Thứ Hai, 17 tháng 7, 2006

Lớp Phật Giáo Sử

"2500 YEARS OF BUDDHISM" - 2500 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

---o0o---


Chương II: Origin Of Buddhism - Nguồn gốc Đạo Phật

Phong Tục Tế Lễ (Cult Of Sacrifice) (tt)

Tác giả P. V. Bapat
Việt dịch Hữu Song Nguyễn Đức Tư

______________

Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. Toát yếu: Những điểm chính

Các giáo phái tà kiến ngoại đạo và lý thuyết cùng cách hành trì của họ.

II. Nội dung chính

II - 11: Người ta không được biết gì nhiều về các hệ phái khổ hạnh không thuộc Vệ Đà, nhưng có thể tìm được một ít thông tin về các hệ phái này trong các cuốn sách như Suyagada, cuốn sách thứ hai của kinh điển Kỳ Na giáo Shvetambara (Shvetambara Jaina Canon) viết bằng tiếng phổ thông (Prakrit), và trong các cuốn kinh Phật giáo rải rác như kinh Sa môn quả (Samannaphala-sutta) trong Trường Bộ kinh (Digha-nikaya) bằng tiếng Pāli. Các hệ phái này dĩ nhiên là tôn vinh giáo lý của các nhà tiên tri của họ và kết tội những giáo phái chống lại họ. Không thể có được một thông tin đáng tin cậy nào từ những nguồn tư liệu này.

II - 12: Cũng nên xét qua tên gọi của một số giáo phái khổ hạnh và những gì được thể hiện qua các đặc điểm bề ngoài. Trong văn hệ Bà la môn thì có những cái tên như Parivrajaka (du sĩ, hay còn gọi là Maskarin), Tapasa và Mundaka. Du sĩ có nghĩa là “người nay đây mai đó”, không có chỗ ở lâu dài. Qua nghiên cứu các giới luật của họ, ta thấy có lẽ các tu sĩ khổ hạnh này không ở lâu một chỗ nào ngoại trừ trong mùa mưa; họ phải đi lang thang nơi này nơi khác, không có chỗ ở cố định. Một số trong tay họ chống một cây gậy tre gọi là maskara. Hai đặc điểm này có lẽ cũng thường được thấy ở các hệ phái khác, nhưng là điểm bắt buộc của nhóm tu sĩ khổ hạnh. Cái tên Tapasa (có nghĩa là “mộc mạc” - tapas) chẳng hạn, khiến nghĩ đến một giới luật dựa trên sự thanh đạm hay hành xác dưới nhiều hình thức như ăn chay, chỉ sống bằng nước lã và thức ăn tồi tàn, theo một thực chế đặc biệt, hoặc chỉ di chuyển hạn chế trong một vùng nào đó, nhất là ở mạn phía Nam hoặc phía Bắc những con sông thiêng liêng như sông Hằng. Lại có hệ phái mang tên của một đề mục trong kinh Upanishads, như Mundaka. Một đặc điểm của hệ phái này là các thành viên đều cạo trọc đầu. Việc cạo đầu chứ không để tóc dường như là điều thường thấy ở cả các hệ phái Vệ Đà và không phải Vệ Đà, như được nói đến trong Suttanipata. Có những hệ phái mang tên tương ứng với sự ăn mặc của họ: phái thì mặc áo trắng (shvetambara) phái thì mặc áo màu (geruya), còn có phái thì không mặc gì cả. Chất liệu vải dường như cũng là một đặc điểm phân biệt, như cái tên Keshakambalin dùng cho phái Ajita cho thấy. Tất nhiên là các thành viên của mỗi hệ phái làm theo cách làm của giáo chủ chí tôn của họ.

