Thứ Năm, 31 tháng 8, 2006

No. 1104 NEW (Hạt Cát dịch)

Ngài K. Sri Dhammananda lâm trọng bệnh

The Star/Buddhist Channel, August 30, 2006

Petaling Java, Malaysia -- Ngài Tăng Trưởng của Phật Giáo Mã Lai và Tân Gia Ba, Venerable Dr. K.Sri Dhammananda, 87 tuổi, đang lâm trọng bệnh và đang được điều trị tại một bệnh viện tư nhân ở Petaling Jaya hơn một tuần lễ nay. Tuy nhiên, quần chúng được khuyến cáo không nên thăm viếng Ngài tại bệnh viện.

Ngài đã phải nhờ ống dẫn đưa thực phẩm vào cơ thể trong sáu tuần sau một cơn đột quỵ.

Ngài hiện đang rất yếu sức, chúng tôi có yêu cầu các bác sĩ giúp đỡ Ngài vượt qua cơn trọng bệnh. Ngài vừa mới trở về từ Tân Gia Ba hôm thứ Hai vừa rồi sau ba tuần lễ ở bệnh viện Mount Elizabeth, nơi Ngài đã được chữa trị sau một cơn đột quỵ nhẹ lần thứ hai.

Thay vì trở lại Chùa Buddhist Mahavihara ở Brickfields, Ngài yêu cầu được nhập viện trở lại, Sư Phó chùa Maha Vihara cho biết như trên.

Ngài Dhammananda là tăng trưởng của tu viện Maha Vihara, một cách thân mật, người ta hay gọi Ngài là Sư Cả hay Sư Trưởng, Ngài đã tham gia làm việc trong công cuộc truyền bá Phật Pháp 54 năm.

Trang Web The Buddhist Channel tường trình rằng Ông Sarath Surende, Chủ tịch Hiệp Hội Sasana Abhiwurdhi Wardhana đã yêu cầu quần chúng không nên đến bệnh viện, nơi Sư đang phục hồi sức khỏe, để viếng thăm.

Ông nói rằng nhiều người thăm viếng sẽ khiến Ngài không thể nghỉ ngơi. Ông Surende cũng nói rằng ban điều hành bệnh viện đã yêu cầu các đại diện Phât tử khuyến cáo đại chúng rằng không nên hạ trại chờ đợi trong khuôn viên bệnh viện vốn có giới hạn.

Ông Surende nói "Chúng tôi hiểu rằng Phật tử quan tâm đến Ngài Sư Cả thân yêu khả kính của chúng ta, nhưng vì lợi ích của Ngài cũng như để duy trì trật tự công cộng tại bệnh viện, chúng tôi tha thiết kêu gọi công chúng hãy trân trọng".

Ông Surende cũng khuyến cáo rằng “Nếu tín chúng thật sự quan tâm đến Ngài, xin hãy tác ý niệm tâm từ gửi đến cho Ngài”.

Ông cũng yêu cầu giới truyền thông hãy nhận lấy vai trò trách nhiệm đối với thông tin được cung cấp như những tin đồn vô căn cứ đang lan truyền chung quanh tình trạng sức khỏe của Ngài.

Trang Web The Buddhist Channel đã được ủy thác như một tiếng nói chính thức phổ biến những thông tin liên hệ đến tình hình mới mẻ nhất của Ngài. Thông tin cũng sẽ được chuyển tải qua email và SMS - nhắn tin qua điện thoại di động.

------------------------------------------------------------------------------------------


No. 1106 NEW (Hạt Cát dịch)

Một cái tang chung cho Phật Giáo Thế Giới :

Ngài K. Sri Dhammananda đã viên tịch

Friday September 1, 2006

Petaling, Jaya: Vị Tăng Trưởng, lãnh đạo tinh thần tối cao của Phật Giáo Mã Lai và Tân Gia Ba, Trưởng Lão K.Sri Dhammananda đã viên tịch tại Trung Tâm Y Tế Subang Jaya, Malaysia lúc 12:42 pm ngày thứ Năm 31 tháng 08, 2006, hưởng thọ 87 tuổi với 66 năm hạ lạp.

Những ai muốn thăm viếng đảnh lễ Ngài lần cuối cùng có thể đến Tu Viện Maha Vihara tại Brickfields, Kuala Lumpur cho đến 2:00 pm ngày Chủ Nhật.

Một buổi lễ điếu tang sẽ được tổ chức vào lúc 1:00 pm Chủ Nhật 03 tháng 09 và kim quan sẽ được di chuyển đến Nirvana Memorial Park ở Semenyih vào lúc 3 giờ chiều.

Tín chúng được khuyên là nên dùng phương tiện giao thông công cộng khi đến tham dự tang lễ, đồng thời nên dùng trang phục màu trắng. Không nên gửi vòng hoa phúng điếu trong thời gian cử hành tang lễ.

Ðược kính trọng bởi Phật tử và kể cả những người không phải Phật tử, Ngài Dhammananda đã viết trên 47 quyển sách về Phật Pháp đã được phổ biến khắp thế giới và được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Chủ tịch chùa Maha Vihara, Ông Sarath W. Sirende miêu tả Ngài Dhammananda như một người trí tuệ và chu đáo, người liên hệ tốt đẹp với cả giới già lẫn trẻ.

-------------------------------------------------------------------

No. 1106 A.

Tóm tắt Lời phân ưu của TT Thích Quảng Ba,

phó chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Úc Châu và Tân Tây Lan

Tôi cảm thấy bắt buộc phải biểu lộ sự tôn kính của tôi với Ngài lần cuối (bằng cách trở lại Kuala Lumpur lần nữa để tham dự tang lễ của Ngài) thay mặt cho các đoàn thể Tăng Già Việt Nam và Phật tử trong cũng như ngoài nước.

Sự cống hiến của Ngài, trực tiếp hoăc gián tiếp, đã ảnh hưởng đến rất nhiều người trong chúng tôi qua sách vở của Ngài, qua lời giảng dậy của Ngài và qua sự tiếp xúc thân cận với Ngài. Mỗi bận du hành đến Mã lai, tôi đều đến tạm trú chùa Maha Vihara ở Brickfield, và từ đó, đã phát triển một sự tôn kính của tôi đối với Ngài qua trí tuệ, từ tâm và sự cởi mở của Ngài. Mặc dù trong hệ thống tôn ti trật tự của Tăng Ðòan, tôi thuộc hàng hậu bối so với Ngài, sự đơn giản, khiêm tốn, thẳng thắn, cẩn trọng và sự ủng hộ của Ngài đến cho tôi, một khách tăng năm khi mười họa, đã khiến tôi nghĩ rằng Ngài là một sư phụ khác của tôi.

Trong một chuyến du hành đến Kuala Lumpur hồi cuối thập niên 80, Ngài đã yêu cầu tôi ngồi chung với Ngài cùng với một tăng sĩ Sinhala khác tại chùa Maha Vihara trong buổi lễ Truyền Giới Sa Di hằng năm. Tôi là một tỳ kheo đã thọ giới năm 1974 theo truyên thống Ðại Thừa, tôi đã không biết chắc được bao nhiêu lần Ngài đã yêu cầu tăng sĩ Ðại Thừa ngồi chung tham dự lễ thọ giới của tu sĩ Theravada như Ngài đã làm với tôi.

Tôi rất lấy làm ân hận rằng trong chuyến du hành đến Bangkok hồi đâu tháng 8 để tham dự buổi họp trù bị tổ chức lễ hội Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2007, tôi đã được biết Ngài sang Tân Gia Ba vì lý do sức khỏe nhưng tôi đã không thể làm một chuyến du hành phụ sang Tân Gia Ba để vấn an Ngài( Trong một tai nạn té ngã hồi cuối tháng giêng, 2006, tôi bị gãy cả hai chân phải ngồi xe lăn sau 2 tháng nằm viện). Trong những ngày ngắn ngủi ở Bangkok, tôi có cái cảm giác rằng có thể đó là cơ hội cuối cùng để viếng thăm trong khi Ngài vẫn còn tại thế. Nơi đây tôi xin sám hối một cách sâu xa về thái độ lưỡng lự của tôi đối với một bậc đạo sư gương mẫu đáng kỉnh mộ của tôi.

Sư Cả, cầu xin Ngài lượng thứ cho tầm nhìn hạn hẹp của con.

Cuộc đời Ngài, việc làm Ngài, trí tuệ Ngài đã khắc sâu vào tâm khảm và cuộc đời con.

54 năm sự nghiệp hoằng pháp của Ngài tại Mã Lai, Tân Gia Ba và thế giới đã để lại cho chúng con sự giác ngộ cao thượng, từ tâm vô biên, trí tuệ vô ngần và công đức vô lượng của Ngài

Ba lạy kính đảnh lễ Ngài hôm nay. Con hẹn sẽ đến tận Kuala Lumpur để tiễn đưa Ngài lần cuối.

Thich Quang Ba

-------------------------------------------------------------------


No. 1107 NEW (Tinh Tấn dịch)

Ngài Thiền Sư Ajahn Brahmavamso:

“Không phải lúc để sầu khổ”

The Buddhist Channel, Aug 31, 2006

Perth, Úc Châu -- Ngài Thiền Sư danh tiếng Ajahn Brahmavamso trong lời phân ưu gởi từ Úc Châu đã khuyên các thiện tín tại Mã Lai rằng bây giờ không phải là lúc để đau buồn về sự mất mát của họ là Ngài Tăng Trưởng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda vô cùng kính thương đã viên tịch ngày hôm qua 31 tháng 08, 2006.

Ngài nói rằng, thay vì thương tiếc, mọi người nên tri ân vì họ đã được biết và thọ giáo với một vị Tăng Trưởng vĩ đại như vậy và họ đã được hưởng nhiều lợi lạc từ sự giảng dạy giáo pháp của Ngài.

Ngài Ajhan cũng đã nói rằng đây là lúc để quán tưởng về bản chất Vô thường, Bất toại nguyện, và Vô ngã ngay trong chúng ta, về những người thương yêu của chúng ta và bản chất của tất cả các pháp.

