Thứ Ba, 31 tháng 7, 2007

No. 1495 NEW (Hạt Cát dịch)

Chính phủ Nepal bị lên án

có thành kiến với Đại Học Siddhartha

Gorkhapatra, July 30, 2007

KATHMANDU, Nepal -- Viện Trưởng Siddhartha University, Dr. Vichhu Sunanda Mahasthabir đã khiếu nại rằng chính phủ đã không phúc đáp cho sự kêu gọi phê chuẩn cho phép Viện Đại Học hoạt động.

Ngôi trường đã đệ trình đơn từ xin phép đến cho Bộ sau khi hoàn tất mọi yêu cầu cần thiết từ 10 năm trước cho việc được thừa nhận chính thức.

Ngôi trường cũng đã duy trì mối quan hệ thư từ thích đáng với bộ. Bỏ qua sự thực đã được kể trên, bộ đã không phúc đáp cho thỉnh cầu thành khẩn của ngôi trường, viện trưởng phát biểu trong một bài tường trình.

Gần một năm trước, ngôi trường đã đệ trình lên một lá đơn xin thảo luận với Bộ Giáo Dục và Bộ Thể Thao nhưng ngôi trường chưa bao giờ nhận được bất cứ quyết định cụ thể nào từ bộ, trong khi những ngôi trường khác, dù đệ đơn trễ hơn cũng đã chính thức được phép hoạt động. Văn bản thỉnh nguyện thư đã được gửi tới cho bộ, như khi bộ đã không phúc đáp cho những yêu cầu khẩu ngữ.

Mới hai tháng trước, ngôi trường đã gửi một lá đơn yêu cầu công lý đến phát ngôn viên của Hội Đồng Quản Trị Lâm Thời. Căn cứ theo lá đơn, nhà trường lẽ ra đã nhận được giấy phép để bắt đầu mở màn với các khoá học dựa trên các điều khoản pháp lý hiện hành.

Ngay cả các điều khoản lập pháp của cơ quan lập pháp quốc hội cũng đã được Nhà trường cũng đã đệ trình lên cho bộ để hối thúc việc phê chuẩn. Nhà trường đã lên án Bộ Giáo Dục là đã kỳ thị đối với lá đơn xin phép đã giữ lại Bộ trong 10 năm qua nằm không chờ đợi hợp thức hóa.

Nhà trường lên án bộ giáo dục đã kỳ thị nhà trường, ngôi trường cống hiến chương trình giáo dục dựa theo căn bản Phật Pháp cho cộng đồng Phật Giáo, mặc dù trên thực tế Đức Phật đã được sinh ra ở Nepal, bản tường trình cho biêt như trên.

Nhà trường cũng đã gửi đi một lá đơn thứ hai trong hai tháng trước.

Mặc dù nhà trường đã đệ trình một vài đơn từ văn bản và đồng thời thỉnh cầu bằng khẩu ngữ cho sự được thừa nhận chính thức, nhà trường vẫn chưa nhận được bất cứ phúc đáp nào của bộ.

Một bức thư của bộ Giáo Dục đã được chuyển đến cho Dr. Mahasthabir, tuy nhiên, bức thư nói rằng quyết định của một cấp bộ phải mất hơn hai tháng mới bắt đầu tiến hành phê chuẩn cho ngôi trường sau khi đơn từ dưới sự cứu xét của quốc hội được thông qua.

-----------------------------------------------------------------------------

No. 1496 NEW (Nhã Uyên dịch)

Mã Lai: Chùa Phật Giáo Chetawan

tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm

By TAN KARR WEI
Photo by NORAFIFI EHSAN

Chương trình bao gồm Tụng kinh cầu nguyện, Giảng pháp, cúng dường thực phẩm đến chư tăng.

Mặc dù trời mưa rất to nhưng những người Phật tử thuần thành vẫn háo hức tham dự buổi lễ Kỷ niệm 50 năm của Chùa Chetawan ở Jalan Pantai, Petaling Jaya.

Trong dịp kỷ niệm này đã diễn ra các hoạt động như Tụng kinh cầu nguyện, giảng pháp, lễ đặt bát hội, chiếu phim về cuộc đời của Đức Phật và chiến dịch hiến máu nhân đạo.

Như là một phần đóng góp cho chương trình kỷ niệm, Phó Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Ông Datuk Tan Chai đã chính thức khai mạc Thiền đường và Chánh điện vừa mới được tu sửa lại.

Ông Tan chúc mừng Vị sư Trụ trì Phrakhru Sophitchariyaphorn và hội đồng trị sự chùa về sự thành công trong những hoạt động trong thời gian vừa qua.

Ông Tan cũng nói thêm rằng một con người thì nên luyện tập tính kiên nhẫn, sự chịu đựng và thông cảm lẫn nhau khi sống trong một thế giới đa chủng tộc giống như là ở Malaysia.

"Đừng quan tâm đến chủng tộc hay tôn giáo, chúng ta nên xem mọi người như là anh em ta, chị em ta và cùng sống trong một đại gia đình hạnh phúc", ông nói.

Tại Thiền đường mới, Vị Trưởng Lão đứng đầu của miền Nam Thái Lan Phra Dhamrattanakorn giới thiệu về một loại văn bằng công đức Chatukham sẽ được trao tặng cho những nhà hảo tâm đã đóng góp từ 5,000 RM trở lên.

Thư ký Ban Điều hành chùa, ông Datuk Sa Wai cho biết chi phí xây dựng ngôi thiền đường hết khoảng 2 Tỉ RM và chủ yếu là từ quỹ từ thiện của cộng đồng.

Chi phí cho việc tu sửa lại Chánh điện tốn khoảng 1.2 tỉ RM.

"Sau 20 năm, chúng tôi lại tu sửa nó lại. Những người thợ lành nghề được thuê mướn đặc biệt từ Thái Lan và sẽ mất khoảng 7 tháng để hoàn tất những công việc sửa chữa này" Ông cho biết.

Chánh điện được khánh thành một cách long trọng khi quan khách tham dự được chứng kiến Cho Fa được đặt lên nóc chùa, nơi cao nhất của ngôi chùa.

Chư Tăng đã thực hiện một nghi lễ tụng kinh trước khi Ông Tan bắt đầu đặt Cho Fa lên nóc chùa.

Cho Fa theo nghĩa đen có nghĩa là Thiên Sí Điểu. Nó tượng trưng cho một loại chim quí hiếm tên là Garuda và được xem là một vị thần bảo vệ cho ngôi chùa.

"Chúng tôi tu sửa lại ngôi Chánh điện vì mái chùa làm bằng gỗ đã bắt đầu bị mục rữa", How Eng Keong, một thành viên trong ban Tổ chức cho biết.

Ông nói Cho Fa cũ thì được làm bằng gỗ và hiện nay Cho Fa mới được đúc bằng bê tông.

Đoàn múa lân cùng với Ông Tan và khách tham dự được mời vào Chánh điện để chứng kiến Ông Tan ký tên lưu niệm trong ngày khách thành.

Tiến sĩ Lim Thuang Seng, ủy viên hội đồng lập pháp cũng đã tham dự trong buổi lễ này

Chùa Chetawan đã trao tặng 3,000 RM đến cho mỗi tổ chức như là Hội Chăm sóc xã hội Kasih, Hội chăm sóc trẻ em và người tàn tật, Trung tâm phục vụ Cộng đồng cho người điếc Hội an sinh Ti-Ratana và Tổ chức Maha Karuna.


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 07 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Nguồn Đức Hạnh


Môn học:

Bài học: Bài Kinh 99. Hạt Muối (Kinh Tăng Chi)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Gioi Huong, Tinh Tan, Bich Thu, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly và các Ops khác.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Anitya / Nguon Duc Hanh.

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya / Nguon Duc Hanh.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu / TN Nhu Nguyen (đk).

Người post bài cho Room: Mi Yoen / Bich Thu (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu, Tinh Tan
.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Ba của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Ba, ngày 31 tháng 07 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Bài 99. Hạt Muối trong Tăng Chi Bộ Kinh, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Bài 99. Hạt Muối

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh

Bài kinh này Đức Phật dạy chư Tỳ kheo "Nếu nói rằng ai tạo nghiệp thế nào thì sẽ cảm thọ như thế nào đó v.v... thì sẽ không có đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để đoạn khổ, diệt khổ; nhưng nếu nói rằng ai tạo nghiệp chịu cảm thọ như thế nào thì sẽ cảm thọ quả dị thục như thế nào đó v.v... thì mới có đời sống phạm hạnh, có cơ hội đoạn khổ, diệt khổ".

Cùng tạo một nghiệp ác nhỏ tương tự nhau, có người bị nghiệp ác này đưa vào địa ngục, nhưng có người thì chỉ chịu cảm thọ ngay trong hiện tại, có khi không thấy được.

Cũng ví như nắm muối bỏ vào trong chén nước nhỏ và nắm muối bỏ vào sông Hằng. Nước trong chén nhỏ bị mặn không thể uống vì chén nước quá nhỏ so với nắm muối. Nước Sông Hằng cả một khối lớn, nắm muối không thể nào ảnh hưởng được nên nước sông Hằng vẫn sử dụng được.

Cũng ví như có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, một đồng tiền, một trăm đồng tiền nhưng có người lại không bị tù tội vì nửa đồng tiền, một đồng tiền, một trăm đồng tiền. Người bị tù tội vì nửa đồng tiền, một đồng tiền, một trăm đồng tiền là những người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, một đồng tiền, một trăm đồng tiền là những người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn.

Cũng ví như có người đánh cắp dê của người đồ tể, người ấy có thể bị trói, bị giết, tịch thu tài sản, nhưng cũng có người đánh cắp dê của người đồ tể mà không bị trói, không bị giết, không bị tịch thu tài sản.

Người đánh cắp dê bị trói, bị giết, bị tịch thu tài sản là những người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản, người đánh cắp hay giết dê mà không bị trói, không bị giết v.v... là những người giàu có lớn, nhiều tài sản, nhiều sở hữu hay nhà vua, đại thần của vua, ở trường hợp này người đồ tể thậm chí còn phải chắp tay cầu xin : "Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê".

