Thứ Ba, 28 tháng 2, 2006

No. 0788 NEW ( Hạt Cát dịch)

Phát hiện thêm di sản Phật giáo ở Ấn Ðộ

Newindpress, February 26 2006

ATHAGARH, India -- Cái tên lạ lẫm của ngôi làng Koranga tại Athagarh-Dhenkanal bỗng dưng được sự chú ý của mọi người. Một số di vật, nằm khuất lấp trong tàn dư hoang phế nhiều năm, đã trở thành mục tiêu thú vị sau khi được các sử gia địa phương xác nhận đó là di sản thuộc kỷ nguyên Phật giáo.

Hai hang động, một số bi văn, một giếng nước, mảnh vỡ mái hiên và đồ gốm, giữa những thứ khác, được trông thấy trên một ngọn đồi cao 60 ft ở gần ngôi làng. Dân địa phương nói rằng những bằng chứng lịch sử này vẫn thường xuyên được họ trông thấy sau khi một nhóm người đục đá bất hợp pháp vứt bỏ ở khu đất khi công việc của họ chấm dứt. Nhưng họ đã không lưu ý đến ý nghĩa của nó.

Các nhà sử học tại đây xác nhận rằng đài kỷ niệm phản ảnh văn hóa Phật Giáo thuộc thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch. Một số tu sĩ đã trú ngụ và thuyết giảng trong hang động khoảng vài năm.

Số cư dân Phật tử lớn lao thuộc các khu vực Maniabandha, Nuapatna và Rasraskipur cùng với Ragadi thuộc Banki làm chứng cho sự phát hiện của các nhà sử học. Các mẫu tự dùng trong bi văn tại đây giống như các mẫu tự ghi khắc trên ngọn đồi Dhauligiri.

Nhà nghiên cứu S.N Girish đã thúc hối Nha Khảo Cổ nên lập tức thực hiện những bước bảo tồn và nghiên cứu chi tiết về các công trình này.
No. 0789 NEW ( ÐÐ Nguyên Tạng)

Phật Giáo tại Ái Nhĩ Lan

Ái Nhĩ Lan (Ireland) -- là một quốc gia nằm ở miền Bắc châu Âu, thủ đô Dublin, với diện tích 70.280 km2, dân số 3.720.000 người. Ngôn ngữ chính là Anh và Ái Nhĩ Lan. Phật giáo là một trong tám tôn giáo (bao gồm: Ca tô giáo, Anh giáo, Tin lành, Do thái giáo, Bahai, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo) có mặt tại Ái Nhĩ Lan.

Trong một cuộc thống kê gần đây tại Ái Nhĩ Lan, có khoảng 1.500 người tự nhận mình là Phật tử, phần lớn trong số đó đều theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng (PG TT) và PG Nam tông. Tính đến nay có khoảng 15 tự viện và Trung Tâm Phật giáo trên khắp Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan.

Phật giáo được truyền vào Ái Nhĩ Lan vào đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ này, do công của những nhà truyền giáo cư sĩ người Anh thuộc Hội Thiện Hữu Phật Giáo Phương Tây (The Friends of the Western Buddhist Order). Hội này đã xây dựng một Trung tâm PG tại thủ đô Dublin vào năm 1944 với mục đích đưa lời Phật dạy vào thế giới phương Tây. Chủ trương của Hội này kết hợp nhiều truyền thống Phật giáo ở phương Đông để mang lại những lợi ích thiết thực cho xã hội phương Tây. Hiện tại Hội này vẫn còn hoạt động mạnh.

Đến năm 1977, Tu viện Samyedzong được thành lập do nhu cầu ngày càng đông của người Phật tử tại nơi này. Thành viên ban đầu của tu viện phần lớn là người theo Ái Nhĩ Lan và người theo đạo Ky Tô. Họ đến với tu viện trước hết là tò mò hơn là học hỏi, vì họ quá chán ngán những cảnh xung đột giữa các tôn giáo tại xứ sở này. Lần hồi họ phát hiện ra rằng trong Phật giáo có một cái gì đó rất bao dung và thoải mái trong cách xử thế của người tín đồ Phật giáo đối với người theo đạo khác. Họ tìm thấy ở đạo Phật có một sự hài hòa và sẵn sàng hợp tác với tôn giáo khác để có thể mang lại sự bình an và công bằng cho xã hội. Đây là một trong những thuận lợi của Phật giáo khi được truyền sang những vùng đất mới như Ái Nhĩ Lan này. Vì đây là trung tâm có tăng sĩ hoạt động đầu tiên tại Ái Nhĩ Lan, cho nên nó thu hút rất nhiều sắc dân khác nhau kéo đến như Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam và người bản xứ.

Nhờ vào chủ trương phóng khoáng, không tông phái, chẳng bao lâu Tu viện Samydzong đã trở nên một trung tâm PG lớn nhất tại Ái Nhĩ Lan trong việc truyền bá Chánh Pháp. Hội viên thường trực hiện nay khoảng từ ba đến bốn trăm người đến Tu viện sinh hoạt hàng tuần. Anh John O'Neill, thư ký của Tu viện kể lại những khởi đầu của Tu Viện vào cuối thập niên bảy mươi: ''Trong những năm đầu, Samyedzong gặp nhiều khó khăn trong việc tìm một nơi để xây dựng Trung tâm và cứ phải dời đi dời lại nhiều nơi khác nhau giữa Dublin và những thành phố lân cận. Từ năm 1981, mọi sinh hoạt tụng kinh, ngồi thiền, nghe pháp đều diễn ra trong một ngôi chánh điện và một thư viện nhỏ trong một căn nhà ở Inchicore. Tuy nhiên, các cuộc hoằng Pháp vẫn được tổ chức khắp các nơi ở Ái Nhĩ Lan như tỉnh Bray, Galway và Waterford. Từ năm 1977 đến 1993, Tu viện đã tổ chức tất cả được sáu mươi chuyến đi hoằng Pháp trên khắp Ái Nhĩ Lan''.

Năm 1991, Tu viện góp phần thành công với chương trình lễ nhạc truyền thống của Tây Tạng và Mông Cổ trong dịp cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Ái Nhĩ Lan. Tu viện cũng đã bảo trợ cho bảy tăng sĩ Tây Tạng đang theo đuổi chương trình Cao học tại Ấn Độ, và Tu viện cũng đã ấn tống nhiều kinh sách phổ biến cho mọi giới độc giả ở đây. Tu viện cũng được mời nói chuyện trên hệ thống truyền thông đại chúng và được mời diễn thuyết tại nhiều trường học và nhiều viện nghiên cứu khác nhau ở Ái Nhĩ Lan.

Đến tháng giêng năm 1994, Tu viện mua được một tòa nhà lớn tại trung tâm thành phố Kilmainham và Tu viện được dời về đây. Tòa nhà chỉ được sửa sang lại chút đỉnh cho phù hợp với Tu viện và sự tu học được thiết lập trở lại như cũ mà không có một sự xáo trộn nào. Hiện tại, Tu viện đang theo đuổi một chương trình tu học như sau: thứ ba từ 8 giờ tối: ngồi thiền và thảo luận về triết học Phật giáo, bao gồm cả việc hỏi và giải đáp; thứ năm từ 8 giờ tối, lớp giáo lý cho người sơ cơ, thảo luận, tọa thiền và trà đạo; sáng thứ bảy từ 9 giờ: lớp giáo lý, nghi thức và thiền tập theo truyền thống của PG Tây Tạng.

Người lãnh đạo tinh thần Phật giáo Ireland nói chung và Tu viện Samtdzong, là Thượng toạ Akong Rinpoche, một tăng sĩ người Tây Tạng. Ngài xuất gia năm 1941, lúc chỉ mới hai tuổi sau khi được thừa nhận là hậu thân của vị trụ trì chùa Dolma Lhakang ở Tây Tạng. Ngài đã được nuôi dạy rất kỹ theo truyền thống PGTT để có thể trở thành nhà truyền giáo sau này. Ngài cũng được đào tạo như một bác sĩ để chữa bệnh theo truyền thống y học Tây Tạng. Năm 1959, ngài đã lánh nạn khỏi quê hương của mình và sang tị nạn tại Ấn Độ khi quân lính Trung Hoa xâm chiếm Tây Tạng. Ngài tiếp tục tu học tại Ấn cho đến đầu những năm sáu mươi, ngài bắt đầu chuyến hoằng Pháp đến châu Âu. Sau chuyến du hóa này, ngài đã xây dựng Tu viện Samye Ling tại Tô Cách Lan (Scottland), đây là một những cơ sở truyền truyền giáo đầu tiên của PGTT ở phương Tây thời bấy giờ.

Đại sư Akong Rinpoche là một lạt ma tu theo Hoàng Mạo phái của Tây Tạng. Ngoài việc chăm nom hai cơ sở tại Ái Nhĩ Lan và Tô Cách Lan, ngài còn bận rộn cho những chuyến hoằng Pháp ở khắp châu Âu và đang xây dựng một số Trung tâm PG tại Trung Âu và Nam Phi.

Một cơ sở Phật giáo được nhiều người biết tại Ái Nhĩ Lan là Nhóm Tu Thiền Quán Niệm (Insight Medition Group), nhóm này thành lập vào năm 1976 tại thành phố Glenageary, theo truyền thống của Phật giáo Nam Tông. Hội viên của nhóm này nằm rải rác khắp Ái Nhĩ Lan và Anh quốc. Hàng tuần, vào tối thứ tư và thứ bảy, từ 8 đến 9 giờ, đều có lớp dạy thiền quán niệm (cả lý thuyết lẫn thực hành), thu hút rất nhiều tín đồ đến tham dự, đặc biệt gần đây có rất nhiều người theo đạo Ky Tô cũng tìm đến học hỏi.

Song song với đà phát triển PG tại Ái Nhĩ Lan , PG tại Bắc Ái Nhĩ Lan cũng từng bướùc thành lập và phát triển. Hiện tại nơi này có tất cả năm trung tâm PG đang làm công tác truyền bá Chánh Pháp. Nổi bật nhất trong Trung Tâm Phật giáo Tây Tạng Tashi Khyil, được Thượng tọa Panchen Otrul thành lập vào năm 1990 tại vùng Crossgar, để làm nơi tu học cho tín đồ trong vùng, đặc biệt là người Tây Tạng và Ấn Độ tập trung tại nơi này rất đông. Một trung tâm PG khác là Viện Phật Học Asanga, được thành lập vào năm 1979 tại Belfast, theo truyền thống PG Theravada. Hội viên thường trực hiện nay là 50 người, phần đông là người Ái Nhĩ Lan. Mỗi tuần gặp nhau một lần vào ngày chủ nhật từ 11 giờ đến 13 giờ để học giáo lý, tụng kinh và tọa thiền.

