Thứ Năm, 30 tháng 11, 2006

Bài Đọc ngày thứ 6 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 01 tháng 12 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp A Tỳ Đàm hôm nay chúng ta sẽ học bài Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA) - Chế Định do TT Tuệ Siêu giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Tiêu Đề Kinh Tạng (SUTTANTAMATIKA)

Chế Định


- Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp (Paññattipathā dhammā)

- Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp (Paññattipathā dhammā)
____________

I. Đại cương

Tất cả Pháp chơn đế cần phải được hiểu bằng cách chế định tức là chế định về ngôn ngữ, chế định về hình thức, chế định về ý nghĩa thông dụng để mô tả. Pháp chế định mặc dù không phải là pháp bản thể nhưng trong cuộc sống này không thể thiếu sự chế định, ngay cả sự thuyết pháp của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác khi Ngài trình bày về con đường giải thoát, Ngài cũng phải dùng Ngôn ngữ Chế định, Sự kiện Chế định và Thí dụ Chế định ...

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại cương bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

A. Kinh Tạng

Dù nói cả ngàn lời
Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng chỉ một lời
Nghe xong được chứng đạt.

[Dhp 100, Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch]

B. A Tỳ Đàm

I. Paññatti dhammā hay Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp tái tạo ra chế định, gồm có: Sắc Khẩu Biểu Tri.

Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp đối với:

- 5 Uẩn: Sắc uẩn.
- 12 Xứ: Pháp xứ.
- 18 Giới: Pháp giới.
- 4 Ðế: Khổ đế.

II. Paññattipatha dhammā hay Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh, gồm có:

a) Tâm: Tất cả Tâm.
b) Sở Hữu Tâm: Tất cả sở hữu.
c) Sắc pháp: Tất cả Sắc Pháp.
d) Níp-Bàn.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Xin cho biết chi tiết về Tỷ kheo Kosambivāsī Tissa

Ngài Kosambivāsī Tissa nhập mùa an cư kiết hạ tại Kosambī, và khi ngài ra đi, người hộ độ ngài dâng cúng y cà sa và tứ vật dụng khác; tuy nhiên, ngài từ chối và bảo rằng không có giới tử để trông giữ đồ đạt. Vị thiện tín này liền cho con trai của ông, 7 tuổi, làm giới tử của ngài. Chú giới tử này chứng đạo quả A La Hán trong phòng lễ xuống tóc.

Trên con đường dẫn đến thành Sāvatthi để yết kiến Đức Phật, ngài Tissa bất cẩn làm mù mắt người của vị giới tử bởi cây quạt vào lúc rạng đông. Vị Trưởng Lão Tissa tràn đầy hối hận và quỳ dưới chân người giới tử để xin lỗi. Nhưng câu trả lời của vị giới tử là không phải lỗi của ngài, mà là lỗi của nghiệp báo (saṃsāra). Khi câu chuyện này được trình lên Đức Phật, Bậc Đạo Sư cho biết đó là đặc tính của các bậc A La Hán. Các Ngài không bao giờ oán hận. Và cuối bài pháp của Đức Phật, ngài Tissa chứng quả A La Hán
.

[Tinh Tấn sưu tầm từ Trưởng Lão Tăng Kệ - bản dịch của HT Thích Minh Châu].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa

Hỏi: Xin cho biết danh từ chế định và tục đế có nghĩa gì và có khác nhau không ?

Ðáp:
...

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Sự chấp sai đối với Pháp bản thể chơn đế gọi là tà kiến nhưng nếu hiểu sai pháp chế định có gọi là tà kiến chăng
?

Ðáp:
Tà kiến (Miccāditthi) là chấp tri kiến sai lạc như chấp vào thường kiến hoặc đoạn kiến.

Trong cố chấp sai lệch bản thể của pháp chơn đế cho rằng danh sắc này là trường tồn, bất biến. Chấp như vậy gọi là chấp thường kiến. Còn chấp vào danh sắc này khi bị đoạn diệt là biến mất. Đây gọi là chấp đoạn kiến.

Như vậy cả hai trường hợp chấp vào pháp chơn đế hay pháp chế định đều được xem là tà kiến. Trong bài kinh "Chánh tri kiến", Ngài Xá Lợi Phất nhấn mạnh muốn có Chánh tri kiến phải liễu tri Tứ lậu. Cho nên trong tu tập phải có Chánh tri kiến để hiểu đúng mà tu tập các pháp môn.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và Hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn câu đố)

1. Níp bàn là pháp chân đế hay là pháp chế định ?

a. Là phần chân đế, vì Níp bàn là một trong bốn pháp chân đế.
b. Là pháp chế định, vì pháp chế định cũng theo pháp chân đế.
c. Nếu hỏi danh từ Níp bàn thì là chế định, nếu hỏi trạng thái thì là chân đế.
d. Cả ba câu đều đúng.

2. Ngôn ngữ là pháp chế định nhưng sao lại có phân biệt ngôn ngữ thiện, ngôn ngữ ác ?

a. Sự phân biệt ấy cũng chỉ là chế định thôi.
b. Mặc dù ngôn ngữ là chế định nhưng tâm sáng tạo ngôn ngữ có thiện ác.
c. Dù ngôn ngữ là chế định nhưng lời nói có thể làm cho chúng sanh hạnh phúc hay đau khổ. d. Câu b và c đúng.

3. Tại sao ở đời phải dùng đến pháp chế định ?

a. Vì nếu không có pháp chế định thì không thể hiểu biết sự việc.
b. Vì chúng sanh không biết dùng pháp chân đế.
c. Vì pháp chân đế được trình bày bằng pháp chế định.
d. Câu a và c đúng.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Luật Nghi Cư Sĩ do ĐĐ Pháp Đăng đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1263 NEW (Tinh Tấn dịch)

Chùa Ðại Bồ Ðề, Ấn Ðộ

Tu viện Mahabodhi ở Bồ Đề ĐạoTràng (Bodhgaya) được tọa lạc tại địa điểm mà Đức Phật Thích Ca đã chứng quả Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật tích chính của Tu viện là một cây cổ thụ Bồ Đề lâu đời truyền từ cây Bồ Đề nguyên thủy mà Đức Phật đã chứng đạo quả Chánh Đảng Chánh Giác trong khi Ngài tọa thiền dưới cội cây. Địa điểm này được xem là thiêng liêng đối với Phật tử từ lúc Phật Giáo mới bắt đầu, là di tích cổ xưa chưa xác định rõ. Các thành phần của tu viện đánh dấu từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, nhưng kiến trúc hiện thời của tu viện là sự tái thiết của kiến trúc sau này quen thuộc với Ngài Huyền Trang, một du Tăng Phật giáo Trung Hoa thỉnh kinh vào thế kỷ thứ 7 mà huyền thoại được biết đến trong tác phẩm Tây Du Ký với “Tề Thiên Đại Thánh”.

