Thứ Ba, 31 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Duong Tieu

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học:

Bài học: Sự Suy Tàn và Phục Hưng Phật Giáo Ấn Độ

Giảng sư chính: Ngai Bhante Satyam

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: Dharma 10 đk: TLN// Hoi Huong va cam ta: Duong Tieu http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang va mindvox


Người post bài cho Room: Nhu Phuc
va mindvox

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op):


Thông báo (nếu có): Câu Hỏi Trắc Nghiệm được trả lời trước 3 câu Thảo Luận

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Mindvox

Tri chúngđiền khuyết:

Môn học: Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Bài học: Bài 3. Xưng Tán Ân Đức Phật (tiếp theo)

Giảng sư chính: Sư Pháp Đăng

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: ..... đk: ..// Hoi Huong va cam ta: Mindvox http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Tin tức :

Người mở room: Dieu Quang va mindvox


Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang va mindvox


Người post bài cho Room: Nhu Phuc


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op):


Thông báo (nếu có): Câu Hỏi Trắc Nghiệm được trả lời trước 3 câu Thảo Luận
Lớp Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Giảng sư: Tỳ Khưu Pháp Đăng


Bài 3. Xưng Tán Ân Đức Phật (tiếp theo)

3. Minh Hạnh Túc - Vijjàcaranasampanno

a. Minh Hạnh Túc là bậc viên mãn sự hiểu biết và đức hạnh. Sự hiểu biết mà không ứng dụng được thì chưa viên mãn. Mà đức hạnh không song hành với trí tuệ thì chưa hoàn mỹ. Tri hành hợp nhất là đặc tánh thù diệu của Phật toàn giác.

b. Chúng sanh trong đời luôn luôn có hai tình trạng: có khi thì không hiểu hết việc mình làm có khi thì không làm hết những gì mình hiểu. Chỉ có một bậc đạt đến cảnh giới chí thiện thì mới có thể biết tất cả những gì mình làm và có thể làm được những gì mình giác ngộ.

c. Sánh Thanh Tịnh Đạo ghi là: Về minh: có ba loại minh và tám loại minh. Ba loại là như được nói trong kinh Bhayabhorava sutta (M. i, 22) và tám loại như được nói trong Ambattha sutta (D. i, 100), gồm sáu thắng trí với tuệ giác và thần thông của thân ý sanh. Hạnh: Cần được hiểu là mười lăm điều, nghĩa là: phòng hộ bằng giới, gìn giữ các căn môn, biết vừa đủ trong ăn uống, chánh niệm tỉnh giác, bảy thiện pháp (tín, tàm, quí, đa văn, tấn, niệm, tuệ) và bốn thiền thuộc sắc giới.

Tin Tức
No. 0320 NEW (Chánh Hạnh dịch)
Tấm lòng đến tấm lòng: một tín nữ Phật giáo đã cảm hoá được sai lầm cuả mẹ.

By Sophia Ross, For The Register-Guard, May 8, 2005
Eugene, Oregon (USA) -- Những ngày nghĩ đông có lẽ là muà của những phép lạ và thiện sự, nhưng tôi không bao giờ dự kiến một phép lạ cho chính tôi. Tôi cũng không dự kiến rằng mẹ của tôi có thể có sự cởi mở với tín ngưỡng. Bà luôn gay gắt với cuộc sống, bực bội với thượng đế, chống đối tổ chức tôn giáo. Bà chống lại bất cứ ai có niềm tin nơi tôn giáo, bà gọi người sùng đạo là những kẻ đạo đức giả. Để vươn lên, để có cái đầu minh mẫn, tôi phải đấu tranh để được làm con nuôi 1 gia đình mộ đạo, dành nhiều thời gian ở thư viện và tham gia vào nhóm đa giáo. Quyền tự do cá nhân là nguyên nhân chấp thuận, và là sự bù đắp to lớn cho những công việc hoàn thành tốt với những người thân. Tôi chia sẻ lòng nhiệt tình của tôi cho tôn giáo trên thế giới nhưng chỉ nhận được thái độ khinh khỉnh cuả mẹ.
Là một tín đồ Phật giáo Tây Tạng, tôi thực hành với mục đích làm giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực và ngược lại, đặc biệt là những khi tôi làm việc ở nhà tế bần, viện dưỡng lão. Hằng ngày, tôi hành theo giáo pháp của Đức Phật, được hướng dẫn bởi Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche. Đón chào một ngày mới, tôi tha thứ cho những hành động đã qua và luôn rải tâm từ trong ngày – thay thế cho những thói quen cố hữu suốt 56 năm qua. Trong thực hành, tôi kể lại “tôi nghĩ đến tất cả những gì xảy ra theo hướng tích cực. Tôi nhận thức mọi hoàn cảnh. Hằng ngày tôi sống vui vẻ. Tôi nhìn mọi người thân thiện. Tôi sẽ nói với mọi người một cách tử tế, tiếp xúc với mọi người hòa nhã diụ dàng, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, chăm sóc mọi người với lòng từ ” bạn có thể thấy được người rộng lượng xứng đáng như thế nào. Tôi luôn tôn trọng tín ngưỡng của khách hàng tôi, tôi cầu nguyện cho những quyền lợi của họ đều thành tựu. Thời gian làm việc tại trại tế bần đã làm cho lòng tôi thêm trắc ẩn, tôi cố gắng phục vụ cho người từ tận trái tim tôi. Vào đầu tháng 12, tôi nhận được tin mẹ tôi nằm viện bị xuất huyết, suy tim cấp tính. Tôi đã gọi mẹ, tôi nghe giọng bà lấp bấp , giận dữ, căm ghét, than phiền đủ thứ về sự chăm sóc. Tôi thỉnh cầu chư Tăng (cộng đồng Phật Giáo ) cầu nguyện cho bà trong lúc chúng tôi làm việc.
Vì vậy bây giờ phép mầu đã đến với tôi: trong vòng 1 tuần tôi nhận được tin mẹ tôi thay đổi hoàn toàn. Bà nói với tôi bà tìm thấy lòng tin nơi đạo giáo, bà biết trí tụê đã phát sinh vơí niềm tin đạo giáo , bà đã tha thứ cho tôi. Bà nói lòng bà đã rộng mở, bà cảm thấy sung sướng bà biết ơn tôn giáo đã cảm hóa được bà.
Bà đã thổ lộ tình cảm về sự tiến triển mới mẻ này, nhận thức được cảm giác của tôi như thế nào, bây giờ bà còn chia sẽ những cảm nhận của tâm thức. Dĩ nhiên điều này là trước tiên. Tôi hiểu rõ tất cả công việc làm cuả tôi. Tôi cầu nguyện cho tất cả bằng cả tấm lòng, nhưng phải nhìn nhận rằng tôi đã ngừng cố gắng chuyển hóa mẹ tôi, vì vậy tôi không có chủ ý hồi hướng cho bà trong cầu nguyện của tôi. Bây giờ thì Tôi nhận ra rằng tôi và bà, là một trong “các loài hữu tình”. Do đó tôi thật dễ dàng cầu nguyện cho tất cả.


No. 0324 NEW( Tinh Tấn dịch)

Những tượng Phật bị hủy hoại

Bài viết của Ông Rasheeda Bhagat
Bamiyan, ngày 7 thang 5 nam 2005

Một trong những hành động ghê gớm nhất trong suốt chế độ Taliban là sự phá hủy ba Kim Thân Phật trong thung lũng Bamiyan ngay ở trung tâm vùng Hindu Kush. Viếng thăm vách đá Bamiyan khổng lồ nơi mà các Kim Thân Phật này một thời đã tọa lạc và nơi những vòm cung trống vắng làm chứng cớ cho những bức tượng Phật đứng, người ta đau buồn với một cảm giác nặng nề của sự mất mát.

