Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 31 Tháng 12 năm 2005


Tri chúng / điền khuyết: Gioi Huong / ......

Môn học: Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Bài học: Tùy Hỉ Công Đức


Giảng sư chính: TK Pháp Đăng

Giảng sư điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: SC Tu Nu Dieu Tinh, Chanhhanh , LangGia Nguyet , Gioi Huong, NhiDoMai.

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Lang Gia Nguyet , Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet , Dieu Quang va anitya


Người post bài cho Room: Nhi Do Mai

Người post bài riêng cho chư Tăng:


Trực room (op):
TCDK , NDM,

Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Giảng Sư: TK Pháp Đăng


Tùy Hỉ Công Đức



Tùy hỉ công đức là vui theo phúc hạnh và phúc quả của người khác. Thấy người làm thiện mình hoan hỉ là vui theo phúc hạnh. Thấy người được hạnh phúc, may mắn mình hoan hỉ là vui theo phúc quả.

Người có tâm tuỳ hỉ phước tránh được phiền não ganh tị, tật đố. Ai vui theo thiện sự người đó đến gần điều thiện, được lợi lạc từ chánh hạnh. Ai tùy hỉ công đức thì phước báu sanh trưởng như chính mình làm công đức.

Trong nghi thức tụng niệm thường có những đoạn nguyện cầu chư thiên tùy hỉ phước lành. Những bài kinh "chúc phúc" của chư tăng cũng nằm trong tinh thần tùy hỉ công đức. Người Phật tử thường thốt lời: sàdhu - lành thay, thiện thay để nói lên sự tuỳ hỉ dù trong giờ tụng niệm hay trong sinh hoạt hằng ngày..


Thảo luận:

1 Nếu tuỳ hỉ phước cũng nhiều phước như chính mình làm phước thì tại sao phải nhọc sức tạo phước khi mà mình có thể "hưởng ké" được?


2 Phải chăng tất cả phước hạnh đều đáng được tùy hỉ?


3 Phải chăng chỉ có sự biểu tỏ vui mừng mới gọi là tùy hỉ?


Đố vui

1. Một sư cô đi du phương đến đâu cũng mang theo một tượng Phật tuỳ thân để lễ bái. Cô có ý nghĩ khác người là nếu đặt pho tượng lên bàn thờ các đền chủa thì Phật của mình không hưởng được bao nhiêu nhang khói. Do vậy sư cô nầy chế ra một lò hương với ống khói nhỏ đưa khói hương thẳng vào mặt tượng Phật nhỏ. Ít lâu sau tượng Phật của Sư Cô nầy bị nám đen.

a. Tâm sư cô ấy năng kiến chấp
b. Tâm sư cô ấy nặng ganh tị
c. Tâm sư cô ấy nặng bỏn xẻn
d. Tâm sư cố ấy nặng cả ba thứ phiền não kể trên

2. Người bỏn xẻn có thể dễ dàng tùy hỉ không?
a. Có thể vì người ấy cũng biết giá trị cái mà mình chấp giữ
b. Không thể vì vốn mang nặng phân biệt bĩ thử
c. Có thể vì chỉ có ganh tị mới đối nghịch với tùy hỉ thôi
d. Không thể vì người bỏn xẻn không biết giá trị của chánh pháp

3. Nhãn hiệu tôn giáo, tông phái có thể có ảnh hưởng tai hại đến tinh thần tùy hỉ phước không?
a. Chắc chắn có. Ai cùng tông phái với mình thì làm gì cũng đáng mừng trái lại thì không
b. Không


TIN TỨC


MC2......


No. 0703 NEW ( TK Giác Nguyên dịch)

TRƯỞNG LÃO WALPOLA RAHULA


www.luylau.com
Ngài sinh ngày 09 tháng 05 năm 1907 tại làng Walpola, tỉnh Galle ( Tích Lan). Ngài ở chùa từ bé và bên cạnh những bài học giáo lý do chư tăng hướng dẫn, ngài đã tự học Tú Tài để sau đó thi vào Ceylon University College (1936). Ngài Rahula thọ giới Sa Di năm mười bốn tuổi và theo truyền thống giáo dục của Phật giáo Tích Lan, ngài được hướng dẫn các môn văn chương Sinhala, Pali, Sanskrit, Phật học, Phật Giáo Sử.

Năm 1936, ngài W. Rahula vào học ở Ceylon University College rồi sau đó là University Of London. Có thể nói khả năng tiếng Anh của ngài Rahula sau này là nhờ vào sự chỉ dẫn đặc biệt của giáo sư C. Ludowyk chuyên dạy Văn Chương Anh ngữ tại trường University College và giáo sư S. Thangarajah dạy Toán cùng Khoa học ở trường St. Joseph’s College cũng dành cho ngài nhiều sự quan tâm.

Ngay trong thập niên 1930-1940, ngài Rahula đã là một pháp sư nổi tiếng và cũng là một cây bút có tài viết chuyên đề tôn giáo. Không ít người ở Tích Lan giai đoạn này đã thay đổi cách nhìn về đạo Phật nhờ đọc ngài. Từ những năm ba mươi tuổi ngài Rahula đã bắt đầu quan tâm đến những vấn đề xã hội và được xem là một người yêu nước nồng nàn qua những hoạt động trong quần chúng , kể cả các tù nhân.

Trong tình cảm của giới tăng sĩ trẻ tuổi cùng các thanh niên trí thức nhiều nhiệt huyết của Tích Lan đương thời, ngài Rahula là một tác giả đã nuôi dưỡng tráng chí của họ sau khi ngài xuất bản hai cuốn sách Bhiksuvage Urumaya ( Tăng Sĩ Dấn Thân) và The Heritage Of The Bhikkhu ( Tăng Sĩ Có Gì ). Cuốn này về sau đã được nhà Grove Press, Inc. New York tái bản năm 1974. Năm 1947, ngài W. Rahula đi tham dự Hội Nghị Liên Minh Á Châu ( Inter Asia Relations Conference) tại New Delhi ( Ấn Ðộ ) và trong dịp này ngài đã có cơ hội tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Ấn Ðộ lúc đó là tổng thống Rajendra Prasad, phó tổng thống Sarvepalli Radhakrishnan, thủ tướng Jawaharlal Nehru cùng các nhân vật lừng danh J. Prakash Narayan, Acharya Narendradeva, bác sĩ Ambedkar…

Ngài W. Rahula đã nhận văn bằng B.A ngành ngôn ngữ Ấn Âu năm 1941 tại đại học University Of London và sau đó được học bổng của chính phủ Tích Lan để sang học tại University Of Calcutta ( Ấn Ðộ ). Tại Ấn Ðộ lần này, ngài Rahula lại có dịp làm việc với hai học giả nổi tiếng thế giới là S. N. Das Gupta và B. M. Barua.

Rồi vì biến cố quân Nhật xâm lược Miến Ðiện thời Thế Chiến II, trường đại học Calcutta bị ảnh hưởng nặng về nhân sự nên phải đình chỉ hoạt động và ngài Rahula trở về Colombo. Tại đây, ngài đã nhờ sự giúp đỡ của giáo sư G. P. Malalasekera hoàn tất luận văn tiến sĩ ( Ph. D) tại University Of Ceylon với đề tài Lịch Sử Phật Giáo Tích Lan.

Sau đó, ngài trở thành giáo sư tại trường Vidyalankara Parivena, một trong hai Phật Học Viện hàng đầu của Tích Lan và theo thời gian, giữ luôn chức vụ Tổng Thư ký của trường. Năm 1950, nhân một chương trình nghiên cứu cấp tiến sĩ của chánh phủ Pháp do giáo sư Paul Demieville chủ xướng, ngài Rahula đã sang đại học Sorbonne tham dự lớp nghiên cứu Phật Giáo Bắc Truyền với chủ hướng đặc biệt là về ngài Vô Trước ( Asanga), sư huynh ngài Thế Thân ( Vasubandhu).

MC3...........

Tại Sorbonne, ngài Rahula lại có cơ may học hỏi với các giáo sư Paul Demieville, Louis Renou, Olivier Lacomb, Jean Filliozat, Marcelle Lalou, Andre Bareau. Chính giáo sư Paul Demieville đã giới thiệu ngài W. Rahula với giáo sư Etienne Lamotte, một học giả Phật học nổi tiếng ở Bỉ và hai người sau đó đã trở thành bạn thân. Cũng tại Sorbonne, ngài Rahula có dịp quen biết nhiều học giả thời danh của thế giới về Phật học, trong số đó có cả bà tiến sĩ I. B. Horner, chủ tịch hội Pali Text Society ở London và rất được bà quí mến.

Trong thời gian sống tại Paris, ngài Walpola Rahula đã phiên dịch tác phẩm Abhidharmasamuccaya của ngài Vô Trước từ nguyên tác Sanskrit ( viết thế kỷ thứ tư Tây lịch ) sang Pháp văn. Ðây là bản dịch đầu tiên của tác phẩm quan trọng này ở một ngôn ngữ Tây Phương và giáo sư J. W. Jong đã viết rằng chỉ riêng phần Phụ Lục Từ Vựng mà ngài Rahula đặt ở cuối bản dịch cũng xứng đáng được xem là nền tảng quan trọng cho bất kỳ công trình từ điển Phật học nào bằng tiếng Pháp.

Năm 1958 ngài Rahula đã là thành viên đại diện Tích Lan trong một cuộc họp của Ủy Ban Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Thế Giới (UNESCO). Và trong dịp này ngài đã gặp gỡ và làm việc với các nhân vật Cơ Ðốc Giáo nổi tiếng như Angelo Roncalli, Papal Nuncio ở Paris và sau đó là hội kiến giáo hoàng John XXIII. Họ quý mến nhau như những bè bạn chân thành. Trong một lần gặp mặt ở toà Ðại Sứ Vatican tại Paris, Nuncio đã ôm chầm lấy ngài Rahula và giới thiệu với mọi người rằng ngài là một vị Ðại Sứ Hoàn Vũ hoạt động không biên giới .

Giữa thập niên 1950, ngài Walpola Rahula đã viết một cuốn tiểu luận chuyên khảo về Phật giáo nguyên thủy nhan đề What The Buddha Taught (Lời Phật Dạy), ấn hành lần đầu tiên tại London năm 1959. Tiếng tăm của tác phẩm này sau đó đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong giới học Phật toàn cầu như là một tài liệu nghiên cứu uy tín để tìm hiểu đạo Phật. Năm 1966 cuốn sách này đã được cô Trí Hải dịch sang tiếng Việt với nhan đề là Ðạo Phật- Con Ðường Thoát Khổ.

Ngày nay, nhắc đến những người tiên phong truyền bá Phật Giáo ở Tây Phương thì không ai quên nhắc đến ngài Rahula và nhắc đến ngài thì thì người ta lại nói tới cuốn What The Buddha Taught. Ngài W.Rahula là một học giả uy tín trên toàn cầu. Ngoài Phật học, ngài còn thông thạo nhiều ngôn ngữ Tây Phương và Ðông Phương (đặc biệt bốn thứ tiếng Pali, Sanskrit, Tây Tạng và Pháp văn).

