Thứ Ba, 31 tháng 10, 2006


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 10 năm 2006

Tri chúng: Karuna

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Ngôn ngữ thiền môn

Bài học: 100 Từ Vựng Phật Học Với cách dùng dị biệt giữa Nam và Bắc Truyền.


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC & TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Upekha, Nhu Phuc, Minh Chau54)
http://www.phapluan.nethttp://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Bich Thu, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Tinh Tan - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Tinh Tan, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): TC đk & Upekha, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có):
Bài Đọc ngày thứ 3 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 31 tháng 10 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là lớp Lớp Ngôn ngữ Cửa Thiền chúng ta sẽ học bài 100 TỪ VỰNG PHẬT HỌC VỚI CÁCH DÙNG DỊ BIỆT GIỮA NAM VÀ BẮC TRUYỀN do TT Giác Đẳng giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


100 Từ Vựng Phật Học Với cách dùng

dị biệt giữa Nam và Bắc Truyền

005. THIỀN (JHĀNA) (tt)
____________

I. Đại lược (TK Giác Đẳng biên soạn)

Khi làm sự so sánh cách dùng từ vựng "Thiền" giữa Nguyên Thủy và Đại thừa có lẽ trở ngại lớn là Phật giáo Đại thừa vốn có nhiều dòng thiền. Trong phạm vi giới hạn của bài học nầy chỉ nêu lên ba dòng thiền chính là Thiền, Tịnh và Mật. Nói cách khác là quan niệm thiền theo Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Để đề tài mang tính khách quan sẽ có ba bài viết được lựa chọn tiêu biểu cho ba giòng Thiền nói trên. Tuần nầy là bài viết về Thiền tông.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

Trong KHẨU TRUYỀN SAO quyển hạ của Giáo Như (1270-1351) có dẫn lời của Như Tín (1239-1300) giải thích câu: “Người thiện còn có thể vãng sanh hà huống kẻ ác” như sau:

“Phàm phu ác là chánh, phàm phu thiện là phụ. Phàm phu thiện thuộc đối tượng phụ còn có thể vãng sanh thì phàm phu ác thuộc đối tượng chánh há chẳng thể vãng sanh ư ? Cho nên nói: “Người thiện còn có thể vãng sanh hà huống kẻ ác”.

Những điều trích dẫn trên có mấy tầng ý nghĩa như sau:

1. Chân Tông chủ trương “tín tâm là gốc”, hễ có tín tâm đối với tha lực bản nguyện Di-đà tất nhiên có thể vãng sanh thành Phật, bất luận là người có tín tâm ấy là người thiện hay kẻ ác.

2. Người thiện do vì tự ỷ lại hành thiện, chứa nhóm công đức, cho rằng có thể dựa vào chính mình tu hành đạt đến giải thoát mà chẳng tin vào bản nguyện tha lực Di-đà (không có tâm nương nhờ tha lực), nên chẳng phải là đối tượng của Phật Di-đà phát nguyện cứu độ. Nếu như người ấy thay đổi, trở lại tin tha lực bản nguyện Di-đà thì cũng có thể vãng sanh thành Phật.

3. Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy có lòng tin chân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyện Di-đà, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Phật Di-đà phát nguyện cần phải cứu độ.

4. Do vì kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sanh, còn người thiện là đối tượng phụ, vì là người phụ thuộc, nên người thiện nếu có thể vãng sanh thì kẻ ác càng có thể vãng sanh.

Ý nghĩa của quan điểm lấy kẻ ác làm đối tượng chính vãng sanh là: Tịnh Độ Chân Tông lấy quần chúng bình dân trong xã hội bao quát nông dân, ngư dân, thợ săn, cho đến lái buôn, võ sĩ làm đối tượng, những người này trong hoạt động sản xuất nuôi, trồng, săn bắn, không thể không làm tổn thương hoặc giết hại sinh linh, vả lại đại đa số những người nghèo khổ, không có văn hóa, không có điều kiện bố thí tiền của, cất chùa, dựng tháp …, hoặc không có năng lực, không có thời gian hành thiện tu hành, theo quan điểm của truyền thống Phật giáo thì phần đông họ là “kẻ ác”. Ngài Thân Loan đặt mình vào hàng ngũ “kẻ ác”, Ngài thường tự xưng “ngu ngốc”, “cấu chướng phàm ngu”, “người mang đủ thứ phiền não”, “tội nhân” … Đây là cách Ngài tiếp cận dân chúng, cũng làm cho giáo thuyết của Ngài dễ dàng được dân chúng tiếp nhận. Ngài cũng đã từng nói với các đệ tử: Các nghề nghiệp người đời làm “ở sông biển thì giăng lưới thả câu, ở núi rừng thì săn bắn chim thú để tự nuôi sống hoặc buôn bán, làm ruộng để sinh nhai” đều là do nghiệp nhân đời trước quyết định. Các hành vi thiện ác của chúng ta đều do túc nghiệp (nghiệp nhân đời trước) quyết định, nhưng vãng sanh Tịnh độ thành Phật là do tín tâm đối với nguyện lực Di-đà quyết định. Có tín tâm này thì có thể “Chẳng đoạn phiền não mà thành Phật”.

[Trích TÌM HIỂU GIÁO NGHĨA CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG Cs. Định Huệ dịch].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Magandiya ?

Đáp: Magandiya
là một thiếu nữ xinh đẹp sanh trưởng trong một gia đình thuộc giai cấp Bà la môn. Cha mẹ nàng kén rể, muốn chỉ gả nàng cho người thật xứng đáng.

Ngày kia, lúc quan sát thế gian, Đức Phật nhận thấy hai ông bà đã hội đủ duyên lành, tinh thần phát triển đầy đủ. Vì lòng từ bi muốn tế độ hai ông bà nên Đức Phật ngự đến nơi, lúc ông đang cúng tế Thần Lửa. Vị Bà la môn lấy làm say mê trước hình dáng tốt đẹp của Đức Phật và nghĩ thầm rằng đây quả thật xứng đáng là rể đông sàng mà ông hết lòng mong mỏi từ lâu. Ông liền thỉnh Đức Phật ở nán lại chờ ông đi một chút sẽ trở lại và vội vã chạy kêu con gái. Lúc ấy Đức Phật cố ý giậm dấu chân trên mặt đất rồi đi sang một chỗ khác gần đó. Khi người bà la môn dẫn vợ và cô con gái ăn mặc đẹp đẽ đến nơi thì chỉ nhìn thấy dấu chân. Bà vợ giỏi về khoa tướng số, biết rằng dấu chân này không phải của người tầm thường mà phải là của người rất trong sạch, đã tận diệt mọi dục vọng. Ông Bà la môn chế nhạo vợ và nhìn thấy Đức Phật cách đó không xa, ông dẫn con đến, đề nghị gả cho Ngài. Đức Phật mô tả cách Ngài chế ngự dục vọng như sau:

"Đã nhận thấy Ái Dục, Bất Mãn và Tham Vọng [2]
Ta không thích thú trong dục lạc của ái tình.
Cơ thể đầy ô trược này là gì ?
Ta không bao giờ muốn sờ chạm đến nó,
Dầu chỉ đụng bằng chân." [3]

Nghe đến đây, hai ông bà Bà la môn chứng ngộ Đạo Quả A Na Hàm, tầng Thánh thứ ba. Nhưng cô Magandiya không hiểu, ngỡ rằng như thế là chửi mắng, làm nhục cô, nên lấy làm tức giận. Bị chạm tự ái, cô nghĩ: "Nếu người này không cần đến ta thì cứ nói thật, và như vậy là hoàn toàn thích đáng. Tại sao ông ta lại tuyên bố rằng cơ thể này đầy ô trược ? Hay lắm! Ông ta sẽ thấy, do sự sanh trưởng trong giai cấp Bà la môn, do gia tộc, do địa vị xã hội, tài sản và duyên dáng trẻ son của ta, ta sẽ có một người chồng xứng đáng và chừng đó ta sẽ biết làm những gì phải làm đối với Sa Môn Gotama (Cồ Đàm)".