Hạng người bị nghiệp ác nhỏ đưa vào địa ngục là những người không tu tập về thân, về tâm, về giới, về tuệ, tự ngã nhỏ nhen, sống ít oi khổ sở. Hạng người bị nghiệp ác nhỏ tương tự đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại là những người có tu tập về thân, về tâm, về giới, về tuệ, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng.

Vì vậy, nếu nói rằng ai tạo nghiệp thế nào thì sẽ cảm thọ như thế nào đó v.v.. thì sẽ không có đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để đoạn khổ, diệt khổ; nhưng nếu nói rằng ai tạo nghiệp chịu cảm thọ như thế nào thì sẽ cảm thọ quả dị thục như thế nào đó v.v.. thì mới có đời sống phạm hạnh, có cơ hội đoạn khổ, diệt khổ.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0810.htm


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

a. Sự thể hiện của nhân quả vốn là hỗn hợp của quá khứ, hiện tại chứ không phải chỉ có đời trước.

b. Không thể nhận định đơn giản nhân quả bằng cái nhìn "người phàm mắt thịt" dựa vào một điểm, một hạnh nghiệp.

c. Nghiệp quá khứ phải có điều kiện thích hợp để trổ quả. Hạnh nghiệp hiện tại có thể là một yếu tố chi phối nghiệp quá khứ.

d. Nghiệp "nặng" hay "nhẹ" tùy thuộc vào cả hai điều kiện chủ quan lẫn khách quan.

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay:

1. Nghiệp nào nhất định trổ quả, nghiệp nào có thể không trổ quả ?

2. Một người nghĩ rằng mình có thể bị xui xẻo rồi thỉnh Chư Tăng tụng kinh cầu an. Điều đó có phù hợp với giáo lý nghiệp báo không ?

3. Chúng ta có thể "trả hết nghiệp" không ?

4. Tại sao có những nghiệp quá khứ nhỏ bé vẫn trổ quả đối với Đức Phật và các vị Thánh đệ tử ?

5. Phải chăng tu tập tâm từ cũng là một cách để tránh quả của ác nghiệp quá khứ ?




D. Đố vui

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe TT Tuệ Siêu thuyết giảng Bài 03. Thừa Tự Pháp trong Kinh Trung Bộ, chúng con kính thỉnh TT Tuệ Siêu giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2007


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 07 năm 2007

Giảng Sư: Sư Trưởng

Giảng Sư Điền khuyết: ...


Tri chúng: TN Như Nguyện

Môn học:

Bài học: Bài 91. Cấp Thiết (Kinh Tăng Chi)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Pháp Đăng

Xướng ngôn viên: Bich Thu, Lang Gia Nguyet, Duong Tieu (tin tức), Anitya, Sangkhaly.
http://www.phapluan.net &
http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: TN Nhu Nguyen, Lang Gia Nguyet, Bich Thu (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: TN Nhu Nguyen, Lang Gia Nguyet, Bich Thu (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu, TN Nhu Nguyen (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Bich Thu (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu, Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Hai của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Hai, ngày 30 tháng 07 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do Sư Trưởng thuyết giảng Bài 91. Cấp Thiết trong Kinh Tăng Chi, với sự điều hợp của TT Tuệ Siêu / TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Bài 91. Cấp Thiết

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)
____________

Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:




A. Toát yếu bài kinh

Đức Phật đem ba công việc cấp thiết mà người nông dân phải làm trong việc canh nông ví với ba pháp mà chư Tỳ Kheo cần phải hành trì trên con đường tu tập.

Đức Phật ví việc người nông dân cần phải cày xới đất đai kỹ càng, nhanh chóng gieo hạt giống, rồi chăm lo phân bón tưới tẩm, diệt cỏ trừ sâu cho ruộng lúa cũng giống như ba việc mà vị Tỳ Kheo cần phải làm là chấp hành tăng thượng giới học, chấp hành tăng thượng định học, chấp hành tăng thượng tuệ học.

Người nông dân không có phép mầu để biến cho cây lúa sản xuất ra hạt gạo ngay lập tức, nhưng qua thời gian và sự chăm chút cho ruộng lúa, một ngày đúng thời người nông dân sẽ gặt hái được lúa gạo cũng giống như vị Tỳ Kheo không có uy lực để biến mình ngay lập tức được giải thoát khỏi các lậu hoặc, chấp thủ.

Nhưng với các công việc người nông dân đã làm, trải qua thời gian, với sự siêng năng chăm bón, diệt cỏ trừ sâu cho thửa ruộng, đến một ngày đúng thời người nông dân sẽ thu hoạch được thành quả của cây lúa, cũng như vị tỳ kheo phải luôn tinh tấn dõng mảnh tu tập, luôn củng cố ước muốn được trí tuệ sắc bén do nhờ chấp hành các pháp tăng thượng giới, tăng thượng định, tăng thượng tuệ, và trải qua thời gian, với tinh tấn tu tập, tâm vị ấy sẽ được giải thoát khỏi các lậu hoặc, khỏi các chấp thủ.

Chúng con kính cung thỉnh Sư Trưởng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0810.htm


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

1. Sự tu tập giới định tuệ có thời gian tính. Hành giả cần nổ lực liên tục từ tăng thượng học nầy sang tăng thượng học khác.

2. Như nhà nông chỉ cần làm tốt việc trồng trọt thì hoa trái tự đến, hành giả cần tập chú vào cái gì "Cần làm" chứ không phải cái gì "Sẽ chứng được".

3. Sự tu tập là thực hành có phương pháp chứ không phải đơn thuần "Tâm thành Phật chứng".

4. Trí tuệ sắc bén diệu dụng trong từng bước tu tập chứ không phải chỉ có ở cuối hành trình.

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay:

1. Tu tập có "Gấp" được không ?

2. Nhiều đệ tử Phật "Hoát nhiên đại ngộ" thì tại sao nói là "Giống như người nông dân không có phép mầu để biến cho cây lúa sản xuất ra hạt gạo ngay lập tức" ?

3. Giới, định, tuệ có cần được tu tập theo thứ lớp không ?

4. Chữ "Tăng thượng" ở đây có nghĩa thế nào ?

5. Có thể chăng để nói là trong dụ ngôn của bài kinh nầy: "Cày bừa dọn đất thí dụ cho giới, gieo trồng hạt giống thí dụ cho định, dẫn nước nuôi hạt giống thí dụ cho tuệ" ?




D. Đố vui

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Bài Kinh 99. Hạt Muối trong Tăng Chi Bộ Kinh, chúng con kính thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.
No. 1493 NEW (Nhã Uyên dịch)

Chùa Băng Hoàng, Nam Hàn

(Bunhwangsa - 634 sau công nguyên)

Bunhwangsa -- Băng Khố Tự hay là Băng Hoàng Tự là một ngôi chùa được xây dựng vào năm 634 trong suốt thời gian trị vì của Nữ Hoàng Seondeok - Thiện Đức. Đây là ngôi chùa có thể được xem là cổ xưa nhất kể từ kỷ nguyên Silla - Tân La. Nó đã từng có khoảng 7 đến 8 tầng nhưng tầng lầu trên cùng bị hư hoại theo năm tháng.

Bunhwangsa đã từng là một ngôi chùa uy nghi trải dài khoảng vài mẫu Anh. Nó được xếp hạng trong số bốn ngôi đchùa nổi tiếng nhất vương quốc, và rất khá xa với Chùa Hwangnyongsa - Hoàng Long Tự kế bên. Không giống như những ngôi chùa Phật giáo ngày nay, Bunhwangsa không chỉ đơn thuần là nơi dành để cho mọi người đến để hành lễ. Thay vào đó, nó là một nơi được quốc gia tài trợ để các chư tăng làm nơi tụng kinh cầu nguyện thường xuyên cho quốc thái dân an.

Cũng có vài ngôi chùa còn sót lại từ thời kỳ Silla bởi vì chất liệu đá xây dựng là loại quý hiếm từ Hàn Quốc. Những người thợ xây thời đó vì thiếu kinh nghiệm kỹ thuật xây dựng giống như Trung Quốc, họ bắt buộc phải mượn kinh nghiệm của người Trung Quốc và cải tiến thêm kinh nghiệm của mình. Kết quả là chùa Bunhwangsa trông giống như một ngôi chùa Trung quốc với kiểu cách Hàn Quốc. Hầu như công việc của người thợ xây dựng ngôi chùa Bunhwangsa là chỉ việc xếp đá chồng lên nhau mà thôi.

Người ta tin rằng ngày xưa ở phía trong của ngôi chùa là trống rỗng những qua thời gian đất đá đã lấp đầy tất cả. Một cuộc khai quật vào năm 1915 đã tìm thấy một cái hộp không được đậy kín bao gồm những mảng hóa vôi tro cốt một tu sĩ. Mọi người đều biết rằng nơi mai táng những phần còn sót lại sau khi hỏa thiêu được gọi là xá lợi, thường là ở trong những ngôi tháp như thế này. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một ít vật trang sức bằng đá và vàng, những đồng tiền kim loại, kéo và một hộp kim. Điều này cho thấy rằng những vật này thuộc sở hữu của một người phụ nữ thuộc hoàng tộc, có lẽ hoặc thậm chí chính là của Nữ Hoàng Seondeok - Thiện Đức.

Mỗi mặt của ngôi chùa đều có cửa có lẽ là để dùng làm lối ra vào. Dọc theo những cửa này được chạm khắc những vị thần canh gác cửa được gọi là Geumgang-yeoksa. Trên bốn góc của bậc thềm là những tượng sư tử đá để bảo vệ ngôi chùa. Ở phía nam của sân chùa là một cột cờ bằng đá hiện vẫn còn sót lại của thời kỳ đầu.