Theo các bản báo cáo của các cộng đồng sắc tộc, thì mọi người dường như hiền hòa hơn và ít gây hấn hơn từ khi họ trở về với PG. Một số vùng thôn quê ở Ái Nhĩ Lan có vẽ chưa hiểu gì nhiều về giáo lý nhà Phật nhưng điều mà ai cũng biết đó là tinh thần từ bi và trí tuệ luôn được nuôi dưỡng và khuyến khích phát triển trong mọi cộng đồng. Một lý do khác khiến cho người Ái Nhĩ Lan thích thú PG, bởi vì PG không nhắm vào việc đi tìm và khuyến khích người khác đổi đạo, đây là một nguyên tắc độc đáo của PG giúp tránh khỏi mọi xung đột và tôn trọng tín ngưỡng của người bản xứ. Một vài ý kiến cho rằng có một số giới luật của PG hơi kỳ lạ đối với đời sống vật chất và văn hóa của Ái Nhĩ Lan, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Như là một cộng đồng, PG tại Ái Nhĩ Lan vừa làm công tác truyền bá và bảo vệ truyền thống vốn có của mình nhằm đem lại những nhu cầu thiết thực cho xứ sở này. Một phát ngôn viên của PG Ái Nhĩ Lan , anh John O' Neill phát biểu: ''Tôi tự hào để nói rằng, tôi chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ một sự xung đột, thù hằn nào xảy ra giữa các cộng đồng Phật giáo ở trên đất nước này''.

Nhìn chung, Phật giáo tại Ái Nhĩ Lan so với các quốc gia ở châu Âu, như Đức, Anh, Pháp, thì vẫn còn quá non trẻ, và phát triển một cách chậm chạp từ khi được truyền vào, điều này cũng dễ hiểu, vì thiếu quá nhiều phương tiện truyền bá cũng như quý tăng sĩ không thường xuyên lui tới nơi này, việc học và tu Phật tại xứ này xưa nay, phần lớn đều nhờ vào các vị cư sĩ có tâm đạo. Mong rằng các nhà truyền bá Chánh Pháp trong thời hiện đại này để tâm cho những xứ sở Phật giáo quá non kém như Ái Nhĩ Lan ./.

(Tổng hợp theo tài liệu: - ANOTHER IRELAND, An Introduction to Ireland 's Ethnic-Religious Minority Communities. Belfast, 1996)

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2006


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Nhị Độ Mai

Tri chúng điền khuyết: Duong Tieu

Môn học: Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: Linh Hồn

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Nhu Phuc, Sangkhaly, Tieu Long Nu, Mindvox (ĐK: Tinh Tan (MC 1 only), Hat Cat, Dharma10, Anitya, Nguon Duc Hanh) http://baidocmc.blogspot.comhttp://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Tinh Tan (đk)

Người hoán chuyển bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox, Tinh Tan, Nhu Phuc, Nguon Duc Hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh , Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):

Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Linh Hồn


Soạn thảo bài học: SC Liễu Pháp và Ban Tu Thư
______________

Giảng sư: TK Giác Đẳng

I. Những điểm chính của bài học


a. Thường kiến hay cái nhìn sai lạc cho rằng linh hồn vốn bất biến

b. Đoạn kiến hay niềm tin cho rằng chết là hết

c. Chánh kiến của người Phật tử là sự hiện hữu của tâm thức vốn theo lý duyên khởi

II-Tài liệu: ( Trích từ: Phật Giáo Chính Tín của Pháp Sư Thánh Nghiêm và Vì Sao tin Phật của Ngài K. Dhammananda) (MC1: Hat Cat)

1- Thường kiến:

Trước thời Đức Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người chủ trương có sự bất diệt. (Vì Sao tin Phật)

Đối với linh hồn, ở Trung Quốc có rất nhiều truyền thuyết, hoặc cho rằng, trong việc sống chết của người, linh hồn có một tác dụng bắc cầu. Tức là nói con người là linh hồn, đắp thêm cái áo thân xác. Thân xác có thể thay đổi, còn linh hồn là bất biến, là chủ thể trong dòng lưu chuyển sinh tử. (Phật Giáo Chính Tín)

Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo v.v… đều là những tôn giáo ít nhiều tin tưởng có linh hồn, cho rằng người ta làm thiện hay ác, sau khi chết đi, sẽ bị Thượng Đế hay Diêm Vương phán xử, người tốt thì linh hồn lên thiên đường, người xấu thì linh hồn đọa địa ngục. (Phật Giáo Chính Tín)

2- Đoạn Kiến:

Quan điểm sai lầm thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ hiểu một phần của đời sống. (Vì Sao tin Phật)

3- Vô Ngã trong Đạo Phật: (MC2: Nhu Phuc)

Vô Ngã trong Đạo Phật được giải thích dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau như: Không Có Linh Hồn, Không Có Cái Ta, Vô Ngã, Tính Chất Không Có Linh Hồn. (Vì Sao tin Phật).

Vị du Tăng tên Vacchagotta hỏi Đức Phật có hay không có cái "Ta".

Câu chuyện như sau: Vachagotta tìm đến Đức Phật và hỏi Ngài: "Thưa Ngài Cồ Đàm, có cái Ta không ? Đức Phật im lặng. "Vậy Thưa Ngài Cồ Đàm, phải chăng không có cái "Ta" ? Đức Phật vẫn im lặng. Vacchagotta đứng dậy và bỏ đi . Sau khi du tăng này đi khỏi, Ngài A Nan hỏi Đức Phật tại sao Ngài không trả lời câu hỏi của Vacchagotta. Đức Phật giải thích như sau: "Này A Nan, khi đạo sĩ Vacchagotta hỏi "Có cái Ta không ?", nếu ta trả lời " Có Cái Ta", câu trả lời như vậy chứng tỏ là ta tán đồng ý kiến của của các nhà tu ẩn dật và các Bà là môn chủ trương thuyết bất diệt (sassata-vada) (thường kiến). "Này A Nan, khi du tăng hỏi: "Phải chăng không có cái Ta ? Nếu ta trả lời "Không có cái Ta" câu trả lời như vậy ta đứng về phía những nhà tu ẩn dật và Bà la môn chủ trương thuyết tịch diệt (đoạn kiến). "Lại nữa này A Nan, khi Vacchagotta hỏi ta: "Có cái Ta không ?" Nếu ta trả lời có cái Ta thì có phù hợp với sự hiểu biết của ta là tất cả các Pháp đều vô ngã không ? Ngài A Nan nói "Chắc chắn là không, Bạch Đức Thế Tôn ".

"Lại nữa này A Nan, nhà tu khổ hạnh hỏi ta: "Không có cái Ta phải không ? Nếu ta trả lời 'Không có cái Ta' câu trả lời sẽ làm cho Vacchagotta hết sức bối rối vì chính Vacchagotta đã đang băn khoăn về vấn đề này . Nhà tu này sẽ nghĩ: 'Trước đây ta cứ tưởng có cái Ta, mà nay cái Ta lại không có' ". (Samyutta Nikaya).

Phật giáo tuy bác thuyết linh hồn, nhưng không phải là theo duy vật luận. Cái gọi là tinh thần thì Phật giáo gọi chúng bằng danh từ "thức". Trên sự thực, Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật. Trên quan điểm sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường.

C-Kết Luận: (Vì Sao tin Phật)

Tin Linh Hồn bất diệt là một quan điểm sai lầm về tâm thức con người. . Đức Phật cho những suy đoán về linh hồn là hoàn toàn vô ích và ảo tưởng. Lời khuyên của Đức Phật là đừng lãng phí thì giờ vào những chuyện không đâu không cần thiết mà hãy nỗ lực trong việc tranh đấu để tự cứu.

Đây chính là điểm ưu việt đặc thù của Phật giáo, vừa không xem trọng giá trị vĩnh cửu của tự ngã, lại vừa khẳng định giá trị hướng thượng của tự tính.

Mọi vật do duyên sinh đều vô thường,
Mọi vật do duyên sinh đều khổ đau,
Mọi vật (Pháp) do duyên sinh hay không do duyên sinh đều không có linh hồn hay vô ngã
-- (Kinh Pháp Cú, 277-279)

III. Từ vựng

Đoạn kiến, annihilation-belief (uccheda-dit.t.hi) là niềm tin cho rằng chết là hết.

Thường kiến, eternity-belief (sassata-dit.t.hi) là cái nhìn sai lạc cho rằng linh hồn vốn bất bi
ến.

IV. Đố vui

1. Quan niệm về linh hồn của hầu hết các tôn giáo thuộc về:

a. Thường kiến
b. Đoạn kiến
c. Chánh kiến
d. Thân kiến

2. Quan niệm đoạn kiến thường tìm thấy ở chủ nghĩa nào dưới đây:

a. Duy vật
b. Duy tâm
d. Duy lý
d. Duy nghiệm

3. Quan niệm về Thượng Đế và Linh Hồn thường đi chung bởi lẽ:

a. Tin rằng có những hiện hữu hằng cữu bất biến
b. Tin rằng có những hiện hữu độc lập với các duyên khởi
c. Tin rằng có thứ "chân như" đã là, đang là, sẽ là không gì thay đổi được
d. Cả ba điều trên

V. Tài liệu đọc thêm

Vô Ngã - W. Rahula

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dpdng/dpdng06.htm

Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Như Phúc

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học: Thanh Tịnh Đạo - Phần Thứ Hai: HẠNH ÐẦU ÐÀ (KHỔ HẠNH) Dhutanga-niddesa

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Dharma10, Tinh Tan, Hat Cat, Gioi Huong (tin tức). (ĐK: Sangkhaly (rời room đúng giờ), Nguon Duc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu). http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Diệu Quang, Nhi Do Mai (đk: Anitya)

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai (đk)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Duc Hanh.

Trực room (op): TC đk & Nguon Duc Hanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Thiền Học: Thanh Tịnh Ðạo

Phần Thứ Hai: HẠNH ÐẦU ÐÀ

(KHỔ HẠNH) Dhutanga-niddesa


Trích dẫn từ tài liệu của Thích Nữ Trí Hải và TT Thích Phước Sơn.

-ooOoo-
Giảng sư: TT Tuệ Siêu

A. Toát Yếu: Những điểm chính

1- Mục đích thọ trì hạnh đầu đà.

2- Ý nghĩa các pháp khổ hạnh

3- Phương pháp thọ trì, cấp bậc và lợi ích.