Ðại sứ Pháp tại Tích Lan, bà Elizabeth Dahan, đã gọi tiếng Pháp của ngài Rahula là thứ tiếng Pháp hoàn chỉnh khó tìm thấy ở một người ngoại quốc. Ban biên soạn bộ Bách Khoa Encyclopedia Britanica đã mời ngài chuyên trách mục từ Buddhism trong bộ tự điển, một vinh dự dỉ nhiên chỉ dành cho một người có sở học trời biển cùng một nhân cách khả tín.

Trước năm 1975 ngài Rahula đã từng tháp tùng ngài Narada sang thăm Việt Nam đôi lần. Sau khi tốt nghiệp học vị tiến sĩ tại đại học Sorbonne về Phật giáo Bắc Truyền qua Phạn Ngữ, ngài W.Rahula đã kiêm nhiệm cùng lúc chức vụ viện trưởng, hiệu trưởng nhiều học viện ở Tích Lan, quan trọng nhất là trường University Of Pali and Buddhist Studies. Ðồng thời ngài cũng là một trụ cột trên chính trường Tích Lan quốc nội cũng như hải ngoại. Ngài Walpola Rahula đã qua đời năm 1994 ở tuổi tám mươi bảy.
posted by www.truyenthong.org at 9:06 CH 0 comments

________________________________________________________

MC4........

No. 0700 NEW (Hạt Cát dịch)

91 triệu khách hành hương sẽ viếng thăm đền đài, chùa chiền tại Nhật Bản trong ba ngày đầu năm mới.

The Japan Times: Dec. 16, 2005

Bản tin được đăng tải trên TrangWeb www.japantimes.co.jp, ngày 16 tháng 12, 2006

Hơn 91 triệu người dự trù sẽ viếng thăm các đền đài chùa chiền trong ba ngày đầu năm 2006 nếu thời tiết tốt trong suốt mùa lễ hội. Sở Cảnh Sát Quốc Gia Nhật Bản cho biết như trên.

Sở Cảnh Sát ước đoán có khoảng 91.64 triệu người ở khắp nơi trong nước sẽ viếng thăm các đền thờ Thần Ðạo (Shinto)và Chùa Phật Giáo trong suốt ba ngày đầu năm mới, gia tăng 1.98 triệu người so với năm nay, trong khi có 4.29 triệu người sẽ thăm viếng các khu nghỉ mát bãi biển, gia tăng 420,000 người.

Con số đưa ra từ dữ liệu được cung cấp bởi các nhà tổ chức tôn giáo và các khu giải trí. Sở Cảnh Sát dự trù hội chúng sẽ đông đúc hơn năm nay bởi vì thời tiết có vẻ như sẽ rất tốt.

Theo các tài liệu tổng hợp trên Internet thì Thần Ðạo có con số đền đài nhiều nhất nước Nhật, 89,321 ngôi, có khoảng 102,213,787 tín đồ (102 triệu), con số tự viện Phật Giáo đứng hàng thứ nhì, 87,429 ngôi với 91,583,843 ( 91 triệu)tín đồ căn cứ theo thống kê hồi 31 tháng 12, 1996.
__________________________________________________________

No. 0700 NEW (Hạt Cát dịch)

91 triệu khách hành hương sẽ viếng thăm đền đài, chùa chiền tại Nhật Bản trong ba ngày đầu năm mới.

The Japan Times: Dec. 16, 2005

Bản tin được đăng tải trên TrangWeb www.japantimes.co.jp, ngày 16 tháng 12, 2006

Hơn 91 triệu người dự trù sẽ viếng thăm các đền đài chùa chiền trong ba ngày đầu năm 2006 nếu thời tiết tốt trong suốt mùa lễ hội. Sở Cảnh Sát Quốc Gia Nhật Bản cho biết như trên.

Sở Cảnh Sát ước đoán có khoảng 91.64 triệu người ở khắp nơi trong nước sẽ viếng thăm các đền thờ Thần Ðạo (Shinto)và Chùa Phật Giáo trong suốt ba ngày đầu năm mới, gia tăng 1.98 triệu người so với năm nay, trong khi có 4.29 triệu người sẽ thăm viếng các khu nghỉ mát bãi biển, gia tăng 420,000 người.

Con số đưa ra từ dữ liệu được cung cấp bởi các nhà tổ chức tôn giáo và các khu giải trí. Sở Cảnh Sát dự trù hội chúng sẽ đông đúc hơn năm nay bởi vì thời tiết có vẻ như sẽ rất tốt.

Theo các tài liệu tổng hợp trên Internet thì Thần Ðạo có con số đền đài nhiều nhất nước Nhật, 89,321 ngôi, có khoảng 102,213,787 tín đồ (102 triệu), con số tự viện Phật Giáo đứng hàng thứ nhì, 87,429 ngôi với 91,583,843 ( 91 triệu)tín đồ căn cứ theo thống kê hồi 31 tháng 12, 1996.



Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 Tháng 12 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Chanh Hanh / .....

Môn học: A Ty` Đàm

Bài học: Tap loại yếu hiệp “Thất chi thiền”


Giảng sư chính: TT Tuệ Siêu

Giảng sư điền khuyết: TK Giác Ðẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TCDK,Su Co Dieu Tinh, sis Hatcat, sis Nguon duc Hanh, Sangkhaly
http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, anitya,Dieu Quang

Người post bài cho Room:


Người post bài riêng cho chư Tăng:


Trực room (op): TC dk va Nhi Do Mai

Thông báo (nếu có):
Lớp A tỳ đàm

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu



Tap loại yếu hiệp “Thất chi thiền”


Gọi là chi thiền tức là những chi phần có khả năng thiêu hủy pháp đối lập, không lấy ý nghĩa chú tâm tỉnh lặng, vì rằng 7 chi thiền này tính chất hỗn hợp có thiện và bất thiện. Dùng ý nghĩa thiêu đốt pháp đối lập cũng đúng cã hai phạm trù, bởi những chi thiền thuộc phạm trù thiện pháp đều có khả năng thiêu hủy hay áp chế triền cái; còn chi thiền thuộc về bất thiện là pháp có khả năng thiêu hủy những đặc tính tịnh hảo.

Pháp thất chi thiền gồm có 7:


1. Chi tầm (Vitakka) là tính chất hướng dẫn pháp đồng sanh qui tụ vào đối tượng; chi tầm thiêu hủy pháp đối lập là trạng thái phân tán tâm, tách khỏi đối tượng, nếu thuộc về thiền chứng thì chi tầm thiêu hủy pháp đối lập hôn thụy cái; Tâm bất thiên cũng có chi tầm và chi tầm đó sẽ giúp tâm bất thiện phá được trạng thái tiêu cực với cảnh (tuy nhiên trong pháp bất thiện đôi lúc bị khống chế bởi hôn trầm thụy miên). Chi tầm tức là tầm tâm sở.


2. Chi tứ (Vicàra) là tính chất chú ý vào đối tượng, giúp cho tâm khắn khít với cảnh; nếu là thiện pháp thì chi tứ có tính chất dẹp trừ thái độ hoài nghi; Nếu là bất thiện thì chi tứ giúp tâm bất thiện dẹp trừ thái độ tiêu cực với cảnh. Chi tứ tức là tứ tâm sở.


3. Chi hỷ (Pìti) là tính chất hưnh phấn, giúp tâm được thoải mái với đối tượng; nếu là thiện pháp thì chi hỷ có tính cách giải trừ sự nóng nảy, bức xúc, sân độc cái; nếu là bất thiện thì chi hỷ giúp tâm tham dẹp bỏ thái độ lãnh đạm hay bất mãn với cảnh vừa lòng. Chi hỷ là hỷ tâm sở.


4. Chi định (Ekaggatà) là tính chất trụ tâm trên đối tượng, vững trú vào cảnh; nếu là thiện pháp thì đây là chi phần giúp tâm loại trừ dục dục cái, không có dính mắc chổ này, chổ kia; nếu là bất thiện pháp thì chi định giúp tâm bất thiện càng thắt chặt vào đối tượng.Chi định là nhất hành tâm sở.


5, 6, 7. Chi lạc, chi xã và chi ưu (Sukha, upekkhà, domanassa) đều là thọ tâm sở. Nhưng chi lạc là thọ hỷ (somanassa) là cảm giác an lạc của tâm, cảm giác này loại bỏ được trạo hối cái nếu đây là thiện pháp, cảm giác này ở tâm bất thiện thì cũng loại bỏ trạng thái phân tán của tâm với đối tượng, nói đúng hơn là chi lạc trong bất thiện loại bỏ cảm giác xả và ưu.
- Chi xả là cảm giác bình thản với đối tượng thuộc thọ xả, cảm giác này sẽ giúp tâm loại trừ những cảm giác thô thiển, nếu đây là thiện pháp; chi xả trong bất thiện pháp thì lại là tính chất ngăn chặn cảm giác hỷ và ưu đối với cảnh.
-Chi ưu là thọ ưu là cảm giác buồn chán, bất mãn, không an lòng;chi ưu hoàn toàn là tính chất bất thiện. Cảm giác ưu sẽ hủy diệt tâm trạng bình thản hay hưng phấn của tâm, cũng gọi là chi thiền vì nó có khả năng thiêu hủy trạng thái đối lập.


THẢO LUẬN: Do vị chủ trì đặt câu hỏi.


CÂU ÐỐ VUI:

1. Ý nghĩa nào dưới đây định nghĩa tâm thiền đáo đại:
a. Trạng thái vắng lặng được năm pháp cái
b. Trạng thái an tịnh các chi thiền
c. Trạng thái nhiếp tâm trên một đối tượng
d. Cả ba câu đều đúng

2. Vị A-la-hán tu chứng thiền hiệp thế nhằm mục đích:
a. Ðể chế ngự phiền não
b. Ðể thành tựu năng lực thần thông
c. Ðể có khả năng nhập định
d. Câu b va c đúng

3. Trong tâm bất thiện vẫn có tầm tứ là những chi thiền, nhưng không gọi tâm bất thiện là tâm thiền bởi lý do:
a. Tâm bất thiện không có khả năng áp chế phiền não.
b. Tâm bất thiện không đưa đến sanh hữu phạm thiên.
c. Tâm bất thiện không đưa đến khả năng thần thông.
d. Cả ba câu điều đúng.


TIN TỨC

No. 0702 NEW(Hạt Cát dịch)

Chùa Seck Kia Eenh - Thích Ca Viện, Mã Lai, thu nhận được $57,027 USD cho Quỹ Ung Thư

BY CHRISTINA TAN, The Star, December 19, 2005
Bản tin được đăng tải trên trang Web The Star ngày 19 tháng 12, 2005.

Malacca, Malaysia -- Chùa Thích Ca ở Malacca, Mã Lai đã thu được hơn 211,000 Mã Kim tức là khoảng US $57,027 cho Quỹ Ung Thư do bán đèn nến Liên Hoa trong một buổi lễ chúc phúc long trọng gần đây.

