Thứ Tư, 30 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 11 năm 2005

Tri chúng/ điền khuyết:Hat Cat /Tieu Long Nu

Môn học: Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Bài học: Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami


Giảng sư chính: DD Phap Dang

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: Tinh Tan, Gioi Huong, Tieu Long Nu, Hat Cat http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát và Mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát,

Người post bài cho Room: Mindvox , Nguồn Ðức Hạnh, TinhTấn

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Mindvox , Nguồn Ðức Hạnh, TinhTấn

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Lóp Lịch Sử Phật Giáo
Giảng sư điền khuyết:



Đức Phật và Bà Di Mẫu Maha Pajapati Gotami



Trích từ Đức Phật Và Phật Pháp - Narada - Phạm Kim Khánh dịch


[thân thế]

Maha Pajapati Gotami là em gái út của Vua Suppabuddha. Chị cả của bà là Hoàng Hậu Maha Maya. Cả hai chị em đều là Hoàng Hậu của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn). Bà có hai người con, một gái tên Nandã và một trai là Nanda, về sau cả hai đều xuất gia. Đến khi Hoàng Hậu Maha Maya mệnh chung, bà nuôi dưỡng cháu là Thái Tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta). Con trai bà, Nanda, thì nhờ một bà vú cho bú và chăm sóc.


Tên tộc bà là Gotami. Gọi là Maha Pajapati bởi vì các nhà tiên tri lúc bấy giờ tiên đoán rằng về sau bà sẽ cầm đầu một đám đông người. Khi Đức Phật trở về cung điện và thuyết bài Pháp Dhammapala Jataka, Trì Pháp Túc Sanh Truyện, thì bà đắc Quả Tu Đà Hườn.


Thảo luận 1: Trong ba vai vai trò của bà Gotamì: Kế mẫu của Đức Phật, người xin Phật cho phép nữ giới xuất gia, vị ni trưởng đầu tiên trong Đạo Phật đều là vai trò cực kỳ quan trọng thế thì tại sao ngày nay ít có người nhắc và thờ vị nầy như hoàng hậu Maya hay những vị tổ khác?

[Thỉnh cầu cho phép nữ giới xuất gia]

Sau khi đức vua thăng hà, lúc bấy giờ cả hai con trai bà, Thái Tử Siddhattha và Hoàng Tử Nanda đều thoát ly thế tục, bà quyết định xuất gia và sống đời thiêng liêng cao cả. Khi Đức Phật đến Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) để giàn xếp một vụ tranh chấp giữa hai thân tộc Sakya và Koliya về một con kinh đào từ con sông Rohini, Ngài ngự tại vườn Nigrodha. Bà Pajapati Gotami đến gần và cung thỉnh Đức Phật hoan hỷ cho phép nữ giới được xuất gia. Bà bạch như sau:

"Bạch hóa Đức Thế Tôn, sẽ là một đại hạnh cho nữ giới nếu Đức Thế Tôn chấp nhận cho hàng phụ nữ được phép từ bỏ nếp sống gia đình để khép mình vào đời sống không nhà cửa, trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Như Lai đã công bố."
Đức Phật từ chối ngay, nhưng không nêu lý do.

Lần thứ nhì và lần thứ ba, bà Maha Pajapati Gotami lặp lại lời thỉnh cầu, nhưng Đức Phật một mực từ chối.
Sau khi ở Kapilavatthu một thời gian, Đức Phật đi lần hồi đến Vesali. Ngài ngự tại Mahavana, trong đền Kutagara.
Bà Pajapati Gotami đã quyết tâm. Không nản chí trước lời chối từ của Đức Phật, bà xuống tóc, đắp y vàng, và cùng một số đông những mệnh phụ phu nhân của dòng Sakya (Thích Ca), đi bộ từ Kapilavatthu, trải qua nhiều gian khổ đến Vesali, một khoảng đường dài độ hai trăm cây số. Với đôi chân sưng vù, thân thể lấm lem cát bụi, bà đến Vesali, đứng một bên cổng của tịnh thất, nơi Đức Phật ngự. Đại Đức Ananda thấy bà đang khóc nên đến hỏi han. Sau khi được biết về tình trạng sầu muộn của bà, Ngài đến hầu Đức Phật và bạch:
"Bạch hóa Đức Thế Tôn, xin Ngài hãy nhìn kìa, bà Pajapati Gotami đang đứng phía ngoài cổng, chân sưng vù, mình mẩy lấm lem đầy cát bụi, và trông có vẻ rất âu sầu phiền muộn. Xin Đức Thế Tôn hoan hỷ chấp thuận cho hàng phụ nữ được từ bỏ đời sống gia đình và khép mình vào nếp sống không nhà cửa, trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Ngài đã công bố.

"Bạch Đức Thế Tôn, sẽ là một đại hạnh cho nữ giới nếu hàng phụ nữ được phép từ bỏ gia đình và sống đời không nhà cửa."
- Đủ rồi, Ananda, Như Lai không thể chấp nhận cho hàng phụ nữ xuất gia.
Lần thứ nhì và lần thứ ba Đức Ananda cố van nài, nhưng Đức Phật một mực chối từ.
Đại Đức Ananda kính cẩn bạch:
"Bạch hóa Đức Thế Tôn, người phụ nữ có khả năng để thành tựu đắc Quả Tu Đà Hườn (Sotapanna), Tu Đà Hàm (Sakadagami), A Na Hàm (Anagami) và A La Hán không, nếu họ có thể tiến bước từ cuộc sống gia đình đến đời sống không nhà cửa và khép mình vào khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Thế Tôn đã công bố?"
Đức Phật trả lời rằng hàng phụ nữ sẽ có đủ khả năng thành tựu các thánh Quả.
Được khích lệ bằng câu trả lời thuận lợi ấy, Đại Đức Ananda thiết tha thỉnh cầu Đức Phật một lần nữa:
"Bạch hóa Đức Thế Tôn, nếu vậy hàng phụ nữ cũng có đủ khả năng để thành đạt các thánh Quả. Lệnh bà Maha Pajapati Gotami đã có rất nhiều công nuôi dưỡng Đức Thế Tôn - vừa là bà dì, vừa là bà vú nuôi. Bà đã nuôi Đức Thế Tôn bằng sữa của chính bà, và bồng bế Ngài trong lòng thay Đức Hoàng Hậu.
"Sẽ là một đại hạnh cho nữ giới nếu hàng phụ nữ được chấp thuận từ bỏ thế gian để khép mình vào nếp sống không nhà cửa, trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Như Lai đã công bố."

Thảo luận 2: Đức Phật có quan niệm trọng nam khinh nữ chăng qua giai thoại trên?


[Giáo đoàn Tỳ Kheo Ni]

- Này Ananda, nếu bà Maha Pajapati Gotami chấp thuận Tám Giới Chánh [12] bà sẽ được phép thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni. Tám Giới Chánh ấy là:
1.- Tỳ khưu ni, dầu được trăm tuổi hạ, phải chào hỏi một tỳ khưu, phải đứng dậy trước vị tỳ khưu, đảnh lễ và thực hành bổn phận đối với tỳ khưu, mặc dầu vị này chỉ mới xuất gia ngày hôm ấy.
2.- Tỳ khưu ni không thể nhập Hạ (Vassa) nơi nào không có tỳ khưu.
3.- Đến kỳ sám hối, tỳ khưu ni phải hỏi các tỳ khưu chừng nào có lễ Phát Lồ (Uposatha) [13] và giờ nào các ngài đến họp.
4.- Khi mãn thời gian kiết hạ, mỗi tỳ khưu ni phải hành lễ Tự Tứ (Pavarana) [14], chánh thức ra Hạ trước mặt những vị tỳ khưu và tỳ khưu ni khác (để kiểm thảo xem trong ba điều, thấy, nghe, và hoài nghi, mình có lầm lỗi điểm nào không).
5.- Tỳ khưu ni đã phạm trọng tội phải chịu phạt Manatta [15] trước chư Tăng và chư Ni.
6.- Nữ sa di (Sikkhamana) đã thọ trì sáu giới trong thời gian hai năm, có thể xuất gia tỳ khưu ni trước chư Tăng và chư Ni.
7.- Bất luận ở trường hợp nào, tỳ khưu ni không có quyền khiển trách hay nặng lời với tỳ khưu.
8.- Tỳ khưu không được sám hối với tỳ khưu ni, nhưng tỳ khưu ni có thể sám hối với những tỳ khưu.
Những giới luật trên đây phải được tôn trọng trọn đời, phải được kính nể và không được thay đổi, xê dịch.
Khi Đại Đức Ananda thuật lại thì bà Maha Pajapati Gotami hoan hỷ chấp nhận, ưng thuận tôn trọng Tám Giới Chánh ấy. Do sự ưng thuận này bà đương nhiên được phép thọ cụ túc giới, xuất gia tỳ khưu ni.
Khi Đức Phật chấp thuận cho thành lập Giáo Hội các Tỳ khưu ni, Ngài đã tiên đoán những hậu quả và lưu ý:
" Này Ananda, nếu nữ giới không được chấp thuận xuất gia để khép mình vào nếp sống không nhà cửa trong khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật mà Như Lai đã công bố thì đời sống xuất gia và Giáo Pháp cao siêu sẽ tồn tại lâu dài. Nhưng nữ giới đã được phép sống đời không nhà cửa thì đời sống xuất gia và Giáo Pháp cao siêu chỉ còn tồn tại phân nửa thời gian. [16]"
Và Đức Phật thêm:
"Này Ananda, trong nhà nào có đông phụ nữ và ít nam giới, thì trộm cướp sẽ dễ lọt vào. Cũng dường thế ấy, trong bất luận Giáo Pháp và Giới Luật nào, nếu hàng phụ nữ được phép từ bỏ thế gian và sống đời không nhà cửa, thì đời sống thiêng liêng sẽ không tồn tại lâu dài, và cũng như người kia đắp bờ đê bên cạnh hồ nước rộng lớn để chặn nước khỏi tràn qua, Như Lai lo ngăn chặn trước, khi ban hành "Tám Giới Chánh" cho các tỳ khưu ni, buộc phải giữ nguyên vẹn trọn đời."
Khi giải thích như vậy, có thể Đức Phật không làm vừa lòng nữ giới, nói một cách tổng quát, nhưng Ngài không cố ý làm giảm suy giá trị của hàng phụ nữ, mà chỉ ghi nhận bản chất yếu đuối của phái này.
Thảo luận 3: Ban đầu Đức Phật cương quyết từ chối, sau lại cho phép thành lập ni đoàn. Phải chăng có lúc quyết định của một bậc toàn giác cũng không nhất quán?

