Thứ Ba, 31 tháng 1, 2006
Nhật Hành
Ngày: 31 tháng 01 năm 2006
Tri chúng/ điền khuyết: Nhi Do Mai / mindvox
Môn học: Phật Pháp Phổ Thông
Bài học: Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
Giảng sư chính: TT Giác Đẳng
Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh
Xướng ngôn viên: TC dk, Tinh Tan, Hat Cat, Anitya, Nhu Phuc, Nguonduchanh, Chanh hanh, Sangkhaly, http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Dieu Quang ,Hạt Cát va mindvox
Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát, anitya va mindvox
Người hoan chuyen bài cho Room: Nhu Phuc
Người post bài cho Room: NP
Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: NDH
Trực room (op): Sangkhaly , anitya va TT
Thông báo (nếu có): Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat 2, 6 va 7/ NP: 3, 4 va 5
Người post bài cho Room: NP : 3, 4, 5 //
Ngày: 31 tháng 01 năm 2006
Tri chúng/ điền khuyết: Nhi Do Mai / mindvox
Môn học: Phật Pháp Phổ Thông
Bài học: Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
Giảng sư chính: TT Giác Đẳng
Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh
Xướng ngôn viên: TC dk, Tinh Tan, Hat Cat, Anitya, Nhu Phuc, Nguonduchanh, Chanh hanh, Sangkhaly, http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Dieu Quang ,Hạt Cát va mindvox
Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát, anitya va mindvox
Người hoan chuyen bài cho Room: Nhu Phuc
Người post bài cho Room: NP
Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: NDH
Trực room (op): Sangkhaly , anitya va TT
Thông báo (nếu có): Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat 2, 6 va 7/ NP: 3, 4 va 5
Người post bài cho Room: NP : 3, 4, 5 //
Phật Pháp Phổ Thông
Giảng sư điền khuyết: TK Giác Đẳng
Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN
[Vì sao tin Phật - Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt]
Đức Phật bác bỏ cả hai cực đoan của thuyết bất diệt (thường kiến) và hư vô (đoạn kiến).
Để trau dồi Chánh Kiến hay sự hiểu biết toàn bích, trước nhất chúng ta phải để ý đến hai quan điểm được coi là khiếm khuyết hay sai lầm.
Quan điểm đầu tiên là thuyết bất diệt, thuyết này liên quan với niềm tin về đời sống bất diệt hay sự vật bất diệt. Trước thời Đức Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người chủ trương có sự bất diệt. Những quan đi?m này vẫn hiện hữu trong thế giới tiên tiến ngày nay do lòng bám níu của con người vào sự bất diệt.
Tại sao Đức Phật chối bỏ không dạy giáo lý về bất diệt? Vì khi chúng ta hiểu được sự vật trên cõi đời này thực sự ra sao, chúng ta không thể tìm thấy một thứ gì thường còn hay hiện hữu mãi mãi. Mọi sự đều thay đổi và tiếp tục thay đổi theo những điều kiện thay đổi mà chúng tùy thuộc vào. Khi chúng ta phân tích sự vật ra từng thành phần hay cho ra từng thực thể, chúng ta không thể tìm thấy một thực thể nào tồn tại vĩnh viễn, không có một vật gì hiện hữu trường cửu. Do đó tại sao quan điểm về bất diệt được coi như sai lầm hay giả dối.
Quan điểm sai lầm thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ hiểu một phần của đời sống. Hư vô chủ nghĩa không chú ý đến về mặt tâm linh của đời sống. Nếu cho rằng khi chết, đời sống chấm dứt và không còn trở lại nữa, thì người đó bác bỏ sự liên tục của những điều kiện tâm linh. Khi chúng ta hiểu điều kiện tinh thần và vật chất, chúng ta không thể nói rằng không có đời sống sau khi chết và không còn gì nữa sau khi chết. Thuyết hư vô về cuộc sống được coi như sai vì nó căn cứ vào sự thiếu hiểu biết về sự thật. Bởi vậy Đức Phật đã bác bỏ thuyết hư vô. Giáo lý về Nghiệp thừa đủ để chứng tỏ Đức Phật không dạy thuyết hư vô sau khi chết; Đạo Phật chấp nhận "thần thức" không có nghĩa là một linh hồn bất diệt, nhưng trong ý nghĩa sự tái sanh .
Suốt trong thời gian hoằng pháp dài cho các đệ tử, Đức Phật cực lực không tán đồng các lập luận có tính cách ức đoán. Vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Nguyên Ấn là nơi hoạt động trí thức cực thịnh, những nhà học giả, du dà, triết học, vua chúa và cả đến những người bình thưòng cũng tham gia vào các cuộc tranh luận triết lý về cuộc sống của con người. Một số những người đó có những lý luận nực cưòi vô giá trị và hoàn toàn không thích đáng. Một số người đã lãng phí thời gian để tranh luận về mọi vấn đề. Họ chú trọng nhiều đến sức mạnh của môn thể thao tinh thần hơn là tìm giải pháp thực tế cho những vấn đề của nhân loại. (Ở thế kỷ thứ 18 Jonathan Swift châm biếm thời gian sẩy ra tương tự tại Anh khi ông trình bày những người Lilliputians (Tý hon Li Li Bút) trong tập "Gulliver's Travels" (Du Ký của Gullivers), gây chiến tranh để quyết định nên đập vỡ một trái trứng bằng đầu nào, đầu nhọn trứng hay đầu lớn trứng).
Đức Phật cũng từ chối tham dự vào các phiếm luận về vũ trụ. Ngài tuyên bố minh bạch vấn đề nhân loại phải đương đầu không phải trong quá khứ hay vị lai mà ngay tức khắc bây giờ. Kiến thức về Chủ Nghĩa Bất Diệt hay Hư Vô không giúp ích gì cho con người phá vỡ gông cùm khiến con người bị mù quáng trong cuộc sống và là nguyên nhân của tất cả các cảm nghĩ bất mãn phát xuất từ những bất lực không thỏa mãn được các tham vọng. Ngài nói rằng trước khi một người muốn tiến vào con đường dẫn đến Niết Bàn, người đó phải có Chánh Kiến. Chỉ khi nào biết rõ ràng cái gì mình đang tìm mới mong đạt được nó.
Cảnh giới tái sanh?
[KHÉO VẤN, KHÉO ĐÁP - S. Dhammika - Phạm Kim Khánh & Bình Anson dịch]
VẤN: Có phải lúc nào ta cũng sanh ra làm người không?
ĐÁP: Không. Có nhiều cảnh giới khác nhau mà ta có thể tái sinh vào. Vài người tái sinh vào cảnh trời, người khác vào địa ngục, vài người khác nữa tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ v.v. Cảnh trời không phải là nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn, chúng sanh trong đó có cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm hạnh phúc, thoải mái dễ chịu.
Trong vài tôn giáo, người ta hết lòng cố gắng để được tái sinh vào một cảnh trời, lầm nghĩ rằng trạng thái ấy trường tồn. Nhưng không phải vậy. Cũng như tất cả các pháp hữu vi (tức các hiện tượng cần phải có gì khác tạo điều kiện mới hiện hữu), cảnh giới chư thiên cũng là vô thường, và khi tuổi thọ chấm dứt, cũng có thể tái sinh làm người. Địa ngục cũng vậy, không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn trong đó cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm lo âu và đau khổ, buồn phiền. Cảnh ngạ quỷ cũng là một trạng thái sinh tồn trong đó chúng sanh có cơ thể vật chất tế nhị và tâm lúc nào cũng bị lòng khát khao ham muốn và bất mãn khuấy động.
Như vậy, chúng sanh ở cảnh trời thường kinh nghiệm hạnh phúc, chúng sanh ở địa ngục và cảnh ngạ quỷ thường kinh nghiệm đau khổ, còn chúng sanh trong cảnh người thường kinh nghiệm cả hai lẫn lộn. Điểm khác biệt chánh giữa cảnh người và các cảnh giới khác nằm trong mức độ tế nhị của thân và phẩm chất của loại kinh nghiệm.
VẤN: Điều gì quyết định ta sẽ tái sinh vào cảnh nào?
ĐÁP: Yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, ảnh hưởng đến việc đưa ta tái sinh vào cảnh giới nào và sống như thế nào, là Nghiệp. Danh từ Nghiệp, "kamma", có nghĩa "hành động", hàm ý những hành động cố ý. Nói cách khác, hoàn cảnh của mình trong hiện tại phần lớn do những gì mình suy tư hay hành động trong quá khứ. Cùng thế ấy, những gì mình suy tư và hành động trong hiện tại sẽ gieo ảnh hưởng đến số phần của mình trong tương lai.
Người hiền lương, từ ái, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh trời hay làm người có nhiều hạnh phúc. Người có tánh lo âu sợ sệt hay tàn nhẫn hung tợn có khuynh hướng tái sinh vào địa ngục hay làm người cơ cực nghèo nàn, có nhiều kinh nghiệm đau khổ. Người nuôi dưỡng ái dục, khát khao ham muốn và ôm ấp những tham vọng mà không bao giờ thỏa mãn, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh ngạ quỷ hoặc cảnh người luôn luôn bị dục vọng và tham ái khuấy nhiễu và gây phiền muộn. Những thói quen nào đã được phát triển mạnh mẽ trong đời sẽ nối tiếp trong kiếp sống kế đó.
PHẬT GIÁO CÓ TIN THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC HAY KHÔNG
[PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm - Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch ]
Có tin, Phật giáo không hoài nghi có tồn tại thiên đường và địa ngục, bởi vì thiên đường, địa ngục đều cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh tử. Phật giáo cho rằng, con người khi chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử luân hồi thì vẫn có khả năng thực nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm chí có thể nói, mọi người đều đã từng sống qua ở thiên đường và địa ngục. Sống theo 5 giới và 10 thiện ở cấp cao thì sẽ sinh ở thiên đường. Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch thì đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có thể sinh lên thiên đường. Ở thiên đường, hưởng phúc báo hết rồi, chúng sinh ở thiên đường lại có thể xuống địa ngục. Vì vậy, Phật giáo cho rằng thiên đường tuy là cảnh giới sung sướng, nhưng không phải là nơi an lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát khổ.
Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp khác nhau, cho nên thiên đường cũng có thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có đẳng cấp.
Thiên đường của Phật giáo chi làm 28 cõi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cõi Trời Dục giới, gần gũi với cõi người. Cao hơn nữa, có 18 cõi Trời thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc giới, có 4 cõi Trời thuộc Vô sắc giới. Trên sự thực, làm người mà tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cõi trời và Dục giới. Trong các cõi Trời thuộc Sắc giới, trừ cõi trời Tịnh cư thiên ở Sắc giới, còn thì tất cả các cõi trời khác đều là những cảnh giới thiền định, do tu thiền mà đạt được.
Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo của chúng sinh ở địa ngục có khác biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa ngục lớn : Căn bản địa ngục, cận biên địa ngục và cô độc địa ngục. Loại địa ngục thường được nói tới trong kinh Phật là căn bản địa ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng sinh, tùy theo tội ác đã phạm mà đọa vào các cấp địa ngục khác nhau. Người thế gian nói rằng, người làm ác bị quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng thực ra, lên thiên đường hay xuống địa ngục, đều do nghiệp lực thúc đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên các cõi trời thì được sinh lên các cõi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực hướng xuống địa ngục, thì đọa xuống các địa ngục để chịu khổ.
Một ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác ?
[PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN - Buddhadasa Bhikkhu - Thiện Nhựt phỏng dịch]
Cảnh giới thứ nhứt là điạ ngục. Ðiạ ngục có ý nghĩa là lo âu. (Theo tiếng Thái, điạ ngục là "trái tim nóng bỏng"). Mỗi khi ta đang thể nghiệm sự lo âu, nóng bỏng hay cháy xém, đồng thời ta tái sanh làm một chúng sanh nơi cảnh địa ngục. Ðó là một sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Mặc dầu thân thể vật chất nầy đang ở nơi cõi nhơn gian, nhưng khi lo âu vừa khởi lên, thì tâm đã rơi vào điạ ngục. Lo âu vì ngại có thể bị mất uy tín và danh tiếng chẳng hạn, hay bất cứ lo âu thuộc loại nào -- đó là địa ngục đấy.
Rồi đến sự tái sanh vào cảnh giới súc sanh, đó chỉ là sự ngu độn. Tỏ ra quá khờ khạo, ngu độn về một việc gì: ngu, khi chẳng biết Chánh pháp và Niết bàn là điều đáng qúi; ngu, khi chẳng dám đến gần với Phật học; ngu, khi tin rằng kẻ nào tu tập theo Chánh pháp hay lưu tâm đến Phật học là hạng người hủ lậu và kỳ cục. Trẻ con , và ngay cả người lớn, đều nghĩ như vậy, và họ lánh xa Chánh pháp cùng tôn giáo. Ðó là sự ngu mê. Chẳng kể ngu mê về loại nào, sự đần độn cũng tương đương với sự tái sanh làm súc sanh (thú vật). Hễ khi sự ngu mê vừa khởi lên và làm tràn ngập tâm trí ai, tức thì kẻ ấy trở nên hạng súc sanh; đó là sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Ðấy là cảnh giới thảm ác thứ hai.
Cảnh giới thảm ác thứ ba là hoàn cảnh của loài ngạ qủi (petas, qủi đói), loại chúng sanh ma quỉ bị đói khát kinh niên, bởi vì sự đòi hỏi của chúng luôn luôn vượt quá sự cung ứng phẩm vật. Ðây là tình trạng đói khát kinh niên về tâm linh, chẳng phải đói về thức ăn. Thí dụ như, (...) có người muốn được một ngàn đồng, vừa được một ngàn lại muốn mười ngàn, rồi trăm ngàn, cho đến cả triệu mà vẫn còn chưa mãn ý. Ðây là trường hợp chạy đuổi theo mãi mà chẳng bao giờ bắt gặp; có đầy đủ triệu chứng của bịnh đói kinh niên. Lại còn giống với loài ngạ quỉ đói khát, bụng to như hòn núi mà miệng lại nhỏ như lỗ kim. Phần nội nhập để tiêu thụ chẳng bao giờ vừa đủ cho cơn đói, nên mới luôn luôn là qủi đói. Ðối ngược với ngạ qủi là người, (...) dầu được hai mươi xu cũng tốt mà chỉ có mươi xu cũng đành lòng. Nhưng bạn đừng vì thế mà vội nghĩ rằng, ưng dạ như thế có nghĩa là thôi chẳng còn muốn tìm cầu vật gì nữa. Trí thông minh dạy ta những gì cần nên làm và làm ngay việc đó một cách đứng đắn. Bằng cách đó, ta thấy thích thú thoả mãn, mỗi khi đuổi theo sự vật gì. Ta thưởng thức sự tìm cầu và (cảm thấy) được mãn nguyện sau đó. Ðấy là lối sống chẳng thành ngạ quỉ, nghĩa là, chẳng mắc bịnh đói kinh niên. Ðuổi theo sự vật nào với lòng khao khát, là thành ngạ quỉ. Ðuổi theo sự vật một cách thông minh chẳng phải là có bụng đang thèm thuồng; bởi thế, chẳng được xem đó như là cảnh qủi đói, mà chỉ là giản dị làm những việc gì cần phải làm mà thôi.
Ước vọng chẳng phải là khao khát, nhứt là ước vọng muốn dập tắt hết đau khổ. Bạn chớ nên đi nói với kẻ khác rằng (...) ước vọng là khao khát, là tham lam. Khao khát hay tham lam khởi lên do có sự si mê đần độn. Ước vọng chứng đắc Niêt bàn có thể là sự khao khát, nếu được đuổi theo với sự rồ dại, sự mê đắm, hay sự hãnh diện. Theo học khóa thiền mà chẳng hiểu thiền là gì cả thì là khát vọng và tham lam; chính sự si mê đó đưa tới đau khổ vì đầy những chụp nắm và bám níu. Tuy nhiên, nếu một người có ước vọng chứng đắc Niết bàn, sau khi đã cảm nhận một cách rõ ràng và thông minh, thế nào là đau khổ, cùng phương cách theo đó để diệt tận khổ đau, và với một tâm trạng sẵn sàng và thật lòng học tập đứng đắn về thiền định và minh triết, thì ước vọng về Niết bàn đó đâu phải là khát vọng tham lam, đâu phải là đau khổ. (....). Vậy thì, (...) nếu ước vọng bắt nguồn từ sự si mê hay một lậu hoặc nào khác, hoặc các triệu chứng giống với bịnh đói kinh niên -- hằng theo đuổi mà chẳng hề bắt được -- thì đó là (....) cảnh giới thảm ác của ngạ quỉ, một lối tái sanh (tâm linh) tự phát.
Cảnh giới Thảm ác chót là cõi a tu la (Asuras, loại yêu thần, qủi thần, nhát gan). Trước hết, xin giải nghĩa chữ Asura: sura là can đảm; asura là chẳng can đảm, nhát gan, khiếp nhược. Vậy thì, khi nào ai đó trở nên nhát gan chẳng có lý do, kẻ ấy đang tái sanh, một cách tự phát động, vào cảnh giới a tu la. Nhát sợ loài rắn mối vô hại, loài đa túc, loài trùn là lo sợ vô cớ và cũng là một hình thức của đau khổ. Sợ hãi một cách chẳng cần thiết, hoặc sợ hãi một điều gì vì đã quá lo nghĩ đến, cũng là tái sanh làm a tu la một thứ. Ai cũng sợ chết, nhưng nỗi lo lắng đó được nhơn lên trăm vạn lần vì mình phóng đại quá đáng về nguy cơ sẽ chết.
Lo âu dày vò con người, ngày lẫn đêm. Sợ sẽ lọt xuống địa ngục và đang sợ như vậy là đã thành một a tu la mất rồi. Hoá cho nên, con người đang tái hạ sanh vào trong Bốn Cõi Thảm Ác hằng ngày, hằng tháng, lại hằng năm. Nếu ta biết hành động đúng đắn và chẳng để lâm vào các thảm trạng xem như Bốn Cõi Thảm Ác, ngay lúc nầy, thì sau khi chết đi, chúng ta đâu có phải rơi lọt vào Bốn Cõi đó, như đã được vẽ trên tường tại các chùa chiền
TIN TỨC
No. 0760 NEW(HạtCát dịch)
Những người tìm thấy an lạc sau khi chuyển sang Phật Giáo.
Posted by the Asbury Park Press on 01/26/06
BY ALESHA WILLIAMS
STAFF WRITER
REGION - Ðức Phật là thần tượng của Matthew Klein
“Ngài đã cứu vớt thần xác tôi. Dĩ nhiên Ngài là thần tượng của tôi”. Matthew Klein, 66 tuổi, đã nói như vậy.
Quá khứ đau buồn của Klein.
Ông đã bực bội thốt lên lời cảm thán “Hừ, Ðàn bà, đồ …chết bầm, đàn bà”, người đàn ông ba lần ly dị và vừa về hưu từ công việc tiếp thị thương mãi nói thêm “Tôi đã làm tất cả mọi thứ để được đi đầu trong lãnh vực thương mãi, tôi phá hết tất cả mọi luật lệ quy ước”.
Nhưng Klein, vốn là người Do Thái, nói rằng phong cách sống của ông cuối cùng rồi cũng không được trọn vẹn. Những người quan trọng trong cuộc đời ông rồi cũng bỏ ra đi. Và ông bắt đầu tìm kiếm một điều gì có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, một sự soi sáng tâm linh.
Ông đã không thể ước đoán được rằng ông có thể tìm thấy nó ở ngay sân sau nhà ông, cư dân của vùng Old Bridge nói như thế.
Một đêm nọ tôi lẩn thẩn dạo chơi trên Net, tôi nhìn thấy chùa chiền ở Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Thái Lan, những nơi chốn ràng ràng, và rồi, cái gì đã bật lên trên màn hình? “Manalapan, New Jersey, tôi hầu như muốn nhảy nhỏm.”
The Mahasi Retreat Center &
America Burma Buddhist Association
63 Gordons Corner Road, Manalapan, NJ 07726
Tel: (723) 792-1484
Tradition: Theravada, Vipassana
Klein, giống như hàng trăm con người khác cư ngụ trong vùng Ba Liên Bang New Jersey, New York và Pennsylvania, đã phát hiện ra Trung Tâm Tu Học Mahasi và Hiệp Hội Phật Giáo Miến Ðiện.
Ngày nay, Klein đến trung tâm mỗi tuần một lần để hành thiền.
Khi tôi quẹo xe vào lối đi riêng trong khuôn viên trung tâm là tôi đã ra khỏi New Jersey, ra khỏi nước Mỹ, tôi đang ở một thế giới khác, một thế giới an tĩnh và kỷ luật trật tự, rất đơn giản, tôi rất hài lòng.
Vị trưởng lão tại chùa, Sư Pinnya Thiha, với đời sống tu sĩ yên tĩnh trong một tịnh thất phía sau ngôi chùa nói “Tôi hoan nghênh tất cả mọi người đến viếng thăm, bất cứ thành phần xã hội nào, thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng đều có thể đến hành thiền tại chùa.
“Người ta đến đây là để mong được giải tỏa áp lực, chúng tôi không đòi hỏi họ phải thay đổi tôn giáo”, bất cứ người nào cũng có thế đến hành thiền. Chúng tôi không nói nhiều về Ðức Phật mà nói về Thiền tập.
Trong Thiền Ðường của ngôi chùa và trong điện thờ, sách vở về Do Thái giáo, Ấn Giáo, Tam Tạng Thánh Ðiển, Kinh 42 Chương v.v.. chất đầy trên kệ, Sư Thiha trình bày cho quan khách làm cách nào để quân bình đời sống qua thiền định.
Czarida, 33 tuổi, một cư dân vùng East Brunswick, người đau khổ vì suy sụp tinh thần, được lớn lên theo tinh thần Ki Tô Giáo nhưng đã thu thập được lợi lạc từ thiền định tại ngôi chùa. Czarida nói “Phật giáo khác biệt với tất cả các tôn giáo khác ở chỗ chú trọng rất ít về giáo điều, nghi lễ và luật lệ, bởi vì nó chú trọng đến việc cải thiện bản thân nhiều hơn”
Sư Thina nói ngôi chùa có khoảng 150 tín đồ tương tự như Czarida, đến chùa theo hẹn để hành thiền. Một số khác đến học hỏi giáo lý, những người chú trọng về tỉnh giác, nghiệp báo và tái sinh.
Sư cũng nói thêm rằng ngôi chùa có khoảng 1000 thành viên, đa số là dân Miến Ðiện và một số gia đình theo PhậtGiáo truyền thống từ vùng East Brunswick và các vùng khác như Ðông và Tây Winsor. Một số thành viên khác đã tham dự các sự kiện lễ hội quan trọng tại chùa như Mùa An Cư Kiết Hạ,v.v…, ào ạt đỗ về từ Phila và New York.
Sư Thina, người từng thực tập hành trì ở Anh Quốc và trên quê hương Miến Ðiện của Sư, nói rằng Sư muốn gia tăng con số thành viên, Và Sư hy vọng chương trình khuếch trương và tân trang ngôi chùa sẽ giúp được trong việc thu nhận thêm thành viên.
Ngôi chùa dự định sẽ xây cất một bảo tháp cao 35 foot, một kim tự tháp, nơi mà du khách có thể hành thiền và đảnh lễ Ðức Phật, dự trù khởi công trong năm 2007, chùa cũng dự định xây một tăng xá 16 phòng dành cho các khóa tu học..
--------------------------------
No. 0756 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)
Bộ Truởng Na Uy tham dự lễ khai mạc các chùa được tái thiết sau Tsunami.
Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Quốc Tế Na Uy, Ông Erik Solheim sẽ tham dự buổi lễ khai mạc 2 ngôi chùa vừa mới tái thiết sau cơn sóng thần tsumani , vào ngày 26 tháng giêng.
Ngôi chùa đã được xây dựng lại với quỹ đóng góp từ Bộ Ngoại Giao Na Uy, căn cứ theo nguồn tin báo chí được ban hành bởi Tòa Đại Sứ Hoàng Gia Na Uy tại Colombo, Thứ hai.
Ông Solheim nói “Tsumani đã cướp đi một phần Ski Lanka và mạng sống của con người nơi đó một cách khủng khiếp. Sự mất mát của con người không thể chỉ giám định bằng vật chất. Các tổ chức tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp trại tạm cư và cứu trợ ngay từ giây phút đầu tiên sau trận sóng thần tsumani.Ho đã phụng sự như những cột trụ trong việc tái thiết quốc gia, và họ đã cống hiến sự an bình và thoải mái đối với những ai đang đau khổ. Tôi hy vọng và tin tưởng tất cả nhũng chùa chiền, xây dựng lại với sụ tiếp tay của Bộ Ngoại Giao Na UY, sẽ tiếp tục phần yểm trợ vô giá của họ cho việc tái kiến thiết xã hội Ski Lanka,
Hai ngôi chùa sẽ chính thức mở cửa lại vào ngày 26 tháng Một. Buổi lễ sẽ bắt đầu vaò lúc 10 giờ sáng tại Dharmadveepa Yogashramaya, Kalawilawatta, Altuthgama. Buổi lễ thứ hai theo đúng giờ giấc ấn định 2 giờ chiều tại Sri Sumanaramaya, Venamulla, Kuleegoda, Ambalangoda.
Cũng như phần của Na Uy tiếp tục cứu trợ cho những ai đã bị mất mát chôn vùi trong cơn tsumani, Bộ Ngoại Giao Na Uy hiện tai đang giúp đỡ cho việc kiến thiết lại thêm 30 ngôi chùa trong Nam Sri Lanka và 35 ngôi nhà tôn giáo trong vùng Đông, bao gồm Chùa Phật Giáo, Ấn độ Giáo , những nhà thờ Hồi giáo và Thiên chúa.
Na Uy có mối quan hệ sâu xa và lâu dài đối với việc hòa giải và phát triển hòa bình tại Ski Lanka. Mối quan hệ này tay trong tay chặt chẽ cùng với chương trình hợp tác phát triển Na Uy, đã khởi sự vào năm 1970. Khi tsumani tàn phá bờ biển của đất nước này vào 26 tháng 12 2004 thì Bộ Ngoại Giao Na Uy đã nhanh chóng đối phó lại thảm họa, phân phối khoảng 10 triệu USD cứu trợ khẩn cấp trực tiếp đến nạn nhân xuyên qua nhiều tổ chức Quốc Tế và Quốc Gia . Con số phụ trội thêm 10 triệu USD cũng đã được phân phối đến nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc khác nhau để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai
Thêm 20 triệu USD cũng đã được phân phối đến công trình hạng trung phục hồi trong ngành giáo dục, sinh kế và ngư phủ. Các quỹ này cũng đã phân phối đến nhiều Quốc gia và tổ chức từ thiện Quốc tế và cơ quan UN khác nhau.
Na Uy đã phó thác trên 60 triệu USD để cứu tế và phục hồi lại Sri Lanka trong năm 2005. Con số này nhiều hơn 1/3 tổng số 150 triệu USD mà Na Uy đã đóng góp đến những quốc gia trong nạn sóng thần tsumani. Các con số này đến từ nhiều nguồn khác nhau như quỹ cá nhân thâu thập bởi những tổ chức nhân đạo người Na Uy làm việc tại Ski Lanka, đã có giá trị thật sự lớn lao.
