Thứ Hai, 28 tháng 2, 2005

Khoá Học Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm
KINH SUY NIỆM VỀ NGHIỆP


14.6 Nguyên lý của đời sống

Những điểm chính:
· Quan niệm giai cấp sang hèn của xã hội
· Quan niệm sang hèn, theo lý đạo Phật
· Chính hành vi đặt vị trí cho chúng sanh

Dẫn nhập:
Sống trong một xã hội giai cấp, người ta quan niệm rằng người sanh trong dòng dõi quý tộc là người cao quý, kẻ sanh từ dòng dõi bần tiện là hạng thấp hèn. Điều đó là quan nệm sai, nhưng cũng là quan niệm đúng, tuỳ cách suy nghĩ.
Theo Phật giáo, thì chúng sanh có phước mới sanh vào dòng dõi quý tộc, còn những chúng sanh không có phước, hoặc có tạo nghiệp xấu thì sẽ sanh vào gia đình hạ tiện; và do đó nếu quan niệm người cao quý là người có phước, người thấp hèn là người thiếu phước; quan niệm như thế là đúng. Nếu cho rằng sự cao quý hay thấp hèn của một người chỉ vì người ấy là con cháu dòng dõi quý tộc, hoặc vì người ấy thuộc giới hạ lưu. Đó là một quan niệm sai.
Mặt khác, nếu quan niệm rằng người cao quý là người sống hiền thiện, dù người đó thân thế dòng dõi gì. Đó là quan niệm đúng. Nếu quan niệm rằng người thấp hèn là người có sở hành thân khẩu ý ác quấy, đó là quan niệm đúng.
Như vậy người sang hèn là chính do hành vi thiện ác, xấu tốt của họ đã làm hay đang làm. Chính nghiệp phân loại chúng sanh, chớ không phải do giai cấp thọ sanh.

Chánh kinh:
Na jaccā vasalo hoti na jaccā hoti brahmaṇo kammunā vasalo hoti kammunā hoti brahmaṇo. Yaṃ kammaṃ karissanti kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādā bhavissanti.

Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người cao quý hay thấp hèn. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý. Mỗi chúng sanh là kết tinh của những gì đã tạo và sẽ là kết quả những gì đang tạo. Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện.

Thảo luận:
1. Đạo Phật có thừa nhận những người được sanh trong giới thượng lưu quý tộc là những người có nhiều phước báu do đã tạo việc thiện chăng?
2. Đạo Phật có xem bình đẳng chúng sanh, người cao sang và kẻ thấp hèn giống như nhau không?
3. Nếu chỉ xét hành vi hiện tại để đánh giá là người cao quý hay thấp hèn mà phủ nhận phước hay tội của người ấy đã làm trong quá khứ, như vậy có hợp lý chăng?
Câu đố vui: ngày 28-02-2005

1. Một người được sanh trong dòng dõi cao sang, nếu nói theo lý nghiệp báo mà Đức Phật đã tuyên bố trong kinh Tiểu nghiệp phân biệt thì:
a. Do bố thí xả tài
b. Do tâm ít sân hận
c. Do không ganh tỵ tật đố
d. Do không cống cao ngã mạn

2. Một người sanh trong dòng dõi quý tộc được xem là người cao quý là bởi nhận xét qua sự kiện:
a. Người ấy hữu phước
b. Người ấy sống hiền thiện
c. Người ấy mang giai cấp thượng lưu
d. Người ấy được xã hội kính nể

3. Một người bị xã hội khinh bỉ và xem là thấp hèn, nếu nhận xét theo tinh thần Phật giáo thì:
a. Do người ấy thiếu phước
b. Do hành vi tồi bại
c. Do người ấy không quyền thế
d. Câu a và b đúng

4. Trong hàng Tỷ-kheo thời Đức Phật có một vị xuất thân từ giai cấp thấp trong xã hội nhưng vị ấy đã trở thành nhân vật quan trọng trong việc kết tập kinh điển truyền thừa Phật pháp. Vị ấy là:
a. Tôn giả Upāli
b. Tôn giả Mahākassapa
c. Tôn giả Channa
d. Tôn giả Ānanda

5. Có một lần Đức Phật cùng với thị giả Ānanda đang đi trên đường gần bờ sông nhìn thấy một người đang câu cá, Đức Phật hỏi anh ta tên gì? Anh ta đáp: “Tôi tên Ariya (Thánh Thiện)”. Rồi Đức Phật đã dạy điều gì với anh ta?
a. Ngài khuyên anh ta đổi tên khác
b. Ngài chê trách anh ta không xứng đáng với tên gọi ấy
c. Người tên tốt mà có hành vi bất thiện thì không phải là người tốt
d. Người có tên thánh thiện, phải hành động thánh thiện mới xứng danh

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2005

Lớp Kinh Pháp Cú
Phẩm 06: Hiền Trí - Phẩm Hiền Trí (Pandita Vagga)

Kệ ngôn 77 Lời khuyên không phải lúc nào cũng được thích



Bản Việt văn của Tỳ khưu Giác Giới:
Người dạy dỗ, khuyên nhắc
Can ngăn sự làm ác,
Được người tốt thương mến
Bị kẻ xấu ghét bỏ





Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa
Ovadeyyānusāseyya,
Asabbhā ca nivāraye,
sataṃ hi so piyo hoti,
asataṃ hoti appiyo.

Bản Anh văn của Ngài Dhammananda
Let him exhort, let him instruct,
And check one from abasement.
Dear indeed is he to the true,
Not dear is he to the false.

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
Huấn giới dữ giáo thị,
Trở (tha nhân) quá ác,
Thiện nhân ái thử nhân
Đản vi ác nhân tắng.

DUYÊN SỰ

Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-kiền-liên lãnh mệnh lệnh bậc Đạo Sư đi đến miền Kiṭa để giáo dục nhóm Tỷ-kheo Assajipunabbasuka, vì nhóm Tỷ-kheo này có những hành động xấu xa tại địa phương ấy khiến cho dân chúng bất mãn và mất niềm tin ở Tăng chúng. Khi khuyên bảo nhiều lần mà nhóm Tỷ-kheo này vẫn ương ngạnh không cải thiện; hai vị Thượng thủ Thinh Văn mới theo luật tiến hành Tăng sự tẩn xuất họ ra khỏi địa phương. Khi bị tẩn xuất như vậy nhóm Tỷ-kheo Assajipunabbasuka đem lòng oán hận và căm ghét hai vị Thượng thủ Thinh Văn của Đức Phật. Câu chuyện này đến tai Đức Phật, Ngài đã thuyết bài kệ trên.


THẢO LUẬN
1) Nếu biết rằng: “Giáo đa thành oán”, người trí có nên tiếp tục dạy bảo kẻ khác không?
2) Những lời khuyên dạy của bậc trí là điều hữu ích, thế tại sao bị người ta ghét?
3) Phải chăng câu nói “Trung ngôn nghịch nhĩ” là hoàn toàn đúng?

Ý CHÍNH

Không phải lời khuyên bảo nào cũng được hoan nghênh. Đối với người tốt thì hoan hỷ với lời khuyên, còn kẻ xấu thì không.


1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson
2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
3. Hình ảnh Dhammapada lấy từ trang Treasury of Truth của Ven Sarada Maha There
Câu đố vui: ngày 27-02-2005

1. Điều nào dưới đây là sự nhận xét chính xác về lời nói hữu ích:
a. Lời nói khiến người nghe hoan hỷ
b. Lời nói khuyên dạy điều tốt
c. Lời nói can ngăn điều xấu
d. Câu b và c đúng

2. Người tốt thường hoan hỷ với lời khuyên dạy của kẻ khác, bởi vì:
a. Người tốt luôn luôn cải thiện đời sống
b. Người tốt không muốn bị chê là khó dạy
c. Người tốt muốn đắc nhân tâm
d. Người tốt biết khách sáo xả giao

3. Người xấu thường không thích nghe lời khuyên của kẻ khác, bởi vì:
a. Tánh tự cao, tự đại
b. Không thích thành người tốt
c. Cảm thấy bị thua kém
d. Cả ba đều đúng

4. Có một vị trưởng lão thời Đức Phật bởi nghiêm khắc giáo dục đệ tử nên bị đệ tử oán ghét đã thiêu rụi tịnh thất của Ngài, vị trưởng lão ấy là:
a. Ngài Xá-lợi-phất (Sārīputta)
b. Ngài Mục-kiền-liên (Moggallāna)
c. Ngài Ma-ha Ca-diếp (Mahākassapa)
d. Ngài A-na-luật (Anuruddha)