[Những năm tháng trong cuộc đời xuất gia]


Nên ghi nhận rằng Đức Phật là vị Giáo Chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã thành lập một Giáo Hội cho nữ giới với đầy đủ giới luật. Cũng như bên nam môn sinh có hai vị đại đệ tử là Đức Sariputta (Xá Lợi Phất) và Đức Moggallana (Mục Kiền Liên), trong Giáo Hội Tỳ Khưu Ni, Đức Phật chỉ định hai vị, Khema và Uppalavana, làm Ni trưởng.
Ngày kia, Tỳ Khưu Ni Maha Pajapati Gotami đến hầu Đức Phật và xin Ngài ban cho phép tu học để bà cố gắng thành tựu mục tiêu tối hậu. Đức Phật dạy:
"Này Gotami, trong bất luận Giáo Lý nào, phải nhận thức rõ ràng, rằng những điều này dẫn đến khát vọng - không dẫn đến an vui, đến tính ngã mạn - không đến lòng tôn kính, đến ham muốn nhiều - không muốn ít, thích cảnh phồn hoa đô thị - không ưa ẩn dật, dã dượi - không cố gắng, khó được thỏa mãn - không có đức hạnh tri túc; thì đúng như vậy, Gotami, phải hiểu biết rằng Giáo Lý ấy không phải là Chánh Pháp (Dhamma), không phải là Giới Luật (Vinaya), không phải là giáo huấn của Đức Đạo Sư." [17]
"Nhưng trong bất luận Giáo Lý nào, phải nhận thức rõ ràng, rằng những điều này dẫn đến an vui - không đưa đến khát vọng, đến lòng tôn kính - không đến tính ngã mạn, muốn ít - không tham nhiều, thích ẩn dật - không ưa phồn hoa đô thị, tận lực cố gắng - không dã dượi hôn trầm, có hạnh tri túc - không khó được thỏa mãn; thì đúng vậy, Gotami, phải hiểu rằng Giáo Lý ấy hẳn là Chánh Pháp (Dhamma), là Giới Luật (Vinaya), là Giáo Huấn của Đức Đại Sư."
Ít lâu sau đó bà đắc Quả A La Hán với tri kiến phân tích (Patisambhida) [18] cùng trí tuệ trực giác.
Các mệnh phụ phu nhân dòng Sakya (Thích Ca) đã thọ lễ xuất gia cùng lúc với bà cũng đắc Quả A La Hán.
Trong hàng nữ đệ tử của Đức Phật, bà Maha Pajapati được liệt vào hàng cao hạ và nhiều kinh nghiệm nhất (Rattannu).
Kinh Therigatha có ghi nhiều dòng thơ do bà đọc lên sau khi đắc Quả A La Hán.


TIN TỨC

No. 0648 NEW(Hạt Cát dịch)

Tỳ Kheo Ni Kusuma, Nữ Tiến Sĩ, Thạc Sĩ Phật học Theravada.


Nữ tu sĩ tiến sĩ, thạc sĩ Phật Học đầu tiên và lỗi lạc nhất trong hệ phái Phật Gíao Theravada Tích Lan.
Bản tin được đăng tải trên trang Web của tu viện Great Lakes, Michigan, Hoa Kỳ.

Năm nay 75 tuổi, Tỳ Kheo Ni Kusuma được sinh trưởng trong một gia đình sùng tín Phật giáo . Bà đã giảng dạy về môn Sinh & Hóa học và Anh Văn trong 25 năm trước khi trở thành một tu nữ. Bà đã lấy bằng cấp Cử Nhân Phật Học Theravada, Pali và Anh văn năm 1974, và bằng cấp Tiến Sĩ Phật Học Theravada năm 1982. Bà cũng đã lấy hai bằng Thạc Sĩ vào năm 1987 và 2001 với luận án liên hệ đến giới tu nữ.

Một diễn giả nổi tiếng, người gần như sáng chói với từ bi đức độ, Sư Bà Kusuma là một trong số vài tỳ kheo ni Tích Lan hiếm hoi có thể thuyết giảng bằng Anh Ngữ. Trong nhiều năm, bà đã thực hiện chương trình Phật pháp bằng tiếng Anh trên đài phát thanh cho hãng truyền thôngTích Lan Sri Lanka Broacasting Corporation. Gần đây, bà đã du hành sang Úc Châu và đi thuyết giảng nhiều nơi, luôn luôn với phong cách giản dị và trong sáng. Các bài thuyết giảng của bà tại Sydney được rút ra từ quyển sách “Sống trong An Bình”.
Trong mùa xuân tới đây bà sẽ có chuyến du hành Hoa Kỳ để diễn thuyết, cũng sẽ hướng dẫn chúng ta làm thế nào để sống trong An Bình.
--------------------------

No. 0631 NEW(tinhtan dich)
Di sản của vị Tỳ kheo Ni Phật giáo: cứu giúp người

Được viết bởi Rob Schneider, Indystar.com, ngày 17 tháng 11, 2005
Tường thuật - Một đời đã qua: Ni Sư Ruth McDaniel, 1949-2005

Indianapolis, Indiana (USA) – Vài người gọi Bà là thiên thần, nhưng với các học sinh, Bà Ruth McDaniel chỉ là một giáo sư, mỗi khi học sinh đón chào “Hey, Bà McDaniel” theo sau là giơ tay chào Bà.
Đến nay, Bà McDaniel, 56 tuổi, ở Indianapolis, đã là một giáo sư toán lớp bảy tại trường Trung Học Maxwell ở Quận Hancock. Nhưng sau công việc, bà đi vào đời sống của một số người, gồm có học sinh trung học cùng với những đứa con và các bệnh nhân bệnh AIDS trong thời kỳ cuối.
Bà đã xuất gia và trở thành một vị Tỳ Khưu Ni Phật giáo, và những người vô gia đình được biết để đến Trung tâm Phật giáo Dromtonpa ở Indianapolis và tìm Ni Sư bởi vì Ni Sư đã cho họ thực phẩm và tiền.
“Ni Sư là một trong những người cao thượng trong mọi phương diện,” Cô Jan Hacker, một giáo sư ở trường Maxwell, nhắc đến người bạn của cô là Ni Sư McDaniel đã qua đời ngày 12 tháng 11 vì bệnh ung thư.
Sự tri ân về đời sống của Ni Sư McDaniel trên mạng vi tính của trường diễn tả Ni Sư với sự ngạc nhiên về một trái tim vĩ đại.
“Ni Sư đã dể lại một di sản, không phải là quyền lực và đồng tiền, mà là sự chăm sóc, tình thương và dành thời gian cho người khác hơn chính là Ni Sư,” anh David Mc Daniel, người con trai của Ni Sư đã nói. Triết lý của Ni Sư là: “luôn luôn có những điều mà bạn có thể làm để giúp người khác.”
Là người địa phương ở Greenfield, Bà Ruth McDaniel trước kia đã quyết định trở thành một giáo sư, đi vào trường và trợ giúp gia đình cùng một lúc. Anh David McDaniel nói: “Mẹ tôi đã không làm việc gì mà không đến nơi đến chốn”.

Trước khi đi gần đến việc chuyển tiếp trong đời sống, Bà McDaniel đã bắt đầu nghĩ đến từ bỏ dạy học trong vài năm tới để nhận lấy một vai trò lãnh đạo trong một tu viện Phật giáo.

Bà McDaniel đã dạy trường Trung học Greenfield 10 năm trước khi chuyển qua trường Maxwell cách đây 8 năm. Nơi đây Bà có một niềm vinh dự hơn các giáo sư khác là đã tiếp xúc với các học sinh gặp nhiều vấn đề. Ông Jim Wade, vị giáo sư đồng nghiệp với Bà ở Maxwell đã nói: “Học sinh biết rằng chúng đã có một nơi an toàn trong lớp học của Bà.”

Ông Larry McBride, cũng là giáo sư dạy ở Maxwell đã nói Bà McDaniel sẵn sàng tiến bước đến để nhận lấy các công việc nhỏ nhặt như theo dõi các học sinh đang bị thiếu bài học từ các giáo sư khác.
Ông nhận thấy các họat động tự nguyện của Bà nhưng phải luôn luôn diễn tả những chi tiết phụ trội. Ông thêm vào: “Bà không bao giờ khoe khoang,”
Người con trai khác của Bà McDaniel, anh Gregory McDaniel, đã nói với Ông McBride là anh luôn luôn nghĩ về mẹ anh như một thiên thần. Ông McBride nói: “Thật đẹp, đó là điều mà tất cả chúng tôi cảm nhận về Ni Sư như thế nào.”

Những người còn lại khác gồm các chị, cô Nancy Kiser và cô Rebecca Lake. Tang lễ của Ni Sư đã cử hành vào lúc 10giờ sáng ngày 17 tháng 11 tại Erlewein Mortuary, Greenfield.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 11 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Nhi Do Mai / Duong Tieu

Môn học: Lớp Phật Học Cơ Bản

Bài học: Nguồn gốc tạo nghiệp


Giảng sư chính: TT Tue Sieu

Giảng sư điền khuyết:


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: TCDK,TT, NDH, HC

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang


Người hoán chuyển và post bài cho Room: Mindvox,Nhu Phuc,Hat Cat ,Nguon Duc Hanh,Tinh Tan

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nhu Phuc, Nguonduchanh

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):




Lớp Phật Học Cơ Bản

Giảng sư điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Nguồn gốc tạo nghiệp



A- Nhân tạo ác nghiệp

“Có ba nguyên nhân này, này các tỳ kheo, tạo ra các ác nghiệp. Thế nào là ba ? Tham là nhân tạo ác nghiệp, sân là nhân tạo ác nghiệp, si là nhân tạo ác nghiệp”.
“Này các tỳ kheo, bất luận nghiệp nào được làm từ tham, sanh ra từ tham, có tham là nguyên nhân, có tham là tập khởi, tại chỗ nào ngã tánh (Attabhàva) hiện hữu, tại chỗ ấy nghiệp đó được thuần thục, chỗ ấy quả dị thục của nghiệp này được cảm thọ ngay trong hiện tại, hay trong đời sống kế tiếp hay trong một đời sau nữa. Bất luận nghiệp nào được làm từ sân … bất luận nghiệp nào được làm từ si … chỗ ấy quả dị thục của nghiệp này được cảm thọ ngay trong hiện tại, hay trong đời sống kế tiếp hay trong một đời sau nữa”

B- Nhân tạo thiện nghiệp


“Này các tỳ kheo, có ba nguyên nhân này tạo ra thiện nghiệp. Thế nào là ba ?
Vô tham là nhân tạo thiện nghiệp, vô sân là nhân tạo thiện nghiệp, vô si là nhân tạo thiện nghiệp”.
“Này các tỳ kheo, bất cứ nghiệp nào được làm từ vô tham, sanh ra từ vô tham, có vô tham là nguyên nhân, có vô tham là tập khởi, nghiệp ấy được đoạn tận được cắt đứt từ gốc rễ được làm như thân cây Tàla, không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai vì rằng tham được từ bỏ. Bất cứ nghiệp nào được làm từ vô sân … bất cứ nghiệp nào được làm từ vô si … không thể sanh khởi trong tương lai vi rằng si được từ bỏ”


Thảo luận :


1- Tham sân si là nhân tạo nghiệp có quả dị thục, như vậy vô tham vô sân vô si tạo nghiệp có đưa đến quả dị thục chăng ?

2- Theo ý nghĩa của đoạn kinh trên phải hiểu như thế nào khi nói rằng, vì nghiệp sanh từ vô tham vô sân vô si nên nghiệp ấy được đoạn tận, được làm cho không thể hiện hữu ?

3- Có phải chăng dù nghiệp thiện hay nghiệp ác, nghiệp sanh khởi từ tham hay vô tham cũng đều dẫn đến quả luân hồi.