---------------------
No. 0759 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)
Hoà thượng Dhammananda
Nhà truyền giáo nổi tiếng của Phật giáo Mã lai
Thuở Thiếu Thời:
Hòa thượng Dhammananda, thế danh Martin (vì sanh ra trong thời gian đô hộ của Thực dân Anh quốc, nên phải dùng tên tiếng Anh), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong một gia đình trung lưu, cha là cụ ông K. A. Garmage tại làng Kirinde, tỉnh Matara, miền Nam nước Tích Lan (Ceylon), Ngài là người con trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em.
Ngài bắt đầu học tiểu học năm 7 tuổi tại trường làng Kirinde. Không giống như những làng khác ở Tích Lan, Kirinde không bị hề hấn đến chiến dịch truyền đạo của Ky Tô giáo. Nhờ thế mà Phật Giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt của người dân và ngôi chùa của địa phương. Nhờ thế mà ngài đã tham gia vào những sinh hoạt Phật Giáo của trường và cộng đồng trong thời gian này. Bên cạnh người mẹ mộ đạo, ngài được người cậu ruột là một Tăng sĩ trụ trì ngôi chùa của địa phương này giúp đỡ và hướng dẫn ngài học Phật chẳng bao lâu ý tưởng xuất gia học đạo phát khởi trong tâm hồn của ngài.
Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia làm chú tiểu (samanera) với Hòa thượng K Dhammaratana Maha Thera ở chùa Kirinda với pháp danh là Dhammananda, (Pháp Hỷ,nghĩa là "người chứng nghiệm hạnh phúc qua giáo Pháp" (one who experiences happiness through the Dhamma). Tiếp đó Ngài được gởi vào trường để học Phật Pháp trong vòng 10 năm trước khi đăng đàn thọ Tỳ kheo giới (Bhikkhu) vào năm Ngài 22 tuổi (1940). Hòa thượng đàn đầu trong giới đàn này là Trưởng Lão K. Ratanapala Maha Thera tại chùa Kotawila.
Tu học tại Tích Lan :
Tiếp đó ngài đã ghi danh vào học trường Dhammarama Pirivena và rồi Học viện Phật giáo Vidyawardhana tại thủ đô Colombo, niên khóa 1935-1938. Giáo sư chính thức của Ngài là HT. Kotawila Deepananda Nayaka Thera. Năm 1938, Ngài tốt nghiệp tại trường này và tiếp tục học tại trường Vidyalankara Pirivena, ở Peliyagoda, là một đại học Phật giáo rất nổi tiếng ở Tích Lan vào thời bấy giờ. Trong bảy năm lưu học tại đây, ngài đã học Pali, Sanskrit, Triết học, Tam Tạng Kinh Ðiển và nhiều môn học xã hội khác để trang bị cho chương trình giáo dục phổ cập và hoằng dương Phật Pháp của ngài về sau. Ở tuổi 26, Ngài đã hoàn tất chương trình học tại nơi đây.
Bảy năm được đào tạo trong môi trường Phật học và lối sống nghiêm khắc của Tu viện tại đây đã mang lại những hữu ích về sau trong sứ mạng truyền giáo của Ngài. Vị Pháp sư tinh thần của Ngài tại đại học này là Trưởng lão Lunupokune Sri Dhammananda Nayaka Thera, một bậc học giả uyên bác của Phật giáo Tích Lan.
Tu học tại Ấn Ðộ:
Tiếp đó, vào năm 1945, HT. Dhammananda được đại học Hindu, Ấn Ðộ cấp học bổng và Ngài đã lên đường du học. Bạn cùng khóa với ngài lúc ấy hiện nay còn Hòa thượng P. Pannananda Nayaka Maha Thera, (đang ở Tích Lan); Hòa Thượng Tiến sĩ. H. Saddhatissa Maha Thera (ở Luân đôn); Hòa thượng Tiến sĩ U. Dhammaratana (chủ tịch Hội Ðại Bồ Ðề, Ấn) và Hòa thượng Tiến sĩ Amritananda Thera (Chủ Tịch Hội Ðồng Tăng Già Nepal). Sau bốn năm học tại đây, HT. Dhammananda đã tốt nghiệp với bằng cấp Cao học về Triết học Ấn Ðộ vào năm 1949. Một trong số những giáo sư nổi tiếng của Ngài tại đại học này là cố Tiến sĩ S. Radhakrishnan, cũng là vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Ấn Ðộ.
Hoằng Pháp tại quê nhà:
Sau khi tốt nghiệp, Ngài trở về Tích Lan và mở một Trường Phật giáo Sudharma tại Kotawila để giúp cho dân chúng học Phật. Ngài cũng cho phát hành một tờ báo tiếng Tích Lan để phổ biến giáo lý. Những lớp giáo lý, những bài thuyết pháp và nhiều hoạt động giáo dục khác của ngài đều truyền cảm hứng đẹp đẽ cho dân làng quy hướng về Chánh Pháp. Trong số những vị phụ giúp Ngài lúc đó có Ðại đức K.Pemaloka và đại đức K. Hemasiri, những người về sau vẫn theo Ngài đến Mã Lai để tiếp tục công tác truyền giáo tại Brickfields.
Sứ mạng truyền giáo tại Mã Lai:
Năm 1952, Hòa thượng K. Sri Pannasara Nayaka Thera, Viện Trưởng Tu viện Vidyalanakara Pirivena, đã nhận một lá thư từ Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana, Mã Lai. Hội này có một ngôi chùa ở Brickfields, được xem là một Hội Phật Giáo lâu đời nhất trong cộng đồng Tích Lan tại Mã Lai. Hội muốn thỉnh cầu một vị Tăng mã Lai để hướng dẫn đời sống tâm linh cho cộng đồng Tích Lan tại xứ sở này.
Trong số 400 Tăng sĩ ở tu viện Vidyalankara Pirivena, Tỳ kheo Dhammananda đã được tuyển chọn để gởi đi hoằng Pháp tại Mã Lai. Ngài đã sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu này dù Ngài rất muốn ở lại quê nhà để hoằng Pháp. Tuy nhiên, Ngài ý thức được rằng tại quê nhà còn nhiều vị tăng khác có thể làm công tác hoằng pháp, trong khi ấy tại Mã Lai, nhu cầu chấn hưng Phật Pháp là việc khẩn thiết, vì vào thời điểm ấy tình hình Phật Giáo tại Mã Lai, dù có nhiều chùa người Trung Hoa, nhưng phần lớn không có giảng dạy giáo lý và tổ chức tu học mà chỉ nặng phần lễ nghi và cúng kiến. Do đó HT. Dhammananda quyết định lên đường trong một thời gian ngắn. Ngài đã xuống tàu thủy vào sáng ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ba ngày sau Ngài đã đến được cảng Penang, miền Bắc của Mã Lai.
Phan 2 MC...........
Sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai:
Khi đến Penang, Ngài lưu trú tại chùa Mahindarama trước khi đón máy bay đến chùa Brickfields ở Kuala Lumpur. Tháng 3 năm 1952, Ngài nhận được một lá thư của Tổng Toàn quyền Anh tại Mã Lai, ông Gerald Templer, yêu cầu được gặp Ngài để tìm hiểu xem Phật Pháp có mối liên hệ nào với ý thức hệ Cộng sản (communist ideology) chăng. Vì lúc bấy giờ có nhiều nguồn tin cho rằng sẽ có những cuộc nổi dậy chống chính quyền từ các cộng đồng Phật Giáo người Hoa. Những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo của ông Toàn quyền Gerald đã được HT. Dhammananda đả thông và hướng dẫn ông ta trở về nghiên cứu Ðạo Phật. Ngài nói với ông ta rằng "Ðạo Phật là một tôn giáo từ bi và không bạo động vì Ðức Phật hướng dẫn con người sống trong hòa hợp và hòa bình với chính mình và người khác" (Buddhism is a non-violent and compassionate religion taught by the Buddha to show Man to live in peace and harmony with oneself and others). Hòa thượng Dhammananda nhấn mạnh thêm rằng Ðạo Phật dạy cho con người tu tập tâm linh và sống có đạo đức, trong khi Cộng sản là một phong trào chính trị. Ðoán chắc HT. Dhammananda không phải là "đơn vị thứ năm" của Cộng sản, toàn quyền Gerald đã mời Hòa thượng giúp đỡ chính quyền về mặt tâm lý để trấn an quần chúng, nhất là cộng đồng di dân người Hoa tại Mã Lai, vì chính quyền hồ nghi rằng cộng đồng này có khuynh hướng theo chủ nghĩa Cộng sản.
Hòa thượng Dhammananda đã nắm lấy cơ hội ấy để mở rộng chương trình hoằng Pháp của Ngài trên khắp Mã Lai. Ngài đã giúp cho Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trung Tâm Phật Giáo Selangor cũng như Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới tại Mã Lai đẩy mạnh công tác truyền giáo. Kết quả cho thấy cộng đồng người Hoa đã quy hướng về với đạo Phật rất nhiều.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, Phật Giáo Mã Lai rất nghèo nàn ở trong hầu hết các cộng đồng. Phật Giáo trong thời kỳ này chỉ là một vỏ bọc đầy những sinh hoạt mê tín dị đoan, tràn lan trên khắp Mã Lai. Phần lớn người Hoa trí thức đều chán ngán và bỏ theo đạo Ky Tô, vì họ nhìn thấy Ky Tô giáo có nhiều sinh hoạt tôn giáo tích cực, rõ ràng, hợp lý hơn do các nhà truyền giáo nước ngoài mang vào.
HT. Dhammananda cố gắng loại bỏ những quan điểm sai lầm về Phật Giáo trong tâm trí của quần chúng ở Mã Lai. Ngài đã phát động một phong trào diễn thuyết Phật Giáo rầm rộ trên toàn Mã Lai, phụ tá của Ngài bây giờ có các vị Tỳ kheo như K Gunaratana, Chuk Mor and Tỳ kheo Tiến sĩ người Mỹ Sumangalo đã làm cho phong trào ngày càng thêm thu hút và nhiều kết quả khả quan.
Sự phát triển của tổ chức hoằng Pháp:
Năm1961, HT. Dhammananda đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cư sĩ Phật Giáo Mã Lai để thành lập một tổ chức truyền bá lời Phật dạy để đáp ứng lại nhu cầu bức thiết của Mã Lai. Năm 1962, Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society - BMS) đã được thành lập tại chùa Phật Giáo Brickfields với các mục tiêu: Học hỏi, quảng bá Phật Giáo và văn hóa Phật Giáo; khuyến khích và cổ võ mọi người học hỏi và hành trì Phật Pháp; in ấn và phát hành Kinh sách Phật Giáo; cung cấp những pháp môn phù hợp để mọi người thực hành; an ủi, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi Phật tử trong các trường hợp đau bệnh hay chết chóc v.v...
HT. Dhammananda nghĩ rằng một trong những phương cách để truyền bá Phật Giáo là viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau để người tín đồ có thể nương theo đó mà hành trì trong đời sống hằng ngày. Vì thế Ngài bắt đầu viết những bài báo, rồi những cuốn sách nhỏ bỏ túi, nội dung của sách phản ảnh những thắc mắc của người Mã Lai. Một trong những tập sách đầu tiên là hướng dẫn cách trì tụng Kinh tiếng Pali của Ðạo Phật sao cho tương hợp với thời khoa học và tâm lý học. Từ đó Ngài tiếp tục viết nhiều tác phẩm khác để cung ứng cho nhu cầu học Phật của tín đồ tại Mã Lai. Tính đến nay Ngài đã viết trên dưới 50 tác phẩm, trong số này có nhiều tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lâu" (How to live without fear and worry); "Bạn có tin tái sinh không?'' (Do you believe in Rebirth); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Ðịnh, con đường duy nhất" (Meditation, the only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)..v.v... các tác phẩm đã nhanh chóng thu hút mọi giới Phật tử Mã Lai và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Ấn Ðộ, Nam Dương, Triều Tiên, Mỹ Nam Phi, Bangladesh, Hòa Lan, Việt Nam..v.v....
Phan 3 MC.....
Ðây là lần đầu tiên nền giáo dục Phật Giáo bằng tiếng Anh được phổ biến trong giới Phật tử ở Mã Lai, trước đó chỉ có những Kinh sách được viết chữ Tàu. Sự tác động mạnh này nhanh chóng ảnh hưởng đến giới thanh thiếu niên Mã Lai. Kết quả, HT. Dhammananda đã nhận hàng núi thư từ mọi giới, đặc biệt là học sinh và sinh viên để tìm hiểu về Phật học.
Mặc dù không phải là một nhà Pháp sư hùng biện, nhưng HT. Dhammananda đã làm say đắm giới trẻ với những bài giảng mang tính khoa học, trong sáng và rõ ràng của Ngài. Ðiều này đã giúp cho nhiều hội đoàn thanh niên Phật tử ra đời trong thập niên sáu mươi. Rất nhiều giới trẻ hoặc đã nghe giảng hoặc đã đọc sách của Ngài mà quy hướng về với Chánh Pháp.
Ngoài những ảnh hưởng bên ngoài xã hội, HT. Dhammananda cũng có công đưa Phật Giáo vào trong học đường Mã Lai. HT. Dhammananda đã kết hợp với Thượng tọa tiến sĩ Sumangalo, một Tăng sĩ người Mỹ, thành lập một Học viện Phật Giáo để làm việc với đại học Malaya, đại học Sains Malaysia, đại học Pertanian, Cao đẳng Kỷ thuật Malaysia, Viện Ngôn ngữ Mã Lai, Trường Ðại Học Sư Phạm Mã Lai, Trường Cao đẳng Tunku Abdul Rahman, Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia (Royal Military college) và gần đây nhất là đại học Utara Malaysia ở Kedah. Tất cả những sinh viên của các trường trên đều có học những giờ căn bản về giáo lý Phật giáo do HT. Dhammananda và nhiều Pháp sư khác giảng dạy.
Ðể khuyến khích và cổ động tầng lớp trẻ học và làm việc Phật, tổ chức của Ngài đã thu nhận giới trẻ vào làm việc cho các cơ sở hoằng Pháp, Học viện, in ấn và phát hành kinh... đã có rất nhiều cư sĩ tham gia và đã trở thành những người lãnh đạo các hội đoàn cư sĩ Phật tử, nổi bật trong số hiện nay có các đạo hữu như Mess Tan Gin Soon, Leong Kok Hing, Ang Choo Hong, Charlie Chia và Victor Wee, tất cả đều được ảnh hưởng đến đạo đức và tác phong làm việc của HT. Dhammananda.
Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:
Ðể thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống Phật Giáo Thái Lan, Ðại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Ðại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của Phật Giáo Mã Lai vào năm 1965.
Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của Phật Giáo Mã Lai.
Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia - YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.
Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài đại học Ðông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Ðộ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.
Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:
Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho Phật Giáo Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Ðến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.
Những đóng góp cho xã hội:
Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Ðản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation - MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.
Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm Phật Giáo, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".
www.quangduc.com
Giảng sư điền khuyết: TK Giác Đẳng
Chủ đề chính: Thiên Đàng Địa Ngục
THƯỜNG KIẾN VÀ ĐOẠN KIẾN
[Vì sao tin Phật - Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt]
Đức Phật bác bỏ cả hai cực đoan của thuyết bất diệt (thường kiến) và hư vô (đoạn kiến).
Để trau dồi Chánh Kiến hay sự hiểu biết toàn bích, trước nhất chúng ta phải để ý đến hai quan điểm được coi là khiếm khuyết hay sai lầm.
Quan điểm đầu tiên là thuyết bất diệt, thuyết này liên quan với niềm tin về đời sống bất diệt hay sự vật bất diệt. Trước thời Đức Phật, dân chúng thường được dạy rằng có một thực thể tồn tại trường cửu, và con người có thể sống mãi mãi, bằng cách gìn giữ linh hồn bất diệt để có thể nhập với Đức Tối Thượng. Trong Đạo Phật, giáo lý này được gọi là sassara ditthi - quan điểm của những người chủ trương có sự bất diệt. Những quan đi?m này vẫn hiện hữu trong thế giới tiên tiến ngày nay do lòng bám níu của con người vào sự bất diệt.
Tại sao Đức Phật chối bỏ không dạy giáo lý về bất diệt? Vì khi chúng ta hiểu được sự vật trên cõi đời này thực sự ra sao, chúng ta không thể tìm thấy một thứ gì thường còn hay hiện hữu mãi mãi. Mọi sự đều thay đổi và tiếp tục thay đổi theo những điều kiện thay đổi mà chúng tùy thuộc vào. Khi chúng ta phân tích sự vật ra từng thành phần hay cho ra từng thực thể, chúng ta không thể tìm thấy một thực thể nào tồn tại vĩnh viễn, không có một vật gì hiện hữu trường cửu. Do đó tại sao quan điểm về bất diệt được coi như sai lầm hay giả dối.
Quan điểm sai lầm thứ hai là thuyết đoạn kiến, quan điểm của những người theo chủ thuyết hư vô cho rằng không có đời sống sau khi chết. Quan điểm này thuộc triết lý duy vật chổi bỏ kiến thức về điều kiện tâm linh. Triết lý duy vật chỉ hiểu một phần của đời sống. Hư vô chủ nghĩa không chú ý đến về mặt tâm linh của đời sống. Nếu cho rằng khi chết, đời sống chấm dứt và không còn trở lại nữa, thì người đó bác bỏ sự liên tục của những điều kiện tâm linh. Khi chúng ta hiểu điều kiện tinh thần và vật chất, chúng ta không thể nói rằng không có đời sống sau khi chết và không còn gì nữa sau khi chết. Thuyết hư vô về cuộc sống được coi như sai vì nó căn cứ vào sự thiếu hiểu biết về sự thật. Bởi vậy Đức Phật đã bác bỏ thuyết hư vô. Giáo lý về Nghiệp thừa đủ để chứng tỏ Đức Phật không dạy thuyết hư vô sau khi chết; Đạo Phật chấp nhận "thần thức" không có nghĩa là một linh hồn bất diệt, nhưng trong ý nghĩa sự tái sanh .
Suốt trong thời gian hoằng pháp dài cho các đệ tử, Đức Phật cực lực không tán đồng các lập luận có tính cách ức đoán. Vào thế kỷ thứ 5 trước Tây Nguyên Ấn là nơi hoạt động trí thức cực thịnh, những nhà học giả, du dà, triết học, vua chúa và cả đến những người bình thưòng cũng tham gia vào các cuộc tranh luận triết lý về cuộc sống của con người. Một số những người đó có những lý luận nực cưòi vô giá trị và hoàn toàn không thích đáng. Một số người đã lãng phí thời gian để tranh luận về mọi vấn đề. Họ chú trọng nhiều đến sức mạnh của môn thể thao tinh thần hơn là tìm giải pháp thực tế cho những vấn đề của nhân loại. (Ở thế kỷ thứ 18 Jonathan Swift châm biếm thời gian sẩy ra tương tự tại Anh khi ông trình bày những người Lilliputians (Tý hon Li Li Bút) trong tập "Gulliver's Travels" (Du Ký của Gullivers), gây chiến tranh để quyết định nên đập vỡ một trái trứng bằng đầu nào, đầu nhọn trứng hay đầu lớn trứng).
Đức Phật cũng từ chối tham dự vào các phiếm luận về vũ trụ. Ngài tuyên bố minh bạch vấn đề nhân loại phải đương đầu không phải trong quá khứ hay vị lai mà ngay tức khắc bây giờ. Kiến thức về Chủ Nghĩa Bất Diệt hay Hư Vô không giúp ích gì cho con người phá vỡ gông cùm khiến con người bị mù quáng trong cuộc sống và là nguyên nhân của tất cả các cảm nghĩ bất mãn phát xuất từ những bất lực không thỏa mãn được các tham vọng. Ngài nói rằng trước khi một người muốn tiến vào con đường dẫn đến Niết Bàn, người đó phải có Chánh Kiến. Chỉ khi nào biết rõ ràng cái gì mình đang tìm mới mong đạt được nó.
Cảnh giới tái sanh?
[KHÉO VẤN, KHÉO ĐÁP - S. Dhammika - Phạm Kim Khánh & Bình Anson dịch]
VẤN: Có phải lúc nào ta cũng sanh ra làm người không?
ĐÁP: Không. Có nhiều cảnh giới khác nhau mà ta có thể tái sinh vào. Vài người tái sinh vào cảnh trời, người khác vào địa ngục, vài người khác nữa tái sinh vào cảnh giới ngạ quỷ v.v. Cảnh trời không phải là nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn, chúng sanh trong đó có cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm hạnh phúc, thoải mái dễ chịu.
Trong vài tôn giáo, người ta hết lòng cố gắng để được tái sinh vào một cảnh trời, lầm nghĩ rằng trạng thái ấy trường tồn. Nhưng không phải vậy. Cũng như tất cả các pháp hữu vi (tức các hiện tượng cần phải có gì khác tạo điều kiện mới hiện hữu), cảnh giới chư thiên cũng là vô thường, và khi tuổi thọ chấm dứt, cũng có thể tái sinh làm người. Địa ngục cũng vậy, không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái sinh tồn trong đó cơ thể vật chất tế nhị và tâm thường kinh nghiệm lo âu và đau khổ, buồn phiền. Cảnh ngạ quỷ cũng là một trạng thái sinh tồn trong đó chúng sanh có cơ thể vật chất tế nhị và tâm lúc nào cũng bị lòng khát khao ham muốn và bất mãn khuấy động.
Như vậy, chúng sanh ở cảnh trời thường kinh nghiệm hạnh phúc, chúng sanh ở địa ngục và cảnh ngạ quỷ thường kinh nghiệm đau khổ, còn chúng sanh trong cảnh người thường kinh nghiệm cả hai lẫn lộn. Điểm khác biệt chánh giữa cảnh người và các cảnh giới khác nằm trong mức độ tế nhị của thân và phẩm chất của loại kinh nghiệm.
VẤN: Điều gì quyết định ta sẽ tái sinh vào cảnh nào?
ĐÁP: Yếu tố quan trọng nhất, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, ảnh hưởng đến việc đưa ta tái sinh vào cảnh giới nào và sống như thế nào, là Nghiệp. Danh từ Nghiệp, "kamma", có nghĩa "hành động", hàm ý những hành động cố ý. Nói cách khác, hoàn cảnh của mình trong hiện tại phần lớn do những gì mình suy tư hay hành động trong quá khứ. Cùng thế ấy, những gì mình suy tư và hành động trong hiện tại sẽ gieo ảnh hưởng đến số phần của mình trong tương lai.
Người hiền lương, từ ái, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh trời hay làm người có nhiều hạnh phúc. Người có tánh lo âu sợ sệt hay tàn nhẫn hung tợn có khuynh hướng tái sinh vào địa ngục hay làm người cơ cực nghèo nàn, có nhiều kinh nghiệm đau khổ. Người nuôi dưỡng ái dục, khát khao ham muốn và ôm ấp những tham vọng mà không bao giờ thỏa mãn, có khuynh hướng tái sinh vào cảnh ngạ quỷ hoặc cảnh người luôn luôn bị dục vọng và tham ái khuấy nhiễu và gây phiền muộn. Những thói quen nào đã được phát triển mạnh mẽ trong đời sẽ nối tiếp trong kiếp sống kế đó.
PHẬT GIÁO CÓ TIN THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC HAY KHÔNG
[PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN - Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm - Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch ]
Có tin, Phật giáo không hoài nghi có tồn tại thiên đường và địa ngục, bởi vì thiên đường, địa ngục đều cùng nằm trong phạm vi luân hồi, sinh tử. Phật giáo cho rằng, con người khi chưa thoát khỏi giới hạn của sinh tử luân hồi thì vẫn có khả năng thực nghiệm thiên đường và địa ngục, thậm chí có thể nói, mọi người đều đã từng sống qua ở thiên đường và địa ngục. Sống theo 5 giới và 10 thiện ở cấp cao thì sẽ sinh ở thiên đường. Phạm các tội lớn như 10 ác, 5 nghịch thì đọa địa ngục. Chịu khổ báo hết rồi, chúng sinh ở địa ngục vẫn có thể sinh lên thiên đường. Ở thiên đường, hưởng phúc báo hết rồi, chúng sinh ở thiên đường lại có thể xuống địa ngục. Vì vậy, Phật giáo cho rằng thiên đường tuy là cảnh giới sung sướng, nhưng không phải là nơi an lạc cứu kính, địa ngục tuy là cảnh giới khổ, nhưng cũng có ngày thoát khổ.
Đồng thời, tu thiện nghiệp có cao thấp khác nhau, cho nên thiên đường cũng có thứ bậc. Do ác nghiệp cũng có nặng nhẹ khác nhau, cho nên địa ngục cũng có đẳng cấp.
Thiên đường của Phật giáo chi làm 28 cõi Trời, thuộc 3 giới. Có sáu cõi Trời Dục giới, gần gũi với cõi người. Cao hơn nữa, có 18 cõi Trời thuộc Sắc giới. Và ở trên Sắc giới, có 4 cõi Trời thuộc Vô sắc giới. Trên sự thực, làm người mà tu thiện nghiệp chỉ có thể sinh ở 6 cõi trời và Dục giới. Trong các cõi Trời thuộc Sắc giới, trừ cõi trời Tịnh cư thiên ở Sắc giới, còn thì tất cả các cõi trời khác đều là những cảnh giới thiền định, do tu thiền mà đạt được.
Địa ngục trong Phật giáo, lớn nhỏ có rất nhiều, không kể xiết, do khổ báo của chúng sinh ở địa ngục có khác biệt, chủ yếu phân thành 3 loại địa ngục lớn : Căn bản địa ngục, cận biên địa ngục và cô độc địa ngục. Loại địa ngục thường được nói tới trong kinh Phật là căn bản địa ngục. Căn bản địa ngục lại chia thành tám địa ngục đại nhiệt (nóng dữ) và tám địa ngục đại hàn (lạnh giá). Chúng sinh, tùy theo tội ác đã phạm mà đọa vào các cấp địa ngục khác nhau. Người thế gian nói rằng, người làm ác bị quỷ sứ ở địa ngục bắt trói nhưng thực ra, lên thiên đường hay xuống địa ngục, đều do nghiệp lực thúc đẩy, dắt dẫn. Nghiệp lực hướng lên các cõi trời thì được sinh lên các cõi trời để hưởng phúc. Nghiệp lực hướng xuống địa ngục, thì đọa xuống các địa ngục để chịu khổ.
Một ý nghĩa của bốn Cảnh giới Thảm ác ?
[PHẬT PHÁP CHO SINH VIÊN - Buddhadasa Bhikkhu - Thiện Nhựt phỏng dịch]
Cảnh giới thứ nhứt là điạ ngục. Ðiạ ngục có ý nghĩa là lo âu. (Theo tiếng Thái, điạ ngục là "trái tim nóng bỏng"). Mỗi khi ta đang thể nghiệm sự lo âu, nóng bỏng hay cháy xém, đồng thời ta tái sanh làm một chúng sanh nơi cảnh địa ngục. Ðó là một sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Mặc dầu thân thể vật chất nầy đang ở nơi cõi nhơn gian, nhưng khi lo âu vừa khởi lên, thì tâm đã rơi vào điạ ngục. Lo âu vì ngại có thể bị mất uy tín và danh tiếng chẳng hạn, hay bất cứ lo âu thuộc loại nào -- đó là địa ngục đấy.
