Thứ Hai, 30 tháng 4, 2007


Nhật Hành

Ngày: 01 tháng 05 năm 2007

Tri chúng: Karuna

Tri chúng điền khuyết: Bich Thu

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật và Niềm hy vọng ở ngày mai


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC & TC đk, Sangkhaly, Bich Thu, Hat Cat, Anitya, Nguon Duc Hanh, Upekha, TN Nhu Nguyen.
http://www.phapluan.nethttp://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Hat Cat, Bich Thu, Anitya

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - TN Nhu Nguyen (đk)

Người post bài cho Room: Bich Thu, Nguon Duc Hanh, Hat Cat, Upekha.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Upekha.

Trực room (op): TC đk & Upekha, Nguon Duc Hanh.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

________________ Chị Upekha bận xin nghỉ phép.

Bài Đọc ngày thứ Ba của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Ba, ngày 01 tháng 05 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật và Niềm hy vọng ở ngày mai do Phật tử Tinh Tấn chủ biên - TT Giác Đẳng điều hợp chương trình.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đức Phật và Niềm hy vọng ở ngày mai

Chủ Biên: Phật tử Tinh Tấn
____________


Chúng con kính cung thỉnh ................ từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.

I. Những đóng góp của Đức Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, Tam Bảo là Phật Pháp Tăng đã xuất hiện từ đó, giáo pháp gồm 84,000 pháp môn. Nhờ Tam bảo mà niềm hy vọng của chúng sanh giải thoát đau khổ luần hồi trong tam giới đã trở thành sự thật.

Đức Phật dạy: “Hãy nhìn như bọt nước, hãy nhìn như cảnh huyễn, quán nhìn đời như vậy, Thần chết không bắt gặp”. [Kinh Pháp Cú, câu 170]

Mặc dù Đức Phật đã Niết Bàn cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn được Chư Tăng gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay và trong tương lai.

Đức Phật đã khuyến dạy Chư Tăng: “Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy Giáo Pháp cao siêu. Hãy mang lại tình trạng tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các con đã hoàn tất nhiệm vụ”. [Viniya Pitaka, Tạng Luật, Mahāvagga, trang 19, 20]

II. Bốn Pháp đưa đến lợi ích tương lai

Phật tử bao giờ cũng mong mỏi niềm hy vọng ở ngày mai một cuộc sống an lành, an lạc, hạnh phúc, hơn thế nữa, đọan diệt phiền não, tất cả tùy thuộc vào sự cố gắng trong hiện tại.
Bốn pháp dẫn đến lợi ích tương lai (Samparāyikatthasaṃ vattanikadhamma) và quả phước:

1. Đầy đủ niềm tin (Saddhāsampadā), là thành tựu chánh tín đối với thiện pháp, tin tam bảo, tin nghiệp báo. Có 5 quả báo của người có đức tin (Saddhānisaṃsa): a- Các bậc thiện đức chân nhân thương tưởng người có niềm tin trước nhất (Santo sappurisā te saddhaññeva paṭhamaṃ anukampantā anukampanti); b- Các bậc thiện đức chân nhân sẽ viếng thăm người có niềm tin trước nhất (Saddhaññeva paṭhamaṃ upasaṅkamantā upasaṅkamanti); c- Các bậc thiện đức chân nhân sẽ thọ nhận của người có niềm tin trước nhất (Saddhasseva paṭhamaṃ paṭiggaṇhantā paṭiggaṇhanti); d- Các bậc thiện đức chân nhân sẽ thuyết pháp cho người có niềm tin trước nhất (Saddhasseva paṭhamaṃ dhammaṃ desentā desenti); e- Người có niềm tin sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào nhàn cảnh cõi trời (Saddho kāyassa bhedā parammaraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati).

2. Đầy đủ giới hạnh (Sīlasampadā), là thành tựu hạnh nghiệp tốt đẹp, nghiêm trì giới luật, có sở hành đạo đức. Có 5 quả báo của sự trì giới (Silānisansa): a- Do nhân không dể duôi nên đạt được tài sản lớn (Appamādādhikaraṇaṃ mahantaṃ bhogakkhan-daṃ adhigacchati); b- Danh thơm tiếng tốt đồn xa (Kaḷyāṇo kitti-saddo abbhuggacchati); c- Đi đến bất cứ hội chúng nào cũng dạn dĩ ung dung (Yaññadeva parisaṃ upasaṅkamati visārado amaṅkubhūto). d- Chết không hôn mê (Asammūḷho kālaṃ karoti); e- Sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào nhàn cảnh cõi trời (Kāyassa bhedā parammaraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati).

3. Đầy đủ thí xả (Cāgasampadā), là thành tựu hạnh bố thí, có tâm vui thích phân chia lợi lộc, hoan hỷ bố thí cúng dường. Có 5 quả báo của sự bố thí (Dānānisaṃsa): a- Được nhiều người thương mến (Bahuno janassa piyo hoti manāpo); b- Các bậc chân nhân thiện đức thân cận (Santo sappurisā bhajanti); c- Danh thơm tiếng tốt loan truyền (Kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchati); d- Không đi lệch đạo đức người cư sĩ (Gihidhammā anapagato hoti); e- Sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào nhàn cảnh thiên giới (Kāyassa bhedā parammaraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati).

4. Đầy đủ trí tuệ (Paññāsampadā), là thành tựu lý trí, có sự hiểu biết chơn chánh, có trí biết rõ thiện ác, biết rõ điều lợi hại, biết rõ điều nên hoặc không nên làm. Nhờ vào thiền định mà phát sinh trí tuệ, diệt trừ phiền não, giải thóat, chứng ngộ Niết Bàn. Đây là mong mỏi của trời và người, từ thiện tín đến các bậc xuất gia đều chung một mục đích một niềm hy vọng tối hậu này. [Trích trong Kho Tàng Pháp học của Tỳ kheo Giác Giới biên soạn]

III. Khả năng chứng đắc thánh quả nếu thực hành giáo pháp của Đức Phật ngay cả khi Ngài đã Niết Bàn

Trước khi Đức Phật Niết Bàn, Ngài giảng dạy cho đạo sĩ Subhadda như sau:

“Trong bất luận giáo đoàn nào, nếu không có bát chánh đạo thì cũng không có hạng nhất đẳng Sa Môn (Samaṇa) cũng không có nhị đẳng, tam đẳng, hay tứ đẳng Sa môn (tức Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán). Trong giáo đoàn nào có Bát Chánh Đạo, này Subhadda, thì cũng có hạng nhất đẳng Sa Môn, nhị đẳng, tam đẳng, và tứ đẳng Sa Môn. Ở đây, trong giáo đoàn này, hỡi Subhadda, có Bát Chánh Đạo. Quả thật vậy, ở đây có hạng nhất đẳng Sa Môn, nhị đẳng, tam đẳng và tứ đẳng Sa Môn. Các nơi khác không có hạng Sa Môn. Này Subhadda, nếu chư đệ tử hành đúng giáo lý, có đời sống chân chánh thì thế gian sẽ không vắng bóng các bậc A La Hán”.

Quả thật vậy, như lời Đức Phật đã tuyên bố trước khi Niết bàn, ngày nào còn Bát Chánh Đạo ngày ấy chúng sanh còn có khả năng đắc thánh quả nếu thực hành giáo pháp của Ngài. Vào giữa thế kỷ thứ ba trước Dương Lịch, vua Asoka (hay A Dục Vương) là Phật tử cư sĩ thành tín trong lich sử nhân loại. Hai người con của vua là hai vị A La Hán nổi tiếng là Thánh Tăng Mahinda và Thánh Ni Sanghamittā.

Tuy qua bao nhiêu thế kỷ nhưng Phật Pháp vẫn không thay đổi, vì thế các Trưởng Lão Thiền Sư tiền bối nổi tiếng vẫn được thờ kính đến ngày này là các vị Thánh Tăng như Thiền Sư Ledi Sayadaw, Thiền Sư Mahasi Sayadaw, Thiền Sư Ajahn Chah, Thiền Sư SunLun Sayadaw, Thiền Sư Mogok Sayadaw, Thiền Sư Mohnyin Sayadaw, Thiền Sư TaungPuLu Sayadaw, U Ba Khin v..v…. và ngày nay vẫn còn các vị Thiền Sư Thánh Tăng.

