến, mạn, hữu tham, đoạn tận đấu tranh bằng lời, bằng gươm giáo; đoạn tận ly gián ngữ, vọng ngữ. Các bất thiện ấy được tiêu diệt không có dư tàn".

Tôn giả Ca chiên diên triển khai lời dạy vắn tắt của Phật như sau:

Do xúc - sự gặp gỡ giữa căn, trần, thức - có thọ; do thọ có tưởng; do tưởng có suy tầm; do suy tầm có hý luận khởi lên. Nhân hý luận ấy, một số vọng tưởng ám ảnh con người. Nếu không có xúc thì không có thọ; không có thọ thì không tưởng; không tưởng thì không suy tầm; không suy tầm thì không hý luận vọng tưởng. Không hý luận vọng tưởng thì không có đấu tranh, và các ác bất thiện pháp [tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, hữu tham] được tiêu diệt không dư tàn.

7. X. Sùcimukhi (Tịnh Diện) (S.iii,238)

1) Một thời Tôn giả Sàriputta trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi sáng. đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực. Sau khi đi khất thực từng nhà một ở Ràjagaha (Vương Xá), Tôn giả ngồi dựa vào một bức tường, dùng đồ ăn khất thực.

3) Rồi một nữ du sĩ ngoại đạo Sùcimukhi đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta:

4) -- Này Sa-môn, có phải Ông ăn, cúi mặt xuống ?
-- Này Chị, tôi ăn, không cúi mặt xuống.

5) -- Vậy Sa-môn, Ông ăn, ngưỡng mặt lên ?
-- Này Chị, tôi ăn, không ngưỡng mặt lên.

6) -- Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương chính ?
-- Này Chị, tôi ăn, không có hướng mặt về bốn phương chính.

7) -- Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương phụ ?
-- Này Chị, tôi ăn, không có hướng mặt về bốn phương phụ.

8) -- Ðược hỏi: "Này Sa-môn, có phải Ông ăn, cúi mặt xuống ?" Ông trả lời: "Này Chị, tôi ăn, không cúi mặt xuống". Ðược hỏi: "Vậy này Sa-môn, Ông ăn, ngưỡng mặt lên ?" Ông đáp: "Này Chị, tôi ăn, không ngưỡng mặt lên". Ðược hỏi: "Vậy này Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương chính ?" Ông đáp: "Này Chị, tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương chính". Ðược hỏi: "Vậy Sa-môn, Ông ăn, hướng mặt về bốn phương phụ ?" Ông đáp: "Này Chị, tôi ăn, không hướng mặt về bốn phương phụ". Vậy này Sa-môn, Ông ăn, hành động như thế nào ?

9) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn cúi mặt xuống.

10) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn (nakkhattavijjà) và súc sanh minh (nghề hèn hạ); này Chị, các vị ấy được gọi là các Sa-môn, Bà-la-môn ăn ngưỡng mặt lên.

11) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới; này Chị, các vị ấy được gọi các Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương chính.

12) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Chị, nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán, và các nghề hèn hạ; này Chị, các vị ấy được gọi những Sa-môn, Bà-la-môn ăn hướng mặt về bốn phương phụ.
13) Còn ta, này Chị, ta không nuôi sống bằng những tà mạng như địa lý và các nghề hèn hạ; ta không nuôi sống bằng những tà mạng như thiên văn và các nghề hèn hạ; ta không nuôi sống bằng những tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian môi giới; ta cũng không nuôi sống bằng những tà mạng như bói toán và các nghề hèn hạ. Ta tìm món ăn một cách hợp pháp. Sau khi tìm món ăn một cách hợp pháp, ta dùng các món ăn ấy.
14) Rồi nữ tu sĩ ngoại đạo Sùcimukhi đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư này qua ngã tư khác ở thành Vương Xá, và tuyên bố: "Sa-môn Thích tử dùng các món ăn một cách hợp pháp. Sa-môn Thích tử dùng các món ăn một cách không có lỗi lầm. Hãy cúng dường các món ăn cho Sa-môn Thích tử".

8. Hội Chúng

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi02-0517.htm

1-10
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng nông nổi và hội chúng thâm sâu. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng nông nổi ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo tháo động, kiêu căng, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng nông nổi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thâm sâu ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào có các Tỷ-kheo, không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm lắm miệng, không lắm lời, không thất niệm, tỉnh giác, có định tĩnh, có nhất tâm, có các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thâm sâu.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thâm sâu.