5. Ở nơi nào mà có hai nhóm Tỷ-kheo tranh cãi chia rẽ nhau đến nỗi Đức Phật phải đích thân đến nơi hoà giải:
a. Ở thành Kiều-thưởng-di (Kosambi)
b. Ở thành Xá-vệ (Sāvatthi)
c. Ở thành Tỳ-xá-ly (Vesāli)
d. Ở thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2005

Đố Vui: 02/25/2005

1. Có rất nhiều thiện pháp được đề cập đến trong kinh điển, phải chăng bất cứ pháp nào được hành trì cũng xem là đủ để gọi là đời sống hiền thiện?
a. Đúng vậy, không ai có thể thực hành hết tất cả những gì Phật dạy
b. Sai. Một người dù có nhiều điều tốt nhưng có vài điều sai quấy thì kể như hỏng tất cả.
c. Điều quan trọng là thiện pháp đang thực hành có khả năng làm tăng trưởng thiện pháp và giảm thiểu ác pháp hay không
d. Tu được một pháp cũng là tốt lắm rồi, muốn nhiều là tham lam

2. Phải chăng tất cả thiện pháp đều phải đi chung với tín tâm ở Tam Bảo.
a. Đúng vậy. Theo A Tỳ Đàm tất cả tâm thiện đều có tâm sở tín
b. Không đúng. Có rất nhiều thiện pháp được thể hiện mà không cần tín tâm như trong Kinh Hạnh Phúc
c. Đúng vậy. Đức tin là hạt giống của tất cả thiện pháp
c. Cả ba câu trên đều đúng

3. Trong lịch sử Phật giáo có một người thuộc giai cấp thấp nhưng mỗi lần thuyết phápcho những người trong cung nghe thì được ngồi trên pháp toà cao trọng, người đó là:
a. Khujjatara
b. Yasodhara
b. Khema
d. Visakha

4. Có nơi nào trên thế giới đã từng có qui ước: Tăng không lễ vua và vua không lạy Phật
a. Tây Tạng
b. Thái Lan
c. Trung Hoa
d. Việt Nam

5. Câu lục bát dưới dây:
Có gì trong một danh từ

Hoa hồng hương ấy cho dù tên chi
có thể gần với khái niệm nào dưới đây:
a. Tục đế, chơn đế
b. Hữu vi, vô vi
c. Danh pháp sắc pháp
b. Tâm vương, tâm sở

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2005

Lớp Phật Học Cơ Bản
Part III: Morality / Đạo Đức

3.1D In Praise of Virtue / Tán Dương Đức Hạnh

Dẫn Nhập:
Xã hội thường được phân chia bởi gia thế và tài sản. Những điều nầy thường tự biến thành thước đo giá trị cho tất cả những giá trị khác kể cả đời sống tinh thần. Trên thực tế thì những pháp tạo nên sự sung mãn, an lạc, thanh tịnh khác với quan niệm thường thức. Điều nầy giải thích tại sao sự giàu có không mang lại tất cả và tại sao người ta không nên lấy bối cảnh kinh tế cá nhân hay giai cấp xã hội để đánh giá những thành tựu tinh thần. Hành động, tri thức, chánh pháp và giới đức là những điều ở đây được xem là yếu tố khiến một người thanh tịnh.


Chánh Kinh:
"By deeds, vision and righteousness,
By virtue, the sublimest life -
By these are mortals purified,
And not by lineage and wealth."
-M.III: 152

Do hành động, tri thức, thiện pháp, giới đức, đời sống cao thượng khiến chúng sanh trở nên thanh tịnh chứ không phải do dòng dõi hay tài sản.
Kinh Trung Bộ III: 152

Thảo Luận:
1. Nếu giai cấp không là điều quan trọng thì tại sao chư Phật trong kiếp chót chỉ thọ sanh vào giai cấp cao quí?
2. Là một người tu tập nên ước nguyện trở thành một người thanh cao hay nên gạt bỏ ý tưởng mình phải là thế nầy hay thế khác?
3. Những pháp được nêu lên ở đây có trùng lặp chăng? hay mỗi điều có ý nghĩa riêng?
Đố Vui ngày 24-2-2005

1. Chữ thiện - kusala có một định nghĩa là "khéo hay thiện xảo". Thế thì một hành động phát xuất từ tâm lành nhưng vụng về thì có gọi là một hành động thiện chăng?
a. Chắc chắn là không. Như chuyện ngu ngôn một người lấy búa đập lên trán cha mình để đuổi con mòng được xem là hành động ngu xuẩn.
b. Tất nhiên là hành động thiện. "nếu nói hay hay làm với tâm tư trong sáng thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình"
c. Dĩ nhiên là không. Một hành động thiện phải có công năng mang lại quả vui trong lúc một việc làm vụng về dù bằng lòng tốt chỉ mang lại hậu quả xấu.
d. Khéo hay vụng là tùy ở góc cạnh mà nhìn. Dù hoàn cảnh nào thì thiện tâm là nhân tố quan trọng nhất của thiện hạnh

2. Người Phật tử có tin vào lập luận "cứu cánh biện minh cho phương tiện" không?
a. Tin. Thuốc đắng đả tật.
b. Phải xem là định nghĩa thế nào. Thường thì đó là một cách ngụy biện nguy hiểm
c. Không tin. Chỉ có nhân lành mới sanh quả tốt thôi
d. Nên tin. Chúng ta vẫn nói : Thưong con cho roi cho vọt

3. Thời Đức Phật trụ thế, giai đọan đầu pháp và luật (dhamma vinaya) giảng dạy ít mà người chứng đắc nhiều, giai đoạn sau trái lại giảng dạy nhiều mà người thành tựu quả lớn lại ít. Điều nầy được giải thích là:
a. Thời gian đầu Phật Pháp thường được giảng cho những người có căn cơ chín mùi, về sau số người nầy ít đi
b. Thời gian sau Phật Pháp đi vào quảng đại quần chúng nên có những phức tạp tự nhiên
c. Số lượng Pháp và Luật được giảng giải vốn để đáp ứng nhu cầu chứ không phải tạo nên nhiều nhu cầu
d. Cả ba câu trên đều đúng

4. Từ nào dưới đây được dùng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy để chỉ cho Ấn Độ:
a. Tây Trúc
b. Diêm Phù Đề
c. Nam Thiện Bộ Châu
d. Cả ba câu trên đều sai

5. Vũ Hoàng Chương viết câu nầy:Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác Trong vô hình sáng chói nét từ bi. Bàn về những giá trị cao đẹp ở đời, đặc biệt là phương diện nghệ thuật, thì người học Phật có thể nói là:
a. Có những giá trị tự nó đã cao quí không cần sự trau chuốt hay quảng diễn
b. Một con ngựa giống tốt nhưng không huấn luyện không trở thành tuấn mã được
c. Có những sự thật bao giờ cũng vậy dù người ta có cảm nhận được hay không
d. Có những cao diệu nằm trong cảnh giới của tưởng mà cũng có cái thuộc phi tưởng


Thứ Ba, 22 tháng 2, 2005

Lớp Phật Học Cơ Bản
Part III: Morality / Đạo Đức

3.1C. Reflect Before Acting / Suy xét Trước Khi Hành Động


Dẫn Nhập:
Khi muốn làm điều gì người ta thường dồn tâm trí vào phương cách hành động, lợi ích, sự phê phán ... Nhưng một điều ít được đặc biệt lưu tâm hậu quả đối với bản thân và tha nhân. Nếu vì việc đó mà làm mình bị tổn giảm thiện căn, mất đi an lạc thì đó là điều cần tránh. Nếu đó là việc có hại cho người khác thì chẳng nên làm. Điểm được nhấn mạnh ở đây là phải tránh điều có hại cho mình và người. Không thể vì người hại mình hoặc vì mình gây bất lợi cho người. Khả năng tự tỉnh, tự xét không phải tự nhiên mà có mà cần sự huân tập. Ban đầu có thể làm đời sống không thoải mái nhưng một khi đã thành thạo thì đó là một thói quen vô cùng lợi lạc.


