Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2005

Nhật Hành

Ngày: 30 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Hạt Cát

Tri chúngđiền khuyết: Gioi Huong

Môn học: Thiền Học

Bài học: Bài 1. Có hay không một công thức thiền tập?

Giảng sư chính: Sư Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TN Diệu Tịnh

Xướng ngôn viên cho bài học: TN Diệu Tịnh, Chánh Hạnh, Gioi Huong http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức: Chánh Hạnh(....), Khanh Van (...), Gioi Huong

Xướng ngôn viên điền khuyết: Chánh Hạnh, Khanh Van, Gioi Huong

Người mở room: mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Hạt Cát và mindvox

Người post bài cho Room: mindvox , Chánh Hạnh, Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):

Lớp Thiền Học

Bài 1. Có hay không một công thức thiền tập?

Một trong những bối rối của người tu Phật là câu hỏi: thiền học có nói đến một công thức nhất định không?. Nếu không có những qui định cụ thể thì càng nói càng rối. Nếu có thì người ta sợ đóng khung, một đại kỵ của pháp hành. Ba điểm dưới đây được nêu lên nhằm một phần trả lời câu hỏi nầy.


1. Trình tự hay không có trình tự
Có hai lý do khiến thiền học được trình bày như những công thức. Trước hết, trên phương diện văn tự, không thể quảng diễn một điều gì mà không có nói thứ lớp trước sau. Như trường hợp nhà văn viết về mùa thu trong một thành phố đẹp thì bố cục của bài văn nhất thiết là thứ lớp những nét thiên nhiên mà chúng ta cảm nhận thật sự bên ngoài. Thứ hai, trên phương diện thực tập người ta cần có những tuần tự từ bước khởi đầu rồi những bước kế tiếp. Khi đã thuần thục thì sự ứng dụng không theo trật tự như vậy. Thí dụ như một người học võ trong thời gian thực tập học và tập những bài quyền với những chiêu thức trước sau nhưng một khi đã nhuần nhuyễn thì không phải theo thứ lớp đó khi lâm trận. Đơn cử sự truyền dạy của Đức Phật về Bát Chánh Đạo thì theo thứ tự chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Nhưng khi trình bày theo tam học thì giới đứng đầu (gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), rồi định (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), sau cùng là tuệ (chánh kiến, chánh tư duy)


2. Giới học, định học, tuệ học
Cách tốt nhất để hiểu về thiền học có lẽ là qua ba tăng thượng học: giới, định và huệ. Giới là sự tiết chế thân, khẩu với những học giới. Định là sự tu tập nội tại với sự huân tập nghị lực, khả năng tập trung và sự tỉnh giác. Tuệ là sự nhận thức chân thực và thanh tịnh của tâm trí. Thiền học được xem là nằm trọn trong phần thứ hai.


3. Định học với chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định
Chữ "samadhi" hay tam muội thường dịch là định ở đây được hiểu là sư tu tập tâm ý bằng cách tôi luyện và phát triển nghị lực, khả năng tỉnh giác, khả năng tập trung. Ba chi phần của samadhi là chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Chánh tinh tấn là sự cố gắng đúng cách hay thái độ tích cực. Nỗ lực làm giảm thiểu hoặc trừ diệt ác pháp được xem là chánh tinh tấn. Nỗ lực làm khởi sanh và duy trì thiện pháp là mặt khác của chánh tinh tấn.
Chánh niệm là khả năng ghi nhận hành tướng của thân tâm. Sự ghi nhận, bám sát, biết rõ tạo nên khả năng tỉnh táo và giảm thiểu sức chi phối của pháp bất thiện vốn sanh khởi do sự quên lãng.
Chánh định là khả năng tập trung tư tưởng bằng cách pháp triển khả năng hướng tâm (tầm ), quan sát đối tượng (tứ), hân hoan (hỉ), thoả mãn (lạc) và an trú (định). Càng thuần thục thì các chi thiền càng giảm bớt.
Ba pháp trên được xem là sườn chính của thiền học.

Thảo Luận
1. Xin đơn cử ba ý nghĩa khác nhau của chữ samadhi
2. Có thể chăng chỉ cần tu tập một pháp trong 3 pháp thuộc định học mà không cần những pháp kia?
3. Chỉ và quán có thể song hành được chăng?

Suy nghiệm trong ngày
much suffering comes into thelife of one who tries to be any-where butherein the presentmoment

are youcontentwith where youare right now?
bạn có bằng lòng với vị trí hiện tại?
because "right nows" are all you have
Vì giây phút nầy là tất cả những gì bạn có
Tin Tức

No. 0282 NEW (Chánh Hạnh dịch/Khánh Văn đọc/ điền khuyết Trí Ðạt)
Gedhun Choekyi Nyima, Lạt Ma Panchen thứ 11 của Tây Tạng vẫn mất tích

CHRD Press StatementNgày 24/4/2005Năm 2005 đã được công bố là năm Quốc Tế của Gedhun Choekyi Nyima, Lạt Ma Panchen thứ 11 của Tây Tạng. Ông được 16 tuổi vào ngày 25/4/2005. Ðây là năm thứ 10 ông bị giam cầm ở Trung Quốc tại một nơi không được ai biết đến, sau khi ông và cha mẹ ông biến mất vào ngày 17/5/1995.14/5/1995 Đức Ðạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận Gedhu Choekyi Nyima 6 tuổi là hậu thân lần thứ 10 của Lạt Ma Panchen. Chính Phủ Trung Quốc đã tuyên bố không có hiệu lực và bất hợp pháp. 3 ngày sau, Gedhun Choekyi Nyima và cha mẹ ông biến mất và không ai được nhìn thấy nữa . Trung Quốc đã ký bản Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền Lợi Thiếu Niên ngày 29/8/1990 và được duyệt ngày 2/3/1992. Sự giam giữ Lạt Ma Panchen của Trung Quốc rõ ràng là vi phạm bản tuyên ngôn này ở quốc nội và Quốc Tế. Tháng 10/2000 một phái đoàn Anh Quốc đã được nhà cầm quyền Trung Quốc cho hay là cậu bé vẫn mạnh khoẻ và đang đến trường. Họ nói rằng cha mẹ của cậu không muốn truyền thông quốc tế đưa tin bừa bãi về cuộc sống của cậu. Hai bức ảnh nói là của Lạt Ma Panchen đã được đưa ra trình phái đoàn Anh Quốc cho thấy một cậu bé cùng tuổi với the Panchen Lama. Tuy nhiên không thể xác định được có phải là Panchen Lama hay không.Tháng 8/2001, Phái đoàn Nghị viên Ba lan viếng thăm Lhasa cũng được trả lời bằng những câu tương tự lập đi lập lại rằng Gedhun Choekyi Nyima vẫn khỏe mạnh, phái đoàn được hứa hẹn là sẽ nhận những tấm hình của Gedhun trong vòng 6 tuần nhưng chưa bao giờ nhận được. Sau đó Chính Phủ Ba Lan đã nhận được bức thư từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Warsaw nói rằng Gedhun Choekyi Nyima và cha mẹ của cậu không muốn cuộc sống bình yên của họ bị quấy rầy bởi người lạ, và chính quyền Trung Quốc tôn trọng tự do đã được lựa chọn của người dân, họ hy vọng rằng người Balan cũng nên hiểu điều này.Tháng 3/2002, phái đoàn của chính phủ từ Khu Tự Trị Tây Tạng (TAR) đã gặp phái đoàn nghị sĩ Châu Âu, và nhà cầm quyền một lần nữa nói là Gedhun Choekyi Nyima không muốn bị quấy rầy. Phái đoàn “TAR” từ chối trả lời những câu hỏi về những tấm hình đã hứa cung cấp cho phái đoàn Balan. Ðối với việc từ chối nhẹ nhàng về sự cung cấp những tấm hình chính xác của Gedhun hay cho phép người ta liên hệ trực tiếp với Gedhun và gia đình, người Tây Tạng lo sợ rằng đó là điều tệ hại.Sự tiếp tục mất tích của Panchen Lạt ma ở Tây Tạng hoàn toàn mâu thuẫn với tuyên bố của Trung Quốc là tự do tôn giáo được tôn trọng ở Tây Tạng.Từ 10 năm qua khi cậu bị bắt cóc và mất tích cùng với cha mẹ, không có một tin tức gì về nơi ở của họ và tình trạng sức khỏe được biết đến.Trung tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng đã quan tâm sâu sắc về việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục giam cầm cậu bé 15 tuổi này. Trung Tâm Nhân Quyền và Dân Chủ Tây Tạng đang thúc đẩy mạnh mẽ Liên Hiệp Quốc tạo áp lực để chính phủ Trung Quốc cho phép hội đồng Liên Hiệp Quốc về Quyền Lợi Thiếu Niên đến gặp Gedhun Choekyi Nyima để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và điều kiện sinh sống của cậu.TCHRD khẩn khỏan yêu cầu chính phủ Trung Quốc trả tự do cho Panchen Lạt Ma và gia đình không điều kiện.
Chánh Hạnh lược dịch

No. 0289 NEW (Hạt Cát dịch/ Chánh Hạnh đọc/ Trí Ðạt điền khuyết)
Triển lãm tác phẩm thư pháp của Hòa Thượng TinhVân

By K.W. MAK, The Star, April 7, 2005Ru with some of the unique pottery with venerable monk Hsing Yun's calligraphy.
Kuala Lumpur, Malaysia --Thẩm mỹ của thư pháp Trung Hoa không chỉ nằm trong các đường nét mà còn ở ý nghĩa của từ vựng nữa, chúng ta có thể thấy được điều này trong tác phẩm của Hòa Thượng Tinh Vân trưng bày ở Phòng Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Gia Mã Lai.Ðược thực hiện bởi tổ chức Phật Quang Sơn và Phòng Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Gia, phiên triển lãm trưng bày một bộ sưu tập tác phẩm đầy ấn tượng của Hòa Thượng từ năm 1952 Trưởng ban tổ chức Ru Chang, một đệ tử của Hòa Thượng nói cuộc triển lãm có thể chỉ là phô bày nét thẩm mỹ của nghệ thuật thư pháp, tuy nhiên sự thú vị sẽ tăng lên gấp bội đối với ai thấu hiểu ý nghĩa của từ vựng.Ông nói thêm bộ sưu tập trưng bày những tác phẩm khai triển tính chất hành tập Phật Pháp, từ những kệ ngôn cho đến giáo lý mà Hòa Thượng giảng dạy trong đời sống hằng ngày.Trong các tác phẩm được trưng bày, có 146 bức được góp nhặt từ khắp nơi trên thế giới trong thời gian suốt một năm vì thói quen của HT hay xem nó như một tặng phẩm cho đệ tử mỗi khi Ngài đi đến một địa phương nào.Thư pháp “Tinh Vân” thuần khiết, chơn chất không giống truyền thống thư pháp trong các tác phẩm mà các thư pháp gia đã luyện tập nét bút nhiều lần để tác phẩm được hoàn mỹ. Ông Ru nói “Ngài không phải là một thư pháp gia chuyên nghiệp chỉ cần 30 giây đến một phút để chấm phá một nét bút. Ngài luôn luôn chánh niệm vào từ vựng Ngài đang viết và viết với thành tâm cùng sự tập trung cao độ”.Tác phẩm triển lãm được chia làm năm đề tài - từ vựng Ngài viết hằng năm cho đệ tử và tín đồ, bốn tính chất chúc lành, tên của 200 tu viện PQS từ khắp nơi trên thế giới, thủ bút những bản thảo tác phẩm đã xuất bản và kệ ngôn trong Tinh Vân Thiền Ðường. Cuộc triển lãm sẽ mở cửa mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến 6:00 chiều cho đến ngày 19 tháng 6, 2005.

Hạt Cát dịch


No. 0297 NEW (Hạt Cát dịch/ Giới Hương đọc/ Trí Ðạt điền khuyết)

Tín đồ Cơ Ðốc Giáo lo ngại dự luật “Chống cải đạo” tại Tích Lan.

Colombo, Apr. 29 (FIDES/CWNews.com) Tín đồ Cơ Ðốc Giáo đang quan tâm một cách nghiêm trọng việc quốc hội có thể phê chuẩn đạo luật “ Chống Cải Ðạo”, thông tấn xã Fides báo cáo như vậy.