Chan, nhà tổ chức buổi lễ chúc phúc và bán nến gây Quỹ Ung Thư nói “Rất nhiều người đã trả hơn giá chính thức 20 Mã Kim cho mỗi ngọn đèn. Nến được thắp lên trong suốt buổi chúc phúc tại sảnh đường Trường Trung Cấp Pay Fong bởi tín chúng, những người cầu nguyện phước lành đến cho họ và thân nhân, bạn bè. Họ cũng được hướng dẫn xướng kệ bởi khoảng 300 tu sĩ đến từ 26 quốc gia tham dự cuộc hội thảo được tổ chức kết hợp với buổi lễ chúc phúc.

Ông nói đây là lần đầu tiên thu góp được một ngân khoản lớn lao như vậy trong một sự kiện độc nhất được tổ chức bởi Thích Ca Viện.

Ông thêm “Tôi chân thành cảm tạ hảo tâm của công chúng trong việc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân ung thư nghèo khó”

Quỹ Ung Thư được thành lập năm 2000 do ông Chan, một nạn nhân ung thư sống sót, kể từ đó, quỹ đã giúp đỡ hơn 150 bệnh nhân từ nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau.

Một người mẹ, bà Lui, mang hai đứa con đến để thắp nến cho gia đình sau khi biết được chương trình vào giờ chót.

Bà Lui và các con, cũng như những gia đình và những Phật tử khác tại buổi lễ, cũng đã cúng dường tịnh tài để tạo công đức.

Buổi lễ chúc phúc trọng đại này đã được tổ chức kết hợp với Hội Nghị Tăng Sĩ Trẻ Tuổi Phật Giáo Thế Giới lần thứ nhì (WBYS) diễn ra tại Chùa Seck Kia Eenh dịch Việt Thích Ca Viện ở Jalan Gajah Berang, Mã Lai từ 9 tháng 12, đến 11 tháng 12, 2005.

Căn cứ theo chủ tịch Hội Tăng Sĩ Phật Giáo Trẻ Tuổi, Munindawansa Thero, Phiên họp đầu tiên được tổ chức hồi tháng Hai năm ngoái, 2004 tại Katmandu, Nepal với mục đích đào tạo chức năng lãnh đạo cho tăng sĩ trẻ tuổi để ứng phó những thử thách trong tương lai.

Chư Tăng từ 26 quốc gia gồm USA, Ấn Ðộ, Nepal, TrungQuốc, Úc Châu, Ðâi Hàn, Nhật Ban, Pháp Anh, Thái Lan, Mông Cổ và Mã Lai đã hiện diện trong cuộc hội nghị.

Bên cạnh hai sự kiện chính, Thích Ca Viện cũng đã tổ chức một buổi lễ khánh thành tòa nhà mới đối diện với ngôi chùa với phí tổn xây dựng 3 triệu Mã Kim

Thích Ca Viện đã nhờ vào tịnh tài cúng dường của công chúng tích lũy hơn 30 năm để xây dựng tòa nhà 4 tầng với nhiều phòng học và một sảnh đường đa dụng.

Ông Chan, cũng là thành viên hội đồng điều hành ngôi chùa, nói mục đích sử dụng chính của tòa nhà mới là nhắm vào các lớp mẫu giáo.

Sáu lớp mẫu giáo với 182 học sinh sẽ được chuyển từ ngôi chùa, vốn bị giới hạn phòng ốc với con số học sinh, đến tòa nhà mới.

Với tòa nhà mới này, Thích Ca Viện có thể cung ứng yểm trợ và phương tiện cho các hội đoàn thuộc 18 trường phái Phật giáo trong nước tổ chức những cuộc cắm trại và huấn luyện đào tạo, đồng thời, hội đồng điều hành ngôi chùa cũng đã chấp thuận cho thuê sảnh đường đa dụng để tổ chức các cuộc hội hè đình đám tư nhân.

Ông Chan nói tòa nhà sẽ được khuếch trương trong tương lai tùy theo nhu cầu và ngân quỹ cho phép.
Cũng được biết thêm rằng Thích Ca Viện là một trong những ngôi chùa thuộc Phật Giáo truyền thống Theravada tại Mã Lai.
__________________________________________________________

No. 0697 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)

Giáo đòan Ki Tô Giáo rủ rê Phật tử Thái với tặng vật.

By Connie Levett, Sydney Morning Herald Correspondent, December 24,2005.
Bản tin được đăng tải trên trang Web Sydney Morning Herald Correspondent ngày 24 tháng 12, 2005.

Nam khem, Thailand--- Có âm vang mới lạ tại Nam Khem hôm chủ nhựt khi đám đông cải đạo đi đến nhà thờ nhân dịp lễ Noel được tổ chức lần đầu tiên.

Không có các thương vụ mua bán thuộc về Giáng sinh tràn ngập như ở Bangkok trong làng đánh cá nhỏ thuộc phía bắc Phuket Bangkok với số người mất tích gần 1000 của nạn sóng thần Tsumani trong năm qua. Nhưng với những tổ chức cưú trợ, trong đó có nhiều hội đoàn liên hệ với Ki Tô giáo, góp công mạnh mẽ vào công trình xây dựng lại tại đây, những vụ cải đạo đã tiếp theo sau đó.

Trụ trì tu viện Nam khem, Sư Wirort Titapinyo, ước lượng khoảng 10 đến 20% trong số 3500 cư dân sống sót trong những làng đã thay đổi tôn giáo của họ từ khi sóng thần Tsumani xảy ra.

.Họ thay đổi bởi vì vật chất, tàu bè, nhà ở cũng như tiền bạc.” Sư nói: “Vài người đã cải đạo vẫn còn lánh mặt, họ xấu hổ với nó. Họ chỉ nghĩ về vật chất và tiền bạc.

Ông trưởng làng Satearn Petchkhiang, không hề biết những đoàn thể Thiên chúa giáo nào đang hoạt động tại làng của ông, bởi họ không cần phải ghi danh, nhưng ông nghĩ tỷ lệ thay đổi chỉ gần 10%.

Trong tỉnh Phang Nga, nơi Nam khem tọa lạc, có 27 nhà thờ mới.

Bà Dr Benjaporn Panyayong, giám đốc trung tâm hồi phục sức khỏe tinh thần, nói tín đồ Cơ Đốc đã xây cất lại nhà cửa, được tặng gạo và kinh thánh.
“Nhiều người không biết họ thuộc về Baptist hay Seventh Day Adventist.Tôi nghĩ vài dân làng lấy phẩm vật và nói với họ đã theo đạo và sau đó thì đổi lại, bà nói.

Chuyện ly gián lặt vặt của những người được trả tiền để cải đạo thì lan tràn nhưng Herald không tìm ra người nào thừa nhận việc đó.

Tawin Kooprasert, 37, Cô cải đạo vào hồi tháng 5 bởi một hội truyền giáo từ Chiang Mai thuộc phía Bắc Thailan.“Họ hỏi tâm thần của tôi thế nào,có người nào trong gia đình đã chết, và bây giờ tôi cóvui không? Họ không cho tiền”.

Eric Johannsen là một người Mỹ giảng dạy KinhThánh đang làm việc trong nhà thờ nhỏ Calvary , một nhà thờ thành hình trong bóng dáng của mảnh đất nổi tiếng Nam khem sau sóng thần. Ông Johannsen, người đã tới làm việc tại Thái Lan trước sóng thần, nói “ Giáo đoàn đã đến Thailan 100 năm nay nhưng không mọc rễ được, vì thế, khi có tai họa đến bất chợt khiến số người cải đạo có thể tăng lên, người ta cho rằng, đỗ lỗi là giáo hội đã mua nhà cửa cho họ.

Ông nói “Nhưng người ta cũng có kinh nghiệm trong đời sống và với tôn giáo họ có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của họ”. Ông đồng ý rằng nhiều người trước tiên đến để xem họ sẽ được những vật chất gì và con số thành viên tụt xuống khi họ nhận ra không phải là một nhà thờ giàu có.

Kian Thongtae, 83, không thay đổi gì mặc dù nhận được nhiều tặng phẩm quí giá từ nước ngoài. Một cây quạt bàn được tặng “với tình thưong” từ ServLife International và bà nhận tủ lạnh từ công dân Mỹ. Một tàu đánh cá gia đình mới đến từ Đức quốc. Vật dụng trong bếp, những thùng chứa nước và thùng rác cũng đến từ giáo hội.

Bà Kian nói bà đã tham gia buổi ăn trưa miễn phí và tụ họp với giáo hội vài tháng trước khi 4 chiếc xe bus lớn đã chuyên chở 200-300 dân chúng từ nhiều nơi trong thành phố đến để nghe giảng đạo, vài người goại quốc nhưng đa số là người Thái. Sau bữa ăn trưa họ nói những ai đã uống nước với họ đương nhiên theo đạo Cơ Đốc.

Bà nói “Một số ít người đã cải đạo, nhưng tôi nghĩ một số người chỉ cần uống nước; họ vừa ăn xong. Vài dân làng nghĩ rằng nếu họ trở thành Ki Tô giáo họ sẽ được nhà mới, tiền bạc".

Giáo đòan đã đến thăm viếng bà tại nhà, đưa cho bà sách bằng tiếng Thái, có thể là kinh thánh, với hai bàn tay siết chặt in trên bìa sách.

Bà Kian nói “Tôi biết họ là người tốt, nhưng tôi không trở thành một tín đồ Ki Tô giáo”.



Thứ Năm, 29 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 29 Tháng 12 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Nhu Khanh/ ....


Môn học: Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: Cứ pháp tu hành


Giảng sư chính: TT Tuệ Siêu

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: An,NDM, CH, HC http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang, Hat Cat va anitya


Người post bài cho Room: NDM


Người post bài riêng cho chư Tăng: NDM

Trực room (op):


Thông báo (nếu có):


Lớp Phật Pháp phổ thông

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu



Cứ pháp tu hành


Cứ pháp (apassenadhamma) là điểm tựa, cơ sở để áp dụng hoán chuyển trong phương thức tu tập.


Có 4 cứ pháp:

1. Suy xét rồi thọ dụng (san.khāy’ ekam. pat.iseveti), tức là đối với tứ sự (y phục, vật thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh) nên thọ dụng sau khi quán tưởng.

2. Suy xét rồi kham nhẫn (san.khāy’ ekam. adhivāseti), tức là đối với nghịch cảnh khổ thọ xảy đến phải kham nhẫn bằng cách suy quán.

3. Suy xét rồi né tránh (san.khāy’ ekam. parivajjeti), tức là những chỗ nguy hại đến tính mạng hay phạm hạnh, cần phải cân nhắc rồi tránh né chỗ ấy.

4. Suy xét rồi khử trừ (san.khāy’ ekam. pat.ivinodeti), tức là đối với phiền não ác bất thiện pháp nên thẩm sát rồi diệt trừ đi.