Chánh Kinh:

"What think you, Ràhula? What is a mirror for?"
"To reflect, Sir."
"In just the same way you must reflect again and again before doing every act, in speaking every word and in thinking every thought. When you want to do anything you must reflect whether it would conduce to your or other's harm or both, and if so it is a wrong act, productive of woe and ripening unto woe,. If reflection tells you this is the nature of that contemplated fact, assuredly you should not do it. But if reflection assures you there is no harm but good in it, then you may do it."(-M.I: 415)

"Con nghĩ thế nào, nầy Rahula, chiếc gương để làm gì?"
"Để phản ánh, bạch Đức Thế Tôn"
"Cũng giống như vậy, con cần suy đi xét lại trước khi làm mọi hành động, khi nói bất cứ lời nào, khi suy tư mọi ý tưởng. Khi con muốn làm điều gì phải tự phản tỉnh xem việc đó có dẫn đến hại người, hại mình hoặc hại cả hai không. Nếu thấy đúng là vậy thì đó là việc sai quấy, tạo nên bất hạnh, sanh quả khổ đau. Nếu sự phản tỉnh cho thấy đó là bản chất của sự việc thì phải đoan chắc rằng không nên làm việc đó. Nếu sự phản tỉnh bảo đảm với chính mình là không có gì tai hại chỉ có lợi lạc thì có thể làm.(Kinh Trung Bộ I: 415 )

Thảo Luận:
1. Biết suy xét là một điều tốt, nhưng làm sao để biến điều nầy trở thành thói quen?
2. Người xưa nói: nước quá trong thì không có cá, người quá nghiêm cẩn chẳng đặng khôn ngoan" câu nói nầy có làm giảm giá trị của Phật ngôn trên chăng?
3. Sự phản tỉnh khác thế nào với chánh tư niệm (yoniso manasikara)?

Đố Vui ngày 22-2-2005

1. Người nào dưới đây được xem là người trí (pandita) trong Phật Pháp:
a. Người nhạy cảm với dư luận
b. Người biết lắng nghe sự phê bình của bậc thiện trí
c. Người mà trong hoàn cảnh nào cũng tự trách mình trước
d. Người bất chấp dư luận

2. Đối với điều thiện ác, tốt xấu ở đời, người Phật tử chân chánh quan niêm rằng:
a. Thiện ác xấu tốt vốn khó phân định bởi chính mình mà phải hoàn toàn y cứ theo kinh sách
b. Kinh sách chỉ là cặn bã của thánh nhân, tất cả phải tự biết bởi bản thân
c. Trí văn, trí tư, trí tu đều cần thiết
d. Chỉ có thánh nhân mới biết rõ việc mình làm, còn phàm nhân thì là chuyện may rủi

3. Một vị xuất gia lúc tuổi nhỏ nhưng có tiếng là tánh hạnh ngoan hiền hiếu học đó là:
a. Sa di Tissa
b. Sa di Rahula
c. Sa di Sukha
d. Cả ba câu trên đều sai

4. Điều nào dưới đây đúng với lịch sử đạo Phật:
a. Tăng lữ Phật giáo là giáo đoàn có hiến chế xưa nhất trong lịch sử nhân loại
b. Phật giáo là tôn giáo đầu tiên có định chế rõ ràng cho hàng nữ tu
c. Phật giáo là tôn giáo đầu tiên cho phép trẻ em từ 7 tuổi trở lên gia nhập đời sống xuất gia
d. Cả ba câu trên đều đúng

5. Điều nào dưới đây được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo là khiến người Phật tử đánh mất cái nhìn khách quan:
a. Sự kỳ thị ngược đãi
b. Sự thành công thăng tiến
c. Sự thiên vị bởi tinh thần tông phái
d. Sự thất bại trong nỗ lực cá nhân

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2005

Khoá Học Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm
KINH SUY NIỆM VỀ NGHIỆP

14.5 Thiện ác quả báo phân minh

Những điểm chính:
· Nhân quả phân minh
· Trường hợp dường như trái ngược
· Nguyên nhân hoàn cảnh éo le

Dẫn nhập:
Nghiệp báo là một quy luật tự nhiên của nguyên nhân và hậu quả, không có sự thiên vị hay chủ ý sắp đặt của đấng toàn năng nào. Nghiệp báo luôn rõ ràng phân minh: chủng nghiệp tốt thì quả tốt, chủng nghiệp xấu thì quả xấu; chỉ có vấn đề là thời gian mau hay chậm do nghiệp lực mạnh hay yếu.
Đôi lúc có những trường hợp thấy dường như trái ngược với luật nhân quả, một người ác có thể đang gặp may mắn hanh thông, và một người thiện có thể đang sống với nỗi bất hạnh khổ đau.
Điều đó không có nghĩa là nghiệp quả không phân minh. Ở đây theo tinh thần Phật pháp thì nghiệp làm hiện tại có thể chậm trổ quả, trong khi đó nghiệp cũ quá khứ đang trổ. Thí dụ một người đang làm điều ác, quả ác đó chưa kịp báo ứng thì thiện nghiệp quá khứ đang sanh quả vui, cho nên thấy người ác lại gặp may...v..v...
Qua đoạn kinh văn sau đây Đức Phật đã dạy điều đó.

Chánh kinh:
Pāpo’pi passati bhadram yāva pāpaṃ na paccati yadā ca paccati pāpaṃ atha pāpo pāpāni passati. Bhadro’pi passti pāpaṃ yāva bhadraṃ na paccati yadā ca paccati bhadraṃ atha bhadro bhadrāni passati.
Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác; đến khi quả nghiệp kết thành, bấy giờ người ác mới thấy là ác. Khi nghiệp thiện chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện; đến khi quả nghiệp kết thành , bấy giờ người thiện mới thấy là thiện.

Thảo luận:
1. Có sự khổ đau hay hạnh phúc nào mà con người đang thọ lãnh không sự chiêu cảm của nghiệp chăng?
2. Làm sao có thể biết được đây là quả của nghiệp quá khứ hay nghiệp hiện tại?
3. Có phải chăng một người đang vui trong việc ác, đó cũng là một sự hạnh phúc?
Đố Vui: 21-2-2005

1. Một người đang làm điều ác mà có tâm sung sướng với điều ác đó. Đây là bởi do:
a. Việc ác vẫn có vị ngọt
b. Thoả mãn vì điều muốn làm đã làm
c. Ngộ nhận điều xấu tưởng là tốt
d. Cả ba câu trên đúng

2. Một người đang làm điều thiện nhưng tâm tư vẫn phiền toái, sự kiện đó nên hiểu là:
a. Do không khéo tác ý
b. Do phiền não chi phối
c. Do làm không đúng cách
d. Cả ba đều đúng

3. Điều nào dưới đây gọi là nhân quả mà không phải là nghiệp báo:
a. Cờ bạc bị nghèo khổ
b. Sát sanh bị đoản thọ
c. Đánh người bị người đánh
d. Gồm câu a và c

4. Thời Đức Phật có một vị vua đắc quả A-la-hán, vị vua ấy là:
a. Vua Bình-sa vương (Bimbisāra)
b. Vua Tịnh Phạn (Suddhodana)
c. Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi)
d. Vua Thiện Giác (Suppabuddha)

5. Bài học hôm nay “Thiện ác quả báo phân minh”, kinh văn được tìm thấy:
a. Trong Trung bộ kinh, Tiểu nghiệp phân biệt
b. Trong Tiểu bộ kinh, Pháp cú
c. Trong Tương ưng bộ kinh, phẩm chư Thiên
d. Trong Trường bộ kinh, Đại bát Niết-bàn

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2005

Lớp Kinh Pháp Cú:
Phẩm 06: phẩm Hiền trí - Pandita Vagga

Kệ ngôn 76 Hãy vui được chỉ dạy


Bản Việt văn của Tỳ khưu Giác Giới:

Khi gặp bậc hiền trí
Chê trách và chỉ lỗi
Xem như chỉ kho tàng
Nên thân bậc trí ấy.
Sự thân cận như vậy
Là tốt, không phải xấu.




Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa:
Nidhīnaṃ’va pavattāraṃ
yaṃ passe vajjadassinaṃ
niggayha vādiṃ medhāviṃtādisaṃ paṇḍitaṃ bhaje
tādisaṃ bhajamānassa
seyyo hoti na pāpiyo.

Bản Anh văn của Ngài Dhammananda:
Should one a man of wisdom meet
Who points out faults and gives reproof,
Who lays a hidden treasure bare,
With such a sage should one consort.
Consorting so is one enriched
And never in decline.

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh:
Nhược kiến bỉ trí giả,
Năng chỉ thị quá thất,
Tịnh năng khiển trách giả,
Đương dử bỉ vi hữu,
Do như tri thức giả,
Năng chỉ thị bảo tạng
Dử bỉ trí nhân hữu,
Định thiện nhi vô ác.

