Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2006

Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

"Mười đức lành của người phật tử"
______________

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng

I. Toát yếu: Những điểm chính


a. Mười đức tính tốt của người cư sĩ theo chú giải ghi chép.

b. Đồng vui cộng khổ với chư Tăng // Khéo giữ gìn thân khẩu // Lấy pháp làm trọng // Vui chia sẻ tùy khả năng // Cố gắng học hiểu giáo lý // Có chánh kiến // Từ bỏ sự bói toán đoán điềm // Không xu hướng Đạo Sư khác // Vui thích trong sự hòa hợp // Thực hành theo giáo lý.

c. Người cư sĩ có mười đức tính này đáng gọi là cận sự nam và cận sự nữ chân chánh đệ tử tam bảo.

II. Nội dung bài học

Trong chú giải có nói đến mười đức lành của người phật tử đã quy y tam bảo như sau:

1. Đồng vui cộng khổ với chư Tăng (san°ghena saddhim. samānasukhadukkho hoti), là khi chúng tỳ-kheo có việc vui hay khổ, thì người thiện tín đều có quan tâm chia sẻ; Tăng chúng vui thì mình hoan hỷ, Tăng chúng khổ thì mình cùng lo.

2. Khéo giữ gìn thân khẩu (kāyikavācasikañca surakkhitam.hoti), là người thiện tín phải có hành vi tốt đẹp, lời nói tốt đẹp.

3. Lấy pháp làm trọng (dhammo adhipateyyo hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống y cứ giáo pháp, lấy chánh pháp làm chuẩn mực, làm căn bản, làm kim chỉ nam.

4. Vui chia sẻ tùy khả năng (yathāthāmenasaom.vibhāgarato'va hoti), nghĩa là người thiện tín có tâm hoan hỷ trong việc bố thí xả tài tùy theo tài sản mình có.

5. Cố gắng học hiểu giáo lý của Phật (jinasāsanam. jānituñca vāyamati), nghĩa là người thiện tín phải cố gắng tìm hiểu học hỏi giáo pháp của bậc Đạo Sư đã dạy.

6. Có chánh kiến (sammādit.t.hiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín phải có tri kiến chân chánh, hiểu đúng với chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não và vô ngã; hiểu biết nghiệp báo luân hồi.

7. Từ bỏ sự bói toán đoán điềm (apagato kouhalaman°galiko'va hoti), nghĩa là người thiện tín không tin theo sao hạn hên xui, mê tín dị đoan.

8. Không xu hướng Đạo Sư khác dù có vì nhân mạng sống (jīvitahetupi aññam. satthāram. na uddisati), nghĩa là người thiện tín không vì nhân mạng sống bị đe dọa hay vì để nuôi mạng mà hướng về thầy ngoại đạo khác bỏ đức Phật.

9. Vui thích trong sự hòa hợp (samaggārāmo'va hoti), nghĩa là người thiện tín luôn luôn sống đoàn kết, không chia rẽ, không phe phái.

10. Thực hành theo giáo lý (sāsane carati), nghĩa là người thiện tín luôn luôn thực hành lời dạy của đức Phật, tinh tấn tu tập.

Đây là mười đức tính tốt đẹp của một người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo, người cư sĩ có mười đức lành này đáng gọi là cận sự nam và cận sự nữ đệ tử tam bảo.

III. Câu đố

1. Người phật tử có đức lành "lấy Pháp làm trọng" nghĩa là:

a. Chỉ tôn trọng giáo pháp, không quan tâm cái gì khác
b. Lấy chánh pháp làm chuẩn mực để cư xử
c. Luôn luôn thực hành theo lời dạy của đức Phật
d. Câu b và c đúng.

2. Người cư sĩ có đặc điểm gì được gọi là người có chánh kiến ?

a. Hiểu đúng lời dạy của đức Phật
b. Hiểu tin lý nhân quả
c. Liễu ngộ tam tướng vạn pháp
d. Gồm cả ba điều trên

3. Tinh thần hòa hợp đúng pháp của người phật tử được biểu hiện qua tính cách:

a. Đoàn kết nội bộ để kháng lại thế lực đối lập
b. Giữ hòa khí, không ly gián chia rẽ
c. Đồng vui cộng khổ với mọi người
d. Hai tính cách b và c.

No. 0840 NEW (Hạt Cát dịch)

Hội nghị nghiên cứu

"Phật Giáo tại Punjab", Ấn Ðộ

Patiala, March 29 -- Trung tâm nghiên cứu Phật Giáo và Tôn Giáo thuộc Ðại Học Punjab hôm 28 tháng 03 đã tổ chức một hội nghị chuyên đề cấp quốc gia với chủ đề “Phật Giáo tại Punjab: Quá Khứ và Hiện Tại”.

Phiên họp đã được chủ tọa bởi giáo sư J.S Greval, cựu Phó Viện Trưởng Viện Ðại Học Guru Nanak Dev Amritsar.

Giáo Sư K.T.S. Sarao, Khoa trưởng phân khoa Nghiên Cứu Phật Giáo đã diễn thuyết về đề tài chính yếu của phiên họp.

Giáo Sư Sarao nói, Phật Giáo, tôn giáo đã một lần phồn thịnh tại Bắc Ấn, bị suy tàn chính yếu là vì thiếu sự liên hệ chặt chẽ giữa các tín đồ.

Thảo luận về những lý do khác nhau trên sự suy tàn và biến mất của Phật giáo từ Punjab, ông đã liệt kê một vài lý do.

Ông cho rằng sự suy đồi đạo đức và luân lý giữa chư tăng ni, sự thù nghịch của Bà La Môn, sự đàn áp bởi các triều đại thuộc Bà La Môn giáo, sự xâm lăng của Hồi giáo và sự phát triển của Ðại Thừa là một số trong những lý do khiến Phật Giáo suy tàn.

Ông cho rằng Phật giáo vẫn tiếp tục duy trì là một tôn giáo đô thị, chỉ bắt nguồn và phồn thịnh tại thành phố, và tín đồ đã không có một điều kiện thiết yếu nào ràng buộc để làm cho bất cứ tôn giáo nào tồn tại.

Giáo Sư Grewal cũng khai mạc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo. Ông nhấn mạnh rằng Punjab đã sản sinh cả hai hạng người chiến sĩ và thánh nhân. Ðó là mảnh đất nơi mà Kinh Vệ đà được biên soạn và là nơi bắt nguồn và hưng thịnh của Phật Giáo Ðại Thừa.
No. 0843 NEW (ÐÐ Uyên Minh)

www.luylau.com

TRƯỞNG LÃO REVATADHAMMA

(Aggamahapandita, M.A, Ph. D)

Ngài sinh năm 1929, thọ giới Sa Di năm mười hai tuổi và từ bé đã tỏ ra một thần đồng xuất chúng. Năm 23 tuổi ngài tốt nghiệp Cao Ðẳng Pāli và năm sau, 1953, được tổng thống Miến Ðiện trao tặng tước hiệu Pháp sư quốc gia Sāsanadhajasiripavaradhammācariya.

Năm 1956 ngài nhận được học bổng sang du học ở hai đại học tại Benares (Ấn Ðộ) về tiếng Sanskrit và Hindi. Năm 1960 ngài tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân (M.A) về Phật giáo Bắc Truyền, năm 1964 văn bằng Cử Nhân (M.A) về tiếng Sanskrit và Triết Học Ấn Ðộ, năm 1967 hoàn tất học vị Tiến sĩ (Ph.D).

Ngay sau đó ngài đã được mời giảng dạy ở các trường đại học và đồng thời được mời ngồi ghế Chủ Biên công trình biên soạn bộ từ điển bách khoa Encyclopedia Of Buddhist Technical Terms.

Song song với những Phật sự trên, ngài còn dành thời giờ viết lách và ấn hành các công trình nghiên cứu Phật học bằng tiếng Pāli và Hindi. Bộ chú giải (hai tập) tác phẩm Abhidhammatthasangaha của ngài đã được nhận giải thưởng Kalidasa như là một trong những công trình xuất sắc nhất trong năm, do viện Hàn Lâm Ấn Ðộ trao tặng. Bộ sách này sau đó đã được dùng làm giáo trình giảng dạy ở nhiều trường đại học. Do nhu cầu hoằng pháp, năm 1975 ngài đã sang sống và làm việc ở Birmingham (Anh Quốc) và từ đó đã nổi tiếng với chức danh thiền sư và giảng sư Phật học ở các đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, Manchester, Lancaster, Zurich, Harvard, Columbia, Berkeley, Macomb, Champagne. Ngài có nhiều công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Anh và cũng là một trong những vị lãnh đạo tôn giáo có các nổ lực vận động hòa bình đáng kể.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Tinh Tấn

Tri chúng điền khuyết: Chanh Hanh

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Đầu đề pháp tổng trì "Đầu đề nhị"

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Thich Hoang Phap


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Dẫn Nhập hay MC1: SC Dieu Tinh, Tieu Long Nu, Hat Cat.
Tin Tức: TC dk, Nguon Đuc Hanh, Nhi Do Mai, Sangkhaly (ĐK: Mindvox, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hat Cat, Dieu Quang, Nhi Đo Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Nhi Đo Mai, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Nhu Phuc, NguonĐucHanh (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, TieuLongNu.

Thông báo (nếu có):
Lớp A Tỳ Đàm

Đầu đề pháp tổng trì "Đầu đề nhị"
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính

a. Đầu đề nhị là pháp được trình bày trong bộ Pháp tụ (dhammasan°ginī) của tạng Vi diệu pháp.

b. Đầu đề nhị là thể tài có hai câu pháp, thí dụ nhị đề nhân (hetuduka) có 2 câu "các pháp nhân" (hetū dhammā) và "các pháp phi nhân" (na hetū dhammā)...

c. Ðầu đề nhị gồm có 100 đầu đề với 200 câu pháp. Một trăm đầu đề ấy được phân thành 13 nhóm.

II. Nội dung bài học

A. Giới thiệu pháp đầu đề nhị (dukamātikā)

Đầu đề nhị được trình bày trong bộ Pháp tụ (dhammasan°ginī) của tạng Vi diệu pháp. Đầu đề nhị là thể tài có hai câu pháp, thí dụ nhị đề nhân (hetuduka) có 2 câu "các pháp nhân" (hetū dhammā) và "các pháp phi nhân" (na hetū dhammā)...

Về số lượng thể tài, đầu đề nhị gồm có 100 đầu đề với 200 câu pháp.