Rồi đến sự tái sanh vào cảnh giới súc sanh, đó chỉ là sự ngu độn. Tỏ ra quá khờ khạo, ngu độn về một việc gì: ngu, khi chẳng biết Chánh pháp và Niết bàn là điều đáng qúi; ngu, khi chẳng dám đến gần với Phật học; ngu, khi tin rằng kẻ nào tu tập theo Chánh pháp hay lưu tâm đến Phật học là hạng người hủ lậu và kỳ cục. Trẻ con , và ngay cả người lớn, đều nghĩ như vậy, và họ lánh xa Chánh pháp cùng tôn giáo. Ðó là sự ngu mê. Chẳng kể ngu mê về loại nào, sự đần độn cũng tương đương với sự tái sanh làm súc sanh (thú vật). Hễ khi sự ngu mê vừa khởi lên và làm tràn ngập tâm trí ai, tức thì kẻ ấy trở nên hạng súc sanh; đó là sự tái sanh tự phát, một cuộc tái sanh tâm linh. Ðấy là cảnh giới thảm ác thứ hai.
Cảnh giới thảm ác thứ ba là hoàn cảnh của loài ngạ qủi (petas, qủi đói), loại chúng sanh ma quỉ bị đói khát kinh niên, bởi vì sự đòi hỏi của chúng luôn luôn vượt quá sự cung ứng phẩm vật. Ðây là tình trạng đói khát kinh niên về tâm linh, chẳng phải đói về thức ăn. Thí dụ như, (...) có người muốn được một ngàn đồng, vừa được một ngàn lại muốn mười ngàn, rồi trăm ngàn, cho đến cả triệu mà vẫn còn chưa mãn ý. Ðây là trường hợp chạy đuổi theo mãi mà chẳng bao giờ bắt gặp; có đầy đủ triệu chứng của bịnh đói kinh niên. Lại còn giống với loài ngạ quỉ đói khát, bụng to như hòn núi mà miệng lại nhỏ như lỗ kim. Phần nội nhập để tiêu thụ chẳng bao giờ vừa đủ cho cơn đói, nên mới luôn luôn là qủi đói. Ðối ngược với ngạ qủi là người, (...) dầu được hai mươi xu cũng tốt mà chỉ có mươi xu cũng đành lòng. Nhưng bạn đừng vì thế mà vội nghĩ rằng, ưng dạ như thế có nghĩa là thôi chẳng còn muốn tìm cầu vật gì nữa. Trí thông minh dạy ta những gì cần nên làm và làm ngay việc đó một cách đứng đắn. Bằng cách đó, ta thấy thích thú thoả mãn, mỗi khi đuổi theo sự vật gì. Ta thưởng thức sự tìm cầu và (cảm thấy) được mãn nguyện sau đó. Ðấy là lối sống chẳng thành ngạ quỉ, nghĩa là, chẳng mắc bịnh đói kinh niên. Ðuổi theo sự vật nào với lòng khao khát, là thành ngạ quỉ. Ðuổi theo sự vật một cách thông minh chẳng phải là có bụng đang thèm thuồng; bởi thế, chẳng được xem đó như là cảnh qủi đói, mà chỉ là giản dị làm những việc gì cần phải làm mà thôi.
Ước vọng chẳng phải là khao khát, nhứt là ước vọng muốn dập tắt hết đau khổ. Bạn chớ nên đi nói với kẻ khác rằng (...) ước vọng là khao khát, là tham lam. Khao khát hay tham lam khởi lên do có sự si mê đần độn. Ước vọng chứng đắc Niêt bàn có thể là sự khao khát, nếu được đuổi theo với sự rồ dại, sự mê đắm, hay sự hãnh diện. Theo học khóa thiền mà chẳng hiểu thiền là gì cả thì là khát vọng và tham lam; chính sự si mê đó đưa tới đau khổ vì đầy những chụp nắm và bám níu. Tuy nhiên, nếu một người có ước vọng chứng đắc Niết bàn, sau khi đã cảm nhận một cách rõ ràng và thông minh, thế nào là đau khổ, cùng phương cách theo đó để diệt tận khổ đau, và với một tâm trạng sẵn sàng và thật lòng học tập đứng đắn về thiền định và minh triết, thì ước vọng về Niết bàn đó đâu phải là khát vọng tham lam, đâu phải là đau khổ. (....). Vậy thì, (...) nếu ước vọng bắt nguồn từ sự si mê hay một lậu hoặc nào khác, hoặc các triệu chứng giống với bịnh đói kinh niên -- hằng theo đuổi mà chẳng hề bắt được -- thì đó là (....) cảnh giới thảm ác của ngạ quỉ, một lối tái sanh (tâm linh) tự phát.
Cảnh giới Thảm ác chót là cõi a tu la (Asuras, loại yêu thần, qủi thần, nhát gan). Trước hết, xin giải nghĩa chữ Asura: sura là can đảm; asura là chẳng can đảm, nhát gan, khiếp nhược. Vậy thì, khi nào ai đó trở nên nhát gan chẳng có lý do, kẻ ấy đang tái sanh, một cách tự phát động, vào cảnh giới a tu la. Nhát sợ loài rắn mối vô hại, loài đa túc, loài trùn là lo sợ vô cớ và cũng là một hình thức của đau khổ. Sợ hãi một cách chẳng cần thiết, hoặc sợ hãi một điều gì vì đã quá lo nghĩ đến, cũng là tái sanh làm a tu la một thứ. Ai cũng sợ chết, nhưng nỗi lo lắng đó được nhơn lên trăm vạn lần vì mình phóng đại quá đáng về nguy cơ sẽ chết.
Lo âu dày vò con người, ngày lẫn đêm. Sợ sẽ lọt xuống địa ngục và đang sợ như vậy là đã thành một a tu la mất rồi. Hoá cho nên, con người đang tái hạ sanh vào trong Bốn Cõi Thảm Ác hằng ngày, hằng tháng, lại hằng năm. Nếu ta biết hành động đúng đắn và chẳng để lâm vào các thảm trạng xem như Bốn Cõi Thảm Ác, ngay lúc nầy, thì sau khi chết đi, chúng ta đâu có phải rơi lọt vào Bốn Cõi đó, như đã được vẽ trên tường tại các chùa chiền
TIN TỨC
No. 0760 NEW(HạtCát dịch)
Những người tìm thấy an lạc sau khi chuyển sang Phật Giáo.
Posted by the Asbury Park Press on 01/26/06
BY ALESHA WILLIAMS
STAFF WRITER
REGION - Ðức Phật là thần tượng của Matthew Klein
“Ngài đã cứu vớt thần xác tôi. Dĩ nhiên Ngài là thần tượng của tôi”. Matthew Klein, 66 tuổi, đã nói như vậy.
Quá khứ đau buồn của Klein.
Ông đã bực bội thốt lên lời cảm thán “Hừ, Ðàn bà, đồ …chết bầm, đàn bà”, người đàn ông ba lần ly dị và vừa về hưu từ công việc tiếp thị thương mãi nói thêm “Tôi đã làm tất cả mọi thứ để được đi đầu trong lãnh vực thương mãi, tôi phá hết tất cả mọi luật lệ quy ước”.
Nhưng Klein, vốn là người Do Thái, nói rằng phong cách sống của ông cuối cùng rồi cũng không được trọn vẹn. Những người quan trọng trong cuộc đời ông rồi cũng bỏ ra đi. Và ông bắt đầu tìm kiếm một điều gì có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, một sự soi sáng tâm linh.
Ông đã không thể ước đoán được rằng ông có thể tìm thấy nó ở ngay sân sau nhà ông, cư dân của vùng Old Bridge nói như thế.
Một đêm nọ tôi lẩn thẩn dạo chơi trên Net, tôi nhìn thấy chùa chiền ở Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Thái Lan, những nơi chốn ràng ràng, và rồi, cái gì đã bật lên trên màn hình? “Manalapan, New Jersey, tôi hầu như muốn nhảy nhỏm.”
The Mahasi Retreat Center &
America Burma Buddhist Association
63 Gordons Corner Road, Manalapan, NJ 07726
Tel: (723) 792-1484
Tradition: Theravada, Vipassana
Klein, giống như hàng trăm con người khác cư ngụ trong vùng Ba Liên Bang New Jersey, New York và Pennsylvania, đã phát hiện ra Trung Tâm Tu Học Mahasi và Hiệp Hội Phật Giáo Miến Ðiện.
Ngày nay, Klein đến trung tâm mỗi tuần một lần để hành thiền.
Khi tôi quẹo xe vào lối đi riêng trong khuôn viên trung tâm là tôi đã ra khỏi New Jersey, ra khỏi nước Mỹ, tôi đang ở một thế giới khác, một thế giới an tĩnh và kỷ luật trật tự, rất đơn giản, tôi rất hài lòng.
Vị trưởng lão tại chùa, Sư Pinnya Thiha, với đời sống tu sĩ yên tĩnh trong một tịnh thất phía sau ngôi chùa nói “Tôi hoan nghênh tất cả mọi người đến viếng thăm, bất cứ thành phần xã hội nào, thuộc bất cứ tôn giáo nào cũng đều có thể đến hành thiền tại chùa.
“Người ta đến đây là để mong được giải tỏa áp lực, chúng tôi không đòi hỏi họ phải thay đổi tôn giáo”, bất cứ người nào cũng có thế đến hành thiền. Chúng tôi không nói nhiều về Ðức Phật mà nói về Thiền tập.
Trong Thiền Ðường của ngôi chùa và trong điện thờ, sách vở về Do Thái giáo, Ấn Giáo, Tam Tạng Thánh Ðiển, Kinh 42 Chương v.v.. chất đầy trên kệ, Sư Thiha trình bày cho quan khách làm cách nào để quân bình đời sống qua thiền định.
Czarida, 33 tuổi, một cư dân vùng East Brunswick, người đau khổ vì suy sụp tinh thần, được lớn lên theo tinh thần Ki Tô Giáo nhưng đã thu thập được lợi lạc từ thiền định tại ngôi chùa. Czarida nói “Phật giáo khác biệt với tất cả các tôn giáo khác ở chỗ chú trọng rất ít về giáo điều, nghi lễ và luật lệ, bởi vì nó chú trọng đến việc cải thiện bản thân nhiều hơn”
Sư Thina nói ngôi chùa có khoảng 150 tín đồ tương tự như Czarida, đến chùa theo hẹn để hành thiền. Một số khác đến học hỏi giáo lý, những người chú trọng về tỉnh giác, nghiệp báo và tái sinh.
Sư cũng nói thêm rằng ngôi chùa có khoảng 1000 thành viên, đa số là dân Miến Ðiện và một số gia đình theo PhậtGiáo truyền thống từ vùng East Brunswick và các vùng khác như Ðông và Tây Winsor. Một số thành viên khác đã tham dự các sự kiện lễ hội quan trọng tại chùa như Mùa An Cư Kiết Hạ,v.v…, ào ạt đỗ về từ Phila và New York.
Sư Thina, người từng thực tập hành trì ở Anh Quốc và trên quê hương Miến Ðiện của Sư, nói rằng Sư muốn gia tăng con số thành viên, Và Sư hy vọng chương trình khuếch trương và tân trang ngôi chùa sẽ giúp được trong việc thu nhận thêm thành viên.
Ngôi chùa dự định sẽ xây cất một bảo tháp cao 35 foot, một kim tự tháp, nơi mà du khách có thể hành thiền và đảnh lễ Ðức Phật, dự trù khởi công trong năm 2007, chùa cũng dự định xây một tăng xá 16 phòng dành cho các khóa tu học..
--------------------------------
No. 0756 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)
Bộ Truởng Na Uy tham dự lễ khai mạc các chùa được tái thiết sau Tsunami.
Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Quốc Tế Na Uy, Ông Erik Solheim sẽ tham dự buổi lễ khai mạc 2 ngôi chùa vừa mới tái thiết sau cơn sóng thần tsumani , vào ngày 26 tháng giêng.
Ngôi chùa đã được xây dựng lại với quỹ đóng góp từ Bộ Ngoại Giao Na Uy, căn cứ theo nguồn tin báo chí được ban hành bởi Tòa Đại Sứ Hoàng Gia Na Uy tại Colombo, Thứ hai.
Ông Solheim nói “Tsumani đã cướp đi một phần Ski Lanka và mạng sống của con người nơi đó một cách khủng khiếp. Sự mất mát của con người không thể chỉ giám định bằng vật chất. Các tổ chức tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp trại tạm cư và cứu trợ ngay từ giây phút đầu tiên sau trận sóng thần tsumani.Ho đã phụng sự như những cột trụ trong việc tái thiết quốc gia, và họ đã cống hiến sự an bình và thoải mái đối với những ai đang đau khổ. Tôi hy vọng và tin tưởng tất cả nhũng chùa chiền, xây dựng lại với sụ tiếp tay của Bộ Ngoại Giao Na UY, sẽ tiếp tục phần yểm trợ vô giá của họ cho việc tái kiến thiết xã hội Ski Lanka,
Hai ngôi chùa sẽ chính thức mở cửa lại vào ngày 26 tháng Một. Buổi lễ sẽ bắt đầu vaò lúc 10 giờ sáng tại Dharmadveepa Yogashramaya, Kalawilawatta, Altuthgama. Buổi lễ thứ hai theo đúng giờ giấc ấn định 2 giờ chiều tại Sri Sumanaramaya, Venamulla, Kuleegoda, Ambalangoda.
Cũng như phần của Na Uy tiếp tục cứu trợ cho những ai đã bị mất mát chôn vùi trong cơn tsumani, Bộ Ngoại Giao Na Uy hiện tai đang giúp đỡ cho việc kiến thiết lại thêm 30 ngôi chùa trong Nam Sri Lanka và 35 ngôi nhà tôn giáo trong vùng Đông, bao gồm Chùa Phật Giáo, Ấn độ Giáo , những nhà thờ Hồi giáo và Thiên chúa.
Na Uy có mối quan hệ sâu xa và lâu dài đối với việc hòa giải và phát triển hòa bình tại Ski Lanka. Mối quan hệ này tay trong tay chặt chẽ cùng với chương trình hợp tác phát triển Na Uy, đã khởi sự vào năm 1970. Khi tsumani tàn phá bờ biển của đất nước này vào 26 tháng 12 2004 thì Bộ Ngoại Giao Na Uy đã nhanh chóng đối phó lại thảm họa, phân phối khoảng 10 triệu USD cứu trợ khẩn cấp trực tiếp đến nạn nhân xuyên qua nhiều tổ chức Quốc Tế và Quốc Gia . Con số phụ trội thêm 10 triệu USD cũng đã được phân phối đến nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc khác nhau để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai
Thêm 20 triệu USD cũng đã được phân phối đến công trình hạng trung phục hồi trong ngành giáo dục, sinh kế và ngư phủ. Các quỹ này cũng đã phân phối đến nhiều Quốc gia và tổ chức từ thiện Quốc tế và cơ quan UN khác nhau.
Na Uy đã phó thác trên 60 triệu USD để cứu tế và phục hồi lại Sri Lanka trong năm 2005. Con số này nhiều hơn 1/3 tổng số 150 triệu USD mà Na Uy đã đóng góp đến những quốc gia trong nạn sóng thần tsumani. Các con số này đến từ nhiều nguồn khác nhau như quỹ cá nhân thâu thập bởi những tổ chức nhân đạo người Na Uy làm việc tại Ski Lanka, đã có giá trị thật sự lớn lao.
---------------------
No. 0759 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)
Hoà thượng Dhammananda
Nhà truyền giáo nổi tiếng của Phật giáo Mã lai
Thuở Thiếu Thời:
Hòa thượng Dhammananda, thế danh Martin (vì sanh ra trong thời gian đô hộ của Thực dân Anh quốc, nên phải dùng tên tiếng Anh), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong một gia đình trung lưu, cha là cụ ông K. A. Garmage tại làng Kirinde, tỉnh Matara, miền Nam nước Tích Lan (Ceylon), Ngài là người con trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em.
Ngài bắt đầu học tiểu học năm 7 tuổi tại trường làng Kirinde. Không giống như những làng khác ở Tích Lan, Kirinde không bị hề hấn đến chiến dịch truyền đạo của Ky Tô giáo. Nhờ thế mà Phật Giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt của người dân và ngôi chùa của địa phương. Nhờ thế mà ngài đã tham gia vào những sinh hoạt Phật Giáo của trường và cộng đồng trong thời gian này. Bên cạnh người mẹ mộ đạo, ngài được người cậu ruột là một Tăng sĩ trụ trì ngôi chùa của địa phương này giúp đỡ và hướng dẫn ngài học Phật chẳng bao lâu ý tưởng xuất gia học đạo phát khởi trong tâm hồn của ngài.
Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia làm chú tiểu (samanera) với Hòa thượng K Dhammaratana Maha Thera ở chùa Kirinda với pháp danh là Dhammananda, (Pháp Hỷ,nghĩa là "người chứng nghiệm hạnh phúc qua giáo Pháp" (one who experiences happiness through the Dhamma). Tiếp đó Ngài được gởi vào trường để học Phật Pháp trong vòng 10 năm trước khi đăng đàn thọ Tỳ kheo giới (Bhikkhu) vào năm Ngài 22 tuổi (1940). Hòa thượng đàn đầu trong giới đàn này là Trưởng Lão K. Ratanapala Maha Thera tại chùa Kotawila.
Tu học tại Tích Lan :
Tiếp đó ngài đã ghi danh vào học trường Dhammarama Pirivena và rồi Học viện Phật giáo Vidyawardhana tại thủ đô Colombo, niên khóa 1935-1938. Giáo sư chính thức của Ngài là HT. Kotawila Deepananda Nayaka Thera. Năm 1938, Ngài tốt nghiệp tại trường này và tiếp tục học tại trường Vidyalankara Pirivena, ở Peliyagoda, là một đại học Phật giáo rất nổi tiếng ở Tích Lan vào thời bấy giờ. Trong bảy năm lưu học tại đây, ngài đã học Pali, Sanskrit, Triết học, Tam Tạng Kinh Ðiển và nhiều môn học xã hội khác để trang bị cho chương trình giáo dục phổ cập và hoằng dương Phật Pháp của ngài về sau. Ở tuổi 26, Ngài đã hoàn tất chương trình học tại nơi đây.
Bảy năm được đào tạo trong môi trường Phật học và lối sống nghiêm khắc của Tu viện tại đây đã mang lại những hữu ích về sau trong sứ mạng truyền giáo của Ngài. Vị Pháp sư tinh thần của Ngài tại đại học này là Trưởng lão Lunupokune Sri Dhammananda Nayaka Thera, một bậc học giả uyên bác của Phật giáo Tích Lan.
Tu học tại Ấn Ðộ:
Tiếp đó, vào năm 1945, HT. Dhammananda được đại học Hindu, Ấn Ðộ cấp học bổng và Ngài đã lên đường du học. Bạn cùng khóa với ngài lúc ấy hiện nay còn Hòa thượng P. Pannananda Nayaka Maha Thera, (đang ở Tích Lan); Hòa Thượng Tiến sĩ. H. Saddhatissa Maha Thera (ở Luân đôn); Hòa thượng Tiến sĩ U. Dhammaratana (chủ tịch Hội Ðại Bồ Ðề, Ấn) và Hòa thượng Tiến sĩ Amritananda Thera (Chủ Tịch Hội Ðồng Tăng Già Nepal). Sau bốn năm học tại đây, HT. Dhammananda đã tốt nghiệp với bằng cấp Cao học về Triết học Ấn Ðộ vào năm 1949. Một trong số những giáo sư nổi tiếng của Ngài tại đại học này là cố Tiến sĩ S. Radhakrishnan, cũng là vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Ấn Ðộ.
Hoằng Pháp tại quê nhà:
Sau khi tốt nghiệp, Ngài trở về Tích Lan và mở một Trường Phật giáo Sudharma tại Kotawila để giúp cho dân chúng học Phật. Ngài cũng cho phát hành một tờ báo tiếng Tích Lan để phổ biến giáo lý. Những lớp giáo lý, những bài thuyết pháp và nhiều hoạt động giáo dục khác của ngài đều truyền cảm hứng đẹp đẽ cho dân làng quy hướng về Chánh Pháp. Trong số những vị phụ giúp Ngài lúc đó có Ðại đức K.Pemaloka và đại đức K. Hemasiri, những người về sau vẫn theo Ngài đến Mã Lai để tiếp tục công tác truyền giáo tại Brickfields.
Sứ mạng truyền giáo tại Mã Lai:
Năm 1952, Hòa thượng K. Sri Pannasara Nayaka Thera, Viện Trưởng Tu viện Vidyalanakara Pirivena, đã nhận một lá thư từ Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana, Mã Lai. Hội này có một ngôi chùa ở Brickfields, được xem là một Hội Phật Giáo lâu đời nhất trong cộng đồng Tích Lan tại Mã Lai. Hội muốn thỉnh cầu một vị Tăng mã Lai để hướng dẫn đời sống tâm linh cho cộng đồng Tích Lan tại xứ sở này.
Trong số 400 Tăng sĩ ở tu viện Vidyalankara Pirivena, Tỳ kheo Dhammananda đã được tuyển chọn để gởi đi hoằng Pháp tại Mã Lai. Ngài đã sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu này dù Ngài rất muốn ở lại quê nhà để hoằng Pháp. Tuy nhiên, Ngài ý thức được rằng tại quê nhà còn nhiều vị tăng khác có thể làm công tác hoằng pháp, trong khi ấy tại Mã Lai, nhu cầu chấn hưng Phật Pháp là việc khẩn thiết, vì vào thời điểm ấy tình hình Phật Giáo tại Mã Lai, dù có nhiều chùa người Trung Hoa, nhưng phần lớn không có giảng dạy giáo lý và tổ chức tu học mà chỉ nặng phần lễ nghi và cúng kiến. Do đó HT. Dhammananda quyết định lên đường trong một thời gian ngắn. Ngài đã xuống tàu thủy vào sáng ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ba ngày sau Ngài đã đến được cảng Penang, miền Bắc của Mã Lai.
Phan 2 MC...........
Sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai:
Khi đến Penang, Ngài lưu trú tại chùa Mahindarama trước khi đón máy bay đến chùa Brickfields ở Kuala Lumpur. Tháng 3 năm 1952, Ngài nhận được một lá thư của Tổng Toàn quyền Anh tại Mã Lai, ông Gerald Templer, yêu cầu được gặp Ngài để tìm hiểu xem Phật Pháp có mối liên hệ nào với ý thức hệ Cộng sản (communist ideology) chăng. Vì lúc bấy giờ có nhiều nguồn tin cho rằng sẽ có những cuộc nổi dậy chống chính quyền từ các cộng đồng Phật Giáo người Hoa. Những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo của ông Toàn quyền Gerald đã được HT. Dhammananda đả thông và hướng dẫn ông ta trở về nghiên cứu Ðạo Phật. Ngài nói với ông ta rằng "Ðạo Phật là một tôn giáo từ bi và không bạo động vì Ðức Phật hướng dẫn con người sống trong hòa hợp và hòa bình với chính mình và người khác" (Buddhism is a non-violent and compassionate religion taught by the Buddha to show Man to live in peace and harmony with oneself and others). Hòa thượng Dhammananda nhấn mạnh thêm rằng Ðạo Phật dạy cho con người tu tập tâm linh và sống có đạo đức, trong khi Cộng sản là một phong trào chính trị. Ðoán chắc HT. Dhammananda không phải là "đơn vị thứ năm" của Cộng sản, toàn quyền Gerald đã mời Hòa thượng giúp đỡ chính quyền về mặt tâm lý để trấn an quần chúng, nhất là cộng đồng di dân người Hoa tại Mã Lai, vì chính quyền hồ nghi rằng cộng đồng này có khuynh hướng theo chủ nghĩa Cộng sản.
Hòa thượng Dhammananda đã nắm lấy cơ hội ấy để mở rộng chương trình hoằng Pháp của Ngài trên khắp Mã Lai. Ngài đã giúp cho Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trung Tâm Phật Giáo Selangor cũng như Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới tại Mã Lai đẩy mạnh công tác truyền giáo. Kết quả cho thấy cộng đồng người Hoa đã quy hướng về với đạo Phật rất nhiều.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, Phật Giáo Mã Lai rất nghèo nàn ở trong hầu hết các cộng đồng. Phật Giáo trong thời kỳ này chỉ là một vỏ bọc đầy những sinh hoạt mê tín dị đoan, tràn lan trên khắp Mã Lai. Phần lớn người Hoa trí thức đều chán ngán và bỏ theo đạo Ky Tô, vì họ nhìn thấy Ky Tô giáo có nhiều sinh hoạt tôn giáo tích cực, rõ ràng, hợp lý hơn do các nhà truyền giáo nước ngoài mang vào.
HT. Dhammananda cố gắng loại bỏ những quan điểm sai lầm về Phật Giáo trong tâm trí của quần chúng ở Mã Lai. Ngài đã phát động một phong trào diễn thuyết Phật Giáo rầm rộ trên toàn Mã Lai, phụ tá của Ngài bây giờ có các vị Tỳ kheo như K Gunaratana, Chuk Mor and Tỳ kheo Tiến sĩ người Mỹ Sumangalo đã làm cho phong trào ngày càng thêm thu hút và nhiều kết quả khả quan.
Sự phát triển của tổ chức hoằng Pháp:
Năm1961, HT. Dhammananda đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cư sĩ Phật Giáo Mã Lai để thành lập một tổ chức truyền bá lời Phật dạy để đáp ứng lại nhu cầu bức thiết của Mã Lai. Năm 1962, Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society - BMS) đã được thành lập tại chùa Phật Giáo Brickfields với các mục tiêu: Học hỏi, quảng bá Phật Giáo và văn hóa Phật Giáo; khuyến khích và cổ võ mọi người học hỏi và hành trì Phật Pháp; in ấn và phát hành Kinh sách Phật Giáo; cung cấp những pháp môn phù hợp để mọi người thực hành; an ủi, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi Phật tử trong các trường hợp đau bệnh hay chết chóc v.v...
HT. Dhammananda nghĩ rằng một trong những phương cách để truyền bá Phật Giáo là viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau để người tín đồ có thể nương theo đó mà hành trì trong đời sống hằng ngày. Vì thế Ngài bắt đầu viết những bài báo, rồi những cuốn sách nhỏ bỏ túi, nội dung của sách phản ảnh những thắc mắc của người Mã Lai. Một trong những tập sách đầu tiên là hướng dẫn cách trì tụng Kinh tiếng Pali của Ðạo Phật sao cho tương hợp với thời khoa học và tâm lý học. Từ đó Ngài tiếp tục viết nhiều tác phẩm khác để cung ứng cho nhu cầu học Phật của tín đồ tại Mã Lai. Tính đến nay Ngài đã viết trên dưới 50 tác phẩm, trong số này có nhiều tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lâu" (How to live without fear and worry); "Bạn có tin tái sinh không?'' (Do you believe in Rebirth); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Ðịnh, con đường duy nhất" (Meditation, the only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)..v.v... các tác phẩm đã nhanh chóng thu hút mọi giới Phật tử Mã Lai và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Ấn Ðộ, Nam Dương, Triều Tiên, Mỹ Nam Phi, Bangladesh, Hòa Lan, Việt Nam..v.v....
Phan 3 MC.....