Cô Uma Narayanan, người thành lập Làng Cứu Trợ SOS tại Tambaram, Chennai, và là một thành viên trong nhóm của chúng tôi, nói cho chúng tôi biết rằng cô đau bao tử vì cảnh tượng rất chán nản và vì bức tranh đổ nát. Nhưng những gì mà ngày nay là hoang vu và điêu tàn, với hiếm khi một vài du khách đến viếng thăm di tích lịch sử này, đã một thời là di tích của những Kim Thân Phật vĩ đại – tượng lớn cao 55 mét và tượng nhỏ cao 35 mét – y cà sa rực rỡ trong màu đỏ và xanh dương, tay và mặt mạ vàng, và trang hoàng lấp lánh, và bao quanh với những bức tranh nhiều màu sắc. Nhưng hành động dã man của Taliban đã để lại chỉ là hình bóng của một thời đã qua, và một vài đường nét trên tường ở bên trong.

Kim Thân Phật nhỏ là Kim Thân Phật đầu tiên được chạm trổ trên vách đá ở Bamiyan vào thế kỷ thứ ba hay tư. Cô Nancy Hatch Dupree nói:” Hình tượng được khắc ở phía ngoài của vách đá sa thạch và được bao phủ bởi sự pha trộn của bùn và rơm lúa mì… y cà sa của Kim Thân Phật nhỏ màu xanh; dấu vết sơn vàng trên cổ của Kim thân đã chỉ rằng một phần gương mặt và tay ngày nay bị mất đã có cùng màu sắc”. Kim Thân Phật lớn cũng được khắc trên vách đá, “nhưng ở đây thuật khắc xếp nếp, thay vì tạo đường gờ trên tượng, đã được tạo thành bởi đắp y trên tượng và rồi bao phủ với hổn hợp của bùn và rơm,” cô nói.

Ngày xưa, Kim Thân Phật được mạ vàng, và sớm hơn nữa “sự trang hoàng lộng lẫy sáng chói làm hoa mắt”. Toàn bộ hốc tường nơi đặt tượng được sơn các ngày tháng từ cuối thế kỷ thứ năm đến đầu thế kỷ thứ bảy. Giữa hai Kim thân Phật lớn và nhỏ, một hốc tường khác được tìm thấy, là tượng của một người đàn bà cũng bị phá hủy bởi Taliban. Chung quanh các hốc tường này là một cung mê phức tạp của những hang động và lùm cây; trong vài hang động nhỏ, Chư Tăng trú ngụ và một vài hang động lớn hơn được dùng làm chánh điện.

Ngày nay, tất cả còn lại là một cuộc tranh luận hờ hững về các Kim Thân Phật nên được tái tạo lại hay không. Cũng vậy, có nhiều tường trình rằng một Kim Thân Phật vĩ đại…dài vài trăm mét, bị chôn nằm vùi dưới mặt đất tại một nơi nào đó ở Bamiyan và một đội khai quật người Pháp và người A phú hãn đang nổ lực để khám phá ra. Ông Sher Khan, chủ khách sạn của chúng tôi nhanh chóng thêm vào:”Quả thật, gương mặt của Kim Thân Phật đã được khám phá ra trong một cuộc khai quật và bị chôn vùi lại một lần nữa. Nhưng dĩ nhiên, không có gì xác thực cho câu chuyện huyền thọai này.

(tinhtan dich)

No. 0329 NEW (Minh Hạnh dịch)

Những Đóng Góp Của Phật Giáo Đại Hàn
viết bởi Lee Sun-Yuong, The Korea Herald, May 14, 2005
Minh Hạnh lượt thuật

Seoul, South Korea - Phật giáo Đại Hàn, với một nguồn tài nguyên sâu rộng và một truyền thống tốt đẹp đang cố gắng hoà mình với thế giới, một vị lãnh đạo Phật giáo Đại Hàn đã nói như vậy.
“Con đường duy nhất của sự tu tập khổ hạnh và sự giác ngộ truyền qua nhiều thế hệ của những Tăng sĩ Đại Hàn là tài sản qúi giá của loài người," vị Tăng Ven. Bug-jang đã nói, ông là vị chủ tịch và là giám đốc chấp hành của ban quản trị của Jogye Order, hội Phật Giáo lớn nhất tại Đại Hàn
"y' nghĩa của đời sống, như đã nói rất nhiều lần, chỉ được thiết lập trong lãnh vực tôn giáo, ngay cả trong kỹ nguyên vật chất này, và Phật giáo Đại Hàn có thể cống hiến thế giới con đường thức tỉnh một tôn giáo hoàn cầu."
Phật giáo Đại Hàn đã xuất hiện từ 1600 năm nay và ngày nay số Phật tử lên đến khoảng 26 phần trăm dân số, hi`nh thành một tôn giáo lớn nhất của Đại Hàn.
Trong khi đạo Phật tại Trung Hoa, Nhật Bản và nhiều nước đông nam Á đã thu hút sự chú y' của các học giả và trở nên quen thuộc với nhiều người Tây phương, Phật giáo Đại Hàn đã không được ai biết tới trong một thời gian lâu dài, vị lãnh đão của Jogye đã giải thích trong một lần phỏng vấn với nhà báo Korea Herald tại ngôi chùa Jogye, là văn pho`ng trung ương tại trung tâm thành phố Seoul vào ngày thứ Hai, một ngày trước khi đi Irbil, Iraq.
Vị Tăng sĩ 63 tuổi đã viếng thăm các binh sĩ Đại Hàn tại Irbil trong ba ngày để mang đến cho họ thông điệp của Đức Phật trước ngày Phật Đản là ngày mai.
Theo vị Tăng sĩ Bub-jang, những vị tu sĩ Đại Hàn đã bảo tồn truyền thống hành tri` gọi là "Ganwhaseon," hoặc thiền Koan, trong việc hành trì này vị thiền sư đưa ra những câu hỏi dường như vô ly’ để các thiền sinh phải tập trung tư tưởng nghiền ngẫm đề tài vô ly’ này trong lúc hành trì thiền định, và việc này cuối cùng đã tỉnh thức tâm trí của các thiền sinh và tạo cho họ một quan niệm mới của đời sống.
Các tăng sĩ ĐH vẫn tiếp tục tham thiền nhập định khoảng 180 ngày mỗi năm, trong khoảng thời gian này các tăng sĩ tọa thiền với một câu hỏi đặc biệt trong tâm gọi là "hwadu" hay là Zen koans.
Việc tham thiền cho phép chúng ta một thoáng giác ngộ nhanh hơn độ đọc của canon tới 10 tỷ lần - đo' là một loại nhận thức mà loài người đang tìm kiếm," Tăng sĩ Bub-jang đã nói.
Nhận ra rằng internet là một phương tiện truyền thông toàn cầu hữu hiệu nhất cho Phật Giáo ĐH, ông đã đốc thúc việc thiết lập các web sites xử dụng 3 ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Nhật, và tiếng Tàu, để cho bất cứ người nào muốn biết về Phật Giáo ĐH cũng có thể tìm được các tài liệu trên mạng lưới đồng thời có thể đặt câu hỏi với các tăng sĩ ĐH.
Hiện nay hai web sites chính được tổ chức Jogye Order điều hành cung cấp các tài liệu anh ngữ về Phật Giáo ĐH là: eng.buddhism.or.kr và eng.koreatemple.net
Tổ chức Jogye Order dự tính xử dụng phương tiện truyền thông trên mạng để giới thiệu và phổ biến Phật pháp cũng như để phổ biến giá trị đặc thù của Phật giáo ĐH.
Ông co`n nói, dịch những bài giảng và những bài viết của các tác giả viết về Phật học sang các ngôn ngữ khác cũng là một phần việc phải được thực hành. Việc dịch thuật này cần phải làm thế nào cho đại đa số quần chúng hiểu được.



Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2005

Đại Lễ tam hợp (Vesakhapuja)
Ngày Phật Bảo (Buddha Day)

Phật Lịch 2549 - Dương Lịch 2005

11:00 sáng tại Hội Trường

Tác bạch cúng dường trai tăng
Chư Tăng chú nguyện
Chư Tăng thọ trai
Phật tử dùng cơm

12:00 trước Phật đài lộ thiên

Ba hồi chuông trống vân tập đại chúng
Hoà thượng Tăng Thống dâng lời cầu nguyện mùa khánh đản
Chư tăng và Phật tử cử hành lễ mộc dục

12:15 tại chánh điện

Pháp hội: Ba Câu Chuyện Về Đức Phật Cho Thế Giới Hôm Nay
Nhạc lễ xưng tán Phật ân đức
Thông điệp khánh đản
Lễ dâng hương đăng hoa quả
Đạo từ Phật đản
Nghi thức Đại Lễ Tam Hợp
Hồi Hướng - hoàn mãn

Nghi thức Đại lễ Tam Hợp
Nam mô thập phương tam thế Phật BảoNam mô thập phương tam thế Pháp BảoNam mô thập phương tam thế Tăng Bảo
Xưng tán
Namo tassa bhagavato arahato
samm'sambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato
samm'sambuddhassa
Namo tassa bhagavato arahato
samm'sambuddhassa

Cúi đầu đảnh lễ đấng Từ Tôn

Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường
Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh
Làm lành lánh dữ lợi quần sanh

Tam Qui

Buddha saraa gacchāmi

Dhamma saraa gacchāmi

Sagha saraa gacchāmi

Dutiyampi buddha saraa gacchāmi

Dutiyampi dhamma saraa gacchāmi

Dutiyampi sagha saraa gacchāmi

Tatiyampi buddha saraa gacchāmi

Tatiyampi dhamma saraa gacchāmi

Tatiyampi sagha saraa gacchāmi



Đệ tử qui y Phật đấng Thiên Nhơn Điều Ngựbi trí vẹn toànĐệ tử qui y Pháp đạo chuyển mê khai ngộ ly khổ đắc lạcĐệ tử qui y Tăng bậc hoằng trì Chánh Pháp vô thượng phước điền
Lần thứ hai đệ tử qui y Phật Pháp Tăng Tam Bảo
Lần thứ ba đệ tử qui y Phật Pháp Tăng Tam Bảo (lạy)
Kệ tụng Đại Lễ Tam Hợp
Nay đại lễ Tháng Tư Tam HợpNgày Đản sinh Thành đạo Niết bànNhớ ân sâu Thiện Thệ cha lànhNoi gương sáng thực hành bi tríLạy Phật Tổ toàn tri diệu giácLạy Pháp mầu chân thật quang minhLạy Tăng Già vô lượng hồng ânBan phúc lạc cam lồ tịnh thủyChúng con vốn duyên lành chưa đủSanh sau thời Phật trụ thế gianNhưng còn đây ánh đạo huy hoàngTheo Pháp Phật vượt qua bể khổNhớ nguyện xưa viên thành thập độĐâu Xuất Đà giáng hạ trần gianCa Tỳ La nhạc trổi cung vàngTrung Ấn Độ mây ngời năm sắcVì chúng sanh nương tâm gá vậtBởi nguyện dày Bồ Tát giáng sanh Đức Ma Da ứng triệu mộng lànhVoi báu trắng sáu ngà khôi vĩRặng núi ngọc sắc màu diễm lệToả thiên hương ngào ngạt tầng khôngPhiến kim cương bao phủ mây hồngCát tường mộng cát tường phúc mệnhLum Bi Ni tinh ba hiển hiệnBa mươi hai biểu tướng trượng phuCùng tám mươi quí cách đặc thùBảy bước đi mang lời khải thịÔi hãn hữu đoá hoa vạn kỷĐủ dung nghi cốt cách phi phàmTrải bao đời quyết cứu trần gianBậc Đại Giác từ ân xuất hiệnThương chúng sanh mê tình hụp lặnMãi ngược xuôi ái lụy khổ cầuMãi nịch trầm thương hải bể dâuBiết đâu thật biết đâu huyễn vọng Hăm chín tuổi đời đầy hoa mộngBỏ ngai vàng đế nghiệp thê nhiSáu năm tu khổ hạnh nan nghìRừng thanh vắng chọn thay điện ngọc Rồi trung đạo dốc lòng tận lựcCội bồ đề viên đắc tam minhHàng phục ma đoạn tận tử sinhNhất thiết trí viên thành đại nguyệnRừng Lộc Giả pháp luân vận chuyển Độ năm thầy Thích tử đầu tiênBốn lăm năm hoằng hoá khắp miềnCứu ức triệu hữu tình thoát khổĐạo vô biên từ nay rạng tỏTuổi tám mươi mãn thọ tròn duyênRừng sa la thị tịch niết bànThương tứ chúng ban lời di giáoĐời giả tạm hữu vi mộng ảoTinh tấn tu liễu đạo chân thường Ba cõi qui về thế giới ngát hươngVô ưu nở sái mùa cúng PhậtNgọc Xá lợi di lưu ân đứcPháp Bảo đăng nhật nguyệt sáng soi Gương lành xưa muôn thuở rạng ngờiHồng ân lớn trời người nhuần gộiLạy Thế Tôn Cha Lành ba cõiDủ từ bi phổ hoá chúng conDứt si mê lạc lối lầm đườngThôi vị kỷ mở lòng từ áiChúng con nguyện vượt qua khổ hảiTam học tu y giáo phụng hànhThanh tịnh tâm bỏ ác làm lànhSống phụng sự báo ân Tam Bảo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (lạy)
Kinh Thắng Hạnh
Đấng Đại Bi cứu khổVì lợi ích chúng sanhHuân tu ba la mậtChứng vô thượng chánh giácMong với chân ngôn nầyTựu thành muôn hạnh phúc
Đấng Pháp Vương vô thượngĐã chiến thắng Ma VươngTrên bồ đoàn bất bạiĐịa cầu liên hoa đỉnh Nơi chư Phật đăng quang Khiến dòng họ Thích CaTăng trưởng niềm hoan hỷNguyện chiến thắng vẻ vangNguyện khải hoàn như vậy
Khi nghiệp thân khẩu ýChân chánh và thanh tịnhChính là ngày cát tườngLà giờ phút hanh thôngLà thời khắc hưng vượngCúng dường bậc phạm hạnh Là tế tự nhiệm mầu
Ai nói làm suy nghĩSáng suốt và thuần thiệnThì bổn nguyện viên thànhĐược vô lượng an lạc
Nguyện đàn na tín thíGia đình cùng quyến thuộcĐược thiểu bệnh ít khổThường hạnh phúc an vuiTinh tiến tu Phật đạoSở nguyện được viên thành (lạy)


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Dharma10

Tri chúngđiền khuyết: Dieu Quang

Môn học: Kinh Pháp Cú

Bài học: Kệ ngôn 100 Lời vàng dù ít vẫn là vô giá


Giảng sư chính: Sư Tuệ Quyền

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: Minh Lac. đk: .. http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui : Sangkhaly

Người mở room: Dieu Quang va Hat Cat


Người mở nhạc và kinh tụng: Dieu Quang va Hat Cat


Người post bài cho Room: Hat Cat


Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat

Trực room (op): DQ


Thông báo (nếu có): Room Diệu Pháp sẽ tiếp tục mở sau 10:00 sáng Houston để truyền thanh chương trình Đại Lễ Tam Hợp - Ngày Phật Bảo
Lớp giảng Kinh Pháp Cú
Phẩm 08: Muôn Ngàn - Phẩm Muôn Ngàn (Sahassa Vagga) - Kệ ngôn 100
Tỳ khưu Giác Đẳng soạn dịch


Lời vàng dù ít vẫn là vô giá

Dù nói cả ngàn lời
Nhưng không mang lợi lạc
Không bằng chỉ một lời
Nghe xong được chứng đạt


Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa:
Sahassamapi ce vaacaa anatthapadasa.mhitaa
Eka.m atthapada.m seyyo ya.m sutvaa upasammati.