Một trăm đầu đề ấy được phân thành 13 nhóm:

1. Tụ nhân (hetugocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
2. Nhị đề tiểu đỉnh (cūlantaraduka), có 7 đầu đề, 14 câu pháp
3. Tụ lậu (āsavagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
4. Tụ triền (sam.yojanagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
5. Tụ phược (ganthagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
6. Tụ bộc (oghagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
7. Tụ phối (yogagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
8. Tụ cái (nīvaran.agocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
9. Tụ khinh thị (parāmāgocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
10. Đề đại đỉnh (mahantaraduka), có 14 đầu đề, 28 câu pháp
11. Tụ thủ (upādānagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
12. Tụ phiền não (kilesagocchaka), có 6 đầu đề, 12 câu pháp
13. Đề yêu bối (pit.t.hiduka), có 18 đầu đề, 36 câu pháp

B. Trình bày chi tiết đầu đề "Tụ nhân"

Tụ nhân (hetugocchaka) có 6 đầu đề, 12 câu pháp như sau:

1. Nhị đề nhân (hetuduka)

a. Các pháp nhân (hetū dhammā) là chỉ cho 6 nhân tương ưng (tham tâm sở, sân tâm sở, si tâm sở, vô tham tâm sở, vô sân tâm sở, trí tuệ tâm sở).

b. Các pháp phi nhân (na hetū dhammā), tức là tất cả pháp chơn đế ngoài ra 6 nhân.

2. Nhị đề hữu nhân (sahetukaduka)

a. Các pháp hữu nhân (sahetukā dhammā) tức là 12 tâm bất thiện, 91 tâm tịnh hảo cùng 52 tâm sở hữu nhân (trừ si trong tâm si).

b. Các pháp vô nhân (ahetukā dhammā) tức là 18 tâm vô nhân cùng 12 tâm sở (trừ dục), 28 sắc pháp, níp-bàn, si trong tâm si.

3. Nhị đề tương ưng nhân (hetusampayuttaduka)

a. Các pháp tương ưng nhân (hetusampayuttā dhammā) tức là pháp hữu nhân.

b. Các pháp bất tương ưng nhân (hetuvippayuttā dhammā) tức là các pháp vô nhân.

4. Nhị đề nhân hữu nhân (hetusahetukaduka)

a. Các pháp nhân hữu nhân (hetū ceva dhammā ca sahetukā) tức là 6 tâm sở thành nhân tương ưng (trừ si trong tâm si).

b. Các pháp hữu nhân phi nhân (sahetū ceva dhammā na ca hetū).

5. Nhị đề nhân tương ưng nhân (tức là 103 tâm hữu nhân cùng với 46 tâm sở phối hợp (trừ 6 nhân) hetuhetusampayuttaduka)

a. Các pháp nhân tương ưng nhân (hetū ceva dhammā ca hetusampayuttā) giống như pháp nhân hữu nhân.

b. Các pháp tương ưng nhân phi nhân (hetusampayuttā ceva dhammā na ca hetū) giống như pháp hữu nhân phi nhân.

6. Nhị đề phi nhân hữu nhân (nahetu sahetukaduka)

a. Các pháp phi nhân hữu nhân (na hetū kho pana dhammā sahetukā pi) tức là 103 tâm hữu nhân cùng với 46 tâm sở phối hợp (trừ 6 nhân)

b. Các pháp phi nhân vô nhân (na hetū kho pana dhammā sahetukā pi) tức là 18 tâm vô nhân cùng 12 tâm sở (trừ dục), 28 sắc pháp, níp-bàn, si trong tâm si.

III. Câu đố

1. Người làm việc bố thí mong được quả báo sanh về cõi trời. Vậy tâm làm việc bố thí ấy tương ưng với nhân thiện hay nhân bất thiện ?

a. Tâm tương ưng nhân thiện
b. Tâm tương ưng nhân bất thiện
c. Tâm tương ưng vừa nhân thiện vừa nhân bất thiện
d. Tâm không tương ưng nhân thiện cũng không tương ưng nhân bất thiện.

2. Cha mẹ thương con, muốn cho con nên người bèn la rầy trách mắng. Tâm cha mẹ lúc la mắng con, là tâm gì ?

a. Tương ưng sân
b. Tương ưng vô sân
c. Vừa có tương ưng sân vừa có tương ưng vô sân
d. Không có tương ưng sân cũng không tương ưng vô sân.

3. Chi pháp nào dưới đây là pháp thành nhân mà vô nhân ?

a. Tham tâm sở
b. Sân tâm sở
c. Si tâm sở
d. Nhân bất thiện trong tâm si.

No. 0839 NEW (Hạt Cát dịch)

Phim Phật Giáo “Buddha Wild: Monk in a Hut”

đang trình chiếu tại Cali

29 March 2006 3/29/2006 11:02 PM GMT (TransWorldNews)

Hollywood 28 March 2006 -- Cuốn phim Phật Giáo “Buddha Wild Monk in a Hut” tạm dịch “Lâm tăng trong thảo bạt”, phim trắng đen, dài 60 phút, được thu hình ở các quốc gia Thái Lan, Anh Quốc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ, do nữ diễn viên kiêm đạo diễn Anna Wilding thực hiện đã trình chiếu ra mắt tại Hí viện Laemmle Cinema, California hôm thứ Sáu 24 tháng 03 và tiếp tục trình diễn cho đến 30 tháng 03. Nhà phê bình Mark Olsen trong tờ báo LA Weekly đã gọi cuốn phim là “Chuyến du hành đầy thú vị bất ngờ” với “trung thực và thuần túy”.

Cuốn phim chuyên nghiệp và thời thượng với nét đặc thù kết hợp kỹ thuật hiện đại và lối thuật sự truyền thống phối hợp với các yếu tố thi ca kịch nghệ khiến cuốn phim có tính cách nghệ thuật sinh động thú vị độc đáo.

Cuốn phim xoay chung quanh nếp sống giản dị mộc mạc của chư Tăng Thái Lan và Tích Lan ở trong các ẩn xứ chung quanh ngôi chùa của họ trên một đất nước xa cách quê nhà đã được nữ đạo diễn kiêm diễn viên Anna Wilding chỉ đạo và thủ diễn.

Anna Wilding biễu đạt một phong cách được diễn tả như là một pha trộn của nghiêm trọng và hóm hỉnh là một tương phản quan trọng đối với ngôn ngữ chư Tăng. Anna Wilding chọn lựa phong cách làm một đạo diễn để cho khán giả có thể gần gũi với chư Tăng với sự khiêm tốn được tìm thấy trong một tu viện hơn là trải nghiệm quá mức với sự hào nhoáng của Hollywood. Vì thế, cuốn phim đã cho thấy sắc thái mà chư Tăng và cộng đồng Á châu thể hiện trong nếp sống hằng ngày. Wilding cũng diễn tả sự hoan hỷ được tìm thấy trong nếp sống Á Châu. Buddha Wild là một cuốn phim khiêm tốn, bàng bạc vấn đề chiến tranh và tôn giáo, vai trò của phụ nữ tại Á Châu, văn hóa Á Châu và nếp sống Tăng đoàn Phật Giáo.
No. 0841 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)

Phật Giáo tại Nam Triều Tiên
MC1 ...............

Phật giáo được truyền vào Triều Tiên vào thế kỷ thứ 4 Tây lịch. Vào thời điểm này, bán đảo Triều Tiên được chia thành ba nước nhỏ là Cao Ly (Koguryo), Bách Tế (Paekje) và Tần La (Shilla). Phật giáo được giới thiệu lần đầu tiên ở phía bắc nước Cao Ly (nay là Bắc Triều Tiên), và dần dần lan đến Bách Tế, miền Tây nam và cuối cùng được truyền đến nước Tần La, thuộc miền đông nam vào thế kỷ thứ 5.

* Phật giáo Triều Tiên trong thời Tam Quốc:

Nước Cao Ly ( Koguryo): Vào năm 372 Tây lịch, một tăng sĩ được thỉnh cầu từ Trung Hoa đến nước Cao Ly. Ngài đã mang theo số Kinh và một vài tượng Phật. Phật giáo đã được vua chúa và dân chúng tiếp nhận rất nhanh.

Nước Bách Tế (Paekje):

Phật giáo được truyền vào nước Bách Tế từ Cao Ly vào năm 384 vào, tại đây vua chúa và quần thần cũng rất mộ đạo. Vua Asin (392-450), đã khuyên bảo quần thần và nhân dân rằng: "Nên tin tưởng vào Pháp Phật để mưu tìm hạnh phúc". Trong triều đại của vua Song ( 523-554), có một tăng sĩ tên là Kyomik, trở về từ Ấn Độ với nhiều bản kinh mới . Ngài được xem là vị Tổ khai sơn của một trong những tông phái phật giáo chính tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Triều Tiên đã lên đường đi truyền bá Phật Pháp tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này có một vài kiến trúc sư và họa sĩ tháp tùng. Nhờ những người này mà những ngôi chùa ở Nhật bản được xây dựng lên không lâu sau khi họ đặt chân đến Nhật.

Nước Tần La (Shilla):

Đối với nước Shilla thì Phật pháp phát triển một cách chậm chạp cho đến thời kỳ vua Pháp Hưng (Pophung, 514-540) thì Phật giáo mới được thừa nhận là quốc giáo ( national religion) của Shilla. Vua Chân Hưng (Chihung, 540-575) đặc biệt khuyến khích phát triển Đạo Phật. Trong thời gian trị vì, ông đã cho thành lập Trường Phật Giáo Hwarangdo, tuyển chọn những người trẻ tuổi rồi đào tạo theo nguyên tắc của Phật giáo để ra phục vụ cho nước nhà. Trong thời đại của Shilla, những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo có giá trị đã bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong đã được xây dựng trong thời kỳ này.

Phật giáo Hàn quốc từ thời thống nhất của Tần La đến ngày nay:

- Triều đại Tần La ( 668-935):


Năm 668, Triều đại Tần La đã có công thống nhất đất nước, và Phật Giáo nhờ vậy mà cũng được thống nhất. Trong suốt triều đại Shilla Phật Giáo đã tiếp tục phát triển cả về mặt học thuật lẫn văn hóa. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo đã xuất hiện, nhiều chùa, tháp, tượng Phật có tính lịch sử cũng đã được tạo dựng. Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra) và Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika Sutra) đã bắt đầu được nghiên cứu, trong khi Đức Phật Di Đà (the Buddha of Light) và Bồ Tát Quán Âm (the Bodhisattva of Compassion) được thờ phượng khắp nơi. Đến cuối triều đại Tần La Thiền Tông đã được giới thiệu từ Trung Hoa, và chính trường phái này đã giúp cho Phật Giáo Triều Tiên lật qua một trang sử mới.

