Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Hơn Thua Rồi Được Gì?

2) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có nói lời tranh luận nhau: "Ông không biết Pháp và Luật này. Tôi biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh. Tôi theo chánh hạnh. Ðiều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Lời nói tôi tương ưng. Lời nói Ông không tương ưng. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được". Vì sao?

3) Những câu chuyện ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và này các Tỷ-kheo, nếu có nói, thời hãy nói: "Ðây là Khổ"... hãy nói: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

5) Các lời nói ấy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, làm căn bản cho Phạm hạnh... một cố gắng cần phải làm...

Tương Ưng Bộ. HT Thích Minh Châu dịch

Những điểm lưu ý

  1. Đề tài thảo luận của quan trọng như phương pháp thảo luận
  2. Nếu đàm luận chỉ để hơn thua thì chẳng có giá trị gì
  3. Nhân quả của khổ đau, hạnh phúc (tứ đế) là điều đáng cho người có trí bàn thảo

Thảo Luận

  1. Bàn về khổ thế nào là theo tứ đế thế nào là theo phàm tình?
  2. Làm sao để giảm thiểu thói quen tranh hơn thua trong sự đàm luận?
  3. Nếu bị "khích tướng" thì nên làm gì để khỏi rơi vào luận chiến vô ích?
  4. Đức Phật có dạy "pháp tịnh khẩu (im lặng tuyệt đối) là pháp tu không?
Câu đố

Câu nào dưới đây không phải là Phật ngôn:
a. Im lặng như mê si không phải là ẩn sĩ
b. Nói ngàn lời vô ích không bằng nói một câu lợi lạc
c. Im lặng là vàng
d. Nếu nói thì nói chánh pháp; nếu im lặng thì hãy im lặng như bậc thánh