B. Trích dẫn (MC1: Dharma10)

I. MỤC ÐÍCH THỌ TRÌ HẠNH ÐẦU ÐÀ

Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong tu tập" Ðức Thế tôn cho phép thực hành 13 pháp Khổ hạnh sau đây:

1. Hạnh mặc y phấn tảo.
2. Hạnh chỉ mặc 3 y.
3. Hạnh sống bằng khất thực.
4. Hạnh khất thực theo thứ lớp.
5. Hạnh nhất tọa thực.
6. Hạnh chỉ ăn một bát.
7. Hạnh không ăn đồ dư tàn.
8. Hạnh ở rừng.
9. Hạnh ở gốc cây.
10. Hạnh ở giữa trời.
11. Hạnh ở nghĩa địa.
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.
13. Hạnh ngồi không nằm.

II. Ý NGHĨA CÁC PHÁP KHỔ HẠNH

Các pháp khổ hạnh trên được bộ luận nầy định nghĩa như sau:

1. Hạnh mặc y phấn tảo: Phấn tảo (pamsukùla: bụi bặm): Loại vải bị vứt bỏ ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, hay những đống phân. Một người đã thọ giới nầy chỉ mặc một y trong những loại sau: Vải lấy từ nghĩa địa; từ cửa hàng; từ đường cái; từ hố phân; từ giường trẻ; vải tẩy uế; vải từ chỗ tắm; vải bị cháy; bị gia súc ăn; bị kiến ăn; bị chuột ăn; vải rách ở biên; rách ở đầu; vải làm cờ; vải bỏ tại điện thờ; y của nhà khổ hạnh; vải từ cuộc lễ; vải do thần thông biến hóa (tức tấm y do pháp Phật biến hóa lúc Ngài nói "Thiện lai Tỳ kheo", thì pháp phục tự nhiên xuất hiện trên vị nầy, nhờ công đức đời trước của thầy); vải trên xa lộ; vải gió bay; vải do thiên thần bố thí; vải trôi giữa biển.

2. Hạnh chỉ mặc 3 y: Ðó là y Tăng già lê, thượng y và hạ y.

3. Hạnh sống bằng khất thực: Chỉ nhận thức ăn do đi khất thực mà được.

4. Hạnh khất thực theo thứ lớp: Ði từ nhà nầy đến nhà khác, không chừa một nhà nào ở khoảng giữa.

5. Hạnh nhất tọa thực: Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại.

6. Hạnh chỉ ăn một bát: Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai

7. Hạnh không ăn đồ dư tàn: Không ăn đồ ăn thừa, và không nhận đồ ăn sau khi ăn xong.

8. Hạnh ở rừng: Vị nầy chỉ sống trong rừng.

9. Hạnh ở gốc cây: Vị nầy chỉ sống dưới gốc cây.

10. Hạnh ở giữa trời: Vị nầy chỉ sống ở ngoài trời

11. Hạnh ở nghĩa địa: Vị nầy chỉ sống tại các nghĩa địa.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được: Ai phân phối cho mình chỗ nào cũng đều chấp nhận.

13. Hạnh ngồi không nằm: Khi ngủ cũng ngồi chứ không nằm.

III. PHƯƠNG PHÁP THỌ TRÌ, CẤP BẬC VÀ LỢI ÍCH (MC 2: Hat Cat)

* 1. Hạnh mặc phấn tảo y:

a. Cách thức thọ trì: Người thọ trì hạnh nầy nói lên một trong 2 lời nguyện như sau: "Tôi nguyện giữ khổ hạnh phấn tảo y" hoặc "Tôi từ chối những y do gia chủ cúng dường".

b. Gồm 3 cấp bậc: Cấp thượng: giữ một cách nghiêm ngặt, chỉ lượm vải ở nghĩa địa về làm y. Cấp trung: giữ một cách trung bình, lượm vải do người khác bỏ. Cấp hạ: lượm vải do một Tỳ kheo khác cho mình bằng cách đặt dưới chân.

c. Lợi ích: Vị nầy không đau khổ do phải giữ gìn y phục; sống không tuỳ thuộc vào người khác; không sợ trộm cướp; không có sự thèm muốn đối với y phục. Vì những vải ấy dễ kiếm, ít giá trị; nhờ đó sẽ phát sinh kết quả ít muốn, biết đủ và tinh tấn tu tập.

* 2. Hạnh 3 y:

a. Cách thức thọ trì: Giới nầy được thọ trì bằng cách nói: "Tôi giữ giới mặc 3 y" hoặc "Tôi không nhận cái y thứ tư".

b. Các cấp bậc: Cấp thượng: khi nhuộm phải nhuộm từng cái, nhuộm xong thay cái khác để nhuộm tiếp. Cấp trung: Khi nhuộm có thể dùng một miếng vải vàng thay cái y nầy để nhuộm. Cấp hạ: Có thể mượn y của Tỳ kheo khác mặc để nhuộm.

c. Lợi ích: Vị nầy đi đâu cũng chỉ mang theo 3 y như chim mang đôi cánh, không tích trữ, sống đạm bạc, từ bỏ tánh tham y phục, sống viễn ly.

* 3. Hạnh khất thực:

a. Cách thức thọ trì: Giới nầy được thọ trì bằng cách nói: "Tôi thọ trì hạnh khất thực hằng ngày", hoặc "Tôi không nhận đồ ăn để dành (tàn thực)". Người đã thọ giới nầy không được nhận 14 thứ thực phẩm sau đây: bữa ăn do cư sĩ cúng dường cho chư Tăng; bữa ăn cúng cho một số Tỳ kheo đặc biệt; bữa ăn do người ta mời; bữa ăn được mời bằng một phiếu ăn; bữa ăn vào ngày lễ trai giới Uposatha; bữa ăn vào ngày rằm; bữa ăn vào ngày đầu tháng; bữa ăn dành cho khách; bữa ăn cho kẻ lữ hành; bữa ăn cho người bệnh; bữa ăn cho kẻ nuôi bệnh; bữa ăn cúng cho một trú xứ nào đó; bữa ăn được bố thí tại một ngôi nhà chính (dhurabhatta); bữa ăn cúng theo thứ tự.

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng, nhận đồ ăn do người ta đem đến trước mặt và sau lưng (đi qua rồi thí chủ mới chạy theo cúng). Cấp trung, có thể ngồi chờ người ta mang đồ ăn đến. Cấp hạ, có thể ăn đồ ăn được hứa mang đến hôm sau và hôm sau nữa.

c. Lợi ích: Sự sống không lệ thuộc vào kẻ khác; sự phóng dật được trừ khử, mạng sống được thanh tịnh; thực hành các học pháp dễ đạt được kết quả.

* 4. Hạnh khất thực theo thứ lớp:

a. Cách thức thọ trì: Thọ trì hạnh nầy bằng cách phát nguyện: "Tôi theo hạnh khất thực tuần tự", hoặc "Tôi không khất thực bằng cách lựa chọn"

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không nhận đồ ăn mang đến từ trước mặt hoặc từ sau lưng. Cấp trung: Có thể nhận đồ ăn đem đến từ trước mặt, hoặc từ sau lưng. Cấp hạ: Ngồi đợi đồ ăn mang đến nội ngày hôm ấy.

c. Lợi ích: Vị nầy từ bỏ sự quyến luyến đối với các gia đình; có lòng từ mẫn một cách bình đẳng; tránh được sự ràng buộc bởi một gia đình

* 5. Hạnh nhất tọa thực:

a. Cách thức thọ trì: Hạnh nầy được thọ trì bằng cách lập nguyện: "Tôi nguyện theo hạnh nhất tọa thực", hoặc "Tôi không ăn nhiều lần".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được ăn nhiều hơn những gì mình đã lấy một lần vào bát. Cấp trung: lúc đang ăn có thể nhận thêm thức ăn bỏ vào bát. Cấp hạ: Có thể ăn đến lúc rời chỗ mới thôi.

c. Lợi ích: Vị nầy ít bệnh, ít não, thân thể nhẹ nhàng, có sức khỏe, có một đời sống hạnh phúc, loại trừ được lòng tham vị ngon và sống thiểu dục tri túc.

* 6. Hạnh ăn một bát.

a. Cách thức thọ trì:
Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh ăn một bát", hoặc "Tôi từ chối ăn bát thứ hai".

b. Ba cấp bực: Cấp thượng: Không được ném bỏ thức ăn không vừa ý, trừ xác mía. Cấp trung: được bẻ nhỏ đồ ăn trong khi ăn. Cấp hạ: được bẻ nhỏ thức ăn bằng tay hoặc bằng răng.

c. Lợi ích: Lòng tham vị ngon được đoạn trừ; mong cầu thái quá được từ bỏ; thấy rõ mục đích và lượng thức ăn vừa đủ.

* 7. Hạnh không ăn đồ dư tàn:

a. Cách thức thọ trì: Người thọ hạnh nầy phát nguyện: " Tôi thọ giới không ăn tàn thực", hoặc "Tôi từ chối đồ ăn thêm".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: khi đã chứng tỏ mình ăn vừa đủ thì không được nhận thêm thức ăn nữa. Cấp trung: vẫn có thể ăn thêm sau khi đã nói thôi. Cấp hạ: có thể tiếp tục ăn cho đến khi rời khỏi chỗ.

c. Lợi ích: Khỏi bị bội thực, khỏi cất giữ thức ăn, khỏi tìm kiếm thêm đồ ăn.

* 8. Hạnh ở rừng:

a. Cách thức thọ trì: Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi lập hạnh sống ở rừng", hoặc "Tôi không ở một trú xứ trong xóm làng".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Người nầy phải luôn luôn trở về rừng vào lúc bình minh. Cấp trung: có thể cư trú tại một khu làng vào 4 tháng mùa mưa. Cấp hạ: có thể ở trong làng luôn cả mùa đông.

c. Lợi ích: Tâm hành giả không bị dao động bởi những sắc pháp không thích đáng; thoát khỏi những lo âu, từ bỏ bám víu vào cõi đời và hưởng được lạc thú độc cư.

* 9. Hạnh ở gốc cây: (MC 3: NhiDoMai)

a. Cách thức thọ trì: Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi theo khổ hạnh ở gốc cây", hoặc "Tôi từ chối một mái nhà".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được phép quét dọn sạch sẽ gốc cây đã chọn. Cấp trung: có thể nhờ người nào đó quét dọn gốc cây. Cấp hạ: có thể sai những chú tiểu trong chùa quét dọn sạch sẽ, trải cát bằng phẳng xung quanh gốc cây.

c. Lợi ích: Dễ quán vô thường khi thấy lá cây luôn thay đổi, đoạn trừ được lòng tham về trú xứ, phù hợp với nếp sống ít muốn.