MC2 ...............

- Triều đại Cao Ly ( 935-1392):

Sau khi triều đại Tần La suy tàn, nhà Cao Ly tiếp nối vào thế kỷ thứ mười. Phật Giáo tiếp tục là quốc giáo, nhiều vị vua đã phát tâm xây dựng chùa tháp và ủng hộ nhiều mặt cho Chánh Pháp. Tuy nhiên vào thời điểm này có quá nhiều sự tập trung vào lễ nghi và điều này đã tạo ra một tình cảnh không thích hợp cho việc phát triển tâm linh. Trong nỗ lực gạn lọc và tái tạo lãnh vực tu tập tâm linh, nhiều tăng sĩ đã chống lại khuynh hướng lễ nghi này. Một trong ba thiền sư là ngài Nghĩa Định (Ui- chon, 1055-1101), con trai của vua Minh Tôn (Munjong, 1047-1083), người đã mang về cho Triều Tiên 4000 Kinh sách các loại khi ngài còn du học ở Trung Hoa, từ những bộ kinh này mà bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên (Tripitaka Koreana) đã được thành lập vào thế kỷ thứ 11, đây là một trong những thành công rực rỡ của PG dưới triều đại của Koryo. Thiền sư Nghĩa Định cũng được xem là người có công mang hạt giống thiền của tông Thiên Thai về cho Triều Tiên và thiền phái này đã tạo ra một không khí mới cho Phật Giáo Triều Tiên thời bấy giờ.

Tiếp đó, thiền sư Tri Nột (Chi-nul, 1158 - 1210), đã trở thành người lãnh đạo cho Phật Giáo Triều Tiên. Ngài đã khai sơn chùa Songgwang trên núi Tào Khê (Chogye), đây là một ngôi tổ đình của tông phái thiền hơn 300 năm. Chín tông phái thiền đã được thiền sư Thái Cổ (Tae-go, 1301 - 1382) thống nhất với tên gọi là thiền phái Tào Khê (Chogye), một tông phái chính của Phật Giáo Triều Tiên vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay.

Phật Giáo vẫn duy trì và ảnh hưởng mạnh mẽ trong giới trí thức vào cuối triều đại Cao Ly. Khổng giáo được truyền đến bán đảo Triều Tiên cùng thời với Phật Giáo nhưng không đạt được kết quả như vậy.

- Triều đại Triều Tiên (Choson , 1392-1910):

Với sự suy sụp của triều đại Cao Ly vào năm 1392, Phật Giáo cũng theo đó mà đi xuống khi những vị vua của tân triều đại Triều Tiên theo Khổng giáo. Trong thời kỳ này nhiều tăng sĩ Phật Giáo đã tham gia vào chính sự. Các vua của triều đại này từng có những chiến lược đàn áp Phật Giáo một cách thẳng tay. Chùa chiền không được xây dựng gần thành phố mà phải xây ở tận nơi rừng sâu núi thẳm, nhiều ngôi chùa đã bị phá hủy, tăng sĩ bị coi rẽ và không được phép đặt chân đến thành phố. Tuy nhiên cũng có một vài vị vua trong triều đại này đã bảo hộ Phật Giáo và một điều quan trọng là dân chúng vẫn giữ niềm tin đối với Chánh Pháp.

Đến cuối thế kỷ 16, trong khoảng thời gian Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, Phật Giáo đã trở lại cứu hộ cho đất nước. Ở tuổi 72, thiền sư Tây Sơn (So- san 1520 -1604) và người đệ tử là Tứ Minh Đường (Sa-myong 1544-1610) cùng với 5000 tăng binh ( Buddhist monk soldiers) đã đổ ra chiến trường. Theo sau cuộc chiến bại của Nhật Bản, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 và ngài đã hoàn tất sứ mạng của mình với một bản hiệp ước hòa bình giữa Nhật và Triều Tiên.

- Từ 1910 - đến nay:

Vào năm 1910 triều đại Triều Tiên đã tàn lụi với sự thôn tính của đế quốc Nhật Bản. Trong thời kỳ thuộc địa, Phật Giáo đã được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản. Tuy nhiên, các tông phái Phật Giáo bản xứ không được phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được bổ nhiệm từ chính quyền. Trong thời kỳ này, nhiều tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo đã bị mang về Nhật Bản. Gần đây, chính quyền Triều Tiên đã có những cuộc thương thuyết với phía Nhật Bản để đòi lại những bảo vật của Phật Giáo.

Sau cuộc cách mạng 1945, tăng sĩ thanh tịnh của thiền phái Tào Khê đã thay thế cho những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong bốn thập niên qua, nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội. Một nửa dân số TT là Phật Tử. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử Triều Tiên đã xuất gia và Phật Giáo Triều Tiên đã được phục hưng rất nhanh.

- Về các Tông Phái Phật giáo tại Triều Tiên:

Hiện tại ở Triều Tiên có tất cả là 18 tông phái Phật Giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Mahayana và phần lớn được thành lập vào sau năm 1945.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Mindvox

Môn học: Trung Bộ Kinh

Bài học: Kinh Tư Sát


Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: ĐĐ Pháp Đăng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, Chanh Hanh, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu, Anitya, Tinh Tan (xin miễn đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Mindvox (đk)

Người hoan chuyen bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox - Chanh Hanh, SC Diệu Tịnh (nếu có vào được sẽ phụ post những câu Pāli trong TBK), Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 47

Kinh tư sát
______________

Giảng sư: TT Tuệ Siêu

I. TOÁT YẾU

Vīmamsaka Sutta - the inquirer.

The Buddha invites the bhikkhus to maek a thorough investigation of himself in order to find out whether or not he can be accepted as fully enlightened.

Người tìm hiểu.

Phật khuyên các tỳ kheo nên làm một cuộc tra tầm toàn diện về bản thân Ngài để tìm hiểu xem Ngài có ðáng được chấp nhận là hoàn toàn giác ngộ hay không.

II. TÓM TẮT

Phật dạy các tỳ kheo cần phải tìm hiểu về Như Lai xem Ngài có thực là Chính Đẳng Giác hay không. Có bảy việc đáng tìm hiểu.

1. Những pháp ô nhiễm do mắt tai nhận thức có còn hiện khởi nơi Ngài không.

2. Những tạp pháp khi nhiễm khi tịnh do mắt tai nhận thức, có hiện khởi không.

3. Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt tai nhận thức, có hiện khởi không.

4. Thiện pháp này thành tựu nơi Ngài trong một thời gian dài hay ngắn.

5. Khi nổi danh, một số nguy hiểm có xảy ra cho Ngài không.

6. Xét Ngài do sợ hãi tiếng xấu mà từ bỏ hay vì đã đoạn diệt tham ái mà từ bỏ; ðể nhận rằng Ngài do vô úy mà từ bỏ, vì dù ở giữa chúng hay ở một mình Ngài vẫn vậy; và Ngài không chỉ trích những người theo ác giới, chuyên trọng tài vật.

7. Sau khi tìm hiểu, phải hỏi lại Phật chính những điều ấy. Một đệ tử cần phải đến gần một bậc đạo sư như vậy để nghe pháp, chứng tri pháp ấy, đạt đến cứu cánh, và khi ấy sẽ khởi lòng tịnh tín: "Thế tôn là bậc Chính Đẳng Giác, Pháp được Ngài khéo giảng, chư tăng khéo hành trì." Lòng tin như thế được gọi là căn cứ trên chính kiến, không thể bị phá hoại bởi bất cứ ai trên thế giới với chư thiên, ma, Phạm Thiên, sa môn, bà la môn…

III. CHÚ GIẢI

Do mắt tai nhận thức: Thân hành và ngữ hành là những pháp do mắt tai nhận thức. Cũng như thấy sóng gợn, bọt nổi mà biết trong nước có cá, do hành vi hay lời nói nhiễm ô, người ta có thể biết cái tâm phát sinh ra những hành vi và lời nói ấy cũng nhiễm ô.

Tạp pháp, vītimissā dhammā, ám chỉ hành vi của người đang thanh lọc hành vi mình, nhưng không thể kiên trì giới hạnh, khi Phật khi ma.

Nguy hiểm là kiêu căng ngã mạn, vv. Một vài người, khi chưa nổi danh thì những nguy hiểm này không rõ rệt, họ có vẻ an tịnh; nhưng khi nổi tiếng, có đồ chúng, họ lại cư xử bất đáng, đả kích người khác như một con báo vồ đàn nai.

IV. PHÁP SỐ

Ba loại pháp: nhiễm, tịnh, và hỗn tạp.

V. KỆ TỤNG

___Phật dạy các tỳ kheo
___Cần tìm hiểu Như Lai
___Ðúng bậc Chính Đẳng Giác
___Theo bảy cách tư sát.

___1. Một là những ô nhiễm
___Do mắt tai nhận thức
___Còn khởi lên nơi Ngài
___Hay là không hiện khởi.

___2. Ðược biết không hiện khởi
___Lại xét những tạp pháp
___Có khi nhiễm khi tịnh -
___Cũng không còn hiện khởi

___3. Rồi xét những tịnh pháp
___- Pháp hoàn toàn thanh tịnh -
___Do mắt tai nhận thức
___Có khởi nơi Như Lai.

___4. Kế đến, hãy tìm hiểu
___Phật thành tựu việc này
___Trong thời gian ngắn, dài
___Ngài thành tựu từ lâu.

___5. Lại xét khi nổi danh
___Có nguy nào xảy đến
___Phật không gặp nguy nào
___Như là tham, mạn, kiến…

___6. Lại xét do nhân gì
___Ngài tu hạnh viễn ly
___Thấy Ngài do diệt ái
___Mà tu hạnh viễn ly.
___Giữa chúng hay một mình
___Ngài vẫn không đổi khác
___Không khinh kẻ ác giới
___Chuyên chú trọng tài vật.

___7. Sau khi tìm hiểu qua
___Lại xin Phật xác minh
___Về những điều tìm thấy
___Ðể biết thực không ngoa.
___Ðệ tử phải đến gần
___Một đạo sư như vậy
___Ðể nghe pháp, suy tư
___Và chứng tri pháp ấy
___Ðạt đến chỗ cứu cánh
___Và khởi lên tịnh tín
___Ðối với Đức Thế tôn
___"Là bậc Chính Đẳng Giác
___Pháp được Ngài khéo giảng
___Chư tăng khéo hành trì."
___Lòng tin ấy đáng gọi
___Căn cứ trên chính kiến
___Không thể bị phá hoại
___Bởi một ai trên đời".