Tu viện Mahabodhi là một trong vài công trình cấu trúc đầu tiên bằng gạch vĩ đại đã tồn tại ở phía đông Án Độ. Trung tâm bảo tháp vĩ đại (cao 55 thước) là một sự trùng tu của thế kỷ thứ 19 trung thực với hình dáng các bảo tháp cổ xưa trước đó còn hiện hữu tại địa điểm này. Bảo tháp gồm có những dãy đúc ngang rộng lớn và những dãy vòm tượng hình cung nâng cao lên đỉnh amalaka với kiến trúc hình chóp dù, lập lại kiểu mẫu mái vòm được tìm thấy tại các Bảo tháp Phật giáo vào thời đại của A Dục Vương (Asoka) và trước đó. Chung quanh trung tâm bảo tháp là bốn tháp nhỏ hơn được xây thêm vào cuối thế kỷ thứ 19 giống hệt kiến trúc của trung tâm bảo tháp.

Phía tây của tu viện chính là một vùng đất nhỏ hơn xây quanh Phật tích cổ thụ Bồ Đề. Nơi đây, có lẽ là đền thờ thiêng liêng đầu tiên tại địa điểm này, có thể được tìm thấy một Kim Cang Tòa từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Rải rác chung quanh địa điểm là mô phỏng của các trụ đá được làm bằng đá thuộc niên đại Shunga. Các trụ đá nguyên thủy được lưu trữ trong bảo tàng viện khảo cổ gần bên và có lẽ đã được dùng trong những thời kỳ đầu tiên của tu viện để bảo vệ cây Bồ Đề.

Tu viện Mahabodi là một địa điểm thiêng liêng cho tất cả Phật tử, đặc biệt là các tu viện của hệ phái Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) được tìm thấy chính yếu ở phía Nam và Đông Nam Á Châu. Trong những vùng này, kiến trúc của tu viện được mô phỏng rất nhiều trong những nơi như Nepal, Thai Lan, và Miến Điện, mà mỗi nơi có những đặc điểm tượng trưng của Tu viện Mahabodhi.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1266 NEW (Minh Châu dịch)

Trung tâm nghiên cứu Phật giáo duy nhất tại Do Thái

Ngày 25 tháng Sept, 2006

Beit Shemesh, Israel -- Trung Ðông là một trong những nơi trên thế giới hầu như không học về đạo Phật hoặc về miền Viễn Ðông. Nhưng mong rằng điều này sẽ được thay đổi. Trung Tâm Nghiên Cứu Phật giáo tại Do Thái (ICSB) là một tổ chức bất vụ lợi, một viện nghiên cứu những thể tài và các nền văn hóa khác nhau muốn “đem vùng Viễn Ðông đến Trung Ðông”. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là nhằm đem lại sự hiểu biết cơ bản và lịch sử Phật giáo toàn bộ từ xưa dến nay, để xã hội Do Thái được hiểu rõ hơn về miền Viễn Ðông. Mong rằng trong tương lai sẽ bắt được nhịp cầu thông cảm giữa hai vùng cách biệt nhau của Châu Á.

Trung tâm ICSB nổI bật về hai phương diện. Trước hết, đây là một viện nghiên cứu duy nhất từ Morroco đến Afghanistan và từ Turkey đến Yemen, nghiên cứu về đạo Phật và những nền văn hóa chịu ảnh hưởng Phật giáo (Ấn Ðộ, các nước Ðông Nam Á, Trung Hoa và Tây Tạng). Thứ nhì, tổ chức này sẽ cố gắng tạo cho các quốc gia Viễn Ðông (nhất là Trung Hoa và Ấn Ðộ) hiểu về đạo Do Thái và vai trò của nó đối với nước Do Thái. Ðây là điểm khiến cho trung tâm ICSB đặc biệt hơn các tổ chức khác.

Dự án đầu tiên sẽ là công trình phiên dịch từ Tipitaka (các kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali, Tây Tạng và tiếng Hoa) ra tiếng Do Thái. Mặt khác sẽ phiên dịch văn chương cổ truyền Do Thái ra các ngôn ngữ trên. Các lãnh vực nghiên cứu khác gồm có lịch sử, nghệ thuật và khảo cổ học của các quốc gia này.

Hiện trung tâm đang còn trong giai đoạn thiết lập và cần rất nhiều sự hỗ trợ về tài chánh. Tuy nhiên, đâu đó tại Á Châu có câu rằng "cuộc hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng những bước chân ngắn nhất".

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 11 năm 2006

Tri chúng: Chánh Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Nhu Khanh

Môn học: Chương trình đặc biệt Kinh Pháp Số do Sư Trưởng đảm trách.

Bài học: Pháp 2 chi: Dị Thời Nghiệp Duyên

Giảng Sư Chính: TT Thích Hoằng Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, Nhu Phuc, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54 (Tinh Tan xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Anitya

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Anitya, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Bich Thu (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk, Ops.

Thông báo (nếu có): TT Giác Đẳng bận, không vô room được.

_________________ SC Liễu Pháp bận, đi vắng từ 11/11 đến 6/12.
Bài Đọc ngày thứ 5 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 30 tháng 11 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Chương trình đặc biệt giảng Kinh Pháp Số do Sư Trưởng đảm trách. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Chương trình đặc biệt

Giảng Kinh Pháp Số do Sư Trưởng đảm trách

Pháp 2 chi: Dị Thời Nghiệp Duyên

____________

I. Đại lược



Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại lược bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính




Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Tỷ kheo Thullisa ?