Về sau bà trở nên thứ hậu của Vua Udena. Dựa trên quyền thế lúc bấy giờ, bà đút lót và xúi giục người mắng chửi và xua đuổi Đức Phật ra khỏi thành phố. Khi Đức Phật vào thành, những người ấy hô to ngay đến Ngài:

"Ông là tên trộm, là tên khờ dại, là người điên cuồng, là con lạc đà, là bò, là lừa, là chúng sanh ở địa ngục, là thú vật. Ông không mong gì được lên nhàn cảnh. Hình phạt và khổ cảnh là tất cả những gì ông có thể mong đợi."

Đại Đức Ananda không thể chịu đựng những lời nguyền rủa tục tằn như vậy, đến hầu Phật và bạch:

"Bạch Đức Thế Tôn, người ta đang chửi rủa và nhục mạ chúng ta thậm tệ. Xin Ngài cho dời đi nơi khác".

- Này Ananda, bây giờ ta nên đi đâu ?
- Bạch Đức Thế Tôn, đến một thị trấn khác.
- Nếu ở nơi ấy người ta cũng chửi rủa và nhục mạ ta như vậy rồi ta sẽ đi đâu ?
- Bạch Đức Thế Tôn, lại đi đến một nơi khác nữa.
- Này Ananda, không nên nói vậy. Nơi nào gặp chuyện khó khăn, chính nơi ấy ta phải giàn xếp ổn thỏa. Và chỉ khi giàn xếp xong ta mới có quyền đi nơi khác. Nhưng này Ananda, ai chửi rủa nhục mạ ta ?

- Bạch Đức Thế Tôn, ai cũng chửi rủa ta. Những người cùng đinh nô lệ và tất cả mọi người.
Đức Phật nhân cơ hội dạy Đại Đức Ananda hành pháp nhẫn nhục như sau:

"1. Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh làn tên mũi đạn từ bốn phía dồn dập bắn tới, dường thế ấy, ta phải chịu đựng những lời nguyền rủa chửi mắng từ mọi nơi. Đúng thật vậy, phần đông sống không giới đức.

2. Nhiều voi ngựa được dẫn đến chỗ vua quan tụ tập. Giữa đám đông voi ngựa ấy, vua chọn con nào thuần thục nhất để cưỡi. Giữa đám đông con người, cao thượng nhất là người có giới đức thuần thục, chịu đựng những lời nguyền rủa.

3. Quý báu thay! Những con lừa thuần thục, những con ngựa rặc giống của xứ Sindh và những thớt tượng sang trọng có ngà. Những con người thuần thục, giới đức trang nghiêm là hơn tất cả." [4]

Và Đức Phật dạy thêm Đức Ananda:

"Không nên lo ngại, những người này chỉ chửi mắng trong bảy ngày. Đến ngày thứ tám họ sẽ lặng yên. Một chuyện khó khăn xảy đến Đức Phật không thể kéo dài quá bảy ngày".

[Trích "Đức Phật và Phật Pháp" Narada - bản dịch của Phạm Kim Khánh].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Chữ tín - saddha - trong kinh điển gần với sự tin tưởng ở tha lực hay tin tưởng ở chính mình ?

Ðáp:
Danh từ Saddhā (đức tin) là 1 danh từ được dùng rất phổ thông cho mọi sự tín ngưỡng. Danh từ Saddhā này không những chỉ cho ý nghĩa một niềm tin chơn chánh mà còn dùng để chỉ cho tất cả những niềm tin tha lực, niềm tin sai lầm v.v ...

Chỉ khi nào niềm tin (Saddhā) được dùng trong kinh điển ở pháp môn nào thì mới minh định được ý nghĩa của niềm tin đó là tốt đẹp hay không tốt đẹp. Thí dụ chữ Saddhā dùng trong pháp ngũ quyền, ngũ lực, tức là tín quyền, tín lực (Saddhindriya, Saddhābala) ... Thì ở đây phải hiểu là niềm tin tự lực hoặc niềm tin nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng.

Người ta biến danh từ Saddhā thành tỉnh từ hoặc danh từ nam tánh. Saddha có nghĩa là tín đồ, là nói đến 1 người tín ngưỡng ở bất cứ 1 chủ thuyết nào.

Tóm lại chữ Saddhā dùng trong kinh điển là một danh từ đã được gạn lọc để chỉ cho 1 chánh tín; còn chữ Saddhā nếu dùng ngoài ra thì có thể chỉ cho 1 niềm tin ngoại giáo.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Nếu người ác mà vẫn có niềm tin ở Tam Bảo thì tương lai thế nào ?

Ðáp:
Phật Giáo thường đề cập đến nghiệp báo. Nếu chúng sanh làm ác thì tương lai chịu khổ và làm thiện thì tương lai an lạc.

Một người vì hoàn cảnh mưu sinh phải làm các việc bất thiện, thì chính hành động ác đó sẽ đeo mang họ trong suốt kiếp sống sanh tử. Còn có sự cung kính, đặt niềm tin nơi Tam Bảo đó cũng là phước lành, và việc phước đó hỗ trợ họ trong kiếp sống luân hồi.

Cho nên nếu hoàn cảnh bất khả dĩ phải làm ác thì ta nên tạo thật nhiều công đức thiện nghiệp để "lấy thiện nghiệp lấn áp ác nghiệp" không cho ác nghiệp có cơ hội trổ quả.


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (NS Liễu Pháp biên soạn)

1. Yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất quyết định việc chứng đắc đạo quả ?

a. Những công đức đã tạo.
b. Những phiền não đã đoạn trừ.
c. Những pháp môn đã học.
d. Cả ba điều trên.

2. Cảnh giới Tịnh độ có thể xem là tương đương như Niết bàn chăng ?

a. Phải, vì đó là cõi cực lạc, không còn đau khổ.
b. Phải, vì chúng sanh ở đó không còn phiền não.
c. Không, vì cõi đó vẫn còn có sanh, nên còn có diệt, khác với Niết bàn là không còn sanh diệt
d. Không, vì cảnh giới Tịnh độ không có thật.

3. Câu nói : “Các nghề nghiệp người đời làm 'Ở sông biển thì giăng lưới thả câu, ở núi rừng thì săn bắn chim thú để tự nuôi sống hoặc buôn bán, làm ruộng để sinh nhai' đều là do nghiệp nhân đời trước quyết định” có phản ánh đúng tinh thần của Phật giáo không ?

a. Đúng, vì nghề chính là nghiệp.
b. Đúng, vì những nghiệp trong quá khứ quy định nghiệp hiện tại
c. Không, vì những gì đã làm trong quá khứ chỉ có tác dụng ảnh hưởng như một thói quen, nhưng những tác ý trong hiện tại cũng có thể thay đổi nghề nghiệp hay hoàn cảnh.
d. Có người có thể thay đổi được nghiệp, có người không thay đối được, vì “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Trung Bộ Kinh do TT Tuệ Siêu đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2006

No. 1205 NEW (Hạt Cát dịch)

Ấn Ðộ tôn trí thờ Xá Lợi Phật sau 2000 năm

Tin Reuters ngày 29 tháng 10, 2006.

Mumbai -- Hàng ngàn Phật tử đã tụ tập về thành phố phía tây Ấn Ðộ, Mumbai hôm Chủ Nhật để an vị tôn trí phần tro cốt xá lợi còn lại của Ðức Phật Thích Ca trong một buổi lễ phục hồi truyền thống này sau gần 2000 năm.

Chư Tăng trong tăng y màu vàng cam như dòng suối chảy xướng lên các bài kệ tụng trong khi phần Xá Lợi đang được đưa vào trong hòm chứa được đặt trên đỉnh chóp cao 27 mét của ngôi tháp như là một phần của chương trình lễ hội kỷ niệm 2550 năm Ðức Phật đản sinh.

Các nhà tổ chức buổi lễ nói rằng đây là lần đầu tiên trong 2000 năm nay, Xá Lợi Ðức Phật đã được đem ra tôn trí thờ phượng.

Xá Lợi hiện được tôn trí trong ngôi tháp ý nghĩa này vốn đến từ một ngôi tháp mái vòm cổ kính được phát hiện trong một cuộc thám hiểm khảo cổ tại miền nam Ấn Ðộ hồi đầu thế kỷ 19. Ngài Goenka nói với phóng viên như trên.

Sau khi Ðức Phật nhập diệt, Xá lợi Ngài đã được chia ra và được tôn lưu trong 8 ngôi tháp có kiến trúc mái vòm được xây dựng bởi đệ tử Ngài đó đây ở Châu Á.