Nếu được thông qua, đạo luật sẽ gây ra một sự thay đổi về thái độ và quan hệ giữa những cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Tích Lan, và nó sẽ vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền, một giáo hội Cơ Ðốc địa phương báo cáo với Fides. Nghịch lý thay, hãng thông tấn Fides nói, đạo luật - cái sẽ được đem ra thảo luận và biểu quyết trong vài ngày tới - thay vì để bảo vệ tự do tôn giáo thì ảnh hưởng của nó sẽ hoàn toàn trái ngược.


Ðạo luật kết tội bất cứ cá nhân nào thay đổi tôn giáo trong trường hợp bị xem là trái đạo đức hoặc bất hợp pháp. Ðể ngăn ngừa, việc trừng trị sẽ bao gồm cả phạt vạ nặng và bị lao tù tới 7 năm. Nó bị thất bại trong việc phán đoán quyết định thay đổi tôn giáo của một cá nhân có phải là kết quả của một thủ đoạn quyến dụ để bị xem là bất hợp pháp.

Lãnh đạo giáo hội Cơ Ðốc tại Tích Lan đặc biệt quan tâm tới việc làm sáng tỏ tính chất quyến dụ như đã đề ra trong pháp chế, bởi vì người ta chỉ trích sự hiện diện và công tác thiện nguyện xã hội của Cơ Ðốc Giáo là một hình thức quyến dụ.

Ðạo luật được đề đạt bởi 9 tu sĩ Phật Giáo thành viên quốc hội và đảng tôn giáo Jathika Hela Urumaya. Một đạo luật tương tự đã được giới thiệu năm ngoái nhưng đã bị tối cao pháp viện bác bỏ vì bất hợp hiến. Ðạo luật hiện nay đang được thảo luận và sắp biểu quyết chính là đạo luật được đề đạt năm ngoái đã tu chỉnh.

Hạt Cát dịch.
Đố Vui Trong Ngày

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2005

Nhật Hành

Ngày: 29 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Khánh Văn

Tri chúngđiền khuyết: Chánh Hạnh

Môn học: A Tỳ Đàm

Bài học: Lộ ngũ môn cận tử

Giảng sư chính: Sư Trí Siêu

Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TN Diệu Tịnh

Xướng ngôn viên cho bài học: TN Diệu Tịnh, Chánh Hạnh, Hạt Cát http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức: Chánh Hạnh(294), Hạt Cát(296), Nhu Truc(295)

Xướng ngôn viên điền khuyết: Chánh Hạnh, Hạt Cát, Nhu Truc

Người mở room: Diệu Quang ,mindvox

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox , Chánh Hạnh, Hạt Cát

Người post bài riêng cho chư Tăng: Hạt Cát

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):

Lớp học A Tỳ Đàm

Lộ ngũ môn cận tử.


Tài liệu của Pháp Sư Giác Chánh

Là dòng tâm thức diễn tiến qua năm căn môn trước giờ phút lâm chung. Lộ ngũ môn cận tử được chia làm hai lộ: (i) chót Thập Di, (ii) chót Ðổng tốc.
Trong hai lộ ấy được chia ra làm hai trường hợp: (i) có xen Hộ Kiếp rồi mới tử, (ii) không xen Hộ Kiếp.


Dòng tâm thức diễn biến như sau:
- Hộ Kiếp quá Khứ

- Hộ Kiếp rung động
- Hộ Kiếp ngưng lại
- Tâm Khán Ngũ Môn
- Ngũ song thức
- Tâm tiếp thu
- Tâm Quan Sát
- Tâm Phân Ðoán (tâm xác định)
- Tâm Ðổng Tốc trong 5 sát na
- Tâm Thập Di (có thể không khởi lên)
- Tâm Hộ kiếp (có thể không khởi lên)
- Tâm Tử- Tâm tục sinh
- Tâm Hộ kiếp trong 14 sát na
- Tâm Hộ Kiếp rung động
- Tâm Hộ Kiếp ngưng lại
- Tâm Khán Ý Môn
- Tâm Ðổng Tốc trong 7 sát na
- Tâm Thập Di trong 2 sát na
- Tâm Hộ Kiếp
- .......
Chú thích: trong lộ trình tâm qua ngũ môn trong giờ cận tử thường được trình bày bằng hai lộ trình tâm liên tục: Lộ Cận Tử và Lộ Tục Sinh. Bởi lẽ chúng sanh sau khi chết sẽ được tái sanh ngay tức khắc (đúng theo kinh điển thì sự tục sinh nối tiếp liền sau khi tử chứ không có thân trung ấm để chờ đợi đi tái sanh). Thường lệ thì tâm Ðổng tốc phải có đủ 7 sát na, nhưng khi sắp chết hay lúc bị ngất xỉu hoặc khi Ðức Phật hiện song thông (một lần hiện cả nước lẩn lửa) thì tâm Ðổng Tốc chỉ có 5 sát na. Lúc Ðức Phật hiện song thông vì quá cấp bách bởi đồng thời bắt cả hai đề mục nước và lửa; còn đối với người bị ngất xỉu thì dòng tâm thức bị yếu đi nên không có đủ 7 sát na như thường lệ. Tâm Tử là sát na cuối cùng (tâm Hộ Kiếp diệt lần chót) của đời sống cũ. Tâm Tục Sinh là sát na đầu tiên của kiếp sống mới. Theo định luật, khi tục sinh phải diễn tiến đủ 14 sát na tâm Hộ Kiếp và 7 sát na tâm Ðổng Tốc trong lộ Tục sinh.

Thảo Luận
1. Cảnh tượng gì thường hiện ra trong giờ phút lâm chung?
2. Tâm đổng tốc của diễn trình tâm cận tử có ánh hưởng thế nào đến tâm tục sinh?
3. Tâm đổng tốc của diễn tâm tục sinh là tâm gì?


Tin Tức

No.296 NEW (DươngTiêu dịch/ Hat Cat đọc/ Chanh hanh điền khuyết)
Hãy Sống vượt lên ngục tù tâm thức
Tin từ phóng viên Linda Morris, Báo The Sydney Morning Herald, Tháng 4 ngày 28 Năm 2005.Sydney, Úc Châu - Cuộc hành trình tâm thức của Robina Courtin đã đưa Sư Cô từ trường cộng đồng nữ tu sĩ Phật Giáo tại thành phố Melbourne đến sự tự nguyện sống tại nhà tù giam giữ tội nhân đang mang bản án tử hình, tại tiểu bang Kentuky, Hoa Kỳ. Theo Nữ tu sĩ Robina thì không có nhà tù nào xấu xa và chật hẹp hơn nhà tù ích kỷ hẹp hòi tham sân si của chính bản thân chúng ta. Nữ tu sĩ Robina Courtin, Cựu thị giả của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mà trọn đời được miêu tả là quyết chí theo đuổi và hy sinh cho công việc hoằng pháp lợi sinh, đang thực hiện một cuộc hành trình “Hãy sống vượt lên ngục tù tâm thức” đã và đang chọn một cuộc sống trong các nhà tù Hoa Kỳ và Úc Châu.Phong trào phục hồi nhân cách tù nhân được bắt đầu từ một lá thư của một cậu bé băng đảng người Mễ Tây Cơ vào tù từ năm 12 tuổi. Kể từ đó, hàng trăm lá thư của các tù nhân và các vị chịu trách nhiệm rửa tội cho các tử tù đã được gửi đi cho các cơ quan và tổ chức chức năng trên thế giới, ngược lại các tù nhân này đã được gửi tặng các đồ dùng sách vở cần thiết đến cho 20 thư viện của các nhà tù hiện nay.Theo nữ tu sĩ Robina:” Phật Giáo chủ yếu giúp đỡ con người đương đầu với sự mất lòng tin, giận dữ, hận đời, và những hành động tiêu cực bi quan để họ có thể học hỏi để làm một người có trách nhiệm, phát triển nhân cách theo chiều hướng tốt, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra theo Sư cô Robina, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng Tội phạm chỉ có thật sự tìm thấy trong các nhà tù, mà còn có tìm thấy dễ dàng những tội phạm nguy hiểm hơn, trong các tập đoàn kinh doanh , thương nhân vụ lợi đang sống nhởn nhơ ngoài nhà tù.”Cũng nên biết rằng cậu bé tội phạm người Mễ Tây Cơ 18 tuổi hiện nay đang trong tiến trình phục hồi nhân cách và là tín đồ Ki Tô Giáo nhờ phong trào “Hãy Sống vượt lên ngục tù tâm thức” và “Chiến dịch phục hồi nhân cách nhân phẩm cho các tù nhân” do nữ tu sĩ Robina Courtin khởi xướng.
DươngTiêu lược dịch.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,1105,0,0,1,0

No. 0294 NEW (Hạt Cát dịch/Chanh Hanh doc/ Nhu Truc dien khuyet)
Buddhist Times, một tờ Nguyệt San Phật Giáo tiếng Anh mới, khổ nhỏ, sẽ ra mắt vào dịp lễ Tam Hợp ở Tích Lan.

Mục đích đầu tiên của tờ báo là cảnh tỉnh Phật tử với tình hình nghiêm trọng đang chờ đợi về sự tồn tại của Phật Giáo tại Tích Lan, đồng thời nó cũng san bằng khoảng trống của cấu trúc truyền thông quốc gia Tích Lan, nơi mà tin tức Phật Giáo và bối cảnh Phật Giáo về các vấn đề quốc gia bị xem là …con ghẻ trước sau vẫn ở bên lề chính sách truyền thông chính thống như Báo Chí, Truyền Thanh và Truyền Hình tại Tích Lan.Không lâu để chuẩn bị nhìn thấy Phật Giáo và những vấn đề quan hệ được thực hiện bởi quyền lực, kể cả chính phủ và đa số các đảng phái chính trị, Nguyệt San này dự trù sẽ phơi bày những nguyên nhân bắt nguồn từ Phật giáo trước công chúng, địa phương và ngoại quốc. Tờ báo này hy vọng độc giả sẽ nắm được tình hình bởi bài vở đăng tải sẽ liên hệ tới những diễn tiến, những sự kiện, những biến chuyển, những tính cách, những rối rắm, những nhu cầu và lịch sử đụng chạm tới Phật Giáo và ảnh hưởng của nó tại Tích Lan cũng như Phật Giáo thế giới.Sự phát hành của tờ Nguyệt San Phật Giáo này, đặc biệt là trong giai đọan khủng hoảng lịch sử quốc gia, chắc chắn sẽ được công chúng Phật tử hoan nghênh như là một bước tiến dũng cảm trong việc truyền bá tin tức trung thực Phật Giáo.Cộng tác viên của tờ báo là một số các học giả, tác gia tiếng tăm tại Tích Lan. Tờ báo được bán với giá 25 Rupee tại các tiệm sách và tại tòa soạn The Buddhist Times, số nhà 12, Batadombagahawatte Lane, Maharagama, Sri Lanka.
(Hạt Cát dịch)

