Thứ Tư, 31 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết: Bich Thu

Môn học: Người Cư sĩ học Phật

Bài học: Thuyết trình đề tài "Cuộc sống này đáng yêu hay đáng chán ?"

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

MC thuyết trình: Karuna

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, Nhu Phuc, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54 (Tinh Tan xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Bich Thu, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh.

Trực room (op): TC đk, Upekha, Ops.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.

Bài Đọc ngày thứ Tư của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 31 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Lớp Người Cư sĩ học Phật chúng ta sẽ có đề tài "Cuộc sống này đáng yêu hay đáng chán ?" do Karuna thuyết trình. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đề tài "Cuộc sống này đáng yêu hay đáng chán ?"
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.
________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Từ ngữ học Phật do TT Giác Đẳng thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1329 NEW (Tinh Tấn dịch)

Bhante Henepola Gunaratana

phản ảnh sự phát triển niềm tin Phật giáo

Được viết bởi Waveney Ann Moore, St Petersburg Times, ngày 13 tháng giêng, 2007

St- Petersburg, Florida (USA) -- Một vị Tăng Phật giáo ngồi kiết già trước một nhóm tín đồ đang chăm chú nghe Ngài thuyết giảng tại căn nhà khó diễn tả ở Pinellas Park. Sư dạy về “tình bằng hữu” đến tất cả chúng sanh, về chân thật và an lành.

Ngài Bhante Henepola Gunaratana, vị Tăng đang viếng thăm nơi đây từ một tu viện mà Ngài thành lập tại West Virginia, trông trẻ hơn tuổi 79 của Ngài. Nguồn gốc từ Tích Lan, Ngài được công nhận là một vị Tăng tiên phong của Phật giáo tại Hoa Kỳ. Ngài nói rằng Ngài đến Hoa Kỳ vào thập niên 1960, có một vài quyển sách về đức tin, và chỉ có các nhà nghiên cứu dường như mới quan tâm đến Phật giáo.

Có ít nhất 1,082,000 tín đồ Phật giáo tại Mỹ vào năm 2001, theo Thống kê Xác định Tôn Giáo tại Mỹ, đã thực hiện tại Trung tâm hậu đại học của Đại học Thành phố ở New York. Ngài Gunaratana và các vị khác tin rằng số tín đồ Phật giáo hịện giờ còn đông hơn. Ngài nói: “Tôn giáo đang phát triển tại Hoa Kỳ vì di dân và không phải dân Á châu cải đạo, nhưng có lẽ đang phát triển nhanh nhất tại Úc Châu”.

Sư Jim Cameron, xuất gia Tỳ kheo, vị trụ trì Trung Tâm Thiền viện Bodhi Tree tại Largo, nơi mà Ngài Gunaratana đã giúp thành lập vào năm 1987, nghĩ rằng vùng Tampa Bay phản ảnh sự phát triển của Phật giáo có thể được thấy trên toàn quốc.

Sư Cameron nói: "Tôi nghĩ Phật giáo có lẽ đang phát triển nhanh nhất tại vùng Tampa Bay, Hoa Kỳ. Tôi thật sự tin như thế. Có 25 nhóm. Phật Giáo đề cập đến sự âu lo chính của nhân loại, những vấn đề căn bản của đời sống, và Phật giáo mang lại đường hướng rất thực tiễn".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ngài Gunaratana giải thích vì sao Ngài nghĩ rằng niềm tin đang phát triển. Ngài nói: “Tôn giáo được lôi cuốn vì không bạo động và không kỳ thị. Chúng tôi nhấn mạnh về thiền định”.

Ngài Gunaratana, vị trưởng lão Tăng đã thành lập Hội Bhavana, một tu viện tại nông thôn West Virginia, đã được đề cập trong quyển sách của Ngài viết về thiền định, Minh Sát Tuệ trong văn từ Mỹ đơn giản, đã được dịch ra 20 thứ ngôn ngữ. Trong số những quyển sách khác của Ngài là hành trình đến Chánh Niệm. Tự truyện của Ngài Bhante Gunaratana, được viết trong Tạp chí St. Petersburg Times trước đây theo phóng viên Jeanne Malmgren.

Trung Tâm Thiền Phật giáo Samadhi là một căn nhà nhỏ tại vùng nhà Pinellas Park dưới sự chỉ đạo của Tỳ Kheo Ni Sudarshana, một Ni Sư Phật Giáo từ Tích Lan, và vài vị Tăng khác. Ni Sư Sudarshana hướng dẫn kinh tụng sau thời pháp của Ngài Gunaratana và trai Tăng một buổi cơm chay gồm có cơm, một đĩa đậu lăng, mì và rau. Chư Tăng ăn hai lần trong ngày, sau rạng đông và trước ngọ (trưa), và thực phẩm phải được dâng theo hình thức cúng dường.

Ngài Gunaratana đã đến lưu trú vùng Tampa Bay nhiều lần trước đó. Vào năm 1987, khi Ngài được thỉnh mời đến tiểu bang Florida để tổ chức lễ Bồ Tát Đản Sanh, Ngài giúp thành lập Trung Tâm Thiền viện Bodhi Tree tại 11355 Dauphin Ave, miền Nam đường Walsingham tại Largo. Mảnh đất một mẫu Anh gồm một thiền đường, công viên để đi kinh hành, một tiệm sách, và một mẫu của cây Bồ Đề, dưới cội cây này Đức Phật đã chứng quả Chánh Đảng Chánh Giác. Trung tâm có tổ chức lễ Chủ Nhật và các khóa tu học lâu dài.

