Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012


MÃ TẦM MÃ, NGƯU TẦM NGƯU


1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

V. Nghiệp (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakùta (Linh Thứu) .

2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

3) Tôn giả Mahàmoggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

4) Tôn giả Mahà Kassapa cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.

5) Tôn giả Anuruddha cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.

6) Tôn giả Punna Mantàniputta cùng với... bao nhiêu.

7) Tôn giả Upàli cùng với... bao nhiêu.

8) Tôn giả Ananda cùng với... bao nhiêu.

9) Tôn giả Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

10) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại trí tuệ.

11) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Moggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại thần thông.

12) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy chủ trương hạnh đầu đà.

13) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc có thiên nhãn.

14) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Punna Mantàniputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc thuyết pháp.

15) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Upàli cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc trì luật.

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đa văn.

17) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?

-- Thưa có, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là ác dục.

18) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

19) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

20) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

21) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.

NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
1. Chúng sanh quần tụ do tương đồng duyên và nghiệp
2. Cộng nghiệp là duyên của cộng hữu mà cộng hữu cũng là duyên của cộng nghiệp
3. Ngay cả các bậc thánh hoàn toàn giải thoát vẫn có căn tánh sai biệt

THẢO LUẬN
1. Khuynh hướng và chí nguyện có giống nhau chăng?
2. Người Phật tử hiểu đạo có nên thờ phượng một vị thánh mà mình ưa thích?
3. Làm thế nào để thay đổi khuynh hướng cố hữu bản thân?
4. Đức Phật có phân biệt cao thấp giữa các khuynh hướng cá biệt trong hàng đệ tử không?

CÂU ĐỐ
Điểm nào dưới đây thường khiến chúng sanh quần tụ với nhau?
a. Sở thích tương đồng
b. Khuynh hướng tương đồng
c. Cá tính tương đồng
d. Phước báu tương đồng