Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012


LUÂN HỒI DIỆU VỢI



1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) -- Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người từ quả đất lớn này làm thành những cục đất tròn, lớn bằng hạt táo, cầm từng cục đất đặt xuống và nói: "Ðây là cha tôi, đây là cha của cha tôi". Và không thể cùng tận, này các Tỷ-kheo, là các người cha, cha của người ấy. Nhưng quả đất lớn này đi đến đoạn tận, đoạn diệt.

4) Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

5) Cũng vậy, đã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, các Ông chịu đựng khổ, chịu đựng thống khổ, chịu đựng tai họa, và các mộ phần ngày càng lớn lên.

6) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.

NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
1. Theo Phật Pháp không thể nói tiến trình luân hồi của một chúng sanh bắt đầu từ điểm nào.
2. Trãi quan vô lượng kiếp sanh tử mỗi chúng sanh chịu đụng quá nhiều đau khổ
3. Quán tưởng về trường thiên sanh tử để nhàm chán sự trầm luân

THẢO LUẬN
1. Luân hồi có theo luật tiến hóa chăng? (nghĩa là từ từ sẽ thay đổi tốt hơn)
2. Tại sao luân hồi nhiều đau khổ mà chúng sanh vẫn thích luân hồi?
3. Thế nào sự nhàm chán thuộc phiền não, thế nào là nhàm chán thuộc thiện pháp?
4. Có chúng sanh nào luân hồi chỉ có vui mà không khổ?

CÂU ĐỐ
Nghĩa nào dưới đây đúng với chữ luân hồi trong bài kinh nầy?
a. Sanh đi sanh lại trong tam giới
b. Từng sát na sanh diệt tiếp nối nhau
c. Những cảm giác quen thuộc lập đi lập lại
d. Đi quẩn quanh rồi cũng về chốn cũ