Hoàng Ðế Asoka sau khi đánh chiếm nhiều nước trên lãnh thổ Ấn Ðộ và cải sang Phật Giáo, đã tôn trí lại Xá Lợi Phật trong nhiều ngôi tháp mái vòm khác nhỏ hơn từ 2000 năm trước.

Phần Xá Lợi được đem ra tôn trí thờ phượng trên đỉnh chóp Ðại Tháp Hoàn Cầu hôm Chủ Nhật là phần được tìm thấy trong một ngôi tháp cổ ở miền Nam Ấn năm 1920 và đã được lưu giữ tại một tu viện trong 85 năm qua trước khi được đưa ra tôn trí nơi Ðại Tháp Hoàn Cầu cho đồ chúng chiêm bái.

Phật tử khắp nơi trên thế giới tụ tập về, kể cả ở Hoa Kỳ, Anh, Úc, Cam Bốt v.v... đã ngồi trong tư thế tọa thiền bên trong ngôi tháp mới xây có thể chứa 8000 người, nhiều người đã kính cẩn nhìn lên mái nhà vòm theo hướng mà Xá Lợi Ðức Phật được tôn trí.

Các nhà tổ chức nói rằng ngôi tháp mới này độc đáo ở chỗ không chỉ là một ngôi tháp mái vòm không có cột chống lớn nhất thế giới mà còn là được xây dựng với hàng triệu phiến đá liên kết sử dụng kỹ thuật kiến trúc cổ xưa. "Không xi măng, hồ hoặc kim loại đã được dùng trong kiến trúc này, cũng không có cây cột nào để chống đỡ cho một mái vòm 85 mét đường kính", Subhash Chandra, một Phật tử cũng là một đại tư bản ngành truyền thông Ấn Ðộ nói như trên.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1206 NEW (Hạt Cát dịch)

Hàng không Thái Lan mở thêm tuyến

đường bay trực tiếp đến khu Du Lịch Phật Giáo Ấn Ðộ


DPA, Oct 26, 2006

Bangkok -- Hãng Hàng Không Ðường Bay Quốc Tế Thái Lan (THAI) sẽ bay đến 3 trạm chót mới thuộc khu danh thắng Phật Giáo ở Ấn Ðộ trong tuần tới để đáp ứng nhu cầu dịch vụ thương mại và du lịch gia tăng của quốc gia này.

Phó Giám Ðốc Hành Chánh của hãng hàng không THAI, ông Narongchai Sangapong tuyên bố rằng hãng bay THAI sẽ mở thêm 3 tuyến đường mới đến Hyderabad, Bodh Gaya và Varanasi bắt đầu vào ngày Oct, 31 tháng.

Hyderabad là một trung tâm thông tin kỹ thuật của Ấn Ðộ, trong khi đó Bodh Gaya và Varanasi là hai địa điểm quan trọng của Phật Giáo, một là nơi Ðức Phật Thành đạo và nơi thứ hai là địa điểm Ngài Giảng bài pháp đầu tiên.

Khoảng 90% của con số 65 triệu dân Thái được coi như là tín đồ Phật Giáo, một tôn giáo thế giới bắt nguồn từ Ấn Ðộ và Nepal.

Ấn Ðộ là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt trong các lãnh vực mậu dịch, đầu tư và du lịch, ông Narongchai giải thích như trên khi nói đến lý do hãng hàng không THAI quyết định mở rộng thị trường ở Ấn Ðộ.

"Sự giới thiệu các tuyến đường bay mới của hãng hàng không THAI sẽ yểm trợ cho việc khuếch trương thương mại và cơ hội đầu tư, cũng như sẽ khuyến khích du khách Phật tử mạnh dạn viếng thăm Ấn Ðộ hơn, ông Narongchai phát biểu thêm như trên.

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 10 năm 2006

Tri chúng: Anitya

Tri chúng điền khuyết: Nhu Phuc

Môn học: Lớp Phật Giáo Sử

Bài học: NGCÁC NGHỊ HỘI TẠI TÍCH LAN (SRI LANKA)

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Phuc, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Upekha, Bich Thu, Karuna, Minh Chau, Gioi Huong (tin tức). Sangkhaly (rời room đúng giờ).
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Tinh Tan, Nhu Phuc.

Người mở nhạc và kinh tụng: Tinh Tan, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Tinh Tan (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan - NguonDucHanh - Bich Thu (Bài Học, Đố Vui, Tin Tức & Post End)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): Upekha, Nhu Phuc.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Pháp Đăng bận Phật sự không vô room được.

________________ Cô Lieu Phap bận, đi vắng từ 27 - 31 tháng 10.

________________ Tinh Tan xin nghỉ phép từ 20 đến 30 tháng 10.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2006

Bài Đọc ngày thứ 2 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 30 tháng 10 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:00 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là lớp Lịch Sử Phật Giáo chúng ta sẽ học bài CÁC NGHỊ HỘI TẠI TÍCH LAN (SRI LANKA) do TT Giác Đẳng giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---


CÁC NGHỊ HỘI TẠI TÍCH LAN (SRI LANKA)

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

____________

I. Đại lược

Theo lịch sử của Phật giáo Nam Truyền thì Nghị hội lần thứ tư tổ chức tại Ấn Độ dưới sự bảo trợ của vua Ca Nị Sắc không được tính là cuộc kết tập Tam Tạng chính thức. Chính vì vậy cuộc Kết Tập Tam Tạng Thứ Tư được tính tại Tích Lan. Tổng cộng có ba nghị hội như vậy tại đảo quốc nầy. Cuộc kết tập Tam Tạng đầu tiên tại Tích Lan có những đặc điểm quan trọng như kinh điển được viết vào lá bối. Tích Lan đã trở thành một đất nước lịch sử với ảnh hưởng quan trọng đối với việc truyền bá Phật giáo sau nầy.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

Theo Mahavamsa và các tư liệu khác của Tích Lan thì có ba Nghị hội đã được tổ chức tại nước này. Nghị hội đầu tiên diễn ra dưới triều đại vua Devanampiya Tissa (427-207 trước Công nguyên), được đặt dưới sự chủ tọa của Tôn giả Arittha. Nghị hội này được tổ chức sau khi các phái đoàn truyền bá đạo Phật đi đến Tích Lan, do tôn giả Ma-sẩn-đà con vua A-dục dẫn đầu. Theo lời kể lại thì có sáu vạn A-la-hán tham dự đại hội này, và theo sự mong muốn của tôn giả Ma-sẩn-đà, Thượng tọa Arittha, một Tỳ kheo Simhala (Tích Lan), tuyên đọc Pháp điển (Canon), Trưởng lão Arittha được xem là môn đệ thứ nhất của Ma-sẩn-đà thuộc dòng Thera Simhala (Tích Lan) và là người kế tục thứ bảy của Acarya-parampara (hàng giáo chủ). Nghị hội diễn ra tại Thuparama ở Anuradhapura.

Nghị hội tiếp theo triệu tập dưới thời vua Vattagamani Abhaya (101-77 trước Công nguyên) lại được Thượng tọa bộ (Theravāda) xem là Nghị hội thứ tư, dù rằng ở Ấn Độ, Nghị hội dưới thời vua Ka-nị-sắc mới được xem là Nghị hội thứ tư.

Theo những người thuộc phái Simhala (Tích Lan) thì không chỉ bộ Tam tạng (Tripitaka) được đọc lại mà cả các phần luận giải của bộ này cũng được rà xét, biên tập lại và sắp xếp theo chủ đề. Theo lời nói lại thì do việc tu tập và nền văn hóa Phật giáo bị đe dọa bởi sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và sự suy đồi đạo đức con người do chiến tranh và đói kém nên các Đại Trưởng lão (Mahatheras) uyên bác đã quyết định triệu tập nghị hội này để toàn bộ Giáo điển cùng các luận giải đều được viết lại. Đến khi Nghị hội kết thúc thì các văn bản cùng bộ Attha-kathas đều được viết lên lá cọ và được rà kiểm lại đến hàng trăm lần.

Có đến 500 Tỳ kheo có học thức tham gia vào cuộc thảo luận dưới quyền chủ tọa của Đại Trưởng lão Rakkhita. Nghị hội này được gọi là Nghị hội Alu-vihara hay Alokavihara vì được triệu tập tại hang Aloka thuộc làng Matale ở Tích Lan. Theo người ta nói thì Nghị hội được bảo trợ phần lớn do một đại thần của nhà vua.