* 10. Hạnh ở ngoài trời:

a. Cách thức thọ trì: Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: " Tôi tu hạnh ở giữa trời", hoặc "Tôi từ chối mái nhà và gốc cây".

b. Ba cấp bậc: Cấp thượng: Không được ở gần một gốc cây, hang đá hay nhà, phải dùng một tấm y làm lều mà ở giữa trời. Cấp trung: Ðược ở gần một gốc cây, hang đá hay nhà. Cấp hạ: có thể ở dưới một hốc đá không có ống máng, hoặc dưới lều bằng cành cây.

c. Lợi ích: Khỏi bị những chướng ngại do chỗ trú gây ra, trừ được hôn trầm biếng nhác, sống không ràng buộc, muốn đi đâu cũng được.

* 11. Hạnh ở nghĩa địa:

a. Cách thức thọ trì:
Người theo hạnh nầy phát nguyện: "Tôi lập hạnh sống tại nghĩa địa", hoặc "Tôi từ chối chỗ trú không phải nghĩa địa".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Phải sống tại những nơi luôn luôn có tử thi được thiêu đốt và tang lễ. Bậc trung: được sống tại những nơi chỉ có một trong các điều ấy. Bậc hạ: có thể sống tại một nơi chỉ có đặc tính của một nghĩa địa.

c. Lợi ích: Hành giả được sự tưởng niệm về cái chết, sống tinh tấn, tưởng bất tịnh luôn hiện tiền, tham dục biến mất, có tỉnh giác cao độ, từ bỏ 3 kiêu mạn về sự sống, tuổi trẻ và vô bệnh, chinh phục được sợ hãi khiếp đảm.

* 12. Hạnh nghỉ ở đâu cũng được:

a. Cách thức thọ trì:
Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh nghỉ đâu cũng được", hoặc "tôi từ bỏ lòng tham đắm sàng tọa".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Không được hỏi thăm về trú xứ dành cho mình. Bậc trung: được phép hỏi, nhưng không được đi quan sát trước. Bậc hạ: được đi quan sát trước và nếu không thích có thể chọn một chỗ ở khác.

c. Lợi ích: Có thể tùy hỉ với những gì mình có được, có tâm nghĩ tưởng đến những bạn đồng phạm hạnh, từ bỏ so đo cao thấp, bỏ tâm thuận nghịch, đóng cái cửa tham muốn.

* 13. Hạnh ngồi không nằm:

a. Cách thức thọ trì: Ðược thọ trì bằng cách phát nguyện: "Tôi giữ hạnh ngồi, không nằm", hoặc "Tôi sẽ không nằm".

b. Ba cấp bậc: Bậc thượng: Không được dùng một chỗ tựa lưng hay dây vải nịt lưng. Bậc trung: được dùng bất cứ thứ nào trong những phương tiện ấy. Bậc hạ: được dùng một chỗ tựa, một băng vải, một nịt lưng, một gối dựa.

c. Lợi ích: Thói lười biếng bị cắt đứt, dễ chú tâm vào đề tài thiền quán, dễ tinh cần tinh tấn.
Nói chung phương pháp tu khổ hạnh thường có những hiệu quả tích cực, và khái quát có thể chia thành mấy hạng người sau: có người tu khổ hạnh mà không giảng về khổ hạnh; có người giảng về khổ hạnh mà không phải là người tu khổ hạnh; có người không giảng cũng không tu; có người vừa giảng vừa tu.

Pháp khổ hạnh thường đi đôi với 5 tác dụng: ít muốn, biết đủ, viễn ly, độc cư và kết quả từ các thiện pháp ấy. Ít muốn, biết đủ và viễn ly là không tham. Ðộc cư thuộc vô si. Vì khổ hạnh thích hợp cho những người nhiều tham và si.

Nếu chia theo nhóm thì pháp môn khổ hạnh nầy gồm có 8: Ba chính và năm lẻ. Ba chính là: Khất thực từng nhà, nhất tọa thực, và ở ngoài trời. Năm lẻ là: Hạnh mặc y phấn tảo, hạnh 3 y, hạnh ở rừng, hạnh ngồi và hạnh ở nghĩa địa.

Nếu chia riêng biệt thì có 13 khổ hạnh cho Tỳ kheo, 8 cho Tỳ kheo ni, 12 cho Sa di, 7 cho Sa di ni và tịnh nữ, 2 cho nam nữ cư sĩ. Như vậy, tất cả có 42 khổ hạnh.

Tỳ kheo có thể thực hiện cả 13 khổ hạnh, nhưng Tỳ kheo ni thì không được thực hành 5 pháp nầy: Hạnh ở rừng, không ăn tàn thực, hạnh ở giữa trời, ở gốc cây và ở nghĩa địa. Ðối với Sa di, chỉ trừ khổ hạnh 3 y, còn lại 12 pháp kia có thể thực hành. Ðối với Sa di ni và tịnh nữ, thực hành theo Tỳ kheo ni, chỉ trừ khổ hạnh 3 y, nên còn lại 7 khổ hạnh. Nam nữ cư sĩ thì lại thích hợp đối với 2 khổ hạnh nhất tọa thực và chỉ ăn một bát.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2006

No. 0772 NEW (Nhị Ðộ Mai dịch)

Chính phủ Tích Lan vừa đưa ra

một yêu cầu với chính phủ Thái

liên quan đến một pho tượng lịch sử


By Prò. Abava Aryasinghe, Sunday Observe, January 22,2006

Vallipuram là một làng cạnh bờ biển tại ranh giới Vadamarachchi của bán đảo Jaffna, Tích Kan.. Chung quanh hầu như là biển cát trải qua nhiều thế kỷ. Khu vực này đã trở nên nổi tiếng với cái tên Vallipuram.

Chữ đầu của từ ngữ Valli, có nghĩa, trong tiếng Sinhala, là Ðịa Cầu. Chữ thứ hai, Pura đương nhiên là tỉnh. Hiện nay nơi đó mới dựng lên một bức tượng tưởng nhớ Vị thần Vishnu. Xa khoảng chừng năm mươi yards từ khu vực này thuộc Đông Bắc, vào năm 1890 đã khám phá một tượng Phật bằng đá và đồng tiền vàng. Chữ khắc trong những tiền vàng này là Daraka trong tiếng Sinhala. Tượng Phật ở tại công viên cũ tại Jaffna dưới cây Bồ Ðề. Và sau đó vị Thống Ðốc người Anh, Henry Blake đã hiến tặng đến Quốc Vương Thái Lan.

Khảo cổ khai quật dọc theo eo biển của Valiiipuram cung cấp cho nhiều gạch đá và nhiều đồ cổ bằng gốm.Hiện tại tất cả tìm được trưng bày tại viện khảo cổ viện bảo tàng Jaffna.

Vào 1936, một cái đĩa bằng vàng được khám phá trong khi khai quật nến móng đền thờ Vishmu Kovil. Nó đã đươc phát hiện chôn vùi dưới đất trong nền móng cũ.

Việc khám phá này thực hiện bởi Ven. Walpola là thầy giáo tại Jaffna trong thời gian đó. Ông cho Giáo Sư Paranavitana, là Ủy viên hội đồng khảo cổ được xem. Dĩa vàng gồm có 4 hàng chữ viết trong văn bản hồi thế kỷ thứ nhứt Chữ viết đó như sau:

Sidha Maharajhaha Vahayaha rajehi amete2. Isigiraya Nakadiva Bujameni3. Badakara atanehi Piyaguka Tisa4. Vihara karite (Vide-illustration)

Bản dịch Anh ngữ của chữ viết này có thể. ‘ Thành Công! Trong triều đại của vị Vua hùng mạnh Vasabha, và khi công sứ Isgirava cai trị Nagadipa, Piyaguka Tisa Vihara được xây dựng tại Badakara atana.

Ðiều đó hầu như chắc chắn có tu viện Phật Giáo trong khu vực chung quanh nơi mà hình tượng Đức Phật và những phát hiện khác đã khai quật.

It is almost certain that there had been a Buddhist Vihara in the vicinity where the Buddha image and the other finds were hidden.

Bồ Đào Nha đã thực hiện sự cướp bóc tàn nhẫn của họ trong việc phá hủy những vật kỷ niệm của tôn giáo dọc theo duyên hải Sri Lanka. Vallipuram đã không tránh khỏi sự phẩn nộ của chúng. Vị trí Vihara tọa lạc sau đó đã xây dựng một ngôi Chùa Hindu.

Vài nhà nghiên cứu văn khắc không giải đáp được câu hỏi và đọc được tấm bia vàng, khó khăn trên việc đọc. Chính phủ Ski Lanka nên yêu cầu Chính phủ Thái trao trả lai hình ảnh vô giá của Đức Phật cho người Phật Tử Sinhala.
No. 0787 NEW (Hạt Cát dịch)

Thái Lan sẽ triển lãm tác phẩm

nghệ thuật Gandhara được khai quật

ở Taxila, Pakistan

Pakistan Times, Feb 24, 2006

WAH CANTT, Pakistan -- Chính phủ Thái Lan dự tính tổ chức cuộc triển lãm tuyệt phẩm nghệ thuật Gandhra được khai quật bởi Pakistan bên cạnh việc yểm trợ tài chánh cho chương trình bảo tồn di sản này.

Sự kiện này đã được Phó Giám Ðốc Bộ Khảo Cổ Pakistan, Dr. Muhammad Ashraf Khan tuyên bố chính thức với giới truyền thông tại Viện Bảo tàng Taxila hôm thứ Năm sau khi trở về từ Thái Lan.
.
Nguồn di sản phong phú bao gồm cả tác phẩm điêu khắc về Ðức Phật và ngôi tháp có tên gọi Badalpur được phát hiện gần Taxila.

Nói thêm về chuyến viếng thăm Thái Lan với việc tiềm lực di sản văn hóa của Taxila đã được nổi bật, ông Phó Bộ Khảo Cổ nói viên chức Thái Lan đã thảo luận với ông trên nhiều chủ điểm về cuộc triển lãm năm nay tại Thái Lan.

Tác phẩm điêu khắc Ðức Phật, hình tượng và các di vật khác, những tác phẩm được phát hiện trong suốt thời gian liên tục khai quật tại nhiều khu vực khác nhau thuộc văn minh Gandhara, đặt biệt là Taxila, sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm. Ông nói 94 % dân số Thái Lan là Phật tử và họ sẽ tôn vinh số bảo vật giá trị mà Pakistan đang sở hữu.