Ðây là lần đầu tiên nền giáo dục Phật Giáo bằng tiếng Anh được phổ biến trong giới Phật tử ở Mã Lai, trước đó chỉ có những Kinh sách được viết chữ Tàu. Sự tác động mạnh này nhanh chóng ảnh hưởng đến giới thanh thiếu niên Mã Lai. Kết quả, HT. Dhammananda đã nhận hàng núi thư từ mọi giới, đặc biệt là học sinh và sinh viên để tìm hiểu về Phật học.
Mặc dù không phải là một nhà Pháp sư hùng biện, nhưng HT. Dhammananda đã làm say đắm giới trẻ với những bài giảng mang tính khoa học, trong sáng và rõ ràng của Ngài. Ðiều này đã giúp cho nhiều hội đoàn thanh niên Phật tử ra đời trong thập niên sáu mươi. Rất nhiều giới trẻ hoặc đã nghe giảng hoặc đã đọc sách của Ngài mà quy hướng về với Chánh Pháp.
Ngoài những ảnh hưởng bên ngoài xã hội, HT. Dhammananda cũng có công đưa Phật Giáo vào trong học đường Mã Lai. HT. Dhammananda đã kết hợp với Thượng tọa tiến sĩ Sumangalo, một Tăng sĩ người Mỹ, thành lập một Học viện Phật Giáo để làm việc với đại học Malaya, đại học Sains Malaysia, đại học Pertanian, Cao đẳng Kỷ thuật Malaysia, Viện Ngôn ngữ Mã Lai, Trường Ðại Học Sư Phạm Mã Lai, Trường Cao đẳng Tunku Abdul Rahman, Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia (Royal Military college) và gần đây nhất là đại học Utara Malaysia ở Kedah. Tất cả những sinh viên của các trường trên đều có học những giờ căn bản về giáo lý Phật giáo do HT. Dhammananda và nhiều Pháp sư khác giảng dạy.
Ðể khuyến khích và cổ động tầng lớp trẻ học và làm việc Phật, tổ chức của Ngài đã thu nhận giới trẻ vào làm việc cho các cơ sở hoằng Pháp, Học viện, in ấn và phát hành kinh... đã có rất nhiều cư sĩ tham gia và đã trở thành những người lãnh đạo các hội đoàn cư sĩ Phật tử, nổi bật trong số hiện nay có các đạo hữu như Mess Tan Gin Soon, Leong Kok Hing, Ang Choo Hong, Charlie Chia và Victor Wee, tất cả đều được ảnh hưởng đến đạo đức và tác phong làm việc của HT. Dhammananda.
Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:
Ðể thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống Phật Giáo Thái Lan, Ðại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Ðại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của Phật Giáo Mã Lai vào năm 1965.
Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của Phật Giáo Mã Lai.
Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia - YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.
Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài đại học Ðông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Ðộ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.
Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:
Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho Phật Giáo Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Ðến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.
Những đóng góp cho xã hội:
Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Ðản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation - MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.
Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm Phật Giáo, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".
www.quangduc.com
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2006
Nhật Hành
Ngày: 30 tháng 01 năm 2006
Tri chúng/ điền khuyết: Anitya / Nhu Phuc
Môn học: Lớp Thiền Học
Bài học:
Giảng sư chính: TT Giác Đẳng
Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh
Xướng ngôn viên: TC dk, Tinh Tan, Hat Cat, Nhi Do Mai, Sangkhaly, mindvox, http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Dieu Quang ,Hạt Cát va mindvox
Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát, anitya va mindvox
Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat
Người post bài cho Room: NP va NDH
Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: NP
Trực room (op): NDM ,NP
Thông báo (nếu có): Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat 2, 6 va 7/ NP: 3, 4 va 5
Người post bài cho Room: NP : 3, 4, 5 //
Ngày: 30 tháng 01 năm 2006
Tri chúng/ điền khuyết: Anitya / Nhu Phuc
Môn học: Lớp Thiền Học
Bài học:
Giảng sư chính: TT Giác Đẳng
Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh
Xướng ngôn viên: TC dk, Tinh Tan, Hat Cat, Nhi Do Mai, Sangkhaly, mindvox, http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Dieu Quang ,Hạt Cát va mindvox
Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát, anitya va mindvox
Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat
Người post bài cho Room: NP va NDH
Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: NP
Trực room (op): NDM ,NP
Thông báo (nếu có): Người hoan chuyen bài cho Room: Hat Cat 2, 6 va 7/ NP: 3, 4 va 5
Người post bài cho Room: NP : 3, 4, 5 //
Lớp Thiền Học
Hướng dẫn: TT Giác Đẳng
Thực tập thiền định của Trung Tâm Insight Meditation Society theo phương pháp của Thiền Sư Mahasi Sayadaw
TIN TỨC
No. 0756 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)
Bộ Truởng Nauy tham dự lễ khai mạc các chùa được tái thiết sau Tsunami,
Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Quốc Tế Na Uy, Ông Erik Solheim sẽ tham dự buổi lễ khai mạc 2 ngôi chùa vừa mới tái thiết sau cơn sóng thần tsumani , vào ngày 26 tháng giêng.
Ngôi chùa đã được xây dựng lại với quỹ đóng góp từ Bộ Ngoại Giao Na Uy, căn cứ theo nguồn tin báo chí được ban hành bởi Tòa Đại Sứ Hoàng Gia Na Uy tại Colombo, Thứ hai.
Ông Solheim nói “Tsumani đã cướp đi một phần Ski Lanka và mạng sống của con người nơi đó một cách khủng khiếp. Sự mất mát của con người không thể chỉ giám định bằng vật chất. Các tổ chức tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp trại tạm cư và cứu trợ ngay từ giây phút đầu tiên sau trận sóng thần tsumani.Ho đã phụng sự như những cột trụ trong việc tái thiết quốc gia, và họ đã cống hiến sự an bình và thoải mái đối với những ai đang đau khổ. Tôi hy vọng và tin tưởng tất cả nhũng chùa chiền, xây dựng lại với sụ tiếp tay của Bộ Ngoại Giao Na UY, sẽ tiếp tục phần yểm trợ vô giá của họ cho việc tái kiến thiết xã hội Ski Lanka,
Hai ngôi chùa sẽ chính thức mở cửa lại vào ngày 26 tháng Một. Buổi lễ sẽ bắt đầu vaò lúc 10 giờ sáng tại Dharmadveepa Yogashramaya, Kalawilawatta, Altuthgama. Buổi lễ thứ hai theo đúng giờ giấc ấn định 2 giờ chiều tại Sri Sumanaramaya, Venamulla, Kuleegoda, Ambalangoda.
Cũng như phần của Na Uy tiếp tục cứu trợ cho những ai đã bị mất mát chôn vùi trong cơn tsumani, Bộ Ngoại Giao Na Uy hiện tai đang giúp đỡ cho việc kiến thiết lại thêm 30 ngôi chùa trong Nam Sri Lanka và 35 ngôi nhà tôn giáo trong vùng Đông, bao gồm Chùa Phật Giáo, Ấn độ Giáo , những nhà thờ Hồi giáo và Thiên chúa.
Na Uy có mối quan hệ sâu xa và lâu dài đối với việc hòa giải và phát triển hòa bình tại Ski Lanka. Mối quan hệ này tay trong tay chặt chẽ cùng với chương trình hợp tác phát triển Na Uy, đã khởi sự vào năm 1970. Khi tsumani tàn phá bờ biển của đất nước này vào 26 tháng 12 2004 thì Bộ Ngoại Giao Na Uy đã nhanh chóng đối phó lại thảm họa, phân phối khoảng 10 triệu USD cứu trợ khẩn cấp trực tiếp đến nạn nhân xuyên qua nhiều tổ chức Quốc Tế và Quốc Gia . Con số phụ trội thêm 10 triệu USD cũng đã được phân phối đến nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc khác nhau để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai
Thêm 20 triệu USD cũng đã được phân phối đến công trình hạng trung phục hồi trong ngành giáo dục, sinh kế và ngư phủ. Các quỹ này cũng đã phân phối đến nhiều Quốc gia và tổ chức từ thiện Quốc tế và cơ quan UN khác nhau.
Na Uy đã phó thác trên 60 triệu USD để cứu tế và phục hồi lại Sri Lanka trong năm 2005. Con số này nhiều hơn 1/3 tổng số 150 triệu USD mà Na Uy đã đóng góp đến những quốc gia trong nạn sóng thần tsumani. Các con số này đến từ nhiều nguồn khác nhau như quỹ cá nhân thâu thập bởi những tổ chức nhân đạo người Na Uy làm việc tại Ski Lanka, đã có giá trị thật sự lớn lao
--------------------
No. 0759 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)
Hoà thượng Dhammananda
Nhà truyền giáo nổi tiếng của Phật giáo Mã lai
Thuở Thiếu Thời:
Hòa thượng Dhammananda, thế danh Martin (vì sanh ra trong thời gian đô hộ của Thực dân Anh quốc, nên phải dùng tên tiếng Anh), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong một gia đình trung lưu, cha là cụ ông K. A. Garmage tại làng Kirinde, tỉnh Matara, miền Nam nước Tích Lan (Ceylon), Ngài là người con trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em.
Ngài bắt đầu học tiểu học năm 7 tuổi tại trường làng Kirinde. Không giống như những làng khác ở Tích Lan, Kirinde không bị hề hấn đến chiến dịch truyền đạo của Ky Tô giáo. Nhờ thế mà Phật Giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt của người dân và ngôi chùa của địa phương. Nhờ thế mà ngài đã tham gia vào những sinh hoạt Phật Giáo của trường và cộng đồng trong thời gian này. Bên cạnh người mẹ mộ đạo, ngài được người cậu ruột là một Tăng sĩ trụ trì ngôi chùa của địa phương này giúp đỡ và hướng dẫn ngài học Phật chẳng bao lâu ý tưởng xuất gia học đạo phát khởi trong tâm hồn của ngài.
Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia làm chú tiểu (samanera) với Hòa thượng K Dhammaratana Maha Thera ở chùa Kirinda với pháp danh là Dhammananda, (Pháp Hỷ,nghĩa là "người chứng nghiệm hạnh phúc qua giáo Pháp" (one who experiences happiness through the Dhamma). Tiếp đó Ngài được gởi vào trường để học Phật Pháp trong vòng 10 năm trước khi đăng đàn thọ Tỳ kheo giới (Bhikkhu) vào năm Ngài 22 tuổi (1940). Hòa thượng đàn đầu trong giới đàn này là Trưởng Lão K. Ratanapala Maha Thera tại chùa Kotawila.
Tu học tại Tích Lan :
Tiếp đó ngài đã ghi danh vào học trường Dhammarama Pirivena và rồi Học viện Phật giáo Vidyawardhana tại thủ đô Colombo, niên khóa 1935-1938. Giáo sư chính thức của Ngài là HT. Kotawila Deepananda Nayaka Thera. Năm 1938, Ngài tốt nghiệp tại trường này và tiếp tục học tại trường Vidyalankara Pirivena, ở Peliyagoda, là một đại học Phật giáo rất nổi tiếng ở Tích Lan vào thời bấy giờ. Trong bảy năm lưu học tại đây, ngài đã học Pali, Sanskrit, Triết học, Tam Tạng Kinh Ðiển và nhiều môn học xã hội khác để trang bị cho chương trình giáo dục phổ cập và hoằng dương Phật Pháp của ngài về sau. Ở tuổi 26, Ngài đã hoàn tất chương trình học tại nơi đây.
Bảy năm được đào tạo trong môi trường Phật học và lối sống nghiêm khắc của Tu viện tại đây đã mang lại những hữu ích về sau trong sứ mạng truyền giáo của Ngài. Vị Pháp sư tinh thần của Ngài tại đại học này là Trưởng lão Lunupokune Sri Dhammananda Nayaka Thera, một bậc học giả uyên bác của Phật giáo Tích Lan.
Tu học tại Ấn Ðộ:
Tiếp đó, vào năm 1945, HT. Dhammananda được đại học Hindu, Ấn Ðộ cấp học bổng và Ngài đã lên đường du học. Bạn cùng khóa với ngài lúc ấy hiện nay còn Hòa thượng P. Pannananda Nayaka Maha Thera, (đang ở Tích Lan); Hòa Thượng Tiến sĩ. H. Saddhatissa Maha Thera (ở Luân đôn); Hòa thượng Tiến sĩ U. Dhammaratana (chủ tịch Hội Ðại Bồ Ðề, Ấn) và Hòa thượng Tiến sĩ Amritananda Thera (Chủ Tịch Hội Ðồng Tăng Già Nepal). Sau bốn năm học tại đây, HT. Dhammananda đã tốt nghiệp với bằng cấp Cao học về Triết học Ấn Ðộ vào năm 1949. Một trong số những giáo sư nổi tiếng của Ngài tại đại học này là cố Tiến sĩ S. Radhakrishnan, cũng là vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Ấn Ðộ.
Hoằng Pháp tại quê nhà:
Sau khi tốt nghiệp, Ngài trở về Tích Lan và mở một Trường Phật giáo Sudharma tại Kotawila để giúp cho dân chúng học Phật. Ngài cũng cho phát hành một tờ báo tiếng Tích Lan để phổ biến giáo lý. Những lớp giáo lý, những bài thuyết pháp và nhiều hoạt động giáo dục khác của ngài đều truyền cảm hứng đẹp đẽ cho dân làng quy hướng về Chánh Pháp. Trong số những vị phụ giúp Ngài lúc đó có Ðại đức K.Pemaloka và đại đức K. Hemasiri, những người về sau vẫn theo Ngài đến Mã Lai để tiếp tục công tác truyền giáo tại Brickfields.
Sứ mạng truyền giáo tại Mã Lai:
Năm 1952, Hòa thượng K. Sri Pannasara Nayaka Thera, Viện Trưởng Tu viện Vidyalanakara Pirivena, đã nhận một lá thư từ Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana, Mã Lai. Hội này có một ngôi chùa ở Brickfields, được xem là một Hội Phật Giáo lâu đời nhất trong cộng đồng Tích Lan tại Mã Lai. Hội muốn thỉnh cầu một vị Tăng mã Lai để hướng dẫn đời sống tâm linh cho cộng đồng Tích Lan tại xứ sở này.
Trong số 400 Tăng sĩ ở tu viện Vidyalankara Pirivena, Tỳ kheo Dhammananda đã được tuyển chọn để gởi đi hoằng Pháp tại Mã Lai. Ngài đã sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu này dù Ngài rất muốn ở lại quê nhà để hoằng Pháp. Tuy nhiên, Ngài ý thức được rằng tại quê nhà còn nhiều vị tăng khác có thể làm công tác hoằng pháp, trong khi ấy tại Mã Lai, nhu cầu chấn hưng Phật Pháp là việc khẩn thiết, vì vào thời điểm ấy tình hình Phật Giáo tại Mã Lai, dù có nhiều chùa người Trung Hoa, nhưng phần lớn không có giảng dạy giáo lý và tổ chức tu học mà chỉ nặng phần lễ nghi và cúng kiến. Do đó HT. Dhammananda quyết định lên đường trong một thời gian ngắn. Ngài đã xuống tàu thủy vào sáng ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ba ngày sau Ngài đã đến được cảng Penang, miền Bắc của Mã Lai.
Phan 2 MC...........
Sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai:
Khi đến Penang, Ngài lưu trú tại chùa Mahindarama trước khi đón máy bay đến chùa Brickfields ở Kuala Lumpur. Tháng 3 năm 1952, Ngài nhận được một lá thư của Tổng Toàn quyền Anh tại Mã Lai, ông Gerald Templer, yêu cầu được gặp Ngài để tìm hiểu xem Phật Pháp có mối liên hệ nào với ý thức hệ Cộng sản (communist ideology) chăng. Vì lúc bấy giờ có nhiều nguồn tin cho rằng sẽ có những cuộc nổi dậy chống chính quyền từ các cộng đồng Phật Giáo người Hoa. Những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo của ông Toàn quyền Gerald đã được HT. Dhammananda đả thông và hướng dẫn ông ta trở về nghiên cứu Ðạo Phật. Ngài nói với ông ta rằng "Ðạo Phật là một tôn giáo từ bi và không bạo động vì Ðức Phật hướng dẫn con người sống trong hòa hợp và hòa bình với chính mình và người khác" (Buddhism is a non-violent and compassionate religion taught by the Buddha to show Man to live in peace and harmony with oneself and others). Hòa thượng Dhammananda nhấn mạnh thêm rằng Ðạo Phật dạy cho con người tu tập tâm linh và sống có đạo đức, trong khi Cộng sản là một phong trào chính trị. Ðoán chắc HT. Dhammananda không phải là "đơn vị thứ năm" của Cộng sản, toàn quyền Gerald đã mời Hòa thượng giúp đỡ chính quyền về mặt tâm lý để trấn an quần chúng, nhất là cộng đồng di dân người Hoa tại Mã Lai, vì chính quyền hồ nghi rằng cộng đồng này có khuynh hướng theo chủ nghĩa Cộng sản.
Hòa thượng Dhammananda đã nắm lấy cơ hội ấy để mở rộng chương trình hoằng Pháp của Ngài trên khắp Mã Lai. Ngài đã giúp cho Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trung Tâm Phật Giáo Selangor cũng như Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới tại Mã Lai đẩy mạnh công tác truyền giáo. Kết quả cho thấy cộng đồng người Hoa đã quy hướng về với đạo Phật rất nhiều.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, Phật Giáo Mã Lai rất nghèo nàn ở trong hầu hết các cộng đồng. Phật Giáo trong thời kỳ này chỉ là một vỏ bọc đầy những sinh hoạt mê tín dị đoan, tràn lan trên khắp Mã Lai. Phần lớn người Hoa trí thức đều chán ngán và bỏ theo đạo Ky Tô, vì họ nhìn thấy Ky Tô giáo có nhiều sinh hoạt tôn giáo tích cực, rõ ràng, hợp lý hơn do các nhà truyền giáo nước ngoài mang vào.
HT. Dhammananda cố gắng loại bỏ những quan điểm sai lầm về Phật Giáo trong tâm trí của quần chúng ở Mã Lai. Ngài đã phát động một phong trào diễn thuyết Phật Giáo rầm rộ trên toàn Mã Lai, phụ tá của Ngài bây giờ có các vị Tỳ kheo như K Gunaratana, Chuk Mor and Tỳ kheo Tiến sĩ người Mỹ Sumangalo đã làm cho phong trào ngày càng thêm thu hút và nhiều kết quả khả quan.
Sự phát triển của tổ chức hoằng Pháp:
Năm1961, HT. Dhammananda đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cư sĩ Phật Giáo Mã Lai để thành lập một tổ chức truyền bá lời Phật dạy để đáp ứng lại nhu cầu bức thiết của Mã Lai. Năm 1962, Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society - BMS) đã được thành lập tại chùa Phật Giáo Brickfields với các mục tiêu: Học hỏi, quảng bá Phật Giáo và văn hóa Phật Giáo; khuyến khích và cổ võ mọi người học hỏi và hành trì Phật Pháp; in ấn và phát hành Kinh sách Phật Giáo; cung cấp những pháp môn phù hợp để mọi người thực hành; an ủi, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi Phật tử trong các trường hợp đau bệnh hay chết chóc v.v...
HT. Dhammananda nghĩ rằng một trong những phương cách để truyền bá Phật Giáo là viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau để người tín đồ có thể nương theo đó mà hành trì trong đời sống hằng ngày. Vì thế Ngài bắt đầu viết những bài báo, rồi những cuốn sách nhỏ bỏ túi, nội dung của sách phản ảnh những thắc mắc của người Mã Lai. Một trong những tập sách đầu tiên là hướng dẫn cách trì tụng Kinh tiếng Pali của Ðạo Phật sao cho tương hợp với thời khoa học và tâm lý học. Từ đó Ngài tiếp tục viết nhiều tác phẩm khác để cung ứng cho nhu cầu học Phật của tín đồ tại Mã Lai. Tính đến nay Ngài đã viết trên dưới 50 tác phẩm, trong số này có nhiều tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lâu" (How to live without fear and worry); "Bạn có tin tái sinh không?'' (Do you believe in Rebirth); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Ðịnh, con đường duy nhất" (Meditation, the only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)..v.v... các tác phẩm đã nhanh chóng thu hút mọi giới Phật tử Mã Lai và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Ấn Ðộ, Nam Dương, Triều Tiên, Mỹ Nam Phi, Bangladesh, Hòa Lan, Việt Nam..v.v....
Phan 3 MC.....
Ðây là lần đầu tiên nền giáo dục Phật Giáo bằng tiếng Anh được phổ biến trong giới Phật tử ở Mã Lai, trước đó chỉ có những Kinh sách được viết chữ Tàu. Sự tác động mạnh này nhanh chóng ảnh hưởng đến giới thanh thiếu niên Mã Lai. Kết quả, HT. Dhammananda đã nhận hàng núi thư từ mọi giới, đặc biệt là học sinh và sinh viên để tìm hiểu về Phật học.
Mặc dù không phải là một nhà Pháp sư hùng biện, nhưng HT. Dhammananda đã làm say đắm giới trẻ với những bài giảng mang tính khoa học, trong sáng và rõ ràng của Ngài. Ðiều này đã giúp cho nhiều hội đoàn thanh niên Phật tử ra đời trong thập niên sáu mươi. Rất nhiều giới trẻ hoặc đã nghe giảng hoặc đã đọc sách của Ngài mà quy hướng về với Chánh Pháp.
Ngoài những ảnh hưởng bên ngoài xã hội, HT. Dhammananda cũng có công đưa Phật Giáo vào trong học đường Mã Lai. HT. Dhammananda đã kết hợp với Thượng tọa tiến sĩ Sumangalo, một Tăng sĩ người Mỹ, thành lập một Học viện Phật Giáo để làm việc với đại học Malaya, đại học Sains Malaysia, đại học Pertanian, Cao đẳng Kỷ thuật Malaysia, Viện Ngôn ngữ Mã Lai, Trường Ðại Học Sư Phạm Mã Lai, Trường Cao đẳng Tunku Abdul Rahman, Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia (Royal Military college) và gần đây nhất là đại học Utara Malaysia ở Kedah. Tất cả những sinh viên của các trường trên đều có học những giờ căn bản về giáo lý Phật giáo do HT. Dhammananda và nhiều Pháp sư khác giảng dạy.
Ðể khuyến khích và cổ động tầng lớp trẻ học và làm việc Phật, tổ chức của Ngài đã thu nhận giới trẻ vào làm việc cho các cơ sở hoằng Pháp, Học viện, in ấn và phát hành kinh... đã có rất nhiều cư sĩ tham gia và đã trở thành những người lãnh đạo các hội đoàn cư sĩ Phật tử, nổi bật trong số hiện nay có các đạo hữu như Mess Tan Gin Soon, Leong Kok Hing, Ang Choo Hong, Charlie Chia và Victor Wee, tất cả đều được ảnh hưởng đến đạo đức và tác phong làm việc của HT. Dhammananda.
Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:
Ðể thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống Phật Giáo Thái Lan, Ðại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Ðại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của Phật Giáo Mã Lai vào năm 1965.
Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của Phật Giáo Mã Lai.
Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia - YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.
Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài đại học Ðông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Ðộ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.
Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:
Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho Phật Giáo Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Ðến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.
Những đóng góp cho xã hội:
Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Ðản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation - MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.
Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm Phật Giáo, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".
www.quangduc.com
Hướng dẫn: TT Giác Đẳng
Thực tập thiền định của Trung Tâm Insight Meditation Society theo phương pháp của Thiền Sư Mahasi Sayadaw
TIN TỨC
No. 0756 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)
Bộ Truởng Nauy tham dự lễ khai mạc các chùa được tái thiết sau Tsunami,
Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Quốc Tế Na Uy, Ông Erik Solheim sẽ tham dự buổi lễ khai mạc 2 ngôi chùa vừa mới tái thiết sau cơn sóng thần tsumani , vào ngày 26 tháng giêng.
Ngôi chùa đã được xây dựng lại với quỹ đóng góp từ Bộ Ngoại Giao Na Uy, căn cứ theo nguồn tin báo chí được ban hành bởi Tòa Đại Sứ Hoàng Gia Na Uy tại Colombo, Thứ hai.
Ông Solheim nói “Tsumani đã cướp đi một phần Ski Lanka và mạng sống của con người nơi đó một cách khủng khiếp. Sự mất mát của con người không thể chỉ giám định bằng vật chất. Các tổ chức tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp trại tạm cư và cứu trợ ngay từ giây phút đầu tiên sau trận sóng thần tsumani.Ho đã phụng sự như những cột trụ trong việc tái thiết quốc gia, và họ đã cống hiến sự an bình và thoải mái đối với những ai đang đau khổ. Tôi hy vọng và tin tưởng tất cả nhũng chùa chiền, xây dựng lại với sụ tiếp tay của Bộ Ngoại Giao Na UY, sẽ tiếp tục phần yểm trợ vô giá của họ cho việc tái kiến thiết xã hội Ski Lanka,
Hai ngôi chùa sẽ chính thức mở cửa lại vào ngày 26 tháng Một. Buổi lễ sẽ bắt đầu vaò lúc 10 giờ sáng tại Dharmadveepa Yogashramaya, Kalawilawatta, Altuthgama. Buổi lễ thứ hai theo đúng giờ giấc ấn định 2 giờ chiều tại Sri Sumanaramaya, Venamulla, Kuleegoda, Ambalangoda.
Cũng như phần của Na Uy tiếp tục cứu trợ cho những ai đã bị mất mát chôn vùi trong cơn tsumani, Bộ Ngoại Giao Na Uy hiện tai đang giúp đỡ cho việc kiến thiết lại thêm 30 ngôi chùa trong Nam Sri Lanka và 35 ngôi nhà tôn giáo trong vùng Đông, bao gồm Chùa Phật Giáo, Ấn độ Giáo , những nhà thờ Hồi giáo và Thiên chúa.
Na Uy có mối quan hệ sâu xa và lâu dài đối với việc hòa giải và phát triển hòa bình tại Ski Lanka. Mối quan hệ này tay trong tay chặt chẽ cùng với chương trình hợp tác phát triển Na Uy, đã khởi sự vào năm 1970. Khi tsumani tàn phá bờ biển của đất nước này vào 26 tháng 12 2004 thì Bộ Ngoại Giao Na Uy đã nhanh chóng đối phó lại thảm họa, phân phối khoảng 10 triệu USD cứu trợ khẩn cấp trực tiếp đến nạn nhân xuyên qua nhiều tổ chức Quốc Tế và Quốc Gia . Con số phụ trội thêm 10 triệu USD cũng đã được phân phối đến nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc khác nhau để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai
Thêm 20 triệu USD cũng đã được phân phối đến công trình hạng trung phục hồi trong ngành giáo dục, sinh kế và ngư phủ. Các quỹ này cũng đã phân phối đến nhiều Quốc gia và tổ chức từ thiện Quốc tế và cơ quan UN khác nhau.
Na Uy đã phó thác trên 60 triệu USD để cứu tế và phục hồi lại Sri Lanka trong năm 2005. Con số này nhiều hơn 1/3 tổng số 150 triệu USD mà Na Uy đã đóng góp đến những quốc gia trong nạn sóng thần tsumani. Các con số này đến từ nhiều nguồn khác nhau như quỹ cá nhân thâu thập bởi những tổ chức nhân đạo người Na Uy làm việc tại Ski Lanka, đã có giá trị thật sự lớn lao
--------------------
No. 0759 NEW (ÐÐ Nguyên Tạng)
Hoà thượng Dhammananda
Nhà truyền giáo nổi tiếng của Phật giáo Mã lai
Thuở Thiếu Thời:
Hòa thượng Dhammananda, thế danh Martin (vì sanh ra trong thời gian đô hộ của Thực dân Anh quốc, nên phải dùng tên tiếng Anh), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1919 trong một gia đình trung lưu, cha là cụ ông K. A. Garmage tại làng Kirinde, tỉnh Matara, miền Nam nước Tích Lan (Ceylon), Ngài là người con trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em.