Bốn pháp apassena này cũng được gọi là upanissaya (y chỉ pháp)

vị hành giả sau khi dùng trí quán xét mới thọ dụng, hoặc kham nhẫn, hoặc né tránh, hoặc trừ khử, như vậy sẽ làm cho không sanh những ác bất thiện pháp chưa sanh, làm cho diệt mất những ác bất thiện pháp đã sanh, làm cho sanh khởi các thiện pháp chưa sanh, và làm cho tăng trưởng các thiện pháp đã sanh.

Vị tỳ-kheo có đầy đủ bốn điểm tựa này và năm vũ khí: tín, tàm, quý, cần, tuệ; vị ấy được gọi là bậc cụ túc y chỉ (nissayasampanno) D.II.224, 270; A.IV.354; A.V.30



Thảo luận:

1. Làm sao để có thể biết trường hợp nào phải kham nhẫn hay là né tránh?


2. Một vị đã đoạn tận phiền não, vị ấy có cần thiết phải kham nhẫn hay né tránh nghịch cảnh chăng?


3. Nếu vị đệ tử Phật né tránh chúng sanh ác thì làm sao tiếp độ chúng sanh bỏ dữ về lành?


Câu đố:

1. Khi đức Phật và đệ tử của Ngài đến tại Kosambī, tại đây đức Phật bị đám người của thứ phi vua Udena lăng nhục. Đức Phật đã có thái độ dứt khoát trong hoàn cảnh này là:

a. Bỏ đi nơi khác
b. Ở lại chịu đựng
c. Phản kháng những người chống đối
d. Có cả ba thái độ trên


2. Đức Phật dạy phải tránh né những chúng sanh hung dữ, bởi vì:

a. Để tránh gặp phiền phức vô ích
b. Để tâm không bị phiền não chi phối
c. Để bảo toàn tính mạng mà tu hành
d. Cả ba câu đều đúng


3. Phiền não có nguy cơ sanh khởi, trường hợp đó một người tu tập nên có thái độ xử sự hợp lý thế nào?

a. Tránh né nguy cơ sanh phiền não
b. Tạo cảnh cho sanh phiền não để diệt
c. Chấp nhận cái gì phải đến sẽ đến
d. Dập tắt ngay nguyên nhân sẽ sanh phiền não



TIN TỨC

No. 0702 NEW(Hạt Cát dịch)

Chùa Seck Kia Eenh - Thích Ca Viện, Mã Lai, thu nhận được $57,027 USD cho Quỹ Ung Thư

BY CHRISTINA TAN, The Star, December 19, 2005
Bản tin được đăng tải trên trang Web The Star ngày 19 tháng 12, 2005.

Malacca, Malaysia -- Chùa Thích Ca ở Malacca, Mã Lai đã thu được hơn 211,000 Mã Kim tức là khoảng US $57,027 cho Quỹ Ung Thư do bán đèn nến Liên Hoa trong một buổi lễ chúc phúc long trọng gần đây.

Chan, nhà tổ chức buổi lễ chúc phúc và bán nến gây Quỹ Ung Thư nói “Rất nhiều người đã trả hơn giá chính thức 20 Mã Kim cho mỗi ngọn đèn. Nến được thắp lên trong suốt buổi chúc phúc tại sảnh đường Trường Trung Cấp Pay Fong bởi tín chúng, những người cầu nguyện phước lành đến cho họ và thân nhân, bạn bè. Họ cũng được hướng dẫn xướng kệ bởi khoảng 300 tu sĩ đến từ 26 quốc gia tham dự cuộc hội thảo được tổ chức kết hợp với buổi lễ chúc phúc.

Ông nói đây là lần đầu tiên thu góp được một ngân khoản lớn lao như vậy trong một sự kiện độc nhất được tổ chức bởi Thích Ca Viện.

Ông thêm “Tôi chân thành cảm tạ hảo tâm của công chúng trong việc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân ung thư nghèo khó”

Quỹ Ung Thư được thành lập năm 2000 do ông Chan, một nạn nhân ung thư sống sót, kể từ đó, quỹ đã giúp đỡ hơn 150 bệnh nhân từ nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau.

Một người mẹ, bà Lui, mang hai đứa con đến để thắp nến cho gia đình sau khi biết được chương trình vào giờ chót.

Bà Lui và các con, cũng như những gia đình và những Phật tử khác tại buổi lễ, cũng đã cúng dường tịnh tài để tạo công đức.

Buổi lễ chúc phúc trọng đại này đã được tổ chức kết hợp với Hội Nghị Tăng Sĩ Trẻ Tuổi Phật Giáo Thế Giới lần thứ nhì (WBYS) diễn ra tại Chùa Seck Kia Eenh dịch Việt Thích Ca Viện ở Jalan Gajah Berang, Mã Lai từ 9 tháng 12, đến 11 tháng 12, 2005.

Căn cứ theo chủ tịch Hội Tăng Sĩ Phật Giáo Trẻ Tuổi, Munindawansa Thero, Phiên họp đầu tiên được tổ chức hồi tháng Hai năm ngoái, 2004 tại Katmandu, Nepal với mục đích đào tạo chức năng lãnh đạo cho tăng sĩ trẻ tuổi để ứng phó những thử thách trong tương lai.

Chư Tăng từ 26 quốc gia gồm USA, Ấn Ðộ, Nepal, TrungQuốc, Úc Châu, Ðâi Hàn, Nhật Ban, Pháp Anh, Thái Lan, Mông Cổ và Mã Lai đã hiện diện trong cuộc hội nghị.

Bên cạnh hai sự kiện chính, Thích Ca Viện cũng đã tổ chức một buổi lễ khánh thành tòa nhà mới đối diện với ngôi chùa với phí tổn xây dựng 3 triệu Mã Kim

Thích Ca Viện đã nhờ vào tịnh tài cúng dường của công chúng tích lũy hơn 30 năm để xây dựng tòa nhà 4 tầng với nhiều phòng học và một sảnh đường đa dụng.

Ông Chan, cũng là thành viên hội đồng điều hành ngôi chùa, nói mục đích sử dụng chính của tòa nhà mới là nhắm vào các lớp mẫu giáo.

Sáu lớp mẫu giáo với 182 học sinh sẽ được chuyển từ ngôi chùa, vốn bị giới hạn phòng ốc với con số học sinh, đến tòa nhà mới.

Với tòa nhà mới này, Thích Ca Viện có thể cung ứng yểm trợ và phương tiện cho các hội đoàn thuộc 18 trường phái Phật giáo trong nước tổ chức những cuộc cắm trại và huấn luyện đào tạo, đồng thời, hội đồng điều hành ngôi chùa cũng đã chấp thuận cho thuê sảnh đường đa dụng để tổ chức các cuộc hội hè đình đám tư nhân.

Ông Chan nói tòa nhà sẽ được khuếch trương trong tương lai tùy theo nhu cầu và ngân quỹ cho phép.
Cũng được biết thêm rằng Thích Ca Viện là một trong những ngôi chùa thuộc Phật Giáo truyền thống Theravada tại Mã Lai
________________________________________________________

No. 0697 NEW(Nhị Ðộ Mai dịch)

Giáo đòan Ki Tô Giáo rủ rê Phật tử Thái với tặng vật.

By Connie Levett, Sydney Morning Herald Correspondent, December 24,2005.
Bản tin được đăng tải trên trang Web Sydney Morning Herald Correspondent ngày 24 tháng 12, 2005.

Nam khem, Thailand--- Có âm vang mới lạ tại Nam Khem hôm chủ nhựt khi đám đông cải đạo đi đến nhà thờ nhân dịp lễ Noel được tổ chức lần đầu tiên.

Không có các thương vụ mua bán thuộc về Giáng sinh tràn ngập như ở Bangkok trong làng đánh cá nhỏ thuộc phía bắc Phuket Bangkok với số người mất tích gần 1000 của nạn sóng thần Tsumani trong năm qua. Nhưng với những tổ chức cưú trợ, trong đó có nhiều hội đoàn liên hệ với Ki Tô giáo, góp công mạnh mẽ vào công trình xây dựng lại tại đây, những vụ cải đạo đã tiếp theo sau đó.

Trụ trì tu viện Nam khem, Sư Wirort Titapinyo, ước lượng khoảng 10 đến 20% trong số 3500 cư dân sống sót trong những làng đã thay đổi tôn giáo của họ từ khi sóng thần Tsumani xảy ra.

.Họ thay đổi bởi vì vật chất, tàu bè, nhà ở cũng như tiền bạc.” Sư nói: “Vài người đã cải đạo vẫn còn lánh mặt, họ xấu hổ với nó. Họ chỉ nghĩ về vật chất và tiền bạc.

Ông trưởng làng Satearn Petchkhiang, không hề biết những đoàn thể Thiên chúa giáo nào đang hoạt động tại làng của ông, bởi họ không cần phải ghi danh, nhưng ông nghĩ tỷ lệ thay đổi chỉ gần 10%.

Trong tỉnh Phang Nga, nơi Nam khem tọa lạc, có 27 nhà thờ mới.

Bà Dr Benjaporn Panyayong, giám đốc trung tâm hồi phục sức khỏe tinh thần, nói tín đồ Cơ Đốc đã xây cất lại nhà cửa, được tặng gạo và kinh thánh.
“Nhiều người không biết họ thuộc về Baptist hay Seventh Day Adventist.Tôi nghĩ vài dân làng lấy phẩm vật và nói với họ đã theo đạo và sau đó thì đổi lại, bà nói.

Chuyện ly gián lặt vặt của những người được trả tiền để cải đạo thì lan tràn nhưng Herald không tìm ra người nào thừa nhận việc đó.

Tawin Kooprasert, 37, Cô cải đạo vào hồi tháng 5 bởi một hội truyền giáo từ Chiang Mai thuộc phía Bắc Thailan.“Họ hỏi tâm thần của tôi thế nào,có người nào trong gia đình đã chết, và bây giờ tôi cóvui không? Họ không cho tiền”.

Eric Johannsen là một người Mỹ giảng dạy KinhThánh đang làm việc trong nhà thờ nhỏ Calvary , một nhà thờ thành hình trong bóng dáng của mảnh đất nổi tiếng Nam khem sau sóng thần. Ông Johannsen, người đã tới làm việc tại Thái Lan trước sóng thần, nói “ Giáo đoàn đã đến Thailan 100 năm nay nhưng không mọc rễ được, vì thế, khi có tai họa đến bất chợt khiến số người cải đạo có thể tăng lên, người ta cho rằng, đỗ lỗi là giáo hội đã mua nhà cửa cho họ.

Ông nói “Nhưng người ta cũng có kinh nghiệm trong đời sống và với tôn giáo họ có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của họ”. Ông đồng ý rằng nhiều người trước tiên đến để xem họ sẽ được những vật chất gì và con số thành viên tụt xuống khi họ nhận ra không phải là một nhà thờ giàu có.

Kian Thongtae, 83, không thay đổi gì mặc dù nhận được nhiều tặng phẩm quí giá từ nước ngoài. Một cây quạt bàn được tặng “với tình thưong” từ ServLife International và bà nhận tủ lạnh từ công dân Mỹ. Một tàu đánh cá gia đình mới đến từ Đức quốc. Vật dụng trong bếp, những thùng chứa nước và thùng rác cũng đến từ giáo hội.

