Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2006


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Diệu Quang

Tri chúng điền khuyết: SC Dieu Tinh

Môn học: Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bài học: Phần VII: Thế giới Nội tại - 7.2. CHÂN LÝ CỦA THẾ GIỚI NỘI TẠI

Giảng Sư Chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TC đk, Minh Lạc, Giới Hương, Sangkhaly, Tri Đat (ĐK: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu) http://bandieuhanh.blogspot.com & http://baidocmc.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya, Diệu Quang, Hạt Cát

Người hoan chuyen bài cho Room: Dieu Quang, Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Nhu Phuc (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nguon Duc Hanh, Nhu Phuc.

Trực room (op): TC dk & NguonDucHanh (clean và trực room), Tieu Long Nu (coi sau nick mới vào room), Hat Cat (trực mic giảng sư).

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Học Chuyên Đề

Phần VII: Thế giới Nội tại

7.2. Chân Lý của Thế giới nội tại
______________

Giảng sư: ĐĐ Tuệ Quyền

I. Toát yếu: Những điểm chính

Đức Thế Tôn thuyết cho các vị Tỷ Kheo về:


- Chấp sự lôi cuốn của thế gian là thường còn, là tự ngã nên ái, sanh y và đau khổ tăng trưởng.

- Vi`đau khổ tăng trưởng, Đức Thế Tôn tuyên bố những người ấy không thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

II. Nội dung chính

Quan niệm của thế gian về cuộc đời

Này các Tỷ-kheo, những ai trong quá khứ, tương lai hay hiện tại là Sa-môn hay Bà-la-môn, thấy những gì ở đời khả ái, hấp dẫn là thường còn, thấy là lạc, thấy là vô bệnh, thấy là an ổn, thấy là tự ngã, những người ấy làm ái tăng trưởng. Những ai làm ái tăng trưởng, những người ấy làm sanh y tăng trưởng. Những ai làm sanh y tăng trưởng, những người ấy làm đau khổ tăng trưởng. Những ai làm đau khổ tăng trưởng, những người ấy không thể giải thoát sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng họ không thể giải thoát khỏi đau khổ.

(Tương Ưng Bộ Kinh, Tập II Thiên Nhân Duyên, Chương I Tương Ưng Nhân Duyên, Đại Phẩm thứ Bảy, Phẩm VI).

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12c.htm

III. Đố vui:

1. Theo Phật giáo thì tự ngã là:

a. Pháp cần phải đoạn trừ
b. Pháp cần phải tri kiến
c. Một ảo tưởng, không phải là cái thật có
d. Cả ba điều trên.

2. Pháp nào dưới đây giải thích sự hình thành và tương quan của các sự vật trong thế giới ?

a. Duyên sinh
b. Duyên hệ
c. Thập nhị nhân duyên
d. Cả ba điều trên.

3. Sa môn, Bà la môn là từ để chỉ cho:

a. Các đẳng cấp của xã hội Ấn Độ
b. Những người xuất gia thời Đức Phật
c. Các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo được dân chúng Ấn Độ tôn trọng.
d. Những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội Ấn Độ.

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2006

No. 0902 NEW (Hạt Cát dịch)

Triển lãm tranh thủy mặc Trung Quốc

với cái nhìn Phật Pháp

của một họa gia Tiệp Khắc

Trung Quốc, Apr 27, 2006 -- Một người Tiệp Khắc phải làm gì với tranh thủy mặc truyền thống Trung Quốc và Phật pháp ? Họa gia Jiri Straka sẽ trả lời câu hỏi này bằng tiếng Quan Thoại một cách lưu loát.

Straka, 39 tuổi, từ Phòng Triển Lãm Quốc Gia Tiệp Khắc ở thủ đô Prague, đang thực hiện một phiên triển lãm tranh thủy mặc của một tác giả tại Viện Cao Ðẳng Nghệ Thuật Thẩm Quyến, Trung Quốc hôm nay 27 tháng 04, 2006 cho đến ngày 8 tháng 05, 2006.

Phiên triển lãm trưng bày hơn 40 họa phầm Straka đã thực hiện trong hơn hai tháng lưu trú tại học viện.

“Ða số cảm hứng về vẽ tranh thủy mặc của tôi đến từ kinh nghiệm của một Phật tử. Tôi xem việc vẽ tranh như một phương pháp đặc biệt thực hành Phật pháp”.

Thuở ban đầu, Straka bị lôi cuốn bởi tranh thủy mặc Trung Hoa từ lúc 13 tuổi, khi anh khám phá một số sách vở về nghệ thuật hội họa Trung Hoa hiện đại trong thư tịch của cha mẹ anh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Straka ghi danh học Hán Ngữ tại Ðại Học Charles ở Prague.

Anh nói “May mắn cho tôi, vào lúc đó, tôi nghe theo lời khuyên của nhà Hán học Oldric Kral rằng tôi phải học thêm nhiều về ngôn ngữ,văn hóa, lịch sử và văn học Trung Quốc trước khi tôi có thể học vẽ tranh thủy mặc”. Sau sáu năm học tập, anh trở nên thành thạo với ngôn ngữ này.

Từ năm 1995 đến 1996, anh nghiên cứu tranh thủy mặc cổ truyền Trung Quốc tại Học Viện Nghệ Thuật Cao Ðẳng Trung Ương tại Bắc Kinh. Tại học viện, anh quen biết một nữ sinh viên đến từ Khu Tự Trị Quảng Tây. Họ kết hôn tại Prague vào năm 1997. Năm 1999, trên một chuyến về thăm quê vợ ở Quảng Tây, Straka đên viếng một ngôi chùa và ở lại đó một tuần lễ và trở thành một Phật tử. Anh nói “Ðối với tôi, Phật pháp quan trọng hơn hội họa bởi vì tôi tin tưởng Phật pháp như là một triết lý của đời sống có thể giải quyết nhiều vấn đề và xoa dịu nhiều nỗi đau thương trong cuộc đời tôi”.

Anh nói thêm “Thật an lạc biết bao khi ở trong một khu rừng trong vài giờ mà không suy nghĩ đến bất cứ việc gì khác.” Khi tôi vẽ, tôi chỉ chọn những đề tài, đối tượng thiên nhiên như hoa lá, bèo mây như một biểu tượng để diễn tả nội tâm của tôi”.

Anh nói những tác phẩm đắc ý của anh trong phiên triển lãm tại Shenzhen là loạt tranh mang chủ đề “Tâm”. Những bức tranh được gợi hứng từ hàng trăm quả tim lợn được bày bán ở chợ ở Quảng Tây mà anh có dịp trông thấy hồi tháng 11 năm rồi, 2005.

“Cái khung cảnh hàng trăm quả tim đẫm máu nằm chồng chất lên nhau thật là kinh khủng, tôi không ngăn được việc thu nhiếp ảnh khung cảnh đó bằng máy ảnh kỷ thuật số của tôi. Tôi nhận thấy mỗi quả tim có một hình dáng khác nhau và mỗi quả đều xinh đẹp như một đóa hoa”. Mượn ý nghĩa về tâm trong Phật Giáo, Straka nói miêu tả trong họa phẩm của anh không phải là khung cảnh kinh khủng mà là cảm xúc của riêng anh với hình ảnh mỗi quả tim giống như một đóa hoa.

Bốn năm trước, Straka trở nên ưa thích ăn vận theo trang phục cổ truyền Trung Quốc. Anh nói “Tôi chỉ vận khi có dịp tại nhà, nhưng sau đó khi thấy nhiều họa gia ở Hồng Kông và Ðài Loan ăn vận như thế ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh, tôi bắt đầu làm giống như vậy.

Năm ngoái, Straka đã bán được 10 bức tranh thủy mặc của anh cho các nhà sưu tầm tư nhân tại Âu Châu, và năm nay anh đã bán được ba bức. Những điều này đã khiến anh tự tin hơn với cương vị một họa gia chuyên môn trong lãnh vực tranh thủy mặc. Anh dự định đưa vợ và cậu con trai 5 tuổi từ Prague đến Băc Kinh trong mùa hè này để sống thường trú tại đây.
No. 0907 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)

Haavard Lorentzen, người có công

đưa Phật giáo vào học đường Na-Uy

(ĐĐ Thích Nguyên Tạng thực hiện ngày 15/07/1995)

Ông Haavard Lorentzen, Hiệu trưởng của một trường trung học ở thành phố Sjovegan, thuộc miền Bắc Na Uy. Ông được xem là người Na Uy đầu tiên có công đưa Phật giáo vào dạy ở hệ thống giáo dục công lập ở tại quốc gia này. Kỳ nghỉ hè năm nay, ông cùng vợ và hai con sang nghỉ mát tại Việt Nam. Trong dịp này chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi ngắn về công việc giáo dục của ông tại Na Uy.

Xin ông cho biết mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này ?

Haavard Lorentzen:
Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, thực tế hơn về Phật giáo VN và Phật giáo Campuchia trong giai đoạn gần đây.

Ông nghĩ gì về Phật giáo Việt Nam ?

Haavard Lorentzen:
Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm VN, trước đây tôi đã từng đến các nước Phật giáo như Ấn Độ, Nepal, Thái Lan và Campuchia. Riêng Campuchia, tôi đã ở lại làm việc 7 tháng cho tổ chức UNESCO (1). Tôi thấy các quốc gia Phật giáo này khác biệt so với VN, hoặc họ theo truyền thống Nam tông hoặc Bắc tông. Nhưng đối với Việt Nam, lại dung hòa được hai tông phái truyền thống này, đặc biệt còn có thêm một tông phái mới là Khất Sĩ (Mendicant Sect). Chùa tháp và Phật tượng ở Việt Nam có nét đẹp rất độc đáo và riêng biệt so với các nước trong vùng. Và theo cái nhìn của tôi, dường như PGVN đóng vai trò chính trong đời sống tinh thần của người dân ở đây.

- Ông biết đạo Phật và học Phật khi nào ?

- Haavard Lorentzen:
Tôi biết đạo Phật từ lúc còn là một sinh viên. Lúc đó, tôi theo học ngành xã hội học (Sociology), tâm lý học (Psychology) và tôn giáo học (Religious studies) trong suốt bảy năm tại đại học Oslo. Riêng tôn giáo học, tôi chọn tôn giáo Ấn độ, đặc biệt tôi chú ý và để tâm nghiên cứu kỹ về Phật giáo và Ấn Độ giáo.

Xin cho biết lý do tại sao ông có thể đưa Phật học vào trong chương trình giáo dục phổ thông ở Na Uy được ?

Haavard Lorentzen:
sau khi tốt nghiệp, tôi được chọn để dạy ngành tâm lý, đạo đức, triết học và tôn giáo học cho học sinh trung học, tuổi từ 16 đến 18 hoặc 20. Riêng tôn giáo học, tôi đã soạn một giáo án về các tôn giáo trên thế giới, rồi trình lên Bộ giáo dục với các đề nghị của tôi, trong đề nghị này tôi trình bày quan điểm của mình về những lợi ích thiết thực nếu học sinh được truyền trao các kiến thức cơ bản, về tôn giáo và đời sống tâm linh, đặc biệt ở đây, đạo Phật là một tôn giáo có thể hướng dẫn cho mọi người tìm thấy được niềm an lạc thật sự ngay trong đời sống này. Sau đó, Bộ giáo dục đã quyết định chính thức đưa bộ môn này vào dạy ở hệ thống Trung học.