Muhammad Ashraf nói ông mong muốn khuyến khích du lịch tôn giáo với Thái Lan trong sự hợp tác với Bộ Văn Hóa. Ông cũng nói thêm rằng chính phủ Thái Lan cũng đã dự định thực hiện các phiên du lịch hành hương đến Taxila và Takhat Bhai trong năm nay.

Ông còn nói chính phủ Thái Lan cũng đồng ý tài trợ cho sự tái thiết, bảo tồn và duy trì một tu viện Phật Giáo và ngôi tháp tọa lạc gần viện Bảo Tàng Taxila.

Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Diệu Quang

Tri chúng điền khuyết: SC Dieu Tinh

Môn học: Lớp Phật Học Chuyên Đề

Bài học: Đại Đức Nàgasena giải đáp những nghi ngờ của Vua Milinda về Niết bàn

Giảng Sư Chính: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Minh Lạc, Giới Hương, Sangkhaly, Tri Đat (ĐK: Hat Cat, NguonĐucHanh, TieuLongNu) http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang, Hạt Cát.

Người hoán chuyển bài cho Room: Dieu Quang, Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Dieu Quang (bài học), NguonDucHanh (Thảo Luận và đố vui). (ĐK: Nhi Đo Mai)

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Dieu Quang, Hat Cat, NguonDucHanh.

Trực room (op): TC đk & Tieu Long Nu (clean room), NguonDucHanh (coi sau nick mới vào room), Hat Cat (trực mic giảng sư).

Thông báo (nếu có):

Lớp Phật Học Chuyên Đề

Đại Đức Nàgasena giải đáp những

nghi ngờ của Vua Milinda về Niết bàn

______________
Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền

I. Những điểm chính: (MC1: Minh Lac)

1. Không thể bằng ví dụ, giải thích, lý luận để cho biết sắc tướng, hình dáng, kích thước, hay tuổi thọ của Niết bàn.

2. Chỉ có thể dung những sự tương tợ với các pháp khác như hoa sen, nước, biển, hư không v.v… khơi mở cho ta thấy "bóng dáng" của Niết bàn.

II. Trích dẫn: (từ Kinh Mi Tiên Vấn Đáp)

- “Đại Đức Nàgasena, Niết bàn mà các ngài luôn nói đến, ngài có thể làm sáng tỏ cho tôi bằng cách cho ví dụ, giải thích, lý luận để cho biết sắc tướng, hình dáng, kích thước, hay tuổi thọ của Niết bàn chăng ?

- Tâu Đại Vương, không làm được điều đó, bởi vì Niết bàn không có cái gì tương đương để ví dụ.

- Thế không có cách gì cụ thể để cho mọi người dễ lãnh hội hơn sao ?

- Tâu, có thể trả lời cụ thể, nhưng cái cụ thể ấy không phải là Niết bàn. Có thể từ ví dụ cụ thể ấy khơi mở cho ta thấy "bóng dáng" của Niết bàn!

- Ồ! Vậy là hay lắm!

- Thế gian nói có biển lớn, và đại vương không biết đã thấy biển lớn chưa ?

- Thưa, có thấy rồi!

- Quả thật có biển lớn chứ ?

- Vâng, có thật.

- Đại vương đã thấy biển lớn rồi và xác định biển lớn ấy có thật. Vậy thì xin hỏi đại vương, biển lớn ấy rộng bao nhiêu, dài bao nhiêu, sâu bao nhiêu? Và trong biến ấy ước chừng bao nhiêu lượng nước, bao nhiêu loài cá, mỗi loại như thế số lượng được bao nhiêu con ?

- Không ai nói được điều đó, không ai biết được điều đó. Vả lại, đây là loại câu hỏi không nên đặt ra, đại đức!

- Tại sao thế ? Biển cả có thật, nước có thật, cá có thật - mà tại sao đại vương không chịu trả lời ? Hay là đại vương chưa hề thấy biển ?

- Trẫm thấy thật chứ - nhưng bề dài, rộng, sâu, bao nhiêu cá thì quả thật trẫm chịu; trẫm chưa đủ kiến thức về hải dương học, nếu có, trả lời cũng không chính xác đâu!

- Biển cả là cái cụ thể, đại vương đã từng thấy bằng mắt, thế mà hỏi về dài, rộng, sâu, bao nhiêu cá... đại vương cũng không độ chừng được, ước lượng được... Thế mà đại vương bảo bần tăng độ chừng, ước lượng, đưa ra bộ phận, chi tiết... về Niết bàn, là pháp siêu thế sao ?

- Ồ!

- Giả dụ như có người có thần thông, có kiến thức uyên bác, có trí nhớ tuyệt hảo; y có thể độ chừng bề dài, rộng, sâu, nước và cá trong biển lớn; nhưng đối với Niết bàn y cũng không thể nói được, trình bày được! Đây là những ví dụ cụ thể, từ đó ta sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của Niết bàn:

(MC 2: NguonDucHanh)

Một là, hoa sen có một đức tính tương tợ Niết bàn.
Hai là, nước có hai đức tính tương tợ Niết bàn.
Ba là, thuốc trị độc rắn có ba đức tính tương tợ Niết bàn.
Bốn là, biển lớn có bốn đức tính tương tợ Niết bàn.
Năm là, vật thực có năm đức tính tương tợ Niết bàn.
Sáu là, hư không có mười đức tính tương tợ Niết bàn.
Bảy là, ngọc ma ni có ba đức tính tương tợ Niết bàn.
Tám là, chiên đàn đỏ có ba đức tính tương tợ Niết bàn.
Chín là, bơ lỏng (ghee)có ba đức tính tương tợ Niết bàn.
Mười là, đỉnh núi có năm đức tính tương tợ Niết bàn.

- Hoa sen có một đức tính khả dĩ từ đó chúng ta hình dung ra Niết bàn. Ấy là hoa sen không dính nước, không thấm nước. Niết bàn cũng như hoa sen vậy, có đặc tính là, nước cấu uế, nước phiền não không dính được, không thấm vào đấy được!

- Khi trời nóng nực, nước giúp ta tắm rửa mát mẻ, đồng thời, tẩy sạch tất cả những dơ dáy bụi bặm. Cũng tương tự thế, Niết bàn làm lắng dịu hận tâm, sân tâm; làm mát mẻ tất cả sự bực tức, bực bội, nóng nảy, ngoài ra còn tẩy rửa tất cả tâm tư, ý niệm dơ dáy, bất tịnh - tâu đại vương!

- Thuốc trị độc rắn uống vào là tan độc tính. Thứ hai, uống vào là hết bệnh. Thứ ba, uống vào là ngăn được sự chết. Tương tợ như thế, Niết bàn làm tiêu vong phiền não, thứ nữa là diệt tận khổ đau, chấm dứt tham sân si; cuối cùng là ngăn giữ cho chúng sanh khỏi rơi vào sanh gìa bệnh chết!

- Biển lớn luôn giữ gìn sự trong sạch của mình, không dung chứa những xác tử thi bất tịnh; cũng vậy, Niết bàn bao giờ cũng thanh khiết, không dung chứa bất cứ sự cấu uế, bất tịnh nào. Thứ hai, biển lớn rộng mênh mông; bao nhiêu con sông lớn ngày đêm tuôn chảy vào cũng không đầy. Tương tự như thế, Niết bàn mênh mông không thấy mé bờ; nếu vô lượng chúng sanh đời này, đời kia vào an trú, không vì thế mà Niết bàn đầy hơn. Thứ ba, biển lớn là nơi sinh sống của hằng trăm triệu thủy tộc, tha hồ cho chúng bơi lội vẫy vùng. Tương tự thế, Niết bàn là cảnh giới của vô lượng bậc Thánh nhân vô lậu cư trú, tha hồ sống đời hạnh phúc, an lạc chơn thường. Thứ tư, biển cả là nơi chôn dấu, sinh trưởng của biết bao nhiêu loài, giống, loại quý báu. Không kể ngọc, kim cương, xà cừ, pha lê, trân châu... mà còn hương liệu, tinh chất được lấy ra từ các loại thảo mộc chưa có tên gọi. Tương tự thế, Niết bàn là nơi hội tụ của mọi loài hương hoa thơm ngát được chiết ra từ các pháp thanh tịnh; biết bao trí đức, tuệ đức quý báu; vô lượng đức tính toàn mỹ, toàn thiện không đếm xiết được.

- Vật thực nuôi dưỡng sanh mạng chúng sanh, Niết bàn cũng nuôi dưỡng đời sống bất tử của chúng sanh không cho tiêu hoại bởi già và chết. Thứ hai, vật thực cho chúng sanh sức lực và sức mạnh, Niết bàn cũng là nơi cho chúng sanh thần lực và năng lực. Thứ ba, vật thực làm cho tươi sắc da, Niết bàn cũng làm tươi đẹp thêm màu sắc của giới. Thứ tư, vật thực dứt sự quằn quại xót xa do đói - thì Niết bàn cũng chấm dứt tất cả sự thống khổ, sầu muộn do phiền não. Thứ năm, vật thực giúp chúng sanh giải quyết sự đói thèm - thì Niết bàn cũng làm cho tất cả sự khao khát, tham muốn thảy đều yên lặng.

- Có mười đức tính tương tợ giữa hư không và Niết bàn. Thứ nhất, hư không và Niết bàn đều không già. Thứ hai, hư không và Niết bàn đều không chết. Thứ ba, hư không và Niết bàn đều không rời đi, rớt đi. Thứ tư, hư không và Niết bàn đều không tái sanh. Thứ năm, hư không và Niết bàn không ai áp chế được. Thứ sáu, hư không và Niết bàn không ai trộm cắp hoặc sở hữu được. Thứ bảy, hư không và Niết bàn đều không có gì dính mắc được. Thứ tám, hư không là nơi đi lại của chim, chư thiên, người và dạ xoa có thần thông- Niết bàn là nơi đi lại của bậc Thánh. Thứ chín, hư không và Niết bàn không có gì ngăn ngại. Thứ mười, hư không và Niết bàn là nơi mênh mông không có chỗ cuối cùng.

-Ngọc ma ni có ba đức tính tương tợ Niết bàn. Một là, ngọc ma ni và Niết bàn làm cho thành tựu sở nguyện. Hai là, ngọc ma ni và Niết bàn làm cho hoan hỷ. Ba là, ngọc ma ni và Niết bàn làm cho an lạc.

- Chiên đàn đỏ và Niết bàn đều có ba đức tính tương tợ nhau. Trước hết, nó là cái khó tầm cầu, khó được. Thứ hai, có mùi thơm không gì sánh bằng. Sau nữa, chiên đàn đỏ được thế gian ưa thích thì Niết bàn là nơi bậc thánh ưa thích.