Bà Kian nói bà đã tham gia buổi ăn trưa miễn phí và tụ họp với giáo hội vài tháng trước khi 4 chiếc xe bus lớn đã chuyên chở 200-300 dân chúng từ nhiều nơi trong thành phố đến để nghe giảng đạo, vài người goại quốc nhưng đa số là người Thái. Sau bữa ăn trưa họ nói những ai đã uống nước với họ đương nhiên theo đạo Cơ Đốc.

Bà nói “Một số ít người đã cải đạo, nhưng tôi nghĩ một số người chỉ cần uống nước; họ vừa ăn xong. Vài dân làng nghĩ rằng nếu họ trở thành Ki Tô giáo họ sẽ được nhà mới, tiền bạc".

Giáo đòan đã đến thăm viếng bà tại nhà, đưa cho bà sách bằng tiếng Thái, có thể là kinh thánh, với hai bàn tay siết chặt in trên bìa sách.

Bà Kian nói “Tôi biết họ là người tốt, nhưng tôi không trở thành một tín đồ
Ki Tô giáo”.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 12 năm 2005

Tri chúng/ điền khuyết: Hat Cat /TLN

Môn học: Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Bài học: Danh Y Jivaka


Giảng sư chính: TT Giác Ðẳng

Giảng sư điền khuyết: TTTuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: TC dk, NK , GH, NDM http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát va anitya

Người post bài cho Room:

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng:


Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Giảng sư: TT Giác Đẳng



Danh Y Jivaka



Tài liệu trích từ "Đức Phật và Phật Pháp - Narada" bản dịch của Phạm Kim Khánh


Jivaka là vị lương y trứ danh thường ở gần Đức Phật để chăm lo sức khỏe Ngài.

Lúc vừa ra đời, mẹ ông đặt ông trong cái thùng rồi đem bỏ trên một đống rác cạnh bên đường.

Hoàng tử Abhaya, con của Vua Bimbisara (Bình Sa Vương) tình cờ đi qua, thấy quạ bu xung quanh và khám phá rằng đứa bé còn sống (jivati) nên đem về cho người nuôi dưỡng.

Vì lúc tìm ra, ông còn sống nên đặt tên là Jivaka. Vì được một vị hoàng tử đem về nuôi dưỡng nên người ta gọi là Komarabhacca.

Đến lúc trưởng thành, ông là một lương y và một nhà giải phẫu đại tài. Sách ghi rằng hai lần ông thành công mỹ mãn cuộc giải phẫu cho một nhà triệu phú mắc phải bệnh đau đầu.

Thường ngày ông đến hầu Đức Phật ba lần.

Nhân định rằng ông sẽ có thể thành đạt nhiều lợi ích nếu có một tu viện ở gần nhà nên ông cất một cái trong khu vườn xoài của ông. Sau khi hoàn thành công tác xây cất, ông đắc Quả Tu Đà Hườn. Kinh Jivaka Sutta [14] đề cập đến vấn đề ăn thịt là bài kinh mà Đức Phật giảng cho ông Jivaka.

Sau khi vua Ajatasattu (A Xà Thế) giết cha, chính ông Jivaka thúc giục vua đến yết kiến Đức Phật.

Cũng do lời thỉnh cầu của Jivaka, Đức Phật kêu gọi chư vị tỳ khưu nên hoạt động chân tay như quét nhà v.v...


TIN TỨC

No. 0647 NEW(Chánh Hạnh dịch)

Tu Viện Phật Giáo Vùng Ðại Hồ, Michigan, Hoa Kỳ

The Great Lakes Buddhist Vihara – Tu Viện Phật Giáo Ðại Hồ được thành lập vào tháng 4/1997, dưới sự hướng dẫn của NgàiVenerable Brahmanaga Muditha Thero tại Chung Cư White Hall, phía nam Michigan (ngoại ô của Detroit). Vào năm 2003, Vihara đã được thành lập ở vùng hiện nay, tọa lạc tại số 21491, Beech Road, Southfield, Michigan. Những tình nguyện viên của hội đòan làm việc rất tận tâm tận lực, góp phần tạo thêm vẻ đẹp và không khí thiêng liêng của ngôi chùa.

Hơn 6 năm qua, Vihara là nơi tạo ra những cơ hội lớn cho tất cả những tín đồ ở khu vực Great Lakes và những vùng lân cận tụ họp tham gia các hoạt động tôn giáo bình thường. Từ khi bắt đầu, Vihara đã rổ chức long trọng các lễ kỷ niệm lớn như lễ Phật đản (Vesak), Ngày Pháp Bảo (Poson) và lễ dâng y Kathina và tổ chức các khoá tu thiền dưới sự chỉ đạo của sư trụ trì Brahmanagama Muditha Thero và chư tăng thường trú trong chùa, ÐÐ Sathindrya và ÐÐ Sankicha. Thêm vào đó, hoạt động hàng tuần ở Vihara bao gồm khóa lễ ngày chủ nhật và những lớp thuyết giảng giáo pháp cho người lớn và trẻ em.

Great Lakes Buddhist Vihara được hỗ trợ bởi những Phật tử sùng tín và những đại thí chủ sống ở vùng Great Lakes, những người tìm nơi nương tựa và trao gửi gía trị ở Vihara để thỏa mãn và nâng cao nhu cầu tâm linh cuả họ. Ngày nay, ngôi chùa là một nơi để thờ phượng, một nơi để hành thiền, một nơi để học hỏi, một nơi để giao lưu, một nơi để làm việc phúc lợi xã hội và cuối cùng nó mong đợi được trở thành một trung tâm cho an bình nội tại. Tu Viện Great Lakes cung ứng một khung cảnh tôn nghiêm thanh tịnh để thờ phượng và cầu nguyện cho tất cả Phật tử theo những phương cách riêng của họ.

Trung tâm Phật Giáo Great Lakes phản ảnh những hy vọng, nguyện vọng và năng lực của một cộng đồng bé nhỏ chủ yếu là Phật tử ở vùng Michigan Great Lakes và phiá Nam Ontario. Nhà chuà tận tâm phổ biến, giảng dạy giáo lý Phật Giáo trong khu vực và yểm trợ, giúp đỡ tinh thần cho mọi người bất cứ tôn giáo nào.
Mục tiêu chủ yếu của Viahra là trở thành một trung tâm an bình nội tại cho tất cả những người trong và ngoài đạo Phật thuộc vùng Great Lakes được thực tập lời dạy của Ðức Thế Tôn theo cách riêng cuả mỗi người.
___________________________________________________________


No. 0701 NEW(Hạt Cát dịch)
Chùa Phật Giáo ở Nga sắp hoàn thành


Phayul[Monday, December 26, 2005 20:59]

Dharamshala December 26 - Elista, thủ đô nước cộng hòa Kalmykia thuộc vùng biển Caspian, cựu Liên Bang Sô Viết, là một quốc gia có phần trăm dân số Phật tử rất cao với quốc kỳ có một đóa bạch liên nổi bậc trên nền vòng tròn xanh nằm trên một nền vàng khác, thành phố Elista sẽ là trú xứ của một ngôi chùa Phật giáo. Ngôi chùa sau khi hoàn thành sẽ là ngôi thờ phượng cao nhất tại Nga Sô.

Căn cứ theo một email gửi tới phayul, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã cử hành nghi thức chứng minh cho công trình xây cất trong thời gian Ngài thăm viếng Kalmykia hồi tháng 12 năm 2004. Tổng Thống Kalmykia và lãnh đạo Phật Giáo Kamykiađã làm việc không mệt mỏi để cho dự án được thành công.

Ngôi chùa sắp hoàn thành với đỉnh chóp vàng và bánh xe pháp tôn trí trên nóc mái. Ngôi chùa sẽ khai mạc vào ngày 27 tháng 12 trong suốt mùa lễ hội năm mới tại Kalmykia. Phật tử trong vùng tin tưởng rằng ngôi chùa, với sự chúc lành của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ trở thành một ph ần quan trọng trong cộng đồng Phật Giáo Nga Sô.

Có một số lượng lớn lao cư dân Phật tử tại Kalmykia, Buryata và Tuva thuộc Nga Sô. Chính quyền Nga đã từ chối cấp chiếu khán cho Ðức Lạt Lai Lạt Ma một vài lần trong những năm gần đây đã khiến cư dân Phật tử bất bình. Nhưng sự bất bình này đã chấm dứt khi chính quyền Nga Sô trở nên mềm dẽo hơn đã chịu cấp phát chiếu khán cho vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng hồi năm 2004.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 12 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Nhi Do Mai / ....

Môn học: Lớp Phật Học Cơ Bản

Bài học: Thái Độ Xử Thế Và Sự Tu Tập Bản Thân


Giảng sư chính: TT Tuệ Siêu

Giảng sư điền khuyết: TK Giac Dang


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: An, HC, Chanh hanh

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát, Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Dieu Quang
và anitya

Người hoán chuyển và post bài cho Room: Hat Cat , Tam Tinh


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat,

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Học Cơ Bản

Hướng dẫn: TT Tuệ Siêu




Thái Độ Xử Thế Và Sự Tu Tập Bản Thân



Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Chương IV - Bốn Pháp


Mất Gốc

1. Do bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là bốn?

Không có suy xét, không có cứu xét, tán thán người không đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, không tán thán người đáng tán thán; Không có suy xét, không có cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ không đáng tín nhiệm; Không có suy xét, không có cứu xét, bất tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm.

Do bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, không thông minh, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như môt kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều vô phước.

2. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như môt người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều điều phước đức. Thế nào là bốn?

Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, không tán thán những người không đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tán thán những người đáng được tán thán; Sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm ở những chỗ đáng tín nhiệm; sau khi suy xét, sau khi cứu xét, tỏ bày sự tín nhiệm tại những chỗ đáng tín nhiệm. Thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một người không mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách, và tạo nên nhiều phước đức.



TIN TỨC

No. 0647 NEW(Chánh Hạnh dịch)

Tu Viện Phật Giáo Vùng Ðại Hồ, Michigan, Hoa Kỳ

The Great Lakes Buddhist Vihara – Tu Viện Phật Giáo Ðại Hồ được thành lập vào tháng 4/1997, dưới sự hướng dẫn của NgàiVenerable Brahmanaga Muditha Thero tại Chung Cư White Hall, phía nam Michigan (ngoại ô của Detroit). Vào năm 2003, Vihara đã được thành lập ở vùng hiện nay, tọa lạc tại số 21491, Beech Road, Southfield, Michigan. Những tình nguyện viên của hội đòan làm việc rất tận tâm tận lực, góp phần tạo thêm vẻ đẹp và không khí thiêng liêng của ngôi chùa.