IV. Những vị Phật trong tương lai

Có 3 vị Phật xuất hiện trong trái đất là Đức Phật thuộc về huệ lực (Paññādhika); Đức Phật thuộc về tín lực (Saddhādhika) và Đức Phật thuộc về tấn lực (Viriyādhika). Đức Phật Thích Ca đã thọ ký cho Đức Phật tương lai của chúng ta là Đức Phật Di Lạc thuộc về tấn lực. Do vậy, Phật tử hành chánh pháp tạo nhiều phước thiện, nếu còn trôi mãi trong vòng sanh tử luân hồi, hãy hy vọng được cơ duyên gặp Đức Phật Di Lạc tương lai hóa độ.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Lớp Người Cư sĩ học Phật do Phật tử Trí Đạt thuyết trình, với sự bổ túc, thảo luận của chư Tăng. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 04 năm 2007

Tri chúng: TN Như Nguyện

Tri chúng điền khuyết: Anitya

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật đối với Chiến tranh và Hòa bình

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Phuc, Anitya, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh, Upekha, Bich Thu, Karuna, Gioi Huong (tin tức), Minh Chau54, Duong Tieu, Sangkhaly (rời room đúng giờ).
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nhu Phuc, Anitya, Tinh Tan, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Nhu Phuc, Anitya, Tinh Tan, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Nhu Phuc (đk).

Người post bài cho Room: Bich Thu - NguonDucHanh - Upekha (Bài Học, Đố Vui, Tin Tức & Post End).

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, NguonDucHanh (đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

________________ Chị Upekha bận xin nghỉ phép.

Bài Đọc ngày thứ Hai của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Hai, ngày 30 tháng 04 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật đối với Chiến tranh và Hòa bình do TN Như Nguyện chủ biên - TT Giác Đẳng điều hợp chương trình.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đề Án mùa Khánh Đản 2551

Đức Phật đối với Chiến tranh và Hòa bình

Chủ Biên: TN Như Nguyện
____________

Chúng con kính cung thỉnh ................ từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.

I. CÓ BIỆN HỘ CHO CHIẾN TRANH ĐƯỢC KHÔNG ?

Sự khác biệt giữa một trận ẩu đả và một cuộc chiến tranh hay khác biệt giữa hai nhóm người chỉ ở nơi mặt tổ chức.

Lịch sử nhân loại là sự biểu lộ không ngừng nghỉ của lòng tham lam, sân hận, kiêu ngạo, ganh ghét, ích kỷ và si mê của con người. Trong 3000 năm qua, đã xảy ra 15000 cuộc chiến lớn. Phải chăng đó là một đặc tính của con người ? Vận mệnh của con người là gì ? Tại sao con người có thể tàn sát lẫn nhau ?

Mặc dầu loài người đã khám phá và phát minh nhiều thứ rất quan trọng, nhưng họ cũng đạt nhiều tiến bộ vĩ đại về phá hoại đồng loại mình. Đó là lý do tại sao nhiều nền văn minh đã hoàn toàn bị xóa bỏ trên trái đất này. Con người hiện đại đã trở nên tinh vi trong nghệ thuật và kỹ thuật chiến tranh mà hiện nay chỉ trong vài giây có thể làm cho toàn thế giới thành đống tro tàn. Thế giới đã trở thành kho chứa vũ khí quân sự, kết quả của cái trò chơi gọi là "Ưu Thế Quân Sự".

Chúng ta được biết là loại vũ khí hạt nhân đầu tiên còn mạnh hơn quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945, đang được tiến hành. Các khoa học gia tin rằng một vài trăm vũ khí hạt nhân tầm nhiệt có thể dẫn đến một cuộc hủy diệt toàn cầu. Hãy nhìn vào cái mà chúng ta đang làm trong cuộc chạy đua nhân loại! Hãy nghĩ đến loại phát triển của khoa học là như thế nào! Hãy nhìn thấy cái điên rồ và ích kỷ của con người ra sao!

Con người không nên để bản năng hiếu chiến thúc đẩy. Con người nên duy trì những giáo huấn đức hạnh của các vị đạo sư tôn giáo và thể hiện công bằng trong luân lý để có thể phát triển hòa bình.

Công thức về hiệp ước, công ước và hòa bình đã được áp dụng, và cả triệu lời của không biết bao nhiêu các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới tuyên bố rằng đã tìm thấy con đường để duy trì và xúc tiến hòa bình trên trái đất. Nhưng với tất cả những nỗ lực, họ vẫn không thành công trong việc loại bỏ mối đe dọa nhân loại. Lý do là chúng ta đã thất bại trong việc giáo dục giới trẻ để chúng hiểu biết và kính trọng tinh thần phục vụ vị tha và hiểu được cái nguy hiểm của sự vị kỷ. Để bảo đảm hòa bình thực sự, chúng ta phải sử dụng mọi phương pháp có thể có được của chúng ta để giáo dục giới trẻ thể hiện tình thương, thiện chí, và khoan dung với người khác.

[Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt, Vì sao tin Phật]

II. TẠI SAO KHÔNG CÓ HÒA BÌNH ?

Con người đã quên đi mình có một trái tim. Con người quên là nếu đối xử tốt với đời, thì đời sẽ đối xử tốt lại với mình.

Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều mâu thuẫn thật lạ lùng Một mặt, con người sợ chiến tranh; mặt khác, họ lại chuẩn bị chiến tranh đến điên cuồng. Họ sản xuất thừa thãi nhưng lại phân phát bỏn xẻn. Thế giới càng ngày càng đông đảo, nhưng con người lại càng trở nên cô lập và lẻ loi. Con người sống sát cánh với nhau như một đại gia đình, nhưng từng cá nhân cảm thấy bị tách rời với người chung quanh hơn bao giờ hết, xa lánh xóm giềng. Hoàn toàn thiếu thông cảm và thành thực. Người này không thể tin người kia dù người kia tốt đến thế nào đi nữa.

Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập sau những kinh hoàng của Thế Chiến Thứ Hai, những nhà lãnh đạo các quốc gia đã tập hợp lại ký bản hiến chương mà học cùng đồng ý là nên có lời mở đầu như sau: "Vì chiến tranh khởi đi nơi tâm con người, thì chính cũng từ tâm con người phải nên xây dựng thành trì bảo vệ hòa bình". Chính ngụ ý này đã âm vang trong câu kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú như sau:

"Tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm chủ tâm tạo tác
Nói năng hay hành động với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta, như xe theo vật kéo".

Tin rằng cách duy nhất chống lại sức mạnh bằng cách dùng nhiều sức mạnh hơn nữa đã dẫn đến sự tranh đua vũ khí giữa những cường quốc. Và sự leo thang vũ khí chiến tranh đã mang nhân loại đến bên bên bờ tự hủy diệt hoàn toàn. Nếu ta không làm gì cho việc này, cuộc chiến tranh kế tới sẽ sẽ là ngày tận thế cho cả kẻ thắng lẫn người bại: sẽ chỉ toàn là xác chết mà thôi.

"Sân hận không chấm dứt được sân hận, chỉ có tình thương mới chấm dứt được sân hận". Đó là lời khuyên của Đức Phật cho những ai ban truyền chủ nghĩa thù địch và ác tâm, cho những ai đẩy nhân loại vào chiến tranh và nội loạn chống phá lẫn nhau. Nhiều người nói rằng lời khuyên đem ân trả oán của Đức Phật không thể nào áp dụng được. Hiện nay, đó là phương pháp đúng duy nhất để giải quyết bất cứ khó khăn nào. Đức Đại Đạo Sư chủ trương phương pháp này do từ kinh nghiệm của chính Ngài. Vì chúng ta kiêu ngạo và ích kỷ, không thích lấy ân trả oán, nghĩ rằng công chúng có thể coi chúng ta là người hèn nhát. Cũng có một số người nghĩ rằng tử tế và hiền lành là nhu nhược, không "hùng"! Nhưng có hại gì đâu nếu chúng ta giải quyết các khó khăn, và đem hòa bình và hạnh phúc bằng cách áp dụng thái độ có văn hóa này, và bằng sự hy sinh tính cao ngạo nguy hiểm của chúng ta ?

Ta phải thể hiện lòng độ lượng nếu muốn có hòa bình trên trái đất này. Sức mạnh và áp bức chỉ tạo thêm cố chấp mà thôi. Muốn xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa nhân loại, mỗi và mọi người trước tiên phải học những cách thức dẫn đến dập tắt sân hận, tham lam và si mê, gốc rễ của những năng lực tội lỗi. Nếu con người có thể nhổ hết gốc rễ những sức mạnh tội lỗi ấy thì khoan dung và hòa bình sẽ tới trên trái đất đầy biến động này.