- Nếu bơ lỏng có màu sắc đẹp thì Niết bàn có vô lượng đức tính đẹp. Tiếp đến, bơ lỏng có vị ngon đặc biệt thì Niết bàn cũng có vị ngon đặc biệt (diệt phiền não, được an vui). Cuối cùng, bơ lỏng có mùi thơm đặc biệt thì Niết bàn cũng có mùi thơm đặc biệt (ấy là tuệ hương, giải thoát hương...)

- Núi có năm đức tính tương tợ Niết bàn. Một là, đỉnh núi là điểm cao nhất - Niết bàn cũng là cõi cao nhất. Hai là, đỉnh núi không hề rung chuyển, lay động thì Niết bàn cũng thế. Ba là, đỉnh núi người lên một cách khó khăn - Niết bàn người đắc cũng rất khó khăn. Bốn là, trên đỉnh núi đá không cây gì mọc được, ở Niết bàn, tham sân si, phiền não cũng không mọc được. Năm là, đỉnh núi và Niết bàn đều xa lìa sự thương và ghét.

- Tâu đại vương! Đấy là tất cả các ví dụ tạm thời nhằm so sánh với Niết bàn - mà trình độ của bần tăng có thể nói được. Mong đại vương suy gẫm, may ra có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của Niết bàn chăng ?

- Vậy là đã quá nhiều rồi! Có gì chưa thông suốt, trẫm sẽ xin hỏi lại vào một dịp khác.

- Tâu, vâng.

III. Đố vui:

1. Nói về chi pháp thì Niết bàn là:


a. Sắc pháp
b. Danh pháp
c. Không phải danh pháp mà cũng không phải sắc pháp
d. Không thể xác định được

2. Vô dư Niết bàn là trạng thái đạt được khi:

a. Diệt hết phiền não không còn dư sót
b. Chứng quả A la hán
c. Một vị A la hán tịch diệt
d. Cả ba điều trên

3. Niết bàn là Pháp:

a. Do nhân duyên tu tập mà thành
b. Do ba-la-mật tác thành
c. Do thực hành Bát chánh đạo mà chứng ngộ
d. Cả ba điều trên.

No. 0785 NEW (Hạt Cát dịch)

Phát hiện tượng Phật thủ

chưa biết nguồn gốc

The Union, February 24, 2006

Western Nevada County, CA (USA) -- Viên chức liên bang đã tạm giữ khoảng 230 tượng Phật thủ từ một người đàn ông Colfax, người đã nghĩ rằng số tượng Phật thủ này có nguồn gốc hồi thế kỷ thứ 12.

Jim Bowers thuộc vùng Colfax nói rằng 4 viên chức thuộc Sở Ðịa Chính và Cảnh Sát Trưởng Quận Hạt Placer đã tìm đến cửa hàng của ông ta tại Colfax hôm thứ Tư và tịch thu số phẩm vật này. Bower đã mua món hàng này trong thời gian gần đây từ Hermann Henry, một cư dân Colfax, người mà ông Bower nói rằng đã phát hiện số phẩm vật tại một bờ sông cũng thuộc vùng Colfax.

Chính phủ liên bang vẫn chưa tìm ra tung tích của Henry

Ông Bowers nói “Việc này ngoài tầm tay của ông, ông đã trả cho Henry 300 đô la hiện kim và một số vàng bạc trị giá $2,700 cho số tượng Phật thủ cỡ đầu ngón tay này. Ông ta nói nghiên cứu của ông trên các phẩm vật này cho thấy có thể đó là nghệ phẩm cổ xưa.

Ông Bowers đã liên hệ với viên chức liên bang sau khi mua món hàng để nhờ họ tìm hiểu xem những vật này có liên hệ đến lịch sử hay không nhưng rốt cuộc thay vào đó là luật pháp được đưa ra trong việc tịch thu số hàng.

Một viên chức nói “Họ phải làm sáng tỏ về nguồn gốc của nó, có thể nó bị đánh cắp từ đất đai thuộc về Sở Ðịa Chính liên bang.

Sở Ðịa Chính liên bang, Sở Khẩn Hoang cùng với Sở Công Viên tiểu bang California đều tham gia vào cuộc điều tra bởi vì những pho tượng Phât thủ này có thể là được thu thập từ khu Khu Tái Chế Auburn.

Donna Turner, viên chức làm việc tại khu Kỹ Nghệ Tái Chế nói rằng bà thấy không có gì trở ngại trong việc sở Ðịa Chính tạm thời giữ lại số phẩm vật này cho đến khi đã xác nhận nguồn gốc của nó.
Bà Turner nói “Những phẩm vật này sẽ được trả lại cho Bowers nếu nó không phải là vật bị đánh cắp và nếu Bowers không có trộm cắp ở một khu vực đào xới Trung Quốc nào”.

Ông Bowers không chắc chắn lắm, ông nói, họ chẳng cho ông một tờ giấy chứng nhận nào.

Tuy nhiên, Bowers vẫn tiếp tục cố gắng tìm hiểu xem những tượng Phật thủ này đến từ đâu. Giả thuyết mới mẻ nhất của Bowers là có lẽ những pho tượng này đã bị quét xuống sông từ một ngôi nhà nào đó trong trận lụt năm 1954.

Ông Bowers nói “Tôi sẽ tìm ra sự thật về việc này, tôi muốn tôi có thể nói rằng tôi đã bảo bạn rằng đó là cổ vật”

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2006

No. 0786 NEW (Thiện Ngự dịch)

110 vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni

bộ hành tới Penang

Một nhóm 110 vị Tỳ kheo và tỳ kheo ni đi từ Thái lan, trong khóa tu khổ hạnh hàng năm tới Mã Lai là Tân Gia Ba đã tới được Penang vào thứ 2 sau 2 tháng đường trường.

Đi bộ và đôi khi được các phật tử thuộc các hội và phật tử tự do đưa đón, các vị tỳ kheo mặc áo tràng màu vàng và tỳ kheo ni mặc áo tràng màu trắng đã khởi hành từ tỉnh Uttaladit, phía bắc thái lan vào ngày 7 tháng 12 năm 2005.

Các Tỳ kheo và tỳ kheo ni dừng chân ở các chùa và thọ thực tại đó.

Vị Sư trưởng dẫn đoàn Phrakhru Suntharathanmalangkan, 40 tuổi, từ chùa Nahong thuộc tỉnh Uttaladit cho biết là mỗi ngày đoàn di chuyển từ 25 đến 30 cây số, phần lớn là đi kinh hành. “ Trong phái đoàn có đủ già trẻ từ 11 đến 67 tuổi”, Sư cho biết khi gặp chúng tôi trong giờ thọ trai ở chùa Wat Buppharam thuộc Penang vào thứ Năm.

Phái đoàn viếng thăm chùa Wat Chaiyamangalaram và khởi hành ngay sau đó bằng xe bus để tiếp tục tới Johor và Tân Gia Ba. Ðoàn sẽ trở về bằng đạo trình tương tự sau khi tới Tân Gia ba, nghỉ ngơi 1 tuần và tiếp tục đi tới Ấn Độ.

Nhật Hành

Ngày: 25 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Giới Hương

Tri chúng điền khuyết: NĐHanh

Môn học: Luật Nghi Cư Sĩ

Bài học: Bài 1. Quả vị tu hành của người Cư Sĩ


Giảng Sư Chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, SC Dieu Tinh, Nhi Do Mai, Hat Cat, Chanh Hanh (ĐK: Nhu Phuc, Sangkhaly, TieuLongNu)
http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang, Hạt Cát, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Tinh Tan, NguonĐucHanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Nhi Do Mai, NguonDucHanh , Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2006

Lớp Luật Nghi Cư Sĩ

Bài 1. Quả vị tu hành của người cư sĩ

Trích “Cư Sĩ Giới Pháp” của TK. Giác Giới
______________

Giảng sư: ĐĐ Pháp Đăng

Nội dung chính:


Có bốn quả vị (phala) tu hành của đời sống phạm hạnh là:

- Quả vị Nhập lưu (sotāpattiphala) cũng gọi là Dự lưu hay Tu-đà-huờn, đây là quả vị đầu tiên (sơ quả)

- Quả vị Nhất lai (sakadāgāmiphala) cũng gọi là Tư-đà-hàm, đây là quả vị thứ hai (nhị quả)

- Quả vị Bất lai (anāgāmiphala) cũng gọi là A-na-hàm, đây là quả vị thứ ba (tam quả)

- Quả vị Ưng cúng (arahattaphala) cũng gọi là A-la-hán, đây là quả vị thứ tư (tứ quả).

Đối với bốn quả vị phạm hạnh này, người tại gia cư sĩ đều có thể đạt được cả.

Tuy vậy, với phẩm mạo cư sĩ khó có người đắc quả A-la-hán, nếu có thì không giữ được thọ mạng lâu dài. Một người cư sĩ nếu đắc A-la-hán, có hai sự kiện xảy ra, một là phải lập tức thay đổi phẩm mạo thành bậc xuất gia, hai là phải viên tịch níp-bàn ngay trong ngày hôm ấy.

Trong kinh Milindapañhā, đức vua Milinda bạch hỏi Ngài Nāgasena tại sao người cư sĩ không duy trì được thọ mạng khi đắc quả vị A-la-hán ?

Ngài Nāgasena giải thích rằng, vì phẩm mạo của cư sĩ quá thấp thỏi yếu kém, không kham nổi với quả vị cao thượng A-la-hán. Ngài có thí dụ: người bụng yếu không ăn được vật thực khó tiêu hóa, hoặc như bụi cỏ lau không nâng đỡ nổi tảng đá đặt lên, hoặc như người bần tiện dốt nát, không kham nổi địa vị đế vương...

Những cư sĩ đắc A-la-hán vẫn có như là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), đại thần Santati, du sĩ Bāhiyadārucariya...

Phẩm mạo cư sĩ chỉ có thể kham nổi và tương xứng với quả vị thánh hữu học Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, và A-na-hàm. Nhưng vị cư sĩ A-na-hàm thì sống ly thân với gia đình vì pháp tánh của vị thánh nầy đã diệt dục. Vị cư sĩ Tư-đà-hàm thì cũng không mấy thiết tha với đời sống gia đình vì bậc ấy đã hạn chế dục vọng. Đa phần cư sĩ vào thời đức Phật chứng đạt quả vị Tu-đà-huờn, một quả vị bất thối niềm tin Tam bảo và chắc chắn đang hành trình đạo lộ đến níp-bàn.

Những cư sĩ đắc Tu-đà-huờn, như ông Anāthapin.d.ika, ông Jīvika, vua Bimbisāra, bà Visākhā,...