2. Có hai loại hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Hội chúng bất hòa và hội chúng hòa hợp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bất hòa ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bất hòa.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng hòa hợp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo hòa hợp, hòa kính, không có đấu tranh, hòa hợp như sữa với nước, sống nhìn nhau với cặp mắt từ ái, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng hòa hợp.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thượng giữa hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng hòa hợp.

3. Có hai loại hội chúng này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Hội chúng không thù thắng và hội chúng thù thắng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không thù thắng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt đến những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuận hậu kiến của họ, sống trong sự đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không có gia sức tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không thù thắng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thù thắng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các trưởng lão Tỷ-kheo không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt đến những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Còn lớp hậu nhân, tùy thuận hậu kiến của họ, không sống trong sự đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, có gia sức tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng thù thắng.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng thù thắng.

4. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không phải Thánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; không như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; không như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; không như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không phải Thánh.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng bậc Thánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo như thật rõ biết: "Ðây là khổ"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập"; như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt"; như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng bậc Thánh.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng bậc Thánh.

5. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng cặn bã và hội chúng tinh ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng cặn bã? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đi đến con đường dục, đi đến con đường sân, đi đến con đường si, đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng cặn bã.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tinh ba ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo không đi đến con đường dục, không đi đến con đường sân, không đi đến con đường si, không đi đến con đường sợ hãi, này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tinh ba.

Này các Tỷ-kheo, đây là hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tinh ba.

6. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn và hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, họ lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như: "Cái này là gì ? Thế nào là ý nghĩa của cái này ?" Họ không mở rộng những gì được che kín, họ không phơi bày những gì không được phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, họ không lóng tai, họ không an trú tâm để hiểu biết chúng, họ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ hỏi đi hỏi lại cùng nhau, họ mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như sau : "Cái này là gì ? Thế nào là ý nghĩa của cái này ?" Họ mở rộng những gì được che kín, họ phơi bày những gì không được phơi bày, họ giải nghi về các điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.

Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.

7. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp và hội chúng tôn trong diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, tự tán thán lẫn nhau như sau: "Tỷ-kheo này là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo này là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo này là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo này là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo này là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo này là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng. Sau khi được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng, bị trói buộc, mê say, đắm trước, không thấy các sự nguy hại, không hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng tài vật, không tôn trọng diệu pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo trước mặt các gia chủ bận áo trắng, không tự tán thán lẫn nhau như sau: "Tỷ-kheo này là bậc giải thoát cả hai phần, Tỷ-kheo này là bậc tuệ giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Thân chứng, Tỷ-kheo này là bậc Kiến chí, Tỷ-kheo này là bậc Tín giải thoát, Tỷ-kheo này là bậc Tùy pháp hành, Tỷ-kheo này là bậc Tùy tín hành, Tỷ-kheo này là bậc có giới hạnh, theo thiện pháp, Tỷ-kheo này là kẻ Ác giới, theo Ác pháp". Do vậy, họ được các lợi dưỡng, họ thọ hưởng các lợi dưỡng ấy, không bị trói buộc, không bị mê say, không đắm trước, thấy các sự nguy hại, hiểu rõ sự giải thoát khỏi các lợi dưỡng ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng tôn trọng diệu pháp, không tôn trọng tài vật.

8. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng không đồng đẳng và hội chúng đồng đẳng. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng không đồng đẳng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp phi pháp được thi hành, nghiệp đúng pháp không được thi hành, nghiệp phi luật được thi hành, nghiệp đúng luật không được thi hành, nghiệp phi pháp được phát huy, nghiệp đúng pháp không được phát huy, nghiệp phi luật được phát huy, nghiệp đúng luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng không đồng đẳng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng đồng đẳng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, nghiệp đúng pháp được thi hành, nghiệp phi pháp không được thi hành, nghiệp đúng luật được thi hành, nghiệp phi luật không được thi hành, nghiệp đúng pháp được phát huy, nghiệp phi pháp không được phát huy, nghiệp đúng luật được phát huy, nghiệp phi luật không được phát huy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng đồng đẳng. Này các Tỷ Kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này tức là hội chúng đồng đẳng.

9. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng phi pháp và hội chúng đúng pháp. Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng đúng pháp.

10. Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Thế nào là hai ? Hội chúng thuyết phi pháp và hội chúng thuyết đúng pháp. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết phi pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi sự tranh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tranh tụng ấy, họ không tin cho nhau biết và không tìm cách tin cho nhau biết, họ không hòa giải cùng nhau và không tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết không tin cho nhau biết, họ cương quyết không hòa giải với nhau, họ không từ bỏ tranh tụng ấy, họ kiên trì tranh tụng ấy, chấp thủ, thiên chấp và tuyên bố: "Chỉ có đây mới là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết phi pháp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng thuyết đúng pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo khởi lên sự tranh tụng hợp pháp hay phi pháp. Sau khi khởi lên sự tranh tụng ấy, họ tin cho nhau biết và tìm cách tin cho nhau biết, họ hòa giải cùng nhau và tìm cách đi đến hòa giải. Họ cương quyết tin cho nhau biết và cương quyết hòa giải với nhau, họ từ bỏ tranh tụng ấy, họ không kiên trì tranh tụng ấy, không chấp thủ, không thiên chấp và không tuyên bố: "Chỉ có đây là sự thật, ngoài ra là hư ngụy". Này các Tỷ-kheo, đây là hội chúng thuyết đúng pháp.

Này các Tỷ-kheo, có hai loại hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, tức là hội chúng thuyết đúng pháp.

9. TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 89: Pháp trang nghiêm

Trong lúc dạo chơi vườn ngự, trông thấy những gốc cây khả ái, mát mẻ thích hợp để ngồi thiền, vua Ba tư nặc nhớ đến Phật. Ðược người cận vệ Kàràyana [1] cho biết Phật ở cách không xa, chỉ chừng 3 do tuần [2], vua bèn sai thắng cỗ xe đi yết kiến Thế Tôn.

Ðến nơi vua đi bộ, cởi bỏ binh khí và vành khăn bịt đầu trao cho người cận vệ để vào yết kiến Phật. Người cận vệ nghĩ, chắc vua muốn mật bàn chuyện gì đây, nên để ta ở lại [3]. Khi được gặp Phật, vua đảnh lễ, sờ chân Ngài và tự xưng tên. Phật hỏi do đâu mà vua có cử chỉ hạ mình tột bực như vậy. Vua kể những lý do sau đây:

1. Tỳ kheo sống phạm hạnh trọn đời không như các sa môn bà la môn ngoại đạo chỉ tu một thời gian rồi trở về hưởng dục. Do đấy vua nghĩ: Pháp được Thế Tôn khéo giảng, chư tăng đệ tử khéo hành trì.

2. Trong tất cả các gia đình đoàn thể hội chúng, đều có tranh chấp [4], cãi lộn. Trái lại chúng tỳ kheo của Phật sống hòa thuận, không cãi lộn, nhìn nhau với cặp mắt ái kính.

3. Các sa môn bà la môn ngoại đạo có vẻ bạc nhược, da xấu, gầy mòn khốn khổ, dường như họ không được hoan hỷ trong đời sống phạm hạnh hoặc có những ác hành được dấu kín. Khi vua hỏi họ tại sao có vẻ bạc nhược thì họ trả lời chúng tôi bị bệnh gia truyền. Ngược lại đệ tử Phật luôn luôn vui vẻ, các căn tịch tịnh.

4. Tuy làm vua, mỗi khi phát biểu ông vẫn thường bị các cận thần ngắt lời. Còn khi Thế Tôn thuyết pháp [5], không ai dám ho. Vua nghĩ không có một đồ chúng nào khéo được huấn luyện như vậy.

5. Nhiều học giả có trí sắp đặt câu hỏi sắc bén [6] để chất vấn Phật nhưng khi đến nơi Ngài, họ đều được Ngài cảm hóa thành đệ tử.

6. Cũng vậy, Phật cảm hóa được nhiều bà la môn có trí.

7. Cảm hóa được các gia chủ có trí.

8. Cảm hóa được cá sa môn có trí.

9. Vua có hai quan giữ ngựa [7] ăn lộc vua, sống nhờ vua, nhưng không kính vua bằng kính Phật. Một hôm nhân lúc hành quân cùng ở với vua trong một ngôi nhà chật, trước khi nằm xuống ngủ họ trở chân nơi vua, hướng đầu về phía mà họ biết Phật đang ngự. Vua nghĩ, thật sự phải có một cái gì tuyệt diệu trong giáo lý này nên các đệ tử mới có thái độ như thế.