Chùa Bunhwangsa hiện vẫn còn hoạt động, mặc dù chỉ là một phần nhỏ không còn qui mô như ngày xưa. Cũng có một vài nơi để thờ cúng ở kế bên.

Đạo Phật tương đối là mới trong thời đại Silla vào thời điểm trị vì của Nữ Hoàng Seondeok và chỉ được biết đến ở thế kỷ trước đó bởi những người cấp tiến của những nước láng giềng truyền giáo sang. Để biết thêm thông tin của Đạo Phật trong thời đại Silla, xin vui lòng vào trang Hwangnyongsa của website:

http://www.orientalarchitecture.com/kyongju/bunhwangsaindex.htm

-----------------------------------------------------------------------------

No. 1494 NEW (Hạt Cát dịch)

Tượng Phật viện bảo tàng Patna, Ấn Độ,

được gửi đi triển lãm quốc tế ở Singapore

Patna, July 28 (ANI): Một số các pho tượng Phật có xuất xứ từ thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch từ viện BảoTàng Patna, Ấn Độ được tuyển chọn để gửi sang Singapore cho một cuộc triển lãm quốc tế.

Mười sáu pho tượng Đức Phật sẽ được trưng bày ở Viện Bảo Tàng Văn Minh Cổ Đại trong chủ đề "Triết Học và Nghệ Thuật Phật Giáo" vào tháng 10 năm nay, 2007, giám đốc Viện Bảo Tàng nói như trên.

Các pho tượng này có xuất xứ đầu tiên từ Nalanda và Kurkihar và nó giữ một địa vị tối quan trọng, với bối cảnh Đức Phật đã trải qua hầu hết thời gian của Ngài chỉ tại nơi đây.

Giữa những sự hào hứng, thích thú, sự an toàn trong việc chuyển vận các pho tượng là điều tạo nên mối quan ngại cho các nhà hữu trách. Chính quyền tỉnh bang đã nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm cho sự trở về an toàn của các pho tượng.

Bộ trưởng bộ Thanh Niên và Văn Hoá tỉnh bangBihar, ông Janardan Singh Sigriwal, nói "Tất cả những pho tượng này đều là vô giá".

Sự kiện đã làm cho du khánh và cư dân địa phương lấy làm thích thú, những người coi đấy là một cơ hội cho tỉnh bang của họ ghi một dấu ấn trên mạng mạch Phật Giáo quôc tế.

Tôi rất vui mừng khi biết được rằng những pho tượng này được gửi đi cho một cuộc triển lãm quốc tế. Đó là một điều tốt đẹp" Một du khách nói như trên.

Những pho tượng này được phát hiện trong một cuộc khai quật tại Nalanda và Kurkiha

Phật Giáo là một tôn giáo quan trọng tại Singapore với hầu hết 60% dân chúng là Phật tử.

Những pho tượng này được điêu khắc vào thời đại Vương quốc Pala. Pho tượng đồng mang hình ảnh Đức Phật trong nhiều tư thế khác nhau đã được chọn lựa bởi các nhà đại diện của Viện BảoTàng Singapore.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2007


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 07 năm 2007

Giảng Sư: Sư Trưởng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Tri chúng: PT Lăng Già Nguyệt

Môn học: Thuyết trình / Giải Đáp Thắc Mắc

Bài học: Kinh Pháp Cú số 78: "Chọn bạn mà chơi"

Thuyết trình viên: Sadi Tuệ Nhẫn (Tăng sinh chùa Siêu Lý - Vĩnh Long)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Bat Phi, Minh Lac.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Lang Gia Nguyet.

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet
.

Người hoán chuyển bài cho Room: TN Nhu Nguyen.

Người post bài cho Room:
Mi Yoen (Các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Mi Yoen, Lang Gia Nguyet.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 29 tháng 07 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay chúng ta sẽ có Chương trình hàng tuần: Thuyết trình / Giải Đáp Thắc Mắc - Đề tài thuyết trình: Kinh Pháp Cú số 78: "Chọn bạn mà chơi" do Sư Tuệ Nhẫn (Tăng sinh chùa Siêu Lý - Vĩnh Long thuyết trình). Điều hợp thảo luận: TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Thuyết trình / Giải Đáp Thắc Mắc

Đề tài: Pháp Cú số 78: "Chọn bạn mà chơi"
____________


Chúng con kính cung thỉnh TT Giác Đẳng / TT Tuệ Siêu từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya.

Phần II:




A. Toát yếu bài kinh

78. Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân.
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân.[Kinh Pháp Cú 78]

Chúng con kính cung thỉnh ... từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh


...

Trong Budsas:

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-phapcu-ev/dhp_ev06.htm

Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

...




D. Đố vui

...

Chúng con kính cung thỉnh ... từ bi giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.
________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Bài Kinh Trung Bộ số 34. Tiểu kinh Người chăn bò. do ĐĐ Huyền Vân thuyết giảng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

BÀI GIẢNG CHO TUẦN LỄ

TỪ 23/07/07 ĐẾN 28/07/07

1


Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

13. Ba Hạng Người

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0104.htm

- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt ở đời. Thế nào là ba ? Không hy vọng, có hy vọng, ly hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không hy vọng ?, Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được sanh trong một gia đình thấp kém, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn hay gia đình một người đan tre, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong gia đình một người nghèo khổ, khó tìm được đồ ăn uống để sống, khó tìm cho được đồ ăn đồ mặc ... Và người ấy xấu xí, khó ngó, lùn, thấp, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, còm, què, hay đi khập khễnh, không có được đồ ăn, đồ uống đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở hay đèn. Người ấy nghe nói như sau: "Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ". Người ấy không nghĩ như sau: "Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ ?". Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có hy vọng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, trưởng nam của vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, xứng đáng để được làm lễ quán đảnh, nhưng chưa làm lễ quán đảnh và đạt đến địa vị bất động (đã đến tuổi thành niên). Người ấy nghe nói như sau: "Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ". Người ấy suy nghĩ như sau: "Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ ?". Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ly hy vọng ? Ở đây này các Tỷ-kheo, vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh. Vị ấy nghe nói như sau: "Vị Sát-đế-lỵ tên như vậy đã được các Sát-đế-lỵ làm lễ quán đảnh theo lễ quán đảnh của các Sát-đế-lỵ". Người ấy không nghĩ như sau: "Không biết khi nào các Sát-đế-lỵ mới làm lễ quán đảnh cho ta theo lễ quán đảnh của Sát-đế-lỵ ? "Vì cớ sao ? Sự hy vọng được làm lễ quán đảnh trước khi chưa làm lễ quán đảnh, hy vọng ấy được hoàn toàn chấm dứt. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người đã ly hy vọng.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt ở đời. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ba hạng người xuất hiện, có mặt giữa các Tỷ-kheo. Thế nào là ba ? Không hy vọng, có hy vọng, ly hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người không hy vọng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ác giới, tánh tình độc ác, sở hành bất tịnh, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng hiện tướng là Sa-môn, không sống Phạm hạnh, nhưng hiện tướng có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh. Người này nghe: "Tỷ-kheo có tên như vậy, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Người ấy không suy nghĩ như sau: "Ðến khi nào, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ?" Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người có hy vọng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo giữ tánh tình hiền thiện. Vị ấy nghe: "Tỷ-kheo có tên như vậy, đã đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Người ấy suy nghĩ như sau: "Ðến khi nào, do đoạn tận các lậu hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, ta sẽ chứng đạt, chứng ngộ và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát ?" Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người có hy vọng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người ly hy vọng ? Ở đây này các Tỷ-kheo, một vị A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc. Vị này nghe: "Tỷ-kheo có tên như vậy ... tuệ giải thoát". Vị ấy không suy nghĩ như sau : "Ðến khi nào, do đoạn tận ... tuệ giải thoát ?" Vì cớ sao ? Hy vọng được giải thoát trước khi chưa giải thoát, này các Tỷ-kheo, hy vọng ấy đã được hoàn toàn chấm dứt. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, là người ly hy vọng.

Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, xuất hiện, có mặt giữa các vị Tỷ-kheo.


2

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

VI. Kāmabhū (2) (S.iv,193)


1) Một thời Tôn giả Kāmabhū trú tại Macchikāsanda, tại rừng Ambātaka.

2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kāmabhā; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kāmabhū, rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa Tôn giả Kāmabhū:

-- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu hành tất cả ?
-- Này Gia chủ có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.

Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kāmabhū nói, rồi hỏi thêm Tôn giả Kāmabhū một câu nữa:

-- Bạch Thượng tọa, thế nào là thân hành ? Thế nào là khẩu hành ? Thế nào là ý hành ?
-- Hơi thở vô, hơi thở ra, này Gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ là ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.

Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kāmabhū nói... hỏi thêm câu hỏi nữa:

5) -- Vì sao, bạch Thượng tọa, thở vô thở ra là thân hành ? Vì sao tầm và tứ là khẩu hành ? Vì sao tưởng và thọ là ý hành ?

-- Thở vô thở ra, này Giả chủ, thuộc về thân. Các pháp này liên hệ đến thân; do vậy, thở vô thở ra là thân hành. Trước phải tầm cầu, tư sát, này Gia chủ, sau mới phát lời nói; do vậy, tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ thuộc về ý. Những pháp này liên hệ đến tâm; do vậy, tưởng và thọ là ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.

... hỏi thêm câu hỏi nữa:

6) -- Như thế nào, bạch Thượng tọa, là chứng Diệt thọ tưởng định ?
-- Này Gia chủ, Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ chứng đạt Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đang chứng đạt Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định". Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-- Lành thay ...

... hỏi thêm câu nữa:

7) -- Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, những pháp nào được đoạn diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay ý hành ?
-- Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, khẩu hành được diệt trước, thứ đến thân hành, rồi đến ý hành.
-- Lành thay ...