Câu đố vui : Tuỳ thời gian uyển chuyển

TIN TỨC

No. 0606 NEW(Chánh Hạnh dịch)

Buseoksa - Phù Thạch Tự, Ðại Hàn

Buseoka, ngôi chùa của tảng đá bồng bềnh, Phù Thạch Tự , được Ðại Sư Uisang thành lập vào năm 676 trước công nguyên, dưới triều đại vua Munmu thứ 16 của Silla. Ngôi chùa được xây dựng sau khi Ngài Uisang trở về từ Trung quốc. Nơi mà Ngài biết tin hoàng đế Trung hoa lập kế hoạch thôn tín Ðại Hàn ( tin này đã trở thành sự thực). Ngài Uisang đã thuyết phục vua của Silla rằng xây dựng đền Buseoksa sẽ có phước lớn và nhờ đó thoát khỏi nạn ngoại xâm. Như có sự linh hiển , Ðại hàn tránh được nạn binh đao và bảo toàn sự thống nhất của đất nước.

Chùa Buseoksa thuộc hệ phái Hoa Viên Phật giáo Ðại Hàn.
Buseoksa nổi danh bởi vì bên cạnh chánh điện phía tây là một tảng đá lớn nổi lên trên tảng phía dưới.Trong suốt triều vua Goryeo (918- 1392), ngôi chùa đôi lúc được gọi là Seondalsa or Heunggyosa. Trong thời gian trùng tu vào năm 1916, một tài liệu được tìm thấy cho rằng chánh điện đã bị hoả hoạn thiêu rụi vào năm 1358 và được tái xây dựng vào năm 1376.

Ðiều này có nghĩa chánh điện Buseoksa là một trong những lâu đài bằng gỗ cổ xưa nhất của đất nước, một trong con số rất ít những kiến trúc bằng gỗ thuộc kỷ nguyên Goryeo-era được gìn giữ cho đến ngày nay. Phần lớn những kiến trúc này đã bị tàn phá trong cuộc xâm lược của Nhật bản ( 1592-1598) hay trong các cuộc hoả hoạn qua nhiều thế kỷ.

Bên cạnh chánh điện , một vài kiến trúc khác cũng đáng được chú ý. Một vài tháp thờ bằng đá còn sót lại từ thời đại Silla, đáng kể nhất là tháp thờ trước chánh điện. Cũng trong số những di vật còn sót lại là nền móng cột cờ trên sân của ngôi chùa .
-----------------------

No. 0645 NEW (Hạt Cát lược dịch)

Ðại tạng kinh Trung Quốc bị hỏng vì ướt nước khó phục hồi nguyên vẹn như tình trạng cũ.

By Jiang Zhuqing (China Daily)
Updated: 2005-11-28 05:36

Bản tin đăng tải trên trang Web China Daily ngày 28 tháng 11,2005
Bắc Kink- Trung Quốc. Bộ đại tạng kinh Phật Giáo quý giá hư hỏng vì ống nước bị vỡ làm ướt tại Cung Văn Hóa Quốc Gia Trung Quốc rất khó mà phục hồi giống như tình trạng cũ, tờ nhật báo Bắc Kinh gần đây đã tường trình như trên. Như một bản tin đã loan trước đây, bộ Ðại tạng kinh khắc bản gỗ này là một trong ba bộ hiếm hoi tại Trung Quốc.

Bộ kinh này nằm trong số 20,000 bộ cổ thư bị ướt trong sự cố xảy ra hôm 15 tháng 11 tại Cung Văn Hóa Trung Quốc.

Sau khi phơi khô, nhân viên tại CungVăn Hóa đang bắt đầu làm thẳng các trang sách, có khoảng từ 45,000 đến 60,000 trang kinh bị hư hỏng trong tai nạn.

Một số trang kinh đã không thể sửa chữa với chữ bị nhòe không thể nhận dạng.

Một số 20,000 bộ sách khác bị hư hỏng đã được gửi tới phòng lạnh để chống mốc meo. sẽ mất thời gian một hoặc hai năm mới hoàn tất công cuộc phục hồi toàn bộ sách vở bị hư hỏng. Nếu sự hao mòn và hư hại vẫn tiếp tục, một số các sưu tập sẽ bị mất đi giá trị di sản văn hóa của nó. Mới đây trong một bản tin ngắn đăng trên trang Web www.iran-daily.com, Cung Văn Hóa Quốc Gia Trung Quốc cũng đã thiết lập một hệ thống lạnh với dung tích khoảng 150 met khối vuông để cất giữ số kinh tạng bị ướt hầu chống lại sự lên mốc lên meo ở các trang kinh bị ẩm.


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 11 năm 2005

Tri chúng/ điền khuyết: Gioi Huong / Tinh Tan

Môn học: Lớp Giảng Giải Nghi Thức Tụng Niệm

Bài học:


Giảng sư chính: Đại Đức Pháp Ðăng

Giảng sư điền khuyết: Sư Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: TLN, TT, NDM, GH ,HC


http://baidocmc.blogspot.com/


Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát,mindvox


Người post bài cho Room: Mindvox, Nhu Phuc, Hat Cat, Nguon Duc Hanh,Tinh Tan


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc, Hat Cat

Trực room (op): TC dk va Nhi Do Mai


Thông báo (nếu có):



Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Giảng Sư: ÐÐ Pháp Ðăng


Tùy Hỷ Phước - Tùy Hỷ Công Đức



TIN TỨC


No. 0644 NEW( Hạt Cát lược dịch)

Phương pháp Thiền định Tây Phương có thể mang lại lợi lạc.

By Susan Brink Sunday, November 27, 2005, 9:43 p.m.

Bản tin đăng tải trên trang Web BigNews ngày 27 tháng 11, 2005

“Thở vào …an bình, thở ra …tĩnh lặng, thở vào …an bình, thở ra …tĩnh lặng”. Lọai điệp khúc hơi thở và thực tập thanh lọc tâm trí không chỉ giúp an tĩnh và thư giản, nó còn đem lại sự thay đổi kết cấu ở não bộ, ngay cả ở người Mỹ quá tuổi phát triển não bộ.

Mặc dù bằng chứng những thay đổi như thế đã được phát hiện nơi những tu sĩ Phật Giáo, nhưng trong một cuộc nghiên cứu được tường trình trong tuần vừa qua tại hội nghị thường niên của Hội Khoa Học Thần Kinh đã phát hiện thêm rằng khu vực thùy vỏ não trái, lớp ngoài cùng của não bộ, cũng dầy hơn ở nơi những người thực hành phương pháp thiền định Tây Phương.

Một độ dầy như thế có thể giải thích vì sao thiền định có thể làm giảm thiểu áp lực và cải thiện tình trạng sức khỏe ví dụ như huyết áp. Và một bộ não khỏe mạnh hơn cũng có thể trợ giúp giữ gìn một số lãnh vực liên quan đến tuổi tác ví dụ như giảm trí nhớ.

Sự phát hiện đã khuyến khích các nhà khoa học thần kinh, những người thấu hiểu tận tường rằng đa số người Mỹ, ngay cả những người thực tạp thiền định, không sống giống như những tu sĩ Phật Giáo. Tu sĩ Phật Giáo hành thiền rất nhiều giờ trong ngày, đó là một phần trong toàn bộ triết lý tôn giáo.

Nhưng người Mỹ thực hành thiền định- có lẽ 5% trong xã hội, một phỏng đoán của Hội Thiền Học Mỹ Châu – có gia đình. Họ có việc làm và hưởng thụ mọi thú ăn chơi xã hội.

Ngay cả những người Mỹ hăng hái thiền định cũng chỉ thường dành khoảng 45 phút đến một giờ trong ngày thực hành chánh niệm tỉnh giác qua hơi thở, giải thoát cái đầu khỏi những rối rắm bên ngoài để tìm kiếm sự thanh thản bên trong. Ðó là những gì mà nhóm khảo sát đã nghiên cứu tại bệnh viện tổng quát Massachusetts

Sara Lazar, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu “Nghiên cứu cho thấy những người hành thiền giản xả nhiều hơn, và những người hoài nghi sẽ nói “Dĩ nhiên họ giản xả hơn, họ chỉ ngồi đó thôi mà”, nhưng ngồi thư giản trước một máy truyền hình không làm cho não bộ của bạn tăng trưởng”.

Nhóm khảo sát đã nghiên cứu trên 20 người với sự huấn luyện rộng rãi trong thiền quán Phật Giáo, những người đã từng thực hành trung bình khoảng chín năm. Trong suốt những năm đó, họ hành thiền khoảng 45 phút một ngày, 6 ngày một tuần.

Thiền định làm thay đổi chất xám. Những ai thường xuyên hành thiền đã được gia tăng độ dầy ở vùng có tên gọi là insula- thùy nhỏ não trước, trung tâm tích hợp tư tưởng và cảm xúc. Ðiều này giúp giải thích tại sao hành thiền có thể giải tỏa được áp lực. Thực hành thiền định nhiều năm cũng có thể ảnh hưởng đến vùng kiểm soát nhịp tim và hơi thở.
_____________________________________________________

No. 0621 NEW(Như Hạnh dịch)

Vinh danh một vị giáo sư với công trình nghiên cứu Phật Giáo lâu dài.

Bản tin đăng tải trên trang Web BigNews ngày 14 tháng 11, 2005.

Tờ Routledge xuất bản 1 tập sách được biết như một danh hiệu "Festschrift" để vinh danh sự đóng góp lâu dài của ông Charles Prebish trong lãnh vực nghiên cứu PG. Prebish, vị giáo sư đang ở trong năm thứ 35 của ngành nghiên cứu tôn giáo thuộc viện Đại Học Penn State, Hoa Kỳ

Tập sách nhan đề " Sự nghiên cứu PG từ Ấn Độ đến Mỹ Châu : Những tiểu luận tôn vinh giáo sư Charles S.Prebish" đã được ông Damien Keown biên soạn .Nó bao gồm đoạn mở đầu là tiểu sử và sơ lược về sự đóng góp của ông Prebish cho việc nghiên cứu PG, 1 thư mục về các quyển sách đã xuất bản của ông và một bài giới thiệu điểm sách. Bao gồm khoảng 17 bài tiểu luận.

Theo sự hiểu biết uyên bác của Giáo Sư Prebish, chỉ có 5 học giả khác trong PG giảng dạy ở Băc' Mỹ trong 50 năm qua được vinh danh với một Festschrift, và trong số 5 người này chỉ có 2 người được tôn vinh trong thời gian còn tại thế, 3 người còn lại được tôn vinh sau khi họ qua đời.

Tại Ðại Học Penn State, Giáo Sư Prebish giảng dạy khoảng 20 khoá trình khác nhau trong thời gian tại nhiệm.Trong nhiều năm ông là cố vấn danh dự trong ngành nghiên cứu tôn giáo và mới đây nhất trong chức vụ chủ tịch ủy ban nghiên cứu nghệ thuật tự do. Giáo Sư Prebish đã xuất bản 17 quyển sách và hơn 50 đề tài, chương mục đề cập đến PG.

