Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013


THANH TỊNH LÀ NỀN TẢNG CỦA TUỆ GIÁC
2. Sabbaññubhāvapañho
2. ‘‘Bhante nāgasena, buddho sabbaññū’’ti? ‘‘Āma, mahārāja, bhagavā sabbaññū, na ca bhagavato satataṃ samitaṃ ñāṇadassanaṃ paccupaṭṭhitaṃ, āvajjanapaṭibaddhaṃ bhagavato sabbaññutañāṇaṃ, āvajjitvā yadicchakaṃ jānātī’’ti. ‘‘Tena hi, bhante nāgasena, buddho asabbaññūti. Yadi tassa pariyesanāya sabbaññutañāṇaṃ hotī’’ti. ‘‘Vāhasataṃ kho, mahārāja, vīhīnaṃ aḍḍhacūḷañca vāhā vīhisattambaṇāni dve ca tumbā ekaccharākkhaṇe pavattacittassa ettakā vīhī lakkhaṃ ṭhapīyamānā [ṭhapīyamāne (sī. pī.)]parikkhayaṃ pariyādānaṃ gaccheyyuṃ?
‘‘Tatrime sattavidhā cittā pavattanti, ye te, mahārāja, sarāgā sadosā samohā sakilesā abhāvitakāyā abhāvitasīlā abhāvitacittā abhāvitapaññā, tesaṃ taṃ cittaṃ garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Abhāvitattā cittassa. Yathā, mahārāja, vaṃsanāḷassa vitatassa visālassa vitthiṇṇassa saṃsibbitavisibbitassa sākhājaṭājaṭitassa ākaḍḍhiyantassa garukaṃ hoti āgamanaṃ dandhaṃ. Kiṃ kāraṇā? Saṃsibbitavisibbitattā sākhānaṃ. Evameva kho, mahārāja, ye te sarāgā sadosā samohā sakilesā abhāvitakāyā abhāvitasīlā abhāvitacittā abhāvitapaññā, tesaṃ taṃ cittaṃ garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Saṃsibbitavisibbitattā kilesehi, idaṃ paṭhamaṃ cittaṃ.



1. “Thưa ngài Nāgasena, có phải đức Phật là đấng Toàn Tri?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn là đấng Toàn Tri. Tuy nhiên đối với đức Thế Tôn, sự biết và thấy không hiện diện một cách thường xuyên, liên tục. Trí Toàn Tri của đức Thế Tôn gắn liền vào sự hướng tâm. Sau khi hướng tâm thì Ngài biết theo như ý muốn.”

“Thưa ngài Nāgasena, như thế thì đức Phật là không Toàn Tri, nếu Trí Toàn Tri của Ngài là do sự suy tầm.”

“Tâu đại vương, có một trăm xe lúa, mỗi xe là bảy tạ rưỡi và hai giạ lúa.[2] Chừng ấy trăm ngàn hạt lúa có thể được xác định, có thể đạt đến kết quả cuối cùng bởi tâm được vận hành trong khoảng thời gian một khảy móng tay. Ở đây, có bảy loại tâm này vận hành: Tâu đại vương, những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất chưa được tu tập của tâm.

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre được tỏa ra, rậm rạp, lan rộng, bị kết chùm chưa được gỡ ra, bị rối rắm với những cụm cành lá, trong khi được lôi kéo thì sự chuyển động là trì trệ, chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra của các cành. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào còn luyến ái, còn sân hận, còn si mê, còn phiền não, có thân chưa được tu tập, có giới chưa được tu tập, có tâm chưa được tu tập, có tuệ chưa được tu tập, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp. Vì lý do gì? Vì tính chất kết chùm chưa được gỡ ra bởi các phiền não. Đây là loại tâm thứ nhất.