... hỏi thêm câu hỏi nữa:

8) -- Bạch Thượng tọa, người đã chết, đã mệnh chung, và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác gì ?
-- Ðối với người đã chết, đã mệnh chung, này Gia chủ, thân hành người ấy được đoạn diệt, được khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, được khinh an; ý hành được đoạn diệt, được khinh an, thọ mạng được đoạn tận; sức nóng được tịnh chỉ; các căn bị hủy hoại. Còn Tỷ-kheo đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, thân hành được đoạn diệt, khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, khinh an; ý hành được đoạn diệt, khinh an; thọ mạng không bị đoạn tận; sức nóng không bị tịnh chỉ; các căn được trong sáng. Này Gia chủ, người đã chết, đã mệnh chung và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác như vậy.
-- Lành thay ...

... hỏi thêm câu hỏi nữa.

9) -- Như thế nào, bạch Thượng tọa, là ra khỏi Diệt thọ tưởng định ?
-- Này Gia chủ, Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định không có suy nghĩ: "Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đang ra khỏi Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định". Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa ...

... hỏi thêm câu hỏi nữa:

10) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, pháp nào khởi lên trước, thân hành, khẩu hành, hay ý hành ?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, ý hành khởi lên trước, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa ...

...hỏi thêm câu hỏi nữa:

11) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, cảm giác được bao nhiêu xúc ?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định cảm thọ được ba xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.

Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ ... và hỏi thêm câu hỏi nữa:

12) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, tâm thiên về đâu, hướng về đâu, nghiêng về đâu ?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, tâm vị ấy thiên về viễn ly, hướng về viễn ly, nghiêng về viễn ly.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.

Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kāmabhū nói rồi hỏi thêm câu hỏi nữa:

13) -- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu pháp giúp đỡ nhiều cho sự chứng đắc Diệt thọ tưởng định ?
-- Thật sự, này Gia chủ, điều Gia chủ cần phải hỏi trước, Gia chủ lại hỏi sau. Tuy vậy, ta sẽ trả lời cho Gia chủ. Này Gia chủ, có hai pháp giúp đỡ rất nhiều cho Diệt thọ tưởng định được chứng đắc. Ðó là Chỉ và Quán.


3

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

33. Ðại kinh Người chăn bò (Mahāgopālaka sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng Tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ các sắc ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng.

Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại,. Tỷ kheo thọ dụng sân tầm khởi lên ... thọ dụng hại tầm khởi lên ... thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không băng bó vết thương ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng ... mũi ngửi hương ... lưỡi nếm vị ... thân cảm xúc ... ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không xông khói ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói.

Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào ? ý nghĩa này là gì ?" Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước uống.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về con đường ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết đến con đường.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường, khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt sữa cho đến khô kiệt, là người chú ý săn sóc đặc biệt, những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không phải là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ các sắc ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với sắc pháp như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc.

Chư Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Tỷ kheo không thọ dụng sân tầm khởi lên ... không thọ dụng hại tầm khởi lên ... không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết thương ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo băng bó vết thương.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào ? Ý nghĩa này là gì ? Những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua.

Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ, chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết chỗ nước uống.

Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường.

Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


4

Trường Bộ Kinh - Digha Nikaya

1. Một thời Thế Tôn an trú ở Magadha (Ma-kiệt-đà) tại Matulā (Ma-du-la). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi chư Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo!". Các vị Tỷ kheo ấy Bạch Thế Tôn: "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Thế Tôn giảng như sau:

- Này các Tỷ kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!

Này các Tỷ kheo, thế nào là một Tỷ kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác ?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán thân trên tự thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để có thể diệt trừ tham ưu ở đời, trên các cảm thọ... trên các tâm... sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để có thể diệt trừ tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy là Tỷ kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này các Tỷ kheo, hãy đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại. Này các Tỷ kheo, nếu các Ngươi đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại, thì Ma vương sẽ không có cơ hội để xâm nhập, không có cơ hội để nhắm vào đối tượng. Này các Tỷ kheo, chính nhờ nhiếp trì các thiện pháp làm nhân duyên mà công đức này được tăng thịnh.


5

Trường Bộ Kinh - Digha Nikaya

2. Thuở xưa, này các Tỷ kheo, có Vua Chuyển luân Thánh vương tên là Dalhanemi (Kiên-cố-niệm), là vị pháp vương, lấy Chánh pháp trị nước, chinh phục bốn thiên hạ, thống trị các quốc độ và đầy đủ bảy món báu. Vị ấy có đầy đủ bảy món báu, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị ấy có hơn một ngàn hoàng tử, dõng kiện, hùng mạnh, nhiếp phục ngoại địch. Vị này trị vì quả đất này cho đến hải biên, dùng Chánh pháp trị nước, không dùng trượng, không dùng kiếm.

3. Này các Tỷ kheo, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, vua Dalhanemi cho gọi một người và bảo:

- Này khanh, khi nào khanh thấy Thiên luân báu có lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ, thì báo cho Ta biết.
- Tâu Ðại vương, xin vâng!

Này các Tỷ kheo người ấy vâng theo lời dạy vua Dalhanemi.

Này các Tỷ kheo, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy Thiên luân báu lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ. Thấy vậy, người ấy liền đến vua Dalhanemi, khi đến xong, liền báo cho vua biết:

- Ðại vương có biết chăng, xe báu cõi trời của Ngài đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ ?

Này các Tỷ kheo, vua Dalhanemi liền cho mời thái tử và nói rằng:

- Này thái tử thân yêu, xe báu cõi trời của ta đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ. Ta nghe nói như sau: "Nếu xe báu cõi Trời của Chuyển luân Pháp vương lặn xuống và rời khỏi vị trí cũ, thời vua còn sống không bao lâu nữa". Ta đã thọ hưởng dục lạc loài Người một cách đầy đủ. Nay đã đến lúc tìm cầu dục lạc chư Thiên. Này thái tử thân yêu, hãy trị vì trái đất này cho đến hải biên. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Tỷ kheo, vua Dalhanemi sau khi đã khéo đặt hoàng tử con đầu trên ngôi vương vị, liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này các Tỷ kheo, sau khi vị vua ẩn sĩ xuất gia bảy ngày, xe báu cõi Trời liền biến mất.

4. Này các Tỷ kheo, một người khác đi đến vua Quán đảnh Sát đế lỵ, khi đến xong liền tâu vua Quán đảnh Sát đế lỵ:

- Tâu Ðại vương, Ngài đã biết xe báu cõi Trời đa biến mất chưa ?

Này các Tỷ kheo, khi vua Quán đảnh Sát đế lỵ nghe tin xe báu cõi Trời đã biến mất, liền không được vui, cảm thấy sầu muộn. Rồi vua ấy đến chỗ vua ẩn sĩ ở, khi đến xong, thưa với vua ẩn sĩ:

- Ðại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời đã biến mất ?

Này các Tỷ kheo, khi nghe nói vậy, vua ẩn sĩ nói với vua Quán đảnh Sát đế lỵ:

- Này thái tử thân yêu, chớ có không vui vẻ, chớ có sầu muộn. Này thái tử thân yêu, xe báu cõi Trời không phải là gia bảo tổ tiên để lại. Này thái tử thân yêu, hãy hành trì Thánh vương Chánh pháp. Sự tình này sẽ xảy ra, khi con hành trì Thánh vương Chánh pháp vào ngày rằm bố-tát, con gội đầu trai giới, đi lên lầu cao, thì xe báu cõi Trời sẽ hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận.

5. - Tâu Ðại vương, thế nào là Thánh vương Chánh pháp ?
- Này thái tử thân yêu, con y cứ vào Pháp, kính trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, tôn trọng Pháp, tự con trở thành Pháp tràng, Pháp kỳ, xem Pháp là thầy, tự trở thành người bảo vệ hợp pháp cho thứ dân, cho quân đội, cho Sát đế lỵ, cho quần thần, cho Bà la môn, cho gia chủ, cho thị dân, thôn dân, cho Sa môn, Bà la môn, cho các loài thú và loài chim. Chớ có làm gì phi pháp trong quốc độ của con. Này con thân yêu, nếu trong quốc độ của con, có những Sa môn, Bà-la-môn từ bỏ dục vọng, không phóng dật, thực thành nhẫn nhục từ ái, nhiếp phục tự kỷ, an chỉ tự kỷ, giải thoát tự kỷ, thỉnh thoảng sẽ đến với con và hỏi con: "Này Tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, thế nào là có tội, thế nào là không có tội, như thế nào nên thực hành, như thế nào không nên thực hành, hành động như thế nào đem lại bất lợi và đau khổ cho tôi lâu ngày, hành động như thế nào đem lại lợi ích và hạnh phúc cho tôi lâu ngày ?" Con hãy nghe họ và ngăn chận họ khỏi sự bất thiện và khuyến khích họ làm điều thiện. Này con thân yêu, như vậy là Thánh vương Chánh pháp.
- Thưa vâng, tâu Ðại vương!

Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ trả lời vua ẩn sĩ và thực hành Thánh vương Chánh pháp. Khi thực hành Thánh vương Chánh pháp vào ngày rằm bố-tát, vua gội đầu trai giới, đi lên lầu cao, thì xe báu cõi Trời hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận. Thấy vậy vua Quán đảnh Sát đế lỵ nghĩ rằng: "Ta được nghe nói như sau: "Quán đảnh vương Sát đế lỵ nào vào ngày rằm bố tát gội đầu trai giới, đi lên lầu cao và Thiên bảo luân hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận, thì vị vua ấy là Chuyển luân Thánh vương." Như vậy ta là Chuyển luân Thánh vương".

6. Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, tay trái cầm bình nước, tay mặt tưới nước trên bảo luân và nói: "Hãy lăn, này Thiên bảo luân, hãy nhiếp phục tất cả". Xe báu lăn về hướng đông, Chuyển luân Thánh vương theo sau cùng với bốn loại binh chủng. Và này các Tỷ kheo, chỗ nào xe báu ấy dừng lại, chỗ ấy Chuyển luân Thánh vương an trú, cùng với bốn loại chủng binh. Này các Tỷ kheo, các vị vua chư hầu ở hướng đông đều đến yết kiến Chuyển luân Thánh vương và nói:

- Hãy đến đây, Ðại vương! Thiện lai. Ðại vương! Tất cả đều thuộc của Ðại vương! Ðại vương hãy thuyết giảng!