10. Phật cùng thuộc dòng dõi chiến sĩ, cùng quê hương, cùng tuổi 80 như vua [8], nên ông sẵn sàng hạ mình tột bực để biểu lộ tình thân ái. Trình bày xong những lý do trên, vua đứng dậy đảnh lễ, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi [9].

Sau khi vua đi khỏi, Phật gọi các tỳ kheo và dạy: hãy thọ trì các pháp trang nghiêm [10] các pháp này liên hệ đến mục tiêu, và là căn bản của phạm hạnh.


10. Pháp Cú trích giảng

25- ĐÊM DÀI CHO KẺ THỨC
ĐƯỜNG DÀI CHO KẺ MỆT
LUÂN HỒI DÀI, KẺ NGU
KHÔNG BIẾT CHƠN DIỆU PHÁP.
(P.C. 60)

Duyên Khởi:

Vua Pasenadi tình cờ gặp một thiếu phụ và đem lòng tương tư, nên tìm cách hại người chồng của thiếu phụ ấy, bằng cách sai đi công việc khẩn cấp, nếu trễ sẽ bị giết chết.

Người cận vệ quân (chồng nàng) quá sợ hãi với công việc khẩn cấp cảm thấy dặm đường quá xa.

Vua Pasenadi trong đêm thao thức lo toan mưu đoạt vợ người, nên thấy đêm quá dài. Cả hai nói lên nỗi ẩn khúc của lòng khi gặp Đức Phật. Đức Thế Tôn thuyết lên bài kệ trên, Ngài kết hợp hai câu sau kết luận rằng:

- Đối với người không biết Chánh Pháp, vòng luân hồi quả thật xa xôi diệu vợi. Khi nghe xong, cả hai giải tỏa mối oan trái với nhau.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2007


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 06 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Bích Thu

Môn học: Kinh Tương Ưng

Bài học: Kinh Tinh Diện


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Sangkhaly, và các Ops.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Tinh Tan, Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Tinh Tan, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: TN Nhu Nguyen, Bich Thu.

Người post bài cho Room: NguonDucHanh, Mi Yoen (Các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: NguonDucHanh, Bich Thu.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 29 tháng 06 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng bài Kinh Tinh Diện. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

Kinh Tinh Diện
____________


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Lá Bối từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya


Phần II:

A. Toát yếu bài kinh

Bài kinh này được tôn giả Sārīpuṭṭa giảng tại Trúc Lâm, thành Vương Xá nhân dịp một nữ du sĩ ngoại đạo hỏi tôn giả tại sao khi ăn lại cúi mặt xuống, ngưỡng mặt lên, hướng mặt về bốn phương chính, hướng mặt về bốn phương phu. Tôn giả giải thích cho nữ du sĩ ngoại đạo biết rằng ngài ăn không cúi mặt xuống vì chỉ có những sa môn, bà la môn sinh sống bằng tà mạng như nghề địa lý, súc sanh minh mới ăn cúi mặt xuống; những sa môn, bà la môn sinh sống bằng tà mạng như nghề thiên văn, súc sanh minh mới ăn ngưỡng mặt lên; những sa môn hay bà la môn sinh sống bằng nghề tà mạng như đưa tin tức, làm trung gian, môi giới mới ăn hướng mặt về bốn phương chính; những sa môn, bà la môn sinh sống bằng tà mạng như nghề bói toán và các nghề hèn hạ mới ăn hướng mặt về bốn phương phụ.

Hoan hỷ với những lời giải thích như trên, du sĩ ngoại đạo Sūcimukhi loan truyền với mọi người rằng sa môn Thích tử dùng các món ăn một cách hợp pháp, không lỗi lầm và kêu gọi mọi người hãy cúng dường đến Sa môn Thích tử.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-28.htm

Nhân danh và địa danh

...

C. Thảo Luận

...


D. Đố vui

1. Tôn giả Sārīpuṭṭa đã trả lời với nữ du sĩ Sūcimukha rằng, Ta ăn không ngẩng mặt, không cúi mặt, không hướng mặt bốn phương. Ðiều này có ý nghĩa gì ?

a. Ý nói vị sa môn không sống tà mạng.
b. Ý nói vị sa môn không kiêu hãnh hay nịnh hót.
c. Ý nói vị sa môn không tham gia thế sự.
d. Cả ba câu trên đúng.

2. Ðiều nào dưới đây là ý chính qua câu chuyện giữa Tôn giả Sārīpuṭṭa và nữ du sĩ Sūcimukha ?

a. Vị sa môn chân chánh là vị sống thu thúc.
b. Vị sa môn chân chánh là vị sống không tà mạng.
c. Vị sa môn chân chánh là vị sống có giới hạnh.
d. Vị sa môn chân chánh là vị sống không bị danh lợi chi phối.