No. 0295 (Tỳ khưu Thiện Minh viết/Bình Anson hiệu đính/Nhu Truc đọc/ Hạt Cát điền khuyết)
Hòa thượng Pháp Lạc
(Mahāthera Dhammosukhamakāmo) 1904-2001 Tỳ khưu Thiện Minh
Hòa Thượng Pháp Lạc thế danh Trần Công Khuê, sanh ngày 13 tháng 01 năm 1904 tại xã Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong gia đình có truyền thống Nho giáo. Ngài là trưởng nam, con của Ông Trần Văn Trác và Bà Phạm Thị Cải.Ngay từ thuở nhỏ, ngài đã được cha mẹ cho đi học chữ Nho lẫn chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Ngài là con trưởng trong gia đình có bảy anh em, cuộc sống ở nông thôn cũng nhiều cơ cực, cha mẹ lại gánh lo cho các con ăn học không xuể. Thế nên Ngài phải nghỉ học nữa chừng để đi làm việc, phụ cha mẹ lo cho các em ăn học nên người.Mặc dù nặng duyên nợ gia đình, nhưng ngài luôn luôn có ý muốn tìm một con đường chấm dứt khổ đau, sanh tử luân hồi. Ngài tầm sư học đạo qua nhiều tôn giáo khác nhau, nghe tin có vị thầy nào đạo cao đức trọng là tìm đến để học và chiêm nghiệm. Nhưng cuối cùng không có một tôn giáo và đạo sư nào thích hợp với tâm nguyện của ngài để xuất gia học đạo.Duyên lành đến, ngài tìm đến chùa Kỳ Viên, trụ sở của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để học kinh và nghe giảng pháp. Các bài giảng pháp của Hòa Thượng Bửu Chơn, Tăng Thống của Giáo hội đã giúp chuyển hóa đời sống tâm linh của ngài.Vào năm Kỷ Hợi (1959) , ngài quyết định cắt ái ly gia, đến xin làm Giới tử (Anagarika) tại chùa Giác Quang. Năm sau, Canh Tý (1960), ngài được Hòa Thượng Giác Quang cho xuất gia Sa Di và truyền dạy pháp môn thiền định để ngài chuyên cần tu niệm.Vào năm Tân Sửu , lúc 16 giờ, ngày 30 tháng 4 năm 1961, ngài thọ Đại giới với Hòa Thượng Bổn sư Phó Tăng Thống Thiện Luật và Thầy Yết ma Thượng Toạ Hộ Giác tại chùa Giác Quang. Thầy Bổn sư ban cho ngài pháp danh là Dhammosukhamakāmo (Pháp Lạc). Theo giới luật truyền thống của đức Phật, một vị xuất gia phải sống với thầy và Tăng chúng trong 5 năm để học pháp học lẫn pháp hành và giới luật Tỳ khưu.Vào năm Ất Tỵ (1965), Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đề cử ngài đến tỉnh Phan Thiết để thành lập chùa Bình Long và hướng dẫn chư Tăng Ni và Phật tử tu học. Thêm vào đó, ngài liên tục là kiểm soát viên của Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.Năm Bính Ngọ (1966), Hòa Thượng Giới Nghiêm - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - đề cử ngài đến thành phố Mỹ Tho thành lập chùa Pháp Bảo. Nơi đây là một nơi hoang vắng, tha ma mộ địa, dân địa phương nghèo khó, vật chất khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, thế mà ngài nhờ lòng tin Tam bảo, đức tính nhẫn nại, khiêm tốn và tinh tấn, đã hoàn thành sứ mạng cao cả của vị sứ giả Như Lai. Ngôi chùa Pháp Bảo được xây dựng và phát triển cho đến ngày hôm nay, và là nơi đào tạo nhiều Tăng Ni và Phật tử của Phật Giáo Nguyên Thủy.Trong năm 1976-1979, Ngài được đại hội suy tôn đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.Năm Tân Dậu (1981) , khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, ngài được thỉnh mời vào Ban Chứng Minh, tỉnh hội Phật Giáo Tiền Giang.Năm Đinh Sửu (1997), trong Đại Hội IV Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy cử làm Thành viên Hội Đồng Chứng Minh, Trung Ương Giáo Hội.Năm Mậu Dần (1998), Hoà Thượng Hộ Nhẫn, Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN, Tăng Trưởng Phật Giáo Nam Tông, thỉnh cử ngài vào chức vụ cố vấn Ban Trợ Lý Hệ Phái.Năm Canh Thìn (2000), dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn vận động xây dựng chùa Thái Bình (Bất Nhị) ở ngay tại quê hương của Ngài, với ý định để tế độ dòng họ theo Phật Pháp.Pháp danh của ngài được thầy Bổn sư ban cho lúc xuất gia đã gắn liền suốt cuộc đời hành đạo của ngài. Pháp Lạc là trạng thái tâm hạnh phúc và an tịnh. Thế nên mẫu người của ngài vui vẻ, hiền hòa và từ ái; chính nhờ những đức tánh này nên ngài thành tựu mỹ mãn những Phật sự vô vàn khó khăn mà Giáo Hội giao phó. Nơi nào Tăng chúng sống không có pháp Lục hoà, ngài đến hiện diện thì nơi đó tăng chúng sẽ sống an lạc và bình an. Đất lành chim đậu, ngài là một đại thụ, có nhiều bóng mát nên Thiện Nam và Tín Nữ đến xin quy y Tam bảo và xin xuất gia tu học với ngài rất đông, không đếm hết.Luật vô thường đã đến, số kiếp đã mãn, hạnh nguyện đã hoàn thành, Ngài đã ung dung ngàn thu an giấc vào lúc 5 giờ chiều, ngày 12 tháng 5 năm 2001 tại chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho, hưởng thọ 98 tuổi, nhập 40 mùa an cư kiết hạ.
(Bình Anson hiệu đính, 04-2005)
http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-gioithieu-pgnt/gioithieu-30.htm

Dự Bị:
No. 0289 (Hạt Cát dịch)
Triển lãm tác phẩm thư pháp của Hòa Thượng TinhVân
By K.W. MAK, The Star, April 7, 2005Ru with some of the unique pottery with venerable monk Hsing Yun's calligraphy.Kuala Lumpur, Malaysia --Thẩm mỹ của thư pháp Trung Hoa không chỉ nằm trong các đường nét mà còn ở ý nghĩa của từ vựng nữa, chúng ta có thể thấy được điều này trong tác phẩm của Hòa Thượng Tinh Vân trưng bày ở Phòng Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Gia Mã Lai.Ðược thực hiện bởi tổ chức Phật Quang Sơn và Phòng Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Gia, phiên triển lãm trưng bày một bộ sưu tập tác phẩm đầy ấn tượng của Hòa Thượng từ năm 1952 Trưởng ban tổ chức Ru Chang, một đệ tử của Hòa Thượng nói cuộc triển lãm có thể chỉ là phô bày nét thẩm mỹ của nghệ thuật thư pháp, tuy nhiên sự thú vị sẽ tăng lên gấp bội đối với ai thấu hiểu ý nghĩa của từ vựng.Ông nói thêm bộ sưu tập trưng bày những tác phẩm khai triển tính chất hành tập Phật Pháp, từ những kệ ngôn cho đến giáo lý mà Hòa Thượng giảng dạy trong đời sống hằng ngày.Trong các tác phẩm được trưng bày, có 146 bức được góp nhặt từ khắp nơi trên thế giới trong thời gian suốt một năm vì thói quen của HT hay xem nó như một tặng phẩm cho đệ tử mỗi khi Ngài đi đến một địa phương nào.Thư pháp “Tinh Vân” thuần khiết, chơn chất không giống truyền thống thư pháp trong các tác phẩm mà các thư pháp gia đã luyện tập nét bút nhiều lần để tác phẩm được hoàn mỹ. Ông Ru nói “Ngài không phải là một thư pháp gia chuyên nghiệp chỉ cần 30 giây đến một phút để chấm phá một nét bút. Ngài luôn luôn chánh niệm vào từ vựng Ngài đang viết và viết với thành tâm cùng sự tập trung cao độ”.Tác phẩm triển lãm được chia làm năm đề tài - từ vựng Ngài viết hằng năm cho đệ tử và tín đồ, bốn tính chất chúc lành, tên của 200 tu viện PQS từ khắp nơi trên thế giới, thủ bút những bản thảo tác phẩm đã xuất bản và kệ ngôn trong Tinh Vân Thiền Ðường. Cuộc triển lãm sẽ mở cửa mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến 6:00 chiều cho đến ngày 19 tháng 6, 2005.
Hạt Cát dịch
Đố Vui Trong Ngày

Các câu đố vui hôm nay sẽ tập trung chung quanh hiện tượng sanh tử. Trong quan niệm thông thường của của Phật tử Việt Nam có một số điểm cần được thảo luận và đối chiếu với Phật Pháp.

1. Nhân quả được phán xét trước khi tục sinh không?
a. Đúng. Vì có quá nhiều nhân quả cả thiện và bất thiện nên cần thiết như vậy
b. Sai. Nhân quả là một hiện tượng tự nhiên không cần phán xét
c. Đúng. Chỉ có sự phán xét mới có sự công bình
d. Sai. Sanh tử vốn vô trật tự sao có thể nói lý lẽ được

2. Phải chăng tất cả chúng sanh sau khi mạng chung đều phải đi vào địa ngục trước khi tái sanh?
a. Sai. Nghiệp lực dẫn đến nhiều cảnh giới khác nhau
b. Đúng. Phải gặp diêm vương để phán xét trước khi đầu thai
c. Phật Pháp vốn không đề cập vấn đề nầy
d. Ba câu trên đều sai

3. Giây phút cuối cùng quyết định cảnh giới tái sanh, còn những hạnh nghiệp trước đó thì sao?
a. Có khả năng tạo thành quả "hậu báo nghiệp"
b. Có khả năng trở thành "vô hiệu nghiệp"
c. Cả hai câu a và b đều đúng
d. Cả hai câu a và b đều sai

4. Nếu tin chết là mất tất cả gọi là đoạn kiến; trái lại, bảo rằng chết là còn thì là thường kiến. Vậy thì chánh kiến quan niệm rằng:
a. Nếu chưa chứng quả vô sanh thì dòng sanh tử vẫn tiếp tục
b. Luân hồi là sự nối tiếp của những sát na sanh diệt
c. Sự đắp đổi của nghiệp, quả, phiền não tạo nên sự hiện hữu chứ không có một thực thể bất biến
d. Cả 3 câu trên đề đúng

5. Tô Thuỳ Yên Viết 4 câu thơ nầy
Ta về như hạc vàng thương nhớMột thuở trần gian bay lướt quaTa tiếc đời ta sao hữu hạnÐành không trải hết được lòng ta
Phải chăng theo Phật Pháp thì trong giây phút đầu đời tất cả chúng sanh đều có sự "tha thiết" với kiếp sống?

a. Đúng
b. Sai
c. Bất định
d. Không có đề cập đến

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2005

Nhật Hành

Ngày: 28 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Như Khanh

Tri chúngđiền khuyết:

Môn học: Phật Học Phổ Thông

Bài học: Bài 1. Vũ Trụ Quan Theo Phật Pháp

Giảng sư chính: Sư Giác Đẳng

Giảng sư điền khuyết: Sư Trí Siêu

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học:

Xướng ngôn viên cho bài học: Tiểu Long Nữ, Như Phúc, Khanh Van , http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức: Hat Cat (293), Khanh Van (285), Duong Tieu 292

Xướng ngôn viên điền khuyết: DT, CH, anitya, Chanh hanh

Người mở room: Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox , anitya và Nhu Phuc

Người post bài riêng cho chư Tăng:

Trực room (op):

Thông báo (nếu có):
Lớp Phật Pháp Phổ Thông

Bài 1. Vũ Trụ Quan Theo Phật Pháp


Những điểm chính của bài giảng hôm nay:
1. Những lập thuyết về sáng thế ký
2. Những nghiên cứu hiện nay cho thấy gì
3. Tình trạng co giản của vũ trụ
4. Sự mênh mông của pháp giới
5. Tuổi của vũ trụ
6. Vũ trụ quan và người tu Phật
7. Đức Phật: bậc Thế Gian Giải


Thảo luận
1. Vũ trụ theo quan niệm thường thức và vũ trụ theo Phật giáo khác biệt thế nào khi đề cập đến tam giới?
2. Phải chăng mỗi thế giới do một vị Phật là giáo chủ?
3. Quan niệm thế nào là hợp lý về chuẩn mực của khoa học và chuẩn mực của Phật pháp trong sự đánh giá chân lý?