Chuyển luân Thánh vương bèn nói:

- Chớ có sát sanh! Chớ có lấy của không cho! Chớ có sống tà hạnh trong các dục! Chớ có nói láo! Chớ có uống rượu! Và hãy thọ hưởng theo những gì đã có để thọ hưởng!

Này các Tỷ kheo, các vị vua thù nghịch ở hướng Ðông đều trở thành chư hầu của Chuyển luân Thánh vương.

7. Này các Tỷ kheo, xe báu ấy chìm xuống biển hướng Ðông, vượt qua biển ấy, lăn về hướng Nam ... trở thành chư hầu Chuyển luân Thánh vương. Này các Tỷ kheo, rồi xe báu ấy chìm xuống biển hướng Nam, vượt qua biển ấy, lăn về hướng Tây ... trở thành chư hầu Chuyển luân Thánh vương. Này các Tỷ kheo, rồi xe báu chìm xuống biển hướng Tây, vượt qua biển ấy, lăn về hướng Bắc, và Chuyển luân Thánh vương theo sau cùng với bốn loại binh chủng. Và này các Tỷ kheo, chỗ nào xe báu ấy dừng lại, chỗ ấy Chuyển luân Thành vương an trú cùng với bốn loại binh chủng. Này các Tỷ kheo, các vị vua chư hầu ở hướng Bắc đều đến yết kiến Chuyển luân Thánh vương và nói:

- Hãy đến đây, Ðại vương! Thiện lai, Ðại vương! Tất cả đều thuộc của Ðại vương! Ðại vương hãy thuyết giảng!

Chuyển luân Thánh vương bèn nói:

- Chớ có sát sanh! Chớ có lấy của không cho! Chớ có sống tà hạnh trong các dục! Chớ có nói láo! Chớ có uống rượu! Và hãy thọ hưởng những gì đã có để thọ hưởng!

Này các Tỷ kheo, các vua thù nghịch ở hướng Bắc đều trở thành chư hầu Chuyển luân Thánh vương.

Này các Tỷ kheo, khi xe báu ấy chinh phục quả đất cho đến hải biên, liền trở về kinh đô, và đứng lại như là dính liền trước cửa điện công lý, trong nội cung Chuyển luân Thánh vương và chói sáng nội cung của vua.

8. Này các Tỷ kheo, lần thứ hai, Chuyển luân Thánh vương ... Này các Tỷ kheo, lần thứ ba Chuyển luân Thánh vương ... Này các Tỷ kheo, lần thứ tư Chuyển luân Thánh vương ... Này các Tỷ kheo, lần thứ năm Chuyển luân Thánh vương ... Này các Tỷ kheo, lần thứ sáu Chuyển luân Thánh vương.... Này các Tỷ kheo, lần thứ bảy, Chuyển luân Thánh vương sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm cho gọi một người và bảo:

- Này Khanh, khi nào Khanh thấy xe báu cõi Trời có lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ, thì báo cho ta biết.
- Tâu Ðại vương, xin vâng!

Này các Tỷ kheo, người ấy vâng theo lời dạy Chuyển luân Thánh vương.

Này các Tỷ kheo, sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy xe báu cõi Trời lặn xuống một ít, có rời khỏi vị trí cũ. Thấy vậy, người ấy liền đến Chuyển luân Thánh vương, khi đến xong liền báo cho vua biết:

- Ðại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời của Ngài đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ ?

Này các Tỷ kheo, Chuyển luân Thánh vương liền cho mời thái tử và nói rằng:

- Này thái tử thân yêu, xe báu cõi Trời của Ta đã lặn xuống một ít, đã rời khỏi vị trí cũ. Ta nghe như sau: "Nếu Thiên bảo luân của Chuyển luân Thánh vương có lặn xuống một ít, và rời khỏi vị trí cũ, thì vua còn sống không bao lâu nữa". Ta đã thọ hưởng dục lạc loài Người một cách đầy đủ. Nay đã đến lúc tìm cầu dục lạc chư Thiên. Này thái tử thân yêu, hãy trị vì trái đất này cho đến hải biên. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Tỷ kheo, Chuyển luân Thánh vương sau khi đã khéo đặt thái tử con đầu trên ngôi vương vị, liền cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Tỷ kheo, sau khi Chuyển luân Thánh vương xuất gia bảy ngày, xe báu cõi Trời ấy biến mất.

9. Này các Tỷ kheo, một người khác đi đến vua Quán đảnh Sát đế lỵ, khi đến nơi liền tâu với vua:

- Ðại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời đã biến mất ?

Này các Tỷ kheo, khi vua Quán đảnh Sát đế lỵ nghe tin xe báu cõi Trời đã biến mất, liền không được vui vẻ và cảm thấy sầu muộn. Vua ấy không đến chỗ vua ẩn sĩ và hỏi về Thánh vương Chánh pháp. Vị ấy tự cai trị quốc gia theo ý của mình. Vì cai trị quốc gia theo ý của mình, nên quốc gia không được hưng thịnh như trong thời xưa, khi các vua chúa cai trị theo Thánh vương Chánh pháp.

Này các Tỷ kheo, rồi các vị đại thần, cận thần, tài chánh quan, các cận vệ, các thủ môn quan, các vị sống bằng bùa chú tụ họp lại, cùng đến vua Quán đảnh Sát đế lỵ và nói:

- Tâu Ðại vương, vì Ðại vương cai trị quốc gia theo ý Ðại vương, nên quốc gia không được hưng thịnh, như trong thời xưa, các vua chúa cai trị theo Thánh vương Chánh pháp. Nay có các vị đại thần, cận thần, tài chánh quan, các cận vệ, các thủ môn quan, các vị sống bằng bùa chú, chúng tôi và một số các vị khác thọ trì Thánh vương Chánh pháp. Tâu Ðại vương, nếu Ðại vương hỏi chúng tôi về Thánh vương Chánh pháp, được hỏi, chúng tôi sẽ trả lời cho Ðại vương rõ về pháp này.

10. Này các Tỷ kheo, rồi vua Quán đảnh Sát đế lỵ cho mời họp các vị đại thần, cận thần, tài chánh quan, các cận vệ, các thủ môn quan, các vị sống bằng bùa chú và hỏi về Thánh vương Chánh pháp. Và những vị này được hỏi, đã trả lời về Thánh vương Chánh pháp. Khi nghe họ nói xong, vị vua có sắp đặt sự hộ trì, ngăn chận, che chở, nhưng không cho người nghèo tiền của. Và vì vậy, nghèo đói được lan rộng. Vì nghèo đói được lan rộng, một người đã lấy vật không cho của những người khác, và hành động ấy được gọi là ăn trộm. Người ta bắt anh ta và dẫn đến trước vua Quán đảnh Sát đế lỵ và tâu vua:

- Tâu Ðại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, hành động này được gọi là ăn trộm.

Này các Tỷ kheo, khi nghe vậy vua Quán đảnh Sát đế lỵ nói với người ấy:

- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm ?
- Tâu Ðại vương, sự thật có vậy.
- Sao lại làm vậy ?
- Tâu Ðại vương, con không có gì sống!

Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ liền cho người ấy tiền của và nói:

- Này Ngươi, với tiền của này Ngươi hãy tự nuôi dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con, tiến hành các công việc, thực hiện sự cúng dường với công đức tối thượng cho các vị Sa môn, mà kết quả là hưởng lạc thọ hiện tại và sanh Thiên giới trong tương lai...

Này các Tỷ kheo, người ấy vâng theo lời vua Quán đảnh Sát đế lỵ và tâu:

- Thưa vâng, Ðại vương!

11. Này các Tỷ kheo, rồi một người khác lấy của không cho của những người khác, tức là ăn trộm. Người ta bắt anh ta và dẫn đến trước mặt vua Quán đảnh Sát đế lỵ và tâu vua:

- Tâu Ðại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.

Này các Tỷ kheo, khi nghe vậy, vua Quán đảnh Sát đế lỵ nói với người ấy:

- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy của không cho của những người khác không, tức là ăn trộm ?
- Tâu Ðại vương, sự thật có vậy.
- Sao lại làm vậy ?
- Tâu Ðại vương, con không có gì để sống!

Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ liền cho người ấy tiền của và nói:

- Này Ngươi, với tiền của này, Ngươi hãy tự nuôi dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con, tiến hành các công việc, thực hiện sự cúng dường với công đức tối thắng cho các vị Sa môn, Bà la môn, mà kết quả là lạc thọ hiện tại và sanh thiên giới trong tương lai.

Này các Tỷ kheo, người ấy vâng theo lời vua Quán đảnh Sát đế lỵ và tâu:

- Thưa vâng, Ðại vương!

12. Này các Tỷ kheo, nhiều người nghe: "Những ai lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm, vua cho những người ấy tiền của". Nghe vậy, họ nghĩ: "Chúng ta hãy lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm".

Này các Tỷ kheo, lại một người khác lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm. Người ta bắt anh ta và dẫn đến trước vua Quán đảnh Sát đế lỵ và tâu vua:

- Tâu Ðại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.

Này các Tỷ kheo, khi nghe nói vậy vua Quán đảnh Sát đến lỵ nói với người ấy:

- Này Ngươi, có phải Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm ?
- Tâu Ðại vương, sự thật có vậy ?
- Sao lại làm vậy ?
- Tâu Ðại vương, con không có gì để sống!

Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ suy nghĩ: "Nếu ai lấy vật không cho của những người khác tức là ăn trộm và ta cho họ tiền của, thì lấy vật không cho như vậy tăng trưởng. Nay ta phải ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu nó!"

Này các Tỷ kheo, vua Quán đảnh Sát đế lỵ ra lệnh cho các người:

- Này các Khanh, hãy lấy dây thật chắc, cột tay ra đàng sau với gút thật chặt, cạo đầu nó, dắt nó đi với tiếng trống khe khắt, từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, dắt nó ra khỏi cửa phía Nam, ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu nó.
- Tâu Ðại vương, thưa vâng!