Hơn một thế kỷ trước đây, năm 1865, một Nghị hội khác đã được triệu tập tại Ratnapura, Tích Lan, dưới sự chủ tọa của Hòa thượng Hikkaduve Siri Sumangala. Nghị hội diễn ra suốt năm tháng và được Iddamalgoda Basnayaka Nilame bảo trợ.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết chi tiết về Nam Cư Sĩ Mahānāma sakka ?

Đáp:
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Thích tử Mahānāma bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ ?

- Này Mahānāma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahānāma, là người nam cư sĩ. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới ?

- Này, Mahānāma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha ?

- Này Mahānāma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahānāma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha. Mahānāma Sakka (Ma-ha-na-ma Sắc-ka) là đệ nhất bố thí vật thực thượng vị. [trích lược Tăng Chi Bộ Kinh].

http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin218.htm (Vol II – page 514).

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Kết tập Tam Tạng và Trùng tụng Tam Tạng giống nhau hay khác nhau ?

Ðáp:
Kết tập (Saṅgīti) nghĩa là 1 cuộc hội nghị chư tăng để làm công việc trùng tụng. Chữ trùng tụng có nghĩa là đọc lại nguyên văn của kinh điển.

Thông thường người ta hay dùng nhầm lẫn chữ kết tập Tam tạng với trùng tụng Tam tạng. Nhưng ở đây có sự khác biệt nhau, nghĩa là khi đầy đủ nhân duyên, đủ điều kiện để mở cuộc hội nghị để trùng tụng lại giáo lý, như vậy công việc trùng tụng là một trong những chương trình của cuộc kết tập.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Có Phật ngôn: "Học mà không hành như cái vá múc canh trong nồi canh không hưởng được hương vị canh", thế tại sao cũng có khi nói là chỉ nghe pháp đã tạo nhiều phước lành ?

Ðáp:
Có Phật Ngôn rằng: "Ai thấy Pháp người ấy thấy Như Lai".

Khi học Phật Pháp để tâm nghiên cứu kinh điển, thông hiểu nghĩa lý, đó là điều tán thán nhưng pháp môn nào đã hiểu thì thực hành pháp môn ấy. Như vậy mới thấy được lợi ích của Giáo Pháp đem lại như lưỡi nếm được hương vị của canh.

Còn việc tạo phước ở đây có ba loại là phước vật, phước đức và phước trí đều tạo ra phước lành nhưng có kết quả khác nhau như thính Pháp và thuyết Pháp là cách tạo ra phước trí.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Kỳ kết tập kinh điển lần thứ II do vị trưởng lão nào chủ tọa ?

a. Ngài Mahakassapa
b. Ngài Moggalliputta Tissa
c. Ngài Yasa
d. Ngài Rakkhita

2. Cuộc kết tập kinh điển lần thứ III được tổ chức ở đâu ?

a. Tại thành Rajagaha(Vương Xá)
b. Tại thành Vesali ( Tỳ Xá Ly)
c. Tại thành Pataliputta ( Hoa Thị Thành)
d. Tại thạch động Aloka

3. Vị vua nào đã ủng hộ chư Tăng tổ chức hội nghị lần thứ I ?

a. Vua Ajatasattu ( A Xà thế)
b. Vua Asoka (A Dục Vương)
c. Vua Pasenadi ( Ba Tư Nặc)
d. Cả ba đều sai.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Ngôn ngữ Thiền Môn do TT Giác Đẳng đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 09 năm 2006

Tri chúng: Upekha

Tri chúng điền khuyết: Dieu Quang

Môn học: Lớp Phật Học Thường Thức

Bài học: Ngụ Ngôn Lối Xưa Thành Quách Cũ

Giảng Sư Chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Minh Lac, Tri Dat, Hat Cat, Anitya, Gioi Huong, Upekha, Dieu Quang, Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Tinh Tan, Duong Tieu, Nhu Phuc, Chanh Hanh, Minh Chau54, Karuna. http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, NguonDucHanh (đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, (đk: NguonDucHanh, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Upekha).

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat, NguonDucHanh (đk)

Người post bài cho Room: Hat Cat, Tinh Tan (đk).

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh (đk).

Trực room (op): TC đk & Các ops.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Pháp Đăng bận Phật sự không vô room được.

________________ Cô Lieu Phap bận, đi vắng từ 27 - 31 tháng 10.

________________ Tinh Tan xin nghỉ phép từ 20 đến 30 tháng 10.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 29 tháng 10 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:30 đến 10:30 tối, giờ Houston 7:30 đến 9:30 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:30 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:30 đến 4:30 chiều, giờ Sydney 12:30 tối đến 2:30 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Phật Học Thường Thức chúng ta sẽ học bài Ngụ Ngôn Lối Xưa Thành Quách Cũ do ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Ngụ Ngôn Lối Xưa Thành Quách Cũ
____________

I. Đại lược

Giáo pháp mà Đức Phật giảng dạy như bản đồ chỉ dẫn cho hành trình đến sự giác ngộ chân lý. Đó là con đường của khám phá mà Đức Phật là vị tìm ra lối đi rồi giảng dạy cho bao người cùng đi. Hơn thế nữa, những sự thật cao siêu ấy vốn đã được khám phá bởi vô số chư Phật trong quá khứ. Ngụ ngôn người tìm ra con đường dẫn đến thành phố cổ là một thí dụ tuyệt vời về sự thật, về vai trò của chư Phật và về sự tái khám phá của mỗi chúng ta.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Người ấy đi theo con đường ấy, trong khi đi theo con đường ấy, người ấy thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao với thành lũy đẹp đẽ. Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy báo cáo với vua hay vị đại thần: "Chư tôn hãy biết, trong khi đi ngang một khu rừng, một chặng núi, tôi thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao, với thành lũy đẹp đẽ. Thưa các Tôn giả, hãy xây dựng lại ngôi thành ấy". Rồi này các Tỷ-kheo, vị vua hay vị đại thần cho xây dựng lại ngôi thành ấy. Và ngôi thành ấy, sau một thời gian lớn lên và trở thành một thành phố phồn vinh, thịnh vượng, đông đúc, tràn đầy người ở.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua ? Đây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là Chánh Tri kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Con đường ấy, này các Tỷ-kheo, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết; Ta thấy rõ già, chết tập khởi; Ta thấy rõ già chết đoạn diệt; Ta thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt.

Ta đã đi theo con đường ấy. Đi theo con đường ấy; Ta thấy rõ sanh ... Ta thấy rõ hữu ... Ta thấy rõ thủ ... Ta thấy rõ ái ... Ta thấy rõ thọ ... Ta thấy rõ xúc ... Ta thấy rõ sáu xứ ... Ta thấy rõ danh sắc ... Ta thấy rõ thức ... Ta thấy rõ thức tập khởi; Ta thấy rõ thức đoạn diệt; Ta thấy rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Ta đi theo con đường ấy.

- Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.

- Cái được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết. Này các Tỷ-kheo, tức là Phạm hạnh này, phồn vinh, thịnh vượng, quảng đại, chúng đa, người nhiều và được chư Thiên, loài Người khéo léo trình bày.

[Trích "Tương Ưng Bộ Kinh" - bản dịch của HT Thích Minh Châu].


Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần II bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ (NS Liễu Pháp biên soạn)

Xin cho biết câu chuyện Tôn giả Sunīta

Đáp:
: Tôn giả Sunīta sanh trong một gia đình đổ rác, và sống với nghề đi quét đường, không đủ tiền để sống khỏi đói. Một hôm Thế Tôn khởi lòng từ mẫn nhìn khắp thế giới và thấy trong tâm của Sunīta, có đủ điều kiện để chứng quả A-la-hán. Vì vậy Thế Tôn đi đến Vương Xá để khất thực và tìm đến con đường Sunīta đang quét dọn. Sunīta đang quét các đống rác gom lại từng đống, đổ vào thúng rồi gánh mang đi. Khi ngài thấy bậc Ðạo Sư đi đến với đoàn tùy tùng, ngài cảm thấy hoan hỷ xúc động không tìm được chỗ để ẩn núp, ngài đứng sát như mắc dính vào vách tường và chấp tay vái chào. Khi đức Bổn Sư đến gần, đức Phật với lời rất dịu ngọt hỏi ngài sao cam phận sống đời sống khổ sở như vậy, và có thể xuất gia được không ? Ngài hoan hỷ chấp nhận và được đức Phật độ cho xuất gia với câu: 'Hãy đến này các Tỷ-kheo!'. Bậc Ðạo Sư đưa ngài về tịnh xá, dạy cho ngài một phương pháp thiền quán. Ngài chứng được tám thiền chứng và năm thắng trí. Phát triển thiền quán, ngài chứng được thắng trí thứ sáu.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Trong Phạn Ngữ có từ nào tương đương với chữ "Bổn Sư" như trong câu "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" ?