Tin Tức

No. 0292New (Khánh Văn dịch/ Duong Tieu ddoc 292 / Hat cat ddien khuyet)
Cậu bé Hoa kỳ chuẩn bị đời sống làm một vị Lama trong tu viện

Bài viết của Chana Joffe-Walt
Seattle, ngày 26, tháng 4, năm 2005


Cậu bé Asanga Sakya đã được huấn luyện để trở thành vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng suốt cuộc đời của cậu. Hiện giờ cậu đang trên đường đi đến tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Nepal, nơi mà cậu sẽ học và sống cho đến khi trưởng thành. Cậu sẽ ở đó lâu lắm vì hiện nay cậu mới có 5 tuổi. Theo truyền thống giáo phái Sakya Phật giáo Tây Tạng, chức vị Lama được truyền từ thế hệ này đến thệ hệ khác, cha truyền con nối. Với truyền thống đó, Cậu bé Agansa sinh đẻ tại Hoa-kỳ là người kế tiếp để trở thành vị Lama tương lai trong gia tộc của cậu.
Gia đình cậu ở vùng ngoại ô tiểu bang Seattle, cậu ta cùng đứa em gái, Aloki vừa lên 3, hoàn toàn sống với phong tục văn hóa Tây Tạng. Hai anh em đọc kinh tiếng Tây Tạng mỗi ngày.
Mẹ cậu bé, bà Chimey Sakya, nói rằng đánh mất văn hóa phong tục để hòa mình vào xã hội là điều không thể tránh được ở Hoa kỳ. “ Chúng tôi không chỉ trích hệ thống giáo dục nơi đây, nhưng được huấn luyện để trở thành vị Lama là điều rất khó xảy ra trong xã hội này.” Mặc dù, có rất nhiều tự do, nhưng dần dà chúng tôi mất đi phong tục và những nét đăc thù của dân tộc mình. Chúng tôi là thế hệ lưu vong thứ nhì, và cho dù chúng tôi có cố gắng đến đâu để duy trì tôn giáo, phong tục tập quán, chúng tôi cũng rất khó mà giữ đuợc một cách trọn vẹn trong môi trường lưu vong này.
Cha, mẹ cậu bé nói rằng họ quyết định đem cậu Agansa đến Nepal bởi vì họ thương con mình tự đáy lòng. Và đây là một điều rất khó hiểu cho người Tây phương.
Cậu Asanga nói cậu đã sẵng sàng đi đến Nepal để học hỏi văn hóa phong tục Tây Tạng, và tìm hiểu Phật pháp.
Đối với Ani Sakya, cha cậu bé, cơ hội để thành vị Lama đã không được thực hiện khi ông lớn lên ở Hoa kỳ. Gia đình ông đến Hoa kỳ vào năm 1959 khi cha ông ta được trường đại học Hoa kỳ mời đến để tham gia vào một công cuộc nghiên cứu. Chính quyền Trung hoa kiểm soát chặt chẽ quốc gia Tây Tạng, và ông Sakya nói, cha ông chấp thuận lời mời và di cư đến Hoa kỳ cho đến khi Tây Tạng được tự do. Ông Sakay cuời và nói hiện nay chuyện dành lại tự do dường như không xảy ra trong thời gian ngắn, vì thế chúng tôi phải tạo những kế họach này cho đứa con trai chúng tôi. Ngày trước cha mẹ tôi không gửi tôi đi để huấn luyện vì nghĩ chúng tôi sẽ trở về nước trong một thời gian ngắn.
Một tuần lễ trước khi Agansa Sakya xuất hành đến Nepal, hội Phật giáo Sakya Tây Tạng ở tiểu bang Seattle tổ chức một buổi tiễn đưa. Là bậc cha mẹ và cũng là Phật tử, cha mẹ cậu Agansa tin tưởng rằng họ đã làm những điều tốt nhất cho đứa con trai yêu thương này.
Khánh văn lược dịch

http://www.voanews.com/english/AmericanLife/2005-04-26-voa61.cfm


No. 0285 (Hạt Cát dịch/Khanh van doc/ anitya ddien khuyet)

Hãy dũng cảm khi tử thần …gõ cửa.

Viết bởi CHAN LI LEEN, The Star, số ra ngày 22 tháng t ư , 2005.

A TRUE FIGHTER: Chor posing with her trophy and mock cheque at the Guang Ming Hero award ceremony in Ipoh last week.

Image hosted by Photobucket.comIPOH, Malaysia -Trải qua thời gian một phần ba đời sống chiến đấu với đủ loại ung thư cùng những tật bệnh khác và bây giờ là bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, Chor luôn luôn cảnh giác rằng cái chết sẽ đến với cô bất cứ lúc nào.

Tuy rằng có chút lo ngại vì không rõ nguyên nhân bệnh trạng của mình, nhưng ý tưởng về cái chết sẽ đến không làm cô sợ hãi.

Người phụ nữ 31 tuổi từng chịu đựng 11 lần giải phẫu nói: “Tôi sẵn sàng”
Năm 20 tuổi cô bị mắc ung thư tuyến giáp trạng, hai năm sau thì túi mật và bàng quang bất ổn, vài năm kế là bướu đường ruột.

Từ buổi đầu, bác sĩ đã vẽ cho tôi một viễn ảnh thê thảm và cảnh cáo tôi sẽ có những việc tệ hại xảy ra, kể cả cái chết.

Cô nói:“Vài năm đầu, tôi cảm thấy sợ hãi và cô độc, đó là thời gian mà tôi đang ở trong tình trạng khủng hoảng và muốn tự sát”.
Tình hình ngày càng tệ hơn, cô mắc chứng ung thư sắc tố ngoại bào rồi giải phẫu cắt bướu đường ruột.

Với phần lớn đường ruột bị cắt bỏ, cô trở thành một bệnh nhân đòi hỏi lúc nào cũng phải mang theo bên mình túi chứa phế phẩm bài tiết.

Còn lại 0.3m ruột già và nhiều ung bướu phát triển thêm trong ruột non, cô được bác sĩ cho biết chỉ có thể sống trong vòng sáu tháng.

“Ðó là lúc tôi nhận ra bất kể vui hay buồn như thế nào thì đời sống vẫn tiếp diễn.”
Ở thời điểm đó, Chor đang là nhân viên làm hồ lì sòng bạc tại cơ sở Genting Highlands với tư tưởng từ lâu nay hạnh phúc tùy thuộc vào đời sống vật chất.

Và nhận thức mới mẻ về đời sống khiến cô quyết định chấm dứt công việc ở sòng bài để lãnh lương phúc lợi xã hội và y tế từ cơ sở Genting Highlands.


Thêm vào đó, cô bắt đầu tình nguyện làm việc với cơ quan y tế Perak và bệnh viện Ipoh thuộc khu vực chăm sóc bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, nơi cô sẽ trò chuyện với những bệnh nhân ung thư khác và tìm hiểu nhu cầu của họ. Cô cũng tình nguyện làm việc với một nhóm Phật tử.

“Tôi tìm được hạnh phúc chân thật trong việc chấp nhận tình trạng của tôi và trong sự chia sẻ hạnh phúc này đến những người khác. Tôi bắt đầu nhận ra rằng sống bao lâu không thành vấn đề, miễn là sống có ý nghĩa”.

Và dù rằng cô đang ở trong tình trạng phải dùng thuốc giảm đau, Chor vẫn tận dụng đời sống trong từng khoảnh khắc cho đến lúc mỹ mãn.

Năm vừa qua, cô viết “ Tàn Tạ rồi sẽ Thịnh Khai”, quyển sách viết dựa vào đời thật của cô, điều mà cô hy vọng có thể sẽ tạo niềm hứng khởi cho người khác.
Nét dũng cảm trên khuôn mặt cô được thu vào ống kính tuần vừa qua khi cô nhận lãnh giải thưởng Anh Hùng Quang Minh 10 ngàn Mã Kim do chủ tịch hội đoàn MCA Datuk Seri Ong Ka Ting trao tặng.
Ðối với tương lai, cô nói: “Sống và chết thực sự là giống nhau và người ta không nên sợ hãi nó. Chết là một tiến trình thiên nhiên”.

Hạt Cát dịch
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,1086,0,0,1,0

No.0293 NEW (su co LP dich/ Hat Cat doc/ co Chanh hanh ddien khuyet
Chư Tăng Campuchia giúp đỡ bệnh nhân AIDS
(Bài của Chan Kit Tze, đăng trên tờ The Star, ra ngày 17 tháng 4 năm 2005)
Theo tin từ Siem Reap, Campuchia, Trung tâm cưú trợ (the Salvation Centre) một tổ chức phi chính phủ, đang làm việc với chư tăng chùa Thmey để giúp đỡ cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.
Campuchia là một trong những nước có bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất châu Á. Ước tính có khoảng 160.000 người đang bị nhiễm bệnh, và hơn 60.000 trẻ em mồ côi vì căn bệnh này.
Trung tâm cứu trợ làm việc với nhiều cộng đồng khác nhau ở Campuchia để thực hiện những chương trình phòng chống bệnh HIV /AIDS, chăm sóc những trẻ em bị lây bệnh hay ảnh hưởng bởi căn bệnh này cũng như có những hoạt động giúp đỡ khác.
Trung tâm cứu trợ này được thành lập bởi Đại Đức Muny Van Saveth năm 1994. Đại Đức mở trung tâm này trước hết là để giúp đỡ những trẻ em bị lây bệnh hay bị mồ côi bởi căn bệnh AIDS. Nhưng vì con số các trẻ em mồ côi cứ tăng dần lên ở Campuchia, nên Đại Đức Muny nhận ra rằng sư cần phải kêu gọi cộng đồng chống lại căn bệnh này.
Năm 2000, với sự giúp đỡ của Unicef, Đại Đức bắt đầu huấn luyện một số tăng ni và cư sĩ để giúp họ giaó dục dân chúng giảm thiểu căn bệnh này cũng như đem lai sự thương yêu và chăm sóc đến cho các bệnh nhân.
Sư Hoeurn Som Nieng, một học tăng phát biểu : “Tôi muốn mình có thể phục hồi niềm tin cho các bệnh nhân. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi họ hạnh phúc”.
Các nhà sư Phật giáo rất được người dân Campuchia kính trọng, vì vậy họ có thể tuyên truyền việc phòng chống bệnh AIDS rất hữu hiệu qua nhũng cuộc viếng thăm gia đình các Phật tử. Quần chúng bao giờ cũng cảm thấy dễ dàng tâm sự những khó khăn của mình với chư tăng và thỉnh cầu chư tăng giúp đỡ.
Năm ngoái Trung tâm cứu trợ đã đến thăm 7000 gia đình để giúp họ những kiến thức phòng chống bệnh AIDS.
Các vị sư còn giúp cho các bệnh nhân vượt qua những khổ đau tâm lý do căn bệnh gây nên bằng cách dạy họ Phật pháp và cách hành thiền. Tuy nhiên hành thiền thì không bắt buộc vì không phải tất cả bệnh nhân đều là Phật tử.
Chư tăng ở Trung tâm cứu trợ đang điều hành một bệnh xá tạm thời cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV đang điều trị ở các bệnh viện ở Siem Reap. Bệnh xá này được Unicef xây dựng và tài trợ, để cung cấp chỗ ở miễn phí cho 8 đến 12 gia đình mỗi tháng. Phần lớn những bện nhân này là những người nghèo sống ở nông thôn, và họ không có tiền lên về bệnh viện đều đặn để khám bệnh. Vì vậy họ ở lại bệnh xá 2 tháng vì bác sĩ cần phải theo dõi những biến chuyển của căn bệnh trong khi điều trị.
Đại đức Hoeurn nói : “Chư tăng có sự bình an, và chúng tôi muốn đem sự bình an đó đến cho mọi người”.
Muốn có thêm thông tin về trung tâm cứu trợ này, xin liên lạc về địa chỉ email
sccsiemreap@yahoo.com
(Liễu Pháp lược dịch)


http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=1,1091,0,0,1,0


Đố Vui Trong Ngày

Những câu đố vui hôm nay dựa trên tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm nầy có ảnh hưởng lớn cái nhìn của người Phật tử Trung Hoa và Việt Nam về vũ trụ quan. Hãy trắc nghiệm vài điểm dưới đây với sự so sánh giữa những gì đề cập trong truyện và kinh điển Phật Pháp:

1. Thiên địa do Ngọc Hoàng cai quản, Phật và bồ tát trú ở Tây Phương
a. Đúng một phần. Trong kinh Phật có nói về sự cai quản của thiên chủ Đế Thích và Tứ Thiên Vương
b. Sai hoàn toàn. Theo Phật Pháp không có năng lực nào cai quản thế giới nầy
c. Đúng hoàn toàn. Trần gian thuộc trời và người. Tây phương thuộc về Phật
d. Cả ba câu trên đều đúng