II - 13: Phân tích các tư liệu giáo lý và triết lý của các hệ phái không thuộc Vệ Đà, người ta thấy con số những giáo chủ hay các nhà tư tưởng này cùng các trường phái của họ thật là to lớn. Kinh Kỳ Na kể đến 363 vị, nhưng theo các kinh thư Phật giáo thì con số này là 62 hoặc 63. Kỳ Na giáo xếp 363, trường phái của họ thành bốn nhóm lớn có tên là Kriyavada (thuyết nghiệp báo), Ajnanavada (Bất khả tri luận) và Vinayavada (Giới luật tì ni). Mahavira được kể là vị đứng đầu của Kriyavada. Giáo lý cơ bản của Kriyavada cho rằng cái khổ là kết quả của những việc con người làm chứ không phải do một cái gì khác gây ra, rằng con người có thể thoát khỏi vòng luân hồi bằng sự nhận biết chân lý tối thượng và bằng những việc làm tốt của mình. Giáo lý này công nhận sự hiện hữu của linh hồn hay tự ngã, thế giới này và thế giới sau khi chết, các yếu tố vĩnh cửu và không vĩnh cửu trong thành phần của thế giới vật chất, có sự sống và sự chết, có thiên đàng và địa ngục và cho rằng sự khổ là do những nguyên nhân mà ta có thể ngừa tránh được.Theo kinh sách Kỳ Na giáo thì Ajita Keshakambalin là vị đứng đầu của Akriyavada, được xem gần như tương ứng với trường phái Lokayatika hay Carvaka (duy vật cổ sơ). Theo trường phái này thì sát sinh không có tội, và tận hưởng khoái lạc của cuộc đời không có gì là sai trái. Người đứng đầu trường phái Ajnanavada có thể là Sanjaya, người mà Phật giáo gọi là Viksepavadin, hay một người không đứng hẳn về một quan điểm nào. Trong kinh sách Kỳ Na, không thấy nói đến một luận sư nào tin theo phái Vinayavada, có lẽ vì quá nhiều không thể kể tên hết. Các sử liệu Phật giáo phê phán Vinaya mà gọi họ là Silabbataparamasa (giới phòng hộ), một chủ thuyết tìm giải thoát qua các phát nguyện hành trì khổ hạnh trong tu viện. Phật giáo cũng chỉ ra những điều nguy hiểm của giáo lý này, đó là nó có thể đưa người ta đến chỗ kiếm tìm lạc thú hoặc đến sự khắt khe trong việc tu hành. Họ cũng đề cập đến nhiều vấn đề không thể giải đáp và không được giải đáp. Cho dù những vấn đề ấy có được bàn luận và giải đáp thì con người cũng không thể đến gần chân lý hơn được, mà ngựơc lại, còn có thể bị lạc lối. Sanjaya dường như đã tránh né trả lời các vấn đề này do sự e ngại hoặc không biết, còn Kỳ Na giáo thì giải đáp nó trên một cách liều lĩnh bằng thuyết khả thể (doctrine of many possibilities) hay là Anekanta.

II - 14: Trong văn hệ Phật giáo thường có sự đề cập đến sáu vị tiền bối vào thời Đức Phật, ví dụ như trong kinh Trường Bộ (kinh Sa môn quả, và một bản tương ứng bằng tiếng Phạn). Qua những sự đề cập này, người ta được biết vua A-xà-thế (Ajatashatru) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) đã gặp một số giáo chủ này và đề nghị riêng từng vị một hãy nói ra rõ ràng không quanh co kết quả của những việc làm khổ hạnh của họ. Tất cả họ đều là những người nổi tiếng trong nước vì là người sáng lập ra các trường phái tôn giáo có nhiều người theo. Trong sách trên có nói đến danh tánh các vị này cùng tóm lược giáo lý của họ. Tuy nhiên, có thể các thông tin này đã bị làm sai lạc vì được đưa ra từ những người chống đối; thực ra thì sự trình bày sai lạc này có thể một phần là do chủ ý và một phần là do không biết. Mặc dù thế, cũng nên nghiên cứu qua các quan điểm của họ đê có thể nhận định và đánh giá đúng quan điểm của người sáng lập ra đạo Phật.

Bản Anh Ngữ

II - 11:
There is little information on the non-Vedic ascetic sects, but some can be found in such works as the Suyagada, the second book of the Shvetambara Jaina Canon in Prakrit, and in scattered Buddhist sutras like the Samannaphala-sutta in the Digha-nikaya in Pāli, and its Sanskrit counterpart in the Gilgit MSS. These sects naturally glorify the teachings of their own prophets, and condemn those of their opponents. None the less some reliable information can be had from these sources.