Ngài cũng khuyên rằng đây là dịp tốt để thọ Bát Quan Trai giới và hồi hướng đến Ngài Cố Tăng Trưởng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda.


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 08 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Chanh Hanh

Môn học: TRUNG BỘ KINH

Bài học: BÀI KINH SỐ 82 - Kinh Ratthapāla

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, Nhu Phuc, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54 (Tinh Tan xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Tinh Tan

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Tinh Tan, Anitya, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha.

Trực room (op): TC đk, Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Upekha, Karuna.

Thông báo (nếu có): Nhu Phuc xin nghỉ phép hôm nay hoặc có thể vô trễ.
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 82

Kinh Ratthapāla

____________
Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài kinh này.

Ðáp:
Đây là bài kinh số 82 của Trung Bộ Kinh, Kinh Tạng Pālī. Tên kinh là Ratthapāla Sutta vì nói về cuộc đời và một giai thoại liên quan tới tôn giải Ratthapāla.

Khi Phật đến thuyết pháp tại thị trấn Thullakotthita, thanh niên con nhà giàu nên Ratthapāla xin cha mẹ theo Phật xuất gia. Cha mẹ không cho, Ratthapāla bèn tuyệt thực gần chết nên cha mẹ buộc lòng cho phép. Ratthapāla được xuất gia, thọ đại giới [1]. Chẳng bao lâu ông chứng quả A la hán [2]. Sau khi chứng quả, tôn giả Ratthapāla xin Phật về nhà thăm cha mẹ.

Khi về đến làng cũ, Ratthapāla tuần tự khất thực đến nhà cha mẹ. Người cha không nhận ra nên mắng nhiếc xua đuổi, nghĩ chính những người này đã khiến con mình bỏ nhà ra đi. Khi tôn giả bỏ đi, trông thấy người tớ gái đem cháo thiu [3] đi đổ, ông bảo hãy trút vào bát của mình. Nữ tỳ đến gần để trút cháo, nhận ra tiểu chủ bèn vào báo tin. Ông bà chạy ra, bảo: "Ồ con, có chứ [4] ... sao ngồi đấy ăn cháo thiu mà không đi vào nhà của con ?" Tôn giả nói ông không có nhà, ông có đến khất thực song chỉ nhận được những lời mắng nhiếc. Rồi ông nhận lời cha mẹ hôm sau đến dùng cơm.

Người cha sửa soạn đón tôn giả, cho chất vàng bạc của cải thành đống, lấy màn che lại; và bảo các bà vợ cũ của tôn giả trang sức lộng lẫy để đón tiếp. Khi tôn giả vào nhà, ông chỉ đống vàng mà khuyên tôn giả hãy hoàn tục tu tại gia, làm phước bố thí. Tôn giả khuyên hãy đổ tất cả xuống sông, vì đấy là nguồn gốc của sầu bi khổ não cho gia chủ. Kế đến, các bà vợ đi ra ôm chân tôn giả mà hỏi có phải vì mê thiên nữ nên đi tu để được lên đấy. Tôn giả bảo thưa bà chị, không phải vì mục đích sanh thiên mà bần tăng xuất gia tu phạm hạnh. Khi ấy các bà vợ cũ lăn lóc nói chồng bây giờ lại gọi mình bằng bà chị. Tôn giả bảo gia chủ muốn bố thí đồ ăn thì hãy dọn ra, chớ có phiền nhiễu ngài. Người cha mời tôn giả ăn.

Ăn xong tôn giả đọc một bài kệ nói đến tính dơ uế, khổ, vô thường của thân xác nhưng lại được tô điểm [5] để lừa bịp kẻ ngu. Rồi ngài đi vào rừng của vua để nghỉ trưa. Vua Koravya nghe tôn giả [6] trở về bèn cho thắng cỗ xe đến thăm. Khi gặp tôn giả, vua hỏi người đời vì bốn sự suy vong mà đi tu, là lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Nay tôn giả không có bốn cái suy ấy thì cớ gì xuất gia. Tôn giả đáp vì bốn điểm thuyết giáo của đức Thế tôn.


II. Nội dung chính

Hỏi: Những điểm quan trọng gì được nói đến qua bài kinh nầy
?

Ðáp:
Thế giới là vô thường đi đến hủy diệt.

-- Tôn giả Ratthapāla đã nói: "Thế giới là vô thường đi đến hủy diệt," ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapāla ?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Khi Ngài 20 tuổi, hay 25 tuổi, Ngài có thiện nghệ về voi, thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, khi tôi được 20 hay 25 tuổi, tôi thiện nghệ về voi, tôi thiện nghệ về ngựa, thiện nghệ về xe, thiện nghệ về cung, thiện nghệ về kiếm, bắp vế mạnh, và cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ trong nghề đánh giặc. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Ratthapāla, tôi cảm thấy có thần lực và xem không ai có thể bằng tôi về sức mạnh.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Nay Ðại vương vẫn còn bắp vế mạnh, cánh tay mạnh, có khả năng và thiện nghệ đánh giặc như vậy không ?

-- Không như vậy, thưa Tôn giả Ratthapāla, nay tôi đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã sống mãn kỳ, đã gần mệnh chung, gần 80 tuổi thọ. Có đôi lúc, thưa Tôn giả Ratthapāla, tôi nghĩ: "Ở đây, ta sẽ bước chân", nhưng tôi lại bước chân tại chỗ khác.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt", và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn Giả Ratthapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt". Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapāla, thế giới là vô thường, đi đến hủy diệt.

Thế giới là vô hộ, vô chủ.

Nhưng thưa Tôn giả Ratthapāla, ở vương quốc này, có đội quân voi, cũng có đội quân ngựa, cũng có đội quân xa, cũng có đội quân bộ, nếu chúng tôi gặp nguy khốn thời các đội quân bảo vệ chúng tôi. Tôn giả Ratthapāla đã nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ", ý nghĩa của lời nói này, cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapāla ?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Ðại vương có mắc chứng bệnh kinh niên nào không ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, tôi có bệnh phong kinh niên. Nhiều khi, thân hữu quen biết, bà con huyết thống đứng xung quanh tôi và nói: "Nay vua Koravya sẽ mệnh chung, nay vua Koravya sẽ mệnh chung".

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Ðại vương có thể nói chăng, với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của Ðại vương: "Mong rằng Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi! Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này, để tôi có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn"; hay là Ðại vương chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, tôi không có thể nói với các thân hữu quen biết, bà con huyết thống của tôi: "Mong rằng các Tôn giả thân hữu quen biết, bà con huyết thống làm vơi nhẹ sự đau khổ của tôi. Mong tất cả hãy san sẻ cảm thọ này để có thể có một cảm thọ nhẹ nhàng hơn"; và tôi chỉ có thể thọ lãnh cảm thọ ấy một mình".

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ", và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô hộ, vô chủ". Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapāla, thế giới là vô hộ, vô chủ.

Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả.

Nhưng thưa Tôn giả Ratthapāla, ở vương quốc này có rất nhiều vàng nén và tiền vàng dưới đất và trên mặt đất". Tôn giả Ratthapāla đã nói: "Thế giới là vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả". Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapāla ?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Dầu cho nay Ðại vương sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng, Ðại vương có thể nói được như sau: "Chính như vậy, tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng này"; hay là người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn Ðại vương sẽ phải đi theo nghiệp của mình ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, dầu cho nay tôi sống thụ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng dưỡng. Tôi không có thể nói được như sau: "Chính như vậy tôi thọ hưởng mãn túc, cụ túc năm món dục trưởng này". Chính người khác sẽ thọ hưởng tài sản này, còn tôi phải đi theo nghiệp của tôi.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả". Và tôi sau khi biết, sau khi thấy và sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả". Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapāla, thế giới là vô sở hữu, cần phải ra đi, từ bỏ tất cả.

Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.

Tôn giả Ratthapāla đã nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái". Ý nghĩa của lời nói này cần phải được hiểu như thế nào, thưa Tôn giả Ratthapāla ?

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Có phải Ðại vương trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh ?

-- Thưa vâng, Tôn giả Ratthapāla. Tôi trị vì ở Kuru, một nước phồn thịnh.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Nếu có người đáng tin cậy, chánh trực đến với Ðại vương từ phương Ðông, và sau khi đến tâu với Ðại Vương: "Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng ? Tôi từ phương Ðông lại. Ở đấy, tôi có thấy một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội. Tại đấy có nhiều ngà voi, tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương, hãy đi chinh phục !" Ðại vương sẽ hành động như thế nào ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

-- Thưa Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào ? Ở đây có người đến với Ðại vương từ phương Tây ... từ phương Bắc ... từ phương Nam ... từ bờ biển bên kia, người ấy đáng tin cậy, chánh trực, tâu với Ðại vương: "Tâu Ðại vương, Ðại vương có biết chăng ? Tôi từ bờ biển bên kia lại. Ở đây, tôi thấy có một quốc độ lớn, phú cường, phồn thịnh, dân cư trù mật. Tại đấy có nhiều đội voi, đội ngựa, đội xe, bộ đội. Tại đấy có nhiều ngà voi. Tại đấy có nhiều vàng nén, tiền vàng chưa làm và đã làm, có nhiều phụ nữ. Và có thể chinh phục quốc độ ấy với vũ lực như thế ấy. Tâu Ðại vương , hãy đi chinh phục". Ðại vương sẽ hành động như thế nào ?

-- Thưa Tôn giả Ratthapāla, sau khi chinh phục quốc độ ấy, tôi sẽ trị vì.

-- Chính liên hệ với nghĩa này, này Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái, " và tôi sau khi biết, sau khi thấy, sau khi nghe như vậy, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Ratthapāla! Thật hy hữu thay, Tôn giả Ratthapāla! Ý nghĩa này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã khéo nói: "Thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái". Thật vậy, thưa Tôn giả Ratthapāla, thế giới là thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái.