Trong tập giáo trình này, học sinh được giới thiệu lược sử và giáo lý căn bản của từng tôn giáo trên thế giới như Ca Tô giáo (Catholicism), Tin lành giáo (Protestant), Hồi giáo (Mohammedanism), các tôn giáo thuộc Ấn độ (Ấn giáo, Bà la môn giáo, Phật giáo), tôn giáo ở Trung Hoa ( Phật, Lão, Khổng giáo), tôn giáo ở Nhật bản (Phật, Thần đạo, Trà đạo)….

- Riêng về Phật giáo, ông dạy những gì ?

Haavard Lorentzen:
Trước tiên tôi giới thiệu sơ lược về Đức Phật Thích Ca Mưu Ni, vị khai sáng Phật giáo, kế đó là nhiều bài giáo lý căn bản như Bốn Chân lý kỳ diệu (Four Noble Truths); Mười hai nhân duyên (Twelve factors of the conditionality of all physical and psychical phenomena) Ba pháp ấn (Three characteristices of life), Năm nguyên tắc đạo đức căn bản (Five moral precepts), và một số bài khác như lợi ích của sự ăn chay và tu thiền; sự khác nhau giữa hai truyền thống Mahayaha và Theravada…

Học sinh có hiểu được những gì ông muốn truyền trao không ?

Haavard Lorentzen:
Tôi cho rằng các em đều hiểu rõ những bài học căn bản trên. Tuy nhiên có một số tỏ ra không chú ý, nhưng một số khác lại thích thú về triết học của PG, trong số này về sau đã theo đuổi ngành Phật học ở đại học. Mặt khác, để giúp các em hiểu rõ thực tế hơn, chúng tôi đã tổ chức nhiều chuyến viếng thăm các Chùa và Tu viện PG trong thành phố Sjovegan và các tỉnh thành lân cận. Trong các chuyến tham quan như thế, các em học hỏi thêm rất nhiều điều như kiến trúc, Phật tượng, nghi lễ….

Có đầy đủ tài liệu Phật giáo cho học sinh nghiên cứu không ?

Haavard Lorentzen:
Tương đối. Chúng tôi đã chú ý đến điều này hơn 15 năm qua. Hiện nay trong thư viện, chúng tôi có một số sách PG do chính người Na Uy viết hoặc phiên dịch, hoặc biên khảo, và còn nhiều tài liệu khác do các tác giả ngoại quốc gởi về tặng như Narada Thera, K. Dhammananda, Tim Dallis. D.T.Suzuki, Thich Nhat Hanh, Dalai Lama, Alan Watts, S. Rahula, Lama Yeshe…

Gia đình và bản thân ông đã áp dụng lời Phật dạy như thế nào ?

Haavard Lorentzen:
Tổ tiên và cha mẹ tôi đều là tín đồ Ca Tô giáo (Catholicism), nhưng tôi và vợ con tôi là Phật tử. Chúng tôi đã quy y và biết ăn chay, cũng như học và hành thiền. Chúng tôi sống ở miền bắc Na Uy, nơi đây vào mùa hè, đến nửa đêm mặt trời mới đi ngủ, nên chúng tôi có nhiều thời gian để hành thiền trong công viên và những khu rừng vắng. Nhưng đến mùa đông, chúng tôi cũng tìm được niềm vui trong lúc trượt tuyết, tôi cho rằng trượt tuyết cũng là một phương pháp tốt để tôi hành thiền, giúp cho tôi tập trung nhanh chóng và dễ dàng.

Câu hỏi cuối cùng: điều gì đã khiến cho ông để tâm nghiên cứu về mối liên hệ giữa PGVN và PG Campuchia, như ông đã đề cập lúc đầu ?

Haavard Lorentzen:
Như đã nói, cách đây mười hai năm, tôi từng sống và làm việc tại Campuchia trong bảy tháng. Trong thời gian đó, hầu như tôi đã đi thăm hết tất cả các chùa chiền ở xứ sở này và rất mừng khi thấy Phật giáo ở đây đã hồi sinh và phát triển sau nhiều năm bị tàn sát dưới chế độ diệt chủng Khmer. Tôi muốn tìm hiểu điều gì đã khiến cho sự hồi sinh này và được biết rằng trong sự khôi phục này, Phật giáo VN đã giúp đỡ rất nhiều. Vì thế trong chuyến viếng thăm này, tôi đã có dịp đến thăm Hòa Thượng Thích Minh Châu và Thượng Tọa Thích Thiện Tâm, (là hai thành viên trong đoàn PGVN sang Campuchia làm lễ truyền giới cho các sư sãi người bản xứ vào tháng 9 năm 1979, do cố Hòa Thượng Bửu Chơn làm trưởng đoàn), để biết thêm nhiều chi tiết về chuyến đi hoằng pháp đó. Sắp tới tôi sẽ viết một bản phúc trình để gởi cho UNESCO với nguyện vọng, xin họ lưu tâm và giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với PG tại campuchia./.

(www.quangduc.com)

Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: “ Bốn thịnh pháp gia đình ”


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, SC Dieu Tinh, Nhi Do Mai, Hat Cat, Chanh Hanh, Khanh Van ( ĐK: Nhu Phuc, Sangkhaly, TieuLongNu )
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan, NguonĐucHanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

“Bốn thịnh pháp gia đình”

Trích “Cư Sĩ Giới Pháp” của TK. Giác Giới
______________

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng

I. Toát yếu: Những điểm chính

Bốn thịnh pháp gia đình là bốn nguyên nhân khiến những gia đình đã đạt đến sung túc về tài sản, giữ được tồn tại lâu dài. Ðó là:

1. Tìm lại cái đã mất
2. Sửa cái đã hư cũ
3. Ăn xài có độ lượng
4. Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo

II. Nội dung chính

"Này các Tỳ kheo, những gia đình nào đạt đến sung túc về tài sản nhưng không được tồn tại lâu dài, tất cả đều do bốn nguyên nhân, hay do một trong những nguyên nhân này. Thế nào là bốn ?

Không tìm lại những gì bị mất, không sửa chữa những gì đã hư cũ, ăn xài không độ lượng, đặt người ác giới vào vai trò chủ đạo.

Đó là bốn nguyên nhân khiến những gia đình đã đạt đến sung túc về tài sản nhưng không được tồn tại lâu dài".

"Này các Tỳ kheo, có những gia đình nào đạt đến sung túc về tài sản, giữ được tồn tại lâu dài, tất cả đều do bốn nguyên nhân, hay một trong những nguyên nhân này. Thế nào là bốn ?

Tìm lại những gì đã mất, biết sửa chữa những gì đã hư cũ, ăn xài có độ lượng, đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo.

Đó là bốn nguyên nhân khiến những gia đình đã đạt đến sung túc về tài sản, giữ được tồn tại lâu dài".
(A.II,249)

Bốn điều kiện này gọi là bốn thịnh pháp gia đình (kulacirat.t.hiti):

1. Tìm lại cái đã mất (nat.t.hagavesanā)

2. Sửa cái đã hư cũ (jin.n.apat.isan°kharan.ā)

3. Ăn xài có độ lượng (parimitapānabhojanā)

4. Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo (Adhipacce sīlavan-tat.hapanā).

III. Câu đố :

1- Vấn đề đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo trong gia đình. Cần được hiểu người đức hạnh ở đây là:

a. Người cư sĩ có tu tập giữ giới
b. Người cư sĩ biết sống theo lẽ phải
c. Người cư sĩ sống không dể duôi
d. Một trong ba điều trên.

2- Nếu chỉ cần có môt điều kiện để làm hưng thịnh gia đình, thì điều nào trong ba điều dưới đây là cần thiết hơn:

a. Biết tìm lại cái đã mất
b. Biết sửa chữa cái hư cũ
c. Ăn xài có độ lượng
d. Điều nào cũng cần thiết.

3- Trong bốn điều làm hưng thịnh gia đình, điều nào có liên quan pháp môn tu tập:

a. Biết tìm lại cái đã mất
b. Biết sửa chữa cái hư cũ
c. Ăn xài có độ lượng
d. Đặt người đức hạnh vào vai trò chủ đạo.

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2006

No. 0904 NEW (Hạt Cát dịch)

400,000 Mỹ Kim

cúng dường cho chùa từ tiền trúng số

Nebraskka: Một bản tường trình của tờ báo Lincoln Journal Star tại Nebraska như sau "Trong bốn năm qua, thành viên của cộng đồng Phật Giáo VN tại Lincoln đã chắt mót, dành dụm cho giấc mộng mua một ngôi chùa mới. Hiện nay thì họ đã có thêm 400,000 USD – cám ơn món quà của Phật tử Ðào Quang, người được chia 15 triệu Mỹ Kim sau khi đóng thuế trên vé số Powerball.

Cộng đồng Phật Giáo VN tại đây với ngôi chùa Linh Quang, đã mua 20 mẫu đất năm 2002 ở đường 33 và West Pleasant Hill để xây dựng một ngôi chùa mới. Ngôi nhà biến cải thành chùa mà Phật tử gặp gỡ, lễ bái hiện nay đã hoạt động từ hồi đầu năm 1990. Căn nhà biến thành chùa nhỏ bé ở Lincoln đã phục vụ cho 1000 gia đình Phât tử sinh sống trong vùng. Ông Ðào Quang là một Phật tử sinh họat lâu năm trong cộng đồng này. Ông là một trong tám nhân viên làm việc trong hãng sản xuất thực phẩm, những người chia nhau số tiền lô trúng Powerball lớn nhất trong lịch sử trúng số ở nước Mỹ hồi tháng hai.

Mỗi người trúng sẽ nhận được 15 triệu mốt Mỹ Kim sau khi đã đóng thuế. Ông Ðào đã cúng dường $400,000 từ món tiền trúng số này đến cho ngôi chùa.
No. 0905 NEW (Hạt Cát dịch)

Trung Quốc làm phim tài liệu

về Ðức Phật tại Bihar

Patna, Ấn Ðộ, Apr 26, 2006 -- Một số nhà làm phim Trung Quốc hiện đang thu hình cho cuốn phim tài liệu về cuộc đời Ðức Phật tại tỉnh bang Bihar, với hy vọng rằng công trình này sẽ giúp dân chúng Trung Hoa hiểu biết nhiều hơn về bậc Ðạo Sư vĩ đại đã khai sáng Phật giáo.

Một nhóm 15 thành viên thuộc Ðài Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc, kể cả chủ nhiệm sản xuất Lee Ziyang Dong và đạo diễn Kin Tiyenu cũng có mặt để thu hình những pho tượng quý hiếm tại bảo tàng viện Patna.

Phần lớn phim được thu hình tại Bồ Ðề Ðạo Tràng, nơi Ðức Phật đản sinh, và tại Nalanda, Rajgrih hồi tháng Hai. Tháp Ðại Giác ở Bồ Ðề Ðạo Tràng được tin tưởng là nơi Ðức Phật chứng đạo hơn 2,500 năm trước.

Mục đích của bộ phim là phố biến cho đại chúng Trung Hoa biết Mạng Mạch Phật Giáo ở tỉnh bang Bihar, Ấn Ðộ. Ðại sứ Trung Quốc tại Ấn Ðộ, ông Tôn Ngọc Tỷ nói với phóng viên tờ báo IANS như trên.