Sư Cameron là một vị Tăng ngưỡng mộ khả tín của Ngài Gunaratana và nói rằng Sư cố gắng noi gương Ngài ít nhất về một phương diện.

“Khi Ngài hướng dẫn mọi người, ngài luôn luôn nói như người bạn, và cách đây nhiều năm, tôi đã bắt đầu làm như Ngài” Sư nói như trên. “Tôi tìm thấy sự việc này đang biến đổi, là chiều hướng liên kết với những người khác, không thành vấn đề họ là ai cả”.

-----------------------------------------------------------------------------

No. 1333 NEW (Hạt Cát dịch)


Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn:

Phật Giáo xuống đường phản đối chiến tranh Iraq

Washington, Jan. 27 -- Phong trào phản chiến Hoa Kỳ tái diễn với nghi lễ và diện mạo Á Châu.

Như khi hàng chục ngàn người bắt đầu tụ tập tại đây trong buổi sáng 27 tháng 01 để phản đối kế hoạch gửi thêm quân đến Iraq của tổng thống Bush, cuộc biểu tình bất thường bắt đầu với hướng dẫn hành thiền và tụng kinh Phật Giáo.

Ðể chuẩn bị cho cuộc biểu tình tuần hành hôm nay tại Capitol Hill, tối hôm qua đã có một phiên hội thảo tiếp theo sau buổi hành thiền do Bhante Suhita Dharma và David Loy hướng dẫn.

Bhante Dharma trong chiếc áo vàng quần nâu, màu tiêu biểu của Phật Giáo - có thể bị hiểu lầm là một tu sĩ Tích Lan hoặc một tu sĩ miền Nam Ấn Ðộ - trên thực tế, Bhante là tu sĩ người Mỹ da đen đầu tiên đã thọ giới tỳ kheo từ 40 năm trước, người hiện nay đang điều hành Hội Ái Hữu Hòa Bình Phật Giáo(Buddhist peace fellowship) tại California. Tối hôm 26 tháng 01, 2007, cùng với Loy, giáo sư đại học Xavier University, Bhante đã giảng dạy cho đám đông những giáo lý căn bản về sự vượt thắng tham sân si như là để chuẩn bị cho hội chúng một tinh thần đạo pháp trong hoạt động phản chiến.

Sáng nay, 27 tháng 01, Bhante đã hướng dẫn đại chúng trong một buổi lễ cầu nguyện chung tại một nhà thờ Lutheran cùng một vị giáo sĩ Do Thái. Sau đó một đoàn đại biểu của hội Ái Hữu Hòa Bình Phật Giáo đã than gia vào cuộc biểu tình, do vậy, cuộc biểu tình lớn mạnh đã được bắt đầu với 15 phút hành thiền.

Ngài Bhante là một tu sĩ tu tập theo cả truyền thống vừa Kim Cang Thừa, Theravada Tích Lan và Ðại Thừa Thiền Việt Nam. Tại California, Ngài đã đang làm việc với những người vô gia cư, tù nhân, và những ai cần sự giúp đỡ.

Tham gia cuộc biểu tình người ta thấy có mặt của Jan Fonda, nữ tài tử từng xuất hiện trong phong trào phản chiến chiến tranh Việt Nam, và các nhân vật nổi tiếng khác với các bài diễn văn trước đại chúng như Danny Glover và Susan Sarandon, cũng như nhà lãnh đạo hoạt động dân quyền Rev. Jesse Jackson. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã được tổ chức tại San Francisco, Salt Lake City, Los Angeles, Lincoln (Nebraska) và ngay cả khu vực ủng hộ tổng thiống Bush mạnh mẽ tại Austin, Texas.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Karuna

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Thiền Học

Bài học: Bước đầu Tập Thiền


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC & TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Upekha, Nhu Phuc, Minh Chau54)
http://www.phapluan.nethttp://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Bich Thu, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): TC đk & Upekha, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.

Bài Đọc ngày thứ Ba của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 30 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Lớp Thiền Học: Bước đầu Tập Thiền do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Bước đầu Tập Thiền
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.
________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Người Cư sĩ học Phật do Karuna thuyết trình, với sự bổ túc, thảo luận của chư Tăng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Sưu Tầm và Giới Thiệu

Bài học: Giới thiệu Trung tâm tu học Bhavana

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Phuc, Anitya, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Upekha, Bich Thu, Karuna, Gioi Huong (tin tức), Minh Chau54, Duong Tieu, Sangkhaly (rời room đúng giờ).
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nhu Phuc, Anitya.

Người mở nhạc và kinh tụng: Nhu Phuc, Anitya.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk).

Người post bài cho Room: Bich Thu - NguonDucHanh - Upekha (Bài Học, Đố Vui, Tin Tức & Post End).

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh (đk).

Trực room (op): Upekha, Ops.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.