Hơn 6 năm qua, Vihara là nơi tạo ra những cơ hội lớn cho tất cả những tín đồ ở khu vực Great Lakes và những vùng lân cận tụ họp tham gia các hoạt động tôn giáo bình thường. Từ khi bắt đầu, Vihara đã rổ chức long trọng các lễ kỷ niệm lớn như lễ Phật đản (Vesak), Ngày Pháp Bảo (Poson) và lễ dâng y Kathina và tổ chức các khoá tu thiền dưới sự chỉ đạo của sư trụ trì Brahmanagama Muditha Thero và chư tăng thường trú trong chùa, ÐÐ Sathindrya và ÐÐ Sankicha. Thêm vào đó, hoạt động hàng tuần ở Vihara bao gồm khóa lễ ngày chủ nhật và những lớp thuyết giảng giáo pháp cho người lớn và trẻ em.

Great Lakes Buddhist Vihara được hỗ trợ bởi những Phật tử sùng tín và những đại thí chủ sống ở vùng Great Lakes, những người tìm nơi nương tựa và trao gửi gía trị ở Vihara để thỏa mãn và nâng cao nhu cầu tâm linh cuả họ. Ngày nay, ngôi chùa là một nơi để thờ phượng, một nơi để hành thiền, một nơi để học hỏi, một nơi để giao lưu, một nơi để làm việc phúc lợi xã hội và cuối cùng nó mong đợi được trở thành một trung tâm cho an bình nội tại. Tu Viện Great Lakes cung ứng một khung cảnh tôn nghiêm thanh tịnh để thờ phượng và cầu nguyện cho tất cả Phật tử theo những phương cách riêng của họ.

Trung tâm Phật Giáo Great Lakes phản ảnh những hy vọng, nguyện vọng và năng lực của một cộng đồng bé nhỏ chủ yếu là Phật tử ở vùng Michigan Great Lakes và phiá Nam Ontario. Nhà chuà tận tâm phổ biến, giảng dạy giáo lý Phật Giáo trong khu vực và yểm trợ, giúp đỡ tinh thần cho mọi người bất cứ tôn giáo nào.
Mục tiêu chủ yếu của Viahra là trở thành một trung tâm an bình nội tại cho tất cả những người trong và ngoài đạo Phật thuộc vùng Great Lakes được thực tập lời dạy của Ðức Thế Tôn theo cách riêng cuả mỗi người.
____________________________________________________________

No. 0701 NEW(Hạt Cát dịch)
Chùa Phật Giáo ở Nga sắp hoàn thành


Phayul[Monday, December 26, 2005 20:59]

Dharamshala December 26 - Elista, thủ đô nước cộng hòa Kalmykia thuộc vùng biển Caspian, cựu Liên Bang Sô Viết, là một quốc gia có phần trăm dân số Phật tử rất cao với quốc kỳ có một đóa bạch liên nổi bậc trên nền vòng tròn xanh nằm trên một nền vàng khác, thành phố Elista sẽ là trú xứ của một ngôi chùa Phật giáo. Ngôi chùa sau khi hoàn thành sẽ là ngôi thờ phượng cao nhất tại Nga Sô.

Căn cứ theo một email gửi tới phayul, Ðức Ðạt lai lạt ma đã cử hành nghi thức chứng minh cho công trình xây cất trong thời gian Ngài thăm viếng Kalmykia hồi tháng 12 năm 2004. Tổng Thống Kalmykia và lãnh đạo Phật Giáo Kamykiađã làm việc không mệt mỏi để cho dự án được thành công.

Ngôi chùa sắp hoàn thành với đỉnh chóp vàng và bánh xe pháp tôn trí trên nóc mái. Ngôi chùa sẽ khai mạc vào ngày 27 tháng 12 trong suốt mùa lễ hội năm mới tại Kalmykia. Phật tử trong vùng tin tưởng rằng ngôi chùa, với sự chúc lành của Ðức Ðạt lai lạt ma, sẽ trở thành một ph ần quan trọng trong cộng đồng Phật Giáo Nga Sô.

Có một số lượng lớn lao cư dân Phật tử tại Kalmykia, Buryata và Tuva thuộc Nga Sô. Chính quyền Nga đã từ chối cấp chiếu khán cho Ðức Ðạt lai lạt ma một vài lần trong những năm gần đây đã khiến cư dân Phật tử bất bình. Nhưng sự bất bình này đã chấm dứt khi chính quyền Nga Sô trở nên mềm dẽo hơn đã chịu cấp phát chiếu khán cho vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng hồi năm 2004.


Thứ Hai, 26 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 12 năm 2005

Tri chúng/ điền khuyết: Anitya / Nhu Phuc

Môn học: Lớp Thiền Học

Bài học:


Giảng sư chính: TT Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: TC dk, Hatcat, Tam Thinh, Chanh Hanh,
http://baidocmc.blogspot.com/


Người mở room: Dieu Quang ,Hạt Cát


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát, anitya


Người post bài cho Room: Hat Cat, Nhi Do Mai


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat

Trực room (op): TC dk va Nhi Do Mai


Thông báo (nếu có): Bai hoc se duoc truc tiep chuyen dich

Lớp Thiền Học

Hướng dẫn: TT Giác Đẳng



Thực tập thiền định được hướng dẫn bởi Trung Tâm Insight Meditation Society theo phương pháp của Thiền Sư Mahasi Sayadaw





TIN TỨC

MC2........


No. 0692 NEW (ÐÐ Chánh Kiến dịch)

Nỗi sợ ma vẫn còn ám ảnh dân Thái trong cơn chập chờn của Tsunami

Thu Dec 22, 5:08 PM ET
Bản tin được đăng tải trên trang Web Bignews ngày 22 tháng 12, 2005

PHI PHI ISLAND, Thailand (AFP) – Một vài người tự nhận rằng thấy MA, nhưng mọi người đã nghe về ma trên hòn đảo thanh bình này, nơi đang tái xây dựng sau khi Tsunami hạ gục 700 mạng người.

Có người phụ nữ bị ám ảnh suốt năm hình bóng những du khách ngoại quốc đang vật lộn để thoát hiểm Tsunami trên biển, rồi một công nhân khách sạn nghe am thanh của những con ma nô đùa bên bãi biển.

Những bảo an ở một thương xá trước biển, gần bãi biển Patong nổi tiếng của Phuket, cho biết một người trong bọn đã bỏ việc sau khi nghe một phụ nữ nước ngoài khóc lóc “Help me! Help me! Cứu tôi! Cứu tôi! Bà con ơi!” suốt đêm trường.

Những câu chuyện tương tự, người ta đồn đãi rất nhiều về một bóng ...ma …nữ ngoại quốc cứ đi bách bộ dọc bờ biển và gọi con ơi, con ời.

Nhiều người Thái tin rằng, gần 5,395 con ma Tsunami vẫn còn vất vưởng bên bờ Andaman rất lâu sau khi xà bần rác rưởi đã được dọn dẹp và bắt đầu tái thiết.

Không có quá nhiều ma quỷ giận hờn rối ren như người ta nhầm lẫn. Người Thái thuộc nhiều các tôn giáo đều cho rằng, nếu con người chết trong sự đau đớn của tai nạn thì hồn ma của họ vẫn còn lang thang cho đến khi họ hiểu được cái gì đã xảy ra rồi mới có thể tái sinh.

Lungyai Suriyaporn, 26 tuổi, e sợ rằng ma quỷ vẫn còn dạo gót hồng trần ở bãi Phi Phi, đó là một trong những lý do cô ta tránh xa hòn đảo gần 10 tháng sau Tsunami. Lungyai đã trở lại vào tháng 10 để khai trương lại căn gác trọ dành cho dân du lịch ba lô của cô.

Cô ta tin rằng hầu hết các con ma Tsunami đã đi đầu thai và không còn ám ảnh vùng biển nữa, nhưng cho rằng nên cúng giỗ cầu siêu lần đầu tiên cho họ ra đi dễ dàng hơn. Cô nói “Rất tốt để mọi người tưởng niệm nạn nhân Tsunami, và để cầu siêu cho những chúng sanh còn lảng vảng quanh đây”

Thái Lan sẽ tiến hành lễ giỗ đầu tiên cho họ, vào buổi sáng tại năm bãi biển vào giây phút mà sóng thần viếng thăm, và một đêm thắp nến lớn lao vào lúc chạng vạng tối.

Nỗi sợ ma đã giữ chân những người Thái và nhiều người Châu Á không trở lại những bãi biển kinh hoàng ấy, chẳng thà đi Vịnh Thái Lan chơi, nơi mà Tsunami đã bỏ sót.

MC3....

Sujitra Wichianirat, 35 tuổi, một nhân viên văn phòng ở Vọng Các, nói rằng cô ta sẽ không đến vùng biển Andaman cả năm sau đó.

Cô ta nói, “Trước tiên, tôi sợ ma. Rồi tôi lại sợ Tsunami đến nữa. Nếu có sóng thần nữa thì ít ra chúng ta còn được báo động để mà chạy, còn gặp ma thì làm sao thoát nổi”

Hàng trăm xác chết vẫn chưa được xác định - Ðơn Vị Xác Ðịnh Nạn Nhân Thảm Họa cho rằng có 805 xác chết hay một phần cơ thể nạn nhân chưa xác định được – Sujitra cho rằng người chết có thể tái xuất hiện trong hình bóng ma quỷ để giúp tìm xác.

Từ sau khoảnh khắc của Tsunami, những Phật tử Thái đã tìm đến chư Tăng để xin cầu an cầu siêu rồi.

Khi những người Thái ở vùng biển Andaman bắt đầu thu lượm tử thi, họ đã mang xác chết đến chùa, nơi mà hàng trăm xác chết được gìn giữ nhiều tháng, như một đội giám y quốc tế lớn nhất đã từng gom góp, bắt đầu cho việc nhận dạng.

Chùa chứa xác, và nền chùa cũng trở thành những chỗ tạm trú khẩn cấp, nơi mà hàng ngàn người tỵ nạn sau khi tan nhà nát cửa.

Vài ngày sau Tsunami, chư tăng trong ánh y màu vàng cam đã bắt đầu đi dọc bờ biển, rảy nước ban phước lành, và viếng thăm dân chúng, nhà cửa cùng công ăn việc làm của họ, cầu an lành cho họ.

Những nhà lãnh đạo Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Ấn Ðộ giáo cũng đến tham dự những buổi cầu siêu và tạo phước, mà những Phật tử tin rằng sẽ trợ tiễn các giác linh vãng sinh nhàn cảnh.

Bất chấp việc sợ ma, Alan Oliver, một nhà nghiên cứu người Mỹ tại Ðại học Phật Giáo Thế Giới, Vọng Các, cho rằng thường thì Tsunami không làm các Phật tử Thái nổi da gà …chấn động lòng tin.

“Trong Phật giáo, không có Thượng đế nào làm chuyện này. Tại sao Thượng đế lại làm như vậy?” Họ xem điều đó do thiên nhiên. Người Phật tử biết được cuộc sống không hoàn hảo. Khi một tai họa giáng xuống như thế, họ chỉ đơn thuần chấp nhận nó NHƯ NÓ LÀ.

______________________________________________________

No. 0698 NEW(Hạt Cát dịch)
MC4.....