Vị đại sứ nói Trung Quốc và Ấn Ðộ đã đến gần nhau hơn và cuốn phim là một phần của chương trình giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Ông Tỷ nói “Phật tử Trung Hoa háo hức chờ đợi xem cuốn phim này để hiểu biết thêm về mạng mạch Phật Giáo”.

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Tinh Tan

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Pháp tổng trì đầu đề tam – “Tam đề phiền toái”

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Dẫn Nhập hay MC1: SC Dieu Tinh, Tieu Long Nu, Hat Cat.
Tin Tức: TC dk, Nguon Đuc Hanh, Nhi Do Mai, Sangkhaly (ĐK: Mindvox, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Dieu Quang, Nhi Đo Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Nhi Đo Mai, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Nhu Phuc, NguonĐucHanh (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, TieuLongNu.

Thông báo (nếu có):
Lớp A Tỳ Đàm

Pháp tổng trì đầu đề tam –

“Tam đề phiền toái”
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát Yếu - Những Ðiểm Chính


Tam đề phiền toái (Sankilit.t.hatika) là đề tài chiết bán, vô dư, gồm 3 câu pháp :

1- Các pháp phiền toái cảnh phiền não (Sankilit.t.hasankilesikā dhammā).

2- Các pháp phi phiền toái cảnh phiền não (Asankilit.t.hasankilesikā dhammā).

3- Các pháp phi phiền toái phi cảnh phiền não (Asankilit.t.hā sankilesikā dhammā).

II. Nội dung chính:

Tam đề phiền toái (Sankilit.t.hatika) là đề tài chiết bán, vô dư, gồm 3 câu pháp :

1- Các pháp phiền toái cảnh phiền não (Sankilit.t.hasankilesikā dhammā).

2- Các pháp phi phiền toái cảnh phiền não (Asankilit.t.hasankilesikā dhammā).

3- Các pháp phi phiền toái phi cảnh phiền não (Asankilit.t.hā sankilesikā dhammā).

Pháp phiền toái (sankilit.t.ha) tức là những pháp bất thiện (12 tâm bất thiện và 27 tâm sở tương ưng tâm bất thiện), là những pháp bị phiền não làm uế nhiễm, đồng sanh với phiền não (tham, sân, si, vô tàm, vô quý, phóng dật, tà kiến, ngã mạn, hôn trầm và hoài nghi).

Pháp cảnh phiền não (sankilesika), là những pháp nào thành cảnh bị phiền não biết được, là đối tượng sở tri của phiền não; tức là tất cả pháp hiệp thế (81 tâm hiệp thế, 52 tâm sở hợp tâm hiệp thế, 28 sắc pháp).

Như vậy, câu 1 "Các pháp phiền toái cảnh phiền não" là chỉ cho pháp bất thiện, tức 12 tâm bất thiện, và 27 tâm sở hợp tâm bất thiện. Pháp bất thiện là phiền toái vì có phiền não đi chung là cảnh phiền não vì còn thuộc pháp hiệp thế.

Câu 2 "Các pháp phi phiền toái cảnh phiền não" là chỉ cho pháp hiệp thế ngoài ra bất thiện, tức là 17 tâm thiện hiệp thế, 32 tâm quả hiệp thế, 20 tâm tố, 38 tâm sở phối hợp tâm ấy, 28 sắc pháp. Những pháp này là pháp phi phiền toái vì chúng không sanh chung với phiền não; nhưng là cảnh phiền não, vì chúng thuộc pháp hiệp thế.

Câu 3 "Các pháp phi phiền toái phi cảnh phiền não", là những pháp siêu thế, tức là 40 tâm siêu thế, 36 tâm sở phối hợp, và níp bàn. Pháp siêu thế là phi phiền toái vì chúng không sanh chung với phiền não; là phi cảnh phiền não vì chúng không thuộc hiệp thế, không bị phiền não biết được.

III. Câu đố:

1- Tâm thiện nào dưới đây là pháp phi cảnh phiền não:

a. Tâm thiện dục giới
b. Tâm thiện sắc giới
c. Tâm thiện vô sắc giới
d. Tâm thiện siêu thế.

2-Câu nói phiền não tức cảnh bồ đề danh từ phiền não trong câu nói ấy là ám chỉ điều gì ?

a. Cảnh của phiền não
b. Cảnh nghịch lòng
c. Thập phiền não
d. Cả 3 câu đều đúng.

3- Níp bàn là cảnh gì trong những cảnh dưới đây :

a. Cảnh siêu thế
b. Cảnh bồ đề
c. Cảnh giác ngộ
d. Gồm ba cảnh.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2006

No. 0899 NEW (Hạt Cát dịch)

Một hành trình dài đi tìm kiếm chính mình

Bài viết của Lauren Ritchie, một cây bút của tờ báo địa phương Orlandosentinel.com, Florida
Published April 26, 2006

Florida, Hoa Kỳ -- Khi giới trẻ trong lứa tuổi 20 bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa của đời sống, họ thuờng tìm kiếm một cách nhanh chóng.

Khi nó xảy ra với những người ở lứa tuổi 50 như chúng ta, coi chừng đấy. Sự việc chắc chắn khác hơn.

Ngày nay, Mark Winwood bắt đầu một cuộc mạo hiểm thay đổi đời sống, và cảm ơn kỹ thuật, chúng ta có thể mang mối xúc cảm này đi cùng với anh.

Như bạn đang đọc chuyên mục này, chàng phóng viên 54 tuổi, người đặc biệt chuyên về vấn đề pháp lý chắc là đã đến gần Hy Mã Lạp Sơn ở Ấn Ðộ. Anh đã dự định chạy trốn khỏi Delhi với cái nóng 109 độ bằng hỏa xa, chạy trốn cái không khí ô nhiễm ngột ngạt màu nâu để tìm tới một miền núi non mát mẻ hơn.

Winwood đã sống tại Yalaha, Florida trong ba năm qua, đang phục hồi từ một cuộc ly dị thương tâm và sự vỡ nợ của công ty thông tin pháp lý chấm com của anh ở thành phố New York. Anh chọn sống ở Yalaha để được gần gũi với 3 đứa con của anh đang sống tại Longwood. Vài hôm trước, anh gửi một email thông báo rằng anh đang tiến tới “The Big Show - Màn Trình Diễn Vĩ Ðại”

Tất cả những điều này bắt đầu hồi năm ngoái, khi Winwood trải qua một tháng trường lang thangở Ấn Ðộ và chấm dứt tại Dharamsala, trú xứ lưu vong của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma

Khi Winwood ở tại Dharamsala, anh ta đã đắm chìm trong nhiều chương trình văn hóa Phật Giáo Tây Tạng. Trong một lớp nấu ăn, anh làm bạn với hướng dẫn viên có tên là Singhi, một người từng chạy trốn đến Ấn Ðộ. Winwood đã viết lại câu chuyện của Singh, độc giả có thể tìm đọc thêm trên mạng tại địa chỉ http://www.timesoftibet.com/articles/493/1/The-Brother .

Chuyến đi đó không đủ để thỏa mãn.Winwood. Bây giờ anh đang nghe theo tiếng nói của trái tim trở lại Ấn Ðộ, hầu tìm kiếm thêm nhiều ý nghĩa của Phật giáo.

“Trọng điểm của sự quan tâm của tôi là am hiểu tận tường để nắm bắt và giải thích (cho bản thân tôi và những người khác) rằng tại vì sao mà người ta sinh sống ở dưới một hoàn cảnh khốn khó như vậy, trông thấy văn hóa của họ bị xâm thực bởi ảnh hưởng của phương Tây trên đời sống căn bản hằng ngày, bị ép buộc phải sinh sống trong cảnh đọa đày từ một vùng đất rất phong phú về địa lý, văn hóa, lịch sử, tâm linh và chủ nghĩa cá nhân cùng thẩm mỹ v.v…Winwood viết những điều này trong một email trong đêm hôm trước ngày khởi hành.

“Không nghi ngờ rằng Phật Pháp đóng một vai trò, nhưng tới cấp độ nào và chính xác là như thế nào ?”

Winwood dự định viết một quyển sách từ chuyến đi này, nhưng căn nguyên thực sự của chuyến đi này hình như là một cuộc tầm cầu khác- đó là một cuộc đời dài tầm cầu để khám phá những gì thực sự ẩn náo bên trong một con người và tìm hiểu xem nó liên hệ với toàn bộ thế giới như thế nào.

Một số nghi vấn có thể được giải đáp vào tháng 05, khi anh ta bắt đầu một khóa tu học tại một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng trong khu rừng nằm phía trên Dharamsala.

No. 0901 NEW (Hạt Cát dịch)

Chùa Tháp Phật giáo đầu tiên

theo kiến trúc Ấn Ðộ

sẽ được xây dựng ở Trung Quốc

Anil K Joseph

Bắc Kinh, Apr 27 (PTI) -- Một ngôi tháp Phật Giáo đầu tiên theo kiến trúc Ấn Ðộ, không bao lâu sẽ mọc lên ở Lạc Dương, chiếc nôi của Phật Giáo Trung Quốc, coi như là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai quốc gia.

Lễ động thổ đã được cử hành ngày hôm qua 26 tháng 04, 2006 với sự hợp tác xây dựng của chính phủ cả hai quốc gia Trung - Ấn. Ngôi tháp này được dựng lên bên cạnh Bạch Mã Tự ở Lạc Dương, Hà Nam.

Phát biểu trong dịp này, Ðại Sứ Ấn Ðộ tại Trung Quốc, Nalin Surie nói sự kiện “bội phần đặc biệt” kể từ khi tổ chức lễ hội “Năm thân hữu Trung Ấn”.

Không phải là điều trùng hợp mà hai quốc gia quyết định hợp tác xây dựng nên ngôi tháp đầu tiên, theo kiến trúc Ấn Ðộ, trên đất nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ở Bạch Mã Tự, cũng là ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên.

“Ðối với dân Ấn Ðộ chúng tôi, xây cất đền tháp là một hành động của đức tin, một hành động tái thiết và phục hồi di tích cổ xưa là điều đắc dụng, sáng tạo và làm lợi lạc lẫn nhau. Ông Surie nói như trên.

Vị đại sứ nói sự xây dựng ngôi tháp đã thêm một chương mới trong quan hệ văn hóa đôi bên trong thời hiện đại. Nó sẽ giúp chuyển tải văn hóa Phật Giáo truyền thống Trung Hoa - Ấn Ðộ và đẩy mạnh trao đổi cũng như hợp tác giữa hai quốc gia.

Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Mindvox

Môn học: Trung Bộ Kinh Số 46

Bài học: ĐẠI KINH PHÁP HÀNH (tt)


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, Chanh Hanh, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu, Anitya, Tinh Tan (xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox - Chanh Hanh, SC Diệu Tịnh (nếu có vào được sẽ phụ post những câu Pāli trong TBK), Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 46

Ðại kinh pháp hành (tt)
______________

Giảng sư: TT Giác Đẳng

I. TOÁT YẾU

Mahādhammasamādāna Sutta - The greater discourse on ways of undertaking things.

Bản kinh dài về những lối hành xử. (Xem kinh 45)


II. TÓM TẮT

Phật dạy, chúng sinh phần lớn đều mong bớt khổ, thêm vui, nhưng chỉ gặp ít vui, nhiều khổ. Nguyên nhân là phàm phu không tu học thánh pháp, chuyên làm những việc không đáng làm và tránh né những việc đáng làm, khiến cho khổ pháp tăng trưởng, lạc pháp giảm thiểu.