Ông là người sáng lập đồng chủ nhiệm của tạp chí trực tuyến đầu tiên trong lãnh vực nghiên cứu tôn giáo. Được biết như là tạp chí PG Journal of Buddhist Ethics, đã có hơn 6000 người đặt mua dài hạn tại 60 quốc gia. Ông cũng là người sáng lập đồng chủ nhiệm tờ PG toàn cầu trực tuyến Journal of Global Buddhism. Giáo Sư Prebish giờ đây là chủ bút danh dự của tạp chí này. Ông là người chế tạo eTextbook hay Kinh điển điện tử PG đầu tiên để dùng trong các trường Đại Học.Quyển eBook sách điện tử này coi như " Buddhism-ebook" được dùng trong gần 20 trường Đại Học ở Bắc Mỹ từ lần phát hành tháng 2/2004.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 Tháng 11 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Dieu Quang / co TN Diệu Tịnh


Môn học: Lớp Phật học pháp số

Bài học: Kinh ba pháp “Ba thứ mắt”


Giảng sư chính: ÐÐ Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: co TN Diệu Tịnh, Khanh Van, Chanh Hanh, Minh Lac, Nguonduchanh, Hat Cat, Gioi Huong

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Hạt Cát va Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: anitya,Hạt Cát và Diệu Quang


Người post bài cho Room: Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát
va Nguonduchanh

Trực room (op):
Khanh Van, Chanh Hanh, Nguonduchanh, Hat Cat,
Lớp Phật học Pháp số

Giảng Sư: ÐÐ Tuệ Quyền



Kinh ba pháp “Ba thứ mắt”



Điều này đã được đức Thế Tôn, bậc a-la-hán nói đến:
Nầy các tỳ-kheo, có ba thứ mắt nầy. Thế nào là ba? Nhục nhãn (masacakkhu), thiên nhãn (dibbacakkhu) và tuệ nhãn (paññācakkhu). Nầy các tỳ-kheo, đây là ba thứ mắt.
Đức Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa nầy và bài kệ nầy được nói đến:
Nhục nhãn và thiên nhãn
Cùng tuệ nhãn tối thượng
Có ba thứ mắt ấy
Được bậc vô thượng nhân
Đã tuyên bố trình bày
Nhân sanh khởi nhục nhãn,
Đạo lộ đắc thiên nhãn,
Do đâu trí sanh khởi
Là tuệ nhãn tối thượng.
Ai chứng được tuệ nhãn
Giải thoát mọi khổ đau.
(It, 53)


Thảo luận:

1. Thiên nhãn có được do nhờ thiền định hay phước báu?

2. Tuệ nhãn có phải là pháp nhãn chăng?

3. Ba thứ mắt nầy, tất cả hàng Thinh Văn cũng có được hay chỉ đức Phật mới có?


Câu đố vui:

1. Thiên nhãn của các vị trời hoá sanh và thiên nhãn của bậc đắc thần thông, đều giống nhau hay khác nhau?

a. Giống nhau
b. Khác nhau
c. Giống nhau ở tác dụng, khác nhau ở phần thành tựu
d. Không thể nói giống nhau hay khác nhau


2. Tất cả trí tuệ đều gọi là tuệ nhãn?

a. Đúng, vì sự sáng suốt thấy biết pháp là mắt trí tuệ
b. Sai, vì một người phàm phu không thể có tuệ nhãn
c. Trí hiệp thế không phải là tuệ nhãn, chỉ có trí siêu thế mới là tuệ nhãn
d. Cả ba đều đúng


3. Một vị đắc thần thông là có được thiên nhãn?

a. Đúng vậy, vì thắng trí thần thông là pháp tạo ra thiên nhãn
b. Không hẳn đúng, vì vị đắc thần thông đôi khi không chứng thiên nhãn
c. Nếu đắc thần thông có tác ý chứng thiên nhãn thì sẽ có được thiên nhãn
d. Câu a và b đúng



TIN TỨC


No. 0643 NEW(Hạt Cát)

Ngôi sao quần vợt bóng bàn Thái Lan bắt đầu 7 ngày làm tu sĩ

Associated Press
Bản tin từ hãng thông tấn Associated Press ngày 26 tháng 11, 2005

Bangkok, Thailand, November 26, 2005-Tay quần vợt bóng bàn hàng đầu Á châu người Thái Lan Paradorn Srichaphan, hôm thứ bảy, đã thay đổi lối sống hưởng thụ bằng nếp sống ba y một bát khi anh bắt đầu một giai đoạn 7 ngày làm tu sĩ Phật giáo, truyền thông địa phương tường trình như trên.

Anh nói với phóng viên tờ The Nation “Tôi sẽ làm một tu sĩ trong bảy ngày tới đây, đặc biệt là hành thiền, điều mà tôi có thể áp dụng khi tôi trở lại với sân bóng bàn”. Anh đã tiếp nhận pháp danh “ Mahaviro - Ðại Dũng” có nghĩa là vĩ đại và can cường” . Trong một nghi lễ truyền thống tiền thọ giới hôm Thứ Sáu, Paradorn đã thí phát trước khi đắp bộ y cà sa của tu sĩ. Anh sẽ hành trì Phật pháp tại một ngôi chùa thuộc một khu ngoại ô thành phố Bangkok.

Ðây là tập tục của đàn ông xứ Thái phải hành trì Phật pháp trong nếp sống tu sĩ ít nhất một giai đoạn nào đó trong cuộc đời như là một cách biểu lộ sự sùng tín đối với Phật giáo.

Paradorn hiện nay đứng hạng thứ 43 trên toàn thế giới, gần đây anh đã đấu tranh quyết liệt trên sân vận động. Anh được hai giải chung kết nhưng chưa chiến thắng một danh hiệu nào trong năm nay.
_____________________________________________________________


No. 0621 NEW(Như Hạnh dịch)

Vinh danh một vị giáo sư với công trình nghiên cứu Phật Giáo lâu dài.

Bản tin đăng tải trên trang Web BigNews ngày 14 tháng 11, 2005.

Tờ Routledge xuất bản 1 tập sách được biết như một danh hiệu "Festschrift" để vinh danh sự đóng góp lâu dài của ông Charles Prebish trong lãnh vực nghiên cứu PG. Prebish, vị giáo sư đang ở trong năm thứ 35 của ngành nghiên cứu tôn giáo thuộc viện Đại Học Penn State, Hoa Kỳ

Tập sách nhan đề " Sự nghiên cứu PG từ Ấn Độ đến Mỹ Châu : Những tiểu luận tôn vinh giáo sư Charles S.Prebish" đã được ông Damien Keown biên soạn .Nó bao gồm đoạn mở đầu là tiểu sử và sơ lược về sự đóng góp của ông Prebish cho việc nghiên cứu PG, 1 thư mục về các quyển sách đã xuất bản của ông và một bài giới thiệu điểm sách. Bao gồm khoảng 17 bài tiểu luận.

Theo sự hiểu biết uyên bác của Giáo Sư Prebish, chỉ có 5 học giả khác trong PG giảng dạy ở Băc' Mỹ trong 50 năm qua được vinh danh với một Festschrift, và trong số 5 người này chỉ có 2 người được tôn vinh trong thời gian còn tại thế, 3 người còn lại được tôn vinh sau khi họ qua đời.

Tại Ðại Học Penn State, Giáo Sư Prebish giảng dạy khoảng 20 khoá trình khác nhau trong thời gian tại nhiệm.Trong nhiều năm ông là cố vấn danh dự trong ngành nghiên cứu tôn giáo và mới đây nhất trong chức vụ chủ tịch ủy ban nghiên cứu nghệ thuật tự do. Giáo Sư Prebish đã xuất bản 17 quyển sách và hơn 50 đề tài, chương mục đề cập đến PG.

Ông là người sáng lập đồng chủ nhiệm của tạp chí trực tuyến đầu tiên trong lãnh vực nghiên cứu tôn giáo. Được biết như là tạp chí PG Journal of Buddhist Ethics, đã có hơn 6000 người đặt mua dài hạn tại 60 quốc gia. Ông cũng là người sáng lập đồng chủ nhiệm tờ PG toàn cầu trực tuyến Journal of Global Buddhism. Giáo Sư Prebish giờ đây là chủ bút danh dự của tạp chí này. Ông là người chế tạo eTextbook hay Kinh điển điện tử PG đầu tiên để dùng trong các trường Đại Học.Quyển eBook sách điện tử này coi như " Buddhism-ebook" được dùng trong gần 20 trường Đại Học ở Bắc Mỹ từ lần phát hành tháng 2/2004.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 26 Tháng 11 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Gioi Huong
/ Nguon Duc Hanh

Môn học: Thiền Học

Bài học: Kinh Sáu sáu(Chachakka sutta)


Giảng sư chính: Sư Giác Ðẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: SC Tu Nu Dieu Tinh, Chanhhanh , Khanh Van , Anitya , LangGia Nguyet , Gioi Huong, Dieu Quang, NhiDoMai.

http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Mindvox, Lang Gia Nguyet , Dieu Quang, Anitya
Người mở nhạc và kinh tụng: Mindvox, Lang Gia Nguyet , Dieu Quang, Anitya


Người post bài cho Room: Mindvox , Nhu Phuc, Lang Gia Nguyet, Tinh Tan, Nhi Do Mai

Người post bài riêng cho chư Tăng: Mindvox, Nhu Phuc, Lang Gia Nguyet, nguonduchanh


Trực room (op):


Link lấy bài học đã chuyển font và màu : http://hatcat79.bravehost.com/Phathoc/Baipost.html
Lớp Thiền Học

Giảng sư: TT Giác Đẳng

148. Kinh Sáu sáu (Chachakka sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm) tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".

-- "Thưa vâng, Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta sẽ nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, thanh tịnh, tức là sáu sáu. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

(Tóm lược)

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Sáu nội xứ cần phải được biết. Sáu ngoại xứ cần phải được biết. Sáu thức thân cần phải được biết. Sáu xúc thân cần phải được biết. Sáu thọ thân cần phải được biết. Sáu ái thân cần phải được biết.

(Liệt kê)

Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Khi được nói đến: "Sáu nội xứ cần phải được biết ", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ nhất.

Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ. Khi được nói đến: "Sáu ngoại xứ cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ hai.

Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Khi được nói đến: "Sáu thức thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ ba.

Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ tư.

Khi được nói đến: "Sáu thọ thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức... Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Khi được nói đến: "Sáu thọ thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ năm.

Khi được nói đến: "Sáu ái thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy? Do duyên mắt và duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức... Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc là thọ. Do duyên thọ là ái. Khi được nói đến: "Sáu ái thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy. Ðây là sáu sáu thứ sáu.

(Giảng về vô ngã)

Nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của mắt đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt củ mắt đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Mắt là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các sắc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các sắc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã.

Nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của nhãn xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Nhãn xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, con mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã, nhãn thức là vô ngã, nhãn xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Tai là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: ""Mũi là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Lưỡi là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Thân là tự ngã"...; nếu có ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ý là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy, là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của các pháp đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Các pháp là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã. Nếu có ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý thức đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu ai nói rằng: "Ý thức là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ý xúc là tự ngã ", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ý xúc đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Ý xúc là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của thọ đã dược thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của thọ đã được thấy, nên đưa phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Thọ là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã.

Nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy. Vì rằng sự sanh và sự diệt của ái đã được thấy, nên phải đưa đến kết luận: "Tự ngã sanh và diệt ở nơi tôi". Do vậy, nếu có ai nói rằng: "Ái là tự ngã", như vậy là không hợp lý. Như vậy, ý là vô ngã, các pháp là vô ngã, ý thức là vô ngã, ý xúc là vô ngã, thọ là vô ngã, ái là vô ngã.