Đáp: Ngài Tissa là con của người dì của thái tử Siddharta, tên là Tissa. Ngài xuất gia và sống trong một lâm trại, nhưng ngài tự phụ với địa vị của mình, tánh hay nóng nảy bất thường, vì vậy ngài không làm bổn phận của mình được hăng hái. Một hôm, Bậc Đạo Sư dùng thiên nhãn, thấy ngài Tissa đang ngủ há miệng trong giấc ngủ trưa, Đức Phật dùng hào quang để đánh thức ngài. Vì ngài lười biếng, các đồng môn đưa ngài đến nghe Đức Phật thuyết pháp, và cuối cùng ngài chứng quả A La Hán.

Trong chú giải kinh Pháp cú, ngài được gọi là Thullisa. Ngài xuất gia khi về già và mập mạp vì lười nhát. Ngài dùng hầu hết thời giờ để xếp những y cà sa quý giá trong phòng đợi. Một số Tỳ Khưu đưa ngài đến Ngài Mahāthera để xin cho ngài Thullisa làm các Phật sự khác như thoa bóp chân ngài Mahāthera. Nhưng khi họ khám phá ra ngài có nhiều kiến thức, họ quở trách ngài và ngài đến xin thỉnh cầu Đức Phật. Tuy nhiên, Đức Phật bảo ngài xin lỗi họ vì làm tổn hại danh dự họ và khi ngài từ chối, Đức Phật giảng câu chuyện liên quan đến ngài Nārada và Devala.

[Tinh Tấn sưu tầm từ Trưởng Lão Tăng Kệ - bản dịch của HT Thích Minh Châu].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn)

Hỏi:
Xin cho biết ý nghĩa của từ ngữ Nghiệp dị thời và Quả dị thục ?

Đáp: Từ Nghiệp dị thời, Pālī gọi là Nānakhanikakamma, có nghĩa là nghiệp sẽ thành tựu quả báo khác thời gian, như tạo nghiệp đời này quả trổ đời sau, thậm chí là nghiệp tạo vào buổi sáng trổ quả vào buổi chiều, đó gọi là Nghiệp Dị Thời, khác hơn Nghiệp Ðồng Sanh (sahajātakamma).

Từ Quả dị thục, Pālī gọi là Vipaka, nghĩa là quả chín muồi khác thời gian tạo nghiệp. Thật ra cả hai từ này đều là nói đến Nghiệp quả, nhưng gọi tên cho nghiệp là Ngiệp Dị Thời, gọi tên cho quả là Quả Dị Thục.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi

Hỏi: Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp mà chúng sanh đã làm nếu nói theo A Tỳ Ðàm thì đều có Tư tâm sở (cetanacetasika) tạo nghiệp, vậy ba nghiệp ấy có quả dị thục giống nhau chăng ?

Ðáp:

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui

1. Ðiều nào dưới đây giải thích chữ Nghiệp dị thời:

a. Nghiệp thành tựu quả dị thục.
b. Nghiệp tạo khác thời gian với quả dị thục.
c. Nghiệp tạo trước cho sanh quả về sau.
d. Gồm cả ba ý nghĩa trên.

2. Tất cả Nghiệp dị thời đều có quả dị thục phải chăng ?

a. Phải, vì nếu không có quả báo thì sao gọi là nghiệp dị thời.
b. Không phải, vì nghiệp có trường hợp thành vô hiệu nghiệp.
c. Nghiệp quả là bất khả tư nghì, không thể suy đoán được.
d. Câu b và c đúng.

3. Theo Phật Pháp, chúng sanh được hạnh phúc hoặc bị đau khổ trong đời sống là do:

a. Do quả dị thục của nghiệp quá khứ.
b. Do thường cận y duyên của hành vi hay phiền não.
c. Do định mệnh an bày.
d. Câu a và b đúng.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp A Tỳ Đàm do TT Tuệ Siêu đảm trách phần II Nội Dung ChínhChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2006

No. 1257 NEW (Upekha dịch)

Pho tượng Phật cao nhất sẽ hoàn thành

trong 3 năm tại vườn Lộc Uyển

Sarnath( Utar Pradesh) -- Nhiều nhà điêu khắc tại Uttar Pradesh đang bận rộn chạm trổ pho tượng Phật cao 80 feet, là pho tượng cao nhất trên thế giới, sau pho tượng ở Bamiyan Afganistan đã bị phá hủy dưới chính thể Taliban. Pho tượng Phật là một phần của kế hoạch lâu nay,được bắt đầu 10 năm qua nhưng đã đình trệ do tài chánh khó khăn.

Công trình lại tiếp tục 3 năm trước sau khi được Chính Phủ Thái Lan mở rộng sự yểm trợ kế hoạch. Pho tượng sẽ hoàn thành trong 3 năm nữa.

Chúng tôi chế tạo pho tượng Đức Phật với sự giúp đỡ của chính phủ Thái. Pho tượng cao nhất trong vị thế đứng và chiều cao vào hàng thứ hai chỉ sau pho tượng Phật Bamiyan, công việc đã bắt đầu hơn 10 năm qua, và hiện tại chúng tôi đang tiếp tục công trình xây dựng đó, Mohan Lal chuyên viên phác họa pho tượng phát biểu như trên.

“Có ít nhất 25 thợ thủ công đang làm việc trên pho tượng này hơn 3 năm … sẽ phải mất 3 đến 4 năm nữa để hoàn thành. Hiện nay, chúng tôi đến phần bụng, chân và gương mặt. Hai hay ba tháng sẽ chấm dứt công việc”, Jyati Sing Khushwaha, thầu khoán đảm trách thực hiên xây dựng pho tượng.

Những công nhân tại đó nói rằng, pho tượng sẽ dùng hơn 635 tảng đá và làm theo kiểu mẫu nghệ thuật Gandhara, một điều đầy ý nghĩa đối với công trình pho tượng.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1267 NEW (Hạt Cát dịch)

Chư Tăng Cam Bốt có quyền đầu phiếu

DPA, Nov 29, 2006

Phnom Penh, Cambodia -- Chư Tăng Cam Bốt có quyền bầu cử trong các cuộc tuyển cử quốc gia sắp tới, chủ tịch Thượng Viện Cam Bốt, ông Chea Sim nói với giáo hội Phật Giáo như trên tại thủ đô hôm thứ Tư 29, 2006.

Lời tuyên bố của ông có thể sẽ châm lại ngọn lửa tranh luận công khai những điều đã một lần bùng cháy trước cuộc tổng tuyển cử năm 2003 khi Tăng Thống Phật Giáo Cam Bốt và lãnh đạo hệ phái Mahanikaya, Tep Vong tuyên bố rằng tu sĩ nên tránh né việc đầu phiếu.