Này các Tỷ kheo, các người ấy vâng theo lệnh của vua Quán đảnh Sát đế lỵ, lấy dây thật chắc cột tay ra đàng sau với gút thật chặt, cạo đầu anh ta, dắt anh ta đi với tiếng trống khe khắt, từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, dắt anh ta ra khỏi cửa phía Nam, ngăn chận triệt để người ấy, hình phạt thích đáng và chặt đầu anh ta.

13. Này các Tỷ kheo, nhiều người nghe: "Những ai lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm, vua ngăn chận triệt để họ, hình phạt thích đáng và chém đầu họ".

Nghe vậy, những người ấy nghĩ: "Chúng ta hãy rèn kiếm cho thật bén, với những kiếm bén này, chúng ta sẽ lấy vật không cho của họ tức là ăn trộm, sẽ ngăn chận triệt để chúng, hình phạt thích đáng chúng và chém đầu họ".

Những người ấy rèn kiếm bén, sau khi rèn kiếm bén xong, họ đi cướp làng, họ đi cướp thôn xóm, họ đi cướp thành, họ đi cướp đường, họ lấy vật không cho tức là ăn trộm, họ ngăn chận triệt để những người mà họ ăn trộm, hình phạt thích đáng và chém đầu những người này.

14. Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho người nghèo tiền của, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm được tăng thịnh; và đao kiếm được tăng thịnh, nên sát sanh tăng thịnh; vì sát sanh tăng thịnh nên nói láo tăng thịnh; vì nói láo tăng thịnh nên tuổi thọ của loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu; vì tuổi thọ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên loài Người tuổi thọ đến tám vạn năm và con của họ thọ bốn vạn năm.

Này các Tỷ kheo, khi loài Người thọ bốn vạn năm, một người khác lấy vật không cho tức là ăn trộm. Người ta bắt người này lại, dẫn đến trước vua Quán đảnh Sát đế lỵ và thưa:

- Tâu Ðại vương, người này lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.

Này các Tỷ kheo, khi nghe nói vậy, vua Quán đảnh Sát đế lỵ nói với người ấy:

- Này Ngươi, có thật Ngươi lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm không ?
- Tâu Ðại vương, không!

Người ấy cố ý nói không thật.

15. Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm tăng thịnh; vì đao kiếm tăng thịnh nên sát sanh tăng thịnh; vì sát sanh tăng thịnh nên nói láo tăng thịnh, vì nói láo tăng thịnh nên tuổi thọ của loài Người giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu; vì tuổi thọ giảm và sắc đẹp giảm thiểu, nên loài Người tuổi thọ đến bốn vạn năm và con của họ thọ hai vạn năm.

Này các Tỷ kheo, khi loài Người tuổi thọ đến hai vạn năm, một người khác lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm. Một người khác báo với vua Quán đảnh Sát đế lỵ về người ấy:

- Tâu Ðại vương, người này đã lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.
Như vậy người ấy đã bị nói xấu.

16. Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh ... vì nói xấu được tăng nên tuổi thọ loài Người giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có hai vạn năm và con của họ chỉ có một vạn năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người đến một vạn năm, một số chúng sanh có sắc đẹp, một số không có sắc đẹp. Những chúng sanh không có sắc đẹp tham đắm những chúng sanh có sắc đẹp và có tà hạnh với vợ những người khác.

17. Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh ... nên tà dâm tăng thịnh; vì tà dâm tăng thịnh nên tuổi thọ loài Người giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu, và sắc đẹp giảm thiểu nên tuổi thọ loài Người chỉ có một vạn năm và con của họ chỉ có năm ngàn năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm, thì hai pháp hưng thịnh, tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm. Khi hai pháp này hưng thịnh, thời tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của chúng giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu nên tuổi thọ loài Người chỉ có năm ngàn năm và con của họ một số người sống hai ngàn năm trăm năm, một số người sống hai ngàn năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm, tham và sân tăng thịnh. Vì tham và sân tăng thịnh nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có hai ngàn năm trăm năm và các người con chỉ có một ngàn năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm thì tà kiến tăng thịnh. Vì tà kiến tăng thịnh, nên tuổi thọ các loài hữu tình giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ của họ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên tuổi thọ loài Người chỉ có một ngàn năm, và người con chỉ có năm trăm năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, thì ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Khi ba pháp này tăng thịnh, thời tuổi thọ của các loài hữu tình giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu, tuổi thọ loài Người chỉ có năm trăm năm, còn những người con, một số sống đến hai trăm năm mươi năm, một số sống đến hai trăm năm.

Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có hai trăm năm mươi năm, những pháp sau này tăng thịnh: Thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà la môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình.

18. Này các Tỷ kheo, như vậy vì không cho tiền của những người nghèo, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh, nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm tăng thịnh; vì đao kiếm tăng thịnh nên sát sanh tăng thịnh; vì sát sanh tăng thịnh nên nói láo tăng thịnh; vì nói láo tăng thịnh nên nói xấu tăng thịnh; vì nói xấu tăng thịnh nên tà hạnh tăng thịnh; vì tà hạnh tăng thịnh nên hai pháp tăng thịnh tức là ác khẩu và nói lời phù phiếm; vì hai pháp này tăng thịnh nên tham, sân tăng thịnh; vì tham, sân tăng thịnh nên tà kiến tăng thịnh; vì tà kiến tăng thịnh nên ba pháp tăng thịnh: phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Vì ba pháp này tăng thịnh nên các pháp sau đây tăng thịnh: thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà la môn, thiếu sự kính trọng đối với các vị cầm đầu trong gia đình. Vì những pháp này tăng thịnh nên tuổi thọ các loài hữu tình này giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu, vì tuổi thọ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu nên loài Người chỉ sống có hai trăm năm mươi năm, và những người con chỉ có một trăm năm.

19. Này các Tỷ kheo, một thời sẽ đến khi những người con của loài Người chỉ sống đến mười tuổi. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ mười tuổi, con gái đến năm tuổi sẽ lập gia đình. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loại Người chỉ có mười tuổi, các loại sau này sẽ biến mất, tức là tô, lạc, dầu, đường cát và muối. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, loại hột Kudrusa trở thành món ăn tối thượng. Này các Tỷ kheo, như hiện nay cháo thịt là những món ăn tối thượng, cũng vậy này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người đến mười tuổi, loại hột Kudrusa trở thành món ăn tối thượng. Khi tuổi thọ loài người đến mười tuổi, mười thiện hạnh hoàn toàn biến mất và mười bất thiện hạnh tăng thịnh tối đa. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài người đến mười tuổi, chữ thiện cũng sẽ không còn, nói gì ai là người làm điều thiện ? Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người đến mười tuổi, những ai thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự hiếu kính đối với Sa môn, Bà-la-môn, thiếu sự cung kính đối với người cầm đầu trong gia đình, những người ấy sẽ được người ta lễ bái, tán dương. Này các Tỷ kheo, như hiện nay những ai hiếu hính với cha mẹ, kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà-la-môn, cung kính đối với những người cầm đầu trong gia đình, những người ấy được người ta lễ bái tán dương. Cũng vậy này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người đến mười tuổi, những ai thiếu sự hiếu kính đối với cha mẹ, thiếu sự kính lễ đối với các vị Sa môn, Bà-la-môn, thiếu sự cung kính đối với các vị cầm đầu trong gia đình, những người ấy được người ta lễ bái tán dương.

20. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, không có phân biệt mẹ hay bá mẫu hay thúc mẫu, vợ con của sư trưởng, chị dâu của cha. Thế giới rơi vào thông dâm như dê, gà, heo, chó và chó rừng. Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, các loài hữu tình đối với nhau, hại tâm rất mãnh liệt, sát tâm rất mãnh liệt. Mẹ đối với con, con đối với mẹ, cha đối với con, con đối với cha, anh đối với em, em đối với anh, em đối với chị, chị đối với em, hại tâm rất mãnh liệt, sân tâm rất mãnh liệt, ác ý rất mãnh liệt, sát tâm rất mãnh liệt. Này các Tỷ kheo, như người thợ săn khi thấy loài thú, hại tâm rất mãnh liệt khởi lên, sân tâm rất mãnh liệt, ác ý rất mãnh liệt, sát tâm rất mãnh liệt khởi lên. Cũng vậy này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi, các loài hữu tình đối với nhau, hại tâm rất mãnh liệt, ác ý rất mãnh liệt, sát tâm rất mãnh liệt.

21. Này các tỷ kheo, khi loài Người tuổi thọ chỉ có mười tuổi đao trượng kiếp khởi lên trong bảy ngày, trong thời gian ấy họ xem nhau như loài thú, dao kiếm sắc bén hiện ra trong tay của họ. Với dao kiếm sắc bén ấy họ tàn hại mạng nhau, xem nhau như loài thú. Này các Tỷ kheo, giữa các loài hữu tình ấy, một số suy nghĩ: "Chúng ta chớ giết ai; mong đừng ai giết chúng ta. Chúng ta hãy đi vào rừng cỏ, rừng sâu, hang cây, sông ngòi hiểm hóc, hay kẽ núi và sống với rễ và trái cây". Họ đi vào rừng cỏ, rừng sâu, hang cây, sông ngòi hiểm hóc, hay kẽ núi và sống với rễ và trái cây. Sau thời gian bảy ngày, họ từ rừng cỏ, rừng sâu, hang cây, sông ngòi hiểm hóc, hay kẽ núi đi ra, ôm lấy nhau, cùng nhau an ủi, khoan khoái nói với nhau: "Sung sướng thay được thấy bạn còn sống! Sung sướng thay được thấy bạn còn sống!" Này các Tỷ kheo, rồi các loài hữu tình ấy suy nghĩ: "Vì chúng ta tạo nhân bất thiện pháp nên bà con chúng ta bị giết hại nhiều như vậy. Vậy chúng ta hãy làm điều thiện. Chúng ta làm điều thiện như thế nào ? Chúng ta chớ có sát sanh. Ðó là điều thiện chúng ta có thể làm". "Chúng ta sẽ không sát sanh", đó là điều thiện họ làm. Do hành thiện pháp làm nhân, tuổi thọ của họ được tăng thịnh, sắc đẹp được tăng thịnh. Vì tuổi thọ được tăng thịnh, sắc đẹp đựoc tăng thịnh, nên tuổi thọ loài Người chỉ có mười tuổi nhưng con của họ, thọ đến hai mươi tuổi.