Ngài bắt đầu học tiểu học năm 7 tuổi tại trường làng Kirinde. Không giống như những làng khác ở Tích Lan, Kirinde không bị hề hấn đến chiến dịch truyền đạo của Ky Tô giáo. Nhờ thế mà Phật Giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh hoạt của người dân và ngôi chùa của địa phương. Nhờ thế mà ngài đã tham gia vào những sinh hoạt Phật Giáo của trường và cộng đồng trong thời gian này. Bên cạnh người mẹ mộ đạo, ngài được người cậu ruột là một Tăng sĩ trụ trì ngôi chùa của địa phương này giúp đỡ và hướng dẫn ngài học Phật chẳng bao lâu ý tưởng xuất gia học đạo phát khởi trong tâm hồn của ngài.
Năm 12 tuổi, Ngài xuất gia làm chú tiểu (samanera) với Hòa thượng K Dhammaratana Maha Thera ở chùa Kirinda với pháp danh là Dhammananda, (Pháp Hỷ,nghĩa là "người chứng nghiệm hạnh phúc qua giáo Pháp" (one who experiences happiness through the Dhamma). Tiếp đó Ngài được gởi vào trường để học Phật Pháp trong vòng 10 năm trước khi đăng đàn thọ Tỳ kheo giới (Bhikkhu) vào năm Ngài 22 tuổi (1940). Hòa thượng đàn đầu trong giới đàn này là Trưởng Lão K. Ratanapala Maha Thera tại chùa Kotawila.
Tu học tại Tích Lan :
Tiếp đó ngài đã ghi danh vào học trường Dhammarama Pirivena và rồi Học viện Phật giáo Vidyawardhana tại thủ đô Colombo, niên khóa 1935-1938. Giáo sư chính thức của Ngài là HT. Kotawila Deepananda Nayaka Thera. Năm 1938, Ngài tốt nghiệp tại trường này và tiếp tục học tại trường Vidyalankara Pirivena, ở Peliyagoda, là một đại học Phật giáo rất nổi tiếng ở Tích Lan vào thời bấy giờ. Trong bảy năm lưu học tại đây, ngài đã học Pali, Sanskrit, Triết học, Tam Tạng Kinh Ðiển và nhiều môn học xã hội khác để trang bị cho chương trình giáo dục phổ cập và hoằng dương Phật Pháp của ngài về sau. Ở tuổi 26, Ngài đã hoàn tất chương trình học tại nơi đây.
Bảy năm được đào tạo trong môi trường Phật học và lối sống nghiêm khắc của Tu viện tại đây đã mang lại những hữu ích về sau trong sứ mạng truyền giáo của Ngài. Vị Pháp sư tinh thần của Ngài tại đại học này là Trưởng lão Lunupokune Sri Dhammananda Nayaka Thera, một bậc học giả uyên bác của Phật giáo Tích Lan.
Tu học tại Ấn Ðộ:
Tiếp đó, vào năm 1945, HT. Dhammananda được đại học Hindu, Ấn Ðộ cấp học bổng và Ngài đã lên đường du học. Bạn cùng khóa với ngài lúc ấy hiện nay còn Hòa thượng P. Pannananda Nayaka Maha Thera, (đang ở Tích Lan); Hòa Thượng Tiến sĩ. H. Saddhatissa Maha Thera (ở Luân đôn); Hòa thượng Tiến sĩ U. Dhammaratana (chủ tịch Hội Ðại Bồ Ðề, Ấn) và Hòa thượng Tiến sĩ Amritananda Thera (Chủ Tịch Hội Ðồng Tăng Già Nepal). Sau bốn năm học tại đây, HT. Dhammananda đã tốt nghiệp với bằng cấp Cao học về Triết học Ấn Ðộ vào năm 1949. Một trong số những giáo sư nổi tiếng của Ngài tại đại học này là cố Tiến sĩ S. Radhakrishnan, cũng là vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Ấn Ðộ.
Hoằng Pháp tại quê nhà:
Sau khi tốt nghiệp, Ngài trở về Tích Lan và mở một Trường Phật giáo Sudharma tại Kotawila để giúp cho dân chúng học Phật. Ngài cũng cho phát hành một tờ báo tiếng Tích Lan để phổ biến giáo lý. Những lớp giáo lý, những bài thuyết pháp và nhiều hoạt động giáo dục khác của ngài đều truyền cảm hứng đẹp đẽ cho dân làng quy hướng về Chánh Pháp. Trong số những vị phụ giúp Ngài lúc đó có Ðại đức K.Pemaloka và đại đức K. Hemasiri, những người về sau vẫn theo Ngài đến Mã Lai để tiếp tục công tác truyền giáo tại Brickfields.
Sứ mạng truyền giáo tại Mã Lai:
Năm 1952, Hòa thượng K. Sri Pannasara Nayaka Thera, Viện Trưởng Tu viện Vidyalanakara Pirivena, đã nhận một lá thư từ Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana, Mã Lai. Hội này có một ngôi chùa ở Brickfields, được xem là một Hội Phật Giáo lâu đời nhất trong cộng đồng Tích Lan tại Mã Lai. Hội muốn thỉnh cầu một vị Tăng mã Lai để hướng dẫn đời sống tâm linh cho cộng đồng Tích Lan tại xứ sở này.
Trong số 400 Tăng sĩ ở tu viện Vidyalankara Pirivena, Tỳ kheo Dhammananda đã được tuyển chọn để gởi đi hoằng Pháp tại Mã Lai. Ngài đã sẵn lòng tiếp nhận lời thỉnh cầu này dù Ngài rất muốn ở lại quê nhà để hoằng Pháp. Tuy nhiên, Ngài ý thức được rằng tại quê nhà còn nhiều vị tăng khác có thể làm công tác hoằng pháp, trong khi ấy tại Mã Lai, nhu cầu chấn hưng Phật Pháp là việc khẩn thiết, vì vào thời điểm ấy tình hình Phật Giáo tại Mã Lai, dù có nhiều chùa người Trung Hoa, nhưng phần lớn không có giảng dạy giáo lý và tổ chức tu học mà chỉ nặng phần lễ nghi và cúng kiến. Do đó HT. Dhammananda quyết định lên đường trong một thời gian ngắn. Ngài đã xuống tàu thủy vào sáng ngày 2 tháng giêng năm 1952. Ba ngày sau Ngài đã đến được cảng Penang, miền Bắc của Mã Lai.
Phan 2 MC...........
Sự nghiệp hoằng Pháp tại Mã Lai:
Khi đến Penang, Ngài lưu trú tại chùa Mahindarama trước khi đón máy bay đến chùa Brickfields ở Kuala Lumpur. Tháng 3 năm 1952, Ngài nhận được một lá thư của Tổng Toàn quyền Anh tại Mã Lai, ông Gerald Templer, yêu cầu được gặp Ngài để tìm hiểu xem Phật Pháp có mối liên hệ nào với ý thức hệ Cộng sản (communist ideology) chăng. Vì lúc bấy giờ có nhiều nguồn tin cho rằng sẽ có những cuộc nổi dậy chống chính quyền từ các cộng đồng Phật Giáo người Hoa. Những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo của ông Toàn quyền Gerald đã được HT. Dhammananda đả thông và hướng dẫn ông ta trở về nghiên cứu Ðạo Phật. Ngài nói với ông ta rằng "Ðạo Phật là một tôn giáo từ bi và không bạo động vì Ðức Phật hướng dẫn con người sống trong hòa hợp và hòa bình với chính mình và người khác" (Buddhism is a non-violent and compassionate religion taught by the Buddha to show Man to live in peace and harmony with oneself and others). Hòa thượng Dhammananda nhấn mạnh thêm rằng Ðạo Phật dạy cho con người tu tập tâm linh và sống có đạo đức, trong khi Cộng sản là một phong trào chính trị. Ðoán chắc HT. Dhammananda không phải là "đơn vị thứ năm" của Cộng sản, toàn quyền Gerald đã mời Hòa thượng giúp đỡ chính quyền về mặt tâm lý để trấn an quần chúng, nhất là cộng đồng di dân người Hoa tại Mã Lai, vì chính quyền hồ nghi rằng cộng đồng này có khuynh hướng theo chủ nghĩa Cộng sản.
Hòa thượng Dhammananda đã nắm lấy cơ hội ấy để mở rộng chương trình hoằng Pháp của Ngài trên khắp Mã Lai. Ngài đã giúp cho Hội Phật Giáo Sasana Abhiwurdhi Wardhana và Trung Tâm Phật Giáo Selangor cũng như Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới tại Mã Lai đẩy mạnh công tác truyền giáo. Kết quả cho thấy cộng đồng người Hoa đã quy hướng về với đạo Phật rất nhiều.
Trong hai thập niên 1950 và 1960, Phật Giáo Mã Lai rất nghèo nàn ở trong hầu hết các cộng đồng. Phật Giáo trong thời kỳ này chỉ là một vỏ bọc đầy những sinh hoạt mê tín dị đoan, tràn lan trên khắp Mã Lai. Phần lớn người Hoa trí thức đều chán ngán và bỏ theo đạo Ky Tô, vì họ nhìn thấy Ky Tô giáo có nhiều sinh hoạt tôn giáo tích cực, rõ ràng, hợp lý hơn do các nhà truyền giáo nước ngoài mang vào.
HT. Dhammananda cố gắng loại bỏ những quan điểm sai lầm về Phật Giáo trong tâm trí của quần chúng ở Mã Lai. Ngài đã phát động một phong trào diễn thuyết Phật Giáo rầm rộ trên toàn Mã Lai, phụ tá của Ngài bây giờ có các vị Tỳ kheo như K Gunaratana, Chuk Mor and Tỳ kheo Tiến sĩ người Mỹ Sumangalo đã làm cho phong trào ngày càng thêm thu hút và nhiều kết quả khả quan.
Sự phát triển của tổ chức hoằng Pháp:
Năm1961, HT. Dhammananda đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cư sĩ Phật Giáo Mã Lai để thành lập một tổ chức truyền bá lời Phật dạy để đáp ứng lại nhu cầu bức thiết của Mã Lai. Năm 1962, Hội Truyền Bá Chánh Pháp (Buddhist Missionary Society - BMS) đã được thành lập tại chùa Phật Giáo Brickfields với các mục tiêu: Học hỏi, quảng bá Phật Giáo và văn hóa Phật Giáo; khuyến khích và cổ võ mọi người học hỏi và hành trì Phật Pháp; in ấn và phát hành Kinh sách Phật Giáo; cung cấp những pháp môn phù hợp để mọi người thực hành; an ủi, hướng dẫn, giúp đỡ cho mọi Phật tử trong các trường hợp đau bệnh hay chết chóc v.v...
HT. Dhammananda nghĩ rằng một trong những phương cách để truyền bá Phật Giáo là viết sách về nhiều lĩnh vực khác nhau để người tín đồ có thể nương theo đó mà hành trì trong đời sống hằng ngày. Vì thế Ngài bắt đầu viết những bài báo, rồi những cuốn sách nhỏ bỏ túi, nội dung của sách phản ảnh những thắc mắc của người Mã Lai. Một trong những tập sách đầu tiên là hướng dẫn cách trì tụng Kinh tiếng Pali của Ðạo Phật sao cho tương hợp với thời khoa học và tâm lý học. Từ đó Ngài tiếp tục viết nhiều tác phẩm khác để cung ứng cho nhu cầu học Phật của tín đồ tại Mã Lai. Tính đến nay Ngài đã viết trên dưới 50 tác phẩm, trong số này có nhiều tác phẩm đặc sắc như "Người Phật Tử phải tin gì ?" (What Buddhists believe); "Làm thế nào để sống khỏi sợ hãi và lo lâu" (How to live without fear and worry); "Bạn có tin tái sinh không?'' (Do you believe in Rebirth); "Hạnh Phúc lứa đôi" (A happy married life); "Thiền Ðịnh, con đường duy nhất" (Meditation, the only way); "Kho báu của Chánh Pháp" (Treasures of the Dhamma)..v.v... các tác phẩm đã nhanh chóng thu hút mọi giới Phật tử Mã Lai và đến nay những tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Ấn Ðộ, Nam Dương, Triều Tiên, Mỹ Nam Phi, Bangladesh, Hòa Lan, Việt Nam..v.v....
Phan 3 MC.....
Ðây là lần đầu tiên nền giáo dục Phật Giáo bằng tiếng Anh được phổ biến trong giới Phật tử ở Mã Lai, trước đó chỉ có những Kinh sách được viết chữ Tàu. Sự tác động mạnh này nhanh chóng ảnh hưởng đến giới thanh thiếu niên Mã Lai. Kết quả, HT. Dhammananda đã nhận hàng núi thư từ mọi giới, đặc biệt là học sinh và sinh viên để tìm hiểu về Phật học.
Mặc dù không phải là một nhà Pháp sư hùng biện, nhưng HT. Dhammananda đã làm say đắm giới trẻ với những bài giảng mang tính khoa học, trong sáng và rõ ràng của Ngài. Ðiều này đã giúp cho nhiều hội đoàn thanh niên Phật tử ra đời trong thập niên sáu mươi. Rất nhiều giới trẻ hoặc đã nghe giảng hoặc đã đọc sách của Ngài mà quy hướng về với Chánh Pháp.
Ngoài những ảnh hưởng bên ngoài xã hội, HT. Dhammananda cũng có công đưa Phật Giáo vào trong học đường Mã Lai. HT. Dhammananda đã kết hợp với Thượng tọa tiến sĩ Sumangalo, một Tăng sĩ người Mỹ, thành lập một Học viện Phật Giáo để làm việc với đại học Malaya, đại học Sains Malaysia, đại học Pertanian, Cao đẳng Kỷ thuật Malaysia, Viện Ngôn ngữ Mã Lai, Trường Ðại Học Sư Phạm Mã Lai, Trường Cao đẳng Tunku Abdul Rahman, Trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia (Royal Military college) và gần đây nhất là đại học Utara Malaysia ở Kedah. Tất cả những sinh viên của các trường trên đều có học những giờ căn bản về giáo lý Phật giáo do HT. Dhammananda và nhiều Pháp sư khác giảng dạy.
Ðể khuyến khích và cổ động tầng lớp trẻ học và làm việc Phật, tổ chức của Ngài đã thu nhận giới trẻ vào làm việc cho các cơ sở hoằng Pháp, Học viện, in ấn và phát hành kinh... đã có rất nhiều cư sĩ tham gia và đã trở thành những người lãnh đạo các hội đoàn cư sĩ Phật tử, nổi bật trong số hiện nay có các đạo hữu như Mess Tan Gin Soon, Leong Kok Hing, Ang Choo Hong, Charlie Chia và Victor Wee, tất cả đều được ảnh hưởng đến đạo đức và tác phong làm việc của HT. Dhammananda.
Sự thừa nhận và tán dương về công hạnh hoằng Pháp:
Ðể thừa nhận và tuyên dương các công đức hoằng pháp của HT. Dhammananda tại Mã Lai, Tăng thống Phật Giáo Thái Lan, Ðại lão Hòa thượng Amunugama Rajaguru Sri Vipassi Maha Nayaka Thera ở Chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic), đã phong ban cho Ngài danh hiệu "Ðại đạo sư" (Chief Sangha Nayaka Thera) của Phật Giáo Mã Lai vào năm 1965.
Ngài cũng được cung thỉnh vào Ban chứng minh cho đại hội lần thứ 9 của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới (World Buddhist Followship) nhóm tại Kuala Lumpur từ ngày 13 đến 20 tháng 4 năm 1969. Trong kỳ đại hội, Ngài cũng được tuyên dương là một danh tăng của Phật Giáo Mã Lai.
Vào năm 1970, HT. Dhammananda khởi xướng và làm cố vấn tinh thần cho Hội Thanh Niên Phật Tử Mã Lai (The Young Buddhist Association of Malaysia - YBAM) đây là một tổ chức đại diện cho tất cả các hội đoàn Phật tử trẻ tuổi tại Mã Lai, hiện nay vẫn còn hoạt động rất mạnh.
Từ năm 1970 đến 1975, HT. Dhammananda khởi đầu những chuyến đi hoằng Pháp thế giới. Trước hết ngài đến Anh quốc giảng tại Lancaster University, Hull University, Manchester University và Oxford University. Sau đó Ngài đến Hoa Kỳ và được thỉnh giảng tại Dhamma Realm University và Trường University of Oriental Studies, trong dịp này Trường đại học Pháp giới (Dhamma Realm University) đã phong tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Honorary Doctor of Philosophy) để ghi nhận và tán thán công hạnh hoằng Pháp và những công trình sáng tác của ngài. Bằng cấp này cũng được các đại học khác phong tăng cho ngài đại học Ðông Phương (University of Oriental Studies) năm 1975, đại học Nalanda ở Pháp vào năm 1976 và đại học Benares Hindu, Ấn Ðộ năm 1980, và đại học ở Sri Lanka vào năm 1991, ban tặng cấp bằng Tiến sĩ văn chương (D. Litt.) để thừa nhận những tác phẩm Phật học giá trị của Ngài đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực nền giáo dục tôn giáo tại Tích Lan.
Thiết lập chương trình đào tạo tăng tài ở Mã Lai:
Vào tháng 12 năm 1976, HT. Dhammananda đã khởi xướng và làm giám đốc chương trình đào tạo tăng tài cho Phật Giáo Mã Lai, chương trình đã được khắp nơi ở Mã Lai áp dụng và thành công đáng kể, ngay cả ở Singapore cũng làm theo mô hình này. Ðến nay chương trình vẫn được duy trì và số thanh niên Mã Lai phát tâm xuất gia ngắn hạn ngày càng đông.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1977, HT. Dhammananda đã thành lập Viện Phật Học Paramadhamma ở Tích Lan để tăng sĩ khắp nơi trên thế giới về tu học. Chương trình đào tạo từ ba đến năm năm, hoặc những khóa ngắn hạn cho những tăng sĩ hoặc cư sĩ lớn tuổi để đưa đi hoằng pháp ngay sau khóa học.
Những đóng góp cho xã hội:
Ngoài những hoạt động Phật sự, HT. Dhammananda còn có nhiều đóng góp để phát triển cộng đồng. Năm 1960, Ngài là một trong những vị lãnh đạo Phật Giáo Mã Lai đứng lên đòi hỏi chính phủ Mã Lai tuyên bố ngày lễ Phật Ðản là ngày nghỉ của toàn dân, lời yêu cầu đã được chấp thuận và vẫn duy trì cho đến ngày nay. Giữa những năm 1960, Ngài hoạt động tích cực với Tổ chức liên tôn giáo Mã Lai (Malaysian Inter-Religious Organisation - MIRO) để kêu gọi các tôn giáo có mặt ở Mã Lai nên sinh hoạt trong sự hài hòa và tương kính lẫn nhau.
Năm 1984, Ngài là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng Tư Vấn Tôn giáo (Religious Consultative Council), bao gồm Phật Giáo, Hồi giáo, Ky Tô giáo để giúp cho chính quyền có những chính sách đúng đắn đối với các tôn giáo. Do những hoạt động tích cực đóng góp cho xã hội này mà ngày 7 tháng 6 năm 1991, Hoàng đế của Mã Lai đã phong tặng cho Ngài tước vị cao quý "Johan Setia Mahkota".
www.quangduc.com
Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2006
Nhật Hành
Ngày: 29 Tháng 01 năm 2006
Tri chúng / điền khuyết: Dieu Quang / Su Co Dieu Tinh,
Môn học:
Bài học:
Giảng sư chính:
Giảng sư điền khuyết:
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh
Xướng ngôn viên: TCDK,Su Co Dieu Tinh, Anitya, Hatcat, Nguon duc Hanh, Tam Thinh, Minh Lac, Chanh hanh, Tri Dat, Sangkhaly
http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang
Người mở nhạc và kinh tụng; Hat Cat ,Mindvox,Dieu quang
Người hoan chuyen va post bài cho Room:
Người post bài riêng cho chư Tăng:
Trực room (op):
Ngày: 29 Tháng 01 năm 2006
Tri chúng / điền khuyết: Dieu Quang / Su Co Dieu Tinh,
Môn học:
Bài học:
Giảng sư chính:
Giảng sư điền khuyết:
Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh
Xướng ngôn viên: TCDK,Su Co Dieu Tinh, Anitya, Hatcat, Nguon duc Hanh, Tam Thinh, Minh Lac, Chanh hanh, Tri Dat, Sangkhaly
http://baidocmc.blogspot.com/
Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang
Người mở nhạc và kinh tụng; Hat Cat ,Mindvox,Dieu quang
Người hoan chuyen va post bài cho Room:
Người post bài riêng cho chư Tăng:
Trực room (op):
Chương Trình Mòng Một Tết
1- MC mở đầu giới thiệu lớp học và chương trình sinh hoạt hôm nay.
2- Bài Nhạc Ô Kìa Xuân – Thanh Thanh - Nhạc sĩ Tiến Luân.
3- Lời Chúc Ðầu Năm của Sư GÐ (mở băng).
4- Sư GÐ giới thiệu bài Kinh Thỉnh chư Thiên. (mở băng).
5- Chư Tăng sinh hoạt: thỉnh Sư Trưởng hoặc Sư TS.
6- Tết Nguyên Ðán và Phật Lịch - (NguyễnPhúc Bửu Tập) Trí Ðạt và Tinh Tấn đọc ( mở băng)
7- Sen Hồng Ngâm thơ
8- Sư GÐ giới thiệu bài kinh Metta (mở băng).
9- Ý Nghĩa mùa Xuân trong Phật Giáo Nguyên Thủy (TK GiácLộc) Trí Ðạt và Hạt Cát đọc (mở băng)
10- Sangkhaly đọc thơ Sư Về Muộn - Phổ Ðồng ( mở băng).
11- Thỉnh Chư Tăng nói chuyện đầu năm.
12- Hình ảnh con chó trong Kinh Nikaya - (Quảng Tánh )TinhTấn và Anitya đọc(mở băng)
13- Bài nhạc Xuân Quê Hương - Hương Lan- Nhạc sĩ Tiến Luân.
14- Bài Diễn Văn của Thượng Nghị Sĩ Vest - Hạt Cát đọc (mở băng)
15- Xuân lưu lạc, Thơ Hải Thệ, NDH đọc (mở băng).
16- Mùa Xuân và Tuổi trẻ - Tu Nữ Mỹ Hồng- Chánh Hạnh đọc (mở băng).
17- Bài nhạc Ngày Xuân Quê Em –The Bells, Nhạc Sĩ Từ Huy.
18- Thỉnh Chư Tăng.
19- Bài thơ Ngày Xuân - Lê Giang Trần- Anitya đọc.(mở băng)
20- Hồi Hướng - Kết thúc
Tết Nguyên Ðán và Phật Lịch
NGUYỄN PHÚC BỬU TẬP
Bài tóm lược
Nhân ngày Tết Nguyên Đán, mọi gia đình Á Đông sẽ làm lễ Phật và vui Tết. Ta thử tìm hiểu niên lịch dùng trong sinh hoạt Phật giáo nguồn gốc ở đâu, thuộc về hệ thống nào, và ngày Tết có phải là một ngày lễ Phật chăng? Đức Thích Ca khai sáng ra đạo Phật tại Ấn Ðộ hai nghìn sáu trăm năm trước, và Ấn Ðộ cũng đã có nền văn minh và tôn giáo hai nghìn năm trước Phật Thích Ca.
Văn minh Ấn Ðộ trước thời đức Phật gọi là văn minh Vệ đà của giống người Arya từ trung bộ châu Âu tràn xuống đồng bằng sông Indus và sông Ganga; tôn giáo Ấn Ðộ trước là đạo Bà la môn. Văn minh Vệ đà và tôn giáo Bà la môn dựa trên bốn bộ kinh Vệ đà căn bản, mà quan trọng nhất là bộ Kinh Rig-Veda.
Phu nhân Rhys Davids (vợ chồng giáo sư Rhys Davids được nhìn nhận đã đóng góp rất nhiều trong công trình khảo cứu văn minh Ấn Ðộ và đạo Phật) đã phân tích kỹ quan niệm về niên lịch của người Arya Ấn Ðộ. Thời gian được tính bằng ba đơn vị: năm, tháng và ngày. Trong Rig-Veda quyển I đã thấy ghi rõ cách tính ngày tháng. Mỗi năm (sam vachara) gồm có 12 tháng (masa), mỗi tháng có 60 đơn vị [ban ngày kể là một đơn vị; đêm kể là một đơn vị (ratinvida); hai đơn vị góp lại thành một ngày]. Mỗi năm còn chia ra mùa (utu), và vì thời gian tính theo hai hệ thống mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch) bị so le, không theo sát nhau được, nên đã tính phải có một tháng "nhuận", gọi là "tháng sinh sau" trong hệ thống âm.
Ðể chứng minh là đức Phật đã áp dụng và có sửa đổi quan niệm niên lịch Vệ đà, bà Rhys Davids dẫn hai sự kiện. Thứ nhất là một vị đệ tử thân cận của đức Phật, Kumara Kassapa, trong Trường bộ kinh (Dighanikaya), đã thuật lại là đức Phật chấp nhận cách phân chia thời gian áp dụng và giảng giải trong kinh Rig-Veda. Thứ hai là trong Tăng chi bộ kinh (Anguttaranikaya), bộ kinh quan trọng hàng thứ tư trong năm bộ kinh lớn của văn hệ Pali, cũng có nhắc lại cách giải thích niên lịch của đức Phật, không những tính theo mặt trời, mặt trăng mà còn theo các hành tinh. Nét nhận xét được rõ là niên lịch Phật giáo có khuynh hướng theo âm lịch nặng hơn, chứng cớ là đức Phật đã dùng thêm ngày trăng tròn (addhamassa) giữa tháng, cắt tháng ra làm hai đoạn, và như vậy đơn vị thời gian từ ngắn đến dài sẽ là : ngày, nửa tháng, mùa, năm.
Giờ quan trọng nhất trong ngày là lúc giữa trưa (ta gọi là ngọ; văn tự Pali majjhanha), được đánh dấu bằng cách đo ngón tay, bóng ngả về phía hữu một đốt và quay sang phía tả một đốt. Vì lẽ đó mà ngày có ba khắc: buổi sáng, giờ ngọ, và buổi chiều (aruna, majjhanha, sayamha). Ðức Phật còn dùng một đơn vị lớn hơn ngày gọi là tuần (sattaha), mà trước đó, trong kinh Vệ đà không bao giờ nói tới. Sahatta không có nghĩa là tuần lễ bảy ngày như ta quan niệm ngày nay, mà bất cứ số lượng bảy ngày nào góp chung lại với nhau trong lịch trình sinh hoạt Tăng già thời nguyên thủy.