Chea Sim, chủ tịch đảng Nhân Dân Cam Bốt, cũng là chủ tịch Thượng Viện, đã nói với Hội Nghị Tăng Sĩ Phật Giáo Cam Bốt Hằng Năm lần thứ 15 rằng chư tăng có toàn quyền trong việc bầu cử trong một bài diễn văn cũng đồng thời tán dương chư tăng đã dùng địa vị xã hội của tu sĩ để giảng dạy luân lý và nâng đỡ phát triển xã hội.

"Tăng sĩ Phật Giáo Cam Bốt có toàn quyền trong việc bầu cử" Ông Chea Sim nói như trên giữa khoảng 500 tu sĩ Phật Giáo, chính trị gia và thành viên của cộng đồng Hồi Giáo quốc gia.

Mặc dù tăng sĩ Cam Bốt có toàn quyền bầu cử, tranh luận đã nổ ra dữ dội về vai trò của họ trong chính trị và có nên ở nằm phía trên quan điểm chính trị chăng.

Một số người dân Cam Bốt vẫn còn nhớ vai trò cụ thể mà họ đã đóng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và những chính thể khác, trong khi những người khác lo lắng về nguy cơ thức giấc của các cuộc biểu tình có liên can đến chư tăng Phật Giáo, cái sự kiện đã trở thành bạo động sau các cuộc tuyển cử quốc gia năm 1993 và 1998.

Vẫn còn những điều khác nữa là khi chư Tăng đến những địa điểm bầu cử đông đúc, những nguy hiểm của cám dỗ và sự nguy hiểm của những điều cấm kỵ như bất thình lình đụng chạm phải phụ nữ.

Ðức Tăng Thống Tep Vong được biết tới như là một người ủng hộ cho Chea Sim. Gần đây Ngài đã hạn chế việc phê phán trên vấn đề chư tăng đầu phiếu với cuộc tuyển cử vào tháng 04 năm 2007.Những cuộc tuyển cử quốc gia đã được kế hoạch vào năm 2008.

Cam Bốt, một quốc gia có khoảng 95% Phật tử, hiện nay có khoảng 57,500 tăng sĩ và 4,135 chùa tháp trên khắp đất nước.


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 11 năm 2006

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết: Minh Chau

Môn học: Thiền Học

Bài học: CÁC VÔ SẮC XỨ: 3. Vô Sở Hữu Xứ.

Giảng Sư Chính: ĐĐ Lá Bối

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, Nhu Phuc, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54 (Tinh Tan xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Bich Thu, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, NguonDucHanh.

Trực room (op): TC đk, Upekha, Ops.

Thông báo (nếu có): TT Giác Đẳng bận, không vô room được.

_________________ SC Liễu Pháp bận, đi vắng từ 11/11 đến 6/12.

_________________ Sư Minh Hạnh bận, đi vắng ngày 28/11, 29/11.
Bài Đọc ngày thứ 4 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 29 tháng 11 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp Thiền Học hôm nay chúng ta sẽ học bài Các Vô Sắc Xứ: 3. Vô Sở Hữu Xứ do ĐĐ Lá Bối giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
CÁC VÔ SẮC XỨ

3. Vô Sở Hữu Xứ

____________

I. Đại lược

32. Khi hành giả muốn tu tập Vô sở hữu xứ, trước hết, cần phải thành tựu sự thiện xảo (làm chủ) theo năm cách trong thiền chứng về Thức vô biên xứ. Rồi hành-giả nên thấy nguy hiểm trong thức vô biên xứ như sau: "Thiền này có Không vô biên xứ là kẻ thù gần của nó và nó không được an tịnh như vô sở hữu xứ". Sau khi đã từ bỏ sự bám víu vào Thức vô biên xứ, hành giả nên tác ý Vô sở hữu xứ xem là an tịnh. Hành giả nên tác ý đến sự phi-hữu (hiện tại) sự trống rỗng, khía cạnh viễn ly của chính cái Thức (quá khứ) thuộc về Không vô biên xứ đã trở thành đối tượng của (thức thuộc về) Thức vô biên xứ. Hành giả thực hiện điều này như thế nào ?

33. Không còn tác ý đến thức này nữa, bây giờ hành giả phải chú ý nhiều lần như sau: "Không có gì cả" hoặc "Không, không" và quán sát nó, tác động lên nó với tầm và tứ.

34. Khi hành giả hướng tâm đến tướng như vậy, thì những triền cái bị áp đảo, niệm được an trú, và tâm hành giả tập trung ở cận hành định. Hành giả tu tập tướng ấy nhiều lần, làm cho nó sung mãn. Khi làm như vậy, thức thuộc về vô sở hữu xứ khởi lên trong định, đối tượng của nó là trạng thái không, phi hữu, viễn ly của Thức đã biến mãn hư không trước đấy, cũng như thức thuộc Thức vô biên xứ đã lấy cái Thức biến mãn hư không làm đối tượng, (Nói tóm lại, thì: Không vô biên xứ có đối tượng là Không vô biên, Thức vô biên xứ có đối tượng là cái Thức đã quán Không vô biên, và Vô sở hữu xứ thì có đối tượng là cái phi hữu, trống rỗng của cái Thức đã quán không vô biên vậy).

Và ở đây cũng vậy, phương pháp giải thích định là như cách đã nói trước.

35. Nhưng có sự khác nhau này. Ví như một người thấy một đoàn thể Tăng chúng nhóm họp tại một phòng hội họp, thấy xong thì bỏ đi chỗ khác. Sau buổi họp, khi chúng Tăng đã đứng lên ra về, người kia trở lại, và khi anh ta đứng ở bậc cửa nhìn lại phòng họp chỉ thấy đó là một khoảng không, chỉ thấy nó vắng vẻ, chứ không nghĩ "Bao nhiêu tỳ kheo ấy đã chết, bao nhiêu tỳ kheo ấy đã đi khỏi vùng này. Ðúng hơn, người ấy chỉ thấy "Ðây đã vắng vẻ, trống không" - cũng vậy, sau khi bằng con mắt thiền thuộc về Thức vô biên xứ, vị ấy đã trú và quán cái Thức đã khởi lên lấy hư không làm đối tượng, bây giờ khi Thức đó đã biến mất do vị ấy tác ý "Không có gì" từ trước trong công việc chuẩn bị, thì hành giả chỉ trú và quán sự phi hữu của nó, nghĩa là sự ra đi của thức ấy, khi Thức thuộc vô sở hữu xứ đã khởi lên trong định.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại lược bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính


(Kinh Văn Và Giải)

36. Và tại điểm này, kinh nói: "Hoàn toàn vượt qua Thức vô biên xứ, biết rằng "Không có gì", hành giả chứng và trú Vô sở hữu xứ" (Vbh. 245).