Có bốn pháp hành: hiện tại khổ, tương lai khổ; hiện tại vui, tương lai khổ; hiện tại khổ, tương lai vui; hiện tại vui, tương lai vui.

Hiện tại khổ, tương lai khổ, là trường hợp người hiện tại làm mười nghiệp ác trong tâm trạng đau khổ, khi thân hoại mạng chung sinh vào cõi xấu. Như thuốc đã đắng mà lại độc, làm chết người uống.

Hiện tại vui, tương lai khổ, là trường hợp làm 10 nghiệp ác trong tâm trạng hân hoan, khi chết đọa vào cõi dữ. Như thuốc độc bỏ vào đồ uống ngon ngọt.

Hiện tại khổ, tương lai vui, là trường hợp người từ bỏ 10 nghiệp ác với tâm trạng đau khổ; do duyên từ bỏ ác nghiệp, khi thân hoại mạng chung được sinh vào cõi lành. Như thuốc đắng nhưng làm khỏi bệnh.

Hiện tại vui, tương lai vui, là trường hợp người từ bỏ 10 nghiệp ác với tâm trạng hân hoan, do duyên ấy khi chết tái sinh vào cõi lành. Như thuốc ngon ngọt, lại làm khỏi bệnh.

III. CHÚ GIẢI

Những điều nên làm và không nên làm được đề cập đầy đủ trong kinh số 114 Trung bộ (tập 3).

IV. PHÁP SỐ

Bốn pháp hành, Mười ác nghiệp.

V. KỆ TỤNG

___Hữu tình đều mong mỏi
___Giảm khổ và tăng lạc
___Nhưng gặp điều ngược lại
___Là vui ít, khổ nhiều.
___Giai do vì phàm phu
___Ngu si không hiểu biết
___Không tu học thánh pháp
___Chuyên làm chuyện không đáng
___Tránh né việc đáng làm
___Khiến khổ tăng, lạc giảm.
___Hiện tại khổ, sau khổ
___Là kẻ làm việc ác
___Trong tâm trạng đau khổ
___Khi thân hoại mạng chung
___Sinh vào cõi bất an
___Như thuốc đắng lại độc
___Làm chết người uống ăn.
___Hiện tại vui, sau khổ
___Là làm 10 nghiệp ác
___Trong tâm trạng hân hoan
___Chết đọa vào cõi dữ
___Như thuốc độc giấu ngầm
___Trong đồ uống ngọt ngon.
___Hiện tại khổ, sau vui,
___Là từ bỏ 10 ác
___Với tâm trạng đau khổ
___Khi thân hoại mạng chung
___Ðược sinh vào cõi lành
___Như thuốc đắng, khỏi bệnh.
___Hiện tại vui, sau vui
___Là từ bỏ 10 ác
___Với tâm trạng hân hoan
___Chết sinh vào cõi lành
___Như thuốc ngon lại bổ.
___Lại như mặt trời lên
___Tan mây mù hắc ám
___Pháp hành hiện tại lạc
___Quả tương lai cũng vui
___Do Như Lai giảng dạy
___Phá tan mọi tà thuyết.

VI. ĐỐ VUI: (TT Giác Đẳng biên soạn)

Câu 1: Theo bài giảng của Ngài Bodhi thì Pháp nào dưới đây khó ý thức nhất đối với người bình thường:

a. Pháp hành hiện tại khổ tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại khổ tương lai lạc.
c. Pháp hành hiện tại lạc tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại lạc tương lai lạc.

Câu 2. Một người có nhiều ham muốn nhưng không có tầm nhìn xa thường có sở hành nào trong bốn điều dưới đây:

a. Pháp hành hiện tại khổ tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại khổ tương lai lạc.
c. Pháp hành hiện tại lạc tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại lạc tương lai lạc.

Câu 3. Một người không có cái nhìn xa thường bỏ qua không làm điều nào trong 4 Pháp dưới đây:

a. Pháp hành hiện tại khổ tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại khổ tương lai lạc.
c. Pháp hành hiện tại lạc tương lai khổ.
b. Pháp hành hiện tại lạc tương lai lạc.

No. 0869 NEW (Tinh Tấn dịch)

Trường thương mại Phật Giáo

Được viết bởi Carolina A. Miranda
Posted Sunday, April 02, 2006.

Ông Srikumar Rao muốn sinh viên của ông hành thiền. Ông dạy sinh viên nên trung tín. Với giọng nói ôn hòa, ông yêu cầu họ chấm dứt lối sống trong thế giới “vị kỷ” và khởi sự môt đời sống vị tha. Đó là lời giảng dạy chính đáng trong tu viện Phật giáo, nhưng các môn đồ của ông Rao tụ họp trong một kiểu tu viện khác: trường thương mại.

Nghĩ về điều trên để tự lực đạt văn bằng Thạc Sĩ về Quản Lý Thương Mại (Master Business Administration). Dung hợp triết lý đông phương với hướng dẫn nghề nghiệp, lớp phát triển cá nhân của ông Rao dạy cho các sinh viên ngành thương mại khảo sát những gì mà sinh viên tìm thấy có ý nghĩa trong đời sống và hòa hợp vào việc làm của họ. Mặc dù vài sự hoài nghi ban đầu về cảm giác khó chịu (còn nơi nào khác một MBA tương lai đọc Ram Dass là Dr. Richard Alpert), lớp này là một trong lớp phổ biến tại Trường Thương Mại Columbia, nơi mà ông Rao là một phụ tá giáo sư đại học từ lúc năm 2000. Có đến 200 sinh viên mà nộp đơn cho một lớp chỉ 40 chổ. Các sinh viên được kích động nhờ vào thông điệp của ông Rao, sinh viên đã bắt đầu mở hội cựu sinh viên đại học không chính thức để duy trì sự nhiệt thành khi họ đang tiếp tục để chiến thắng trên thương trường. Mùa thu năm qua Ông Rao đã dạy tại Trường Thương Mại London (London Business School) nơi ông được một số người khác hâm mộ. “Đó là một lớp rất sôi nổi” Cô Mar Doncel, một người làm việc tại ngân hàng và theo đuổi lớp của ông Rao ở London, nói như trên. Cô nói thêm: “Bạn làm việc với tấm lòng thương yêu rộng mở.”

Sinh viên được đòi hỏi tiếp tục ghi lại nhật ký hằng ngày và tham dự khóa tu ngoài trường. Đòi hỏi đọc các lĩnh vực từ các tác phẩm hay như Sáng tạo trong Thương mại đến phim hoặc sách tâm linh như Nghiên Cứu Ấn Độ Huyền Bí (A Search in Secret India). Trong một sự thực hành, sinh viên trải qua một giờ mỗi ngày trong tuần để giúp người khác mà không mong đợi sự đền đáp lại.

Điều trên có lẽ không đem lai sự giải thích cao hơn, nhưng kết quả ngấm xuống đến tận cùng. Ngày nay, một cộng tác viên của công ty GE (General Electric) tại Stamford, Connecticut, ông Sreedhar Kona nói rằng những kỷ thuật đã làm ông trở thành một người trong đội ngũ tốt hơn. Ông nói: “Trước đây, có lẽ tôi không làm gì ngoài phần hành của tôi để giúp đồng nghiệp, bây giờ, tôi giữ vững lập trường rằng thành công của một dự án là điều quan trọng. Tôi có nhận điểm hay không chẳng thành vấn đề đối với tôi nhiều.” Cô Doncel nói rằng ngay cả khóa học làm phát triển tình thân của cô với người bạn đồng hành của cô. Cô nói: “Đó là rất ít về những điều nhỏ nhặt và nhiều hơn về những gì mà chúng tôi muốn trong cuộc sống.”

Ông Rao đang nghỉ phép có lương từ trường đại học Long Island tại Brookville, tiểu bang New York, nơi ông dạy lớp thương mại từ lúc 1994, đang mở rộng sứ mệnh của ông ngoài phạm vi các sinh viên ngành thương mại. Một quyển sách cơ bản trên những nguyên lý của ông, “Bạn sẵn sàng để thành công chưa ?”(Are You Ready to Succeed ?) được xuất bản đầu năm nay, và gần đây ông khởi sự dạy các lớp chuyên đề căn bản trên lớp thương mại cho đại chúng.

Cuối cùng ông Rao tin cậy vào các sinh viên về việc tạo ra một nền đạo đức chân thật trong thương mại, nền đạo đức không cho phép làm một sự tai tiếng như công ty Enron. Ông thích hình dung những gì một thế hệ của các thương gia vị tha có thể làm cho thế giới. “Trong khoảng một thập niên tời, các sinh viên của tôi sẽ ở trong những vị trí lãnh đạo” ông nói với một nụ cười thỏa mãn. “Và sinh viên sẽ hỏi, tôi có thể làm thế nào để được tốt hơn ?”
No. 0900 NEW (Nguồn trang Quảng Ðức)

Vĩnh biệt giáo sư Minh Chi,

người thầy tận tụy

Sài Gòn, 26.04.2006 -- Sau một năm dài lâm bệnh, gia đình cùng y Bác Sĩ Bệnh Viện Thống Nhất đã tận tâm điều trị, nhưng do tuổi già sức yếu nên Giáo sư Minh Chi (thế danh Đinh Văn Vinh) đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 25.04.2006 (nhằm ngày 28.03.Bính Tuất), hưởng thọ 87 tuổi. Ông nguyên là : Ủy Viên hội Đồng trị sự TW – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; Phó viện trưởng viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Khoa Học – Giáo vụ học viện Phật giáo Việt Nam tại Sài Gòn.

Tưởng niệm Phật tử học giả Minh Chi.

Nghe tin ông mất, thật là đau xót vì từ nay Phật giáo mất đi một người Phật tử trí thức chân chính và Viện Nghiên Cứu mất đi một Phó Viện trưởng, nhà nghiên cứu, dịch giả… Mặc dù ông ngã bệnh mấy tháng qua sau lần phẫu thuật, nhưng nghe ông mất thật là bất ngờ. Nói bất ngờ là vì tinh thần minh mẫn, và nghị lực phi thường của ông ở tuổi 80 mà vẫn phục vụ tốt cho Viện Nghiên cứu nhiều lĩnh vực.

Ông sinh năm 1920, mất vào lúc 3h45 ngày 25/04/2006 (28.03.Bính Tuất) thọ 87 tuổi. Có thể nói ông như một đại thọ trong giới nghiên cứu và dịch thuật ở Việt Nam. Ông đã để lại cho đời khoảng 20 đầu sách đã và đang in đồng thời hàng ngàn bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, xã hội văn hóa và tâm linh.

Trong các giảng đường Đại học ở xã hội hay trong Phật giáo đều có dấu ấn để lại của ông. Phong thái thân thiện, cởi mở nhiệt tình khi giúp cho sinh viên hay những nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về văn hóa đất nước hay Phật giáo Việt Nam ông đều sẵn lòng. Khi nghiên cứu được một vấn đề, hoặc có một tư liệu quí hiếm giới thiệu, Ông vui vẻ cho photocopy. “…Ông bảo: một cuốn sách thật sự có nghĩa khi được nhiều người tiếp nhận, bởi đó là thông điệp của tác giả, nếu chúng ta quí hoặc trân trọng mà đem cho nó vào tủ khóa lại thì tội nghiệp cho cuốn sách đó lắm” Triết lý và nhân cách sống giản dị và khiêm tốn của ông đã để lại một ấn tượng đẹp cho người tiếp xúc.