Ðáp:
Ở trong kinh điển Pāḷi có 3 danh từ chỉ cho bậc Thầy:

Danh từ Satthā (Satthu) là bậc thầy mà khai sáng 1 hệ thống giáo lý, chữ này thường dùng để chỉ cho Đức Phật hay các vị giáo chủ ngoại đạo, thường dịch là vị Đạo sư. Trong câu "Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật" chữ Bổn sư ở đây cần phải hiểu là dùng danh từ Satthā.

Một danh từ khác nữa là Upajjhāyo, nghĩa là Tế độ sư hay Thầy tế độ, Thầy truyền giới cho đệ tử. Ở đây ngày nay trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi nói đến Tăng ni có Thầy bổn sư là vị này, vị này ..., thì Thầy bổn sư đó phải hiểu là Thầy tế độ (Upajjhāyo).

Còn một chữ nữa là ācariyo, Giáo thọ sư hay là Thầy dạy học, Thầy y chỉ ... Khi nói đến vị Y chỉ sư hay Giáo thọ sư thì người ta ám chỉ danh từ ācariyo.

Danh từ Satthā trong Phật Giáo chỉ đặc biệt dùng chỉ cho Đức Phật mà thôi, thường xài với nghĩa là vị Đạo Sư hay Bổn sư, nhưng tiếng Bổn sư dễ bị nhầm với Bổn sư tế độ do đó để nói về Đức Phật thì nên dùng danh từ Bậc đạo sư rõ nghĩa hơn.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi:
Xin cho vài đề nghị cụ thể làm sao để người Phật tử hôm nay phân biệt điều nào thật sự là lời Phật dạy ?

Ðáp:
Bước đầu của người tu Phật là luôn luôn phải học Phật Pháp, lấy Phật Pháp làm hướng đạo. Có học Phật Pháp khi đó mới nhận ra được đâu là lời Phật dạy, đâu là không phải.

Khi đã am tường về Kinh điển thì khi nghe diễn thuyết về Giáo Pháp mới phân biệt được Chánh Pháp và Phi Pháp.

Và Đức Phậc có nhắn nhủ rằng: "Những gì mà Như Lai dạy cho các ngươi, các ngươi chớ có tin liền mà hãy áp dụng vào đời sống tu tập, nếu đem lại lợi ích, an lạc, đưa đến giải thoát thì hãy tin".

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Qua câu chuyện ngụ ngôn "Ðường xưa thành cũ" Đức Phật đã dạy điều gì ?

a. Bát chánh đạo.
b. Thập nhị duyên sinh.
c. Tứ diệu đế.
d. Cả ba điều trên.

2. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, người đã đi theo con đường mòn và tìm thấy cổ thành, người ấy được ám chỉ ai ?

a. Ðức Phật.
b. Vị Ðộc Giác.
c. Vị A la hán Thinh văn.
d. Cả ba hạng người trên.

3. Ðức Phật đã dùng câu chuyện ngụ ngôn để thuyết Pháp, điều đó có dụng ý gì ?

a. Vì câu chuyện ngụ ngôn dễ dẫn nhập đề tài Pháp.
b. Vì Đức Phật muốn tạo sự hấp dẫn trong Pháp thoại.
c. Vì câu chuyện ngụ ngôn sẽ giúp cho người nghe dễ nhớ Pháp.
d. Tùy theo hội chúng mà Ngài thuyết..


________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Giáo Sử do TT Giác Đẳng đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2006

No. 1200 NEW (Upekha dịch)

Hào thành tu viện xưa cổ hiếm hoi

được khám phá tại Tây Tạng


Lhasa, Oct 25, 2006 -- Các Nhà khảo cổ Trung Quốc vừa khám phá thêm một hào thành 700 năm tuổi chung quanh một tu viện tại Khu Tự Trị Tibet thuộc miền nam Trung Quốc.

“Một phần không tiếp đất của hào thành xoắn ốc có lối đi vào khoảng mỗi 5 mét vuông, hình dạng rất hiếm hoi được tìm thấy trong lịch sử cho cả trong và ngoài nước …”, Ông Zhang Jianlin, phó giám đốc thuộc Khảo Cổ Học Shaanxi Archeology và Học Viện Nghiên Cứu nói như trên.

Phần khai quật con sông là 8.8 metres chiều sâu, 6 metres và 3.3 metres chiều rộng thuộc phần trên và riêng biệt phần dưới, ông Zhang, người phụ trách công trình khai quật nói như trên.

Hào thành dài 17 metres cách xa Tu Viện Sagva tại tỉnh Sagva, thành phố Xigaze thuộc một phần phía nam Tây Tạng. Tu viện được xây dựng vào thế kỷ thứ 13 khi quận hạt là một trung tâm chính trị và tôn giáo của vùng đất này.

“Loại hào thành này được ghi chép trong địa dư chí và tôi cũng được nghe qua từ các trưởng lão”. Bandian Toinyui, giám đốc ủy ban quản lý tu viện nói.

“Nhưng tôi chưa bao giờ thấy loại hào thành như thế này trước kia".

Hào thành xoắn ốc trông rất đẹp và hữu ích trong việc phòng thủ thời chiến, trích dẫn từ Bandian Toinyu.

Tu Viện Sagya chiếm diện tích một vùng khu vực 14,700 mét vuông. Công trình tu sửa tu viện bắt đầu vào 2003 với phí tổn trị giá 86 triệu yuan ($10 triệu) và dự trù hoàn thành vào năm 2006.
------------------------------------------------------------------------------------------

No. 1204 NEW (Tinh Tấn dịch)

Thủ Tướng Ấn Độ khánh thành

Ðại Tháp Hoàn Cầu tại MumBai, Ấn Độ


The Buddhist Channel, ngày 28 tháng 10, 2006.

Mumbai, India -- Thủ tướng Ấn Độ, Tiến sĩ Manmohan Singh sẽ khánh thành Ðại Tháp Hoàn Cầu (Global-Pagoda) tại Gorai Beach ở Mumbai (Bombay) vào ngày 29 tháng 10, 2006.

Tổng thể đại tháp, cũng sẽ là tu viện, với kiến trúc mái vòm lớn nhất thế giới, đã được xây dựng bởi Trung Tâm Thiền Minh Sát Quốc tế (The International Vipassana Center) đặt căn bản trên Nashik, Maharashtra và được thành lập bởi Nhà học giả Phật giáo Ngài Thiền Sư Acharya Satyanarayan Goenka.

Một mục đích chủ yếu của Tu viện Grand Pagoda, được hình dung bởi Ngài Shri S. N. Goenka, là để duy trì kỹ thuật hành thiền Minh Sát Vipassanā, cũng được biết như con đường thoát khỏi đau khổ và để bảo tồn Xá lợi Đức Phật.

Phần trọng đại nhất của Tu viện Global-Pagoda là sẽ rộng lớn gấp đôi kiến trúc mái vòm lớn nhất hiện thời trên thế giới, biệt danh là Tu viện The Gol Gumbaz tại Bijapur ở Ấn Độ. Những tảng đá sẽ được đặt lên một cách tinh xảo để tạo thành một cấu trúc tự nâng đỡ mái vòm mà không cần những cột trụ chống đỡ bên trong chánh điện.

Theo những giáo huấn cuối cùng của Bậc Đại Giác Ngộ, Xá lợi thiêng liêng của Đức Phật Thích Ca sẽ được tôn trí tại trung tâm của Chánh điện rộng lớn trong tu viện nơi mà trên 8,000 Thiền sinh Vipassanā có thể tọa thiền và hành thiền với nhau, cảm nhận phúc lành của những xung lực bắt nguồn từ các Xá lợi.