37. "Hoàn toàn" đã được giải thích. "Vượt qua thức vô biên xứ": Ở đây cũng thế, thiền này được gọi là "xứ" theo cách được giải, và đối tượng của thiền ấy cũng được gọi như vậy. Bởi vì đối tượng cũng là "thức vô biên" theo cách đã nói, và vì là đối tượng của thiền vô sắc thứ hai, là "xứ" của nó theo ý nghĩa chỗ trú, như "chư thiên xứ" là chỗ ở của chư thiên, do vậy, đấy là một trú xứ bằng thức vô biên. Cũng vậy, nó là "thức vô biên", và bởi vì nó là nhân cho thiền thuộc loại ấy nên nó là căn cứ địa của thiền này theo nghĩa trú xứ, như Kambojā là căn cứ địa hay trú xứ của ngựa. "Căn cứ địa" bằng Thức vô biên cũng thế. Bởi vậy, phải hiểu rằng "hoàn toàn vượt qua Thức vô biên xứ" là bao gồm cả thiền lẫn đối tượng của nó, vì "căn cứ địa" này, xứ này, gồm trong Vô sở hữu xứ, cần phải được chứng và trú bằng cách vượt qua, thành phi hữu, không tác ý đến thiền thức vô biên xứ, cả thiền lẫn đối tượng.

38. "Không có gì cả" (natthi kinci): Ðiều muốn nói ở đây, là hành giả tác ý như sau: "Không có gì cả". Hành giả làm cho chính cái Thức ấy thành phi hữu làm cho nó vắng mặt, biến mất, thấy rằng không có gì cả, do đó nói là vô sở hữu (Vbh. 262) được diễn tả theo cách giống như là sự hiểu biết (với tuệ giác) tính chất dễ đi đến hoại diệt. Tuy nhiên, ý nghĩa cần được hiểu theo cách đã nói trên.Vì câu "Vị ấy làm cho Thức ấy trở thành phi hữu, làm cho nó vắng mặt, làm cho nó biến mất" là nói về một người không tác ý đến Thức ấy, không chú ý, quán sát nó, mà chỉ chú ý đến sự phi hữu của nó, tính trống rỗng của nó, sự viễn ly của nó; câu này không có ý nghĩa khác (xem Ch.XXI, đ. 17)

39. Vị ấy chứng trú vô sở hữu xứ: "xứ" này không có sở hữu (kincana) nên gọi là vô sở hữu (akinncana). Ám chỉ sự biến mất của Thức thuộc về không vô biên xứ. Vô sở hữu này là "xứ" trong nghĩa nó là nền tảng cho thiền ấy. Còn lại thì như trước.

Trên đây là giải thích chi tiết về vô sở hữu xứ.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Tỷ kheo Gangātiriya ?

Đáp: Ngài Gangātiriya là con một thị dân, được đặt tên là Datta. Trong đời sống thế tục, vì ngu si ông phạm lỗi loạn luân với mẹ và chị của ông, ông ân hận và xin xuất gia. Hối hận vì hành vi của mình, ngài chọn đời sống khổ hạnh trong một chòi lá cạnh bờ sông Hằng (Ganges), tên ông được gọi là Gangātiriya (người ở trên bờ sông Hằng). Ngài tịnh khẩu suốt năm, trong năm thứ hai, ngài thốt lên một lần với một người phụ nữ muốn cố tình thử ngài bị câm hay không, nàng làm đổ sữa ra ngoài trong khi cúng dường vào bình bát của ngài. Trong năm thứ ba, ngài chứng quả A La Hán.

[Tinh Tấn sưu tầm từ Trưởng Lão Tăng Kệ - bản dịch của HT Thích Minh Châu].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn)

Hỏi:
Xin cho biết ý nghĩa của từ āyatana (xứ hay nhập) ?

Đáp: Danh từ āyatana xuất phát từ động từ āyati, nghĩa là đi vào, xài trong nghĩa trừu tượng tức là chỗ phát sinh. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý được gọi là Nhập hay xứ (āyatana) vì rằng chỗ mà tâm và tâm sở phát sinh; sắc, thinh, khi, vị, xúc, pháp cũng gọi là Nhập hay xứ (āyatana) vì rằng là đối tượng cho tâm và tâm sở đi đến (biết được).

Ở đây các đề mục thiền vô sắc cũng gọi là Xứ (āyatana) như không vô biên xứ (ākāsānañcāyatana) … Vì có nghĩa là khái niệm “hư không vô biên” là đối tượng để cho tâm thiền không vô biên hiện khởi v.v…

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Vị hành giả tu tập thiền vô sắc, vị ấy có tác ý về đề mục thiền như là cách suy diễn trừu tượng, điều đó có hợp lý không đối với vị A la hán phát triển thiền tố vô sắc ?

Ðáp: Đối với hành giả phàm phu và vị Thánh A la hán tu tập thiền vô sắc, về cách thức tu tập đều giống nhau, nhưng có khác nhau là phàm phu thì còn chấp thủ trong đề mục, vị A la hán thì không.

Ví như sự thi triển thần thông của phàm phu khi phô diễn với tâm thức ô nhiễm còn muốn tạo tác và tham thủ. Còn đối với thần thông của vị A la hán khi thị hiện biết kiểm soát và làm chủ được ý muốn.

Nên hiểu rằng vị A la hán tu tập thiền tố vô sắc để làm tăng trưởng và lớn mạnh chi thiền, chớ không tu tập để áp chế phiền não. Tu tập thiền định để làm thanh tịnh phiền não hay nhập thiền diệt.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Thiền vô sắc là loại tâm thiền thuộc về:

a. Thiền chỉ.
b. Thiền quán.
c. Thiền minh sát.
d. Cả ba đều sai.