Một lần nọ chúng tôi hỏi ông, động lực nào mà Thầy có được một khả năng làm việc không biết mỏi mệt và nguồn sống tràn đầy sinh lực, mặc dù đã trên 80 ? Ông bảo: “ Tôi học theo gương của quí Ôn và được sự chỉ bảo tận tình của H.T .Thích Minh Châu. Đồng thời tôi luôn áp dụng lời Phật dạy qua 4 bộ Nikāya nên nội tâm tôi được nhiều an lạc; chứ thật tình tuổi cao sức yếu, lẽ ra chỉ ở nhà hoặc mất lâu rồi. Quả là Phật độ thôi!”

Đấy là một nét đẹp ở Ông, khó tìm được một người giống như vậy ở thế kỷ thứ 21 này. Ông là người Phật tử, nhưng lại am tường giáo lý sâu sắc nên bản thân chúng tôi vẫn xem ông như một vị thầy bởi sự thể hiện tinh thần hội nhập “trần bất nhiễm trần” tính triết lý của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông như một vì sao sáng giữa bầu trời Phật giáo, càng nhìn càng sáng!

Sài gòn, ngày 25/04/2006

Lệ Thọ

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2006


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết: TLN

Môn học: Lịch Sử Phật Giáo

Bài học: Những ngày cuối đời Đức Phật (tt).


Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Khanh, Tinh Tan, Chanh Hanh (ĐK: Nhi Đo Mai, Mindvox, Sangkhaly (roi room dung gio), Nguon Đuc Hanh, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com/

Người mở room: Mindvox, Hat Cat, Nhi Do Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hat Cat (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk) Mindvox

Người post bài cho Room: Mindvox - NguonĐucHanh - TinhTan - NhiDoMai.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonĐucHanh, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Tinh Tan, NguonDucHanh, NhiDoMai.

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Giáo Sử

Những ngày cuối đời Đức Phật (tt)

(TK Giác Giới biên soạn)
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính

Di ngôn của Ðức Phật với Ngài Ānanda và chúng đệ tử:

a. Không nên bận tâm làm vẻ vang nhục thể của Ðức Phật.

b. Giáo Pháp và Giới Luật đã được Như Lai truyền dạy và quảng bá rộng rãi. Khi Như Lai nhập diệt rồi thì Giáo Pháp và Giới Luật ấy sẽ là Đạo Sư của chúng con.

c. "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực liên tục chuyên cần."

II. Nội dung chính

Đức Phật ban di ngôn đến tôn giả Ānanda :

Đại Đức Ānanda bạch với Đức Phật rằng sau khi Ngài diệt độ, nhục thể của Đức Thế Tôn phải được tôn vinh như thế nào ? Đức Phật trả lời:

"Này Ānanda, con không nên bận tâm với việc phải làm vẻ vang nhục thể của Như Lai. Hãy chú tâm vào hạnh phúc châu toàn (Đạo Quả A La Hán) của chính con. Hãy tận lực tinh tấn để thành đạt hạnh phúc châu toàn của chính con. Hãy cố gắng, cần mẫn chuyên chú, quyết tâm mưu tìm sự tốt đẹp cho chính con. Có những người chiến sĩ sáng suốt, những vị Bà La Môn và những người cư sĩ trí tuệ, tin tưởng vững chắc nơi Như Lai. Hãy để những người ấy tôn vinh và làm vẻ vang nhục thể của Như Lai."

Nghe lời giáo huấn quý báu cuối cùng ấy, Đại Đức Ānanda đi sang một bên và đứng khóc, bụng nghĩ rằng:

"Than ôi! Ta chỉ là một tu sĩ có pháp học nhưng chưa được hoàn toàn giải thoát, cần phải thực hành nữa. Nhưng sau cùng, Đức Đạo Sư sắp tịch diệt, Đức Thế Tôn mà ta vô cùng quý mến."

Đức Phật cho gọi Ngài đến và dạy:

"Hỡi Ānanda, chớ nên phiền muộn. Chớ có khóc than. Như Lai đã từng dạy rằng tất cả chúng ta đều phải phân ly, cách biệt, và xa lìa những gì mà ta quý mến và thân yêu. Này Ānanda, con đã tạo nhiều phước báu. Con sẽ sớm thanh lọc mọi ô nhiễm."

Và Đức Phật tán dương công đức của Đại Đức Ānanda, rồi dạy Ngài Ānanda vào thành Kusinara báo tin cho hoàng tộc Malla về sự nhập diệt sắp đến.

Hoàng tộc Malla được báo tin, dắt vợ con đến khóc đảnh lễ Đức Phật.

Quang Cảnh Cuối Cùng

Đức Phật dạy Đại Đức Ānanda:

"Này Ānanda, có thể con sẽ nói rằng Giáo Huấn Tối Cao không còn thầy giảng dạy. Chúng con không còn Đạo Sư.

"Không nên, Ānanda, con không nên suy tư như thế. Giáo Pháp và Giới Luật đã được Như Lai truyền dạy và quảng bá rộng rãi. Này Ānanda, khi Như Lai nhập diệt rồi thì Giáo Pháp và Giới Luật ấy sẽ là Đạo Sư của chúng con.

"Sau khi Như Lai nhập diệt, chúng Tăng có thể, nếu chúng Tăng muốn như vậy, hủy bỏ những học giới nhỏ nhen và không quan trọng."

Bản chú giải ghi nhận rằng thay vì dùng mệnh lệnh cách (imperative form) bảo phải làm thế nào, Đức Phật chỉ dùng tiếp thuộc cách (subjunctive) trong lời dạy trên. Nếu ý Ngài là muốn hủy bỏ các học giới nhỏ thì Ngài đã dùng mệnh lệnh cách rồi. Đức Phật biết trước rằng về sau, khi chủ tọa cuộc Kết Tập Tam Tạng Lần đầu tiên, với sự đồng ý của chúng tăng, Đại Đức Kassapa sẽ không hủy bỏ một học giới nhỏ nhen nào. Vì Đức Phật không dạy rõ, và các vị A La Hán không thể quyết định nên hủy bỏ học giới nhỏ nào, nên các ngài giữ nguyên vẹn tất cả.

Một lần nữa Đức Phật dạy chư đệ tử như sau :

"Nầy các đệ tử , nếu các con còn bất luận một phân vân thắc mắc nào có liên quan đến Phật, Pháp, Tăng, Đạo, hay Phương Pháp, hãy nêu lên những câu hỏi. Về sau chớ ăn năn hối tiếc vì nghĩ rằng: "Lúc ấy, ở trước mặt Đức Thế Tôn mà ta không hỏi."

Tất cả chư vị đệ tử đều im lặng .

Lần thứ nhì và lần thứ ba. Đức Phật lặp lại câu nói. Lần thứ nhì, lần thứ ba, các vị đệ tử vẫn giữ im lặng.

Rồi Đức Phật dạy : "Có lẽ vì tôn kính Như Lai nên các con không nêu lên câu hỏi. Vậy nếu có thắc mắc, hãy thổ lộ với một đạo hữu khác."

Các vị tỳ khưu vẫn giữ im lặng.

Nhân đó Đại Đức Ānanda bạch với Đức Phật như sau : "Quả thật kỳ diệu! Bạch Đức Thế Tôn. Quả thật tuyệt vời! Bạch Đức Thế Tôn. Con lấy làm hoan hỷ. Không có một đệ tử nào còn bất luận một hoài nghi hay thắc mắc về Đức Phật , Giáo Pháp, Giáo Hội Tăng Già, về Con Đường hay về Phương Pháp."

"Nầy Ānanda, con nói điều ấy theo đức tin của con. Nhưng Như Lai hiểu biết rằng trong chúng Tăng đây không có ai còn hoài nghi hay thắc mắc về Giáo Pháp, về Giáo Hội, về Con Đường hay về Phương Pháp. Trong năm trăm đệ tử , nầy Ānanda, người chậm trễ nhất cũng đã nhập lưu, không còn phải rơi trở xuống nữa, và đã chắc chắn sẽ chứng ngộ." [24]

Rốt cùng, để khuyên dạy đệ tử, Đức Phật nói lên lời giáo huấn:

"Hãy nghe đây, nầy các đệ tử, Như Lai khuyên các con. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tận lực liên tục chuyên cần."

Đó là di huấn tối hậu của Đức Thế Tôn.

(Trích Đức Phật và Phật Pháp – Nāradamahāthera)

III. Câu đố :

1. Tôn giả Ānanda là vị thị giả của Đức Phật, được nghe nhiều hiểu nhiều Phật pháp. Vì sao đến giờ Đức Phật viên tịch mà Tôn giả vẫn chưa chứng đắc được quả vị Alahán ?

a. Vì tôn giả chỉ học mà không hành
b. Vì tôn giả bận rộn trách nhiệm thị giả
c. Vì chưa hội đủ nhân duyên
d. Câu B và C đúng.

2. Đức Phật dạy rằng : nếu muốn, tăng chúng hãy hủy bỏ những học giới nhỏ nhen tiểu tiết, vì lý do nào Ngài cho phép như vậy ?

a. Vì để có sự thoải mái cho chư tăng sau này
b. Vì trong giới luật Ngài thấy có những điều không cần thiết.
c. Ngài chỉ nói thử lòng các đệ tử xem có kính trọng giới luật không
d. Ngài biết rõ chư thánh đệ tử khi kết tập kinh điển không bỏ bớt nên nói lấy lệ.

3. Khi Đức Thế Tôn gợi ý, vị nào có nghi vấn gì hãy hỏi bây giờ, đừng để hối tiếc về sau. Chư tăng im lặng không có hỏi gì. Điều nào dưới đây là nguyên nhân hợp lý ?

a. Chư tăng đang bận tâm việc Đức Thế Tôn níp bàn nên không hỏi.
b. Chư tăng vì kính sợ Đức Thế Tôn nên không dám hỏi.
c. Chư tăng lúc ấy toàn là bậc thánh nên không có hoài nghi pháp
d. Vì bất ngờ, nên chư tăng không biết phải hỏi gì.

No. 0893 NEW (Nhị Ðộ Mai dịch)

Hội đồng Tăng Già Thái Lan

khiển trách tu sĩ vi phạm giới luật

The Nation, Mon-Apr 24, 2006

Bangkok, Thailand-April 24, 2006 -- Hôm qua Hội đồng tối cao Sangha nói rằng trong năm rồi đã có 513 tu sĩ và sadi vi phạm giới luật với kết quả cho 168 vị trong thời gian thử thách và 72 giải y hoàn tục.

Đa số vi phạm đã xảy ra trong khi đi bát, căn cứ theo con số từ Văn phòng Phật Giáo Quốc Gia, hồ sơ ghi nhận có 376 Tu Sĩ và sa di đã vi phạm giới luật với các lỗi lầm như “y phục không thích đáng, cách ứng xử trong khi đi bát hay chỉ nhận hiện kim v.v ..., người phát ngôn nhân của hội đồng nói như trên.

78 vị Tu Sĩ và sa di khác đã vi phạm các giới như trú ngụ qua đêm tại khu vực cộng đồng hoặc tại nhà cư dân, 26 người cờ bạc hay nghiện ngập, 25 đã cho rằng “ lầm đường lạc lối” và 2 người đã quan hệ tình dục với phụ nữ, người phát ngôn nói.