Duyên khởi:
Đệ tử của Tôn giả Xá-lợi-phất là Tỷ-kheo Rādha, đã xuất gia lúc tuổi già nhưng tánh tình hiền thiện dễ dạy, luôn luôn biết nghe lời của thầy. Có những lúc bị quở trách cũng hoan hỷ không hề có sự sân giận với vị thầy, nhờ như vậy Tỷ-kheo Rādha thân cận với Tôn giả Xá-lợi-phất chẳng bao lâu đã được chứng quả A-la-hán.
Khi Tôn giả Xá-lợi-phất dẫn Tỷ-kheo Rādha về diện kiến Đức Phật, Đức Thế Tôn đã hỏi Ngài Xá-lợi-phất về tánh nết của vị Tỷ-kheo lão này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khen ngợi tánh tình vị ấy trước mặt Đức Phật. Nhân đây Đức Thế Tôn đã thuyết nên bài kệ trên.

Ý chính:
Hãy thân cận bậc trí dù có bị quở trách, nên biết rằng được bậc trí chỉ lỗi cho mình sửa cũng như là chỉ cho mình kho báu.

Thảo luận:
1) Ở đời thường có những lời chỉ trích lỗi lầm của nhau, có sự khác biệt gì giữa sự chỉ trích của bậc trí với sự chỉ trích của thường tình?
2) Nếu một người luôn luôn chịu đựng lời chỉ trích mà không phản kháng, thái độ đó có đúng không và có lợi ích chăng?
3) Ý nghĩa gì khi nói rằng được bậc trí chỉ lỗi hãy xem như là bậc trí chỉ kho tàng cho mình?


1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson
2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
3. Hình ảnh Dhammapada lấy từ trang Treasury of Truth của Ven Sarada Maha There
Đố Vui: 20-2-2005

1) Bậc trí chê trách lỗi lầm của người khác, điều đó nên hiểu rằng:
a. Bậc trí không thể chấp nhận cái xấu hiện hữu
b. Bậc trí có lòng thương xót muốn xây dựng người khác
c. Sự chê bai là lẽ thường tình của thói đời
d. Câu a và b đúng

2) Điều nào dưới đây được xem là lợi lạc cho mình khi nghe bậc trí chỉ trích lỗi lầm:
a. Ghi nhận lời chỉ trích ấy mà không phản đối
b. Biết suy nghĩ và hành động sửa lỗi
c. Im lặng chịu đựng không phiền hà
d. Tránh nghe lời chỉ trích để không phiền não

3)Một người biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình khi được bậc trí chỉ lỗi, người ấy được gọi là:
a. Người dễ dạy
b. Người hiền thiện
c. Người trí thức
d. Cả ba câu trên đúng

4) Tỷ-kheo Rādha trong câu chuyện duyên khởi của bài kệ Pháp cú 76, Tỷ-kheo ấy tu hành đắc A-la-hán do nhờ:
a. Tánh dễ dạy
b. Có sự tinh tấn
c. Hành thiền minh sát
d. Túc duyên quá khứ

5)Có một bài kệ được Đức Phật thuyết như sau: “Những người có chánh niệm, ăn uống biết tiết độ, ăn ít cảm thọ mạnh, già chậm tuổi thọ dài” bài kệ này Đức Phật thuyết cho ai nghe:
a. Các vị Tỷ-kheo
b. Vua Ba-tư-nặc
c. Vua Tịnh Phạn
d. Lương y Jīvika

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2005

Lớp A Tỳ Đàm
Bài 18 phân đoạn 3 tiếp theo: những chức năng của tâm thức


C. 7 Chức năng xử lý tồn đọng: Dư Hưởng

Đây là một trạng thái máy móc khác của tâm thức. Khi tâm đổng tốc sanh khởi với sức cang mãnh vì ấn tượng mạnh của cảnh trước khi trở lại tâm hộ kiếp thì có 2 sát na tâm dư hưởng sanh khởi để "giảm đà" . Tâm dư hưởng không tạo nghiệp và những tâm nầy thuộc tâm quả mặc dù thừa tiếp tâp đổng tốc. Ngài Tịnh Sự có nhiều từ dịch cho chức năng nầy như: tâm mót, na cảnh, thập di.

Có 11 tâm làm việc dư hưởng là 3 tâm quan sát và 8 tâm quả dục giới.tịnh hảo

C. 8 Chức năng kết thúc một kiếp sống: Đoạn Tử

Sự khởi đầu một kiếp sống (tục sinh), duy trì kiếp sống (hộ kiếp) và kết thúc kiếp sống (đoạn tử) tuy cùng một thứ tâm nhưng mang vai trò khác nhau để thể hiện sự chi phối của nghiệp lực. Tâm đoạn tử làm việc kết thúc đời sống. Mặc dù đi theo luật nhất định là phải cùng trạng thái với tâm tục sinh, hộ kiếp nhưng thời điểm sanh khởi của tâm đoạn tử khiến vai trò của tâm nầy khác hẳn hai trạng thái vừa đề cập. Những tâm làm việc đoạn tử giống như chức năng tục sinh và hộ kiếp.
Đố Vui ngày 18-2-2005

1. Phải chăng tất cả người làm thiện trong đời sống hằng ngày đều sanh vào cõi an lạc?
a. Đúng vậy. Nhân nào quả nấy
b. Không hẳn. Trạng thái tâm cận tử mang tánh quyết định
c. Hoàn toàn không. Tuỳ vào sự phán xét của phán quan
d. Không thể nói được vì thiện nghiệp và tâm tái sanh không liên hệ gì nhau

2. Những ấn tượng gì được ghi nhận trong giờ phút lâm chung theo kinh điển Phật giáo?
a. Nghiệp
b. Nghiệp tướng
c. Thú tướng
d. Cả ba điều trên

3. Phải chăng tất cả chúng sanh sau khi chết đều phải vào địa ngục chờ phán xét trước khi tái sanh?
a. Đúng vậy
b. Chỉ đúng với một số người
c. Nhân quả tự nhiên không qua phán xét
d. Câu b và c đúng

4. Đối với một người sau khi chết cái gì ảnh hưởng liên quan từ thân nhân hiện tiền?
a. sự lựa chọn ngày giờ trong tang lễ
b. Sự quyến luyến sầu khổ của tang quyến
c. Phương vị mai táng
d. Sự hồi hướng phước lành

5. Có gì khác biệt trong quan hệ thân thích giữa người còn và kẻ mất?
a. Người mất trong khổ cảnh thường nghĩ tới người thân mong nhận công đức hồi hướng
b. Thân sơ không khác
c. Chết rồi thì tất cả tình nghĩa hoàn không
d. Cả 3 câu trên đều sai

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2005

Lớp Phật Học Cơ Bản
Part III: Morality / Đạo Đức
3.1 Doing Good / Hành Thiện
B. To Do Good is an Uphill Task / Hành Thiện Vốn Không Dễ Dàng


Dẫn Nhập
Người trồng cây cần biết rõ đặc tính và điều kiện nuôi trồng mỗi loại cây Người tu tập cần biết rõ đặc tánh tự nhiên của của thiện pháp và ác pháp. Thiện pháp cần được tu dưỡng, huân tập để lớn mạnh. Ác pháp, trái lại, sanh khởi do dễ ngươi, phóng túng. Đối với phần đông, thiện tâm là một thành tựu của quá trình hàm dưỡng trong lúc bất thiện tâm thì dễ dàng sanh khởi tự bản năng. Tương tự như cây lành trái ngọt thường thì phải gieo trồng còn những loài thảo mộc hoang dại thì tự mọc khắp nơi. Ý thức rõ điều nầy, một người tu tập nhận ra được cái gì cần làm cho bản thân và tha nhân.

Chánh Kinh
"Easy to do are things that are bad and not beneficial to self. But very, very hard to do indeed is that which is beneficial and good."( Dh: 163)

"Dễ thay làm điều ác quấy, bất lợi cho tự thân. Nhưng thật vô cùng khó khăn để làm điều lợi lạc và hiền thiện" Kinh Pháp Cú 1963

Thảo Luận
1.Có gì khác biệt giữa một việc lành được "suy tư chín chắn" và một việc lành làm bằng "tâm hữu trợ"?