III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi:
Xin cho biết thêm chi tiết về thị trấn Thullakot.t.hita và tôn giả Ratthapāla ?

Đáp:
Thullakot.t.hita là một thị trấn của nước Kuru. Đây là quê hương của ngài Ratthapāla, và là nơi Đức Phật dừng chân trong chuyến du hành thuyết pháp ở xứ Kuru. Thị trấn này có tên như vậy là vì các kho lương thực của thị trấn này luôn luôn đầy (thulla = đầy, kot.t.ha = kho) nhờ mùa màng phong phú.

Tôn giả Ratthapāla xuất thân trong một gia đình giàu có ở Thullakot.t.hita. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp ngài xin phép cha mẹ xuất gia. Cha mẹ không cho, ngài bèn tuyệt thực gần chết nên cha mẹ buộc lòng cho phép. Chẳng bao lâu ngài chứng quả A la hán và xin Đức Phật về nhà thăm cha mẹ. Cha mẹ và những người vợ cũ tìm cách lôi kéo ngài trở về đời sống tại gia, nhưng vô hiệu vì ngài đã hoàn toàn diệt tận tham ái. Tôn giả Ratthapāla được Đức Phật khen là đệ nhất về tín tâm xuất gia (saddhāpabbajitānam.).


IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Từ vô hộ vô chủ có đồng nghĩa với vô ngã không ?

Ðáp:
Danh từ hộ (at.t.āno), vô chủ (anabhissaro) không thể hiểu hoàn toàn đồng nghĩa với từ vô ngã (anatta). Bởi vì trong bài kinh này đã giải thích ý nghĩa vô hộ, vô chủ là tình trạng ở đời không có một tha lực có thể cứu giúp hay thay thế nỗi đau của mình, mà phải tự mình nhận lãnh dù là một vị vua có quyền hạn. Trong khi đó, từ vô ngã (anatta) là nói lên bản chất giả hợp không có thực thể đơn thuần bất biến của pháp hữu vi; và trong chừng mực nào đó, vô ngã cũng được hiểu là không có chủ quyền quyết định đối với những hiện tượng tự nhiên như là sanh, già, bệnh, chết…

V. Học và hỏi

Hỏi: Nếu cuộc đời chỉ là khổ lụy thì Phật Pháp có cho điều nào là sinh thú để tha thiết không ?

Ðáp:
Khi nói đời là khổ đúng theo cách nói của Phật Pháp là sabbe sankhārā dukkhati thì chữ khổ phải được hiểu khác hơn là vui khổ trong ngôn ngữ hằng ngày. Cũng tương tự như khi chúng ta nói mọi vật luôn thay đổi rồi đem câu đó hỏi rằng pho tượng đá ngoài sân đã đứng yên bao năm qua như vậy có sai không. Sự đứng yên của một pho tượng là nói cách nói thường thức. Các nhà vật lý cho biết là tất cả phân tử vật chất luôn trong trạng thái chuyển động. Trở lại với câu hỏi, cái vui khổ, thú vị hay buồn chán trong đời sống hằng ngày được nói trong một phạm trù khác biệt với câu đời là khổ. Hai ý niệm về khổ đó không giống nhau. Cái khổ của pháp hữu vi được hiểu là sự rỗng không, có tùy thuộc nhân duyên và không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn. Ý nghĩa nầy rộng lớn hơn khi chúng ta nói cái mình thích và không thích trong đời sống hằng ngày.

VI. Đố Vui

1. Hiểu đúng theo Phật Pháp thì tại sao chúng ta không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với cuộc sống ?

a. Vì chưa đạt được cái để mãn nguyện.
b. Vì con người sinh ra để mà khổ sao có thể thỏa chí được ?
c. Bản chất của khát ái là không thỏa mãn dù có được bao nhiêu cũng vậy.
d. Câu b và c đúng.

2. Trong bài kinh trên tôn giả Ratthapāla đã đi xuất gia vì:

a. Niềm tin ở Đức Phật.
b. Ý thức được sự tầm thường của đời sống.
c. Thấy được sự cao quí của đời sống phạm hạnh.
d. Cả ba điều trên.

3. Câu nào dưới đây không đúng với lời thuyết pháp của tôn giả Ratthapāla ?

a. Dù người đời có bao nhiêu cũng không thể thỏa mãn.
b. Dù người đời có khả năng bao nhiêu cũng không thể bảo vệ mình trước tử thần.
c. Dù người đời có tu bao nhiêu cũng không làm cuộc sống khác hơn.
d. Dù người đời có thủ đắc bao nhiêu rồi cũng phải bỏ tất cả
.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2006

No. 1092 NEW (Tinh Tấn dịch)

Thiện tín hợp lực cứu nguy cây Bồ Đề thiêng liêng

Được viết bởi Tan Hui Yee, The Straits Times,
Ngày 19 tháng 08, 2006.

Singapore -- Một ngôi cổ tự 65 tuổi nằm gần đường Bartley và cây Bồ Đề to lớn của nó - đang nằm trong quy hoạch mở đường của Chính Phủ - thu hút du khách hàng tuần đang được kêu gọi bảo tồn cả hai.

Từ lúc Tu viện Phật giáo đưa ra các thông tin trong tháng Tư rằng cây Bồ Đề của chùa trồng nay đã hơn 100 năm tuổi – hơn 6,000 ngàn người đã kéo xuống Tu Viện tại Lorong How Sun để kiểm chứng.

Một số người đã thực hiện những trang web và bắt đầu đưa đơn thỉnh cầu lên mạng để cứu vãn ngôi chùa tường gỗ - mái tôn mà một chuyên gia đã nói không thể nào phá hủy mà không ảnh hưởng đến cây Bồ Đề vì nền móng của chùa đã bị rễ cây quyện vào.

Ban quản trị tu viện đã nói với nhà báo The Straits Times rằng tu viện đã xin được 5,000 chữ ký từ tháng Tư trong chiến dịch phản đối quy hoạch vùng đất của chùa.

Cây Bồ Đề được xem là thiêng liêng vì Đức Phật Thích Ca đã chứng được đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác trong khi Ngài ngồi dưới một cội Bồ Ðề. Cây Bồ Đề tại Kim Long Tự có thân lớn khoảng 8.5 m và cao 30.5 m.

Theo Tiến Sĩ Shawn Lun, phó chủ tịch của Hội Xã hội Thiên Nhiên (Singapore), cây Bồ Đề này là cùng lứa với cây Bồ Đề tại Khuôn viên Thành Phố Pearl’s Hill đã được bảo tồn như một cây di sản bởi Ủy Ban Công viên Quốc gia (NParks).

Ủy Ban này (NParks) đã cho biết vẫn còn đang nghiên cứu cây Bồ Đề này có thể là một cây di sản hay không.

Ông Richard Or, 45 tuổi, hy vọng rằng cây Bồ Đề sẽ được bảo tồn. Một thương gia đã viếng thăm tu viện lần đầu tiên Chủ Nhật vừa qua đã nói: “Cây Bồ Đề này rất uy nghi và là ranh giới chính yếu của khu vực này”.

Theo một người trong ban quản trị tu viện, Ông Tan Poh Heong, 74 tuổi, tu viện đón nhận những du khách địa phương từ các chuyến xe bus cũng như các du khách từ các quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc hàng tuần.

Đơn thỉnh cầu trên mạng được khởi đầu bởi các du khách viếng thăm tu viện cho biết làm thế nào Cơ Quan Di Dời Ðịa Trạch đã trả chi phí 200, 000 đô la năm qua và chuyển hướng con đường Braddell để bảo vệ một cây cổ thụ angsana 80 tuổi. Đơn này đã thỉnh cầu chính quyền thực hiện cùng quan điểm đối với cây Bồ Đề ở Kim Long Tự.

Cơ Quan Tái thiết Thành phố đã nói rằng khoảng đất tu viện, nằm trên một ngọn đồi phía sau trạm Circle Line Bartley tương lai, đã được hoạch định để sát nhập vào vùng đất của quốc gia để xây dựng được nhiều nhà hơn.

Lãnh thổ Singapore bị giới hạn, cần có một sự nổ lực liên tục để tối ưu hóa về việc xử dụng đất đai của chúng ta, đặc biệt các địa điểm phục vụ cho hạ tầng cơ sở giao thông công cộng chính yếu như Trục GiaoThông và các trạm xe hỏa tốc hành MRT (Mass Rapid Transit) khác. Cơ Quan thẩm quyền cũng nói rằng họ đang làm việc với Ủy Ban Công viên Quốc gia (NParks) để lượng định rằng cây Bồ Đề có nên được bảo tồn hay không.

Tu viện được đền bù để chọn một địa điểm khác tại Punggol, nhưng ban quản lý chùa vẫn còn hy vọng tu viện sẽ không bị dời đi.

Được hỏi rằng ông sẽ làm gì nếu đơn thỉnh cầu bị từ chối, Ông Tan, người đã phụng sự cho tu viện trong 20 năm, trông sửng sờ. Tuôn lệ, ông trả lời bằng tiếng Quan Thoại: “Tôi là người đầu tiên sẽ khóc”.

------------------------------------------------------------------------------------------


No. 1104 NEW (Hạt Cát dịch)

Ngài K. Sri Dhammananda lâm trọng bệnh

The Star/Buddhist Channel, August 30, 2006

Petaling Java, Malaysia -- Ngài Tăng Trưởng của Phật Giáo Mã Lai và Tân Gia Ba, Venerable Dr. K.Sri Dhammananda, 87 tuổi, đang lâm trọng bệnh và đang được điều trị tại một bệnh viện tư nhân ở Petaling Jaya hơn một tuần lễ nay. Tuy nhiên, quần chúng được khuyến cáo không nên thăm viếng Ngài tại bệnh viện.

Ngài đã phải nhờ ống dẫn đưa thực phẩm vào cơ thể trong sáu tuần sau một cơn đột quỵ.

