Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

PHƯỚC CÚNG DƯỜNG KHÔNG PHẢI DO THƯỞNG PHẠT 



Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, putto vā pituno vaṇṇaṃ bhāsati, pitā vā puttassa vaṇṇaṃ bhāsati, na cetaṃ kāraṇaṃ paravādānaṃ niggahāya, pasādappakāsanaṃ nāmetaṃ, iṅgha me tvaṃ tattha kāraṇaṃ sammā brūhi sakavādassa patiṭṭhāpanāya diṭṭhijālaviniveṭhanāyā’’ti.
Thero āha ‘‘parinibbuto, mahārāja, bhagavā, na ca bhagavā pūjaṃ sādiyati, asādiyantasseva tathāgatassa devamanussā dhāturatanaṃ vatthuṃ karitvā tathāgatassa ñāṇaratanārammaṇena sammāpaṭipattiṃ sevantā tisso sampattiyo paṭilabhanti.
‘‘Yathā , mahārāja, mahatimahāaggikkhandho pajjalitvā nibbāyeyya, api nu kho so, mahārāja, mahāaggikkhandho sādiyati tiṇakaṭṭhupādāna’’nti? ‘‘Jalamānopi so, bhante, mahāaggikkhandho tiṇakaṭṭhupādānaṃ na sādiyati, kiṃ pana nibbuto upasanto acetano sādiyati? ‘‘Tasmiṃ pana, mahārāja, aggikkhandhe uparate upasante loke aggi suñño hotī’’ti. ‘‘Na hi, bhante, kaṭṭhaṃ aggissa vatthu hoti upādānaṃ, ye keci manussā aggikāmā, te attano thāmabalavīriyena paccattapurisakārena kaṭṭhaṃ manthayitvā [madditvā (ka.)] aggiṃ nibbattetvā tena agginā aggikaraṇīyāni kammāni karontī’’ti. ‘‘Tena hi, mahārāja, titthiyānaṃ vacanaṃ micchā bhavati ‘asādiyantassa kato adhikāro vañjho bhavati aphalo’ti.
‘‘Yathā, mahārāja, mahatimahāaggikkhandho pajjali, evameva bhagavā dasasahassiyā[dasasahassimhi (sī. pī. ka.)] lokadhātuyā buddhasiriyā pajjali. Yathā, mahārāja, mahatimahāaggikkhandho pajjalitvā nibbuto, evameva bhagavā dasasahassiyā lokadhātuyā buddhasiriyā pajjalitvā anupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbuto. Yathā, mahārāja, nibbuto aggikkhandho tiṇakaṭṭhupādānaṃ na sādiyati, evameva kho lokahitassa sādiyanā pahīnā upasantā. Yathā, mahārāja, manussā nibbute aggikkhandhe anupādāne attano thāmabalavīriyena paccattapurisakārena kaṭṭhaṃ manthayitvā aggiṃ nibbattetvā tena agginā aggikaraṇīyāni kammāni karonti, evameva kho devamanussā tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva dhāturatanaṃ vatthuṃ karitvā tathāgatassa ñāṇaratanārammaṇena sammāpaṭipattiṃ sevantā tisso sampattiyo paṭilabhanti, imināpi, mahārāja, kāraṇena tathāgatassa parinibbutassa asādiyantasseva kato adhikāro avañjho bhavati saphalo.



2. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, con nói lời ca ngợi cha, cha nói lời khen ngợi con, điều này không phải là lý do để phản bác lại các học thuyết khác. Điều này gọi là lời tuyên bố về niềm tin. Vậy xin ngài hãy nói rõ ràng cho trẫm lý do về trường hợp ấy nhằm thiết lập học thuyết của mình và nhằm việc tháo tung mạng lưới tà kiến.”

Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã đạt Niết Bàn, và đức Thế Tôn không ưng thuận sự cúng dường. Chư Thiên và nhân loại, trong khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài không ưng thuận và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu.[1] Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tâu đại vương phải chăng khối lửa ấy cũng ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi?”

“Thưa ngài, ngay cả trong khi đang cháy, khối lửa lớn ấy cũng không ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, vậy thì việc gì lại ưng thuận khi đã tắt ngấm, được yên lặng, không còn tâm thức?”

“Tâu đại vương, phải chăng khi khối lửa lớn ấy đã ngừng nghỉ, được yên lặng, thì không còn ngọn lửa ở thế gian?”

“Thưa ngài, không đúng. Thưa ngài, củi là nền tảng, là sự bám víu của ngọn lửa. Thưa ngài, bất cứ những người nào có ước muốn về lửa, những người ấy xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa.”

“Tâu đại vương, chính vì điều ấy lời nói của các giáo chủ tà giáo: ‘Hành động hướng thượng được làm đến người không ưng thuận là vô ích, không có quả báu’ là sai trái. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã bốc cháy, tương tợ y như thế đức Thế Tôn đã bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn bốc cháy rồi tắt ngấm, tương tợ y như thế đức Thế Tôn sau khi bốc cháy với vẻ rực rỡ của vị Phật trong mười ngàn thế giới rồi đã Viên Tịch Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót. Tâu đại vương, giống như khối lửa lớn đã tắt ngấm thì không còn ưng thuận việc bám víu vào cỏ và củi, tương tợ y như thế sự ưng thuận của đấng Phúc Lợi Thế Gian là đã được dứt bỏ, được yên lặng. Tâu đại vương, giống như khi khối lửa đã tắt ngấm, không còn bám víu, những người xoay tròn nhánh củi bằng thể lực, sức mạnh, và sự nỗ lực của bản thân, do việc làm của mỗi cá nhân thì làm phát sanh ngọn lửa, rồi với ngọn lửa ấy làm các công việc được làm bởi ngọn lửa, tương tợ y như thế chư Thiên và nhân loại sau khi thực hiện nền đất cho báu vật xá-lợi của đức Như Lai dẫu cho Ngài đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, và trong khi đeo đuổi pháp hành đúng đắn với đề mục là báu vật trí tuệ của đức Như Lai, vẫn đạt được ba sự thành tựu. Tâu đại vương, cũng vì lý do này dẫu cho đức Như Lai đã Viên Tịch Niết Bàn không còn ưng thuận, hành động hướng thượng được làm đến Ngài là không vô ích, có quả báu.”