Tu viện sẽ có một phòng tài liệu tranh ảnh được trưng bày tiểu sử lịch sử thật sự của Đức Phật và phúc lợi của sự thực hành Minh Sát Tuệ đã được bắt nguồn từ cuộc đời của Ngài. Tu viện cũng sẽ phục vụ như một Bảo tàng viện Pháp bảo và trung tâm nghiên cứu với những phương tiện thuận lợi gồm có một viện bảo tàng, các thư viện, những sự trình bày đa dạng và các phòng hội nghị. Tu viện này được xem là một nơi lôi cuốn cao điểm các học viện và các học giả trên khắp thế giới.

Mục đích chính yếu khác là để diễn đạt lòng biết ơn của Phật tử hướng về vô số các vị Thầy tổ là những vị đã duy trì Giáo Pháp cổ xưa thuần khiết, đến Ngài Sayagyi U Ba Khin là Ngài đã có trách nhiệm mang Chánh Pháp thuần khiết trở về Ấn Độ từ quốc gia Myanmar (Miến Điện) đã giữ sống mãi trong truyền thống trên 2,000 năm.

Theo trang nhà chính thức, mục đích chính của tu viện, là để tác động mạnh mẽ hơn đến Phật Pháp bởi biến đổi đời sống thành trong sạch và sinh động nhờ vào sự hướng dẫn của hành thiền Minh Sát Tuệ.

Tu viện cũng sẽ làm sáng tỏ biểu tượng thật sự của Đức Phật như một nhà vật lý trị liệu (cikicchako), một bác sĩ (bhisako), một bác sĩ giải phẫu (sallakatto) và một nhà nghiên cứu khoa học (ariya sacca gavesi pariyavesi) vĩ đại. Mục đích là cũng để trình bày lời giáo huấn của Đức Phật như Khoa học thiết thực vĩ đại nhất của phương pháp tự tâm lý trị liệu mà thế giới đã chưa bao giờ đạt được.

Các chi tiết về lễ khai mạc, vui lòng vào website: http://www.globalpagoda.org.

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 10 năm 2006

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: Ý NGHĨA PHÁP BỐ THÍ


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, TCđk, Karuna, Hat Cat, Nhu Phuc, Bich Thu, Upekha, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54, VT09
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Hạt Cát.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Hạt Cát.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc.

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, Upekha, Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha, Nhu Phuc, Bich Thu.

Trực room (op): Anitya, Upekha, Karuna, NguonDucHanh và các ops khác.

Thông báo (nếu có): ĐĐ Pháp Đăng bận Phật sự không vô room được.

________________ Cô Lieu Phap bận, đi vắng từ 27 - 31 tháng 10.

________________ Tinh Tan xin nghỉ phép từ 20 đến 30 tháng 10.
Bài Đọc ngày thứ 7 của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay ngày 28 tháng 10 năm 2006 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 08:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay là Lớp Luật Nghi Cư Sĩ chúng ta sẽ học bài Ý NGHĨA PHÁP BỐ THÍ do TT Tuệ Siêu giảng giải phần II nội dung chính. Chúng ta sẽ được nghe chư Tôn Ðức giảng giải các phần khác trong bài học, chương trình tiếp tục với các câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Ý NGHĨA PHÁP BỐ THÍ
____________

I. Đại lược

Bố thí (Dāna, tàu âm đàn-na) là sự cho, biếu, tặng, hiến, dâng cúng ... cho ra mà không nhận lấy lại, gọi là bố thí.

Người đời hiểu danh từ "Bố thí" là một hành động "Cho với thái độ khinh bỉ". Trong Phật giáo thì danh từ này có ý nghĩa rất đẹp. "Bố thí" là một hạnh lành, là một nghĩa cử, một hành động chia sẻ với tâm rộng rãi.

Khi người bỏ được tâm keo kiết bỏn xẻn mới bố thí được, do vậy, bố thí là một việc làm cao quí. Không phải ai cũng làm được, và không phải lúc nào cũng làm được.

Phần đông chúng sanh có tâm chấp giữ tư hữu, không vui thích san sẻ, không hoan hỷ phân phát. Vì vậy, nói rằng không phải ai cũng bố thí được.

Có những người cũng hoan hỷ bố thí, vui thích phân phát, nhưng tâm chúng sanh phàm phu không thăng bằng, có lúc dễ xả tài, có lúc lại khó dứt bỏ, tâm tư có khi hào phóng, có khi thắt chặt. Vì vậy, nói rằng không phải lúc nào cũng bố thí được.

Bố thí (dāna) còn được gọi là xả tài (cāga) hay thí xả (pariccāga).

[Trích "Cư Sĩ Giới Pháp" của Tỳ Kheo Giác Giới].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần I bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

II. Nội dung chính

IIA. Điều kiện bố thí

Để thành tựu một việc bố thí, phải hội đủ ba điều kiện:

a) Có tư niệm (cetanā)
b) Có vật thí (vatthu)
c) Có người nhận (paṭigāhaka)

Gọi là "Có tư niệm", tức là có tâm quyết định dứt khoát hay có tác ý rằng: "Ta sẽ bố thí", hoặc "Ta hãy bố thí", hoặc "Ta chớ nên bỏn xẻn" ... tư tưởng ấy khởi lên trước khi bố thí thì gọi là Tư tiền (pubbacetanā); tư tưởng quyết tâm bố thí khởi lên khi đang làm thì gọi là Tư hiện (muñcanacetanā), tư tưởng nghĩ lại và hoan hỷ sự bố thí đã làm qua thì gọi là Tư hậu (aparacetanā).

Điều kiện tư niệm (cetanā) rất quan trọng vì chính đây là yếu tố tác thành thiện nghiệp bố thí; có tư niệm càng lâu thời gian thì càng tích lũy được nhiều thiện nghiệp. Có người khởi tư niệm chuẩn bị để bố thí, trước nhiều năm, hoặc nhiều tháng, hoặc nhiều ngày, hay chỉ ngay trước khi bố thí không lâu. Tư niệm thời gian dài như là một người có ý định sẽ làm phước dâng y Kaṭhina vào những năm sau nên chuẩn bị đầu tư tiền bạc ... Trường hợp tư niệm thời gian ngắn như là chợt có người ăn mày ngửa tay xin tiền, cận sự nam ấy quyết định bố thí cho người ăn mày ngay khi ấy ...

Tư niệm thiện đang khi làm cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì thiện hạnh bố thí, bởi lúc đó nếu không có tác ý mạnh thì tâm thiện đôi khi bị thối chuyển.

Tư niệm thiện sau khi bố thí cũng rất cần thiết, vì nghĩ lại điều phước mình đã làm thì càng hoan hỷ và điều đó trợ cho ý muốn bố thí thêm nữa bằng cách thường cận y duyên. Một người đã bố thí rồi nhưng không hậu tư niệm sẽ không thiết tha, không khắng khít, không ước muốn làm việc thiện ấy nữa.

Điều kiện bố thí thứ hai là "Có vật thí", tức là nói đến vật chất cụ thể để đem cho, để bố thí, để cúng dường.

Vật thí nói theo luật tạng thì có bốn thứ là y phục (cīvara), vật thực (piṇḍapāta), trú xứ (senāsana), thuốc trị bệnh (gilānabhesajja). Đó là bốn món nhu yếu, cần thiết cho đời sống mọi người; y phục để mặc che thân, vật thực để ăn nuôi sống, trú xứ để ở tránh mưa nắng, thuốc trị bệnh để ngăn trừ cảm thọ khổ. Bốn vật thí này là tứ vật dụng mà người cư sĩ thường bố thí cúng dường đến Tăng chúng trong Phật giáo.

Vật thí nói theo kinh tạng thì có mười thứ là thức ăn
(aṇṇa), nước uống (pāna), y phục (vattha), xe thuyền (yāna), bông hoa (mālā), vật thơm (gandha), vật thoa (vilepana), giường ghế (seyyā), chỗ ở (āvasatha), đèn đuốc (padīpa). Mười vật thí này, trong đó có những thứ cần thiết cho đời sống, có những thứ không phải nhu cầu cần thiết nhưng cũng mang đến lợi ích tiện nghi cho con người. Do đó, đều có thể lấy làm vật thí để cho tặng người khác được.