Đa số một phần ba những tu sĩ phạm luật xảy ra tại Bangkok , có 168 vị Tu sĩ và sa di, so với 344 trên toàn quốc và một người sống ở nước ngoài, phát ngôn viên nói.

Lời cảnh tỉnh đã được đưa ra cho 233 vị tu sĩ và sadi, 168 cho cơ hội thử thách và 72 đã bị trục xuất, phát ngôn viên nói, cộng thêm vào đó, những ai giả mạo tu sĩ để nhận tiền bạc đều đã bị giao trả lại cho cảnh sát.
No. 0897 NEW (Hạt Cát dịch)
Du khách Trung Quốc có thể ...bất bình

khi thăm viếng Bihar

TIMES NEWS NETWORK, April 25, 2006

Patna - Hoa Thị Thành, Ấn Ðộ -- Công dân Trung Quốc sẽ có thể bất bình khi biết được rằng một phi cơ thuộc loại Boeing 747 không thể đáp xuống Patna tức Hoa Thị Thành - Thủ Phủ của tỉnh bang Bihar. Căn cứ theo Ðại sứ Trung Quốc Tôn Ngọc Tỷ tại Ấn Ðộ, một số lãnh đạo và công dân giàu có Trung Quốc muốn viếng thăm thánh địa Phât Giáo bằng phi cơ riêng của họ ít nhất là được đáp xuống Patna.

Ðại sứ Tôn Ngọc Tỷ, vốn đang công tác ở Bihar, đã gặp bộ trưởng du lịch Nand Kishore Yadav hôm thứ Hai 24 tháng 04 và nêu lên vấn đề thiết bị tại phi trường Patna.

Ông Tỷ nói “Một vài nhà lãnh đạo, thương nhân và đại gia muốn thăm viếng Bihar, nhưng họ không có nhiều thời gian đi lại trên đường, một phi cơ thuộc loại lớn như Boeing 747 có thể đáp xuống Patna được chăng ? Ông Yadav đã cho nhân viên thuộc cấp tìm hiểu và không bao lâu thì được biết không thể. Chiều dài của phi đạo tại phi trường Patna khoảng 6,770 bộ trong khi Boeing 747cần một phi đạo dài khoảng 8,000 bộ để hạ và cất cánh.

Dù vậy, Ông Tôn Ngọc Tỷ nói rằng chuyện hợp tác tốt hơn giữa hai quốc gia sẽ nâng cao con số du khách từ Hoa lục đến Bihar.

Tuy nhiên, ông đã diễn tả sự bất bình trên việc thiếu thốn các thiết bị hạ tầng cơ sở tương xứng, đặc biệt là tại Gaya và Nalanda. Dân chúng rất thân thiện và Bihar là một địa điểm rất ý nghĩa, nhưng đường xá thì nên cải thiện tốt hơn.

Vị đại sứ nói rằng phái đoàn của ông hiện đang tiến hành chuẩn bị một cuốn phim tài liệu sẽ mang về Trung Quốc trình chiếu để cho du khách trong tương lai có cái nhìn rõ hơn về Bihar.

Ông cũng thỉnh cầu sự giúp đỡ của Ông Yadav trong việc cho phép phái đoàn làm phim được thu hình một số pho tượng hiếm hoi tại Viện Bảo Tàng Patna. Ông đại sứ cũng nói gần nói xa về khả năng thu hút người dân Trung Hoa đầu tư tại Bihar. Mặc dù ông không cho biết thêm chi tiết, nhưng qua cách nói của ông, người ta có thể cảm nhận rằng “ Trung Quốc và Ấn Ðộ có thể hợp tác để cải thiện hạ tầng cơ sở ở Bihar và đẩy mạnh phát triển”.

Ông đã được xem qua một phim tài liệu về Mạng Mạch Phật Giáo, cũng là phim truy nguyên các mối liên hệ về Phật Giáo giữa hai quốc gia.

Hiện nay, số du khách Trung Hoa đến thăm các địa điểm Phật Giáo tại Bihar rất ít. Giữa số du khách ngoại quốc, những người đến từ Nhật Bản và Thái Lan đứng đầu danh sách.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2006


Nhật Hành

Ngày: 25 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Nhị Độ Mai

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: AN LẠC

Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Phuc, Sangkhaly, Tieu Long Nu, Mindvox (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Dharma10, Anitya, Nguon Duc Hanh) http://baidocmc.blogspot.comhttp://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Tinh Tan, Nhu Phuc, Nguon Duc Hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh , Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Pháp Phổ Thông

An Lạc
______________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát Yếu: Những điểm chính


a. Con người được an lạc, không sợ hãi khi không quấy động đến kẻ khác.

b. Được an lạc khi biết tự bảo vệ mình và tha nhân bằng phương pháp chánh niệm, nhẫn nại và từ bi.

c. Được an lạc khi biết giử sáu căn thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh để phát triển giới, định, tuệ.

II. Nội dung chính

CON NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM MỌI THỨ

Khi ta biết sống như một con người thực sự không làm quấy động kẻ khác, ta có thể sống an lạc, không một điều gì sợ hãi trong tâm.

Theo Đức Phật, chính ta là kẻ tạo ra định mệnh của mình. Ta không thể đổ lỗi cho ai vì ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về kiếp sống của chính ta. Đời ta có tốt hơn hay xấu hơn cũng là do ta làm ra. Và vì chúng ta đã biến chúng thành kiếp sống này nên cũng bằng quyền lực của chính mình, chúng ta có thể vượt qua những ảnh hưởng xấu và trau dồi bản tính tốt. Nếu chúng ta càng biết trách nhiệm về hành động của mình nhiều hơn, chúng ta có thể duy trì hòa bình và hạnh phúc. (Vì Sao Tin Phật)

TỰ BẢO VỆ

"Bảo vệ mình là bảo vệ người khác"

"Bảo vệ người khác là bảo vệ mình"

"Và làm thế nào một người trong khi bảo vệ mình là bảo vệ người khác? Bằng cách luôn luôn và thường xuyên tu tập thiền định.

"Và làm thế nào một người, nhờ bảo vệ người khác lại là bảo vệ mình? Bằng nhẫn nại và chịu đựng, bằng bất bạo động và sống lương thiện, bằng từ-ái và từ bi" (Satipatthanam Samyutta, Câu 19)

Bây giờ chúng ta bước sang mặt đạo đức về sự thật này. Tự bảo vệ phẩm hạnh sẽ bảo vệ người khác, cá nhân và xã hội, chống lại những say mê phóng dật và những thôi thúc ích kỷ của chính mình. (Vì Sao Tin Phật)

BÀN VỀ "SÁU CĂN THANH TỊNH" [^]

Hãy dùng một ví dụ : Sáu căn như cái gương, sáu trần là bóng dáng phản chiếu trong gương. Thức là con người phân biệt bóng dáng phản chiếu trong gương.

Nếu vậy thì vì sao nói "sáu căn thanh tịnh ?". Bởi vì sáu căn là công cụ của sáu thức. Sáng tạo ra hành vi thiện ác lại do tác dụng của 6 căn.

Công phu tu trì đạo giải thoát khỏi sinh tử không ở ngoài ba môn học : "giới, định, tuệ". Nhưng, gốc chủ yếu của trí tuệ là giới và định. Do đó, công phu nhập môn phải bắt đầu từ thân và tâm, tu thân và tu tâm. Loại bỏ hết niệm ác gọi là tu tâm. Công phu chủ yếu tu tâm là tập thiền định. Loại bỏ mọi hành vi bất thiện gọi là tu thân; công phu tu thân chủ yếu là giữ giới. Mục đích giữ giới là hộ trì các căn, không để cho các chuyện xấu, lọt qua các căn, vào tới nội tâm, gieo rắc hạt giống sinh tử luân hồi.

Sáu căn tuy vẫn tiếp xúc với 6 trần nhưng đã không bị 6 trần chi phối, mê hoặc, dám tới tạo nghiệp nữa. Vì vậy mà gọi là sáu căn thanh tịnh.

Mục đích của tu tập 6 căn thanh tịnh là để đoạn tuyệt và siêu việt lên trên dòng chảy sinh tử luân hồi. (Phật Giáo Chính Tín)

No. 0894 NEW (Hạt Cát dịch)

Vị cứu tinh của loài động vật,

chó, mèo tại Bồ Ðề Ðạo Tràng

By Srikant, New Kerala, April 24, 2006

Gaya, India -- Lại một buổi sáng trong lành khác ở Gaya, thành phố thánh địa. Bọn trẻ con tíu tít đến trường, cha mẹ chúng thì vội vội vàng vàng rảo chân đến sở hoặc đi mua sắm cho kịp lúc. Chỉ có bọn nhà chó vô chủ là đang háo hức mong đợi phiên hội kiến hằng ngày của chúng với một phụ nữ mong manh yếu đuối – Adrina Ferranti - người đã dùng phần lớn cuộc đời để chăm sóc cho những người cũng như thú vật bị bỏ rơi, hoặc vô chủ đang bị bệnh tật và sống khổ sở vất vưởng trong thành phố thánh địa Gaya.

Gốc gác sinh trưởng tại Ý nhưng bà Adrina Ferranti đã chọn lựa Gaya là Nghiệp Ðịa của Bà.

Ðó là một cuộc hành trình đăng đẳng kể từ khi Bà viếng thăm lần đâu tiên nơi đây vào năm 1987, và cuối cùng, năm 1992 Bà đã sáng lập tổ chức Maitri –tiếng Sankrist nghĩa là Từ Tâm, một tổ chức thiện nguyện với mục đích cứu vớt những sinh vật bị bỏ rơi, lạc lõng, con người lẫn động vật, tại Bồ Ðề Ðạo Tràng. Với một dự án quy mô, Quỹ Thiện Nguyện MaiTri cần sự yểm trợ của mọi người.

Bà nói “Tôi là một Phật tử. Tôi thực sự tin rằng thú vật và loài người có cùng tâm thức. Quan tâm tới tình trạng của động vật ở đây tôi trở nên bức xúc về đời sống của chúng. Tôi cảm nhận sự đau khổ của chúng cũng giống như của con người. Tôi đến đây để giúp đỡ người nghèo khổ, nhưng, cùng lúc, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng có trách nhiệm phải chăm sóc cho chúng nữa”

Mặc dù mục đích chính của tổ chức Maitri là nhắm vào những chú chó vô chủ ngoài đường, đặc biệt là trong mùa đông, tổ chức cũng thực hiện việc triệt sản cho chúng vớ sự yểm trợ của một số tổ chức ngoại quốc.

Ðối với động vật bị thương tật, tổ chức Maitri có cả bác sĩ thú y để chăm nom cho chúng..

“ Một cách căn bản, chúng tôi cứu vớt những con chó bị bỏ rơi, đặc biệt là những con hoàn toàn không có khả năng tự sinh tồn, những con vật bị đau khổ về các chứng bệnh như ung nhọt, lở loét, rụng lông. Chúng tôi được hướng dẫn bởi Bà Ferranti, nhận dạng và mang chúng đến đây để cung cấp bất cứ phươg tiện y tế nào khả dĩ. Chúng tôi, đặc biệt, cung cấp trị liệu các bệnh tật về da ”. Một tình nguyện viên làm việc cho trung tâm Maitri nói như trên.

