Tin TứcNo. 0292New (Khánh Văn dịch/ Duong Tieu ddoc 292 / Hat cat ddien khuyet)
Cậu bé Hoa kỳ chuẩn bị đời sống làm một vị Lama trong tu việnBài viết của Chana Joffe-Walt
Seattle, ngày 26, tháng 4, năm 2005
Cậu bé Asanga Sakya đã được huấn luyện để trở thành vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng suốt cuộc đời của cậu. Hiện giờ cậu đang trên đường đi đến tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Nepal, nơi mà cậu sẽ học và sống cho đến khi trưởng thành. Cậu sẽ ở đó lâu lắm vì hiện nay cậu mới có 5 tuổi. Theo truyền thống giáo phái Sakya Phật giáo Tây Tạng, chức vị Lama được truyền từ thế hệ này đến thệ hệ khác, cha truyền con nối. Với truyền thống đó, Cậu bé Agansa sinh đẻ tại Hoa-kỳ là người kế tiếp để trở thành vị Lama tương lai trong gia tộc của cậu.
Gia đình cậu ở vùng ngoại ô tiểu bang Seattle, cậu ta cùng đứa em gái, Aloki vừa lên 3, hoàn toàn sống với phong tục văn hóa Tây Tạng. Hai anh em đọc kinh tiếng Tây Tạng mỗi ngày.
Mẹ cậu bé, bà Chimey Sakya, nói rằng đánh mất văn hóa phong tục để hòa mình vào xã hội là điều không thể tránh được ở Hoa kỳ. “ Chúng tôi không chỉ trích hệ thống giáo dục nơi đây, nhưng được huấn luyện để trở thành vị Lama là điều rất khó xảy ra trong xã hội này.” Mặc dù, có rất nhiều tự do, nhưng dần dà chúng tôi mất đi phong tục và những nét đăc thù của dân tộc mình. Chúng tôi là thế hệ lưu vong thứ nhì, và cho dù chúng tôi có cố gắng đến đâu để duy trì tôn giáo, phong tục tập quán, chúng tôi cũng rất khó mà giữ đuợc một cách trọn vẹn trong môi trường lưu vong này.
Cha, mẹ cậu bé nói rằng họ quyết định đem cậu Agansa đến Nepal bởi vì họ thương con mình tự đáy lòng. Và đây là một điều rất khó hiểu cho người Tây phương.
Cậu Asanga nói cậu đã sẵng sàng đi đến Nepal để học hỏi văn hóa phong tục Tây Tạng, và tìm hiểu Phật pháp.
Đối với Ani Sakya, cha cậu bé, cơ hội để thành vị Lama đã không được thực hiện khi ông lớn lên ở Hoa kỳ. Gia đình ông đến Hoa kỳ vào năm 1959 khi cha ông ta được trường đại học Hoa kỳ mời đến để tham gia vào một công cuộc nghiên cứu. Chính quyền Trung hoa kiểm soát chặt chẽ quốc gia Tây Tạng, và ông Sakya nói, cha ông chấp thuận lời mời và di cư đến Hoa kỳ cho đến khi Tây Tạng được tự do. Ông Sakay cuời và nói hiện nay chuyện dành lại tự do dường như không xảy ra trong thời gian ngắn, vì thế chúng tôi phải tạo những kế họach này cho đứa con trai chúng tôi. Ngày trước cha mẹ tôi không gửi tôi đi để huấn luyện vì nghĩ chúng tôi sẽ trở về nước trong một thời gian ngắn.
Một tuần lễ trước khi Agansa Sakya xuất hành đến Nepal, hội Phật giáo Sakya Tây Tạng ở tiểu bang Seattle tổ chức một buổi tiễn đưa. Là bậc cha mẹ và cũng là Phật tử, cha mẹ cậu Agansa tin tưởng rằng họ đã làm những điều tốt nhất cho đứa con trai yêu thương này.
Khánh văn lược dịch
http://www.voanews.com/english/AmericanLife/2005-04-26-voa61.cfm No. 0285 (Hạt Cát dịch/Khanh van doc/ anitya ddien khuyet)
Hãy dũng cảm khi tử thần …gõ cửa.