VI. BÀI ĐỌC THÊM

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung47.htm

No. 0799 NEW (Nhị Ðộ Mai dịch)

Phát hiện thêm

di sản văn hóa Phật Giáo tại Iran

TEHRAN, Iran, Mar.4 (MNA) -- Một nhóm chuyên viên nghiên cứu Iran và Nhật Bản đã phát hiện thêm di sản văn hóa Phật Giáo tại một khu vực gần Sabzevar, tỉnh Khorasan Razavi. Hãng thông tấn CHN Ba Tư đã tường trình như trên ...

Nhóm chuyên viên nghiên cứu, khởi công hồi năm ngoái, tin tưởng rằng công trình nghiên cứu của họ sẽ tìm ra một ngôi chùa Phât Giáo trong khu vực này.

Ông Hamid Fahimi, người Iran, trưởng nhóm, nói rằng 19 khu vực thuộc tỉnh West Azerbaijan, Central, Kurdestan, Hamedan, và Khorasan Razavi đã được nghiên cứu, và khu vực Pirestir cạnh Sabzevar là vị trí nơi phế tích Phật Giáo đã được tìm thấy.

Theo Fahimi, những kiến trúc hoang phế. các tài liệu lich sử, và lịch sử truyền khẩu địa phương đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng nhiều Phật Tử sống tại khu vực này vào cuối thời đại Sassanid và đầu thời đại Hồi Giáo.

Theo thổ dân cho biết, có 40 phòng chung quanh đài kỷ niệm Pirestir, nơi mà những người không thuộc Hồi Giáo đã dùng làm nơi thờ cúng lễ bái. Họ nói rằng các tín đồ không bao giờ rời khỏi phòng trước khi chấm dứt thời lễ bái. Trần nhà cuả phòng thì thấp và không cửa sổ. Tất cả các phòng đều tối tăm và trần nhà còn để lại dấu vết hương khói và các ngăn kệ cho thấy phòng ốc không có lổ hỏng để ánh sáng chiếu vào. Nghi lễ tương tự như của những Phật Tử vậy.

Ông nói thêm “những bằng chứng lịch sử đó cho thấy khu vực thuộc về Phật Tử trong triều đại cổ xưa Iran.”, ông thêm “Không có ngày tháng chính xác chứng thực sự kiện, nhưng chắc chắn những phòng đó rất lâu đời so với đài kỷ niệm Pirestir, nó nằm trong khoảng cuối kỷ nguyên Sassanid và đầu kỷ nguyên Hồi Giáo.

Nhóm nghiên cứu tiếp tục công trình của họ và làm việc trên tài liệu lịch sử. Nghiên cứu tiền kim loại thuộc vào cuối kỷ nguyên Parthian và Sassanid cũng là một công tác chính của nhóm từ những năm qua, thống đốc khu vực Khorasan, người có khuynh hướng thiên trọng Phật Giáo thường hay phát hành tiền đồng mang hình dáng Ðức Phật .

Fahimi tin tưởng rằng Sufism bị ảnh hưởng bởi Phật Giáo và có rất nhiều câu chuyện bắt nguồn từ Phật Giáo mà duy nhất chỉ khác các danh xưng.

Nhóm chuyên viên Nhật Bản được chỉ đạo bởi Tsuchi Hashirikobe và các chuyên viên đến từ Japan’s Nara International Foundation (NIFS).

NIFS, một tổ hợp phục vụ công cộng được thành lập bởi chính quyền Quận Nara từ năm 1989, mục đích phát triển Nara thành một trung tâm nghiên cứu lịch sử và văn hóa trên Con Ðường Tơ Lụa, dựa vào những thành quả trong cuộc triển lãm Con Ðường Tơ Lụa năm 1988.
No. 0838 NEW (Hạt Cát dịch)

Một hình ảnh hiện đại

của Phật Giáo Thiền Tông Ðài Loan

Ðài bắc - Ðài Loan, 29 tháng 03, 2006 -- Hướng đạo tăng, bảo vệ tăng, giám đốc tăng và chuyên viên tăng v.v… là tất cả những thành phần trong một ngày làm việc ở tu viện thời đại không gian mới Ðài Loan.

Chung tai Chan – Tu viện Trung Ðài Sơn ở trung tâm Ðài Loan là tu viện Phật Giáo thiền tông hiện đại lớn nhất thế giới đã xây dựng trong bảy năm mới hoàn thành.

Tu viện Trung Ðài Sơn nổi bật lên trên vùng ngoại ô Bộ Lý thuộc huyện Nam Ðầu, Ðài Loan, như một phi thuyền không gian. Một mái vòm khổng lồ màu vàng dường như đang lơ lững trên không trung, trên đỉnh một công trình xây dựng màu xám khổng lồ trông như một kiến trúc hiện đại kỳ công hơn là một tu viện.

Nhưng tòa nhà mới tinh 37 tầng sang trọng này lại là trú xứ của hơn 1000 tăng ni và vài trăm nam nữ cận sự.

Thời gian trong ngày của chư tăng, ni dùng vào việc tụng niệm, hành thiền, cầu nguyện và tham gia công tác - truyền bá tiếng nói của Thiền Tông Phật Giáo đến với thế giới.

Kiến lập tại trung tâm Ðài Loan, khu Bộ Lý huyện Nam Ðầu, đây là tu viện Thiền Tông hiện đại lớn nhất trên thế giới. Với 200 mét chiều dài và 150 mét chiều cao, vị hướng đạo tăng nói rằng tu viện có kích thước tương tự như thánh đường St Peters ở vatican.

Tu viện được thiết kế bởi kiến trúc sư C Lee, vị kiến trúc sư đã vẻ kiểu cho cao ốc Taipei 101, building cao nhất thế giới hiện nay, tọa lạc tại thành phố thủ đô Ðài Loan.

Ông Lee cũng là một tín đồ của viện chủ tu viện, Pháp Sư Duy Giác, và cả hai đã hợp tác với nhau để tạo cho Thiền Tông Phật Giáo một “ hình ảnh hiện đại. Hình ảnh hiện đại tốn mất bảy năm để xây dựng với kinh phí $110 triệu - theo như tường trình về tất cả các món cùng dường từ tín đồ.

Tu viện hoạt động như một xã hội thu nhỏ, với một ban giảng huấn học đường cho con em gia đình Phật tử đến từ khắp nơi trong Ðài Loan và những khu vực xa hơn, ban thợ may (may tăng y), một nhà sửa xe điều hành bởi chuyên viên cơ khí tăng, mộc công tăng v.v.. một trang trại trồng trọt thực vật theo thiên nhiên và hầu hết những thứ nhu yếu phẩm khác cho tất cả mọi người sinh sống tại đó.

Du khách tham quan được hoan nghênh, nhưng những tư tưởng cổ xưa theo kiểu thuyết phi vật chất Phật Giáo cần phải bò qua một bên, chúng tôi đang tiến về phía trước, không phải trở lại thời xa xưa..

Tòa nhà được xây dựng bằng đá mài nhập cảng từ Ấn Ðộ, Pháp, Ba Tây, Ai Cập và Texas, và được thiết kế chịu đựng được bão tố và động đất. Tòa nhà tu viện trông thật hùng vĩ, tối thiểu là như vậy. Một nhóm bảo vệ tăng kiểm soát khuôn viên khổng lồ trong tăng y màu đen với các hệ thống viễn khiển.

Khi bạn bước qua khung cửa gỗ đồ sộ để đi vào tòa nhà, một pho tượng Phật vàng, làm bằng vàng thật, được kèm hai bên bằng hai tượng Phật nhỏ hơn hiện ra lù lù trước mặt bạn. Thiền đường tiếp thiền đường trải dài, và các phòng được làm bằng cẩm thạch trắng dành tôn trí các pho tượng Phật màu trắng dưới ánh sáng hồng.

Một thang máy bằng kính nhanh khủng khiếp đưa bạn đi vèo một cái đên các tầng khác nhanh hơn là nó nên nhanh như vậy.

Một trong những cảnh quan lộng lẫy nhất là một trần nhà được vẽ họa tiết bằng tay, gợi nhớ lại Sistine Chapel. Nó được thực hiện bởi 20 họa gia, những người phải nằm ngửa trên giàn dựng hàng tháng trời để hoàn tất công trình .

Bức tường của tầng lầu thứ 16 được thiết trí với 20,000 tượng Phật tí hon với cửa sổ nhận cảng từ Ðức Quốc. Tầng lầu phía trên là một ngôi tháp gỗ được lắp ráp mà không dùng bất cứ một cây đinh nào vươn cao lên đến vài tầng khác. Thật khó tin.

Tòa nhà yên lặng một cách lạ kỳ để nhận biết có bao nhiêu người sống tại đó, càng lên cao hơn, không khí càng tịch mặc hơn. Nhưng tầng lầu cuối cùng mới thật sự là nơi trải nghiệm tâm linh xảy ra, bạn có thể đến đứng trong một vòm ánh sáng và nói bất cứ điều gì bạn muốn nói, một âm hưởng ma quái sẽ vang dội lại tràn ngập cả căn phòng. Rất lạ lùng, nhưng tối thiểu đó cũng là một sự kết thúc vừa phải cho một chuyến du hành thú vị.

Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúng điền khuyết: TLN

Môn học: Lịch Sử Phật Giáo

Bài học: Những ngày trước khi Đức Phật Níp-bàn
(tt)

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: ĐĐ Pháp Đăng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Khanh, Tinh Tan, Chanh Hanh (ĐK: Nhi Đo Mai, Mindvox, Sangkhaly (roi room dung gio), Nguon Đuc Hanh, Anitya)
http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com/

Người mở room: Mindvox, Hat Cat, Nhi Do Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hat Cat (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk) Mindvox

Người post bài cho Room: Mindvox - NguonĐucHanh - TinhTan - NhiDoMai.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonĐucHanh, Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Tinh Tan, NguonDucHanh, NhiDoMai.