Vật thí nói theo Vi Diệu Pháp thì có sáu thứ là sắc (rūpa), thinh (sadda), hương (gandha), vị (rasa), xúc (phoṭṭhabba)
và pháp (dhamma). Sáu vật thí này là nói theo bản thể của các vật thí thông thường chớ không có gì là lạ thường. Thí dụ, vật thí nào mắt thưởng thức được thì gọi là sắc thí, vật thí nào mà tai thưởng thức được thì gọi là thinh thí v.v...

Vật thí là điều kiện để thực hiện việc bố thí vì có vật thí mới đem cho được đến người khác, như ta mời người bạn ăn cơm thì phải có cơm nấu dọn lên bàn vậy.

Điều kiện thứ ba là "Có người nhận", nghĩa là có đối tượng để cho. Nếu mình có hảo tâm, có sẵn vật thí, mà không có người để nhận vật thí thì không thành sự bố thí. "Người nhận" được gọi là người thọ thí hay đối tượng thí.

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng thí hay người thọ thí được cả.

Nói theo hình thức, đối tượng thí có hai là cá nhân đối tượng (paṭipuggalika) và tập thể đối tượng (saṅghika).

Cá nhân đối tượng, tức là một chúng sanh nào đó thọ nhận sự bố thí, cá biệt một nhân vật được cho. Thí dụ, như người cư sĩ cúng dường riêng cho Đức Phật hoặc riêng cho một vị tỳ kheo, hay bố thí cho một người ăn mày, giúp đỡ cho một người nghèo, hay là cho thức ăn đến một con chó, một con mèo v.v... nhân vật thọ thí ấy gọi là cá nhân đối tượng.

Tập thể đối tượng, tức là đối tượng gồm nhiều người, đối tượng là đoàn thể, đối tượng là quần chúng. Thí dụ như sự cúng dường đến chư Tăng tỳ kheo, đến các tu sĩ, hoặc như cứu trợ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ các trẻ mồ côi v.v... đối tượng được bố thí ấy gọi là tập thể đối tượng.

Nói theo giá trị, đối tượng thí được phân ra có bốn hạng là bậc khả kính, bậc hữu ân, hạng thường nhơn, hạng súc sanh.

Đối tượng thí là bậc khả kính như Đức Phật, các tỳ kheo, các sa-môn, bà-la-môn giới hạnh.

Đối tượng thí là bậc hữu ân thầy tổ, ông bà, cha mẹ, và những ai có ân đức với mình.

Đối tượng thí là hạng thường nhơn như người nghèo, người sống bất hạnh, người cần giúp đỡ, và tất cả người nào không thuộc bậc khả kính và bậc hữu ân.

Đối tượng thí là hạng súc sanh như là các thú vật nuôi hoặc những loài bàng sanh khác mà mình thấy đáng thương xót.

Sự bố thí có quả báo ít hay nhiều cũng tùy thuộc ở đối tượng thọ thí nữa.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IIA bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IIB. Hình thức bố thí

Bố thí là sự cho đến người khác. Nhưng xét về thái độ "Cho" thì nói có hai hình thức bố thí là:

a) Bố thí tế độ (saṅgahavasa).
b) Bố thí cúng dường (pūjavasa)

Bố thí tế độ, là sự bố thí với thái độ bi tâm, thương xót chúng sanh bất hạnh nên bố thí giúp đỡ, mong xoa dịu nỗi khổ đau của chúng sanh ấy. Như là cho y phục, thực phẩm đến những người nghèo khó, cho đến người ăn xin, hoặc cứu trợ những đồng bào bị thiên tai v.v...

Bố thí cúng dường, là sự bố thí với thái độ tín tâm, bố thí với tâm trong sạch cung kính, mong được người thọ thí chúc phúc. Như là cúng dường đến các bậc sa-môn, bà-la-môn giới hạnh, các bậc xứng đáng cúng dường; thậm chí việc phụng dưỡng cha mẹ và thầy tổ cũng gọi là thái độ bố thí cúng dường.

Người cư sĩ nên thực hành cả hai hình thức bố thí ấy.

Tâm lý bố thí

Bố thí là đem tài sản sở hữu của mình ra cho người khác, nhưng không phải tất cả trường hợp bố thí đều có giá trị giống nhau. Giá trị cao thấp của sự bố thí tùy vào tâm lý bố thí của người cho.

Có tám tâm lý bố thí (A.IV.236):

1- Do thương mà bố thí (chandā dānaṃ deti). Có người vì thương yêu người nào đó nên họ biếu tặng cho người ấy quà phẩm hoặc tiền bạc.

2- Do ghét mà bố thí (dosā dānaṃ deti). Có người vì bực bội do bị xin xỏ quấy rầy nên bố thí cho yên; hoặc vì muốn sỉ nhục mà bố thí; hoặc vì ghét người này mà đem cho người khác.

3- Do dốt nát mà bố thí (mohā dānaṃ deti). Có người không nhận thức tính thiện pháp của bố thí, không nghĩ đến mục đích gì, chỉ là ai xin thì cho vậy thôi.

4- Do sợ mà bố thí (bhayā dānaṃ deti). Có người bị đe dọa, hoặc bị áp bức, hoặc yếu thế nên phải cho tài sản để yên thân.

5- Do truyền thống mà bố thí (kulavaṃsā dānaṃ deti). Có người ở trong gia đình truyền thống bố thí, nên người ấy rộng rãi xả tài vì nghĩ rằng ta không nên làm mất truyền thống gia đình.

6- Do mục đích sanh thiên mà bố thí (Sugati-upapannatthāya dānaṃ deti). Có người mong được sanh về cõi trời nên bố thí, vì nghĩ rằng sau khi bố thí ta chết sẽ sanh thiên.

7- Do mục đích tâm an vui mà bố thí (cittapa-sīdanatthāya dānaṃ deti). Có người thích bố thí vì nghĩ rằng khi ta bố thí đem niềm vui cho kẻ khác thì ta được an vui.

8- Do mục đích trang bị cho tâm mà bố thí (cittaparikkhāratthaṃ dānaṃ deti). Có những chúng sanh cầu giải thoát, muốn trang bị cho tâm, làm cho tâm được thuần thục, làm cho tâm trong sáng khỏi cấu uế xan tham nên bố thí.

Trong tám tâm lý bố thí ấy chỉ có sự bố thí vì mục đích trang bị tâm là sự bố thí cao quí, sự bố thí vì mục đích tâm an vui cũng là sự bố thí tốt đẹp.

Sự bố thí vì truyền thống và sự bố thí vì mục đích sanh thiên, cũng được bậc trí trong đời chấp nhận, nhưng không xem là thù thắng.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IIC bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IIC. Cung cách bố thí

Nhìn vào cung cách bố thí mà biết được là người hiền trí hay không phải hiền trí.

Cung cách bố thí của bậc hiền trí có năm (A.III.171), là:

1- Bố thí có tôn trọng (Sakkaccaṃ deti). Tức là khi cho ai thì cho bằng thái độ ân cần.

2- Bố thí có suy nghĩ (Cittīkatvā deti), tức là có chủ tâm làm điều tốt nên mới bố thí.

3- Bố thí tự tay (Sahatthā deti), tức là chính mình làm chớ không sai bảo hay giao phó người khác làm.

4- Bố thí đồ không quăng bỏ (anapaviddhaṃ deti), là cho vật tốt đẹp mà mình đang dùng xài chứ không phải là vật dư thừa hay thối hư.

5- Bố thí có nhìn tương lai (āgamanadiṭṭhiko deti), là bố thí có hướng đến mục đích, như nghĩ đến an vui, nghĩ đến phước báu, nghĩ đến giải thoát.

Cung cách bố thí của hạng phi hiền trí có năm (A.III.171) là:

1- Bố thí không tôn trọng (asakkaccaṃ deti). Nghĩa là hạng phi hiền trí khi cho ai thì cho với thái độ khinh rẻ.

2- Bố thí không suy nghĩ (acittīkatvā deti). Hạng phi hiền trí bố thí thờ ơ, không quan tâm việc mình làm.

3- Bố thí không tự tay (asahathā deti). Hạng phi hiền trí bố thí không tự mình làm mà chỉ sai bảo người khác làm, như thể việc bố thí không đáng để họ làm.

