Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Hãy là người bảo lưu truyền thống


Kinh Makhàdeva 83, Trung bộ kinh II trang 75 đề cập đến truyền thống của vua Makhadeva, vị vua này khi sợi tóc bạc đầu tiên hiện ra trên đầu của Ngài, liền giao ngôi báu cho hoàng tử, tự mình xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva lại dặn hoàng tử lên ngôi trị vì cho đến khi sợi tóc bạc đầu tiên mọc lên thời liền trao ngôi báu cho hoàng tử của mình, còn mình thời xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva lại dặn hàng tử lên ngôi trì vì cho đến khi sợi tóc bạc đầu tiên mọc lên thời liền trao ngôi báu cho hoàng tửi của mình, còn mình thời xuất gia tu đạo. Vua Makhedeva dặn dò phải giữ gìn truyền thống này đừng cho gián đoạn. Tuy vậy, truyền thống của vua Makhadeva được truyền cho đến khi vua Nemi là vị vua cuối cùng gìn giữ truyền thống này, con của vua Nemi là Kalàrajanaka lại không tiếp tục truyền thống này, không chịu xuất gia khi sợi tóc đầu tiên mọc trên đầu của mình và do vậy truyền thống của Makhàdeva bị chấm dứt.

Nhưng truyền thống của Đức Phật của chúng ta lại khác. Chính Đức Phật xác nhận như sau trong Trung bộ I trang 82A:

"Này Ananda, truyền thống ấy của Makhàdeva không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết Bàn. Và này Ananda, thế nào là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập và truyền thống ấy đưa đến yểm ly ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn? Chính là Thánh đạo tám Ngành này, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Ananda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết bàn. Này Ananda, về vấn đề này, Ta nói như sau: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, hãy tiếp tục duy trì. Các người chớ có thành tối hậu sau Ta". Này Anada, khi hai người còn tồn tại, và có sự dứt đoạn, người ấy là người tối hậu vậy. Này Ananda, Ta nói với người: "Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, các người hãy tiếp tục duy trì, Các người chớ có thành người tối hậu sau ta" (Trung bộ II, 82 A).


HT Thích Minh Châu


Những điểm lưu ý

1. Bát chánh đạo là truyền thống tu tập được Đức Phật truyền dạy
2. Người con Phật không phải chỉ tu tập mà còn làm thế nào để chánh pháp được tồn tại.
3. Pháp bảo không phải là một tư hữu mà nên được phổ cập

Thảo luận

1. Trong tam tạng Pali có chỗ nào dạy chỉ nên tu cho mình mà không nên hoằng pháp độ sinh?
2. Với nhiều người thì bát chánh đạo chỉ là "một trong nhiều pháp môn", ở đây Đức Phật dạy truyền thống do Ngài khởi xướng là bát chánh đạo vậy phải chăng bát chánh đạo là nội dung chủ đạo của sự tu tập?
3. Chữ truyền thống trong bài kinh nầy nên được hiểu thế nào?
4. Một người Phật tử bình thường có thể làm được gì để bảo lưu truyền thống chánh pháp?

Câu đố

Câu nào dưới đây khế hợp với ý nghĩa của bài học hôm nay:
a. Truyền thống Đức Phật truyền dạy có nghĩa tôn chỉ hay tinh hoa truyền thừa
b. Bát chánh đạo được nêu lên là truyền thống Phật Pháp
c. Sự "xem nhẹ" bát chánh đạo là sự thiếu hiểu biết của người học Phật
d. ba câu trên đều đúng