Tháng tính làm hai đơn vị: đơn vị một bắt đầu từ ngày trăng tròn, đơn vị hai bắt đầu từ ngày không trăng. Lúc đức Phật còn tại thế, khi cộng đồng Tăng già đã phát triển mạnh trên lưu vực sông Hằng, hai ngày đầu kỳ bán nguyệt là hai buổi lễ lớn của cộng đồng. Tăng già sống trong viện hay đi hoạt động ở ngoài đến hai ngày đó phải tựu họp để đọc bổn Luật Kinh Patimoka .
Trong cộng đồng Tăng già thời nguyên thủy, năm được chia làm bốn mùa. Ba mùa chánh: mùa nắng (ginshal), mùa mưa (vassa) và mùa gió (hemanta); mỗi mùa kéo dài bốn tháng. Cuối mùa mưa lấy một tháng, gọi là tháng Serada làm một mùa tương đương với mùa Thu của ta bây giờ. Tại Ấn Ðộ, vào mùa serada, "khí trời rất trong sáng nên mặt trời hiện rõ, đừng nhìn lên trời mà hại mắt" (Trường bộ kinh, Dighanikaya).
Ngoài các đơn vị tháng, mùa, năm, đức Phật cũng đã nói đến các đơn vị thời gian dài hơn như thập niên vassa dasa (mười năm), thế kỷ vassa satam (trăm năm). Vassa satam tượng trưng đời sống của một kiếp người, như dân gian ta thường nói "trăm năm trong cõi người ta", hay "ba vạn sáu nghìn ngày". Sau thế kỷ, nhà Phật dùng một đơn vị gọi là Kapa (Anh : Aeon ; Pháp : eon), chi thiên thiên, vạn vạn niên, một số lượng vĩ đại ngoài sức đếm.
Bây giờ ta trở lại tìm hiểu các chi tiết nhỏ của thời gian dùng trong giáo lý đức Phật. Ngày chia ra làm đơn vị nhỏ. Trong Tăng chi bộ kinh (đã dẫn) có đoạn: "Như nước trong nguồn chảy quanh co, lôi kéo tất cả theo giòng, không bao giờ ngừng một lúc (khana), hoặc một khắc (layo) hoặc một giây (muhutto), và đấy cũng là đời sống con người". Thầy Huyền Trang sang Ấn Ðộ thỉnh kinh hồi thế kỷ thứ 7, đã giải thích rõ ràng ý niệm thời gian nhỏ dùng trong đạo Phật: "Ðơn vị thời gian nhỏ nhất (trong kinh) gọi là t'sana (còn viết là Kshana) tức ?Sát-na?; 120 sát na làm thành một đại sát na (tak-shana); 60 đại sát na làm thành một lafo (lava); 30 lava làm thành một muhurta; năm muhurta làm thành một kala và sáu kala làm thành một ngày".
Ta mặc nhiên đồng ý là các chi tiết vừa kể trên ngày nay chỉ còn giá trị lịch sử. Ta thử tìm hiểu các điểm thiết thực hơn, như ngày đầu tháng, tháng đầu năm... để ăn Tết!
Tháng bắt đầu ngày nào? Như trên đã nói, Phật lịch thiên về mặt trăng, và trong hai bán nguyệt (một, bắt đầu từ ngày không trăng; hai, bắt đầu từ ngày trăng tròn), thường vẫn kể bán nguyệt bắt đầu với đêm trời tối đi trước. Như vậy là tháng bắt đầu với ngày không trăng, tương đương với ngày mồng một âm lịch của chúng ta vẫn tính thời bây giờ.
Câu hỏi thứ hai là năm bắt đầu với tháng nào? Ý niệm tháng là một phần cấu tạo của mùa thường được nhắc trong kinh, như "tháng đầu mùa lạnh", "tháng cuối mùa mưa". Cũng có chỗ trong kinh nhắc đến tên tháng như tháng Asahi, tháng Kattika, nhưng không hề chỉ định một tháng đầu năm. Bà Rhys Davids dẫn chứng một đoạn kinh Samannaphala Sutta nói về vua Ajattasatu, đương thời với đức Phật, và giải thích là ngày đó, người ta dùng tháng Savana (giữa tháng 6 qua giữa tháng 7 dương lịch ngày nay) làm tháng đầu năm. Nhiều cuộc biên khảo mới sau này chứng minh là bà Rhys Davids nhầm. Trong một bổn Luận Kinh Aghidhanapitaka chép vào thế kỷ thứ 13 tại Tích Lan, người ta tìm được bổn danh sách hoàn hảo đủ 12 tháng niên lịch Phật. Năm chia làm 12 tháng, bắt đầu là tháng Citta (giữa tháng 2 qua đến giữa tháng 3), và tháng quen thuộc với chúng ta là tháng Visakha (giữa tháng 3 tới giữa tháng 4). Ðại hội Kiết tập Phật giáo thế giới lần thứ sáu họp tại Miến Ðiện năm 1954 lấy ngày trăng tròn tháng Visakha làm ngày lễ long trọng nhất của đạo Phật, kỷ niệm vào một ngày ba lễ lớn: Thích Ca đản sanh, Thích Ca thành đạo và Thích Ca nhập niết bàn. Ngày nay hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên trái đất đều thuận hiệp với quyết định trên.
Như vậy, ta buộc phải nhìn nhận là trong thời kỳ nguyên thủy, đạo Phật chỉ chú trọng vào lề lối tu hành, và không để ý tới những điều trong đời sống như hội hè đình đám. Các tục lệ truyền thống (đối với chúng ta ngày nay) như đi chùa hái lộc, như lễ Phật đêm Giao thừa và ngày Tết, hầu như không có ý nghĩa thích nghi với giáo lý. Có thể như vậy được chăng?
Tìm hiểu lịch Phật, ta phải sưu tầm kinh điển; bây giờ muốn trả lời thỏa đáng câu hỏi vừa đặt ra, ta phải tạm gác kinh điển và nhìn vào lịch sử văn hóa. Năm 1939, để kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Ðại học Harvard, giáo sư Hồ Thích, là người được xem như là lý thuyết gia của cuộc cách mệnh tam dân Trung Hoa, được mời đến đọc một bài diễn văn gợi ý cho giới trí thức, nhan đề là "Nước Ấn Ðộ chinh phục Trung Hoa". Ngày đó, vừa sáng chói nền văn minh vật chất Tây phương, và nước Tàu đang bị chìm đắm trong quên lãng, đang bị hiếp đáp đủ bề từ tinh thần đến vật chất. Bác sĩ Hồ Thích là người có tư tưởng hướng về phát triển, đóng khung trong những nguyên tắc tu, tề, trị, bình. Ông phân tích các lý do chậm tiến của người Trung Hoa: đáng lẽ xã hội Trung Hoa phải ngời sáng vì trào lưu phát triển mới đang dựa vào cơ khí kỹ thuật, mà cá tính Trung Hoa chính lại là thiên về hiện thực, thuận tiện cho phát triển. Và ông nêu lên những điểm mâu thuẫn giữa đạo Phật chuộng xuất thế, xa những mối vương lụy với cuộc đời, với thực chất phát triển là đời sống hiện thực. May thay cho xã hội Trung Hoa sau một nghìn năm cực thịnh lúc đạo Phật mới du nhập Trung Hoa, sang đời Tống các tư tưởng và sinh hoạt truyền thống của Trung Hoa lại thắng thế. Người Trung Hoa đã chấp nhận nhiệt thành, nhưng cũng quật cường biến đổi đạo Phật thành một tôn giáo thích hợp với đời sống của người Trung Hoa hơn.
Bốn mươi năm sau, cũng tại một trung tâm Ðại học lớn ở Hoa Kỳ, đại học Yale, một nhóm học giả do giáo sư Kenneth Chen dẫn đầu đã trở lại đề tài này với một nhãn quan mới lạ hơn. Thay vì quan niệm như Bác sĩ Hồ Thích là đạo Phật từ Ấn Ðộ đã chinh phục Trung Hoa ("The Indianization of China by Buddhism"), nhóm tư tưởng gia mới đặt vấn đề sát với sự thật hơn là "Trung Hoa đã biến đổi đạo Phật" ("The Chinese Transformation of Buddhism"). Ðạo Phật, như một hạt giống mầu nhiệm, đi vào Trung Hoa là một môi sinh vừa súc tích vừa hãm hại. Súc tích vô cùng, làm nẩy nở đạo của Thích Ca trên một nửa địa cầu và nhân loại ngày đó; đồng thời cũng hãm hại vì đạo của Thích Ca đã phải thay đổi nhiều trong giáo lý căn bản để tập quán và phát triển tại Trung Hoa và các nước láng giềng Trung Hoa, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
Bởi lẽ đó mà tại các quốc gia theo Phật giáo Ðại thừa của Trung Hoa, nét phân biệt giữa nếp sống xã hội và các sinh hoạt thuần túy tôn giáo bị xóa nhòa, và ngày Tết đồng hóa với một ngày lễ Phật. Tại Trung Hoa và Việt Nam lại còn có một truyền thống đã lâu đời (trước đời Ðường, thế kỷ thứ 7) là trong dịp Tết lại làm lễ Phật Thượng nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Thượng nguyên là một ngày lễ Phật lớn, "lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", tiếp theo mấy ngày Tết. Ngày trước bên Trung Hoa, lễ này còn gọi là "Hội Hoa đăng", kéo dài ba ngày từ 14 đến 16 tháng giêng. Tại chùa và trong mỗi gia cư đều thắp đèn và dân chúng cầm đèn đi lại suốt đêm. Giáo sư Kenneth Chen, dẫn sách "Ðường lục điểm" kể lại là ngày đó, dưới đời Ðường, các chùa rất giàu có nên cấp dầu cho mỗi gia cư để làm hội đèn, vui lễ Phật.
Như vậy, nhờ các buổi lễ Phật như ngày Tết Nguyên đán và Hội Hoa đăng mà lễ Phật không còn riêng của những người trong tăng chúng, những người "đi tu tại gia" mà là của đại chúng. Người ở địa vị cao sang, kẻ bần cùng; người giàu kẻ khó; người thuộc quý tộc, kẻ trong Tăng giới và đám dân gian đại chúng, tất cả hòa đồng vào ý niệm đoàn kết và hỗ trợ, chung một lòng tin.
Ngày xưa tại Trung Hoa, lễ lạc được thiết nghi phù hợp với nếp sống của từng giai cấp xã hội. Các buổi lễ cúng tế theo đạo Khổng trong miếu đường, ngoài phủ thất rất nhiều nghi vệ và đầy chi tiết phiền toái, đám dân gian không hiểu nổi. Mặt khác, các buổi lễ theo đạo Lão, sau sinh thời của Lão Tử đã biến thành tà thuật, bùa phép chỉ gây thêm sợ hãi cho đám bình dân. Chỉ có lễ Phật trong tinh thần hỷ xả, an vui là thích hợp với nhu cầu hướng thiện, hướng lạc của đại chúng. Vì lẽ đó mà ta hiểu được là Tết Nguyên đán, từ lâu đã được người Việt Nam ta xem như là một ngày lễ có nhiều tính cách Phật giáo.
Nguyễn Phúc Bửu Tập
-----
Năm Tuất đọc Kinh nikàya
nói chuyện Tuất
Quảng Tánh
Trong ngôn ngữ kinh điển, đặc biệt là Kinh tạng Nikàya, ngoài những phương thức lý luận có tính bác học, Thế Tôn còn vận dụng phương pháp ví dụ với nhiều ảnh dụ gần gũi, sinh động và dễ hiểu để minh họa, đối chiếu nhằm cụ thể hóa tư tưởng, giúp người nghe liên hệ và nhận thức lời dạy của Ngài một cách rõ ràng, sâu sắc. Ảnh dụ về loài chó là một trong vô vàn ảnh dụ của Kinh tạng, tuy không nhiều và đẹp như các loài khác nhưng những ?chuyện con chó? cũng đủ cho chúng ta suy gẫm, liên hệ với tự thân trong quá trình tu học, nhất là khi năm Tuất lại về.
Chó rừng thất bại...
Trong khi Thế Tôn thiền hành, Ngài thấy một hoạt cảnh thiên nhiên vô cùng thú vị. Một con rùa nặng nề, chậm chạp đi kiếm ăn dọc bờ sông. Từ đằng xa, rùa thấy con chó rừng (dã can) đi tới, liền rụt đầu, đuôi và bốn chân vào trong mai, nằm im bất động. Chó rừng đi tới thấy mồi ngon nhưng được bảo vệ chắc chắn trong mai cứng như sắt nên không làm gì được. Chó rừng vốn tinh khôn nên nghĩ rằng cần phải kiên nhẫn, chờ đợi: ?Khi nào con rùa này thò ra thân phần nào thì ngay tại chỗ ấy, ta sẽ nắm lấy, bẻ gãy và ăn?. Nhưng vì rùa biết rõ sự nguy hiểm nên không thò ra bất cứ phần thân nào, chờ mãi chó rừng thất vọng bèn bỏ đi. Nhân chuyện chó và rùa, Thế Tôn dạy các Tỳ kheo phải biết tự bảo vệ mình, gìn giữ sáu căn, không để cho ác ma sáu trần giết hại (Tương Ưng IV, chương 1, phẩm Rắn độc, phần Con rùa).
Chó rừng tham lam...
Tại tinh xá Kỳ Viên, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, 500 thương gia thành đạt ở Xá Vệ phát tâm xuất gia. Rồi một hôm, tâm họ dấy khởi tham muốn những dục vọng mà họ đã phát nguyện từ bỏ. Nhằm giúp họ xả ly tham ái, Thế Tôn kể lại một tiền thân của Ngài làm chó rừng ở Ba La Nại. Nhờ tìm được xác một con voi vừa chết, chó rừng mừng rỡ vì kiếm được cả một kho thức ăn. Sau một hồi loay hoay tìm kiếm, cuối cùng chó rừng cũng vào được bụng voi bằng đường đại tiện. Chó rừng ăn nhiều đồ ăn ngon và thấy khoang bụng voi trống trải liền ở luôn tại đấy. Khi xác voi khô dần, da voi co rúm lại, chó rừng bị nhốt chặt ở bên trong. Bị giam cầm trong bụng voi, tràn ngập thức ăn nhưng tăm tối, tù túng và có nguy cơ mất mạng, chó rừng tuyệt vọng chờ chết. Rồi những cơn mưa làm cho xác voi trương phồng lên, chó rừng theo đường đã đi vào để thoát ra ngoài. Thoát chết, chó rừng nguyện từ nay không đi vào xác voi và không bị tham ái chi phối nữa. Sau khi nghe xong pháp thoại, 500 vị Tỳ kheo nhiếp phục tham ái, chứng A la hán (Tiểu Bô V, phẩm Kakantaka, kinh 148, Chuyện con chó rừng).
Chó rừng thông minh...
Thế Tôn trú ở tinh xá Trúc Lâm, bấy giờ Đề Bà Đạt Đa âm mưu sát hại Phật. Thế Tôn dạy các Tỳ kheo, không phải nay Đề Bà Đạt Đa mới âm mưu sát hại Ta. Trong quá khứ, kẻ ấy cũng đã âm mưu như vậy rồi nhưng không giết Ta được, chỉ tự làm cực nhọc thân mình mà thôi. Thời quá khứ, Bồ tát làm chó rừng chúa, sống cùng bầy chó ở Ba La Nại. Nhân ngày hội, mọi người cùng nhau ăn uống thì hết thịt. Một người trong đám đông nghĩ cách ra nghĩa địa, cầm vồ trên tay rồi giả vờ chết, đợi chó rừng đến thì đập chết, đem thịt về. Chó rừng chúa đi đến, đánh hơi biết rằng người ấy chưa chết nên cắn vào cái vồ, kéo đi. Người kia nắm chặt lấy cán vồ, âm mưu giết chó rừng không thành vì bại lộ, hắn liền đứng dậy lấy gậy ném vào chó rừng chúa và hậm hực: ?Hãy đi đi, lần này ngươi thoát khỏi tay ta?. Người ấy chính là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Tiểu Bô V, phẩm Kakantaka, kinh 142, Chuyện con chó rừng).
Chó rừng chết thảm...
Nhân chuyện Đề Bà Đạt Đa dùng voi say Nàlàgiri hại Phật nhưng độc kế không thành, Thế Tôn kể chuyện tiền thân của Đề Bà Đạt Đa trong quá khứ. Trong một tiền thân, Bồ tát làm vị cố vấn tế tự cho nhà vua ở Ba La Nại, tinh thông Vệ Đà và biết được thần chú Chiến thắng thế giới. Khi Bồ tát trì tụng chú này thì một con chó rừng nghe được rồi học thuộc. Nhờ uy lực thần chú, chó rừng thống lĩnh muông thú và xua quân đến chiếm thành Ba La Nại. Bấy giờ Bồ tát với trí tuệ của mình ra lệnh cho dân chúng trong thành bịt tai và khích tướng chó rừng đọc chú khiến cho những con sư tử rống lên. Nghe tiếng rống của sư tử, các loài thú hoảng sợ bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết vô số kể, chó rừng cũng cùng chung số phận. Chó rừng này là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Tiểu Bô V, phẩm Sigàla, kinh 241, Chuyện vua chó rừng Sabbadàtha).
Chó không chê chủ nghèo...
Bậc Đạo Sư ở tại tinh xá Kỳ Viên, kể về con chó thông minh và trung thành. Từ lúc mới sanh, nó được người gánh nước đem về nuôi tại ngôi nhà nghỉ, gần cửa lầu Ambala. Sau một thời gian, con chó này phát triển ngày càng to lớn. Một hôm, có người đi đến thấy con chó liền cho người gánh nước một thượng y, một đồng tiền, rồi lấy dây thừng cột chó và dắt đi. Con chó bị dắt đi không cưỡng lại, không kêu, ăn các đồ ăn được cho và đi theo người ấy. Người mua chó nghĩ rằng: ?Con chó này đã thương mến ta, vậy ta nên tháo dây thừng cho nó?. Khi con chó vừa được thả ra, liền mau chóng chạy một mạch về ngôi nhà cũ. Thế Tôn nhận xét con chó này thông minh, biết tìm cách để thoát khỏi sự trói buộc (Tiểu Bô V, phẩm Sigàla, kinh 242, Chuyện con chó).
Những ?chuyện con chó? như thế vẫn còn nhiều trong Kinh tạng, bài viết này chỉ trích dẫn một vài chuyện tiêu biểu để chúng ta cùng suy gẫm. Năm Tuất nói chuyện Tuất, thiết nghĩ với các ảnh dụ về loài chó trong kinh Phật sẽ góp phần cho những cuộc nhàn đàm về con giáp đầu xuân thêm phần sâu sắc và thi vị hơn.
--------
Ý NGHĨA MÙA XUÂN TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Sư Giác Lộc
Bài tóm lược
Theo quan niệm của người Việt nam mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, vạn vật, cỏ cây, hoa lá đều tươi tốt. Nhưng do điều kiện khí hậu mỗi nơi trên thế giới khác nhau không phải nơi nào cũng có mùa xuân. Chỉ riêng ở Việt nam thời tiết ba miền khác nhau: miền bắc đủ bốn mùa. Miền trung có thời tiết ở khoảng giữa của hai miền. Ở miền nam chỉ có mùa nóng và mùa mưa. Thời tiết trong một nước Ấn độ còn cách xa nhau hơn nữa. Đối với người Ấn mùa lạnh là mùa đẹp nhất trong năm, trời trong xanh, đất khô ráo.Thời tiết thuộc về thời gian do ngoại giới tạo ra, bốn mùa tiếp nối theo nhịp lưu chuyển của địa cầu. Nhưng địa cầu cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố như ánh mặt trời, ánh trăng, gió bão, động đất. Khi địa cầu không hoạt động điều hòa thì các mùa trong năm sẽ đảo lộn, không tìm thấy hoa đào trước ngõ nữa. Có mùa xuân nào vượt ngoài thời gian, không có những cánh hoa bay theo gió và những cuộc hội ngộ trong chia ly chăng? Những hệ thống triết học và nhiều tôn giáo cổ kim đã nói đến mùa xuân này. Qua lời dạy của Đức Phật vấn đề trên được giải thích như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa từ nguồn kinh điển Pāli để định hướng cho mục đích cao cả của đời người.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Truyện Kiều- Nguyễn Du
Bài thơ diễn tả cảnh mùa xuân thật đẹp, nhưng biểu hiện vô thường thấy rõ. Ngày xuân không còn bao lâu nữa, dù có phô dáng xuân phơi phới cũng không dấu được thực trạng sắp phân ly.
Bốn mùa xuân lại thu qua,
Đời người thấm thoát như là con thoi.
- Đời người thấm thoát - Cao Bá Quát
Vua Trần Thái Tông ví bốn tướng của đời người như bốn mùa: Tướng sinh như mùa xuân hoa thắm liễu xanh. Tướng lão như mùa hạ hoa tàn liễu úa. Tướng bệnh như mùa thu cỏ cây đều héo. Tướng tử như mùa đông mây sầu ảm đạm. Bốn tướng này vua Trần Thái Tông gọi là bốn núi.
Đức Phật cũng nhắc nhở vua Pasenadi bằng ví dụ bốn ngọn núi ở bốn hướng đang di chuyển và đè bẹp tất cả loại hữu tình và hỏi vua: ?Như vậy, thưa Đại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Đại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Đại vương có thể làm được những gì??
Vua Pasenadi trả lời: ?Bạch Thế Tôn, như vậy con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức?
Thưa Đại vương, Ta nói cho Đại vương! Ta cáo cho Đại vương hay, già và chết đang tiến đến chinh phục Đại vương. Khi Đại vương bị già chết chinh phục, Đại vương có thể làm được gì?
Bạch Thế Tôn, khi con bị già và chết chinh phục, thời con có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức.
Tương ưng bộ kinh I, P. 111-114
Học giả Lương Khải Siêu trong bài Duy tâm viết: ?Sự vui buồn không phải do cảnh bên ngoài mà do nội tâm.? Cùng là cảnh đẹp mùa xuân nhưng người có tâm trạng buồn không cũng không vui được. Đúng như lời diễn tả trong bài Đường thi:
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Thôi Hộ
Năm ngoái, ngày này ở cửa trong,
Mặt ai ửng thắm với đào hồng.
Mặt ai chẳng biết giờ đâu mất?
Như cũ, hoa đào cợt gió đông.
Nguyễn Khuê dịch
Cũng là mùa xuân, cũng là hoa đào nhưng năm nay nhìn cảnh chỉ gợi thêm sầu ly biệt. Do đó bầu trời trong xanh, cỏ hoa tươi thắm chưa đủ đem lại niềm vui nếu ta gặp một bất hạnh nào đó trong đời sống. Dịch bệnh và thiên tai làm cho mọi người đón xuân đượm vẻ bất an. Chúng ta còn tiếp tục hưởng một mùa xuân toàn vẹn trong tương lai chăng?
Chữ xuân định nghĩa theo danh từ là một mùa đầu tiên trong năm. Khi dùng trong nghĩa văn chương nó là một năm. Theo tính từ xuân là trẻ đẹp như ?tuổi xuân hoa mộng?. Nhưng tất cả tuổi trẻ đều tương đối, không ai tránh khỏi tuổi già. Trong cái trẻ đã có cái già, trong sắc đẹp đã có mầm mống tàn phai như đóa phù dung.
Vương xa dầu mỹ diệu,
Rồi cũng phải hư hoại,
Thân thể này cũng vậy,
Rồi cũng phải già yếu.
Chỉ thiện pháp không già.
Bậc thiện nhân nói vậy.
Tương ưng bộ kinh I, chương 3, p. 79
I
Một mùa xuân dù hội đủ điều kiện thiên nhiên thuận lợi và con người thành đạt cũng có hợp tan, vui buồn. Bởi vì tất cả pháp hữu vi đều là vô thường. Đứng về phương diện xuất thế gian, Niết bàn không lệ thuộc sanh diệt, không do duyên sinh, vô vi pháp. Tuy nhiên tìm hiểu về Niết bàn không phải đơn giản, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào biên kiến. Chấp nhận lý thuyết vị A la hán tồn tại sau khi chết hoặc chấp nhận lý thuyết vị A la hán không tồn tại sau khi chết, hoặc phủ nhận cả hai đều là biểu hiện của tư tưởng thường đoạn. Dù lý thuyết đó có cực kỳ tinh vi cũng xuất phát từ thân kiến. Lớp vỏ luận lý bên ngoài không che dấu được một tâm trí còn nhiều ràng buộc, chưa giải thoát. Người phật tử chân chánh khi gặp những trường hợp như vậy không nên vội vã nghiêng về một lý thuyết nào. Hãy hướng kẻ đối thoại đến định lý duyên khởi để hiểu thế nào là khổ và diệt khổ. Đó mới là cách nhìn trực diện vào đời sống và chấm dứt mọi ô nhiễm.U. Chương 8, III.
Khác với những kẻ kiến chấp dựng lên hình ảnh Niết bàn như con kiến bò quanh miệng chén, Đức Phật trình bày con đường đến Niết bàn do tự thấy biết, đã thể nhập vào bất tử . Con đường này không phải là sự thành đạt có tụ tán, phân ly trong đời sống. Khi nào đối với năm thủ uẩn không còn mảy may chấp thủ nào thì cứu cánh Niết bàn được chứng ngộ. Đây là sự thành đạt tối thượng, chấm dứt mọi tướng sanh diệt của hữu vi pháp như sanh, lão, bệnh, tử. Sự thực chứng này đem lại an lạc khác xa với mọi an lạc do duyên sinh và được diễn tả qua bài kệ:
Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt.
Đã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.
-------
Bài diễn văn của Thượng Nghị Sĩ Vest
Bản dịch Thiện Ngữ
George Graham Vest (1830-1904) là Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Missouri từ năm 1879 đến 1903 và trở thành một trong những nhà diễn thuyết hùng biện hàng đầu trong thời kỳ tại nhiệm của ông ta. Bài diễn thuyết thú vị này được thực hiện vào thời điểm ông làm luật sư tập sự tại một thị trấn nhỏ của bang Missouri. Bài diễn thuyết này được trình bày trong một phiên tòa, trong đó có một người đàn ông kiện một người khác giết con chó của ông ta. Suốt phiên tòa ông Vest lờ đi những chứng cứ buộc tội, nhưng đến phần kết thúc bào chữa lần cuối, ông trình bày bài diễn thuyết này và đã thắng buổi kiện hôm ấy.
?Kính thưa tòa án: Người bạn thân thiết nhất cũng có thể quay lưng và trở thành kẻ thù của chúng ta.
Con trai hay con gái mà chúng ta bỏ công sức nuôi nấng bằng tình thương có thể trở thành bất hiếu. Những người thân cận gần gũi nhất cũng có thể phản bội chúng ta với niềm tin của họ.
Tiền bạc, có được rồi cũng mất, cũng bay đi hết ngay cả khi người ta cần nó nhất. Danh tiếng, có thể thành mây khói do vài hành động ngu xuẩn trong giây phút.
Khi ta thành công, hàng ngàn kẻ qùi duới chân ta nhưng khi thất bại họ lại là những kẻ đầu tiên ném đá vào đầu chúng ta.
Người bạn duy nhất không ích kỷ trong cái thế giới nhỏ nhen này, nguời bạn không bao giờ phản bội, không bao giờ vô ơn là con chó của anh ta. Con chó của anh ta luôn bên anh ta dù nghèo đói hay giàu sang, dù khỏe mạnh hay ốm đau. Nó chỉ cần ngủ trên nền đất lạnh cóng đầy gió rét và tuyết băng chỉ để được sống cạnh ông chủ của nó. Nó hôn tay người chủ dù chẳng cho nó ăn cái gì. Nó liếm những vết thương và những nỗi đớn đau mà ta chịu đựng khi đối mặt với những nghiệt ngã của thế giới này. Nó canh chừng giấc ngủ cho người chủ như thể ông ta là hoàng tử.