2. Loài súc sanh tu luyện ngàn năm có thể có phép thuật. Thấp thì thành yêu tinh, cao thì thành thần tiên
a. Theo Phật Pháp chúng sanh từ ác đạo có thể sanh vào cõi trời sau khi mệnh chung
b. Tu bao nhiêu năm thì cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ
c. Hễ có tu thì có đắc. Loài vật tu lâu cũng đắc thành chánh quả
d. Không thể có thiện hạnh trong thế giới của bàng sanh

3. Không phải thần tiên lúc nào cũng thắng yêu ma
a. Ma vương nhiều phước hơn thiên chủ Đế Thích
b. Trong những trận chiến có lúc chư thiên thắng có lúc A Tu La thắng
c. Sức mạnh và oai lưc đôi khi không tuỳ thuộc vào chủng loại. Long chủng cũng có thể có oai lực vô cùng.
d. Cả ba câu trên đều đúng

4. Tam Tạng chủ về tâm đức, Tề thiên chủ về tài trí. Đức độ quan trọng hơn tài trí.
a. Đúng vậy. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
b. Tuệ giải thoát cao hơn tâm giải thoát
c. Tâm thần túc và thẩm thần túc đều cần có
d. câu b và c đúng

5. Số mệnh do trời định, chuyển nghiệp do Phật lực nhiệm mầu
a. Đúng
b. Sai
c. Đúng một phần, sai một phần
d. Không đúng cũng không sai


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2005

Nhật Hành

Ngày: 27 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Gioi Huong

Tri chúngđiền khuyết: Chanh Hanh

Môn học: Phật Giáo Sử


Bài học: Vài điểm cần lưu ý về lịch sử Phật Giáo


Giảng sư chính: Sư Trí Siêu


Giảng sư điền khuyết: Sư Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học:

Xướng ngôn viên cho bài học: Khanh Van, Chanh hanh và Nhu Khanh http://baidocmc.blogspot.com/

Xướng ngôn viên cho tin tức: Tinh Tan/Chanh Hanh điền khuyết, Khanh Van/Hạt Cát điền khuyết

Xướng ngôn viên điền khuyết: Nhu Phuc, Khanh Van lam điền khuyết cho CH va NK

Người mở room: Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
, anitya và Nhu Phuc

Người post bài riêng cho chư Tăng: anitya và Nhu Phuc

Trực room (op): mindvox

Thông báo (nếu có): có vài điều thay đổi
==> Nhiệm Vụ và Quyền Hạn



Lớp Lịch Sử Phật Giáo

Vài điểm cần lưu ý về lịch sử Phật Giáo


Đối với tất cả người học Phật khi nghiên cứu vào lịch sử Phật giáo luôn luôn gặp một số trở ngại nếu lấy sử quan của ngành sử học hôm nay để thẩm định. Ngay cả dù một người được đào tạo trong môi trường Tây học cũng không thể lấy thần học của Ki Tô Giáo làm chuẩn mực đánh giá lịch sử Đạo Phật. Có thể nói rằng để học hiểu dòng lịch sử của một tôn giáo lâu đời như Đạo Phật người ta cần ghi nhận tất cả những gì được ghi lại về Phật giáo để có thể lượng định một cách toàn diện thì mới có thể có được nhận xét trung thực.


1. Không thể chỉ lấy "sử kiện" thuần tuý để viết lịch sử Phật giáo
Đối với quan điểm viết sử những hiện tượng như chư thiên, phi nhơn, thần thông vốn không thể xem là là dữ liệu lịch sử. Nhưng người ta không nên quên rằng những lời dạy minh triết nhất tự nó đã có giá trị không cần phải sơn phết bởi câu chuyện mang "vẻ huyền thoại". Kinh Điềm Lành (Mangalasutta) là một thí dụ. Những Phật ngôn trong kinh nầy là lời dạy hoàn toàn là diệu ngôn, chánh lý. Không cần thiết gì để tạo thêm duyên sự là một vị thiên đã đến Kỳ Viên đãnh lễ Phật vào ban đêm để xin hỏi về điềm lành tối thượng và đã được Đức Phật giải đáp. Với người Phật tử hiểu Phật Pháp thì không có gì cần thiết để vẽ vời thêm về đọan đầu cuả bài kinh nếu đó không phải là sự thật.


2. Kết tập không giống với trước tác.
Tam Tạng Kinh Điển Pali, ngoại trừ bộ Kathavatthu (Ngữ Tông), chỉ có thể được gọi là kết tập chứ không phải là tác phẩm với một bố cục được sắp xếp mạch lạc. Lý do đơn giản là trong cuộc Kết Tập Thứ Nhất, đại tăng chỉ trùng tụng và phân loại chứ không mang hình thức sáng tác như một đại tác phẩm được tìm thấy trong nền văn học Phật Giáo Bắc Truyền. Do vậy có rất nhiều đọan trùng lập, hình thức không đồng nhất trong Tam Tạng kinh điển nhưng chính đây là ưu điểm của một tinh thần bảo lưu được đặc biệt chú trọng trong Phật giáo Nam Truyền. Những học giả tên tuổi của Trung Hoa như Lương Khải Siêu, Pháp Sư Thánh Nghiêm cũng y cứ điểm nầy mà nhấn mạnh giá trị của các bộ A Hàm là nguyên thuỷ của Phật giáo.


3. Không phải bộ phái nào cũng đồng xuất hiện vào hậu thời
Thế kỷ thứ ba sau khi Phật viên tịch, lịch sử Phật giáo chuyển sang khúc rẽ của thời kỳ bộ phái. Có 1 8 bộ phái chính được ghi nhận trong thời nầy. Một vài quan niệm cho rằng tất cả sự tồn tại của Đạo Phật từ đó trở đi đều là Phật giáo bộ phái. Nói cách khác không tông phái nào là nguyên thuỷ cả vì thời đó đã qua. Đây là một lầm lẫn nguy hiểm. Vì nhiều bộ phái hình thành nhưng không phải vì vậy mà Phật Giáo nguyên thủy không còn, Người ta làm một lầm lỗi nghiêm trọng là cho rằng tất cả đều: "cá mè một lứa". Mãi đến thế kỷ 20 nhiều học giả đã đặt lại cái nhìn nầy khi ghi nhận rằng có hai đại bộ phận của Phật giáo là Phật giáo căn bản và Phật giáo phát triển.


4. Không thể lấy sinh phong của Phật Pháp để gạt một bên những sự thật lịch sử
Một người tu Phật không cần thiết để truy nguyên giá trị lịch sử của các pháp môn tu tập mà có thể tích cực hành trì đạt thành quả chứng. Đây là sinh phong rất đẹp của Phật giáo. Không may là nhiều người dựa vào quan điểm nầy gạt một bên giá trị của lịch sử. Đạo Phật có một lịch sử cao đẹp. Biết về giòng lịch sử nầy có lợi ích nhiều cho những ai muốn tìm về nguồn cội. Không thể chỉ chú trọng về các pháp môn tu tập mà phủ nhận yếu tính của sử ký.


5. Không nên nhầm lẫn giữa giáo thuyết và lịch sử.
Điều va chạm lớn nhất trong việc nghiên cứu lịch sử đạo Phật là sự trái chống giữa giáo thuyết và Lịch sử. Một đại bộ phận của kinh điển Phật giáo y cứ trên quan điểm Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana). Tuy vậy khó ai có thể phủ nhật được rằng 2 từ ngữ này vốn không thể có trong thời kỳ 500 năm đầu sau Phật viên tịch. Hay lịch sử Thiền tông ghi rằng vị tổ đầu tiên của thiền tông là Ngài Ca Diếp và nhị tổ là Ngài A Nan. Cả hai vị đều truyền thừa phương pháp "dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền". Nhưng cũng chính các tông phái đề nhận rằng cả hai ngài Ca Diếp và Ananda đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc kết tập Tam tang đầu tiên. Đó là sự khác biệt không nên nhầm lẫn giữa giáo thuyết và lịch sử.

Thảo Luận
1. Người tu Phật có cần hiểu biết về lịch sử Phật giáo không?
2. Tại sao Đức Phật giảng về Chư Phật trong quá khứ?
3. Làm sao để phân biệt điều nào là nguyên thuỷ điền nào là hậu tác?
Tin Tức
No. 0261 New (Khanh Van dich/ Tinh Tan đọc/ Chanh hanh điền khuyết )
Hãy tìm Đức Phật trong gia đình ta.

18 tháng 4, năm 2005. KST
Chùa chiền không phải là nơi duy nhất mà chúng ta tìm thấy Đức Phật, mà là ở nhà, trong gia đình. Vị sư đức hạnh người Đại hàn Pubjeong đã nói “ Bởi vì đối những gia đình tan nát, ngôi nhà chỉ là cái vỏ lạnh giá, ông nói hôm chủ nhật vừa qua. "Đừng tìm Đức Phật hay Bồ Tát nơi chùa chiền, chúng ta phải suy nghĩ thông suốt, phải chất vấn thật kỹ trái tim nình, và đem tình thương đó sưởi ấm mái nhà mình".Nhà sư đã nhấn mạnh điểm này trong buổi thuyết giảng Phật pháp thường lệ vào mùa xuân tại chùa Gilsang ở Seoul’s Seongbuk-dong, đã thu hút hơn 1500 tu sĩ và Phật tử.Nhà sư kể một câu chuyện, “ Một người đàn ông dọn đến ở với con trai mình sau khi vợ ông chết. Một ngày nọ, tình cờ ông nhặt được quyển sổ ghi chép chi phí trong gia đình, trong đó có đoạn ghi rằng tiêu phí 20 đô cho người đần độn.” Người đàn ông hiểu người đần độn là ám chỉ mình và lập tức rời nhà. Nhà sư nói “ Một gia đình không có tình thương chẳng khác nào con người chúng ta chỉ có thân mà không có tâm”. Ông cho rằng sự đổ vỡ của gia đình là do lòng ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân được xem quá trọng.Ngày nay chúng ta không ra sinh ra ở trong nhà, chúng ta đón mừng sinh nhật lần thứ nhất, thứ mười, thứ 60, 70, và luôn cả cái chết cũng chưa hẳn là xảy ra trong nhà. Những trường hợp như vậy, chúng ta hãy nhìn lại một cách nghiêm túc, ý nghĩa của mái ấm gia đình là gì. Nhà sư nhấn mạnh, nhìn lại trái tim mình một cách kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết khi chúng ta muốn hiểu tại sao có sự đổ vỡ trong gia đình. “ Ngày nay, vợ chồng rất dễ ly dị, nhưng nếu chúng ta không chuyển được nghiệp thì dù có ly dị, chúng ta vẫn không tháo gỡ được những gút mắc xáo trộn.“ Bởi thế gian đen tối, dơ bẩn, tham muốn, và đầy đau khổ.” ông nói thêm cho dù mục đích có khác nhau đi nữa, những gì ta có trong tim rất quan trọng, cuộc sống chúng ta tùy thuộc vào sự lựa chọn phương cách để giải quyết những trỏ ngại. Nếu chúng ta xem gia đình và láng giềng như một phần của chính mình, và sống với trái tim mình nhiều hơn trong từng giây phút, thì thay vì ta nói “ Ông chồng đáng ghét của tôi đang đến,” ta có thể nói, “ Đức Phật đang đến.” Ta có thể sưởi ấm mái nhà bằng tình thương nơi trái tim ta, và ta sẽ cảm nhận đây mới là hạnh phúc.Nhà sư kết thúc buổi diễn thuyết : "Tìm hiểu con tim mình là điều vô cùng cần thiết. Thay vì ta có thể nói tiêu phí 20 đô cho người đần độn, ta nói 20 đô tiêu phí cho đức Phật".
Khánh văn lược dịch
http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=ea55a3cdaccf683b&cat=f97ff7b11934dbb6