Viết bởi CHAN LI LEEN, The Star, số ra ngày 22 tháng t ư , 2005.
A TRUE FIGHTER: Chor posing with her trophy and mock cheque at the Guang Ming Hero award ceremony in Ipoh last week.
IPOH, Malaysia -Trải qua thời gian một phần ba đời sống chiến đấu với đủ loại ung thư cùng những tật bệnh khác và bây giờ là bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, Chor luôn luôn cảnh giác rằng cái chết sẽ đến với cô bất cứ lúc nào.
Tuy rằng có chút lo ngại vì không rõ nguyên nhân bệnh trạng của mình, nhưng ý tưởng về cái chết sẽ đến không làm cô sợ hãi.
Người phụ nữ 31 tuổi từng chịu đựng 11 lần giải phẫu nói: “Tôi sẵn sàng”
Năm 20 tuổi cô bị mắc ung thư tuyến giáp trạng, hai năm sau thì túi mật và bàng quang bất ổn, vài năm kế là bướu đường ruột.
Từ buổi đầu, bác sĩ đã vẽ cho tôi một viễn ảnh thê thảm và cảnh cáo tôi sẽ có những việc tệ hại xảy ra, kể cả cái chết.
Cô nói:“Vài năm đầu, tôi cảm thấy sợ hãi và cô độc, đó là thời gian mà tôi đang ở trong tình trạng khủng hoảng và muốn tự sát”.
Tình hình ngày càng tệ hơn, cô mắc chứng ung thư sắc tố ngoại bào rồi giải phẫu cắt bướu đường ruột.
Với phần lớn đường ruột bị cắt bỏ, cô trở thành một bệnh nhân đòi hỏi lúc nào cũng phải mang theo bên mình túi chứa phế phẩm bài tiết.
Còn lại 0.3m ruột già và nhiều ung bướu phát triển thêm trong ruột non, cô được bác sĩ cho biết chỉ có thể sống trong vòng sáu tháng.
“Ðó là lúc tôi nhận ra bất kể vui hay buồn như thế nào thì đời sống vẫn tiếp diễn.”
Ở thời điểm đó, Chor đang là nhân viên làm hồ lì sòng bạc tại cơ sở Genting Highlands với tư tưởng từ lâu nay hạnh phúc tùy thuộc vào đời sống vật chất.
Và nhận thức mới mẻ về đời sống khiến cô quyết định chấm dứt công việc ở sòng bài để lãnh lương phúc lợi xã hội và y tế từ cơ sở Genting Highlands.
Thêm vào đó, cô bắt đầu tình nguyện làm việc với cơ quan y tế Perak và bệnh viện Ipoh thuộc khu vực chăm sóc bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, nơi cô sẽ trò chuyện với những bệnh nhân ung thư khác và tìm hiểu nhu cầu của họ. Cô cũng tình nguyện làm việc với một nhóm Phật tử.
“Tôi tìm được hạnh phúc chân thật trong việc chấp nhận tình trạng của tôi và trong sự chia sẻ hạnh phúc này đến những người khác. Tôi bắt đầu nhận ra rằng sống bao lâu không thành vấn đề, miễn là sống có ý nghĩa”.
Và dù rằng cô đang ở trong tình trạng phải dùng thuốc giảm đau, Chor vẫn tận dụng đời sống trong từng khoảnh khắc cho đến lúc mỹ mãn.
Năm vừa qua, cô viết “ Tàn Tạ rồi sẽ Thịnh Khai”, quyển sách viết dựa vào đời thật của cô, điều mà cô hy vọng có thể sẽ tạo niềm hứng khởi cho người khác.
Nét dũng cảm trên khuôn mặt cô được thu vào ống kính tuần vừa qua khi cô nhận lãnh giải thưởng Anh Hùng Quang Minh 10 ngàn Mã Kim do chủ tịch hội đoàn MCA Datuk Seri Ong Ka Ting trao tặng.