(Nguồn gốc và đoạn diệt thân kiến)

Này các Tỷ-kheo, nhưng đây là con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến. Ai quán mắt là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Ai quán các sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán ái: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

Nhưng này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt của thân kiến. Ai quán mắt: ""Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi". Ai quán sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

(Ba độc tùy miên)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ, mà sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm xúc lạc thọ, mà hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc khổ thọ mà sầu muốn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy do cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà không như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra.

(Ðoạn tận ba độc)

Này các Tỷ-kheo, do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ, mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ, mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ, mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức... Này các Tỷ-kheo, do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên cảm xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ mà không hoan hỷ, tán thán, trú ở ái trước; tham tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc khổ thọ mà không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh; sân tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Vị ấy cảm xúc bất khổ bất lạc thọ mà như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không tùy tăng. Này các Tỷ-kheo, vị ấy chính do đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy xảy ra.

(Giải thoát)

Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly mắt, yếm ly các sắc, yếm ly nhãn thức; yếm ly nhãn xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái. Vị ấy yếm ly tai, yếm ly các tiếng...; yếm ly mũi, yếm ly các hương...; yếm ly lưỡi, yếm ly các vị...; yếm ly thân, yếm ly các xúc...; yếm ly ý, yếm ly các pháp; yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái.

Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải thoát". Và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng này được nói lên, tâm của sáu mươi Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

------------

No. 0603 NEW(Tinh Tấn dịch)

Vị Tăng chữa lành tâm bệnh: đôi tay trị bệnh

Được viết bởi Ranga Chandrathne

Những bệnh nhân đang chịu đau khổ từ những cơn đau dữ dội và không thể chịu đựng nổi các lọai bệnh khác nhau đã nương nhờ vào phương pháp thiền định của Phật giáo để chịu đựng cơn đau và đương đầu với bệnh tật. Phương pháp hỗn hợp hành thiền và nhận thức chính bản thân của bệnh nhân đã chữa lành tâm bệnh và cho họ thoáng thấy niềm hy vọng.

Điều này đã làm mất đi trạng thái đau đớn tuyệt vọng của bệnh nhân và làm cho bệnh nhân thành người tích cực quan sát những cơn đau của họ. Bàn tay chữa lành vết thương viếng thăm bệnh viện đã được bệnh nhân tiếp đón kính trọng và khâm phục. Các bệnh nhân này chịu đưng các loại bệnh khác nhau bao gồm những bệnh nhân đang trong thời kỳ cuối cùng.

Đại Đức Sariyuth Mugalan Paramparawe, guna mini kiranai kaha sivure – (Danh xưng có nghĩa là tia hy vọng và là hương thiện nghiệp mà y cà sa màu vàng lan tỏa khắp không gian, màu y mà Chư Tăng mặc trong thế hệ ÐÐ Sariyuth-Mugalan.) – Những lời trong một bài hát bình dân ghi lại lòng phục vụ vị tha của Chư Tăng từ thời Đức Phật. Đại Đức Sariyuth Mugalan Paramparawe là một đệ tử của Đại Đức Henpitagedara Gnanaseeha Thera theo truyền thống lâu đời của Chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy.

Những gì bệnh nhân cần nhất để làm tiêu đi cơn đau đớn, không những chỉ để làm tan sự yếu đuối của thể xác mà còn xoa dịu tâm hồn của họ. Hiển nhiên rằng chỉ các loại thuốc giảm đau không thể chữa trị những bệnh nhân này.

Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân tha thiết đón chờ sự xuất hiện của một bàn tay chữa bệnh, một bệnh nhân ở Khoa Hồi Sinh (the Intensive Care Unit) sau khi được chuyển đi, quyết định chắc chắn rằng ông sẽ theo đuổi khoa tâm lý học cần thiết cho bệnh nhân.

Phương Pháp chữa bệnh
Tôi đã gặp vị Tăng tại bệnh viện. Sư giảng cho tôi về phương cách hỗn hợp chữa bệnh tâm theo Giáo pháp. Sư nói rằng sự tập trung tâm ý có thể phát triển qua thực hành hơi thở. “Điều quan trong nhất ở đây là sự nhận thức mà bệnh nhân hiểu để có thể giử được Giới trong hiện tại. Giới này làm cho bệnh nhân rất mạnh, mạnh mẽ một cách siêu việt.

Phương Pháp chọn lựa
Tuy nhiên, cũng có hàng lọat phương pháp lựa chọn để chữa bệnh, trong các lãnh vực từ cách chữa bệnh bằng nước, ngửi dầu thoa, năng lực, hài hước, hình ảnh, xoa bóp, âm nhạc và thư giản.
Phương pháp Phật giáo để làm giảm sự căng thẳng của cơn đau nhẹ là do chuyển sự chú ý từ cảm giác khó chịu đến cảm giác dễ chịu.
Điển hình là mỗi người và mọi người cố gắng bám chặt vào cảm thọ vui thích (tham ái) trong khi khó nhận thức được điều mong muốn là mất đi cảm thọ khó chịu (bất toại nguyện).
Sư giải thích: “chính phản ứng này tạo ra căng thẳng và là căn bản trên sự hiểu sai của chính kinh nghiệm mỗi người. Bạn nên hiểu bản chất thật sự của tất cả những kinh nghiệm về tham ái.” Vị Khoa trưởng của Ngành Y khoa tại Đại Học Peradeniya, Bác sĩ C. D. A. Gunasekara, Bác sĩ Kumar Matotarachchi, Bác sĩ Nandana Jayatilaka, và nhân viên của Khoa Hồi Sinh (ICU) rất cảm tạ sự giúp đỡ của Sư.

Lợi lạc của Thiền định
Lợi ích về thân:
Làm giảm mạch đập, giảm huyết áp, nhận thức cảm giác thoải mái như phản ứng thư giản hay giảm sự căng thẳng, Làm chậm nhịp thở.
Lợi ích về tâm:
Có thể kiểm soát đời sống hơn bằng cách kiểm soát tâm ý và cảm xúc.
Trở nên ý thức hơn về đặc tính thực sự như trí tuệ và không bám níu vào thân, công việc, chủng tộc, tôn giáo v.v..
Sự bình yên nội tâm-giảm bớt căng thẳng.

Thực hành phương pháp hành thiền đều đặn mang lại đầy tiềm lực: làm trong sáng sự hiểu biết nội thân, và phát triển trạng thái tâm thức cao hơn.
Kinh nghiệm này là trạng thái tự tin làm sinh động lại sự ngăn nắp, động lực, và sáng tạo trong thiền sinh kết quả hiệu lực sâu sắc hơn và thành công trong đời sống hằng ngày.

(tinhtan lược dịch)

-------------
No. 0642 NEW(Hạt Cát dịch)

Một góc riêng trong trung tâm thương mại để chư Tăng truyền bá Phật Pháp

Published on November 26, 2005
Bản tin đăng tải trên trang Web The Nation, Thái Lan ngày 26 tháng 11, 2005.

Bangkok - Một góc dành riêng cho chư Tăng trong trung tâm thương mại. Ðiều này nghe chừng như là một chuyện nghịch lý. Nhưng tuyệt đối là không nghịch lý chút nào, và căn cứ theo kế hoạch của bộ Văn Hóa, chư tăng hiện diện nơi đó không có liên can gì đến chuyện mua sắm. Trong nỗ lực mang tôn giáo đến gần quần chúng, bộ văn hóa đang quan tâm tới một dự án cung cấp “khu vực tu sĩ ” trong các trung tâm thương mại, nơi mà khách hàng mua sắm có thể gặp gỡ chư tăng.

Dự án được mệnh danh “Gặp gỡ chư Tăng trong một Góc Tĩnh Lặng”, Bộ Trưởng bộ Văn Hóa Uraiwan Thienthong nói như trên.

Bộ sẽ thuê một vị trí khoảng 200 mét vuông trong mỗi trung tâm thương mại tại các tỉnh thành lớn để hoạt động như là một phòng hội họp. Công chúng có thể tham gia vào các hoạt động tôn giáo như học hỏi và thảo luận giáo pháp. Chư Tăng sẽ giảng dạy giáo pháp cho bất cứ ai hứng thú.

Tu sĩ nổi tiếng, Sư Phayom Kalayano từ chùa Suan Kaew, Nonthaburi đã khởi xướng ý tưởng này. Sư nói có một chỗ yên tĩnh trong mỗi trung tâm thương mại để trưng bày các họat động tôn giáo và trình chiếu phim ảnh hoặc hoạt hình thú vị về giáo pháp để lôi cuốn giới trẻ và công chúng là một điều rất tốt. Sư cũng đề nghị rằng bộ nên thỉnh ít nhất ba tu sĩ, những vị có khả năng thuyết giảng thu hút quần chúng đến nơi đó mỗi ngày.

Bà Bộ Trưởng nói “ Thời buổi này người ta không có thời giờ đi chùa nữa, họ chỉ đến các trung tâm thương mại, vì vậy nếu chúng ta tạo cơ hội thì họ có thể đến gần tôn giáo hơn. Bà cũng nói thêm rằng bà không có ý định mang chùa chiền vào trung tâm thương mại như vài người đã nghĩ sai, bà muốn công chúng hiểu rằng “ Sự tốt lành có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi”.

Bộ trưởng bộ Phát Triển Xã Hội Wattana Muangsook nói ông đồng ý với ý tưởng này, rằng không cần thiết phải mang chùa chiền vào trong trung tâm thương mại. “Chúng ta có thể cổ xúy tín ngưỡng ở những nơi mà công chúng và thanh thiếu niên tụ tập, cũng tốt như cải tiến phương thức truyền bá giáo pháp”.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 25 Tháng 11 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Tinhtan , sis Chanh Hanh, sis LGN

Môn học: A Ty` Đàm

Bài học: Bất thiện yếu hiệp “Lục cái - nìvaran.a”

Giảng sư chính: TT Tue Sieu

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: TCDK,Su Co Dieu Tinh, chi Anitya, sis Hatcat, Duong Tieu, sis Nguon duc Hanh, Tam Thinh, Tieu Long Nu

http://baidocmc.blogspot.com/


Người mở room: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát, Mindvox,Dieu Quang

Người post bài cho Room: Mindvox,Nhu Phuc,Hat Cat ,Nguon Duc Hanh,Tinh Tan

Người post bài riêng cho chư Tăng: Nguonduchanh va Hat Cat


Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Thảo luận: Do chư Tăng chủ trì câu hỏi /

Link lấy bài học đã chuyển font và màu http://hatcat79.bravehost.com/Phathoc/Baipost.html
Lớp A Tỳ Ðàm

Giảng Sư : TK Tuệ Siêu



Bất thiện yếu hiệp “Lục cái - nìvaran.a”

Pháp cái hay còn gọi là triền cái (nìvara.na) là pháp ngăn che, pháp chướng ngại, là những phiền não làm chặn đứng sự tu tiến thiền định và thiền tuệ.