Khi bạn bè khác bỏ đi, nó ở lại. Giàu sang hay nghèo hèn gì thì sự kính nể của nó với chủ nhân không thay đổi như mặt trời vĩnh viễn.
Khi cuộc đời có ba chìm bảy nổi, không nhà, không người thân thì con chó cũng không đòi hỏi thêm nhu cầu gì ngoài việc được kề cạnh chủ nhân, để bảo vệ chủ nhân và chống lại kẻ thù của chủ nhân.
Ngay khi chuyện tệ hại nhất có thể diễn ra, người chủ nhân qua đời, con chó vẫn bên cạnh xác chủ nhân đã vùi trong lòng đất lạnh giá, dù bạn bè khác ra đi, con chó vẫn được tìm thấy bên cạnh nấm mồ. Giữa đôi chân là cái đầu phủ phục với ánh mắt buồn bã của nó, ánh mắt luôn canh chừng chủ nhân một cách nghiêm ngặt, chung thủy dù có phải bỏ mạng.
George Graham Vest - c. 1855
-----
MÙA XUÂN VỚI TUỔI TRẺ
Tu Nữ Mỹ Hồng
Thời gian lặng lẽ trôi, mùa đông giá rét đã qua, nhường chỗ cho gió xuân mang nguồn vui đến. Xuân đã về trên khắp miền đất nước. Nhà nhà rộn ràng niềm vui mới, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở, lòng người hân hoan đón mừng xuân mới. Tết đến là dịp nghỉ ngơi, bao lo nghĩ bề bộn của đời thường tạm gác lại một bên, để đón mùa xuân sang.Mùa xuân của đất trời đã thế. Và mùa xuân đối với tuổi trẻ là cả một vùng trời rực rỡ náo nức hơn nhiều! Một tuổi trẻ tràn trề nhựa sống, giàu sáng tạo và đủ điều kiện cũng như lòng nhiệt huyết để hoàn thành biết bao hoài bão.
Tuổi trẻ đón xuân bằng tất cả niềm mơ ước, khát vọng dạt dào với những tâm hồn chớm nở gió xuân, cái gì cũng muốn nắm bắt, quả đúng với câu: ?Bí quyết để làm trẻ mãi là mỗi ngày học thêm một điều mới?.
Tuy nhiên, không ít tuổi trẻ đón xuân với sự mất mát, thiệt thòi vì không thành đạt được gì sau một năm. Họ chỉ thấy ?tuổi cứ thêm tuổi mà đời chẳng thêm?.
Mặc dù có thua thiệt, nhưng đối với tuổi trẻ, nhất là đối với thế kỷ 21 cuả năm đầu thế kỷ thì không bao giờ bỏ cuộc, dù ở bất cứ địa vị nào thì tinh thần chịu đựng cũng nhen lên ngọn lửa hồng và dù không có thành công nhiều thì đời sống của chúng cũng được nâng cao, ít ra là về tinh thần.
Và như vậy, mùa xuân đến với tuổi trẻ hầu hết là cái gì gọi là thành đạt, gọi là thành đạt, gọi là nắm bắt, kể cả sự thăng hoa ở nội tâm, thì nó mới thật sự sống động trong lòng một mùa xuân. Vì chính cái được, cái có đó là niềm vui, là nhịp bước cho năm mới phát triển thêm lên.
Mùa xuân với tuổi trẻ qua tinh thần Phật Giáo có phần khác so với đời thường.
Tuổi trẻ theo quan niệm đời thường luôn bị chi phối bởi thời gian, tức nói đến tuổi trung niên (ngoài ấu niên và lão niên). Trong khi đó, theo Phật giáo thì tuổi trẻ không bị lớp bụi thời gian phủ mờ chi phối. Ðó là cái trẻ về mặt tinh thần hay còn gọi là Chân đế, không bị người đời định đặt. Theo Siêu lý học là nói đến cái ?sức mạnh khắc phục, sức mạnh vượt qua? tức Ngũ Quyền, Ngũ Lực. Nghĩa là sức mạnh vượt qua những cam go thử thách và khắc phục phiền não ở nội tâm. Hay nói một cách khác là sức mạnh làm chủ được bản thân, được gọi là sự chiến thắng chính mình. Trong Dhammapàda có câu:
?Thắng người trăm trận muôn nơi
Núi cao chồng chất xương phơi chiến trường
Thắng mình lòng ngát hoa hương
Vẻ vang dũng tướng mười phương không bằng?.
Tuổi trẻ ở đây là sức sống tinh thần, sức mạnh nội tại, là nói đến lòng nhiệt huyết năng động luôn muốn hoàn tất mục đích. Cái trẻ này chỉ cho khả năng chế ngự thân tâm, khắc phục phiền não đã sanh và sẽ sanh, đồng thời là gìn giữ và phát triển thiện tâm. Ðặc biệt là sức mạnh sát tuyệt phiền não. Ðối với bản thân thì nghiêm túc, khắc khe, nhưng với người thì dễ dàng tha thứ. Ðó là sức trẻ. Cái trẻ này có với người nào thì người ấy là trẻ, là tuổi trẻ.
Mùa xuân theo tinh thần Phật Pháp là nói đến niềm vui đạo hạnh, niềm hoan hỷ vui mừng trong những nhịp bước phát triển đạo tâm. vui là vui không gây khổ cho chúng sanh khác, mừng là mừng cho mình làm được nhiều phước lành đối với bản thân cũng như đối với cộng đồng xã hội.
Nói cách khác, mùa xuân trong Phật giáo không bị chi phối bởi thời gian và không gian. Tức là bất cứ lúc nào, ở đâu vẫn có thể là mùa xuân trong lòng người con Phật, bất cứ giây phút nào trong giờ, ngày nào trong tháng đều là từng dịp tu tạo phước lành và lớn dần với thời gian để kết thành những nụ hoa đượm mùi hương đạo hạnh, rồi vươn cánh rộn ràng khoe sắc trong vườn hoa Chánh Pháp với những khóm hoa phước trái lành.
Ngài Mãn Giác Thiền Sư có câu thơ rằng:
?Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền lạc dạ nhất chi mai?
Nghĩa là:
?Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một nhành mai?
Mỗi năm xuân về là thêm một tuổi đời mà đó cũng là một dịp cho Ta kiểm tra lại kiến thức, đạo hạnh, giới luật, phước báu tu tạo của mình trong năm. Thì đó chính là ?Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận? nhưng mà lại có ?Ðình tiền lạc dạ nhất chi mai?!
Ngày tháng có qua đi, nhưng trong người con Phật lúc nào cũng là mùa xuân, lúc nào cũng là vườn hoa đạo hạnh. Ở bất cứ thời gian và không gian nào, chúng ta biết nghĩ về Phật Pháp, nghĩ đến khi ta bố thí ?để cho ra?, để dứt lòng bỏn sẻn, nghĩ đến khi thanh lọc nội tâm rồi biết kiểm soát hành vi. Nói chung, lúc nào hoàn tất một thiện sự hay một thiện tâm sanh khởi là những lúc đóa hoa mai xòe cánh nở rực trong lòng. Và như vậy, cứ mỗi ngày trong lòng chúng ta đều có cành tâm mai nở hoài, nở hoài.
Tóm lại, mùa xuân với tuổi trẻ, dù đời hay đạo đều nói lên một niềm vui tiến hoá. Trong thành đạt, trong cái vươn tới, kể cả sự thăng hoa ở nội tâm, đều là dịp gió xuân thổi về cho tâm hồn tuổi trẻ rào rạt, tỏa ra một sức sống mãnh liệt hân hoan đón mừng xuân sang.
-------
Thơ
SƯ VỀ MUỘN
Thơ Phổ Đồng
Đêm nghiêng
ngõ gác trăng vàng
Mấy tầng chuông điểm
đổ tràn thái hư
Sư về
gõ cửa phù hư
Tam sinh đế mộng
trầm hư vỡ bờ
Uống tàn sương,
giọt xuân mơ
Điểm trang hồng nguyệt
kinh thơ vô phiền
Trăng lay
bóng chếch giường thiền
Tụng âm đá dựng
tiếng rền vọng không.
Mùa xuân
én trải nắng hồng
Nụ xanh say gió
vàng hong hiên chùa
Gió về
mở mắt nghìn hoa
Gốc mai năm trước
rụng vài bông hoa!
Trà xanh
Thềm thoảng hương mùa
Gió hây hây thổi
ngày đưa qua ngày
Niềm vui
còn một chút này
Dâng người ở lại
từ rày về sau.
-------------
NGÀY XUÂN
Lê Giang Trần
Ngày xuân cửa trước đóng,
Hoa mai thản nhiên vàng.
Cố tình mài miệt ngủ,
Điện thoại từng hồi vang.
Năm nhuần thêm một tháng,
Kiếp nhuần mấy đời mang.
Mộng quê nhà: nguyệt thực,
Đời luân lạc: sao băng.
Sống rỗng như hư không,
Chứa vạn hữu hình tuớng.
Giữa biến hiện vô thường,
Tâm nào là gương trong?
Thế này thụ âm dương,
Cõi này gió, nước, lửa.
Tướng này ba chiều hiện,
Tánh này tầng âm thô.
Xuân mai lại ửng vàng,
Tóc sâu già trổ trắng.
Tình huyễn mộng mông lung,
Ngủ vùi quên năm tháng.
---------
Xuân Lưu Lạc
Thơ Hải Thệ
Ta vẫn từng đêm với cổ thư
Và những bâng khuâng thật bất ngờ
Nhiều khuya nghe gió qua song cửa
Lòng chợt chạnh lòng những tứ thơ
Ta chửa bao giờ là thi sỉ
Cũng chẳng dám là lão thiền sư
Giữa cõi đời buồn không tri kỷ
Chuyện lòng khệnh khạng chép ra thơ
Xuân đến rồi kia, biết về đâu
Chỉ tưởng vu vơ một nhịp cầu
Chân bước qua rồi, không quá khứ
Lòng gửi theo từng con nước mau
Ta đón xuân về không trà mứt
Một bóng ven trời vui với ai
Chợt nhớ trong nghiên còn chút mực
Tự vẽ tặng mình một nhánh mai
Băm mấy tuổi đời vẫn thế thôi
Đôi chút ưu tư, tí nổi đời
Em ghé ngang thềm, rồi đi mất
Còn gì, ngoài một cánh hoa rơi ..
1- MC mở đầu giới thiệu lớp học và chương trình sinh hoạt hôm nay.
2- Bài Nhạc Ô Kìa Xuân – Thanh Thanh - Nhạc sĩ Tiến Luân.
3- Lời Chúc Ðầu Năm của Sư GÐ (mở băng).
4- Sư GÐ giới thiệu bài Kinh Thỉnh chư Thiên. (mở băng).
5- Chư Tăng sinh hoạt: thỉnh Sư Trưởng hoặc Sư TS.
6- Tết Nguyên Ðán và Phật Lịch - (NguyễnPhúc Bửu Tập) Trí Ðạt và Tinh Tấn đọc ( mở băng)
7- Sen Hồng Ngâm thơ
8- Sư GÐ giới thiệu bài kinh Metta (mở băng).
9- Ý Nghĩa mùa Xuân trong Phật Giáo Nguyên Thủy (TK GiácLộc) Trí Ðạt và Hạt Cát đọc (mở băng)
10- Sangkhaly đọc thơ Sư Về Muộn - Phổ Ðồng ( mở băng).
11- Thỉnh Chư Tăng nói chuyện đầu năm.
12- Hình ảnh con chó trong Kinh Nikaya - (Quảng Tánh )TinhTấn và Anitya đọc(mở băng)
13- Bài nhạc Xuân Quê Hương - Hương Lan- Nhạc sĩ Tiến Luân.
14- Bài Diễn Văn của Thượng Nghị Sĩ Vest - Hạt Cát đọc (mở băng)
15- Xuân lưu lạc, Thơ Hải Thệ, NDH đọc (mở băng).
16- Mùa Xuân và Tuổi trẻ - Tu Nữ Mỹ Hồng- Chánh Hạnh đọc (mở băng).
17- Bài nhạc Ngày Xuân Quê Em –The Bells, Nhạc Sĩ Từ Huy.
18- Thỉnh Chư Tăng.
19- Bài thơ Ngày Xuân - Lê Giang Trần- Anitya đọc.(mở băng)
20- Hồi Hướng - Kết thúc
Tết Nguyên Ðán và Phật Lịch
NGUYỄN PHÚC BỬU TẬP
Bài tóm lược
Nhân ngày Tết Nguyên Đán, mọi gia đình Á Đông sẽ làm lễ Phật và vui Tết. Ta thử tìm hiểu niên lịch dùng trong sinh hoạt Phật giáo nguồn gốc ở đâu, thuộc về hệ thống nào, và ngày Tết có phải là một ngày lễ Phật chăng? Đức Thích Ca khai sáng ra đạo Phật tại Ấn Ðộ hai nghìn sáu trăm năm trước, và Ấn Ðộ cũng đã có nền văn minh và tôn giáo hai nghìn năm trước Phật Thích Ca.
Văn minh Ấn Ðộ trước thời đức Phật gọi là văn minh Vệ đà của giống người Arya từ trung bộ châu Âu tràn xuống đồng bằng sông Indus và sông Ganga; tôn giáo Ấn Ðộ trước là đạo Bà la môn. Văn minh Vệ đà và tôn giáo Bà la môn dựa trên bốn bộ kinh Vệ đà căn bản, mà quan trọng nhất là bộ Kinh Rig-Veda.
Phu nhân Rhys Davids (vợ chồng giáo sư Rhys Davids được nhìn nhận đã đóng góp rất nhiều trong công trình khảo cứu văn minh Ấn Ðộ và đạo Phật) đã phân tích kỹ quan niệm về niên lịch của người Arya Ấn Ðộ. Thời gian được tính bằng ba đơn vị: năm, tháng và ngày. Trong Rig-Veda quyển I đã thấy ghi rõ cách tính ngày tháng. Mỗi năm (sam vachara) gồm có 12 tháng (masa), mỗi tháng có 60 đơn vị [ban ngày kể là một đơn vị; đêm kể là một đơn vị (ratinvida); hai đơn vị góp lại thành một ngày]. Mỗi năm còn chia ra mùa (utu), và vì thời gian tính theo hai hệ thống mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch) bị so le, không theo sát nhau được, nên đã tính phải có một tháng "nhuận", gọi là "tháng sinh sau" trong hệ thống âm.
Ðể chứng minh là đức Phật đã áp dụng và có sửa đổi quan niệm niên lịch Vệ đà, bà Rhys Davids dẫn hai sự kiện. Thứ nhất là một vị đệ tử thân cận của đức Phật, Kumara Kassapa, trong Trường bộ kinh (Dighanikaya), đã thuật lại là đức Phật chấp nhận cách phân chia thời gian áp dụng và giảng giải trong kinh Rig-Veda. Thứ hai là trong Tăng chi bộ kinh (Anguttaranikaya), bộ kinh quan trọng hàng thứ tư trong năm bộ kinh lớn của văn hệ Pali, cũng có nhắc lại cách giải thích niên lịch của đức Phật, không những tính theo mặt trời, mặt trăng mà còn theo các hành tinh. Nét nhận xét được rõ là niên lịch Phật giáo có khuynh hướng theo âm lịch nặng hơn, chứng cớ là đức Phật đã dùng thêm ngày trăng tròn (addhamassa) giữa tháng, cắt tháng ra làm hai đoạn, và như vậy đơn vị thời gian từ ngắn đến dài sẽ là : ngày, nửa tháng, mùa, năm.
Giờ quan trọng nhất trong ngày là lúc giữa trưa (ta gọi là ngọ; văn tự Pali majjhanha), được đánh dấu bằng cách đo ngón tay, bóng ngả về phía hữu một đốt và quay sang phía tả một đốt. Vì lẽ đó mà ngày có ba khắc: buổi sáng, giờ ngọ, và buổi chiều (aruna, majjhanha, sayamha). Ðức Phật còn dùng một đơn vị lớn hơn ngày gọi là tuần (sattaha), mà trước đó, trong kinh Vệ đà không bao giờ nói tới. Sahatta không có nghĩa là tuần lễ bảy ngày như ta quan niệm ngày nay, mà bất cứ số lượng bảy ngày nào góp chung lại với nhau trong lịch trình sinh hoạt Tăng già thời nguyên thủy.
Tháng tính làm hai đơn vị: đơn vị một bắt đầu từ ngày trăng tròn, đơn vị hai bắt đầu từ ngày không trăng. Lúc đức Phật còn tại thế, khi cộng đồng Tăng già đã phát triển mạnh trên lưu vực sông Hằng, hai ngày đầu kỳ bán nguyệt là hai buổi lễ lớn của cộng đồng. Tăng già sống trong viện hay đi hoạt động ở ngoài đến hai ngày đó phải tựu họp để đọc bổn Luật Kinh Patimoka .
Trong cộng đồng Tăng già thời nguyên thủy, năm được chia làm bốn mùa. Ba mùa chánh: mùa nắng (ginshal), mùa mưa (vassa) và mùa gió (hemanta); mỗi mùa kéo dài bốn tháng. Cuối mùa mưa lấy một tháng, gọi là tháng Serada làm một mùa tương đương với mùa Thu của ta bây giờ. Tại Ấn Ðộ, vào mùa serada, "khí trời rất trong sáng nên mặt trời hiện rõ, đừng nhìn lên trời mà hại mắt" (Trường bộ kinh, Dighanikaya).
Ngoài các đơn vị tháng, mùa, năm, đức Phật cũng đã nói đến các đơn vị thời gian dài hơn như thập niên vassa dasa (mười năm), thế kỷ vassa satam (trăm năm). Vassa satam tượng trưng đời sống của một kiếp người, như dân gian ta thường nói "trăm năm trong cõi người ta", hay "ba vạn sáu nghìn ngày". Sau thế kỷ, nhà Phật dùng một đơn vị gọi là Kapa (Anh : Aeon ; Pháp : eon), chi thiên thiên, vạn vạn niên, một số lượng vĩ đại ngoài sức đếm.
Bây giờ ta trở lại tìm hiểu các chi tiết nhỏ của thời gian dùng trong giáo lý đức Phật. Ngày chia ra làm đơn vị nhỏ. Trong Tăng chi bộ kinh (đã dẫn) có đoạn: "Như nước trong nguồn chảy quanh co, lôi kéo tất cả theo giòng, không bao giờ ngừng một lúc (khana), hoặc một khắc (layo) hoặc một giây (muhutto), và đấy cũng là đời sống con người". Thầy Huyền Trang sang Ấn Ðộ thỉnh kinh hồi thế kỷ thứ 7, đã giải thích rõ ràng ý niệm thời gian nhỏ dùng trong đạo Phật: "Ðơn vị thời gian nhỏ nhất (trong kinh) gọi là t'sana (còn viết là Kshana) tức ?Sát-na?; 120 sát na làm thành một đại sát na (tak-shana); 60 đại sát na làm thành một lafo (lava); 30 lava làm thành một muhurta; năm muhurta làm thành một kala và sáu kala làm thành một ngày".
Ta mặc nhiên đồng ý là các chi tiết vừa kể trên ngày nay chỉ còn giá trị lịch sử. Ta thử tìm hiểu các điểm thiết thực hơn, như ngày đầu tháng, tháng đầu năm... để ăn Tết!
Tháng bắt đầu ngày nào? Như trên đã nói, Phật lịch thiên về mặt trăng, và trong hai bán nguyệt (một, bắt đầu từ ngày không trăng; hai, bắt đầu từ ngày trăng tròn), thường vẫn kể bán nguyệt bắt đầu với đêm trời tối đi trước. Như vậy là tháng bắt đầu với ngày không trăng, tương đương với ngày mồng một âm lịch của chúng ta vẫn tính thời bây giờ.
Câu hỏi thứ hai là năm bắt đầu với tháng nào? Ý niệm tháng là một phần cấu tạo của mùa thường được nhắc trong kinh, như "tháng đầu mùa lạnh", "tháng cuối mùa mưa". Cũng có chỗ trong kinh nhắc đến tên tháng như tháng Asahi, tháng Kattika, nhưng không hề chỉ định một tháng đầu năm. Bà Rhys Davids dẫn chứng một đoạn kinh Samannaphala Sutta nói về vua Ajattasatu, đương thời với đức Phật, và giải thích là ngày đó, người ta dùng tháng Savana (giữa tháng 6 qua giữa tháng 7 dương lịch ngày nay) làm tháng đầu năm. Nhiều cuộc biên khảo mới sau này chứng minh là bà Rhys Davids nhầm. Trong một bổn Luận Kinh Aghidhanapitaka chép vào thế kỷ thứ 13 tại Tích Lan, người ta tìm được bổn danh sách hoàn hảo đủ 12 tháng niên lịch Phật. Năm chia làm 12 tháng, bắt đầu là tháng Citta (giữa tháng 2 qua đến giữa tháng 3), và tháng quen thuộc với chúng ta là tháng Visakha (giữa tháng 3 tới giữa tháng 4). Ðại hội Kiết tập Phật giáo thế giới lần thứ sáu họp tại Miến Ðiện năm 1954 lấy ngày trăng tròn tháng Visakha làm ngày lễ long trọng nhất của đạo Phật, kỷ niệm vào một ngày ba lễ lớn: Thích Ca đản sanh, Thích Ca thành đạo và Thích Ca nhập niết bàn. Ngày nay hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên trái đất đều thuận hiệp với quyết định trên.
Như vậy, ta buộc phải nhìn nhận là trong thời kỳ nguyên thủy, đạo Phật chỉ chú trọng vào lề lối tu hành, và không để ý tới những điều trong đời sống như hội hè đình đám. Các tục lệ truyền thống (đối với chúng ta ngày nay) như đi chùa hái lộc, như lễ Phật đêm Giao thừa và ngày Tết, hầu như không có ý nghĩa thích nghi với giáo lý. Có thể như vậy được chăng?
Tìm hiểu lịch Phật, ta phải sưu tầm kinh điển; bây giờ muốn trả lời thỏa đáng câu hỏi vừa đặt ra, ta phải tạm gác kinh điển và nhìn vào lịch sử văn hóa. Năm 1939, để kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Ðại học Harvard, giáo sư Hồ Thích, là người được xem như là lý thuyết gia của cuộc cách mệnh tam dân Trung Hoa, được mời đến đọc một bài diễn văn gợi ý cho giới trí thức, nhan đề là "Nước Ấn Ðộ chinh phục Trung Hoa". Ngày đó, vừa sáng chói nền văn minh vật chất Tây phương, và nước Tàu đang bị chìm đắm trong quên lãng, đang bị hiếp đáp đủ bề từ tinh thần đến vật chất. Bác sĩ Hồ Thích là người có tư tưởng hướng về phát triển, đóng khung trong những nguyên tắc tu, tề, trị, bình. Ông phân tích các lý do chậm tiến của người Trung Hoa: đáng lẽ xã hội Trung Hoa phải ngời sáng vì trào lưu phát triển mới đang dựa vào cơ khí kỹ thuật, mà cá tính Trung Hoa chính lại là thiên về hiện thực, thuận tiện cho phát triển. Và ông nêu lên những điểm mâu thuẫn giữa đạo Phật chuộng xuất thế, xa những mối vương lụy với cuộc đời, với thực chất phát triển là đời sống hiện thực. May thay cho xã hội Trung Hoa sau một nghìn năm cực thịnh lúc đạo Phật mới du nhập Trung Hoa, sang đời Tống các tư tưởng và sinh hoạt truyền thống của Trung Hoa lại thắng thế. Người Trung Hoa đã chấp nhận nhiệt thành, nhưng cũng quật cường biến đổi đạo Phật thành một tôn giáo thích hợp với đời sống của người Trung Hoa hơn.
Bốn mươi năm sau, cũng tại một trung tâm Ðại học lớn ở Hoa Kỳ, đại học Yale, một nhóm học giả do giáo sư Kenneth Chen dẫn đầu đã trở lại đề tài này với một nhãn quan mới lạ hơn. Thay vì quan niệm như Bác sĩ Hồ Thích là đạo Phật từ Ấn Ðộ đã chinh phục Trung Hoa ("The Indianization of China by Buddhism"), nhóm tư tưởng gia mới đặt vấn đề sát với sự thật hơn là "Trung Hoa đã biến đổi đạo Phật" ("The Chinese Transformation of Buddhism"). Ðạo Phật, như một hạt giống mầu nhiệm, đi vào Trung Hoa là một môi sinh vừa súc tích vừa hãm hại. Súc tích vô cùng, làm nẩy nở đạo của Thích Ca trên một nửa địa cầu và nhân loại ngày đó; đồng thời cũng hãm hại vì đạo của Thích Ca đã phải thay đổi nhiều trong giáo lý căn bản để tập quán và phát triển tại Trung Hoa và các nước láng giềng Trung Hoa, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
Bởi lẽ đó mà tại các quốc gia theo Phật giáo Ðại thừa của Trung Hoa, nét phân biệt giữa nếp sống xã hội và các sinh hoạt thuần túy tôn giáo bị xóa nhòa, và ngày Tết đồng hóa với một ngày lễ Phật. Tại Trung Hoa và Việt Nam lại còn có một truyền thống đã lâu đời (trước đời Ðường, thế kỷ thứ 7) là trong dịp Tết lại làm lễ Phật Thượng nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Thượng nguyên là một ngày lễ Phật lớn, "lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", tiếp theo mấy ngày Tết. Ngày trước bên Trung Hoa, lễ này còn gọi là "Hội Hoa đăng", kéo dài ba ngày từ 14 đến 16 tháng giêng. Tại chùa và trong mỗi gia cư đều thắp đèn và dân chúng cầm đèn đi lại suốt đêm. Giáo sư Kenneth Chen, dẫn sách "Ðường lục điểm" kể lại là ngày đó, dưới đời Ðường, các chùa rất giàu có nên cấp dầu cho mỗi gia cư để làm hội đèn, vui lễ Phật.
Như vậy, nhờ các buổi lễ Phật như ngày Tết Nguyên đán và Hội Hoa đăng mà lễ Phật không còn riêng của những người trong tăng chúng, những người "đi tu tại gia" mà là của đại chúng. Người ở địa vị cao sang, kẻ bần cùng; người giàu kẻ khó; người thuộc quý tộc, kẻ trong Tăng giới và đám dân gian đại chúng, tất cả hòa đồng vào ý niệm đoàn kết và hỗ trợ, chung một lòng tin.
Ngày xưa tại Trung Hoa, lễ lạc được thiết nghi phù hợp với nếp sống của từng giai cấp xã hội. Các buổi lễ cúng tế theo đạo Khổng trong miếu đường, ngoài phủ thất rất nhiều nghi vệ và đầy chi tiết phiền toái, đám dân gian không hiểu nổi. Mặt khác, các buổi lễ theo đạo Lão, sau sinh thời của Lão Tử đã biến thành tà thuật, bùa phép chỉ gây thêm sợ hãi cho đám bình dân. Chỉ có lễ Phật trong tinh thần hỷ xả, an vui là thích hợp với nhu cầu hướng thiện, hướng lạc của đại chúng. Vì lẽ đó mà ta hiểu được là Tết Nguyên đán, từ lâu đã được người Việt Nam ta xem như là một ngày lễ có nhiều tính cách Phật giáo.