‘‘Tatridaṃ dutiyaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, sotāpannā pihitāpāyā diṭṭhippattā viññātasatthusāsanā, tesaṃ taṃ cittaṃ tīsu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati. Uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Tīsu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā. Yathā, mahārāja, vaṃsanāḷassa tipabbagaṇṭhiparisuddhassa upari sākhājaṭājaṭitassa ākaḍḍhiyantassa yāva tipabbaṃ tāva lahukaṃ eti, tato upari thaddhaṃ. Kiṃ kāraṇā? Heṭṭhā parisuddhattā upari sākhājaṭājaṭitattā. Evameva kho, mahārāja, ye te sotāpannā pihitāpāyā diṭṭhippattā viññātasatthusāsanā, tesaṃ taṃ cittaṃ tīsu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Tīsu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā, idaṃ dutiyaṃ cittaṃ.



2. Ở đây, có loại tâm thứ nhì này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp,[3] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên.

Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở ba lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến ba lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên.

Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhập Lưu, có các cõi khổ đã được đóng lại, đã đạt được Chánh Kiến, đã nhận thức được Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng ở ba trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở ba trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ nhì.


‘‘Tatridaṃ tatiyaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, sakadāgāmino, yesaṃ rāgadosamohā tanubhūtā, tesaṃ taṃ cittaṃ pañcasu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Pañcasu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā. Yathā, mahārāja, vaṃsanāḷassa pañcapabbagaṇṭhiparisuddhassa upari sākhājaṭājaṭitassa ākaḍḍhiyantassa yāva pañcapabbaṃ tāva lahukaṃ eti, tato upari thaddhaṃ. Kiṃ kāraṇā? Heṭṭhā parisuddhattā upari sākhājaṭājaṭitattā. Evameva kho, mahārāja, ye te sakadāgāmino, yesaṃ rāgadosamohā tanubhūtā, tesaṃ taṃ cittaṃ pañcasu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Pañcasu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā, idaṃ tatiyaṃ cittaṃ.



3. Ở đây, có loại tâm thứ ba này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp,[4] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở năm lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến năm lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Nhất Lai, có sự luyến ái, sân hận, si mê ở trạng thái giảm thiểu, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở năm trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở năm trường hợp. Đây là loại tâm thứ ba.

‘‘Tatridaṃ catutthaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, anāgāmino, yesaṃ pañcorambhāgiyāni saññojanāni pahīnāni, tesaṃ taṃ cittaṃ dasasu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Dasasu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā. Yathā, mahārāja, vaṃsanāḷassa dasapabbagaṇṭhiparisuddhassa upari sākhājaṭājaṭitassa ākaḍḍhiyantassa yāva dasapabbaṃ tāva lahukaṃ eti, tato upari thaddhaṃ. Kiṃ kāraṇā? Heṭṭhā parisuddhattā upari sākhājaṭājaṭitattā. Evameva kho, mahārāja, ye te anāgāmino, yesaṃ pañcorambhāgiyāni saññojanāni pahīnāni, tesaṃ taṃ cittaṃ dasasu ṭhānesu lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, uparibhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Dasasu ṭhānesu cittassa parisuddhattā upari kilesānaṃ appahīnattā, idaṃ catutthaṃ cittaṃ.



4. Ở đây, có loại tâm thứ tư này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp,[5] sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở mười lóng, còn bị rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng chỉ đến mười lóng, từ đó trở lên thì bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở phần dưới, vì tính chất rối rắm bởi những cụm cành lá ở phía trên. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc Bất Lai, có năm sự ràng buộc ở phần dưới đã được dứt bỏ, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mười trường hợp, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở các cảnh giới bậc trên. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch của tâm ở mười trường hợp, vì tính chất chưa được dứt bỏ của các phiền não bậc trên. Đây là loại tâm thứ tư.