Pháp cái có 6 thứ:
1. Dục dục cái (kàmachandanìvaran.a)
2. Sân độc cái (byàpàdanìvara.na)
3. Hôn thụy cái (thīnamiddhanīvaran.a)
4. Trạo hối cái (uddhaccakukkuccanìvaran.a)
5. Hoài nghi cái (vicikicchànìvaran.a)
6. Vô minh cái (avijjànìvaran.a)

Dục dục cái tức là sự mong mỏi, ước muốn trong dục lạc ngũ trần, đây là một cấu uế tinh thần ngăn che việc tu tiến. Chi pháp gốc của dục dục cái là tham tâm sở.
Sân độc cái là thái độ nóng nảy, bực bội, giận hờn, thù oán ... đó là một cấu uế của nội tâm ngăn che sự tu tiến. Chi pháp gốc của sân độc cái là sân tâm sở.
Hôn thụy cái là tình trạng tâm uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ, đó cũng là một cấu uế của nội tâm khiến ngăn che việc tu tiến. Chi pháp gốc của hôn thụy cái là hôn trầm và thụy miên tâm sở.
Trạo hối cái là tình trạng phóng tâm, là tình trạng tâm ray rức. Đây là một cấu uế làm trở ngại tu tiến. Chi pháp gốc là trạo cử tâm sở và hối tâm sở.
Hoài nghi cái là tình trạng nghi ngờ, do dự, không quyết tin. Đó là một cấu uế ngăn che việc tu tiến. Chi pháp gốc của hoài nghi cái là hoài nghi tâm sở.
Vô minh cái là tình trạng thiếu hiểu biết, không nhận thức rõ ràng bản thể pháp. Chính vô minh là một cấu uế ngăn che tu tiến thiền tuệ. Chi pháp gốc là si tâm sở.

Thảo luận:
1. Kinh tạng chỉ nói có 5 triền cái, A-tỳ-đàm thì nói có 6 triền cái, có sự khác biệt gì?
2. Phiền não có 10 thứ, nhưng vì sao chỉ có 6 thứ triền cái, pháp ngăn trở tâm tu tiến?
3. Trong sự tu tập, chứng thiền định để chế ngự triền cái hay là chế ngự triền cái để chứng thiền định?

Câu đố vui:
1. Có một pháp đối trị với sân độc cái, đó là:
a. Tâm từ
b. Tâm bi
c. Chi thiền hỷ
d. Chi thiền lạc

2. Trong những triền cái này, triền cái nào làm cho khổ sở nhất?
a. Tham dục
b. Sân hận
c. Dã dượi
d. Phóng tâm

3. Đoạn trừ được một triền cái này sẽ đoạn trừ được sáu triền cái:
a. Dục dục cái
b. Sân độc cái
c. Hoài nghi cái
d. Vô minh cái


-------------
Tin tức

No. 0633 NEW(Hạt Cát dịch)

Tish Turgeon: Bằng cách nào tôi trở thành Phật tử.

Originally published November 19, 2005

Bản tin được đăng tải trên trang Web TheStarpress.com ngày 19 tháng 11, 2005
Tish Turgeon là một người mẹ, một kế mẫu của năm, một người bà của bốn và thực hành Phật pháp tại trung tâm Hành Thiền và Giáo Pháp Muncie thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết của bà.

Muncie, Indiana Hoa Kỳ- Tôi đang tìm kiếm một nơi mà tôi có thể học hỏi hành thiền bằng cách nào. Ðó là một trong những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời tôi. Tôi biết bạn cũng từng ở trong những trường hợp ấy, những giai đoạn khó khăn thường xảy ra trong dời sống mỗi người. Tôi chỉ muốn tìm một sự an lạc - để cho tâm trí tôi có thể thư giản và phục hồi.

Tôi được người ta cho biết có một khóa học tại nhà thờ Unitarian nhưng khi tôi điện thoại đến thì đã quá trễ. Rồi thì một thông tin đã đến thay đổi cuộc đời của tôi mãi mãi: Có một nhóm Phật tử hội họp tại nhà thờ, và họ có hướng dẫn hành thiền.

Ðêm đầu tiên tôi được hướng dẫn cách thức hành thiền, ngồi với nhóm người hành thiền, và chú ý lắng nghe trong suốt buổi thảo luận, tôi phát hiện bản thân tôi đang ngồi trong vòng tròn của những người bàn bạc quanh một khung cảnh của đời sống mà tôi đã từng trải qua từ khi còn là một cô gái trẻ trung. Trong một giây phút khai mở tâm thức, tôi đi từ là một cá nhân đến là một thành viên của một trong bốn tôn giáo lớn lao nhất thế giới.

Hành thiền đã đem đến cho tôi sự an bình. Học hỏi một cách cẩn thận cách thức lắng động tâm thức rất có giá trị cho thời gian mà sự thực hành đòi hỏi. Mang chánh niệm vào đời sống chỉ đơn giản làm cho hình ảnh sắc nét như khi chúng ta điều chỉnh ống kính của máy ảnh cho đến khi ống kính nắm bắt được rõ ràng tất cả những chi tiết nhỏ nhặt bị mờ nhạt trước kia.

Với mỗi ngày mới lúc bắt đầu bình minh, tôi cám ơn được sống trong một nơi chốn và một thời điểm mà niềm tin của tôi ít bị sách nhiễu. Tôi tự do gặp gỡ hội chúng tăng già, tự do học hỏi giáo pháp và chia sẻ ý kiến một cách cởi mở mà không hề phải sợ sệt một sự trừng phạt nào. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người của mọi quốc gia và mọi niềm tin có thể chia sẻ cùng một sự dung hòa và tự do như thế này.

Ðây là một tặng phẩm quý giá nhất, để tìm kiếm một điều rất thân thuộc với bạn. Tôi đã có thể đi xuống mồ với niềm tin mà tôi thực chỉ là một cá nhân, thay vì là một thành viên của một cộng đồng rộng lớn toàn thế giới.

-----

No. 0634 NEW(Hạt Cát dịch)

Ðem giáo pháp vào đời sống hằng ngày bằng một tờ nhật báo.
Published on November 21, 2005

Bản tin được đăng tải trên tờ báo The Nation,Thái Lan ngày 21 tháng 11, 2005.
Bangkok - Sư Payom là một trong những tăng sĩ nổi tiếng nhất tại Thái Lan, nổi tiếng về biện tài, Phật pháp uyên thâm và khả năng nhận thức thế giới hiện hữu.

Gần đây Sư vừa phát hành một quyển sách và một đĩa VCD diễn giảng pháp thoại của Sư qua tranh hoạt họa khôi hài.

Nhưng còn tốt hơn nữa là trong dự án của Sư về vấn đề tìm hiểu thế giới là chủ trương một tờ nhật báo, tên tiếng Thái Phra Payom Wanni, tiếng Anh Phra Payom Today, tiếng Việt “Sư Payom Ngày Nay.”

Tờ báo thuộc loại khổ giấy trung bình, nội dung có tính chất hài hước. Như từ trước đến giờ, Sư khéo léo hướng dẫn bằng cách nào giáo pháp có thể giúp con người tìm được an lạc trong đời sống hằng ngày.

Trong ấn bản phát hành ngày thứ Sáu 11 tháng 11, bài viết thứ nhất chung quanh một chuyện tình tam giác đầu mối dẫn đến án mạng. Lời khuyên luân lý hằng ngày là quần chúng nên ở yên trên con đường Trung Ðạo “hãy ở yên chỗ bạn đang ở, vui vẻ với một chồng một hoặc một vợ một, không nên tìm kiếm ái tình …phụ trội”.

Câu chuyện thứ hai về vấn đề gia tăng mắc nợ thẻ tín dụng của dân chúng Thái, kết quả là tự tử tăng lên cấp số nhân. Với sự thấu suốt các mánh khóe đằng sau thẻ tín dụng, lời khuyên hằng ngày là mọi người hãy suy gẫm đến giáo pháp trước khi sử dụng nó. Người ta sẽ không phải tự tử nếu họ chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi sử dụng và sử dụng một cách khôn khéo.

Sư Payom thật sự là một tu sĩ viên toàn.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 24 Tháng 11 năm 2005

Tri chúng / điền khuyết: Nhu Khanh
/ Mindvox
Môn học: Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Bài học: Pháp cần tu tập “Ba loại định”

Giảng sư chính: TK Tuệ Siêu

Giảng sư điền khuyết:


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD Minh Hanh

Xướng ngôn viên: Hat Cat, Nguonduchanh, Tinh Tan, Chanh Hanh
http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: mindvox, Dieu Quang, Hat Cat

Người mở nhạc và kinh tụng: mindvox, Dieu Quang, Hat Cat


Người post bài cho Room: Nguonduchanh, TinhTan, mindvox va Hat Cat

Người post bài riêng cho chư Tăng: Nguonduchanh,

Trực room (op):


Thông báo (nếu có):

Link lấy bài post đã chuyển font sẵn : http://hatcat79.bravehost.com/Phathoc/Baipost.html
Lớp Phật Học Phổ Thông

Giảng Sư TK Tuệ Siêu

Pháp cần tu tập “Ba loại định”

Katame tayo dhammà bhàvetabbà?
Tayo samàdhì. Savitakko savicàro samàdhi avitakko vicàramatto samàdhi avitakko avicàro samàdhi. Ime tayo dhammà bhàvetabbà.

Thế nào là ba pháp cần tu tập?
Ba loại định. Định hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ và định vô tầm vô tứ. Đây là ba pháp cần phải tu tập. (D.III, 275)

Định hữu tầm hữu tứ (savitakkasavicàro samàdhi), là một trạng thái định thiền có tầm có tứ. Tức là định trong sơ thiền.
Định vô tầm hữu tứ (avitakkavicàramatto samàdhi), là một trạng thái định thiền không còn tầm nhưng có tứ. Tức là định trong nhị thiền.
Định vô tầm vô tứ (avitakkàvicàro samàdhi),
là một trạng thái định thiền không còn tầm cũng không còn tứ. Tức là định trong tam thiền trở lên.

Thảo luận:
1. Định (samàdhi) và định (ekaggatà) khác nhau như thế nào?
2. Tại sao chỉ nói đến định là pháp cần phải tu tập, mà không nói đến giới và tuệ?
3. Định trong thiền hiệp thế có cần thiết cho tuệ giải thoát không?

Câu đố vui:
1. Một vị đắc đạo quả có thể nhờ dựa trên pháp định:

a. Sát-na định
b. Cận định
c. An chỉ định
d. Gồm cả ba

2. Thần thông thắng trí được thành tựu do nhờ tu chứng:
a. Thiền sắc giới
b. Thiền vô sắc giới
c. Thiền minh sát
d. Cả ba đều đúng

3. Đức Phật dưới cội cây bồ-đề:
a. Ngài đắc thiền hiệp thế trước, đắc đạo quả sau
b. Ngài đắc đạo quả trước, đắc thiền hiệp thế sau
c. Ngài đắc thiền và đạo quả đồng thời
d. Không có cơ sở để biết


-------------------
Tin tức

No. 0633 NEW(Hạt Cát dịch)

Tish Turgeon: Bằng cách nào tôi trở thành Phật tử.

Originally published November 19, 2005

Bản tin được đăng tải trên trang Web TheStarpress.com ngày 19 tháng 11, 2005
Tish Turgeon là một người mẹ, một kế mẫu của năm, một người bà của bốn và thực hành Phật pháp tại trung tâm Hành Thiền và Giáo Pháp Muncie thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết của bà.

Muncie, Indiana Hoa Kỳ- Tôi đang tìm kiếm một nơi mà tôi có thể học hỏi hành thiền bằng cách nào. Ðó là một trong những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời tôi. Tôi biết bạn cũng từng ở trong những trường hợp ấy, những giai đoạn khó khăn thường xảy ra trong dời sống mỗi người. Tôi chỉ muốn tìm một sự an lạc - để cho tâm trí tôi có thể thư giản và phục hồi.