No. 0290 (NEW) DươngTiêu dịch/ Khanh Van đọc /Hạt Cát điền khuyết
Chư Tăng Tích Lan cực lực phản đối cứu trợ cho quân phiến loạn bạo động Tamil trong thảm họa sóng thần Tsunami.
Tin từ Colombo, Tích Lan , thứ ba, tháng tư ngày 26,
một đảng chính trị cầm đầu bởi nhiều nhà sư có thế lực mạnh của Tích Lan cực lực lên án và phản đối chính phủ Tích Lan đã sử dụng những nguồn viện trợ cho nước này từ ngoại quốc trong tai họa sóng thần Tsunami vừa qua để viện trợ phần nào cho bọn phiến loạn cực đoan Tamil (còn gọi là đảng con cọp ). Các tu sĩ Phật Giáo Tích Lan thuộc đảng bảo thủ dân tộc tại Tích Lan khẳng định rằng bọn phiến loạn Tamil đã và đang dùng tiền cứu trợ để phá hoại Phật Giáo Tích Lan và các quốc gia đạo Phật khác theo lời phóng viên Athuralive Ratana Thero của tờ báo “Island”.Sự phản đối này có thể dẫn tới chính phủ Tích Lan phải cắt bớt Viện trợ Tsunami của đảng phiến loạn cực đoan Tamil, hiện đang kiểm soát những phần đất thuộc phía Đông Bắc của Tích Lan, nơi thảm họa sóng thần Tsunami vừa qua đã làm thiệt mạng khoảng 31,000 người tại đất nước này.Bọn phiến loạn Talmil đã nhiều lần đòi hỏi một phần viện trợ nước ngoài trong thảm hoạ sóng thần tại Tích Lan từ phía chính phủ. Tuy nhiên những tổ chức cứu trợ và từ thiện quốc tế rất dè dặt trong sự cung cấp viện trợ cho bọn phiến loạn Hồi Giáo Cực đoan Tamil, đặc biệt trong những vùng đất hiện nay chúng cai quản, vốn đã được đưa lên danh sách đen của bọn khủng bố quốc tế tại Ấn Độ và Hoa Kỳ.Đầu tháng tư vừa qua, Đảng Mác Xít tự do cấp tiến đe doạ họ sẽ tách rời khỏi chính phủ Tích Lan, nếu chính phủ vẫn còn hợp tác và viện trợ cho những vùng bọn phiến loạn đang kiểm sóat trong nạn hồng thủy Tsunami vừa qua.
DươngTiêu Dịch.
http://www.hindustantimes.com/news/7598_1337064,000500020002.htm

Dự Bị:

No. 0283( Hạt Cát dịch/ Chanh hanh đọc/ Tinh Tan điền khuyết)
Hội chợ hoa mừng Phật Ðản

By ROB O'DELL, North County Times Staff Writer, April 23, 2005
Vista, CA (USA) -- Ngày Thứ bảy 23 tháng tư vừa qua, Trung tâm Văn Hóa Nhật Bản đã tổ chức hội chợ hoa hằng năm Hanamatsuri Baazar tại chùa Vista ở thị trấn Vista California để đón mừng Phật Ðản.Buổi lễ hội triển lãm nhiều bộ môn nghệ thuật, thủ công, ẩm thực và hầu hết các giống hoa, buổi lễ hội còn trình diễn một màn múa trống Taiko (Ðại Cổ) tuyệt vời mà mọi người đều cho rằng đây là màn nổi bật nhất trong lễ hội.Atsuku Taylor, một vũ công trong màn biểu diễn nói rằng múa trống là một kinh nghiệm rất linh thiêng giúp ích cho việc hành thiền của cô.“Ðối với tôi, vũ trống là một môn thể dục, một sở thích và cũng là hành thiền, là một năng lực thực sự”.Hanamatsuri là một hội chợ hoa, năm nay được tổ chức để mừng kỷ niệm lần thứ 2,568 ngày Ðức Phật đản sinh. Căn cứ theo trang nhà của ngôi chùa, Ðức Phật đản sinh vào ngày 8 tháng tư, năm 563 trước Tây Lịch gần biên giới phía nam của Nepal ngày nay.Kayo Beach, một họa sĩ tham dự lễ hội này từ 20 năm nay, người đã cúng dường cho chùa và trung tâm văn hóa một phần tịnh tài trong thu nhập từ họa phẩm của cô, nói rằng hội chợ hoa rất đặc biệt đối với người Phật tử Nhật bản. Cô là một giảng viên trong lớp hội họa hằng tuần tại trung tâm văn hóa và đã bán một số họa phẩm của học viên tại hội chợ.Felice Simmonds nói Cô đến hội chợ vì cậu con trai 10 tuổi của Cô hứng thú với văn hóa Nhật Bản. Tanner Simmonds nói “Trong tất cả các nền văn hóa mà tôi đã được biết qua sách vở, tôi thích Nhật Bản nhất.” Anh ta nói hội chợ làm sống động những gì tôi đã đọc qua.Sally Yasukochi, một vũ công khác nói một trong những điều Cô ưa chuộng nhất là khí vị của cộng đồng cùng sự quây quần với bạn bè thân nhân. Taylor đồng ý và nói rằng tuy cô không có thân nhân ở đấy nhưng buổi hội chợ khiến Cô có cảm giác như đang sinh hoạt cùng với gia đình.
Hạt Cát dịch
Đố Vui Trong Ngày

1. Những sử liệu về Đức Phật đã sinh hoạt hằng ngày và sống thế nào có cần thiết để người Phật tử tìm hiểu chăng?
a. Không cần thiết. Chỉ cần hiểu pháp là được rồi. Y pháp bất y nhân.
b. Bắt buộc. Không hiểu Phật thì làm sao hiểu pháp
c. Nên biết. Đức Phật là bậc đạo sư thù thắng cả hai phương diện thân giáo và khẩu giáo. Hiểu ngài sẽ hiểu thêm về lời dạy của Ngài.
d. Không thể biết. Có quá nhiều sai biệt về lịch sử Phật. Càng tìm hiểu càng nghi nan.

2. Một số tông phái chủ trương rằng vì chúng sanh có nhiều căn cơ khác nhau nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thay vì dạy pháp cho họ thì giới thiệu sang những vị Phật khác. Điều nào dưới đây cho thấy là quan điểm trên thiếu cơ sở tín lý:
a. Chư Phật toàn giác vốn là bậc vô thượng năng nhân. Không thể nói vị nầy hơn vị kia
b. Nhiều căn cơ thì giảng nhiều pháp môn chứ sao lại giới thiệu nhiều vị Phật
c. Giới vức của một vị Phật toàn giác không nhỏ hẹp. Sống thế giới nầy mà tầm cầu sự giác ngộ ở thế giới khác dường như không hợp lý.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
3. Câu hỏi của nick "Niem-Van": Thu+a su+: Con co' mo^.t ca^u ho?i ngoa`i ba`i ho.c, xin su+ vui lo`ng gia?i thi'ch cho con hie^?u. Con tha^'y nhie^`u ngu+o+`i khi qua ddo+`i, trong thie^.p ba'o tang, thu+o+`ng co^.ng the^m 1 hay 2 tuo^?i va`o tuo^?i tho.. Thi' du. ngu+o+`i che^'t sinh na(m 1920, che^'t na(m 2005, nhu+ng la.i ghi la` hu+o+?ng tho. 87 tuo^?i. Ta.i sao la.i pha?i co^.ng the^m tuo^?i va`o va^.y ?
a. Do phong tục của người Phương Đông trọng tuổi tác
b. Lịch ta nhiều tuổi hơn lịch Tây
c. Vài người làm trước khiến người sau bắt chước mà không rõ tại sao
d. Cả ba câu trên đều đúng

4. Câu hỏi "tam-hon-co -don" : ăn chay có phải là giới cấm thủ không?

a. Nếu nghĩ rằng chuyên ăn lê hoác sẽ được giác ngộ giải thoát
b. Nếu việc ăn chay thích hợp với sức khoẻ
c. Nếu việc ăn chay là lối sống truyền lại từ nhiều đời (như những gia đình Bà La Môn)
d. Nếu việc ăn chay hợp với điều kiện thực phẩm địa phương.

5. Một thiền sinh Tây Phương hỏ Suzuki Roshi tại sao người Nhật chế những tách trà quá mỏng manh. Roshi đáp là: Vấn đề không nằm ở đó mà chính là người dùng tách trà có cẩn trọng hay không.
Trong câu chuyện trên nếu không may tách trà bị bể thì lỗi nằm ở:

a. Tách trà
b. Người tạo ra tách trà
c. Người dùng tách trà
d. Vị thiền sư

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2005

Nhật Hành

Ngày: 26 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Anitya

Tri chúng: Duong Tieu

Môn học: Phật Học Cơ Bản


Bài học: A. Giới Hạnh và Trí Tuệ vốn bất khả phân


Giảng sư chính: Sư cô Liễu Pháp

Giảng sư điền khuyết: TT Giác Đẳng

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học:

Xướng ngôn viên cho bài học: Dharma 10, TLN


Xướng ngôn viên cho tin tức: Khanh Van, Nguon Duc Hanh va Duong Tieu

Xướng ngôn viên điền khuyết: Nhu Phuc

Người mở room: Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox
và Nhu Phuc

Người post bài riêng cho chư Tăng: Nhu Phuc

Trực room (op): Hat Cat

Thông báo (nếu có): room BDH co' clock, có vai thiêu thay đỏi
==> Nhiệm Vụ và Quyền Hạn


Lớp Phật Học Cơ Bản
Chương III: Morality / Đạo Đức
3.4 Necessity of Precepts / Sự cần thiết của những Giới Luật

A. Wisdom and Virtue are Inseparable Twins. / Giới Hạnh và Trí Tuệ vốn bất khả phân


Dẫn Nhập:
Giới được hiểu là nguyên tắc, hay chi tiết hơn là chủ tâm phân định những gì nên làm và không nên làm trong cuộc sống. Trí tuệ là sự hiểu biết, nhận thức chân thực. Một người có trí hiểu rõ rằng trong cuộc sống có những thứ nên làm, có những thức không nên làm. Một người có giới đức là người có đủ sự sáng suốt để khiến giới được trang nghiêm lợi lạc. Hai pháp nầy kết hợp trở thành giá trị cao vợi trong cuộc sống vì cái nầy làm đẹp và rạng rỡ cho cái kia. Cũng nên ghi nhận một điều là sự kết hợp nầy được nhấn mạnh trong kinh điển pàlì trong lúc những truyền thống Phật giáo khác đặc biệt nói đến cao điểm nhất thể của bi và trí. Một vài quan niệm thiền tông Trung Hoa và Nhật Bản cho rằng giới chỉ là phương tiện ban đầu, khi đạt tới cảnh giới tối thượng của sự giác ngộ thì giới trở thành quan niệm câu thúc. Trong kinh điển Palì thì dạy rằng một bậc vô lậu giải thoát có một thứ "giới tự nhiên" hoàn toàn khế hợp với giới luật Phật dạy và đời sống của bậc thánh là một kết hợp tuyệt vời của tịnh đức, bi đức và trí đức.


Chánh Kinh:
"Wisdom is purified by virtue, and virtue is purified by wisdom. Where one is, so is the other. The virtuous person has wisdom, and the wise person has virtue. The combination of virtue and wisdom is called the highest thing in the world." -D.I: 84

Trí tuệ được thanh lọc bằng giới, giới được tịnh hoá bằng trí tuệ. Nơi nào có pháp nầy thì có pháp kia. Bậc giới đức là người có trí tuệ, Bậc trí tuệ là người có giới đức. Sự kết hợp của giới và trí tuệ là pháp cao quí nhất trong đời.Kinh Trường Bộ I: 84

Thảo Luận:
1. Thế nào là sự khác biệt giữa thiện giới và giới cấm thủ?
2. Thế nào sự khác biệt của tuệ giác và thế trí biện thông?
3. Thế là sự thể nhập và siêu xuất trên phương diện tâm giải thoát và tuệ giải thoát?
Tin Tức

No. 0261 New (Khanh Van dich)

Hãy tìm Đức Phật trong gia đình ta.