‘‘Tatridaṃ pañcamaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, arahanto khīṇāsavā dhotamalā vantakilesā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaññojanā pattapaṭisambhidā sāvakabhūmīsu parisuddhā, tesaṃ taṃ cittaṃ sāvakavisaye lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, paccekabuddhabhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Parisuddhattā sāvakavisaye, aparisuddhattā paccekabuddhavisaye. Yathā, mahārāja, vaṃsanāḷassa sabbapabbagaṇṭhiparisuddhassa ākaḍḍhiyantassa lahukaṃ hoti āgamanaṃ adandhaṃ. Kiṃ kāraṇā? Sabbapabbagaṇṭhiparisuddhattā agahanattā vaṃsassa. Evameva kho, mahārāja, ye te arahanto khīṇāsavā dhotamalā vantakilesā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaññojanā pattapaṭisambhidā sāvakabhūmīsu parisuddhā, tesaṃ taṃ cittaṃ sāvakavisaye lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, paccekabuddhabhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Parisuddhattā sāvakavisaye, aparisuddhattā paccekabuddhavisaye, idaṃ pañcamaṃ cittaṃ.



5. Ở đây, có loại tâm thứ năm này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của mình đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Tâu đại vương, giống như đối với cành tre đã được tỉa sạch các mắt ở tất cả các lóng, trong khi được lôi kéo thì di chuyển một cách nhẹ nhàng, không bị dính cứng. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được tỉa sạch ở tất cả các lóng, vì tính chất không còn bám víu của thân cây tre. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các bợn nhơ đã được rửa sạch, có các phiền não đã được ói ra, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của bản thân đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được đoạn tận, có các tuệ phân tích đã đạt, đã được trong sạch ở các cảnh giới của vị Thinh Văn, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của vị Thinh Văn, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Độc Giác. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của vị Thinh Văn, vì tính chất chưa được trong sạch của tâm ở phạm vi của vị Phật Độc Giác. Đây là loại tâm thứ năm.


‘‘Tatridaṃ chaṭṭhaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, paccekabuddhā sayambhuno anācariyakā ekacārino khaggavisāṇakappā sakavisaye parisuddhavimalacittā, tesaṃ taṃ cittaṃ sakavisaye lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, sabbaññubuddhabhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Parisuddhattā sakavisaye mahantattā sabbaññubuddhavisayassa. Yathā, mahārāja, puriso sakavisayaṃ parittaṃ nadiṃ rattimpi divāpi yadicchaka acchambhito otareyya, atha parato mahāsamuddaṃ gambhīraṃ vitthataṃ agādhamapāraṃ disvā bhāyeyya, dandhāyeyya na visaheyya otarituṃ. Kiṃ kāraṇā? Tiṇṇattā [ciṇṇattā (sī. syā. pī.)] sakavisayassa, mahantattā ca mahāsamuddassa. Evameva kho, mahārāja, ye te paccekabuddhā sayambhuno anācariyakā ekacārino khaggavisāṇakappā sakavisaye parisuddhavimalacittā, tesaṃ taṃ cittaṃ sakavisaye lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati, sabbaññubuddhabhūmīsu garukaṃ uppajjati dandhaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Parisuddhattā sakavisaye mahantattā sabbaññubuddhavisayassa, idaṃ chaṭṭhaṃ cittaṃ.



6. Ở đây, có loại tâm thứ sáu này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri.

Tâu đại vương, giống như người nam có thể băng qua con sông nhỏ thuộc phạm vi của mình vào ban đêm lẫn ban ngày, theo như ước muốn, không bị hãi sợ, nhưng sau đó khi nhìn thấy đại dương sâu thẳm, mênh mông, không thể ước lượng, không có bờ bên kia, có thể hãi sợ, có thể ngần ngại, không dám vượt qua. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được quen thuộc ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại của đại dương. Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Độc Giác, bậc tự chủ, không thầy, độc hành tợ như sừng tê giác, có tâm đã được trong sạch không còn bợn nhơ ở phạm vi của mình, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở phạm vi của mình, sanh lên một cách trì trệ, vận hành một cách chậm chạp ở cảnh giới của vị Phật Toàn Tri. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở phạm vi của mình, vì tính chất vĩ đại ở phạm vi của vị Phật Toàn Tri. Đây là loại tâm thứ sáu.