2.Theo Phật giáo thì cái gọi là "bản năng" của con người xấu hay tốt?
3.Người Phật tử có tin vào "một xã hội tự do" sẽ tạo ra những con người tốt hơn là một "xã hội quá trật tự"?
Đố Vui 17-2-2005

1. Chữ thiện - kusala có một định nghĩa là "khéo hay thiện xảo". Thế thì một hành động phát xuất từ tâm lành nhưng vụng về thì có gọi là một hành động thiện chăng?

a. Chắc chắn là không. Như chuyện ngu ngôn một người lấy búa đập lên trán cha mình để đuổi con mòng được xem là hành động ngu xuẩn.
b. Tất nhiên là hành động thiện. "nếu nói hay hay làm với tâm tư trong sáng thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng không rời hình"
c. Dĩ nhiên là không. Một hành động thiện phải có công năng mang lại quả vui trong lúc một việc làm vụng về dù bằng lòng tốt chỉ mang lại hậu quả xấu.
d. Khéo hay vụng là tùy ở góc cạnh mà nhìn. Dù hoàn cảnh nào thì thiện tâm là nhân tố quan trọng nhất của thiện hạnh

2. Người Phật tử có tin vào lập luận "cứu cánh biện minh cho phương tiện" không?
a. Tin. Thuốc đắng đả tật.
b. Phải xem là định nghĩa thế nào. Thường thì đó là một cách ngụy biện nguy hiểm
c. Không tin. Chỉ có nhân lành mới sanh quả tốt thôi
d. Nên tin. Chúng ta vẫn nói : Thưong con cho roi cho vọt

3. Thời Đức Phật trụ thế, giai đọan đầu pháp và luật (dhamma vinaya) giảng dạy ít mà người chứng đắc nhiều, giai đoạn sau trái lại giảng dạy nhiều mà người thành tựu quả lớn lại ít. Điều nầy được giải thích là:
a. Thời gian đầu Phật Pháp thường được giảng cho những người có căn cơ chín mùi, về sau số người nầy ít đi
b. Thời gian sau Phật Pháp đi vào quảng đại quần chúng nên có những phức tạp tự nhiên
c. Số lượng Pháp và Luật được giảng giải vốn để đáp ứng nhu cầu chứ không phải tạo nên nhiều nhu cầu
d. Cả ba câu trên đều đúng

4. Từ nào dưới đây được dùng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy để chỉ cho Ấn Độ:
a. Tây Trúc
b. Diêm Phù Đề
c. Nam Thiện Bộ Châu
d. Cả ba câu trên đều sai

5. Vũ Hoàng Chương viết câu nầy:

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi
Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét từ bi.

Bàn về những giá trị cao đẹp ở đời, đặc biệt là phương diện nghệ thuật, thì người học Phật có thể nói là:
a. Có những giá trị tự nó đã cao quí không cần sự trau chuốt hay quảng diễn
b. Một con ngựa giống tốt nhưng không huấn luyện không trở thành tuấn mã được
c. Có những sự thật bao giờ cũng vậy dù người ta có cảm nhận được hay không
d. Có những cao diệu nằm trong cảnh giới của tưởng mà cũng có cái thuộc phi tưởng




Thứ Tư, 16 tháng 2, 2005

Kinh văn – KINH SUY NIỆM VỀ NGHIỆP

14.4 Tâm chủ trì nghiệp thiện

Những điểm chính:
· Tâm chủ trương nghiệp
· Hạnh phúc là quả của thiện nghiệp
· Tạo thiện nghiệp thì thiện quả theo sát

Dẫn nhập:
Khi nói đến thiện nghiệp trổ sanh quả, Đức Phật đã dùng hình ảnh cái bóng luôn luôn gắn liền với hình. Thí dụ này đã cho thấy sự khắn khít của quả thiện êm dịu hơn đối với thí dụ về bánh xe đeo đuổi chân của con bò kéo để nói lên quả ác.
Thật vậy, phước báu như là người bạn thân thiết thuỷ chung, cho dù mình sanh ở đâu? ở vị trí nào? thì phước báu mà người đã tạo, sẽ luôn luôn theo sát để nâng đỡ cho có sự an vui. Phước báu ở đây chính là thiện nghiệp được làm bởi thân và khẩu kết hợp với tư tưởng trong sáng, tức là ý lành, hay nói cách khác là tâm tương ưng với vô tham, vô sân và trí tuệ.
Đoạn kinh dưới đây Đức Phật đã dạy về điều đó.

Chánh kinh:
Manopubbaṅgamā dhammā manoseṭṭhā manomayā; manasā ce pasannena bhāsati vā karoti vā, tato naṃ sukhamanveti chāyā’va anapāyinī.

Tâm dẫn đầu các pháp. Chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình.

Thảo luận:
1. Phải chăng hành động thiện của chúng sanh đã làm luôn luôn tương ưng với trí tuệ?
2. Tại sao chúng sanh luôn tầm cầu sự hạnh phúc nhưng lại không thích làm điều thiện?
3. Đối với những vị Bồ-tát chỉ mong cầu đạo giải thoát không ước vọng quả nhân thiên, vậy thì những thiện nghiệp tu tập của vị ấy có quả lành trổ sanh hay không?

Câu đố vui:
1. Có một loại thiện nghiệp mà không dẫn đến quả luân hồi, thiện nghiệp ấy là:
a. Thiện siêu thế
b. Thiện sắc giới
c. Thiện vô sắc giới
d. Thiện trở thành vô hiệu nghiệp

2. Người Phật tử xưng tán lễ bái Tam bảo, hành động thiện ấy thuộc về:
a. Thân nghiệp
b. Khẩu nghiệp
c. Gồm cả thân nghiệp và khẩu nghiệp
d. Có đủ tam nghiệp

3. Một người bố thí cúng dường sẽ có quả báo lớn, điều này do nguyên nhân:
a. Đối tượng cúng dường là bậc thanh tịnh
b. Cúng dường bằng đức tin mạnh
c. Cúng dường với trí tuệ sâu sắc
d. Hội đủ ba nguyên nhân trên

4. Vào thời Đức Phật có một người làm phước cúng dường đến bậc A-la-hán vừa xả thiền diệt, nên người ấy được thành tựu quả lành liền trong ngày, các luống cày trên thửa ruộng đều trở thành vàng. Người ấy là:
a. Ông Cấp-cô-độc
b. Anh nông dân Punna
c. Danh y Jīvika
d. Người thợ rèn Cunda

5. Câu kinh Pháp cú: “Nay vui đời sau vui, làm phước hai đời vui, người vui người hoan hỷ, thấy nghiệp tịnh mình làm”, câu Pháp cú này Đức Phật thuyết trong duyên sự:
a. Chuyện thiện nam Dhammanandiya
b. Chuyện cô Sumanā, con gái ông Cấp-cô-độc
c. Chuyện nàng Sujātā
d. Chuyện nàng Rohinī

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2005

Lớp Kinh Pháp Cú
Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu Si (Baala Vagga)

Kệ ngôn 75: Hãy chọn con đường


Bản Việt văn của Tỳ khưu Giác Giới:

Khác thay duyên thế lợi
Khác thay đường níp-bàn
Biết rõ lẽ như vậy
Tỷ-kheo đệ tử Phật
Chớ vui thích lợi lộc
Hãy tu hạnh viễn ly




Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa:
Añña hi lābhūpanisā
Aññā nibbānagāminī
evametaṃ abhiññāya
bhikkhu buddhassa sāvako
sakkāraṃ n’ābhinandeyya
vivekamanubrūhaye.



Bản Anh văn của Ngài Dhammananda:
One is the way to worldly gain,
Another to Nibbāna goes.
Clearly comperhending this
The bhikkhu, Buddha’s follower
Should wallow not in proffered gifts
Surrendering instead to solitude.

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh:

Nhất đạo dẫn thế lợi
Nhất đạo hướng Níp-bàn
Phật đệ tử Tỷ-kheo
Đương như thị liễu tri
Mạc tham trước thế lợi
Chuyên trú ư viễn ly.

Duyên khởi
Tôn giả Sārīputta có một vị đệ tử là sa-di Tissa. Vị sa-di này xuất thân từ gia đình đại phú nhưng có duyên lành với Phật pháp nên mới bảy tuổi đã thích đời sống tu hành. Sau khi xuất gia, sa-di Tissa chuyên tâm hành sa-môn pháp; do phước báu trong quá khứ đã tạo nên sa-di Tissa được quyến thuộc và thiện nam tín nữ cúng dường lợi lộc rất nhiều. Sa-di Tissa nhận thức rằng thế lợi là chướng ngại cho con đường giải thoát, nên đã xin phép thầy tế độ để ẩn tu ở chốn sơn lâm, chẳng bao lâu đã chứng A-la-hán quả.
Chư Tăng thấy sa-di Tissa còn quá trẻ mà phải sống đời sống khổ hạnh như vậy, các vị khởi tâm thương xót; nhân lúc chư Tỳ-kheo bàn luận về câu chuyện của sa-di Tissa, Đức Phật đã đến giữa hội chúng Tăng, Ngài thuyết lên bài kệ này để sách tấn chư Tỳ-kheo.