Thông báo (nếu có): TT Tuệ Siêu hôm nay bận thuyết Pháp ở chùa Chantarangsay nên có thể vào room trễ hoặc không tham dự lớp học được.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2006

Lớp Phật Giáo Sử

Những ngày trước khi

đức Phật Níp-bàn (tt)


(TK Giác Giới biên soạn)
______________

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng

I. Toát yếu: Những điểm chính

a. Ở tại làng Bhoganagara, Ðức Phật dạy bốn Ðại Giáo Pháp, bốn điều tham chiếu lớn.

b. Dù cho có nghe bất cứ ai nói rằng đây là Giáo Pháp, Giới Luật, Giáo Huấn của Ðức Bổn Sư thì không chấp nhận, không bỏ qua mà phải đem đối chiếu với Kinh, Luật, Luận.

c. Sau khi đối chiếu so sánh, nếu những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật thì mới có thể kết luận đây là Giáo Pháp, Giới Luật, Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."

II. Nội dung bài học

Đi từ làng này đến làng khác, một ngày nọ Đức Phật đến Bhoganagara và tại đây Ngài dạy bốn Đại Giáo Pháp tức là bốn điều tham chiếu lớn (Mahāpadesa), theo đó ta có thể trắc nghiệm và làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Phật. Ngài dạy:

1. "Một vị tỳ-khưu có thể nói rằng tôi nghe chính Đức Phật đã tuyên ngôn như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu và so sánh với Kinh (Sutta) và Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn, đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ-khưu ấy đã hiểu đúng."

"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn đầu tiên.

2. "Lại nữa, một vị tỳ-khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo: Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu ấy hiểu đúng."

"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ nhì.

3. "Lại nữa, một vị tỳ-khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, Pháp Yếu (Matika): Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh (Sutta) và so sánh với Luật (Vinaya). Nếu khi đối chiếu và so sánh như vậy, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.
"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu ấy hiểu đúng."

"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ ba.

4. "Lại nữa, một vị tỳ-khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có một vị tỳ-khưu cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Kinh, Luật, và các Pháp Yếu (Matika): Tôi có nghe vị tỳ-khưu cao hạ ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư". Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tường tận, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Kinh và so sánh với Luật. Nếu khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy không phù hợp với Kinh và không nhất trí với Luật, con có thể kết luận: "Chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ-khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

"Nếu, khi đối chiếu và so sánh, những lời ấy phù hợp với Kinh và nhất trí với Luật, con có thể kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."

"Hãy xem đó là điều tham chiếu lớn thứ tư.

"Này các Tỳ-khưu , đó là bốn điều tham chiếu lớn."

(trích “Đức Phật và Phật Pháp”_ Nārada mahāthera)

III. Câu đố

1. Một vấn đề được đưa ra, người phật tử chỉ nên tin và hành theo khi mà:

a. Đã đối chiếu thấy phù hợp với kinh luật
b. Đã thẩm nghiệm thấy là pháp lợi ích
c. Vị đã nói vấn đề ấy là bậc đa văn
d. Gồm cả ba điều trên

2. Làm sao để kết luận được đây là lời dạy của đức Phật, khi nghe nhắc đến ?

a. Nếu có nhiều tỳ-kheo đã thọ trì điều ấy
b. Nếu phù hợp với kinh luật
c. Nếu thấy hợp với sự biết của mình
d. Nếu được vị trưởng lão đa văn xác nhận

3. Trong việc thọ trì Giáo Pháp để tu hành, người phật tử nên đặt niềm tin ở ai để làm cơ sở ?

a. Đặt niềm tin ở sự hiểu của chính mình
b. Đặt niềm tin ở kinh điển ghi chép
c. Đặt niềm tin ở người khác giỏi hơn mình
d. Đặt niềm tin ở trí tuệ trắc nghiệm.

No. 0835 NEW (Hạt Cát dịch)

Richard Gere muốn tu bổ tuyến đường

dẫn đến trú xứ Ðức Ðạt Lai Lạt Ma

IANS, March 24, 2006

Shimla, India -- Diễn viên điện ảnh Hollywood Richard Gere đang dự trù sửa chữa một con đường nhỏ hẹp đầy ổ gà trên núi dẫn đến trú xứ của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma ở thị trấn Dharamsala. Nghị Sĩ Vijay Singh Mankotia cho biết như trên trong một phiên họp hôm thứ Sáu.

Dharamsala, cách nơi đây 280 km, là chỗ ngồi của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Richard Gere, một tín đồ thân cận với Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, thường xuyên thăm viếng nơi này.

Gere đã hứa hẹn yểm trợ tài chánh để sửa chữa con đường dẫn đến trú xứ Ðức Ðạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala. Trước đó, Mankotia đã hỏi chuyện với Thủ Hiến Virbhadra về những bước tiến trong kế hoạch sửa chữa.

“Trong khung cảnh tình trạng tồi tệ của con đường, điều gây nên nạn ùn tắt giao thông và bất tiện cho du khách quốc nội cũng như quốc ngoại, kể cả các nhân vật cao cấp của tỉnh bang, những người đến thăm viếng Dharamsala để gặp gỡ Ðức Ðạt Lai, chính phủ có những bước tiến nào để mở rộng và sửa sang tuyến đường này chăng ?

Ông Singh đáp “Quả thật điều đó đã gây khó khăn cho hành khách và những người khác, vì vậy cơ quan công chánh đã chuẩn bị một kế hoạch đồ sộ để cải thiện, nâng cấp và bảo trì tuyến đường này cũng như những tuyến đường khác trong thị trấn”.

Trong quá khứ, chính phủ lưu vong Tây Tạng cũng đã đóng góp giúp đỡ tu bổ các con đường ở vùng thượng du Dharamsala. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn tín đồ đã sống lưu vong tại thị trấn này kể từ khi chạy khỏi Tây Tạng năm 1959.
No. 0837 NEW (Hạt Cát dịch)

Pete Doherty, ca nhạc sĩ

nổi tiếng Anh Quốc quy ngưỡng Phật giáo

Anh Quốc - 27/03/06 -- Pete Doherty, 27 tuổi, một ca sĩ nổi tiếng người Anh, đang quay về với Phật Pháp để tìm lại thăng bằng trong giai đoạn đời sống bị rối loạn vì nghiện ngập.

Và viên chỉ đạo ban nhạc The Babyshambles đã nói với bạn bè niềm tin tâm linh mới của anh là điều duy nhất - không kể Kate Moss - chính là điều đã cứu vãn anh.

Sự bừng tỉnh đến với anh chỉ một ngày sau khi anh bước ra khỏi buổi dạ yến suốt đêm với người mẫu thượng thặng Kate Moss.

Một người trong cuộc nói “Anh ta bị lôi cuốn bởi Phật pháp và muốn cố gắng hành thiền nhiều hơn - anh đã tham dự một vài lớp thiền và cảm thấy an bình nhiều hơn sau đó.

Anh xem như họ sẽ giúp đỡ anh trên con đường phục hồi. Và anh thực sự bước trọn vào chất liệu tâm linh này.

Nhưng cũng không phải chỉ niềm tin mà anh mới tìm thấy bao bọc cho anh, Kate cũng giúp đỡ anh giữ vững sự lạc quan.

Pete đã phải ra hầu tòa lần thứ nhì tuần vừa qua sau khi nhìn nhận đã sử dụng ma túy.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Nhị Độ Mai

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: Vị Kỷ và Từ Bi - SỰ NGUY HIỂM CỦA VỊ KỶ

Giảng Sư Chính: SC Liễu Pháp

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Phuc, Sangkhaly, Tieu Long Nu, Mindvox (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Dharma10, Anitya, Nguon Duc Hanh) http://baidocmc.blogspot.comhttp://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Tinh Tan, Nhu Phuc, Nguon Duc Hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh , Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có): TT Tuệ Siêu hôm nay bận thuyết Pháp ở chùa Kỳ Viên nên có thể vào room trễ hoặc không tham dự lớp học được.
Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Vị Kỷ và Từ Bi
______________

Giảng sư: SC Liễu Pháp

I. Toát yếu: Những điểm chính


a. Vị Kỷ phát sinh từ tham ái, ham muốn vật chất, luyến ái vào các vật sở hữu… làm cản trở phát triển tâm linh.

b. Từ Bi là tình thương đại đồng, không phân biệt người thân hay kẻ lạ, không mong được đền đáp, là tình thương vô biên giới, không kỳ thị.

II. Nội dung chính

Tham ái là ngọn lửa đang cháy trong mỗi chúng sinh: mỗi hành động đều thúc đẩy bỏi lòng ham muốn .

Tham ái là một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ thể hiện trong mọi dạng thức sự sống, và là nguyên nhân chính của những thói xấu. Chính tham ái dẫn đến những tái sanh tiếp diễn trong vòng luân hồi. (Vì Sao Tin Phật)

LÒNG TỪ - ÁI

Điều thiếu sót trong thế giới ngày nay là lòng từ-ái hay thiện chí.

Muốn hành tập lòng từ-ái, ta cũng phải xả bỏ tính ích kỷ. Bao nhiêu tình thương trong thế giới vị kỷ này tựu trung chỉ là tình thương cho chính mình:

Con người phải học hỏi cách thể hiện lòng vị tha hầu duy trì được hòa bình thực sự và cho sự giải thoát của chính mình. Giống như tự tử giết đi thân xác, tính ích kỷ giết đi tiến bộ tâm linh. Tâm từ trong Đạo Phật chẳng phải là cảm xúc và cũng chẳng phải ích kỷ. Đó là sức truyền cảm do tâm thanh tịnh tỏa ra sau khi đoạn trừ được hận thù, ghen ghét, độc ác, thù địch và hằn học. Theo Đức Phật, Metta, lòng bi mẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để giữ tâm thanh tịnh và trong sạch hóa bầu không khí tinh thần bị ô nhiễm.

Theo Phật Giáo, có nhiều loại cảm xúc, tất cả những cảm xúc ấy đều được gọi thông thường là "tình thương". Trước tiên, có tình thương ích kỷ và tình thương không vị kỷ. Kẻ có tình thương ích kỷ khi kẻ đó chỉ quan tâm đến thỏa mãn cá nhân mình mà thôi còn không quan tâm gì đến nhu cầu hay cảm nghĩ của người đồng loại khác. Ghen ghét thường là một triệu chứng của lòng vị kỷ. Mặt khác, tình thương không vị kỷ được cảm nhận thấy khi một người quên thân mình làm điều tốt cho người khác - cha mẹ thường đối với con cái bằng tình thương như vậy.