‘‘Tatridaṃ sattamaṃ cittaṃ vibhattamāpajjati – ye te, mahārāja, sammāsambuddhā sabbaññuno dasabaladharā catuvesārajjavisāradā aṭṭhārasahi buddhadhammehi samannāgatā anantajinā anāvaraṇañāṇā, tesaṃ taṃ cittaṃ sabbattha lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Sabbattha parisuddhattā. Api nu kho, mahārāja, nārācassa sudhotassa vimalassa niggaṇṭhissa sukhumadhārassa ajimhassa avaṅkassa akuṭilassa daḷhacāpasamārūḷhassa khomasukhume vā kappāsasukhume vā kambalasukhume vā balavanipātitassa dandhāyitattaṃ vā lagganaṃ vā hotī’’ti? ‘‘Na hi, bhante, ‘‘kiṃ kāraṇā’’? ‘‘Sukhumattā vatthānaṃ sudhotattā nārācassa nipātassa ca balavattā’’ti , evameva kho, mahārāja, ye te sammāsambuddhā sabbaññuno dasabaladharā catuvesārajjavisāradā aṭṭhārasahi buddhadhammehi samannāgatā anantajinā anāvaraṇañāṇā, tesaṃ taṃ cittaṃ sabbattha lahukaṃ uppajjati lahukaṃ pavattati. Kiṃ kāraṇā? Sabbattha parisuddhattā, idaṃ sattamaṃ cittaṃ.



7. Ở đây, có loại tâm thứ bảy này đạt được sự xếp loại. Tâu đại vương, những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Tâu đại vương, phải chăng có sự vụng về hoặc sự vướng víu của mũi tên khéo được làm sạch sẽ, không bợn nhơ, không có mắc mứu, có thân mềm mại, không bị uốn, không bị cong, không bị quẹo, được đặt lên cây cung vững chãi, được bắn ra bởi người có sức mạnh vào tấm vải gai mềm, lớp gòn mềm, tấm len mềm?”

“Thưa ngài, không có.”

“Vì lý do gì?”

“Vì tính chất mềm mại của những tấm vải, vì tính chất được làm sạch sẽ của mũi tên, và tính chất mạnh mẽ của phát bắn ra.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế những người nào là Phật Chánh Đẳng Giác, đấng Toàn Tri, bậc nắm giữ mười Lực, có sự tự tin ở bốn pháp tự tin, hội đủ mười tám pháp của vị Phật, là đấng Chiến Thắng vô biên, có trí không bị che lấp, tâm ấy của những người ấy sanh lên một cách nhẹ nhàng, vận hành một cách nhẹ nhàng ở mọi nơi. Vì lý do gì? Vì tính chất đã được trong sạch ở mọi nơi. Đây là loại tâm thứ bảy.


‘‘Tatra, mahārāja, yadidaṃ sabbaññubuddhānaṃ cittaṃ, taṃ channampi cittānaṃ gaṇanaṃ atikkamitvā asaṅkhyeyyena guṇena parisuddhañca lahukañca. Yasmā ca bhagavato cittaṃ parisuddhañca lahukañca, tasmā, mahārāja, bhagavā yamakapāṭihīraṃ dasseti. Yamakapāṭihīre, mahārāja, ñātabbaṃ buddhānaṃ bhagavantānaṃ cittaṃ evaṃ lahuparivattanti, na tattha sakkā uttariṃ kāraṇaṃ vattuṃ, tepi, mahārāja, pāṭihīrā sabbaññubuddhānaṃ cittaṃ upādāya gaṇanampi saṅkhampi kalampi kalabhāgampi na upenti, āvajjanapaṭibaddhaṃ, mahārāja, bhagavato sabbaññutañāṇaṃ, āvajjetvā yadicchakaṃ jānāti.
‘‘Yathā, mahārāja, puriso hatthe ṭhapitaṃ yaṃ kiñci dutiye hatthe ṭhapeyya vivaṭena mukhena vācaṃ nicchāreyya, mukhagataṃ bhojanaṃ gileyya, ummīletvā vā nimīleyya, nimīletvā vā ummīleyya, samiñjitaṃ vā bāhaṃ pasāreyya, pasāritaṃ vā bāhaṃ samiñjeyya, cirataraṃ etaṃ, mahārāja, lahutaraṃ bhagavato sabbaññutañāṇaṃ, lahutaraṃ āvajjanaṃ, āvajjetvā yadicchakaṃ jānāti, āvajjanavikalamattakena na tāvatā buddhā bhagavanto asabbaññuno nāma hontī’’ti.