Chư Tăng cầu nguyện, hàng thịt cất dao tưởng niệm nạn nhân sóng thần
TOP STORIES Dec 26, 2005
Monday December 26 2005 00:00 IST
AP

Bản tin được đăng tải trên trang Web Newindpress.com ngày 26 tháng 12, 2005

PERALIYA- Tích Lan: Quầy hàng thịt cất dao, chư tăng Phật giáo sẵn sàng tụng niệm và nạn nhân sống sót sẽ tụ tập tại các ngôi chùa ở Tích Lan bắt đầu đánh dấu một năm sóng thần Ấn Ðộ Dương.

Ngôi làng phía nam của Peraliya vốn hoàn toàn không được biết tới cho đến ngày 26 tháng 12 năm 2004, khi một đợt sóng quét trôi chuyến tàu hỏa ra khỏi tuyến đường sắt tại đây làm tử vong 2000 mạng người. Giờ đây ngôi làng là một biểu tượng tàn phá của thảm họa và là trung tâm để tưởng niệm một năm thiên tai đầu tiên.

Dân chúng từ nhiều miền khác nhau ở Tích Lan chuẩn bị tụ họp với Tổng Thống Mahinda Rajapakse tại Peraliya vào ngày Thứ Hai để tưởng niệm 31,000 công dân thiệt mạng trong cơn sóng thần, con số lớn thứ nhì sau Nam Dương.

Một nghi lễ 2 phút mặc niệm bắt đầu lúc 9:30 am, thời điểm cơn sóng ập tới - sẽ được cử hành, sau khi Tổng Thống cắt băng khánh thành một đài kỷ niệm nạn nhân. Bốn mẫu tem bưu điện đã được phát hành in hình lượn sóng giết người và một phần của con tàu xấu số.

Chư Tăng chuẩn bị nghi lễ tôn giáo hồi hướng phước cho nạn nhân tử vong để họ có thể sớm tái sanh nhàn cảnh.

Tất cả các quầy hàng thịt tại thủ đô, Colombo, sẽ tiếp tục đóng cửa ngày mai như là một dấu hiệu tôn trọng nạn nhân, các công ty chế biến súc sản và phòng thương mại cho biết như trên trong một bản tường trình. Phật Giáo truyền thống Tích Lan cấm giết hại sinh vật.

Tổng Thống Tích Lan Rajapakse trong bài diễn văn đến cho quốc dân đã dự trù tuyên bố một kế hoạch cấp tốc tái xây dựng các khu gia cư và thương mại bị tàn phá bởi thiên tai.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 25 Tháng 12 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: co TN Diệu Tịnh / Dieu Quang


Môn học: Lớp Phật học pháp số

Bài học: Kinh ba pháp “Xuất ly” (nissaraa)


Giảng sư chính: ÐÐ Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Minh Lac, Gioi Huong, Chanh Hanh, Hat Cat ,TC dk
http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát va Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát và Diệu Quang


Người post bài cho Room: Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát


Trực room (op):
Chanh Hanh, Hat Cat, TC dk
Lớp Phật học Pháp số.
Giảng Sư: ÐÐ Tuệ Quyền


Kinh ba pháp “Xuất ly” (nissaraa)



Điều này đã được đức Thế Tôn, bậc A-la-hán nói đến:

Nầy các tỳ-kheo, có ba xuất ly giới nầy. Thế nào là ba? Sự xuất ly khỏi các dục (kāmāna nissaraa), tức là ly dục (nekkhamma); sự xuất ly khỏi các sắc (rūpāna nissaraa), tức là vô sắc thiền (āruppa); sự xuất ly khỏi các hành hiện hữu y tương sinh (sakhatassa nissaraa), tức là đoạn diệt (nirodho). Nầy các tỳ-kheo, đây là ba xuất ly giới.

Thế Tôn đã nói xong ý nghĩa nầy và bài kệ sau đây được nói đến:

Biết được xuất ly dục,
Vượt qua được các sắc,
Tịnh chỉ tất cả hành.
Luôn luôn sống nhiệt tâm
Tỳ-kheo thấy chơn chánh
Từ đấy, chính ở đây
Vị ấy được giải thoát,
Thắng trí được viên thành
Sống nếp sống an tịnh
Vị ấy sống như vậy
Thật sự là ẩn sĩ
Đã vược khỏi các ách
(It. 60)


Thảo luận:


1. Ba sự xuất ly này là công án tu tập hay là thành quả đắc chứng?

2. Có cần phải đạt đến sự xuất ly thứ lớp hay không?

3. Một vị tu hành giải thoát có cần thiết phải đạt đến ba sự xuất ly hay không?


Câu đố trắc nghiệm:


1. Níp-bàn là một trạng thái xuất ly thế nào?
a. Xuất ly các dục
b. Xuất ly các sắc
c. Xuất ly các hành
d. Câu a và c

2. Thiền vô sắc gọi là sự xuất ly các sắc bởi vì:
a. Thiền vô sắc từ bỏ sắc ái
b. Thiền vô sắc dẫn sanh cõi vô sắc
c. Thiền vô sắc định trên đề mục vô sắc
d. Cả ba câu trên đều sai

3. Pháp ly dục (nekkhamma) là chỉ cho trạng thái:
a. Một người xuất gia từ bỏ thế tục
b. Một trạng thái chứng thiên sắc giới
c. Thánh đạo a-na-hàm
d. Câu ba và c đúng


TIN TỨC

No. 0693 NEW (Nhị Ðộ Mai dịch)

Sóng thần sau một năm :Một cách sử dụng quỹ cứu trợ có hiệu quả

Trong một ngôi chùa Phật Giáo tại Hikkaduwa, Galle, cách 3 giờ xe từ Colombo, một nhóm trẻ sinh họat vui vẻ cùng với nữ dễn diên Mã Lai Á Ida
Sóng thần Tsunami đã phá hủy Aceh, Thailan và một phần khu vực của Mã Lai Á, ngôi chùa Phật Giáo trở thành sân khấu phục vụ những thú vui chung cho quần chúng.

Trình diễn là một phần chương trình nghệ thuật của hội từ thiện Sunera với mục đích dùng phương tiện sân khấu như liệu pháp giúp đỡ cho những nạn nhân bị thiên tai sóng thần còn sống sót tại Galle, Ampara, Matara, Jaffna,Hambantola và Trincomalee.

Bà Ida, phát ngôn viên của dự án, đã thâu hình phim video mỗi ngày khi bà ở nơi đó từ đầu tháng mười một.

Chương trình nghệ thuật sân khấu là một trong 6 quỹ được yểm trợ bởi cơ quan (FON), chương trình biểu diễn mà mà đa số quần chúng Mã Lai nhìn nhận là nhà tổ chức đã mang về nhiều diễn viên có tên tuổi, bao gồm the Black Eyed Peas, Wyclef Jean Anastasia.

Cho đến nay, tổ chức đã chi tiêu 1 triệu 500 ngàn Mã Kim trong số 12 triệu RM thâu vào từ những buổi trình diễn.
Nhưng ông giám đốc Steve Mc Coy không gấp rút sử dụng quỹ cứu trợ
Ngoại trừ phải chi tiêu cho việc văn phòng hành chánh theo thường lệ, hội có kế hoạch dùng quỹ cứu trợ một cách có hiệu quả

Ông nói “Việc trao tặng tiền thì dể, nhưng dùng đồng tiền có trách nhiệm thì khó khăn

Đó là lý do mà những dự án được yểm trợ bởi quỹ FON đều dài hạn và xoay quanh sự sinh tồn nhân loại, giống như là chương trình giàng giải chữa bệnh nhằm trau giồi kiền thức cho các học sinh giỏi.

FON cũng có bảo trợ cho Acehese ,những sinh viên y khoa đã phải hoàn tất năm học cuối của chúng trong những trường đại học y khoa khác khi bệnh viện Zaibak Abidib trong Banda Aceh đã bị phá hủy

Với sinh viên y khoa, FON đã cộng tác với MPF để chi trả kinh phí nơi cư ngụ của 100 sinh viên học năm cuối.Ông Mc Coy nói: “ Không có trường học, sinh viên đã không có bệnh nhân để thực tập như thế chúng ta gởi chúng đến Nam Dương để hoàn thành niên học của chúng.

Những chương trình khác bao gồm thành lập một thiết bị kỹ thuật nhằm giúp đỡ sự kiến thiết lại Aceh và chương trình 2 năm với Ðại Học Kyoto để nghiên cứu giải pháp xây dựng lại những khu vực ảnh hưởng.

Đề án được hưởng ứng mạnh mẽ và hội từ thiện được khuyến khích bởi nhiều hội đoàn và dân chúng địa phương.
Ông Mccoy nói: “ Đó là việc giúp đỡ thiết thực nhứt đến ngừoi dân Aceh, nhằm đẩy mạnh cho họ có nơi được thuận lợi dễ dàng

Nhưng những nỗ lực cứu trợ có nhiều khó khăn trở ngại . Khó khăn lớn nhứt là mỗi cá nhân điều có lòng tốt
.Sóng thần Tsumani là một trong những thiên tai thu nhận qũy cứu trợ tốt nhất và trở nên nhiều trường hợp gian lận. Ðã có rất ít thông tin và quản lý có nghĩa là vài hội đoàn đã nhận nhiều hơn những gì cần thiết.

Vào thứ hai , chiến dịch “Một năm Sóng thần Stumani” sẽ được thành lập để kêu gọi quần chúng đóng góp đến những người còn sóng sót và nhu cầu của họ.

Từ ngày 26 tháng 12 đến 2 tháng một, hội sẽ tổ chức một cuộc triển lãm, nữ diễn viên Mã Lai Á Datuk Michelle Yeo được sắp xếp tham dự cùng với Hiệp hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Trung hoa Mã Lai trình bày 170 hình ảnh của Aceh và Tích Lan.
_____________________________________________________


No. 0695 NEW( Hạt Cát dịch)

Phật Giáo Ðài Loan xây dựng Làng Bác Ái cho nạn nhân sóng thần
December 25, 2005
Bản tin được đăng tải trên trang Web thejakartapost.com ngày 25 tháng 12, 2005

TAIPEI (DPA): Một tổ chức Phật Giáo Ðài Loan đã xây dựng hơn 4,000 ngôi nhà cho nạn nhân sóng thần sống sót tại Nam Dương và Tích Lan, tổ chức đã cho biết như trên hôm thứ Bảy.

Tổ chức Từ Tế Phật Giáo đã xây dựng Làng Bác Ái cho 3,700 gia đình và 5 trường học ở Banda Aceh, Aceh và một Làng BácÁi khác cho 649 gia đình và một trường trung cấp ở Hambantoba, Tích Lan.

Banda Aceh và Hambatoba là những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất trong cơn sóng thần ngày 26 tháng 12, 2004 tại Nam Dương và Tích Lan, cơn sóng đã giết hại 230,000 người trên 12 quốc gia.