2. Hạng người nào dưới đây không thể tu đắc thiền vô sắc ?

a. Người chưa đắc được ngũ thiền sắc giới.
b. Người cõi vô tưởng.
c. Người phàm phu.
d. Câu a và b đúng.

3. Vị a-la-hán cũng tu tập và chứng đắc thiền vô sắc nhằm mục đích là:

a. Để có nền tảng nhập thiền diệt.
b. Để hỗ trợ đạo sát trừ phiền não.
c. Để bổ túc điều kiện đắc chứng níp bàn.
d. Cả ba đều sai.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp A Tỳ Đàm do TT Tuệ Siêu đảm trách phần II Nội Dung ChínhChư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1262 NEW (Minh Châu dịch)

Tu sĩ Phật giáo với văn bằng MBA

Shanghai, China -- Jade Budhha Temple - Chùa Ngọc Phật - là ngôi chùa được xây dựng vào năm 1882, nằm giữa khu thương mại Phổ Ðà (Putuo) của thành phố Thượng Hải. Chùa có nhiều tượng Phật, trong đó có hai pho tượng bằng cẩm thạch được một vị tăng người Hoa thỉnh về từ Miến Ðiện cách nay hơn 100 năm. Trong chùa, khói hương phảng phất trước những tượng Phật bằng đồng mà các tín đồ đang lễ lạy cầu nguyện.

Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng chư tăng trong chùa không những chú trọng về mặt tâm linh, mà còn về đời sống thế tục. Những máy Coca Cola hào nhoáng bán các thức uống, những cửa hàng bán đồ kỷ niệm như các xâu chuỗi đeo tay bằng cẩm thạch và các ngọn nến hình hoa sen. Các tu sĩ chuyện trò qua điện thoại cầm tay. Và, đàng sau khuôn viên chùa là một hàng xe loại đắt tiền, trong đó có 2 chiếc BMW, 1 chiếc Lexus, và 1 chiếc Porsche Targa màu vàng.

Dù rằng vẫn còn mặc những bộ y cổ truyền của nhiều thế hệ tăng sĩ, nhưng chư tăng trong chùa đã thật sự hòa nhập vào cuộc sống hiện đại. Thật vậy, tháng 9 vừa qua, 18 vị tu sĩ và 6 Phật tử của chùa đã làm lễ tốt nghiệp bằng Quản Trị Kinh Doanh (MBA) từ Trường Ðại học Giao Thông Thượng Hải, bộ môn Kinh tế và Thương mại của An Thái College. Chương trình học sáu tháng về cách điều hành chùa chiền của trường An Thái cung cấp kiến thức về tôn giáo học, quản lý tài chánh của chùa, và thị trường hóa các sản phẩm tôn giáo.

Và bây giờ là lúc chư tăng vừa tốt nghiệp áp dụng những kiến thức đã thu thập vào cuộc sống. Khắp chùa đã có đầy những khẩu hiệu quảng cáo. Các cửa hàng đã bày bán nhiều sản phẩm thủ công nghệ. Hơn thế nữa, chùa bắt đầu tổ chức những khóa Phật học chuyên đề được hướng dẫn bởi vị sư trụ trì, lệ phí có thể lên đến $ 25,000 cho một nhóm nhỏ, được xem như là sự cúng dường.

Với sự thành công của nhóm tu sĩ tốt nghiệp đầu tiên, chùa Ngọc Phật đang dự định cho số tăng chúng 280 vị còn lại ghi danh. Vị tri khách của chùa, khoảng hơn 30 tuổi, nói "Tôi không biết chắc khi nào cơ hội này sẽ đến với tôi, nhưng tôi nhất định sẽ lấy được văn bằng tốt nghiệp".

Ngoài ngôi chùa Jade Buddha còn có 28 ngôi chùa khác của thành phố Thượng Hải, cũng đang tiến hành việc gởi tăng chúng đi học, để lấy được mảnh bằng MBA tại trường An Thái này.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1264 NEW (Hạt Cát dịch)

Ca sĩ Ricky Martin ngưỡng mộ triết lý Phật Giáo

Asian News international

Washington, November 28, 2006

Ca sĩ Ricky Martin có thể là một người Ki Tô Giáo, nhưng một khi nói đến tín ngưỡng, triết lý Phật Giáo là giáo lý mà anh ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, anh chàng ca sĩ với bài nhạc quen thuộc Livin La Vida Loca’ chưa sẵn sàng để cải đạo để trở thành một hành giả như diễn viên Hollywood Richard Gere, đối với anh hiện nay - có lẽ anh thì sự cải đạo dường như là một giới hạn cho một cá nhân trong một số lãnh vực nào đó.

Anh nói "Tôi thực sự hứng thú với triết lý Phật Giáo, nhưng đó không có nghĩa là tôi đã thuộc về tín ngưỡng này. Nếu một khi tôi trở thành Phật tử, tôi không thể là bất cứ thứ gì khác. Nó giới hạn ta trong một số lãnh vực, và tôi thì không muốn bị ràng buộc cứng ngắt với những luật lệ đó.

Martin cũng tin tưởng rằng mọi người có quyền quyết định những gì làm cho họ hạnh phúc và khẳng định rằng anh không phải là người coi thường một tôn giáo nào. Anh chàng ca sĩ người Puerto Rico này nói thêm "Tôi không phải là người nói cái nào tốt cái nào xấu trong lãnh vực niềm tin, căn cứ theo giáo lý Phật Giáo, điều tệ hại hơn cả mà ta làm ảnh hưởng đến nghiệp quả là nói với ai đó rằng tín ngưỡng của họ không tốt".

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2006


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 11 năm 2006

Tri chúng: Karuna

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Trung Bộ Kinh

Bài học: Bài kinh số 86: Angūlīmala.


Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Thích Hoằng Pháp

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC & TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Upekha, Nhu Phuc, Minh Chau54)
http://www.phapluan.nethttp://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Bich Thu, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): TC đk & Upekha, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): TT Giác Đẳng bận, không vô room được.