Bài Đọc ngày thứ Hai của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 29 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Chương trình thứ hai hằng tuần: Sưu Tầm và Giới Thiệu: "Giới thiệu Trung tâm tu học Bhavana", tiếp theo là các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Sưu Tầm và Giới Thiệu

"Giới thiệu Trung tâm tu học Bhavana"
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.
________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Thiền học do TT Giác ĐẳngChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải bài học. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1331 NEW (Hạt Cát dịch)

Chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, Trung Quốc

Linh Ẩn tự tại Hàng Châu, là một trong những ngôi chùa lớn và sung túc nhất Trung Quốc. Chùa được xây dựng buổi đầu tiên vào năm 326 sau Tây Lịch, nhưng từ đó đến nay được trùng tu không dưới sáu lần. Các kiến trúc hiện nay là kiến trúc được phục hồi vào cuối đời nhà Thanh.Triền núi phía nam của ngôi chùa nổi tiếng với các hang động và đá chạm. Rất nhiều tác phẩm đã được khắc chạm từ thời ngôi chùa mới được kiến tạo và một số lớn khác được khắc chạm vào thời hưng thịnh của Phật Giáo dưới đời nhà Ðường. Mặc dù bị một vài hư hỏng do hồng vệ binh tạo nên trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa xảy ra, ngôi chùa và khuôn viên của nó tránh được hầu hết những sự hủy hoại cũng giống như nhiều ngôi chùa khác do nhờ sự bao che của Thủ Tướng thời bấy giờ .Chu Ân Lai. Ngày nay ngôi chùa đang trên đà thịnh đạt, dù hầu như hàng ngàn quan khách viếng thăm chỉ vì mục đích ngoạn cảnh thay vì tín ngưỡng.

Chùa Linh Ẩn được kiến tạo theo cấu trúc truyền thống. Những điều làm cho nó nổi tiếng chính là kích thước của nó, đặc biệt là kích thước của tòa nhà chính.. Ngôi tiền điện, và cổng vào cũ là một ngôi điện to lớn, Thiên Vương Ðiện. Ngôi điện này là một tòa nhà nóc mái chìa hai lớp, lớn hơn cả chính điện của nhiều ngôi chùa khác, chiều cao của nó ít nhất là 60 feet. Ðức Phật chính được tôn trí tại đây là Ðức Phật Di Lặc, pho tượng được tôn trí hướng mặt ra ngôi điện về phía nam để chào đón du khách bước chân vào khuôn viên ngôi chùa. Bên trái và phải 4 tượng Thiên Vương. Những pho tượng này đều cao từ 30 đến 40 feet và mới được sơn phết lại. Trần nhà là bích họa hình ảnh chim Phượng và rồng.

Nằm về phía nam của Thiên Vương Ðiện là một khoảnh sân rộng lớn, phía đông là một số cơ sở như văn phòng, cửa hàng lưu niệm, phía tây là Ngũ Bách La Hán Ðường và phía bắc là Chính Ðiện. Chính Ðiện hay còn gọi là Ðại Hùng Bửu Ðiện với kim thân tượng Ðức Phật Thích Ca cùng tượng 18 La Hán đồ sộ, kiến trúc Chính Ðiện với mái chìa 3 lớp đồ sộ cao 120 feet, có thể nói đây là hình thể kiến trúc Phật Giáo đồ sộ nhất tại Trung Quốc. Cảnh quang sân trước với cây cối xanh tươi rậm rạp khiến người ta khó thể lấy được một bức ảnh toàn cảnh. Phía sau chánh điện hướng lên triền núi là một kiến trúc khác mới được xây dựng là Dược Sư Ðiện. Kiến trúc này không thuộc kiến trúc đời Thanh mà nó mới được xây trong vài năm gần đây, một phần khác của kiến trúc mới là Ngũ Bách La Hán Ðường với 500 pho tượng La Hán bằng đồng với kích cỡ như người thật, và một pho tượng Quan Âm.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Upekha

Tri chúng điền khuyết: Dieu Quang

Môn học: Giải Đáp Thắc Mắc

Bài học:

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Minh Lac, Tri Dat, Hat Cat, Anitya, Gioi Huong, Upekha, Dieu Quang, Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Tinh Tan, Duong Tieu, Nhu Phuc, Chanh Hanh, Minh Chau54, Karuna. http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, NguonDucHanh (đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, (đk: NguonDucHanh, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Upekha).

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat, NguonDucHanh (đk)

Người post bài cho Room: Hat Cat, Tinh Tan (đk).

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh (đk).

Trực room (op): TC đk & Các ops.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 28 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Chương trình Chủ Nhật hằng tuần: Giải Đáp Thắc Mắc do Chư Tăng chủ trì. Chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Giải Đáp Thắc Mắc
____________



________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Kính mời quý vị tham gia lớp học ngày mai: Chương trình Sưu Tầm và Giới Thiệu. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Giời Hương

Tri chúng điền khuyết: Nguon Duc Hanh

Môn học: Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ VIỆC THỜ CÚNG


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, TCđk, Karuna, Hat Cat, Tinh Tan, Nhu Phuc, Upekha, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54, VoThuong09
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - TCdk.