Ðối với tương lai, cô nói: “Sống và chết thực sự là giống nhau và người ta không nên sợ hãi nó. Chết là một tiến trình thiên nhiên”.
Hạt Cát dịch
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,1086,0,0,1,0
No.0293
NEW (su co LP dich/ Hat Cat doc/ co Chanh hanh ddien khuyet
Chư Tăng Campuchia giúp đỡ bệnh nhân AIDS
(Bài của Chan Kit Tze, đăng trên tờ The Star, ra ngày 17 tháng 4 năm 2005)
Theo tin từ Siem Reap, Campuchia, Trung tâm cưú trợ (the Salvation Centre) một tổ chức phi chính phủ, đang làm việc với chư tăng chùa Thmey để giúp đỡ cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
Campuchia là một trong những nước có bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất châu Á. Ước tính có khoảng 160.000 người đang bị nhiễm bệnh, và hơn 60.000 trẻ em mồ côi vì căn bệnh này.
Trung tâm cứu trợ làm việc với nhiều cộng đồng khác nhau ở Campuchia để thực hiện những chương trình phòng chống bệnh HIV /AIDS, chăm sóc những trẻ em bị lây bệnh hay ảnh hưởng bởi căn bệnh này cũng như có những hoạt động giúp đỡ khác.
Trung tâm cứu trợ này được thành lập bởi Đại Đức Muny Van Saveth năm 1994. Đại Đức mở trung tâm này trước hết là để giúp đỡ những trẻ em bị lây bệnh hay bị mồ côi bởi căn bệnh AIDS. Nhưng vì con số các trẻ em mồ côi cứ tăng dần lên ở Campuchia, nên Đại Đức Muny nhận ra rằng sư cần phải kêu gọi cộng đồng chống lại căn bệnh này.
Năm 2000, với sự giúp đỡ của Unicef, Đại Đức bắt đầu huấn luyện một số tăng ni và cư sĩ để giúp họ giaó dục dân chúng giảm thiểu căn bệnh này cũng như đem lai sự thương yêu và chăm sóc đến cho các bệnh nhân.
Sư Hoeurn Som Nieng, một học tăng phát biểu : “Tôi muốn mình có thể phục hồi niềm tin cho các bệnh nhân. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi họ hạnh phúc”.
Các nhà sư Phật giáo rất được người dân Campuchia kính trọng, vì vậy họ có thể tuyên truyền việc phòng chống bệnh AIDS rất hữu hiệu qua nhũng cuộc viếng thăm gia đình các Phật tử. Quần chúng bao giờ cũng cảm thấy dễ dàng tâm sự những khó khăn của mình với chư tăng và thỉnh cầu chư tăng giúp đỡ.
Năm ngoái Trung tâm cứu trợ đã đến thăm 7000 gia đình để giúp họ những kiến thức phòng chống bệnh AIDS.
Các vị sư còn giúp cho các bệnh nhân vượt qua những khổ đau tâm lý do căn bệnh gây nên bằng cách dạy họ Phật pháp và cách hành thiền. Tuy nhiên hành thiền thì không bắt buộc vì không phải tất cả bệnh nhân đều là Phật tử.
Chư tăng ở Trung tâm cứu trợ đang điều hành một bệnh xá tạm thời cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV đang điều trị ở các bệnh viện ở Siem Reap. Bệnh xá này được Unicef xây dựng và tài trợ, để cung cấp chỗ ở miễn phí cho 8 đến 12 gia đình mỗi tháng. Phần lớn những bện nhân này là những người nghèo sống ở nông thôn, và họ không có tiền lên về bệnh viện đều đặn để khám bệnh. Vì vậy họ ở lại bệnh xá 2 tháng vì bác sĩ cần phải theo dõi những biến chuyển của căn bệnh trong khi điều trị.
Đại đức Hoeurn nói : “Chư tăng có sự bình an, và chúng tôi muốn đem sự bình an đó đến cho mọi người”.
Muốn có thêm thông tin về trung tâm cứu trợ này, xin liên lạc về địa chỉ email sccsiemreap@yahoo.com
(Liễu Pháp lược dịch)
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,1091,0,0,1,0