Nguyễn Phúc Bửu Tập
-----
Năm Tuất đọc Kinh nikàya
nói chuyện Tuất
Quảng Tánh
Trong ngôn ngữ kinh điển, đặc biệt là Kinh tạng Nikàya, ngoài những phương thức lý luận có tính bác học, Thế Tôn còn vận dụng phương pháp ví dụ với nhiều ảnh dụ gần gũi, sinh động và dễ hiểu để minh họa, đối chiếu nhằm cụ thể hóa tư tưởng, giúp người nghe liên hệ và nhận thức lời dạy của Ngài một cách rõ ràng, sâu sắc. Ảnh dụ về loài chó là một trong vô vàn ảnh dụ của Kinh tạng, tuy không nhiều và đẹp như các loài khác nhưng những ?chuyện con chó? cũng đủ cho chúng ta suy gẫm, liên hệ với tự thân trong quá trình tu học, nhất là khi năm Tuất lại về.
Chó rừng thất bại...
Trong khi Thế Tôn thiền hành, Ngài thấy một hoạt cảnh thiên nhiên vô cùng thú vị. Một con rùa nặng nề, chậm chạp đi kiếm ăn dọc bờ sông. Từ đằng xa, rùa thấy con chó rừng (dã can) đi tới, liền rụt đầu, đuôi và bốn chân vào trong mai, nằm im bất động. Chó rừng đi tới thấy mồi ngon nhưng được bảo vệ chắc chắn trong mai cứng như sắt nên không làm gì được. Chó rừng vốn tinh khôn nên nghĩ rằng cần phải kiên nhẫn, chờ đợi: ?Khi nào con rùa này thò ra thân phần nào thì ngay tại chỗ ấy, ta sẽ nắm lấy, bẻ gãy và ăn?. Nhưng vì rùa biết rõ sự nguy hiểm nên không thò ra bất cứ phần thân nào, chờ mãi chó rừng thất vọng bèn bỏ đi. Nhân chuyện chó và rùa, Thế Tôn dạy các Tỳ kheo phải biết tự bảo vệ mình, gìn giữ sáu căn, không để cho ác ma sáu trần giết hại (Tương Ưng IV, chương 1, phẩm Rắn độc, phần Con rùa).
Chó rừng tham lam...
Tại tinh xá Kỳ Viên, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, 500 thương gia thành đạt ở Xá Vệ phát tâm xuất gia. Rồi một hôm, tâm họ dấy khởi tham muốn những dục vọng mà họ đã phát nguyện từ bỏ. Nhằm giúp họ xả ly tham ái, Thế Tôn kể lại một tiền thân của Ngài làm chó rừng ở Ba La Nại. Nhờ tìm được xác một con voi vừa chết, chó rừng mừng rỡ vì kiếm được cả một kho thức ăn. Sau một hồi loay hoay tìm kiếm, cuối cùng chó rừng cũng vào được bụng voi bằng đường đại tiện. Chó rừng ăn nhiều đồ ăn ngon và thấy khoang bụng voi trống trải liền ở luôn tại đấy. Khi xác voi khô dần, da voi co rúm lại, chó rừng bị nhốt chặt ở bên trong. Bị giam cầm trong bụng voi, tràn ngập thức ăn nhưng tăm tối, tù túng và có nguy cơ mất mạng, chó rừng tuyệt vọng chờ chết. Rồi những cơn mưa làm cho xác voi trương phồng lên, chó rừng theo đường đã đi vào để thoát ra ngoài. Thoát chết, chó rừng nguyện từ nay không đi vào xác voi và không bị tham ái chi phối nữa. Sau khi nghe xong pháp thoại, 500 vị Tỳ kheo nhiếp phục tham ái, chứng A la hán (Tiểu Bô V, phẩm Kakantaka, kinh 148, Chuyện con chó rừng).
Chó rừng thông minh...
Thế Tôn trú ở tinh xá Trúc Lâm, bấy giờ Đề Bà Đạt Đa âm mưu sát hại Phật. Thế Tôn dạy các Tỳ kheo, không phải nay Đề Bà Đạt Đa mới âm mưu sát hại Ta. Trong quá khứ, kẻ ấy cũng đã âm mưu như vậy rồi nhưng không giết Ta được, chỉ tự làm cực nhọc thân mình mà thôi. Thời quá khứ, Bồ tát làm chó rừng chúa, sống cùng bầy chó ở Ba La Nại. Nhân ngày hội, mọi người cùng nhau ăn uống thì hết thịt. Một người trong đám đông nghĩ cách ra nghĩa địa, cầm vồ trên tay rồi giả vờ chết, đợi chó rừng đến thì đập chết, đem thịt về. Chó rừng chúa đi đến, đánh hơi biết rằng người ấy chưa chết nên cắn vào cái vồ, kéo đi. Người kia nắm chặt lấy cán vồ, âm mưu giết chó rừng không thành vì bại lộ, hắn liền đứng dậy lấy gậy ném vào chó rừng chúa và hậm hực: ?Hãy đi đi, lần này ngươi thoát khỏi tay ta?. Người ấy chính là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Tiểu Bô V, phẩm Kakantaka, kinh 142, Chuyện con chó rừng).
Chó rừng chết thảm...
Nhân chuyện Đề Bà Đạt Đa dùng voi say Nàlàgiri hại Phật nhưng độc kế không thành, Thế Tôn kể chuyện tiền thân của Đề Bà Đạt Đa trong quá khứ. Trong một tiền thân, Bồ tát làm vị cố vấn tế tự cho nhà vua ở Ba La Nại, tinh thông Vệ Đà và biết được thần chú Chiến thắng thế giới. Khi Bồ tát trì tụng chú này thì một con chó rừng nghe được rồi học thuộc. Nhờ uy lực thần chú, chó rừng thống lĩnh muông thú và xua quân đến chiếm thành Ba La Nại. Bấy giờ Bồ tát với trí tuệ của mình ra lệnh cho dân chúng trong thành bịt tai và khích tướng chó rừng đọc chú khiến cho những con sư tử rống lên. Nghe tiếng rống của sư tử, các loài thú hoảng sợ bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết vô số kể, chó rừng cũng cùng chung số phận. Chó rừng này là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Tiểu Bô V, phẩm Sigàla, kinh 241, Chuyện vua chó rừng Sabbadàtha).
Chó không chê chủ nghèo...
Bậc Đạo Sư ở tại tinh xá Kỳ Viên, kể về con chó thông minh và trung thành. Từ lúc mới sanh, nó được người gánh nước đem về nuôi tại ngôi nhà nghỉ, gần cửa lầu Ambala. Sau một thời gian, con chó này phát triển ngày càng to lớn. Một hôm, có người đi đến thấy con chó liền cho người gánh nước một thượng y, một đồng tiền, rồi lấy dây thừng cột chó và dắt đi. Con chó bị dắt đi không cưỡng lại, không kêu, ăn các đồ ăn được cho và đi theo người ấy. Người mua chó nghĩ rằng: ?Con chó này đã thương mến ta, vậy ta nên tháo dây thừng cho nó?. Khi con chó vừa được thả ra, liền mau chóng chạy một mạch về ngôi nhà cũ. Thế Tôn nhận xét con chó này thông minh, biết tìm cách để thoát khỏi sự trói buộc (Tiểu Bô V, phẩm Sigàla, kinh 242, Chuyện con chó).
Những ?chuyện con chó? như thế vẫn còn nhiều trong Kinh tạng, bài viết này chỉ trích dẫn một vài chuyện tiêu biểu để chúng ta cùng suy gẫm. Năm Tuất nói chuyện Tuất, thiết nghĩ với các ảnh dụ về loài chó trong kinh Phật sẽ góp phần cho những cuộc nhàn đàm về con giáp đầu xuân thêm phần sâu sắc và thi vị hơn.
--------
Ý NGHĨA MÙA XUÂN TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Sư Giác Lộc
Bài tóm lược
Theo quan niệm của người Việt nam mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, vạn vật, cỏ cây, hoa lá đều tươi tốt. Nhưng do điều kiện khí hậu mỗi nơi trên thế giới khác nhau không phải nơi nào cũng có mùa xuân. Chỉ riêng ở Việt nam thời tiết ba miền khác nhau: miền bắc đủ bốn mùa. Miền trung có thời tiết ở khoảng giữa của hai miền. Ở miền nam chỉ có mùa nóng và mùa mưa. Thời tiết trong một nước Ấn độ còn cách xa nhau hơn nữa. Đối với người Ấn mùa lạnh là mùa đẹp nhất trong năm, trời trong xanh, đất khô ráo.Thời tiết thuộc về thời gian do ngoại giới tạo ra, bốn mùa tiếp nối theo nhịp lưu chuyển của địa cầu. Nhưng địa cầu cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố như ánh mặt trời, ánh trăng, gió bão, động đất. Khi địa cầu không hoạt động điều hòa thì các mùa trong năm sẽ đảo lộn, không tìm thấy hoa đào trước ngõ nữa. Có mùa xuân nào vượt ngoài thời gian, không có những cánh hoa bay theo gió và những cuộc hội ngộ trong chia ly chăng? Những hệ thống triết học và nhiều tôn giáo cổ kim đã nói đến mùa xuân này. Qua lời dạy của Đức Phật vấn đề trên được giải thích như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa từ nguồn kinh điển Pāli để định hướng cho mục đích cao cả của đời người.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Truyện Kiều- Nguyễn Du
Bài thơ diễn tả cảnh mùa xuân thật đẹp, nhưng biểu hiện vô thường thấy rõ. Ngày xuân không còn bao lâu nữa, dù có phô dáng xuân phơi phới cũng không dấu được thực trạng sắp phân ly.
Bốn mùa xuân lại thu qua,
Đời người thấm thoát như là con thoi.
- Đời người thấm thoát - Cao Bá Quát
Vua Trần Thái Tông ví bốn tướng của đời người như bốn mùa: Tướng sinh như mùa xuân hoa thắm liễu xanh. Tướng lão như mùa hạ hoa tàn liễu úa. Tướng bệnh như mùa thu cỏ cây đều héo. Tướng tử như mùa đông mây sầu ảm đạm. Bốn tướng này vua Trần Thái Tông gọi là bốn núi.
Đức Phật cũng nhắc nhở vua Pasenadi bằng ví dụ bốn ngọn núi ở bốn hướng đang di chuyển và đè bẹp tất cả loại hữu tình và hỏi vua: ?Như vậy, thưa Đại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Đại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Đại vương có thể làm được những gì??
Vua Pasenadi trả lời: ?Bạch Thế Tôn, như vậy con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức?
Thưa Đại vương, Ta nói cho Đại vương! Ta cáo cho Đại vương hay, già và chết đang tiến đến chinh phục Đại vương. Khi Đại vương bị già chết chinh phục, Đại vương có thể làm được gì?
Bạch Thế Tôn, khi con bị già và chết chinh phục, thời con có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức.
Tương ưng bộ kinh I, P. 111-114
Học giả Lương Khải Siêu trong bài Duy tâm viết: ?Sự vui buồn không phải do cảnh bên ngoài mà do nội tâm.? Cùng là cảnh đẹp mùa xuân nhưng người có tâm trạng buồn không cũng không vui được. Đúng như lời diễn tả trong bài Đường thi:
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
Thôi Hộ
Năm ngoái, ngày này ở cửa trong,
Mặt ai ửng thắm với đào hồng.
Mặt ai chẳng biết giờ đâu mất?
Như cũ, hoa đào cợt gió đông.
Nguyễn Khuê dịch
Cũng là mùa xuân, cũng là hoa đào nhưng năm nay nhìn cảnh chỉ gợi thêm sầu ly biệt. Do đó bầu trời trong xanh, cỏ hoa tươi thắm chưa đủ đem lại niềm vui nếu ta gặp một bất hạnh nào đó trong đời sống. Dịch bệnh và thiên tai làm cho mọi người đón xuân đượm vẻ bất an. Chúng ta còn tiếp tục hưởng một mùa xuân toàn vẹn trong tương lai chăng?
Chữ xuân định nghĩa theo danh từ là một mùa đầu tiên trong năm. Khi dùng trong nghĩa văn chương nó là một năm. Theo tính từ xuân là trẻ đẹp như ?tuổi xuân hoa mộng?. Nhưng tất cả tuổi trẻ đều tương đối, không ai tránh khỏi tuổi già. Trong cái trẻ đã có cái già, trong sắc đẹp đã có mầm mống tàn phai như đóa phù dung.
Vương xa dầu mỹ diệu,
Rồi cũng phải hư hoại,
Thân thể này cũng vậy,
Rồi cũng phải già yếu.
Chỉ thiện pháp không già.
Bậc thiện nhân nói vậy.
Tương ưng bộ kinh I, chương 3, p. 79
I
Một mùa xuân dù hội đủ điều kiện thiên nhiên thuận lợi và con người thành đạt cũng có hợp tan, vui buồn. Bởi vì tất cả pháp hữu vi đều là vô thường. Đứng về phương diện xuất thế gian, Niết bàn không lệ thuộc sanh diệt, không do duyên sinh, vô vi pháp. Tuy nhiên tìm hiểu về Niết bàn không phải đơn giản, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào biên kiến. Chấp nhận lý thuyết vị A la hán tồn tại sau khi chết hoặc chấp nhận lý thuyết vị A la hán không tồn tại sau khi chết, hoặc phủ nhận cả hai đều là biểu hiện của tư tưởng thường đoạn. Dù lý thuyết đó có cực kỳ tinh vi cũng xuất phát từ thân kiến. Lớp vỏ luận lý bên ngoài không che dấu được một tâm trí còn nhiều ràng buộc, chưa giải thoát. Người phật tử chân chánh khi gặp những trường hợp như vậy không nên vội vã nghiêng về một lý thuyết nào. Hãy hướng kẻ đối thoại đến định lý duyên khởi để hiểu thế nào là khổ và diệt khổ. Đó mới là cách nhìn trực diện vào đời sống và chấm dứt mọi ô nhiễm.U. Chương 8, III.
Khác với những kẻ kiến chấp dựng lên hình ảnh Niết bàn như con kiến bò quanh miệng chén, Đức Phật trình bày con đường đến Niết bàn do tự thấy biết, đã thể nhập vào bất tử . Con đường này không phải là sự thành đạt có tụ tán, phân ly trong đời sống. Khi nào đối với năm thủ uẩn không còn mảy may chấp thủ nào thì cứu cánh Niết bàn được chứng ngộ. Đây là sự thành đạt tối thượng, chấm dứt mọi tướng sanh diệt của hữu vi pháp như sanh, lão, bệnh, tử. Sự thực chứng này đem lại an lạc khác xa với mọi an lạc do duyên sinh và được diễn tả qua bài kệ:
Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt.
Đã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.
-------
Bài diễn văn của Thượng Nghị Sĩ Vest
Bản dịch Thiện Ngữ
George Graham Vest (1830-1904) là Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Missouri từ năm 1879 đến 1903 và trở thành một trong những nhà diễn thuyết hùng biện hàng đầu trong thời kỳ tại nhiệm của ông ta. Bài diễn thuyết thú vị này được thực hiện vào thời điểm ông làm luật sư tập sự tại một thị trấn nhỏ của bang Missouri. Bài diễn thuyết này được trình bày trong một phiên tòa, trong đó có một người đàn ông kiện một người khác giết con chó của ông ta. Suốt phiên tòa ông Vest lờ đi những chứng cứ buộc tội, nhưng đến phần kết thúc bào chữa lần cuối, ông trình bày bài diễn thuyết này và đã thắng buổi kiện hôm ấy.
?Kính thưa tòa án: Người bạn thân thiết nhất cũng có thể quay lưng và trở thành kẻ thù của chúng ta.
Con trai hay con gái mà chúng ta bỏ công sức nuôi nấng bằng tình thương có thể trở thành bất hiếu. Những người thân cận gần gũi nhất cũng có thể phản bội chúng ta với niềm tin của họ.
Tiền bạc, có được rồi cũng mất, cũng bay đi hết ngay cả khi người ta cần nó nhất. Danh tiếng, có thể thành mây khói do vài hành động ngu xuẩn trong giây phút.
Khi ta thành công, hàng ngàn kẻ qùi duới chân ta nhưng khi thất bại họ lại là những kẻ đầu tiên ném đá vào đầu chúng ta.
Người bạn duy nhất không ích kỷ trong cái thế giới nhỏ nhen này, nguời bạn không bao giờ phản bội, không bao giờ vô ơn là con chó của anh ta. Con chó của anh ta luôn bên anh ta dù nghèo đói hay giàu sang, dù khỏe mạnh hay ốm đau. Nó chỉ cần ngủ trên nền đất lạnh cóng đầy gió rét và tuyết băng chỉ để được sống cạnh ông chủ của nó. Nó hôn tay người chủ dù chẳng cho nó ăn cái gì. Nó liếm những vết thương và những nỗi đớn đau mà ta chịu đựng khi đối mặt với những nghiệt ngã của thế giới này. Nó canh chừng giấc ngủ cho người chủ như thể ông ta là hoàng tử.
Khi bạn bè khác bỏ đi, nó ở lại. Giàu sang hay nghèo hèn gì thì sự kính nể của nó với chủ nhân không thay đổi như mặt trời vĩnh viễn.
Khi cuộc đời có ba chìm bảy nổi, không nhà, không người thân thì con chó cũng không đòi hỏi thêm nhu cầu gì ngoài việc được kề cạnh chủ nhân, để bảo vệ chủ nhân và chống lại kẻ thù của chủ nhân.
Ngay khi chuyện tệ hại nhất có thể diễn ra, người chủ nhân qua đời, con chó vẫn bên cạnh xác chủ nhân đã vùi trong lòng đất lạnh giá, dù bạn bè khác ra đi, con chó vẫn được tìm thấy bên cạnh nấm mồ. Giữa đôi chân là cái đầu phủ phục với ánh mắt buồn bã của nó, ánh mắt luôn canh chừng chủ nhân một cách nghiêm ngặt, chung thủy dù có phải bỏ mạng.
George Graham Vest - c. 1855
-----
MÙA XUÂN VỚI TUỔI TRẺ
Tu Nữ Mỹ Hồng
Thời gian lặng lẽ trôi, mùa đông giá rét đã qua, nhường chỗ cho gió xuân mang nguồn vui đến. Xuân đã về trên khắp miền đất nước. Nhà nhà rộn ràng niềm vui mới, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở, lòng người hân hoan đón mừng xuân mới. Tết đến là dịp nghỉ ngơi, bao lo nghĩ bề bộn của đời thường tạm gác lại một bên, để đón mùa xuân sang.Mùa xuân của đất trời đã thế. Và mùa xuân đối với tuổi trẻ là cả một vùng trời rực rỡ náo nức hơn nhiều! Một tuổi trẻ tràn trề nhựa sống, giàu sáng tạo và đủ điều kiện cũng như lòng nhiệt huyết để hoàn thành biết bao hoài bão.
Tuổi trẻ đón xuân bằng tất cả niềm mơ ước, khát vọng dạt dào với những tâm hồn chớm nở gió xuân, cái gì cũng muốn nắm bắt, quả đúng với câu: ?Bí quyết để làm trẻ mãi là mỗi ngày học thêm một điều mới?.
Tuy nhiên, không ít tuổi trẻ đón xuân với sự mất mát, thiệt thòi vì không thành đạt được gì sau một năm. Họ chỉ thấy ?tuổi cứ thêm tuổi mà đời chẳng thêm?.
Mặc dù có thua thiệt, nhưng đối với tuổi trẻ, nhất là đối với thế kỷ 21 cuả năm đầu thế kỷ thì không bao giờ bỏ cuộc, dù ở bất cứ địa vị nào thì tinh thần chịu đựng cũng nhen lên ngọn lửa hồng và dù không có thành công nhiều thì đời sống của chúng cũng được nâng cao, ít ra là về tinh thần.
Và như vậy, mùa xuân đến với tuổi trẻ hầu hết là cái gì gọi là thành đạt, gọi là thành đạt, gọi là nắm bắt, kể cả sự thăng hoa ở nội tâm, thì nó mới thật sự sống động trong lòng một mùa xuân. Vì chính cái được, cái có đó là niềm vui, là nhịp bước cho năm mới phát triển thêm lên.
Mùa xuân với tuổi trẻ qua tinh thần Phật Giáo có phần khác so với đời thường.
Tuổi trẻ theo quan niệm đời thường luôn bị chi phối bởi thời gian, tức nói đến tuổi trung niên (ngoài ấu niên và lão niên). Trong khi đó, theo Phật giáo thì tuổi trẻ không bị lớp bụi thời gian phủ mờ chi phối. Ðó là cái trẻ về mặt tinh thần hay còn gọi là Chân đế, không bị người đời định đặt. Theo Siêu lý học là nói đến cái ?sức mạnh khắc phục, sức mạnh vượt qua? tức Ngũ Quyền, Ngũ Lực. Nghĩa là sức mạnh vượt qua những cam go thử thách và khắc phục phiền não ở nội tâm. Hay nói một cách khác là sức mạnh làm chủ được bản thân, được gọi là sự chiến thắng chính mình. Trong Dhammapàda có câu:
?Thắng người trăm trận muôn nơi
Núi cao chồng chất xương phơi chiến trường
Thắng mình lòng ngát hoa hương
Vẻ vang dũng tướng mười phương không bằng?.
Tuổi trẻ ở đây là sức sống tinh thần, sức mạnh nội tại, là nói đến lòng nhiệt huyết năng động luôn muốn hoàn tất mục đích. Cái trẻ này chỉ cho khả năng chế ngự thân tâm, khắc phục phiền não đã sanh và sẽ sanh, đồng thời là gìn giữ và phát triển thiện tâm. Ðặc biệt là sức mạnh sát tuyệt phiền não. Ðối với bản thân thì nghiêm túc, khắc khe, nhưng với người thì dễ dàng tha thứ. Ðó là sức trẻ. Cái trẻ này có với người nào thì người ấy là trẻ, là tuổi trẻ.
Mùa xuân theo tinh thần Phật Pháp là nói đến niềm vui đạo hạnh, niềm hoan hỷ vui mừng trong những nhịp bước phát triển đạo tâm. vui là vui không gây khổ cho chúng sanh khác, mừng là mừng cho mình làm được nhiều phước lành đối với bản thân cũng như đối với cộng đồng xã hội.
Nói cách khác, mùa xuân trong Phật giáo không bị chi phối bởi thời gian và không gian. Tức là bất cứ lúc nào, ở đâu vẫn có thể là mùa xuân trong lòng người con Phật, bất cứ giây phút nào trong giờ, ngày nào trong tháng đều là từng dịp tu tạo phước lành và lớn dần với thời gian để kết thành những nụ hoa đượm mùi hương đạo hạnh, rồi vươn cánh rộn ràng khoe sắc trong vườn hoa Chánh Pháp với những khóm hoa phước trái lành.
Ngài Mãn Giác Thiền Sư có câu thơ rằng:
?Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền lạc dạ nhất chi mai?
Nghĩa là:
?Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một nhành mai?
Mỗi năm xuân về là thêm một tuổi đời mà đó cũng là một dịp cho Ta kiểm tra lại kiến thức, đạo hạnh, giới luật, phước báu tu tạo của mình trong năm. Thì đó chính là ?Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận? nhưng mà lại có ?Ðình tiền lạc dạ nhất chi mai?!
Ngày tháng có qua đi, nhưng trong người con Phật lúc nào cũng là mùa xuân, lúc nào cũng là vườn hoa đạo hạnh. Ở bất cứ thời gian và không gian nào, chúng ta biết nghĩ về Phật Pháp, nghĩ đến khi ta bố thí ?để cho ra?, để dứt lòng bỏn sẻn, nghĩ đến khi thanh lọc nội tâm rồi biết kiểm soát hành vi. Nói chung, lúc nào hoàn tất một thiện sự hay một thiện tâm sanh khởi là những lúc đóa hoa mai xòe cánh nở rực trong lòng. Và như vậy, cứ mỗi ngày trong lòng chúng ta đều có cành tâm mai nở hoài, nở hoài.
Tóm lại, mùa xuân với tuổi trẻ, dù đời hay đạo đều nói lên một niềm vui tiến hoá. Trong thành đạt, trong cái vươn tới, kể cả sự thăng hoa ở nội tâm, đều là dịp gió xuân thổi về cho tâm hồn tuổi trẻ rào rạt, tỏa ra một sức sống mãnh liệt hân hoan đón mừng xuân sang.
-------
Thơ
SƯ VỀ MUỘN
Thơ Phổ Đồng
Đêm nghiêng
ngõ gác trăng vàng
Mấy tầng chuông điểm
đổ tràn thái hư
Sư về
gõ cửa phù hư
Tam sinh đế mộng
trầm hư vỡ bờ
Uống tàn sương,
giọt xuân mơ
Điểm trang hồng nguyệt
kinh thơ vô phiền
Trăng lay
bóng chếch giường thiền
Tụng âm đá dựng
tiếng rền vọng không.
Mùa xuân
én trải nắng hồng
Nụ xanh say gió
vàng hong hiên chùa
Gió về
mở mắt nghìn hoa
Gốc mai năm trước
rụng vài bông hoa!
Trà xanh
Thềm thoảng hương mùa
Gió hây hây thổi
ngày đưa qua ngày
Niềm vui
còn một chút này
Dâng người ở lại
từ rày về sau.
-------------
NGÀY XUÂN
Lê Giang Trần
Ngày xuân cửa trước đóng,
Hoa mai thản nhiên vàng.
Cố tình mài miệt ngủ,
Điện thoại từng hồi vang.
Năm nhuần thêm một tháng,
Kiếp nhuần mấy đời mang.
Mộng quê nhà: nguyệt thực,
Đời luân lạc: sao băng.
Sống rỗng như hư không,
Chứa vạn hữu hình tuớng.
Giữa biến hiện vô thường,
Tâm nào là gương trong?
Thế này thụ âm dương,
Cõi này gió, nước, lửa.
Tướng này ba chiều hiện,
Tánh này tầng âm thô.
Xuân mai lại ửng vàng,
Tóc sâu già trổ trắng.
Tình huyễn mộng mông lung,
Ngủ vùi quên năm tháng.
---------
Xuân Lưu Lạc
Thơ Hải Thệ
Ta vẫn từng đêm với cổ thư
Và những bâng khuâng thật bất ngờ
Nhiều khuya nghe gió qua song cửa
Lòng chợt chạnh lòng những tứ thơ
Ta chửa bao giờ là thi sỉ
Cũng chẳng dám là lão thiền sư
Giữa cõi đời buồn không tri kỷ
Chuyện lòng khệnh khạng chép ra thơ
Xuân đến rồi kia, biết về đâu
Chỉ tưởng vu vơ một nhịp cầu
Chân bước qua rồi, không quá khứ
Lòng gửi theo từng con nước mau
Ta đón xuân về không trà mứt
Một bóng ven trời vui với ai
Chợt nhớ trong nghiên còn chút mực
Tự vẽ tặng mình một nhánh mai
Băm mấy tuổi đời vẫn thế thôi
Đôi chút ưu tư, tí nổi đời
Em ghé ngang thềm, rồi đi mất
Còn gì, ngoài một cánh hoa rơi ..
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)