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): Anitya, Upekha, Karuna, Bich Thu, Tinh Tan và các ops khác.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.
Bài Đọc ngày thứ Bảy của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 27 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Luật Nghi Cư Sĩ chúng ta sẽ học bài NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ VIỆC THỜ CÚNG do ĐĐ Pháp Đăng giảng giải. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ VIỆC THỜ CÚNG
____________

I. Dẫn nhập

Người Á-Đông thường có tục lệ thờ cúng, không phải chỉ thờ cúng ở đình, chùa, miếu mạo, mà họ thờ cúng ngay ở nhà nữa. Tục lệ thờ cúng là một mỹ tục, nhưng nếu không hiểu biết và không làm đúng ý nghĩa thì trở thành hình thức mê tín. Phật giáo gọi hình thức mê tín ấy là giới cấm thủ (sīlabatupādāna).

Ý nghĩa thờ cúng là một mỹ tục khi mà sự thờ cúng ấy nhằm để biểu lộ sự tôn kính, sự ngưỡng mộ, và sự biết ơn. Người Phật tử thờ Đức Phật vì lòng tôn kính một Đấng giác ngộ đã vạch ra con đường giác ngộ cho chúng sanh thực hành thoát trầm luân; quần chúng thờ một vị vua hay vị tướng vì ngưỡng mộ một đấng anh hùng đã làm lợi ích cho nước nhà; con cháu thờ tổ tiên ông bà cha mẹ vì lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc đã sanh thành ra mình ...

Nếu việc thờ cúng vì tin rằng thờ bái vật linh thiêng sẽ phù trợ, thì đó là hình thức mê tín. Người Phật tử chơn chánh không thờ cúng với quan niệm như vậy.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính


Về hình thức thờ cúng ở tư gia: Đối với người Phật tử chỉ nên dựng lập hai bàn thờ là bàn thờ Đức Phật (người Phật tử Nam Tông chỉ thờ duy nhất hình hoặc tượng Phật Thích Ca, vì là bậc Đạo Sư mình qui y), bàn thờ tổ tiên (ông, bà, cha, mẹ hay người thân đã quá vãng). Vị trí thiết lập bàn thờ là ở nơi trịnh trọng nhất trong nhà, có thể là nơi nhà giữa, hay nơi phòng khách, hoặc nơi một căn phòng riêng biệt, bàn thờ Phật nên đặt cao hơn bàn thờ tổ tiên.

Việc bài trí bàn thờ: Trên bàn thờ Phật chỉ nên đặt một lư hương, đôi đèn, một bình hoa tươi, có thể thiết kế thêm đèn bóng cho sáng. Trên bàn thờ tổ tiên cũng bày biện như ở bàn thờ Phật và có thể thêm một đĩa quả tử (đĩa rộng để chưng trái cây). Phật giáo Nam Tông không sử dụng pháp khí chuông mỏ, nên người Phật tử Nam Tông không thờ chuông mỏ trên bàn thờ.

Nghi lễ cúng bái: Trong nhà đã có lập nơi thờ phượng, nhất là có thờ Phật, người Phật tử nên cúng bái hằng ngày hai thời - sáng và chiều tối. Theo nghi lễ sau đây:

- Cúng dường hoa tươi (ít nhất mỗi tháng hai lần, ngày rằm và 30); hoặc chưng bình hoa vải, hoa nylon cũng được.

- Mỗi sáng tối dâng hương, thắp ba nén hương trên mỗi chỗ thờ.

- Những lúc dâng hương đăng, đảnh lễ Phật 3 lạy (lạy thứ nhất tác ý kỉnh lễ Đức Thế Tôn bậc đã tự giác ngộ; lạy thứ hai tác ý kỉnh lễ giáo pháp được khéo thuyết bởi Đức Thế Tôn; lạy thứ ba tác ý kỉnh lễ tăng chúng bậc thừa hành giáo pháp của Đức Thế Tôn).

Nếu trong gia đình thuận dòng tu tập thì mỗi tối hoặc sáng, các Phật tử trong gia đình họp lại tụng kinh lễ bái Tam bảo và những bài kinh quán tưởng tu tập.

Vào những dịp tổ chức lễ tại tư gia như chúc thọ, cầu an, trai tăng, giỗ kỵ ... có thỉnh Tăng về nhà để cúng dường, thì trang hoàng bàn thờ, dâng hương đăng hoa quả, sau đó mới làm nghi thức cúng dường Tăng.

Người Phật tử Nam Tông chỉ cúng dường trên bàn thờ Phật những cúng phẩm là nhang, đèn, bông hoa, dầu thơm, tuyệt nhiên không bày cúng thức ăn trên bàn thờ Phật.

Nói tóm lại, người Phật tử thờ phượng Đức Phật tại tư gia với tâm niệm tỏ lòng kính ngưỡng, và cũng để gợi nhắc mình phải noi gương lành của Đức Phật; việc thờ cúng phải có ý nghĩa đúng với chánh kiến tu tập, không nên làm theo sự mê tín dị đoan.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Bái sám và tụng niệm có giống nhau chăng ?

Đáp:
Hai danh từ Bái Sám và Tụng niệm có nghĩa khác nhau đôi chút.

Tụng niệm là nói chung nghi thức đọc kinh một cách trang trọng; Kinh tụng niệm không phân biệt thể loại, có văn xuôi và văn vần, có kinh xưng tán, kinh lễ bái, kinh quán tưởng, kinh hướng nguyện v.v…

Còn Bái Sám thì có nghĩa là lễ bái và sám hối. Nghi thức bái sám là thường mỗi khi người Phật tử tụng kinh lễ bái Tam bảo, niệm danh hiệu Phật Pháp Tăng xong người Phật tử sẽ sám hối Tam Bảo để tự cảnh tỉnh những lỗi lầm hữu tình hay vô ý đã vi phạm để biểu lộ lòng thành kính đối với Phật Pháp Tăng.