Atthapadam: lời có lợi lạc

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo:
Better than a thousand utterances,
comprising useless words,
is one single beneficial word,
by hearing which one is pacified.


Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh:
Tuy tụng thiên ngôn,
Cú nghĩa bất chính
Bất như nhất yếu,
Văn khả diệt ý.

DUYÊN SỰ

Một người đạo phủ thủ suốt đời đã chém đầu nhiều kẻ tử tội. Lúc tuổi cao nhờ duyên lành gặp được tôn giả Xá Lợi Phất. Ông phát tâm cúng dường móng ăn thượng vị đã dành cho mình. Tôn Giả khéo dùng lời để khiến ông bình tâm nghe pháp. Khi tâm người đạo phủ thủ tạm thời an tĩnh, tôn giả nói pháp. Nghe xong người đạo phủ thủ chứng sơ quả. Sau đó không lâu người nầy bị tai nạn mà chết. Các tỳ kheo biết chuyện bạch hỏi Phật về cảnh giới thọ sanh của người ấy. Ðức Phật cho biết ông đã sanh vào cõi Ðấu Suất nhờ phước duyên gặp bậc thánh khéo dùng lời khai thị. Và Ðức Thế Tôn đã dạy kệ ngôn trên.


THẢO LUẬN

1. Lấy tiêu chuẩn gì để gọi một lời nói là "chân ngôn"?
2. Một ký giả làm phóng sự về xã hội có gọi là nói lời phiếm luận không?
3. Tại sao một người đã có đủ Ba la mật hành để đắc chứng đạo quả vẫn còn tạo nhiều ác nghiệp?



1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Một người làm nghề đao phủ đến lúc hữu duyên gặp chân sư khai thị thì cũng đắc đạo chứng quả. Điều nào dưới đây giải thích sự kiện trên hợp với tinh thần Phật pháp:

a. Khó có thể tiên liệu được năng lực lớn của chánh pháp. Có những chuyển hoá ngoài cách suy nghĩ thường tình.
b. Nếu có duyên may gặp được thánh nhân thì mọi tội lỗi tiêu trừ
c. Chúng sanh luôn có Phật tánh nhưng lúc gây ác nghiệp thì ma tánh lớn hơn
d. Yếu tố quyết định luôn là yếu tố sau cùng, những điều đã làm trước kia không kể.

2. Câu nói "im lặng là vàng" có phù hợp với tinh thần Phật Pháp không?

a. Phù hợp. Tịnh khẩu là một trong những pháp tu tối thượng
b. Không phù hợp. Không có ngôn ngữ thì tất cả giá trị đều không được biết tới
c. Nói điều đáng nói thì lời nói là vàng. Im lặng lúc đáng im lặng thì sự im lặng cũng là vàng
d. Tuỳ người nói. Thánh nhân nên nói, phàm nhân nên im lặng

3. Bài học nào dưới đây có thể rút ra từ Phật ngôn trên:

a. Khi chánh pháp được tuyên lưu thì giá trị vô cùng cao cả
b. Chúng ta nên ý thức là đời sống vốn bị hoang phí quá nhiều với những phiếm luận
c. Khi tuệ giác như thật sanh khởi thì phiền não, nghiệp bị đoạn trừ.
d. Cả ba điều trên

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Hat Cat

Tri chúngđiền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Thiền Học

Bài học: Bài 4: Chánh niệm đối với tư thế của thân


Giảng sư chính: Sư Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: TT Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: Tu Nu Dieu Tinh đk: ..// Hoi Huong: Hat Cat http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui : Sangkhaly

Người mở room: mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: mindvox


Người post bài cho Room: mindvox
, Chanh hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng:

Trực room (op):


Thông báo (nếu có):
Thiền Học

Giảng sư: TT Giác Đẳng

Bài 4: Chánh niệm đối với tư thế của thân


"Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi đi, sáng suốt ghi nhận: đang đi; khi đứng, sáng suốt ghi nhận: đang đứng; khi ngồi, sáng suốt ghi nhận: đang ngồi; khi nằm, sáng suốt ghi nhận: đang nằm. Thân thể trong tư thế ra sao biết rõ như thế.
Như vậy vị ấy quán thân bằng nội thân hay ngoại thân hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thân, quán tánh hoại diệt trên thân hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thân. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thân với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thân quán thân."
Con người phần đông có một ảo giác về thân như là một khối hiện hữu khó biến đổi. Trên thực tế thì tấm thân tứ đại biến đổi không ngừng. Một trong những tướng mà hành giả có thể nắm bắt được hiện tượng luân chuyển của xác thân là quan sát hành tướng mà bước bắt đầu là quan sát bốn tư thế chính của thân là đi, đứng, ngồi, nằm.
Không một hành giả nào tu tập thiền quán mà không cần đến sự chánh niệm đối với bốn tư thế của thân bởi vì không thể chỉ huân tu niệm lực trong một tư thế mà cần sự liên tục bền chặt của niệm trong tất cả tư thế.
Quán sát bốn tư thế chính nầy còn có một lợi điểm mà những phần khác không so sánh được là sự phân biệt danh sắc. Ý muốn thay đổi tư thế là danh hay tâm tiếp theo là sự chuyển động của thân là sắc hay thân. Ghi nhận được hành tướng của sanh sắc là một trọng điểm của thiền quán.
Theo một số các thiền sư thì phần quán sát nầy giúp rất nhiều cho khả năng quân bình các căn.

Đố Vui Trong Ngày


1. Mệnh đề nào dưới đây đồng nghĩa với : "Tâm giải thoát và tuệ giải thoát"

a. Học pháp và hành pháp

b. Tu phước và tu huệ

c. Đắc thiền và đắc đạo

d. La hán và bồ tát


2. Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với định nghĩa về "đắc đạo" theo A Tỳ Đàm

a. Liễu ngộ Niết bàn

b. Đoạn tuyệt phiền não

c. Phát huy tuyệt đỉnh tám chi đạo (chánh kiến, chánh tư duy ...)

d. Gồm cả ba yếu tố trên


3. Nếu làm một sự so sánh chính xác giữa đắc thiền và đắc đạo quả thì:

a. Chủ yếu của thiền là định mà của đạo là tuệ

b. Đắc thiền thì được sanh cõi vào cõi thiền còn đắc đạo thì sanh vào cõi người

c. Thiền định khắc chế phiền não còn đắc đạo thì đoạn tuyệt phiền não

d. Câu A và C đúng

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 Tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Khanh Van

Tri chúngđiền khuyết: Chanh Hanh

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Diễn Trình Tâm Ý Môn Ðặc Biệt


Giảng sư chính: TT Trí Siêu


Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: Tu Nu Dieu Tinh.đk: Hat Cat// Hoi Huong: Khanh Van http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Tin Tức: Hat Cat, đK...// Tin Tan, đk: ...// Nhu Truc, đk:..

Người mở room: mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: mindvox và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
, Hat Cat, Chanh hanh

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat

Trực room (op): Hat Cat, Chanh hanh

Thông báo (nếu có):
Lớp A Tỳ Đàm
Giảng sư: TK Trí Siêu


Diễn Trình Tâm Ý Môn Ðặc Biệt

Tài liệu của Pháp sư Giác Chánh

Diễn Trình Tâm Ý Môn Ðặc biệt là lộ trình tâm Ðắc Thiền, Ðắc Ðạo, Hiện Thông, Nhập Thiền, Niết-Bàn.

1) Lộ Tâm Ðắc Thiền

Lộ trình tâm dược diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Chuyển Tánh, Thiền, Hộ Kiếp. Lộ này có 6 cái, 27 thứ, 2 chặn, 5 người, 26 cõi.