Ngài hiện đang rất yếu sức, chúng tôi có yêu cầu các bác sĩ giúp đỡ Ngài vượt qua cơn trọng bệnh. Ngài vừa mới trở về từ Tân Gia Ba hôm thứ Hai vừa rồi sau ba tuần lễ ở bệnh viện Mount Elizabeth, nơi Ngài đã được chữa trị sau một cơn đột quỵ nhẹ lần thứ hai.

Thay vì trở lại Chùa Buddhist Mahavihara ở Brickfields, Ngài yêu cầu được nhập viện trở lại, Sư Phó chùa Maha Vihara cho biết như trên.

Ngài Dhammananda là tăng trưởng của tu viện Maha Vihara, một cách thân mật, người ta hay gọi Ngài là Sư Cả hay Sư Trưởng, Ngài đã tham gia làm việc trong công cuộc truyền bá Phật Pháp 54 năm.

Trang Web The Buddhist Channel tường trình rằng Ông Sarath Surende, Chủ tịch Hiệp Hội Sasana Abhiwurdhi Wardhana đã yêu cầu quần chúng không nên đến bệnh viện, nơi Sư đang phục hồi sức khỏe, để viếng thăm.

Ông nói rằng nhiều người thăm viếng sẽ khiến Ngài không thể nghỉ ngơi. Ông Surende cũng nói rằng ban điều hành bệnh viện đã yêu cầu các đại diện Phât tử khuyến cáo đại chúng rằng không nên hạ trại chờ đợi trong khuôn viên bệnh viện vốn có giới hạn.

Ông Surende nói "Chúng tôi hiểu rằng Phật tử quan tâm đến Ngài Sư Cả thân yêu khả kính của chúng ta, nhưng vì lợi ích của Ngài cũng như để duy trì trật tự công cộng tại bệnh viện, chúng tôi tha thiết kêu gọi công chúng hãy trân trọng".

Ông Surende cũng khuyến cáo rằng “Nếu tín chúng thật sự quan tâm đến Ngài, xin hãy tác ý niệm tâm từ gửi đến cho Ngài”.

Ông cũng yêu cầu giới truyền thông hãy nhận lấy vai trò trách nhiệm đối với thông tin được cung cấp như những tin đồn vô căn cứ đang lan truyền chung quanh tình trạng sức khỏe của Ngài.

Trang Web The Buddhist Channel đã được ủy thác như một tiếng nói chính thức phổ biến những thông tin liên hệ đến tình hình mới mẻ nhất của Ngài. Thông tin cũng sẽ được chuyển tải qua email và SMS - nhắn tin qua điện thoại di động.


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 08 năm 2006

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết: Minh Chau

Môn học: Thiền Học

Bài học: Niệm Từ Phạm Trú


Giảng sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Ðẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: MC1: Karuna, Hat Cat, Nhu Phuc, Tinh Tan, Bich Thu, Nguon Đuc Hanh, Sangkhaly, Upekha, Anitya, http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com/


Người mở room: Tinh Tan, Bich Thu

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Tinh Tan

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: NguonĐucHanh - Tinh Tan (đk: Bich Thu, Hat Cat, Upekha)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha.

Trực room (op): Karuna, Upekha.

Thông báo (nếu có):
Lớp Thiền Học

Niệm Từ Phạm Trú


Tài liệu trích từ "Thanh Tịnh Đạo" của Ngài Buddhaghosa.
Thích Nữ Trí Hải dịch từ bản Anh ngữ của Ngài Nanamoli.
____________
Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Phạm trú hay brahma vihara là sự thể nhập vào trạng thái hiền thiện tách rời khỏi sự chi phối của vị ngã. Trong dục giới dù là thiện dục giới thì vẫn có liên hệ đến "tôi, ta" tức là yếu tính chủ quan của nhận thức. Chỉ có trong thiền sắc và vô sắc thì mới an trú vào đề mục mà không có sự đối đãi vị ngã. Tất nhiên không hoàn toàn đoạn phiền não nhưng nhất thời không bị chi phối bởi ngã tính. Chúng sanh trong dục giới dù không có thiền định vẫn có ít nhiều kinh nghiệm với trạng thái nầy qua sự khởi sinh và hàm dưỡng bốn trạng thái từ, bi, hỉ và xã. Phần tu tập tâm từ sẽ được nói một cách chi tiết làm kiểu mẫu cho những sự tu tập tâm bi, hỉ và xã về sau.

II. Nội dung chính

Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay ?

Ðáp:
Bước đầu tiên là từ bỏ sân hận bằng sự thấy lợi ích của nhẫn nại

1. Bốn phạm trú được kể là những đề mục thiền kế tiếp những đề mục tùy niệm kể như đề mục thiền (Ch.III, đoạn 105). Những đề mục này là Từ Bi Hỷ Xả. Một vị thiền giả muốn tu tập trước hết đề mục Từ, nếu vị ấy là người sơ cơ, thì phải trừ khử những chướng ngại và học đề tài thiền. Rồi, sau khi ăn xong, qua cơn chóng mặt sau bữa ăn, vị ấy nên ngồi thoải mái tại một chổ khuất nẻo. Ðể bắt đầu, hành giả nên quán sát sự nguy hiểm trong sân hận và sự lợi lạc trong kham nhẫn.

2. Tại sao ? Bởi vì cần phải từ bỏ sân, đạt đến an nhàn trong sự tu tập đề mục thiền này, mà vị ấy không thể từ bỏ những nguy hiểm nếu không thấy được chúng và không thể đạt đến những lợi lạc nếu vị ấy không biết.

Bây giờ, nguy hiểm trong sân hận có thể được thấy mô tả trong các kinh như: "Này chư hiền, khi một người nổi sân, nó là miếng mồi cho sân, tâm nó bị ám bởi sân nó giết hại chúng sanh..." (A. i,216). Và lợi ích trong sự an nhẫn cần được hiểu theo sự mô tả trong các kinh như:

"Chư Phật thường giảng dạy
Nhân, khó hành tối thượng
Niết bàn, quả tối thượng." (D. ii, 49; Dh. 184)

"Không ác ý, nhẫn chịu
phỉ báng, đánh, hình phạt,
"Lấy nhẫn làm quân lực,
Ta gọi Bà-la-môn." (Dh. 399)

"Không có pháp nào cao cả hơn nhẫn nhục" (S. i, 222)

3. Rồi hành giả nên khởi sự tu tập từ tâm vì mục đích tách rời tâm khỏi sân đã đuợc thấy là nguy hiểm, và đưa tâm đến nhẫn nhục đã được biết là lợi ích.

Nên biết trải rộng tâm từ đến hạng người nào trong bước đầu tiên

Nhưng khi khởi sự, hành giả cần biết rằng, lúc ban đầu tâm từ nên được trải đến một hạng người nào, mà không đến hạng nào.

4. Vì tâm từ lúc đầu không nên trải đến 4 hạng người sau đây: người mà ta ghét hay có ác cảm sẵn, người mà ta rất yêu mến, người ta không ưa không ghét, và người ta thù. Và cũng không nên trải tâm từ đặc biệt là đến kẻ khác phái hay đến một người đã chết.

5. Vì lý do nào mà ta không nên trải tâm từ đến những hạng trên ? Ðể một người khả ố vào địa vị một người mến thương thì mệt lòng. Ðể một người rất thân vào địa vị một người dửng dưng cũng mệt; và nếu một bất hạnh nhỏ nào xảy đến cho người ấy, thì hành giả gần như muốn khóc. Ðể một người dửng dưng vào địa vị một người khả kính, khả ái thì rất mệt. Còn nếu nhớ đến một kẻ thù thì hành giả sẽ nổi sân. Vì những lý do đó mà lúc đầu không nên trải tâm từ đến những hạng người ấy.

6. Và nếu hành giả trải tâm từ đặc biệt đến người khác phái, thì tham dục khởi lên nơi hành giả do người ấy làm nguồn cảm hứng. Có một vị trưởng lão thường đến khất thực tại nhà nọ. Một người cư sĩ bạn của người con trai trong gia đình ấy hỏi trưởng lão: "Bạch đại đức ta nên trải tâm từ đến người nào ?" Vị trưởng lão trả lời: "Ðến một người ta thương mến". Người cư sĩ ấy yêu mến vợ con anh ta. Do tu tập từ tâm trải đến nàng, vị ấy đấm vào vách tường suốt đêm ấy. Sau khi thọ bát quan trai giới, vị ấy khóa cửa phòng, ngồi trên một tọa cụ để tu tập quán tâm từ. Bị mù quáng bởi tham dục khởi lên dưới lớp vỏ từ tâm, anh toan đi đến thăm người vợ, và vì không trông thấy cửa nên vị ấy đập vào vách để thoát ra dù có phải làm đổ tường. (Pm.286) Do vậy, không nên trải tâm từ đặc biệt đến kẻ khác phái.

7. Còn nếu hành giả trải tâm từ đến một người đã chết, thì vị ấy không đạt được an chỉ hay định cận hành gì cả. Như có một tỷ kheo trẻ khởi sự trải tâm từ đến vị giáo thọ sư là đối tượng. Tâm từ của vị ấy không tiến triển chút nào cả. Vị ấy đi đến một vị Thượng tọa tỷ kheo và bạch: "Bạch Ðại đức, con rất thường đắc thiền nhờ quán tâm từ, mà bây giờ quán mãi không đắc, là tại sao ?" Vị trưởng lão dạy: "Hiền giả hãy tìm tướng ấy đi." (nghĩa là đối tượng của thiền quán). Vị tỷ kheo đi tìm, và được biết vị giáo thọ sư đã chết. Ông liền tiếp tục tu tập trải tâm từ đến một đối tượng khác, và đắc định. Vì thế không nên trải tâm từ đến một người đã chết.


III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Xin cho biết vài chi tiết về voi Nālagiri ? Savatthi hay Xá Vệ được biết thế nào trong kinh Phật ?