Ngày nay những tín đồ của Đấng từ bi nhất, có bổn phận đặc biệt là phải xây dựng hòa bình trên thế giới, và làm gương cho những người khác theo lời dạy của Vị Đạo Sư mình: "Ai cũng run sợ trước hình phạt; ai cũng sợ chết; lấy ta suy ra lòng người, ta không nên giết hại và cũng chẳng nên gây ra giết hại". (Kinh Pháp Cú, Câu 129)

Hòa Bình lúc nào cũng có thể đạt được. Nhưng con đường đến hòa bình không chỉ do cầu nguyện và nghi lễ. Hòa bình là kết quả của sự hòa hợp giữa người với đồng chủng, với môi trường chung quanh. Hòa bình áp dụng bằng võ lực không phải là một hòa bình trường cửu. Đó chỉ là khoảng giữa của cái mâu thuẫn tham dục vị kỷ và những điều kiện thế gian.

Hòa bình không thể hiện hữu trên trái đất này nếu không thực hành hạnh khoan dung. Muốn khoan dung, ta không được để lòng sân hận và ganh ghét chế ngự tâm ý ta. Đức Phật dạy: "Không có kẻ thù nào làm hại ta bằng chính những tư tưởng tham dục, sân hận và ganh ghét của mình". (Kinh Pháp Cú, Câu 42)

Phật Giáo là một tôn giáo quảng đại vì Phật Giáo giảng dạy một cuộc sống biết kiềm chế. Phật Giáo dạy một cách sống căn cứ không trên luật lệ mà trên những nguyên lý. Phật Giáo không bao giờ hành hạ hay ngược đãi những người có niềm tin khác. Phật Pháp cho thấy không cần thiết cho bất cứ ai phải tự mang nhãn hiệu Phật Tử vào mới thực hành được những Nguyên Lý Cao Thượng của tôn giáo này.

Thế gian như một tấm gương, nếu bạn nhìn vào gương với nét mặt tươi cười, bạn có thể nhìn thấy bộ mặt vui tươi đẹp đẽ của bạn. Mặt khác, nếu bạn nhìn vào gương với bộ mặt dài thườn thượt, bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn nét xấu xí. Cũng như vậy, nếu bạn đối xử khả ái với đời, chắc chắn đời sẽ đối xử tốt lại với bạn. Hãy học hỏi cách làm sao có bình an nơi chính bạn, và đời cũng sẽ bình an với bạn.

Tâm con người quá gian trá đến nỗi họ không chịu chấp nhận nhược điểm của mình. Họ luôn cố gắng bào chữa để chứng minh hành động của mình, tạo ảo tưởng mình vô tội. Nếu con người thực sự muốn tự do, con người phải can đảm thừa nhận những khuyết điểm của mình. Đức Phật dạy:

"Tìm thấy lỗi người thì dễ, nhưng tìm thấy lỗi mình thì quả là khó".

[Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt, Vì sao tin Phật]

III. HÒA BÌNH BẰNG NGŨ GIỚI

Ðứng về quan điểm của người Phật tử, có một phương cách khác để tạo hòa bình là giữ gìn năm giới. Là Phật tử hay không phải Phật tử, bất luận ai nghiêm trì năm giới tối thiểu (pancasīla -- kiêng cử sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, vọng ngữ và dùng chất say) sẽ đem lại hòa bình và hòa hợp bất cứ ở đâu. Người ta không lo sợ hay hoài nghi người thọ trì và thực hành năm giới; bởi vì những người ấy không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không say sưa, mà là những người có lòng tốt, cố gắng mở rộng hòa bình, hòa hợp, tình huynh đệ và đoàn kết.

Do đó Ðức Bổn Sư dạy:

"Nơi đây, này chư tỳ khưu, một đệ tử từ bỏ sát sanh là kiêng cử trong vấn đề sát sanh ... từ bỏ trộm cắp là kiêng cử trong vấn đề trộm cắp ... từ bỏ tà hạnh là kiêng cử trong vấn đề tà hạnh ... từ bỏ nói dối là kiêng cử trong vấn đề ăn nói giả dối ... từ bỏ uống rượu mạnh là kiêng cử trong vấn đề rượu chè, và như thế ấy ban bố cho những chúng sanh khác quà tặng an ninh, không thù hận, và không gây tổn hại. Loại tâm tánh mà đem lại hạnh phúc và thoải mái tâm hồn, không bao giờ có chỗ trống để tình trạng ăn năn hối hận phát khởi, dẫn đến tái sanh tốt đẹp và là nền tảng cho một kiếp sống tốt, nơi đây và trong hiện tại, (loại tâm tánh như vậy) được gọi là đức hạnh".

[Hòa thượng Piyadassi - Phạm Kim Khánh dịch, Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện
"The Spectrum of Buddhism"]


IV. THÁI ĐỘ NGƯỜI PHẬT TỬ

Một Phật Tử không nên là kẻ gây hấn dù là để bảo vệ cho tôn giáo mình hay cho điều gì khác. Phật Tử phải gắng hết sức mình để tránh bất cứ loại bạo động nào. Đôi khi người đó bị bắt buộc phải đi đến chiến tranh bởi những người khác không tôn trọng quan niệm về tình huynh đệ giữa con người như Đức Phật dạy. Người đó có thể được kêu gọi đi bảo vệ đồng bào đang bị xâm lược, và bao lâu mà người đó chưa từ bỏ thế tục, người đó có bổn phận tham gia việc chiến đấu cho hòa bình và tự do. Trong trường hợp ấy, người đó không bị chê trách gì về hành động của mình khi trở thành một quân nhân hay phải tham gia trong công cuộc bảo vệ. Tuy nhiên, nếu mọi người đều theo lời khuyên của Đức Phật, không có lý do nào để chiến tranh có thể xẩy ra trên thế giới này. Bổn phận của mọi người có văn hóa là phải tìm mọi đường lối và phương cách giải quyết những tranh chấp trong đường lối hòa bình, mà không cần phải tuyên chiến để giết hại đồng loại. Đức Phật không dạy các tín đồ của Ngài phải đầu hàng bất cứ hình thức bạo lực tội lỗi của con người hay của một đấng siêu nhân nào.
Thực ra với lý trí và khoa học, con người đã có thể chinh phục thiên nhiên, tuy nhiên họ vẫn chưa bảo đảm được đời sống của chính mình. Tại sao đời sống lại nguy hiểm ? Trong khi tận tình phục vụ cho lý trí và được điều động bởi khoa học, con người đã quên đi mình có một tấm lòng đã bị sao lãng, đã để bị héo hon và ô nhiễm bởi những đam mê.

Nếu chúng ta không thể bảo toàn đời sống của mình, thì làm sao thế giới có thể hòa bình được ? Muốn có hòa bình, chúng ta phải rèn luyện tâm để đối đầu với các sự kiện. Chúng ta phải khách quan và khiêm tốn. Chúng ta phải nhận định rằng không có một người hay một quốc gia lại luôn luôn sai lầm. Muốn có hòa bình, chúng ta cũng phải cùng nhau chia sẻ tài nguyên phong phú của trái đất, không nhất thiết phải đồng đều nhưng ít ra cũng phải hợp lý. Không bao giờ có một sự đồng đều tuyệt đối nhưng chắc chắn có thể có một mức công bằng đáng kể.

Thật không thể hiểu được là năm phần trăm dân số trên thế giới được tận hưởng 50 phần trăm tài nguyên, hay hai mươi lăm phần trăm trên thế giới được nuôi dưỡng đầy đủ, và một số được nuôi dưỡng dư thừa, trong khi bẩy mươi lăm phần trăm trên thế giới lúc nào cũng bị đói kém. Hòa bình chỉ có thể đạt được khi tất cả các quốc gia muốn cùng nhau chia sẻ và chia sẻ hợp lý, người giàu giúp người nghèo, người khỏe giúp người yếu, như vậy tạo tình thiện chí quốc tế. Chỉ khi những điều kiện trên đây có được, chúng ta mới có thể hình thành một thế giới không chấp nhận chiến tranh.

Cuộc chạy đua vũ khí điên rồ phải chấm dứt! Hãy nỗ lực xây dựng trường học thay vì chiến hạm, bệnh viện thay vì vũ khí hạt nhân. Tiền bạc và mạng sống con người mà bao nhiêu chính phủ đã đổ ra trên bãi chiến trường phải được chuyển hướng vào công cuộc kiến thiết kinh tế nâng cao mức sống con người.