Những cư sĩ đắc Tư-đà-hàm, như Sumanā con gái ông Cấp cô độc, Mahānāma ông hoàng Thích-ca...

Những cư sĩ đắc A-na-hàm, như thiện nam Chattapāni ở Sāvatthi, gia chủ Citta ở Macchikāsan.d.a, gia chủ Ugga ở Vesāli, mẹ của thôn trưởng Mātikāgāma, cha và mẹ của nàng Māgandiya,...

Các vị chư thiên phạm thiên cũng gọi là cư sĩ vì các chúng sanh nầy không có phẩm mạo xuất gia. Họ cũng đắc quả vị thành nhân vô số kể mỗi khi đức Phật thuyết pháp.

No. 0780 NEW (Nhị Ðộ Mai dịch)

CD Kinh Pháp Cú

phiên bản tiếng Singhala

The Buddhist Channel, Feb 22,2006

Perth, Australia -- Để đáp ứng lòng mong muốn lâu dài cần thiết của nhiều Phật Tử ở mọi nơi, 4 tập CD của Dhammapada - Kinh Pháp Cú, (phiên bản Singhala) đã phát hành bởi Lanka Heritage.

Dhammapada- Kinh Pháp Cú là một trong những tác phẩm văn học và triết học Phật Giáo ý nghĩa nhất. Đó được xem như bởi chính lời dạy của Đức Phật và hầu như là thông dụng nhất trong Tam tạng Thánh Ðiển. Dhammapada, kiến thức và trí tuệ của Đức Phật, gồm có 26 tập gọi là Vagga với khoảng 423 tiểu đoạn.

Ðược viết như một bài thơ, đọc đi, đọc lại, và hành trì theo đó để dẫn đến đời sống tốt đẹp hơn, Kinh Pháp Cú thích hợp cho tất cả mọi tôn giáo, CD đươc chuyển ngữ qua nhiều ngôn ngữ và đi sâu vào lòng tôn kính của Phật Tử. Có tất cả 100 dạng chuyển ngữ Giáo Pháp từ Anh ngữ và ngôn ngữ Tích Lan và được trích dẫn nhiều lần trong đời sống mỗi ngày của họ.

Bộ CD bao gồm cả kệ tụng do Rev.Beruwala Siri Sobithla, B.A thực hiện. (The resident monk at Srilanka Buddhist Temple Perth Australia) tiếp theo là lời giảng giải tiếng Singhala của mỗi bài thơ.

Giá biểu tại Úc là $20 cho 4 bộ CD cộng thêm 6$ Australia bưu phí (trong Úc) và đây là giá phải chăng để mua. ………

Mọi sự yêu cầu, xin vui lòng liên lạc Nalin Jayawardane hoặc Sanath Mapa taik Perh, Australia.
No. 0783 NEW (Hạt Cát dịch)

Sống đẹp: “Ðạo Phật đưa đến Hưng

Thịnh, Trí Tuệ và Nội Tĩnh”, một quyển

sách mới phát hành của Sư Basnagoda

Trí tuệ cổ xưa của Ðức Phật thích ứng cho đời sống thế tục hiện đại.

Edited by Carly Zander, Send2Press.com, Feb 21, 2006

HOUSTON, TX (USA) -- Người ta có thể gọi đó là con đường cổ xưa của Ðức Phật, tuy nhiên từ ngữ cổ xưa chỉ thích đáng để nhận diện mớ kinh điển 2500 năm mà những tư tưởng này đang chịu ảnh hưởng. Trí tuệ mà chúng ta thừa hưởng là thực tiễn, hữu ích và cực kỳ thích hợp với đời sống hiện đại.

Trong quyển sách Sống Ðẹp: Phật Ðạo dẫn tới Hưng Thịnh, Trí Tuệ và Nội Tĩnh của Tỳ Kheo Basnagoda Rahula, Sư đã bộc lộ, trong một ngôn ngữ văn nhã, đơn giản, những bước đi và những phương pháp Ðức Phật đã giới thiệu cho sự thành công và hạnh phúc của đồ chúng.

Quyển sách này là quyển duy nhất không nhắc nhở đến các phép mầu Phật Giáo mà chỉ tập trung vào hướng dẫn của Ðức Phật cho đời sống hằng ngày của độc giả. Sống Ðẹp hấp dẫn và mang lại lợi lạc đến cho những độc giả nào nỗ lực phấn đấu mong đạt được thành tựu trong các lãnh vực như tài chánh vững bền, sức khỏe khang kiện, quan hệ xã hội tốt đẹp, lý trí kiên cường, phát triển cá nhân hoàn hảo, đạt được nội tĩnh và hạnh phúc

Những gì mà tác giả thảo luận trong quyển sách này có thể được xem như là một khám phá. Ngài Arthur C.Clarke, người viêt lời nói đầu cho quyển sách, nói rằng “Sống đẹp là một nỗ lực: Tái khám phá những yếu tố căn bản và những giá trị Phật Giáo đã bị khuất lấp hằng bao thế kỷ trong văn hóa và lịch sử”.

Tỳ Kheo Basnagoda Rahula Sinh quán tại Tích Lan, thuở nhỏ Sư thọ giới Sa Di tại chùa Attanagalla Royal Temple. Sau khi thọ Ðại Giới và lấy được bằng cử nhân về Triết Học Phật Giáo Tích Lan, Sư di dân sang Mỹ năm 1990. có bằng Ph.D về Anh Ngữ từ Texas Tech Universal, Lubbock và bằng M.A về Văn chương từ Universal of Houston, Clear Lake. Hiện nay Sư là tu sĩ thường trú tại the Houston Buddhist Vihara và dạy Anh Ngữ tại Ðại Học Houston- Downtown.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2006


Nhật Hành

Ngày: 24 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Chánh Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Tinh Tan

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Hàm Tận Yếu Hiệp - Ngũ Uẩn

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, SC Dieu Tinh, Nhi Do Mai, Sangkhaly. (ĐK: Nguon Đuc Hanh, TieuLongNu, Mindvox, Hat Cat, Anitya) http://baidocmc.blogspot.com

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat, Nhi Đo Mai

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat, Nhi Đo Mai, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat – Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nhu Phuc, NguonĐucHanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh , Nhu Phuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, NguonDucHanh, TieuLongNu.

Thông báo (nếu có):

Lớp A Tỳ Đàm

Hàm tận yếu hiệp _ Ngũ uẩn
______________

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


A- Toát Yếu: Những điểm chính

1- Định nghĩa từ ngũ "uẩn"

2- Năm uẩn gồm những gì

3- Chi pháp của năm uẩn theo A Tỳ Đàm.


B- Trích dẫn:

Dẫn nhập:


Hàm tận yếu hiệp tức là phần trình bày đúc kết những giáo lý bao hàm pháp thực tính, gồm có bốn phần là ngũ uẩn (khandha), thập nhị xứ (āyatana), thập bát giới (dhātu), tứ đế (sacca).

Gọi là uẩn nghĩa là một khối, một nhóm, một chùm, một tổng hợp; vì các pháp hữu vi được phân thành năm tổng hợp nên gọi là ngũ uẩn.

Bài học chính:

Ngũ uẩn gồm có năm là sắc uẩn (rūpakkhandha), thọ uẩn (vedanākkhandha), tưởng uẩn (saññākkhandha), hành uẩn (san.khārakkhandha), và thức uẩn (viññān.akhandha).

1. Sắc uẩn (rūpakkhandha), tức là 28 sắc pháp (4 đại hiển và 24 sắc y sinh)

Sắc uẩn là một tổng hợp vật chất, tiêu biểu là bốn đại, thành phần chính tạo nên vật chất. Sắc uẩn luôn luôn bị biến hoại, bị biến dạng bởi những điều kiện bên ngoài như: thời tiết, vật thực,... Sắc uẩn được ví dụ như bọt nước (phen.upindūpamam.rūpam.)

2. Thọ uẩn (vedanākkhandha), tức là thọ tâm sở (3 thọ hoặc 5 thọ của tâm)

Thọ uẩn là nhóm pháp thuộc về tư tưởng; đó là những cảm giác của tâm gồm thọ khổ, thọ lạc, thọ phi khổ phi lạc; hay là khổ thọ, ưu thọ, lạc thọ, hỷ thọ, xả thọ. Tính chất của thọ uẩn cũng đổi thay vô thường nhưng sanh diệt từng thứ cảm thọ. Thọ uẩn được ví dụ như bong bóng nước (pubbuluupamāvedanā)

3. Tưởng uẩn (saññākkhandha), tức là tưởng tâm sở (6 tưởng)

Tưởng uẩn là nhóm pháp cũng thuộc tư tưởng, là chức năng tạo sự nhận thức cho tâm, giúp tâm nhận thức cảnh sắc gọi là sắc tưởng, giúp tâm nhận thức cảnh thinh gọi là thinh tưởng, cũng vậy nhận thức cảnh khí gọi là khí tưởng, nhận thức cảnh vị gọi là vị tưởng, nhận thức cảnh xúc gọi là xúc tưởng, nhận thức cảnh pháp gọi là pháp tưởng. Tưởng uẩn có tính chất không thực có, chỉ là sự nhận thức bằng phản xạ tự nhiên, do đó tưởng uẩn được ví dụ như hiện tượng sao đóm khi trời nắng (mārīcikūpamā saññā)

4. Hành uẩn (san°khārakkhandha), tức là 59 tâm sở ngoài thọ, tưởng (11 tợ tha, 14 bất thiện, 25 tịnh hảo)

Hành uẩn là nhóm pháp cũng thuộc tư tưởng, có chức năng cấu tạo tính chất của tâm; gồm những tam sở ngoài thọ, tưởng; trong đó trọng điểm là tư tâm sở. Dù rằng hành uẩn cấu tạo thành tâm thức, chủ trương tính chất tốt xấu của tâm nhưng điều đó do sự tương tác tạo thành, không phải là một bản ngã, một linh hồn, một chủ nhân ông nào cả. Vì thế hành uẩn được ví dụ như loại cây chuối (kadal.ūpamāsan°khārā)


5. Thức uẩn (viññān.akhandha), tức là 89 hoặc 121 tâm (sáu thức)

Thức uẩn là nhóm pháp cung thuộc tư tưởng, chức năng của thức uẩn là sự biết cảnh, năng tri đối tượng; thức uẩn chính là tâm. Tâm biết cảnh sắc gọi là nhãn thức, biết cảnh thinh gọi là nhĩ thức, biết cảnh khí gọi là tỷ thức, biết cảnh vị gọi là thiệt thức, biết cảnh xúc gọi là thân thức, biết cảnh pháp gọi là ý thức; hay nói cách khác cái biết của mắt gọi là nhãn thức... thức uẩn chỉ đơn thuần là sự biết cành, tùy vào đối tượng mà gọi tên là nhãn thức... chính ý nghĩa này mà thức uẩn được ví dụ như người diễn kịch (māyūpamam. viññān.am.)
________________________________________

Câu đố vui:

1. Trong triết học thường thức có nói đến con người nhận thức đối tượng bằng 6 giác quan. Nếu nói theo A-tỳ-đàm Phật học thì 6 giác quan đó là:

a. Sắc uẩn
b. Thọ uẩn
c. Thức uẩn
d. Không thuộc uẩn nào

2. Để nói lên tính chất giả tạm của thân sắc uẩn, đức Phật đã minh họa mọt thí dụ cho sắc uẩn là:

a. Sắc uẩn như bong bóng nước
b. Sắc uẩn như bọt nước
c. Sắc uẩn như hoa nắng
d. Sắc uẩn như thân cây chuối

3. Danh từ nào dưới đây đồng nghĩa với sắc uẩn:

a. Sắc pháp
b. Sắc thái
c. Sắc diện
d. Sắc tướng.