18 tháng 4, năm 2005. KST
Chùa chiền không phải là nơi duy nhất mà chúng ta tìm thấy Đức Phật, mà là ở nhà, trong gia đình. Vị sư đức hạnh người Đại hàn Pubjeong đã nói “ Bởi vì đối những gia đình tan nát, ngôi nhà chỉ là cái vỏ lạnh giá, ông nói hôm chủ nhật vừa qua. "Đừng tìm Đức Phật hay Bồ Tát nơi chùa chiền, chúng ta phải suy nghĩ thông suốt, phải chất vấn thật kỹ trái tim nình, và đem tình thương đó sưởi ấm mái nhà mình".Nhà sư đã nhấn mạnh điểm này trong buổi thuyết giảng Phật pháp thường lệ vào mùa xuân tại chùa Gilsang ở Seoul’s Seongbuk-dong, đã thu hút hơn 1500 tu sĩ và Phật tử.Nhà sư kể một câu chuyện, “ Một người đàn ông dọn đến ở với con trai mình sau khi vợ ông chết. Một ngày nọ, tình cờ ông nhặt được quyển sổ ghi chép chi phí trong gia đình, trong đó có đoạn ghi rằng tiêu phí 20 đô cho người đần độn.” Người đàn ông hiểu người đần độn là ám chỉ mình và lập tức rời nhà. Nhà sư nói “ Một gia đình không có tình thương chẳng khác nào con người chúng ta chỉ có thân mà không có tâm”. Ông cho rằng sự đổ vỡ của gia đình là do lòng ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân được xem quá trọng.Ngày nay chúng ta không ra sinh ra ở trong nhà, chúng ta đón mừng sinh nhật lần thứ nhất, thứ mười, thứ 60, 70, và luôn cả cái chết cũng chưa hẳn là xảy ra trong nhà. Những trường hợp như vậy, chúng ta hãy nhìn lại một cách nghiêm túc, ý nghĩa của mái ấm gia đình là gì. Nhà sư nhấn mạnh, nhìn lại trái tim mình một cách kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết khi chúng ta muốn hiểu tại sao có sự đổ vỡ trong gia đình. “ Ngày nay, vợ chồng rất dễ ly dị, nhưng nếu chúng ta không chuyển được nghiệp thì dù có ly dị, chúng ta vẫn không tháo gỡ được những gút mắc xáo trộn.“ Bởi thế gian đen tối, dơ bẩn, tham muốn, và đầy đau khổ.” ông nói thêm cho dù mục đích có khác nhau đi nữa, những gì ta có trong tim rất quan trọng, cuộc sống chúng ta tùy thuộc vào sự lựa chọn phương cách để giải quyết những trỏ ngại. Nếu chúng ta xem gia đình và láng giềng như một phần của chính mình, và sống với trái tim mình nhiều hơn trong từng giây phút, thì thay vì ta nói “ Ông chồng đáng ghét của tôi đang đến,” ta có thể nói, “ Đức Phật đang đến.” Ta có thể sưởi ấm mái nhà bằng tình thương nơi trái tim ta, và ta sẽ cảm nhận đây mới là hạnh phúc.Nhà sư kết thúc buổi diễn thuyết : "Tìm hiểu con tim mình là điều vô cùng cần thiết. Thay vì ta có thể nói tiêu phí 20 đô cho người đần độn, ta nói 20 đô tiêu phí cho đức Phật".
Khánh văn lược dịch
http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=ea55a3cdaccf683b&cat=f97ff7b11934dbb6

No.0284 NEW( Hạt Cát dịch)
Không có việc tước bỏ danh vị Di Sản Thế Giới của Ðại Bồ Ðề Tự ở Bihar

The Times of India, [IANS], April 25, 2005
PATNA, Bihar (India)-Theo những nguồn tin đã được loan trước đây, Ðại Bồ Ðề Tự tại Bồ Ðề Ðạo Tràng ở Bihar, Ấn Ðộ, vốn đã được liệt kê vào danh sách di sản thế giới hồi năm 2002, gần đây đã bị cơ quan UNESCO cảnh cáo là vi phạm nguyên tắc bảo tồn và có thể sẽ bị tước bỏ danh vị này, hôm nay, theo tin mới nhất trên tờ báo The Times of India, số ra ngày 25 tháng tư năm 2005, Cơ quan UNESCO đã đính chánh rằng không có dự tính tước bỏ danh vị di sản thế giới của Ðại Bồ Ðề Tự như các hãng truyền thông đã loan. Cũng dựa trên vấn đề này, vào ngày thứ bảy 23 tháng 04 năm 2005 vừa qua, dân chúng chung quanh khu vực Bồ Ðề Ðạo Tràng đã kêu gọi và thực hiện một cuộc biểu tình nhằm phản đối dự tính tước bỏ danh vị Di Sản Thế Giới của Ðại Bồ Ðề Tự.Cho đến hôm nay thì UNESCO đã chính thức xác nhận rằng vấn đề này sẽ không xảy ra. Hai thành viên của UNESCO đã đến Bồ Ðề Ðạo Tràng để quan sát hiện trạng của khu vực chung quanh Ðại Bồ Ðề Tự, nơi được xem là cái nôi khai sinh Phật Giáo, họ cũng nói thêm rằng đã sẵn sàng để giúp đỡ chính phủ Ấn Ðộ bảo vệ kiến trúc lịch sử này.Một trong hai thành viên UNESCO nói “ Không có vấn đề tước bỏ danh vị Di Sản Thế Giới của ngôi chùa, sự kiện này chưa từng xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức, UNESCO sẵn sàng bảo vệ và bảo tồn nó hơn, bởi vì đây là một khu vực di tích thế giới, chúng tôi đã gặp gỡ và thảo luận với viên chức Bộ Khảo Cổ chính phủ, hội đồng quản trị ngôi chùa và những nhân vật khác. Chúng tôi quyết định ngôi chùa phải được bảo vệ tránh ô nhiễm, tránh áp lực bởi mật độ dân cư và thiên tai, chúng tôi phải làm việc trong một khuôn khổ thời gian nhất định để kịp thời bảo toàn công trình này”.
Hạt Cát lược dịch tổng hợp từ hai nguồn tin dưới đây:
http://timesofindia.indiatimes.com/articleshow/1087516.cms
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=4,1082,0,0,1,0

No 0288 New (DươngTiêu dịch)

Tin từ Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Tổng Quát Hoa Kỳ (American Institute of Holistic Theology)

Phật Giáo với sự tu tập rèn luyện bản thân và giúp đỡ mọi người sẽ đem lại một cơ thể khoẻ mạnh, một trí óc minh mẫn và một tinh thần an lạc thoải mái.

Phật Giáo đã ra đời và phát triển từ 2500 năm trước, nhưng mãi đến thế kỷ vừa qua, người Tây Phương mới thực sự nhận thức được tính chất khoa học, thực tế của tôn giáo này.
Giáo lý chính của Phật giáo là Tứ Diệu Đế, Đức Phật Thích Ca đã khai phá, đưa đường để nhân lọai có một đời sống an lạc và từ đó sẽ đạt được sự giải thoát, một trạng thái hoàn toàn thoát khỏi sự đau khổ vĩnh viễn.

Theo Nghiên cứu của học viện này, “Tình yêu” thật sự có nghiã bao la rộng lớn, là một hành động, một động từ, chứ không phải là một tình yêu hạn hẹp, lời nói suông hay là một danh từ mơ hồ.
Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Tổng Quát Hoa Kỳ có những chưong trình giảng dạy qua mạng lưới internet từ Cử Nhân tới Tiến Sĩ cho tất cả các tôn giáo mà bạn không cần phải rời nhà. Quý vị Tu sĩ, Cư Sĩ, Phật Tử cũng như tất cả mọi người có thể đăng ký lớp học online từ trang web:
http://www.aiht.edu/admissions/ , gọi số điện thoại miễn phí 1-800-650-4325,từ 8am đến 4:00 p.m giờ Houston hoặc email tới: admiss@aiht.edu .Địa Chỉ:2112 11th Avenue SouthSuite 520Birmingham, AL 35205-2841USA DươngTiêu Tóm Tắt ý chính. http://www.aiht.edu/doorways/buddhism_landing.aspx?adclfr=GGbuddhism
Đố Vui Trong Ngày

1. Có gì khác biệt trong "cái tốt tự nhiên" và "cái tốt do tu luyện"?
a. Cái tốt tự nhiên không bắt nguồn từ chủ tâm tu tập
b. Cái tốt của sự tu tập nói lên thái độ trưởng thành
c. Cái tốt tự nhiên lâu bền hơn cái tốt do tôi luyện
d. Câu a và b đúng

2. Phật Pháp thường nói đến hay giá trị một của bản thể (chơn đế), hai là thi thiết (tục đế). Vậy thì khi nấu canh chua cần cho vào ngò om, cách nấu đó là qui ước hay thiên nhiên?
a. Đó là qui ước. Cách chế biến thức ăn là tập quán chứ không là có giá trị thật sự
b. Đó là giá trị thiên nhiên. Có loại rau hợp với canh nầy không hợp với canh kia
c. Gồm cả hai. Văn hoá vốn là sự kết hợp giữa thiên nhiên và ước lệ
d. Tất cả đều sai. Chuyện nấu canh không liên quan gì tới Phật Pháp.

3. Vị tôn giả được Đức Phật gọi là đệ nhất trì luật thời Phật là:
a. Ngài Xá Lợi Phất
b. Ngài Ưu Ba Li
c. Ngài Ca Diếp
d. Ngài Ananda

4. Du Tử Lê viết bài thơ nầy:
TA ĐÃ CHUNG! - CÙNG MỘT CHỮ KHÔNG.

đừng tìm nhau nữa: trong kinh kệ
con chữ khôn cùng: những hóa thân.
đừng chờ nhau nữa: trong hơi thở
ta đã chung!
- cùng một chữ không.
Mẫu số nào được ghi trong kinh Phật về sự đồng nhất giữa bản thân và tha nhân:

a. Thân của mình rồi cũng sẽ hoại diệt như tử thi đã nhìn thấy
b. Ai cũng sợ đao trượng Xét mình thì không làm thương tổn tha nhân
c. Cảm nhận cái khổ của riêng mình mà sanh đại bi tâm với cuộc đời
d. Ba câu trên đều đúng

5. Lời dịch nào dưới đây lột được ý nghĩa của danh ngôn:
The result of joining two solitudes will always be a greater solitude - Redro Luis-Flores de Otuno

a. Kết quả hoà hợp của hai sự độc cư là sự độc cư có ý nghĩa lớn hơn
b. Sự gặp gỡ giữa ẩn sĩ không làm mất đi sự ẩn dật chân thật
c. Hội chúng với hằng ngàn tỳ khưu thanh tịnh không làm mất đi sự thanh tịnh
d. Sự độc cư cao quí sẽ không biến chất nếu đồng hành với một con người tương tự.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2005

Nhật Hành


Ngày: 25 Tháng 04 năm 2005

Tri chúng: Như Phuc

Môn học: Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

Bài học: 1. Mục đích của tụng niệm theo truyền thống Phật giáo Nam Tôn


Giảng sư chính: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng sư điền khuyết:

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học:

Xướng ngôn viên cho bài học: Dharma 10, Anitya,


Xướng ngôn viên cho tin tức: Anitya, Dương Tiêu, Tinh Tấn

Xướng ngôn viên điền khuyết:

Người mở room: Diệu Quang

Người mở nhạc và kinh tụng: Diệu Quang và anitya

Người post bài cho Room: mindvox


Người post bài riêng cho chư Tăng: Như Phuc

Trực room (op):

Thông báo (nếu có): Trang Ban Dieu hanh cua room DP : http://www.phapluan.com/dieuphap.html ==> BAN ĐIÊU HÀNH ==
> Trang Nhật Hành
==> Nhiệm Vụ và Quyền Hạn
Lớp Giảng Giải Kinh Văn Nghi Thức Tụng Niệm

1. Mục đích của tụng niệm theo truyền thống Phật giáo Nam Tôn

Tụng niệm là một hành trì quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Phật giáo không ngoại lệ. Ngay cả truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ vẫn có những du nhập hình thức tín ngưỡng dân gian trong nghi thức tụng niệm. Tuy vậy sự hiểu biết rõ ràng yếu lý của tụng niệm chẳng những giúp người Phật tử thâm nhập lời Đức Phật dạy mà còn có được phương tiện diệu dụng mang lại ích lợi cho người khác. Rất nhiều người còn tìm thấy ở sự tụng niệm sự nhiệm mầu. Tất nhiên mỗi người có cảm nhận riêng. Dưới đây là một số mục đích của tụng niệm được ghi nhận trong các nghi lễ truyền thống của Phật giáo Nam Truyền.

a.Tụng niệm để lễ bái Tam Bảo
b.Tụng niệm để định tâm tĩnh trí
c. Tụng niệm cầu an lành
d. Tụng niệm để hồi hướng siêu độ
e. Tụng niệm để hộ niệm cho người sắp lâm chung
f. Tụng niệm để cầu phước
g. Tụng niệm cầu chư thiên gia hộ
h. Tụng niệm để đối trị sự quấy phá của phi nhơn
i. Tụng niệm để ghi nhớ kinh điển
j. Tụng niệm để thâm nhập Phật ngôn.
k. Tụng niệm để thí pháp
l. Tụng niệm để tạo năng lực nhiệm mầu
Phần lớn các khoá lễ đều là sự kết hợp nhiều khoá lễ nói trên.