Chú thích: 6 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực và 1 sát na tâm Thiền. 27 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 4 tâm Duy tác Dục giới hợp trí, 9 tâm Thiện Ðáo Ðại và 9 tâm Duy Tác Ðáo Ðại. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 5 người là 1 người phàm tam nhân và 4 người tứ thánh quả. 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

Chuẩn bị: là trạng thái tâm sắp sửa tiến tới một loại tâm cao hơn (tâm Thiền).

Cận Hành: là trạng thái tâm gần đạt đến tâm thiền.

Thuận Thứ: là trạng thái tâm thích hợp với sát na trước và nhu thuận với sát na sau.

Bỏ Bực: là trạng thái tâm dứt bỏ tâm Dục giới để phát triển tâm thiền.

Thiền: là trạng thái tâm an trú trong một đề mục, thiêu đốt các phiền não (đúng ra Thiền chỉ có thể dập tắt các phiền não một cách tạm thời). Ðối với người Huệ yếu, thì dòng tâm thức khi đắc thiền phải diễn tiến đũ 6 giai đoạn như trên; còn đối với người Huệ mạnh thì chỉ có 5 giai đoạn vì giai đoạn Chuẩn Bị không có.

2) Lộ Tâm Ðắc Ðạo

Là lộ tình tâm của người chứng ngộ 4 Ðạo và 4 Quả. Lộ tâm Ðắc Sơ Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị (hoặc không có nếu Huệ mạnh), Cận Hành, Thuận Thứ, Chuyển Tánh, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 15 thứ, 2 chặn, 3 người, 17 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 15 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 5 tâm Ðạo và 5 tâm Quả. 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 3 người là: người phàm tam nhân, người Sơ Ðạo và người Sơ quả. 17 cõi là cõi người, 6 cõi trời Dục giới, 3 cõi Sơ thiền, 3 cõi nhị thiền, 3 cõi tam thiền và cõi Tứ thiền Quảng Quả.

Lộ tâm Ðắc Tam Ðạo diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo, Quả (2 sát na). Lộ này có 8 cái, 35 thứ, 2 chặn, 7 người, 26 cõi.

Chú thích: 8 cái là: Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Ðạo và 2 sát na tâm Quả. 35 thứ là: Khán ý môn, 4 tâm Thiện Dục giới hợp trí, 30 tâm Siêu thế (trừ 5 tâm Sơ Ðạo và 5 tâm Sơ Quả). 2 chặn là Khán ý môn và Ðổng Tốc. 7 người là: 4 Quả và 3 Ðạo (trừ người Sơ Ðạo). 26 cõi là 31cõi trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Khổ.

Thảo Luận

1. Tại sao những vị thánh vô lậu vẫn tu tập thiền chỉ?

2. Tại sao định tâm trong "tâm đạo" tối thiểu cũng bằng với sơ thiền trong thiền chỉ?

3. 5 chi thiền có thể đồng sanh hợp lý trong tâm thiền nhưng tại sao 8 chi đạo lại có thể sanh chung trong tâm đạo thí dụ chánh mạng có quan hệ gì đến niết bàn?

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 26 Tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Nhu Khanh

Tri chúngđiền khuyết: anitya

Môn học: Phật Học Phổ Thông

Bài học: Đánh giá và phê phán qua tinh thần Phật học.

Giảng sư chính: TT Trí Siêu


Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: ....đk: ...// Hoi Huong: Nhu Khanh http://baidocmc.blogspot.com/


Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui: Sangkhaly

Xướng ngôn viên điền khuyết:

Người mở room: Diệu Quang va mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
, anitya, Nhu Phuc

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc

Thông báo (nếu có):



Phật Pháp Phổ Thông
Giảng sư: TT Trí Siêu


Đánh giá và phê phán qua tinh thần Phật học.

Lời dẫn nhập
Trong bài học hôm nay của lớp Phật Pháp Phổ Thông, một giờ sinh hoạt đặc biệt dùng làm tiền đề cho đề tài tuần tới về nghiệp báo. Câu chuyện dưới đây trích từ tác phẩm "Cổ Học Tinh Hoa" vốn không phải là một tác phẩm Phật Pháp. Câu chuyện nói về nhân vật A Lưu có tư chất cao về hội hoạ nhưng chính vì thế lại tạo nên những cá tính đặc dị và cách hành xử không giống bình thường.
Có ba điểm cần thảo luận:
a. Có nên hay không nên đánh giá một con người chỉ qua một vài hành động?
b. Nếu cuộc sống chứa đầy những ẩn số thì người hiểu đạo có nên bằng sự im lặng trước muôn sự chăng?
c. Nên thiết lập trật tự xã hội bằng thái độ dứt khoát hay nên cho mọi người có thời gian và cơ hội để hoàn thiện?

Trước hết hãy đi vào câu chuyện

TRUYỆN NGƯỜI A LƯU

A Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó suốt đời.

Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"

Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khác quen đến nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. - Người ấy gầy mà lắm râu. - Người ấy xinh đẹp. - Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Đến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.

Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bày ra cho xem. Lúc khách về, nó lẻn đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái nầy có khi bằng đồng sao mà nó đen sì lại thế nầy!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.

Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc để chữa thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất". Cả nhà ai nghe cũng phải phì cười. Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.

Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.

Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ. Thấy A Lưu đấy, nói đùa rằng: "Mầy có vẽ được không?"

A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ được."

Ông bảo vẽ, thì A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người xưa nay vốn biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.

Tự bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
Đố Vui Trong Ngày

1. Một đọan trong chuyện kể ghi rằng: Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!?
Nếu y cứ vào câu chuyện thì điểm nầy cho thấy A Lưu là người:

a. Có thái độ ngoan cố
b. Có chủ kiến độc lập
c. Có tánh tình khó dạy
d. Có khuynh hướng chống đối

2. Một đọan trong chuyện kể ghi rằng: Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khác quen đến nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. - Người ấy gầy mà lắm râu. - Người ấy xinh đẹp. - Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Đến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Nếu y cứ vào câu chuyện thì điểm nầy cho thấy A Lưu là người:
a. Kém trí nhớ
b. Không có trách nhiệm trong công việc
c. Đặc biệt chú ý đến hình dạng hơn là danh tánh
d. Cố ý làm sai phận sự của mình

3. Một đọan trong chuyện kể ghi rằng: Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bày ra cho xem. Lúc khách về, nó lẻn đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái nầy có khi bằng đồng sao mà nó đen sì lại thế nầy!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
Nếu y cứ vào câu chuyện thì điểm nầy cho thấy A Lưu là người:

a. Chú trọng nhiều đến mầu sắc
b. Đần độn đến đổi không phân biệt được đồ sứ hay đồ đồng
c. Hay làm những việc không được giao phó
d. Tính ưa phê phán

4. Một đọan trong chuyện kể ghi rằng: Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc để chữa thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất". Cả nhà ai nghe cũng phải phì cười. Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.
Nếu y cứ vào câu chuyện thì điểm nầy cho thấy A Lưu là người:

a. Thiếu khả năng nhận xét
b. Ưa lý luận mà thiếu khả năng lập luận
c. Không làm việc theo phương pháp
d.Tập trung nhiều vào một phương diện

5. Câu chuyện A Lưu có thể cho chúng ta bài học nào dưới đây:
a. Một người có biệt tài thường đi chung với dị tật
b. Không nên vội đánh giá người khác vì có hành độn khác với thường tình.
c. Trong lãnh vực giáo dục nên chú ý đến sở trường của mỗi cá nhân
d. Cả 3 câu trên đều đúng

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 25 Tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Gioi Huong