Thế giới không thể có hòa bình cho đến khi nào con người và các quốc gia từ bỏ những tham muốn vị lợi, xóa tan được óc kiêu ngạo về giống nòi, và nhổ tận gốc rễ khát vọng ích kỷ để chiếm đoạt sở hữu và quyền uy. Của cải không bảo đảm hạnh phúc. Chỉ tôn giáo mới mong ảnh hưởng được sự chuyển hóa thiết yếu cho con tim nhân loại và thực hiện giải trừ vũ trang đúng nghĩa đối với tâm ý con người.

Tất cả tôn giáo đều dạy ta không được giết hại; nhưng bất hạnh thay giới luật quan trọng này bị lờ đi vì phương tiện. Ngày nay, với vũ trang tân tiến, con người có thể sát hại cả triệu nhân mạng trong một giây, nhiều hơn những bộ lạc cổ xưa chém giết nhau trong một thế kỷ.

Bất hạnh thay nhiều người trong nhiều xứ đã mang các nhãn hiệu, khẩu hiệu, biểu ngữ tôn giáo lại vào chiến trường. Họ không hiểu rằng họ đang làm ô nhục danh nghĩa đẹp đẽ của tôn giáo. Đức Phật nói: "Này các Thầy, do tham dục, quốc vương đánh nhau với quốc vương, hoàng tử với hoàng tử, thầy tu với thầy tu, công dân với công dân, mẹ tranh cãi với con, con tranh cãi với cha, anh em với anh em, anh với chị, em gái với anh trai, bạn với bạn". (Trung Bộ Kinh)

Chúng ta có thể sung sướng nói rằng trong 2500 qua chưa bao giờ người con Phật gây ra xích mích hay xung đột trầm trọng dẫn đến chiến tranh dưới danh nghĩa của tôn giáo này. Đó là kết quả tích cực của đặc tính năng động về quan niệm khoan dung bao hàm trong Phật Pháp.

[Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt, Vì sao tin Phật]

V. ĐỨC PHẬT KHUYÊN DẠY VỀ HÒA BÌNH

Ðức Phật bài bác niềm tin của giai cấp Sát-đế-lỵ (võ tướng) khi ngài dạy rằng: "Các võ tướng chiến sĩ ngã xuống ngoài mặt trận sẽ phải chịu một tái sanh bất hạnh vì nghiệp lực. Do các hận sân của vị ấy tăng trưởng đối với kẻ thù, một chiến sĩ chết trận có thể tái sanh vào Ðịa ngục Sarājitā, ngài tuyên bố như vậy" (SN 42. 3). Mặc dù sự trận vong của người anh hùng có ích lợi cho tổ quốc, nó lại đem đến một tái sanh khổ đau cho người tử sĩ.

Chủ trương hòa bình vô điều kiện của đức Phật biểu lộ rõ ràng trong ba vần kệ của Pháp Cú, ở đó ngài diễn tả bất bạo động là phương tiện chấm dứt thù nghịch hận sân:

"Nó làm nhục tôi, tấn công tôi!
Nó chiến thắng tôi, cướp của tôi!"
Ai chứa trong lòng tư tưởng ấy,
Hận thù như vậy chẳng hề nguôi.
"Nó làm nhục tôi, tấn công tôi!
Nó chiến thắng tôi, cướp của tôi!"
Không chứa trong lòng tư tưởng ấy,
Hận thù như vậy sẽ dần nguôi.
Các mối hận thù giữa thế gian
Chẳng hề tiêu diệt bởi lòng sân,
Vô sân trừ khử niềm sân hận,
Ðịnh luật muôn đời của cổ nhân". (Dhp 3-5)

Khi các tôn giáo của dân bản xứ Ấn Ðộ bị người Hồi giáo đàn áp vào thế kỷ thứ mười một và mười hai, hàng ngàn Tỳ-kheo chịu để cho họ giết mà không kháng cự. Các nguồn kinh điển Tây Tạng đã ghi nhận hành động tự điều phục bản thân anh dũng ấy.

[H.W. Schumann (1982) - Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997), Ðức Phật Lịch Sử (The Historical Buddha)]

* Có lẽ vào dịp viếng thành Kapilavatthu lần thứ hai này Đức Phật làm người trung gian hòa giải cuộc xung đột về việc sử dụng nguồn nước sông Rohinī. Sông Rohinī (nay là Rowai) làm biên giới giữa cộng hòa Sakya và lãnh thổ bộ tộc Koliya, đã được ngăn bằng con đập do hai bộ tộc này cùng xây từ đó họ kéo nước đổ vào đồng ruộng. Vào khoảng tháng Năm - Sáu năm 523, mực nước thấp đến độ chỉ đủ đưa vào một bên bờ này hoặc bờ kia, nên cuộc tranh cãi bùng ra giữa nông dân hai bộ tộc Sakya và Koliya. Những lời lẽ mạ lỵ được hai bên tung vào nhau và một cuộc xung đột - Kinh Ðiển gọi đó là một chiến tranh - hình như không tránh khỏi.

Lúc ấy đức Phật đương giữa hai trận tuyến như người trung gian hòa giải. Uy danh của ngài là bậc Giác Ngộ, địa vị ngài là người thân tín của vua Pasenadi, vị Ðại Vương mà cả hai bộ tộc đều làm chư hầu, cùng biện tài của ngài đã tạo nên phép thần kỳ hy hữu ít ai ngờ được. Bằng cách nêu lý luận rằng: "Nước sông không giá trị bằng nhân mạng, ngài đã ngăn chận thành công sự đổ máu và xoa dịu những người tranh cãi đầy cuồng nộ ấy". (Jāt 536)

[H.W. Schumann (1982) - Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997), Ðức Phật Lịch Sử (The Historical Buddha)]

* Năm 484 trước CN, vua Ajītasattu dự định gây chiến với tám nước cộng hòa và các bộ tộc hợp thành liên bang Vajjī - trong số đó, hai nước quan trọng nhất là cộng hòa Licchavi, với thủ đô ở Vesalī và cộng hòa Videha với thủ đô ở Mithilā. Ông bảo rằng họ càng ngày càng hùng cường (DN 16); chắc hẳn là ông chỉ muốn sáp nhập lãnh thổ của họ vào vương quốc của ông. Ða số đế vương xem chuyện hiển nhiên là làm cho nước mình phú cường bằng sự thiệt hại của nước lân bang! (MN 82).

Biết rằng đức Phật quen thuộc lãnh thổ Vajjī và thân thiết với cư dân ở đấy, nhà vua sai đại thần, Bà-la-môn Vassakara, đến hỏi ý kiến ngài. Ðức Phật giảng giải cho vị đại thần biết có bảy điều kiện để một nước cộng hòa ổn định: đó là thường xuyên họp hội đồng và tham dự đông đủ, thông qua quyết định bằng cách tán đồng ý kiến, giữ vững các truyền thống luật lệ chăm sóc người già cả, bảo vệ phụ nữ, duy trì các đền đài thánh tích và cung cấp đúng pháp cho các vị A-la-hán từ các nơi đến cư trú tại đó. Bao lâu các điều kiện trên còn tồn tại đối với Vajjī - như chúng đã thực sự tồn tại - thì nước họ không thể suy thoái được.

Ðại thần Vassakāra tán thán các lời dạy của đức Phật và nói rằng nếu dân Vajjī không thể bị đánh bại bằng chiến trận công khai thì cần phải chiến thắng họ bằng cách tuyên truyền khôn khéo và gieo mầm chia rẽ giữa dân chúng (DN 16). Và quả thực về sau vua Ajītasattu sai thám tử và những kẻ gây rối chính trị đến các nước cộng hòa kia.

[H.W. Schumann (1982) - Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997), Ðức Phật Lịch Sử (The Historical Buddha)]

Khi nói đến Phật Giáo, người con Phật luôn đi theo những giới điều, tu hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn thì sẽ có được một đời sống sự an nhiên tự tại, không tranh đua hơn thiệt với đời. Không phải người Tu Phật phớt lờ thế sự hay trốn tránh cuộc đời mà duy chỉ một điều là lý tưởng của họ không màng danh lợi, bon chen, chỉ mong tìm đến sự an nhiên tự nơi tâm mà thôi.