Ðáp:
Nālāgiri là một chiến tượng dõng mãnh của vua Ajāsattu (A Xà Thế). Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) mượn thớt voi nầy rồi phục rượu say thả ra đường khi Đức Thế Tôn đi khất thực mong giết hại Ngài. Đức Phật dùng tâm từ vô lượng thuần hóa voi Nālāgiri. Câu chuyện được ghi lại trong kinh Phật Lực Cảm Thắng trở thành một trong tám sự kiện trọng đại tán dương uy lực Phật là đề mục tăng trưởng tín tâm và năng lực hộ trì (paritta)

Savatthi (Xá vệ) là kinh đô của vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Đây là đất thần kinh trù phú với khí hậu tương đối ôn hòa. Một thời là trung tâm văn hóa và quyền lực trong lưu vực sông hằng. Trong thời Phật trụ thế, Savatthi cai trị bởi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc). Tại đây có hai ngôi chùa danh tiếng là Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá) và Pubbarāma (Đông Phương tự) với hai đại cư sĩ của Đức Phật là Cấp Cô Độc và Visākhā.


IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Vô lượng tâm hay phạm trú là hai từ giống nhau hay khác nhau ?

Đáp:
Phạm trú là từ dịch sát nghĩa của Phạm ngữ brahma vihara nghĩa là thể nhập vào trạng thái thanh tịnh. Đúng ra chữ "phạm" là phiên âm của từ brahma mang nhiều ý nghĩa. Phạm có nghĩa là trong sạch, đại thể, không biên giới. Chính từ nghĩa nầy nên dịch là vô lượng tâm. Từ nấy đặc biệt được dùng hết sức quan trọng trong Bà la môn giáo. Một số học giả tin rằng ý nghĩa của chữ "đại thừa" sau nầy cũng bắt nguồn từ chữ brahma nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến "đại bi tâm"

V. Học và hỏi

Hỏi: Người "hiền" quá có sống nổi giữa cuộc đời đầy tranh chấp nầy không ?

Ðáp: Tùy vào định nghĩa chữ "hiền". Hiền hòa là không hại ai thì không hẳn là để người khác hại mình. Hiền có nghĩa là không lanh lợi thì không đúng để diễn tả người nhân từ. Ông Cấp cô độc là người rất nhân từ nhưng không phải là "cục bột". Một người có "bản lãnh sống" vẫn có thể có một tấm lòng nhân hậu.

VI. Đố Vui

1. Câu nào dưới đây diễn đúng với Phật Pháp về tâm từ:

a. Sự lân mẫn mong cho muôn loài được an lạc.
b. Trạng thái tâm hòa dịu mát mẽ với tha nhân.
c. Tâm bao dung không lấy điều dị biệt để đối xử thiên vị.
d. Cả ba điều trên.

2. Chủ trương từ bi có khuyến khích sự lợi dụng của người khác không ?

a. Đúng vậy những xã hội bao dung sanh nhiều tệ đoan.
b. Chỉ sợ mình không có lòng tốt đừng sợ người đời không được tốt.
c. Sự đàn áp không dung tình sẽ khiến con người bớt tánh lợi dụng.
d. Người ta khi được thương yêu sẽ tốt hơn.

3. Nghe chuyện kể "Phật mũi đen" và trả lời câu đố.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2006

No. 1096 NEW (Minh Châu dịch)

HT Tinh Vân thúc giục

Tổng Thống Ðài Loan Trần Thủy Biển nên từ chức

2006/8/25 -- Một trong những lãnh đạo Phật giáo có uy thế nhất ngày hôm qua đã thúc giục Tổng Thống Ðài Loan, ông Trần Thủy Biển nên từ chức và cho rằng ông ta cần phải lắng nghe nguyện vọng của quần chúng.

Hòa thượng Tinh Vân, người sáng lập tổ chức Phật Giáo Phật Quang Sơn, đã kêu gọi ông Trần tự nguyện từ chức trước cuộc kháng nghị sắp tới giữa cựu chiến hữu của ông Trần và cựu thành viên đảng dân chủ Thi Minh Ðức (Shih Ming-teh)

Hòa thượng Tinh Vân đã nói rằng nếu “ông ta có thể mạnh dạn ra đi bây giờ, đó không những là một lợi thế cho Ðảng Dân Chủ Cấp Tiến, mà ông ta cũng có thể duy trì danh dự của mình”. “Khi thời điểm đã đến, ông Trần không nên giữ mãi vị trí của mình”.

Hòa thượng cũng đã nói trong bức thư gửi cơ quan thông tin rằng cả hai vị Trần và Thi đều có những thăng trầm trên đường công danh của họ và không nên “nhìn vấn đề một cách nghiêm trọng như thế”.

Hòa thượng Tinh Vân đã gởi thư cho báo chí “vì tôn trọng vị nguyên thủ quốc gia”, nói thêm rằng hòa thượng không thể nào đọc thêm những nguồn tin chống đối ông ta.

Hòa thượng nói : “Ông Trần đã đến thăm ngôi chùa Phật Quang Sơn, coi như là một người bạn của tôi”.

Tổ chức Phật Giáo Phật Quang Sơn trụ sở chính ở tại Cao Hùng, Ðài Loan, có nhiều chi nhánh trên toàn cầu.

Ông Trần đang đối diện với hàng loạt những lời chỉ trích về sự thối nát và tham nhũng đối với ông ta, người trong gia đình ông và những cộng sự viên kỳ cựu của ông.

Hòa thượng Tinh Vân cũng đã ca ngợi ông Thi, nói rằng ông ta đáng được kính trọng vì đã không giữ sự thù hằn với bất cứ ai mặc dù ông đã ngồi tù hết một phần tư thế kỷ vì những lý tưởng chính trị của ông.

Vị tăng sĩ Phật giáo cũng đã phê bình vài chính trị gia của đảng dân chủ cấp tiến (DPP) đã không làm cho dịu đi những sự tấn công đối với ông Thi, hòa thượng nói rằng điều đó không lợi ích gì cho đảng hay ông Trần mà chỉ làm cho quần chúng thêm rối loạn mà thôi.

Trong khi đó, linh mục Kao Chun-ming của nhà thờ Presbyterian, người ủng hộ mạnh mẽ cho nền độc lập của Ðài Loan, nói rằng ông muốn giữ thái độ trung lập và ông nghĩ rằng ông Trần nên làm hết nhiệm kỳ.

Pháp Sư Thánh Nghiêm của Pháp Cổ Sơn và Sư Bà Chứng Nghiêm của tổ chức Cứu Trợ Từ Tế đã từ chối bình luận về việc này.

Vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo Ðức hồng y Paul Shan Kuo-his tình nguyện hòa giải nếu những người lãnh đạo đảng cầm quyền và đảng đối lập thỏa thuận hòa đàm với nhau -- đây muốn nói ông Trần Thủy Biển và lãnh tụ đảng đối lập Mã Anh Cửu.

Ðức hồng y nói “tôi hy vọng mọi việc sẽ được giải quyết êm đẹp”. Ông nghĩ rằng ông Trần và ông Mã đủ chững chạc để có một cuộc hòa đàm hợp lý hầu đem lại an vui cho xã hội Ðài Loan.

Ông Shan, người mới vừa được chẩn đoán với căn bệnh ung thư phổi, nói rằng ông đã lo ngại bởi sự tấn công ào ạt của các nhóm cực đoan khi kêu gọi ông Trần từ chức hay ở lại, sau khi ông Thi đã lao vào cuộc tranh cử.

Ông Mã đã tuyên bố ủng hộ cho cuộc tranh cử của ông Thi và cổ động thành viên của đảng tham gia vào cuộc kháng nghị sắp tới, và đảng dân chủ cấp tiến đã phản công với một cuộc vận động tranh cử toàn quốc để đưa ra những dữ kiện “xấu xa” của nhóm KMT, gây thêm sự hỗn độn cho một xã hội đang trong tình trạng căng thẳng.

Ông Shan nói rằng ông kính trọng “người bạn thân” của ông là hòa thượng Tinh Vân, một vị lãnh đạo trong Phật giáo, khi đã lên tiếng kêu gọi tổng thống tự nguyện từ chức để tránh sự xáo trộn có thể xảy ra cho xã hội và “duy trì danh dự của ông như một vị nguyên thủ quốc gia đáng kể”.

Tuy nhiên ông Shan nói rằng ông không muốn xen vào chính trị. Ông nói “những vấn đề chính trị nên dành cho những nhân vật chính trị”, ông khuyến họ nên tập kềm chế chính họ và tránh xa thuyết cấp tiến và bạo lực để không “che mờ trọng điểm và gây nên “sự phân chia chủng tộc và chính trị”.

Ông Shan, với căn bệnh hiện đã ổn định, nói rằng ông muốn dành khoảng thời gian cuối đời để làm tăng thêm sự hài hòa về chủng tộc và hòa bình trên toàn lãnh thổ Ðài Loan.

------------------------------------------------------------------------------------------


No. 1103 NEW (Hạt Cát dịch)

Một tăng sĩ bị chính phủ Trung Hoa đe dọa sau khi

tổ chức cầu nguyện cho nạn nhân Thiên An Môn

Nghi Xuân - Giang Tây - Aug 29 -- Một tu sĩ Phật Giáo, người đã tham dự phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989, bị chính quyền địa phương hăm dọa rằng sẽ trục xuất ông ra khỏi ngôi chùa ông đang trụ trì vì ông đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện cho nạn nhân tử vong trong vụ quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Vị tu sĩ có tên Shengguan, hiện ông thường trú tại chùa Hoa Thần ở thành phố Nghi Xuân thuộc tỉnh Giang Tây, ông là một trong những lãnh đạo sinh viên tại Tây An năm 1989.

Căn cứ theo các nguồn tin, Shengguan và một số khách hành hương từ Bắc Kinh, thành phố Thẩm Quyến và Nghi Xuân đã tổ chức một buổi lễ nguyện cầu cho những nạn nhân xấu số trong vụ Thiên An Môn hôm 4 tháng 06. Chính quyền thành phố Nghi Xuân và nhà chức trách các nơi liên hệ đã để ý đến vụ này một cách gắt gao. Vào hôm 19 tháng 8, bí thư của chính quyền thành phố Nghi Xuân, cục trưởng cục Tôn giáo của thành phố và 7 người khác từ cơ quan an ninh đã đến chùa Hoa Thần để gửi đến một thông điệp “Chúng tôi đại diện chính phủ. Ông phải rời khỏi chùa Hoa Thần. Ông có hai chọn lựa: một là tình nguyện rời khỏi để không bị mất thể diện, hai là chúng tôi sẽ dùng luật pháp bắt buộc ông phải rời khỏi. Ông nên biết điều đó nghĩa là gì”.

