Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Bài học ngày 25-08-2013


NGỪA BỆNH HƠN TRỊ BỆNH
3. Dukkhappahānavāyamapañho

3. Rājā āha ‘‘bhante nāgasena, ki tumhe atītassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Ki pana, bhante, anāgatassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Ki pana paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Na hi, mahārājā’’ti. ‘‘Yadi tumhe na atītassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, na anāgatassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, na paccuppannassa dukkhassa pahānāya vāyamatha, atha kimatthāya vāyamathā’’ti. Thero āha ‘kinti, mahārāja, idañca dukkha nirujjheyya, aññañca dukkha nuppajjeyyā’ti etadatthāya vāyamāmā’’ti.
‘‘Atthi pana te, bhante nāgasena, anāgata dukkha’’nti? ‘‘Natthi [kathā. 828, 829 passitabba], mahārājā’’ti ‘‘tumhe kho, bhante nāgasena, atipaṇḍitā, ye tumhe asantāna anāgatāna dukkhāna pahānāya vāyamathā’’ti? ‘‘Atthi pana te, mahārāja, keci pairājāno paccatthikā paccāmittā paccupaṭṭhitā hontī’’ti? ‘‘Āma, bhante, atthī’’ti. ‘‘Kinu kho, mahārāja, tadā tumhe parikha khaāpeyyātha, pākāra cināpeyyātha gopura kārāpeyyātha, aṭṭālaka kārāpeyyātha, dhañña atiharāpeyyāthā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paikacceva ta paiyatta hotī’’ti. ‘‘Ki tumhe, mahārāja, tadā hatthismi sikkheyyātha, assasmi sikkheyyātha, rathasmi sikkheyyātha, dhanusmi sikkheyyātha, tharusmi sikkheyyāthā’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paikacceva ta sikkhita hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti? ‘‘Anāgatāna, bhante, bhayāna paibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Ki nu kho, mahārāja, atthi anāgata bhaya’’nti? ‘‘Natthi, bhante’’ti . ‘‘Tumhe ca kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantāna anāgatāna bhayāna paibāhanatthāya paiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo opamma karohīti. ‘‘Ta ki maññasi, mahārāja, yadā tva pipāsito bhaveyyāsi, tadā tva udapāna khaāpeyyāsi, pokkharai khaāpeyyāsi, taāka khaāpeyyāsi ‘pānīya pivissāmī’’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paikacceva ta paiyatta hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti? ‘‘Anāgatāna, bhante, pipāsāna paibāhanatthāya paiyatta hotī’’ti. ‘‘Atthi pana, mahārāja, anāgatā pipāsā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja, atipaṇḍitā , ye tumhe asantāna anāgatāna pipāsāna paibāhanatthāya ta paiyādethā’’ti.
‘‘Bhiyyo opamma karohī’’ti. ‘‘Ta ki maññasi, mahārāja, yadā tva bubhukkhito bhaveyyāsi, tadā tva khetta kasāpeyyāsi, sāli vapāpeyyāsi ‘bhatta bhuñjissāmī’’’ti? ‘‘Na hi, bhante, paikacceva ta paiyatta hotī’’ti. ‘‘Kissatthāyā’’ti. ‘‘Anāgatāna, bhante, bubhukkhāna paibāhanatthāyā’’ti. ‘‘Atthi pana, mahārāja, anāgatā bubhukkhā’’ti? ‘‘Natthi, bhante’’ti. ‘‘Tumhe kho, mahārāja, atipaṇḍitā, ye tumhe asantāna anāgatāna bubhukkhāna paibāhanatthāya paiyādethā’’ti.
‘‘Kallosi, bhante nāgasenā’’ti.
Dukkhappahānavāyamapañho tatiyo

3. Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Vậy có phải ngài tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại?”
“Tâu đại vương, không phải.”
“Nếu ngài không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc quá khứ, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc vị lai, không tinh tấn nhằm loại bỏ khổ thuộc hiện tại, vậy ngài tinh tấn nhằm mục đích gì?”
Vị trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và khổ khác không thể sanh lên? Chúng tôi tinh tấn nhằm mục đích này.”
“Thưa ngài Nāgasena, vậy (bây giờ) có khổ thuộc vị lai không?”
“Tâu đại vương, không có.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài quả là quá sáng trí khi ngài tinh tấn nhằm loại bỏ các khổ không hiện hữu!”
“Tâu đại vương, vậy có những vị vua đối nghịch, những kẻ thù đối nghịch, những bạn bè đối nghịch chống đối lại ngài không?” 
“Thưa ngài, đúng vậy. Có.”
“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới bảo đào hào, mới bảo đắp lũy, mới bảo xây cổng thành, mới bảo làm vọng gác, mới bảo đem lại thóc?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Tâu đại vương, phải chăng khi ấy ngài mới rèn luyện về voi, mới rèn luyện về ngựa, mới rèn luyện về xe, mới rèn luyện về cung, mới rèn luyện về gươm?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.” 
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai.”
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có nỗi lo sợ thuộc vị lai?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các nỗi lo sợ thuộc vị lai!”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài bị khát thì khi ấy ngài mới bảo đào giếng nước, mới bảo đào ao nước, mới bảo đào hồ nước (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ uống nước’?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước còn chưa đến.”
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự khát nước ở vị lai?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích ngăn chặn các sự khát nước ở vị lai!”
“Xin ngài cho thêm ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Phải chăng khi nào ngài thèm ăn thì khi ấy ngài mới bảo cày ruộng, mới bảo trồng lúa sāli (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ thọ dụng bữa ăn’?”
“Thưa ngài, không đúng. Việc ấy là được chuẩn bị trước.”
“Nhằm mục đích gì?”
“Thưa ngài, được chuẩn bị nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn ở vị lai.” 
“Tâu đại vương, phải chăng (bây giờ) có sự thèm ăn ở vị lai?”
“Thưa ngài, không có.” 
“Tâu đại vương, đại vương quả là quá sáng trí khi ngài chuẩn bị việc ấy nhằm mục đích ngăn chặn các sự thèm ăn không hiện hữu ở vị lai!” 
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”