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551 (tiếp theo): Đức Phật và Niềm hy vọng ở ngày mai, do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2007


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 04 năm 2007

Tri chúng: Tinh Tấn

Tri chúng điền khuyết: Bich Thu

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật trong Đời sống hằng ngày của người Phật tử


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, TCđk, NguonDucHanh, Hat Cat, Tinh Tan, TN Nhu Nguyen, Upekha, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54, VoThuong09, Karuna
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: TC, TCdk, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: TC, TCdk, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - Tinh Tan.

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, Tinh Tan, Nguon Duc Hanh.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Hat Cat, Nguonduchanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.


________________ Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 29 tháng 04 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật trong Đời sống hằng ngày của người Phật tử do Phật tử Hạt Cát chủ biên - TT Giác Đẳng điều hợp chương trình.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đề Án mùa Khánh Đản 2551

Đức Phật trong Đời sống hằng ngày của người Phật tử

Chủ Biên: Phật tử Hạt Cát
____________

Chúng con kính cung thỉnh ................ từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.

I- Giáo huấn của Đức Phật đối với các mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ, vợ chồng, con cái.

Một số người vẫn thường nghĩ rằng Đức Phật với giáo lý chủ trương giải thoát sanh tử luân hồi thì lời giảng dạy của Ngài chỉ dành cho những ai muốn đi con đường liễu sanh thoát tử, Ngài chỉ giảng giải, hướng dẫn những pháp hành nào đưa đến kết quả chứng đạt Niết Bàn tịch tịnh cho các hàng đệ tử của Ngài là những bậc ly gia cát ái, quay lưng lại với nếp sống thế tục, bỏ mặc trần gian vui ít khổ nhiều. Chính vì nghĩ như thế cho nên mới có những câu hỏi đại loại như "Nếu như ai cũng đi tu, ai cũng xuất gia hết thì xã hội sẽ ra sao, ai là người sản xuất tạo ra phương tiện tiêu dùng" v.v...

Nếu ai đó hiểu Phật Giáo và Đức Phật như thế thì thật là một điều đáng tiếc trước nhất cho chính bản thân của người ấy, vì đó là một sự thiếu sót, một sự thiệt thòi lớn lao, không chỉ cho bản thân người ấy mà cho cả gia đình, những người thân thuộc chung quanh của họ nữa. Vì sao gọi là một sự thiếu sót, sự thiệt thòi lớn lao ? Với những câu hỏi này, ta có thể hiểu rằng người ta đã không có được duyên may biết đến những lời vàng ngọc của Đức Phật nằm đâu đó trong tam tạng Pali hết sức gần gũi với đời thường, hết sức thiết thực cho một nền tảng đạo đức gia đình. Bởi vì không thông suốt nên không thể thực hành, không thể đem những lời giảng dạy của bậc đạo sư áp dụng vào đời sống hằng ngày nên không thể gặt hái những thành quả lợi lạc của nó, những thành quả mà tính chất tốt đẹp của nó đã tạo dựng nên một nền tảng văn hoá đạo đức hình thành một guồng máy gia đình thuận hoà hưng thịnh vững bền nếu như tất cả mọi thành viên của một gia đình đều thấm nhuần những lời giáo huấn này. Và không phải chỉ là những lời giáo huấn một cách khô khan, giáo điều cứng ngắt, Đức Phật còn hướng dẫn thêm cho chúng ta những phong cách ứng xử giữa con người với nhau một cách tinh tế phù hợp với bất cứ thời đại nào.

Một ví dụ nhỏ trong lời giáo giới thanh niên Thi Ca La Việt về năm điều người chồng nên đối đãi với vợ, khi nghe bậc đạo sư vĩ đại của nhân loại, từ 2500 năm trước, dạy rằng một trong năm điều mà người chồng nên đối đãi với vợ là hãy thường mua sắm nữ trang cho vợ (Kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt) thì bất cứ người phụ nữ nào, bất cứ thời đại nào, và ở bất cứ vùng đất nào trên quả địa cầu nầy đều lấy làm hoan hỷ, Điều mà hiện nay các đức ông chồng trên thế giới đều cố gắng làm cho vợ, mọi người cứ ngỡ rằng đấy là nhu cầu của thời đại mới, không ai lại ngờ rằng Đức Phật đã nhắc nhở cho người cư sĩ tục gia của Ngài từ thưở xa xưa, ngày nay, khi đọc đến đoạn kinh này, người ta không khỏi kinh ngạc mà thốt nên lời tán thán, "Ôi! bậc đạo sư của con, Ngài thật là một nhà tâm lý vô cùng tinh tế". Con đề nghị các chùa nếu có nhận lời chứng minh hôn lễ cho thiện nam tín nữ thì nên tụng bài kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt này.

Trong phần đầu tiên của chủ đề hôm nay "Đức Phật trong đời sống hằng ngày của người Phật tử", nói về cách đối xử trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, chủ tớ chỉ một bài kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt chúng ta hầu như đã thấy được đầy đủ nền tảng văn hóa đạo đức gia đình mà Ngài đã giảng dạy cho thanh niên Sigālovāda như được trích dẫn tóm lược dưới đây:

a- Trường hợp giữa cha mẹ và con cái

"Này Gia chủ tử, có năm trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: "Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời". Này Gia chủ tử, được con phụng dưỡng như phương Ðông, theo năm cách như vậy, cha mẹ có lòng thương tưởng đến con theo năm cách: Ngăn chận con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con.

b- Trường hợp giữa chồng và vợ

Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ " Kính trọng vợ, không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ" Này Gia chủ tử, được chồng đối xử theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.

c- Trường hợp giữa chủ nhân và nô bộc.

Này Gia chủ tử, có năm cách một vị Thánh chủ nhân đối xử với hạng nô bộc như phương Dưới: Giao việc đúng theo sức lực của họ; lo cho họ ăn uống và tiền lương; điều trị cho họ khi bệnh hoạn; chia xẻ các mỹ vị đặc biệt cho họ; thỉnh thoảng cho họ nghỉ phép. Này Gia chủ tử, các hàng nô bộc được Thánh chủ nhân đối xử với năm cách như kia, có lòng thương tưởng đối với vị chủ nhân theo năm cách như sau: Dậy trước khi chủ dậy; đi ngủ sau chủ; tự bằng lòng với các vật đã cho; khéo làm các công việc; đem danh tiếng tốt đẹp cho chủ.


Ngài không phải là bậc đạo sư chỉ giảng dạy pháp hành diệt khổ, làm chủ sanh già bệnh chết, giải thoát sinh tử luân hồi cho các hàng đệ tử xuất gia tầm cầu chân lý mà còn quan tâm hướng dẫn chúng sinh một nền tảng luân lý đạo đức văn hoá rất tinh tế trong đời sống hằng ngày ở mọi lãnh vực từ cách đối xử với người thân trong gia đình như cha mẹ đối với con cái và ngược lại, chồng đối với vợ, vợ đối với chồng, chủ tớ , dạy dỗ cho thiếu nữ sắp về nhà chồng phải làm thế nào đễ giữ vững hạnh phúc gia đình như trong bài kinh Gia Chủ Ugga trong Tăng Chi Bộ Kinh được trích dẫn tóm tắt như sau.

- Này các thiếu nữ, các Con hãy học tập như sau: "Ðối với những người chồng nào, mẹ cha cho các con, vì muốn lợi ích, vì tìm hạnh phúc, vì lòng thương tưởng, vì lòng từ mẫn khởi lên, đối với vị ấy, chúng ta sẽ thức dậy trước, chúng ta sẽ đi ngủ sau cùng, vui lòng nhận làm mọi công việc, xử sự đẹp lòng, lời nói dễ thương".

- Các Con cần phải học tập "Những ai, chồng ta kính trọng, như mẹ, cha, Sa-môn, Bà-la-môn, chúng ta sẽ tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường và khi họ đến, chúng ta sẽ dâng hiến họ chỗ ngồi và nước".

- Các Con cần phải học tập "Phàm có những công việc trong nhà, chúng ta sẽ phải thông thạo, không được biếng nhác, tự tìm hiểu phương pháp làm, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để sắp đặt người làm".

Các Con cần phải học tập "Trong nhà người chồng, phàm có nô tỳ nào, hay người đưa tin, hay người công thợ, chúng ta sẽ phải biết công việc của họ với công việc đã làm; chúng ta sẽ phải biết sự thiếu sót của họ với công việc không làm. Chúng ta sẽ biết sức mạnh hay sức không mạnh của những người đau bệnh. Chúng ta sẽ chia các đồ ăn, loại cứng và loại mềm, mỗi người tùy theo phần của mình".