_________________ SC Liễu Pháp bận, đi vắng từ 11/11 đến 6/12.

_________________ Sư Minh Hạnh bận, đi vắng ngày 28/11, 29/11.
Bài Đọc ngày thứ 3 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 28 tháng 11 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị Lớp Trung Bộ Kinh hôm nay chúng ta sẽ học Bài kinh số 86: Angūlīmala do TT Tuệ Siêu giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

Bài kinh số 86

Angūlīmala
____________

I. Đại lược

Trong lãnh thổ vua Ba tư nặc, có kẻ cướp giết người tên Chuỗi ngón tay, vì ông đeo một xâu chuỗi làm bằng ngón tay người [1]. Một hôm Phật đi trên con đường gặp Chuỗi ngón tay, mặc dù nhiều người can ngăn. Chuỗi ngón tay chạy theo bảo Ngài đứng lại, Ngài bảo: "Ta đã vĩnh viễn đứng lại, chỉ có ngươi chưa đứng, vì ngươi không thể tự kềm chế mình." Nghe lời ấy ông liền được cảm hóa, biết Phật đã vì ông mà vào rừng [2], và xin xuất gia. Phật dạy: "Lại đây, tỳ kheo [3]".

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I. Đại lược bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

Sau khi xuất gia Chuỗi ngón tay tu khổ hạnh ăn ngày một bữa, tinh cần tinh tấn. Vua Ba tư nặc một hôm đến viếng Phật với nét mặt lo âu vì chưa giết được tên cướp giết người nổi tiếng. Khi biết Chuỗi ngón tay đã xuất gia theo Phật, vua vô cùng thán phục Phật vì đã nhiếp phục một người mà với khí giới và binh lính, vua đã không nhiếp phục được.

Tôn giả Chuỗi ngón tay đi khất thực gặp một sản phụ đẻ khó đang lăn lộn giữa đường. Quá thương tâm, tôn giả trở về bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, thật đau khổ thay các chúng sinh".

Phật bảo ông hãy đến gần sản phụ mà nói: "Từ khi cha mẹ sinh ra, tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống của chúng sinh, mong rằng với sự thật này, bà chị sinh nở an toàn". Tôn giả bạch Phật, nếu nói như vậy thì thật là cố ý nói láo, vì ông đã cố giết hại mạng sống rất nhiều chúng sinh rồi.

Phật dạy: Vậy ông hãy nói: "Từ khi được thánh sanh tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống …". Tôn giả vâng lời, đến bên người sản phụ và nói: "Thưa chị, từ khi được thánh sanh tôi chưa hề cố ý giết hại mạng sống, mong với sự thật này chị sinh nở được an toàn [4]". Và quả nhiên, người sản phụ liền sinh nở được an toàn.

Tôn giả sống một mình, viễn ly, nhiệt tâm, không phóng dật, không bao lâu tự thân chứng đắc và an trú ngay hiện tại, mục đích của phạm hạnh. Vị ấy biết sanh đã tận phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui đời này nữa. Tôn giả thành một bậc A la hán. Một hôm, vào thành khất thực, tôn giả bị nhiều người ném đất, đá, sỏi, gậy gộc lên mình, lỗ đầu máu chảy, bát vỡ y rách. Tôn giả trở về bên Phật. Phật an ủi ông hãy kham nhẫn, vì ông đang gặt hái trong hiện tại, quả báo của nghiệp mà đáng lẽ ông phải chịu địa ngục nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm [5].

Trong khi sống độc cư tôn giả cảm thọ được giải thoát lạc và nói lên bài kệ [6]:

Ai trước phóng dật sau không phóng dật
Sáng chói đời này như trăng thoát mây
Ai làm ác nghiệp, nhờ thiện ngăn lại
Sáng chói đời này như trăng thoát mây …
Ta tên Vô hại, trước ta sát hại [7]
Nay được chính danh, vì chẳng hại ai
Ta làm ác nghiệp đáng đọa cõi dữ
Quả trả xong rồi, không nợ ta ăn [8].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II. Nội dung chính bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Tỷ kheo Dāsaka ?

Đáp:
Ngài Dāsaka là con của một người nô lệ của Anāthapiṇḍika, và được giao việc gác cửa vào tịnh xá Jetavana. Về sau ông Anāthapiṇḍika giải thoát cho ngài khỏi vòng nô lệ và Ngài xin được xuất gia. Sau khi xuất gia, ngài trở thành biếng nhác không tinh cần và ngủ quá nhiều sau bữa ăn. Đức Phật biết được thuyết pháp để thức tỉnh ngài, Dāsaka trở thành dao động hốt hoảng, phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán.

[Tinh Tấn sưu tầm từ Trưởng Lão Tăng Kệ - bản dịch của HT Thích Minh Châu].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III. Người Xưa Chốn Cũ bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn)

Hỏi: Xin cho biết ý nghĩa của từ "Thiện nghiệp" và "Thiện hạnh" có giống nhau không ?

Ðáp:
Chữ Thiện nghiệp (Kusalakamma) là những hành vi thuộc về Thiện, có mười Thiện nghiệp là: Tránh sát sanh, tránh trộm cắp, tránh tà dâm, tránh nói dối, tránh nói ly gián, tránh nói độc ác, tránh nói chuyện phiếm, không tham lam, không sân hận và có chánh kiến.

Danh từ thiện hạnh (Sucarita là sở hành tốt đẹp. Ở đây gồm có 3 Thiện hạnh) tức là Thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh và ý thiện hạnh (Thân thiện hạnh tức là 3 thiện nghiệp thuộc về thân, khẩu thiện hạnh tức là 4 thiện nghiệp thuộc về khẩu, ý thiện hạnh tức là 3 thiện nghiệp thuộc về ý).

Mặc dầu cả 2 từ, chữ khác nhau (Kusalakamma và Sucarita) nhưng đều có ý nghĩa và chi pháp giống nhau. Chữ Thiện trong Thiện nghiệp (Kusala) là nói đến điều lành, là nhân đưa đến quả vui; còn chữ Thiện trong Thiện hạnh (Su) là sự tốt đẹp, là đức tính tốt, hạnh kiểm tốt, nói đến trạng thái đạo đức. Điều này được ví dụ như một cái bàn gỗ có giá trị, màu sơn tốt đẹp và chất gỗ cứng rắn.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV. Chữ và nghĩa bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi:
Nếu một người đã làm rất nhiều việc ác như Ngài Angulīmala thì làm sao có thể tâm ổn định để tu hành đắc đạo, bởi vì tuệ giải thoát dựa trên nền tảng định, định dựa trên nền tảng giới ?