Bà Ferranti cũng thiết lập một khu vực nhỏ trong khuôn viên trung tâm Maitri, riêng biệt, như là một khu mộ địa dành để chôn cất những con vật kém may mắn không phải chết vất vưởng ngoài thiên nhiên.

Bên cạnh những con chó, Ferranti còn hy vọng sẽ thành lập một nơi nuôi dưỡng trâu, bò được cứu vớt từ lò sát sinh. Nhưng có một chỗ thích đáng để an bài cho tất cả trong khuôn viên Maitri thì chẳng khác nào một giấc mộng, chuyện khó mà thực hiện.
No. 0895 NEW (Hạt Cát dịch)

Chính phủ Trung Ương Ấn Ðộ chuẩn chi

2.2 triệu USD cho Học Viện Phật Giáo

Greater Kashmir Online,

Jammu, Kashmir (India) April 24, 2006 -- Chính phủ Trung Ương Ấn Ðộ đã chuẩn chi 90.14 triệu đồng Rupee tức là khoảng 2.12 triệu USD cho Học Viện Phật Giáo Trung Ương ở Ladak cho tài khoản năm nay.

Ngân khoản sẽ được tháo khoán cho học viện trong hình thức yểm trợ tài chánh dưới đồ án Kế Hoạch và Phi Kế Hoạch. Trong tài khoản năm ngoái, chính phủ trung ương đã tháo khoán con số 45 triệu Rupee với danh nghĩa yểm trợ tài chánh đến cho học viện.

Học Viện Nghiên Cứu Phật Giáo Trung Ương, Leh-Ladakh, Vốn là Trường Triết Học Phật Giáo trước kia, được thành lập năm 1959 theo chỉ thị của Ngài Pandịt Jawaharlal Nerhu với sự hợp tác của Lama Rev. Kushok Bakula Rinpoche.

Nó được đăng ký dưới danh nghĩa J&K Societies và về sau được sáp nhập với Ðại Học Sampurananand Sankrist, Varanasi, UP. Bộ Văn Hóa, Chính phủ Ấn Ðộ đã yểm trợ cho học viện này kể từ năm 1962.

Mục đích chính của Học Viện là khắc ghi vào tâm tưởng sinh viên trí tuệ của tư tưởng và văn chương Phật Giáo, cũng như làm cho sinh viên quen thuộc với những đề tài hiện đại, phiên dịch và xuất bản những bộ kinh hiếm hoi quý giá và những công trình thích đáng với nghiên cứu Phật Giáo. Học Viện truyền đạt học thuật trong tất cả mọi lãnh vực thuộc về nghiên cứu Phật Giáo đến cho các lama trẻ và tất cả những sinh viên nào quan tâm đến vấn đề này.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2006


Nhật Hành

Ngày: 24 tháng 04 năm 2006

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học: Thanh Tịnh Đạo - Phần Thứ Tư: ÐỊNH - PHÂN TÍCH ÐỀ MỤC ĐẤT (Pathavī - kasina - niddesa) _ SƠ THIỀN

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Dharma10, Tinh Tan, Hat Cat, Gioi Huong (tin tức). (ĐK: Sangkhaly (rời room đúng giờ), Nguon Duc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu).
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk & Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Thiền Học

THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOÁT YẾU

(Trích dẫn tài liệu do TT Thích Phước Sơn biên soạn)

PHẦN THỨ HAI - ÐỊNH (tiếp theo)


--ooOoo--

CHƯƠNG IV

ÐỊNH - PHÂN TÍCH ÐỀ MỤC ĐẤT

(Pathavī - kasina - niddesa)


SƠ THIỀN

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Sơ thiền là tầng thiền thứ nhất hành giả chứng và trú được sau khi đắc định do hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp, có tầm, có tứ, với hỉ lạc do ly dục sinh; từ bỏ 5 pháp, đạt được 5 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính, và Sơ thiền nầy thuộc biên xứ đất.

II. Nội dung chính

Ðến đây, hành giả hoàn toàn ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, có tầm, có tứ, với hỉ lạc do ly dục sinh; từ bỏ 5 pháp, đạt được 5 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính, và Sơ thiền nầy thuộc biên xứ đất.

Hoàn toàn ly dục nghĩa là thoát khỏi mọi dục vọng, vì dục là cái đối nghịch với so thiền. Nếu có dục thì không thể đắc Sơ thiền, cũng như có tối thì không có sáng. Danh từ "dục" bao gồm nhiều thứ; Ðó là dục kể như đối tượng, tức là những sắc pháp dễ ưa thích, và dục kể như cấu uế như vibhanga nói: "Ðam mê là dục, thèm muốn là dục, khát khao là dục".

Ly bất thiện pháp là xa lìa các triền cái khác ngoài dục. Như vậy, ly dục là từ bỏ cái nhân của tham, còn ly bất thiện pháp là từ bỏ cái nhân của si. Ly dục là thanh tịnh thân nghiệp, ly bất thiện pháp là thanh tịnh ý nghiệp. Nói cách khác, ly dục tức là thân viễn ly còn ly bất thiện pháp tức là tâm viễn ly.

Ở đây, cũng nên hiểu thêm về ý nghĩa của dục. Chữ dục thường dùng để dịch các từ chanda, kāma vā rāga. Chanda rất thông dụng, có nghĩa là hăng say, ham muốn tốt hoặc xấu. Kāma chỉ chung ngũ dục thuộc dục giới, còn theo nghĩa hẹp là dâm dục. Nếu kāma kết hợp với chanda thì thành ra kāmacchanda nghĩa là dục tham. Rāga là ham muốn, thèm khát theo ý xấu.

Ở trên nói đạt được năm pháp tức chỉ cho 5 thiền chi là tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm.

Tầm (vitakka) là trạng thái hướng tâm đến một đối tượng; nhiệm vụ nó là đập mạnh vào. Tứ (vicāra) là tư duy được nâng lên cao độ. Ðặc tính của nó là liên tục nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ của nó là khiến cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng. Mặc dù tầm và tứ không rời nhau, nhưng tầm có nghĩa là sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, như đánh lên một tiếng chuông. Còn tứ là buộc tâm vào một chỗ, như rung chuông. Hơn nữa, tầm được ví như bàn tay nắm chặt cái đĩa kim loại bị hoen rỉ, còn tứ như bàn tay chà xát cái đĩa ấy bằng một mảnh dẻ tẩm dầu. Hoặc khi ta vẽ một cái vòng tròn thì cây kim cố định giữa trung tâm ví như tầm, cây kim di động vòng quanh cái tâm điểm đó gọi là tứ. Sơ thiền được xảy đến cùng lúc với tầm và tứ nên được gọi là "Câu hữu với tầm tứ".

Hỉ là trạng thái tươi tỉnh, mát mẻ. Nó gồm có 5 cấp bậc từ thấp lên cao: tiểu hỉ; hỉ như chớp nhoáng; hỉ như mưa rào; hỉ nâng người lên và hỉ sung mãn. Tiểu hỉ chỉ có thể là dựng lông tóc trong người mà thôi. Hỉ như chớp nhoáng thỉnh thoảng lóe lên. Hỉ như mưa rào nổi trên cơ thể liên tục, như sóng vỗ vào bờ. Hỉ nâng người có thể làm cho thân thể mất trọng lượng và bay bổng lên. Hỉ sung mãn là toàn thân được thấm nhuần, như cái chai đổ đầy nước.

Năm thứ hỉ nói trên, khi được làm cho chín muồi thì sẽ viên mãn 2 thứ khinh an là thân khinh an và tâm khinh an. Khinh an được làm cho chín muồi sẽ viên mãn 2 thứ lạc là thân lạc và tâm lạc. Lạc được ấp ủ làm cho chín muồi, sẽ viên mãn 3 thứ định là định chốc lát, định cận hành và định an chỉ.

Lạc (sukha) là sự hài lòng, sự hạnh phúc. Ðặc tính của nó là làm thỏa mãn. Dụng của nó là tăng cường độ các pháp tương ứng. Tướng của nó là sự hỗ trợ.

Khi hỉ lạc được liên kết, thì hỉ có nghĩa "hài lòng vì đạt được điều mong ước", còn lạc là "kinh nghiệm thực thụ đối với điều đã đạt được". Có hỉ tất nhiên có lạc, nhưng có lạc thì không nhất định có hỉ. Hỉ thuộc hành uẩn, lạc thuộc thọ uẩn. Lúc một người khát nước kiệt sức trên sa mạc mà thấy được vũng nước ven rừng, người ấy sẽ có hỉ, nếu người ấy đi đến uống nước ấy thì sẽ có lạc.

Nhất tâm hay định là tâm chuyên chú vào một đối tượng duy nhất.

Sơ thiền là cấp thiền đầu tiên đối với các cấp bậc khác. Chứng (upassampajja) là đạt đến, là thể nhập, đến nơi, sờ chạm, thực hiện. Trú (viharati) là an trú trong tư thế thích hợp đối với cấp thiền đã đạt được.

Từ bỏ 5 pháp tức là từ bỏ 5 triền cái (tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi). Mặc dù lúc đắc thiền, các pháp bất thiện khác cũng được từ bỏ, nhưng chỉ có 5 pháp nầy là đặc biệt chướng ngại đối với thiền.

Khi tâm bị tham dục chi phối do thèm muốn các đối tượng sai khác, thì không thể tập trung vào một đối tượng duy nhất. Khi tâm bị nhiễm độc bởi sân thì không thể sinh khởi hỉ lạc. Khi tâm bị hôn trầm, thùy miên chi phối, thì rất khó điều phục. Khi bị trạo hối quấy nhiễu, thì tâm trở nên bất an, lăng xăng. Khi hoài nghi nổi lên thì tâm không thể bước lên đạo lộ để đắc thiền.

Những ví dụ về 5 triền cái: Tham dục được ví như một tô nước có trộn lẫn các màu xanh, vàng, đỏ, trắng. Sân được ví như một nồi nước đang đun sôi sùng sục. Hôn trầm được ví như một hồ nước bị rong rêu che phủ. Trạo hối được ví như một hồ nước bị gió chao làm cho nổi sóng. Nghi được ví như một hồ nước bị khuấy bùn đục ngầu. (Tương Ưng bộ kinh, Chương II, phẩm VI, mục 55, tr. 126-129)

Tốt đẹp ở 3 phương diện là chỉ cho 3 giai đoạn đầu, giữa và cuối. Ở Sơ thiền, sự thanh tịnh đạo lộ là chặng đầu; sự tăng trưởng xả là chặng giữa và sự toại ý là chặng cuối.

Mười đặc tính là chặng đầu có 3, chặng giữa 3 và chặng cuối 4. Chặng đầu 3 đặc tính là: tâm được lọc sạch chướng ngại do thiền; nhờ lọc sạch nó chuẩn bị cho trạng thái quân bình ở chặng giữa tức tịnh chỉ tướng; nhờ tâm đã chuẩn bị, nên dễ thể nhập trạng thái ấy. Chặng giữa 3 đặc tính là: hành giả bấy giờ, với trạng thái xả, nhìn tâm đã được thanh lọc; nhìn tâm đã được chuẩn bị cho tịnh chỉ, và nhìn sự xuất hiện của nhất tướng. Chặng cuối có 4 đặc tính là: toại ý vì không có sự quá độ nào trong các pháp khởi lên; toại ý vì các căn chỉ có một nhiệm vụ duy nhất; toại ý vì sự nỗ lực đã có kết quả; toại ý với nghĩa lý thuần thục. Ðó là 10 đặc tính khi một hành giả đã đạt được Sơ thiền.