Các Con cần phải học tập "Phàm có tiền bạc, lúa gạo, bạc và vàng người chồng đem về, chúng ta cần phải phòng hộ, bảo vệ chúng, và sẽ gìn giữ để khỏi ăn trộm, ăn cắp, kẻ uống rượu, kẻ phá hoại".v.v...


II- Giáo huấn của Đức Phật đối với các mối quan hệ ngoài xã hội, tăng chúng, thầy tổ, bạn bè.

Đi ra khỏi ngưỡng cửa gia đình một chút, nói về cách đối đãi nhau giữa những mối quan hệ khác trong xã hội, đối với Tam Bảo Phật Pháp Tăng, về ơn thầy tổ, tình nghĩa bạn bè, v.v... nhất nhất, Đức Phật đều để lại cho chúng ta một lời giáo huấn kim chỉ nam hết sức chi li phù hợp với mọi thời đại, mọi xã hội. Chúng ta hãy nghe xem Đức Phật giảng dạy như thế nào trong phần trích dẫn tóm tắt thuộc bài kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt.

a- Trường hợp tăng chúng và tín chúng

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với các vị Sa-môn, Bà-la-môn :Có lòng từ trong hành động về thân; về khẩu; về ý; mở rộng cửa để đón các vị ấy; cúng dường các vị ấy các vật dụng cần thiết. Này Gia chủ tử, các vị Bà-la-môn, Sa-môn được vị thiện nam tử đối xử như phương Trên theo năm cách như vậy, có lòng thương tưởng vị thiện nam tử ấy theo năm cách sau đây: Ngăn họ không làm điều ác; khuyến khích họ làm điều thiện; thương xót họ với tâm từ bi, dạy họ những điều chưa nghe; làm cho thanh tịnh điều đã được nghe; chỉ bày con đường đưa đến cõi Trời.

b- Trường hợp thầy và trò

Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.

c- Trường hợp bạn bè với nhau

Này Gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè "Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt". Này Gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: Che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử.


Thậm chí đến việc thế nào là một người bạn tốt, Đức Phật cũng hướng dẫn cho chúng ta thật rõ ràng cũng trong Kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt.

- Này Gia chủ tử, có bốn loại người được xem không phải là bạn. Người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn với những điều như cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, làm vì mưu lợi cho mình. Người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn với những điều như tỏ lộ thân tình việc đã qua; tỏ lộ thân tình việc chưa đến; mua chuộc cảm tình bằng sáo ngữ; khi có công việc, tự tỏ sự bất lực của mình. Kẻ nịnh hót phải được xem không phải bạn với những điều như đồng ý các việc ác; không đồng ý các việc thiện; trước mặt tán thán; sau lưng chỉ trích. Người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn với những điều như là bạn khi mình đam mê các loại rượu; là bạn khi mình du hành đường phố phi thời; là bạn khi mình la cà đình đám hý viện; là bạn khi mình đam mê cờ bạc. Bốn loại người này được xem không phải là bạn.

- Này Gia chủ tử, bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật: Người bạn giúp đỡ với những điều như che chở cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, che chở của cải cho bạn khi bạn vô ý phóng dật, là chỗ nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, khi bạn có công việc sẽ giúp đỡ cho bạn của cải gấp hai lần những gì bạn thiếu. Người bạn chung thủy trong khổ cũng như trong vuivới những điều như nói cho bạn biết điều bí mật của mình; giữ gìn kín điều bí mật của bạn; không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn; dám hy sinh thân mạng vì bạn. Người bạn khuyên điều lợi íchvới những điều như ngăn chận bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Người bạn có lòng thương tưởng với những điều như không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chận những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Bốn loại bạn này phải được xem là bạn chân thật.


III - Giáo huấn của Đức Phật đối với sự nghiệp, sinh kế, an nguy của người Phật tử.

Vẫn có người nghĩ rằng Đạo Phật với giáo lý từ bỏ mọi tham ái, dục vọng, và vì tài sản vật chất thế gian khiến con người bị tham đắm dính mắc nên chẳng cần phải nỗ lực làm lụng gây dựng tài sản, chẳng cần phải làm giàu, và họ cứ sống lây lất trong nghèo khổ thiếu thốn triền miên. Thật ra điều này cũng đã được Đức Phật nghĩ đến và Ngài đã giảng dạy lý do và cách gầy dựng tài sản cùng cách sử dụng tài sản chân chính đúng pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ phẩm Vua Munda.

- Này Gia chủ, có năm lý do này để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm ?

Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp; tự làm mình an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho mẹ cha an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc; làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm công được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản. Vị ấy làm cho bạn bè thân hữu an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thứ hai để gầy dựng tài sản. Các tai họa từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ kẻ thù hay từ các người thừa tự được chận đứng, và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Ðây là lý do thứ ba để gầy dựng tài sản. Vị ấy hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho hương linh đã chết (peta), hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản. Vị ấy đối với các Sa-môn, Bà-la-môn nào ly kiêu mạn, ly phóng dật, an trú nhẫn nhục, nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự mình, đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh giới chư Thiên, được quả dị thục, đưa đến cõi trời. Ðây là lý do thứ năm để gầy dựng tài sản.


Chúng ta cứ tưởng rằng chỉ có xã hội ngày nay mới đầy bất an, những phương pháp tránh né phiền toái cần được áp dụng để bảo đảm an nguy cho bản thân không ngờ rằng Đức Phật cũng đã giảng dạy từ hơn 2,500 năm trước, cho đến những trường hợp lớn lao hơn, từ chuyện làm cách nào để tạo dựng sự nghiệp chánh mạng và giữ gìn tài sản gia đình đến việc an nguy cá nhân khi phải đi ra khỏi nhà, cũng trong bài Kinh Giáo Giới Thi Ca La Việt, chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy về sáu cửa suy vong (Apāyamukha), ngõ đi dẫn đến tai hại và tiêu hao tài sản:

1. Say sưa rượu chè (Surāmerayamajjapamādaṭṭhānānuyogo). Say sưa có sáu điều nguy là tài sản tiêu hao, gây sự tranh cãi, phát sanh bệnh tật, đánh mất danh dự, lõa lồ trâng tráo, trí tuệ suy giảm.

2. Du hành đường phố phi thời (Vikālavisikhācariyānuyogo). Đi chơi đêm có sáu điều nguy là không giữ được mình, không giữ được vợ con, không giữ được tài sản, dễ bị tình nghi, thành nạn nhân tin đồn, chuốc lấy ưu phiền.

3. La cà chốn du hí (Samajjhābhicaraṇaṃ). Đến hí trường có năm đều nguy là công việc đình trệ, thối thất siêng năng, mất nhiều thời gian, hao tốn tiền của, bận rộn tâm tìm chỗ vũ nhạc ca hát.

4. Đam mê cờ bạc. (Jūtappamādaṭṭhānānuyogo). Cờ bạc có sáu điều nguy là thắng sinh thù oán, thua bị khổ đau, tài sản bị tổn thất, lời nói không hiệu lực, bạn bè khinh miệt, người đời không dám gả cưới.

5. Giao du ác hữu (Pāpamittānuyogo). Chơi bạn xấu có sáu điều nguy là ảnh hưởng thói cờ bạc, ảnh hưởng thói điếm đàng, ảnh hưởng thói rượu chè, ảnh hưởng thói gian xảo, ảnh hưởng thói lường gạt, ảnh hưởng thói côn đồ.

6. Quen biếng nhác (Ālassānuyogo). Tính lười biếng làm cho không thu hoạch tài sản hoặc tiêu hao tài sản vì thối thác làm việc với sáu lý do là nghĩ rằng lạnh quá, nóng quá, sớm quá, trễ quá, đói quá, no quá.
[31. Kinh Giáo Giới Thi-ca-la-việt (Sigālovāda sutta)]


Đối với vấn đề thọ mạng chúng sinh, Đức Phật không vì giáo lý vô thường, vô ngã mà không giảng dạy cho chúng ta những điều căn bản để giữ gìn thân thể được khỏe mạnh dài lâu, trong một bài kinh thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, Phẩm Bệnh, Đức Phật giảng dạy năm phương pháp làm tăng tuổi thọ (Āyussadhamma) như sau:

1. Làm việc thích hợp (Sappāyakārī), là làm việc không quá phí sức, làm việc điều hòa.

2. Tiết độ trong sự thích hợp (Sappāye mattaññū), là biết vừa phải trong việc ăn uống sao cho thích hợp.

3. Ăn đồ dễ tiêu hóa (Pariṇatabhojī), là tránh ăn những thức ăn khó tiêu hóa làm cho cơ thể mệt mỏi.