Do vậy, bái sám có nghĩa hẹp hơn là tụng niệm.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Lễ bái hình tượng thế nào gọi là giới cấm thủ ? thế nào không phải là giới cấm thủ ?

Ðáp: Giới cấm thủ (sīlabbatupādāna) là sự chấp thủ theo những giới cấm vô ích như khổ hạnh, cực đoan. Một người khi lễ bái chấp vào hình tượng và nghĩ rằng : “Phật, trời có thể ban phước cho mình”, từ đó có tư duy khác về hình ảnh Đức Phật. Còn đối với người có sự hiểu biết, họ lễ bái hình ảnh Đức Bổn Sư với lòng thành kính xuyên qua công hạnh, ân đức của Ngài. Đây là người không chấp vào hình tượng.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Học và hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Người Xưa Chốn Cũ (NS Liễu Pháp biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết câu chuyện của Tôn giả Vasabha ?

Đáp: Tôn giả Vasabha sanh ở Vesāli, con vị vua địa phương Licchavī. Ðược cảm hóa bởi uy nghi đức độ của đức Phật khi Ngài đến thăm Vesāli, ngài xuất gia, không bao lâu chứng quả A-la-hán. Biết ơn những ai ủng hộ ngài, ngài không có từ chối những vật dụng được cúng dường và hưởng thọ các vật cúng dường ấy. Người thường cho là ngài thích thọ hưởng, nhưng ngài không để ý những lời phê bình ấy.

Gần ngài có một vị Tỷ-kheo giả dối, lừa gạt quần chúng bằng cách giả dối sống thiểu dục tri túc, do vậy được quần chúng tôn trọng. Rồi thiên chủ Sakka (Ðế thích) thấy được sự giả dối này, đi đến Trưởng lão Vasabha hỏi: 'Thưa Tôn giả, kẻ giả dối kia sao lại làm vậy ?'. Ngài trả lời với bài kệ, chỉ trích kẻ ác bất thiện kia:

Trước nó giết tự ngã,
Sau nó giết người khác,
Họ khéo giết tự ngã,
Như chim mồi, mồi chim.
Không phải Bà-la-môn,
Với dung sắc bên ngoài,
Bà-la-môn chính thống,
Phải dung sắc bên trong,
Với ai, làm ác nghiệp,
Người ấy là hắc nhân,
Là chồng của Sujā.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Giác Đẳng biên soạn)

...

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Giải Đáp Thắc Mắc do Chư Tăng chủ trì, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1331 NEW (Hạt Cát dịch)

Chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, Trung Quốc

Linh Ẩn tự tại Hàng Châu, là một trong những ngôi chùa lớn và sung túc nhất Trung Quốc. Chùa được xây dựng buổi đầu tiên vào năm 326 sau Tây Lịch, nhưng từ đó đến nay được trùng tu không dưới sáu lần. Các kiến trúc hiện nay là kiến trúc được phục hồi vào cuối đời nhà Thanh.Triền núi phía nam của ngôi chùa nổi tiếng với các hang động và đá chạm. Rất nhiều tác phẩm đã được khắc chạm từ thời ngôi chùa mới được kiến tạo và một số lớn khác được khắc chạm vào thời hưng thịnh của Phật Giáo dưới đời nhà Ðường. Mặc dù bị một vài hư hỏng do hồng vệ binh tạo nên trong thời gian Cách Mạng Văn Hóa xảy ra, ngôi chùa và khuôn viên của nó tránh được hầu hết những sự hủy hoại cũng giống như nhiều ngôi chùa khác do nhờ sự bao che của Thủ Tướng thời bấy giờ .Chu Ân Lai. Ngày nay ngôi chùa đang trên đà thịnh đạt, dù hầu như hàng ngàn quan khách viếng thăm chỉ vì mục đích ngoạn cảnh thay vì tín ngưỡng.

Chùa Linh Ẩn được kiến tạo theo cấu trúc truyền thống. Những điều làm cho nó nổi tiếng chính là kích thước của nó, đặc biệt là kích thước của tòa nhà chính.. Ngôi tiền điện, và cổng vào cũ là một ngôi điện to lớn, Thiên Vương Ðiện. Ngôi điện này là một tòa nhà nóc mái chìa hai lớp, lớn hơn cả chính điện của nhiều ngôi chùa khác, chiều cao của nó ít nhất là 60 feet. Ðức Phật chính được tôn trí tại đây là Ðức Phật Di Lặc, pho tượng được tôn trí hướng mặt ra ngôi điện về phía nam để chào đón du khách bước chân vào khuôn viên ngôi chùa. Bên trái và phải 4 tượng Thiên Vương. Những pho tượng này đều cao từ 30 đến 40 feet và mới được sơn phết lại. Trần nhà là bích họa hình ảnh chim Phượng và rồng.