4- Bố thí đồ quăng bỏ (apaviddhaṃ deti). Hạng phi hiền trí bố thí những thứ mà họ đã chán chê, những thứ mà họ không dùng xài nữa.

5- Bố thí không nhìn tương lai (anāgamanadiṭṭhiko deti). Hạng phi hiền trí có bố thí cũng không hướng đến mục đích cao cả, không có nguyện vọng, làm chỉ là làm thôi.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IIC bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IID. Quả phúc bố thí

Hạnh bố thí thành tựu nhiều lợi lạc cho thí chủ. Nhưng tùy theo hạnh bố thí mà có được những quả lợi ích khác nhau, khó khẳng định được.

Hạnh bố thí có những quả lợi ích khác nhau tùy theo vật thí, tâm lý bố thí, cung cách bố thí v.v...

Quả bố thí tùy theo vật thí (vật thực, hoặc y phục hoặc trú xứ ...), điển hình như bố thí vật thực sẽ thành tựu 5 điều lợi lạc đến thí chủ (A.III.42):

1- Hưởng tuổi thọ nhơn thiên, vì thí thực giúp cho người khác được kéo dài sự sống.

2- Hưởng dung sắc nhơn thiên, vì thí thực giúp cho người khác nuôi thân xinh tốt.

3- Hưởng an vui nhơn thiên, vì thí thực giúp cho người khác ngăn được cảm thọ đói khổ.

4- Hưởng sức lực nhơn thiên, vì thí thực giúp cho người khác có sức khỏe sung mãn.

5- Hưởng biện tài nhơn thiên, vì thí thực giúp cho người khác bồi dưỡng trí tuệ.

Quả bố thí thành tựu theo tâm lý bố thí (A.A.257) có 5 sự kiện là:

1- Người bố thí vì thương, vì ghét, vì dốt nát, vì sợ thì quả báo về sau rất kém, có tài sản không đáng kể, không thể sanh ở cõi trời.

2- Người bố thí vì giữ truyền thống thì thường đạt đến tài sản trong cõi nhơn loại thôi.

3- Người bố thí vì mong sanh thiên thì được đạt đến tài sản chư thiên.

4- Người bố thí vì để tâm an vui thì có thể đạt đến hai loại tài sản là tài sản nhơn loại (manussa-sampatti), tài sản chư thiên (devasampatti).

5- Người bố thí để trang bị cho tâm, làm trang nghiêm tâm, cầu sự giải thoát thì sẽ được tài sản thánh nhân hay thành tựu Níp bàn (nibbānasam-patti), nếu thí chủ chưa chứng đạt Níp bàn mà còn luân hồi sanh tử thì vẫn được tài sản chư thiên và tài sản nhân loại.

Quả bố thí thành tựu theo cung cách bố thí (A.III.172) có 5 điều là:

1- Bố thí bằng niềm tin, được quả báo tương lai giàu có và xinh đẹp khả ái.

2- Bố thí tôn trọng, được quả tương lai giàu có và nhiều người qui phục.

3- Bố thí hợp thời, được quả tương lai giàu có và các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ đúng lúc.

4- Bố thí tâm không gượng ép, được quả tương lai giàu có và hưởng thụ với tâm thoải mái mãn nguyện.

5- Bố thí không gây tổn hại mình và người, được quả tương lai giàu có và giữ vững được tài sản; không bị phá sản bởi lửa, nước, vua, kẻ cướp, hay người thừa kế.

Quả báo thiết thực của sự bố thí (A.III.38) có năm điều là:

1- Được nhiều người thương yêu kính mến.

2- Được các bậc thiện trí thức giao hảo.

3- Danh thơm tiếng tốt lan truyền

4- Có tâm dạn dĩ tự tại khi đến giữa các hội chúng.

5- Sau khi mạng chung được sanh vào nhàn cảnh cõi trời.

[Trích "Cư Sĩ Giới Pháp" của Tỳ Kheo Giác Giới].

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IID bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

III. Người Xưa Chốn Cũ (NS Liễu Pháp biên soạn)

Xin cho biết câu chuyện về Sa-di Samkicca

Samkicca là Sa-di của Trưởng lão Xá-lợi-phất chỉ mới bảy tuổi. Mẹ chú thuộc gia đình giàu có ở Xá-vệ. Khi mang thai chú, bà lâm bệnh chết đột ngột. Từ giàn hỏa toàn thân bà cháy hết, còn đứa bé chưa sinh không cháy. Nhưng khi dùng cây khiêng đứa bé ra khỏi giàn hỏa, chú bé bị các cây đó đâm vào thịt hai ba chỗ, một mũi đâm trúng vào con ngươi chú, rồi chú lại bị ném vào đống than, thịt chú cháy hết. Nhưng trên đống than đó lại xuất hiện một chú bé như một tượng vàng đang ngồi trên đài sen. Ðây là kiếp cuối của chú trước khi chứng Niết-bàn, và vì chưa thành tựu quả vị A-la-hán nên không gì có thể hoại diệt chú, ngay cả núi Tu Di rơi xuống. Ngày kế, họ đến dập tắt lửa, ngạc nhiên thấy chú còn sống. Họ đem chú về làng thỉnh ý thầy bói; và biết được nếu chú sống đời gia chủ, thân quyến sẽ không nghèo suốt bảy đời, nếu đi tu sẽ có năm trăm người tùy tùng. Vì mắt bị gậy (Samku) đâm, họ đặt tên chú là Samkicca. Lên bảy tuổi, chú nghe bè bạn nói về thân thế của mình, hỏi lại bà con quả đúng như thế, chú quyết định đi tu. Bà con cũng đã có ý đó khi nghe lời thầy bói, nên hoan hỷ dẫn chú đến giao cho Trưởng lão Xá-lợi-phất xin nhận chú vào Tăng đoàn. Trưởng lão ưng thuận và dạy chú thiền quán trên năm yếu tố đầu tiên của thân. Ngay lúc dao cạo vừa chạm tóc, chú chứng A-la-hán.

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần III bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

IV. Chữ và nghĩa (TT Tuệ Siêu biên soạn câu trả lời)

Hỏi: Chữ "dakkhinādāna" có nghĩa thế nào ?

Ðáp:
Chữ dakkhinādāna dịch là cúng thí, nghĩa là sự bố thí bằng lòng tịnh tín, gọi tắt là cúng dường. Danh từ nầy để chỉ cho trường hợp một người cư sĩ với lòng tin dâng cúng lễ phẩm đến chư tăng, trong trung bộ kinh có một bài kinh nói về sự cúng dường tăng chúng, đó là bài kinh dakkhināvibhaṅgasutta (Kinh Cúng dường phân biệt).

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần IV bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


V. Học và hỏi (Sư Tuệ Minh biên soạn câu trả lời)

Hỏi:
Sự cúng tế lễ phẩm trong những đàn chẩn tế có gọi là bố thí không ?

Ðáp:
...

Chúng con kính cung thỉnh ............ từ bi thuyết giảng Phần V bài học hôm nay. Namo Buddhaya.


VI. Đố Vui (TT Tuệ Siêu biên soạn)

1. Ý nghĩa nào dưới đây là đúng nghĩa chữ bố thí trong kinh điển:

a. Xả tài diệt lòng bỏn xẻn.
b. Giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn.
c. Biếu tặng quà cáp tạo thiện cảm.
d. Cả ba câu đều đúng.

2. Một người cư sĩ Phật tử bố thí phẩm vật đến chư Tăng với tâm trạng thế nào được gọi là cúng dường ?

a. Bố thí vì lòng tin.
b. Bố thí vì kính trọng.
c. Bố thí mong tạo phước.
d. Bố thí vì lòng tốt.

3. Kết quả thiết thực hiện tại của hạnh bố thí là gì ?

a. Giảm thiểu tâm bỏn xẻn.
b. Được người khác tán thán.
c. Tâm được an vui.
d. Câu a và c đúng.


________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con , đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Nguyện hồi hướng phước báu pháp thí đến Ni Sư Diệu Tịnh được nhiều an lạc, tùy tâm mãn nguyện. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Phật Học Thường Thức do ĐĐ Tuệ Quyền đảm trách phần II Nội Dung Chính và Chư Tôn Đức giảng sư sẽ giảng giải các phần khác trong bài học, với sự điều hợp chương trình của các OpsMC. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.