Nhật Hành

Ngày: 23 tháng 02 năm 2006

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúng điền khuyết: Mindvox

Môn học: Trung Bộ Kinh

Bài học: Bài kinh 36: Đại kinh Saccaka

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Hat Cat, Nhu Phuc, Sangkhaly, Chanh Hanh, (ĐK: Nguon Đuc Hanh, Nhi Đo Mai, Tieu Long Nu, Tinh Tan (xin mien đọc tin tức trừ khi bài của TT, vì phải thâu TBK, Anitya) http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang, Hạt Cát, Anitya

Người hoan chuyen bài cho Room: Nhu Phuc - Hat Cat (đk)

Người post bài cho Room: Mindvox - Chanh Hanh, SC Diệu Tịnh (nếu có vào được sẽ phụ post những câu Pàli trong TBK), Nhu Phuc.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguon Đuc Hanh, NhuPhuc

Trực room (op): TC đk & Nhu Phuc, Tinh Tan, NguonDucHanh, Nhi Do Mai, Tieu Long Nu.

Thông báo (nếu có):
Lớp Trung Bộ Kinh: Bài Kinh số 36

Đại kinh Saccaka
______________

I. TOÁT YẾU

Mahàsaccaka Sutta - The greater discourse to Saccaka.

The Buddha meets again with Saccaka and in the course of a discussion on development of body and development of mind he relates a detailed narrative on his own spiritual quest.

Bản kinh dài giảng cho Saccaka.

Phật lại gặp Saccaka và trong một cuộc thảo luận về thân tu tập và tâm tu tập, Ngài thuật lại chi tiết về cuộc tầm đạo của chính mình
.

II. TÓM TẮT

Ni kiền tử Saccaka cho rằng những người tu tập về thân bị đau đớn về thân, và tâm cũng trở nên điên loạn, vì tâm không được tu tập. Ngược lại có người tu tập về tâm mà không tu tập thân, cũng cảm thọ thống khổ, tâm cuồng vì thân không được tu tập. Và ông ta nghĩ chắc chắn đệ tử Phật thuộc hạng thứ hai, nghĩa là chỉ tu tâm, không tu thân.

Phật hỏi ông nghĩ thế nào là tu thân, ông đáp đó là các kiểu ép xác của lõa thể ngoại đạo, tiết chế ăn uống trong thời gian tu tập. Phật hỏi sau đó thì sao, Ni kiền tử đáp sau đó họ lại ăn đủ thứ béo bổ để lấy lại sức. Phật dạy như vậy là họ trở lại với những gì họ từ bỏ, thì có tu cũng như không. Phật lại hỏi tu tâm là thế nào, Saccaka không đáp được.

Do đó Phật giảng cho nghe thế nào là tu thân và tu tâm trong giới luật bậc thánh :

___Khi lạc thọ khởi lên vị thánh đệ tử không tham đắm, theo đuổi lạc ấy.
___Khi lạc thọ chấm dứt, khổ thọ khởi lên, vị thánh đệ tử không sầu muộn than ___khóc.

___Vị ấy không bị lạc thọ chi phối, vì có tu tập về thân.
___Vị ấy không bị khổ thọ chi phối, vì có tu tập về tâm.

Khi ấy Saccaka hỏi Phật : có bao giờ lạc thọ khởi lên xâm chiếm tâm Ngài, có bao giờ khổ thọ khởi lên xâm chiếm tâm Ngài không.

Để trả lời, Phật kể lại, sau khi thoát ly gia đình, Ngài nhận thấy nếu không xả ly các dục về thân mà tu khổ hạnh, thì cũng vô ích như cọ xát một khúc cây còn ướt để lấy lửa. Do đó Ngài từ bỏ các dục, khởi sự tu khổ hạnh. Ngài cảm thọ những khổ thọ khốc liệt, nhưng khổ thọ ấy không chi phối được tâm Ngài. Tuy vậy, vì khổ hạnh đã không giúp Ngài chứng được pháp thượng nhân, nên Ngài nhớ lại một kinh nghiệm thiền lạc mà Ngài đã nếm trải lúc còn thơ ấu. Ngài khởi sự nghĩ không phải tất cả lạc thọ đều đáng sợ, mà còn có thứ lạc thọ vô hại này, đó là lạc thọ ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú các thiền... Nhưng không thể nào chứng được các lạc thọ ấy với một thân thể gầy yếu. Và từ đấy Ngài ăn uống trở lại để tham thiền, và đã đắc đạo. Như vậy lạc thọ của các thiền chứng đã khởi lên nơi Ngài nhưng Ngài không bị lạc thọ ấy chi phối.

Saccaka hỏi : Ngài có cho phép ngủ ngày không ? Phật dạy có, mỗi khi khất thực về, cảm thấy mệt mỏi, Ngài cũng đặt lưng xuống ngủ trong chính niệm tỉnh giác.

Saccaka bảo : Như vậy là Ngài còn trú trong si ám. Phật dạy, si ám là chưa đoạn trừ lậu hoặc, còn những phiền não đưa đến sinh, già, chết trong tương lai.

Saccaka khen Phật dù bị chất vấn công kích mặt vẫn không biến sắc như các đạo sư khác. Rồi ông cáo từ.

III. CHÚ GIẢI

Theo Luận giải, lần này Saccaka đến gặp Phật với ý định bài bác giáo lý của Ngài, vì lần trước [kinh số 35] đã bị thất bại. Nhưng lần này ông đi một mình, để rủi có bị luận bại cũng không ai biết. Ông định bài báng Phật với câu hỏi về chuyện ngủ ngày, nhưng để dành câu hỏi ấy cho đến đoạn cuối cuộc đàm luận.

Thân tu tập theo Saccaka, là thực hành ép xác khổ hạnh. Vì không thấy các tỳ kheo của Phật tu khổ hạnh, ông nghĩ họ không tu thân.

Nhưng theo Luận, tu thân trong Phật giáo là thiền quán, còn tu tâm là thiền tịnh chỉ. Khi thánh đệ tử cảm thọ lạc, vị ấy không bị xâm chiếm bởi lạc thọ ấy, vì nhờ tuệ quán, vị ấy biết cảm thọ là vô thường, khổ, không thực chất. Khi cảm thọ khổ, tâm vị ấy cũng không bị khổ thọ xâm chiếm, vì nhờ tu tập định, vị ấy có thể thoát khỏi khổ thọ bằng cách nhập vào một định chứng.

Theo Luận giải, Phật gặp Saccaka đến hai lần và chịu khó đàm luận với ông ta mặc dù ông không quy thuận, vì Ngài biết trước ông ta sẽ tái sinh tại Tích lan, nơi đây ông sẽ thành vị A la hán với tên Hắc Phật Hộ [Kàla Buddharakkhita].

IV. PHÁP SỐ

Ba lậu, ba minh, bốn thiền, bốn sự thật.

V. KỆ TỤNG

___1. Ni kiền tử cho rằng ép xác là tu thân
___Sacca nêu vấn đề
___Tu thân và tu tâm
___Cho rằng đệ tử Phật
___Không tu tập về thân
___Vì không có khổ hạnh.
___Phật giải thích rõ ràng
___Về tu thân, tu tâm
___Trong giới luật bậc Thánh.

___2. Tu thân và tu tâm theo Phật giáo
___Khi lạc thọ khởi lên
___Không đam mê cuồng nhiệt
___Như vậy thánh đệ tử
___Gọi là có tu thân
___Khi lạc dứt, khổ sinh
___Tâm không bị điên đảo
___Vị thánh đệ tử ấy
___Được gọi có tu tâm.

___3. Khổ, lạc khởi lên nhưng không chi phối tâm Phật
___Phật cho biết xưa kia
___Ngài từng tu khổ hạnh
___Những khổ thọ chết người
___Không khiến Ngài nao núng
___Nhưng thể xác gầy mòn
___Mà không đạt tri kiến
___Xứng đáng bậc thượng nhân
___Ngài từ bỏ khổ hạnh.
___Ngài nhớ thuở ấu thời
___Đã nếm qua thiền lạc
___Một cảm thọ vô hại
___Có thể đây con đường
___Dẫn Ngài đến giác ngộ
___Can gì phải từ bỏ ?
___Bởi vậy Ngài ăn uống
___Để lấy sức tu thiền.
___Ngài chứng thiền thứ nhất
___Hỷ lạc ly dục sinh
___Tâm không bị chi phối
___Ngài chứng thiền thứ hai
___Tâm không hề thay đổi
___Cho đến thiền thứ tư
___Được xả niệm thanh tịnh
___Tâm Ngài vẫn như như.
___Hướng đến túc mạng minh
___Nhớ nhiều đời quá khứ
___Như vậy lạc thọ sinh
___Ngài hướng Sinh tử trí
___Thấy sống chết chúng sinh
___Lạc thọ cũng khởi lên
___Tâm Ngài không chướng ngại
___Hướng đến trí Lậu tận
___Hoàn toàn hết lỗi lầm.

___4. Ni kiền tử bác chuyện ngủ ngày
___Khi ấy Ni kiền tử
___Hỏi trong giáo lý Ngài
___Có cho phép ngủ ngày ?
___Nếu có, còn si ám.
___- Trong giáo pháp Như lai
___Ai lậu hoặc chưa trừ
___Còn già chết tương lai
___Mới gọi là si ám.
___Lành thay Gotama
___Dầu bị tôi công kích
___Sắc mặt vẫn hoan hỷ
___Vẫn không đổi màu da.