22. Này các Tỷ kheo, rồi các loài hữu tình ấy suy nghĩ: "Chúng ta nhờ hành thiện pháp làm nhân, nên tuổi thọ được tăng thịnh, sắc đẹp được tăng thịnh. Vậy chúng ta hãy làm việc thiện nhiều hơn nữa. Chúng ta hãy gìn giữ không lấy của không cho, gìn giữ không làm các tà hạnh, gìn giữ không nói láo, gìn giữ không nói hai lưỡi, gìn giữ không ác khẩu, gìn giữ không nói lời phù phiếm, từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ tà kiến, tà bỏ ba pháp tức là phi pháp dục, phi lý tham và tà kiến. Chúng ta hãy hiếu kính cha mẹ, kính lễ các vị Sa môn, Bà-la-môn, cung kính các vị cầm đầu trong gia đình. Chúng ta hãy thực hành thiện pháp ấy".

Họ hiếu kính mẹ, hiếu kính cha, kính lễ các vị Sa môn, Bà-la-môn, cung kính các vị cầm đầu ở trong gia đình, họ sẽ thực hành thiện pháp này. Do hành thiện pháp làm nhân, tuổi thọ tăng thịnh, sắc đẹp tăng thịnh. Vì tuổi thọ họ tăng thịnh và sắc đẹp tăng thịnh, tuổi thọ loài Người đến hai mươi tuổi và các người con sẽ lên đến bốn mươi tuổi. Tuổi thọ loài người lên đến bốn mươi tuổi và các người con sẽ lên đến tám mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến tám mươi tuổi và các người con sẽ lên đến một trăm sáu mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến một trăm sáu mươi tuổi và các người con sẽ lên đến ba trăm hai mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến ba trăm hai mươi tuổi và các người con sẽ lên đến sáu trăm bốn mươi tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến sáu trăm bốn mươi tuổi và các con sẽ lên đến hai ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến hai ngàn tuổi và các người con sẽ lên đến bốn ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến bốn ngàn tuổi và các người con sẽ lên đến tám ngàn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến tám ngàn tuổi và các con sẽ lên đên hai vạn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến hai vạn tuổi các người con sẽ lên đến bốn vạn tuổi. Tuổi thọ loài Người lên đến bốn vạn tuổi và các người con sẽ lên tám vạn tuổi.


6

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

34. Về Alavī

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Alavī, tại Gomagga, trong rừng Simsapā, trên chỗ có trải lá.

Rồi Hatthaka, người Alavī, đang đi bộ hành du ngoạn, thấy Thế Tôn đang ngồi trên chỗ có trải lá trong rừng Simsapā ở Gomagga, thấy vậy, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Hatthaka người Alavī bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sống có an lạc không ?
- Phải, này Hoàng Tử, ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy.
- Bạch Thế Tôn, lạnh là đêm mùa đông, thời gian giữa những ngày tám (trước và sau ngày rằm) là thời gian tuyết rơi, cứng rắn là đất do trâu bò dẫm đạp, mỏng manh là nệm làm bằng lá, lưa thưa là những lá của cây, lạnh là tấm vải cà sa, và lạnh là làn gió thổi.

Rồi Thế Tôn nói như sau:

- Dẫu vậy, này Hoàng Tử, Ta sống được an lạc. Và những ai cảm thấy an lạc ở đời, Ta là một trong số những người ấy. Vậy nay, này Hoàng Tử, ở đây ta sẽ hỏi Hoàng Tử, nếu có thể kham nhẫn, Hoàng Tử hãy trả lời. Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử ? Ở đây, người gia chủ hay con người gia chủ có nhà có nóc nhọn, với các tường trét trong trét ngoài, che chở khỏi gió, chốt cửa được khóa chặt, các cửa sổ được đóng kín. Trong ấy, có một chỗ nằm có trải tấm thảm len với lông dài, với tấm vải giường bằng len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da quý con sơn dương kadali, tấm thảm có tàn che phía trên và gối nệm đỏ cả hai đầu, có đèn thắp đỏ và bốn bà vợ đẹp hầu hạ. Này Hoàng Tử, Hoàng Tử nghĩ thế nào, người ấy nằm ngủ có an lạc không ? Hay Hoàng Tử nghĩ thế nào ?
- Bạch Thế Tôn, người ấy nằm ngủ an lạc. Nếu có những người cảm thấy an lạc ở đời, người ấy là một trong những người ấy.
- Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng tử, với người gia chủ hay người con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay về tâm, do tham ái sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không ?
- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do tham ái sanh, cảm thấy đau khổ. Tham ái ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.

Hoàng Tử nghĩ thế nào, này Hoàng Tử, với người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, khởi lên những nhiệt não về thân hay tâm do sân sanh ... do si sanh. Bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, người ấy có cảm thấy đau khổ không ?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.
- Người gia chủ hay con của người gia chủ ấy, này Hoàng Tử, bị nung đốt bởi những nhiệt não do si sanh, cảm thấy đau khổ. Si ấy, Như Lai đã đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy ta cảm thấy an lạc.

Luôn luôn được an lạc,
Vị phạm chí tịch tịnh
Không bị dục uế nhiễm
Trong mát, không sanh y,
Mọi tham trước dứt đoạn,
Nhiếp phục tâm sầu khổ,
An tịnh, cảm thọ lạc
Với tâm đạt an tịnh
.


7

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

II. Puta (S.iv,306)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Talaputa, nhà vũ kịch sư (natagāmani), đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

-- Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Ðạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: "Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cọng trú với chư Thiên hay cười (pahāsadeve)". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào ?
-- Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

4) Lần thứ hai, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Ðạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: "Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cọng trú với chư Thiên hay cười". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào ?
-- Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

5) Lần thứ ba, vũ kịch sư Talaputa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con có nghe các vị Ðạo sư, các vị Tổ sư thuở xưa nói về các nhà vũ kịch, nói rằng: "Ai là nhà vũ kịch, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào ?
-- Thật sự, Ta đã không chấp nhận và nói rằng: "Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này". Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông.

6) Này Thôn trưởng, đối với những loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng tham, còn bị lòng tham trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường, tập trung những pháp hấp dẫn, thời khiến lòng tham của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với những loại hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng sân, còn bị lòng sân trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến sân, thời khiến cho lòng sân của họ càng tăng thịnh. Này Thôn trưởng, đối với loài hữu tình thuở trước chưa đoạn trừ lòng si, còn bị lòng si trói buộc, nếu nhà vũ kịch trên sân khấu hay trong kịch trường tập trung những pháp liên hệ đến si, thời khiến cho lòng si của họ càng tăng thịnh.

7) Người ấy tự mình đắm say, phóng dật, làm người khác đắm say và phóng dật, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong địa ngục Hý tiếu (Pahāso). Nếu người ấy có (tà) kiến như sau: "Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười". Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào tà kiến, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: một là địa ngục, hai là súc sanh.

8) Khi được nói vậy, vũ kịch sư Talaputa phát khóc và rơi nước mắt.

-- Chính vì vậy, này Thôn trưởng, Ta đã không chấp nhận và nói: "Thôi vừa rồi, này Thôn trưởng. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này".
-- Bạch Thế Tôn, con khóc không phải vì Thế Tôn đã nói như vậy. Nhưng, bạch Thế Tôn, vì con đã bị các Ðạo sư, các Tổ sư vũ kịch thời trước đã lâu ngày lừa dối con, dối trá con, dắt dẫn lầm lạc con rằng: "Người vũ kịch nào trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên hay cười".

9) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới!

10) Vũ kịch sư Talaputa được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới.

11) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Talaputa ... trở thành một vị A-la-hán nữa.


8

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

34. Tiểu kinh Người chăn bò (Cūlagopālaka sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa các bộ lạc Vajji (Bạt-kỳ) tại Ukkacela, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao ? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới, không khéo biết phi ma giới, không khéo biết tử thần giới, không khéo biết phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao ? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm bài kệ như sau:

Ðời này và đời sau,
Bậc Trí khéo trình bày,
Cảnh giới Ma đạt được,
Cảnh Tử Thần không đạt.
Bậc Chánh Giác, Trí Giả,
Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Ðạt an ổn Niết-bàn.
Dòng Ma bị chặt ngang,
Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,
Ðạt an ổn Niết-bàn,
(Này các Tỷ-kheo).


Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


9

Trường Bộ Kinh - Digha Nikaya


Pancasikha, con của Càn Thát Bà vâng theo lời dặn của Thiên chủ Sakka, đảnh lễ Thế Tôn và nói:

- Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ, đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn.
- Này Pancasikha, mong hạnh phúc đến với Thiên chủ Sakka, với các đình thần và các thuộc hạ! Chư Thiên, loài Người, Asurā, Nāgā, Gandhabba, đều ao ước hạnh phúc. Các loại chúng sanh khác cũng vậy.

Như vậy, các Như Lai chào đón thượng chúng. Ðược chào đón như vậy, Thiên chủ Sakka bước vào hang Indasāla của Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Chư Thiên ở Tam thập tam thiên cũng bước vào hang Indasāla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Pancasikha, con của Càn Thát Bà cũng bước vào hang Indasāla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.