Nằm về phía nam của Thiên Vương Ðiện là một khoảnh sân rộng lớn, phía đông là một số cơ sở như văn phòng, cửa hàng lưu niệm, phía tây là Ngũ Bách La Hán Ðường và phía bắc là Chính Ðiện. Chính Ðiện hay còn gọi là Ðại Hùng Bửu Ðiện với kim thân tượng Ðức Phật Thích Ca cùng tượng 18 La Hán đồ sộ, kiến trúc Chính Ðiện với mái chìa 3 lớp đồ sộ cao 120 feet, có thể nói đây là hình thể kiến trúc Phật Giáo đồ sộ nhất tại Trung Quốc. Cảnh quang sân trước với cây cối xanh tươi rậm rạp khiến người ta khó thể lấy được một bức ảnh toàn cảnh. Phía sau chánh điện hướng lên triền núi là một kiến trúc khác mới được xây dựng là Dược Sư Ðiện. Kiến trúc này không thuộc kiến trúc đời Thanh mà nó mới được xây trong vài năm gần đây, một phần khác của kiến trúc mới là Ngũ Bách La Hán Ðường với 500 pho tượng La Hán bằng đồng với kích cỡ như người thật, và một pho tượng Quan Âm.
------------------------------------------------------------------------------------------

Bài Đọc Thêm (Tùy bút Toại Khanh)

Chân Tu

Chữ Cút trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa. Nghĩa động từ là xéo, tếch, vọt, dông thẳng, bỏ đi không minh bạch, không đường đường chính chính, nói theo phim Tàu là chẳng quang minh lỗi lạc. Chữ Cút theo nghĩa danh từ là tên gọi tắt của loài chim Cun-Cút. Tôi ngờ rằng hai nghĩa này có liên quan nhau ít nhiều. Ai từng sống ở miền đông Nam bộ Việt Nam hẳn là phải thấy qua giống chim này. Chúng to lắm cũng hơn nắm tay một chút, sống quanh quất mấy lùm bụi, cả đời cơ hồ chẳng biết bay, chỉ lầm lũi lặng lẽ đây đó và khi gặp biến thì lũi nhanh vào một mô đất hay bụi cỏ nào đó và thế là mất tăm. Ngày còn nhỏ, tôi từng tin lời người lớn rằng chim cút biết tàng hình, như tôi vẫn từng tin vào vài huyền thoại về loài chim gõ-kiến.

Sau này tôi còn biết thêm một vài loài chim khác cũng lạ lùng như chim cút ở chỗ suốt đời chỉ biết đi, hoặc chỉ biết bơi lặn, không biết bay, chẳng hạn chim cánh cụt (penguin) ở hai miền địa cực của trái đất. Bẩm sinh chúng không có sẵn khả năng bay lượn. Mang tiếng là chim nhưng chúng thua cả giống vịt xiêm về khả năng di chuyển. Mấy con vịt xiêm ngó lạch bạch vậy nhưng lúc cần vẫn có thể bay qua mấy công đất như chơi. Dĩ nhiên chúng chỉ xài tới khả năng này những lúc không còn lựa chọn nào khác. Mấy loài lông vũ kỳ cục đó chẳng hiểu sao cứ ám ảnh tôi như những đề tài suy gẩm thú vị.

Mang tiếng là chim nhưng không biết bay vì chỉ có khả năng đi, hay có quá nhiều những sức nặng không cần thiết cho những lần chắp cánh. Muốn lên được với trời xanh hãy tự làm nhẹ chính mình. Trọng lượng là một thứ cần được quan tâm trước tiên trong những chuyến bay. Dù về sinh học hay kỹ thuật đều thế cả. Có người hỏi tôi sao thời nay không thấy ai có thần thông, tôi nhớ đã trả lời rằng người bây giờ hầu hết đều thích khuân vác nên ai cũng là chim cánh cụt, khá lắm cũng chỉ là chim cút hay vịt xiêm, thịt mỡ nhiều hơn lông cánh thì làm sao bay nhảy chứ !

Phàm kẻ còn mê luyến ngũ dục thì không sao chứng đạt các tầng thiền định Sắc Giới. Còn nặng lòng với các tầng thiền định Sắc Giới thì làm sao vươn đến các tầng thiền định Vô Sắc Giới. Ngày nào dạ còn mong mỏi hiện hữu ở cảnh giới nọ kia thì không sao tu chí vô-sanh. Còn hệ lụy phố chợ đình quán thì đừng hòng nói chuyện viễn ly thâm xứ, cõi riêng của các bậc hiền giả. Trời sanh mỗi người chỉ có hai bàn tay, làm gì có chuyện một tay buông một tay nắm. Đôi bàn tay không thể cùng lúc làm hai việc đối lập. Chúng ta chỉ có thể chọn một trong các chọn lựa. Muốn bay cao phải biết bỏ lại những gánh nặng không thật sự cần thiết. Trọng lượng thừa thải chỉ khiến mình thêm ỳ ạch, lạch bạch mà thôi.