4. Sở hành hợp thời (Kālacārī), là sự đi, đứng, nằm, ngồi đúng lúc và điều hóa.

5. Sống phạm hạnh (Brahmacārī), là không trụy lạc, không đam mê sắc dục.


IV- Giáo huấn của Đức Phật đối với tình hình quốc gia, thuật trị nước.

Đức Phật không phải là bậc đạo sư chỉ thông suốt những gì nằm trong lãnh vực đạo pháp mà Ngài đã truyền trao, giáo pháp của Ngài không những thấm nhuần từ hạng thứ dân cùng khổ mà còn lan rộng đến các hàng ngũ vương giả, hàng ngũ cầm cân nẩy mực của một quốc gia, thậm chí trong lãnh vực thương mại, kinh tế, quân sự chính trị, nếu có thể đem áp dụng giáo pháp vào thuật trị nước, một quốc gia mà tất cả con dân trong nước dù phải hay không phải Phật tử, nếu sống đúng với nền tảng văn hoá đạo đức căn bản của Phật Giáo, chắc hẳn quốc gia đó sẽ là một quốc gia thái bình thịnh trị, không một nước thù nghịch nào có thể làm phương hại đến nền an ninh của quốc gia này, một ví dụ trong Kinh Tăng Chi Bộ Phẩm Bạt kỳ đã nói lên điều này được tóm tắt như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Ajātasattu, con bà Videhi vua nước Magadha muốn chinh phạt dân chúng Vajjī. Vua nói với Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha:

- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, vấn an Ngài có ít bệnh, ít não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú: "Bạch Thế Tôn, Ajātasattu con bà Videhi, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài ít bệnh, ít não, khinh an, lạc trú". Và khanh bạch tiếp: "Bạch Thế Tôn, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha muốn chinh phạt dân Vajjī. Vua tự nói: "Ta quyết chinh phạt dân Vajjī này, dầu họ có uy quyền, có hùng mạnh. Ta quyết làm cỏ dân Vajjī. Ta sẽ tiêu diệt dân Vajjī. Ta sẽ làm cho dân Vajjī bị hoại vong". Thế Tôn trả lời khanh thế nào, hãy ghi nhớ kỹ và nói lại ta biết. Các bậc Như Lai không bao giờ nói không như thật.

- Tâu Ðại vương, xin vâng.

Bà-la-môn Vassakāra, đại thần nước Magadha vâng theo lời dạy của Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Gotama, vấn an Ngài có ít bệnh, ít não, khinh an, lạc trú. Thưa Tôn giả Gotama, vua nước Magadha muốn chinh phạt dân xứ Vajjī", và vị đại thần lập lại những lời nói của Vua Ajātasattu.


Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda đứng quạt phía sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn hỏi Tôn giả Ananda bảy điều như sau:

- Này Ānanda, Thầy có nghe dân Vajjī thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau không ? Thầy có biết dân Vajjī tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết không ? Thầy có nghe dân Vajjī không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjī như đã ban hành thời xưa không ? Thầy có nghe dân Vajjī tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjī, và nghe theo lời dạy của những vị này không ? Này Ānanda, Thầy có nghe dân Vajjī không bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ Vajjī phải sống với mình không ? Thầy có nghe dân Vajjī tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjī ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không ? Thầy có nghe dân Vajjī bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjī, khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc không ?

Và tôn giả Ānanda tuần tự hồi đáp Đức Phật rằng người dân Vajjī có tụ họp đông đảo và tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán và làm việc trong niệm đoàn kết, có tuân thủ những luật lệ được ban hành, có sống đúng truyền thống, có tôn sùng, có cúng dường và tuân theo giáo huấn của các bậc trưởng lão, người dân Vajjī không có bắt cóc, không có cưỡng hiếp phụ nữ Vajjī, có tôn sùng, có cúng dường các tự miếu đúng quy pháp của Vajjī, có bảo hộ che chở đúng pháp các vị A La Hán tại Vajjī.

Đức Phật cũng tuần tự nói với tôn giả Ānanda rằng dân Vajjī sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm khi họ sống đúng theo bảy pháp không bị suy giảm như trên.

Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakāra đại thần nước Magadha:

- Này Bà-la-môn, một thời, Ta sống ở Vesāli, tại tự miếu Sārandada, Ta dạy cho dân Vajjī bảy pháp không bị suy giảm này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp không bị suy giảm, được duy trì giữa dân Vajjī, khi nào dân Vajjī được giảng dạy bảy pháp không bị suy giảm này, thời này Bà-la-môn, dân Vajjī sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakāra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjī chỉ hội đủ một pháp không bị suy giảm này, thời dân Vajjī nhất định được lớn mạnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ các bảy pháp không bị suy giảm. Thưa Tôn giả Gotama, Ajātasattu, con bà Videhi, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjī ở chiến trận, trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Thưa Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.
[-Tăng chi Bộ Phẩm III. Phẩm Vajjī ( Bạt Kỳ)]

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551 (tiếp theo): Đức Phật đối với Chiến tranh và Hòa bình, do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2007


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 04 năm 2007

Tri chúng: Nguồn Đức Hạnh

Tri chúng điền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật trong Thi Ca


Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, TCđk, Karuna, Hat Cat, Tinh Tan, TN Nhu Nguyen, Upekha, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54, VoThuong09
http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Upekha, Bich Thu, Sangkhaly, Hat Cat.

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Bich Thu, Sangkhaly.

Người hoán chuyển bài cho Room: Hat Cat - TN Nhu Nguyen - Bich Thu.

Người post bài cho Room: Bich Thu, TN Nhu Nguyen, Upekha.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Upekha, TN Nhu Nguyen, Hat Cat.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có):
Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

________________ Chị Upekha bận xin nghỉ phép.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2007


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 04 năm 2007

Tri chúng: Tinh Tấn

Tri chúng điền khuyết:

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật và Tuổi trẻ.

Giảng Sư Chính: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC, Tinh Tan, Hat Cat, TN Nhu Nguyen, Nguon Duc Hanh, Upekha, Karuna, Anitya, Sangkhaly, Minh Chau54,
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: TC, Bich Thu, Hat Cat .

Người mở nhạc và kinh tụng: TC, Bich Thu, Hat Cat.

Người hoán chuyển bài cho Room: Nguon Duc Hanh - Hat Cat (đk).

Người post bài cho Room: Bich Thu, Hat Cat, NguonDucHanh.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: NguonDucHanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

________________ Chị Upekha bận xin nghỉ phép.

Bài Đọc ngày thứ Năm của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 27 tháng 04 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật và Tuổi trẻ do TT Giác Đẳng hướng dẫn.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đề Án mùa Khánh Đản 2551

Đức Phật và Tuổi trẻ

Chủ Biên: TT Tuệ Siêu
____________

Chúng con kính cung thỉnh ................ từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.

A. Phần giới thiệu:

Tuổi trẻ là lứa tuổi lý tưởng để tu tập bởi vì người trẻ có nhiều sức khỏe để học tập và thực hành giáo lý, người trẻ có nhiều nhiệt tâm để hoàn thành hoài bảo, người trẻ có trí nhớ và trí tuệ nhạy bén khi học hỏi và suy luận vấn đề.

Đức Phật là vị đã từ bỏ đời sống gia đình và ra đi tìm chân lý khi Ngài đang ở thời tuổi trẻ, năm 29 tuổi, và đã đắc quả Phật năm 35 tuổi.

Đức Phật thuyết pháp độ đời, giáo lý của Ngài “có sữa cho trẻ em, có thức ăn cho người già”. Không phải Đức Phật chỉ thiết lập đời sống phạm hạnh cho những người đã ngao ngán mùi tục luỵ đi tìm sự an lạc tinh thần trong tuổi già; trái lại Đức Phật còn rất quan tâm đến sự giáo dục tuổi trẻ và khích lệ tuổi trẻ tu tập.

B. Đức Phật đã nói về tuổi trẻ:

Một thời Đức Phật trú ở Jetavana tại thành Savatthī (Xá Vệ). Đức vua Pasenadi đến viếng thăm Đức Phật lần đầu tiên, khi đó Đức Phật hãy còn tuổi trẻ.

Vua Pasenadi biết nhiều về các vị ngoại đạo sư danh tiếng thời bấy giờ; các vị giáo chủ ấy là những người đã niên cao lạp trưởng.

Nhà vua hỏi Đức Phật là Ngài có tự cho mình đã chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác không ?