Trong Kinh Metta, Đức Phật giải thích cặn kẽ tình thương trong Đạo Phật. Chẳng khác gì người mẹ che chở đứa con duy nhất của mình dù phải hy sinh tính mạng, đến như vậy ta cũng nên trau dồi tình thương vô biên đối với tất cả chúng sanh. Hãy trải tâm từ rộng lớn của mình tỏa khắp toàn thể thế giới, bên trên, bên dưới, ngang qua không chướng ngại nào, không sân hận nào, không thù hằn nào". (Vì Sao Tin Phật)

LÒNG NHÂN TỪ THỰC SỰ

Lòng nhân từ thực sự là "cho mà không mong gì đền đáp lại". Cốt lõi của lòng nhân từ thực sự là cho mà không mong cầu gì đền đáp lại món quà mình tặng. Một hành động do lòng nhân thực sự là một hành động thiện lành, không vương mắc để người cho cũng như người nhận đều cảm thấy tự do.

Người Phật Tử quan niệm từ thiện là một hành động để giảm thiểu lòng tham, một tâm bất thiện làm ngăn trở sự phát triển tâm linh. ... Khi cho, ta không chỉ thể hiện lòng nhân từ như một nghĩa cử của thân mà thôi, mà với cả con tim và khối óc. Phải có một niềm vui mỗi khi cho. Có một sự khác biệt giữa một hành động từ thiện và bố thí (dana). Trong hành động phước thiện bình thường, do lòng trắc ẩn và tính tình tử tế, ta cho khi nhận thấy một người nào đó thiếu thốn cần sự giúp đỡ, và ta đang ở trong tư thế phát tâm muốn giúp đỡ. Còn đối với người hành hạnh bố thí, cho ở đây là một phương tiện để trau dồi tâm nhân ái, một đức hạnh để giảm thiểu tính vị kỷ và tham đắm của chính mình.

Có nhiều thứ mà ta có thể cho. Có thể tặng vật dụng như thực phẩm cho người đói, tiền bạc, quần áo cho người nghèo. Cũng có thể cống hiến kiến thức, kỹ năng, thì giờ, nghị lực và cố gắng vào những kế hoặch mang lợi ích cho người khác. Ta cũng có thể lắng nghe với thái độ thiện cảm và trao vài lời khuyên tốt đến người bạn đang gập khó khăn. Cũng có thể tự kiềm chế việc giết hại các chúng sanh khác, và làm như vậy chính là đã tặng lại đời sống cho những sinh vật yếu đuối này lẽ ra có thể bị giết chết. Ta cũng có thể hiến tặng một phần thân thể của mình để cứu người khác, chẳng hạn như cho máu, cho mắt, thận vân vân.... Những ai tu tập đức hạnh này, thúc đẩy bởi tâm đại bi cao cả đối với người khác cũng có thể có thể hy sinh đến tính mạng của mình nữa.

… Chứng tích vĩ đại nhất về lòng từ bi vô bờ bến của Đức Phật là tặng phẩm vô giá cho nhân loại, Giáo Pháp giúp tất cả chúng sinh có thể giải thoát khỏi khổ đau. Đối với người Phật Tử, tặng phẩm cao quý nhất trong tất cả tặng phẩm là Phật Pháp. Tặng phẩm này có sức mạnh vĩ đại thay đổi đời sống. Khi một người nhận Phật Pháp với một tâm ý trong sạch và tu tập chân lý nghiêm chỉnh, người đó không thể nào không thành công được. Người đó đạt nhiều hạnh phúc to lớn hơn nữa, an lạc và hoan hỷ trong cả tim lẫn óc. Nếu người đó có lần độc ác, thì nay người đó sẽ sinh lòng trắc ẩn. Nếu người đó đã có lần trả thù, thì nay người đó biết tha thứ. Nhờ Phật Pháp, kẻ sân hận trở thành bi mẫn hơn, kẻ tham lam biết mở lòng rộng rãi hơn, và kẻ bất an tìm được sự thanh thản hơn. Khi một người hưởng hương vị của Giáo Pháp, người đó không những chứng nghiệm hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, mà còn hưởng hạnh phúc trong những kiếp sau, và trong cuộc hành trình tiến đến Niết Bàn. (Vì Sao Tin Phật)

TRÍ TUỆ VÀ TỪ BI

Cũng như trí tuệ bao gồm phần trí năng hay sự hiểu biết trong bản chất thiên nhiên của ta, từ bi gồm khía cạnh xúc cảm hay cảm giác trong tâm tánh thiên nhiên của ta. Cũng như trí tuệ, từ bi là phẩm hạnh đặc thù của con người. Khi ta thấy người nào đang ở trong cơn phiền muộn sầu não mà ta động lòng trắc ẩn, cố gắng làm vơi hay chấm dứt nỗi khổ của họ, đó là từ bi. Như vậy, tất cả những gì tốt đẹp nhất trong con người, tất cả những đức hạnh "giống hạnh Phật" như chia sớt, sẵn sàng giúp cho người khác với tinh thần thoải mái, thiện cảm, chăm lo và ưu tư -- tất cả đều là những biểu hiện ra ngoài của lòng từ bi tiềm tàng bên trong. Ta sẽ hiểu biết những điều gì tốt đẹp nhất cho chính ta. Chúng ta thông cảm người khác khi ta thông cảm chính ta. Như vậy trong Phật Giáo, phẩm hạnh cao đẹp của ta sinh sôi nảy nở một cách rất tự nhiên trong niềm ưu tư của ta đối với người khác. Đời sống của Đức Phật cho thấy rõ điều này. Ngài trải qua sáu năm dài dẳng chiến đấu để tìm trạng thái an lành cho chính Ngài. Sau đó, Ngài có thể ban rải những lợi ích ấy cho toàn thể nhân loại, và đó là nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Lòng từ bi quả thật là viên ngọc báu kim cương được tôn trí trên vương niệm của Pháp Bảo, những lời dạy vàng ngọc của Đức Tôn Sư. (Khéo Vấn Khéo Đáp).

III. Từ vựng:

1. Tâm từ (Mettā) trong tiếng Pāli có nghĩa là “làm mềm trái tim” hoặc trạng thái của một người bạn chân chính. Nó được định nghĩa như là sự thành tâm mong mỏi cho hết thảy mọi sinh vật đều được hưởng phúc lợi và hạnh phúc đích thực. Nó cũng được giải thích như là tình cảm thân thiện mà một người bạn chân chính thành tâm cầu mong cho bạn mình được hưởng an lạc.

2. Tâm Bi (Karuna) được định nghĩa như là đức tính khiến cho trái tim của thiện nhân rung động khi người khác đang chịu đau khổ, hoặc trái tim họ chia sớt những đau khổ của người khác. Đặc tính chính yếu của Bi là mong muốn giải thoát những đau khổ, những bất hạnh của tha nhân.

IV. Đố vui:

1. Người có tâm từ là người:

a. Luôn tham gia vào các việc từ thiện xã hội
b. Quên bản thân mình vì lợi ích của người khác
c. Thương yêu tất cả mọi người không phân biệt thân sơ
d. Có tình thương vô biên đến tất cả mọi loài.

2. Tâm từ (mettā) đồng nghĩa với từ nào dưới đây ?

a. Vị tha
b. Bác ái
c. Vô sân
d. Xả kỷ.

3. Về chi pháp, Tâm từ là một chi trong phạm trù nào dưới đây ?

a. Tâm sở tịnh hảo
b. Tứ vô lượng tâm
c. Thập độ
d. Cả ba phạm trù trên.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học: Thanh Tịnh Đạo - Phần Thứ Ba: MÔ TẢ ÐỊNH - CHỌN ÐỀ MỤC THIỀN QUÁN (tiếp theo) (Kammatthāna-gahana-niddesa)

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Dharma10, Tinh Tan, Hat Cat, Gioi Huong (tin tức). (ĐK: Sangkhaly (rời room đúng giờ), Nguon Duc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu).
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Hạt Cát (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk & Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có): Cô NguonDucHanh: xin phép vắng mặt ngày 27 tháng 03
Lớp Thiền Học

THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOÁT YẾU

(Trích dẫn tài liệu do TT Thích Phước Sơn biên soạn)

PHẦN THỨ HAI - ÐỊNH


--ooOoo--

CHƯƠNG III

MÔ TẢ ÐỊNH -

CHỌN ÐỀ MỤC THIỀN QUÁN
(Tiếp Theo)

(Kammatthāna-gahana-niddesa)

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

I. Toát yếu: Những điểm chính

a. Có những đề mục thích hợp cho tính chất riêng của mỗi cá nhân.

b. Tu bất tịnh quán để trừ tham dục; tu từ bi quán để từ bỏ sân hận; niệm hơi thở để từ bỏ tầm tư duy; tưởng vô thường để từ bỏ ngã mạn.

c. Hành giả cần có ý chí quyết tâm vượt chướng ngại mới mong thành tựu.

II. Nội dung chính


ÐỀ MỤC THÍCH HỢP CHO CÁC CÁ TÍNH

Mười phép quán bất tịnh của tử thi và niệm thân là những đề mục thích hợp cho người nhiều tham dục. Bốn phạm trú và bốn biến xứ về màu sắc là những đề mục thích hợp cho người hay sân. Niệm hơi thở thích hợp cho người có tính si và người có tính tư duy. Sáu niệm đầu trong 10 tưởng niệm thích hợp cho những người có tịnh tín. Niệm chết, niệm diệt, phân tích bốn đại, tưởng thức ăn bất tịnh, là bốn đề mục thích hợp cho những người có tính tuệ. Những biến xứ còn lại và những vô sắc thích hợp cho mọi loại tính tình. Và bất cứ biến xứ nào cũng cần có giới hạn cho người có tính tư duy và vô hạn cho người có tính si.

Những cách phân loại trên là nói theo thể thức đối trị trực tiếp và hoàn toàn thích hợp, nhưng kỳ thực không có pháp tu nào mà không trừ bỏ được tham, hỗ trợ được tín v.v... Nói một cách khái quát thì: "Tu bất tịnh quán để trừ tham dục; tu từ bi quán để từ bỏ sân hận; niệm hơi thở để từ bỏ tầm tư duy; tưởng vô thường để từ bỏ ngã mạn" (A. IV, 358)

Khi một hành giả đã quyết tâm hạ thủ công phu, liều bỏ tính mệnh thì không có một nỗi sợ hãi nào hay một chướng ngại nào là không vượt qua được.

III. Câu đố

Câu đố 1. Tại sao người tu thiền phải chọn đề mục đúng theo cá tính ?

a. Vì khi tu tập nếu tâm lý bị dị ứng với đề mục sẽ không kết quả.
b. Vì có trường hợp tính chất của đề mục sẽ làm bộc phát thêm khuyết điểm của cá tính
c. Bệnh nào phải uống thuốc nấy
d. Gồm cả ba điều trên.