Tri chúngđiền khuyết: Hat Cat

Môn học: Phật Giáo Sử


Bài học: Sự Chào Đời Của Vị Phật Tương Lai


Giảng sư chính:
Sư Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: DD minh hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phan1: Nhu Khanh, đk: Khanh Van//Phan2: Hat Cat,đk: Khanh Van // Hoi Huong: Gioi Huong http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức: Chanh Hanh,đk:Tinh Tan // Nguonduchanh, đk: anitya// Khanh Van, đk:Hat Cat

Người mở room: Diệu Quang va mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
, anitya và Nhu Phuc

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc

Thông báo (nếu có):

Lịch sử Phật Giáo

Giảng sư: TT Giác Đẳng

Sự Chào Đời Của Vị Phật Tương Lai

Nguyên tác: The Life Of The Buddha - tác giả: Nanamoli - TK Giác Đẳng dịch

Lời dẫn

Lời Lịch sử của Ấn Độ bắt đầu với sử liệu về Đức Phật Gotama (Cồ Đàm). Nói rõ hơn là lịch sử được ghi chép thay thế cho những khám phá của ngành khảo cổ và thần thoại. Những dữ kiện về Đức Phật và lời dạy của Ngài cho thấy xã hội thời ấy là một nền văn minh rất cao đã thật sự trải qua một quá trình dài để trưởng thành. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn viên thành Phật quả tại Uruvela trong lưu vực sông Ganga (Hằng Hà) vùng đất được lịch sử gọi là "Trung Quốc Độ" Nếu tính về địa dư thì nơi nầy cách thành phố thiêng liêng cổ kính Banares (Ba la nại) không xa lắm. Ngài mất 6 năm phấn đấu để tìm ra con đường giác ngộ vào lúc ba mươi lăm tuổi. Từ đó ngài vân du suốt 45 năm từ nơi nầy sang nơi khác để tuyên thuyết giáo lý tứ diệu đế. Theo các sử gia Tây phương Đức Phật vào năm 483 trước Tây lịch. ( vào Rằm Tháng Tư Âm lịch). Thời kỳ Đức Phật trụ thế là giai đoạn đặc biệt thái bình với nền pháp trị vững vàng trong xã hội ổn định. Điều nầy tạo nên bức tranh tương phản lớn so với trước và sau thời Phật.

Sử kiện

Ba tháng sau khi Đức Phật viên tịch, những thánh đệ tử niên cao lạp trưởng triệu tập một đại hội kết tập kinh điển để quyết định hình thức của giáo điển lưu truyền thế hệ mai hậu. Trong năm trăm vị thánh tăng vô lậu giải thoát, Trưởng lão Upàli (Ưu Ba Ly) được ghi nhận là người có thẩm quyền về giới bổn và nghi luật Tăng già những điều được kết tập trở thành luật tạng. Khi còn là cư sĩ Ngài vốn là một người thợ hớt tóc trong cung về sau đi xuất gia cùng với người anh em chú bác của Đức Phật là Ngài Ananda và những hoàng tử khác. Ngài được thỉnh cử tuyên đọc trước đại hội những giới điều cùng với nhân duyên được ban hành.Tạng Luật -Vinaya Pitaka được kết tập từ sự trùng tụng của Ngài. Sau khi Ngài hoàn tất, Trưởng lão Ànanda được đại hội thỉnh cử trùng tụng những pháp thoại. Trong suốt 25 năm sau cùng của Đức Phật, tôn giả là người thị giả luôn bên cạnh. Tôn giả cũng có một tư chất đặc biệt là trí nhớ phi thường. Hầu hết Tạng Kinh - Sutta Pitaka do Ngài Ànanda thuật lại. Tôn giả Upàli khi trùng tụng Tạng Luật mở đầu với mệnh đề "tena samayena - Lúc bấy giờ", còn phần tôn giả Ànanda thì mở đầu với câu "evam me sutam - Tôi nghe như vầy"

Lời dẫn

Bài kinh dưới đây được trích từ Tam Tạng. Giáo điển nầy đã tồn tại thế nào là câu chuyện sẽ bàn sau. Nhưng khởi điểm ở đây là câu chuyện về kiếp áp chót của Đức Phật do chính Ngài kể lại sau nầy được thuật lại bởi Trưởng lão Ànanda. Bài kinh nầy dịch từ Phạn văn Pàli, ngôn ngữ được chính Đức Phật sử dụng.

Kinh văn

Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp
(Acchariya-abbhùtadhamma sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một số rất đông Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

"Thật hy hữu thay chư Hiền! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ: "Chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy".

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda nói với các Tỷ-kheo ấy: "Thật hy hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư Hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!"

Và câu chuyện giữa các Tỷ-kheo ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, nay các Ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các Ông bị gián đoạn?

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Hy hữu thay, chư Hiền! ... chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy". Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda nói với chúng con như sau: "Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!" Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.

Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

-- Do vậy, này Ananda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

-- Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ananda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác này Ananda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và mẹ Bồ-tát không bị xâm phạm bởi bất kỳ người đàn ông nào có nhiễm tâm". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ vị Bồ-tát tận hưởng năm dục công đức đầy đủ, tận hưởng trọn năm dục công đức". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Này Ananda, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: "Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt". Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này Ananda, mẹ Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Ðâu suất". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ananda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

-- Do vậy, này Ananda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ananda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ananda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

-- Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả Ananda nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda nói.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tin Tức
No. 0321 NEW( Như Trúc dịch// Chanh Hanh đọc//đk: Tinh Tan)

Một phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược đang chờ đợi du khách tại Bihar
Patna May 05, 2005 9:40:37 AM IST

Patna- Thôi thúc bởi sự thành công ở Kerala, Bihar muốn thu hút khách du lịch bằng liệu pháp thảo dược đặc biệt ở các trung tâm hành hương của Phật tử ở Raigir và Bồ đề đạo tràng.

Công Ty Phát Triển Du Lịch của chính phủ Bihar sẽ bao gồm liệu pháp trị bệnh như một phần trong chương trình phục hồi sức khỏe dành cho khách trong nước và nước ngoài.

Giám Đốc Điều Hành BSTDC Anand Kishor nói với IANS rằng hai trung tâm sức khỏe đã được xây dựng - ở thành phố Rajgir của tỉnh Nalanda và Bồ đề đạo tràng của tỉnh Gaya.

Hai trung tâm này dự định sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Bồ đề đạo tràng, cách nơi này 180 cây số, nổi tiếng là nơi phát triển của đạo Phật. Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã giác ngộ dưới cội cây bồ đề, gần chùa Mahabodhi.

Rajgir, cách nơi này 100 cây số, nổi tiếng về những kiến trúc và di tích Phật Giáo.

Hai thành phố này thu hút hàng trăm khách du lịch mỗi năm từ Châu Á, Châu Âu và Mỹ.

Chương trình trọn gói dành cho sức khỏe bao gồm các liệu pháp thảo dược như shirodhar, nasya, abhyangam và pizichil.

Ở phương pháp shirodhar, dầu nóng đuợc rưới lên trán để làm dịu tinh thần và các giác quan. Nasya là phương pháp hít thở thảo dược để trị bệnh. Và ở phương pháp pizichil, các loại dầu thảo mộc ấm áp được thoa trên cơ thể một cách nhịp nhàng đều đặn. Abhyangam là một liệu pháp xoa bóp khác.

Một quan chức của BSTDC nói rằng các trung tâm sức khỏe sẽ là những mô hình của những tiện ích ở Kerala, một trong những nơi đến được ưa chuộng của du khách nước ngoài.

Quan chức trên nói “ Chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình trung tâm phục hồi sức khỏe ở Kerala” .

BSTDC đã ký hợp đồng với một công ty tư nhân ở Kerala. Ông Kishor nói công ty sẽ cung cấp bác sĩ cho các trung tâm.

Dù phong phú về lịch sử và văn hoá, Bihar hãy còn lạc hậu so với các bang khác của Ấn Độ về mặt du lịch. Rõ ràng là tình trạng bất ổn đã làm cho du khách tránh xa nơi này.