8. Tâu đại vương, ở đây tâm này của chư Phật Toàn Tri vượt trội sự tính đếm của luôn cả sáu loại tâm, được trong sạch và nhẹ nhàng với đức tính vô số kể. Và tâu đại vương, bởi vì tâm của đức Thế Tôn được trong sạch và nhẹ nhàng nên đức Thế Tôn mới phô diễn song thông. Tâu đại vương, về song thông nên được biết rằng: ‘Tâm của chư Phật Thế Tôn có sự chuyển dịch nhẹ nhàng như thế.’

Trong trường hợp ấy, không thể nào nói hơn nữa về lý do. Tâu đại vương, những loại thần thông có liên quan đến tâm của chư Phật Toàn Tri ấy đều không thể áp đặt phép đếm, phép tính, sự chia chẻ, và luôn cả sự tách phần. Tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn được gắn liền vào sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Tâu đại vương, giống như người nam có thể đặt xuống ở bàn tay thứ nhì bất cứ vật gì đã được đặt xuống ở bàn tay (thứ nhất), có thể phát ra lời nói bằng miệng đã được mở ra, có thể nuốt vào thức ăn đã đưa vào miệng, có thể mở mắt ra rồi nhắm lại, hoặc có thể nhắm mắt lại rồi mở ra, có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, việc ấy còn chậm hơn, tâu đại vương, trí Toàn Tri của đức Thế Tôn là nhẹ nhàng hơn, sự hướng tâm là nhẹ nhàng hơn. Sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Dầu cho không có sự hướng tâm, chư Phật Thế Tôn ấy vẫn không gọi là không có Toàn Tri”


‘‘Āvajjanampi , bhante nāgasena, pariyesanāya kātabbaṃ, iṅgha maṃ tattha kāraṇena saññāpehī’’ti. ‘‘Yathā, mahārāja, purisassa aḍḍhassa mahaddhanassa mahābhogassa pahūtajātarūparajatassa pahūtavittūpakaraṇassa pahūtadhanadhaññassa sālivīhiyavataṇḍulatilamuggamāsapubbaṇṇāparaṇṇasappitelanavanītakhīradadhimadhuguḷaphāṇitā ca khaḷopikumbhipīṭharakoṭṭhabhājanagatā bhaveyyuṃ, tassa ca purisassa pāhunako āgaccheyya bhattāraho bhattābhikaṅkhī, tassa ca gehe yaṃ randhaṃ bhojanaṃ, taṃ pariniṭṭhitaṃ bhaveyya, kumbhito taṇḍule nīharitvā bhojanaṃ randheyya, api ca kho so, mahārāja, tāvatakena bhojanavekallamattakena adhano nāma kapaṇo nāma bhaveyyā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, cakkavattirañño gharepi, bhante, akāle bhojanavekallaṃ hoti, kiṃ pana gahapatikassā’’ti? ‘‘Evameva kho, mahārāja, tathāgatassa āvajjanavikalamattakaṃ sabbaññutañāṇaṃ āvajjetvā yadicchakaṃ jānāti.



9. “Thưa ngài Nāgasena, sự hướng tâm là được thực hiện do sự suy tầm, vậy thì ngài hãy giúp cho trẫm hiểu trường hợp ấy bằng lý lẽ.”