Câu đố 2. Có đề mục nào trong những đề mục thiền, phù hợp với mọi cá tính ?

a. Đề mục hơi thở
b. Đề mục biến xứ màu
c. Đề mục bất mỹ
d. Đề mục vô sắc.

Câu đố 3. Vị hành giả tu thiền nên chọn đề mục thích hợp bằng cách:

a. Nhờ vị thiền sư chọn dùm đề mục
b. Tự mình biết mình, hãy tự chọn đề mục
c. Tùy trường hợp mà tự chọn hay vị Thầy giúp cho
d. Phải hành thử nghiệm qua đề mục mới chọn xác định.

IV. Bài tham khảo:

Thanh Tịnh Ðạo. Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm). Thích Nữ Trí Hải dịch Việt

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-thanh...dao/ttd-03b.htm
No. 0833 NEW (Hạt Cát dịch)

Tây Tạng lưu vong

và sản phẩm "Made In China"

Himalayan News Service

Dharamsala, March 22 : Cho đến vài năm trước, danh từ “MIC” là một từ ngữ bị cấm đoán tại Mcleodganj, vùng đỉnh đồi khu định cư của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. Nhưng sự tẩy chay sản phẩm Made In China đã có một con đường để len lõi vào nhu cầu của thị trường thế kỷ thứ 21

Giống như những phần đất khác của Ấn Ðộ, sản phẩm Made In China tràn ngập Mcleodganj, nơi mà đa số các cửa hàng với chủ nhân là dân Tây Tạng lưu vong. Ðồ chơi trẻ em, trò giải trí điện tử, sản phẩm văn phòng, vật phẩm gia dụng rẻ tiền và nhiều thứ khác sản xuất từ Trung Quốc được bày bán đầy rẫy. Khách hàng tiêu thụ là dân Tây Tạng địa phương và du khách, kể cả người ngoại quốc.

Chủ nhân một cửa hàng không muốn tiết lộ danh tánh nói “Vâng, chúng tôi có bán mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc, tôi không nghĩ có sự cấm đoán nào. Dân Tây Tạng không ưa những gì thuộc Trung Quốc. Chúng tôi nhập hàng qua các nhà buôn trung gian ở Delhi”.

Một viên chức chánh quyền lưu vong nói : “Chúng tôi phát động chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc cho đến năm 2003. Nhưng sau khi bắt đầu cuộc đối thoại giữa chính quyền lưu vong Tây Tạng và TQ, Ðức Ðại Lai Lạt Ma kêu gọi người dân Tây Tạng không nên làm bất cứ điều gì chống lại TQ vì nó sẽ gây nguy hại cho cuộc thương thuyết , một số dân Tây Tạng đã lợi dụng điều này để buôn bán sản phẩm MIC trong ý nghĩa yểm trợ kinh tế của Trung Quốc, rất đáng buồn".

Cho đến vài năm trước, buôn bán sản phẩm Trung Quốc ở Mcleodganj, nơi được xem là “ Lhasa nhỏ”, bị cấm chỉ- bởi vì sự phẫn uất của người Tây Tạng đối với những gì thuộc về Trung Quốc. Dân Tây Tạng lưu vong phàn nàn rằng Trung Quốc đã xâm chiếm quê hương của họ gần 5 thập niên về trước, ép buộc vị lãnh đạo tâm linh của họ và hàng ngàn dân Tây Tạng chạy trốn đến Ấn Ðộ năm 1959. Gần 130,000 người Tây Tạng hiện nay đang sống tại Ấ Ðộ và một vài địa phương khác đâu đó trong lưu vong .

Rất nhiều cửa hàng đã dán nhãn “No to Made In China” và tự hào tuyên bố rằng họ đã không mua bán sản phẩm Trung Quốc. Một vài cửa hàng chính trong khu phố thuộc thành phố đồi núi nhỏ bé này còn bán cả nhãn hiệu và các sản phẩm có lời nhắn nhủ như trên “Không với sản phẩm Trung Quốc - No to Made In China”.
No. 0834 NEW (ĐĐ Nguyên Tạng)

NHÀ VĂN LEO TOLSTOY

VÀ ĐẠO PHẬT

MC1: .............

Leo Tolstoy (1828-1910) là một bá tước, nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng người Nga nổi tiếng và được kính trọng trên khắp thế giới qua tác phẩm Chiến tranh và hòa bình (War and Peace), và học thuyết mang chính tên ông _ Học thuyết Tolstoy. Ông ra đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1828 trong một gia đình quý tộc lâu đời tại điền trang Yasnaya Polyana, tỉnh Tula, Liên Xô (cũ).

Ông mồ côi cha lẫn mẹ từ lúc lên bảy. Ở tuổi 16, ông bắt đầu học ngành luật và ngôn ngữ phương Đông tại đại học Kazan. Năm 1847, bất mãn với lối giáo dục bằng cấp tại nơi này, ông đã bỏ ngang việc học và trở lại quê nhà để quản lý trang trại gia đình với 300 nông nô và sống một cuộc đời xa hoa quý tộc.

Năm 1851, theo lời khuyên của người anh ruột, ông gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở Caucasus và chỉ một năm sau được tuyển vào trung đoàn pháo binh. Tại nơi đóng quân này đã để lại trong ông nhiều ấn tượng đẹp đẽ và chính nó đã thúc đẩy ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình qua tác phẩm đầu tay:'' Câu chuyện hôm qua'' (An Account of yesterday, Xb 1851), tiếp đó ông lại cho ra một loạt sách hồi ký văn học về đời mình Thời thơ ấu (Childhood, xuất bản 1852), Thời thiếu niên (Boyhood, Xb 1854) và Thời Thanh niên (Youth, Xb 1857). Năm 1862, ông kết hôn với Sonya A. Bers, một phụ nữ xinh đẹp và có học, nhỏ hơn ông 16 tuổi, hai người đã sống rất hạnh phúc và có với nhau 15 người con.

Leo Tolstoy luôn quan tâm và giúp đỡ những nghèo khổ cũng như tìm cách cải thiện đời sống của họ. Ông đưa ra triết lý rằng con người đừng cố gắng tỏ ra khôn ngôn hơn cuộc sống và tự nhiên. Lý thuyết này được thể hiện trong suốt Chiến Tranh và Hòa Bình (Voyni i mir / War and Peace, viết và Xb trong khỏang 1865-69), tác phẩm được xem là một bộ tiểu thuyết anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới. Và sau đó nó đã nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới (bản tiếng Việt do học giả Nguyễn Hiến Lê dịch và Lá Bối xuất bản lần đầu tiên 1969)

LEO TOLSTOY VÀ ĐẠO PHẬT:

Sau cuộc khủng hoảng tinh thần cá nhân vào cuối thập niên 1870, Tolstoy đã cống hiến hết thời giờ của mình cho văn học và nhu cầu tâm linh của mình. Những năm cuối đời, ông sống một cuộc sống thanh bần, giản dị và thoát tục như một thầy tu. Ông đã để lại toàn bộ gia sản cho vợ con, và cùng với người con út thực hiện một chuyến đi vô định, nhưng vài ngày sau đó, ông bị cảm lạnh và qua đời tại một nhà ga nhỏ ở Astapovo, thọ 82 tuổi. Ông đã để lại cho chúng ta 160 tác phẩm các loại. Toàn bộ trong số này đều đề cập đến đạo đức xã hội, triết học, tôn giáo, nhất là quan niệm duy tâm về vấn đề sinh tử, về tình thương yêu đồng loại... tất cả đều gần gũi và phản ánh đúng với tâm tư và nguyện vọng của hàng vạn con tim trên hành tinh này.

MC2: .............

Tolstoy vốn xuất thân từ một gia đình quý tộc và theo Chính Thống giáo. Nhưng ông là người có đầu óc phóng khoáng, muốn nghiên cứu nhiều đạo giáo khác nhau để có lợi cho đời sống tâm linh cũng như làm giàu có thêm vốn liếng trong lĩnh vực viết văn của mình. Đặc biệt ông quan tâm và nghiên cưú giáo lý Đạo Phật trong một thời gian dài và kết quả là giáo lý này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm nhân sinh quan của ông.

Trong thư viện riêng của ông, với hơn 20 ngàn cuốn sách đủ các thể loại, chủ đề, người ta tìm thấy rất nhiều kinh sách Phật giáo và triết học. Điển hình trong các số đó như Kinh Phật (Buddhist Sacred Text) của Friendrich Max Mueller (1823-1900); Đức Phật, cuộc đời, lời dạy và giáo đoàn của Ngài (Buddha, His life, His Teachings & His Order, xb 1881) của Hermann Odenberg, Lời dạy của Phật ( the Gospel of Buddha của Paul Carus, Xb tại Mỹ 1896); Niết bàn, câu chuyện triết học Phật Giáo (Nirvana: A story of Buddhist Philosophy, của Paul Carus, Xb tại Chicago 1896), quyển này được ông Boulanger dịch sang tiếng Nga và ấn hành tại Mátxcơva năm 1901), Cuộc đời và lời dạy của Phật (The Life and Teachings of Gautama Buddha, xb 1878) của nhà Phật học người Anh Rhys Davids, Ánh Sáng á châu (The light of Asia, xb 1879) của thi sĩ Edwin Arnold, Lời dạy của Phật (The Word of the Buddha, của Tỳ kheo người Đức Nyanatiloka, Xb tại Miến Điện 1907), đặc biệt trong số này có quyển Phật giáo: nghiên cứu và tài liệu (Buddhism: Studies and Materials, Xb tại St.Petersburg, Nga, năm 1887) tác giả là một nhà Phật học người Nga Ivan P. Minayev và một số Kinh Tiểu Thừa (Hinayana sutras) bằng tiếng Nga cũng do đạo hữu này chuyển ngữ và in tại Mátxcơva vào năm 1888. Người ta cũng tìm thấy nhiều đoạn trích chép tay của Toltoy khi đọc qua những quyển kinh hệ Nikaya này.

Qua những tài liệu trên cho thấy rằng Tolstoy đã biết đến Phật giáo từ đầu thập niên tám mươi của thế kỷ thứ 19. Như vậy là ông biết và nghiên cứu đạo Phật qua tài liệu và sách báo của hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học Tây Phương. Đặc biệt là các kinh sách Phật giáo theo hệ tư tưởng Nam Truyền.