Buổi chiều, hai viên chức cảnh sát đã đến, không chiếu theo một luât lệ, một thủ tục hợp pháp nào, đã bắt một tín nữ tại chùa Hoa Thần và giam giữ 9 tiếng đồng hồ. Cô được thả ra vào buổi sáng hôm sau, cô nói cảnh sát đã đánh đập cô và ép cô gán tội cho Shengguan bằng cách nói rằng Cô có một quan hệ thầm kín với ông ta.

Master Shengguan, tốt nghiệp Ðại Học Khoa học Kỹ Thuật tại Trung Hoa năm 1984. Năm 1989, ông đã tổ chức một cuộc biểu tình ở thành phố Tây An và hình thành hiệp hội ủng hộ dân chủ mà ông là phó chủ tịch.

Tháng 6, 1989, ông đến Bắc Kinh để tang các nạn nhân Thiên An Môn và bị bắt giam tại trại giam Thiểm Tây. Sau khi được thả ra hồi tháng 9 năm 1990, ông tiếp tục phong trào ủng hộ dân chủ.

Năm 2002, ông trở thành tu sĩ nhưng vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền. Tháng 09 năm 2004, Shengguan đại diện tín đồ Pháp Luân Công Wu Yunrui khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch nhà nước Trung Hoa, về các tội danh tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân và lợi dụng quyền lực đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 8 năm 2005, ông dạy môn Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới tại trường Ðại Học Phật Giáo Giang Tây. Vào tháng Giêng năm 2006, ông trở thành trụ trì chùa Hoa Thần.

Kể từ năm 2003, đại sư Shengguan bị quấy nhiễu và bị giám sát nhiều lần bởi cơ quan An Ninh. Cùng với những lãnh đạo sinh viên khác, những người từng tham gia sự kiện Thiên An Môn, ông tổ chức một hiệp hội Phật Giáo tại thành phố Tân Châu mà sau này cũng bị trục xuất khỏi Tân Châu. Một giám đốc Cục Tôn Giáo ở quận hạt Quý Dương nói với Shengguan rằng “Ông có thể vui thú trà đình tửu điếm nhưng không nên hoạt động chống chính phủ”.

Trong năm 2005, sau khi gặp gỡ Li Zhuming, Chủ Tịch Ðảng Dân Chủ Hồng Kông, ông đã bị cảnh cáo bởi nhân viên an ninh tại thành phố Thẩm Quyến “Nếu ông không nghe lời chính phủ, ông sẽ không có một tương lai tốt đẹp được đâu”.

Hiện tại ông đang bị theo dõi một cách chặt chẽ bởi Cục Tôn Giáo và Cơ Quan An Ninh.


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 08 năm 2006

Tri chúng: Upekha

Tri chúng điền khuyết: Karuna

Môn học: Ngôn ngữ thiền môn

Bài học: Thường ngữ, Pháp ngữ


Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Bich Thu (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Nhu Phuc) http://baidocmc.blogspot.comhttp://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Tinh Tan.

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya, Tinh Tan, Bich Thu

Người hoán chuyển bài cho Room: Tinh Tan - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Tinh Tan, Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Tinh Tan.

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): Dhamma10 xin nghỉ làm MC đến tháng 9.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2006

Lớp giảng Ngôn Ngữ Cửa Thiền

Thường ngữ, Pháp ngữ
_____________

Giảng sư: NS Liễu Pháp

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Từ ngữ Phật học rất thường xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày của người Việt Nam. Sự hòa quyện đó vốn tự nhiên vì Đạo Phật đã có mặt tại Việt Nam trên dưới hai thiên niên kỷ. Thêm vào đó, ngôn ngữ Việt có nhiều Hán tự. Chữ Hán lại có có nhiều từ vựng Phật học . Có nhiều từ vựng đến từ Phạn ngữ - qua Phật Học - được sử dụng rộng rãi trong dân gian lâu ngày người ta không nghĩ những chữ ấy vốn từ Đạo Phật thí dụ như: đàn tì bà hay dạ xoa ... Điều đáng nói tại đây là ngôn ngữ nào cũng có những ngã rẽ. Ngôn ngữ nhà chùa cũng vậy. Thấm nhuần trong dân gian lâu đời cũng từ đó, câu nói đó mà trong chùa hiểu khác ngoài thế tục hiểu khác. Chúng ta gọi đó là sự khác biệt giữa pháp ngữ và thường ngữ.

II. Nội dung chính

Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay ?

Ðáp: Có những từ ngữ trong kinh điển thì dụng rộng rãi nhưng ngoài thế gian thì rất giới hạn:

Nhiều từ vựng đặc biệt phổ biến trong chùa nhưng người đời có các hiểu khác và tương đối hep thí dụ từ bố thí được dịch từ Phạn ngữ dàna chỉ cho sự hy hiến, ban tặng, cúng dường, cho biếu ... nhưng người đời thì thường dùng để chỉ cho những người xin ăn thấp thỏi. Từ Niết bàn cũng vậy là cứu cánh giải thoát tối hậu của người Phật tử có thể ngay trong hiện tại. Người đời thường liên tưởng Niết bàn với cái chết - cái chết của một vị Phật. Một thí dụ khác là từ ngữ nghiệp - kamma có nghĩa là hành động tạo tác có thể là thiện hay bất thiện. Người đời thường dùng chữ nghiệp để nói về "nhân xấu từ quá khứ".

Có những từ ngữ ngoài thế gian dùng rất quen thuộc nhưng trong kinh điển thì giới hạn

Đạo Phật Việt Nam và Trung Hoa chịu ảnh hưởng Bà la môn giáo và Lão giáo nhiều vì du nhập nếp tín ngưỡng dân gian. Chính vì thế có nhiều khái niệm rất "ngoại đạo", "phản giáo lý" được mặc nhiên chấp nhận như từ linh hồn được hiểu như phần tinh anh thường tồn bất biến đối ngược với thể xá vốn giả hợp. Phật pháp không dùng từ linh hồn mà nói về tâm và tâm thi cũng vô thường biến đổi. Một thí dụ khác như cụm từ xá tội vong nhân được dùng rất quen thuộc trong mùa Vu Lan tháng Bảy. Nói thuần túy Phật Pháp thì không có việc "xá tội" mà chỉ có chuyển nghiệp và đây là hiện tượng tự nhiên không quan sự phán quyết. Thêm một thí dụ là từ đầu thai một cách nói thường là "được đầu thai" nếu phạm tội nặng là "hết đầu thai". Phật Pháp dạy luân hồi là khổ và đầu thai chỉ là một trong thọ sanh vào một trong bốn sanh loại noãn, thai, thấp, hóa.

Có những sai biệt vì địa phương, tông phái.

Các tông phái có những sai khác về giáo lý tất nhiên cũng có sai khác về cách dùng từ. Phật giáo Bắc Truyền dùng từ bồ tát chỉ cho một quả chứng, Phật giáo Nguyên thủy dùng từ nầy chỉ cho "bất cứ ai cầu giải thoát giác ngộ". Cũng như từ tụng giới ngày nay Phật giáo Việt nam vài nơi chỉ cho việc tụng đọc tôn chỉ mà người cư sĩ cũng có thể tụng giới tiếp hiện hay bồ tát giới. Theo Phật giáo Nam truyền thì sự thọ trì và tụng giới bồ tát là một điều không có cơ sở vì người cư sĩ không có sự cộng trú thì không thể nhận biết ai là người thanh tịnh. Nói về yếu tố địa phương thì có thể đưa một thí dụ chữ hoan hỷ dùng trong tiếng Việt rất đạo vị nhưng đối với người Trung Hoa thì từ nầy không được đẹp. Trái lại chữ "khoái chí" không có gì là thô đối với người Trung Hoa nhưng trong tiếng Việt thường khi không được tao nhã.

Có những từ biến đổi vì thời gian

Ngôn ngữ bị thời gian chi phối nặng nệ. Ngôn ngữ Phật học luôn phải đối diện với áp lực của cái xưa phải bảo tồn và cái phải thích nghi hôm nay. Từ Đại Đức ngày xưa rất cao trọng ngày nay chỉ cho giới phẩm thấp nhất trong hàng tỳ kheo. Từ kinh hành xưa chỉ cho sự tập thiền bằng cách đi lại trên một lối đi ngắn bây giờ thì thường dùng trong cụm từ "kinh hành niệm Phật", thay vào đó vài nơi dùng từ thiền hành. Một thí dụ khác là người ta thường dùng từ tăng ni. Tăng chỉ cho nam tu sĩ, ni chỉ cho nữ tu sĩ. Trong kinh điển nguyên thủy ni cũng là Tăng.

Có những từ vì nhầm lẫn mà biến nghĩa

Có những sai lầm nghiêm trọng nhưng theo thời gian thì được mặc nhiên chấp nhận. Thí dụ đầu tiên là chữ "trai" hay "chay" nguyên dịch từ Phạn ngữ uposatha có nghĩa là dùng sự quy định thời gian để tạo sức mạnh tu dưỡng. Thí dụ nguyện tuân giữ học giới nào đó trong một ngày một đêm. Do ý nghĩa nầy nên có định nghiã "trai hựu tác thời" (chay chính là qui định thời gian). Như vậy thì chữ trường chay là một mâu thuẫn (đã trường thì không có giới hạn). Một từ khác là luận tạng Phật giáo Bắc truyền định nghĩa "kinh là Phật thuyết, luận là bồ tát viết" định nghĩa như thể thì tạng Abhidhamma không thể là tạng luận được. Thí dụ sau cùng là từ tiểu thừa - hinayana - được Phật giáo Đại thừa định nghĩa là tông phái chỉ tu cho mình mà không cứu độ chúng sinh. Không có tông phái nào như thế trong dòng lịch sử của Đạo Phật. Chỉ có những cá nhân "tiểu thừa", chứ không có tông phái nào tiểu thừa.