Tôi được người ta cho biết có một khóa học tại nhà thờ Unitarian nhưng khi tôi điện thoại đến thì đã quá trễ. Rồi thì một thông tin đã đến thay đổi cuộc đời của tôi mãi mãi: Có một nhóm Phật tử hội họp tại nhà thờ, và họ có hướng dẫn hành thiền.

Ðêm đầu tiên tôi được hướng dẫn cách thức hành thiền, ngồi với nhóm người hành thiền, và chú ý lắng nghe trong suốt buổi thảo luận, tôi phát hiện bản thân tôi đang ngồi trong vòng tròn của những người bàn bạc quanh một khung cảnh của đời sống mà tôi đã từng trải qua từ khi còn là một cô gái trẻ trung. Trong một giây phút khai mở tâm thức, tôi đi từ là một cá nhân đến là một thành viên của một trong bốn tôn giáo lớn lao nhất thế giới.

Hành thiền đã đem đến cho tôi sự an bình. Học hỏi một cách cẩn thận cách thức lắng động tâm thức rất có giá trị cho thời gian mà sự thực hành đòi hỏi. Mang chánh niệm vào đời sống chỉ đơn giản làm cho hình ảnh sắc nét như khi chúng ta điều chỉnh ống kính của máy ảnh cho đến khi ống kính nắm bắt được rõ ràng tất cả những chi tiết nhỏ nhặt bị mờ nhạt trước kia.

Với mỗi ngày mới lúc bắt đầu bình minh, tôi cám ơn được sống trong một nơi chốn và một thời điểm mà niềm tin của tôi ít bị sách nhiễu. Tôi tự do gặp gỡ hội chúng tăng già, tự do học hỏi giáo pháp và chia sẻ ý kiến một cách cởi mở mà không hề phải sợ sệt một sự trừng phạt nào. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người của mọi quốc gia và mọi niềm tin có thể chia sẻ cùng một sự dung hòa và tự do như thế này.

Ðây là một tặng phẩm quý giá nhất, để tìm kiếm một điều rất thân thuộc với bạn. Tôi đã có thể đi xuống mồ với niềm tin mà tôi thực chỉ là một cá nhân, thay vì là một thành viên của một cộng đồng rộng lớn toàn thế giới.

-----

No. 0634 NEW(Hạt Cát dịch)

Ðem giáo pháp vào đời sống hằng ngày bằng một tờ nhật báo.
Published on November 21, 2005

Bản tin được đăng tải trên tờ báo The Nation,Thái Lan ngày 21 tháng 11, 2005.
Bangkok - Sư Payom là một trong những tăng sĩ nổi tiếng nhất tại Thái Lan, nổi tiếng về biện tài, Phật pháp uyên thâm và khả năng nhận thức thế giới hiện hữu.

Gần đây Sư vừa phát hành một quyển sách và một đĩa VCD diễn giảng pháp thoại của Sư qua tranh hoạt họa khôi hài.

Nhưng còn tốt hơn nữa là trong dự án của Sư về vấn đề tìm hiểu thế giới là chủ trương một tờ nhật báo, tên tiếng Thái Phra Payom Wanni, tiếng Anh Phra Payom Today, tiếng Việt “Sư Payom Ngày Nay.”

Tờ báo thuộc loại khổ giấy trung bình, nội dung có tính chất hài hước. Như từ trước đến giờ, Sư khéo léo hướng dẫn bằng cách nào giáo pháp có thể giúp con người tìm được an lạc trong đời sống hằng ngày.

Trong ấn bản phát hành ngày thứ Sáu 11 tháng 11, bài viết thứ nhất chung quanh một chuyện tình tam giác đầu mối dẫn đến án mạng. Lời khuyên luân lý hằng ngày là quần chúng nên ở yên trên con đường Trung Ðạo “hãy ở yên chỗ bạn đang ở, vui vẻ với một chồng một hoặc một vợ một, không nên tìm kiếm ái tình …phụ trội”.

Câu chuyện thứ hai về vấn đề gia tăng mắc nợ thẻ tín dụng của dân chúng Thái, kết quả là tự tử tăng lên cấp số nhân. Với sự thấu suốt các mánh khóe đằng sau thẻ tín dụng, lời khuyên hằng ngày là mọi người hãy suy gẫm đến giáo pháp trước khi sử dụng nó. Người ta sẽ không phải tự tử nếu họ chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi sử dụng và sử dụng một cách khôn khéo.

Sư Payom thật sự là một tu sĩ viên toàn.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2005

Nhật Hành

Ngày: 23 tháng 11 năm 2005

Tri chúng/ điền khuyết:Hat Cat /Tieu Long Nu

Môn học: Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Bài học: Ðức Phật và Thân Quyến - "Đức Phật và Đức Ananda"

Giảng sư chính: TT Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: TT Tue Sieu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên: Nhu Khanh, mindvox , Tinh Tan, Gioi Huong, Tieu Long Nu, Hat Cat http://baidocmc.blogspot.com/

Người mở room: Dieu Quang, Hạt Cát và Mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang ,Hạt Cát,

Người post bài cho Room: Mindvox , Nguồn Ðức Hạnh, TinhTấn

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Mindvox , Nguồn Ðức Hạnh, TinhTấn

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Giáo Sử

Giảng Sư: TK Giác Ðẳng

Ðức Phật và Thân Quyến - "Đức Phật và Đức Ananda"


Trích trong Ðức Phật và Phật Pháp của Ngài Narada do Phạm Kim Khánh dịch Việt

Ananda là con của ông Hoàng Amitodana, một người em của Vua Suddhodana (Tịnh Phạn). Như vậy Ananda là em chú bác của Thái Tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta). Sự ra đời của Ngài là một đại hạnh cho hoàng tộc, vì lẽ đó, tên Ngài là Ananda.

Hai năm sau khi Đức Phật Thành Đạo, Hoàng Thân Ananda xuất gia cùng với năm vị quý phái khác của dòng Sakya (Thích Ca) là Anuruddha, Bhaddiya, Kimbila và Devadatta. Không bao lâu sau khi nghe một thời Pháp của Đại Đức Punna Mantaniputta, Ngài đắc Quả Tu Đà Hườn (Sotapatti, Nhập Lưu), tầng đầu tiên trong tứ thánh.

Khi Đức Phật được năm mươi lăm tuổi thì Đại Đức Ananda trở thành vị thị giả chánh.
Trong khoảng hai mươi năm sau khi Đức Phật Thành Đạo, Ngài không có chọn ai làm người hầu cận thường trực. Một vài vị tạm thời hầu Đức Phật, nhưng tỏ ra không được chuyên cần và phẩm hạnh không đúng mực thanh cao. Ngày kia, tại Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá), Đức Phật gọi các đệ tử đến và dạy:

"Giờ đây Như Lai đã lớn tuổi, này các Tỳ Khưu, lắm khi Như Lai nói: Ta hãy đi lối này, thì có người lại đi lối kia. Cũng có người đánh rơi y, bát của Như Lai. Vậy các Thầy hãy chọn một người để thường xuyên hầu cận Như Lai." [3]

Từ Đức Sariputta (Xá Lợi Phất) trở xuống, hầu hết các vị Tỳ Khưu đều xin được phục vụ Đức Phật, nhưng Ngài khước từ tất cả. Lúc ấy Đại Đức Ananda ngồi im lặng một bên. Các vị khác khuyên Ngài xin, và Ngài quỳ lên xin được phục vụ Đức Phật với tám điều kiện:

1.- Đức Phật không ban cho Ngài (Ananda) những bộ y mà thiện tín dâng đến Đức Phật
2.- Đức Phật không ban cho Ngài những vật tực do thiện tín dâng đến Đức Phật.
3.- Đức Phật không cho phép Ngài cùng ở chung trong một tịnh thất với Đức Phật.
4.- Đức Phật không cho phép Ngài cùng đi với Đức Phật đến nơi mà thí chủ chỉ thỉnh Đức Phật.
5.- Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng đi với Ngài (Ananda) đến nơi nào có một thí chủ thỉnh Ngài (Ananda) đến.
6.- Đức Phật sẽ hoan hỷ cho phép Ngài được tiến dẫn những vị khách từ phương xa đến yết kiến Đức Phật.
7.- Đức Phật sẽ hoan hỷ cho phép Ngài đến bạch Đức Phật một khi có điều hoài nghi phát sanh.
8.- Đức Phật sẽ hoan hỷ lặp lại thời Pháp mà Đức Phật giảng lúc không có mặt Ngài tại đó.

Đức Phật chấp thuận tám điều thỉnh cầu, bốn có tính cách tiêu cực và bốn có tính cách tích cực, của Đại Đức Ananda và kể từ đấy, Đại Đức Ananda trở nên vị thị giả, hầu cận thường xuyên Đức Phật đến giờ phút cuối cùng, trong suốt hai mươi lăm năm trường.

Như bóng theo hình, Ngài theo Đức Phật đi khắp mọi nơi, rất chuyên cần chăm sóc mọi nhu cầu của Đức Phật với mọi lòng kính mến và quý trọng. Đêm như ngày, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng để phụng sự Đức Phật.

Kinh sách ghi rằng đêm đêm Đại Đức Ananda tay cầm gậy, tay cầm đuốc đi quanh tịnh thất của Đức Phật chín lần để giữ mình khỏi ngủ quên và để Đức Phật khỏi bị quấy rầy.


Cây bồ đề Ananda


Cây Bồ Đề mang tên là Ananda vì chính Ngài đã trồng nó.
Lúc bấy giờ, thiện tín đến hầu Đức Phật thường mang theo bông hoa hay những tràng bông để cúng dường. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì thiện tín đặt những thứ hoa ấy trước cửa tịnh thất Ngài rồi ra về. Trưởng giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) thấy vậy thỉnh cầu Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng dường trong lúc Đức Phật mắc bận châu du hoằng Pháp, không có mặt ở chùa.
Đại Đức Ananda vào hầu Đức Phật và bạch:
"Bạch hóa Đức Thế Tôn, có bao nhiêu bảo vật để chúng sanh lễ bái cúng dường (Cetiyani)? Xin Ngài hoan hỷ giải thích."
- Này Ananda, có tất cả ba. Đó là: Những vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân (Sarikira) [4], những vật liên quan đến đồ dùng riêng (Paribhogika), và những vật để tưởng niệm Đức Phật (Uddesika).
- Bạch hóa Đức Thế Tôn, trong lúc Ngài còn tại tiền, có nên xây dựng tháp thờ Ngài không?
- Không, vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân chỉ nên được kiến tạo sau khi Như Lai nhập diệt. Vật lễ bái cúng dường để tưởng niệm Đức Phật hoàn toàn thuộc về tinh thần, những vật kỷ niệm ấy chỉ là những vật tượng trưng, không có một căn bản vật chất. Nhưng cây Bồ Đề to lớn mà xưa kia đã có lần che mưa đỡ nắng cho Như Lai là vật để chúng sanh lễ bái cúng dường, dầu Phật còn tại thế hay đã nhập diệt.
- Bạch hóa Đức Thế Tôn, khi Ngài đi thuyết Pháp phương xa, Tịnh Xá Kỳ Viên rộng lớn này không còn nơi nương tựa, và thiện tín đến đây không biết hướng vào đâu để lễ bái cúng dường. Bạch hóa Đức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ cho phép con lấy một hột của cây Bồ Đề mẹ để gieo trồng trước cổng Tịnh Xá.
- Được lắm này Ananda, hãy trồng đi. Làm thế ấy cũng như luôn luôn có mặt Như Lai ở đây. [5]
Đại Đức Ananda thuật câu chuyện lại cho những vị đại thí chủ như ông Anathapindika (Cấp Cô Độc), Bà Visakha và Vua Kosala, rồi xin Đức Moggallana (Mục Kiền Liên) giữ lại một trái chín mùi từ cây rơi xuống và trao lại Đức Ananda để Ngài dâng cho Vua. Vua đưa cho trưởng giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) trồng. Một cây Bồ Đề sớm mọc lên tươi tốt, mang tên là Bồ Đề Ananda. [6]