Tôi thích hiểu chữ Chân Tu là tu cái chân, là bỏ đi, là chia tay, là chẳng dừng chân quá lâu một nơi chốn nào. Một cơ thể thiếu vận động dễ khiến dư mỡ, cao máu, mau chết. Một lòng tu thích nấn ná, nắm níu cũng dễ có vấn đề. Cầm lấy vài món hành trang gọn nhẹ rồi sống …Hành Đạo. Chữ này tôi lại cũng cố ý hiểu theo nghĩa mới. Hành Đạo là đạo đi, là phép tu bằng đôi chân theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mọi thứ phải dời đổi theo nghĩa hướng thượng, tích cực. Đứng yên hay dừng lại là chỏi, là chống, là vướng, là kẹt, là nặng nề, mệt mỏi rồi thì kiệt sức. Năng lượng phải được tuần hoàn, luân lưu bằng những trao đổi xê dịch. Tu hành là bỏ lại sau lưng những hình bóng cũ, kể cả cái bóng hôm qua của mình. Tu là bước tới, là xoay lưng, là từ biệt, là tìm về những quán trọ qua đêm để ngủ nhờ, những bến đò để quá giang. Chữ Hán có mấy từ theo tôi hay quá. Tá Túc là mượn tạm chỗ của người ta để ngủ, không phải chỗ sở hữu của mình. Còn Quá Giang là đi nhờ tàu xe để qua sông hay vượt qua một đoạn đường trên bộ, ngắn thôi. Xa quá, lâu quá thì không còn là Quá Giang nữa. Lúc đó là hệ lụy, là có vấn đề với nhân gian rồi.

Nghĩ mà thương cho những loài chim một đời không vỗ cánh bay, chỉ vỗ cánh ơ hờ để tự gãi ngứa, như những loài chim không biết hót, chỉ há mỏ để ngáp vặt. Uổng cho cái danh xưng chim trời. Trời cao xa nghìn trùng cho những loài chim không biết bay. Tôi nhớ có đọc đâu đó, hình như của nhà văn Thi Vũ, về một loài chim không chân, một đời mòn mỏi bay không đậu. Ông muốn nói đến cái gì tôi không nhớ nữa, chỉ thấy mệt nhiều với hình ảnh một loài chim không thể về đất. Tôi theo tinh thần Trung Đạo: Có chân để nghỉ ngơi và có cánh để chao lượn. Nghỉ ngơi lúc cần và tung bay khi thấy thích. Đức Phật có nói đến những trụ xứ náu mình và những con đường du hoá trong cuộc đời mỗi tỷ kheo. Chọn hẳn một thứ là kẹt cứng. Bầu trời để đi và mặt đất để về.

Tôi viết một mạch không dám đọc lại, vì sợ mình cụt hứng thì nguy. Viết theo cách vừa nói ở trên. Viết như kẻ đang trên đường: Gì cũng ở sau lưng. Quay đầu là bịn rịn, vướng vít. Trong các hồng danh của Phật, tôi thích niệm nhất chữ Thiện Thệ, người đi chẳng về, đi chẳng nhìn lui, đã xoay lưng thì chẳng quay đầu. Và một trong ba mươi thông lệ của chư Phật ba đời có chỗ tiêu sái độc đáo là đản sinh, thành đạo hay viên tịch đều ngoài rừng cây, không dưới mái che nào hết. Các ngài là những cánh dã hạc, không thuộc về một phố xá phồn hoa nào cả. Đẹp lắm thay !

Onceland đầu năm 2007

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2007


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 01 năm 2007

Tri chúng: Tinh Tấn

Tri chúng điền khuyết: Bich Thu

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA) - VÔ TÀM (Chiết, Hữu dư)

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, Tinh Tan , Hat Cat, Nhu Phuc, Nguon Duc Hanh, Upekha, Karuna, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54 http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat, TC.

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh – Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, NguonDucHanh.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): SC Liễu Pháp bận không vào room 15/1 - 14/2.
Bài Đọc ngày thứ Sáu của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 26 tháng 01 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp A Tỳ Đàm hôm nay chúng ta sẽ học bài Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA) - Vô Tàm (Chiết, Hữu dư) do TT Tuệ Siêu thuyết giảng. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với câu đố và bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA)

Vô Tàm (Chiết, Hữu dư)

- Vô Tàm (Ahirikañca).

- Vô quý (Anottappañca).

____________

I. Dẫn nhập

- Đề tài hôm nầy nói gì ?

Người đời thưòng nói về “lương tâm” và “thiếu lương tâm”. Phật học nói về vô tàm và vô quý có nghĩa là trạng thái không biết ghê sợ và hổ thẹn với điều ác quấy. Theo A Tỳ Đàm thì hai pháp nầy là những thuộc tánh phiền não trong nhóm “si phần”. Đây không phải là một phê phán đối với sở hành thiện hay bất thiện mà là một trạng thái phiền não vốn có mặt trong tất cả tâm bất thiện.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

a. Kinh tạng nói gì về đề tài nầy ?

Đây là đề tài quan trọng trong Phật Pháp. Nếu hai pháp tàm và quí được xem là pháp hộ trì thế gian thì vô tàm và vô úy là hai pháp ngược lại.

b. A tỳ đàm nói gì về vô tàm và vô quý ?

Đó là hai thuộc tánh vô tàm và vô quý trong nhóm si phần hay “bất thiện biến hành”.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Những câu hỏi chung quanh đề tài

a. Không ý thức một điều tội lỗi khác thế nào với không ghê sợ và hổ thẹn tội lỗi ?

b. Chữ “quý” có nghĩa là “sợ” có nên viết là “úy” chăng ?

c. Quan niệm tốt xấu đúng sai có thể tùy thuộc vào văn hóa vậy có thể ứng dụng trong trường hợp nầy chăng ?