Để thay đổi tình trạng ngành du lịch của bang, vài tháng trước đây BSTDC đã quyết định sửa chữa lại các khách sạn và giới thiệu những chương trình du lịch trọn gói đặc biệt đến những người vãng lai và người hành hương.

Vào năm 2003, BSTDC đã bắt đầu kêu gọi những người vãng lai từ Bihar quay về nơi chôn nhau cắt rún của họ.

Các toà đại sứ Ấn Độ ở Fiji và Mauritius, nơi mà đại đa số người từ Bihar thường trú, đã được liên lạc để phổ biến chương trình trọn gói “Về Nguồn”.
*******************************
No. 0320 NEW (Chánh Hạnh dịch//Nguon Duc Hanh đọc// đk: anitya)

Tấm lòng đến tấm lòng: một tín nữ Phật giáo đã cảm hoá được sai lầm cuả mẹ.
By Sophia Ross, For The Register-Guard, May 8, 2005

Eugene, Oregon (USA) --
Những ngày nghĩ đông có lẽ là muà của những phép lạ và thiện sự, nhưng tôi không bao giờ dự kiến một phép lạ cho chính tôi. Tôi cũng không dự kiến rằng mẹ của tôi có thể có sự cởi mở với tín ngưỡng. Bà luôn gay gắt với cuộc sống, bực bội với thượng đế, chống đối tổ chức tôn giáo. Bà chống lại bất cứ ai có niềm tin nơi tôn giáo, bà gọi người sùng đạo là những kẻ đạo đức giả. Để vươn lên, để có cái đầu minh mẫn, tôi phải đấu tranh để được làm con nuôi 1 gia đình mộ đạo, dành nhiều thời gian ở thư viện và tham gia vào nhóm đa giáo. Quyền tự do cá nhân là nguyên nhân chấp thuận, và là sự bù đắp to lớn cho những công việc hoàn thành tốt với những người thân. Tôi chia sẻ lòng nhiệt tình của tôi cho tôn giáo trên thế giới nhưng chỉ nhận được thái độ khinh khỉnh cuả mẹ.

Là một tín đồ Phật giáo Tây Tạng, tôi thực hành với mục đích làm giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực và ngược lại, đặc biệt là những khi tôi làm việc ở nhà tế bần, viện dưỡng lão. Hằng ngày, tôi hành theo giáo pháp của Đức Phật, được hướng dẫn bởi Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche. Đón chào một ngày mới, tôi tha thứ cho những hành động đã qua và luôn rải tâm từ trong ngày – thay thế cho những thói quen cố hữu suốt 56 năm qua. Trong thực hành, tôi kể lại “tôi nghĩ đến tất cả những gì xảy ra theo hướng tích cực. Tôi nhận thức mọi hoàn cảnh. Hằng ngày tôi sống vui vẻ. Tôi nhìn mọi người thân thiện. Tôi sẽ nói với mọi người một cách tử tế, tiếp xúc với mọi người hòa nhã diụ dàng, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, chăm sóc mọi người với lòng từ ” bạn có thể thấy được người rộng lượng xứng đáng như thế nào. Tôi luôn tôn trọng tín ngưỡng của khách hàng tôi, tôi cầu nguyện cho những quyền lợi của họ đều thành tựu. Thời gian làm việc tại trại tế bần đã làm cho lòng tôi thêm trắc ẩn, tôi cố gắng phục vụ cho người từ tận trái tim tôi. Vào đầu tháng 12, tôi nhận được tin mẹ tôi nằm viện bị xuất huyết, suy tim cấp tính. Tôi đã gọi mẹ, tôi nghe giọng bà lấp bấp , giận dữ, căm ghét, than phiền đủ thứ về sự chăm sóc. Tôi thỉnh cầu chư Tăng (cộng đồng Phật Giáo ) cầu nguyện cho bà trong lúc chúng tôi làm việc.

Vì vậy bây giờ phép mầu đã đến với tôi: trong vòng 1 tuần tôi nhận được tin mẹ tôi thay đổi hoàn toàn. Bà nói với tôi bà tìm thấy lòng tin nơi đạo giáo, bà biết trí tụê đã phát sinh vơí niềm tin đạo giáo , bà đã tha thứ cho tôi. Bà nói lòng bà đã rộng mở, bà cảm thấy sung sướng bà biết ơn tôn giáo đã cảm hóa được bà.

Bà đã thổ lộ tình cảm về sự tiến triển mới mẻ này, nhận thức được cảm giác của tôi như thế nào, bây giờ bà còn chia sẽ những cảm nhận của tâm thức. Dĩ nhiên điều này là trước tiên. Tôi hiểu rõ tất cả công việc làm cuả tôi. Tôi cầu nguyện cho tất cả bằng cả tấm lòng, nhưng phải nhìn nhận rằng tôi đã ngừng cố gắng chuyển hóa mẹ tôi, vì vậy tôi không có chủ ý hồi hướng cho bà trong cầu nguyện của tôi. Bây giờ thì Tôi nhận ra rằng tôi và bà, là một trong “các loài hữu tình”. Do đó tôi thật dễ dàng cầu nguyện cho tất cả.

******************************

No. 0328 NEW ( Minh Hạnh dịch//Khanh Van đọc// đk: Hat Cat )
Những người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ dự trù tổ chức sinh nhật cho Đức Dalai Lama.
Khaleej Times Online, May 15, 2005

New Delhi - Hàng chục ngàn người Tây Tạng trên thế giới cầu nguyện cho Đức Dalai Lama, trong khi chính phủ lưu vong Tây Tạng đang sửa soạn lễ sinh nhật 70 tuổi cho Ngài trong tháng Bảy này.
Miền bắc Ấn Độ tại thị trấn cao nguyên Dharamsala, nơi chính phủ lưu vong tọa lạc, cũng đang rầm rộ đón tiếp các vị lãnh đạo Phật Giáo và một số các tài tử điện ảnh Hollywood. Các nhân vật này đã nhận lời tham dự buổi lễ ngày 6 tháng 7 để vinh danh ngài trong việc đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 1989.
"Khi Ngài đúng 60 tuổi chúng tôi tổ chức lễ chúc thọ cho Ngài tại New Delhi thật náo nhiệt" Vị Thủ Tướng Tây Tạng Samdhong Rinpoche nói với AFP qua điện thoại.
"Bây giờ Đức Dalai Lama đạt đến tuổi thất tuần nên chúng tôi sẽ tổ chức lễ chúc thọ tưng bừng, trọng thể hơn xưa tại Dharamsala."
Thubten Samphel, vị bộ trưởng ngoại giao của Tây Tạng, nói rằng những người Tây Tạng khắp nơi trên thế giới bắt đầu những buổi cầu nguyện đặc biệt từ nay cho đến ngày sinh nhật của Ngài để cầu xin cho vị lãnh đạo tinh thần được sống lâu trăm tuổi.
Chương tri`nh dự trù đang trong giai đoạn chót, nhưng các phần lễ lạc sẽ bao gồm tiết mục về văn hóa của Tây Tạng chẳng hạn như sẽ có những vũ khúc dân tộc cũng như sẽ có những buổi thuyết giảng về Phật Pháp.
Danh sách quan khách tham dự chưa được công bố vi` ly' do an ninh.
Đức Dalai Lama (tục danh là Lhamo Dhondrub) sanh vào ngày 6 tháng 7, 1935, tại làng Taksar là một làng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng, con trai của một gia đi`nh nông dân, Ngài được xác nhận là vị lãnh đạo Tây Tạng tái sanh thứ 14 khi co`n được ẳm trên tay và được nhậm chức khi Ngài 4 tuổi vào ngày 22 tháng 2, 1940 tại Lhasa.
Rinpoche gạt bỏ những lo ngại rằng vì bang giao tốt đẹp với Trung Cộng mà Ấn Độ có thể gây khó khăn cho lễ mừng thất tuần của Ngài. Nên biết là Đức Dalai Lama đã nối lại liên hệ với Bắc kinh năm 2002 sau 9 năm gián đoạn.
Ông lưu y' rằng Đức Dalai Lama, người được giải Hoà Bi`nh Nobel vào năm 1989 về sự tranh đấu để giải phóng cho đất nước Tây Tạng trong tinh thần bất bạo động, đã không co`n đòi hỏi sự độc lập cho đất nước của Ngài nữa.
Bây giờ Đức Dalai Lama nói về sự "quyền tự trị đầy y' nghĩa" để bảo tồn văn hoá, ngôn ngữ và môi sinh của người Tây Tạng.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2005