Đức Ananda và Giới Phụ Nữ


Cũng chính Ngài Ananda thỉnh cầu Đức Phật chấp nhận giới phụ nữ vào Giáo Hội. Nhờ vậy mà bà Maha Pajapati Gotami được xuất gia tỳ khưu ni. Toàn thể các tỳ khưu ni đều hết lòng kính mến Ngài.
Một lần nọ, Đại Đức Ananda đến hầu Đức Phật và bạch:
- Bạch hóa Đức Thế Tôn, chúng con phải đối xử với nữ giới như thế nào?
- Nầy Ananda, dường như không trông thấy.
- Nhưng đã trông thấy rồi, bạch hóa Đức Thế Tôn, chúng con phải làm thế nào?
- Nầy Ananda, không nên nói chuyện.
- Nhưng nếu được hỏi, chúng con phải làm thế nào?
- Nầy Ananda, phải cẩn thận đề phòng, giữ vững chánh niệm.
Lời khuyên dạy tổng quát này nhắc nhở các vị tỳ khưu phải luôn luôn thận trọng mỗi khi có việc liên quan đến nữ giới.
Đại Đức Ananda có một trí nhớ lạ thường. Ngài lại có diễm phúc hy hữu là được thường trực hầu cận Đức Phật và nghe tất cả những lời giảng dạy của Đức Phật. Vì lẽ ấy, Đại Đức Ananda được xem là vị Dhama-bhandagarika, "Bảo Thủ Giáo Pháp".
Để trả lời câu hỏi của một vị bà la môn, Đại Đức Ananda nói đến tri kiến về Giáo Pháp của mình như sau:
"Tám mươi hai ngàn của chính Đức PhậtTôi được học. Ngoài ra còn thêm hai ngàn nữa, tôi học với các đạo hữu.Như vậy, có tất cả tám mươi bốn ngàn bài Pháp mà tôi được học." [7]
Đức Phật liệt Đại Đức Ananda vào hàng các đại đệ tử của Ngài vì năm lý do: sức học uyên thâm (bahussutanam), trí nhớ vô cùng trung thực (satimantanam), phẩm hạnh cao thượng (gatimantanam), kiên trì (dhitimantanam) và chuyên chú cần mẫn (upatthakanam) [8].
Mặc dầu là một đệ tử lỗi lạc, thông suốt giáo lý, Ngài Ananda vẫn còn sống với Pháp-Học (Sekha), tức là còn cần phải được rèn luyện thêm nữa, chưa đắc Quả A La Hán, cho đến ngày Đức Phật nhập diệt. Lời khuyên nhủ cuối cùng của Đức Phật là: "Con đã tạo nhiều phước báu, Ananda, con sẽ sớm thanh lọc mọi ô nhiễm. [9]"
Mãi đến sau khi Đức Phật nhập diệt, Đại Đức Ananda mới đắc Quả A La Hán.
Trong buổi Kết Tập Tam Tạng lần đầu tiên gồm toàn những vị A La Hán, Đức Ananda cần phải giữ một vai trò quan trọng nên Ngài tận lực cố gắng, đắc Quả trong đêm trước, trong khi nghiêng mình nằm xuống. Kinh sách ghi rằng Ngài là vị đệ tử duy nhất đắc Quả A La Hán ngoài lúc đi, đứng, nằm, ngồi [10].
Đại Đức Ananda nhập diệt lúc được một trăm hai mươi tuổi thọ. Bản chú giải Kinh Pháp Cú ghi rằng lúc ấy, vì dân cư ở hai bên bờ sông Rohini đều hết lòng kính mến và ước muốn cung phụng Ngài, và cả hai bên bờ đều mong mỏi được tôn thờ Xá Lợi của Ngài, nên Ngài dùng thần thông ngồi trên không trung, giữa dòng sông, thuyết Pháp cho đám đông và phát nguyện rằng một phần nhục thể của mình sẽ rơi một bên bờ và phần còn lại sẽ rơi xuống bờ bên kia. Rồi Ngài chú tâm hành thiền về đề mục Lửa (Tejokasina Samapatti). Tức khắc lửa phừng nổi dậy từ thân Ngài, và như ý nguyện, một phần nhục thể của Ngài rơi xuống một bên bờ và phần khác rơi xuống bờ bên kia.
Kinh Theragatha có ghi lại nhiều bài kệ do Đại Đức Ananda đọc trong nhiều trường hợp. Những dòng thơ rất ý nhị sau đây của Ngài đề cập đến tánh cách tạm bợ của cái gọi là thân hình đẹp đẽ:
"Hãy xem kìa hình thể giả dối, phỉnh phờ của cái bù nhìn.
Một khối đau đớn khốn khổ,
Một ổ chứa đựng bệnh tật đông đầy như kiến cỏ,
Bao nhiêu kế hoạch và mục tiêu.
Nhưng trong ấy (kế hoạch và mục tiêu) không có mảy may khả năng tồn tại.
Hãy nhìn kìa, hình dáng giả dối, nhờ những món đồ phụ thuộc bên ngoài trang trí,
Nhưng tất cả chỉ là bộ xương, bên trong một bao da. [11]"


---------
No. 0633 NEW(Hạt Cát dịch)

Tish Turgeon: Bằng cách nào tôi trở thành Phật tử.

Originally published November 19, 2005

Bản tin được đăng tải trên trang Web TheStarpress.com ngày 19 tháng 11, 2005
Tish Turgeon là một người mẹ, một kế mẫu của năm, một người bà của bốn và thực hành Phật pháp tại trung tâm Hành Thiền và Giáo Pháp Muncie thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết của bà.

Muncie, Indiana Hoa Kỳ- Tôi đang tìm kiếm một nơi mà tôi có thể học hỏi hành thiền bằng cách nào. Ðó là một trong những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời tôi. Tôi biết bạn cũng từng ở trong những trường hợp ấy, những giai đoạn khó khăn thường xảy ra trong dời sống mỗi người. Tôi chỉ muốn tìm một sự an lạc - để cho tâm trí tôi có thể thư giản và phục hồi.

Tôi được người ta cho biết có một khóa học tại nhà thờ Unitarian nhưng khi tôi điện thoại đến thì đã quá trễ. Rồi thì một thông tin đã đến thay đổi cuộc đời của tôi mãi mãi: Có một nhóm Phật tử hội họp tại nhà thờ, và họ có hướng dẫn hành thiền.

Ðêm đầu tiên tôi được hướng dẫn cách thức hành thiền, ngồi với nhóm người hành thiền, và chú ý lắng nghe trong suốt buổi thảo luận, tôi phát hiện bản thân tôi đang ngồi trong vòng tròn của những người bàn bạc quanh một khung cảnh của đời sống mà tôi đã từng trải qua từ khi còn là một cô gái trẻ trung. Trong một giây phút khai mở tâm thức, tôi đi từ là một cá nhân đến là một thành viên của một trong bốn tôn giáo lớn lao nhất thế giới.

Hành thiền đã đem đến cho tôi sự an bình. Học hỏi một cách cẩn thận cách thức lắng động tâm thức rất có giá trị cho thời gian mà sự thực hành đòi hỏi. Mang chánh niệm vào đời sống chỉ đơn giản làm cho hình ảnh sắc nét như khi chúng ta điều chỉnh ống kính của máy ảnh cho đến khi ống kính nắm bắt được r õ ràng tất cả những chi tiết nhỏ nhặt bị mờ nhạt trước kia.

Với mỗi ngày mới lúc bắt đầu bình minh, tôi cám ơn được sống trong một nơi chốn và một thời điểm mà niềm tin của tôi ít bị sách nhiễu. Tôi tự do gặp gỡ hội chúng tăng già, tự do học hỏi giáo pháp và chia sẻ ý kiến một cách cởi mở mà không hề phải sợ sệt một sự trừng phạt nào. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người của mọi quốc gia và mọi niềm tin có thể chia sẻ cùng một sự dung hòa và tự do như thế này.

Ðây là một tặng phẩm quý giá nhất, để tìm kiếm một điều rất thân thuộc với bạn. Tôi đã có thể đi xuống mồ với niềm tin mà tôi thực chỉ là một cá nhân, thay vì là một thành viên của một cộng đồng rộng lớn toàn thế giới.

-----

No. 0634 NEW(Hạt Cát dịch)

Ðem giáo pháp vào đời sống hằng ngày bằng một tờ nhật báo.
Published on November 21, 2005

Bản tin được đăng tải trên tờ báo The Nation,Thái Lan ngày 21 tháng 11, 2005.
Bangkok - Sư Payom là một trong những tăng sĩ nổi tiếng nhất tại Thái Lan, nổi tiếng về biện tài, Phật pháp uyên thâm và khả năng nhận thức thế giới hiện hữu.

Gần đây Sư vừa phát hành một quyển sách và một đĩa VCD diễn giảng pháp thoại của Sư qua tranh hoạt họa khôi hài.

Nhưng còn tốt hơn nữa là trong dự án của Sư về vấn đề tìm hiểu thế giới là chủ trương một tờ nhật báo, tên tiếng Thái Phra Payom Wanni, tiếng Anh Phra Payom Today, tiếng Việt “Sư Payom Ngày Nay.”

Tờ báo thuộc loại khổ giấy trung bình, nội dung có tính chất hài hước. Như từ trước đến giờ, Sư khéo léo hướng dẫn bằng cách nào giáo pháp có thể giúp con người tìm được an lạc trong đời sống hằng ngày.

Trong ấn bản phát hành ngày thứ Sáu 11 tháng 11, bài viết thứ nhất chung quanh một chuyện tình tam giác đầu mối dẫn đến án mạng. Lời khuyên luân lý hằng ngày là quần chúng nên ở yên trên con đường Trung Ðạo “hãy ở yên chỗ bạn đang ở, vui vẻ với một chồng một hoặc một vợ một, không nên tìm kiếm ái tình …phụ trội”.

Câu chuyện thứ hai về vấn đề gia tăng mắc nợ thẻ tín dụng của dân chúng Thái, kết quả là tự tử tăng lên cấp số nhân. Với sự thấu suốt các mánh khóe đằng sau thẻ tín dụng, lời khuyên hằng ngày là mọi người hãy suy gẫm đến giáo pháp trước khi sử dụng nó. Người ta sẽ không phải tự tử nếu họ chịu suy nghĩ cẩn thận trước khi sử dụng và sử dụng một cách khôn khéo.

Sư Payom thật sự là một tu sĩ viên toàn.