9. Lúc bấy giờ, trong hang Indasāla, những con đường gồ ghề được làm bằng phẳng, những khoảng chật hẹp được làm cho rộng rãi, trong hang tối tăm có hào quang chiếu sáng, đó là nhờ thần lực của chư Thiên. Rồi Thế Tôn nói với Thiên chủ Sakka:

- Thật là hy hữu, Ðại đức Kosiya! Thật là kỳ diệu, Ðại đức Kosiya, tuy có nhiều trách nhiệm phải gánh vác, có nhiều công tác phải làm, mà vẫn đến đây được!
- Bạch Thế Tôn, đã từ lâu con muốn đến để yết kiến Thế Tôn, nhưng bị ngăn trở bởi các công việc này, công việc khác phải làm cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên, và do vậy không thể đến yết kiến Thế Tôn được. Bạch Thế Tôn, một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá Vệ), tại cốc Salala. Bạch Thế Tôn, rồi con đến Sāvatthi để yết kiến Thế Tôn.

10. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi nhập định và Bhunjāti, vợ của Vessavana đang đứng hầu Thế Tôn, đảnh lễ chắp tay. Bạch Thế Tôn, rồi con nói với Bhunjāti:

"- Này Hiền tỷ, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".

Ðược nghe nói vậy, Bhunjāti nói với con:

"- Thiện hữu, nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang an lặng tịnh cư.

"- Này Hiền tỷ, khi nào xuất định, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp tục đảnh lễ Thế Tôn".

Bạch Thế Tôn, không hiểu Bhunjãti có thay mặt con đảnh lễ Thế Tôn không ? Thế Tôn có nhớ lời bà ấy nói không ?

- Này Thiên chủ, bà ấy có đảnh lễ Ta. Ta có nhớ lời bà ấy nói. Chính tiếng bánh xe của Ngài đã khiến Ta xuất định.

11. Bạch Thế Tôn, có chư Thiên được sanh lên Tam thập tam thiên trước chúng con, chính chúng con tận mắt được nghe chư Thiên ấy nói như sau: "Khi Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, Thiên giới được hưng thịnh và Asurā giới bị suy vong". Bạch Thế Tôn, chính con có thể thấy và xác chứng rằng khi nào Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, thì Thiên giới được hưng thịnh và Asurā giới bị suy vong. Bạch Thế Tôn ở đây, tại Kapilavatthu, có Thích nữ tên là Gopika, có lòng tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, và gìn giữ đầy đủ giới luật. Thích nữ này, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, khi thân hoại mạng chung được sanh lên Thiên giới, thiện thú, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, sanh ra làm con của chúng con. Và ở đấy, nàng được gọi là Thiên tử Gopakā, Thiên tử Gopakà. Bạch Thế Tôn, lại có ba Tỷ Kheo khác sống phạm hạnh với Thế Tôn và sanh vào Càn Thát Bà giới hạ đẳng. Họ sống được bao vây thọ hưởng năm món dục tăng thịnh và thường hay đến hầu hạ săn sóc chúng con. Chúng con được họ đến hầu hạ và săn sóc chúng con như vậy, Thiên tử Gopakā mới trách la họ như sau: "Chư Thiện hữu, tai các Người ở đâu mà không nghe Pháp của Thế Tôn. Chính ta xưa là đàn bà, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, gìn giữ giới luật, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, làm con của Thiên chủ Sakka và được gọi là Thiên tử Gopakā. Chư Thiện hữu, các Người tu hành phạm hạnh với Thế Tôn, được sanh vào Càn Thát Bà giới hạ đẳng. Thật là điều không mấy tốt đẹp, khi chúng con thấy những vị đồng môn lại phải sanh vào hạ đẳng Càn Thát Bà giới. Bạch Thế Tôn, trong chư Thiên bị Thiên tử Gopakā trách mắng như vậy, hai vị Thiên, ngay trong hiện tại, chứng được chánh niệm và sanh làm phụ tá cho Phạm thiên. Còn một vị Thiên sống thọ hưởng dục lạc.

12.
Ta đệ tử pháp nhãn,
Tên gọi Gopakā,
Ta tin Phật, Pháp, Tăng.
Tâm niệm rất hoan hỷ.
Nhờ Thiện pháp chư Phật,
Sanh con Thần Sakka,
Hào quang, sanh Thiên giới,
Ðược tên Gopakā.
Ta thấy ba Tỷ Kheo,
Hạ sanh Càn Thát Bà!
Ðệ tử Gotama,
Trước sanh làm con Người,
Ta cúng dường ẩm thực,
Hầu hạ trú xứ ta.
Mắt Hiền giả ở đâu ?
Không nắm giữ Pháp, Phật,
Chánh pháp tự giác hiểu,
Bậc Pháp nhãn khéo giảng.
Ta chỉ hầu Quý vị,
Ðược nghe Pháp bậc Thánh.
Ta là con Sakka,
Có thần lực hào quang,
Ðược sanh lên Thiên giới.
Các người hầu Thế Tôn,
Sống phạm hạnh tối thượng,
Nay phải sanh hạ thân,
Mất thượng sanh hạ phẩm.
Ta nhìn thật khó chịu,
Thấy đồng môn hạ sanh
Với thân Càn Thát Bà,
Phải hầu hạ chư Thiên.
Từ địa vị cư sĩ,
Ta thấy rõ khác biệt.
Trước bà, nay đàn ông.
Ta sanh Thiên, hưởng dục.
Bị Gopakà trách mắng,
Ưu phiền đồng phát nguyện,
Phải thăng tiến nỗ lực,
Không nô lệ cho ai!
Hai trong ba vị này,
Bắt đầu hành tinh tấn,
Nhờ Gotama dạy,
Chúng tẩy sạch tâm uế,
Thấy nguy hiểm dục vọng.
Như voi bỏ dây cương,
Các vị vượt Tam thiên,
Vứt bỏ dục kiết sử,
Quỷ triền phược khó vượt,
Cùng Sakka, Pajāpati.
Hội chúng Thiện Pháp đường
Vượt quá vị đang ngồi,
Anh hùng ly dục cấu.
Thấy chúng khỏi lo ngại,
Vasava giữa Thiên chúng,
Xem chúng sinh hạ phẩm,
Nay vượt qua Tam thiên.
Suy tư lời ưu phiền,
Gopaka với Vāsava:
Ðế Thích ở nhân giới,
Ðức Phật gọi Thích Ca
Ðã chinh phục dục vọng.
Chúng là con của Ngài,
Thất niệm khi mệnh chung,
Nhờ Ta lấy chánh niệm.
Một trong ba vị ấy,
Mang thân Càn Thát Bà.
Hai vị hướng Chánh giác,
Bỏ Thiên giới, nhập thiền.
Ðừng đệ tử nào nghi,
Vị ở đây chứng pháp.
Chúng ta đảnh lễ Phật.
Vị vượt khỏi bộc lưu,
Ðã diệt trừ nghi ngờ,
Bậc chiến thắng muôn loài.
Chính ở đây, chứng pháp,
Tấn bước đạt thù thắng,
Hai vị đạt thắng vị,
Hơn phụ tá Phạm thiên,
Ôi Thiện hữu chúng tôi.
Ðến đây để chứng pháp.
Nếu Thế Tôn cho phép,
Chúng con hỏi Thế Tôn
.


10

Trường Bộ Kinh - Digha Nikaya


http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong21.htm

1. Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:

- Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài Thiên, Nhân, Asurā, Nāgā, Càn Thát Bà, và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù ?

Ðó là hình thức câu hỏi thứ nhất, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn. Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:

- Do tật đố và xan tham, các loài Thiên, Nhân Asurā, Nāgā, Càn Thát Bà và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.

Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con diệt tận, do dự của con tiêu tan.

2. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt ? Cái gì không có mặt, thì tật đố xan tham không có mặt ?
- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì ? Cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt ? Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt ?
- Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, nhưng dục do nhân duyên gì, do tập khởi gì ? Cái gì khiến dục sanh khởi, cái gì khiến dục hiện hữu ? Cái gì có mặt thì dục có mặt ? Cái gì không có mặt thì dục không có mặt ?
- Này Thiên chủ, dục do tầm làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt.
- Bạch Thế Tôn, tầm lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi ? Cái gì khiến tầm sanh khởi, cái gì khiến tầm hiện hữu ? Cái gì có mặt thì tầm có mặt ? Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt ?
- Này Thiên chủ, tầm lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm không có mặt".

3. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như thế nào ? Phải thành tựu con đường nào thích hợp và hướng dẫn diệt trừ các loại vọng tưởng hý luận ?

- Này Thiên chủ, Ta nói hý luận có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa.

Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy ? Ở đây, loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời hỷ ấy cần phải tránh xa. Ở đây loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời hỷ ấy nên thân cận. Ở đây, có hỷ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy ? Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy ? Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời xả ấy nên thân cận. Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như vậy, phải thành tựu con đường như vậy, mới thích hợp và hướng dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hý luận.

Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con được diệt tận, do dự của con được tiêu tan.

4. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ câu trả lời của Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như thế nào ?

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy ? Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì thân hành ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì thân hành ấy cần phải thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại cần thân cận, một loại cần tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy ? Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì khẩu hành ấy phải tránh xa. Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì khẩu hành ấy cần phải thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy ? Ở đây loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với tầm cầu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì loại tầm cầu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận loại tầm cầu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì loại tầm cầu ấy nên thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như vậy, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như vậy!

Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.

5. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu hộ trì các căn như thế nào ?
- Này Thiên chủ, sắc do mắt phân biệt. Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, tiếng do tai phân biệt ... hương do mũi phân biệt ... vị do lưỡi phân biệt ... xúc do thân phân biệt ... Này Thiên chủ, pháp do ý phân biệt, Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

Ðược nghe như vậy, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt được con hiểu một cách rộng rãi. Bạch Thế Tôn, loại sắc do mắt phân biệt, khi con thân cận mà bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại sắc nào do mắt phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, loại tiếng nào do tai phân biệt ... loại hương nào do mũi phân biệt ... loại vị nào do lưỡi phân biệt ... loại xúc nào do thân phân biệt ... loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại pháp ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại pháp ấy nên thân cận. Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt, được con hiểu một cách rộng rãi. Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con tiêu tan, do dự của con diệt tận.