Nhật Hành

Ngày: 24 Tháng 05 năm 2005

Tri chúng: Duong Tieu

Tri chúngđiền khuyết: HatCat

Môn học: Phật Học Cơ Bản

Bài học: D. AdvantLợi Lạc Của Sự Trì Giới

Giảng sư chính: SC Liễu Pháp

Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: su Minh Hanh

Xướng ngôn viên cho bài học: Phần I: Le bai tam bao:Dharma10 (Nhu Phuc dienkhuyet)// Phần II: Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ: Duong Tieu http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên điền khuyết:

Xướng ngôn viên cho phần Đố Vui:

Người mở room: Diệu Quang, Mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng:Mindvox, Diệu Quang, Anitya,

Người post bài cho Room: Mindvox , Nhu Phuc, Hat Cat

Người pm và gửi bài cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Nhu Phuc, Hạt Cát

Thông báo (nếu có): Bài Đọc của MC được sư GD cho update Phần II: Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng/Lời cảm tạ (Phần của Tri Chúng )
Lớp Phật Học Cơ Bản
Chương III: Morality / Đạo Đức 3

D. Advantages of Observance of Sila / Lợi Lạc Của Sự Trì Giới

Dẫn Nhập:

Phật ngôn dưới dây dạy về 5 lợi lạc của giới hạnh. Những điều nầy nói lên một cái nhìn hết sức đặc biệt về luân lý học Phật giáo. Ở đây không là điều răn của thượng đế, không phải là giáo điều của tín ngưỡng mà là những ảnh hưởng tâm lý, đời sống và cảnh giới tương xứng ở tương lai. Giới hạnh khiến một người có kỷ luât trong công ăn việc làm nhờ vậy giàu có. Danh thơm tiếng tốt cũng đến như kết quả mang xã hội tính. Tự tin khi bước vào chỗ đông người là tác hưởng tâm lý. Thanh thản khi kề cận cái chết là sự thành tựu đức điềm tỉnh nội tại. Sanh vào lạc cảnh phúc quả kiếp lai sinh. Chỉ cần chiêm nghiệm những pháp nầy người ta có thể nói là sự tu tập trong Đạo Phật không y cứ trên tín lý mà dựa vào kết quả thực tiển, tự nhiên.

Chánh Kinh:

There are these five advantages to one of good morality - (Sila) and of success in morality. What are they?

* In the first place, through careful attention to his affairs he gains much wealth.

* In the second place, he gets a good reputation for morality and good conduct.

* In the third place, whatever assembly he approaches, whether of Khattiyas, Brahmins, householders or ascetics, he does so with confidence and assurance.

* In the fourth place, he dies unconfused.

* In the fifth place, after death, he arises in a happy state, a heavenly world.

* These are the five advantages to one a good morality - sila and of success in morality.

Có năm lợi lạc của một người trang nghiêm giới hạnh và thành tựu giới hạnh. Năm lợi lạc ấy là gì?

Điều thứ nhất, cho chuyên tâm trong việc làm vị ấy đạt được sự giàu có.

Thứ hai, người ấy có được tiếng tốt do giới hạnh và đạo đức.

Thứ ba, trong bất cứ nơi tụ họp nào dù là hội chúng sát đế lị, bà la môn, gia chủ hay sa môn, vị ấy đi đến với lòng tự tin.

Thứ tư, vị ấy mệnh chung với tâm tỉnh táo.

Thứ năm, sau khi chết vị ấy sanh vào thiện thú, thiên giới.

Trên đây là năm lợi lạc của một người trang nghiêm giới hạnh và thành tựu giới hạnh.

Kinh Truờng Bộ I: 16

Thảo Luận:

1. Nói thuần phương diện nghiệp và quả dị thục thì trì giới có là nhân sanh quả giàu sang không?

2. Nếu nói là giữ giới có quả phúc giàu sang và danh tiếng thì có phải là khuyến khích người nặng lòng với danh lợi?

3. Cả năm quả phúc của trì giới ở đây đều thuộc phước hữu lậu, phải chăng trì giới không mang lại phước xuất thế gian?

Đố vui trong ngày

1. Trong kinh có Phật ngôn "cetana'ham bhikkhave silam vadàmi - Như lai nói giới nằm ở chủ tâm" câu nầy hàm nghĩa nào dưới đây:

a. Chính sự chủ tâm hành trì những nguyên tắc được gọi là giới
b. Người giữ giới phải có ý thức về những gì mình quyết không làm
c. Tánh hạnh tốt đẹp tự nhiên không gọi là giới
d. Cả ba câu trên đều đúng

2. Những lợi lạc của trì giới không phải lúc nào cũng y cứ trên nghiệp quả. Điều nầy theo kinh điển thì:

a. Sai. Tất cả sự tu hành đều dựa trên nhân quả nghiệp báo.
b. Đúng. Bên cạnh quan điểm nghiệp lực những ảnh hưởng xã hội, tâm lý, lối sống cũng là những điều phải nói tới
c. Sai. Không có ai giám định điều đúng hay sai ngoại trừ nghiệp quả
d. Đúng. Đạo Phật không chú trọng nhiều về luân hồi mà chỉ nhìn hiện tại một cách thực tiển.

3. Một lần tôn giả Xá Lợi Phất đau bụng. Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi thăm thì được biết khi còn là cư sĩ Ngài Xá Lợi Phất thỉnh thoảng cũng bị như vậy. Và mỗi lần bị vậy thì chỉ cần dùng một loại cháo là khỏi hẳn. Biết điều nầy Ngài Mục Kiền Liên với khả năng của mình khiến một gia đình đàn tín mang đến cúng dường. Tôn giả Xá Lợi Phất biết rằng từ lời nói của mình nên thực phẩm phát sanh cương quyết từ chối. Câu chuyện nầy cho thấy:

a. Nhị vị tôn giả có hai cái nhìn tương phản về giá trị của giới hạnh
b. Ngài Xá Lợi Phất không sảng khoái như ngài Mục Kiền Liên
c. Ngài Xá Lợi Phất không biết rằng Đức Phật cho phép có thể thọ dụng trong trường hợp chữa bệnh như vậy
d. Cả ba câu trên đều sai.

4. Trong ngày Rằm Tháng Tư, vừa là ngày Phật Đản vừa là ngày bát quan trai giới của người Phật tử tại gia. Trong ngày nầy có nên phát những bản nhạc khánh đản không?

a. Không nên. Điều nầy khiến những Phật tử tu bát quan trai không giữ giới được
b. Nên. Âm nhạc là một chất xúc tác quan trọng để tuổi trẻ gần với Phật Pháp
c. Không nên. Âm nhạc không bao giờ nên có tại chùa chiền dù là nhạc đạo
d. Nên. Ai muốn giới định huệ thì tu, ai cần lời ca tiếng kệ để tăng trưởng đạo tâm thì cũng không nên cấm

5. Người nào dưới đây được xem là "khoáng đạt" theo tinh thần Phật pháp:
a. Người không làm nô lệ cho thói quen
b. Người không câu nệ nguyên tắc
c. Người không quan tâm điều tiểu tiết
d. Người không sống theo khuôn khổ.