“Tâu đại vương, giống như người giàu thì có nhiều tài sản, có nhiều của cải, có dồi dào vàng bạc và vật sở hữu dự phòng, có dồi dào tài sản và ngũ cốc là gạo thơm, thóc, lúa mạch, gạo xay, mè, đậu mugga, đậu māsa, các loại hạt chưa chế biến hoặc các loại khác nữa, bơ lỏng, dầu ăn, bơ đặc, sữa tươi, sữa đông, mật ong, mật đường, và đường mía được chứa ở bình, chum, lu, hũ, chậu, và có người khách, là người xứng đáng để mời ăn và có sự mong mỏi về bữa ăn, đi đến với người ấy, nhưng tại nhà của người ấy thức ăn nấu chín là đã hết sạch thì có thể đem gạo từ chum lại rồi nấu chín. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc thiếu hụt thức ăn trong chốc lát mà người ấy trở thành người không có tài sản và nghèo khó?”

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, ngay cả ở nhà của đức Chuyển Luân Vương cũng có sự thiếu hụt thức ăn vào lúc không đúng thời điểm, thì có điều gì đối với gia chủ.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.


‘‘Yathā vā pana, mahārāja, rukkho assa phalito oṇatavinato piṇḍibhārabharito, na kiñci tattha patitaṃ phalaṃ bhaveyya, api nu kho so, mahārāja, rukkho tāvatakena patitaphalavekallamattakena aphalo nāma bhaveyyā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, patanapaṭibaddhāni tāni rukkhaphalāni, patite yadicchakaṃ labhatī’’ti. ‘‘Evameva kho, mahārāja, tathāgatassa āvajjanapaṭibaddhaṃ sabbaññutañāṇaṃ āvajjetvā yadicchakaṃ jānātī’’ti.
‘‘Bhante nāgasena, āvajjetvā āvajjetvā buddho yadicchakaṃ jānātī’’ti? ‘‘Āma, mahārāja, bhagavā āvajjetvā āvajjetvā yadicchakaṃ jānātī’’ti.
‘‘Yathā, mahārāja, cakkavattī rājā yadā cakkaratanaṃ sarati ‘upetu me cakkaratana’nti, sarite cakkaratanaṃ upeti, evameva kho, mahārāja, tathāgato āvajjetvā āvajjetvā yadicchakaṃ jānātī’’ti. ‘‘Daḷhaṃ, bhante nāgasena, kāraṇaṃ, buddho sabbaññū, sampaṭicchāma buddho sabbaññū’’ti.




10. Tâu đại vương, hơn nữa giống như cây cối thì có thể kết trái, bị oằn xuống, bị uốn cong, bị mang nặng trĩu bởi những chùm trái, và không có trái nào bị rơi rụng ở tại nơi ấy. Tâu đại vương, phải chăng do sự việc không có trái cây rơi rụng trong chốc lát mà cây ấy trở thành không có trái cây?”

“Thưa ngài, không đúng. Những trái cây ấy được gắn liền với sự rơi rụng. Khi được rơi rụng thì đạt được theo như ý muốn.”

“Tâu đại vương, tương tợ y như thế là trí Toàn Tri của đức Như Lai trong trường hợp không có sự hướng tâm, sau khi hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

“Thưa ngài Nāgasena, có phải sau khi hướng tâm thì đức Phật biết theo như ý muốn?”

“Tâu đại vương, đúng vậy. Đức Thế Tôn sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn. Tâu đại vương, giống như đức Chuyển Luân Vương khi nào nhớ đến bánh xe báu (khởi ý rằng): ‘Bánh xe báu hãy đến với ta,’ trong khi nhớ đi nhớ lại thì bánh xe báu hiện đến. Tâu đại vương, tương tợ y như thế, đức Như Lai sau khi lần lượt hướng tâm thì biết được theo như ý muốn.”

“Thưa ngài Nāgasena, lý do là vững chãi. Đức Phật là đấng Toàn Tri. Chúng tôi chấp nhận đức Phật là đấng Toàn Tri.”