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Baranasi là nơi nào ? Ngài Sārīputta là ai ?

Ðáp:
Baranasi hay Varanasi ngày xưa còn Kāsi là trung tâm của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá của Ấn Độ. Phật giáo khai sinh tại ngoại ô thành phố nầy. Trong Hán tạng thường gọi là Ba La Nại. Thành phố nầy được ghi đậm nét trong nhiều kinh điển Phật giáo đặc biệt là Túc sanh truyện (Jataka).

Sārīputta (Xá Lợi Phất) là một đại đệ tử Phật. Một trong hai vị thượng thủ thinh văn. Được Đức Phật ca ngợi là đệ nhất trí tuệ. Ngài là một nhà sư phạm. Rất giỏi về giảng dạy. Với tứ tuệ phân tích tôn giả Sārīputta hết sức bén nhạy trong sự phân tích và luận giải từ ngữ Phật học. Đại học Nalanda có một đại tháp mang tên Sārīputta.


IV: Chữ và Nghĩa

Hỏi: Chân đế là gì ? Tục đế được định nghĩa thế nào ?

Đáp:
- Có hai sự thật (đế): Tục đế và Ðệ nhứt nghĩa đế, Tục đế (Sammuti-sacca) là sự thật ngoài mặt, sự thật của thế tình. Còn Ðệ nhứt nghĩa đế (Paramattha-sacca) là sự thật tuyệt đối. Ví dụ cái bàn chúng ta thấy là tục đế. Theo đệ nhứt nghĩa đế, cái gọi là cái bàn, sự thật gồm nhiều cơ năng và đặc tánh.

Cũng vậy, trong kinh tạng, Đức Phật thường dùng những danh từ thông thường như người đàn ông, đàn bà, hữu tình, tự ngã ... nhưng trong Abhidhamma, đức Phật dùng những danh từ rất đặc biệt, như Khandha (uẩn), Dhātu (giới), Āyatana (xứ)...

Chữ Paramattha có nhiều ý nghĩa trong Abhidhamma. Parama nghĩa là không thay đổi (aviparīta), trừu tượng (Nibbattita) Attha nghĩa là vật, pháp Paramattha nghĩa là những vật không thay đổi, hay trừu tượng. Tuy dùng chữ không thay đổi, nhưng đừng hiểu lầm là những vật này trường cữu, thường còn. Một chậu bằng đồng không phải là một Paramattha, vì nó luôn luôn thay đổi và có thể nấu chảy và biến thành cái bình. Cái chậu và cái bình có thể phân tích và chia chẻ thành những sức mạnh vật lý căn bản và những đặc tánh. Sức mạnh và những đặc tánh ấy được gọi là Rūpaparamattha trong Abhidhamma. Chúng cũng bị thay đổi, nhưng đặc tánh của những sắc pháp này là giống nhau và được tìm thấy trong cái chậu cũng như trong cái bình. Chúng gìn giữ đặc tánh của chúng trong mọi sự kết hợp của chúng và vì vậy trong sớ giải, Parama có nghĩa là không thay đổi hay thực có. Attha ở đây có nghĩa là vật chớ không phải là ý nghĩa.

HT Thích Minh Châu - Thắng Pháp Tập Yếu Luận.


V. Học và hỏi

Hỏi: Khi dùng từ ngữ có nên theo cách "nhập gia tùy tục" không ?

Ðáp: Sự thích nghi phải tùy trong trường hợp nào. Nếu là một Phật tử thuần thành hay một tăng sĩ thì nên tinh xác và nghiêm túc trong cách dùng từ. Thí dụ thay vì nói phần xác phần hồn thì nên dùng từ "thân và tâm" thay vì nói "số mệnh" thì dùng "nghiệp mệnh" thay vì "trời cho" thì dùng từ "phước báu" ... Trong nhiều trường hợp nên "chính danh" trước khi thảo luận. Phật giáo Bắc Truyền và Nam Truyền khi nói về từ A la hán thì cách định nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong mọi trường hợp thì thái độ từ hòa, hiểu biết, cởi mở vẫn là phương châm căn bản.

VI. Đố Vui

1. Trong xã hội thường sản sinh những từ mới. Trong Phật Pháp chúng ta có nên có thái độ thế nào thích nghi ? hay bảo tồn ý nghĩa truyền thống ?

a. Phải kịp thời thay đổi. Cái gì không có khả năng thay đổi sẽ bị đào thải.
b. Phải trung thành với những gì thuộc truyền thống. Tam sao thì thất bổn.
c. Chỉ nên theo những người có thẩm quyền.
d. Nên có sự quân bình. Lời Phật dạy là: phải hiểu rõ nghĩa lý nhưng không nên đi quá xa ngôn ngữ địa phương.

2. Từ nào dưới đây có thể dùng để chỉ Ðức Phật:

a. Ðức Thế Tôn.
b. Ðức Từ Phụ.
c. Bậc A La Hán.
d. Cả ba câu trên.

No. 1101 NEW (Upekha dịch)

Một quyển sách với giả thuyết

"Hậu duệ của Ðức Phật sống đời cùng khổ ở Nepal".

Kathmandu, Nepal -- Ông là con cháu một dòng tộc vua chúa và người sáng lập nên một trong những tôn giáo lớn lao trên thế giới, bây giờ, con cháu dòng dõi của Đức Phật trở thành giới cùng đinh tại Nepal. Một quyển sách mới nói về vấn đề này như vậy.

Quyển sách “Những người con vĩ đại của Tharus: Thích Ca Mâu Ni Phật và Hoàng Đế A Dục”, được viết bởi tác giả người Pali Subodh Kumar Sing, cho rằng Đức Phật, Người đã sống và truyền bá tôn giáo chủ trương bất bạo động và tiết chế của Ngài vào giữa thế kỷ V và IV trước Công Nguyên, vốn thuộc về một cộng đồng mà ngày nay là hạng người thấp kém của một hệ thống giai cấp tại Nepal, sống trong giới "làm công trả nợ" .

Sinh ra trong cương vị Thái Tử Sĩ Đạt Ta tại Vương Quốc thuộc phía Nam Nepal, Đức Phật là một thần tượng hầu hết được quần chúng Nepal kính trọng. Cũng như các Phật Tử trên toàn thế giới hành hương đến Nepal để thăm viếng các thánh địa thiêng liêng, cộng đồng Tharu, hiện nay phần lớn được tìm thấy tại miền trung tây quận hạt, sống bần cùng, mù chữ và thiếu thốn đất đai.

Singh, bản thân là một người Tharu, nói Đức Phật cũng như một đệ tử vĩ đại của Ngài và nhiều vua chúa Cổ Ấn, Hoàng Đế A Dục, đến từ cộng đồng dòng tộc Tharu.

Từ ngữ Tharu phát xuất từ Sthabir trong tiếng Sanskirt, có nghĩa Tăng Sĩ hay Đức Phật”, Singh nói. “ Vì vậy Tharus là người của Đức Phật”

Quyển sách trích dẫn từ học giả người Ấn Độ Gauri Shankar Dubedi, ông nói sau khi Đức Phật đạt được giải thoát giác ngộ, Ngài trở lại quê hương và mọi người kéo đến bên Ngài để trở thành các vị tu sĩ. Nhưng để bảo đảm xã hội không thể suy tàn, một số được kêu gọi ở lại và trở thành cộng đồng Tharus.

Bởi sự xâm lăng liên tục của Hoàng Đế Rajput, thuộc Ấn Độ Giáo, Tharus chịu ảnh hưởng dần hồi , Singh nói.

“Trong 1845 sau Công Nguyên, Jung Bahadur Rana, Rana bộ trưởng đầu tiên của Nepal ban bố đạo luật Mulki Ain - hệ thống luật pháp bản xứ của Nepal. Xã hội phân chia giai cấp như tại Ấn Độ và Brahmins và Kshatriyas, giới trí thức và quân nhân đã có địa vị cao nhất, trong khi Tharus thuộc về giai cấp nô lệ thấp hèn. Đất đai họ làm chủ trong terai đã phân bổ cho tướng lãnh quân đội và viên chức chính phủ, bứng gốc cội rể cộng đồng và làm cho họ trở thành không ruộng đất.

Vào 1950, Chính Phủ Nepal được giúp đỡ bởi Tổ Chức Sức khỏe Thế giới (WHO) đã hướng dẫn hoàn thành chiến dịch trừ diệt bệnh sốt rét tại terai. Ðiều này đã khiến dân chúng từ Bắc Nepal và Ấn Độ tranh nhau chứng nhận sở hữu chủ đất đai màu mở.

Bị chèn ép giữa hai sự kiện, cộng đồng Tharu hoàn toàn bị gạt bỏ bên lề hệ thống phát triển xã hội. Họ đã trở thành nô lệ cho địa chủ mới, tăng dần hệ thống áp bức giới “làm công trả nợ” từ thế hệ này qua thế hệ khác trong nhiều gia đình làm việc hơn 18 giờ một ngày mà không được trả lương.

Singh, một nhà phân tích tại tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Kathmandu, có hứng thú nghiên cứu về lịch sử trong cộng đồng của ông nhờ sự khêu gợi của công trình nghiên cứu trước kia của thân phụ ông, Ramanad Prasad Singh, một cựu chưởng lý của Nepal.

------------------------------------------------------------------------------------------


No. 1102 NEW (Hạt Cát dịch)

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ

thăm viếng Úc Châu vào năm 2007

The Australian, August 28, 2006

Sydney, Australia -- Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu vào tháng 06 năm 2007, sẽ giảng thuyết miễn phí trên đề tài dung hợp tôn giáo.