II - 12: It may be useful to consider a few names of the ascetic sects and the light they throw on their external characteristics. In Brahmanical literature the names, Parivrajaka, also called Maskarin, Tapasa and Mundaka occur, Parivrajaka literally means one who goes round and has no permanent domicile. From a study of the rules of discipline, it appears that these ascetics did not generally stay long at one place, except perhaps during the rains; they were expected to wander from place to place to place, and to have no fixed residence. Some of them carried a bamboo staff, called mascara. These two features were probably common to many sects, but they must have been a special characteristic of a particular group of ascetics. The name Tapasa, for instance, suggests a code of discipline based on tapas, or self mortification in various forms, such as fasting, living on water and coarse food, subsisting on a particular diet, or restricting one’s movements to a particular region, preferably the northern or southern bank of sacred rivers like the Ganga. It is interesting to note that a sect and an Upanishadic text bear the same name, Mundaka. A special feature of this sect was that its members shaved their heads. The saving of the head instead of wearing long hair seems to have been common to both Vedic and non-Vedic sects as appears from a reference in the Suttanipata 7. There were some sects which bore names to correspond with the mode of their dress. Some used white garments (shvetambara), some coloured (geruya), while others went naked. The material of the garment also seems to have been a distinguishing feature as the term Keshakambalin applied to Ajita indicates. The members of each particular sect, no doubt, followed the practice of their respective teachers.

II - 13: An analysis of the doctrinal or philosophical tenets of the non-Vedic sects shows that the number of such teachers or thinkers and their schools was very large. The Jaina sutras mention as many as 363, while according to the Buddhist sutras the number is 62 and 63. The Jainas group their 363 schools broadly into four, namely, the Kriyavada 8, the Akriyavada, the Ajnanavada 9 and the Vinayavada, Mahavira being shown as the champion of Kriyavada. The principal tenets of the Kriyavada school are that misery is the result of one’s own acts, and is not caused by anything else; that release from samsara can be secured by knowledge of the highest truth and by good conduct. The doctrine admits the existence of soul or self, this world and the next, the eternal and non-eternal elements in the constituents of the physical world, birth, death, heavens and hell; and holds that there are causes of misery which can be controlled. According to Jaina sources, Ajita Keshakambalin is the champion of the Akriyavada which roughly corresponds to the Lokayatika or the Carvaka school. According to this school, there is no sin in killing, and there is nothing wrong in enjoying the pleasures of the world The Champion of Ajnanavada may be Sanjaya whom the Buddhists called Viksepavadin, or one who did not adhere to any view categorically. No specific mention of any teacher who believed in the doctrine of Vinayavada is found in Jaina sources, possibly because there were too many to be named. Buddhist sources condemn the doctrine of Vinaya which they seem to have called Silabbataparamasa, the doctrine of liberation through monastic vows and conduct. Buddhists also point to the dangers of this doctrine, namely, that it might lead either to pleasure-seeking, or to rigidity in religious exercises. They also refer to many unanswerable and unanswered problems. Even if these are discussed or settled, one is no nearer the truth; on the contrary, the danger of going astray cannot altogether be ruled out. Sanjaya seemed to have avoided answering these questions out of fear or ignorance, while the Jainas answered these questions out of fear or ignorance, while the Jainas answered them boldly by their doctrine of many possibilities or Anekanta.

II - 14: There are frequent references in Buddhist literature to some six senior contemporaries of the Buddha, for instance, in the Digha-nikaya (the Samannaphala-sutta and its counterpart in Sanskrit). It appears from the context of these references that Ajatashatru, the king of Magadha, met a number of these teachers and asked them each separately to state in clear and unambiguous terms the result of their ascetic practices. All of them were wellknown in the country as founders of religious schools with large following. Their names and the special doctrines they held are briefly stated in the text. It is possible, however, that the information supplied is prejudiced as it emanates from their opponents; in fact, the mis-statements they make are partly due to design and partly to ignorance. All the same, it is interesting to study their views in order to understand correctly as well as to appreciate the views of the founder of Buddhism.

III. Câu đố

1. Hình thức sinh hoạt nào mà Tăng chúng Phật giáo làm giống như các du sĩ ngoại giáo ?

a. Việc tế lễ.
b. Việc an cư mùa mưa.
c. Việc khổ hạnh.
d. Không có trường hợp đó.

2. Ðức Phật khuyến khích các đệ tử hành đầu đà khổ hạnh, sự khổ hạnh đó có giống như khổ hạnh của ngoại đạo không ?

a. Không giống, vì khổ hạnh của ngoại đạo không đưa đến diệt phiền não.
b. Cũng giống, vì đều là hạnh tu khe khắc.
c. Hình thức thì giống nhưng tâm lý thực hành thì khác.
d. Câu a và c đúng.

3. Giữ giới như thế nào không gọi là giới cấm thủ ?

a. Giữ giới luật do Ðức Phật cấm chế.
b. Giữ giới với mục đích ngăn trừ phiền não.
c. Giữ giới để làm cho thân tâm an lạc.
d. Cả ba câu đều đúng.