Đức Phật xác nhận là có và sự thật là thế. Nhà vua bèn nói với Đức Phật rằng, có vị giáo chủ đương thời nổi danh và là những vị niên cao lạp trưởng mà khi được hỏi mà Họ còn chưa dám tự nhận là đã đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác, sao sa môn Gotama là vị xuất gia trẻ tuổi, hậu sanh, mà là tự cho mình đã chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác ?

Đức Phật nói với vua Pasenadi như sau: “thưa đại vương, có bốn hạng trẻ (dahara) không nên khinh thường. Thế nào là bốn hạng trẻ ? đó là hoàng tử trẻ, một con rắn trẻ, một ngọn lửa trẻ (đóm lửa nhỏ), một vị tỷ kheo trẻ. Thưa đại vương, vị hoàng tử trẻ không nên khinh thường vì vị ấy đến thời sẽ làm vua có quyên sanh sát; con rắn trẻ chớ xem thường vì rắn độc dù nhỏ cũng có độc làm chết người; ngọn lửa trẻ không nên khinh thường vì đóm lửa nhỏ cũng có thể gây nên hoả hoạn, vị tỷ kheo trẻ không nên xem thường vì người trẻ với nhiệt quyết có thể thành tựu quả vị cao siêu”.

Nghe xong thời giảng giải của Đức Phật, vua Pasenadi vô cùng hoan hỷ và kính phục Đức Phật, nhà vua đã đảnh lễ và xin quy y tam bảo. (S.I.68)

C. Đức Phật giáo dục tuổi trẻ:

Khi Đức Thế Tôn trú ở Isipatana, do câu truyện của một công tử con nhà bá hộ trong thành Bārāṇasī.

Là người trẻ tuổi con nhà giàu, cậu công tử ấy sống xa hoa, hoang phí tài sản, sau khi cha mẹ qua đời để lại gia tài cho cậu ta, cậu ta đã làm suy sụp đến nổi phải đi xin ăn.

Đức Phật nhân câu chuyện nầy đã thuyết pháp để giáo dục những người trẻ như sau:

“Lúc trẻ không phạm hạnh
không thu hoạch tài sản
như cò già bên ao
không tôm cá, ủ rủ. (PC. 155)

Lúc trẻ không phạm hạnh
không thu hoạch tài sản
như cây cung bị gẫy
thở than thời dĩ vãng”. (PC. 156)

Một lần nọ, buổi sáng Đức Thế Tôn đi vào thành Savatthī để khất thực, trên đường đi. Ngài gặp một đám trẻ đang cầm gậy đập một con rắn, Ngài hỏi chúng có mong cho mình được an vui không ? chúng đáp là có. Đức Phật đã dạy bọn trẻ:

“Trong khi các con mong câu an lạc, mà các con đánh đập chúng sanh khác. Làm như thế các con không được an lạc đâu. Các con muốn cho mình an vui thì không nên đánh đập kẻ khác”. rồi Đức Thế Tôn ngâm lên bài kệ nầy:

“Chúng sanh cầu an lạc
ai dùng gậy hại người
dù muốn mình an vui
cũng không được an vui”. (PC. 131)

“Chúng sanh cầu an lạc
không dùng gậy hại người
tự mình muốn an vui
tất sẽ được an vui”. (PC. 132)

Bọn trẻ đã lãnh hội được lời dạy của Đức Phật, chúng đắc quả Dự Lưu, buông bỏ gậy trượng.

D. Đức Phật tán thán đối tượng tuổi trẻ:

Không có ít những người trẻ trong thời Đức Phật đã nỗ lực và thành tựu chánh trí từ quả vị Tu-Đà-hườn cho đến qua vị A-la-hán. Có những vị sa di chỉ với tuổi đời lên bảy thôi. Trong những trường hợp ấy, họ trở thành đối tượng để Đức Phật biểu dương, thuyết pháp.

Trong kinh pháp cú ghi lại có ít nhất là sáu vị sa di trẻ đã được Đức Phật lấy làm đề tài thuyết pháp cho hội chúng nghe.

Để tán thán vị sa di trẻ Paṇḍita sau khi thấy người làm ruộng dẫn thủy nhập điền, người chuốt tên uốn mũi tên, người thợ mộc đẽo gỗ, đã nhiệt tâm tu thiền quán và chứng quả A-La-Hán Đức Phật thuyết bài kệ rằng:

Người trị thủy dẫn nước
người làm tên uốn tên
người thợc mộc đẽo gỗ
bậc trí tự điều phục. (PC. 80)

Một câu chuyện khác về sa di Sumana. Vị sa di nầy là đệ tử của tôn giả Anuruddha, đã đắc quả A-La-Hán ngay khi thầy tế độ cạo tóc cho và dạy đề mục quán tưởng; và vị sa di nầy cũng có nhiều thần thông. Chính sa di Sumana đã thu phục được long vương tại hồ Anotatta để lấy nước hồ về trị bệnh cho thầy tế độ và dâng nước giải khát đến Đức Phật.

Sa di Sumana là vị sa di đặc biệt chỉ mới bảy tuổi đã được Đức Phật cho phép thọ tỳ kheo. Chư tăng bàn luận về vị ấy, Đức Phật đã thuyết lên bài kệ rằng:

Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ
chuyên tu giáo pháp Phật
làm sáng chói đời nầy
như trăng thoát khỏi mây. (PC. 382)

Còn rất nhiều mẫu chuyện về các vị xuất gia trẻ tuổi như sa di Sukha, sa di Rāhula, sa di Sankicca, sa di Tissa…

Đức Phật đã tán thán những con người trẻ tuổi vì họ có khả năng và lòng nhiệt huyết để giác ngộ chân lý, đã an lập cho chính mình một đời sống tinh thần tuyệt vời, họ xứng đáng dược tán thán.
________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551 (tiếp theo): Đức Phật trong Thi ca, do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2007


Nhật Hành

Ngày: 26 tháng 04 năm 2007

Tri chúng: Bích Thu

Tri chúng điền khuyết: Nhu Khanh

Môn học: Chương trình đặc biệt

Bài học: Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật trong cái nhìn của các nhà khoa học.

Giảng Sư Chính: TT Giác Đẳng

Giảng Sư Điền khuyết: TT Tuệ Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: TC đk, Sangkhaly, Nguon Đuc Hanh, Hat Cat, TN Nhu Nguyen, Upekha, Karuna, Anitya, Tinh Tan, Bich Thu, Minh Chau54
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: TC, Upekha

Người mở nhạc và kinh tụng: Upekha, Hat Cat, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu - Nhu Phuc (đk)

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Upekha, Hat Cat.

Người post và gửi bài riêng cho chư Tăng: TC, TN Nhu Nguyen.

Trực room (op): TC đk, Ops.

Thông báo (nếu có): Cô Minh Châu bận xin nghỉ phép.

Bài Đọc ngày thứ Năm của MC

Phần I
Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
MC1: Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 26 tháng 04 năm 2007 Phật lịch 2550. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551: Đức Phật trong cái nhìn của các nhà khoa học do TT Giác Đẳng hướng dẫn.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(MC1 của phần I: ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Chương trình hôm nay:

Đề Án mùa Khánh Đản 2551

Đức Phật trong cái nhìn của các nhà khoa học

Chủ Biên: NS Liễu Pháp
____________

Chúng con kính cung thỉnh ................ từ bi dẫn nhập chương trình hôm nay, Namo Buddhaya.

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật :

Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức].

Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ. [- Tiến Sĩ S. Radhakrishnan].

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"].

Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [- H.G. Wells].

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [- Giám mục Milman].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [- Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"].

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [- George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"].

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [- Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức].

Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí. [- Một Văn Hào].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18. [J.Robert Oppenheimer].

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [- Tổng thống Nehru].

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương].

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [- Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [- Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan,"Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [- Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].

4. Giáo pháp của Đức Phật:

Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời. [- Tiến Sĩ Graham Howe].

Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [- Tiến sĩ G. P. Malasekara].

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao ? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [- Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"].

Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].

Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [- Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương].

Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [- Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"].

Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].

Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].

Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng. [- Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [- Một Văn Hào Tây Phương"].

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". [Albert Einstein].

________________________________________

Phần II:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau/ Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng).

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ có Chương trình đặc biệt - Đề Án mùa Khánh Đản 2551 (tiếp theo): Đức Phật và Tuổi trẻ, do TT Giác Đẳng hướng dẫn. Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả hẹn ngày mai sẽ trở lại trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.