3. Sau khi nghe Tôn giả Sārīpuṭṭa trả lời vấn đề của mình hỏi, nữ du sĩ Sūcimukha đã có phản ứng gì ?

a. Tán thán Tôn giả.
b. Chỉ trích Tôn giả.
c. Không tán thán cũng không chỉ trích.
d. Ðã gián tiếp tán thán đệ tử Phật.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Bài Kinh Pháp Cú số 109 do ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2007


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 06 năm 2007

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Anitya


Môn học: Kinh Trung Bộ

Bài học: Kinh Chánh Tri Kiến


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Anitya, Nhu Khanh, Tinh Tan, Vo Thuong09, Mi Yoen, Sangkhaly.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nguon Duc Hanh / Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh / Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh / Bich Thu.

Người post bài cho Room: Bich Thu.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Khanh, Anitya.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Tuệ Quyền bận không vô room.

________________ Chị Upekha bận xin nghỉ phép
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 28 tháng 06 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do TT Tuệ Siêu thuyết giảng bài Kinh Chánh Tri Kiến. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

Kinh Chánh Tri Kiến
____________


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Lá Bối từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:


A. Toát yếu bài kinh

Tôn giả Sārīpuṭṭa giảng bài kinh này tại thành Xá Vệ, nơi vườn Kỳ Đà của ông Cấp Cô Độc. Bài kinh thuyết về chánh tri kiến, tri kiến chánh trực, và lòng tin Pháp tuyệt đối cũng như làm thế nào để thành tựu các diệu pháp này.

Chánh tri kiến thứ nhất là chánh tri kiến về bất thiện và thiện. Căn bổn bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục nói dối, nói lời hai lưỡi, nói lời ác, nói điều phù phiếm, tham dục, sân và tà kiến. Căn bổn thiện là vô tham, vô sân, vô si.

Chánh tri kiến thứ hai là chánh tri kiến về thức ăn. Các Thánh đệ tử phải có chánh tri kiến về bốn lọai thức ăn để quán biết được tập khởi của ái về thức ăn, từ đó đoạn diệt ái về thức ăn.

Chánh tri kiến thứ ba là chánh tri kiến về tứ diệu đế gồm bốn chi phần khổ, tập, diệt, đạo mà thành tựu tuệ tri đưa đến con đường đoạn diệt của khổ.

Chánh tri kiến thứ tư là chánh tri kiến về lý duyên khởi: tập khởi của sanh, tập khởi của ba hữu, tập khởi của bốn thủ, tập khởi của sáu ái, tập khởi của sáu thọ, tập thủ của sáu xúc, tập khởi của sáu nhập, tập khởi của danh sắc, tập khởi của ba hành, và tập khởi của vô minh cùng ba loại lậu hoặc.

Con đường duy nhất đưa đến sự đoạn diệt các tập khởi và lậu hoặc là thánh Đạo Tám Ngành tức là: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định.

Chúng con kính cung thỉnh TT Tuệ Siêu từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

B. Xuất xứ và tên bài kinh

Kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhi sutta) là bài kinh số 9 trong Trung Bộ Kinh. Bài Kinh này không phải do Đức Phật thuyết mà do ngài Sàriputta thuyết giảng đến chư Tỷ kheo về chánh tri kiến hay sự thấy biết chân chánh.

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung09.htm

Nhân danh và địa danh

...

C. Thảo Luận

...


D. Đố vui

1.- Có phải các pháp bất thiện đều là nhân bất thiện chăng ?

a. Phải, tất cả pháp bất thiện đều là nhân bất thiện.
b. Chưa hẳn, có khi pháp bất thiện không phải là nhân bất thiện.
c. Chỉ có tham, sân, si mới vừa là pháp bất thiện, vừa là nhân bất thiện.
d. Câu b và c đúng.

2. Thế nào là chánh kiến:

a. Thấy biết như thật thiện và bất thiện.
b. Thấy biết như thật lý duyên khởi.
c. Thấy biết như thật tứ diệu đế.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

3. Ai là người có chánh kiến ?

a. Người hiểu giáo lý của Đức Phật.
b. Người có tu tập thiền quán.
c. Bậc thánh nhập lưu trở lên.
d. Câu a và b đúng.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Bài Kinh Tinh Diện do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.