Nạn nhân sóng thần sống sót sẽ di chuyển vào Làng Bác Ái, là một khu chung cư, vào thứ Hai tuần tới. Các ngôi nhà đã có sẵn đồ đạc như bàn ghế tủ giường v.v…Tổng Thống Nam Dương Susilo Bambang Yudhoyono sẽ thăm viếng Làng Bác Ái vào thứ Ba tới, thông tấn xã cho biết như trên.

Làng Bác Ái tại Hambantoba sẽ sẵn sàng để đưa vào sử dụng trong vài tháng tới.

Sau thảm họa sóng thần, Tổ chức Từ Tế đã cấp tốc cứu trợ vật chất và đoàn y tế đến những vùng thiên tai. Tổ chức cũng thiết lập chương trình cứu trợ dài hạn và ngắn hạn để giúp xây dựng lại những vùng này.

Cứu trợ của Từ Tế bao gồm 7,000 tấn gạo và 3,700 căn lều cho Nam Dương, 1,196 tấn gạo, 296 căn lều cho Tích Lan và 2,500 chiếc nóp (túi ngủ) và 21 tàu đánh cá cho Thái Lan.
Tổ chức Từ Tế được thành lập vào năm 1966, bởi Sư Bà Chứng Nghiêm, 68 tuổi, được mệnh danh là Mẹ Teresa của Ðài Loan, và đã có hàng chục ngàn thành viên trên 28 quốc gia.

Tổ chức cung cấp hiện kim và cứu trợ vật chất đến nạn nhân các tai họa như lũ lụt, động đất, bão tố ở các quốc gia trên khắp thế giới và xây dựng Làng Bác Ái cho người nghèo khó ở Trung Quốc, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Ðộ, TháiLan, Nam Phi, El Salvador và Paraquay.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 24 Tháng 12 năm 2005


Tri chúng / điền khuyết: Gioi Huong / Nguon Duc Hanh

Môn học: Thiền Học

Bài học: Thực Tập thiền định theo phương pháp của Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Giảng sư chính: TT Giác Ðẳng

Giảng sư điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: SC Tu Nu Dieu Tinh, Chanhhanh , LangGia Nguyet , Gioi Huong, Dieu Quang, NhiDoMai.

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Lang Gia Nguyet , Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet , Dieu Quang


Người post bài cho Room: Lang Gia Nguyet, Tinh Tan, Nhi Do Mai

Người post bài riêng cho chư Tăng: Lang Gia Nguyet, nguonduchanh


Trực room (op):
TCDK , NDM, TinhTan
Lớp Thiền Học
Hướng dẫn: TT Giác Đẳng

Thực tập thiền định được hướng dẫn bởi Trung Tâm Insight Meditation Society theo phương pháp của Thiền Sư Mahasi Sayadaw

-------------


Tin Tức

No. 0694 NEW( Hạt Cát dịch)

Phái đoàn Y Tế Phật Giáo Ðài Loan đến Tích Lan nhân tưởng niệm một năm sóng thần.

Bản tin được đăng tải trên trang Web cna.com.tw ngày 21 tháng 12, 2005

Taipei, Dec. 21 (CNA). Ðài Bắc, 21 tháng 12, 2005. Với sự gần kề lần tưởng niệm một năm cơn sóng giết người ở Ðông Nam Á, một phái đoàn y tế Phật Giáo đã đến Tích Lan hôm thứ Tư để bắt đầu cho dự án phục vụ hai tuần tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Một nhóm 17 thành viên của tổ chức Văn Hóa Giáo Dục Pháp Cổ Sơn, Ðài Loan, đã mang theo nhu yếu phẩm và dụng cụ y tế cũng như hằng trăm phần quà nhỏ để trao tặng cho trẻ em

Với sự nghèo nàn phương tiện y tế và kiến thức về sức khỏe bị thiếu thốn tại Tích Lan, phái đòan y tế dự định đi đến những trại tạm cư dành cho cư dân bị ảnh hưởng để cung cấp các dịch vụ y tế căn bản và truyền bá thông tin về sức khỏe công cộng.

---------------

MC 3 No. 0686 NEW(ÐÐ Chánh Kiến dịch)

QUỸ “TỪ TÂM” BAN PHÁT TÌNH THƯƠNG
by Anne Beaty, Airdrie Echo Editor, 21/12/ 2005

Sáng lập viên quỹ từ thiện vùng Airdrie thiết lập một cõi riêng biệt cho nhung mảnh đời của các em nhỏ bên rìa sống-chết.

Bản tin được đăng tải trên trang Web The Buddhist Channel ngày 21 tháng 12, 2005.

Airdrie, Alberta (Canada) Cười nói, rồi yêu thương, rồi khóc hận, chúng cùng đi học, và ăn, ngủ, nô đùa như bao trẻ khác. Nhưng các thiếu niên ở Trung Tâm Nhân Từ (Mercy), Vọng Các, Thái Lan này là những cô nhi trong một cơn bão táp phong ba của trời già nhưng còn ghen tương với những hạnh phúc mà chúng chưa kịp có.
Chúng, một số trong khoảng 25,000 trẻ mồ côi ở Thái Lan mà khi sanh ra đã bị nhiễm HIV/ AIDS, chúng sẽ chết trước khi bắt đầu sống.

Hiện nay, một cư dân vùng Airdrie đã hiến tặng thời gian còn lại của cuộc đời cho việc hỗ trợ các thiên thần mang kiếp đọa đày này. Ðầu tháng 11, Charles Darwent – một luật sư về hưu, người đã từng lăn lóc trong luật lệ chốn dương trần ở Calgary 1 phần tư thế kỷ, thiết lập Quỹ Từ Tâm, một hội đòan từ thiện hợp pháp để quyên góp chút tiền lẻ tiền chẳn nhằm ủy lạo cho cuộc sống các em này êm đềm hơn.

Về Darwent, chính anh ta đang đối diện với cái chết gần kề, kết quả của bệnh "xơ cứng động mạch", sứ mạng từ thiện của anh ta cho những người bạn nhỏ đồng hành trong tương lai đã rõ rệt.

Anh ta giải thích rằng, ”Metta” từ Phạn ngữ nghĩa là từ tâm trong một sự nhận thức biến mãn nhất”

Ghi khắc điều ấy, mục đích của Darwent là kêu gọi $50,000 cho Trung Tâm Nhân Từ (Mercy) thông qua Quỹ Từ Tâm. Nếu anh ta lên thiên đường trước 25,000 vị thiên thần non nớt kia và trước khi có đủ $50,000 thì con gái anh - Rebecca Darwent, sinh viên năm thứ nhất (2005) ngành Hoạt động Xã hội Quốc tế và Tacita Clarke, sinh viên cao học Chính Trị Học, Ðại Học Calgary, sẽ kế thừa giấc mộng của anh.

Charles trầm ngâm, “Tôi đã sẵn sàng gặp Tử Thần, nên Quỹ vẫn cứ diễn tiến khi tôi đã giảm được gánh nặng mặc cảm của người đi ủy lạo, xin xỏ.”

MC 4
Trung Tâm Nhân Từ (Mercy), nơi ban phát chỗ ăn ở, y phục, thuốc men và y tá chăm sóc, được thành lập bởi Cha Joe Maier. Là thành viên của Giáo Hội Cứu Rỗi Cơ Ðốc La Mã, Cha đã sống hơn 30 năm ở khu ổ chuột, nhà không số, đường có tên: Klong Toey, Vọng Các, nơi mà Trung Tâm hùng cứ. Cha đã điều hành Trung Tâm như là một cơ sở không thuộc tôn giáo, một tổ ấm cho tất cả trẻ em mà phần đông là con Phật, có thể cư ngụ để dưỡng nuôi thể xác, dưỡng nuôi tinh thần trong tiếng Kinh cầu và dưỡng nuôi trí tuệ ở trường lớp. Không hề có mục đích cải đạo nhưng vẫn có bầu không khí nuông chiều dễ chịu, thoải mái.

Rebecca nói rằng, “Dù thuộc đạo Chúa, họ vẫn để yên cho trẻ em tin Phật, tin gì cũng tốt cả”… thật ra thì chúng còn sống bao lâu đâu mà nhẫn tâm cưỡng ép niềm tin.

Lần đầu Charles được giới thiệu tới Vọng Các, Thái Lan vào năm 1957-58. Là quân nhân của Anh Quốc, làm đại diện cho Anh tai SEATO (Tổ Chức Hiệp Ước Ðông Nam Á). Kinh nghiệm sống còn lưu lại những ấn tượng sâu lắng, tình cảm và tinh thần sống hòa nhập của Charles sau nhiều năm tháng, đã gắn bó anh với xứ sở chùa tháp này. Và như thế, tình thương từ mẫu của anh về những hoàn cảnh bi đát của trẻ mồ côi đã tác động mạnh đến gia đình, bạn bè và đồng sự của anh. Vài tuần sau khi được khai sinh, Quỹ Tâm Từ (Metta) được nâng đỡ khá mạnh tay, với nhiều hỗ trợ từ đòan thể các luật gia. Giờ thì Charles cũng muốn vươn cánh tay ủy lạo rộng hơn tới các Mạnh Thường Quân, với hy vọng kêu gọi tình thương, vun đắp nhận thức về tình ngưòi, mong mỏi làm gia tăng tâm từ bi bác ái cũng như tài chánh ủng hộ.

Anh nói, “Chúng tôi muốn dựng quầy trong các khu thương mại đông người!”

Rebecca, một thành viên của Nhóm Nhận Thức AIDS Toàn Cầu (GAA) ở khuôn viên trường Ðại Học, cũng dự định tổ chức một buổi dạ tiệc gây quỹ.

Kề bên máy vi tính trên bàn của Charles là hình ảnh của vài trẻ em Thái Lan đặc biệt cần được quan tâm vì đã tới lúc xuôi tay với AIDS. Cho dù cái chết của chúng thật khó để thấu hiểu hay chấp nhận được, tinh thần của những thiên thần non nớt mang kiếp đọa đày này luôn sống trong tâm Darwent.

Anh nói, “Chúng nhắc nhở tôi rằng mỗi ngày tôi cần phải làm cái gì đó ích lợi thiết thực, ít nhiều không quan trọng”

Rồi anh còn thêm câu cuối cùng, “Chúng không đáng để chết!!!”

**********

Moi chi tiet xin lien lac Metta Foundation (Quy Tam Tu):
tel: (403) 261-9048 hay email: darwent@walla.com

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2005

Nhật Hành

Ngày: 23 Tháng 12 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Tinhtan /Chanh Hanh

Môn học: A Ty` Đàm

Bài học: Tạp Loại Tập Yếu (Missaka Sagaho)


Giảng sư chính: TT Tuệ Siêu

Giảng sư điền khuyết: TK Giác Ðẳng


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TCDK,Su Co Dieu Tinh, sis Hatcat, sis Nguon duc Hanh,
http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, anitya,Dieu Quang

Người post bài cho Room: Hat Cat ,Nguon Duc Hanh,Tinh Tan

Người post bài riêng cho chư Tăng: Nguonduchanh va Hat Cat


Trực room (op): TC dk va Nhi Do Mai

Thông báo (nếu có):