Hai bản dịch Kinh Pháp Hoa tiếng Anh: The Lotus of the True Law (do đạo hữu H.Kern dịch và in 1884) và tiếng Pháp: Le Lotus de la Bonne Loi (do ông Eugene Burnouf dịch và in 1840) không tìm thấy trong thư viện của ông. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, rất có thể ông đã biết đến sự hiện hữu của hai bản Kinh Đại thừa này ở châu Âu Bởi vì trong thư viện của ông có một quyển khác viết bằng tiếng Anh là Các lượm lặt từ những bài nghiên cứu Phật giáo: về Hành Động và Tâm linh trong khu vực viễn Đông'' (Gleanings in Buddhafields Studies of Hand and Soul in the Far East, xb 1897), quyển sách không được hoàn hảo, vì bị mất một số trang. Nhưng ngay đầu chương bốn ta đã thấy có một đoạn trích lấy từ Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát của Kinh Pháp Hoa, được in nghiêng: "Tôi rất kính trọng các bạn, không dám khinh mạn và xem thường các bạn. Vì sao ? vì các bạn đang thực hành đạo Bồ tát và sẽ được thành Phật'' (I deeply revere you. I dare not slight and contemn you. Wherefore ? Because you all walk in the Bodhisattva-way and are to become Buddha). Qua đây, ta thấy rằng, chắc chắn Tolstoy đã từng biết qua tư tưởng của Kinh Pháp Hoa, một bộ Kinh được xem là vua trong các thứ kinh (the king of all sutras) của hệ tư tưởng Đại Thừa Phật giáo.

Sống an vui, không bạo động thương yêu và giúp đỡ mọi người ngay cả những kẻ đối đầu với mình là những nguyên tắc cơ bản và đóng vai trò chính trong triết thuyết đạo đức nhân sinh của Leo Tolstoy. Ông cũng cho rằng mục đích của con người là muốn hạnh phúc và không ai muốn khổ đau là điểm tối quan trọng cho đời sống con người. Nếu có một bản phân tích và so sánh rõ ràng giữa Giáo lý nhà Phật và quan điểm nhân sinh quan của Leo Tolstoy vào những năm cuối đời, nhất là qua các vở kịch sau cùng của ông Sức mạnh của bóng tối (the Power of Darkness, 1887), Đạo quả của Giác Ngộ (the Fruits of Enlightenment, 1889), Thây ma sống (The Living Corpse, 1910) ? chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều điều lý thú , cũng như giúp ta biết rõ hơn về mối liên hệ giữa Leo Tolstoy và Phật giáo.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Diệu Quang

Tri chúng điền khuyết: SC Dieu Tinh

Môn học: Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bài học: Thế giới là chồng chất những khổ đau


Giảng Sư Chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Phần 1: Minh Lac, Gioi Huong (đk)
Phần 2: Bản tin: MC1: Tri Dat, Sangkhaly (đk); MC2: Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk); MC3: Gioi Huong, anitya (đk) // Đố Vui: Sangkhaly, Tri Dat (đk) http://baidocmc.blogspot.com/ & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Dieu Quang.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Diệu Quang.

Người hoán chuyển bài cho Room: Dieu Quang, Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: NguonDucHanh, Nhu Phuc (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: NguonDucHanh, Nhu Phuc.

Trực room (op): TC đk (clean và trực room), Tieu Long Nu (coi sau nick mới vào room), Hat Cat (trực mic giảng sư).

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Học Chuyên Đề

Thế giới là chồng chất những khổ đau
______________

Giảng sư: ĐĐ Tuệ Quyền

I. Toát Yếu: Những điểm chính

Khi Đức Thế Tôn còn là Bồ Tát, Ngài đã suy tư về thế giới khổ đau của sanh, già, bệnh, chết và cách đọan diệt chúng. Rồi Ngài đã nhận ra chân lý vị ngọt là nguyên nhân khiến chúng sanh tham nhiễm ở đời

II. Nội dung bài học

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly, thoát khỏi già, chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến sự xuất ly già, chết". (Tương Ưng Bộ Kinh, Tập II, Chương 12b).

Vị ngọt ở đời:

Rồi này các Tỷ-kheo, về vấn đề ấy, tư tưởng sau đây khởi lên nơi ta: "Do duyên với đời, khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt ở đời. …

Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt ở đời, thời các loài hữu tình không có tham nhiễm đối với đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt ở đời, nên các loài hữu tình có tham nhiễm ở đời. (Tăng Chi Bộ Kinh, Chương III, Phẩm 11).

III. Đố vui:

1. Cái gì có thể được gọi là vị ngọt ở đời ?

a. Các trạng thái hỷ lạc
b. Tài sản vật chất
c. Các mùi vị ngon ngọt của thức ăn
d. Hạnh phúc an lạc của Niết bàn.

2. Vì sao chúng sanh tham nhiễm đối với đời, dù Đức Phật thường nói về khổ đế ?

a. Vì khổ đau rất khó nhận ra
b. Vì không phải ai cũng có đau khổ mà có người rất may mắn, hạnh phúc
c. Vì bên cạnh khổ đau cũng có nhiều niềm vui hay vị ngọt
d. Vì người ta muốn tận hưởng vị ngọt nên cố quên đi khổ đau.

3. Nên có thái độ thế nào đối với vị ngọt ở đời ?

a. Nên từ bỏ hoàn toàn vì rất tai hại
b. Nên tận hưởng vì đó là quả báo tốt đẹp mình đã tạo
c. Nên biết cả vị ngọt lẫn sự nguy hiểm của nó
d. Một trong ba cách trên, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người.

No. 0831 NEW (Hạt Cát dịch)

Khu vực di sản Phật Giáo thế giới

với nguy cơ hư hỏng

2006-03-25 14:36 (KST)
©2006 OhmyNews

Bouddhanath, tọa lạc vùng ngọai ô Kathmandu, là một trong những trung tâm di sản Phật Giáo thế giới, đang ở trong tình trạng có nguy cơ hư hỏng thời gian gần đây. Thiếu nỗ lực bảo tồn bởi cư dân và chính quyền địa phương khiến nơi xinh đẹp này ngày càng trở nên xấu xí.

Hơn 200 du khách và hàng trăm Phật tử thăm viếng nơi này trong một ngày. Ủy Ban Phát Triển Vùng Bouddhanath ( Viết tắt BADC ) là tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm trực tiếp về việc bảo tồn và phát triển khu di sản thế giới này. Tuy nhiên, BADC chỉ hứng thú trong việc kiếm … hoa hồng từ trên các món cúng dường của du khách ngọai quốc. Krishna Gurung, chủ tịch BADC, không chấp nhận trách nhiệm về việc nghe nói là cẩu thả của tổ chức của anh ta. Anh ta nói “Chúng tôi cố gắng làm cho nơi này tốt hơn”.

Ngôi tháp 36 met chiều cao là một trong những ngôi tháp lớn nhất miền Nam Á Châu và trở thành trọng điểm của Phật Giáo Tây Tạng tại Nepal. Triều Ðại Licchavi đã tân trang tháp Bouddhanath vào thế kỷ thứ 8 ( Triều đại Licchavi bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch )

Bức Mạn Ðà La trần thiết trong Bouddhanath là bản sao của một bức tại Gyangtse Tây Tạng. Ngôi tháp được dựng lên trên con đường mậu dịch đến Tây tạng thời xa xưa . Các thương nhân Tây Tạng dừng chân và lễ bái tại đây từ nhiều thế kỷ nay. Khi dân tỵ nạn Tây Tạng đi vào Nepal năm 1950, rất nhiều người trong số đó quyết định cư trú chung quanh Bouddhanath, Họ thành lập nhiều tu viện và “ Tây Tạng Nhỏ" của Nepal ra đời.

Tây Tạng Nhỏ này vẫn là nơi tốt nhất trong thung lũng Kathmandu để quan sát nếp sống Tây Tạng. Chư Tăng lui tới trong tăng y mà đỏ sậm, người dân Tây tạng lui tới với bánh xe chú nguyện nơi tay và nghi thức đảnh lễ nằm phủ phục, đi nhiễu vòng quanh ngôi tháp được thực hành một cách nghiêm cẩn.

Nhiều người tin tưởng rằng Bouddhanath được xây dựng vào hồi thế kỷ thứ Năm nhưng thiếu tài liệu chứng minh. Ngôi tháp được nghe nói là nơi tôn tàng di thể của Ðại Sư Tông Khách Ba, một vị tu sĩ đáng kính của cả Phật Giáo và Ấn Giáo.

Di sản văn hóa của thung lũng Kathmandu được nổi tiếng bởi 7 nhóm công trình kiến trúc, những công trình trưng bày đầy đủ các hệ thống lịch sử và nghệ thuật mà thung lũng Kathmandu nổi tiếng nhờ vào đó
No. 0832 NEW (Hạt Cát dịch)

Xây dựng ngôi thờ phụng Phật Giáo

mới ở Tây Tạng

Australian Broadcasting Corp, March 24, 2006

Bendigo, Victoria (Australia) -- Thiết lập một khung sườn nhà cốt thép cho một trung tâm tôn giáo và thắng tích du lịch lớn gần Bendigo, được dự trù không lâu nữa sẽ bắt đầu, sau khi quyết định của hội đồng thành phố bảo đảm cho một món trái khoản dành cho dự án.

Ngôi đền tháp Phật Giáo chiều cao 45 mét, rộng 50 mét với tiện nghi hiện đại trên một ngôi tháp nổi tiếng ở Tây Tạng. Công trình dự trù sẽ hoàn thành năm 2010 với phí tổn 15 triệu. Một phát ngôn viên, Ian Green, nói rằng đó sẽ là một thắng tích quan trọng.

Ðối với Phật tử trên thế giới thì đó sẽ là một thắng tích hành hương, nhưng đối với một số người khác thì nó là một khung cảnh thăm viếng để thỏa thích sự hiếu kỳ, hoặc là nơi nghiên cứu như một viện bảo tàng, nhưng trên hết tất cả, đó là biểu tượng của hòa bình thế giới, và như vậy, tôi nghĩ rằng đó là một cái gì lôi cuốn số đông quần chúng trong cộng đồng.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2006


Nhật Hành

Ngày: 25 tháng 03 năm 2006

Tri chúng: Giới Hương

Tri chúng điền khuyết: NĐHanh

Môn học: Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: “Năm pháp tánh của cư sĩ”


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, SC Dieu Tinh, Nhi Do Mai, Hat Cat, Chanh Hanh, Khanh Van ( ĐK: Nhu Phuc, Sangkhaly, TieuLongNu )
http://baidocmc.blogspot.com & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Nhi Do Mai (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan, NguonĐucHanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):