Ý chính
Phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa hai con đường, một là thế lợi một là giải thoát; và một vị tu tập chơn chánh phải từ bỏ thế lợi.

Thảo luận
1. Sự phát sanh lợi lộc là do phước báu, thế tại sao phải từ khước lợi lộc?
2. Có nên chăng, thọ nhận lợi lộc nhiều để có phương tiện tạo thêm phước báu?
3. Vị Tỳ-kheo chỉ nên tu tập để giải thoát hay có thể làm các thiện phước chăng?



Đố vui trong ngày

1. Đức Thế Tôn khuyên các Tỳ-kheo hãy từ bỏ thế lợi bởi vì:
a. Lợi lộc thế gian làm cho tâm tham đắm
b. Lợi lộc thế gian không thích hợp với đời sống sa-môn
c. Lợi lộc thế gian làm trở ngại con đường giải thoát
d.Cả ba câu trên đều đúng

2. Trong bài kinh Bẫy mồi (Trung bộ kinh), Đức Phật có thuyết về thái độ đối với lợi lộc:
a. Phải dứt khoát từ bỏ, vì đó là bẫy mồi của ác ma
b. Vẫn hưởng thụ, vì có thực mới vực được đạo
c. Nên thận trọng khi thọ nhận lợi lộc
d. Câu a và b đúng

3. Con đường thế lợi và con đường giải thoát là hai con đường hoàn toàn khác nhau bởi:
a. Đường thế lợi là đắm nhiễm, đường níp-bàn là vô nhiễm
b. Đường thế lợi là khổ đau, đường giải thoát là hạnh phúc
c. Đường thế lợi là nguy hiểm, đường giải thoát là an ổn
d. Cả ba câu trên đều đúng

4. Ngôi chùa nào dưới đây được xây dựng bởi dòng họ Thích-ca để cúng dường đến Đức Phật:
a. Chùa Trúc Lâm (Veḷuvana)
b. Chùa Kỳ Viên (Jetavana)
c. Chùa Ni-câu-luật (Nigrodha)
d. Chùa Trùng Các Giảng Đường (Kūṭāgāra)

5. Có một câu thơ rằng: “Cái vòng danh lợi cong cong, kẻ hòng ra khỏi người mong chui vào”. Ở đây danh lợi được hình tượng hoá là cái vòng, điều đó có nghĩa là:
a. Danh lợi là con đường lẩn quẩn không có lối thoát
b. Danh lợi ví như dây thòng lọng treo cổ
c. Danh lợi ví như gông cùm cột trói
d. Câu b và c đúng

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2005

Lớp A Tỳ Đàm, Bài 18.4

C.6 Chức năng hành xử: Đổng Tốc

Nếu những tâm hộ kiếp (chủ thể) hoàn toàn được an bài bởi nghiệp lực quá khứ thì những tâm đổng lực với thuộc tánh tư (cetana) tạo nghiệp sanh quả tương lai ngoại trừ trường hợp của bậc vô sanh giải thoát. Tất nhiên những tâm nầy vẫn bị chi phối nhiều bởi nhiều nhân nhiều duyên khác nhưng vai trò của ý chí của mỗi chúng sanh được đặc biệt nói đến ở đây. Nói cách khác, những hành vi thiện ác cuủa phần lớn là sự lựa chọn hơn là do sự đưa đẩy của quá khứ. Từ "đổng lực" là chữ dịch của Ngài Tịnh Sự gồm cả hai cách dịch nghĩa và dịch từ. Chữ "đổng" lấy theo vai trò xử lý, chữ tốc có nghĩa là " chạy nhanh" theo nguyên nghĩa Phạm ngữ Javana vì có 5 hoặc 7 sát na cùng loại sanh khởi trong một lô tâm. Đôi khi cũng dịch là "Đổng lực" vì có mãnh lực biết cảnh rõ hơn các tâm khác.
Có 55 hoặc 87 tâm làm việc đổng tốc là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện Ðáo Ðại, 9 Tâm Duy Tác Ðáo Ðại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Có 52 sở hữu cùng phối hợp với, các Tâm Ðổng Tốc.
Đố Vui ngày Thứ Bảy 12-2-2003

1. Người Phật tử không tin vào thuyết định mệnh an bài tất cả bởi vì:
a. Hiện tại cũng có sức mạnh chi phối mọi việc
b. Nếu tất cả đã an bài thì sự cố gắng nào cũng vô dụng
c. Có những pháp cố định nhưng cũng có những pháp bất định
d. Cả ba câu trên đều đúng

2. Điều nào dưới đây không thể gọi là quả dị thục (quả kết không cùng thời với nhân
a. Quả sanh thiên giới do thiện nghiệp đã là
b. Bị tù đày vì hành vi phạm pháp
c. Hưởng thụ quá trình tác tạo công đức
d. Gặp Phật nhờ có duyên lành

3. Trong kinh ghi lại trường hợp của những người làm thiện có quả phúc trổ sanh ngay lập tức. Như Punna cúng dường Ngài Xá Lơi Phất khi vừa xuất định nên đất cày biến thành vàng. Kinh điển cũng ghi là Ông Cấp Cô Độc cúng dường Đức Phật và chư tăng vô số kể thế nhưng có lúc tài sản cũng khánh tận. Câu hỏi ở đây là: Phải chăng có những đệ tử Phật phước nhiều hơn Đức Phật?
a. Đúng vậy. Như Ngài Sivali có phước đặc biệt. Thậm chí Đức Phật muốn dẫn tăng đoàn đi ngang rùng vắng cũng hỏi có Sivali theo chăng? (....)
b. Không đúng. Không ai tạo ba la mật viên mãn hơn Đức Phật
c. Cúng dường một vị vừa xuất định có phước báo nhãn tiền. Nên hiểu đó là một thắng duyên mà không nên dùng để so sánh cá nhân vị nầy hay vị khác.
d. Câu b và c đúng

4. Quốc gia nào trên thế giới hiện nay có số lượng tăng sĩ xuất gia đông nhất:
a. Tây Tạng
b. Miến Điện
c. Thái Lan
d. Nhật Bản

5. Có một bài thơ của Ngốc Tử:
Trăng về với nước, nước lung linh
Dám hỏi nước trăng: tình? chẳng tình?
Nếu có, có gì? gì chẳng có
Còn không sao nước lại lung linh?
Thử lấy một phương diện thuần đao học mà nói thì đối diện với những bí ẩn trong đời, chúng sanh có 2 thái độ phản ứng: một là hoang mang, hai la quyết đoán sai lầm. Những pháp nào dưới đây diễn được hai trạng thái nầy:

a. Trí giả và ngu nhân
b. Vô minh và ái dục
c. Thiện và ác
d. Chánh và tà

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2005

Lớp Giảng A Tỳ Đàm
C.5 Những chức năng máy móc trong diễn trình tâm: Khai môn, ghi nhận, quan sát, đoán định

Tâm thức là một hiện tượng thiên nhiên với những đặc tánh cố hữu bao gồm cả hai phương diện máy móc và linh hoạt. Điều nầy tạo nên sự khác biệt lớn giữa Đạo Phật và các tôn giáo, giữa A Tỳ Đàm Pali và các bộ luận về sau nầy. Những hiện tượng tâm lý và vật lý vốn tự nhiên. Tâm thức không nhất thiết nằm trong phạm trù triết học hay tôn giáo mà là một thứ khoa học tự nhiên. Hiện tượng thế nào thì trình bày như vậy không cần phải mang màu sắc lý giải của tôn giáo. Bốn chức năng trong phần nầy hoàn toàn có tính cơ năng không có giá trị gì trong bất cứ ngành phân tâm học nào khác của nhân loại. Chính điểm nầy cho chúng ta tăn thêm niềm tin về sự uyên nguyên của A Tỳ Đàm Pali.
Khai môn là một sát na chuyển tiếp giữa tiềm thức (hộ kiếp hay chủ thể) và các "biến thức hay khách thể". Tâm khai môn được hiểu là một trạng thái "ngóng nhìn" hay mở lối cho các tâm "khách thể". Nếu là năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc thì tâm làm việc khai môn là khán ngũ môn tiếp theo là ngũ song thức. Nếu là cảnh pháp thì là tâm khán ý môn.
Ghi nhận là sát na tâm đăng ký. Ngài Tịnh Sự là tiếp thâu.
Quan sát là tâm làm việc cứu xét, điều tra đối tượng
Đoán định là tâm làm việc phán quyết hay lập thành một suy đoán đối với cảnh
Người học A Tỳ Đàm phải hiểu những từ ngữ cùng trong các chức năng nầy thuần trong ý nghĩa máy móc trong một lộ tâm, chứ không phải là một quá trình lâu quá trình lâu dài như kinh nghiệm hằng ngày.
Đố Vui 11-2-2005