Trong chuyến hành hóa 11 ngày này, vị lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng sẽ viếng thăm Perth, Melbourn, Canberra, Brisban và Sydney với chủ đề trong loạt bài thuyết giảng của Ngài là “ Mở rộng vòng tay - Nâng cao từ ái”.

Vị lãnh đạo tâm linh Phật Giáo Tây Tạng 71 tuổi, người từng được giải Nobel Hòa Bình, sẽ nói về vai trò mà mọi người có thể đóng trong sự tạo tác một thế giới hài hòa hơn, căn cứ theo nhóm Phật Giáo Úc châu tổ chức chuyến du hành.

Các bài diễn thuyết của Ngài cũng nhấn mạnh vào vai trò của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới trong việc thực hiện hòa bình thế giới.

Các sự kiện tổ chức cho giới trẻ tham gia được dự trù sẽ thực hiện tại Sydney và Melbourn trong thời gian Ngài viếng thăm. Ban tổ chức dự trù sẽ có khoảng 20,0000 người tham dự các sự kiện này trên toàn quốc. Ðó sẽ là chuyến hành hóa thứ Năm của Ðức Ðạt Lai đến Úc Châu và Tân Tây Lan.


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 08 năm 2006

Tri chúng: Anitya

Tri chúng điền khuyết: Nhu Phuc

Môn học: Lớp Phật Giáo Sử

Bài học: CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT - Phần II: Sau ngày thành đạo

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Phuc, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Upekha, Bich Thu, Karuna, Gioi Huong (tin tức), Sangkhaly (rời room đúng giờ).
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Tinh Tan, Nhu Phuc.

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya, Tinh Tan, Bich Thu

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan - NguonDucHanh - Bich Thu (Bài Học, Đố Vui, Tin Tức & Post End)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): Upekha, Nhu Phuc.

Thông báo (nếu có): Dhamma10 xin nghỉ làm MC đến tháng 9.
Lớp Phật Giáo Sử

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Phần II: Sau ngày thành đạo

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư
_____________

Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. Đại lược

Hỏi: Xin cho biết đại lược về bài học.

Ðáp:
Những gì diễn ra trong vòng 2 tháng sau ngày thành đạo là thời điểm xác định hướng đi, đại nguyện, và tính tự nhiên của quả vị toàn giác. Đức Thế Tôn đã nhận vật thực cúng dường từ hai thương buôn, cho họ qui y, ban xá lợi tóc và chúc phúc cho họ. Tất cả đều là tư cách tự nhiên của một vị Phật Chánh Đẳng Giác. Ngài dùng Phật trí quán chiếu vạn pháp với phản ứng đầu tiên là những pháp giác ngộ quả thật vô cùng thậm thâm vi diệu. Điều nầy dẫn đến câu hỏi là liệu chân lý thâm sâu nầy có thể được lãnh hội bởi chúng sanh ? Đây cũng là một tự nhiên của nhất thiết chủng trí. Chính trong thời gian nầy Đức Phật đã có những quyết định trọng đại về nền tảng giáo pháp qua bài kinh chuyển pháp luân.

II. Nội dung chính

Hỏi: Xin đơn cử vài điểm tiêu biểu của bài học hôm nay ?

Ðáp: Gặp những đàn tín đầu tiên

Ngài dành ra bốn tuần lễ quán tưởng dưới cây bồ đề, rồi sau đó lên đường. Trên đường đi, các cô con gái của Ma vương ra sức dùng sắc đẹp để quyến rũ Ngài. Đức Thế Tôn không chút động lòng và bảo họ hãy tránh xa ra. Ngài nói với họ rằng những cố gắng của họ chỉ có thể thành công với những người đàn ông không biết kềm chế dục vọng chứ với Ngài thì không. Sau đó, Đức Phật gặp hai lái buôn là Tapussa và Bhallika, họ cúng dường cho Đức Phật một ít cháo lúa mạch và mật ong. Hai người này đã là những tín đồ tại gia đầu tiên của Đức Phật và đây là bước khởi đầu cho sự hình thành một đám rất đông tín đồ thế tục.

Phản ứng đầu tiên khi quán chiếu sự thâm sâu của chánh pháp

Thế là trong lòng Đức Thế tôn bắt đầu suy nghĩ. Ngài tự nhủ:

“Ta đã vượt qua biết bao gian lao thử thách mới ngộ được Chánh Pháp. Có nên phổ biến ngay từ lúc này chăng ? Do con người còn mang nặng tham ái và sân hận, có thể họ không hiểu được chân lý”.

Trong khi Ngài đang do dự thì Phạm thiên (Brahma) và chư Thiên khác đến tha thiết yêu cầu Ngài nên thuyết giảng Chánh Pháp (Dhamma) để chỉ ra con đường giải thoát cho nhân loại. Đức Thế tôn phân vân không biết nên truyền Chánh Pháp cho ai trước tiên, bởi những vị thầy cũ của Ngài là A-đà-la Ga-đà-na và Ưu-đà Già-la-ma-tử, những người có thể hiểu được Chánh Pháp thì nay đã lìa trần.

Chuyển pháp Luân

Ngài lên đường đi Ba-la-nại (Banaras) để giảng đạo cho năm người bạn đồng tu đã thất vọng từ bỏ Ngài trước đây, hiện còn ở tại đó. Ngài đi đến vườn nai Rsipatana (Sarnath) ở gần Ba-la-nại. Các bạn đồng đạo của Ngài đã từ bỏ Ngài từ khi Ngài nhận lấy thức ăn của bà Sujāta vì họ cho rằng Ngài đã từ bỏ sự khổ hạnh để chọn lấy sự sống đầy đủ. Nên khi thấy Ngài đến, họ không biểu lộ sự tôn kính đối với Ngài. Nhưng khi Ngài tiến lại gần thì họ liền bị khuất phục bởi sắc diện uy nghi tỏa rạng của Ngài nên bất giác cùng đứng lên mời Ngài ngồi. Đức Phật sau đó đã giảng bài Pháp đầu tiên cho họ, qua đó nhằm chuyển động bánh xe Pháp luân (Dhammacakkapavattana).

III. Người Xưa Chốn Cũ

Hỏi: Bodh Gaya là xứ nào ? Sahampati là ai ?

Đáp: Bodh Gaya
là nơi Đức Phật thành đạo. Gaya là một thị trấn nhỏ bên bờ sông Niranja (Ni Liên Thiền). Từ Gaya đến Bodh Gaya khoảng 4 km. Chữ Bodh có nghĩa là giác ngộ bởi vì Đức Thế Tôn thành đạo ở nơi nầy.

Sahampati là tên của một vị phạm thiên ở cõi Đại Phạm Thiên. Là vị tôn trưởng (jettha-Mahābrahmā) của cõi nầy. Vị phạm thiên được ghi nhận trong nhiều giai thoại liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Câu chuyện được ghi đậm nét nhất là việc thỉnh Phật chuyển Pháp Luân.

IV. Chữ và nghĩa

Hỏi: Những từ thành đạo, đắc đạo, liễu đạo, đạt đạo, ngộ đạo, chứng đạo khác nhau hay giống nhau ?

Ðáp:
Từ đắc đạo được dùng chung. Từ thành đạo chỉ để nói về sự đắc đạo của Đức Phật (không dùng cho các đệ tử Phật). Từ đạt đạo dùng phổ biến trong thiền tông chỉ một người phá được công án. Từ liễu đạo trong một số bản văn chỉ cho sự thăng hóa lúc lâm chung. Tự ngộ đạo thường dùng để chỉ cho sự "gặp đạo" không hẳn là đắc đạo. Từ chứng đạo chỉ cho sự giác ngộ qua kinh nghiệm bản thân.

V. Học và hỏi

Hỏi: Phật giáo Bắc Truyền cho rằng Đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp, những gì xẩy ra dưới cội bồ đề chỉ là sự thị hiện. Quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy ra sao về điều nầy ?

Ðáp:
Quan điểm của Phật giáo nguyên thủy về điểm nầy rất đơn giản: từ phàm sang thánh phải có một điểm thay đổi. Điểm đó là sự thành đạo. Bảo rằng thành đạo dưới cội bồ đề hay trước đó từ vô lượng kiếp cũng không thay đổi sự thật là: Đức Phật trước khi giác ngộ cũng là một chúng sanh như bao chúng sanh khác. Có thể nói rằng lập luận cho rằng Đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp chẳng những không cần thiết mà còn tạo nên bao điều vấp váp rắc rối. Nên hiểu rằng quan niệm của Phật giáo Bắc Truyền đặt cơ sở trên giáo lý Tam Thân (trikāya) mà thị hiện là lập luận chủ yếu giải thích cho những mâu thuẩn giáo lý hậu thời.


VI. Đố Vui

1. Nói về sự Thành đạo của Ðức Phật, điều nào dưới đây chính xác:

a. Sự chứng tri niết bàn đối với Phật Toàn Giác, Ðộc Giác, Thinh Văn Giác không có sự khác biệt.
b. Chư Phật Toàn Giác tự mình giác ngộ, chư vị Thinh Văn Giác thì phải nhờ Phật Toàn Giác khai thị (dù trực tiếp hay gián tiếp).
c. Chư Phật Ðộc Giác không có khả năng quãng diễn những điều mình giác ngộ như Phật Toàn giác. Chư vị Thinh Văn Giác thì có thể.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

2. Người cư sĩ đầu tiên qui y Tam Bảo là:

a. Bà Sujata.
b. Hai thương buôn Tapussa và Bhallika.
c. Cha mẹ của Yassa.
d. Câu a và c đúng.

3. Có câu : Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn (thân người khó được, Phật Pháp khó được nghe). Nhiều người Phật tử không thấy được 2 điều trên là "hiếm quý" bởi vì ?

a. Sống trong xứ gạo không thâý gạo là quý.
b. Không thấy được tỷ số chênh lệch lớn giữa chúng sanh sanh làm người và chúng sanh sanh vào đọa xứ.
c. Chưa ý thức được giá trị thâm sâu của Phật Pháp.
d. Cả ba điều trên.