Đáp: Danh ngôn phương tây có câu: "Trong mỗi con người có một con ma và một vị thánh".

Tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà ảnh hưởng sở hành của một con người. Trường hợp của Ngài Angūlīmala là một chiến thắng vĩ đại nhất, "chiến thắng chính mình".

Khi quy y Đức Phật và xuất gia, đời sống của ngài gặp nhiều khó khăn do dân chúng làm hại. Đức Phật dạy ngài: "quả mà Angūlīmala chịu hiện tại đây so với việc ác mà Angūlīmala đã làm có thấm vào đâu". Thế là ngài vứt bỏ quá khứ, chỉ biết hiện tại gia công tu tập, không bao lâu ngài chứng quả A la hán mà còn là vị thù thắng về hạnh từ bi. Nên Đức Phật dạy rằng:

"Quá khứ không truy tầm,
Tương lai không ước vọng
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây".

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V. Học và hỏi bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Điều nào dưới đây là đúng theo lý giải về trường hợp của tôn giả Angūlīmala:

a. Vị ấy bỏ dữ làm lành do nhờ uy lực nhiếp phục của Đức Phật.
b. Vị ấy bỏ dữ làm lành do thiện duyên quá khứ đã viên mãn.
c. Gồm cả hai sự kiện trên.
d. Cả hai sự kiện trên đều sai.

2. Theo Phật Pháp thì một người có thể dùng hạnh lành để tiêu trừ ác nghiệp điều đó cho thấy:

a. Chánh luôn luôn thắng tà.
b. Ý chí của con người có thể làm thay đổi vận mạng.
c. Chỉ có khả năng thiện thắng ác.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

3. Tôn giả Angūlīmala trước khi hồi đầu hướng thiện đã làm nhiều ác nghiệp nhưng khi xuất gia vị ấy đã tu chứng quả A la hán. Trường hợp này nên hiểu rằng:

a. Ác nghiệp của vị ấy đã tạo trở thành vô hiệu nghiệp.
b. Ác nghiệp của vị ấy đã tạo chỉ là hiện báo nghiệp.
c. Hành động vị ấy đã làm không thành tựu nghiệp.
d. Cả ba câu trên sai.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Ngôn Ngữ Thiền Môn do TT Giác Đẳng đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các Ops MC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2006

No. 1260 NEW (Minh Châu dịch)

Chuyến hành trình về phương Tây

năm 2006 của hai tu sĩ Trung Hoa

Ngày 27 tháng 11, 2006

Patna, india -- Hai vị tu sĩ Trung Hoa, Sư Mingxian và Sư Huikuan đã đến được thành phố lịch sử Nalanda, một trung tâm tu học Phật giáo cổ thuộc tỉnh bang Bihar, sau bốn tháng đi bộ ròng rã từ tỉnh Thiểm Tây của Trung Hoa, theo đúng con đường mà đại sư Huyền Trang đã đi cách nay hơn 1,300 năm.

Theo lời ông Ravindra Panth, giám đốc trung tâm Nav Nalanda Mahavihara, một trung tâm cao đẳng về Phật học và tiếng Pali, hai vị Tăng rất hoan hỷ vì đã thành tựu mỹ mãn cuộc hành trình theo đúng con đường của ngài Huyền Trang.

Chuyến hành trình này có mang thông điệp hòa bình và hòa hợp đồng thời đánh dấu năm 2006 là năm hữu nghị giữa hai nước Ấn-Hoa.

Ngài Huyền Trang đã du hành từ Trường An (nay gọi là Tây An) đến tận Nalanda để thỉnh và học các kinh điển Phật giáo. 17 năm sau ngài mới trở về Trung Hoa. Cuộc phiêu lưu đáng kể của ngài đã gây cảm hứng cho cuốn phim cổ điển Trung Hoa "Tây Du Ký".

Hai vị Tăng du hành đã được cung đón tại nơi tưởng niệm ngài huyền Trang và đã tụng kinh cầu nguyện trước pho tượng của ngài. Hai vị cũng đã đến thăm trường đại học Nalanda trong vài giờ đồng hồ, rồi sau đó đi đến Bodh Gaya.

Hai vị tăng đã rời Tây An vào ngày 19 tháng 7, với sự hỗ trợ của hội Phật giáo Trung Hoa, một tổ chức của người Hoa nhằm kết tình thân hữu với các quốc gia bạn, và trung tâm nghiên cứu Huyền Trang của Trung Hoa. Hai vị đã đi qua địa phận Pakistan và Nepal trước khi đến Nalanda.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1261 NEW (Hạt Cát dịch)

Chùa Pháp Trú- Nam Hàn

Beopjusa dịch Hán Pháp Trú tự, tọa lạc trên núi Songni, Nam Hàn, có một lịch sử lâu dài và lừng lẫy vào thời đại Tam Quốc. Chùa được thành lập năm 553 do Sư Uishin dưới triều đại Vua Chinhung (540-576). Căn cứ theo tài liệu sưu tập trong thế kỷ 12, 13 và nhiều tài liệu trước đó, người ta được biết rằng có một thời con số tăng sĩ trú ngụ tại đó lên đến 3000 và kéo dài một giai đoạn rất lâu, mãi đến thế kỷ 12 Ðức Vua Goryeo đã tập họp cả ngàn tăng sĩ ở chùa này để cầu nguyện cho Quốc Sư Uichion.

Bởi vì tổng thể ngôi chùa có nhiều tòa nhà tập họp lại, vì vậy một số vật thể lạ, hiếm quý được tìm thấy trong khuôn viên sân chùa. Một vật điển hình là một bồnnước bằng đá mà nghe nói rằng nó đã chứa nước đủ để cho 3000 vị sư sử dụng. Mộtvật khác là một chiếc nồi sắt khổng lồcũng để phục vụ cho con số trên.

Kiến trúc sang trọng quý giá nhất của ngôi chùa là ngôi tháp gỗ 5 tầng - ngôi tháp duy nhất còn lại ở Hàn Quốc. Nó vốn được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước, nhưng một trong những kiến trúc về sau này đã bị thiêu hủy trong chiến tranh Nhật 1592-98. Ngôi tháp còn tồn tại đến hiện nay được xây dựng hồi năm 1624.