Khi hành giả đã làm chủ sự tác ý, làm chủ sự chứng đắc, làm chủ sự quyết định, làm chủ sự xuất định và làm chủ sự quán sát, thì lúc xuất khỏi sơ thiền đã trở nên quen thuộc. Vị nầy có thể quán những khuyết điểm của nó như sau: "Thiền nầy bị đe dọa vì gần các triền cái, và các thiền chi còn yếu do bởi tầm, tứ còn thô". Hành giả có thể nghĩ đến Nhị thiền là an tịnh hơn; do đó, chấm dứt bám víu vào Sơ thiền, mà khởi sự làm những gì cần thiết để đạt đến Nhị thiền.

NHỊ THIỀN

Ðến đây, "hành giả làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, nội tĩnh nhất tâm, không tầm, không tứ, với hỉ và lạc do định sanh; Vị ấy từ bỏ 2 pháp, có được 3 pháp,tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến xứ đất."

Làm tịnh chỉ tầm và tứ nghĩa là làm cho tầm và tứ lắng xuống, vượt qua Tầm và Tứ, hai thiền chi này không có mặt ở Nhị thiền.

Nội tĩnh nhất tâm: Nội là phát xuất từ nội tâm. Tĩnh là làm cho tâm an ổn với niềm tin, làm lắng dịu sự dao động. Nhất tâm là làm tâm thuần nhất, vững chãi, là sự tập trung cao độ. Từ nầy chỉ cho định.

Có hỉ và lạc như đã giải thích ở Sơ thiền. Do định sanh nghĩa là sinh từ định của Sơ thiền, hoặc sinh từ định tương ưng.

Từ bỏ hai pháp là từ bỏ tầm và tứ. Có được 3 pháp là có hỉ, lạc và nhất tâm. Những gì còn lại cũng giống như đã nói ở Sơ thiền.

Khi hành giả đã nhuần nhuyễn đối với Nhị thiền, dần dần sẽ thấy rõ Nhị thiền còn có những khuyết điểm. Do đó, hướng đến Tam thiền.

TAM THIỀN

Ðến đây, "Hành giả ly hỉ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, một trạng thái mà các bậc thánh tuyên bố là "Có xả và chánh niệm, trú trong an lạc", và vị này đạt đến Tam thiền, từ bỏ một pháp, có được 2 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến xứ đất. "

Ly hỉ là vượt qua, làm rơi rụng Hỉ ở Nhị thiền.

Trú xả (Upekkha-xả) có nghĩa là ngắm nhìn sự vật khi chúng xảy ra một cách thản nhiên, không thêm không bớt, không thành kiến. Khái niệm xả này gồm có 10 thứ: Xả thuộc 6 căn; Xả thuộc 4 phạm trú; Xả kể như một giác chi; Xả về tinh tấn; Xả về hành uẩn; Xả về thọ uẩn; Xả thuộc tuệ; Xả kể như tính trung lập đặc biệt; Xả ở thiền; Và xả kể như sự thanh tịnh.

Xả thuộc 6 căn là xả ở một vị đã đoạn tận lậu hoặc. Xả kể như một phạm trú là thái độ bình đẳng đối với mọi loài chúng sanh. Xả kể như một giác chi là trạng thái trung tính. Xả về tinh tấn là trạng thái không quá tinh cần, cũng không quá biếng nhác. Xả thuộc hành uẩn là thái độ thản nhiên đối với những triền cái. Xả về thọ uẩn là tình trạng không lạc không khổ. Xả thuộc tuệ là tính cách trung lập đối với sự suy đạt. Xả kể như tính trung lập đặt biệt là một trong 4 pháp thuộc bất định pháp. Xả thuộc thiền là tính vô tư bình đẳng. Xả kể như sự thanh tịnh là loại xả nhờ đã được tịnh chỉ hết các đối lập. Tóm lại, Xả nầy có đặc tính là trung tính; Nhiệm vụ nó là không can dự. Nó được biểu hiện bằng vô dục. Nhân gần của nó là sự từ bỏ hỉ. Ðó là giải thích về Xả. Sau đây, tiếp tục giải thích các vấn đề ở trên.

Chánh niệm tỉnh giác: Vị ấy nhớ lại (sarati) nên gọi là chánh niệm (sati); có sự giác tỉnh toàn vẹn, nên gọi là tỉnh giác (sampajāna). Mặc dù chánh niệm và tỉnh giác nầy cũng hiện hữu ở 2 thiền đầu, nhưng chưa rõ rệt lắm.

Thân cảm thọ lạc là vị này cảm thấy lạc liên hệ đến thân thể, và sau khi xuất thiền vẫn còn lạc.

Tam thiền là theo thứ tự thiền này được chứng vào hàng thứ 3.

Từ bỏ một pháp, có hai pháp là từ bỏ hỉ, khởi lên lạc và nhất tâm. Ðây là những yếu tố căn bản của thiền thứ 3 này. Nhưng hành giả tu tập thiền này đến độ thuần thục, dần dần sẽ nhận ra thiền này vẫn còn khuyết điểm, nên hướng tâm đến thiền thứ tư.

TỨ THIỀN

Bước sang giai đoạn này " Với sự từ bỏ lạc và khổ, với sự biến mất từ trước của hỉ và ưu, vị này chứng và trú Tứ thiền, không khổ, không lạc, có sự thanh tịnh của niệm nhờ xả. " Và như vậy, hành giả đắc Tứ thiền, từ bỏ một pháp, có 2 pháp, tốt đẹp ở 3 phương diện, có 10 đặc tính và thuộc biến xứ đất.

Với sự từ bỏ lạc và khổ là từ bỏ lạc và khổ của thân. Với sự biến mất của hỉ và ưu là sự biến mất lạc và khổ của tâm. Từ trước là không phải ở giai đoạn Tứ thiền mới xảy ra.

Không khổ không lạc: không khổ vì vắng mặt thân khổ; Không lạc vì vắng mặt thân lạc. Bằng câu này, luận chủ nêu lên loại cảm thọ thứ ba trái ngược hẳn với khổ và lạc, chứ không phải chỉ có sự vắng mặt của khổ và lạc mà thôi. Do đó, không khổ không lạc còn gọi là xả.

Từ bỏ một pháp, có được hai pháp là từ bỏ lạc, có được xả - kể như cảm thọ - và nhất tâm. Ðây là những yếu tố căn bản của thiền thứ tư này.

Tóm lại, trải qua các giai đoạn từ Sơ thiền đến thứ tư, dần dần các yếu tố được loại trừ và còn lại như sau:

- Sơ thiền bỏ 5 triền cái, được 5 thiền chi. - Nhị thiền bỏ tầm tứ, còn lại hỉ, lạc và nhất tâm. - Tam thiền bỏ hỉ còn lại lạc và nhất tâm. - Tứ thiền bỏ lạc còn lại nhất tâm và Xả.

Hệ thống 5 thiền

Ngoài ra, có một số luận sư còn chủ trương hệ thống 5 thiền. Hệ thống này chỉ khác hệ thống 4 thiền ở chỗ chia thiền thứ hai thành ra 2 cấp.

III. Câu đố

1. Năm cảnh dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc có "khuyết điểm" nào dưới đây:

a. Hưởng thì ít mà khao khát thì nhiều
b. Năm cảnh thuộc ngoại giới nên tạo nên một thứ "hạnh phúc vay mượn"
c. Vì cảnh không "bền chặt" nên tâm sống trong dục giới thiếu định lực
d. Cả ba câu trên.

2. Tỳ Kheo Nanda vốn rất tương tư vị hôn thê nhưng khi lên cảnh trời thì thấy các tiên nữ đẹp hơn rất nhiều. Vị này khi được hỏi để so sánh thì nói rằng: vị hôn thê giống như con khỉ trong khu rừng cháy. Ðiều đó cho thấy:

a. Tỳ Kheo Nanda là người không có thủy chung
b. Giá trị của cảnh dục có tính tương đối
c. Thiên sắc mới thật sự là tuyệt đối
d. Cả ba câu trên đều đúng.

3. Sự khác biệt giữa tâm thiền và tâm dục giới là:

a. Tâm thiền có khả năng cách ly phiền não
b. Tâm dục giới thiếu sức mạnh của định lực
c. Tâm thiền không chi phối bởi năm triền cái
d. Cả ba câu trên đều đúng.

No. 0892 (Hạt Cát dịch)

Dùng kỹ thuật vệ tinh để

khám phá thêm di chỉ khảo cổ tại Nalanda

Compiled by Tipitaka Network Newsdesk, April 16, 2006

Bihar, Ấn Ðộ -- Hình ảnh được chụp bởi vệ tinh - Satellite có thể được đưa vào để khám phá trong cũng như ngoài khu vực phế tích cổ xưa của Ðại Học Nalanda, khu vực mà các chuyên gia tin rằng các di vật của trung tâm học thuật Phật Giáo Nalanda đã được khai quật chỉ là … hạt cát trong sa mạc.

Bộ trưởng bộ du lịch và văn hóa liên bang, Ambika Soni, người đã ghé viếng thăm Nalanda hồi đầu tuần trong chuyến đi kinh lý quan sát khu du lịch mạng mạch Phật Giáo Bodh Gaya -Rajgir - Nalanda tại Bihar, đã sốt sắng nói rằng hình ảnh do vệ tinh chụp được dùng cho mục đích khai quật trong khu vực là thích đáng. Trong khi hiện nay, phần khuếch trương thêm của phế tích Ðại Học Nalanda trải rộng đến 1.6 km vuông , vậy thì ngôi Ðại Học cổ xưa nhất thế giới được tin tưởng rằng diện tích còn trải trên một vùng rộng lớn hơn nhiều.

Soni nói bà sẽ liên hệ với bộ trưởng liên bang bộ khoa học kỹ thuật, ông Kapil Sibal, về sự khả thi sử dụng hệ thống vệ tinh trong việc định vị Nalanda để xem còn di chỉ nào của đại học cổ xưa có thể khai quật nữa hay chăng. Bà nói “ Ngay cả khi nhìn vào các di chỉ mà chúng ta đã khai quật, ấn tượng mà mọi người nhận ra là nó phải là một tổng thể rộng lớn hơn ”.

Bà Soni nói bà cũng sẽ liên hệ với thủ hiến bang Andhra Pradesh, ông YS Rajashekhar Reddy rằng thiết bị tối tân khả dụng thăm dò địa hình của tỉnh bang có thể được sử dụng để tìm kiếm những gì có thể còn nằm bên dưới.

Trong suốt chuyến kinh lý, bà Soni cũng đã gặp thủ hiến tỉnh bang Bihar, Ông Nitish Kumar ở Hajipur, than phiền rằng bà không hài lòng về việc có một căn cứ quân nhu bên cạnh một đài kỷ niệm Phật Giáo nổi tiếng tại Rajir, Nalanda.

“Tại sao một căn cứ quân nhu lại có thể được xây dựng trong một khu vực có di sản phong phú của Phật Giáo và Kỳ Na giáo như thế, nó không phù hợp với triết lý bất bạo động của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo” Bà nói như trên khi viếng thăm ngôi tháp Shanti Stupa xây dựng trên một ngọn đồi ở Rajgir.