Thảo luận
1. Thế nào là sự khác biệt giữa tụng, niệm và cầu nguyện?
2. Phải chăng tất cả điều dị đoan đều là mê tín?
3. Có thể nhờ tụng niệm mà giác ngộ giải thoát không?

No. 0262 (TinhTan dich)

Một thành viên của Thiền viện Dhammasala, anh John Marshall đã được thọ giới tỳ khưu ở Thai Lan

Tin tức từ mạng Dhammasala.org, ngày 18 tha’ng 4, 2005

Image hosted by Photobucket.comPerry, Michigan (USA) – Anh John Marshall, trước đây là một cư dân sống ở tiểu bang Michigan, vừa mới được thọ giới tỳ khưu ở Tu Viện Wat PhraRam 9 Kanjanapisek tại Bangkok, Thailan với Sư Trú trì Venerable Phra Thepyanawisit và được đặt pháp danh là Tỳ khưu Kusalo. Trong phạn ngữ Pali, chữ “Kusalo” có nghĩa “thông minh” hay “thiện xảo”. Tu viện Wat PhraRam 9 Kancanapisek, được thành lập năm 1991 dưới sự bảo trợ của Hoàng Gia Vương Quốc Thái Lan, Điện hạ Bhumipol Abduliadech và Công chúa Thepratanarachasuda. Một số thiện tín từ hai Tu Viện Wat PhraRam 9 Kancanapisek và Wat Dhammasala đã hộ độ cho Tỳ khưu Kusalo (Anh John Marshall). Thân mẫu của Sư, bà Ellen Marshall cùng hai vị tỳ khưu và một số thiện tín từ Perry, Trung Tâm Thiền MI - Dhammasala Forest Monastery – sẽ từ Mỹ du hành tới Thái Lan để tham dự lễ thọ giới tỳ khưu. Sau buổi lễ này, Ngài Venerable Ajahn Khemasanto là Sư Trú trì Tu Viện Dhammasala và Tu viện Ajahn Nanthagul đã đưa Tỳ khưu Kusalo đến Tu Viện Wat Phu Sangko Forest Monastery ở đông bắc Thái Lan thuộc quận Udon Thani. Tỳ khưu Kusalo sẽ tu học một thời gian tại tu viện này dưới sự giám hộ của Ngài Venerable Ajahn Wanchai là vị thầy cũ của Sư Trú trì Ajahn Khemasanto, và sẽ tiếp tục học Phật Pháp và ngôn ngữ Thái.
Tỳ Khưu Kusalo (Anh John Marshall) đã là một “sa di” tại Thiền viện Dhammasala Forest Monastery ở Perry, Michigan trước khi đến Thái Lan để thọ giới tỳ khưu.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=2,1056,0,0,1,0


No.0280 New ( SC Liễu Pháp dịch)
Quân đội Miến Điện sử dụng thành phố cổ Bagan cho những mục đích riêng


Tin từ Bagan Miến điện, ngày 24/4/05, bài của Thomas Crampton, đăng trên tờ International Herald Tribune

Gần chỗ uốn khúc của dòng sông Irrawaddy, những toà tháp gạch cổ kính có từ thế kỷ 13 vươn lên sừng sững giữa trời. Đó là những di tích lịch sử quan trọng nhất của đất nước Miến điện theo truyền thống Phật giáo.
Nhưng những ngôi tháp hình chóp này không còn là những cấu trúc duy nhất ngự trị giữa bầu trời khi hoàng hôn buông xuống nữa, bởi vì chỉ cách đó vài trăm mét, một cái đài quan sát bằng bê-tông cao 200 feet vừa mới được dựng lên giữa một vùng đất với hàng ngàn ngôi tháp cổ.
Những toà tháp vĩ đại này là chứng tích cho một nơi từng là kinh đô và là trung tâm của đơì sống Phật giáo Nguyên thuỷ. Những vị vua thời xưa đã tôn vinh cho niềm tin và uy quyền của họ bằng cách xây dựng những ngôi bảo tháp bằng gạch rất nguy nga, với nhiều tranh vẽ và tượng điêu khắc.
Bây giờ các nhà độc tài quân sự lãnh đạo đất nước này đang xây dựng thêm những toà nhà đúc bằng bê tông. Đài quan sát này nằm trong khu vực mà Liên Hợp quốc đã cố gắng trong nhiều thập kỷ qua để bảo vệ như là một di sản văn hoá thế giới.
Việc xây dựng này đã gạp phải những phản ứng kịch liệt. Những người bảo vệ di tích lịch sử và các nhà quản trị du lịch lên án dự án này, nhưng không ai dám chỉ trich chính phủ vì sợ bị trừng phạt.
Một nhân viên bảo vệ môi trường ở Miến điện nói: “Chúng tôi không thể chống lại chính phủ này bằng bất cứ cách nào vì họ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn.”
Cùng với đài quan sát, một toà lâu đài bằng bê tông cũng đang được xây dựng, mà nếu tưởng tượng chính xác, sẽ là sự tái tạo cơ ngơi của một vương quốc đã từng cai trị một phần của Đông Nam Á.
Một người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên muốn giấu tên ở Thái lan nói: “Họ đang đào bới khu khảo cổ quý giá này để xây dựng những cái hồ nhân tạo, sân golf, và bây giờ là một toà nhà dựa trên sự tưởng tượng của họ về một lâu đài. Điều đó thật đáng buồn.”
Đã từng được Marco Polo miêu tả vào cuối thế kỷ 13 như là một quần thể nguy nga của những ngôi tháp dát vàng và những tháp chuông, thành phố cổ này cũng đã chịu nhiêu thăng trầm. Quân xâm lược Mông cổ đã từng tàn phá vương quốc này. Tiếp theo là những đám người Shan của các bộ lạc du cư đến đây đập tan những tượng Phật để kiếm vàng bạc. Rồi một trận động đất khá nặng năm 1975 đã làm cho nhiều toà tháp bằng gạch đã sụp đổ.
Christian Manhart, một chuyên gia quy hoạch của UNESCO nói rằng “họ dùng những vật liệu không đúng quy cách để xây những công trình sai quy cách trên những toà tháp cổ nguy nga tráng lệ.”
Một nhân viên chính phủ về hưu nói: “Đài quan sát này là một chuyện gây xôn xao dư luận và khiên cho công chúng nổi giận nếu người ta biết cái gì đang xảy ra cho một trong những di tích lịc sử vĩ đại nhất thế giới. Và dĩ nhiên người ta cũng biết rằng từ lâu nay việc trùng tu Bagan chỉ là một công cụ của các chính khách Miến điện.”
(Liễu Pháp lược dịch)


http://feeds.bignewsnetwork.com/redir.php?jid=
5301f833bf3f45a0&cat=f97ff7b11934dbb6

No. 0281 (Hạt Cát dịch)

Bạch Mã Tự, ngôi chùa Phật Giáo cổ xưa nhất Trung Quốc

Image hosted by Photobucket.com

Từ Ðời Tần và Tây Hán, đã có tăng sĩ từ Thiên Trúc (cổ Ấn Ðộ ) lui tới Trung Quốc du thuyết và cũng đã có nhiều thiện tín, tuy nhiên thời bấy giờ không có một trú xứ nào cho tăng sĩ lưu ngụ, mãi đến đời Ðông Hán, Hán Minh Ðế năm thứ 11 niên đại Vĩnh Bình mới kiến tạo Bạch Mã Tự ở Lạc Dương, Hà Nam, vì vậy, Bạch Mã Tự là ngôi Phật Tự đầu tiên tại Trung Quốc, đến nay đã hơn 1900 năm, được tôn xưng là “Tổ Ðình”, “Thích Nguyên” của Phật Giáo Trung Quốc. Chính vì vậy Bạch Mã Tự có một địa vị hết sức đặc biệt đối với Phật Giáo Trung Quốc.
Truyền thuyết nói rằng một đêm trong năm 64 sau Tây Lịch, Hán Minh Ðế Lưu Trang (25-220) nằm mộng thấy một “kim nhân -người vàng” cao 12 feet, và hào quang của kim nhân tỏa ra chiếu sáng cả gian phòng. Buổi sáng lâm triều, nhà vua thuật lại cho quần thần và được biết rằng người mà nhà vua nằm mộng thấy chính là Ðức Phật. Hán Minh Ðế sai hai sứ thần Thái Linh và Tần Cảnh cùng sứ đoàn 18 người sang Thiên Trúc để thỉnh kinh. Vào năm 67 sau Tây Lịch, nhóm sứ thần của Hán Minh Ðế trở về Lạc Dương, thỉnh hai Ngài Ca Diếp Ma Ðằng Kasyapamatanga và Trúc Pháp Lan Dharmaranya, hai vị Phạm Tăng từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc truyền giáo, chở theo kinh điển Sankrist và cả tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngựa trắng. Minh Ðế nhân đó cho kiến tạo một ngôi tự viện để thờ phụng tượng Phật Thích Ca và cất giữ kinh sách đặt tên là Bạch Mã Tự.
Image hosted by Photobucket.comHai Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan ở tại Bạch Mã Tự dịch “ Tứ Thập Nhị Chương Kinh” cũng là bộ kinh được dịch ra Hán Ngữ đầu tiên. Năm Gia Bình nhị niên ( năm 250 sau Tây Lịch), Tỳ Khưu Kha Ðàm Già La du hóa đến đấy, chủ trương mọi hành vi nhất thiết tuân theo lời Phật tổ dạy, tăng chúng Lạc Dương thỉnh Ngài dịch kinh giới luật, nhân đó bộ kinh “ Tăng Chỉ Giới Tâm” được Ngài Kha Ðàm Già La dịch ra là bộ Kinh Giới Luật đầu tiên tại Trung Quốc.
Image hosted by Photobucket.com

Bạch Mã Tự đến nay đã có nhiều thay đổi, nó được xây dựng lại vào thời nhà Minh (1368-1644), với chu vi 40 ngàn mét vuông, cổng tam quan bằng đá xanh có vài mẫu đá còn lại từ thời Ðông Hán.
Ðược phân bố dài theo trục chính hướng Bắc là Thiên Vương Ðiện, Ðại Phật Ðiện, Ðại Hùng Ðiện, Bì Lô Ðiện, Tiếp Dẫn Ðiện,Vân Thủy Ðường , Tổ Ðường , Thiền đường, Thanh lương đài, Tế Vân Tháp 13 tầng cao 25 mét cũng được xem như là ngôi tháp đầu tiên tại Trung Quốc. Trong điện bài trí tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà, Phật Di Lặc, Phật Dược Sư và nhiều hình tượng Bồ Tát khác, trên tường trang trí bằng nhiều bức bích họa (tranh vẽ thẳng lên tường).


Bạch mã tự còn có một hiện tượng thần kì, gọi là " Mã tự chung thanh - Tiếng chuông Bạch Mã Tự ", là đệ nhất trong tám cảnh đẹp Lạc Dương. Truyền thuyết rằng mỗi khi đêm trăng thanh gió mát, trong canh khuya tĩnh mịch, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể vang xa tới mười dặm liên tục không dứt .
Hạt Cát lược dịch tổng hợp từ các web site:
http://chinatravelz.com/china/Henan/Luoyang/baimasi/index.asp
http://www.people.com.cn/GB/14838/22117/28532/28536/1943411.html Hoa Văn
http://www.epochtimes.com/gb/3/5/19/n314949.htm Hoa Văn

http://chinatravelz.com/china/Henan/Luoyang/baimasi/index.asp