1. Phải chăng theo Phật Pháp thì tất cả những gì xẩy ra đều có lý do riêng cho dù chúng ta biết hay không biết
a. Đúng, nếu hiểu là tất cả pháp hữu vi đều do nhân duyên mà thành
b. Sai, nếu hiểu ra mọi thứ xẩy ra đều do ý muốn của một đấng tối cao
c. Phải cẩn thận với cách nói trên vì chữ "lý do" có thể hiểu như là một nguyên nhân hơp lý. Nếu vậy thì không hẳn.
d. Cả ba câu trên đều đúng

2. Cụm từ nào dưới dây gần nhất với chữ "danh sắc" trong Phật Pháp
a. Thể xác và linh hồn
b. Vật chất và tinh thần
c. Thân và tâm
d. Duy vật và duy tâm

3. Vị nào dưới đây đã từng lên ngôi vui để rồi sau đó xuất gia:
a. Lý Công Uẩn
b. Trần Nhân Tôn
c. Sĩ Đạt Ta
d. câu b và c

4. Quốc độ nào thời Phật là quê hương của ngôn ngữ mà ngày nay được biết là Pali
a. Kosala (Kiều Tát La)
b. Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ)
c. Magadha (Ma Kiệt Đà)
d. Vajji (Bạt Kỳ)

5. Màu sắc nào dưới đây đã không cho những tu sĩ Phật giáo thời Phật trụ thế
a. Màu vàng
b. Màu nâu
c. Màu cam
d. Màu đen

1>D 2>C 3> D 4>C 5>D

Phật Học Cơ Bản
H. What You can Take Away From Here ? Những Gì Có Thể Mang Theo Từ Cảnh Giới Nầy

Dẫn Nhập:

Trong ý nghĩa về luân hồi thì cuộc sống như là quán trọ. Chúng sanh hiện hữu ở đời rồi lại ra đi khi tử thần kết thúc kiếp sống hiện tại. Cái chết không phải làm tan biến tất cả nhưng cũng không có nghĩa là còn tất cả. Người trí hiểu được rằng có những thứ chắc chắn bỏ lại, có những thứ có thể mang theo. Hành trang của kiếp luân hồi chính là hạnh nghiệp đã tạo. Có sự khác biệt lớn giữa nghiệp thiện và nghiệp ác. Từ đó giải thích tại sao chúng sanh trong đời vốn đã khác biệt từ lúc mới sanh ra.

Chánh Kinh:


"He who holds his own self dear;
With evil let him not be linked.
all evil-doer's (short-lived) joy
Is not a bargain that is good.
Assaulted by the "Ender" death,
And losing his humanity,
What use for him is property
And what can he then take away?
What is it that will follow him
Like his own shadow never parting?
both the good and evil deeds
Which a mortal here performs,
These are his property indeed
That he will take away with him.
His deeds will follow after him
Like his own shadow never parting.
Hence noble deeds should be performed,
A storing for the future life.
Good deeds will in the world beyond.
Bestow on beings goodly help."
-A.III.I:4

Người biết tự thương mình
Không liên hệ ác pháp
Người ác vui (ngắn ngủi)
Phải trả một giá đắt
Bức bách bởi tử thần
Một kiếp người oan uổng
Những tài sản thủ đắc
Có mang theo được gì?
Những gì mãi đi theo
Như bóng không rời hình?
Hạnh nghiệp thiện và ác
Mà chúng sanh thường làm
Mới đúng là di sản
Sẽ mang theo không rời
Tựa như hình với bóng
Do vậy hãy hành thiện
Làm kho báu tương lai
Những nhân lành đã tạo
Chính là nơi nương nhờ
Cho chúng sanh đời sau
Kinh Tăng Chi III:4

Thảo Luận:

1. Đức Phật khuyến khích tạo nghiệp hay khuyến khích không nên tạo nghiệp?
2. Làm sao để phân biệt nghiệp lành và nghiệp dữ trong cách đơn giản nhất?
3. Ai là người không sợ hãi khi đối diện với tử thần?

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2005

Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Mỗi chúng sanh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Những điểm chính

  • Đầu mối của nghiệp: Cetana
  • Tại sao không thể đổ lỗi hoàn toàn do hoàn cảnh
  • Vì sao người Phật tử không tin thuyết định mệnh

Dẫn nhập
Có nhiều lý do để con người trở nên tốt hoặc xấu. Có thể vì xuất thân,gia đình, hoàn cảnh hay sự không may mắn. Thế nhưng trên phương diệnnghiệp báo thì nói một cách tối hậu mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệmvề hành vi của mình. Đây là một bài học rất khó hiểu vơí ngưòi bìnhthường tuy vậy xuyên qua lý nghiệp báo thì trong vòng lẩn quẩn củanghiệp, quả và phiền não vẫn có vai của của cái mà thường thức gọi làý chí. Trong kinh điển Phật Pháp gọi là Cetanà hay tư tâm sở. do vậynói một cách tối hậu, chính tự thân mỗi người khiến mình thanh tịnh hay uế trược.

Kinh Văn

Attanā va kataṃ pāpaṃAttanā saṅkilissatiattanā akataṃ pāpaṃattanā va visujjhatisuddhi asuddhi paccattaṃnāñño aññaṃ visodhaye

Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược. Chính mình làm việclành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình,không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trược.

Thảo Luận

1. Quan niệm về "tự ngã" ở đây trái ngược với tinh thần vô ngã chăng?
2. Phật ngôn nầy có phủ nhận những yếu tố về môi trường, hoàn cảnh ...trong sự tạo nên tốt xấu của mỗi cá nhân?
3. Làm sao để thấy được thay đổi được ý hướng của chủ tâm tạo tác?
Đố Vui February 7, 2005

Xin điền vào những chỗ trống dưới đây bằng những từ thích hợp:Nhằm ngày trăng tròn tháng ____, năm 623 trước D.L., trong vườnLumbini (Lâm Tỳ Ni) tại Kapilavatthu (_________) bên ranh giới Ấn Độcủa xứ Nepal ngày nay, có hạ sanh một hoàng tử mà về sau trở thành vịgiáo chủ vĩ đại nhất trên thế gian.Cha hoàng tử là Đức Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) thuộc quý tộc _____(Thích Ca) và mẹ là Hoàng Hậu Maha Maya (Ma Da). Sau khi hạ sanhhoàng tử được _____ thì hoàng hậu thăng hà. Em bà là Maha PajapatiGotami, cũng cùng ______ với Vua Tịnh Phạn, thay thế bà để dưỡng dụchoàng tử và gởi con là Nanda cho một bà vú nuôi chăm sóc.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2005

Lớp Kinh Pháp Cú
Phẩm 05: Ngu Si - Phẩm Ngu Si (Baala Vagga)

Kệ ngôn 73 & 74: Kẻ ngu háo danh


Bản Việt văn của Tỳ khưu Giác Giới:

Cầu danh không tương xứng :
Chủ toạ hàng tỳ kheo
Quyền hành trong tu viện
Tư gia nhận lễ cúng.

Mong cả hai tăng tục
Đều biết đến ta đây
Bất luận việc lớn nhỏ
Đều theo mệnh lệnh ta"
Kẻ ngu suy nghĩ vậy

Dục và mạn tăng trưởng.

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

Asataư bhàvanam-iccheyya
Perekkhàraĩca bhikkhusu
Àvàsesu ca issariyaư
Pùjà parakulesu ca.

Mam-eva kata maĩĩantu
Gihì pabbajità ubho
Mam-ev' ativasà assu
Kiccàkiccesu kismici
Iti bàlassa saíkappo
Icchà màno ca vađđhanti.

Bản Anh văn của Ngài Dhammananda

For position a fool may wish :
Among the bhikkhus precedence,
In monasteries authority
From other families honour
Both months and laymen, let them think
This was done by me
Whatever the works, both great and small
Let them depend on me.
Such the tintention of a fool
Swollen his greed and conceiti.

Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh

Ngu phu cầu tri thức
Phản nhi xu diệt vọng
Tổn hại kỳ hạnh phước
Phá toái kỳ đầu thủ.

DUYÊN SỰ

Tại thành Mạc Thi Ca (Macchikà) có ngôi chùa do ông thiện nam Citta kiến tạo. Ngôi chùa này do Đại Đức Sudhamma làm trụ trì. Một lần nọ có chư khách tăng đến viếng, hai vị thượng thủ thinh văn dẫn đoàn, ông Thiện nam Citta rất hoan hỷ cúng dường đến chư khách tăng và được nghe pháp từ hai vị thượng thủ Thinh văn ấy, và ông đã đắc được Anahàm.

Những ngày sau đó ông đã tổ chức kễ cúng dường trọng thể tại tư gia, mời thỉnh hai vị thượng thủ thinh văn cùng chư thánh tăng, và ông cũng thỉnh mời cả vị trụ trì sở tại đến tham dự. Nhưng Đại Đức Sudhamma bực tức vì mình được thỉnh mời sau nên đã từ chối và có những lời trách móc khiếm nhã với gia chủ Citta, rồi vị này bỏ chùa đi đến Sàvatthì đảnh lễ Đức Phật và kể lại sự việc đó. Đức Phật biết rõ trong sự việc chính tỳ kheo Sudhamma là người có lỗi, Ngài khuyên vị ấy nên về xin lỗi gia chủ Citta, nhưng vị này tính cao ngạo và tự ái nên không đi, Đức Phật liền phái một vị Tỳ kheo khác đi theo Đại Đức Sudhamma về thành Micchikà để xin lỗi gia chủ Citta. Khi đề cập đến thái độ của Đại Đức Sudhamma, Đức Phật đã thuyết bài kệ trên.

THẢO LUẬN

1/ Sự mong mỏi hư danh và sự hoài bảo lý tưởng, có điểm khác nhau thế nào ?
2/ Có gì làm chuẩn mực để nhận biết là sự mong cầu hư danh và sự mong cầu thích đáng ?
3/ Người tu tập nên có sự mong cầu chăng ? và mong cầu thế nào để không tăng trưởng dục và mạn ?

Ý CHÍNH

Tư tưởng của kẻ ngu là thường mong muốn những hư danh, vì thế làm tăng trưởng lòng dục và kiêu mạn.


1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson
2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
3. Hình ảnh Dhammapada lấy từ trang Treasury of Truth của Ven Sarada Maha There

Câu đố vui: ngày 06-02-2005

1/ Người tu hành không nên có ước vọng vì sẽ làm tăng trưởng phiền não. Điều đó
a. Đúng, nếu có ước vọng sẽ có tham cầu
b. Không đúng, vì có ước vọng mới tiến bộ.
c. Tùy mục đích tốt xấu mà nên có hay không nên có ước vọng.
d. Cả ba lý trên đều đúng.

2/ Gọi là sự mong cầu hư danh, có nghĩa là :
a. Mong mỏi đạt đến địa vị không tương xứng
b. Mong mỏi địa vị ngoài khả năng của mình đạt đến.
c. Mong mỏi một địa vị mà người khác ưa thích
d. Câu A và B đúng

3/ Trong bài kinh thánh cầu, Đức Phật đã dạy về sự tầm cầu. Điều nào sau đây là sự tầm cầu cao thượng :
a. Tầm cầu tài sản để nuôi dưỡng mình và gia đình
b. Tầm cầu người thân để duy trì tình cảm họ hàng
c. Tầm cầu mục đích thoát khỏi già bệnh chết
d. Tầm cầu phước báu để an lạc.

4/ Hạng người nào sau đây gọi là người tầm cầu sự giải thoát.
a. Người quá khổ đau tự tìm cái chết.
b. Người chán sự khổ nên làm thiện để cầu phước.
c. Người thấy nguy hiểm luân hồi nên hướng đến xuất ly
d. Người đã đắc thánh quả.

5/ Có một bài kệ như sau : " Anekajàtisaưsàraư ... Lang thang vạn kiếp luân hồi, tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này ..." bài kệ này được Đức Phật nói lên vào thời điểm :
a. Khi vừa thành đạo
b. Khi chuyển pháp luân
c. Khi sắp viên tịch
d. Khi giáo giới Ba-la-đề-mộc-xoa.

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2005

Lớp A Tỳ Đàm, Bài 18, Phần C.4

Năm chức năng: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác

Năm giác quan: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm là những lãnh vực rộng lớn trong đời sống bình thường của con người. Những thị dục thường sanh khởi từ đó. Thế nhưng theo A Tỳ Đàm thì 5 giác quan nầy chỉ đóng vai trò sơ khởi trong tiến trình nhận thức và cảm thọ các cảnh. Đơn cử thị giác làm thí dụ: nhãn thức chỉ nhận diện được màu sắc, hình dạng, chiều kích. mờ tỏ chứ không thẩm định được giá trị của một bức tranh hay có phản ứng đối với những gì đã thấy mà đó là vai trò của ý thức qua một diễn trình của tâm thức. Nói như vậy không có nghĩa là năm giác quan nầy chỉ ghi nhận đơn thuần trung tính với các cảnh mà chính ở những giác quan đã t nên cảnh tốt (quả thiện) và cảnh xấu (quả bất thiện). Vài điểm sau đây cần lưu ý: - Năm giác quan thường được gọi là "ngũ song thức" vì mỗi giác quan có một thuộc quả thiện, một thuộc quả bất thiện như tâm nhãn thức quả thiện và tâm nhãn thức quả bất thiện. - Nghiệp chi phối yếu tố quyết định là tâm quả thiện hay quả bất thiện không thông qua sự phê phán nhận định của ý thức mặc dù sự chiêu cảm hiện tại có thể nằm ở căn, cảnh và thức. - Theo A Tỳ Đàm thì những tâm tạo nghiệp không bất thiện thì là thiện nên các ngũ song thức chỉ có quả thiện và bất thiện chứ không có trung tính. Điều nầy có nghĩa là trong đời sống hằng ngày những gì không phải là cảnh xấu thì là cảnh tốt.

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2005

Đố Vui February 4, 2005

1. Theo A Tỳ Đàm thì một đối tượng của tâm tốt gọi là "cảnh tốt" hoàn toàn tùy thuộc vào:
a. Các căn. thí dụ: Mỗi chủng loại có lục căn riêng vì thế có khác biệt trong thị dục
b. Các cảnh. thí dụ: Thức ăn ngon có một yếu tố không phủ nhận được nhận làm thoả mãn vị giác
c. Các thức. Ngay trong sát na sanh khởi đã có quyết định là quả thiện hay quả bất thiện
d. Cả ba câu trên đều sai

2. Một người nhìn thấy tôn tượng Phật với nét từ bi sanh tâm hoan hỷ. "Nét mặt từ bi của Phật" theo A Tỳ Đàm được nhận thức bởi:
a. Tâm nhãn thức
b. Tâm thiện dục giới
c. Tâm siêu thế
d. Tâm Đáo Đại

3. Sau khi Đức Phật viên tịch 100 năm, người Phật tử lễ bái Đức Phật qua:
a. Cội bồ đề
b. Xá Lợi Phật
c. Tôn tượng Phật
d. Dấu chân Phật tạc trên hoa sen

4. Quốc gia nào trên thế giới hiện nay mà số Phật tử theo cả hai truyền thống Nam Tôn và Bắc Tôn trên 1 triệu mỗi bên:
a. Trung Quốc
b. Việt Nam
c. Hoa Kỳ
d. Cả ba quốc gia trên.

5. Những vần thơ dưới đây được viết để nói về một sử kiện quan trọng trong Đạo Phật
Bạch Thầy:

Hạt chắc Bồ Ðề,
Muôn lao ngàn khổ có nề hà chi!
Dù chúng sinh đắm mê si,
Sen thơm kia hẳn cũng vì đầm tanh?
Nhớ xưa trải mấy cao xanh,
Ngài từng góp nhặt pháp lành dài lâu.
Quên thân mạng để tìm cầu,
Ðạo vàng, Luật ngọc cao sâu nghìn trùng.
Gương vô lượng kiếp còn trong,
Sáng soi như mặt trời hồng cõi Tiên
.”
Bài thơ đó có thể đề cập đến:

a. Một thế gian vốn chỉ có khổ đau mê chấp
b. Một thế gian vẫn còn hy vọng
c. Một thế gian dễ dàng thấm nhuần chánh pháp
d. Một thế gian lắm điều bất định