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


IV. Người xưa chốn cũ


Tôn giả Piyanjaha:

Tôn giả Piyanjaha sanh ở Vesāli trong một gia đình quý phái Licchavī. Khi lớn lên, ngài rất thích thú chiến tranh và trở thành một chiến sĩ không ai thắng nổi, sẵn sàng hy sinh những gì thân nhất của mình, đến nỗi ngài được đặt tên là Piyanjaha (vị từ bỏ những gì thân ái). Nhưng khi đức Phật đến Vesāli, ngài khởi lòng tin, xuất gia sống ở trong rừng, phát triển thiền quán, chứng quả A-la-hán. Khi đã chứng quả A-la-hán, ngài nghĩ thật là khác biệt giữa thành công ở đời và thành công bậc Thánh. Với thiền quán ấy, ngài nói lên chánh trí, và tuyên bố bài kệ này:

Khi loài Người kiêu hãnh,
Hãy hạ thấp ông xuống,
Khi loài Người hạ thấp,
Hãy nâng cao tâm ông,
Hãy sống tại những chỗ,
Loài Người không muốn sống,
Tại chỗ ngồi ưa thích,
Chớ có nên thích thú.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Đố vui

...


________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Nghi Luật do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1327 NEW (Hạt Cát dịch)

Hoa Kỳ trao trả tượng Phật quý hiếm cho Pakistan

IANS Thursday 25th January, 2007

Newark - USA -- Chính phủ Hoa Kỳ vừa trao trả cho Pakistan một pho tượng Ðức Phật khổ hạnh bị đánh cắp, là một trong hai pho tượng khổ hạnh hiếm quý được đúc hồi thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch.

Pho tượng khổ hạnh khác hiện đang nằm trong viện BảoTàng Pakistani, căn cứ theo các viên chức đã tiếp nhận pho tượng được trao trả từ Sở Di Trú và Lực Lượng Hải Quan, Biên Cảnh Hoa Kỳ tại Newark, New Jersey hôm thứ Ba vừa rồi.

Pho tượng được khám phá trong một công tác phối hợp giữa Sở Di Trú, Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ. Các pho tượng và những nghệ phẩm khác được chứa trong hai kiện hàng gửi qua hai chuyến tàu khác nhau mà công ty hải vận đã làm sai lạc xuất xứ quốc gia gốc và người liên hệ. Cả hai chuyến hàng đã đến cảng Newark Port trong tháng 09 năm 2005.

Một toán các viên chức sở Di Trú và Lực Lượng Hải Quan chịu trách nhiệm trường hợp này đã làm việc với nhiều chuyên gia khác nhau trong lãnh vực Nghệ Thuật Nam Á cũng như các viên chức của Bộ Nội Vụ trong việc nhận dạng các nghệ phẩm.

Các chuyên gia của Pakistan và Hoa Kỳ đã làm việc với nhau về trường hợp này và đã xác nhận rằng các tác phẩm này là những gì bọn trộm đã đào xới bất hợp pháp từ một khu khảo cổ ở miền bắc Pakistan.

Các chuyên gia cũng phát hiện một số các nghệ phẩm đã bị hư hỏng, cho thấy bọn trộm đã dùng các phương tiện thô sơ để đục đẽo lấy đi pho tượng từ các khu khảo cổ. Trong khi điều tra, các viên chức ICE cũng phát hiện được những đầu mối có thể đưa tới việc phục hồi những nghệ phẩm bị đánh cắp trong tương lai.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1328 NEW (Minh Châu dịch)

Chùa Tiểu Nhạn Tháp, Trung Quốc

Ngôi chùa Tiến Phúc tại Tây An được dâng cúng vào năm 684 để kỷ niệm 100 năm ngày vua Lý Trì của nhà Thanh băng hà. Năm 698, chùa được đổi tên là Tiến Phúc. Ðây là nơi nhà sư Nghĩa Tịnh , một du tăng nổi tiếng của Trung Hoa, đã phiên dịch bộ kinh tạng Phật giáo bằng tiếng Sanskrit được mang về từ Ấn Ðộ. Vị sư đã xin hoàng gia một ngân quỹ để xây dựng nơi bảo trì bộ kinh này. Không có đủ ngân khoản này, nhà vua đã kêu gọi các vi vương phi đóng góp cho công trình này. Vì có đức tin sâu dày với Tam Bảo hơn cả nhà vua, họ đã cúng dường một ngân khoản rất lớn, nhiều hơn số tiền mà Sư Nghĩa Tịnh cần để thực hiện công trình.

Ngôi chùa đã tồn tại sau gần 70 trận động đất lớn trong suốt thời gian hơn 1,300 năm kể từ ngày thành lập. Có một câu chuyện được nhiều người biết đến, rằng trận động đất vào năm 1487 đã tách ngôi chùa làm đôi, Rồi 34 năm sau, một trận động đất khác đã ghép 2 phần này lại. Câu chuyện kỳ diệu này đã được ghi lại trên đà ngang của chùa bởi một viên chức đa nghi, Wang He, người đã đến thăm và lưu lại chùa một đêm vào năm 1555.

Trong sân chùa có một đại hồng chung được đúc trong triều đại nhà Kin vào năm 1192.

Các ngôi chùa như Tiểu Nhạn Tháp đã gây cảm hứng cho nhiều thế hệ các nhà kiến trúc Ðại Hàn. Có một sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa chùa Xiaoyanta và ngôi chùa 7 tầng tại Andong, Ðại Hàn, được xây cất cùng thời.